Nhật Ký Chép Bằng Kinh
#61
Dukkha (Khổ đau)
Khi ta phát triển phần này của tuệ giác (Aniccā, mọi vật đều vô thường) thì phần thứ hai sẽ xuất hiện đó là Dukkha (Khổ đau). Lúc bắt đầu thực tập quan sát thực tại trong bản thân, ta gặp phải những thực trạng rất chắc đặc và nặng nề. Ta sẽ có những cảm giác thật đau đớn, như nặng nề, tê cứng, áp lực, căng thẳng… Đây hiển nhiên là khổ, khổ nhiều lắm. Ta chắc chắn không ưa thích gì nó và muốn loại trừ nó nhưng nó vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, ta được rèn luyện để quan sát. Dù có khổ và khó chịu đến mấy đi nữa, ta chỉ quan sát mà thôi. Đôi khi, vào ngày thứ 7, thứ 8, thứ 9 hay ngày thứ 10 hoặc sau 2 khóa hoặc 3 khóa, Thiền sinh tiến đến trạng thái mà mọi cảm giác chắc đặc đều tan biến. Lúc đó, chỉ còn lại một sự luân lưu thông suốt của những rung động rất vi tế trên toàn thân.

Luồng năng lượng thông chảy trong khắp cơ thể và dường như rất khoan khoái, rất dễ chịu: “À! Tuyệt vời! Đây là cực lạc, là đê mê, ngây ngất. Mình tìm kiếm mãi cảm giác này, bây giờ, ta đã đạt được mục đích”. Và ta phát sinh ra nhiều ràng buộc vào cảm giác tuyệt vời ấy: “À! Tôi đã được nó rồi. Bây giờ, tôi đã có được rồi”, tuy ta thông hiểu rằng trạng thái này luôn vô thường, thay đổi. Lúc sáng, ta cảm nghiệm được một luồng luân lưu, thông suốt tuyệt vời trên toàn thân. Nhưng vào buổi chiều, nó có thể thay đổi, ta lại bắt đầu cảm thấy đau đớn, nặng nề, tê cứng. Và ta gặp Vị Thiền sư hay Thiền sư phụ tá và nói: “Ôi! Thật tuyệt vời! Giờ hành Thiền buổi sáng của tôi thật tuyệt vời, nhưng bây giờ, sao lại tệ quá!”.Ta trở nên đau khổ vì đã phát sinh ra ràng buộc vào những điều quá vô thường và việc này trở nên hết sức rõ ràng. Các cảm giác khó chịu là khổ đã đành, ngay cả các cảm giác dễ chịu cũng là khổ, chỉ vì ta có khuynh hướng bám víu vào chúng. Mọi ràng buộc, bám víu đồng nghĩa với khổ. Chắc chắn là khổ đau bởi vì ta bị ràng buộc vào những gì không tồn tại vĩnh viễn. Muôn sự là vô thường, không sớm thì muộn chắc chắn sẽ thay đổi. Đó là Dukkha, là khổ, không chỉ khổ về cơn đau mà còn khổ vì cảm giác dễ chịu trên thân thể. Điều này càng lúc, càng trở nên rõ ràng hơn.
Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

NAMO BUDDHA [Image: 1f64f.png][Image: 1f64f.png][Image: 1f64f.png]
Reply
#62
KIẾP SAU CỦA MÌNH CÓ THỂ LÀ NGÀY MAI, ẤY VẬY MÀ RẤT NHIỀU NGƯỜI HỌ THIẾU KHẢ NĂNG MÀ ĐỨC PHẬT NGÀI GỌI LÀ PARALOKABHAYADASSĀVĪ, TỨC LÀ KHẢ NĂNG ƯU TƯ KHI NGHĨ ĐẾN CHUYỆN NGÀY SAU.

Rất nhiều người nói học Phật và tin Phật, nhưng họ thụt lùi hoặc giậm chân tại chỗ, họ không nghĩ hướng tới cao hơn, tốt hơn, xa hơn. Đối với họ hướng đến cao hơn, xa hơn, tốt hơn là những thứ gì rất xa vời không cần thiết, nhàm chán, tẻ nhạt và vô ích.
Ở đây vị Tỳ Kheo nói riêng và vị cầu đạo giải thoát nói chung, đôi chân phải luôn đặt trên đường để đi về phía trước, luôn luôn đặt chân trên thang để leo lên cao mới khá được. Còn đằng này cả đời những năm tháng trôi qua, những tờ lịch cứ rơi xuống từ tấm, từ tấm mà không nghĩ ra được cái gì họ cần được phát triển, nâng cấp. Lịch thì xé mỗi ngày, đồng hồ thì thay pin lên giây đều đặn, thời gian cứ trôi, tuổi già xồng xộc, lừng lững, sừng sững tiến tới, tóc trên đầu thì bạc dần, nhưng họ không hình dung được cái gì ở bản thân cần được nâng cấp, nâng cao phát triển. Dầu trong đạo hay ngoài đời, sống mà không hướng tới tầm cao, tầm xa mới thì sống buồn lắm.
Dầu muốn dầu không chúng ta ngày một già đi, ngày một tiến gần đến cái chết, dầu muốn dầu không chúng ta càng tiến gần đến hành trình kiếp sau. Kiếp sau của mình có thể là ngày mai, ấy vậy mà rất nhiều người họ thiếu khả năng mà Đức Phật Ngài gọi là Paralokabhayadassāvī tức là Khả Năng Ưu Tư Khi Nghĩ Đến Chuyện Ngày Sau. Có rất nhiều người tôi được biết họ hoàn toàn không có khả năng này. Nghe họ nói thì rất là cao : “Ôi con tới đâu hay tới đó, không lo gì, con không sợ chết, mình già chết có gì đâu mà lo, làm sao mà lấy cái đó ra làm đề mục quán tưởng, suy tưởng mỗi ngày. Trên đời này có biết bao nhiêu người họ có biết Phật đâu, họ cũng sống như ý thích, tám mươi, chín mươi tuổi thì nó giống như đèn hết dầu, chết thì có gì đâu là lớn chuyện .”
Họ quên một chuyện rất căn bản đó là hôm nay họ được sức khỏe, kiến thức, tiền bạc, tình cảm, tài sản, tất cả những thứ đó đều do nỗ lực nào đó trong quá khứ, do phước lành công đức nào đó trong quá khứ, họ không biết, không tin chuyện đó cho nên bây giờ họ không màng đến chuyện đời sau kiếp khác, họ không biết ưu tư khi nghĩ đến chuyện ngày sau là như vậy.
Nếu họ nhớ ngược lại :Tại sao trên đời này có nhiều người không được học hành, không được vật chất, sức khỏe, nhan sắc, đời sống tình cảm, hôn nhân gia đình, tử tức, thê noa như mình ? Mình phải hiểu là mình là những người trong số may mắn. Và những may mắn đó không phải trên trời rớt xuống, không phải ngẫu nhiên, không phải là do một đấng nào đó ban cho, mà tất cả những cái đó là hoàn toàn do chính mình đã dày công tích lũy huân tập, tu tập nhiều đời mới có .


Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư ngày 11-6-2019)
Reply
#63
Bác abc,

Mấy hôm nay, không thấy bác abc vào chơi, LTP phân vân, định đăng báo tìm trẻ lạc đấy chứ.  Thời buổi Cô Vi Cô Vít này, tự nhiên thấy lo lo.  Nhân thể, hỏi thăm bác sức khỏe dạo này ra sao, có bị dị ứng phấn hoa, sụt sit gì không?

Bài giảng của Sư Toại Khanh bác vừa post lên hay lắm.  Trước kia, chưa được nghe Sư giảng, LTP không nghĩ đến sự may mắn mình có đủ điều kiện sức khỏe, đủ ăn, đời sống dễ dàng để lo học đạo.  May thay, bây giờ đủ duyên, mới thấy mình thật là có phước quá chừng.

Hello
Reply
#64
Bạn LTP, 

cảm ơn bạn hỏi thăm

dạo này ít vào VB vì công việc hơi bận , và cũng vì không biết post gì 

mong bạn và mọi người thân tâm thường an lạc
Reply
#65
[Image: 100626626_641523799775656_76795517460241...e=5EFF4F47]
Reply
#66
Ngày nào còn sống với Danh Sắc thì tâm ta còn biết cảnh. Tâm còn biết cảnh tốt xấu, còn biết thích ghét, thì ta còn phải sống với các thứ cảm thọ. Cảm thọ là một khía cạnh của sự hiện hữu. Hiểu được cảm thọ là gì và không sống trong sự chi phối của nó thì ta mới chấm dứt sanh tử. Việc quán chiếu các cảm giác, cảm thọ được gọi là pháp môn Thọ Quán Niệm Xứ

Thọ là một phần Danh pháp. Khi ta sống quan sát cảm thọ với Niệm và Tuệ thì phiền não không có cơ hội xuất hiện. Từ chỗ tạm thời sẽ dẫn đến lúc vĩnh viễn.

Vì mình còn phàm nên chỉ quán chiếu có khi có thì, còn thánh nhân thì không còn phiền não nữa. Tu-đà-hoàn vĩnh viễn không còn thân kiến, A-na-hàm vĩnh viễn không còn Dục ái và Sân nữa, La-Hán thì vĩnh viễn không còn bất cứ một phiền não nào nữa. Chúng ta còn là phàm, những lúc nào chúng ta sống với Trí với Niệm thì lúc đó tâm sạch, tịnh, vắng mặt phiền não.
Bản thân các cảm thọ không phải là phiền não. Nhưng từ cảm giác khó chịu rồi sanh tâm sân, từ cảm giác dễ chịu rồi sanh tâm tham, đó mới chính là phiền não. Một vị A-la-hán vẫn còn cảm giác thân, cảm giác tâm, nhưng các ngài không còn vì cảm giác đó mà sân hận hay tham đắm. Ai là hành giả hẳn biết rõ điều này: ngồi lâu thì đau lưng, đi nhiều thì mỏi chân. Nhiều khi cái đau mỏi ấy là đối tượng quán chiếu của Niệm và Tuệ.

Hành giả buổi đầu sợ các cảm giác khó chịu, luôn trông đợi các cảm giác dễ chịu. Về sau thì cảm giác nào cũng là để quan sát, không có lòng trông đợi nữa. Buổi đầu ngồi nóng quá, mong cho mát, mong cho nắng tắt, mong cho gió thổi. Hoặc buổi đầu đau lưng quá, mỏi đầu gối quá chịu không nổi, cứ nghe văng vẳng bên tai giọng nói của thiền sư: “kham nhẫn, kham nhẫn”, thế là mình ráng ngồi chớ trở tới trở lui thầy thấy, bạn nhìn cũng kỳ. Cứ nhớ một câu là gồng một lúc sẽ qua, mình niệm “quen rồi sẽ qua, quen rồi sẽ qua…”. Cứ cái lòng mà mong sẽ qua như vậy là tu chưa tới. Hành giả tu tới rồi thì cảm giác nào cũng là cái để nhìn. Thậm chí, càng đau thì càng nhìn rõ hơn. Cảm giác nào đi nữa cũng chỉ để nhìn. Càng có lòng trông đợi sự dễ chịu thì nó càng lâu tới. Và khi tới rồi thì sẽ ra đi rất mau vì mình quá trông đợi, quá thiết tha với nó. Cái khổ cũng vậy. Càng chạy trốn thì cái khổ càng nằm lì ở đó. Hành giả ngon lành thì đánh giá cái Khổ và Lạc ngang nhau. Ngang nhau ở đây không phải là không biết sự khác nhau của Khổ và Lạc mà là không có lòng trông đợi, giống như người khách mình thương lắm hay ghét lắm cũng chỉ rót nước mời mà thôi. Người khác nào mình đon đả nồng nhiệt quá thì sẽ ở lại lâu. Quá bận tâm tới cái khổ, thì khổ sẽ nằm lì ở đó. Ngay cả cái lạc mà quan tâm nhiều quá thì sự quan tâm đó cũng là vấn đề cho chánh niệm của mình, bởi lúc đó mình không niệm cảnh hiện tại mà cứ mong cảnh tương lai, mong nắng sẽ tắt đi, mong gió sẽ thổi tới v.v... như vậy cũng không được. Cảm giác nào cũng nên hờ hững nhìn nó một cách bình tĩnh, khách quan; không có lòng trông đợi thì nó đến hay đi cũng không liên quan gì đến mình.

Các thứ cảm giác không phải là phiền não, nó không phải là đối tượng đoạn trừ mà là đối tượng để quan sát. Nhưng theo qui luật vô thường thì sau khi xuất hiện ít lâu chúng tự biến mất, cảm giác nào cũng vậy, khó chịu hay dễ chịu. Hoặc khi hành giả có Niệm và Định đủ mạnh để kham nhẫn thì dần dần những đau mỏi không còn được biết đến hoặc không tiếp tục xuất hiện nữa. Đó là chuyện tự nhiên. Còn thân tâm thì còn cảm thọ. Dễ chịu thì gọi là Lạc Thọ, Hỷ Thọ, khó chịu thì gọi là Khổ Thọ hay Ưu Thọ. Nằm giữa hai cái Khổ và Lạc thì gọi là Xả Thọ. Xả Thọ rất khó nhận diện nhưng ta phải cố mà nhận diện. Cái ta cần tiêu trừ không phải là cảm thọ mà là những phiền não đi sau nó. Cái đau không phải là tâm sân, nhưng thái độ tâm lý của ta đối với cái đau đó là tâm sân. Cái sự mát mẻ của thân không phải là tâm tham, nhưng cảm giác thích thú trong sự mát mẻ đó mới là tâm tham....

sư GN
Reply
#67
7 BƯỚC THỰC TẬP THỌ QUÁN NIỆM XỨ 


Bảy bước này là kinh nghiệm của các ngài thiền sư chứ không phải là trong chánh tạng. Tuy nhiên, không phải người ta muốn nói gì thì nói mà người ta có y cứ trong kinh điển, cộng với kinh nghiệm bản thân. Điều quan trọng là chúng ta nghe và thử nghiệm, hành trì, thấy bảy bước đó là ok, không có gì để bàn cãi.

Con đường giác ngộ của Đức Phật từ lúc còn là Bồ tát đến khi thành đạo cũng phải trải qua bảy bước vừa kể và Ngài cũng xác định tinh thần đó trong kinh Ñanasutta:
“Chính những cái này gọi là cảm thọ, ta nhận diện ra chúng theo cách mà xưa nay chưa từng được nghe hay biết tới”.

Ngài dạy rằng những ai không biết qua bảy vấn đề đó của cảm thọ (không biết cảm thọ là gì, ở đâu tới, cách nào để dàn xếp nó, sống chung với nó), thì cả đời bị giam hãm trong sự chi phối của cảm giác mà không hề biết. Cứ như vậy mình vô tình tiếp tục đầu tư, tiếp tục gây tạo nhân sinh tử. Khi hiểu được những vấn đề của cảm thọ mình mới có thể tu tập tốt được.

Một người là phàm phu thì trong tâm khảm của họ luôn tiềm ẩn khả năng sâu kín của các thứ phiền não (anusayakilesa). Nghĩa là có thể ngay bây giờ quí vị rất là dễ thương, mát mẻ nhưng khả năng sân si của quí vị thì vẫn nguyên vẹn đó không mất đi đâu. Chỉ cần ai đó chạm đúng chỗ thì mọc nanh mọc sừng ngay. Nhiều người tu hành và hành giả cứ bị mắc vào điều này. Thấy mình giỏi Phật pháp, thấy mình tinh tấn thiền Chỉ thiền Quán quá, tưởng mình ngon lành. Nhưng chưa đâu. Tàu có câu: Phật nào ma nấy. Chữ ‘Phật’ và ‘ma’ ám chỉ cho tâm giải thoát và tâm phiền não. Chúng ta tu cỡ nào thì phiền não cũng có điểm tương ứng. Ví dụ một thiền sư, chỉ cần còn là phàm thì chánh niệm và trí tuệ của thiền sư dù có hơn người bình thường, nhưng phiền não của vị đó cũng sâu kín theo. Thậm chí vị đó có ngộ nhận, tăng thượng mạn mà bản thân vị đó không ngờ. Phiền não của người có tu hành cũng lém lỉnh lắm để bản thân người đó không nhận ra, và nhờ không nhận ra nên vẫn tiếp tục là phàm phu.

Một vị trưởng lão, ngài Mahānāga đắc tứ thiền ngũ thông, thuộc lòng Tam tạng Chú giải, suốt một thời gian dài tâm tư thanh tịnh cứ tưởng mình là một vị La-Hán. Một ngày kia người học trò đến thăm biết vị thầy của mình vẫn còn phàm nên mới hỏi sư phụ: Con đường tu hành của sư phụ đã đến mức độ nào? Sư phụ trả lời: Ta đã đi đến cuối đường, chuyện nên làm đã làm. Người học trò nói: Xin sư phụ cho con thấy hình ảnh một con voi rừng thật to đang chạy đến chỗ mình được hay không. Sư phụ nói: Chuyện nhỏ! Trong nháy mắt vị sư phụ thực hiện thần thông: nhập định, xuất định, chú nguyện, lập tức một con voi to như trái núi, đâm sầm tới chỗ hai thầy trò đang đứng. Theo nguyên tắc, một khi mình hóa hiện cái gì thì có khả năng kiểm soát những hóa hiện đó. Thế nhưng, người đệ tử lại giỏi hơn, đó là một vị A-la-hán thứ thiệt, vị này điều khiển con voi cứ đâm thẳng tới, thay vì dừng lại như ý của sư phụ. Vị sư phụ hoảng sợ nắm tay học trò kéo sang một bên để tránh con voi. Lúc đó người học trò nhẹ nhàng thưa: “Thưa sư phụ, vị La-Hán không còn sợ hãi nữa.” Người thầy lúc này mới nhận ra mình vẫn còn là phàm phu. Từ đó, vị này tu tập tinh tấn trong mấy phút và đắc La-Hán. Đó là khả năng sâu kín của phiền não. Nhiều khi mình tưởng mình sáng suốt, ngon lành nhưng chưa đâu. Đôi lúc chỉ cần bác sĩ phán mình bị ung thư thì lúc đó mới sự tiếc nuối, tham sống sợ chết mới hiện ra.

Một khi không hiểu rõ những khía cạnh đó của cảm thọ, lúc sáu căn biết sáu trần sẽ khởi lên tham hay giận. Phiền não ở phàm phu giống như lửa. Lúc bình thường ta không biết lửa ở đâu nhưng khi nhân duyên hội đủ thì lửa sẽ tự nhiên có mặt. Phiền não ở một phàm phu cũng vậy, khi căn - cảnh - thức gặp nhau thì hình thành nên 6 Xúc. Sáu Xúc là điều kiện cho 6 Thọ và người không hiểu biết gì về 6 Thọ qua 7 khía cạnh vừa nói thì 6 Ái, hay sân tâm sẽ có mặt lập tức. Với họ Thọ nào cũng có thể là duyên cho phiền não. Thọ càng mãnh liệt thì tham giận càng mãnh liệt. Thọ mờ nhạt thì phiền não cũng vi tế. Phiền não càng mạnh thì đau khổ càng nhiều, dù đó là tham giận, thích thú hay bất mãn.

Về kỹ thuật tu tập phép Thọ Quán, bước đầu hành giả phải thành tựu giới hạnh, vì đó là điều căn bản để ổn định cảm thọ trước khi đủ bình tâm và sáng suốt để quan sát cảm thọ. Người có tam nghiệp bất tịnh, sẽ thường xuyên sống trong sự áy náy bồn chồn (vippatisara) - trạo hối. Khi trạo hối có mặt thì hỷ duyệt (niềm hân hoan) vắng mặt.

Phải là người có hành trì mới có kinh nghiệm này. Đừng nghĩ rằng chuyện giới lấm lem hay chuyện phạm giới là chuyện của tháng trước không ảnh hưởng đến hiện tại. Với một vị tỳ kheo phạm giới chưa sám hối thì ngay trong thâm tâm vị ấy sẽ có sự áy náy ray rứt khôn nguôi. Sự áy náy ray rứt đó cứ tiềm ẩn đâu đó trong góc khuất của tâm hồn mà đương sự không biết. Lúc tu Chỉ hay Quán, khi tâm lắng, dấu ấn bất thiện của việc phạm trọng giới sẽ xuất hiện. Khi giới không thanh tịnh, lúc tâm lắng, những bất tịnh sẽ tái hiện làm cho tâm không an lạc, chỉ có hành giả có kinh nghiệm mới biết điều này. Dù tu Chỉ hay Quán thì cũng đại kỵ năm triền cái.

Trên lý thuyết đã được học, chúng ta thường bị ám ảnh rằng năm triền cái là vấn đề của thiền Chỉ và muốn đắc Sơ thiền thì phải trấn áp được năm triền cái và thành tựu năm chi thiền. Thật ra bên thiền Quán cũng vậy, một người muốn tu tập thiền Quán mà bị ám ảnh bởi năm triền cái (phiền não) thì tu thiền Quán cũng không được. Cũng như người học A-tỳ-đàm thường bị ám ảnh nhân sanh Sắc pháp gồm có 4: nghiệp, tâm, nhiệt lượng và dưỡng tố (nhiệt, tâm, âm dương và vật thực), thực ra 4 nhân sanh Sắc pháp ta vẫn học cũng chính là nhân sanh danh pháp. Giống như chúng ta thường nghe “bài bạc là bác thằng bần”, bài bạc là nhân sanh nghèo khổ, nợ nần mà quên rằng bài bạc cũng là nhân sanh tù tội và bao nhiêu rắc rối trên đời này như đục khoét của công, lừa thầy phản bạn, giết người, tan nhà nát cửa…

Khi giới không tịnh thì mình sống trong trạo hối. Trạo hối là một trong năm triền cái. Triền cái là trở ngại lớn nhất cho thiền Chỉ lẫn thiền Quán. Khi có trạo hối, tâm ray rứt, thì niềm vui trong tu tập không có nữa. Khi không có Hỷ Lạc thì không có khinh an - sự nhẹ nhàng sâu lắng của tâm. Khi không có sự sâu lắng của tâm thì không có Định. Định chỉ có khi lòng lắng dịu.


Sư Giác Nguyên giảng


[Image: 103564343_652420068686029_60595216054286...e=5F172A39]
Reply
#68
(2020-06-22, 09:15 AM)abc Wrote: 7 BƯỚC THỰC TẬP THỌ QUÁN NIỆM XỨ 


Bảy bước này là kinh nghiệm của các ngài thiền sư chứ không phải là trong chánh tạng. Tuy nhiên, không phải người ta muốn nói gì thì nói mà người ta có y cứ trong kinh điển, cộng với kinh nghiệm bản thân. Điều quan trọng là chúng ta nghe và thử nghiệm, hành trì, thấy bảy bước đó là ok, không có gì để bàn cãi.

Con đường giác ngộ của Đức Phật từ lúc còn là Bồ tát đến khi thành đạo cũng phải trải qua bảy bước vừa kể và Ngài cũng xác định tinh thần đó trong kinh Ñanasutta:
“Chính những cái này gọi là cảm thọ, ta nhận diện ra chúng theo cách mà xưa nay chưa từng được nghe hay biết tới”.

Ngài dạy rằng những ai không biết qua bảy vấn đề đó của cảm thọ (không biết cảm thọ là gì, ở đâu tới, cách nào để dàn xếp nó, sống chung với nó), thì cả đời bị giam hãm trong sự chi phối của cảm giác mà không hề biết. Cứ như vậy mình vô tình tiếp tục đầu tư, tiếp tục gây tạo nhân sinh tử. Khi hiểu được những vấn đề của cảm thọ mình mới có thể tu tập tốt được.

Một người là phàm phu thì trong tâm khảm của họ luôn tiềm ẩn khả năng sâu kín của các thứ phiền não (anusayakilesa). Nghĩa là có thể ngay bây giờ quí vị rất là dễ thương, mát mẻ nhưng khả năng sân si của quí vị thì vẫn nguyên vẹn đó không mất đi đâu. Chỉ cần ai đó chạm đúng chỗ thì mọc nanh mọc sừng ngay. Nhiều người tu hành và hành giả cứ bị mắc vào điều này. Thấy mình giỏi Phật pháp, thấy mình tinh tấn thiền Chỉ thiền Quán quá, tưởng mình ngon lành. Nhưng chưa đâu. Tàu có câu: Phật nào ma nấy. Chữ ‘Phật’ và ‘ma’ ám chỉ cho tâm giải thoát và tâm phiền não. Chúng ta tu cỡ nào thì phiền não cũng có điểm tương ứng. Ví dụ một thiền sư, chỉ cần còn là phàm thì chánh niệm và trí tuệ của thiền sư dù có hơn người bình thường, nhưng phiền não của vị đó cũng sâu kín theo. Thậm chí vị đó có ngộ nhận, tăng thượng mạn mà bản thân vị đó không ngờ. Phiền não của người có tu hành cũng lém lỉnh lắm để bản thân người đó không nhận ra, và nhờ không nhận ra nên vẫn tiếp tục là phàm phu.

Một vị trưởng lão, ngài Mahānāga đắc tứ thiền ngũ thông, thuộc lòng Tam tạng Chú giải, suốt một thời gian dài tâm tư thanh tịnh cứ tưởng mình là một vị La-Hán. Một ngày kia người học trò đến thăm biết vị thầy của mình vẫn còn phàm nên mới hỏi sư phụ: Con đường tu hành của sư phụ đã đến mức độ nào? Sư phụ trả lời: Ta đã đi đến cuối đường, chuyện nên làm đã làm. Người học trò nói: Xin sư phụ cho con thấy hình ảnh một con voi rừng thật to đang chạy đến chỗ mình được hay không. Sư phụ nói: Chuyện nhỏ! Trong nháy mắt vị sư phụ thực hiện thần thông: nhập định, xuất định, chú nguyện, lập tức một con voi to như trái núi, đâm sầm tới chỗ hai thầy trò đang đứng. Theo nguyên tắc, một khi mình hóa hiện cái gì thì có khả năng kiểm soát những hóa hiện đó. Thế nhưng, người đệ tử lại giỏi hơn, đó là một vị A-la-hán thứ thiệt, vị này điều khiển con voi cứ đâm thẳng tới, thay vì dừng lại như ý của sư phụ. Vị sư phụ hoảng sợ nắm tay học trò kéo sang một bên để tránh con voi. Lúc đó người học trò nhẹ nhàng thưa: “Thưa sư phụ, vị La-Hán không còn sợ hãi nữa.” Người thầy lúc này mới nhận ra mình vẫn còn là phàm phu. Từ đó, vị này tu tập tinh tấn trong mấy phút và đắc La-Hán. Đó là khả năng sâu kín của phiền não. Nhiều khi mình tưởng mình sáng suốt, ngon lành nhưng chưa đâu. Đôi lúc chỉ cần bác sĩ phán mình bị ung thư thì lúc đó mới sự tiếc nuối, tham sống sợ chết mới hiện ra.

Một khi không hiểu rõ những khía cạnh đó của cảm thọ, lúc sáu căn biết sáu trần sẽ khởi lên tham hay giận. Phiền não ở phàm phu giống như lửa. Lúc bình thường ta không biết lửa ở đâu nhưng khi nhân duyên hội đủ thì lửa sẽ tự nhiên có mặt. Phiền não ở một phàm phu cũng vậy, khi căn - cảnh - thức gặp nhau thì hình thành nên 6 Xúc. Sáu Xúc là điều kiện cho 6 Thọ và người không hiểu biết gì về 6 Thọ qua 7 khía cạnh vừa nói thì 6 Ái, hay sân tâm sẽ có mặt lập tức. Với họ Thọ nào cũng có thể là duyên cho phiền não. Thọ càng mãnh liệt thì tham giận càng mãnh liệt. Thọ mờ nhạt thì phiền não cũng vi tế. Phiền não càng mạnh thì đau khổ càng nhiều, dù đó là tham giận, thích thú hay bất mãn.

Về kỹ thuật tu tập phép Thọ Quán, bước đầu hành giả phải thành tựu giới hạnh, vì đó là điều căn bản để ổn định cảm thọ trước khi đủ bình tâm và sáng suốt để quan sát cảm thọ. Người có tam nghiệp bất tịnh, sẽ thường xuyên sống trong sự áy náy bồn chồn (vippatisara) - trạo hối. Khi trạo hối có mặt thì hỷ duyệt (niềm hân hoan) vắng mặt.

Phải là người có hành trì mới có kinh nghiệm này. Đừng nghĩ rằng chuyện giới lấm lem hay chuyện phạm giới là chuyện của tháng trước không ảnh hưởng đến hiện tại. Với một vị tỳ kheo phạm giới chưa sám hối thì ngay trong thâm tâm vị ấy sẽ có sự áy náy ray rứt khôn nguôi. Sự áy náy ray rứt đó cứ tiềm ẩn đâu đó trong góc khuất của tâm hồn mà đương sự không biết. Lúc tu Chỉ hay Quán, khi tâm lắng, dấu ấn bất thiện của việc phạm trọng giới sẽ xuất hiện. Khi giới không thanh tịnh, lúc tâm lắng, những bất tịnh sẽ tái hiện làm cho tâm không an lạc, chỉ có hành giả có kinh nghiệm mới biết điều này. Dù tu Chỉ hay Quán thì cũng đại kỵ năm triền cái.

Trên lý thuyết đã được học, chúng ta thường bị ám ảnh rằng năm triền cái là vấn đề của thiền Chỉ và muốn đắc Sơ thiền thì phải trấn áp được năm triền cái và thành tựu năm chi thiền. Thật ra bên thiền Quán cũng vậy, một người muốn tu tập thiền Quán mà bị ám ảnh bởi năm triền cái (phiền não) thì tu thiền Quán cũng không được. Cũng như người học A-tỳ-đàm thường bị ám ảnh nhân sanh Sắc pháp gồm có 4: nghiệp, tâm, nhiệt lượng và dưỡng tố (nhiệt, tâm, âm dương và vật thực), thực ra 4 nhân sanh Sắc pháp ta vẫn học cũng chính là nhân sanh danh pháp. Giống như chúng ta thường nghe “bài bạc là bác thằng bần”, bài bạc là nhân sanh nghèo khổ, nợ nần mà quên rằng bài bạc cũng là nhân sanh tù tội và bao nhiêu rắc rối trên đời này như đục khoét của công, lừa thầy phản bạn, giết người, tan nhà nát cửa…

Khi giới không tịnh thì mình sống trong trạo hối. Trạo hối là một trong năm triền cái. Triền cái là trở ngại lớn nhất cho thiền Chỉ lẫn thiền Quán. Khi có trạo hối, tâm ray rứt, thì niềm vui trong tu tập không có nữa. Khi không có Hỷ Lạc thì không có khinh an - sự nhẹ nhàng sâu lắng của tâm. Khi không có sự sâu lắng của tâm thì không có Định. Định chỉ có khi lòng lắng dịu.


Sư Giác Nguyên giảng


[Image: 103564343_652420068686029_60595216054286...e=5F172A39]

Rất hay! Cảm ơn bạn đã băng bài Quán Thọ của Sư Toại Khanh (smile)

Chúc bạn thân tâm thường an lạc. (smile)

Thân mến

NR   Cheer
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#69
TRÔI DẠT
Đức Phật dạy rằng: Với một chúng sinh mà không tìm ra được chỗ đứng (điểm tựa) trên biển sanh tử thì còn trôi dạt từ chỗ này qua chỗ kia.
Dầu cho mình có được sanh vào cõi Phạm thiên, cõi Chư thiên thì cõi nào cũng chính là sự trôi dạt. Một người đã không tìm được chỗ đứng trong biển đời sinh tử rồi thì mọi hành động chỉ là hình thức trôi dạt thôi. Buổi sáng thức dậy chợt nghĩ mình ăn gì điểm tâm, đó là một thứ trôi dạt. Ngồi nghe chim hót, nhìn nắng vàng, nghe mùi thơm của hoa, thấy thích thú từ tiếng chim đến mùi hoa, đó là sự trôi dạt. Sự trù tính cho cuối tuần, cho tháng sau, cho năm tới đó là sự trôi dạt. Sự luân lạc từ kiếp này qua kiếp khác cũng là sự trôi dạt. Vị thánh thì không, vị thánh chỉ biết cái gì đang xảy ra, sống 100 năm hay 1000 năm cũng vậy, luôn biết rõ cái gì đang xảy ra, không hy cầu hay ước vọng gì hơn nữa. Trường hợp đó được gọi là không còn chỗ trôi dạt.
Reply
#70
ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT


Luôn luôn nhớ rằng cái chết không phải là kết thúc mà nó còn là điểm bắt đầu cho hành trình mới. Hãy nhớ như vậy. Hành giả phải tâm niệm như thế này: Ta là người có niềm tin nơi Tam bảo, ta có công đức tu tập, mà bây giờ ta phải tiếp tục bám cái thân già cái thân bệnh này thì có nên hay không. Nếu bây giờ ta có ra đi thì ta cũng đủ hành trang để có cái mới xài. Cái cũ này bây giờ vừa già, vừa xấu, vừa đau đớn, vừa hôi hám bất tịnh đáng chán rồi. Hành giả phải nghĩ như vậy mới an lòng tu tập, an lòng đối diện với cái chết.

Trong kinh Đức Phật dạy người Phật tử phải tâm niệm như vầy:
Ta đã có làm công đức, ta đã có niềm tin nơi Tam bảo, ta đã có giới, ta đã có bố thí, ta đã có trí tuệ. Nếu bây giờ ta có bỏ thân này ra đi, chỉ là bỏ cái chén bằng đất để đổi lấy cái chén vàng. Đây là cách nói của Ngài dành cho người hạ căn ít phước ít trí.


Còn đối với những bậc thượng căn Ngài lại nói khác. Ngài dạy rằng: Năm uẩn này có ra sao, khổ hay lạc, thiện hay ác thì cũng đều là vô ngã vô thường. Từng giây phút có mặt đều là đáng chán. Nếu vậy thì cái chết có gì để ta sợ, chuyện nằm yên liệt giường liệt chiếu có gì đâu để ta ngán, bởi vì nó cũng là năm uẩn, trước sau cũng bao nhiêu đó. Do trước đây mình kỳ vọng ở nó nhiều quá nên bây giờ nó bất toại thì mình điên lên chịu không nổi. Mình là một đứa trẻ thơ còn nằm ngửa bú bình, mình còn ham vui quá nên gặp chút xíu bất toại là đứa bé khóc. Kẻ phàm phu vì quá mê đời không chịu lường trước những bất trắc, bị ‘tiểu đường tâm lý’, thường sống trong cái ngọt, thường suy tưởng chuyện hay ho vui vẻ, cho nên khi gặp cái đắng cay chịu không nổi.

Sư Giác Nguyên
Reply
#71
Nếu còn sống chịu giử 5 giới, mong sống lâu dài để tu hành  tiếp , vì  thân người khó đặng,  hy vọng kiếp sau trở lại làm người có cơ thể mới, khỏe mạnh, tu hành dể hơn.
Be Vegan, make peace.
Reply
#72
(2020-07-08, 08:40 AM)Chân Nguyệt Wrote: Nếu còn sống chịu gửi 5 giới, mong sống lâu dài để tu hành  tiếp , vì  thân người khó đặng,  hy vọng kiếp sau trở lại làm người có cơ thể mỡi, khỏe mạnh, tu hành dể hơn.

bạn CN , 

có câu hát "biết ra sao ngày sau" ... ngày sau còn chưa biết thì kiếp sau làm sao biết , chỉ hy vọng thôi thì chưa đủ

tui có hỏi sư Viên Minh , đời này mình phải làm sao , làm gì để kiếp sau mình biết đâu là chánh pháp để mà tu .... mà Sư không trả lời tui
Reply
#73
ĐẠI MỘNG (Mahāsupinasutta)


Có bốn điều kiện tạo ra giấc chiêm bao: (1) Do cơ thể bị xáo trộn, (2) Sự thấy lại một ấn tượng nào đó ban ngày, (3) Do sự tác động của hàng khuất mặt, (4) Điềm báo.
===


1. Do cơ thể bị xáo trộn.
Do bệnh hoạn, do nhiệt độ lạnh quá hoặc nóng quá tác động lên cơ thể hoặc là nằm gối tay bị chèn ép máu chảy không đều cũng chiêm bao. Nói chung là sự xáo trộn trong cơ thể.


2. Sự thấy lại một ấn tượng nào đó ban ngày.
Tàu có câu: “Nhật hữu sở tư, dạ hữu sở mộng”, ban ngày nghĩ nhiều về chuyện gì đó thì ban đêm sẽ thấy lại.


3. Do tác động của hàng khuất mặt
Ví dụ mình ở một nơi nào đó có những người khuất họ muốn cho mình thấy, họ có thể chi phối cho mình chiêm bao. Ở bên Mỹ tôi có nghe kể một gia đình đó mua cái nhà mà cứ 3 đêm liền nằm mơ thấy người hiện về, nói ra sau nhà, ở chỗ đó chỗ đó, lấy giùm xâu chìa khóa, rồi mở chỗ nào đó trong nhà đem hủ xương cốt rải giùm ngoài biển hay gửi chùa gì đó. Tức là chủ cũ ngôi nhà đó cất hũ cốt trong nhà, nên khiến cho người ta thấy như vậy.


4. Điềm báo.
Theo giải thích trong kinh, giống như khi con vịt lội trên nước thì cái ức của nó sẽ tạo ra những gợn sóng, hoặc con thuyền sắp đi đến chỗ nào đó thì nó tạo ra gợn sóng ở trước mũi thuyền, con cá, con rắn cũng vậy, khi lội, nó tạo ra những gợn sóng; có những nghiệp thiện ác sắp trổ quả, nó tạo ra những gợn sóng trong tâm lý của mình.


Và không phải ai cũng thấy những giấc mơ này. Chỉ những người phàm chứ vị La-Hán không nằm chiêm bao vì các ngài không còn điên đảo mộng tưởng (vipallasa) nữa. Từ A-na-hàm trở xuống mới nằm chiêm bao. Chư thiên trên cõi trời cũng không nằm chiêm bao bởi vì cơ thể của họ như khói như sương, không đủ điều kiện sinh lý, sinh học để hình thành một giấc mơ.

Sư GN
Reply
#74
(2020-07-09, 08:27 AM)abc Wrote: bạn CN , 

có câu hát "biết ra sao ngày sau" ... ngày sau còn chưa biết thì kiếp sau làm sao biết , chỉ hy vọng thôi thì chưa đủ

tui có hỏi sư Viên Minh , đời này mình phải làm sao , làm gì để kiếp sau mình biết đâu là chánh pháp để mà tu .... mà Sư không trả lời tui
Chào bạn ABC, 

cảm ơn bạn tải nhửng bài hửu ich.

Nếu tu hành khá thì mình có thể tự động  biết trước nếu cần thiết,   đến khi sự thật xảy ra y 
Như trong mộng thì mình mới sực nhớ lại.hình như có trải qua trường hợp này rồi .. Mọi việc đã an bài cho mình hết rồi, lắm lúc khó khăn quá, cố gắng vươn  qua rồi mới biết đó là bài học dành riêng cho mình 


Theo mình được biết tu hành vượt khỏi qua tam giới thì được tự do, mình muốn trở lại thế giới này để tiếp tục tu hành, hên lúc đó bô áo người cho mình mặc , còn không bộ áo thú vật , cây cỏ củng ok

Nghe danh sư Viên Minh rất nhiều, CN sê tìm nhửng bài thuyết pháp của thầy nghe.
Be Vegan, make peace.
Reply
#75
Bù Trừ

Mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa. Là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp trước nó cho quả lúc đó. Trong kinh nói thế này: Trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất, đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm cách nào nó ra được? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước. Thì khi mình tắt thở, cái nghiệp nào trong đời trước mà nhằm ngay cái lúc đó nó trổ thì mình phải đi theo nó. Một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật tới lúc mình đi thì mình phải đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải để cho bà con sợ. Nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong kinh có thêm chuyện nữa đó là: Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.
Có nghĩa là tui đi ăn cướp tui giết người xong rồi tui đi cất nhiều cái chùa là nó bù lại cái chuyện đó. Trong đạo Phật không có chuyện đó. Nhưng mà trong đạo Phật có cái chuyện này: Đó là cái nghiệp mạnh nó át trừ cái nghiệp yếu. Trong một thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả xấu nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, và dời hoãn hoài tới một lúc nó bị vô hiệu. Nhưng mà nghe vậy đừng có ham. Đó là với cái nghiệp ác nhưng nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra mình được cái phước nào đó nó trổ ngay hôm nay nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua cái mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết một hồi cái ông thiện này đi tuốt luôn. Bà con tự xét một ngày coi mình làm và lãnh cái nào nhiều thì biết
SGN
Reply