Nhật Ký Chép Bằng Kinh
(2021-03-03, 07:09 PM)anatta Wrote: Như tôi đã nói, trừ phi chửi lộn với VM thôi, chứ trao đổi thực sự thì dù tôi muốn cũng không có cửa.

Tôi biết lần này tôi lên tiếng trái ý với Vo Minh cách nay mấy ngày, thì sẽ bị VM truy sát tận cùng bằng cách phỉ báng, xiên xỏ, chế nhạo tôi cho đến lúc VM hả hê mới thôi. Tôi không còn lạ với thái độ abuse, hà hiếp người của Vo Minh bằng cách thức hoặc lời lẽ chửi bới, xuyên tạc, nhạo báng, tục tằn, dơ bẩn như đã từng xử với những người khác ở bên THTG VF trước đây. Nhớ lại GS001 đã nói những điều làm VM phật ý thì VM đã thả một loạt những hình ảnh "shit" trong thread của GS001 liên tục mấy ngày trời, đến nỗi anh chị em bên đó năn nỉ, nhưng VM vẫn post những hình ảnh "dơ" đó vài lần nữa cho đã nư rồi mới chịu ngưng. Đó mới là loạt 1. Sau đó, thỉnh thoảng VM nổi cơn phẩn nộ với GS001, thì VM vào thread đó của GS001 dán tiếp những hình ảnh dơ bẩn đó. Xem như banh tành cái thread giảng đạo của GS001. Sau đó, GS001 bỏ thread của ông và rời bỏ phòng THTG VF; tôi không biết đích xác những nguyên nhân gì, cũng như không biết có phải do cái trò hạ lưu dán những tấm hình "shit" của Vo Minh là một trong những nguyên nhân mà ông GS rời bỏ VF vào thời gian đó hay không?

Và lần này tôi không biết khi nào VM mới giở thủ đoạn lưu manh, côn đồ hiếp đáp người như thế phá cho bỏ ghét, cho thỏa lòng căm hờn ở VB đây? 

Tôi chưa bao giờ có lời nói gì để nhờ vả hay xin xỏ ông KS nghe VM, suốt nhiều năm trời ở VF tôi chỉ nói chuyện với KS chừng 10 posts. Còn huynh KKT thì không theo hẳn một trường phái đạo lý nào cả. Nhưng huynh KKT am hiểu về tam giáo và cả thiền tông. Chính J. Krishnamurti mới là vị thầy mà KKT ưa chuộng đó, điều này đã được KKT nói mấy lần là: J. Krishnamurti là "root teacher" của him. Tư tưởng của KKT rất phóng khoáng, đâu có bắt buộc hay chế nhạo kẻ theo đường lối khác phải chấp nhận cái nhìn của him, cũng chẳng bao giờ dè bễu, khinh thường kẻ khác với quan niệm với him. VM đừng có giở trò tiểu nhân đặt điều xuyên tạc tôi về KS và KKT.

Còn Vo Minh thì sao? Threads của LTP và abc mở ra để đăng bài Phật Pháp nguyên thủy thì bị VM vào châm chọc, khinh thị. Người ta copy bài vỡ của sư thầy giảng để chia sẻ với những ai thích tìm hiểu thì bị VM vào chê cười "copy and paste" mấy lần, rồi dùng những lời châm biếm. Chưa đã, VM lại vào thread bạn abc chê bai, cười cợt thầy TK, abc, và LTP về đạo lý nguyên thủy bằng cách bắt chước cách đặt câu hỏi theo phái thiền tông, rồi réo tôi vào. Có bao giờ LTP và abc vào thread của Vo Minh để chê cười hay chống báng về đương lối thiền tông của VM chưa?

Các phòng Tôn giáo ở diễn đàn VB là mở rộng cho mọi niềm tin, chẳng kỳ thị ai. Chính Vo Minh cũng có cái thread riêng để VM nói về niềm tin thiền tông của you, đâu có ai vào đó cấm cản hay phản đối không cho phép VM lên tiếng nói về thiên tông. Bản thân tôi, năm ngoái cũng chỉ vào lên tiếng có một lần về vấn đề Vo Minh đả kích, khinh rẻ những bạn đạo "copy and paste". Mà VM đâu phải chỉ nói một lần, mà là nhiều lần như vậy, nên tôi mới lên tiếng. Và tôi cũng chỉ nói về việc "copy and paste" mà thôi, đâu có lên tiếng phản đối VM nói về thiền tông trong thread của you. Nhưng lần này, VM năm lần bảy lượt vào threads của LTP và abc kiếm chuyện quậy phá thì tôi cuối cùng phải nói lên rõ ràng thực sự quan điểm của tôi về những lời dạy của đức Phật trong Giáo pháp nguyên thủy so với Thiền tông & Phật giáo đại thừa xuất xứ từ Trung Quốc. Và khi tôi nói, "VM và đồng chí giống như you", tức là ám chỉ những người chê bai, khinh thị Giáo pháp Nguyên thủy của đức Phật mà thôi. Vì tôi biết vẫn có những người theo thiền tông, nhưng họ tôn trọng đường lối của những ai theo đuổi học hỏi Phật pháp nguyên thủy như tôi, bạn LTP và abc.

Rồi bây giờ Vo Minh lại tiếp tục đặt điều dựng chuyện là diễn đàn Phật giáo nguyên thủy ở VB kỳ thị you. Không có diễn đàn riêng biệt nào cho Phật giáo Nguyên thủy ở VB này cả. Công nhận lời lẽ của VM biến hóa xoay trở bàn tay úp mở, xuôi ngược còn nhanh hơn đệ nhất cao thủ võ lâm.

Đây là post chửi lộn của tôi sau cùng với Vo Minh.

Bye.


Suytu ...  banana-skipping-rope-smiley-emoticon  Thôi cháu biến ...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c và dzọt ...  LOL-4


Becuoi



Krishnamurti’s teachings could perhaps be best defined as a profoundly anti-intellectual and extreme form of Zen. He did not describe it as Zen but anyone acquainted with the more anti-mind forms of Zen can see a clear parallel.

- Krishnamurti says that reincarnation is an invented theory produced by fear and that there is no reincarnation other than in the sense of being “born” into life again each day when we wake up.


- Krishnamurti says that cause and effect do exist but not in the sense of the Law of Karma, which he calls an invention of ignorance.



- Krishnamurti says that the Masters have no significance and are only projections of human belief.


- Krishnamurti says that the Bodhisattva Ideal is an irrelevant invention.



In “The Voice of the Silence” is this passage:

"For mind is like a mirror; it gathers dust while it reflects. It needs the gentle breezes of Soul-Wisdom to brush away the dust of our illusions. Seek O Beginner, to blend thy Mind and Soul.” (p. 26, original 1889 edition)

Early forms of Zen Buddhism had a similar view and promoted the daily practice of what they called “mirror-wiping meditation.” 


Later schools of Zen taught that the mind should not be “wiped” or “cleaned” but that it should be completely ignored and forgotten about and that attending in any way to the mind is hindering one’s enlightenment.



QUOTE="KKT aka LaughingHaHa, post: 133858, member: 16627"]

Thơ Thiền



鴈 過 長 空  

影 沈 寒 水

鴈 無 遺 跡 之 意

水 無 留 影 之 心



Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm





Nhạn bay ngang trời

Bóng chìm đáy nước

Nhạn không để lại vết tích (Ý)

Nước không lưu giữ bóng hình (Tâm)







[img=22x22][/img] [img=22x22][/img] [img=22x22][/img]



[Image: mail?url=https%3A%2F%2Fdiendanphatphap.c...UBemoA--~D]





Chú thích: Bài thơ này thường được biết là của thiền sư Hương Hải (1627-1715) đời Lê. Tuy nhiên giáo sư Lê Mạnh Thát phát hiện ra rằng tác giả bài thơ là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài (993-1064) bên Trung Quốc đời Tống.
[/QUOTE]

Reply
Tám

Tà ngữ là trạng thái tâm lý. Nhiều người nói tà ngữ là nói lời bậy bạ, là nói lời gian dối, là nói lời, là lời nói. Nhưng hiểu vậy là sai. Tà ngữ là trạng thái tâm lý nào đã khiến cho ta nói cái điều bậy bạ đó, khiến cho ta nói cái điều hại mình hại người đó. Gồm có nói dối, nói đâm thọc, nói ác độc và nói vô ích. Tại vì mấy cái này nó ở trong đầu của mình, làm sao mà nó nói được? Muốn nói phải có cái lưỡi, cái môi, cái răng, có cái miệng.

Hồi nhỏ tôi thấy nói dối là có tội, tôi hiểu vì đó là gạt người ta. Nói độc ác làm cho người ta chảy máu tim thì cũng hiểu được. Nói đâm thọc thì làm cho người ta tan nhà nát cửa thì tôi hiểu. Chứ còn nói vô ích tôi thấy đâu có gì mà ghê. Bất quá nó chỉ là tào lao thôi. Nhưng mà tới hồi tôi già rồi tôi thấy cái thằng nói vô ích đó nó độc thiệt. Bởi vì khi mà mình gặp nhau mà mình không có gì để nói là bắt đầu mình nói chuyện tào lao. Mà nói chuyện tào lao nó ra đủ thứ chuyện hết. Nói xấu người này, người kia, rồi bươi móc, thêu dệt - nó do cái "tám" mà ra. Một khi không còn chuyện để nói là mình nói bậy. Giống như khi không còn gì để ăn là hay ăn bậy. Mà không có gì đáng sợ cho bằng gặp nhau mà không có gì để nói vì nó sẽ nói bậy. Nó lôi hết người này người kia ra nó nói.

 Chưa hết. Cái này mới rùng rợn. Khi mà nói vô ích quá lâu đâm ra nghiện thì cái đầu của mình toàn là chuyện tào lao không. Cái người có đề tài nghiêm túc họ không có thích nói chuyện tào lao. Họ quý thời gian lắm. Còn cái người quỡn đến mức mà nói chuyện tào lao - tuy mình thấy nó hiền, nó đâu có gì đâu, nhưng mà sai - cái đầu nó rác không nên mới phun rác ra. Chỉ có tuyến lệ nó mới ra lệ. Chỉ có đường tiết niệu nó mới ra nước tiểu thôi. Chỉ có cái đầu vô ích nó mới ra lời vô ích. Có đúng vậy không? Nó lớn chuyện lắm. Chỉ có chỗ chứa tệ lắm thì mới phun ra được cái lời vô ích. Khi nào cái đầu anh toàn rác không thì miệng anh mới trào rác ra. Cho nên sắp nói chuyện tào lao thì tự hỏi lòng mình "Mình đang tu cái gì đây?"

SGN
Reply
Thành thật cảm ơn thì giờ quí báu của Bác abc! 

Thành thật Xin lỗi hỏi bác abc làm cho bác PHIỀN NÃO một lần chót:  

"Bác KHÔNG QUỠN thì bác abc vô đây TÁM có MẤT THÌ GIỜ QUÍ BÁU của bác không???"



Xin THỀ ĐỘC với supermodel! Ý quên superMod! Vô Minh KHÔNG QUỠN vào bất cứ tread nào nữa thì CHẾT NHĂN RĂNG!
[Image: suytu.gif] ...  [Image: green-banana-smiley-emoticon.gif]  Thôi cháu biến ...  [Image: face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c.png] và dzọt ...  [Image: LOL-4.gif]
Reply
(2021-03-03, 09:39 PM)Vo Minh Wrote: Thành thật cảm ơn thì giờ quí báu của Bác abc! 

Thành thật Xin lỗi hỏi bác abc làm cho bác PHIỀN NÃO một lần chót:  

"Bác KHÔNG QUỠN thì bác abc vô đây TÁM có MẤT THÌ GIỜ QUÍ BÁU của bác không???"



Xin THỀ ĐỘC với supermodel! Ý quên superMod! Vô Minh KHÔNG QUỠN vào bất cứ tread nào nữa thì CHẾT NHĂN RĂNG!
[Image: suytu.gif] ...  [Image: green-banana-smiley-emoticon.gif]  Thôi cháu biến ...  [Image: face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c.png] và dzọt ...  [Image: LOL-4.gif]

Mịa bà thằng khỉ khô này nói biến mà nó cứ chàng ràng tế ông nội cha nó hay sao á Shy

Reply
QUÁN NGHIỆP
Một trong năm cách đối phó với tâm hờn giận, thù ghét ai đó là ‘quán nghiệp’.
Quán chiếu rằng việc người đó nói và làm bậy bạ đối với mình đó là nghiệp bất thiện của họ và đó là quả xấu của mình. Mình đừng vì quả xấu này mà tiếp tục tạo thêm nhân xấu mới. Người đang tấn công mình đó là nghiệp xấu của họ, và chuyện mình bị tấn công đó là quả xấu của mình. Họ tạo nhân xấu là vì mình có quả xấu. Bây giờ mình đừng có vì cái quả xấu này mà tiếp tục tạo nhân xấu. 
Quán nghiệp là quán rằng mỗi chúng sanh ở đời này dầu muốn dầu không đều phải ra đi một mình, không mang theo được cái gì ngoại trừ một thứ duy nhất đó là nghiệp thiện ác mà mình đã tạo trong thuở bình sinh. Chuyện mình gặp nhau đây chỉ là tạm bợ thôi. Trái đất này chỉ là một hạt cát trôi nổi trong vũ trụ bao la và trăm năm trong kiếp người chỉ là một nháy mắt của dòng chảy thời gian miên viễn bất tuyệt. 
Trăm năm qua đi nhanh lắm. Ôn Làng Mai (HT Nhất Hạnh) năm nay đã 93 tuổi. Cách đây hai hôm ngài đã đặt chân xuống Huế. Ngài trở về Từ Hiếu tổ đình. Nghe đâu ngài đã quyết định tĩnh dưỡng tại đó cho đến cuối đời. Phải nói rằng HT đã trải qua 93 năm trong cuộc đời dâu bể đầy những buồn vui vinh nhục. Rồi cuối cùng thì sao? Cuối cùng HT cũng phải rút lui, trở về, nhường lại sân chơi phù du đó cho đàn hậu lai hậu tấn hậu học hậu sinh hậu bối… Ngài cầm lấy cái thiện ác mà ngài đã làm trong cuộc đời này để bắt đầu một cuộc hành trình mới. Nói như vậy có nghĩa rằng là cái chết không phải là dấu chấm hết như là ở vị A-la-hán. 
Ở kẻ phàm phu, cái chết chỉ là sự kết thúc của cái cũ và bắt đầu một cái mới. Chúng ta đã nghỉ chơi ở sân ga này và sửa soạn lên tàu để tìm về một sân ga khác, một bến bờ khác, một sân chơi khác, một cảnh giới khác một phương trời khác. Chỉ vậy thôi. Nhớ rằng ở sân ga này chỉ vài phút thôi thì chúng ta cần gì phải đôi co, phải hơn thua phải quấy với người tào lao mình xui mà gặp nhau. Không đáng. Một lát nữa tàu đến. Nó đi về đông mình đi về Tây mà. Còn dịp nào để gặp lại nhau. Trong khi đó, chỉ cần mình phải quấy với nó mình sẽ còn gặp nó dài dài. Nhớ câu này: còn ham phải quấy, còn ham thắng thua thì còn có dịp gặp lại nó. Còn nếu mình cứ nghĩ, không phải khơi khơi mà mình gặp kẻ đó đâu. Cũng là do cái nghiệp xấu nào đó của mình đẩy cho mình gặp đây. 
Trong kinh Phật dạy:
 “Kẻ thù hại kẻ thù, 
oan gia hại oan gia, 
không bằng tâm hướng tà 
gây ác cho tự thân.” 

Nói như vậy có nghĩa rằng không có một kẻ thù nào đáng sợ bằng chính lòng phiền não bất thiện của chính mình hết. Nếu kiếp xưa quí vị công đức đầy tràn thì bây giờ quí vị đã lên chín tầng mây thăm thẳm, làm sao gặp cái thứ tào lao này để nó làm phiền quí vị đây. Cũng do một nghiệp xấu nào đó bây giờ mình mới gặp nó để nó làm phiền mình, nó nói cho mình phiền, nó làm cho mình bực. Như vậy kẻ thù đáng sợ nhất trên đời này chính là bản thân cái phiền não của chúng ta. 

Quán nghiệp là quán như vậy đó, không phải ai hại ai, không có ai hại và ai bị hại. Vấn đề ở đây chỉ là chỗ làm việc của các tâm thiện và tâm ác mà thôi. Do có tâm thiện, đời sau sanh ra có được 6 trần như ý. Do có tâm bất thiện nó mới tạo cái nghiệp bất thiện nên đời sau sanh ra gặp 6 trần bất toại. Chỉ đơn giản như vậy. 
[Nghiệp ác là sáu căn biết 6 trần bằng tâm xấu, nghiệp thiện là sáu căn biết 6 trần bằng tâm lành. Nghiệp thiện tạo ra 6 trần như ý, nghiệp ác tạo ra 6 trần bất toại. Sáu căn biết 6 trần như ý, là hạnh phúc. Sáu căn biết 6 trần bất toại, là đau khổ.]

SGN
Reply
Quote:VM mời tôi vào thread của you. Vào làm gì? Tôi đâu si khờ đến nỗi để phí thời giờ mà vào đó nghe VM nói thánh nói tướng.



Ắt hẳn là những bạn hay thành viên VB đã, đang, và sẽ trao đổi với Vo Minh cảm thấy bị xúc phạm khi tôi viết chữ Si Khờ trên. Khi viết chữ đó, tôi nói muốn nói về cá nhân mình đã kinh nghiệm, đã trải qua một thời gian dài với những lập luận mà VM nói về đạo lý của him. Tôi chỉ nói về bản thân tôi mà thôi. Đúng ra, tôi nên viết là: "Những gì VM luận về đạo lý đó hiện thời không còn thích hợp với tôi nữa, tôi dùng thời gian để học hỏi, để làm những điều khác."

Cho tôi thành thật gởi lời xin lỗi đến các bạn đó, vì tôi đã thiếu cân nhắc khi dùng chữ Si Khờ như vậy.

I am sorry!

anatta
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
SỨC HÚT CỦA MỘT NGƯỜI PHẬT TỬ

Phải nắm vững giáo lý một cách căn bản thì mới yên tâm...


Hồi xưa, tôi gặp phật tử nghe pháp ít tôi cũng buồn, họ nghe pháp họ buồn ngủ tôi cũng buồn, còn bây giờ tôi đi dạy học tôi thấy nó ít quá hoặc là tôi thấy họ ngủ, họ học, họ nghe pháp mà ngáp quá, tôi nói "ngu cho chết luôn". Bây giờ tôi có cái hạnh, ngày xưa là tâm từ mong cho người ta được điều tốt đẹp, sau đó là tâm bi là xót xa khi thấy người ta học Đạo một cách chậm chạp, bây giờ qua đến tâm xả rồi "chết đi con" (cười). Bởi vì chúng tôi chỉ cần nghe ò e ò e.. là biết sắp có đám rồi. Tôi nói quý vị rùng rợn, cái người không học giáo lý mới khoái mời tụng kinh. Phật tử giỏi giáo lý còn lâu mới mời tụng kinh. Vì sao? Vì lúc họ còn sống họ đã giỏi giáo lý, học đã có tu tập, tiện thì họ mời còn không tiện thì không thành vấn đề, tùy duyên. Thấy má mất, má yếu chỉ nhắc má thôi, má còn sống má có học đạo, có hành đạo mà, má có cần con rước riêng vị nào về cho má gặp không, má nói "ờ" cần thầy nào rước một thầy đó về thôi, còn má nói “không, má muốn nghỉ ngơi thôi con”, thì thôi. Nó êm quá rồi. Còn đằng này cả hai má con đều mù tịt không biết gì hết, má lăn đùng ra mà mình lại có tiền, trong lúc đau khổ thương nhớ má quá là bắt đầu gọi phone, "hữu sự thì vái tứ phương"…



Giống như mình bị tiểu đường thì bác sĩ và bệnh viện họ lo cho mình, nhưng bản thân mình cũng có ít nhiều kiến thức. Mình cũng phải biết một chút về thế nào là glucose, thế nào là fructose, phải biết sơ sơ, sương sương, còn đằng này hoàn toàn mù tịt hỏng biết gì hết. Bác sĩ nói không được ăn ngọt và về mình tránh ngọt một cách cực đoan rồi nó buồn buồn, nó xỉu, nó chết queo luôn, không phải chết do dư đường mà do thiếu đường. Do cái tật ngu. Nuôi chó cũng phải đi học nữa, nuôi heo cũng phải học. Cho nên mỗi lần quý vị ngồi thiền, quý vị phải nhớ rằng mình phức tạp hơn con chó nên mình càng phải học. Cái cơ thể này mình muốn tập cho nó có cơ bắp mình phải có chút kiến thức, nói chi là cái tâm của mình, cái mind của mình nó là formless, nó không có hình dáng, mà nghĩ sao hành thiền mà không học giáo lý. Là sao? OK! Anh có quyền hy vọng, anh đổ hết cho thiền sư, có gì chạy lên hỏi thiền sư, mà anh quên một chuyện đâu phải thắc mắc nào của anh thiền sư họ cũng dành thời gian họ nói đâu.

Không biết giáo lý không biết lấy cái gì mà tu. Tôi rất đỗi không ưa cái chuyện đi tuyên truyền đức tin. Tôi không có quỡn làm việc đó. Tôi bắt người ta phải tin Tam Bảo, phải tin thầy chùa. No! Mà cái tôi muốn là gợi ý cho họ cách anh phải suy nghĩ như thế nào về Đức Phật. Tôi nói lại một lần nữa, Phật giáo thứ thiệt không có cần tín đồ đông. Phật giáo thứ thiệt là ánh sáng cho thế giới. Người ta cần ánh sáng người ta tìm đến chứ ánh sáng không có đi tìm cái người mà cần ánh sáng. Nếu mà nói đến chữ cần, thì Phật giáo sẽ tồn tại nhờ vào những người hiểu Đạo chứ không phải nhờ vào đám đông. Một rừng người mà không hiểu giáo lý thì chỉ góp phần chen lấn thôi. Tôi nói thiệt, cái sức hút của một địa phương, đối với tôi, sức hút thật sự là một người Phật tử thiết tha học Đạo, hành Đạo. Khi tôi gặp họ, họ có cái để hỏi tôi và tôi có cái để tôi nói cho họ, đó mới là sức hút...

Sư Giác Nguyên (giảng)
Reply
VẾT CHAI TRONG TÂM THỨC

Đạo Phật đề nghị chúng ta hãy sống tỉnh thức để luôn luôn phát hiện một cách kịp thời và cần thiết cho nên cái chữ “Phật”, nếu mình viết bằng tiếng Việt thì nó không có gì ghê gớm, nhưng mà nếu được viết và diễn đạt bằng tiếng Phạn thì chữ Phật (“Buddha”) có nghĩa là người thức tỉnh, người thức dậy từ một giấc ngủ gọi là Phật. Chữ Phật rất là hay, có nghĩa là thức tỉnh.

 Tại sao vậy? Vì thế giới chúng ta chỉ cần thiếu một chút thức tỉnh thì mình lập tức chìm sâu vào giấc ngủ. Giấc ngủ của cái gì? Giấc ngủ của những thành kiến, định kiến, biên kiến. Biên kiến là gì ta? Biên kiến là quan điểm A, quan điểm B gọi là biên kiến, biên là lề đó. Đạo Phật có quan niệm rất là hay, định kiến, thành kiến mình hiểu, Đạo Phật có từ “biên kiến” có nghĩa là cực đoan á, hoặc A, hoặc B trong khi đó còn có cái C nữa. Cho nên trong dã sử, trong một tài liệu không chính thống có người giới thiệu cho ông Ngô Đình Nhu một nhân vật để vào phủ tổng thống làm việc nhưng mà được giới thiệu là có “nhân thân rất là ok.” Ông Nhu ổng hít một hơi dài hỏi “Tại sao gọi là ok?” “Đây là người lý lịch rất là trắng, rất là sạch, không có đen.” Thì ông Nhu nói thế này: “Không đen chưa chắc trắng, vì nó còn cái xám.” Nó không đen chưa chắc là trắng bởi vì trên đời nó còn cái xám nữa, mà cái xám là cái rùng rợn nhất, tại vì là nó lấp lửng, người sợ đen thì thấy nó cũng ok, mà người thích trắng thì thấy nó cũng ok. Mà như vậy cái khả năng cảnh giác của chúng ta nó kém đi. Cái xám nó hại mình đó.

Đời sống có cái tỉnh thức để kịp thời, nhanh chóng phát hiện cái gì nó không có thực sự cần thiết để loại bỏ, cái gì cần thiết mình thêm vào. Cho nên, hiểu hết cái điều đó mới thấy, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến cái sức mạnh của cái gọi là program mà Ngài gọi là thường cận y duyên. Toàn bộ thế giới này nó là hành trình lặp lại của những thói quen lớn bé. Một suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần, một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần nó thành một thói quen và nó trở thành mentality, là personality của chúng ta. Từ tu hành là sự nhìn lại những thói quen ấy, chỉ vậy thôi. Thì ở đây chúng ta thấy trên thế giới này tất cả những thói quen được khởi đi từ hai cái: Do thích mà hình thành thói quen; Do ghét mà hình thành thói quen.

Chẳng hạn như, hai sinh viên ở trong ký túc xá, mà thằng Tèo nó cứ xài của nó mà nó không biết mua. Thì Thằng Tí hồi đầu nó mua về nó chất đống hai đứa xài chung, nó tưởng hết thì thằng nào mua cũng được, mà nó để ý ba tháng nay rồi, cứ hết giấy là nó phải mua, cuối cùng về sau nó bực quá, nó mua về thì xài xong nó đem cất, hiểu hông? Thì nó thành thói quen. Tới ngày thằng Tèo dọn đi, thằng Tí đi cầu xong cũng cầm cuộn giấy đi cất theo thói quen. Mà ai đã tạo nên thói quen đó ở thằng Tí? Thằng Tèo. Do cái tâm thức đối kháng khi sống với thằng Tèo, nó không biết điều. Nước rửa chén, giấy toa-let, xà bông, dầu gội đầu,… thằng Tèo biết xài mà không biết mua, thì thằng Tí hồi đầu nó bực, mà từ cái bực nó chuyển qua tâm thức đối kháng, mà tâm thức đối kháng đó chính là vết cứa, vết cứa nó lặp đi lặp lại nhiều lần thành ra là một vết chai. Mà vết chai đó thành ra dấu hằn trong tâm thức ngày nào nó không hay. Đến ngày thằng Tèo dọn đi thì nó theo quán tính mỗi lần đi cầu xong nó hốt giấy đi cất. Một ngày kia nó ngồi lại, ủa, nhà của mình mình cất làm gì ta? 

Mà tu hành là gì? Tu hành là nhìn lại. Tu hành là thấy rằng không cần cất cuộn giấy này nữa. Đó là tu. Hiểu không? Mỗi lần tôi định nghĩa rất là kỳ. Tu hành là thấy rằng không cần cất cuộn giấy này nữa, chứ còn không là nó cứ theo thói quen, thằng Tèo nó đã đi, nó đã chết mồ xanh cỏ, xương nó đã rải ngoài biển 18 năm mà cứ đi ị xong là cầm cuộn giấy cất. Mà nhà có mình mình như mồ hoang vậy đó, như nhà cứu hỏa mà đi cầu xong là hốt cuộn giấy cất, lý do là thằng Tèo nó đã để lại dấu hằn tâm thức. Gớm như vậy đó. Cho nên, mình phải cẩn thận với cái mình thích đã đành rồi, nhưng mà mình cũng nhớ, cái mà mình ghét nó độc tương đương.

Toàn bộ đời sống này, chạy theo hoặc là bị cuốn hút bởi một cái gì đó thì cái chạy theo và cái cuốn hút ấy để lại cho ta những dấu hằn, những vết chai, những lối mòn tâm thức. Nhưng mà với những thứ mình ghét, mình muốn tống khứ, muốn trốn chạy, muốn tẩy xóa thì cái đó nó cũng dễ dàng để lại những vết hằn, những vết chai trong tâm thức. Tu hành là nhìn lại những cái đó để tránh trường hợp mà người xưa nói là «đi lâu thành đường».

SGN
Reply
NGHIỆP ,  ĐIỀU GÌ XẢY KHI CHẾT,  CÁC CỎI GIỚI, LÀM SAO ĐỂ CHẾT TRONG TRẠNG THÁI BÌNH TÂM,  VÀ TÁI SINH VỀ NƠI TỐT ĐẸP HƠN
Mọi sự tác ý, cho dù là khéo léo hay vụng về, đều là nghiệp. Bất kỳ ý niệm hiền thiện hay bất thiện nào khởi sinh trong tâm đều là nguồn gốc của mọi tư tưởng, lời nói hay hành động. Thức (viññāṇa) khởi sinh do sự tiếp xúc ở một cửa ngỏ giác quan, rồi sự nhận biết và phân biệt (saññā – tưởng) đánh giá kinh nghiệm đó, cảm giác (vedanā – thọ) sinh khởi và một sự tạo tác nghiệp (saṅkhāra – hành) diễn ra.
Những tác ý tạo nghiệp này rất đa dạng. Một số giống như đường vẽ lên mặt nước, lập tức biến mất ngay sau đó. Một số khác giống như đường vẽ trên mặt cát, mờ nhạt đi sau một quãng thời gian. Một số khác nữa giống như vết khắc trên đá, tồn tại trong thời gian rất lâu. Nếu tác ý là hiền thiện, hành động sẽ hiền thiện và kết quả là lợi lạc. Nhưng nếu tác ý là bất thiện, hành động sẽ bất thiện và sẽ mang lại những hậu quả khổ đau.
Không phải tất cả nghiệp quả đều dẫn đến một đời sống mới. Một số quá cạn cợt đến nỗi chúng không tạo một kết quả đáng kể nào. Một số khác hơi sâu sắc hơn, nhưng sẽ bị xóa nhòa đi trong đời sống này và không mang theo vào đời sống tiếp theo. Một số khác nữa, khắc sâu hơn nữa, tiếp tục với dòng chảy của đời sống này rồi đi vào đời sống tiếp theo, và cũng có thể được nhân lên gấp nhiều lần trong đời này và đời sau.
Tuy nhiên, có rất nhiều nghiệp hữu (bhāva-kamma) hay hành hữu (bhāva-saṅkhāra), là những nghiệp dẫn đến tái sinh, dẫn đến một đời sống mới. Mỗi nghiệp làm khởi sinh một tiến trình hiện hữu và mang theo một trường lực hòa hợp với những xung động của một cảnh giới hiện hữu nhất định. Những xung động của nghiệp hữu đó và những xung động của cảnh giới (bhāva-loka) thu hút lẫn nhau và cả hai sẽ cùng hợp nhất theo các quy luật phổ quát về nghiệp lực.
Ngay khi một trong những nghiệp hữu này được tạo ra, “chuyến tàu của sự hiện hữu” được lôi cuốn về phía một trong 31 “đường ray” tại “ga chết”. Trong thực tế, những đường ray này chính là 31 cảnh giới hiện hữu: 11 kāma loka – cảnh giới thuộc cõi Dục (Dục giới, gồm 4 cảnh giới thấp và cảnh giới con người cùng với 6 cảnh trời cõi Dục), 16 rūpa-brahma loka – cảnh trời thuộc cõi Sắc (Sắc giới, nơi thân thể thanh tịnh vẫn tồn tại) và 4 arūpa-brahma loka – cảnh trời thuộc cõi Vô sắc (Vô sắc giới, nơi chỉ có tâm thức tồn tại).
Vào thời điểm cuối cùng của kiếp sống này, một hành nghiệp (bhāva-saṅkhāra) cụ thể sẽ khởi lên. Hành nghiệp này có năng lực dẫn sinh một đời sống mới, sẽ nối kết với những xung động của cảnh giới có tương quan. Ngay vào thời điểm chết, tất cả 31 cảnh giới hiện hữu đều mở ra. Hành nghiệp [cuối cùng] khởi lên sẽ quyết định “đường ray” nào “chuyến tàu” chạy tiếp. Cũng giống như việc chuyển dịch con tàu vào một đường ray, năng lực của nghiệp tạo một sức đẩy khiến dòng tâm thức đi vào đời sống kế tiếp. Chẳng hạn như, một hành nghiệp của sân hận hay ác ý, với các đặc tính là nóng nảy, bực dọc, sẽ nối kết với một cảnh giới thấp nào đó. Tương tự, một hành nghiệp như mettā (tâm từ, lòng bi mẫn), có những xung động an hòa, dịu mát, chỉ có thể nối kết với một cõi trời. Đây là quy luật tự nhiên, và những quy luật này vận hành quá hoàn hảo đến mức không bao giờ có bất kỳ sai sót nào. Tất nhiên, phải hiểu rằng không có hành khách nào trên “chuyến tàu”, ngoại trừ năng lực của hành nghiệp đã tích lũy.
Nói chung, vào thời điểm chết, một hành nghiệp mãnh liệt nào đó sẽ khởi lên. Đó có thể là thiện hoặc bất thiện. Chẳng hạn như, nếu một người trong đời này đã giết cha hay giết mẹ, hoặc giết một vị thánh, thì ký ức về sự kiện đó sẽ khởi lên vào thời điểm chết. Cũng theo cách đó, nếu một người đã tu tập phát triển thiền định sâu xa thì trạng thái tâm tương tự như [trạng thái thiền định] sẽ khởi lên.
Nếu không có hành nghiệp nào mãnh liệt như thế, thì một nghiệp có cường độ nhẹ hơn sẽ khởi lên. Bất kỳ một ký ức nào được khơi dậy đều sẽ hiện hành như một nghiệp. Người ta có thể nhớ lại một nghiệp lành như cúng dường thức ăn lên một vị thánh, hoặc một nghiệp xấu ác như đã làm tổn hại ai đó. Những hồi ức về các nghiệp trong quá khứ như thế có thể khởi lên. Nếu không, những đối tượng liên quan đến các nghiệp ấy có thể khởi lên, như đĩa thức ăn đã mang cúng dường hoặc loại hung khí đã dùng để hại người. Những điều này được gọi là nghiệp tướng (kamma-nimitta – những dấu hiệu, hình ảnh).
Hoặc cũng có thể một dấu hiệu hay biểu tượng của đời sống tiếp theo sẽ hiện ra. Đây gọi là nghiệp triệu (gati-nimitta). Những nghiệp triệu này tương ứng với cảnh giới mà dòng chảy [tâm thức] được lôi cuốn đến. Đó có thể là mùi hương của một cõi trời, hoặc có thể là cảnh giới súc sinh. Người sắp chết thường trải nghiệm một trong những dấu hiệu này như điềm báo trước, giống như ngọn đèn pha của con tàu chiếu sáng lên đường ray phía trước. Những xung động của các nghiệp triệu này tương đồng với những xung động của cảnh giới tái sinh.
Một thiền sinh Vipassana tu tập tốt có khả năng tránh được những con đường dẫn đến các cảnh giới thấp. Người ấy hiểu rõ các quy luật tự nhiên và tu tập để sẵn sàng cho cái chết đến bất cứ lúc nào. Nếu là người đã lớn tuổi thì càng có lý do để duy trì sự tỉnh thức trong mọi giây phút.
Chúng ta nên chuẩn bị những gì? Chúng ta thực hành Vipassana bằng cách duy trì sự bình tâm đối với bất kỳ cảm xúc nào khởi sinh trong cơ thể, do đó dứt trừ được thói quen phản ứng với các cảm giác. Như vậy, tâm thức vốn thường tạo tác những hành nghiệp xấu ác mới, giờ đây phát triển được thói quen bình tâm.
Vào thời điểm cận tử, có rất nhiều khả năng người ta phải chịu đựng những cảm thọ cực kỳ khó chịu. Già, bệnh và chết đều là đau khổ (dukkha), do đó thường tạo ra những cảm thọ khó chịu rõ rệt. Nếu ta không thuần thục trong việc quan sát những cảm giác này với sự bình tâm, ta rất có thể sẽ phản ứng bằng sự lo sợ, tức giận, buồn rầu hay bực dọc, tạo cơ hội cho những hành nghiệp có xung động tương ứng khởi sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp những thiền sinh tu tập đã có công phu cao, họ có thể nỗ lực để tránh không phản ứng với những cảm thọ cực kỳ đau đớn bằng cách duy trì sự bình tâm vào thời điểm chết. Như vậy, ngay cả những hành nghiệp liên quan nằm sâu trong vô thức cũng sẽ không có cơ hội sinh khởi.
Vào thời điểm chết, một thiền sinh sẽ rất may mắn nếu có được những người thân hay bạn hữu thực hành thiền Vipassana bên mình và tạo ra những xung động từ ái lợi lạc, có thể hình thành một bầu không khí Chánh pháp an bình, tránh khỏi những sự than khóc, buồn rầu đau đớn.
Một người bình thường sẽ duy trì trạng thái sợ hãi, thậm chí là kinh khiếp vào thời điểm chết, và như thế sẽ để cho những hành nghiệp sợ sệt hiện hành. Cũng vậy, những đau buồn, khổ sở, phiền muộn, thất vọng… và nhiều cảm giác khác có thể khởi sinh khi nghĩ đến việc phải chia lìa với những người thân yêu, và những hành nghiệp liên quan sẽ khởi sinh, chế ngự tâm thức.
Bằng cách quan sát mọi cảm giác với sự bình tâm, một thiền sinh Vipassana làm suy yếu những hành nghiệp này để chúng không sinh khởi vào lúc chết. Sự chuẩn bị thực sự cho cái chết chính là phát triển một thói quen liên tục quan sát các cảm thọ hiện hành trong thân và tâm, với sự bình tâm và với sự hiểu biết về lẽ vô thường.
Vào thời điểm chết, thói quen mạnh mẽ của sự bình tâm sẽ tự động khởi lên và “chuyến tàu hiện hữu” được chuyển vào “đường ray” dẫn đến một kiếp sống mới có điều kiện để thực hành thiền Vipassana. Bằng cách này, chúng ta tự cứu mình khỏi việc tái sinh vào những cảnh giới thấp và sinh về một trong những cảnh giới cao hơn. Bởi vì Vipassana không thể thực hành ở những cảnh giới thấp nên điều này rất quan trọng.
Đôi khi một người không tu thiền cũng đạt được tái sinh tốt đẹp nhờ sự hiện khởi vào lúc chết của một hành nghiệp hiền thiện, chẳng hạn như sự bố thí hào phóng, đức hạnh hay những phẩm tính hiền thiện mạnh mẽ khác. Nhưng thành tựu đặc biệt của một thiền sinh Vipassana vững chãi là tái sinh về một cảnh giới có thể tiếp tục tu tập thiền Vipassana. Như vậy, bằng cách dần dần giảm bớt những hành nghiệp đã tích lũy, chúng ta rút ngắn được cuộc hành trình hiện hữu và sớm đạt đến mục tiêu giải thoát hơn.
Chúng ta gặp được Chánh pháp trong đời này là nhờ vào những công đức lớn lao đã làm trong quá khứ. Hãy làm cho kiếp người này được thành tựu bằng cách thực hành thiền Vipassana, để khi cái chết đến thì tâm thức ta hoàn toàn bình thản, nắm chắc được một tương lai tốt đẹp.
—S. N. Goenka
Bài viết được trích từ cuốn Nghệ Thuật Chết – The Art Of Dying – Thiền Sư S.N. Goenka và nhiều tác giả.
https://thienvipassana.net/nghe-thuat-ch...slt-fpDGvU

ps: hồi đó có gặp sư Viên Minh và hỏi làm thế nào để đời sau kiếp khác gặp được chánh pháp , mà sư không trả lời , chỉ nói sang thế nào là chánh pháp
Reply
LY DỤC
Sư Giác Nguyên 

Ly dục có 3, ly dục bằng giới, ly dục bằng định và ly dục bằng tuệ.

Ly dục bằng giới Không để cho thân nghiệp, khẩu nghiệp của mình sa đà trong cái mình thích. Thí dụ như không ăn chiều, không rượu chè, không tà dâm, không ca vũ nhạc kịch, không sử dụng nữ trang, mỹ phẩm, không dùng giường cao chiếu rộng, quần là áo lụa, chăn êm nệm ấm. Tất cả những cái đó là ly dục bằng giới. Mà ly dục bằng giới nó chỉ giải quyết một ít vấn đề của thân và khẩu thôi. Ở đây Đức Phật Ngài dạy phải đi một bước nữa là ly dục bằng định.

Ly dục bằng định Rốt ráo hơn một tí. Có nghĩa là vấn đề ở đây không phải là mình tránh những cái bị cấm trong bát giới thôi, đối phó với lòng dục mà còn nhờ vào bát giới là còn kém. Mình phải đối phó với lòng dục ở mức cao hơn. Đó là đối phó với 6 căn. Bởi vì một người giữ bát quan trong sạch thì đúng là họ không có hành dâm, không có uống rượu, không có ăn sái giờ, không ca vũ nhạc kịch, không có phấn son nữ trang mỹ phẩm, không giường cao chiếu rộng, quần là áo lụa, chăn êm nệm ấm, đúng, nhưng cặp mắt của họ cũng còn thích ngắm hoa, tai họ còn thích nghe tiếng thác đổ, suối chảy, chim hót, lá reo. Nhưng người thu thúc lục căn thì luôn luôn biết rõ nghe chỉ là nghe không có gì nữa, chạm chỉ là sờ chạm không có gì ngoài ra nữa, mùi chỉ là mùi không phân biệt mùi gì chỉ biết mũi đang ngửi mùi là đủ rồi. Đó chính là thu thúc lục căn. Thì thu thúc này mới là rốt ráo. Nhưng mà đủ chưa? Chưa. Bởi vì thu thúc lục căn mà qua định là qua sự tập trung tư tưởng. Anh tập trung vào cái đề mục nào đó để cho 5 căn kia của anh nó đóng lại thì gọi là ly dục bằng định. Ly dục bằng định giống như đứa bé kiêng ngọt, nó không dám chạm tay vô bánh vô kẹo vì sợ bị la. Ở đây nó xài tới sự khiêng cưỡng. Nghĩa là sự kiêng tránh nhưng không có triệt để, không có dứt khoát, mà ở đây nó nhờ đến sự gồng mình. Một đứa bé nó kiêng ăn kẹo, hoặc có người muốn dành thì giờ thi tú tài họ đành phải cạo cái đầu không dám ra đường để dồn hết thời gian luyện thi tú tài, thí dụ như vậy. Thì phải hiểu là không có bằng ly dục bằng tuệ.

Ly dục bằng tuệ Là anh không phải đóng cửa mà là anh nhận thức nó rõ ràng nó là cái gì. Ly dục bằng tuệ quán là anh thấu suốt vấn đề nó khác. Tại sao người lớn kiêng ăn ngọt vào ban đêm? Nếu lúc đó bụng mình trống mà dùng đồ ngọt thì nó chỉ thêm cái chua cho bao tử thôi. Còn bụng không bị trống thì ăn ngọt vô mắc công đi đánh răng, chưa kể khi mình nằm ngủ mình không vận động để tiêu thụ năng lượng thì cái đường đó nó vô chỉ có hại cho mình thôi, nó chỉ là nền cho bệnh đái tháo đường thôi. Khi mình hiểu như vậy, mình biết thêm là mình thích ăn ngọt chẳng qua vì khẩu dục thôi, chứ còn đồ ngọt 90% nó không cần thiết cho cơ thể mình và nó chỉ có hại thôi. Nó chỉ đã cái miệng mình là vừa cái khẩu dục thôi. Khi mình hiểu được những cái như tôi vừa nói, mình không ăn ngọt bằng cái nhận thức chứ không phải bằng sự khiêng cưỡng như một đứa bé mà nó cữ ngọt.

Ly dục bậc hạ là ly dục bằng những giới cấm. Bậc trung là bằng sự tập trung tư tưởng để đóng cửa không cho mấy căn buông lung bay nhảy. Nhưng đến ly dục bằng tuệ là anh ly dục bằng sự nhận thức. Tôi đã nói rất nhiều lần, tuệ học chủ yếu là chánh niệm và trí tuệ. Nhưng mà trước khi anh bắt đầu đời sống chánh niệm anh phải có học giáo lý. Cái đầu anh chưa đủ để anh biết anh là ai, anh ở đâu anh tới, vì vậy anh phải nhờ tới lời Phật dạy.

Phật dạy rất rõ, trước khi ly dục phải hiểu dục là cái gì? Dục là chạy theo cái mình muốn. Mà ở đâu nó ra cái muốn đó? Cái muốn của người này không giống với cái muốn của người kia, không thể nào giống được hết. Anh em một nhà một cha một mẹ mà còn không giống nhau. Vì sao vậy? Vì tiền nghiệp, vì khuynh hướng tâm lý và vì môi trường sống. Môi trường sống của 2 anh em có thể giống nhau nhưng khuynh hướng tâm lý nhiều đời, tiền nghiệp, nhiều kiếp không thể giống nhau. Chính vì khuynh hướng tâm lý và tiền nghiệp không giống nhau nên sở thích không giống nhau. Và hễ sở thích không giống nhau thì cái mình thích và cái mình ghét cũng không giống nhau. Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống làm cho cái thích và cái ghét của mình không giống nhau.

Thêm nữa, chính vì nó không giống nhau cho nên hạnh phúc và đau khổ của 2 người không giống nhau. Tôi hạnh phúc vì tôi là con gái, tôi rất là thích quần là, áo lụa, nữ trang, mỹ phẩm, dầu thơm, giày dép, xách tay, bóp đầm, chính vì có được vậy nên tôi mới hạnh phúc. Nhưng thằng Tèo là con trai nó thích có chiếc mô tô, đôi giày thể thao, nón bảo hiểm, hoặc nó thích chiếc xe đạp cuộc của Pháp sườn bằng titan nhẹ tưng nhấc lên bằng 2 ngón tay, rồi nó muốn có một cái ba lô hàng hiệu thật là đắc tiền, thật sành điệu thời thượng, thật là thời trang, vì nó là con trai nên nó muốn một cái đồng hồ thật là ngầu, dầy, to, nút không, nó mới quạo, thí dụ như vậy. Chính vì đứa trai, đứa gái nó thích khác nhau, cho nên cái ghét của 2 đứa cũng không có giống nhau. Chính vì thích và ghét không giống nhau cho nên đứa con gái khi nó gặp cái nó thích thì nó hạnh phúc mà khi gặp cái nó ghét nó bị đau khổ. Đứa con trai cũng vậy, khi nó gặp cái nó thích thì nó hạnh phúc mà khi nó phải chịu đựng cái nó ghét thì nó đau khổ.

Như vậy muốn ly dục mình phải hiểu thích là cái gì trước đã. À! Thì ra do tiền nghiệp nên cái thích của mình không giống nhau. Có loài nó thích ăn thịt sống máu tươi, có loài nó thích ăn rau trái củ quả, có loài thích ăn chiên xào nấu nướng, có loài nó thích ăn côn trùng. Đó là trong thế giới sinh vật nói chung. Còn trong thế giới loài người thì giới tính, trình độ văn hóa, sắc tộc, đất nước, xứ sở, nền tảng văn hóa, xã hội, học thức, tất cả những chi tiết đó nó cộng lại làm thành cái nền tảng chung để cho ta thích và ghét không giống nhau. Từ chỗ có được cái mình thích và phải chịu cái mình ghét dẫn đến đau khổ và hạnh phúc cũng không giống nhau.

Muốn ly dục phải hiểu như vậy đó thì mới thấy chán. Cũng hình hài đó mà có lúc thích lúc không, cũng nơi chốn đó mà có lúc thích lúc không, cũng món đồ đó mà mình lúc thích lúc không, cũng khí hậu thời tiết đó mà mình có lúc thích lúc không. Như vậy mình thấy rõ ràng những cái mình thích không phải là hằng số bất biến, những giá trị vĩnh hằng mà nó là cái gì đó rất là tương đối, rất là tạm bợ, rất là bất toàn, bất trắc.
Đạt tới cái tiếp theo đó là ly dục cao hơn là ly dục bằng thiền định. Học giáo lý xong chưa đủ, phải nghiền ngẫm thấm thía, rồi phải biết bỏ đi những gì không cần thiết để hướng tới chuyện khác cao hơn đó là thích đời sống thiền định tức là trình độ ly dục bậc 2. Khi Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất trong tam giới này là họ chỉ đạt được trình độ ly dục bậc 2 thôi. Đó là giỏi nhất, chứ không thể ly dục bằng trình độ bậc 3 được. Ly dục bằng tuệ quán chỉ có Chư Phật thôi. Khi các Ngài ra đời các Ngài dạy cho người ta. Chư Phật độc giác tự mình làm được chuyện đó nhưng không có dạy cho ai được, chỉ có chánh đẳng giác tự mình có thể làm được và dạy cho người khác. Cho nên khi mà Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất chỉ có khả năng ly dục bằng thiền định thôi. Mà đó là một số rất là ít, một phần tỷ hoặc là một phần nhiều tỷ tức là hàng tỷ chúng sanh mới có một chúng sanh đắc thiền.

Cho nên đa phần nghiệp dắt vào đâu thì vùi đầu đam mê trong đó. Đây là câu mà quí vị phải thuộc lòng ngoại trừ những bậc biết vượt thoát khỏi lối mòn tâm thức. Đa phần chúng sanh là nghiệp dẫn vào đâu thì gục mặt cắm đầu ở trong đó để mà đam mê. Mình làm con người thì mình có những đam mê chết bỏ của con người. Mình nhìn thấy những loài côn trùng chuột bọ rắn rít chui rúc ở trong đống rác ống cống mình gớm chết được. Nhưng nếu kiểu sống của mình mà bất thiện nhiều quá thì mai này mình trở xuống dưới ống cống hầm cầu đống rác thì mình có thể nói là mình tận hưởng hương và vị ở đó một cách cực kỳ tâm đắc. Đa phần chúng sanh lúc nhúc loi nhoi ở cảnh giới sa đọa, là vì chúng sanh chỉ sống theo nghiệp dắt mình đến đâu là vùi đầu gục mặt đến đó. Chỉ có một số rất ít, một trên nhiều tỷ biết chán dục.

Chán có nhiều cách. Kiểu chán rồi tu thiền để về phạm thiên, thì số này hiếm. Còn có nhiều người họ tưởng là họ chán nhưng mà không phải. Thí dụ như có gia đình mà bà vợ tệ quá, ông chồng tệ quá, hoàn cảnh kinh tế gia đình tệ quá, đời sống trong một xóm lao động gì mà tầm bậy tầm bạ, dân nhậu nhẹt, chích hút, gái điếm ... Sống trong bối cảnh thấp kém đâm ra mình chán rồi mình tưởng mình đã ly dục. Sai. Thử bây giờ có ai đó nắm tay mình dắt mình về cái khách sạn 5 sao tắm rửa sạch sẽ, giao cho mình một tài khoản 1 triệu đô la. Lúc đó bao nhiêu hồng nhan mỹ nữ tập trung chung quanh mình, chăm sóc phục lụy thờ phụng mình thì lúc đó mình sẽ nhìn thế giới này nó ra làm sao? Khó lắm. Cho nên là mình phải nói do khuynh hướng tâm lý và tiền nghiệp của chúng sinh mà mỗi người được nghiệp đưa về cái phương trời nào. Có một điều là khi mà chúng ta đã vùi đầu ở trong một thế giới nào rồi thì chúng ta ra không nỗi. Khó ra lắm! Rồi có nhiều anh tưởng mình ly dục "Sao tôi chán đời quá sư ơi. Sao tôi nghe sư nói ly dục, ly dục tôi đâu có cần tu hành đâu sao tôi cũng chán?". Nãy tôi mới nói đó, miệng nói chán nhưng nếu ai đem vô khách sạn cho tiền mình là mình hết chán hà. Không phải dễ đâu.

Ly dục ở đây phải do nhận thức thì nó vững chải hơn, chứ còn ly dục mà chỉ do sự khiêng cưỡng, do hoàn cảnh thì cái đó xài không được, nó không có bền. Cho nên bước tiếp theo tỳ kheo phải biết lìa dục để tu tập thiền định, xa hơn nữa là phải có được hứng thú trong tuệ quán. Sẽ có một ngày vị tỳ kheo thấy rằng có đi về cảnh nào cũng vậy thôi. Từ cõi người cho đến cõi dục thiên, phạm thiên sắc giới, rồi vô sắc giới, cuối cùng chung cuộc mình đi về đâu? Nó cũng là sự quẩn quanh thôi. Cho nên vị đó mới có đủ hứng thú để tu tập tuệ quán. Tu tập tuệ quán đây không phải là để tìm những phút an lạc hiện tiền tuy đúng là nó có một phần như vậy. Hễ tu tập tuệ quán thì an lạc hiện tiền, nhưng cái mà vị này hướng đến còn cao hơn nữa. Đó chính là sự lìa bỏ vĩnh viễn cái hiện hữu của mình, không tiếp tục có mặt nữa.

Tôi nói hoài: Hôm nay các vị có tí tiền, tôi biết, vì nếu mà các vị không có tiền, không có sức khỏe thì làm sao các vị có điều kiện để vào đây nghe? Không, tôi không tin. Bây giờ các vị phải đi đạp xích lô, phải đi bán vé số, phải đi bán hàng rong, bán kẹo kéo, ai tốt giọng thì vừa bán vừa hát, giờ này phải quần quật ở hàng quán, đêm hôm mưa gió ráng đi bán cho hết xấp vé số, bán hết rổ bánh cam, bánh còng, hết cái thùng bánh giò thì hơi sức đâu mà các vị vào đây để mà nghe pháp? Hôm nay các vị có thời gian mà ngồi nghe live trực tiếp như thế này tôi cũng tin là các vị ít nhiều cũng có điều kiện các vị mới vào đây, nhưng mà khổ một nỗi là kêu tu tập tuệ quán thì phải xét lại. Bởi vì có người họ chán đời quá, mệt mỏi quá thì cũng muốn có chỗ để sống chánh niệm, sống chậm lại, nhưng rồi thì sao? Nếu anh không hiểu rằng anh là ai, tại sao anh phải tu tập tuệ quán? Cứu cánh cao nhất mà anh hướng đến là cái gì? Sẽ có một ngày khi sự buồn chán qua đi, anh sẽ quay trở về con người cũ của anh.

Cái quan trọng ở đây là đạo Phật không có kêu mình chán đời, không nói mình chán hay đam mê, mà nói mình phải nhìn rõ vấn đề. Phải thấy rõ vấn đề thì tự nhiên anh mới biết là mình tiếp tục nên thích hay không nên thích. Chẳng hạn như trong rất nhiều bài kinh Đức Phật dạy "Này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán, thật là vừa đủ để xả ly". Tại sao Ngài nói như vậy? Vì trước đó là Ngài đã kể cái gì đó cho mình nghe rồi. Ngài kể câu chuyện xưa xong rồi Ngài kết thúc, trong bổn sanh có ghi rõ Thế Tôn mỗi lần kể một câu chuyện quá khứ Ngài thường kết thúc bằng thời pháp về 4 đế mà Ngài Minh Châu nói là bài pháp thoại về 4 sự thật, tức là về 4 đế. Cứ mỗi lần kể xong chuyện quá khứ, nhận diện bổn sanh là trong kiếp đó người nào đó trong kiếp đó là ai và kết thúc bằng pháp thoại về 4 đế "Này các tỳ kheo, này đại chúng, tất cả những buồn vui đó trong quá khứ đều là khổ đế hết. Và những buồn vui ấy đều có được từ niềm đam mê của chúng ta trong cuộc đời này. Từ niềm đam mê ấy chúng ta mới làm ra các nghiệp thiện ác, từ các nghiệp thiện ác ta mới có sự buồn vui sướng khổ. Cho nên mọi hiện hữu trên đời này đều là khổ. Niềm đam mê nào trong khổ cũng là tập đế, mọi thứ đều là khổ đế. Muốn hết khổ thì phải lià bỏ tập đế trong khổ đế". Khi Đức Phật kết thúc mỗi câu chuyện bằng một pháp thoại ngắn như vậy thì đó là thời điểm rốt ráo để cho người ta chứng đạo, luôn luôn là như vậy. Và cuối cùng Ngài mới nói "Này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Vì dòng luân hồi nó chỉ quẩn quanh trong khổ tập, khổ tập, khổ đế, tập đế. Vì đam mê trong mọi thứ nên mới có mặt chỗ này chỗ kia, do có mặt chỗ này chỗ kia nên mới thích cái này cái nọ, do thích cái này cái nọ mới tạo các nghiệp thiện ác. Do các nghiệp thiện ác nên tiếp tục sanh về chỗ này chỗ kia. Mà hễ sanh về chỗ này chỗ kia là thích cái này cái nọ, do thích cái này cái nọ nên mới tạo các nghiệp thiện ác. Do tạo các nghiệp thiện ác nên mới đi về chỗ này chỗ kia, do đi về chỗ này chỗ kia mình lại tiếp tục thích cái này cái nọ...." Nó cứ lòng vòng, lòng vòng:
Trời mưa trời gió xạc xào, có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa,
Xạc xào trời gió trời mưa, có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào.
Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.
Reply
Vì sao phải hiểu Lý duyên khởi

Người cầu đạo giải thoát không thể bỏ qua việc tìm hiểu giáo lý Duyên khởi. Bởi qua đó , dầu chưa là thánh nhân ta cũng có thể tháo gỡ được nhiều Tà kiến và Nghi hoặc, tránh việc kéo dài thời gian vô ích trên hành trình tu học . Và để nhận thức đúng mức giáo lý này , chúng ta phải lưu tâm đến 4 khía cạnh:

1_Ekattanaya: Sự nhận thức về tính chất Đồng Nhất của các Duyên khởi. Thế nào là sự Đồng Nhất ? Phàm bất cứ ở không gian và thời gian nào, dòng Duyên khởi vẫn cứ nối tiếp nhau diễn hoạt trên hai thể tánh Sanh Diệt . Cái này thừa tiếp cái kia, cái kia kế tục cái nọ , liên tục vô gián . Thấy được vậy là quán triệt thấu đáo tính Đồng của các Duyên khởi .

2-Nànattanaya: Sự nhận thức được tính chất Dị biệt của các Duyên Khởi . Thế nào là Dị biệt ? Ở đây, dù luôn tiếp nối nhau sinh diệt nhưng mỗi Duyên khởi cũng chẳng giống nhau . Lý hội được điểm này là thấy được tính chất Dị biệt của các Duyên khởi 

3- Abyyàpàranaya:Sự nhận thức về bản chất Tuỳ duyên và Vô ngã của dòng Duyên khởi . Thế nào là Tuỳ duyên và Vô ngã ?Ở đây danh sắc tức ngũ uẩn của chúng sanh lúc nào cũng theo tự tánh mà sanh diệt trên quy luật vận hành cố hữu của vạn pháp . Điều này hoàn toàn không do một năng lực ngoại lai nào chi phối , tác động cả . Hiểu được vậy là đã quán triệt được thể tính Như nhiên bất khả điều sử của nguyên lý Duyên khởi.

4- Evam- dhammatànaya: Sự nhận thức về tính chất Như Như Cố Hữu trong nguyên lý Duyên khởi . Thế nào là như như cố hữu ? Ở đây , trong lý Duyên khởi ,  các pháp diễn biến trên một quy luật bất di bất dịch là nhân nào quả nấy , quả nào nhân nấy, như chỉ có Vô mình mới tạo ra Hành và Hành  chỉ lấy Vô minh làm nhân tác động. Đó là luật tắc cố  hữu bất khả tư nghì.
Nhờ thấy được tánh Đồng (Ekatta)  của các Duyên Khởi , bậc hiền giả đình chỉ Đoạn Kiến (Ucchedadiṭṭhi) và Vô Hữu Kiến ( Natthikadiṭṭhi) bởi sự tiếp nối của các uẩn đã trở nên quá rõ ràng dưới mắt họ và vấn đề tái sanh luân hồi cũng trở nên dễ chịu hơn 

Do thấy được tánh Dị ( Nānatta) của Ngũ uẩn tức các Duyên khởi nên bậc hiền giả dứt trừ được Thường Kiến (Sassatadiṭṭhi) . Bởi vì qua nhận thức đó , người ta sẽ phát hiện ra các biến tướng sinh diệt của danh sắc : Cái này sanh, cái kia diệt , cái nọ sanh , cái  kia diệt . Ở đây không có một thứ gì miên viễn bất hoại . Và với nhận thức này , Thường Kiến không còn lý do để tiếp tục có mặt .

Bằng vào nhân duyên tương ứng , Ngũ uẩn sanh lên rồi cũng do nhân duyên mà ngũ uẩn biên diệt. Điều đó hoàn toàn nằm dưới sự chỉ phối của Tam tướng. Thử hỏi trong sự thức ngộ này , Thượng đế sáng tạo chủ hay một bản ngã đầy quyền năng nào đó làm sao lại có chân đứng trong lòng một người hiểu đạo !

Nói tóm lại giáo lý Duyên khởi luôn đem lại cho người Phật tử một tri kiến chính chắn về vấn đề nhân quả, nghiệp lý đồng thời cũng giúp vị này chấm dứt những quan niệm sai lầm về các pháp mà trong đó Thừơng kiến và Đoạn kiến là đại diện .
Các pháp hữu vi luôn diễn biến sinh diệt theo quy trình sẵn có từ vô thuỷ. Thế giới này mất đi , một thế giới khác mới mẻ lại được hình thành . Khơi thủy của vòng tuần hoàn bất tận này là một điều  không thể quan niệm bằng cách nghĩ thông thường của người đời . Và con đường này chỉ có được khi mà chúng ta thấu đáo được nguyên lý Duyên Khởi . Không bao giờ có chuyện một người chứng ngộ đạo quả lại chẳng biết gì về lý Duyên khởi .

Sư Giác Nguyên
Reply
(2021-06-26, 10:07 PM)abc Wrote: Vì sao phải hiểu Lý duyên khởi

Người cầu đạo giải thoát không thể bỏ qua việc tìm hiểu giáo lý Duyên khởi. Bởi qua đó , dầu chưa là thánh nhân ta cũng có thể tháo gỡ được nhiều Tà kiến và Nghi hoặc, tránh việc kéo dài thời gian vô ích trên hành trình tu học . Và để nhận thức đúng mức giáo lý này , chúng ta phải lưu tâm đến 4 khía cạnh:
...

Sư Giác Nguyên

LTP đang chậm chạp lê từng bước học 12 Nhân Duyên qua lời giảng của Sư Silananda. 

Bài của Sư Giác Nguyên khuyến khích LTP tiếp tục học cho thấu đáo.

Cheer
Reply
(2021-06-27, 09:13 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP đang chậm chạp lê từng bước học 12 Nhân Duyên qua lời giảng của Sư Silananda. 

Bài của Sư Giác Nguyên khuyến khích LTP tiếp tục học cho thấu đáo.

Cheer

Bạn LeThanhPhong,

Tôi góp ý là nếu bạn muốn đọc lý duyên khởi của sư Silananda cho dễ dàng hơn, thì nên đọc sơ về Thắng Pháp (VDP) để hiểu chút căn bản. Mấy năm trước, lần đầu tiên tôi biết bài Lý Duyên khởi 12 Nhân duyên này, thì tôi chưa biết đến VDP, nhưng tôi cũng cứ đọc trọn bài lý Duyên khởi, chỉ hiểu được chút chút thôi. Vì muốn hiểu lý Duyên khởi kha khá hơn, đúng đắn hơn, nên tôi đã dành thời gian để đọc VDP. Sau khi hiểu sơ về căn bản đại khái của VDP thì tôi đọc lại bài lý Duyên Khởi 12 Nhân duyên của sư Silananda thì thấy mình hiểu được gấp mấy lần hơn trước kia, và giúp ích tôi tháo gỡ những nghi vấn và hiểu thêm nhiều điều khác về giáo pháp Nguyên thuỷ của đức Phật.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2021-06-27, 09:35 AM)anattā Wrote: Bạn LeThanhPhong,

Tôi góp ý là nếu bạn muốn đọc lý duyên khởi của sư Silananda cho dễ dàng hơn, thì nên đọc sơ về Thắng Pháp (VDP) để hiểu chút căn bản. Mấy năm trước, lần đầu tiên tôi biết bài Lý Duyên khởi 12 Nhân duyên này, thì tôi chưa biết đến VDP, nhưng tôi cũng cứ đọc trọn bài lý Duyên khởi, chỉ hiểu được chút chút thôi. Vì muốn hiểu lý Duyên khởi kha khá hơn, đúng đắn hơn, nên tôi đã dành thời gian để đọc VDP. Sau khi hiểu sơ về căn bản đại khái của VDP thì tôi đọc lại bài lý Duyên Khởi 12 Nhân duyên của sư Silananda thì thấy mình hiểu được gấp mấy lần hơn trước kia, và giúp ích tôi tháo gỡ những nghi vấn và hiểu thêm nhiều điều khác về giáo pháp Nguyên thuỷ của đức Phật.

Cảm ơn bác anatta.  LTP may mắn được học sơ sơ VDP rồi.  Nếu không, có lẽ LTP đã xếp nghiên chõng quy hàng ngay từ ngày đầu tiên. Ngài Silananda giảng  12 Nhân Duyên rất chi tiết. LTP dự tính sẽ ôn lại từ đầu .  Sư dạy chu đáo quá là chu đáo.

LTP dự định sẽ ôn lại VDP.

Sadhu.

Cheer
Reply
NGƯỜI CƯ SĨ HIỂU ĐÚNG VỀ NĂM GIỚI  SẼ CÓ MỘT ĐỜI SỐNG KHÔNG SỢ HÃI

Đức Phật Ngài dạy rằng trong một gia đình mà người cư sĩ thành tựu được 5 giới thì bản thân người cư sĩ đó có được một cuộc sống an toàn không lo âu sợ hãi. An toàn ở đây có 2 đó là: An toàn trong hiện tại, an toàn trong kiếp sau, an toàn trong đời sống và an toàn trước cái chết.

Người Phật tử nào cũng tối thiểu có tam quy và ngũ giới. Nhưng mà bà con nhớ dùm cái này: "Không phạm giới chưa hẳn là giữ giới". Có nhiều người sinh ra trong bối cảnh gia đình, bối cảnh xã hội, bối cảnh văn hoá, bối cảnh giáo dưỡng giáo dục mà họ không có tiện để làm những cái chuyện sát sanh trộm cắp. Khi mà họ biết đạo thì họ thấy mấy cái giới đó nó dễ quá, rồi họ cứ tưởng là họ không phạm là họ có cái giới đó thì cái đó không đúng.


1. GIỚI SÁT SANH:

Trước hết không sát sanh không thể hiểu cái nghĩa là không giết thì gọi là có giữ giới sát sanh, không có phải. Ví dụ bây giờ có những người lớn lên trong thế giới Âu Mỹ, hoặc Châu Á thì họ lớn lên trong gia đình có của ăn của để thì cơ hội nào để mà họ sát sanh đây. Hồi nhỏ trong vòng tay của cha mẹ ông bà anh chị thì đâu có mò cua bắt ốc; rồi trùn, dế, muỗi, mồng, mình đâu có cơ hội để mình giết nó đâu. Lớn lên ăn học đàng hoàng làm kỹ sư bác sĩ rồi có gia đình sung sướng hưởng thụ thì cơ hội nào để sát sanh đây. Con cá, tép, cua, rùa, heo, bò, gà, vịt...thì người ta làm rồi đem về có kẻ nấu nướng, kẻ bày dọn ra cho mình ăn chứ mình có sát sanh đâu, như vậy thì không gọi là giữ giới.

Không sát sanh ở đây có nghĩa là mình có một ý thức sâu sắc rõ ràng là vì đâu mà mình không giết. Cái này rất quan trọng, vì đâu mình không giết mình biết rất rõ. Muôn loài lớn bé đều tham sống sợ chết, không có một nỗi kinh hoàng nào trên đời này lớn bằng nỗi sợ chết hết, đó là mối âu lo lớn nhất trong đời sống của chúng sinh. Mình biết như vậy cho nên mình không gieo rắc cái sự sợ hãi cho người khác bằng cách tấn công, bạo lực, bạo hành. Không giết đã đành mà làm cho người ta đau về thể xác, khổ về tinh thần cũng không nên. Cho nên mình không làm khổ người khác về tinh thần lẫn vật chất đó là hạnh tu của người biết Pháp. Giữ giới sát sanh là như vậy đó, không làm tổn thương tình cảm, sức khoẻ, tính mạng của chúng sanh khác thì cái đó mới gọi là giữ giới.

2. GIỚI TRỘM CẮP :
Ở đây mình cứ nghĩ là tôi không có lấy của ai như vậy là tôi giữ giới thì cái đó không hẳn. Bởi vì hồi nãy tôi đã có nói rồi, mình lớn lên trong một bối cảnh gia đình, bối cảnh xã hội đặc thù nào đó thì mình cũng đâu có làm cái chuyện này đâu.

Chẳng hạn như bên Thuỵ Sĩ chỗ đất nước tôi đang ở có rất nhiều nông trại mà người ta đem nông sản bày ra trong một cái chòi lá. Mình cần thì mình tới đó có cái thùng, trong đó họ có để cái giá biểu thí dụ như cà Tomas thì 1 kg là bao nhiêu, cà tím 1 kg là bao nhiêu, khoai tây, bắp, đậu, ớt...Mình nhìn cái giá biểu đó mà mình thích thì mình mua rồi bỏ tiền vào cái thùng đó, tự mình cân và dĩ nhiên là không ai thối cho mình nên mình phải chuẩn bị bạc lẻ để trả. Một cái đất nước như vậy phải nói là người dân đâu có cơ hội đâu mà ăn cắp, nhưng mà nói như vậy không hẳn là người dân Thuỵ Sĩ được gọi là người giữ giới trộm cắp. Mà giữ giới trộm cắp là mình luôn có một ý thức sâu sắc rõ ràng là vì đâu tôi không lấy của phi nghĩa, vì đâu tôi không lấy cái món vật chất chưa được cho?
  • Chuyện thứ nhất là bởi vì không cần nói đến pháp luật, bây giờ nói đến đạo đức làm người thì ai cũng có quyền tư hữu, ai cũng muốn tài sản vật chất của mình không bị sứt mẻ mất mát, ai cũng muốn mình được toàn vẹn mọi thứ. Nếu người khác lấy của mình thì mình đâu có chịu thì tại sao mình lại đi lấy của người khác.
  • Chuyện thứ hai là trong cái tinh thần rốt ráo nhất của người biết đạo, cái của mình là mình đã không nên tham đắm nói gì đến cái của người khác. Một người luôn luôn sống trong ý thức mọi thứ là phù du, và luôn luôn có ý thức về giá trị tinh thần, niềm vui tâm linh lớn hơn việc sở hữu vật chất.
=> Hiểu được như vậy thì cái chuyện sang đoạt, chiếm hữu của phi nghĩa là cái điều đương nhiên phải tránh. Phải nhớ cái đó. Mình lấy cái đó mình có được ăn đời ở kiếp với cái số vật chất mà mình sang đoạt, lừa đảo, lật lọng, lươn lẹo của người ta hay không. Ví dụ như số tiền lớn là vài trăm ngàn hay vài triệu đô la, rồi sau đó cả đời trốn chui trốn nhủi không dám nhìn mặt ai hết. Trong khi trời đất thì bao la mà sống như chuột trù, giống như giun, dế thì có đáng hay không? Hiểu được cái đó thì mình luôn luôn sống trong ý thức rõ ràng là không có sang đoạt của ai hết.

Và hôm nay mình gieo nhân nào thì mai kia mình bị cái quả y chang như vậy. Hôm nay mình sang đoạt chiếm hữu của người khác thì mai kia mình sanh ra thì: một là nghèo khó, hai là những thứ mình có được cũng dễ dàng mất mát. Mất mát do thiên tai, nhân hoại, chiến tranh, trộm cướp...đủ thứ hết. Có những người giàu có nhưng họ không giữ được của bởi vì nói theo trong kinh là do tiền nghiệp chúng ta đã không giữ giới trộm cướp cho nên đời sau sinh ra tài sản một là không có, hai nữa nếu mà nhờ phước bố thí thì mình có được mà mình cũng giữ không được. Nó có những cái ngõ để rò rỉ thất thoát lắm, nhiều lắm quý vị.

Cuối năm 2017 tôi có 2 người quen cũng có của ăn của để. Trước ngày tết 10 hôm cả 2 đều bị mất một số tiền rất lớn tới mấy trăm ngàn đô la. Một người thì bị bạn bè lừa gạt, còn một người thì chơi ba cái stock hay bitcoin gì đó rồi bị mất. Tiền bạc mà, nó muốn đội nón nó đi thì nhiều cớ lắm. Trong nhà thì con mình, vợ mình, chồng mình, người thân mình bị bệnh hoạn hoặc họ hoang phí nghiện ngập bài bạc chích hút gì đó thì mọi thứ cũng đội nón nó đi hết. Hiểu được cái đó mình mới sợ.

***Cái tinh thần cao nhất của Phật pháp đó là: "Của mình hợp pháp mà mình còn không nên chìm đắm thì nói gì là dòm ngó của người khác".

3. GIỚI TÀ DÂM:
Vì cái nhu cầu tình cảm, nhu cầu tình dục mà chúng ta mới đi tìm đến những đối tượng ngoài luồng. Mình nhớ là con người khác con thú ở cái điểm đó là sự chừng mực và biết chuyện. Biết chuyện là biết cái gì nên hay không nên, biết chừng mực là biết cái gì là cái ranh để mà dừng lại. Thứ nhất thì chế độ một vợ một chồng thì xã hội nào họ cũng tán thán tôn vinh. Thứ hai là mối quan hệ ngoài luồng thì tuyệt đại đa số đều có một kết cục không có đẹp.

Giới tà tâm ở đây trong kinh định nghĩa rất là rõ, có nghĩa là quan hệ tình dục với những đối tượng mà xã hội lên án. Thí dụ như người đã có vợ, có chồng. Hoặc người đó đang được gia đình, đang được pháp luật bảo vệ như trẻ vị thành niên. Hoặc đứa đó tuy nó mồ côi nhưng mà nó là trẻ vị thành niên, hoặc nó có bạn bè thân thuộc muốn gìn giữ nó mà bây giờ mình tìm cách chiếm hữu thì cái đó được xem là quan hệ bị xã hội lên án thì cái đó là tà dâm.

Định nghĩa của tà dâm nó hơi rộng như vậy chứ không phải đơn giản là mình day dưa với vợ chồng người khác, mà nó bao gồm luôn trường hợp những đứa trẻ đang được pháp luật và gia đình bảo vệ thì mình cũng không thể xâm phạm được. Nó có tất cả là 21 hạng mà mình không thể xâm phạm, không thể đụng chạm tới, thì 21 đó gom gọn lại chỉ có 2 thôi:
  • Người đó đã có gia đình chồng, vợ.
  • Người đó đang được giám hộ bởi một đoàn thể hay một cá nhân nào đó.
Các vị cứ tưởng tượng là người ta thương mình thì mình thương lại rồi hai đứa dắt nhau vô bụi thì: Trái đất vẫn quay, thế giới vẫn hoà bình chứ có gì đâu, miễn làm sao mà chồng nó không biết vợ mình không hay thì thôi. Nhưng mà vấn đề nó không phải chỉ đơn giản như vậy. Vì sao? Vì nếu trong cái thế giới này, trong cái hành tinh này mà mọi người tha hồ thích với ai thì đến với người đó. Thì các vị tưởng tượng đi chúng ta sẽ không có niềm tin trong gia đình đâu quý vị, chúng ta không có niềm tin nữa. Vợ mà mình không dám rời một bước, chồng mà mình không dám xa một tấc, ăn rồi cứ kè kè gìn giữ sợ hãi vì sợ buông ra là mất.

Một xã hội như vậy thì nó quá dễ sợ đi. Một xã hội mà: "Để hở thì rình, để kín thì nó rinh" thì cái đó là không được. Một xã hội mà nam nữ không tin nhau thì cũng không được. Các vị tưởng tượng ai trong room này mà có máu ghen thì mới hiểu được cái điều tôi nói. Mình có máu ghen dữ dội thì mình mới thấy những người mà nghiêm túc trong tình cảm họ đáng quý. Tôi không có gia đình nhưng tôi biết trước cái máu ghen của tôi cũng dữ dội lắm cho nên tôi nghĩ rằng cái giới thứ 3 này rất là quan trọng.

Một điều nữa là cái giới tà dâm là một lằn ranh, một vạch kẻ để phân biệt người với thú. Bởi vì con thú nó không có phân biệt được cái gì nên và cái gì không nên, nó không biết cái gì là đồ ăn mà cái gì là đồ cúng. Nhưng mà chỉ có con người mới biết được tài sản vật chất có quyền tư hữu, tình cảm con người cũng có tư hữu, không có xâm phạm với ai.

4. GIỚI NÓI DỐI:
Giới nói dối cũng hiểu theo cái hướng là mình không nói dối chưa chắc là mình giữ giới, bởi vì nhiều khi không có điều kiện thôi. Không nói dối ở đây nó phải là cái ý thức. Tôi nhắc lại toàn bộ 5 giới phải được khởi đi bởi ý thức đạo đức, phải được thiết lập trên nền tảng của ý thức mới gọi là 5 giới. Ý thức là sao? Mình không muốn ai lừa dối mình thì cũng đừng lừa dối ai. Và có một chuyện rất là quan trọng mà phải mượn giọng kinh thánh để nói: "Phúc thay cho kẻ nào được sống bên cạnh những người nói gì cũng tin được". Tôi phải nói là phúc, đại phúc và hữu hạnh thay cho kẻ nào được sống giữa những người mà mình có thể tin cậy được, nói cái gì cũng tin được.

Bữa hổm tôi cũng nói với bà con rồi, tôi là tu sĩ từ bé, tôi độc thân không có vợ, nhưng mà nếu vì pháp thoại mà phải dùng phương tiện thiện xảo để thuyết pháp thì đôi khi tôi cũng du di linh động. Tôi nói thiệt, tôi không có vợ con nhưng phải nói nếu mà nói tiêu chuẩn yêu thương của tôi thì chuyện đầu tiên của tôi không phải là nhan sắc, tài sản, học thức. Mà chuyện đầu tiên đó là người phụ nữ đó nói gì tôi cũng tin được, đó là quan điểm của tôi. Vì từ gia đình, xã hội, chùa miễu, tôn giáo, thương trường, bất cứ nơi nào mà người với người không tin được nhau thì cái xã hội đó, cộng đoàn đó coi như vứt đi. Một xã hội mà sa đà suy thoái là người gạt người, người phụ rẫy người, người lừa đảo, lật lọng, lươn lẹo người.

Cái giới nói dối nó quan trọng lắm, phúc thay cho cái kẻ nào được sống bên cạnh những người mà có thể tin được. Thí dụ tôi nói huỵch toẹt luôn, trong gia đình mà mình nghi bà xã mình hay ông xã mình có vấn đề gì đó mà mình hỏi: Có không? Mà họ là người trung thực, họ gãi đầu, mặt tái mét, môi lắp bắp trả lời là: "Có! em hoặc là anh sụp hố do tai nạn".

=> Tôi thích như vậy hơn là dối lừa nhau để sống qua hết năm này qua tháng khác thì kinh hoàng lắm, sống mà trong niềm âu lo ngay ngáy không biết người ta lừa gạt mình lúc nào thì cái đó dễ sợ lắm quý vị biết không? Từ tình cảm nam nữ gia đình, cho đến xã hội, cho đến đối tác làm ăn, cho đến quan hệ chung chung giữa người với người mà khi không tin được nhau nữa thì xã hội rơi vào bi kịch, và phải nói là thế giới khó sống hơn bao giờ hết. Khi chúng ta không có niềm tin vào nhau thì các vị biết cái đó dễ sợ lắm quý vị.

Năm giới mà mình hiểu lơ mơ lơ mơ là không sát sanh, không trộm cắp thì cái hiểu đó nó nghèo lắm. Mình phải hiểu từng điều là: Ồ! thì ra cái giá trị của 5 giới nó dễ sợ như vậy, nó là một cái giềng mối duy trì cái nền tảng đạo đức xã hội. Và trên nền tảng đạo đức ấy, con người có thể tương ái, tương kính, tương thân lẫn nhau. Khi mà không tin được nhau rồi thì chúng ta còn chuyện gì để nói với nhau nữa từ tình yêu cho đến tình cảm gia đình. Cho nên cái giới thứ tư này rất là quan trọng, khi mà từng người không dối trá thì gia đình tin được nhau, xã hội tin được nhau, loài người tin được nhau.
  • Trong kinh nói rằng vào những thời kỳ hoàng kim của đạo đức nhân loại. Ở đây chắc có lẽ nhiều nghe cái từ này và các vị nhạc nhiên là có cái thời hoàng kim là sao: Theo trong kinh mô tả thì cái gì nó cũng có chu kỳ. Tức là cây, cỏ, hoa, lá nó cũng có mùa các vị biết không? Xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân thì cây cỏ sum suê tốt tươi, mùa thu thì cây cỏ bắt đầu vàng úa, mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì lạnh lẽo. Tuỳ mùa mà cái loài nào nó sống được và cái loài nào nó phải chết đi, đó là về thế giới thiên nhiên.
  • Còn về đời sống của con người cũng vậy, nó cũng có mùa. Có những thời điểm mà chúng sanh đặc biệt nổi trội về văn minh tâm linh, ví dụ như thời Đức Phật. Thời đó cái người mà tu hành đạo đức, chứng đắc thánh nhân, thần thông nhiều vô kể, nhiều như nắm sao mưa. Trong khi đó có những thời kỳ mà chúng sanh nổi trội về văn minh vật chất. Chẳng hạn như thời này, cách nhau một đại dương mà có thể vừa nói chuyện và nhìn mặt nhau, người kia rót trà mà người này còn thấy một làn khói lượn lờ bay trên chén. Văn minh đến như vậy, cách nhau một đại dương mà có thể quan sát nhau từng đường tơ kẻ tóc. Văn minh quá, chúng ta có thể di chuyển trong không gian 1000km/giờ. Cho nên tuỳ thời kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái thiện và cũng tuỳ chu kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái ác. Có những thời kỳ chúng sanh trội về tham, có những thời kỳ trội về sân. Nó cứ theo chu kỳ xuân hạ thu đông theo thiên nhiên thế nào thì cái tâm tình tâm thức của chúng sinh nó cũng có những chu kỳ như vậy. Lúc nó mạnh cái này nó yếu cái kia, có lúc nó mạnh cái kia nó yếu cái này.
  • Có những thời kỳ chúng sanh sung mãn về đạo đức thì cả hành tinh không ai biết nói dối. Các vị không tin nhưng trong kinh nói đó là sự thật. Có lúc cả hành tinh này sống trong cái bối cảnh gọi là cộng sản tuyệt hảo. Có lẽ cái chữ này tôi dùng ở đây gây dị ứng cho nhiều người cho nên tôi tạm dùng cái từ thời thượng cho bà con hiểu rằng "Cộng Sản Tuyệt Hảo". Nghĩa là sao? Thời đó người ta chỉ kiếm ăn khi cần và họ không có khái niệm tích chứa, sở hữu, dành dụm. Từ đó nó mới không có nhu cầu như là: Sang đoạt, lừa đảo, nằm nhà mát ăn bát vàng, kẻ làm lòi con mắt không có ăn, kẻ thì ngồi phây phây mà có ăn tràn họng, rồi có kẻ người bóc lột người, có kẻ thì tích luỹ gian thương đầu cơ...Dứt khoát là không có.
  • Thời đó người có thể tin người, người có thể quý người, người có thể thương người. Còn cái thời này muốn quý nhau cũng khó, muốn thương nhau cũng khó, muốn tin nhau lại càng khó. Tuỳ vào chu kỳ biến đổi trong thiên nhiên và cả chu kỳ biến đổi tâm tình tâm thức của chúng sinh mà thế giới này có những giai đoạn, có những điểm đặc thù như vậy đó quý vị nha.
Trong kinh nói có những thời điểm mà cả hành tinh này không biết nói dối là gì hết, người ta không có biết. Nói dối lúc bấy giờ là một khái niệm rất là trừu tượng, giống như bây giờ trong không gian của vật lý hiện đại mình vậy đó. Và cái điều rốt ráo nhất trong giới nói dối là gì? Muốn chứng thánh giải thoát sanh tử thì chuyện đầu tiên chứng thánh là gì? Là anh phải thấy được 4 sự thật:
  • Sự thật thứ nhất là mọi hiện hữu là khổ.
  • Sự thật thứ hai là đam mê cái gì cũng là đam mê trong khổ và đầu tư cái khổ.
  • Sự thật thứ ba đó là muốn hết khổ thì đừng có đam mê trong khổ nữa.
  • Sự thật thứ tư là hiểu được ba điều trước và sống trong đó chính là con đường thoát khổ.
=> Cả bốn điều đó gọi chung là BỐN SỰ THẬT - TỨC LÀ BỐN ĐẾ. Muốn chứng thánh thì anh phải thấy được 4 sự thật đó.

Nói như vậy thì thấy được sự thật phải nói là vấn đề quan trọng cốt yếu từ phàm sanh thánh. Muốn thấy được sự thật thì ngay cái thuở còn phàm anh phải biết yêu sự thật. Có yêu sự thật thì trong ngôn ngữ, trong hành động của mình nó không có dối trá, lừa đảo, lươn lẹo, lật lọng. Và một người có hàm dưỡng, có đạo đức thì cái chuyện mà người đó lừa đảo, lật lọng là cả một vấn đề. Người mà thiếu hàm dưỡng thì chuyện nói dối rất là đơn giản, thậm chí nó là lối thoát cho họ trong nhiều tình huống. Nhưng mà đối với người có hàm dưỡng thì chuyện nói dối nó giống như một cực hình, kẹt lắm, khổ lắm, khó khăn lắm.

5. GIỚI UỐNG RƯỢU:
Tôi nói không biết bao nhiêu lần, chúng ta sinh ra đời, vừa lọt lòng mẹ, ánh nắng rọi vào thân xác của chúng ta. Kể từ cái ngày mà biết được ánh nắng mặt trời, biết được tia nắng đầu tiên cho đến khi vào áo quan đậy nắm lại. Thì trong cái chuỗi thời gian ấy chúng ta phải liên tục và thường trực đối diện với bao nhiêu là bất trắc tai nạn do con người, do thiên nhiên, do bản thân đem tới. Để đối phó với những bất trắc ấy, để có thể sinh tồn trong một thế giới đầy bất trắc ấy thì chúng ta phải thường xuyên và thường xuyên tỉnh táo. Đằng này chúng lại chối bỏ cái khả năng tỉnh táo ấy để chìm sâu trong một cái nghiện ngập nào đó làm mê man thần trí thì coi như là chúng ta đã quay lựng lại với cái quyền lợi làm người của mình.

Con người nó khác con thú ở một chỗ là khả năng tỉnh thức. Tôi nói lại, đời sống của chúng ta là một chuỗi năm tháng để đối diện với những bất trắc. Bất trắc do thiên nhiên, do con người và do bản thân. Để sống trong một thế giới đầy rẫy bất trắc ấy chúng ta phải thường trực tỉnh thức để sống cảnh giác phòng vệ. Ấy vậy mà chúng ta nhìn cái người say, người ngáo đá thì các vị nghĩ họ làm sao? Cái cột điện cao thế mà nó dám leo lên trển, cái nóc nhà tôn trơn tuột mà nó dám leo lên trển nhảy múa trên đó thì các vị tưởng tượng? Một người say rượu không biết mắc cỡ, không có biết nguy hiểm, không có biết sĩ diện, không có biết cái gì gọi là đẹp hay xấu, cái gì là thiện hay ác, là nên và không nên. Nó không có biết gì hết, như một con thú vậy đó.

Cho nên cái điều thứ 5 này Đức Phật Ngài dạy rằng: Ngay cả khi Chư Phật chưa ra đời thì những người hiền trí ở đời họ cũng tôn trọng 5 tiêu chuẩn đạo đức này. Có nghĩa là không giết, không trộm, không dâm dục, không dối trá và không say sưa nghiện ngập. Đây là 5 tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội, cho một đất nước. Nếu một cư sĩ thành tựu 5 giới như là chúng tôi vừa nói nãy giờ, thì cái giới đó mới được gọi là cái giới hoàn bị. Còn mình không làm, không vi phạm nhưng mình thiếu ý thức trong 5 tiêu chuẩn đạo đức ấy thì cái giới của mình vẫn chưa được xem là hoàn hảo.

Đức Phật Ngài dạy rằng trong một gia đình cư sĩ mà người cư sĩ thành tựu được 5 giới thì ngay trong hiện tại, ngay trong thế giới loài người, trong xã hội mà chúng ta đang có mặt thì chúng ta không có âu lo. Một người có giới là không có âu lo và được sự tín nhiệm thương quý của thiên hạ. Và đồng thời nếu mình có đột ngột ra đi thì chỉ cần mình nhớ một điều thôi: "Là mình đã sống đẹp quá, mình sống có chuẩn mực, sống có nguyên tắc. Cái kiểu sống của mình không phải là kiểu sống của cái loài chúng sanh thấp kém thì cái chỗ về của mình dứt khoát là cái chỗ cao cấp rồi".

Người cư sĩ nhớ chừng ấy thôi là có thể xuôi tay nhắm mắt và có thể cười được. Mình chỉ cần nhớ mình đã sống ra sao là tự nhiên mình đi cũng thấy thanh thản. Dầu cho mình không có thần thông, mình không có rõ lắm về thiên đường địa ngục, kiếp trước kiếp sau. Nhưng mà chí ít tối thiểu mình có thể nghĩ: "Nếu có một cõi lành thì cõi lành ấy phải là cái chỗ dành cho những người có đạo đức về đó". Đó là cái niềm tin của người có giới.

***Chính vì vậy mà Phật dạy người cư sĩ có giới coi như là sống không có sợ hãi, luôn luôn sống trong sự bình an trong tâm hồn.

Trích KTC. Kinh (171) Sợ Hãi 1. Sārajjasuttaṃ.
Sư Giác Nguyên giảng.
Reply