Mẹo vặt nấu ăn
#1
Bỏ ngay món rau muống nếu bạn thấy dấu hiệu này

Thứ Bảy, ngày 07/03/2020 16:02 PM
Sự kiện:
Mẹo vặt nấu ăn


Xin cung cấp thêm một dấu hiệu nhận biết rau muống có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều để nếu gặp phải, bạn biết xử trí, giữ gìn sức khỏe cho gia đình và bản thân.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


[Image: 1583571641-e3731f180647bf71826486fbc333bf84.jpg]
[Image: m-in-image-close.png]


Rau muốn là loại rau được người Việt ưa thích. Ảnh minh họa
Rau muống là loại rau được rất nhiều người yêu thích và luôn xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Song vì quá quen thuộc và phổ biến nên nhiều người không để ý đến việc lựa chọn rau muống sao cho ngon và an toàn.
Trên thực tế, rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại nặng có trong nước, nhất là chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, thiếu máu, loãng xương, canxi hóa sớm... Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh... Còn phụ nữ đang mang thai nhiễm chì có thể sinh con dị dạng.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]ADS[/color]







Ngoài ra, rau muốn còn hay bị tồn dư lượng thuốc trừ sâu trên thân, lá khiến người ăn bị ngộ độc. Do vậy, việc tìm hiểu những dấu hiệu rau muống không an toàn được nhiều bà nội trợ chú ý.
[Image: 1583571641-9440a1750296af3ab91f52710858f8b5.jpg]
Dấu hiệu cho thấy rau muống không an toàn.
Chuyên gia Nguyễn Đức Phường (Đại học Quốc gia Hà Nội), cung cấp thêm cho chúng ta dấu hiệu rau muốn chứa nhiều thuốc trừ sâu như sau.



Khi luộc rau muống lên, vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit.
Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh.
Chuyên gia cảnh bảo, nếu thấy hiện tượng này, tốt nhất bạn nên đổ ngay món rau đi, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Dưới đây là cách chọn rau muống an toàn mà người tiêu dùng cần phải biết:
- Rau nhiễm chì: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên.
Rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc.
[Image: 1583571641-d07c30e2c4c9223562ac4f903cf87b25.jpg]
Rau muốn ngon có ngọn nhỏ, cứng, khi ngắt có vết nhựa loãng ở cuống rau.
- Rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu: Rau trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gẫy. Khi ngắt cuống rau không có vết nhựa. Rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn
Reply
#2
Quote:Rau muốn là loại rau được người Việt ưa thích. Ảnh minh họa


thì dĩ nhiên là thích mới muốn

:full-moon-with-face4:
Reply
#3
Vậy luộc một nồi  rau dền spinach ra màu xanh thì sao ? Có bị nhiễm chất độc không ?
Reply
#4
(2020-03-13, 02:20 PM)Chân Nguyệt Wrote: Vậy luộc một nồi  rau dền spinach ra màu xanh thì sao ? Có bị nhiễm chất độc không ?

màu xanh là từ diệp lục tố thì phải

rau dền và củ dền thì khi luộc nó ra nhiều màu hơn các loại khác

còn chất độc do ô nhiễm thì không chắc là có liên quan gì đến màu xanh hay không

rau dền , củ dền có một chất nitrat hay gì đó  mà ăn nhiều quá thì không tốt
Reply
#5
(2020-03-13, 02:37 PM)abc Wrote: màu xanh là từ diệp lục tố thì phải

rau dền và củ dền thì khi luộc nó ra nhiều màu hơn các loại khác

còn chất độc do ô nhiễm thì không chắc là có liên quan gì đến màu xanh hay không

rau dền , củ dền có một chất nitrat hay gì đó  mà ăn nhiều quá thì không tốt
Mình nghe nói hoài rau dền không nên luộc lại, ăn vào sẻ ngộ độc, cậy các món ăn nấu sẳn có spinach thì sao khi hâm nóng lại.... Nhà hàng họ củng mua rau dền luộc sẳn để chế biến món ăn cho lẹ
Reply
#6
Loại rau được người Nhật gọi là “nhâm sâm châu Á" nhưng có giá rẻ như cho ở TQ

Thứ Sáu, ngày 13/03/2020 19:00 PM
Sự kiện:
Những món ăn hot trên mạng xã hội


Loại rau này có giá trị không thua kém gì nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Khi nói đến nhân sâm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một dược liệu quý có liên quan đến tuổi thọ. Trong tài liệu cổ xưa, nhân sâm có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Bởi vì nhân sâm tự nhiên rất khó để tìm thấy nên người ta nhắm đến một số loại khác có công dụng tương đương. Ở Nhật Bản có một loại thực phẩm được ví như “nhân sâm châu Á”, được nhiều người yêu thích nhưng ở Trung Quốc chỉ là một loại rau hoang dã có giá rẻ như cho, đó chính là chồi Myoga – một loại gừng kiểu Nhật.

[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ght650.jpg]
[Image: m-in-image-close.png]


Chồi gừng Myoga phát triển rất tốt ở môi trường ẩm ướt và mát mẻ, khí hậu mưa nhiều ở phía nam Trung Quốc thích hợp để chúng sinh trưởng tốt. Vì loại rau này cơ bản thuộc họ gừng nên nó có mùi không khác gì những củ gừng thông thường. Tuy nhiên, nếu ngửi kỹ bạn sẽ thấy nó có mùi thơm tương tự như bạc hà, rất dễ chịu.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]ADS[/color]







[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ht484.jpeg]
Ở Nhật Bản, người ta xem đây là một loại rau hoang dã có mùi thơm và vị ngon lạ miệng. Có vẻ như người Nhật rất thích chồi gừng Myoga nên cho nó vào cùng với nhiều món ăn khác nhau, từ sushi cho tới các loại súp miso. Do nhu cầu rất lớn từ Nhật Bản mà nó được nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng rất lớn mỗi năm.
[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ht1156.jpg]
Chồi gừng Myoga chứa rất nhiều loại axit amin, protein… nên được xem là một kho dinh dưỡng quý giá. Nếu thường xuyên ăn nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giữ ẩm cho da, ngăn chặn sự lão hóa. Ngoài ra nó có giá trị dược liệu không thua kém gì nhân sâm nên đó là những lý do mà người Nhật lại rất ưa chuộng.
[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ght365.jpg]



[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ght433.jpg]
[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ght650.jpg]
Có rất nhiều cách ăn chồi gừng Myoga nhưng cách phổ biến nhất là xào với thịt. Nếu bạn mua được số lượng lớn mà ăn không hết thì có thể đem nó đem ướp, giống như tỏi ngâm hay atiso ngâm. Thông thường nó được ăn như một món khai vị chua và cay.
[Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ght440.jpg][Image: Nguoi-Nhat-goi-loai-rau-nay-la-nham-sam-...ht617.jpeg]
Nhiều người không biết đến giá trị thực sự của chồi gừng Myoga nên đã bỏ lỡ việc ăn nó. Giá hiện tại của nó ở Trung Quốc là 10 tệ 1 lạng (33.000 VNĐ). Người dân Trung Quốc sau khi biết được giá trị của nó đã trồng rất nhiều và xuất khẩu sang Nhật, mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho nông dân


Mình cũng ngóng chừng nào siêu thị Á Châu có bán tươi, ăn thử coi mùi vị ra sao .
Reply