Nếu Cả thế giới ăn chay
#1
Kinh tế có ảnh hưởng không ?

Có .

Người nông dân nuôi gia súc tại VietNam cũng ảnh hưởng rất lớn .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#2
.........
Điều gì xảy ra khi tất cả mọi người ăn chay ?

.........
Nhưng một kịch bản xấu, liệu chúng ta có thất bại trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và trợ cấp cho những người nông dân đang hoạt động trong ngành chăn nuôi? Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Đi theo đó là những biến động xã hội, đặc biệt là trong các cộng đồng nông thôn, những nơi có quan hệ chặt chẽ mà mọi thứ gắn chặt với ngành chăn nuôi công nghiệp.

“Có khoảng 3,5 tỷ động vật nhai lại trên thế giới, hàng chục tỷ con gà bị giết mỗi năm để cung cấp thực phẩm”, Ben Phalan đến từ Đại học Cambridge cho biết. Ông đang nghiên cứu về cân bằng nhu cầu lương thực và đa dạng sinh học. “Chúng ta đang nói về một sự sụp đổ kinh tế rất lớn”.

Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng sẽ không thể cung cấp kế sinh nhai cho tất cả mọi người. Khoảng một phần 3 đất nông nghiệp trên thế giới nằm trong diện khô hạn mà chỉ có thể dùng trong hoạt động chăn nuôi.

Trong quá khứ, khi mà chúng ta cố gắng chuyển đổi một dải rộng lớn phía trên sa mạc Sahara từ đồng cỏ chăn nuôi thành đất canh tác, tình trạng sa mạc hóa và mất năng suất đã xảy ra sau đó. “Nếu không có gia súc, sống trong những môi trường như vậy có thể là điều bất khả đối với người dân”, Phalan nói.

Trích đoạn .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#3
Vì thế người chăn nuôi gia súc tương trợ cho người trồng chọt
Người ăn thịt cũng tương trợ qua lại với người ăn chay khiến cho thế giới căn bằng trong mọi mặt .

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#4
Một vấn đề nữa, hãy nhìn lại những nhóm người du mục như Mông Cổ hoặc Berber. Từ khi từ bỏ hoạt động chăn nuôi và sống tập trung lại thành các thành phố, bản sắc văn hóa của họ cũng đã mất dần.

Tính đến cả những người có cuộc sống không phụ thuộc vào chăn nuôi, họ cũng sẽ bị tác động. Thịt đã sống cùng chúng ta và trở thành một điều quan trọng trong lịch sử. Nó đã đi vào truyền thống và bản sắc văn hóa.

Nhiều dân tộc trên thế giới có tục lệ liên quan đến thịt. Chúng ta dùng thịt trong sính lễ đám cưới, Giáng sinh không thể thiếu gà tây hoặc thịt bò nướng. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có một biểu tượng và đặc sản của riêng mình. “Tác động văn hóa của việc không ăn thịt sẽ rất lớn. Đó là lý do tại sao những nỗ lực để giảm tiêu thụ thịt thường không đi tới đâu”, Phalan nói.

Nói đến vấn đề sức khỏe, sự ảnh hưởng cũng rất phức tạp. Mô hình trên máy tính của Springmann cho thấy rằng nếu tất cả mọi người chuyển sang ăn chay vào năm 2050, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm trong tỷ lệ tử vong tới 610%. Đó là kết quả của việc giảm được bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ và một số loại ung thư liên quan đến tiêu thụ thịt.

Một nửa những lợi ích đến từ việc loại bỏ thịt đỏ, trong khi một nửa còn lại đến từ việc giảm calo và tăng lượng trái cây, rau quả trong chế độ ăn. Một chế độ ăn chay trên toàn thế giới sẽ tiếp tục khuyếch đại nhiều lợi ích. Khoảng 7 triệu ca tử vong sẽ được ngăn chặn mỗi năm. Ngày càng có ít người mắc bệnh mãn tính liên quan đến thực phẩm. Chi phí y tế giảm, từ 2-3% tổng sản phẩm toàn cầu sẽ được tiết kiệm.

Nhưng bên cạnh những lợi ích này, chúng ta cũng phải tìm cách thay thế thịt bằng những sản phẩm có vai trò dinh dưỡng tương tự. Tính trên hàm lượng calo, sản phẩm động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những sản phẩm thay thế chủ lực như gạo, ngũ cốc.

Việc lựa chọn được thứ gì có thể thay thế thịt là rất quan trọng. Nếu không, 2 tỷ người trên thế giới sẽ bị suy dinh dưỡng. “Ăn chay toàn cầu có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế tại các nước đang phát triển. Bởi vì họ sẽ phải hỏi rằng lúc này chất dinh dưỡng sẽ đến từ đâu?”, Benton nói.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#5
Ăn bớt thịt và căn bằng món ăn tốt cho cơ thể , đương nhiên con người mình ăn bất cứ 1 thứ gì đó nhiều quá đều không tốt nhưng không có nó thì chưa chắc là điều tốt .

ví dụ : ăn đường nhiều không tốt , nhưng nếu không có đường cơ thể con người chúng ta cũng không tốt . 

Điều quan trọng : con người cần biết cân bằng đồ ăn thức uống phù hợp cho cơ thể của mình .

chứ không hẳn người ăn chay khoẻ mạnh hơn người ăn thịt hay ngược lại 

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#6
May mắn thay, toàn bộ thế giới không cần phải ăn chay để gặt hái được những lợi ích tương tự và tránh những kịch bản xấu xảy ra. Chúng ta chỉ cần giảm tần số và ăn thịt một cách điều độ.

Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần thực hiện theo đúng chế độ dinh dưỡng khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới, lượng khí thải nhà kính của Anh sẽ giảm 17%. “Đây là những thay đổi trong chế độ ăn mà mọi người tiêu dùng sẽ khó chú ý, giống như các miếng thịt chỉ được làm nhỏ đi một chút”, Jarvis nói.

Một số thay đổi trên hệ thống thực phẩm cũng sẽ khuyến khích tất cả chúng ta quyết định ăn một chế độ thân thiện và lành mạnh hơn với môi trường, Springmann nói. Ví dụ, chính sách có thể khiến cho giá thịt đắt hơn và giá rau củ quả rẻ hơn.

Chúng ta cũng phải đề cập đến sự thiếu hiệu quả trong hệ thống sản xuất và tiêu thụ thịt. Bởi những bữa ăn và thực phẩm thừa, đối lập với đó là nhiều người tiêu thụ thịt vượt mức, chúng ta đang vận hành một hệ thống sản xuất và tiêu thụ, nơi mà chưa đến 50% lượng calo sản xuất ra được sử dụng một cách thực sự hiệu quả.

Trong thực tế, có rất nhiều giải pháp để làm giảm được lượng khí thải nhà kính từ ngành chăn nuôi. Điều mà chúng ta còn thiếu chỉ là một ý chí dám thay đổi.

Tham khảo BBC

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#7
ngành chăn nuôi tại vietnamn như nuôi tôm , nuôi gia súc đã giúp cho VN có biết bao nhiêu công việc , và giúp cho bao nhiêu gia đình có công ăn việc làm kiếm sống .

Thịt heo ,

Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt với tỷ trọng trên 70% (2016: 72,91%, 2017: 71,83%, 2018: 71,12%. Tỷ trọng này sẽ giảm dần do đa dạng hóa cơ cấu và chủng loại thực phẩm tiêu dùng, chuyển dịch dần sang mặt hàng thức ăn nguội chế biến sẵn và ăn nhanh (dự kiến 2019: 70%, 2020: 68- 69%, 2025: 62-63% và từ 2030 trở đi: ổn định khoảng 60%). Việt Nam đứng thứ bảy thế giới về tiêu thụ thịt lợn (sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazil, Nhật Bản).

Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn trên thế giới vẫn cao, chủ yếu từ các nước châu Á. Năm 2018 các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Philippines, Đài Loan và Liên bang Nga nhập khẩu trên 4 triệu tấn thịt lợn đông lạnh chiếm 50% số lượng thịt lợn thương mại toàn cầu. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng xuất khẩu.

Thịt lợn cũng là mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu về lâu dài. Bởi, Việt Nam đang ở TOP 10 các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn của thế giới. Lâu nay, chúng ta vẫn xuất được lợn sữa đông lạnh chính ngạch (có lúc cả lợn choai) sang Hong Kong, Malaysia Singapore với trên vài chục ngàn tấn/năm. Thập niên 80 – 90 VN xuất thịt lợn mảnh đông lạnh sang Nga và một số nước Đông Âu; Tập đoàn Mavin và Công ty Sojitz Nhật Bản đã hợp tác xuất khẩu chính ngạch thịt heo tươi cấp đông Việt Nam sang thị trường Myanmar với khoảng 26 tấn mỗi tháng và đã ký kết hợp tác để xuất khẩu thịt heo sang Nhật Bản.

Cùng với đó ngành lợn đã thu hút một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Nhà máy tại Hà Nam của Tập đoàn Masan, đây thực sự là Tổ hợp chế biến lớn có công suất thiết kế là 1.400.000 con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu, thịt lợn mang thương hiệu MNS MEAT Deli đã khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23/12/2018. Trong đó, Cục Chăn nuôi đã phối hợp xây dựng 10 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và 6 trang trại chăn nuôi lợn áp dụng VietGAP tại Hà Nam cho vùng nguyên liệu của nhà máy.

Nhà máy tại Nam Định: nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định do Công ty Biển Đông và Deheus liên kết đầu tư đã khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 11/2018 với công suất 350.000 lợn thịt/năm.

Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng nai (DOFICO) và Công ty CP GreenFeed khánh thành Nhà máy giết mổ và sản xuất thực phẩm từ thịt heo đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công suất 250.000 đến 300.000 con heo/năm.
Nhà máy giết mổ và chế biến thịt lợn tại Bắc Ninh của Tập đoàn DABACO đang triển khai nhận bàn giao đất 12 ha và hoàn thiện chính sách hỗ trợ của tỉnh…

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đạt 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/ năm, 450.000 đầu heo thương phẩm/năm.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#8
ngành hải sản Vietnam .

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự thay đổi trong cuộc sống người Việt Nam, ngành hải sản đang phát triển nhanh chóng, kèm theo là hoạt động xuất khẩu hải sản đang được đẩy mạnh.
Tổng quan:

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế dài hơn 1 triệu km2 và hệ thống sông kênh rạch, sông, suối dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản. Lượng thủy sản ở Việt Nam ước tính khoảng 4, 2 triệu tấn và các nguồn năng lượng tái tạo có thể là khoảng 1, 73 triệu tấn. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), nhu cầu thủy sản của thế giới rất cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển - thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, lượng tiêu thụ thủy sản nhiều hơn 30kg/một người/ một năm. Trong khi đó, nhu cầu trong nước đang tăng vì cuộc sống của người dân đã được cải thiện dần dần, ước tính khoảng 20kg/một người/năm. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm hải sản thực sự là một tiềm năng. Việt Nam đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong khu vực với Indonesia và Thái Lan. Vậy nên, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

Sản phẩm thủy sản Việt Nam dần dần trở nên đa dạng. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản khô, mực, bạch tuộc đã có một vị trí ổn định tại thị trường trong nước và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu ngành xuất khẩu thủy sản. Tôm là sản phẩm đi đầu, chiếm 38, 4%.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#9
Việt Nam xuất khẩu ra khoảng 155 thị trường trên thế giới, bao gồm cả ba thị trường chính EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% doanh thu xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26% thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm lần lượt 17,8% và 16,9%. Theo số liệu, trong 11 tháng đầu năm 2009, doanh thu xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt $ 3.928 triệu USD, tương đương 93,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,6% tổng doanh thu ngành xuất khẩu trên cả nước. Trong năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn từ các yếu tố bên ngoài như sự biến động của nền kinh tế thế giới, các rào cản kỹ thuật và giao dịch, thị trường nhập khẩu bị hạn chế, và các yếu tố nội bộ như tình trạng khan hiếm nguyên liệu, giá, lãi suất tỷ giá, chính sách thiếu sót ... mang lại doanh thu xuất khẩu thủy sản Việt hơn 6 tỷ USD, và đặc biệt là tôm và ngành thủy sản vượt quá $ 2 tỉ / năm.

Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia vào ngành chế biến và xuất khẩu Sản phẩm thủy sản. Hầu hết trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó họ gặp nhiều khó khan trong ngành. Vào cuối tháng Tư năm 2012, giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản là 703 triệu USD (trong tổng số: 1,79 tỷ USD), chiếm 39% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Điều đáng chú ý ở đây là số lượng xuất khẩu không tăng đáng kể, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính đạt khoảng 18 - 26%. So sánh với cùng kỳ năm 2011 với 12.5%, con số này cao hơn. Đơn giá trung bình sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã tăng đáng kể trong vài tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, doanh số bán cá ngừ (mã HS: 03 & 16) mặc dù có dấu hiệu chậm lại trong tháng Tư năm 2012, nhưng ở bốn tháng đầu năm mức tăng trưởng là 18,3% so với cùng kỳ năm 2011, đạt $ 4 triệu. Đối với chế biến sản phẩm cá ngừ mã HS 16, một tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định trong bốn tháng đầu năm nay (lên đến 45,7% so với cùng kỳ). Đối với mực và bạch tuộc, cũng có một tốc độ tăng trưởng gần 21% và đạt 179.7 triệu USD (25,6% giá trị xuất khẩu thủy sản). Các sản phẩm khác cũng duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn này với sự gia tăng trong xuất khẩu đến 24,3% so với 4 tháng đầu năm 2011, đạt $ 245.6 triệu (khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản). Đối với cua ( $24.6 triệu) thì giảm khoảng 4% so với tháng 4 năm 2011.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#10
Nếu toàn thế giới ăn chay , không ăn hải sản , những gia đình này làm gì để sống ? tại VietNam .

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#11
wow .... cái này hình như là "Sau khi thu tập tài liệu, tổ chức 1 cuộc tổng phản công" ....

Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Reply
#12
(2020-02-06, 09:35 AM)RungHoang Wrote: wow .... cái này hình như là "Sau khi thu tập tài liệu, tổ chức 1 cuộc tổng phản công" ....

Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nếu anh học về kinh tế , anh sẽ nhìn ra 1 ngày con người tiêu thụ bao nhiêu thịt trên toàn cầu , 
1 lượng tiêu thụ như vậy nếu ngưng lại sẽ ảnh hưởng nền kinh tế ra sao mà thôi .

chỉ là có lúc có hứng thú nói , có lúc không .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#13
Anh vào chợ VN , chợ Mỹ , anh nhìn các nhãn hiệu , đa số bên á châu ( đạc biêt VN ) anh hình dung ra bao nhiêu gia đình nghèo nhờ vào nghề chăn nuôi hải sản để kiếm thu nhập ? 

nếu ăn chay toàn thế giới , những người chịu ảnh hưởng lớn chính là những người dân lao động nhà nông tại VN .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#14
Ăn chay toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến ngành y học , 


đó chỉ là vài ví dụ điển hình .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#15
(2020-02-06, 09:44 AM)Bee Wrote: Ăn chay toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến ngành y học , 


đó chỉ là vài ví dụ điển hình .

Bee tức cười ghê, giống như chuyện lo bò trắng răng vậy. Hô hào là 1 chuyện, thực tế lại là chuyện khác, hơi đâu mà chạy hùng hục đi chứng minh một chuyện viễn vông như thế? quá ngây ngô, Bee tệ ghê Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nói nào ngay, chuyện hô hào đó là ý tốt, ăn chay cũng tốt mà. Ăn chay để có sức khỏe tốt, để bớt sát sinh, để bớt gây nghiệp,... hay gì gì đó thì nó không rổn rảng và thời thượng bằng "để cứu địa cầu" thôi Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply