Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Từ Tâm

Lòng từ trong sạch như gương,
Không pha ác cảm, không vương tư thù.

(Kinh Lòng Từ)
Reply
(Post #301, p 21, "LTP Học Phật Pháp"), Sư Toại Khanh giảng:

Có hai định nghĩa rất là quan trọng quí vị phải ghi:

1. Hạnh phúc của kẻ hạ căn là sự vắng mặt của đau khổ (đau khổ đây tức là quả bất thiện)

2. Hạnh phúc của bậc thượng căn là sự vắng mặt của phiền não (nhân bất thiện)

--ooOoo--

Nói cách khác:

1. Hạnh phúc của kẻ hạ căn là sự vắng mặt của quả bất thiện.
2. Hạnh phúc của bậc thượng căn là sự vắng mặt của nhân bất thiện.

Phương pháp có được sự vắng mặt của nhân bất thiện chính là giữ tâm chánh niệm và tỉnh giác nhờ hành trì Tứ Niệm Xứ.

Hơn nữa, hạnh phúc của bậc thượng căn trong sáng, tịch tịnh như mặt hồ tĩnh lặng.
Reply
Hành Đạo và Chứng Đạo (post #318, p 22 "LTP Học Phật Pháp")

Việc mà mình phải làm không phải là chuyện chứng đạo mà chỉ có hành đạo thôi


Còn chuyện chứng đạo thì đủ duyên tự nó đắc chứ mình không có thể động tay, động chân vô cái vụ chứng đạo được.

Sư Toại Khanh
Reply
http://vietbestforum.com/showthread.php?...#pid330641

[Image: vipassana2.jpg?resize=426%2C426&ssl=1]

Sự biết của TƯỞNG: Biết cái đã biết
Sự biết của THỨC: Biết cảnh hiện hữu
Sự biết của TRÍ: Biết rõ thực trạng của cảnh hiện hữu (Tức là biết cái chưa từng biết)

(Chiếu Kiến Nghiệp Xứ - Tỳ Kheo Giác Chánh)
Reply
Tứ Diệu Đế

Vài cách nhìn về Tứ Điệu Đế
  • Khổ Đế: cuộc đời là khổ, là bất toại nguyện.
  • Tập Đế: nguyên nhân của khổ, bất toại nguyện là Tham.
  • Diệt Đế: Niết Bàn.
  • Đạo Đế: Bát Chánh Đạo là con đường thoát khổ.
Sư Toại Khanh - Tứ Diệu Đế (#18) p 2:

Phật tử cần phải học và nhớ định nghĩa rất sâu sắc của Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế):
  • Khổ Đế: Không có ai chịu khổ mà chỉ có sự khổ.
  • Tập Đế: Không ai tạo khổ mà chỉ có nguyên nhân sanh khổ.
  • Diệt Đế: Không có ai giải thoát khổ mà chỉ có cứu cánh thoát khổ.
  • Đạo Đế: Không có ai tu tập con đường thoát khổ mà chỉ có con đường thoát khổ.

Sư Toại Khanh - Tu Đà Huờn (#43-44) p 3:
  • Khổ Đế: Mọi sự ở đời là khổ.
  • Tập Đế: Thích cái gì cũng là thích trong khổ, có nghĩa là đầu tư trong khổ.
  • Diệt Đế: Muốn hết khổ thì không có thích trong khổ, tức là không có thích cái gì nữa hết.
  • Đạo Đế: Sống trong 3 nhận thức đó chính là con đường thoát khổ.
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=23


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=330905#pid330905

Thấy được bốn Đế là sao ?
  • Khổ Đế là những gì đang sanh diệt
  • Tập Đế là niềm đam mê trong sự sanh diệt đó
  • Diệt Đế là sự vắng mặt của niềm đam mê ấy
  • Đạo Đế là sống và hành động bằng ba nhận thức vừa kể.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29

Nói Tứ Đế là bốn sự thật huyền diệu nhưng trong đời sống mình chỉ sống có hai đế thôi đó là Khổ Đế và Tập Đế. 

  1. Tập Đế là mình thích tùm lum, còn 
  2. Khổ Đế là tất cả những gì có mặt trong cuộc đời này đều là khổ. Chính vì mọi thứ có mặt trên cuộc đời này là khổ nên 
  3. mình thích cái gì cũng là thích trong khổ. 
Cho nên để định nghĩa một cách rốt ráo: Mọi thứ ở đời đều là Khổ Đế và Tập Đế chính là niềm đam mê trong Khổ Đế. Hết đam mê trong Khổ Đế thì đó là Diệt Đế. 
Và sống được bằng ba cái nhận thức đó chính là Đạo Đế

...

Trong Kinh kể: thời Đức Phật có vị tỳ kheo đó đến nhập hạ ở một ngôi làng xa. Ban đêm khi ngồi thiền, đi bát mà, người ta cho cái gì ăn cái nấy . Lâu quá ổng cũng thiếu chất . Đi bát thì có món ngon vật lạ, mà vật lạ nhiều hơn món ngon. Tối tự nhiên đang ngồi ổng thèm đậu bắp luộc chấm xì dầu pha với ớt hiểm. Tự nhiên ổng nghĩ vậy thôi, không biết có phóng tâm không, ổng tập trung vô, ổng không nghĩ chuyện khác, ổng hành thiền. Sáng hôm sau ổng đi bát . Ổng được nguyên một dĩa đậu bắp có xì dầu có ớt đàng hoàng. Ổng nghĩ đây là ngẫu nhiên. Hai, ba ngày sau ổng tinh tấn thiền định ban đêm vậy nữa, thì ổng lại thèm bánh xèo. Sáng hôm sau ổng gặp hai cái bánh xèo dòn rụm mà cái bà để bát bả canh ổng tới để bả đổ cho nó giòn. Trong kinh kể cái món khác mà tôi phải lựa cái món nào kể cho dễ hiểu . Chứ Ấn Độ có cà ri không à. Một buổi nữa ổng lại thèm ăn ổi xá lị chấm muối ớt, xoài sống mắm đường. Thèm cái gì thì đi bát gặp y chốc món đó. Bây giờ, ổng không còn tin đây là ngẫu nhiên nữa . 



Bắt đầu ổng sợ: "Chết rồi, cái này là tối mình nhớ cô ba, cô tám là bả biết hết". Bây giờ nó không còn khoái mà nó chuyển qua nó quê. Các vị có biết là tôi đang cầu nguyện từng ngày cái đám ở đây, đừng ai biết trong bụng tôi đang nghĩ gì các vị có biết không? Cái đám này mà biết tôi đang nghĩ gì là tôi trốn lớp học này luôn. Mà may mắn họ không biết, cho nên tôi tiếp tục chường cái mặt ra đây. 

Thì ổng khó chịu quá đi, cuối cùng ổng thấy không xong rồi, từ nhột nó qua nhục. Cái người duy nhất để ổng chạy về gõ cửa đó là Đức Phật. Đức Phật ngài hỏi "Con tu có an lạc không?" - "Dạ, quá sức an lạc, over luôn. Tức là người ta tu chỉ mong được hộ trì còn con được hộ trì over luôn, có nghĩa là con muốn cái gì, con có cái đó. Bây giờ con nhục quá, không có tu được nữa. Con phải đi kiếm chỗ khác. Cái bà này đường tơ, kẽ tóc nào trong bụng con bả cũng biết . Bả đi guốc trong đó làm sao con tu". 

Đức Phật ngài nói "Không. Đây chính là cơ hội. Đây chính là cơ hội bằng vàng. Con phải quay trở lại đó". Thì lần này ổng không còn dám nghĩ món này món kia nữa . Xếp chân vô là chỉ thở ra, thở vào, thở ra, thở vào, không dám nhúc nhíc. Khi mà ổng rốt ráo như vậy thì ổng đắc thần thông. Ổng đắc thần thông ổng mới quán coi cái bà này là gì mà tốt dữ vậy . Thì ổng thấy bả cách đây hai kiếp bả là một người mẹ hiền . Một người mẹ hy sinh mạng sống cho ổng, nhường cho ổng từng chén cơm, từng ngụm nước. Ổng xúc động "Đúng rồi, mẹ hiền gặp vậy là lo đúng rồi". Thì ổng tiếp tục ổng quán thêm thấy bả là người vợ hiền của ổng. 

Đọc câu chuyện này quý vị mới thấy cái người đàn bà nào mình thương rất có thể là mẹ, là vợ, là em gái của mình mà theo vòng luân hồi mình không có nhớ. Chứ mình biết cái người đàn bà mình đang yêu, kiếp trước mình bú mớm là mình cũng oải phải không? Tại vòng luân hồi, cái nghiệp ái mà. Thì ổng quán thấy bà là vợ hiền, "Đúng rồi, vợ hiền là phải tốt với mình chứ". Ổng mới quán thêm một kiếp nữa, bả là bà mẹ theo chồng mới bỏ con. Quán thêm một kiếp nữa thấy bả là người đàn bà (tán) chồng nên ổng mới bực. Khi ổng bực như vậy, bả ngồi ở nhà bả mới dùng thần thông bả nói "Quán tiếp nữa đi!". Ổng mới quán tiếp, ổng lại thấy bả quay trở lại làm mẹ hiền, vợ hiền nữa. Lúc đó, ở nhà, bả mới nói "Ngài thấy chưa, luân hồi nó là vậy đó! Thấy ba mớ thì khổ ba mớ, sướng ba mớ, thấy kĩ rồi không còn gì hết". 

Ổng đắc A-la-hán. Bả đắc Tam Hỏa Ngũ Thông, ổng đắc là La Hán Lục Thông. 

Xong xuôi, người đầu tiên Ngài nhớ là Đức Phật . Chỗ đầu tiên Ngài về là Đức Phật. Khi Ngài vừa vô tới, Phật biết chuyện gì xảy ra rồi . "Như Lai đã nói mà, cái chỗ đó là hoàn cảnh tốt để con tu hành". 

Cái chuyện đó tôi kể cho bà con nghe, mỗi người hiểu theo một cách nhưng mà cái rốt ráo tôi muốn bà con hiểu cái Khổ Đế và Tập Đế ở đây. 

Đức Phật mỗi lần ngài kể xong một câu chuyện, Ngài đúc kết: "Này các tỳ kheo, những người, những nhân vật, những sự kiện xảy ra trong câu chuyện ta vừa kể đều là Khổ Đế hết. Và bất cứ một niềm đam mê nào trong chuỗi dài câu chuyện ấy đều là Tập Đế hết".
Reply
Các Hành đều vô thường,
Trí Tuệ soi như thế.
Xa lìa mọi phiền não,
Ðó là đạo Thanh Tịnh.


(Kinh Pháp Cú 277)



Thiếu Tuệ thì không Ðịnh,
Thiếu Ðịnh thì không Tuệ.
Người có Ðịnh, có Tuệ
Là người gần Niết Bàn.


(Kinh Pháp Cú 372)
Reply
(2021-02-24, 10:38 AM)LeThanhPhong Wrote: Các Hành đều vô thường,
Trí Tuệ soi như thế.
Xa lìa mọi phiền não,
Ðó là đạo Thanh Tịnh.


(Kinh Pháp Cú 277)



Thiếu Tuệ thì không Ðịnh,
Thiếu Ðịnh thì không Tuệ.
Người có Ðịnh, có Tuệ
Là người gần Niết Bàn.


(Kinh Pháp Cú 372)

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Cảm ơn Huynh Lê Thanh Phong nhiều nhe?  Thank You!
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
(2021-02-24, 01:20 PM)Xí Xọn Wrote: Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Cảm ơn Huynh Lê Thanh Phong nhiều nhe?  Thank You!

Cám ơn sis Xí Xọn đã khuyến khích.   Tulip4

Thank You!
Reply
Hi LTP,

Just in case if I will eventually get banned or resigned from this place, I would like to take a moment to thank you for being kind to me.  Believe it or not, it does mean something to me.  On the other hand, I also hope that you understood my previous questions regarding religious belief in relation to racism.  Though you haven't directly responded to all the questions, I can fully understand the reasons.  It's hard, I know.  Perhaps one day I will also found my soul for my devotion to religion as well.  Please wish me luck on that, but no need to respond to this message.  It was nice meeting you!
Reply
Dear Duy,

Honestly, I don't think that you will ever be banned from VietBest. The only reason you're not here, then obviously, is from your decision.  You're a very nice gentleman.  From following you for a few years, I believe that your contributions to any social forums are always welcome by everyone. Why don't you join some other English forums such as Reddit or Quora?  It will be fun.

I'm one of the odd ones.  I know. I know.  LOL.  A few weeks ago, I was thinking not to participate in VietBest.  However, due to my religious passion, I'm here again.  Hopefully, I won't be too controversial to the eyes of other members.

I've been enjoying your posts very much. Please continue sharing your thoughts and your photos as much as you like.  

I'm looking forward to enjoy your sharing.  Thank you for being friendly.

Thank You!
Reply
Buông Bỏ

Buông bỏ của Đạo Phật :

  1. Bỏ ác về thiện
  2. Bỏ cái riêng về với cái chung.
  3. Bỏ cái cũ để về cái mới, bỏ cái thấp lên cái cao. 
Chứ còn gà què an quẩn cối xay, cả đời làm kiếp kiến bò miệng chén không khá được

Phải bỏ cái cũ đi đến cái mới. Mình hôm nay phải khá hơn mình hôm qua. Mình năm nay phải khá hơn năm trước. Mà còn đa phần mình năm nay khá hơn mình năm tới không à. Mà đúng ra là mình năm nay phải khá hơn mình năm trước chứ, chứ không thể năm nay mà khá hơn năm tới được, năm nay không thể khá hơn năm tới được, nhớ nha. Năm nay mà hơn năm tới là chỉ có nước cạp đất mà ăn.

(Sư Toại Khanh)
Reply
Ba Cái Ngu (#373, p 25)

Ba cái ngu của Phàm phu: 

  1. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. 
  2. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. 
  3. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm thamđón nhận quả ác bằng tâm sân.
Bậc Thánh không có thích quả thiện và sợ quả ác. 
Reply
How & What (#374, p 25)

Biết rõ cái 'How', đó là Niệm. 
Biết rõ cái 'What', đó là Tuệ.

Mình biết rõ cái activity của mình, đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi, là biết rõ cái 'How', tôi đang như thế nào. Còn 'what' là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. 

Tôi đang đi, tôi đang ngồi, tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có chữ 'How' thôi. 

Về sau này biết rõ thêm cái 'What'. Cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi.
Reply
(2021-03-04, 09:54 PM)Tuy duyen Wrote: cái thân nó cũng không dễ gì yên, phải chiều nó trong điều kiện tối thiểu (miễn là) thì nó mới cho tâm được an đó  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Phật phải có sữa cho êm cái bụng trước khi giải quyết chuyện sanh tử Niết bàn

à, còn tắm nữa chứ, thân mà ngứa ngáy cũng phiền lắm đa  Lol

tắm, nước nào cũng được, miễn là nước sạch

Tâm Tham  -  Tham Thô và Tham Vi Tế

Cuối cùng, LTP hiểu tại sao bác abc viết: "còn "miễn" là còn "tham"

1/ Khi nói: "Ăn gì cũng được, miễn là no bụng
uống gì cũng được, miễn là khỏi khát
ngủ đâu cũng được, miễn là có giấc ngủ ngon
chết đâu cũng được, chết kiểu gì cũng không sao, miễn là ra đi bình yên là mãn nguyện."

Có chữ "miễn" là có sự kén chọn, giữa đói-no, khát-không khát, ngủ ngon-ngủ không ngon, chết mãn nguyện-chết bất toại nguyện .

Khi chọn lựa cái này, có nghĩa là không thích cái kia .  
Thích vs. không thích nằm trong Tham Sân Si, hay nói chung lại là Tham vs. Sân .

2/ "tắm, nước nào cũng được, miễn là nước sạch"

Nhờ câu trên, LTP mới hiểu ý của bác abc vì "nước sạch" vs. "nước không sạch" .

3/ abc: "Còn "miễn" là còn "tham".  Dĩ nhiên là chưa thể hết tham, nhưng cần phải nhận ra ."

4/ Phật dạy: "Ăn để sống" .  

Hỏi: Như vậy, chúng ta còn THAM sống, SỢ chết, đúng không ?
Đáp: Không phải .  ể" diễn tả mục đích, không phải là một kén chọn .

5/ Thế mới biết, nhận được tâm Tham vi tế không phải là dễ .  

Vi Diệu Pháp dạy: Sân dễ bỏ (vì dễ nhận ra) hơn Tham vì đối tượng của Tham là cái mình muốn .

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=17766&page=252  Post # 3768

--ooOoo--

LTP nhớ lại lời dạy được nghe lâu rồi.  Đó là chúng ta đang chữa bệnh:

Ăn để chữa bệnh đói
Uống để chữa bệnh khát 
Ngủ để chữa bệnh mệt 
Tắm để chữa bệnh dơ

Vân vân

Cùng một hành động, nhưng với hai ý nghĩ khác nhau sẽ cho hai kết quả khác nhau . Với ý nghĩ hưởng thụ, tâm Tham sẽ tăng trưởng .  Với ý nghĩ để chữa bệnh, tâm sẽ không dính mắc .

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=17766&page=252  Post # 3774
Reply
Vô Vị là Vô Sự

Ngày tôi còn trẻ tôi rất sợ những ngày phải thức dậy thấy vô vị, tẻ nhạt, không biết đi đâu, về đâu, làm gì, gặp ai. Nhưng ở tuổi này, những sáng thức dậy thấy nó vô vị, tôi mừng vì nó là vô sự. 

Vô vị chính là vô sự. Và chúng ta phải biết cảm ơn những ngày vô sự, những ngày mà chúng ta không phải làm những cái chuyện mình không thích, không phải đi đến cái chỗ mình không thích, không phải gặp cái người mà mình không thích. 

Từ đó, đối với người Phật tử phải biết trân quý thời gian bởi vì thời gian vô sự không có nhiều lắm đâu thưa quý vị! Tin tôi đi, thời gian vô sự không có nhiều lắm đâu. Vô sự là ngày mình được free 100%, tin tôi đi, hiếm lắm. 

Mà do mình có vô minh dày quá, cho nên mình sợ sự tĩnh lặng, sợ cái ngày ở không. Sợ tĩnh lặng là mình phải mở tivi, bốc cái phone gọi đầu này đầu kia, mình không yêu được sự tĩnh lặng. Cái hạnh phúc của con người là thứ hạnh phúc không thể chia sẻ, không phải là ích kỉ nhưng mà nó là sự rốt ráo của hiện hữu. Mà bản chất rốt ráo của hiện hữu là gi` ?  Là cô đơn. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RE3ETK1OLlQ&abt=S%E1%BB%91ng+Ch%C3%A1nh+Ni%E1%BB%87m+%281%29

(Sư Toại Khanh - Sống Chánh Niệm (1))
Reply