Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
TK Silananda -- Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên (#258 - #260) p 18

(Trích Phật Pháp Căn Bản, tác giả Sīlānanda, Khánh Hỷ dịch) 
Mục Lục:
1. Nền tảng Phật Pháp - hiểu Phật Pháp Tăng - TK Sīlānanda
2. Nền tảng Phật Pháp - Lịch sử Đức Phật Gotama (Thích Ca) - TK Sīlānanda
3. Nền tảng Phật Pháp - Tứ Diệu Đế  - TK Sīlānanda 
4. Nền tảng Phật Pháp - Bát Chánh Đạo - TK Sīlānanda
5. Nền tảng Phật Pháp - Nghiên cứu về Nghiệp - TK Sīlānanda 
6. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Sinh  = 12 Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
7. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ  = 24 Hệ Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
8.  Nền tảng Phật Pháp - CÁC HẠNG CHÚNG SINH TRÊN ĐƯỜNG GIẢI THOÁT -TK Sīlānanda 
9. Nền tảng Phật pháp - Những giới luật quan trọng nhất - Tỳ kheo Silananda
10. Nền tảng Phật pháp - THIỀN ĐỊNH (SAMATHA) - Tỳ kheo Silananda
11. Nền tảng Phật pháp - THIỀN MINH SÁT (VIPASSANĀ)) - Tỳ kheo Silananda
12. Nền tảng Phật pháp - Giải thích sự giác ngộ  - Tỳ kheo Silananda
13. Nền tảng Phật pháp - Các kỳ kết tập Kinh điển lịch sử  - Tỳ kheo Silananda
14. Nền tảng Phật pháp - Hiểu vê Vô Ngã  - Tỳ kheo Silananda


--ooOoo--

Luật Nhân Quả có ba phần:

  1. Trước tiên là Luật Nghiệp Báo: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...ghiep.html
  2. thứ hai là Luật Duyên Sinh: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...nh-12.html,
  3. thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên (bài này).
Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Paṭṭhāna hay Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. 

"Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. 

Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri. Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. 

Có 24 duyên, 2 nhóm:

  1. Nhóm tạo điều kiện nghĩa là nhóm giúp cho những cái khác khởi sinh, và
  2. Nhóm chịu điều kiện có nghĩa là nhóm bị điều kiện. 
Hải nhóm này liên hệ theo nhiều cách, chẳng hạn như liên hệ theo “Nhân Duyên”, liên hệ theo “Hỗ Tương Duyên” v.v…

1. Nhóm một, Nhóm tạo điều kiện.
2.  Nhóm thứ hai là sự liên hệ giữa “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố chịu điều kiện”.
3. Nhóm thứ ba là “yếu tố chịu điều kiện” xảy ra trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh.
4. Sự liên hệ thứ tư là sự liên hệ giữa những yếu tố khởi sinh đồng thời. 
5. “Yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” cùng khởi sinh, và chúng điều kiện với nhau. 
6. Liên hệ theo Cảnh Duyên (liên hệ theo chủ thể và khách thể). Ở đây, “yếu tố tạo điều kiện” là đối tượng hay cảnh của các “yếu tố bị điều kiện”. 
7. “Yếu tố tạo điều kiện” biến mất. Đôi lúc vật này mất đi để cho vật khác có thể chiếm chỗ nó. Đó cũng gọi là Duyên

Vậy Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) đã dạy chúng ta những gì?

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. 


Chỉ riêng Niết Bàn không có điều kiện.
Reply


Messages In This Thread
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - by LeThanhPhong - 2020-06-07, 08:14 AM