Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Tu hành là gì?

Tu hành là tu ngay chỗ này nè:

Kiếp trước mình Vô minh trong 4 đế, kiếp trước mình tạo nghiệp thiện ác, rồi kiếp trước mình mới có tâm đầu thai, cho nên kiếp này mình sanh ra mình có 6 căn, đúng không? Nhưng mà khi mình có 6 căn rồi thì sao ta?

Mình không để cho 6 ái xuất hiện mà mình để cho 5 thiện xuất hiện, hiểu không? Tu là tu ngay chỗ này nè. 

Mà vô lượng kiếp mình lại không tu, mình cứ là do Vô minh tạo ra nghiệp thiện ác, từ nghiệp thiện ác có tâm đầu thai, tâm đầu thai nó ra 6 căn, có 6 căn rồi thì sao ta? Sống phiền não, gặp cái như ý thì tham mà gặp cái bất toại thì sân. Còn bây giờ mình biết đạo rồi, khi mà mình đã có 6 căn rồi thì sao?

Lúc nào mình cũng sống chánh niệm hết, hiểu không? Tu là tu chỗ đó. Khi mà sống chánh niệm là mình sẽ hạn chế cơ hội của 4 thủ, 2 hữu và 4 sanh, nếu chứng thánh thì cắt ngay đời này, còn nếu không chứng thánh được thì tối thiểu mình gieo duyên cho đời sau mình cắt mấy con số đó, số 4, số 2, thấy không?

Và cái này mới rùng rợn nè, tại sao có số 4 này? Noãn thai thấp hóa là do cái này ra: do 6 ái, 4 thủ, 2 hữu.

Các vị còn nhớ câu tôi nói mấy ngày nay không? Mình sống giống cái con gì nhất thì mình chết sẽ về với cái loài đó, có nhớ không? Hiểu chứ? Đó! Mình sống mà giống chim thì chết về làm chim, sống giống cá chết về làm cá. 

Nghe cái này mới ghê nè: Thích ăn ngon mà không tu hành sẽ sanh làm loài ăn tạp, thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sanh làm người có lộc ăn, có hiểu không? Thích ăn ngon mà lại không có tu hành thì sẽ sanh làm loài ăn tạp, tiếng La tinh kêu là voli vore, hay là omnivore, biết chữ đó không? Omni là tất cả, vore là nhiều. Nhưng nếu thích đẹp mà có tu sẽ sanh ra làm người có đầy đủ quần là, áo luạ. Chỉ biết ăn chay mà không học giáo lý thì sẽ sanh làm các loài ăn cỏ. Chỉ thích ăn mặn vì thích ăn ngon mà không tu hành thì sanh làm các loài ăn thịt sống. Hiểu không? Thích mặc đẹp mà không tu hành sẽ sanh làm loài diêm dúa sặc sỡ loè loẹt như ong, bướm, các loài cá nhiều màu sắc, kỳ nhông. Nhưng nếu thích đẹp mà có tu sẽ sanh ra làm người có đầy đủ quần là, áo luạ. Có rất nhiều người chỉ riêng phụ kiện trên người của họ là mấy ngàn dollars rồi, mắt kiếng là Gucci, khăn quàng là LV, áo khoác là Gucci, đôi giày là Prada. Thích đẹp mà có làm phước là nguyên một cây toàn là brand name không, còn nếu thích đẹp mà không tu là nguyên cái con cắc kè, nguyên con két Nam Mỹ nó đủ thứ màu hết trơn á, hoặc là mấy cái con bướm đủ thứ màu, thích mặc đẹp mà không có tu là làm cái loài sặc sỡ, diêm dúa loè loẹt. Thích ăn ngon mà có tu hành có nghĩa là có từ bi, có trí tuệ, có giữ giới, có bố thí thì sẽ sanh ra làm người có lộc ăn, hiểu không? Có nghĩa là cái thích mà cộng với cái chuyện mà anh sống như thế nào nữa. Cho nên đó là lý do tại sao có số 4 đó, là tại vì anh sống giống cái loài nào thì anh sẽ về sống chung với loài đó, chuyện đó rất là khoa học.

Tôi đã nói hoài, cái loài ở nước mặn thì nó phải về loài nước mặn, loài nước ngọt phải về với loài nước ngọt.


--ooOoo--


Tu Để Thành Thánh ?

Cứu cánh của Phật giáo không phải để được cái gì, không phải để đắc cái gì mà là để bỏ được cái gì. Có hiểu không? Tu hành với cái ý mong là tôi làm như vầy để tôi đắc cái gì, để tôi được cái gì đó là một cái chuyện rất là nguy hiểm, là vì sao? 

  1. Chuyện đầu tiên tu mà mong để được cái gì đó đã là tham ái, 
  2. cái thứ hai chúng ta đã rất là ấu trĩ khi chúng ta quên một chuyện, cứ làm sao cho nó đừng còn là phàm nữa thì tự nhiên nó thành thánh thôi, nghe kịp không?
Tu làm sao miễn đừng còn là phàm nữa thì nó là thánh thôi, mà phàm là gì thì mình biết rất rõ, đúng không? 

Trong khi mình tu mình mong thành thánh là kiểu tu rất là mạo hiểm vì thánh mình đâu biết thánh nó vuông tròn dài ngắn nó ra làm sao, cứ thấy nó lạ lạ tưởng là thánh. 

Tôi đã gặp loại người đó rồi, nó chán chồng chán vợ cái tự nhiên nó mặc cái áo lam lên bắt đầu đi đứng chậm chậm, ăn chay vài bữa tưởng đắc, đi qua Miến Điện dự vài khóa về đi chậm chậm tưởng đắc, rồi ngồi thẳng lưng thế này, hít sâu thở chậm nghe người nó mát mẻ nhẹ nhàng tưởng là đắc, mà tại sao tưởng dễ như vậy? 

Là bởi vì nó đâu biết thánh nhân là vuông tròn dài ngắn nó đâu có biết, nó thấy lạ lạ là nó gắn cái mác thánh vô. Yah, trong khi cái quan trọng nhất là anh tu làm sao anh đừng là phàm nữa, cái đó mới quan trọng vì cái phàm anh biết nó là cái gì. Các vị nghe hiểu không ta? Tôi lạy các vị hiểu dùm. Mình tu mình chỉ mong là bỏ được cái gì.


Sư Toại Khanh

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Sydney%202019/004.%20Duy%C3%AAn%20Kh%E1%BB%9Fi%20-%2012%20Nh%C3%A2n%20duy%C3%AAn%20-%206%20C%C6%A1%20t%C3%A1nh%20ch%C3%BAng%20sanh 
Reply
Ôn lại bài cũ

Mọi sự ở đời xảy ra là do nhân duyên. Khi hiểu như vậy có 3 lợi lạc:
  1. sống có trách nhiệm hơn. Cho dù nhỏ đến đâu, mọi sự là cái cớ cho vô vàn chuyện khác.
  2. buông bỏ.
  3. sống an lành nhờ buông bỏ.
Khi không có trí tuệ, ta khổ là vì thích cái này hoặc ghét cái kia. Ta không hiểu thích/ghét là do:
  1. Tiền nghiệp
  2. Tâm lý
  3. Môi trường sống
Như vậy, thích/ ghét tương đối vì phải phụ thuộc vào 3 yếu tố trên

Con người luân hồi là do chính mình. Nên nhớ mình dùng 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) này để làm việc gì mới quan trọng.

Hãy cố gắng tu tập .  Nếu đủ duyên, ta có thể đắc quả trong kiếp này .  Bằng không, ta tạo duyên lành cho những kiếp kế tiếp để khi hội đủ điều kiện có thể đắc quả .

Sống không dễ ngươi.
Dễ ngươi gồm có ba:
1- Coi thường điều ác nhỏ rồi làm. Nhỏ quá, đáng cái gì?
2- Coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm. Nhỏ quá, làm chi mất công?
3- Không e sợ sanh tử. Khi nào chết hẳn hay; bây giờ còn sống, sống cho nó đã.

Nên nhớ: 
Phật trí vô biên, 
Phật lực vô cùng, 
Phật tâm vô lượng . 

Mặc dù biết căn cơ của chúng sanh, nhưng Phật không thể độ người vô duyên .

  1. Cơ hội được làm người là rất khó,
  2. cơ hội gặp được chánh pháp là rất khó,
  3. cơ hội mà có đủ điều kiện tâm sinh lý để mà tu tập cũng rất khó.
Nay ta đã có đủ ba điều ấy, mà tại sao cái tâm ta nó lăng xăng như vậy thì rõ ràng là tại vì ta chưa nỗ lực đúng mức.

Mỗi ngày trôi qua, mỗi tuần trôi qua, mỗi tháng trôi qua là mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng gần miệng huyệt.

Xúc là sự gặp gỡ giữa 6 căn và 6 trần. Xúc không phải là touching mà nó là meeting, gathering, nó là sự hội tụ, sự gặp gỡ, là sự gắn kết. Nhờ xúc, có thọ, và nhờ thọ có tưởng.


Hãy chuyên cần, tinh tấn. Đừng lãng phí thời gian.
Reply
Sư Toại Khanh --  Bốn Hạng Học Đạo (238-241) pp 16-17

Bốn hạng học đạo:
  1. Học cho biết thôi
  2. Học rồi lâu lâu áp dụng
  3. Học rồi biểu diễn khiến bản thân và tha nhân khó chịu
  4. Học rồi tinh tấn thực hành

Lợi ích khi sống có chánh niệm:
  1. bớt khổ.   
  2. bớt tai nạn. 
Chúng ta chỉ có thể an toàn bằng cái áo giáp chánh niệm thôi, vì chỉ có chánh niệm mới hạn chế cái va đập của 6 trần. Khi thất niệm, rất khổ thân và khổ tâm.

Nên nhớ: cái KHÔNG cần thiết luôn NHIỀU hơn cái CẦN thiết.
Reply
Sư Toại Khanh -- Asādhāraṇa (#244) p 17

Asādhāraṇa có nghĩa là riêng biệt.

Quote:(Tăng Chi 97) có sáu thành tựu khi chứng ngộ quả Dự lưu:


  1. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa;
  2. không bị đau khổ;
  3. làm các việc bị sanh tử hạn chế;
  4. thành tựu trí tuệ;
  5. không cùng chia sẻ với các dị sanh;
  6. nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.
Bậc Tu Đà Hườn không bị thối lui. Còn mình thì có thể bị thối lui nhưng mà có thể thối lui, chứ không phải bắt buộc thối lui.

:tulip4:
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Cách Hồi Hướng Cho Người Đã Khuất (#246) p 17

Chúng ta hồi hướng đến thân nhân quá vãng khi: 
  1. hành thiền, 
  2. niệm Phật, 
  3. tụng kinh, 
  4. nghe pháp, 
  5. bố thí, 
  6. cúng dường, 
  7. v.v. 
Làm cỗ, cúng thức ăn không đủ.

Khi hồi hướng, chúng ta nên phát nguyện bằng lời đến thân nhân của mịnh .  Ví dụ: 

"Xin hồi hướng công đức này đến bà cụ của tôi là bà (tên họ, ngày sanh, ngày mất) . Mong mẹ ở cảnh giới nào cũng được tiếp tục sống trong hào quang của chánh pháp ."



--oOo--

https://www.budsas.org/uni/u-nghithuc-tung/nthuc12.htm

Kinh Hồi Hướng Vong Linh

Duyên Khởi:

Vua Bim Bi Sa Ra
Nằm mộng thấy thân nhân
Bị khổ quả đói lạnh
Ðến bạch hỏi Thế Tôn
Ðức Ðiều Ngự bi mẫn
Chỉ dạy cách tạo phước
Hồi hướng các vong linh
Thoát ly mọi khổ ách




Chánh kinh:

Các thân nhân quá vãng
Thường đến nhà quyến thuộc
Ðứng ngoài vách tựa cửa
Ngã đường hay cổng thành
Trông chờ hưởng phước thí
Nhưng vì kém phước duyên
Hương linh bị quên lảng

1/
Những ai tạo phước lành
Do công đức bố thí
Nên phát nguyện bằng lời
I đăng vô nhá tí năng hô tú
Sú khí ta hon tú nha tá dô
Nguyện thân nhân quá vãng
Thượng hưởng công đức nầy
Ðược thọ sanh lạc cảnh

Những thân nhân quá vãng
Vân tập các đạo tràng
Nhận được phước hồi hướng
Thường thốt lời cảm kích
Mong ân nhân của mình
Ðược trường thọ phúc lạc
Người đã tạo công đức
Chắc chắn được quả lành

Chúng sanh trong cảnh khổ
Hằng mong đợi phước báu
Do thân nhân hồi hướng
Bởi trong những cõi ấy
Không có các sinh kế
Trồng trọt hoặc chăn nuôi
Bán buôn hay trao đổi
Như nước trên gò cao
Chảy xuống vùng đất thấp
Phước lành đã hồi hướng
Có diệu năng cứu khổ
Như trăm sông tuôn chảy
Cùng hướng về đại dương
Nguyện công đức đã tạo
Thấu đến chư hương linh


2/
Khi người nhớ ân trước
Do tình nghĩa thân bằng
Do tương duyên quyến thuộc
Hãy cúng dường trai Tăng
Hồi hướng phước đã tạo
Sự khổ sầu thương cảm
Trước tử biệt sanh ly
Không có lợi ích gì
Cho thân nhân quá vãng
Cách trai Tăng hợp đạo
Gọi Ðắc Khi Na Ða Ná(Dakkhinādāna)
Cúng dường vô phân biệt
Ðến đại chúng Tăng Già
Bậc phạm hạnh giới đức
Bậc vô thượng phước điền
Ðược vô lượng công đức
Là thắng duyên tế độ
Hương linh trong cảnh khổ


3/
Do thiện sự đã làm
Do hồi hướng đã nguyện
Do Tăng lực đã cầu
Xin tựu thành phúc quả.


☸️
Reply
Trung Bộ Kinh 65. Kinh Bhaddàli (post #247, p 17)

Bối Cảnh:

Thế Tôn dạy chư tăng tại Savatthi, Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).  ĐỀ tài về phạm giới luật .

Nội Dung:

Đức Phật dạy chư tăng ăn chỉ ngồi một lần .  Ông Bhaddàli trả lời ông không thể làm như vậy được .  Đức Phật khuyên ông có thể ăn như vậy hai lần trong ngày .  Ông cũng không chấp nhận .  Vi` cãi lời dạy của Đức Phật, ông Bhaddàli xấu hổ, lánh mặt, không gặp Phật suốt 3 tháng tròn .  Khi nghe chư Tăng cho biết Đức Phật sẽ du hành, khó gặp được Ngài, ông Bhaddàli đành tới đảnh lễ Đức Phật .

Đức Phật giải thích những thắc mắc của ông Bhaddàli về giữ giới .

Ai bắt đầu ?

Ông Bhaddàli .

Ai dạy ?

Đức Phật .

Bài học dạy ai ?

Ông Bhaddàli .

Phương Pháp Sư Phạm:

Ông Bhaddàli hỏi, Đức Phật trả lời .

Kết quả :

Ông Bhaddàli hoan hỉ tín thọ lời Thế Tôn .
Reply
Sư Toại Khanh -- Hành và Các Kinh Khác (#248 - #252) p 17

KTC.6.93 Hành: Người đầy đủ tri kiến (đắc quả dự lưu) không thể:
  1. chấp nhận bất cứ hành nào là thường còn;
  2. chấp nhận bất cứ hành nào là lạc;
  3. chấp nhận bất cứ hành nào là ngã;
  4. làm hành động vô gián;
  5. mê tín dị đoan;
  6. đi tìm các vị đáng được cúng dường ngoài chư Tăng.
Vô Thuờng:
Phàm phu luôn có kế hoạch cho tương lai vì lầm tưởng cuộc đời trường tồn vĩnh cửu, trong khi cái chết có thể đến với chúng ta bất cứ khi nào .  Do đó, phàm phu cho rằng có môt thiên đàng vĩnh cửu .

Lý do vì chúng ta: 
  1. không chịu thấy, hoặc không thể thấy được sự hiện hữu của mình là một gánh nặng. Chúng ta 
  2. không thấy chán, không thấy sợ chuyện lê thê, nhạt nhẽo, vô vị.
Còn ham sống, còn thích hưởng thụ vì chúng ta chưa thấy chán được cái thân này. 

Khổ có ba: 

  1. khổ khổ có nghĩa là sự có mặt của những gì làm cho thân tâm khó chịu, 
  2. hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm cho thân tâm dễ chịu, 
  3. hành khổ là cái khó thấy nhất, đó là sự hiện hữu vô vị tẻ nhạt và lệ thuộc các điều kiện. 
Vô Ngã:
  1. Không hề có ai chịu khổ, chỉ có sự khổ mà thôi. 
  2. Không có ai tạo ra khồ, chỉ có nguyên nhân sanh khổ. 
  3. Không có ai thoát khổ, chỉ có cứu cánh thoát khổ. 
  4. Và cuối cùng, chỉ có con đường hành trì thoát khổ, không có ai là người hành trì.

Khổ đế cần được hiểu.
Tập đế cần được trừ.
Diệt đế cần được chứng.
Đạo đế cần được hành.


KTC.6.94 Mẹ: Người đầy đủ tri kiến (đắc quả dự lưu) không thể:
  1. đoạn mạng sống của mẹ
  2. đoạn mạng sống của cha;
  3. đoạn mạng sống của vị A-la-hán;
  4. với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu;
  5. thể phá hòa hợp Tăng
  6. đề cử một vị Ðạo Sư khác (không đi tìm đến một cái vị thầy khác).
Ở đâu có bát chánh đạo thì vị Tu Đà Huờn cúi đầu thờ lạy cái chỗ đó. 


KTC.6.95 Tự Làm: Người đầy đủ tri kiến (đắc quả dự lưu) không thể:
  1. trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm;
  2. trở lui lại quan điểm lạc khổ do người khác làm;
  3. lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm; 
  4. lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh;
  5. quan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh.
  6. Vì cớ sao ? Đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã khéo thấy.
Không do mình tự làm hay do người khác làm vì không hề có cái Ta (Vô Ngã).


KTC 6.96 Sự Xuất Hiện - sáu sự kiện khó tìm được ở đời:
  1. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác 
  2. sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết 
  3. sự tái sanh trong Thánh xứ 
  4. không khiếm khuyết các căn 
  5. không si mê, không câm ngọng 
  6. ước muốn thiện pháp
Đây là những sự kiện rất khó xảy ra trên thế gian .  Chúng ta thật may mắn .


(Asādhāraṇena, post #244)
KTC 6.97 Các Lợi Ích khi chứng ngộ quả Dự lưu:
  1. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa;
  2. không có bị đau khổ;
  3. làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ;
  4. không cùng chia sẻ với các dị sanh;
  5. nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.
 
Khi đắc quả Dự Lưu, các vị chỉ có tiến, chứ không lùi .  Phàm phu có thể lùi, nhưng không bắt buộc phải lùi .  

Trợ sinh là cái điều kiện giúp cho cái chưa có được có.
Trợ lực là giúp cho những cái đã có được thêm sức, được thêm phần lớn mạnh.

  1. Người ta làm được, tại sao mình làm không được?
  2. Đã là nam nhân đại trượng phu, nam tử hán đại trượng phu thì phải giống như bao nhiêu anh hùng trong thiên hạ.
  3. Đã là trưởng tử, đã là con của Như Lai, đã ở nhà Như Lai, đã đắp áo Như Lai, thì tại sao bao nhiêu huynh trưởng của mình làm được, mà mình không được?
  4. Tại sao bao nhiêu đồng tu, tín hữu, của mình, cư sĩ tóc tai đầy đủ họ làm được, mà mình đầu trọc lóc mình làm không đươc.

KTC 6.98 Vô Thường
1/ -  (Không xảy ra) Thật vậy này các Tỷ-kheo,
  1. vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra.
  2. Không thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này không thể xảy ra. 
  3. Không nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, hay quả Nhất Lai, hay quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.
2/ - (Có xảy ra) Thật vậy, này các Tỷ-kheo,
  1. Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là vô thường, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này có xảy ra.
  2. Thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này có xảy ra.
  3. Nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này có xảy ra.
Mình phải hiểu đúng như là sự thật. Những cái mà Phật dạy là mình phải cắn răng mình nghe thôi, chứ không có cái vụ mà thích hỏng thích ở đây, miễn là hợp lý là mình phải chịu.
Reply
Sư Toại Khanh -- Thiền (2) và Các Kinh Khác (#255 - #257) pp 17-18

KTC.6.74 Thiền (2)
Sáu pháp cần đoạn tận:
Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.

1/ Tầm: tư duy. Tư duy trong A tỳ đàm gọi là tâm sở tầm.
Ba tà tư duy: dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tà tư duy liên hệ đến ngũ trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc. 
Bất thiện có 3 định nghĩa:
  1. Tam độc: tham sân si.
  2. 10 kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân, ngã mạn, phóng dật
  3. Ba tà tư duy: dục tầm, sân tầm, hại tầm.
Dục tầm: tâm sở tham. 
Sân tầm: tâm sở sân.
Hại tầm: (một hình thức của tâm sân) sự vắng mặt của tâm sở bi.

Tiêu chuẩn để sống không thiếu thốn là phải có đầy đủ: y tế, giáo dục, đi lại, truyền thông.

Ở đâu cũng toàn chuyện trái ý nghịch lòng:
  1. Thích mà không được là khổ; 
  2. theo đuổi nó là một hành trình gian khổ; 
  3. tìm được nó rồi phải giữ nó:
  • giữ cái có được là một cái khổ; 
  • và giữ không được lại càng khổ. 
Khi sống với ba tà tư duy này, tâm không thể an lạc, làm sao chứng quả Thánh?
Có nghĩa là sống hết mình với từng cái biểu hiện, từng cái sanh diệt của thân tâm, chúng ta mới ngộ ra hồi nãy tôi mới vừa nói đó.

Sống chánh niệm được nhiều cái lợi lắm:
  1. Một là phiền não không có cơ hội xen vào.
  2. Thứ hai, nếu nó có xen vào, qua một phút giây sơ sẩy nào đó thì chúng ta cũng lập tức phát hiện.
  3. Cái thứ ba, qua đó chúng ta mới có dịp thấy rằng chúng ta chỉ là một cái bọt nước, chỉ là một cái làn khói thôi.
Đối với người tu hành, đối với bậc thánh thì khía cạnh tẻ nhạt đó chính là khía cạnh chân thật và đáng có của đời sống, vì không có bất mãn (tránh không được là khổ) và đam mê (muốn không được là khổ).

Ý nghĩa lớn nhất của đời sống là thấy ra cái sự vô nghĩa, sự tẻ nhạt của nó.

Tưởng: kiến thức, ký ức và kinh nghiệm. Có ba: dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.

Trí: khả năng biện biệt, biết rõ cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện, cái gì ác, cái gì cần làm, cái gì không nên làm. 

Phân biệt giữa Trí và Tưởng:
Tcho biết: "Ờ, cái này nè hại mình hại người, cái này là điều lành, cái này là điều tội lỗi nè." Khi nào sống mà có vươn lên đến cái tầm suy tư đó mới gọi là có Trí.

Tưởng là ký ức, kinh nghiệm, kiến thức có được do học về nghệ thuật, khoa học, v.v., cũng là ảo giác, hoang tưởng, giả tưởng.

Hai cách để mà nhận thức về thế giới: 
  1. quan sát thế giới qua hiện tượng: sống bằng tưởng
  2. quan sát thế giới trên bản chất: sống bằng trí. 
Quan sát trên khía cạnh hiện tượng có nghĩa là chúng ta chỉ nhìn thấy thế giới ở cái vỏ ngoài của nó thôi. Chỉ khi nào có đủ trí tuệ, bóc tách được cái lớp vỏ hiện tượng, thấy được cái bản chất của vạn pháp mới có thể chuyển mình giác ngộ. Còn không chúng ta sống thuần túy ở trong sự ngộ nhận, sống trong thế giới hiện tượng mà thôi.

Dục tưởng: dựa trên cái vỏ ngoài hiện tượng của thế giới mà chúng ta thích tùm lum.

Sân tưởng: tức là chúng ta tiếp tục dựa trên cái hiện tượng, cái vỏ ngoài của 5 trần để mà thêu dệt, gắn lên trên đó, vẽ vời lên trên đó bao nhiêu thứ ký ức, hồi ức, kinh nghiệm để mà chúng ta bất mãn.
Bất mãn và đam mê đó là cái gì mà đáng sợ dữ vậy? Dạ thưa đã nói rồi: 
  1. muốn mà không được là khổ, 
  2. ghét mà tránh không được là khổ. 
Chỉ có người có cái nhìn trung thực thì họ mới có thể an lạc. Không an lạc là không thể có định.  Thiếu định là không thể có tuệ.

Ý nghĩa rốt ráo nhất của mọi hiện hữu là cái gì? Có để mà có vậy thôi. Khi các duyên hội thì mọi thứ có mặt, khi duyên tán (hết duyên) thì mọi thứ nó biến mất. Mọi hiện hữu vô nghĩa như vậy đó. Khi mà thấy ra cái sự vô nghĩa của nó, thì 

  1. ta sẽ không thấy ra ở đời này có cái gì đáng để mình nặng lòng theo đuổi. 
  2. Và cũng không có gì đáng để mà nặng lòng chống đối, đập đổ, hủy hoại vì tất cả là vô nghĩa. 
Thức, tưởng, trí:
  1. Đời sống bằng thức: Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe.
  2. Đời sống bằng trí: Biết những gì mình thấy, mình nghe nó đều do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất.
Sống bằng thức: qua 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Trong thấy chỉ có thậy, nghe chỉ có nghe, ...

Sống bằng tưởngphàm phu không thể nào chỉ thấy đơn giản là thấy, nghe đơn giản là nghe, cho nên ngoài cái đời sống bằng thức, chúng ta lại phải thêm một cái nữa là đời sống bằng tưởng. Khi thấy cái gì đó, chúng ta phải thêu dệt, vẽ vời lên đó bao nhiêu là thứ ký ức, bao nhiêu là thứ kinh nghiệm, bao nhiêu là thứ kiến thức, ký ức và kinh nghiệm. ...

Sống bằng tríTrí là cái khả năng biện biệt, biết rõ cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện, cái gì ác, cái gì cần làm, cái gì không nên làm.

Dục tưởng, thiền tưởng và quán tưởng:

Dục tưởng: tức là chúng ta lấy cái ảo giác, ảo tưởng của mình trong 5 trần để mình sống, từ hình dáng, màu sắc, mùi vị, cảm xúc, xa gần, nặng nhẹ, trên dưới, trong ngoài, cao thấp, dài ngắn, trắng đen, mập ốm,.

Thiền tưởng: đối với người tu thiền thì toàn bộ thế giới này, toàn bộ vũ trụ này nó gom gọn ở trong 10 cái đề mục thôi đó là: 
  1. đất, nước, lửa, gió, (4)
  2. xanh, vàng, đỏ, trắng, (4)
  3. hư không, (1)
  4. ánh sáng. (1)
Còn nếu mà gom luôn tâm thì nó gồm có 6:
  1. đất, nước, lửa, gió, (4)
  2. hư không, (1)
  3. thức. (1)
Quán tưởng: Buổi đầu, chúng ta biết rồi, để chứng thánh là chúng ta phải thấy cái bản chất của vạn pháp, nhưng mà cái bản chất đó đâu phải dễ thấy, bởi nói bản mà, bản chất là cái chất gốc của nó làm sao mình thấy được? 

Buổi đầu hành giả tu tứ niệm xứ là phải còn lệ thuộc vào cái hiện tượng của danh sắc, phải xài cái tưởng để thấy cái tướng của danh sắc, cái tướng là cái vỏ ngoài. Thí dụ như, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào, tắm rửa, đánh răng, lau mặt, rửa mặt, tiểu tiện, ăn uống, nhai nuốt, co duỗi, dở, bước, đạp tất cả đều được ghi nhân.  Buổi đầu mình phải dựa vào cái tưởng để mà sống trong cái tướng, nha. Dựa vào cái tưởng để mà thấy cái tướng của danh sắc. 

Lúc đó chúng ta thấy không còn đi đứng nữa, mà thấy đó là cái sự vận hành của sắc pháp được điều động bởi danh pháp. Và rốt ráo nhất, chúng ta thấy, ở đây, khổ đế đang được điều động bởi tập đế. Cái chân của mình, cái động tác dỡ chân nó đều là khổ đế. Cái ước muốn mà dỡ chân là tập đế, tới mức đó, thấy như vậy đó, thấy trong toàn bộ đời sống mình cái giây phút nào, cái khoảnh khắc nào mà có sự thích thú đam mê đó chính là tập đế. 

Từ từ hành giả mới thấy: "Ồ thì ra đời sống này chỉ gồm có hai thứ: đau khổ và nguyên nhân sanh khổ. Nguyên nhân sanh khổ tạo ra đau khổ. Đau khổ là cầu nối, là chất dẫn để tạo ra nguyên nhân sanh khổ. Nghĩa là từ kết quả nó làm điều kiện để nó dẫn đến cái nhân, cái nhân là điều kiện dẫn đến quả, gớm chưa? Gớm là gớm chỗ đó. Hành giả mới thấy như vầy, hành giả mới thấy toàn bộ đời sống của mình là khổ tập, rồi từ cái tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, từ tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, cứ như thế,

Như vậy đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi ngày sống trong hoang tưởng, ảo tưởng, và tới lúc tu hành đắc đạo, chúng ta cũng phải vay mượn cái tưởng một thời gian để dùng tạm và sau cùng lấy nó làm cái bè sang sông. 

Kinh KTC 6.75 Khổ nội dung tương tự như Kinh 6.74 Thiền (2).

Kinh KTC 6.76 A la hán Quả: về 6 hình thức của Mạn, phải tránh để đắc quả A la Hán vì Mạn nẩy sinh là do thân kiến, ngã . Khi có sự chia cách so sánh người và ta là có:
  1. tham ái và tà kiến,
  2. bảo vệ cái tôi, tên tuổi mặt mũi của tôi, gia đình, đất nước, v.v... của cái tôi .
KTC 6.77 Thượng Nhân Pháp: tránh 6 pháp này để chứng quả Thánh (thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm.)
  1. Thất niệm: sống như một xác chết biết đi .
  2. Không phòng hộ các căn: 6 căn luôn chực chờ chạy theo 6 trần, bị thích/ghét (do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống, kết quả là khổ) xen vào chi phối liền .  Khi lục căn được thu thúc, tâm an lạc, thấy được 4 đế .

Đức Phật không dạy kiểu nhồi sọ .  Ngài giải thích lý do rất rõ ràng .
Reply
TK Silananda -- Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên (#258 - #260) p 18

(Trích Phật Pháp Căn Bản, tác giả Sīlānanda, Khánh Hỷ dịch) 
Mục Lục:
1. Nền tảng Phật Pháp - hiểu Phật Pháp Tăng - TK Sīlānanda
2. Nền tảng Phật Pháp - Lịch sử Đức Phật Gotama (Thích Ca) - TK Sīlānanda
3. Nền tảng Phật Pháp - Tứ Diệu Đế  - TK Sīlānanda 
4. Nền tảng Phật Pháp - Bát Chánh Đạo - TK Sīlānanda
5. Nền tảng Phật Pháp - Nghiên cứu về Nghiệp - TK Sīlānanda 
6. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Sinh  = 12 Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
7. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ  = 24 Hệ Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
8.  Nền tảng Phật Pháp - CÁC HẠNG CHÚNG SINH TRÊN ĐƯỜNG GIẢI THOÁT -TK Sīlānanda 
9. Nền tảng Phật pháp - Những giới luật quan trọng nhất - Tỳ kheo Silananda
10. Nền tảng Phật pháp - THIỀN ĐỊNH (SAMATHA) - Tỳ kheo Silananda
11. Nền tảng Phật pháp - THIỀN MINH SÁT (VIPASSANĀ)) - Tỳ kheo Silananda
12. Nền tảng Phật pháp - Giải thích sự giác ngộ  - Tỳ kheo Silananda
13. Nền tảng Phật pháp - Các kỳ kết tập Kinh điển lịch sử  - Tỳ kheo Silananda
14. Nền tảng Phật pháp - Hiểu vê Vô Ngã  - Tỳ kheo Silananda


--ooOoo--

Luật Nhân Quả có ba phần:

  1. Trước tiên là Luật Nghiệp Báo: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...ghiep.html
  2. thứ hai là Luật Duyên Sinh: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...nh-12.html,
  3. thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên (bài này).
Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Paṭṭhāna hay Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. 

"Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. 

Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri. Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. 

Có 24 duyên, 2 nhóm:

  1. Nhóm tạo điều kiện nghĩa là nhóm giúp cho những cái khác khởi sinh, và
  2. Nhóm chịu điều kiện có nghĩa là nhóm bị điều kiện. 
Hải nhóm này liên hệ theo nhiều cách, chẳng hạn như liên hệ theo “Nhân Duyên”, liên hệ theo “Hỗ Tương Duyên” v.v…

1. Nhóm một, Nhóm tạo điều kiện.
2.  Nhóm thứ hai là sự liên hệ giữa “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố chịu điều kiện”.
3. Nhóm thứ ba là “yếu tố chịu điều kiện” xảy ra trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh.
4. Sự liên hệ thứ tư là sự liên hệ giữa những yếu tố khởi sinh đồng thời. 
5. “Yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” cùng khởi sinh, và chúng điều kiện với nhau. 
6. Liên hệ theo Cảnh Duyên (liên hệ theo chủ thể và khách thể). Ở đây, “yếu tố tạo điều kiện” là đối tượng hay cảnh của các “yếu tố bị điều kiện”. 
7. “Yếu tố tạo điều kiện” biến mất. Đôi lúc vật này mất đi để cho vật khác có thể chiếm chỗ nó. Đó cũng gọi là Duyên

Vậy Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) đã dạy chúng ta những gì?

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. 


Chỉ riêng Niết Bàn không có điều kiện.
Reply
Kinh Tăng Chi 6.61: Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia, post #272, p 19

Ai biết hai cực đoan, 
Giữa bậc Trí không nhiễm, 
Ta gọi bậc Ðại nhân, 
Ðây, vượt người dệt vải.


Các cực đoan:
  1. Xúc, xúc tập khởi 
  2. Quá khứ, hiện tại, tương lai 
  3. Lạc, Khổ 
  4. Danh, Thức, Sắc
  5. 6 nội xứ, Thức, 6 ngoại xứ 
  6. Thân, Thân kiến diệt, Thân kiến tập khởi 
Ái của phàm phu (đó vô minh xúi dục) liên kết các điều trên (mặc dù không hề liên hệ chi với nhau) và gây nên khổ não.

Đức Thế Tôn dạy:

Xúc, Xúc diệt, Xúc tập khởi 

Xúc, này các Tỷ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.
Reply
Ghi chú:
Một trong 16 Tuệ Thiền Mình Sát, có một tuệ được gọi là Tuệ Nhàm Chán.  

Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình chán đời, hay bỏ cái thiện. Nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh.
Reply
Sư Toại Khanh Giảng về Nhàm Chán (KTC 7.39 Sự Thù Diệu) (see post #261, p 18)


https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002142114&lan=vn

Có 3 cách ly dục: 
  1. ly dục bằng giới: do ép buộc theo giới luật, trình độ thấp nhất . 
  2. ly dục bằng định: do tập trung tư tưởng, trình độ bậc trung .  Khi chưa có Chư Phật ra đời, chúng sanh giỏi nhất là ly dục bằng định. Hơn nữa, số này rất hiếm, khoảng 1 phần tỷ người mà thôi .
  3. ly dục bằng tuệ: do nhận thức thích/ghét vô nghĩa, trình độ bậc thượng .  Chỉ có chư Phật mới ly dục bằng tuệ quán được .
1/ Ly dục bằng giới: qua sự gò ép, không để cho:
  1. thân nghiệp, 
  2. khẩu nghiệp 
của mình sa đà trong cái mình thích, bằng cách giữ 5, 8, hay 10 giới luật .

2/ Ly dục bằng định: qua sự tập trung tư tưởng, thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Ví dụ: 
  1. nghe chỉ là nghe không có gì nữa, 
  2. chạm chỉ là sờ chạm không có gì ngoài ra nữa, 
  3. mùi chỉ là mùi (không phân biệt mùi gì chỉ biết mũi đang ngửi mùi là đủ rồi).
3/ Ly dục bằng tuệ: qua nhận thức, thấu suốt vấn đề bằng tuệ quán .

Dục là chạy theo cái mình muốn.  Dục của mỗi chúng sinh khác nhau vi`:
  1. tiền nghiệp,
  2. khuynh hướng tâm lý,
  3. môi trường sống.
nên thích/ghét, hạnh phúc/đau khổ khác nhau .  Đã thế, ngay bản thân, thích/ghét, hạnh phúc/đau khổ cũng thay đổi từng thời điểm. .

Từ ly dục bậc một (ly dục bằng cách giữ giới), chúng ta học giáo lý, nghiền ngẫm, thấm thía, rồi biết bỏ đi những gì không cần thiết để hướng tới chuyện khác cao hơn . Đó là thích đời sống thiền định (trình độ ly dục bằng định, bậc hai)

Khi Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất trong tam giới này là họ chỉ đạt được trình độ ly dục bằng định thôi. Đó là giỏi nhất, chứ không thể ly dục bằng tuệ (trình độ bậc 3) được. Ly dục bằng tuệ quán chỉ có Chư Phật thôi. 

Ly dục phải do nhận thức thì nó vững chãi hơn . Ly dục mà chỉ do sự khiêng cưỡng, do hoàn cảnh thì không bền vững. Bước tiếp theo phải biết lìa dục để tu tập thiền định . Xa hơn nữa là phải có được hứng thú trong tuệ quán

Từ cõi người cho đến cõi dục thiên, phạm thiên sắc giới, rồi vô sắc giới, cuối cùng chung cuộc mình đi về đâu? Nó cũng là sự quẩn quanh của luân hồi thôi. Nhờ tự đặt câu hỏi như vậy, vị đó mới có đủ hứng thú để tu tập tuệ quán.
Reply
Sư Toại Khanh giảng về Quán Tưởng, post #263, p 18 (trích từ post # 256)

Hành giả Tứ Niệm Xứ cần dựa vào tưởng để mà thấy tướng của danh sắc

Nếu không nhờ tưởng, không thể thành công vì rất khó thấy được bản chất của vạn pháp .
Reply
Trường Bộ Kinh 2 Kinh Sa-môn Quả, post #265, p 18

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truong...-tn1.htm#1


Sau khi nghe vua A-xà-thế thuật lại sự chẳng vừa-ý trước các lời phô-trương về đường-lối tu-tập chẳng có kết-quả rõ-ràng nào của sáu vị sư-trưởng ngoại-đạo, đức Phật liền trình-bày đầy-đủ chi-tiết về các giai-đoạn tu-luyện của một vị Sa-môn, cùng các lợi-ích thiết-thực, hiện có trước mắt, ở mỗi giai-đoạn tu-chứng.

Chín lợi-ích của quả Sa-môn được đức Phật kể ra theo thứ-tự từ thấp đến cao: 
(1) được sự kính-nễ, 
(2) giữ được giới-đức đầy-đủ: Giới-Bổn Pàtimokkha (tiểu, trung, và đại giới) -- Đọc thêm Kinh Phạm Võng.
(3) chế-ngự được các căn, 
(4) luôn luôn chánh-niệm tỉnh-giác; sống biết đủ;
(5) dẹp bỏ năm triền-cái: 1. tham, 2. sân, 3. thụy-miên (=mê ngủ), hôn-trầm (=dã-dượi), 4. trạo-cử, (=vụt-chạc), hối-tiếc, 5. nghi.
(6) lần-lượt chứng các cấp Thiền-định: Sơ-thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền và Tứ-thiền.
(7) đắc các thần-thông: hoá thân, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng minh, thiên nhãn thông.
(8) đạt được lậu-tận-trí; 
(9) thân-tâm và trí-tuệ hoàn-toàn giải-thoát.

Nghe xong, vua A-xà-thế tán-thán công-đức của bản Kinh nầy, xin quy-y với Phật, Pháp, Tăng và xin sám-hối tội đã giết vua-cha. Đức Phật cũng vui lòng chứng-minh sự thú-tội ấy là đúng với Chánh-pháp.


--ooOoo--


Trường Bộ Kinh 22 Kinh Ðại Niệm Xứ, post #265, p 18

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truong...ng-tn2.htm

Đức Phật giảng Chư Tăng bài kinh Đại Niệm Xứ  gần đô-thị Kiềm-ma-sắt-đàm (Kammàssadhamma) tại xứ Câu-lâu (Kuru).

Kinh Đại Niệm-Xứ dạy bốn pháp quán-niệm: (1) thân, (2) thọ, (3) tâm, (4) pháp.
Reply
Trung Bộ Kinh 10 Kinh Niệm Xứ, post #266, p 18

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm

Đức Phật giảng Chư Tăng bài kinh Niệm Xứ  gần đô-thị Kiềm-ma-sắt-đàm (Kammàssadhamma) tại xứ Câu-lâu (Kuru).

Kinh Niệm-Xứ dạy bốn pháp quán-niệm: (1) thân, (2) thọ, (3) tâm, (4) pháp.
Reply