Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
#46
(2020-02-12, 12:33 PM)Vân Nương Wrote: Rollin
Chào anh LTP.....Lan nghĩ mắt, tai, mũi, họng của chính mình thì mình có thể control được mà...Miễn sao mình đọc thấy, nhìn thấy, nghe thấy ~ gì mà mình không thích thì cứ làm như là nó vô âm vô thanh, vô ảnh vô hình thì mình có thể ngăn chặn miệng/họng mình đừng mở ra để nói gì được cơ mà!!! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4 :chay:

Tưởng vậy, nhưng không phải vậy, Lan ạ.  Vì thế, chúng ta mới cần học đạo và tu luyện tâm.

---------

Sư Toại Khanh - Dính (# 105) p 7:


Thích hay ghét có nghĩa là dính mắc.

Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá, con chim, con chồn, con cáo, con rắn, con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn, cáo, rắn, rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố."

Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần, để rồi dính mắc.
Reply
#47
(2020-02-12, 01:05 PM)LeThanhPhong Wrote: Smiling-face-with-halo4
Tưởng vậy, nhưng không phải vậy, Lan ạ.  Vì thế, chúng ta mới cần học đạo và tu luyện tâm.

---------

Sư Toại Khanh - Dính (# 105) p 7:


Thích hay ghét có nghĩa là dính mắc.

Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá, con chim, con chồn, con cáo, con rắn, con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn, cáo, rắn, rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố."

Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần, để rồi dính mắc.

Học Đạo thì Lan không dám mơ tưởng tới vì Lan biết là mình còn vướng mắc nhiều cái nghiệp trên đời nầy lắm....Nhưng tu luyện tâm-tánh thì Lan nghĩ là mình có thể làm được, dù không được hoàn toàn nhưng hy vọng là mình sẽ tu tâm-tánh mình cho nhẹ lại ít gì cũng được 1 tới 2 phần trăm là quá đủ rồi đó anh! Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật :78: :78:   Smiling-face-with-halo4
Reply
#48
(2020-02-12, 01:14 PM)Vân Nương Wrote: Học Đạo thì Lan không dám mơ tưởng tới vì Lan biết là mình còn vướng mắc nhiều cái nghiệp trên đời nầy lắm....Nhưng tu luyện tâm-tánh thì Lan nghĩ là mình có thể làm được, dù không được hoàn toàn nhưng hy vọng là mình sẽ tu tâm-tánh mình cho nhẹ lại ít gì cũng được 1 tới 2 phần trăm là quá đủ rồi đó anh! Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật :78: :78:   Smiling-face-with-halo4

Học đạo là tu luyện tâm tánh , có gì cao siêu đâu Lan.

You're doing fine. 10_point
Reply
#49
(2020-02-12, 03:05 PM)LeThanhPhong Wrote: Sư Toại Khanh - Các Lớp Vỏ (# 109) p.8:



Thứ nhất là không thể nhìn qua cái hình thức, cái vỏ bên ngoài của một cái sự vật nào đó mà mình đánh giá một cách vội vã, hấp tấp. Đó là chuyện không nên. Cái vẻ ngoài nó có nhiều lớp. Tôi bây giờ quay lại cái đời sống nội tâm của quý vị. Một là qúy vị ăn mặc đi đứng nói năng chừng mực có kiểm soát - đó mới là lớp vỏ ngoài, cái mà thiên hạ có thể nhìn thấy. Riêng các vị thì còn một lớp thứ hai nữa. Đó là mấy ngày nay quý vị sinh hoạt ra sao. Đó lại cũng chỉ là lớp vỏ thôi, thưa quý vị, những sinh hoạt mấy ngày nay ra sao cũng chỉ là lớp vỏ thôi, và là những gì mà quý vị có thể tưởng lầm về chính mình. Lớp vỏ thứ ba mới ghê. Đó là bản chất thật sự của mình là ra sao.

tui thích cái này , đối diện với mình thì mới biết
Reply
#50
(2020-02-12, 03:13 PM)abc Wrote: tui thích cái này , đối diện với mình thì mới biết

Vâng.  LTP đồng ý.

Khi sống về nội tâm bằng pháp quán Tứ Niệm Xứ, chúng ta dễ nhận ra cái lớp vỏ thứ ba hơn.
Reply
#51
Sư Toại Khanh - Có Muốn Thành Phật không? (# 110) p.8:

Lậu hoặc: đam mê và ngộ nhận, cấu uế, ô nhiễm. Có 3 thứ lậu hoặc: lậu hoặc Dục Giới, lậu hoặc Sắc Giới, và lậu hoặc Vô Sắc Giới.

Khi còn trong Tam Giới, cho dù là ở cõi trời cao nhất, hết tuổi thọ là sẽ rơi xuống chỗ thấp nhất.

Bản chất của Tam Giới là không bền.  Ý nghĩa cao nhất và duy nhất của Phật Pháp là nhận ra sự vô nghĩa của mỗi hình thức hiện hữu dù là bậc Thánh, Đế Thích, Chuyển Luân Vương, hay là con ruồi, con bọ, con gián.

Các vị Thánh tôn kính Đức Phật vô cùng vì: 

  1. Đức Phật là Đạo Sư của họ, không có Phật thì cái Đạo quả của mình làm gì có?
  2. Đức Phật dạy cho mình, Phật hướng dẫn, nhờ Phật mà mình không còn sanh tử. Cái ơn đó lớn lắm. Không có trời bể nào chứa cho hết. Cho nên vì cái ơn đó mà họ lạy Phật một cái. Lạy Phật một cái vì ...
  3. những đức lành mà bản thân họ hàng chúng sanh họ không có. Lạy thêm một cái nữa là ...
  4. cái gì Phật cũng có Phật cũng biết mà không dính mắc trong đó. Lại lạy thêm một cái nữa. Lạy hoài, lạy mãi.  
Tuy làm Phật được lạy nhiều như vậy, vì Ngài có nhiều đức tính cao quý như vậy (là kết quả của sự tu học phải luân hồi trong vô số kiếp của Đức Phật), không vị Thánh nào muốn thành Phật, vì chư vị ngán sự vô nghĩa của quá trình sanh tử luân hồi. 

Vì tâm đại từ đại bi với chúng sanh, nên khi sau khi thành Phật, Đức Thế Tôn ở lại cứu độ chúng sanh, chứ Ngài không được gì cả.

Vì thế, một vị Tu Đà Huờn hiểu rất rõ: "Không có ai hành Ba la Mật mà chỉ có (tấm lòng) tiến trình (procedure) hành Ba la mật."
Reply
#52
Tản mạn về kiếp sống trong lục đạo

Sự khác biệt của luân hồi giữa Đức Bồ Tát và chúng sinh:

Đức Bồ Tát luân hồi để tu học trọn vẹn 10 hạnh Ba la Mật.  :78:

Chúng sinh trôi lăn trong luân hồi là vì nghiệp cuốn hút, không có mục đích gì cao thượng.  :59:
Reply
#53
Sư Toại Khanh - Cảnh Sắc (#114) p 8

Khi các duyên hội đủ thì mắt thấy cảnh sắc. Cảnh sắc không tìm đến mắt cũng như mắt không hướng đến cảnh sắc.
Reply
#54
Sư Toại Khanh - Cục Lửa Trong Túi Quần (#118) p 8:

Bất lạc (arati) là bất mãn người khác, nghĩa là mình luôn luôn có cái cớ để bực mình người khác.

Đặc biệt của bất lạc là thấy người khác được cái gì hay ho là mình ghét. 

Nguyên nhân của bất lạc là bản thân mình không an lạc.

Hành động, suy tư bắt nguồn từ tâm không an lạc sẽ cho quả không an lạc.

Vì thế, mình phải an lạc trước đã.  

Có ba pháp cần phải tu tập:

  1. Ðể đoạn tận bất lạc, hỷ cần phải tu tập. 
  2. Ðể đoạn tận hại, bất hại cần phải tu tập. 
  3. Ðể đoạn tận phi pháp hành, pháp hành cần phải tu tập. 
----------------------

Cách tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: Từ Bi Hỷ Xả:

https://thuvienhoasen.org/a18828/tu-vo-luong-tam
Reply
#55
Sư Toại Khanh - Tu Trùm Mền (#119) p 8

Bố thí là thực tập buông bỏ.  Vì thế, không phải hành động quăng ra là bố thí vì đó là “cho”, không phải là “buông bỏ”.

Bố thí phải được trân trọng thực hành qua thân khẩu ý.

Tương tự, cố ý kiêng tránh điều xấu trong tam nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp) mới gọi là giữ giới.
Reply
#56
Sư Toại Khanh - Diệt Đoạn (#120) p 8

Không dính mắc không có nghĩa là đập phá.  

(Không dính mắc có nghĩa là đặt xuống, buông)
Reply
#57
Sư Toại Khanh - Dục và Nghiệp (#121) p 9:

Định nghĩa:

  1. Dục nghĩa là đam mê.
  2. Dục sai biệt nghĩa là đam mê có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, do suy tư, sở thích khác nhau.
  3. Dục dị thục nghĩa là quả báo do các ước muốn đem lại không giống nhau.  Như vậy, do muốn tùm lum thì quả báo cũng tùm lum.
--------------------

Những gì ta đang thích, đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. 

Phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên mới có cái chỗ đi về tương ứng. 
Reply
#58
Sư Toại Khanh - Dừng Lại Nửa Chừng (#122) p 9

Tăng Chi Bộ Kinh 6.80 dạy có 6 thiện pháp chư Tăng Ni cần lớn mạnh:
  1. nhiều ánh sáng, 
  2. nhiều quán hạnh, 
  3. nhiều hoan hỷ, 
  4. nhiều không tự bằng lòng, 
  5. không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, 
  6. đi thẳng đến bờ kia.
Bổn phận của chư Tăng Ni là học đạo, hành đạo, và hoằng đạo.

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh) dạy chư Tăng Ni phải 
cầu tiến bộ trong giáo pháp:
  1. điều thứ nhất ālokabahulo là phải có trí tuệ, 
  2. thứ hai yogabahulo là tinh tấn, 
  3. thứ ba vedabahulo là tìm thấy được niềm vui trong đạo nghiệp, 
  4. cái thứ tư là asantuṭṭhibahulo kusalesu dhammesu là lòng thiết tha vô bờ đối với thiện pháp
  5. cái thứ năm là anikkhittadhuro kusalesu dhammesu không có buông rơi cái gánh nặng trong thiện pháp. Và 
  6. cái thứ sáu là uttari ca patāreti.
Reply
#59
Sư Toại Khanh - 
uttari ca patāreti (# 123) p 9

Uttari ca patāreti có nghĩa là làm sao mà toàn bộ cái đời tu, toàn bộ đạo nghiệp phải là từng bước đi sang bờ khác.

Vấn đề lớn nhất của người tu Phật là dậm chân tại chỗ, hài lòng với những thành quả mình đạt được, rồi quên đi mục tiêu chính của tu học là sang bờ bên kia.
Reply
#60
Sư Toại Khanh - PHÁP MÔN QUYẾT TRẠCH -  DỤC & XÚC (# 127) p 9

Sáu đề tài: Dục, Thọ, Tưởng, Lậu hoặc, Nghiệp, Khổ.

Mỗi đề tài phải được biết qua sáu khía cạnh:

  1. Định nghĩa
  2. Nguyên nhân
  3. Những sai biệt
  4. Quả báo
  5. Diệt khổ
  6. Bát Chánh Đạo

Ví dụ như nói đến Dục, thì: 



  1. Chuyện đầu tiên mình phải biết Dục là cái gì. 
  2. Thứ hai là con đường nào dẫn đến các Dục. 
  3. Thứ ba chúng ta phải biết rằng Dục nó có nhiều thứ sai biệt, khác nhau. 
  4. Thứ tư chúng ta phải biết rằng chính những cái Dục đã đưa đến quả báo nào. 
  5. Thứ năm chúng ta phải biết rằng hễ Dục biến mất chính là Khổ biến mất. 
  6. Thứ sáu chúng ta phải biết rằng con đường dẫn đến chấm dứt tất cả mọi ước muốn đó là Bát Chánh Đạo.

DỤC

  1. Định nghĩa: Dục là thích hay ghét cái gì. Có nhiều thứ Dục do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
  2. Nguyên nhân:  Xúc. Sáu căn tiếp xúc với sáu trần tạo ra các Dục.
  3. Những Sai Biệt: có rất nhiều Dục khác nhau do căn cơ sở tánh không giống nhau.
  4. Quả Báo: Dục dị thục, thích/ghét đưa đến hành động tạo quá thiện ác sướng khổ cho đời sau.
  5. Đoạn Diệt: Tuyệt đối hết Dục thì không còn sanh tử luân hồi.
  6. Phương pháp Đoạn Diệt: Bát Chánh Đạo

XÚC là Dục duyên khởi, do 6 căn tiếp xúc với 6 trần; nói cách khác, do sự gặp gỡ, sự hội ngộ, sự tương phùng giữa căn và trần nó mới tạo ra các Dục.  Bản thân Xúc không có tội. Thánh hay phàm đều có sáu căn sáu trần hết. Nhưng vấn đề là Đức Phật lưu ý cho mình một chuyện rất là quan trọng. Hãy nhớ rằng ngay cái chỗ không có gì mà bất cẩn thì chết người như chơi. 

Việc đầu tiên phải biết sự có mặt của các ước muốn.
Thứ hai là phải biết rõ những ước muốn đó từ đâu nó đi ra? Từ Xúc, chính từ cái Xúc.

Toàn bộ cái chuyện bà con giữ giới, giữ giới Bát quan hay vô thiền viện ngồi thiền toàn chỉ là để giải quyết cái chữ Xúc thôi. Tại sao mà bà con không tiếp tục ở nhà? Tại vì các vị không muốn có những cuộc hội ngộ với sáu trần mà có khả năng phương hại cho tâm tư của mình. Chứ tu đâu chẳng được? 
Reply