Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
#31
Sư Toại Khanh - Biết Thiếu (#89-91) pp 6-7:

Trong Kinh Đại Sư Tử Hống (Trung Bộ Kinh, bài số 12,  Đức Phật dạy tất cả chư vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 10 trí tuệ siêu việt, ung dung tự tại đi vào bất cứ hội chúng nào không một chút lo âu.  Trái lại, bài Kinh Tăng Chi 6 chỉ kể có 6 trí tuệ của Ngài thôi, nhưng 6 hay 10 không khác nhau. 

Trong bài "Biết Thiếu", Sư Toại Khanh nhắc chúng ta về 2 trí của Đức Phật:

  1. thị xứ phí xứ lực: Ngài biết rõ cái gì hợp lý, cái gì vô lý, cái gì có thể xảy ra, cái gì không thể xảy ra.
  2. biết rõ vấn đề nghiệp lý tới nơi tới chốn: tổng nghiệp và biệt nghiệp.

Hãy ghi nhớ là chúng ta hiểu biết rất ít, phải luôn luôn gắng sức học hỏi, đừng bao giờ kiêu ngạo là ta giỏi, ta hay, tự mãn với cái biết của mình.
Reply
#32
Đức Phật - Đại Kinh Sư Tử Hống - Trung Bộ 12 (#92-96) p 7:

(Không tóm lược)
Reply
#33
Sư Toại Khanh tưởng niệm Sư Giác Chánh (#97) p 7:

Sư Giác Chánh, cậu ruột của Sư Toại Khanh (thiền viện Kalama, Miến Điện) và Sư Giác Đẳng (chùa Pháp Luân, Houston, Texas), từ trần tại Việt Nam vào ngày hôm qua, ngày 7 tháng 2, năm 2020.
Reply
#34
Sư Toại Khanh - Trạch Pháp Giác Chi (#100) p 7:

Theo đúng tinh thần của Kinh Kalama, chúng ta cần suy tư sâu sắc toàn thể sự hiểu biết, học hỏi tu tập của mình một cách khách quan.  Có thế, chúng ta mới có thể tăng trưởng trí tuệ, và không vướng vào đức tin mù quáng.
Reply
#35
Sư Toại Khanh - Bốn Vô Ngại Giải (#101) p 7:

Vô ngại giải nghĩa là không giới hạn. Có bốn:

  1. Nghĩa vô ngại giải: nghe ai nói gì cũng hiểu, nhìn quả suy ra nhân.
  2. Pháp vô ngại giải: nhìn đâu cũng thấy pháp, nhìn nhân suy ra quả.
  3. Biện vô ngại giải: có biện tài và có khả năng ứng khẩu tại chỗ.
  4. Từ vô ngại giải: không thiếu ngôn từ diễn đạt, và có khả năng hiểu ngoại ngữ dù chưa từng học ngoại ngữ đó.
Bốn vô ngại giải này tuy không tối cần thiết nhưng giúp mình dễ hiểu lời thầy dạy và giúp mình dạy người khác.
Reply
#36
Sư Toại Khanh - Hành Trì Chánh Pháp (#102) p 7:

Tam học: Giới học, Định học, Tuệ học.

Có sáu pháp giúp người tu không bị thối lui:

  1. tôn kính bậc Ðạo Sư, 
  2. tôn kính Pháp, 
  3. tôn kính Tăng, 
  4. tôn kính học pháp
  5. tôn kính thiện ngôn, 
  6. tôn kính thiện bằng hữu. 

Trong bài này, Sư Toại Khanh giảng về đề tài số 4 "Tôn Kính Học Pháp".

Tôn kính học pháp có nghĩa là hành trì tam học Giới, Định, Tuệ, không dám lơ là.

Phật tử chúng ta may mắn:

  1. được thân người,
  2. gặp chánh pháp
  3. được học chánh pháp,
  4. có cơ hội hành trì chánh pháp.
Vì vậy, nên trân quý thời gian, hãy tu học Giới Định Tuệ chăm chỉ, đừng lãng phí.
Reply
#37
Sư Toại Khanh - Bủn xỉn và Tật đố (#103) p 7:

Sở dĩ luôn luôn có chiến tranh đấm đá vì phàm phu chưa gột rửa được thân kiến, và do đó, có tánh bủn xỉn và tật đố.

Bủn xỉn nghĩa là không muốn chia xẻ gì cho ai.
Tật đố nghĩa là không muốn người khác được gì và ai cho người khác mình cũng không vui.

Chỉ khi nào mỗi cá nhân không còn bủn xỉn cũng như tật đố, thế gian này mới có hoà bình.  Dĩ nhiên, điều này không thể xảy ra.
Reply
#38
Sư Toại Khanh - Chìm Nổi (# 104) p 7:

Đức Phật ví dụ chúng sinh như 7 loại ở dưới nước: 

  1. Lặn mất tiêu, hoàn toàn bất thiện,
  2. Nổi rồi lại chìm, lâu lâu nghe giảng một ít rồi lặn luôn,
  3. Nổi lên rồi đứng yên, chờ có người đẩy tới. Đa số thuộc loại này,
  4. Nổi lên, nhìn quanh xem có thể kêu cứu.  Tu đà Hoàn,
  5. Nổi lên rồi bơi không chịu đứng yên. Tư đà Hàm,
  6. Trong lúc bơi, có thể đứng nghỉ trước khi vào bờ. A na Hàm,
  7. Đã bơi lên bờ được rồi.  A la Hán.
Reply
#39
Sư Toại Khanh - Dính (# 105) p 7:

Thích hay ghét có nghĩa là dính mắc.

Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá, con chim, con chồn, con cáo, con rắn, con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn, cáo, rắn, rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố."

Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần, để rồi dính mắc.
Reply
#40
Sư Toại Khanh - Chùa to Phật lớn (# 106) p 8:

Giải thoát không phải nằm ở destination (điểm tới, mục đích) mà nó nằm trên cái journey (cuộc hành trình). Vì thế, chúng ta cần buông bỏ ngay lúc này. Nếu không, làm sao giải thoát?

Để nhận biết đâu là lời Phật dạy, dùng tiêu chuẩn: Con đường nào, pháp môn nào mà càng hành trì, ta càng trở nên tinh tấn, không biếng lười, càng thích sống một mình, càng đơn giản, dễ nuôi, không cầu kỳ, đòi hỏi, buông hết mọi thứ.

Đức Phật dạy, chư tăng ni xuất gia  cần làm 3 việc:
  1. học đạo,
  2. hành đạo,
  3. hoằng đạo.
Trách nhiệm của Phật tử: hỗ trợ để đào tạo tăng tài, không phải để xây chùa to lớn.
Reply
#41
Sư Toại Khanh - Chết (# 107) p 8:

Có 3 cái chết:

  1. Chết thanh thản của bậc Thánh,
  2. Chết chán chường của người biết chuyện hoặc của người không còn gì để lưu luyến cuộc đời,
  3. Chết trong sợ hãi, tiếc nuối.
Nếu không được chết thanh thản như bậc Thánh, hãy chết trong chán chường.  Đừng chết trong sợ hãi hay tiếc nuối.

(Như vậy, phải tập buông bỏ ngay từ giây phút này.  Tulip4  )
Reply
#42
(2020-02-12, 10:57 AM)LeThanhPhong Wrote: Sư Toại Khanh - Chết (# 107) p 8:

Có 3 cái chết:

  1. Chết thanh thản của bậc Thánh,
  2. Chết chán chường của người biết chuyện hoặc của người không còn gì để lưu luyến cuộc đời,
  3. Chết trong sợ hãi, tiếc nuối.
Nếu không được chết thanh thản như bậc Thánh, hãy chết trong chán chường.  Đừng chết trong sợ hãi hay tiếc nuối.

(Như vậy, phải tập buông bỏ ngay từ giây phút này.  Tulip4  )

Cái gì cũng vậy , buông bỏ được là khoẻ re
Reply
#43
Sư Toại Khanh - Chứng Thánh (# 108) p 8:

6 trở ngại ngăn cản người tu chứng quả Thánh:
  1. nghiệp chướng,
  2. phiền não chướng,
  3. dị thục chướng, 
  4. không có lòng tin, 
  5. không có ước muốn, và 
  6. ác tuệ.
4 hạng người đến với Phật pháp:
  1. ugghatitaññū: Hạng đầu tiên chỉ nghe một câu đã đắc.
  2. vipacitaññū: Hạng thứ hai nghe trọn một pháp thoại mới đắc.
  3. neyyo: Hạng thứ ba phải hướng dẫn tu tập từng bước mới đắc.
  4. padaparamo: Hạng thứ tư tối đa chỉ dừng lại ở chữ nghĩa bài vở.
Chúng ta tu tập chưa tới vì những trở ngại sau có thể khiến ta rời bỏ đạo pháp:
  1. Có thể bị bệnh tâm thần.
  2. Chết và đầu thai trong môi trường không được biết Phật pháp.
  3. Bị cám dỗ, thử thách quá sức chịu đựng, phải bỏ đạo.
  4. Nghi ngờ giáo pháp, bị tà kiến.
Reply
#44
(2020-02-12, 11:42 AM)cook2 Wrote: Cái gì cũng vậy , buông bỏ được là khoẻ re

Đúng.  Đúng.  10_point

Kẹt là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý luôn luôn chực chờ đối tượng để dính mắc: hết thương lại ghét.  :78:

Thật là mệt!  :dance:
Reply
#45
(2020-02-12, 12:16 PM)LeThanhPhong Wrote: Đúng.  Đúng.  10_point

Kẹt là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý luôn luôn chực chờ đối tượng để dính mắc: hết thương lại ghét.  :78:

Thật là mệt!  :dance:

Rollin
Chào anh LTP.....Lan nghĩ mắt, tai, mũi, họng của chính mình thì mình có thể control được mà...Miễn sao mình đọc thấy, nhìn thấy, nghe thấy ~ gì mà mình không thích thì cứ làm như là nó vô âm vô thanh, vô ảnh vô hình thì mình có thể ngăn chặn miệng/họng mình đừng mở ra để nói gì được cơ mà!!! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4 :chay:
Reply