Xúc
#46
(2020-02-11, 02:23 PM)abc Wrote: nói thiệt , anh ko đáng để tui giận

cỡ giáo chủ cao đài tui còn không giận , chỉ thấy đáng thương thôi

khi anh hỏi tôi "Bạn abc hết giận rồi chứ. " anh có thấy cái xúc nó tập khởi nghiệp trong anh hay không ?


Xúc thì có nhưng nếu nói nó tập khởi nghiệp thì BIG NO.

Bạn abc thích cái "xúc thì tập khởi nghiệp" thì cứ tự nhiên tiếp tục thích và tu với nó.
Chấm dứt cái chuyện "xúc tập khởi nghiệp" ở đây được chưa, hay abc muốn mổ xẻ thêm nữa?
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#47
(2020-02-10, 06:10 PM)anatta Wrote: anh càng nói tui càng hiểu thì ra ...

Bạn đã chịu khó giải thích thêm về cái Xúc, và nói thêm là nếu không tu ngay cái Xúc thì tưởng & hành làm gì tạo nghiệp được. Okay bây giờ tôi sẽ nói cái nhìn của mình trên chuyện này. Tôi nói lại xem đúng ý bạn về Xúc không để tránh hiểu lầm. Dòng hữu phần (tâm thụ động) lặng lẽ trôi. Khi Căn mắt mở cửa thì tiếp xúc với Trần cảnh bên ngoài, sự va chạm giữa căn và trần này được xem là bước đầu của Xúc và cùng lúc Nhãn thức có mặt với Xúc. Nói cách khác sự va chạm tiếp xúc giữa căn, trần, và thức nhãn thì  Xúc biểu hiện lên những rung động mà mình có thể gọi nó là cảm xúc. (chỉ có căn và trần tiếp xúc từ đó sanh ra thức chứ không có cái thức nào sẳn có để mà va chạm tiếp xúc với căn và trần Sự va chạm giừa căn và trần làm sao có thể được xem là bước đầu của xúc ?) Những rung động này làm cho các pháp thiện và bất thiện nằm yên trong dòng hữu phần khởi dậy hoạt động. (những rung động này không làm cho , mà phải nói là nếu không chánh niệm thì xúc khơi dậy khả năng tiềm tàng, đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm) Đó là lý do mà bạn nói là Xúc khiến tập khởi các nghiệp hay pháp. Tức là do sự va chạm giữa ánh mắt thấy (đập vào) cái cảnh vật đó và nhãn thức hiện hữu tức thời, sự va chạm giữa căn-trần-thức, (again, chỉ có căn và trần tiếp xúc từ đó sanh ra thức chứ không có cái thức nào sẳn có để mà va chạm tiếp xúc với căn và trần)  Xúc hiển hiện như là những rung động mà nó khiến các pháp vận hành. (nó - ám chỉ xúc - không khiến các pháp vận hành , khiến các pháp vận hành là luật nhân quả , duyên hệ , duyên sinh) Giống như là mặt hồ đang yên tĩnh và mình ném vào đó viên đá nhỏ, tức khắc mặt hồ rung động gợn sóng. Tôi nghĩ bạn hẳn biết là Tưởng nằm ở trong dòng Hữu phần. Và hễ Tưởng nhúc nhích là Thọ có mặt tức thời. (không đúng, thọ và tưởng là hai tâm sở có chức năng khác nhau , chúng đồng sanh và diệt với tâm , chúng hổ trợ nhau thì có chứ không như anh nói)
Reply
#48
(2020-02-10, 06:10 PM)anatta Wrote: Nên Xúc là cảm giác, cảm xúc chưa định hình, định danh. (giật bắn người , xao xuyến , ngào ngạt .... là cái gì )(Khi có Thọ kinh nghiệm chúng trọn vẹn thì khi đó định hình định danh -- cảm giác hài lòng, vui thích hoặc bất mãn, khó chịu.)  Đôi khi để tâm thì ta có thể cảm được một rung động, cảm giác thế nào đó, ta cảm thấy bình bình yên yên, nên tôi mới nói nó là vô ký, trung tính. (do chánh niệm chưa đủ mạnh là liên tục nên mới có vụ mơ mơ hồ hồ) Khi chú tâm ngay Xúc này được thì có cảm giác như là xả, bình bình yên yên. (nói câu này thì biết là anh ko hiêy? gì về xúc)Và nếu giữ được chú tâm hay chánh niệm thì các pháp thiện sinh khởi. (nếu chánh niệm và tỉnh giác thì giây phút đó được gọi là thiện còn sau đó pháp thiện có sinh khởi hay ko thì chưa chắc) Nếu thất niệm thì các pháp bất thiện sinh khởi. Vì thế nếu cho rằng "tu ngay cái Xúc thì Tưởng và Hành không tạo nghiệp", thì theo tôi trường hợp đó sẽ không bao giờ xảy ra. (chánh niệm cho mạnh đi rồi hãy nói) Thêm nữa, khi Căn Trần tiếp xúc nhau thì như bạn cũng đã biết 7 tâm sở biến hành đều có mặt và tâm sở Tư đóng vai trò là tổng tư lệnh, nó thúc đẩy và điều phối các tâm sở kia vận hành đồng bộ theo chức năng của chúng trên đối tượng. (đều có mặt là nói trong một lộ trình tâm , từng sát na tâm bị ảnh hưởng khác nhau bởi 7 tâm sở biên hành này , tâm sở tư làm vai trò tổng tư lệnh là ko đúng , nó là kẻ thừa hành, tạo tác do ảnh hưởng của cá tâm sở kia) Dĩ nhiên đây là cái hiểu cái nhìn của tôi.  Cho nên, tôi nghĩ chánh niệm trên Xúc thì  đưa đến  trạng thái vô ký (xả) trong tâm, nhưng vẫn có nghiệp hay các pháp sinh khởi vận hành.  (anh đi vào nhà đang rang tôm thịt , cái mùi sộc ngay vào mũi là xúc , biết là tôm thịt rang nhờ tưởng , cảm thấy vừa khoan khoái vừa cồn cào trong ruột là thọ ,  muốn ăn là tư , nếu chánh niệm cho mạnh thì mùi chỉ là mùi , nếu anh chỉ nhìn thấy cái chảo tôm thịt rang mà không bị cái mùi nó xộc vào thì cái tâm ham thích một chén cơm trắng , vài lát dưa leo và dĩa tôm thịt rang có giảm đi nhiều lăm' không ?)
Reply
#49
Quote:anh càng nói tui càng hiểu thì ra ...

Bạn đã chịu khó giải thích thêm về cái Xúc, và nói thêm là nếu không tu ngay cái Xúc thì tưởng & hành làm gì tạo nghiệp được. Okay bây giờ tôi sẽ nói cái nhìn của mình trên chuyện này. Tôi nói lại xem đúng ý bạn về Xúc không để tránh hiểu lầm. Dòng hữu phần (tâm thụ động) lặng lẽ trôi. Khi Căn mắt mở cửa thì tiếp xúc với Trần cảnh bên ngoài, sự va chạm giữa căn và trần này được xem là bước đầu của Xúc và cùng lúc Nhãn thức có mặt với Xúc. Nói cách khác sự va chạm tiếp xúc giữa căn, trần, và thức nhãn thì  Xúc biểu hiện lên những rung động mà mình có thể gọi nó là cảm xúc. (chỉ có căn và trần tiếp xúc từ đó sanh ra thức chứ không có cái thức nào sẳn có để mà va chạm tiếp xúc với căn và trần Sự va chạm giừa căn và trần làm sao có thể được xem là bước đầu của xúc ?) Những rung động này làm cho các pháp thiện và bất thiện nằm yên trong dòng hữu phần khởi dậy hoạt động. (những rung động này không làm cho , mà phải nói là nếu không chánh niệm thì xúc khơi dậy khả năng tiềm tàng, đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm) Đó là lý do mà bạn nói là Xúc khiến tập khởi các nghiệp hay pháp. Tức là do sự va chạm giữa ánh mắt thấy (đập vào) cái cảnh vật đó và nhãn thức hiện hữu tức thời, sự va chạm giữa căn-trần-thức, (again, chỉ có căn và trần tiếp xúc từ đó sanh ra thức chứ không có cái thức nào sẳn có để mà va chạm tiếp xúc với căn và trần)  Xúc hiển hiện như là những rung động mà nó khiến các pháp vận hành. (nó - ám chỉ xúc - không khiến các pháp vận hành , khiến các pháp vận hành là luậtGiống như là mặt hồ đang yên tĩnh và mình ném vào đó viên đá nhỏ, tức khắc mặt hồ rung động gợn sóng. Tôi nghĩ bạn hẳn biết là Tưởng nằm ở trong dòng Hữu phần. Và hễ Tưởng nhúc nhích là Thọ có mặt tức thời. (không đúng, thọ và tưởng là hai tâm sở có chức năng khác nhau , chúng đồng sanh và diệt với tâm , chúng hổ trợ nhau thì có chứ không như anh nói)




- Như hôm trước tôi có nói sự giao tiếp giữa căn-trần-thức thì Xúc sanh khởi. Chứ không có ý nói là thức va chạm với Căn và Trần. Tôi nói va chạm (giao tiếp) là để dễ hiểu cái chữ Xúc do sự kết hợp giữa 3 pháp. Vì Xúc là sự va chạm tiếp xúc thuộc về tinh thần. Nhưng, xem như tôi đã diễn bày lầm lẫn chỗ đó.

- Dòng hữu phần (tạm gọi là Tiềm thức), hay Tâm thụ động, khi mình ngủ thì yên lặng trôi chảy. Khi thức thì nó hoạt động, nên gọi là Tâm năng động (có thể gọi là Perception: nhận thức) để so sánh cho mình dễ hiểu. Dòng hữu phần này chứa các nghiệp thiện và bất thiện, dù nó không tiếp xúc với trần cảnh, thì các nghiệp nó vẫn vận hành trong đó chứ không có nằm yên một chỗ. Nói nó thụ động yên lặng trôi chảy là so sánh khi nó tiếp xúc trần cảnh. Và tôi không nghĩ là bạn có được khả năng chánh niệm trên Xúc. Theo tôi cái mà abc gọi là chánh niệm trên Xúc thì đúng ra là Thọ ở dạng xả -- không lạc không khổ, vô ký. Còn khi bạn chánh niệm thì đó là tâm sở tịnh hảo thuộc Hành, và khi bạn có được chánh niệm trên đề mục thì chánh niệm cùng 19 tâm sở tịnh hảo cùng sanh khởi với nó. Tức là toàn thiện pháp thuộc Hành uẩn. Như vậy có chánh niệm thì thiện pháp thiện nghiệp sanh khởi, không có chánh niệm thì hầu như bất thiện chẳng hạn như 5 triền cái chiếm trọn gói. Tại sao đức Phật dạy quán Thọ mà không quán Xúc? Chẳng lẽ ngài không thấy được điểm này? Rồi còn các bậc thánh từ Nhập lưu cho đến A la Hán nữa,  thì khi ngài tu tập hoặc an trú thì vẫn quán tam tướng của 4 đề mục Tức Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, hoặc Pháp, hoặc quán ngũ uẩn.

- Tôi nói Tưởng nhúc nhích là Thọ có mặt là ý nói chúng đồng hiện hữu (vì thuộc 7 tâm sở biến hành). Thọ Tưởng thường được Đức Phật giảng đi chúng một cặp. Thí dụ như bài kinh Bahaya: Trong cái Thọ Tưởng chỉ là Thọ Tưởng. Và chúng chỉ diệt đi ở tầng thiền Diệt Thọ Tưởng Định. Tôi đâu có nói Tưởng và Thọ chức năng giống nhau.


(sao trang diễn đàn tôi đánh máy mà nó cứ bị nhảy giứt giựt, bị mất chữ hoài).
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#50
(2020-02-10, 06:10 PM)anatta Wrote: Có lẽ đó là lý do tại sao các thiền sư nguyên thuỷ khi chỉ dẫn thiền thường đi ra một đề mục rõ ràng chẳng hạn như Thọ, Hơi thở của Thân,   hay các đề mục bất tịnh của thân thể để chánh niệm, để quán là để thấy ra được tam tướng của chúng. (do không có tư mà phát biểu tuỳ tiện như vậy . các "dòng" thiền chuyên chỉ dạy hành giả tu tập theo một pháp quán nhất đinh là vì nhiều nguyên nhân . 1- kinh nghiêm cá nhân, sự chứng đắc , và tâm đắc của những vị khai sáng 2-vì đây là những trung tâm thiền nơi hành giả tu tập tích cực , nên chuyên chú vào một phép quán sẽ có nhiều thành tựu về mặt tâm linh ; đây là tu kiểu chuyên sâu ... còn tu tập ở thiền viện , tại gia , việt best thì là tu toàn thời gian và tuỳ đề mục mà phép quán khác đi , còn nếu cứ khư khư , tui chỉ tu thọ quán , lúc nào cũng để tâm tầm cầu tìm ra thọ chổ nào thì nhọc công vô ích . đi cầu cũng là thiền , nó gần ra xúc chạm ngay nơi ấy là niệm thân , xã xong khoan khoái là niệm thọ , thích thú thở cái ào thì là niệm tâm , thấy ra các thứ duyên nhau do nhờ trạch pháp giác chi là niệm pháp . chứ ngồi trên bàn cầu mà cứ chăm chăm kiếm xem khổ hay lạc , hỷ hay ưu thì phí quá )Tuy nhiên, nếu abc cho rằng nhờ tu trên Xúc như vậy thì tâm nó yên yên và từ từ trí tuệ sẽ khải mở và thấy được tam tướng của danh sắc sau đó, thì là con đường chọn của mỗi người. (tui không nói là tu trên xúc mà tui nói lúc có xúc, có tu được trên xúc hay không ? và dĩ nhiên tui không như anh , cứ chăm chăm kiếm cái xúc , hay cái thọ mà tu)
Reply
#51
(2020-02-11, 05:07 PM)anatta Wrote: - Như hôm trước tôi có nói sự giao tiếp giữa căn-trần-thức thì Xúc sanh khởi. Chứ không có ý nói là thức va chạm với Căn và Trần. Tôi nói va chạm (giao tiếp) là để dễ hiểu cái chữ Xúc do sự kết hợp giữa 3 pháp. Vì Xúc là sự va chạm tiếp xúc thuộc về tinh thần. Nhưng, xem như tôi đã diễn bày lầm lẫn chỗ đó.

- Dòng hữu phần (tạm gọi là Tiềm thức), hay Tâm thụ động, khi mình ngủ thì yên lặng trôi chảy. Khi thức thì nó hoạt động, nên gọi là Tâm năng động (có thể gọi là Perception: nhận thức) để so sánh cho mình dễ hiểu. Dòng hữu phần này chứa các nghiệp thiện và bất thiện, dù nó không tiếp xúc với trần cảnh, thì các nghiệp nó vẫn vận hành trong đó chứ không có nằm yên một chỗ. Nói nó thụ động yên lặng trôi chảy là so sánh khi nó tiếp xúc trần cảnh. Và tôi không nghĩ là bạn có được khả năng chánh niệm trên Xúc. Theo tôi cái mà abc gọi là chánh niệm trên Xúc thì đúng ra là Thọ ở dạng xả -- không lạc không khổ, vô ký. Còn khi bạn chánh niệm thì đó là tâm sở tịnh hảo thuộc Hành, và khi bạn có được chánh niệm trên đề mục thì chánh niệm cùng 19 tâm sở tịnh hảo cùng sanh khởi với nó. Tức là toàn thiện pháp thuộc Hành uẩn. Như vậy có chánh niệm thì thiện pháp thiện nghiệp sanh khởi, không có chánh niệm thì hầu như bất thiện chẳng hạn như 5 triền cái chiếm trọn gói. Tại sao đức Phật dạy quán Thọ mà không quán Xúc? Chẳng lẽ ngài không thấy được điểm này? Rồi còn các bậc thánh từ Nhập lưu cho đến A la Hán nữa,  thì khi ngài tu tập hoặc an trú thì vẫn quán tam tướng của 4 đề mục Tức Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, hoặc Pháp, hoặc quán ngũ uẩn.

- Tôi nói Tưởng nhúc nhích là Thọ có mặt là ý nói chúng đồng hiện hữu (vì thuộc 7 tâm sở biến hành). Thọ Tưởng thường được Đức Phật giảng đi chúng một cặp. Thí dụ như bài kinh Bahaya: Trong cái Thọ Tưởng chỉ là Thọ Tưởng. Và chúng chỉ diệt đi ở tầng thiền Diệt Thọ Tưởng Định. Tôi đâu có nói Tưởng và Thọ chức năng giống nhau.


(sao trang diễn đàn tôi đánh máy mà nó cứ bị nhảy giứt giựt, bị mất chữ hoài).

anh vẫn chưa phân biệt thọ và xúc khác nhau như thế nào
về học lại vi diệu pháp phần tâm sở sẽ có ích cho anh , nhớ đừng khuôn khổ gò bó , văn tự  quá , thấy ra cái hồn cái dụng mới là thấy pháp

đi ngoài đường thấy một người con gái đẹp sắc sảo , anh nói xem xúc thọ tưởng hành thức ra sao
Reply
#52
(2020-02-11, 05:07 PM)anatta Wrote: Tại sao đức Phật dạy quán Thọ mà không quán Xúc? Chẳng lẽ ngài không thấy được điểm này? Rồi còn các bậc thánh từ Nhập lưu cho đến A la Hán nữa,  thì khi ngài tu tập hoặc an trú thì vẫn quán tam tướng của 4 đề mục Tức Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, hoặc Pháp, hoặc quán ngũ uẩn.

anh có văn mà không có tư thì làm sao mà anh dám quả quyêt' "đức Phật dạy quán Thọ mà không quán Xúc"?
Reply
#53
(2020-02-11, 05:28 PM)abc Wrote: anh có văn mà không có tư thì làm sao mà anh dám quả quyêt' "đức Phật dạy quán Thọ mà không quán Xúc"?


Tôi chỉ nhắc lại lời Phật dạy về quán Thọ, và bạn thích cái Tư ra quán Xúc của bạn thì như tôi đã nói, cứ việc tiếp tục sự chọn lựa của của bạn, nói cách khác là Tư của abc hay là cái hồn cái dụng của pháp.

Tôi kể cho abc nghe câu chuyện có thật. Một sư cô thuộc dòng Bắc Tông ở trong nước VN và đi qua Miến Điện để học thiền -- đất nước Miến Điện thì theo Phật giáo nguyên thủy. Khi qua đó học thiền thì sư cô nói với đồng tu chung là sư cô đắc Tu Đà Hoàn. Các vị đồng tu chung mới khuyên là đừng nên nói ra, đừng nhắc về quả vị, nếu có muốn nói hay trình pháp thì đến tham khảo với vị thiền sư dạy thiền chứ đừng nói với người khác. Sư cô không nghe, và sau đó một thời gian bị điên loạn. Sau đó người ta phải liên lạc với gia đình của ni cô ở VN qua đưa cô về và chăm sóc cho cô tại nhà. Xem như cuộc đời tu hành của ni cô không còn nữa.

Cá nhân tôi đang trên đường học hỏi Phật pháp, thấy điều gì sai trái với lời Phật dạy thì tôi cần phải tra cứu lại kinh luận nguyên thủy. Tôi không muốn biến mình trở thành kẻ mộng du mà tự thân mang ảo tưởng là Tư ra cái gì cao siêu. Tôi tư về pháp học, nhưng không có Tư đến nỗi trở thành huyễn hoặc hảo huyền. Tôi không muốn biến mình thành kẻ điên mà không biết mình điên và tự mãn. Lời Phật dạy từ ngữ, cụ thể, thực tế, nhưng chỉ có thực hành là rất khó thôi.

(2020-02-11, 05:25 PM)abc Wrote: anh vẫn chưa phân biệt thọ và xúc khác nhau như thế nào
về học lại vi diệu pháp phần tâm sở sẽ có ích cho anh , nhớ đừng khuôn khổ gò bó , văn tự  quá , thấy ra cái hồn cái dụng mới là thấy pháp

đi ngoài đường thấy một người con gái đẹp sắc sảo , anh nói xem xúc thọ tưởng hành thức ra sao


Tôi nói cũng đã nhiều rồi nhất là cái phần Xúc của bạn đề ra. Hơn nữa, VDP tôi chỉ hiểu phần nào căn bản thôi. Tôi vẫn đang học hỏi. Hay là bạn đến phiên bạn abc diễn bày tâm sở mà bạn nghĩ là tôi đã nói là không hợp lý và sai sót. Tiện thể bạn cũng nói luôn Xúc Thọ Tưởng Hành Thức khi bạn gặp cô gái đẹp ra sao.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#54
nói hoài cũng vậy , thôi tui dừng 

chúc anh thân tâm thường an lạc
Reply