Xúc
#31
(2020-02-04, 12:53 PM)LMS Wrote: Tiên cũng có vì tình bị đày xuống trân gian, chử Xúc bao la khó hiểu quá.  :face-with-finger-covering-closed-lips_1f92b:

xin trình bày nhạc phẩm : một nàng tiên bị đày

Một chiều cuối tuần mưa tuôn mấy tấn và sấm chớp giăng giăng 
Tiên xuống thăm Anh, vì trời mưa mãi nên không chịu về
Bên tiên Anh sợ ... làm mặt sầu và ánh mắt như ngây
Sợ rằng tiên ghét, khe khẽ bên tai Anh năn nỉ một hồi lâu

....

Nàng tiên giáng trần tung đôi cánh cháy vì bị vướng sơị dây (dây điện cao thế mới ghê)
Em cháy đen thui, miệng mồm há hốc như chưa hoàn hôn 
Tiên ơi, nếu mà trời gọi về thì tiên có về không?
Miệng cười hơi méo,  tiên nói thích dương gian với hằng trăm cột đèn ( tha hồ mà đu nhé)


khi điện giật thì nhớ để ý cái xúc chạm ra sao nhen
Reply
#32
(2020-02-04, 03:04 PM)abc Wrote: xin trình bày nhạc phẩm : một nàng tiên bị đày

Một chiều cuối tuần mưa tuôn mấy tấn và sấm chớp giăng giăng 
Tiên xuống thăm Anh, vì trời mưa mãi nên không chịu về
Bên tiên Anh sợ ... làm mặt sầu và ánh mắt như ngây
Sợ rằng tiên ghét, khe khẽ bên tai Anh năn nỉ một hồi lâu

....

Nàng tiên giáng trần tung đôi cánh cháy vì bị vướng sơị dây (dây điện cao thế mới ghê)
Em cháy đen thui, miệng mồm há hốc như chưa hoàn hôn 
Tiên ơi, nếu mà trời gọi về thì tiên có về không?
Miệng cười hơi méo,  tiên nói thích dương gian với hằng trăm cột đèn ( tha hồ mà đu nhé)


khi điện giật thì nhớ để ý cái xúc chạm ra sao nhen 

Rollin  ko ngờ người tu hành cũng có sense of humor quá  Rolling-on-the-floor-laughing4
Cô Tiên mà Tiên Anh nói trên kia là Chức Nữ, chứ Tiên đu dây điện ko tính  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Lol
Reply
#33
(2020-02-04, 09:55 AM)abc Wrote: khác nhau ở chổ chánh niệm

nói cho cụ thể thì xúc chỉ là một trong bảy sở hữu biến hành đồng sanh và đồng diệt với từng tâm . tuy nhiên , nói xúc = cái tập khởi của nghiệp thì không sai và lại dể tu tập

"Xúc ”hỗ trợ” tâm và các sở hữu khác đi kèm với tâm. Dứt khoát phải có xúc xuất hiện kèm với tâm để tâm có thể nhận ra được cảnh. Xúc cũng còn hỗ trợ cho các sở hữu khác để cùng xuất hiện: không có xúc sẽ không có thọ, không có nhận thức hay tưởng (Sanna) hoặc không tư nữa. Cuốn Atthasàlinì  (108) so sánh xúc với một cột trụ trong một tòa lâu đài làm nhiệm vụ chống đỡ vững chắc cho các cấu trúc còn lại thuộc toàn bộ tòa lâu đài đó. Cũng như vậy xúc là chỗ dựa (hỗ trợ) vững chắc cho tâm và các sở hữu đi kèm theo khác nữa."

"Trong trường hợp những người chưa đạt đến mức A-la-hán (giác ngộ) thì tốc lực tâm bao gồm cả tâm bất thiện lẫn tâm thiện. Đa số các trường hợp thì các tốc lực tâm chỉ là những tâm bất thiện; là vì chúng ta đã tích luỹ quá nhiều phiền não, thế nên những tâm bất thiện buộc phải  xuất hiện. Thí dụ, khi chúng ta thấy một cảnh sắc tốt, chúng ta thường dễ bị lôi cuốn hay gắn bó với cảnh sắc đó, và để có được một thọ hỷ do cảnh sắc đó đem lại. Tuy nhiên, thủ (Upadana) tức dính bén không trổi dậy ngay trong giây phút nhãn thức (Cakkhu-vinnana) đó. Nhãn thức là tâm quả (Vitakacitta) và lúc nào cũng vậy luôn đi kèm theo với những cảm xúc khác nhau. Xúc đi kèm theo với nhãn thức cũng được gọi là hậu quả (Vipaka). Khi chúng ta thích thú với những gì chúng ta đang nhìn ngắm thì lúc đó ta thấy tốc lực tâm xuất hiện, những tâm đó chính lại là những tâm tham căn (Lobha-mula-cittas) và chúng có thể đi kèm theo với cảm xúc dục lạc hay chỉ là những cảm xúc dửng dưng. Xúc đi kèm theo với tâm bất thiện thì cũng trở thành bất thiện luôn. Xúc kèm theo những tâm khác và những cảm xúc đi kèm theo chúng cũng rất khác nhau. "

Rãnh đọc cái này hay (theo tui)

trên phương diện tu tập , nếu ngay chổ xúc mà nhận biết thì là ngộ , nhưng trong 24 giờ những giây phút biết vậy không nhiều, lô trình tâm thoải mái tuôn chảy tốc lực tâm (đa số bất thiện) tung hoành , thích ghét  sân si mạn nghi đủ cả


Bạn abc,

Theo những gì tôi học hỏi về Phật pháp nguyên thủy từ các vị sư giảng và kinh sách thì Cái Tạo Nghiệp là dó tâm sở Tư (cetana) quyết định. Và khi nghi bạn nói "Xúc là cái tập khởi nghiệp" thì tôi ngạc nhiên và có suy nghĩ, nên có gọi bạn giải thích thêm. Khi tôi nói A La Hán cũng có Xúc (như phàm nhân, vì tôi nghĩ Xúc là không phải tạo nghiệp) và muốn bạn giải thích thêm. Và qua bài bạn trích bên trên đây nói về Xúc thì tôi có đôi lời trao đổi với bạn để tìm hiểu thêm lẫn nhau. Tôi chỉ nói về Xúc mà đã tôi học hỏi, và suy nghiệm, còn đồng ý hay không thì tùy ở nơi bạn.

XÚC (phasa) là một tâm sở thuộc về Danh, trừu tượng nên rất khó để diễn đạt nó rõ ràng. Xúc là tiếp xúc, va chạm.

1 - Bây giờ lấy thí dụ về nhãn căn (mắt). Khi mắt thấy đối tượng cảnh thì có nhãn thức, và Xúc sanh khởi do sự giao tiếp giữa căn Mắt, Cảnh, và nhãn Thức (là sự biết đơn thuần về cảnh). Làm sao biết là Xúc? Là khi có kinh nghiệm rõ ràng về đối tượng cảnh. Thí du khi mắt tôi thấy bạn ăn trái me, thì tôi chảy nước miếng đó là do tác động của Xúc. Và khi Xúc xuất hiện thì Thọ sanh khởi. Xúc là duyên cho Thọ.

2 - Trong 12 Nhân Duyên, Xúc làm duyên cho Thọ. Xúc là kinh nghiệm sinh khởi do sự kết hợp của Mắt, Cảnh, Nhãn Thức như đã nói ở (1). Xúc chỉ là kinh nghiệm thôi, nhưng kinh nghiệm trọn vẹn là phần của Thọ, tức là cảm giác ưa thích (thọ lạc) hay ghét (thọ khổ). Và chính có ưa hay ghét này sinh ra Ái, sự khao khát, mong muốn cảm giác phải như thế này thế kia. Đó là lý do tại sao trong Tứ Niệm Xứ, có phần quán Thọ, cũng là pháp môn mà ngài Goenka đã truyền bá. Trong 12 nhân duyên mắc xích Thọ là chỗ tu quán để cắt đứt dòng sinh tử.

3 - Nếu xét đến Lộ Trình tâm 17 chập tâm (sát na), thì sẽ thấy rằng Xúc đã xuất hiện ở chập tâm thứ 6 là Tiếp Thu, tức là sau chập tâm thứ 5 là Nhãn Thức. Sau Tiếp Thu là chập tâm thứ 7, Quan Sát, rồi đến Đoán Định là chập tâm thứ 8 (cũng có sư thầy goi là Phân Đoán). Và sau Đoán Định là 7 chập tâm Thiện hay Bất Thiện (với phàm phu) và Duy Tác (đối với bậc A La Hán). Vậy sau tâm đoán định/quyết định thì Nghiệp mới vận hành. Vậy một loạt 7 tâm đổng tốc này là tâm tạo nghiệp. Nếu tôi nhớ không lầm thì có sách nói ngay nơi chập tâm thứ 8 là Quyết Định thì cũng có thể xem là khởi mào của tâm sở Tư, là cái bắt đầu khiến cho dòng nghiệp tập khởi hay tạo nghiệp. Thêm nữa, là đôi khi Cảnh nhỏ, yếu, khiến một Lộ Trình tâm dừng lại nửa chừng ở chập tâm Tiếp Thu và Quán Sát, nên Nghiệp không sanh khởi. Mà Xúc thì hiện hữu ở 2 chập tâm Tiếp Thu và Quan Sát.

Nói thêm là tâm sở Tư có chủ ý, cố ý (volition) mới tạo nghiệp. Là qua sự quan sát, suy nghĩ rồi quyết định hành động. Ví dụ anh A tránh sát sinh, nhưng vô tình không biết, không thấy mà đạp nhằm con gián khiến nó chết đi thì anh không có tạo nghiệp. Khi đạp có sự va chạm tiếp xúc của Thân, Xúc sinh khởi tức là Thân Xúc, khiến anh có cảm giác lạ lạ nhìn xuống thấy con gián chết. Và nếu cho rằng Xúc là nguyên nhân khiến Tạo Khởi Nghiệp thì những Phật tử đừng mong là có thể tu tập mà giải thoát nổi. Vì nghiệp nhiều quá do khởi sinh bởi Xúc 16 tiếng đồng hồ trong ngày (trừ đi 8 tiếng ngủ).


*** Lộ Trình tâm: 1: Hữu phần vừa qua; 2: HP rúng động. 3: HP dứt dòng; 4: Hướng ngũ môn; 5: Nhãn Thức; 6: Tiếp Thu; 7: Quan Sát; 8: Đoán Định (Quyết định); 9 -- 15: Đổng Lực (hay Tốc Hành); 16 -- 17: Na Cảnh. ***

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#34
Quote:Theo những gì tôi học hỏi về Phật pháp nguyên thủy từ các vị sư giảng và kinh sách thì Cái Tạo Nghiệp là dó tâm sở Tư (cetana) quyết định. Và khi nghi bạn nói "Xúc là cái tập khởi nghiệp" thì tôi ngạc nhiên và có suy nghĩ, nên có gọi bạn giải thích thêm. Khi tôi nói A La Hán cũng có Xúc (như phàm nhân, vì tôi nghĩ Xúc là không phải tạo nghiệp) và muốn bạn giải thích thêm. Và qua bài bạn trích bên trên đây nói về Xúc thì tôi có đôi lời trao đổi với bạn để tìm hiểu thêm lẫn nhau. Tôi chỉ nói về Xúc mà đã tôi học hỏi, và suy nghiệm, còn đồng ý hay không thì tùy ở nơi bạn.

cái tập khởi nghiệp và cái tạo nghiệp nó khác nhau xa

tối đi ngủ  không đóng cửa gài then , trộm đạo nó lẻn vào 
trộm vào nhà trộm đồ thì lại là chuyện khác

thêm ví dụ cho anh hiểu nhen

post#32 ở trên , bài thơ tiên là cảnh trần , mắt bạn LMS là căn trần , she còn sống và có tác ý đọc bài thơ .. ngay khi đó có nhãn thức , xúc , thọ , và các tâm sở biến hành đi kèm ... vì bài thơ "hay quá" , phù hợp với đề tài xúc , động vào chử tiên là ngoại hiệu của bạn ấy ,... những cái thuộc về cường độ đó gọi là xúc ... nếu bạn LMS chỉ ngưng ngay đó thì thôi , nhưng những cường độ đó, những xúc cảm đó là tập khởi của nghiệp , nói tập khởi nên hiểu là khơi dậy khả năng tiềm tàng , đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm ... nó không tạo nghiệp , nhớ nhen .... nó chỉ là nơi chốn điều kiện  môi trường tập khởi nghiệp mà thôi  ... tiếp tục bạn LMS đã tập khởi nghiệp nơi xúc cảm  và các tâm sở biến hành khác phụ trợ cho xúc làm duyên cho tâm sở tư (cái thích , cái ghét, ...) tạo nên ý nghiệp  ... cái xúc nó mạnh quá đến nỗi ý nghiệp cũng chưa đủ , thân nghiệp và khẩu nghiệp tiềm tàng, tập khởi nơi xúc lại xảy ra thông qua tâm sở tư và kết quả là lời khen rằng tui hóm hỉnh 

thôi bữa nay nhiêu đó thôi 

những gì anh post sau đó thì trên internet , trong kinh sách đầy ra 

à quên . trong thread này , bạn Mimo , theo tui nghĩ thì bạn ấy không có học vi diệu pháp nhưng chỉ cần nghe she nói " Bởi vậy, hồi nhỏ Má Mm dạy....đừng để cho con trai nó nắm cái tay.... Giờ lớn rồi mới thấy lời Má dạy đúng thiệt... Xúc = Cái tập khởi của nghiệp....thiệt mờ" là rõ ngay she hiểu sự vi diệu của pháp ,,, còn có bạn thì học vi diệu pháp một thời gian dài, đôi khi cả đời thì chỉ biết vi diệu pháp là vờ i vi , i ê u iêu dờ iêu diêu nặng diệu 

học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

ps: bạn LMS và Mimo ..  pháp rất là vi diệu , nói thẳng ra nghe kỳ nên có gì không phải thì bỏ qua nhen
Reply
#35
Bạn abc,

Tôi cũng không định nói gì về Xúc đâu trogn cái thread của bạn đâu. Nhưng khi đọc thấy bạn nói "Xúc Là Tập Khởi của Nghiệp" thì tôi lấy làm lạ nên hỏi lại vì biết đâu bạn nghe sư thầy nào đó giảng hay kinh điển nào đó mà tôi chưa đọc qua. Nhưng sau khi bạn trích những điều luận về Xúc trong tài liệu nào đó, thì khi đó tôi mới nói cái học hỏi, cái hiểu của mình về Xúc và Nghiệp. Vì Nghiệp có thể xem như là cột trụ của đạo Phật. Không có Nghiệp, không có Nhân Quả thì không có Phật giáo. Tôi nói về Nghiệp của Phật dạy để những người khác đừng hiểu lầm "Xúc là Cái Tập Khởi Nghiệp". Tôi nói về Xúc và Nghiệp để làm sáng tỏ là vì tôi mang ân, tri ân Đức Phật, vì lời dạy của ngài nên tôi mới được tự do, thoát ra khỏi được một số thẩm quyền tâm linh mà tôi đã lệ thuộc trước đây, để có thể tự bước đi trên đôi chân của mình, tự mình làm hòn đảo cho chính mình. Chứ không phải là tôi vào đây để tranh luận hơn thua với bạn. Cái post của bạn đính chính lại về thế nào Xúc là Tập Khởi của Nghiệp nhưng không phải tạo nghiệp thì đó là suy luận, hiểu biết riêng của bạn, tôi không có ý kiến. Cái post của tôi ngày hôm qua về Xúc và Nghiệp đã nói lên, nói xong những gì tôi cần nói rồi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#36
(2020-02-06, 10:18 AM)abc Wrote: cái tập khởi nghiệp và cái tạo nghiệp nó khác nhau xa

tối đi ngủ  không đóng cửa gài then , trộm đạo nó lẻn vào 
trộm vào nhà trộm đồ thì lại là chuyện khác

thêm ví dụ cho anh hiểu nhen

post#32 ở trên , bài thơ tiên là cảnh trần , mắt bạn LMS là căn trần , she còn sống và có tác ý đọc bài thơ .. ngay khi đó có nhãn thức , xúc , thọ , và các tâm sở biến hành đi kèm ... vì bài thơ "hay quá" , phù hợp với đề tài xúc , động vào chử tiên là ngoại hiệu của bạn ấy ,... những cái thuộc về cường độ đó gọi là xúc ... nếu bạn LMS chỉ ngưng ngay đó thì thôi , nhưng những cường độ đó, những xúc cảm đó là tập khởi của nghiệp , nói tập khởi nên hiểu là khơi dậy khả năng tiềm tàng , đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm ... nó không tạo nghiệp , nhớ nhen .... nó chỉ là nơi chốn điều kiện  môi trường tập khởi nghiệp mà thôi  ... tiếp tục bạn LMS đã tập khởi nghiệp nơi xúc cảm  và các tâm sở biến hành khác phụ trợ cho xúc làm duyên cho tâm sở tư (cái thích , cái ghét, ...) tạo nên ý nghiệp  ... cái xúc nó mạnh quá đến nỗi ý nghiệp cũng chưa đủ , thân nghiệp và khẩu nghiệp tiềm tàng, tập khởi nơi xúc lại xảy ra thông qua tâm sở tư và kết quả là lời khen rằng tui hóm hỉnh 

thôi bữa nay nhiêu đó thôi 

những gì anh post sau đó thì trên internet , trong kinh sách đầy ra 

à quên . trong thread này , bạn Mimo , theo tui nghĩ thì bạn ấy không có học vi diệu pháp nhưng chỉ cần nghe she nói " Bởi vậy, hồi nhỏ Má Mm dạy....đừng để cho con trai nó nắm cái tay.... Giờ lớn rồi mới thấy lời Má dạy đúng thiệt... Xúc = Cái tập khởi của nghiệp....thiệt mờ" là rõ ngay she hiểu sự vi diệu của pháp ,,, còn có bạn thì học vi diệu pháp một thời gian dài, đôi khi cả đời thì chỉ biết vi diệu pháp là vờ i vi , i ê u iêu dờ iêu diêu nặng diệu 

học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

ps: bạn LMS và Mimo ..  pháp rất là vi diệu , nói thẳng ra nghe kỳ nên có gì không phải thì bỏ qua nhen


Bác abc. Tôi không giỏi Phật pháp. Đọc thấy bác viết, tôi có chút thắc mắc nho nhỏ này. Tôi hiểu sao cho đúng câu Pháp Cú của Đức Phật Cồ Đàm dưới đây.?

"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

Chẳng lẽ lại là

" Xúcdẫn đầu các pháp,
Xúc làm chủ, Xúc tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

Không hiểu! Không hiểu! - KD  Rollin  Rollin  Rollin
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#37
(2020-02-06, 10:03 PM)Khuyết Danh Wrote: Bác abc. Tôi không giỏi Phật pháp. Đọc thấy bác viết, tôi có chút thắc mắc nho nhỏ này. Tôi hiểu sao cho đúng câu Pháp Cú của Đức Phật Cồ Đàm dưới đây.?

"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

Chẳng lẽ lại là

" Xúcdẫn đầu các pháp,
Xúc làm chủ, Xúc tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

Không hiểu! Không hiểu! - KD  Rollin  Rollin  Rollin

xin hỏi vì sao mà lại thay ý bằng xúc ?
Reply
#38
(2020-02-06, 03:04 PM)anatta Wrote: Bạn abc,

Tôi cũng không định nói gì về Xúc đâu trogn cái thread của bạn đâu. Nhưng khi đọc thấy bạn nói "Xúc Là Tập Khởi của Nghiệp" thì tôi lấy làm lạ nên hỏi lại vì biết đâu bạn nghe sư thầy nào đó giảng hay kinh điển nào đó mà tôi chưa đọc qua. Nhưng sau khi bạn trích những điều luận về Xúc trong tài liệu nào đó, thì khi đó tôi mới nói cái học hỏi, cái hiểu của mình về Xúc và Nghiệp. Vì Nghiệp có thể xem như là cột trụ của đạo Phật. Không có Nghiệp, không có Nhân Quả thì không có Phật giáo. Tôi nói về Nghiệp của Phật dạy để những người khác đừng hiểu lầm "Xúc là Cái Tập Khởi Nghiệp". Tôi nói về Xúc và Nghiệp để làm sáng tỏ là vì tôi mang ân, tri ân Đức Phật, vì lời dạy của ngài nên tôi mới được tự do, thoát ra khỏi được một số thẩm quyền tâm linh mà tôi đã lệ thuộc trước đây, để có thể tự bước đi trên đôi chân của mình, tự mình làm hòn đảo cho chính mình. Chứ không phải là tôi vào đây để tranh luận hơn thua với bạn. Cái post của bạn đính chính lại về thế nào Xúc là Tập Khởi của Nghiệp nhưng không phải tạo nghiệp thì đó là suy luận, hiểu biết riêng của bạn, tôi không có ý kiến. Cái post của tôi ngày hôm qua về Xúc và Nghiệp đã nói lên, nói xong những gì tôi cần nói rồi.

tui ko có gì phải đính chính , bạn có hiểu được không thì cái đó thuộc về bạn 

coi như tui nói ba xàm ba xí ba tú , bà con đừng hiểu lầm nhen , bà con ai đọc thì nhớ văn thì chưa đủ , cần phải tư và tu nữa nhen
Reply
#39
(2020-02-07, 09:30 AM)abc Wrote: tui ko có gì phải đính chính , bạn có hiểu được không thì cái đó thuộc về bạn 

coi như tui nói ba xàm ba xí ba tú , bà con đừng hiểu lầm nhen , bà con ai đọc thì nhớ văn thì chưa đủ , cần phải tư và tu nữa nhen


Trong diễn đàn này chỉ có le ngoe mấy người thích học hỏi về Phật pháp, trong đó có tôi và abc. Tôi không muốn vì chút bất đồng trong cái hiểu cái nhìn khác nhau về "xúc là tập khởi của nghiệp" mà giữa bạn và tôi mất hòa khí, nên tôi viết vài lời.

Đọc cái suy tư về Xúc tập khởi nghiệp của abc khiến tôi suy nghĩ về những cái suy tư (trí tư) hay tu tập của người đi trước.

- Chẳng hạn như Phật giáo Bắc tông (đại thừa) có sáng tác kinh Duy Ma Cật với những triết lý sâu xa: Bất Nhị. Trong kinh DMC này họ xem ngài Xá Lợi phất, vốn là một vị A La Hán, như là đứa trẻ nít ngu ngơ không biết gì hết về đạo lý giải thoát, cao sâu. Trogn khi đó ở các kinh nguyên thủy, Đức Phật tán dương ngài Xá Lợi Phất là đại trí tuệ tong toàn bộ đệ tử của ngài, và vị A La Hán Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông (dù thế nhưng trí tuệ của MKL so với ngài XLP cũng một 9 một 10).

- Chuyện sáng tác thứ hai là Mục Kiền Liên cứu mẹ. MKL thấy mẹ mình bị rơi vào địa ngục đói khát, nên dùng thần thông xuống thăm mẹ, và đem cơm cho bà ăn. Nhưng khi cơm vào miệng bà thì cháy thành lửa. Và MKL khóc lóc, và MKL phải về hỏi Phật cách cứu người mẹ. Họ hạ một vị  A La Hán như là một kẻ phàm nhân. Mà thực ra với vị A La Hán, thì vị đó biết được thực phẩm thế trần khác với địa ngục, không thể mang thực phẩm dương gian mà đem xuống đia ngục. Thêm nữa, vị A La Hán không còn khóc lóc ỉ ôi như phàm nhân chúng ta. Vị A La Hán có từ tâm, nhưng không có than khóc. Và vị A La Hán cũng biết cách để cứu người thân đọa cõi khổ. Trong kinh điển nguyên thủy không có chuyện MKL cứu mẹ, mà chỉ có nhắc đến ngài Xá Lợi Phất cứu mẹ (là người mẹ thuộc về cách đó 5 kiếp trước). bà mẹ này khi đó là ngạ quỷ, đói khát lang thang và gặp ngài XLP, xin ngài cứu bà -- sau khi cho biết bà là ai và quan hệ thế nào với ngài XLP kiếp thứ 5 về trước đó. Và sau đó ngài XLP đã giúp được bà siêu sanh khỏi cõi ngạ quỷ.

- Chuyện sáng tác về truyền y bát của đức Phật. Đức Phật truyền lá y cho ngài Ca Diếp rồi tiếp theo 27 đời tổ ở Ấn Độ, và sau đó qua đến tay 6 vị tổ thiền tông Trung Quốc. Có một điểm là lá y bằng vải thời xưa làm sao mà có thể tồn tại cả ngàn năm được, nhưng ít ai chú ý. Cái mà người ta chú ý là những triết lý mang nét cao siêu thỏa lòng ước muốn, lòng suy tư của họ.

Đại khái tôi suy nghĩ lan man vài chuyện như vậy. Và người đời sau như tôi đây phải trầy da tróc vẫy để lần mò sưu tìm học hỏi, tra cứu, mất bao thời gian tâm lực để mới có thể vượt qua những chướng ngại về Suy Tư của người đi trước mà mới có thể tiếp cận được với giáo pháp gần sát với tinh thần uyên nguyên của lời dạy của Phật.

Bạn abc cũng đừng cho là người khác không biết suy tư về pháp học. Có điều suy tư khác bạn thôi. Với tôi, Xúc là là tâm sở mang tánh vô ký, nên nó không khởi cũng không tạo nghiệp. Còn đối với abc thì 'xúc là cái tập khởi nghiệp', đó là quyền suy tư pháp học của bạn. Phải hay quấy, đúng hay sai thì đường đời, sự học hỏi chiệm nghiệm còn dài. Và tôi cũng không bàn luận gì thêm về suy tư hay tu tập đó của bạn như đã nói hai ba hôm trước. Nhưng, như đã nói ở đầu post này, tôi không muốn vì có chút bất đồng trong nhận thức về chuyện này mà xảy ra chuyện không vui lẫn nhau.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#40
Anh Anatta kính mến,

Từ ngày Hòa Thượng Giác Chánh qua đời là ngày hôm kia, thứ Sáu ngày 7 tháng 2, anh abc giữ yên lặng, không thấy post bài. Có lẽ anh ấy lo việc Phật sự ở Chùa chăng?

Bài anh Anatta luôn luôn viết rất sâu sắc, ý tưởng phong phú.   LTP rất thích đọc bài của anh.

Mến,
LTP
Reply
#41
Chào LeThanhPhong,

Cám ơn bạn. Mình cũng chỉ là mày mò học hỏi từ kinh sách và các vị sư thầy.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#42
(2020-02-09, 06:17 PM)anatta Wrote: Chào LeThanhPhong,

Cám ơn bạn. Mình cũng chỉ là mày mò học hỏi từ kinh sách và các vị sư thầy.

Cheer



Cheer Innocent :cool:
Reply
#43
(2020-02-09, 03:57 PM)anatta Wrote: Trong diễn đàn này chỉ có le ngoe mấy người thích học hỏi về Phật pháp, trong đó có tôi và abc. Tôi không muốn vì chút bất đồng trong cái hiểu cái nhìn khác nhau về "xúc là tập khởi của nghiệp" mà giữa bạn và tôi mất hòa khí, nên tôi viết vài lời.

Đọc cái suy tư về Xúc tập khởi nghiệp của abc khiến tôi suy nghĩ về những cái suy tư (trí tư) hay tu tập của người đi trước.

- Chẳng hạn như Phật giáo Bắc tông (đại thừa) có sáng tác kinh Duy Ma Cật với những triết lý sâu xa: Bất Nhị. Trong kinh DMC này họ xem ngài Xá Lợi phất, vốn là một vị A La Hán, như là đứa trẻ nít ngu ngơ không biết gì hết về đạo lý giải thoát, cao sâu. Trogn khi đó ở các kinh nguyên thủy, Đức Phật tán dương ngài Xá Lợi Phất là đại trí tuệ tong toàn bộ đệ tử của ngài, và vị A La Hán Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông (dù thế nhưng trí tuệ của MKL so với ngài XLP cũng một 9 một 10).

- Chuyện sáng tác thứ hai là Mục Kiền Liên cứu mẹ. MKL thấy mẹ mình bị rơi vào địa ngục đói khát, nên dùng thần thông xuống thăm mẹ, và đem cơm cho bà ăn. Nhưng khi cơm vào miệng bà thì cháy thành lửa. Và MKL khóc lóc, và MKL phải về hỏi Phật cách cứu người mẹ. Họ hạ một vị  A La Hán như là một kẻ phàm nhân. Mà thực ra với vị A La Hán, thì vị đó biết được thực phẩm thế trần khác với địa ngục, không thể mang thực phẩm dương gian mà đem xuống đia ngục. Thêm nữa, vị A La Hán không còn khóc lóc ỉ ôi như phàm nhân chúng ta. Vị A La Hán có từ tâm, nhưng không có than khóc. Và vị A La Hán cũng biết cách để cứu người thân đọa cõi khổ. Trong kinh điển nguyên thủy không có chuyện MKL cứu mẹ, mà chỉ có nhắc đến ngài Xá Lợi Phất cứu mẹ (là người mẹ thuộc về cách đó 5 kiếp trước). bà mẹ này khi đó là ngạ quỷ, đói khát lang thang và gặp ngài XLP, xin ngài cứu bà -- sau khi cho biết bà là ai và quan hệ thế nào với ngài XLP kiếp thứ 5 về trước đó. Và sau đó ngài XLP đã giúp được bà siêu sanh khỏi cõi ngạ quỷ.

- Chuyện sáng tác về truyền y bát của đức Phật. Đức Phật truyền lá y cho ngài Ca Diếp rồi tiếp theo 27 đời tổ ở Ấn Độ, và sau đó qua đến tay 6 vị tổ thiền tông Trung Quốc. Có một điểm là lá y bằng vải thời xưa làm sao mà có thể tồn tại cả ngàn năm được, nhưng ít ai chú ý. Cái mà người ta chú ý là những triết lý mang nét cao siêu thỏa lòng ước muốn, lòng suy tư của họ.

Đại khái tôi suy nghĩ lan man vài chuyện như vậy. Và người đời sau như tôi đây phải trầy da tróc vẫy để lần mò sưu tìm học hỏi, tra cứu, mất bao thời gian tâm lực để mới có thể vượt qua những chướng ngại về Suy Tư của người đi trước mà mới có thể tiếp cận được với giáo pháp gần sát với tinh thần uyên nguyên của lời dạy của Phật.

Bạn abc cũng đừng cho là người khác không biết suy tư về pháp học. Có điều suy tư khác bạn thôi. Với tôi, Xúc là là tâm sở mang tánh vô ký, nên nó không khởi cũng không tạo nghiệp. Còn đối với abc thì 'xúc là cái tập khởi nghiệp', đó là quyền suy tư pháp học của bạn. Phải hay quấy, đúng hay sai thì đường đời, sự học hỏi chiệm nghiệm còn dài. Và tôi cũng không bàn luận gì thêm về suy tư hay tu tập đó của bạn như đã nói hai ba hôm trước. Nhưng, như đã nói ở đầu post này, tôi không muốn vì có chút bất đồng trong nhận thức về chuyện này mà xảy ra chuyện không vui lẫn nhau.

"Đọc cái suy tư về Xúc tập khởi nghiệp của abc khiến tôi suy nghĩ về những cái suy tư (trí tư) hay tu tập của người đi trước."
(sau đó là một trang giấy về chuyện bắc tông và ngài XLP, MKL, CD...)

một trang giấy anh viết cho ai đọc? nếu anh viết cho member của VB  để cho mọi người biết là anh có suy nghĩ thì cái đó là quyền của anh , tui ko nói làm gì ; còn để nói chuyện với tui thì xin thưa , ba cái chuyện đó tui đọc biết và "suy tư" từ lâu lắm . tui đọc anh post cả trang , ráng cho đến cuối xem anh có nói ra đươc cái suy tư gì không , chẳng hạn vì sao mà có chuyện trái ngược tréo ngoe như vậy, nguyên nhân trước mắt và nguyên nhân sâu xa . nguyên nhân lồ lộ và nguyên nhân ẩn tàng ... nhưng tui ko thấy anh đả động gì cả , có lẽ là anh viết cho bà con VB đọc cái anh cho là suy nghĩ của anh 

"Đại khái tôi suy nghĩ lan man vài chuyện như vậy. Và người đời sau như tôi đây phải trầy da tróc vẫy để lần mò sưu tìm học hỏi, tra cứu, mất bao thời gian tâm lực để mới có thể vượt qua những chướng ngại về Suy Tư của người đi trước mà mới có thể tiếp cận được với giáo pháp gần sát với tinh thần uyên nguyên của lời dạy của Phật."

trong đoạn trên và những gì anh viết trước đây, tui nghĩ anh phải có một thời gian dài theo bắc tông và giờ anh theo nam tông , anh tiếc thời gian theo bắc tộng và giờ đụng gì có "hơi hướm" bắc tông (cái tui nói là toàn theo nam tông) là anh phản đối quyết liệt và ... như vậy là cực đoan rồi , Phật dạy phải theo con đường trung đạo ... Phật lực vô biên nhưng Phật chỉ độ được người có duyên ....trong hằng hà sa số kiếp sống thì mấy năm hay mấy chục năm anh theo bắc tông có đáng gì , anh phải nghĩ ngược lại là nhờ thời gian đó mà anh nhận ra con đường anh đang đi là đúng hướng và nên cảm kích thời gian đó và bắc tông đà cho anh cơ hội nhìn ra sự khác biệt ... còn bây giờ anh thấy ai tu theo bắc tông anh đều giảy nảy lên ....đi sai đường rồi quẹo trái quẹo trái đi thẳng là chết nghe chưa... nhưng mà nghiệp duyên chưa tới thì làm sao họ thấy con đường bên trái ... anh chỉ cần nhẹ nhàng rằng bên trái có con đường tui đang đi , ai thấy tui hạnh phúc mà muốn thì đi với tui thì đi , kinh kala ma nói rành rành ... đại khái vậy

giờ trở lại cái vướng mắc của anh , tui đã nói nhiều lần mà anh vẫn không hiểu , tui ko nói anh sai , tui nói anh đúng , tui chỉ nói anh hiểu sai những gì tui nói . tập khởi không phải là tạo ra , tập khởi = tập kết để sinh khởi ... nói tập khởi nên hiểu là khơi dậy khả năng tiềm tàng , đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm ... nó không tạo nghiệp , nhớ nhen .... nó chỉ là nơi chốn điều kiện  môi trường tập khởi nghiệp mà thôi  ... anh học Phật Pháp thì phải nên bỏ mắt kính màu xuống , khi nào mà anh bỏ được tám chia hai bằng bốn thì anh mới đồng ý  (tui nói cầu may thôi)

--tối ngủ không đóng cửa cài then là tập khởi cho bao cái có thể xảy ra , trộm đi ngang thấy bộ lư đẹp quá nó rinh , sắp nhỏ đi lẫm đẫm nó thấy cửa mở nó lò dò đi ra ai dè té xuống mương chết đuối ... không đóng cửa nó không làm cho thằng nhỏ chết đuối và không làm mất bộ lư , cái đàng sau sự quên đóng cửa nó mới lớn chuyện , nếu anh tu ngay cái xúc thì làm gì mà tưởng và hành nó tạo nghiệp được

--má dặn không để cho con trai nó nắm tay ... nó nắm tay không chết thằng tây con đầm nào hết mà nó là tập khởi cho bao hệ lụy về sau

-- tuỳ cường độ mà xúc nó ảnh hưởng đến tạo nghiệp ra sao , tiếng sét ái tình là ví dụ điển hình , cái xúc chạm mạnh quá ví như bị sét đánh , nó không tạo nghiệp trực tiếp mà nó tập kết , làm dấy lên những ô nhiễm ngủ ngầm để nếu ta không chánh niệm thì ngay đó thọ tưởng hành thức nó ào ào ra liền

-- gió đưa bụi chuối sau hè, giởn chơi một chút ai dè có con .. giởn chơi chỉ bất quá đổ mồ hôi nhưng nó là tập khởi , là hệ lụy cho cả một đời về sau , nhớ nhen
Reply
#44
(2020-02-10, 11:17 AM)abc Wrote: "Đọc cái suy tư về Xúc tập khởi nghiệp của abc khiến tôi suy nghĩ về những cái suy tư (trí tư) hay tu tập của người đi trước."
(sau đó là một trang giấy về chuyện bắc tông và ngài XLP, MKL, CD...)

một trang giấy anh viết cho ai đọc? nếu anh viết cho member của VB  để cho mọi người biết là anh có suy nghĩ thì cái đó là quyền của anh , tui ko nói làm gì ; còn để nói chuyện với tui thì xin thưa , ba cái chuyện đó tui đọc biết và "suy tư" từ lâu lắm . tui đọc anh post cả trang , ráng cho đến cuối xem anh có nói ra đươc cái suy tư gì không , chẳng hạn vì sao mà có chuyện trái ngược tréo ngoe như vậy, nguyên nhân trước mắt và nguyên nhân sâu xa . nguyên nhân lồ lộ và nguyên nhân ẩn tàng ... nhưng tui ko thấy anh đả động gì cả , có lẽ là anh viết cho bà con VB đọc cái anh cho là suy nghĩ của anh 

"Đại khái tôi suy nghĩ lan man vài chuyện như vậy. Và người đời sau như tôi đây phải trầy da tróc vẫy để lần mò sưu tìm học hỏi, tra cứu, mất bao thời gian tâm lực để mới có thể vượt qua những chướng ngại về Suy Tư của người đi trước mà mới có thể tiếp cận được với giáo pháp gần sát với tinh thần uyên nguyên của lời dạy của Phật."

trong đoạn trên và những gì anh viết trước đây, tui nghĩ anh phải có một thời gian dài theo bắc tông và giờ anh theo nam tông , anh tiếc thời gian theo bắc tộng và giờ đụng gì có "hơi hướm" bắc tông (cái tui nói là toàn theo nam tông) là anh phản đối quyết liệt và ... như vậy là cực đoan rồi , Phật dạy phải theo con đường trung đạo ... Phật lực vô biên nhưng Phật chỉ độ được người có duyên ....trong hằng hà sa số kiếp sống thì mấy năm hay mấy chục năm anh theo bắc tông có đáng gì , anh phải nghĩ ngược lại là nhờ thời gian đó mà anh nhận ra con đường anh đang đi là đúng hướng và nên cảm kích thời gian đó và bắc tông đà cho anh cơ hội nhìn ra sự khác biệt ... còn bây giờ anh thấy ai tu theo bắc tông anh đều giảy nảy lên ....đi sai đường rồi quẹo trái quẹo trái đi thẳng là chết nghe chưa... nhưng mà nghiệp duyên chưa tới thì làm sao họ thấy con đường bên trái ... anh chỉ cần nhẹ nhàng rằng bên trái có con đường tui đang đi , ai thấy tui hạnh phúc mà muốn thì đi với tui thì đi , kinh kala ma nói rành rành ... đại khái vậy

giờ trở lại cái vướng mắc của anh , tui đã nói nhiều lần mà anh vẫn không hiểu , tui ko nói anh sai , tui nói anh đúng , tui chỉ nói anh hiểu sai những gì tui nói . tập khởi không phải là tạo ra , tập khởi = tập kết để sinh khởi ... nói tập khởi nên hiểu là khơi dậy khả năng tiềm tàng , đánh động những ô nhiễm ngủ ngầm ... nó không tạo nghiệp , nhớ nhen .... nó chỉ là nơi chốn điều kiện  môi trường tập khởi nghiệp mà thôi  ... anh học Phật Pháp thì phải nên bỏ mắt kính màu xuống , khi nào mà anh bỏ được tám chia hai bằng bốn thì anh mới đồng ý  (tui nói cầu may thôi)

--tối ngủ không đóng cửa cài then là tập khởi cho bao cái có thể xảy ra , trộm đi ngang thấy bộ lư đẹp quá nó rinh , sắp nhỏ đi lẫm đẫm nó thấy cửa mở nó lò dò đi ra ai dè té xuống mương chết đuối ... không đóng cửa nó không làm cho thằng nhỏ chết đuối và không làm mất bộ lư , cái đàng sau sự quên đóng cửa nó mới lớn chuyện , nếu anh tu ngay cái xúc thì làm gì mà tưởng và hành nó tạo nghiệp được

--má dặn không để cho con trai nó nắm tay ... nó nắm tay không chết thằng tây con đầm nào hết mà nó là tập khởi cho bao hệ lụy về sau

-- tuỳ cường độ mà xúc nó ảnh hưởng đến tạo nghiệp ra sao , tiếng sét ái tình là ví dụ điển hình , cái xúc chạm mạnh quá ví như bị sét đánh , nó không tạo nghiệp trực tiếp mà nó tập kết , làm dấy lên những ô nhiễm ngủ ngầm để nếu ta không chánh niệm thì ngay đó thọ tưởng hành thức nó ào ào ra liền

-- gió đưa bụi chuối sau hè, giởn chơi một chút ai dè có con .. giởn chơi chỉ bất quá đổ mồ hôi nhưng nó là tập khởi , là hệ lụy cho cả một đời về sau , nhớ nhen


Bạn abc hết giận rồi chứ. Grinning-face-with-smiling-eyes4

Tôi là dân đạo... nhậu (hồi trẻ thanh niên nhậu nhẹt nhiều), dân đạo tùm lum. Sau này mới tìm đến Phật pháp, và đụng hàng đại thừa, thiền tông đầu tiên, sau đó mới gặp Nguyên thuỷ. Tôi là newbie phật tử chỉ độ vài năm nay. Trước đó thì chỉ tìm hiểu về Phật giáo nhưng chưa theo hẳn. Bạn nói  trách tại sao tôi không nói giì thêm mà đi tào lao ba cái suy nghĩ vủa tôi hôm qua. Okay, vậy thì nói thêm.

Bạn đã chịu khó giải thích thêm về cái Xúc, và nói thêm là nếu không tu ngay cái Xúc thì tưởng & hành làm gì tạo nghiệp được. Okay bây giờ tôi sẽ nói cái nhìn của mình trên chuyện này. Tôi nói lại xem đúng ý bạn về Xúc không để tránh hiểu lầm. Dòng hữu phần (tâm thụ động) lặng lẽ trôi. Khi Căn mắt mở cửa thì tiếp xúc với Trần cảnh bên ngoài, sự va chạm giữa căn và trần này được xem là bước đầu của Xúc và cùng lúc Nhãn thức có mặt với Xúc. Nói cách khác sự va chạm tiếp xúc giữa căn, trần, và thức nhãn thì Xúc biểu hiện lên những rung động mà mình có thể gọi nó là cảm xúc. Những rung động này làm cho các pháp thiện và bất thiện nằm yên trong dòng hữu phần khởi dậy hoạt động. Đó là lý do mà bạn nói là Xúc khiến tập khởi các nghiệp hay pháp. Tức là do sự va chạm giữa ánh mắt thấy (đập vào) cái cảnh vật đó và nhãn thức hiện hữu tức thời, sự va chạm giữa căn-trần-thức, Xúc hiển hiện như là những rung động mà nó khiến các pháp vận hành. Giống như là mặt hồ đang yên tĩnh và mình ném vào đó viên đá nhỏ, tức khắc mặt hồ rung động gợn sóng. Tôi nghĩ bạn hẳn biết là Tưởng nằm ở trong dòng Hữu phần. Và hễ Tưởng nhúc nhích là Thọ có mặt tức thời.

Nên Xúc là cảm giác, cảm xúc chưa định hình, định danh. (Khi có Thọ kinh nghiệm chúng trọn vẹn thì khi đó định hình định danh -- cảm giác hài lòng, vui thích hoặc bất mãn, khó chịu.) Đôi khi để tâm thì ta có thể cảm được một rung động, cảm giác thế nào đó, ta cảm thấy bình bình yên yên, nên tôi mới nói nó là vô ký, trung tính. Khi chú tâm ngay Xúc này được thì có cảm giác như là xả, bình bình yên yên. Và nếu giữ được chú tâm hay chánh niệm thì các pháp thiện sinh khởi. Nếu thất niệm thì các pháp bất thiện sinh khởi. Vì thế nếu cho rằng "tu ngay cái Xúc thì Tưởng và Hành không tạo nghiệp", thì theo tôi trường hợp đó sẽ không bao giờ xảy ra. Thêm nữa, khi Căn Trần tiếp xúc nhau thì như bạn cũng đã biết 7 tâm sở biến hành đều có mặt và tâm sở Tư đóng vai trò là tổng tư lệnh, nó thúc đẩy và điều phối các tâm sở kia vận hành đồng bộ theo chức năng của chúng trên đối tượng. Dĩ nhiên đây là cái hiểu cái nhìn của tôi. Cho nên, tôi nghĩ chánh niệm trên Xúc thì  đưa đến trạng thái vô ký (xả) trong tâm, nhưng vẫn có nghiệp hay các pháp sinh khởi vận hành.

Có lẽ đó là lý do tại sao các thiền sư nguyên thuỷ khi chỉ dẫn thiền thường đi ra một đề mục rõ ràng chẳng hạn như Thọ, Hơi thở của Thân, hay các đề mục bất tịnh của thân thể để chánh niệm, để quán là để thấy ra được tam tướng của chúng. Tuy nhiên, nếu abc cho rằng nhờ tu trên Xúc như vậy thì tâm nó yên yên và từ từ trí tuệ sẽ khải mở và thấy được tam tướng của danh sắc sau đó, thì là con đường chọn của mỗi người.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#45
(2020-02-10, 06:10 PM)anatta Wrote: Bạn abc hết giận rồi chứ. Grinning-face-with-smiling-eyes4

nói thiệt , anh ko đáng để tui giận

cỡ giáo chủ cao đài tui còn không giận , chỉ thấy đáng thương thôi

khi anh hỏi tôi "Bạn abc hết giận rồi chứ. " anh có thấy cái xúc nó tập khởi nghiệp trong anh hay không ?
Reply