Kinh nghiệm thiền tập quán Hơi Thở
#1
Information 
Dạo trước, sau khi đọc bài KINH NGHIỆM GIÁC NGỘ ĐẦU TIÊN được kể lại của ông Robert Hawood, tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm, nên đã mua quyển sách của ông viết kể lại về cuộc đời và quá trình thực hành thiền: "Pouring Concrete: A Zen Path to the Kingdom of God", để biết đầy đủ hơn. Ông Robert H. là cựu quân nhân Mỹ, đã từng tham chiến ở Việt Nam gần hai năm vào cuối thập niên 60. Ông là kỹ sư điện tử, và cũng đã học qua ngành kiến trúc xây dựng. Ông theo đạo Tin Lành (Protestant) như đa số phần đông người Mỹ, sau đó ông rời khỏi Tin lành, và nghiên cứu về triết lý đạo học đông phương, trong đó có Thiền tông (Zen). Sau này ông đi hẳn theo con đường hệ thống thiền tông, một nhánh của Phật giáo. Vào thời đó, thập niên 70 và 80, thiền tông đã phát triển khá phổ biến ở xứ Mỹ này. Dưới đây, anatta xin trích lược lại lời tường thuật của ông về khoảng thời gian ông bắt đầu thực tập thiền quán trên hơi thở. Mục đích của ông ban đầu là chỉ muốn giảm căng thẳng áp lực do công việc xây cất -- ông là chủ thầu một công ty nhỏ về xây dựng -- cũng như giúp tâm hồn an tĩnh hơn trong cuộc sống bề bộn với công việc. Giai đoạn đầu của thực tập thiền quán hơi thở của ông rất gian nan, nhưng nhờ kiên trì nên ông đã gặt hái được thành quả khả quan do phương pháp quan sát hơi thở đem lại.


********


Sau chín năm trời đọc các sách về triết lý Thiền tông (Zen), lần đầu tiên tôi bắt gặp một quyển sách chỉ dẫn về thiền định (meditation) bởi nhà huyền bí học Don Juan, người da đỏ (Indian) được soạn bởi Carlos Castenada. – Castenada đã viết một số sách khuyến khích mọi người học hỏi ngiên cứu cái học nội giới hơn là ngoại giới. – Trong cuốn sách hướng dẫn về thiền định, quan sát hơi thở có thể làm dừng lại vọng tưởng, những đối thoại trong trí, làm giảm căng thẳng áp lực bởi công việc. Sau khi đọc bài tập về thiền trên hơi thở, tôi quyết định thử tập thiền để xem sao. Sau khi ăn trưa, tôi lái xe đến phòng tập thể thao (gym) để tập luyện vài bài tập thể dục cùng lúc tôi thử bài tập thiền quán hơi thở. Nếu bài tập thiền không giúp được đầu óc hay nghĩ ngợi của tôi, thì ít ra một tiếng đồng hồ đi bộ cũng có hiệu quả thư giãn đầu óc, bớt đi những lo lắng của tôi.

Trong lúc đi bộ tại phòng tập, tôi bắt đầu bài tập thiền định là đếm hơi thở ra và thở vào – như dự tính là đếm từ 1 đến 10 hơi thở trong sự yên lặng của trí – rồi lặp lại tiến trình y như vậy. Ngay vừa khi bắt đầu đếm hơi thở thì những ý nghĩ khác nhau hiện lên trong đầu cắt ngang sự đếm hơi thở của tôi, khiến tôi bị quên đã đếm mấy hơi thở rồi, và tôi phải bắt đầu đếm hơi thở lại. Tôi bắt đầu làm lại từ đầu, đếm hơi thở, và rồi tôi bị quên mất ngay việc đếm hơi thở. Tôi hồ nghi rằng chính sự đối thoại trong trí, vọng tưởng là nguyên nhân khiến tôi quên mất việc đếm hơi thở. Tôi bắt đầu lại đếm hơi thở tiếp, nhưng không thể nào được, hễ tôi đếm được chừng 2 hoặc 3 hơi thở là các ý nghĩ, ý tưởng nổi lên xen vào làm tôi quên mất việc tập đếm hơi thở vào, hơi thở ra. Cứ mỗi lần tôi bị quên đếm hơi thở do tư tưởng này nọ xen vào, thì tôi bắt đầu đếm lại từ đầu, cứ như thế khoảng 30 phút thì tôi nổi khùng và thất vọng vì tôi “không thể nào đếm quá được 3 hơi thở.” Cứ mỗi lần bị quên đếm hơi thở, tôi điên tiết lên và tự nhủ phải thực tập lần kế, lần kế gắng gia công tập trung đếm hơi thở cho tốt hơn. Trong suốt buổi tập một giờ đồng hồ thực hành đếm hơi thở, tôi chưa bao giờ tập trung được yên lặng hoàn toàn để đếm được 4 hơi thở mà không bị vọng niệm xen vào.

Tối hôm đó, tôi đọc lại hướng dẫn thiền định trong quyển sách, và lời hướng dẫn cũng cho rằng bài tập thiền theo dõi hơi thở có khả năng làm tâm trí yên tĩnh. Tôi hoài nghi không chắc là phương pháp tập trung quan sát hơi thở có thể làm lắng dịu cái đầu óc nói nhiều của tôi hay chăng. Tuy nhiên ngày kế đến tôi vẫn đến phòng tập thể thao để cố gắng tập tiếp thử… Đến ngày thứ tư, tôi vô cùng thất vọng và giả định rằng về mặt tâm lý tôi không có khả năng để đạt được sự bình yên của tâm trí. – Có lẽ bẩm sinh vốn dĩ người thì có được tâm trí bình tĩnh, người thì có tâm trí hay loạn động. Và tôi vô tình lại có cái tâm trí hay lăng xăng vọng động không ngừng. Rõ ràng tâm trí tôi là một đống hổn độn, cứ hết suy nghĩ chuyện này lại liên tưởng đến chuyện khác, cứ mãi tự độc thoại với chính nó không ngừng. Mơ tưởng viễn vông về những sự tình tốt đẹp có thể đưa đến từ những phiền toái về công việc xây cất hiện thời, suy nghĩ về rắc rối tài chánh của công ty tôi, suy đoán những vấn đề triết học, rồi nhảy tới nhảy lui hết ý tưởng này đến ý nghĩ nọ như ngựa không cương. Theo dõi sự vọng động trong trí óc đang diễn ra như vậy thì tôi tự hỏi, “ai đang quan sát toàn bộ sự lăng xăng, loạn động của trí óc đây?” Kế đến tôi tự hỏi, “ai đang tự hỏi đây?” – Rồi tôi lại quên mất đi sự luyện tập đếm hơi thở của mình. Có lúc tôi đếm chỉ được 1 hơi thở, rồi năm phút sau đó tôi mới giật mình nhận ra là mình quên bén đi sự đếm hơi thở vì đầu óc đang miên man nghĩ ngợi về những vấn đề xây dựng (construction) của vài tuần lễ đã qua. Thế là tôi phải bắt đầu tập trung đếm hơi thở lại, rồi vài phút sau đó tôi mới chợt tỉnh hồn lại và không thể nhớ được hơi thở sau cùng mà tôi đã đếm là hơi thở thứ mấy. Hơi thở thứ 3 hay hơi thở thứ 4? Vào lúc chấm dứt buổi tập đếm hơi thở ngày thứ tư, sự thất vọng của tôi lên đến tột cùng, thì khi ấy có cái gì khác xảy ra. Từ sâu thẳm bên trong nội tâm một sự kiên quyết thực tập để khắc phục vượt qua cái đầu óc nói chuyện huyên thuyên không ngừng này, linh cảm rằng với sự thực hành dài hạn có lẽ mới thấy được tầm quan trọng khả quan của nó.

Hai tuần lễ kế tiếp, tôi tiếp tục đến phòng tập thể thao và vừa đi bộ vừa thực tập đếm hơi thở. Và trong suốt một tuần lễ theo sau đó nữa, sau buổi thực tập và về đến nhà, tôi bèn làm một chuyến đi bộ vòng thôn làng gần nơi khu tôi sống. Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng 11. Những làn gió mát dịu, mùi của lá mục, cỏ xanh uốn mình mềm mại trong gió, những con sóc chạy nhảy đó đây…, tôi nhớ lại thời tuổi thơ của mình đã trải qua như thế mà bây giờ tôi mới cảm nghiệm lại. Công việc bề bộn khiến tôi quên mất những cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Hết công trình xây dựng này đến công trình khác, đầu óc tôi toàn là những ý kiến, hình ảnh, kế hoạch, dự định. Sau hơn một tháng thực tập phương pháp đếm hơi thở, tôi và vợ cùng đứa con gái phải đi thăm ba má tôi qua lời mời của ông bà.

Sau khi trở về nhà, tôi tăng thêm 1 tiếng đồng hồ cho buổi thực tập thiền định theo dõi hơi thở, tức là 2 tiếng mỗi ngày cho mỗi lần thực tập vào ban đêm. Thực hành cũng tương tự nhưng có khác chút là không đếm hơi thở nữa mà chỉ để tâm quan sát hơi thở ra, hơi thở vào. Tiến trình theo dõi hơi thở được diễn ra trong yên lặng. Và trong 2 tuần lễ kế sau đó, tôi cảm thấy thân thể có thêm năng lực và lo âu căng thẳng được giảm đi. Sau 4 tháng thực hành, 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi tập hằng ngày như thế, tôi tăng thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tức là 3 tiếng đồng hồ cho mỗi buổi tối hành thiền. Tôi cũng không có mong cầu gì đặc biệt cho sự thực hành này; mục đích chỉ đơn giản là để khám phá xem cái gì sẽ xảy ra, thế thôi. Có lúc tôi thấy mình hơi ngớ ngẩn khi tiêu phí quá nhiều thời gian chỉ để ngồi trơ trơ đó theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. :) Nhưng có lý do gì đó không giải thích được, tôi kiên trì thực hành.


(còn tiếp một kỳ)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
...

Sau 5 tháng thực hành, vào một đêm tối thứ Sáu, tôi ngồi thiền trễ hơn mọi khi trong phòng khách. Vợ và con gái tôi đã đi ngủ. Suốt một tuần lễ làm nhiều việc, thể xác tôi tuy rằng có mõi mệt nhưng lại rất thư thái. Sau khi thở ra cạn hơi trong phổi, hơi thở chầm chậm lại, tôi bắt đầu quan sát hơi thở của mình. Những ý nghĩ này nọ không còn hay xen vào sự tập trung của tôi như thường lệ nữa. Vài phút sau đó, tôi thay đổi một tí trong cách thực hành, thay vì theo dõi hơi thở, tôi cảm giác sự tiếp xúc của hơi thở với thân thể đi vào, đi ra khỏi cơ thể mình. Tôi cảm giác phổi phình lên đến điểm cân bằng, rồi co rút lại. Sự tập trung của tôi cao độ đến nỗi tôi bị cuốn vào tiến trình của dòng hơi thở. Thoạt tiên, cảm giác dường như ý thức (awareness) của tôi trở nên đồng hành với hơi thở; tôi đang thở hơi thở. Rồi cảm giác đồng bộ đó trở thành cảm giác hợp nhất. Mỗi một hơi thở vào, hơi thở ra là tôi cảm thấy thân mình phồng lên rồi xẹp xuống. Tôi là hơi thở. Rồi trong khoảng vài giây phút kế tiếp, cái gì đó khác bắt đầu xảy ra. Dường như từ đâu đó, sự tình trạng tê dại dần dần của làn da tỏa ra mu bàn tay, rồi lên đến chai cánh tay và đôi vai, rồi đến trán. Với sự chú tâm duy nhất trên sự ra vào của hơi thở, sự ý thức bị lôi kéo chuyển hướng vào bên trong nội tâm. Có cảm nhận như là một sự chìm vào trong cái biển yên lặng sâu thẳm. Tiến dần dần vào và sâu hơn nữa vào trong sự vận hành của hơi thở, một cảm giác mát lạnh bao phủ toàn thân tôi. Thỉnh thoảng một ý tưởng xuất hiện như cái bong bóng nước trồi dâng từ từ lên mặt nước từ dưới lòng nước sâu, nhưng không có những ý nghĩ nào khác hiện lên tiếp theo sau bởi sự kích động của ý tưởng kia. Hơi thở từ từ trở nên chậm dần đến khi dường như nó dừng lại. Rồi thân thể biến mất. Bây giờ chỉ còn lại là sự tịch lặng sâu thẳm.

Tôi nhập vào một trạng thái của tâm mà các bậc thầy của thiền tông – Zen Masters – và những hành giả thiền lâu năm gọi là “định,” – “samadhi” – nhưng đó là một năm về sau nữa tôi mới biết đến cái từ ngữ “định” chỉ cho trạng thái tâm yên lặng đó. Vào khoảng thời gian đó, tôi không biết cái gì đang xảy ra. Đơn giản là thân tôi biến mất và ở trong trạng thái yên lặng giống như ở đáy biển. Sau ba mươi phút ở trong tình trạng hợp nhất sâu xa đó, tư tưởng từ từ xuất hiện, sự tê cóng của làn da dần dần tan đi. Có cảm giác thân thể tôi như là một khối băng đá đang tan chảy. Xoay đầu qua lại chầm chậm, phải mất mấy phút đồng hồ xúc giác mới hồi phục lại. Rồi ý thức bình thường dần dà trở lại. Sau khi hồi tỉnh lại hoàn toàn như thông thường, tôi nhận thấy có một cái gì đó lạ thường đã xảy ra mà không có từ ngữ nào để diễn tả nó được.

Buổi thiền kế tiếp đêm sau, tôi ngồi xuống hành thiền và chỉ trong vòng vài phút, thân thể lại tan biến đi, tôi hòa nhập trong trạng thái yên lặng kỳ lạ đó khoảng một tiếng đồng hồ. Rồi đêm tối Chủ nhật, lần thứ ba, sự nhập định như thế lại xảy ra nữa. Lần này, sự nhập định kéo dài đến mấy tiếng đồng hồ (several hours). Tôi không có chủ ý để đi vào trạng thái yên lặng đó, cũng không bất có ý muốn hay dụng công để thoát ra khỏi trạng thái thanh tịnh này. Tiến trình chỉ xảy ra bởi chính nó một cách tự nhiên. Sau khi xuất khỏi định, trở lại bình thường, kinh nghiệm được ghi nhớ lại là một trạng thái bình an sâu thẳm; những từ ngữ như là “hạnh phúc, hoan hỷ” hoặc “không hạnh phúc, không hoan hỷ” không thể áp dụng được. Trong trạng thái đó, sự có mặt của cái tôi cá thể để chỉ huy sai khiến này nọ, hoặc là phản ứng đối với cái này cái kia không tồn tại.

Khi đi ngủ khá trễ vào đêm Chúa nhật đó sau buổi thiền, tôi lo lắng sẽ bị mệt nhoài bởi công việc làm ngày mai. Tuần lễ trước đó, tôi đã mệt nhọc vì phải làm việc quá nhiều giờ lắm rồi, và hôm nay là đêm thứ ba liên tục tôi đi ngủ trễ vì hành thiền. Làm thế nào tôi có đủ năng lực để hoàn tất công việc vào ngày mai, Thứ Hai đầu tuần, là ngày công việc cực nhọc nhất trong tuần? Bốn tiếng đồng hồ sau đó, tôi thức dậy lúc 5 giờ với cảm giác tuyệt vời trong buổi sáng tinh sương ngày 05 tháng 3 năm 1985. Tôi đến nơi làm việc với nguồn năng lực súc tích dồi dào. Vào lúc 10 giờ sáng hôm đó, cuộc đời tôi thay đổi bởi tiếng chuông điện thoại reo.

(Xin xem ở đây link bài KINH NGHIỆM GIÁC NGỘ ĐẦU TIÊN mà ông Robert Harwood thuật lại kinh nghiệm giác ngộ kéo dài trong 3 ngày, rồi sau đó ông bị mất nó đi. Theo như trong quyển sách, “Pouring Concrete: A Zen Path to the Kingdom of God”, sau lần bị mất sự giác ngộ bất chợt ngắn ngủi đó, ông bắt đầu quá trình đi tìm đến các vị thiền sư của trường phái Thiền tông Zen để tu học.)



Sau lần kinh nghiệm giác ngộ tâm linh kéo dài trong ba ngày đó, tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy hoan hỷ, vui sướng, thanh bình, và tri ơn. Tôi đã xem lại các tài liệu nhà Phật, đủ để xác nhận rằng tôi đã đạt được một kinh nghiệm giác ngộ kinh điển của thiền tông: thấy được Bản lai Diện mục hay Thiên tánh của mình. Hầu như xa lạ với giáo phái Cơ đốc Protestant, những loại kinh nghiệm giác ngộ này được biết đến rộng rãi trong các tôn giáo truyền thống như là Phật giáo, là tôn giáo khuyến khích sự thiền định. Kinh nghiệm giác ngộ này cũng được biết đến dù không nhiều trong đạo Công giáo (Catholicism) và được họ gọi là những kinh nghiệm thần bí. Những nhà thần bí học nổi tiếng như Thánh John of the Cross hoặc Thánh Teresa of Avila đã viết về nó. Những kinh nghiệm giác ngộ tâm linh này xảy đến như là thành quả của sự trầm mặc sâu thẳm, khi nó bị tác động bởi trần cảnh lên ngũ quan của mình, trong trường hợp của tôi đó là tiếng chuông reo của điện thoại.


-------- o0o ---------
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
Anatta,

Em đọc qua phần 1


Sẽ đọc tiếp phần 2

Reply
#4
Ông Robert Harwood là một tấm gương sáng cho LTP noi theo.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Mặc dù đi làm, ông đã cố gắng hành thiền mỗi ngày 3 tiếng.  LTP không biết ngoài giờ hành thiền, ông có cố gắng theo dõi hơi thở hay không nhưng LTP đoán là có lẽ có.  Với sự cố gắng miệt mài, ông đã gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, chư tăng ni hành thiền ráo riết ngày đêm dưới sự hướng dẫn của Ngài.  Vì thế, chư vị đều đắc quả Thánh A la Hán.

Ngày nay, các vị Tăng như Ngài Ledi Sayadaw, U Jotika, U Tejaniya, ... cũng vậy.  

Chúng ta bỏ ra mỗi ngày bao nhiêu phút tu học?  Sư Toại Khanh nói trong 100 người tự nhận là Phật tử (vì ₫ã
quy y, có pháp danh), nhưng Sư nhận thấy chỉ có một xứng đáng được gọi là Phật tử mà thôi.  Khi nói vậy, có lẽ Sư đã rất rộng lượng, vì với Đức Phật, chỉ khi nào chúng ta đắc quả Thánh đầu tiên mới xứng đáng được gọi là Phật tử.

Sư Toại Khanh - Tu Đà Hườn:
https://toaikhanh.com/read.php?doc=201910221113&lan=vn

Chúng ta cần bắt chước ông Robert Harwood, bắt đầu bước theo chân Đức Phật ráo riết thôi.
Reply
#5
(2020-01-22, 08:46 PM)SugarBabe Wrote: Anatta,

Em đọc qua phần 1


Sẽ đọc tiếp phần 2

Anh đã posted xong hết hôm qua rồi đó, SugarBabe. Tulip4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#6
Quote:Sau chín năm trời đọc các sách về triết lý Thiền tông (Zen), lần đầu tiên tôi bắt gặp một quyển sách chỉ dẫn về thiền định (meditation) bởi nhà huyền bí học Ấn độ được soạn bởi Carlos Castenada
Anh  Anatta,

Carlos Castaneda là học trò chân truyền của don Juan.  Don Juan thuộc giống dân da đỏ (Indian).
Reply
#7
(2020-01-23, 07:19 PM)LeThanhPhong Wrote: Anh  Anatta,

Carlos Castaneda là học trò chân truyền của don Juan.  Don Juan thuộc giống dân da đỏ (Indian).

Đúng rồi đó. Vậy là anatta hơi lầm lẫn. Để anatta sửa lại. Thanks bạn LTP.

Trong quyển sách "Pouring Concrete..." của Robert có nhắc đến tên Don Juan một lần, cũng không nói gì rõ thêm về ông, và không đề cập quan hệ thầy trò giữa ông và Carlos. 
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#8
(2020-01-23, 07:34 PM)anatta Wrote: Đúng rồi đó. Vậy là anatta hơi lầm lẫn. Để anatta sửa lại. Thanks bạn LTP.

Trong quyển sách "Pouring Concrete..." của Robert có nhắc đến tên Don Juan một lần, cũng không nói gì rõ thêm về ông, và không đề cập quan hệ thầy trò giữa  ông và Carlos. 
Cheer

Bạn Anatta,

Carlos Castaneda rất nổi tiếng với bộ sách gồm 12 cuốn của ông:

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Carlos_Castaneda 


Starting with The Teachings of Don Juan in 1968, Castaneda wrote a series of books that describe his training in shamanism, particularly with a group whose lineage descended from the Toltecs. The books, narrated in the first person, relate his experiences under the tutelage of a man that Castaneda claimed was a Yaqui "Man of Knowledge" named don Juan Matus. His 12 books have sold more than 28 million copies in 17 languages. 
Reply
#9
Some quotes from Carlos Castaneda's books:

The trick is in what one emphasizes. We either make ourselves miserable, or we make ourselves happy. The amount of work is the same.

A man of knowledge lives by acting, not by thinking about acting.

All paths are the same, leading nowhere. Therefore, pick a path with heart!

man of knowledge chooses a path with a heart and follows it and then he looks and rejoices and laughs and then he sees and knows.
Reply
#10
Cám ơn bạn LeThanhPhong cho biết thêm về ông Carlos Castaneda.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#11
(2020-01-24, 05:19 PM)anatta Wrote: Cám ơn bạn LeThanhPhong cho biết thêm về ông Carlos Castaneda.

Cheer

Không có chi, bác anatta . 
Reply
#12
Ông Robert thiệt là hay quá. Giúp cho mình thêm phần sách tấn á. Quá giỏi luôn á. [Image: 2.gif]

Cảm ơn huynh Anatta.  Clap  10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply