Linh Tinh - LTP

Cái Tôi Dễ Ghét


... bên Thụy Sĩ có một cô, cũng mấy chục năm biết Đạo đó mà không bỏ được cái đó. Nhiều khi tôi nói nặng "Mình chỉ là đống phân", bả lại hãnh diện khi bả thấy mình là đống phân, bả hãnh diện rằng bả là người hiểu lý vô ngã. 

(Vô Ngã: post # 158, page 11, thread Mục Lục và Tóm Lược:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15675&pid=342993#pid342993)

Cũng giống như có thằng ăn trộm, nó ăn trộm riết mà có lần nó ăn trộm khiến người ta phải nhảy lầu, cuối cùng nhà chức trách phải bắt nó đi treo cổ thôi, tội nặng quá mà nó không có sửa chữa được. Cuối cùng, lúc nó chết nó xin đọc một bài thơ trước lúc chết. Nó lại đọc bài thơ của ông Xuân Diệu, người ta nói "Đây là thơ của Xuân Diệu mà!", nó nói "Không, đây là vụ ăn cắp cuối cùng của tôi". Đến nỗi mà lúc sắp treo rồi mà nó còn ăn cắp một lần nữa. Nó muốn đọc một bài thơ nó làm trong tù, làm trong thời gian nó bị nhốt, người ta nói "Thôi, lần cuối rồi để cho nó ngâm, nó đọc đi". Nó đọc "Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói. Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì" - "Thơ của Xuân Diệu rồi cha" - "Đây là vụ trộm cuối cùng!". 

Có nghĩa là khi mình chấp nhiều quá, tới hồi Phật kêu mình tu mình quán vô ngã rồi, mà vẫn vác cái cục đó theo "Ở đây không ai hiểu lý vô ngã bằng TÔI". Qúy vị nghĩ có động trời không? "Và ở đây không ai được như TÔI, khi TÔI hiểu được rằng TÔI là đống phân. Quý vị ngu lắm, quý vị không có hiểu được như TÔI". 

Quý vị hiểu tôi nói gì không? Có nghĩa là đến cái chuyện mình thấy mình là đống phân mình tiếp tục tự hào nữa, mà tự hào khi biết người khác không hiểu, có mình mình hiểu, quý vị coi đã không? 


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=...7c+%281%29
Reply
Người Việt Xấu Xí

Người Việt mình hễ nói xấu người ta thì dám, mà cái gì hay không dám nói... Tức là hễ nói đúng thì nhát, mà chửi cha người ta thì chửi. 

Tôi gặp Phật tử loại này nhiều lắm. Lúc giận chùa, giận chư Tăng, chửi như là chửi con vậy đó. Tới hồi vô học Đạo, học Pháp cứ lấm lét lấm lét à, "Con run lắm con sợ hỏi Sư la." Mà tới hồi nó giận, nó chửi ông Sư không còn cái gì hết. 

Người Việt mình rất là lạ. 

Theo như tôi biết Âu Mỹ nó không có vậy. Khi họ giận họ không có chửi tùm lum, nhưng khi họ cần hỏi cái gì là họ giáp mặt họ hỏi, không có ngại. Còn mình thì lúc học Đạo thì nhút nhát, e thẹn, tùm lum. Tới hồi chửi nó chửi đã, chống nạnh, xăn tay áo: "Sư cha nhà mi dám ghẹo chọc bà!". 

Trong khi đó học Đạo thì nhút nhát tùm lum. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=5hKyhHElUK8&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%281%29
Reply
Kinh Nói Như Hoa

Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi có biết”; có biết, nói rằng: “Tôi không biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”. Do vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ, mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như phân.


Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi không biết”; có biết, nói rằng: “Tôi có biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”. Không vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như hoa. 


(Kinh Nói Như Hoa, HT Thích Minh Châu dịch)
Reply
Hai loại thiền 

Cũng nghiên cứu Phật pháp nhưng mà coi cái quyển kinh đó là tâm đắc, là vũ trụ. Và sau khi mình nắm được cái quyển đó rồi mình là cái rốn của vũ trụ . Mấy đứa khác là dốt, là súc vật hết . Chỉ có mình là hiền thánh thôi, mình chỉ tâm đắc đúng quyển kinh đó thôi. 

Rồi cũng mê thiền lắm, cũng ngồi thẳng lưng, tôi nói hoài có hai loại thiền là thiền Mông Cổ và thiền Ấn Độ, nhớ không? 

Thiền Ấn Độ là thiền bằng cái đầu, còn thiền Mông Cổ là giữ cái mông cho vững, cái cổ cho thẳng, và cứ ngồi suốt thì thiền đó là thiền Mông Cổ và ở Việt Nam, thiền Mông Cổ nhiều lắm.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29 
Reply
Con trai vui mừng thấy cha lái xe lửa.  Người mẹ ra dấu để người cha bấm còi.  Heavy-black-heart4  Heavy-black-heart4  Heavy-black-heart4. Dễ thương quá. Innocent

Engineer's Son Realizes His Dad is Driving Passing Train


Reply
Một Cách Hành Thiền 

Có cái chùa quê, mấy bà cụ, mấy bà già trầu, vô hành thiền với vị hòa thượng: "Tụi này không biết chữ, không biết đọc sách. Hòa thượng dạy tụi này ngồi thiền đi". Ngài suy nghĩ hồi Ngài nói "Biết lựa gạo, lựa đậu không?". Mấy bả nói "Biết!". Hòa thượng mới phát cho mỗi bà hai cái tô, một cái tô không và một cái tô đậu trộn trong đó gồm có đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh. Ngài nói "Bả giờ lận chuỗi, chưa kịp lận thì cũng ngủ à. Rồi kêu bà theo dõi hơi thở thì ngủ lẹ hơn một chút. Thôi thì cho bà lựa đậu đi". 

Ngài đưa bả một tô đậu trộn và một tô không, bắt bả ngồi thẳng lưng "Bà cứ ngồi thế này nha, ngồi im nhìn mấy tô đậu mà thấy có suy nghĩ gì bậy bạ, mình lượm hạt đậu đen bỏ ra. Được không?" 
- "Dạ được" 
- "Thí dụ muốn chửi lộn, bỏ hột đậu đen ra. Bực mình sao ông thầy ổng nói pháp môn gì kỳ quá, bỏ hạt đậu đen ra. Muốn chiều nay về làm bánh xèo, bỏ hột đậu đen ra. Buồn ngủ quá muốn đi ngủ một chút, bỏ hột đậu đen ra. Cứ thấy bậy là bỏ hột đậu đen ra. Được không?" 
- "Dạ được". 

Trời đất ơi, buổi đầu cả tháng trời toàn đậu đen không à. Rồi khi bả khá rồi, thấy đậu đen nó ít dần, bắt đầu Ngài đổi qua "Thấy cái tư tưởng gì hay hay, lựa hạt đậu trắng bỏ ra". Cả tháng bả được có sáu hột à. Lúc đó bả mới thấm tại sao Ngài kêu lựa đậu. Ngài nói "Phải trung thực nha, chứ đừng hốt một nắm, kỳ dữ lắm". 

Buổi đầu là cứ thấy bậy là cứ hốt đậu đen bỏ ra, buổi đầu Ngài cho tu toàn là đậu đen thôi. Thấy bả khá rồi thì Ngài đổi "Thấy bực mình nhiều thì liệng đậu đỏ ra". Nguyên ngày chỉ theo dõi đậu đỏ thôi. 

Chữ tham, sân, si, tùy bữa Ngài nói "Bữa này tu tâm sân nha" là nguyên ngày chỉ nhìn tâm sân thôi, thấy có tâm sân mới lượm hạt đậu đỏ liệng ra, còn không có thì thôi, chỉ ngồi nhìn nó thôi. 

Smiling-face-with-halo4


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29 
Reply
Phước - Định - Trí - Niệm

Thế giới này là thế giới của perception, của tưởng tượng. 


Khi mà 

  1. cái phước mình ít, định ít, trí ít, niệm ít thì cái chuyện mình làm được cũng rất ít. 
  2. Phước nhiều, định nhiều, trí nhiều, niệm nhiều thì cái chuyện mình làm được rất là nhiều. 


Đây là một công thức rất là sơ đẳng nhưng mà rất là căn bản. 


Phước ít, định ít, trí ít, niệm ít mà đòi làm như người ta là không được. 

Có nhiều người họ nghe nói Phật là cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có, họ hoang mang hỏi: "Có thiệt không?". 


Thì tôi chỉ hỏi họ một chuyện thôi "Xin lỗi anh nha, thu nhập một tháng của anh là bao nhiêu? Ở Mỹ lịch sự người ta không hỏi tuổi đàn bà, không hỏi thu nhập của đàn ông nhưng bữa nay anh ép tôi, tôi hỏi anh một tháng anh thu nhập được bao nhiêu, anh bịa đại đi. Một tháng 6000 đúng không?". 

Tôi hỏi ổng là lúc đó ông Bill Gates mới có 50 tỷ thôi. "Anh biết không một tháng anh kiếm được 6000. Nếu mà mỗi năm trừ thuế hết mà anh còn đúng một triệu thì phải 50 thế kỷ nữa thì anh mới bằng ông Bill Gates sáng nay. Anh lấy khả năng tài chánh của anh mà anh so với ổng thì anh không tin rằng trên đời này có cái tên nào mà nó giàu dã man vậy, đúng không? 

Và anh tưởng tượng trên đời này có những người năm mươi tuổi mà cộng, trừ, nhân, chia họ còn làm lúng túng, lọng cọng. Mà có những kẻ bây giờ nó còn tính được đường bay của phi thuyền .  Họ tính chính xác vận tốc của quả đất như thế này thì sẽ phóng cái phi thuyền ra khỏi trái đất vào thời điểm nào, để khi nó trở về với vận tốc nào sẽ rớt chính xác chỗ nào. 

...


Có một điểm đặc biệt khác giữa Nam Hàn với Bắc Hàn đó là khi gặp một chiếc máy bay trục trặc về máy móc thì Nam Hàn thay đổi máy bay, còn Bắc Hàn thay đổi phi công. Người ta nói đó là điểm khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn.




https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29 
Reply
Nguồn Gốc của Chuông, Phong Linh và Mõ 

Thí dụ, các vị biết đây là một cái dùi chuông bằng gỗ Mahogany hay là gỗ Teak. Các vị nghĩ đơn giản là một ông tiến sỹ ổng hiểu hết cái này. Sai. Nó có bao nhiêu chuyện liên hệ với cái này các vị biết không? Thí dụ, như là ảnh hưởng của nó với điện từ. Thứ hai, nó được sinh trưởng từ vùng đất nào? Tại sao vùng đất A không có mà vùng đất B có? Vùng đất A nó có cái gì mà mọc được cây này, vùng đất B không có cái gì mà không mọc được loại cây này? Và cái cây này nó thuộc về cái họ nào, cái family của nó có bao nhiêu cây khác? Cây nào có thể mọc ở nhiều nơi và cây nào cũng family đó mà mọc ít hơn, why? 

Rồi thời nào người ta biết xài chuông mà mới có cái dùi này? Mà nguyên ủy vì đâu mà có cái chuông? Các vị có biết bàn về cái chuông nó lớn chuyện lắm không? Nhiều Phật tử không biết vì sao có cái chuông . Cái chuông hồi đầu nó có nghĩa là 'announcement', rồi sau nó có nghĩa là 'remind', tới phiên mình bây giờ thì nó là '...', qua tới nghi thức rồi. Chứ cái chuông hồi đầu nó chỉ có nghĩa là 'announcement'. Chư tăng ở trong khu rừng rộng mênh mông, hồi đó không có phone thì kêu bằng cách nào, gõ chuông. 

Dần dần cái chuông được nâng lên một chiều cao mới, nó cộng thêm một ý nghĩa mới đó là sự nhắc nhở. Một là người ta dùng chuông gió, từ chuông đánh chuyển qua chuông gió. Có nhiều chùa hoặc là tự viện người ta phải cử người đánh chuông mỗi một giờ, hoặc mỗi nữa giờ cũng phải đánh để tất cả chư tăng hoặc những người ở trong khu đất đó mỗi lần nghe chuông là nhớ đến chánh niệm. Mình là ngoài giờ hành thiền ra là mình ngồi mình mộng mơ, mình nhớ đến con Lan, con Lan nó nhớ thằng Điệp, Điệp nhớ đến con Lan. Còn đằng này cứ mỗi lần nghe 'beng' là mình niệm trở lại. Cứ lâu lâu mình thất niệm là nghe cái 'beng' vậy đó. 

Nhiều chùa không tìm ra được người để giao phó nhiệm vụ đánh chuông nên họ đành dùng cái phong linh wind chime. Nhiều người không biết tưởng phong linh để trang trí. Sai. Phong linh từ chùa ra. Mỗi lần gió thổi hành giả nghe cái tiếng đó phải nhớ là "niệm nha! niệm nha!". Còn mình bây giờ để treo phong thủy, để treo trang trí, là sai. Có nhiều cái trong chùa ra mà người đời xài không biết. Rồi bây giờ từ chỗ nhắc nhở chánh niệm nó chuyển qua phong thủy mới ghê chứ. Trớt quớt à. Sai bét. Hồi xưa họp chúng là nhờ cái chuông. 

Cái mõ cũng vậy, cái mõ bằng gỗ, cái chuông bằng kim loại. Cái mõ buổi đầu từ đâu nó ra? Vì có những địa phương người ta không có kim loại thì sao, muốn đúc một cái chuông quý vị phải có tiền, có thầy thợ đúc. Vừa có nguyên liệu, tháy thợ, muốn có nguyên liệu và thầy thợ thì phải có tiền. Thì có những người nghĩ rằng người tu mà kiếm tiền, thầy thợ, nguyên liệu thì quá khó. Họ để ý những gốc cây bọng trong rừng, gõ vào đó nó cũng có tiếng động vậy. Nguyên thủy nó đơn giản như vậy. 

Trước khi nhà chùa mượn cái đó thì chính dân bộ tộc, bộ lạc đã nghĩ ra cái đó, họ thấy mấy cái cây bọng gõ vào đó thấy nó kêu và tiếng kêu nó vang rất là xa. Và họ muốn liên lạc hoặc là báo cho nhau biết có kẻ thù xâm nhập hay là có thú để đi săn hoặc là liên lạc nhau để họp mặt giải quyết chuyện của bộ lạc vì ở trong rừng mà, thế là họ gõ vào những gốc cây bọng. Gốc cây bọng là nó ở đâu thì nó nằm yên đó. Còn mình phải có cai gì đó để xê dịch thì cái cây đó tiện hơn. Họ mới tìm những gốc cây nhỏ họ khoét. Từ đó mới truyền ra dân gian bên ngoài mới biết xài mõ. 

Nhà chùa mới thấy cái đó hay quá mới đem về xài . Những vị sư trong rừng họ không có tiền để kiếm chuông thì với con dao họ có thể có cái mõ. Nếu mà mình có lòng .

Còn nếu quý vị làm biếng thì thôi "alô" một tiếng, nó đem năm chục cái mõ vô . Cái đó thì nói làm chi.

--ooOoo--

Đâu Có Khổ

Thí dụ bây giờ tôi thấy cái thằng đó nó vì mê gái mà trời lạnh vậy nó đứng ở ngoài Bellaire nó đứng chờ con nhỏ đó tới. Mà nhỏ đó đang hát karaoke với thằng khác. Thì tôi đi ngang tôi nhìn "Trời ơi! sao mà khổ quá vậy trời!". Các vị nói "Không, nó đâu có khổ, nó đang cười hí hửng kìa!". Bây giờ các vị có hiểu chữ khổ đó chưa ? Con nhỏ kia đi hát với thằng khác mà thằng này đứng ngoài này chờ mà mặt vui trên tay cầm bó hoa hồng. Thì nó là em ruột của tôi "Trời ơi, sao em khổ quá vậy. Anh mới thấy nó hát với thằng kia ở trỏng kìa" - "Em đâu có khổ, em đang vui mà". Nhưng mà theo quý vị tôi nói chữ khổ đúng hay sai? Đúng ở chỗ nào, em tôi nó đang cười mà? Sớm muộn gì cái sự thơ ngây này của nó cũng phải trả giá. Sẽ có một ngày con nhỏ kia về đẻ một đứa không giống nó. 

Như cái ông đó ổng tám chục tuổi mà ổng lấy cô vợ trẻ hai chục tuổi. Sáu tháng sau cổ có mang. Ổng mừng lắm. Ổng nói với mấy đứa bạn, ổng mời đến làm tiệc. Ổng nói "Thấy không. Xe cũ mà cũng còn xài được". Một năm sau cổ đẻ ra một đứa nữa mà đen thui. Mấy đứa bạn nói "Xe chạy được nhưng mà phải thay nhớt!". 

Khổ lắm. Chưa, còn vụ nữa. 

Ông đó chín chục tuổi lấy một cô có hai chục tuổi. Cổ có mang, ảnh mừng lắm. Bửa đó ảnh đi bác sĩ khám định kỳ, ảnh khoe. Ảnh nói "Trời ơi, tôi chín chục mà... Được ha!". Cái bác sĩ nói "Cái chuyện đó có gì đâu mà lạ. Cháu mới tuần rồi đi săn nè. Đi săn mà quên đem theo súng, chỉ đem theo dù thôi. Con cọp nhảy ra, cái cháu cầm cây dù bóp cò, con cọp chết ngắt". Cái ổng nói "Chắc thằng nào bắn dùm" - "Ừ, thì ở đây cũng vậy đó!". Quên đem súng, chỉ đem cây dù thôi, mà còn cọp nhảy ra nó bóp cò, cò ở đâu? Thứ nhất là cây dù làm gì có cò mà con cọp chết. Ông già ổng mới nói chắc có ai bắn dùm, ông bác sĩ nói thì ở đây cũng vậy. Mà ổng không hiểu, tối ổng về phone hỏi tôi, tôi mới giải thích cho ổng nghe đó.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=0i-dGx0FccU&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%282%29
Reply
Nếp Sống Chư Ni bên Miến Điện

Muốn làm phước cho nó sướng thì chỉ có về Miến Điện thôi.

Tăng Ni đủ thứ, chuyên về thực hành cũng có, chuyên về pháp học cũng có, mà số lượng không đếm xiết. Các vị muốn trai tăng cho nó mỏi tay thì về bển. 

Tại sao tôi không giới thiệu Thái Lan vì phải nói là về đời sống tu học Thái Lan không bằng Miến Điện. Mà Thái Lan giàu nữa, mình muốn trai tăng coi cho được mình phải ra gấp mười lần Miến Điện. Tu học không bằng người ta mà tại vì con nhà giàu, mình cúng mỏi mệt lắm, cúng nhiều coi mới được. 

Còn Miến Điện, quý vị cho họ một chai dầu cù là họ cũng mừng nữa vì họ nghèo lắm, mà họ tu học rất tốt, và số lượng lớn lắm. Quý vị qua bên đó quý vị chỉ cần kiếm dùm tôi một ngàn chai cù là thôi là cho mấy ổng mừng lắm. Mấy ổng có lạ vậy nè là mấy ổng thích đồ địa phương, thích đồ nội hóa. Thứ nhất họ quen như vậy, thứ hai họ thấy chữ Tây họ không biết nó nói cái gì. Chỉ cần lận dùm tôi 300 đô la qua bển mua cả núi dầu cù là, một núi dầu gió, qua bển phát người ta cám ơn dữ lắm. Nhất là, đứt ruột, tu nữ, cúng là toàn cúng cho mấy ông Tăng, Ni thông cảm đi. 

Ni vẫn giữ bát giới trong sạch. Ni vẫn là chiều nhịn đói y như chư Tăng. Ni là coi như cả đời sống trong bóng tối. 

Tăng là chỉ ôm bát lấy thức ăn về ăn thôi. Còn ốm đau, bệnh hoạn, mùng mền, chăn gối có Phật tử lo hết. Còn Ni phải đi xin gạo sống, đi xin từng trái cà, trái ớt về nấu ăn. Nếu mà mẹ tôi, chị tôi ở bên đó tôi nhìn tôi khóc đó. Là coi như rác. 

Trên thế giới Ni mà thấy ghét nhất là Ni Đài Loan. Nó giàu mà nó chảnh banh xác. Còn Ni Miến Điện tu học tốt lắm. Họ tốt đến mức mà mấy vị Tôn Túc họ mời Ni giảng cho mấy chục ông tăng nghe. 

Ni Miến Điện nhiều vị rất giỏi, chẳng hạn như tôi có biết một vị Ni người Miến Điện đang dạy học ở Bangladesh, tiếng Anh như gió, có bằng MA ở Mỹ, bỏ hết về xứ Miến Điện xuất gia. Rồi sư phụ thấy bên Bangladesh có nhu cầu, mà bên đó làm sao nói tiếng Miến được. Cho nên cho bả qua bả dạy tiếng Anh cho mấy Sư. Abhitham, Vipassana và Pali bả giỏi cực kì. Có MA ở Mỹ, đáng lẽ ở Mỹ lấy chồng, không, nàng bỏ hết nàng về làm cái chiêu đó, mà về bển sống trong cái sự ghẻ lạnh của mọi người bởi vì bên đó cái xứ họ vậy đó, họ coi Tăng là số 1, Ni là số 10.


Kỳ rồi tôi qua bển, tôi có đăng lên Kalama, tôi tới trai tăng ở chùa.... Thương lắm, 3 tầng lầu, 500 cô, nhỏ nhất là 10 tuổi, áo quần tinh tươm, chỉnh chu, dầu hơi cũ. Mà tới giờ quýnh cái "beeng" là nhào lên học thẳng tắp, tiếng Anh, tiếng Miến, toán, lý, hóa, địa, sử đàng hoàng. Học xong quýnh cái "beeng" nhảy qua học giáo lý, học Pali đàng hoàng. Xong rồi quýnh cái "beeng" nhào xuống ăn, đi thảng băng, vô ngồi răm rắp như quân đội. Mà nghe thương, quý vị nghe đứt ruột. Đoàn tụi tôi qua trai tăng, hỏi "Bên đây bao nhiêu người?" - "500 cô" - "Trai tăng bao nhiêu thì được" - Họ nói liền không suy nghĩ "Cho xin 300 đi". Lúc tôi vô bà sư cô bả nói bữa nay là ăn thịnh soạn đó, được một cái trứng, với miếng sốt cà, với cơm Miến Điện, là thịnh soạn. Bình thường chắc nó cho ăn đinh với kẽm gai hay sao mình không biết nữa. Nhưng mà một cái trứng với miếng sốt cà, thịnh là thịnh cái gì. Trứng nó luộc rồi nó đem đi chiên (mà nói cũng thèm chớ!) chiên cho cháy cạnh đó, nó làm miếng nước sốt, chắc bình thường nó ăn kẽm gai hay sao. Nói thiệt, không có nói giỡn, nó chỉ ăn kẽm gai thôi thì mới thấy cái đó là thịnh soạn, nó thịnh là thịnh cái gì. Chắc nó lấy rau để xào mặn. Qua đó mới thấy thương, tăng ni đều tu hành như nhau hết mà ni thì như vậy. 

Thương là thương chỗ này, tăng mặc đồ mới tinh à, nghèo thì có nghèo thiệt, không có tiền mặt "no cash", đi bát, một bữa ăn của chư tăng dầu chùa nghèo đi nữa nhìn đã lắm. Còn ni thì đồ nấu chín ít lắm, thường họ đi xin gạo sống, rau trái củ quả mà tôi liếc thấy héo queo, chợ chiều đó, đi bát buổi chiều chứ buổi sáng mấy ông sư vớt rồi. Mà đi chợ chiều, rồi gạo, bạc cắc. Mà có chuyện này tôi thương thiệt là thương. 

Kỳ đó tôi đi với bốn vị Miến Điện, đi ra mua đồ để về cúng cho một cái học viện, bút, mực, dầu gió. Đi ra tới chợ... mới gặp một chục "chị hai" của tôi đang ôm cái thố bằng nhôm. Trong đó mình thấy có tiền Miến Điện, 2000 Kyat là 1 đô la, mà tôi thấy trong đó có 1 tờ 500 biết chừng nào được 1 đô. Mà cái ông sư đi chung ổng nói giỡn bằng tiếng Miến Điện ổng nói ổng cần cái đó, có chút tiền, mình hiểu như vậy. Nó hốt nó đưa ổng mà nó đi xin từ trưa đến giờ, mà ổng với cái đám đó không có quen. Chỉ kêu bác Hồ bằng Bác thôi, chứ không có quen biết gì hết. Có nghĩa là nó tu mà cái lòng nó rộng lắm. Ok, tôi xin tôi cực, mà you cần thì tôi cho. 

Cũng như ông người Mỹ ổng "bị" Phật giáo Tây Tạng đánh gục bằng một đòn chí tử rất là đẹp. Là ổng đi chụp hình ở ..., gặp bà cụ người Tây Tặng ăn xin bên đường, ăn xin người ta cho bạc cắt, đồng xu. Đến giờ ăn, Mỹ bên đây ngồi uống cà phê thì bả bên kia đang cầm khúc bánh mì, có con chó nó chạy ngang bả bẻ nửa khúc bả đưa nó. Bả đang đói, đói từ sáng đến giờ. Thì ông phóng viên Mỹ mới hỏi "Bà đói mà, tại sao bà cho nó phân nửa vậy". Bả nói "Nó cũng đói vậy". Bả trả lời giống như nó rất bình thường. 

Tu đến một cái mức mà vô ngã, vị tha. Chữ nghĩa họ không nhiều, mà nhờ họ nghèo cộng thêm với dốt, chỉ cần chánh tín, họ sống sát sao với Đạo Phật hơn là cái thứ trí thức nửa vời. Thứ trí thức nửa vời, cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, nó chập chờn, tôi sợ lắm. Một là trí tuệ cho tới bến người ta gọi là trí thức, còn hai là nó ngu cho em nhờ. Còn cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, cái thứ lơ mơ, lơ mơ nó dễ thành gà mờ. Gà mờ thì tới chết vẫn còn mơ. 

Người Miến Điện, người Tây Tạng, họ có một nếp sống rất là đẹp. 


--ooOoo--

Bùi Giáng

Tôi từng gặp một số nhân vật văn hóa ngoài đời. 

Thí dụ tôi từng gặp ông Huy Cận. Hồi đó tôi đi học ở Sài Gòn, trong cái ngày kỷ niệm 50 năm Thơ Mới, ông Huy Cận có vào cái chỗ đó, tôi gặp ổng người thiệt ở ngoài. Rồi tôi có gặp nhà văn Sơn Nam, ông Bùi Giáng. 

Khi tôi gặp họ ngoài đời, cái tôi cảm nhận về họ nó hoàn toàn không giống với cái tôi đọc ở họ. 

Hồi đó tôi ở cái rạp Đông Nhì thì ông Bùi Giáng ở hẻm Hương Gia, đường Lê Quang Định, Gò Vấp. 

Sáng trước 10 giờ mấy quán nhậu chưa mở thì ổng tỉnh. Rồi từ lúc quán nhậu mở cửa thì từ đó ổng bắt đầu say xỉn, khùng điên cho tới khuya. Chứ còn ai gặp Bùi Giáng trước khi mấy quán nhậu đó mở thì ổng tỉnh lắm. 

Ông với tôi như hàng xóm vậy. Nhiều khi tôi đi học từ bên chỗ tôi qua bên chùa Già Lam, học với ôn Thái Siêu. Tôi là người thường dắt ổng qua lộ. Lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ xe. Nhưng mà lúc ổng say lên rồi ổng đội cái nón phụ nữ, quấn khăn, ổng cầm gốc cây làm cảnh sát giao thông, không có sợ xe. Nhưng lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ. Tôi dắt ổng qua, tôi còn nhớ có lần ổng nói: "Kỳ quá. Chắc lớn tuổi rồi sáng hay đổ mồ hôi". 

Chuyện thứ hai, tôi nhớ kỷ niệm lúc tôi đang dịch quyển Thiền Học Nam Truyền. Tôi có lại nhà hỏi ổng, tôi hỏi "Cái chỗ này nghĩa là sao?". Ổng mới dịch cho tôi một đoạn. 

Chuyện thứ ba, có lúc đó sáng tôi đi từ bên rạp Đông Nhì qua chùa Dược Sư thỉnh sách thì gặp ổng. Trước đó một đêm tôi có đọc sách Phạm Công Thiện thì tôi có hỏi ổng "Bác nghĩ sao về ông Phạm Công Thiện?". Ổng trả lời thế này "Ôi cái thằng cha đó trên trời". Tới bây giờ tôi không có dịp hỏi "trên trời" là sao? "trên trời" là viển vông hay "Trên trời" là cao siêu. 

Đó là những cái kỷ niệm tôi nhớ về ổng. 

Tôi có vô nhà ổng được hai lần, tôi có quen với anh Hà cháu rể của ổng. Nhà ổng phía trước có cái cổng rào, có nguyên cái vách bằng tôn, có cây mận, ở dưới có giăng cái võng. Ổng hay ngồi đó khi ổng không xỉn. 

Khi mà mình tiếp xúc với ổng ở ngoài đời nó khác ở trong sách vở nhiều lắm. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Reply
Quote:Khi tôi gặp họ ngoài đời, cái tôi cảm nhận về họ nó hoàn toàn không giống với cái tôi đọc ở họ.


Các bạn thành viên trong diễn đàn gặp nhau ở ngoài đời cũng hoàn toàn khác. Người trẻ thành già, người im lặng nói líu lo. Và ngược lại. 

Chung chung, đa số rất dễ thương, tuy thương không dễ.
Reply
(2021-04-22, 10:13 AM)LeThanhPhong Wrote: Các bạn thành viên trong diễn đàn gặp nhau ở ngoài đời cũng hoàn toàn khác. Người trẻ thành già, người im lặng nói líu lo. Và ngược lại. 

Chung chung, đa số rất dễ thương, tuy thương không dễ.

Tui chơi ở một diễn đàn, cứ hai năm họ tổ chức một "đại hội" gặp nhau ở một tiểu bang nào đó, rất là vui luôn. Người ở tiểu bang đó sẽ lo phần booked khách sạn, tổ chức tiệc tùng, các mục vui chơi. Đã từng tổ chức ở nam/bắc Cali, Las Vegas, Houston, Seatles,... Gặp nhau ở ngoài đời rất vui vì đa số, như anh nói, khác với mình tưởng tượng. Ở ngoài tui cũng ít nói hơn Biggrin

Reply
Phải chuẩn bị (bằng thiền Tứ Niệm Xứ) rất là nhiều, ngay bây giờ. Khi chuyện nó chưa có, mình chuẩn bị lâu ngày nó thành nếp. 

  1. Không cần sống lâu. 
  2. Chỉ cần được chết sạch, chết yên và chết tỉnh. 

  1. Chết sạch là không hôi hám, dơ bẩn. 
  2. Chết yên là không dãy dụa, quằn quại. 
  3. Chết tỉnh là không hôn mê, nói sảng, xì ra quá khứ, những chuyện mình dấu ngày xưa giờ xì ra hết, không nên. Cái đó phải nguyện thôi. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Reply
Quote:abc wrote:

Đừng Để Dính Mắc

Nghe tiếng sấm rền với nghe/đọc những lời chướng tai gai mắt thì cũng chỉ là âm thanh , hình ảnh thôi . Đừng để dính mắc . 

Post # 789

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&page=53

Cheer
Reply
United States

Coronavirus Cases:
32,735,704


Deaths:
585,075


Recovered:
25,296,047



https://www.worldometers.info/coronavirus/country/us/
Reply
Làm Sao Không Sợ Chết ?

Có bốn hạng người sau đây không thể nào không sợ chết: 

  1. Một, thích hưởng thụ. 
  2. Hai, còn coi nặng cái thân này. 
  3. Ba, làm quá nhiều điều ác. 
  4. Bốn, làm quá ít điều lành. 
Lúc còn sống mình không có thấy, tới hồi nó hấp hối tự nhiên nó lòi ra: "Ủa, mình tu cái gì ta?". Nhớ lại toàn là hình thức không à. 

Tôi biết tôi nói cái này nó đụng tùm lum nhưng mà đã là người đi nói Pháp, đã là người hành Bồ Tát đạo bắt buộc phải có cái gan nói thiệt. 

Rất nhiều và rất nhiều người hiểu lầm cạo đầu, mặc áo tu, hai buổi công phu, quét lá, nấu ăn là tu. Sai. 

Bởi vì (Thế nào là "tu"?)
  1. ngoài chuyện cạo đầu, 
  2. mặc áo tu ra anh phải: 
  3. nghiên cứu kinh điển, 
  4. thực tập, 
  5. hành trì mỗi ngày, 
  6. dòm vào cái xấu cái tốt của mình để biết thêm cái nào bớt cái nào. 
Cái đó mới gọi là tu. 

Chứ còn cạo đầu, mặc áo tu, ngày hai buổi công phu, lốc cốc leng keng, chưa gọi là tu. Chưa kể bày làm mứt, làm bánh bán, nấu tương, làm chao, làm ruộng, làm rẫy, cực khổ mặc áo nâu sòng vá víu, sống ăn rau củ vậy đó, khó khăn, uống nước suối rừng. Cứ nói đó là tu. Là sai. 

Cho nên rất là khó. Hỏi rằng "Làm sao mà không có sợ chết?". Lúc cận tử, lúc lâm chung mới nhớ là bấy nhiêu năm qua mình là người sống cực, chứ không phải là người sống tu, người sống Đạo

Sống Đạo khác . Sống cực khác. 

Hoặc nói bằng cách khác, được gọi là một nhà khoa học là vì họ vùi đầu trong những cái định đề, vấn đề khoa học và họ có những nghiên cứu, những tìm hiểu và tốt nhất là có những phát hiện, những công trình cụ thể. Chứ không phải nhà khoa học là vì người đó ăn rồi vô phòng lab ngồi ở trỏng. Ngồi trong phòng lab chơi game, rồi hai chục năm sau trở thành nhà khoa học, có cái đó không? Chuyên gia kỹ thuật số (số đề), nó cũng số mà là số đề. 

--ooOoo--

Con chim nó tin vào đôi cánh

Có một điểm khác biệt rất là lớn giữa con người với con chim khi đứng trên cành cây. 
  1. Con chim nó tin vào đôi cánh, 
  2. Con người tin vào nhánh cây. 
Tin cái nào chắc ăn hơn? "Tin vào đôi cánh". 

Chúng ta không thể tin vào tấm thân này, chúng ta không thể tin vào sự nghiệp này, không thể tin vào cái mối hôn nhân này. Những cái đó rồi sẽ mất trong tích tắc. 

Đứng trên nhánh cây của cuộc đời, con chim nó chỉ tin vào đôi cánh của nó thôi. Nếu vạn nhất có xảy ra điều gì bất trắc, chim có cánh để mà bay. Mình cũng vậy, yêu nhau cho lắm, giàu cho lắm vào, tình cảm, tiền bạc, sức khỏe, nhan sắc cho lắm vào, phải chuẩn bị cái lúc mà mình phải tự vỗ cánh mà bay về "cuối trời quên lãng".

 Nghe hiểu không?

--ooOoo--

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Reply