Linh Tinh - LTP
Nô lệ

Nô lệ có hai trường hợp:

  1. Nô lệ hành chánh là cái kiểu làm công cho người ta, người ta tha hồ hành hạ. Ngày xưa người ta còn dùng tiền mua mình về gọi là nô lệ hành chánh. 
  2. Cái nô lệ thứ hai mới đáng sợ là nô lệ tâm thức. Tự mình khi mình sanh ra là mình đã chấp nhận một số cái vòng Kim Cô trên đầu mình. 
Tôi gặp các cuộc hôn nhân mà tôi ngán .  Đó là họ được nhồi nhét là phải như vậy, không được nhúc nhích. Đối với tôi đó là một thứ nô lệ. Nhiều lắm, rất là nhiều. Chúng ta có những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không có khả năng cắt đứt đó là vì lý do này, vì lý do kia. Có những việc mình biết nó bậy nhưng mình không dám bác bỏ vì lý do này, lý do kia. 

Có những món ăn mình biết nó độc nhưng mình không dám bỏ vì lý do này, lý do kia. Giống như có nhiều người họ ăn mỳ gói rất là thường. Nó độc lắm quý vị biết không? Nói họ, cái họ nói: "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!". 

Nghe thì cũng có lý: "Đi làm mà, cái đó cho nó tiện!", nhưng mình phải hiểu ngầm rằng cái hiểu biết về độc hại của người này nó không có nhiều lắm. Chứ nếu họ biết ăn vậy họ bị bệnh, họ bị giảm thọ, họ không dám mà vì cái biết của họ bị hạn chế cho nên họ ăn. Chứ đúng ra các vị không lẽ không có thời gian để đi tắm. Có thời gian đi tắm không? Có chứ. Trong thời gian đi tắm, người ta bắt cái nồi nước luộc Spaghetti, luộc xong để vô tủ lạnh. rồi bửa khác, trong lúc đi tắm làm cái nồi sốt cà. Nói chung mình chuẩn bị được mà, thà mình ăn đồ hâm còn đỡ hơn là ăn mỳ gói. Tôi bày ra cho. Còn bánh mì, mình ăn bánh mì nướng được mà, cắt khoanh mình bỏ vô tủ đá, mình nghèo mà mình mua bánh mì rẻ tiền, bánh mì mềm cũ xì đó, mình cắt khoanh bỏ vô tủ đá đem ra nướng vẫn giòn như thường. Có nhiều cách để mình làm, chứ mắc cái giống gì cứ đời đời kiếp kiếp cứ đè mì gói ra làm tới. Ai khuyên mình, mình nói "Không, cái số tôi nó nghèo vậy đó nên phải ăn mấy cái đồ nghèo". Sai.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c

STK
Reply
Những Tù Nhân Tự Nguyện

Bửa hổm tôi đọc một cái bài báo mà tôi xót hơn là mắc cười. Một con voi to đùng, mà nó bị người ta xiềng bằng một sợi dây xích nhỏ xíu. Nó đá một cái là năm sợi cũng đứt, nhưng mà vì nó có cảm giác là nó đã bị xiềng. Chỉ khi nào nó điên nó mới bung ra thôi, chứ còn thông thường khi nó chưa bị điên thì suốt đời nó tự giam nó với dây xiềng đó. Và chưa hết, cái thằng nài voi nó nhỏ xíu à, như con ếch vậy đó, nó cầm cái cây chọt chọt mà con voi sợ muốn chết. Thực ra cái cây đó không thể giết chết con voi được, và dây xiềng đó không nghĩa lý gì hết. Chính vì con voi nó không đủ trí khôn nên cả đời nó bị hai đó giam hãm nó. 

Mình cũng vậy. Mình vì tình cảm, vì cảm tình riêng tư, vì cảm xúc buồn vui, vì nhận thức, kiến thức, vì cái lối suy nghĩ nào đó mà nó giam mình không biết. Đau nhất là cái này: Mẹ sanh mình ra không có tù, lớn lên để cho tôn giáo, chính trị, văn hóa, kiến thức bỏ tù. Đau quá! Tôi gọi đó là những tù nhân tự nguyện. Đau quá! 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=n4EhDY6Fgio&abt=Thi%E1%BB%87n+%C3%81c

STK
Reply
Tử tù 11 năm bị biệt giam, hơn 4000 đêm không ngủ 'đợi chết' giờ ra sao? | Phía sau bản án 2019

Do dính vào con đường buôn bán cái chết trắng, Đặng Văn Thế (Đô Lương, Nghệ An) đã bị tòa tuyên án tử hình. Nhưng do thái độ hợp tác, thành khẩn khai báo, Thế được hoãn thi hành án.

20 năm ngồi tù, trong đó 11 năm biệt giam, Thế như được khai sinh lần nữa khi nhận được sự khoan hồng của pháp luật giảm án tha tù trước hạn.


Vào tù lúc còn trai trẻ, ra tù đã ngoài 40, để hòa nhập với cuộc sống bình thường anh gặp không ít khó khăn. Nhưng với ý chí hoàn lương, hướng thiện, Thế đã có công ăn việc làm ổn định, có thêm người bầu bạn sẻ chia và 2 cô con gái xinh xắn như một món quà vô giá trong cuộc đời đã từng lầm lỗi....




Reply
Tham khi làm việc xã hội

... những người không có biển thủ, không có tham làm, không có tư túi, không có tơ hào, mà khi họ nhận tiền để làm cái việc công, nó có nhiều cách để họ tham lắm quý vị. Thí dụ, họ không có tư túi tức là họ không có lấy của công nhét vô túi nhưng mà thế này, hồi trước lúc quỹ từ thiện còn ít thì họ đi xe đò, bây giờ họ thuê xe máy lạnh, hồi trước họ bay bằng Economy bây giờ họ bay bằng Premium, sau đó tiền nhiều quá có thể chuyển qua Business, rồi tiền nhiều quá thì First class. Họ không có lấy ra xài riêng bởi vì chuyến bay đó là chuyến bay cần thiết mà . Nhưng mà nó nâng cấp từ từ upgrade upgrade. 

Hồi đầu cần lắm mới đi, còn giờ thấy hơi cần cần đã đi rồi. Hồi đầu nó qua ở motel, bây giờ qua ở hotel... Tôi nói lại là chuyến bay đó cần thiết, cái chuyện ở khách sạn là cần thiết nhưng mà hồi đó chuyến bay nó không cần phải mắc như vậy . Nhưng mà giờ xài mắc hơn chút, khách sạn không cần ở tốt như vậy nhưng giờ họ ở tốt hơn một chút. Đó là những cái mà chỉ có họ biết thôi. 

Hỏi: "Như vậy có phạm giới không Sư?". 
Trả lời: Họ có quyền xài cái đó. Đó là chuyến bay cần thiết. 

Tôi nói rõ đó là cô chứ không phải ai. Vì thật ra cô đã kêu gọi cho hai chục cái giếng bên Miến Điện . Hai chục cái giếng đó chỉ được thực hiện khi thấy bóng dáng cô qua . Cô là người giao tiền mà. Thay vì cô bay bằng chuyến bay Economy, giờ cô bay bằng Premium nhưng mà nó có lý do là vì "Tôi lớn tuổi. Tôi ngồi hai mấy tiếng đồng hồ tôi ngồi không có nổi. Tôi ngồi Premium tôi đâu có tội". Thực ra cái đó quần chúng vẫn thông cảm. Tôi nghĩ tôi thông cảm chứ! Chứ cô bị liệt thì ai sẽ thay thế cô đây. Cô biết rất nhiều người sẵn sàng cho tiền nhưng kêu bay không ai chịu bay hết. Cô biết cái chuyện ở đây vào ngày cuối tuần đã khó rồi, chứ đừng có nói bay cả mười ngày sang xứ Châu Á . Rất là khó nên họ phải trông cậy vào cô. Cái chuyện cô bay đâu có phạm giới đâu cô.

--ooOoo--
Đi Nhậu

Có hai nhóm, một nhóm tối nào cũng đi nhậu hết, nhậu xong rồi lái xe về . Một là tự gây tai nạn, hai là bị cảnh sát còng. Nhóm hai thông minh hơn, tối nào cũng đi nhậu hết nhưng mà đi Uber hoặc nhờ người nhà tới rước. Nhóm thứ hai thông minh hơn nhóm một đúng không? Nhưng mà mình có nên bắt chước nhóm hai không? Không, vì nó có hại . Nên nói nó khôn hơn là khôn hơn cái đám nhậu cho đã rồi tự lái về thì đúng là khôn hơn thiệt, nhưng so với người không uống rượu thì nó tệ dữ lắm, tối nào cũng làm hai chai hết. 


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=...7n+%C3%81c
Reply
Thích và Ghét

Tôi có nói: Hãy chú ý đến cái mình thích và ghét. 

Có nhớ cái đó không? Cái đó nó độc còn hơn là vịt xiêm nữa biết không? 

Tại vì khi mình không kiểm soát được mình thích cái gì, mình ghét cái gì, chính cái đó nó dẫn đến cái chuyện mình sẽ về đâu và gặp ai. 

Khi mà mình có kiểm soát, để ý thường mình thấy chính cái thích và ghét nó mới dẫn mình sống về chỗ nào, tiếp xúc với loại người nào. Còn bình thường tôi không nói, quý vị đâu có ngờ, "Cái thích và cái ghét nó có ảnh hưởng gì tới cuộc đời tôi đâu". Sai. 

Có người chịu khó mắc tiền chút họ về biển. Có người chịu khó mắc tiền chút họ về phố. Có người chịu khó mắc tiền chút được ở gần khu Châu Á. Có người chịu khó mắc tiền chút cũng được miễn được ở gần chợ búa, trường học, bệnh viện. Có cái đó không? 

Còn bên Thụy Sĩ, người ta chịu khó mắc tiền chút ở trên núi, gần hồ. Bên Thụy Sĩ nó lạnh, người ta chịu khó trả gấp rưỡi tiền nhà để ở nhà xoay mặt về hướng Tây, để nó kéo dài cái thời gian nắng chiều. Ở xứ nóng này, nắng Tây em lạy. Trong khi ở Thụy Sĩ, nó coi nhà luôn luôn coi vào buổi chiều, cái nhà nắng Tây luôn luôn gấp rưỡi giá, 100 lên 150, cũng mê, là vì sao? Vì nó lạnh le lưỡi, nhờ nắng Tây nên cái ấm nó kéo dài. Chỗ tôi đang ở, bốn giờ là bùm hết.Trong khi hàng xóm sáu giờ mà nó còn rực rỡ hoàng hôn, chỉ vì cái đó mà nó trả tiền. Cho nên vì tôi thích nắng nên tôi tìm chỗ nhà ở góc đó có nắng chiều. Mà tại sao? Vì tôi thích xứ lạnh nên tôi mới về Thụy Sĩ. Vì tôi thích nắng, thích ấm nên tôi mới chọn chỗ đó. Vì hai cái thích này nó mới dắt tôi về góc trời đó. Đó ghê chưa, gớm lắm. 

Cho nên có nhiều người lấy chồng không vì yêu người mà vì ... Có người họ lấy Đài Loan vì họ không có thích người Đài Loan mà vì họ cần tiền, họ sợ nghèo. Có người họ lấy chồng Đại Hàn vì họ thương cái người dễ mất trí nhớ. Ví dụ vậy. 

Cái dân gì dễ mất trí nhớ, phim nào cũng mất trí nhớ hết, lạ!, Dân tộc gì đâu mà sơ suất cái là mất trí nhớ à, kì! Bởi vậy cho nên cho dân Đại Hàn mượn tiền mình cũng ngán lắm. 

Mà tôi thấy Phật tử mình bị hội chứng Nam Hàn nhiều lắm. Giảng buổi sáng, chiều quên, hội chứng đó kêu là South Korean Syndrome. Mình mất trí nhớ dữ lắm, hỏi "Em còn nhớ hay em đã quên", quên rồi. "Dạ xả!". Nữa!, cái đó là xả rác, chứ không có cái xả nào nó dơ, nó mất vệ sinh như vậy hết đó, xả rác.

Đừng coi thường cái chuyện mình thích, mình ghét cái nào, lớn chuyện lắm. 


Tại sao mình nghe thầy Minh Niệm? Vì thầy có nói những quan điểm về gia đình rất hay. Tại sao mình nghe thầy Phước Tiến? Vì thầy Phước Tiến nói về niềm tin tôn giáo, mấy cái vụ vàng mã, mê tín, thầy nói rất là hay. Ví dụ như vậy. Tại sao mình thích thầy Pháp Hòa? Vì thầy có nụ cười rất là hiền, thầy chưa kịp nói gì, thấy thầy cười là mình muốn ngồi kế thầy rồi. Cứ như vậy, chưa biết thầy nói cái gì, do mình thích là mình đã theo rồi. Mà cái đó mới chết, do mình thích mình mới đi theo, mà đi theo rồi thì "trái ấu cũng tròn", cái đó là cái le lưỡi. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=rebuKGHSMHU&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%282%29
Reply
Ván Cờ Sinh Tử
Mình Đức Triều Tâm Ảnh

https://huyenkhongsonthuong.com/nguoi-trong-hoa-va-chang-tu-si.html
 

Lời vào truyện.

Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Đạo cho môn sinh như thế này chưa:
“- Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách áo trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm vương.

Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống – trọng lượng một quả núi – sẽ kết thành định mệnh. Định mệnh không lập lại hai lần. Dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người  đời gọi ta là Kỳ vương.

Này chư tử! Kiếm vương ta cũng bỏ. Kỳ thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Đạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm vương kia thành Kiếm đạo. Kỳ vương kia thành Kỳ đạo. Tại sao như thế?

Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chém đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Đốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.

Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm vương kia, chớ có khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Đã xuất là phải đạt.

Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên Kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Dòng sông không chảy hai lần. Đừng do dự. Đừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.

Này chư tử! Hãy xuất cờ! Hãy xuất niệm! Hãy xuất kiếm! Bước tới! Không ngoảnh đầu! Không có sinh tử giữa dòng chảy trôi liên lỉ! Không có sau trước giữa vòng tròn vô thỉ, vô chung!”

Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say bùa chú, hương khói vật vờ; chơt đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng ho to, cánh sát cánh, vai sát vai…; ánh lửa trí tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem cái đẹp, sức mạnh và tự do tối thượng cho con người.

Phật giáo từ thời Khâm Minh Thiên Hoàng, đến đây, hậu bán thế kỷ XV, sống lại, mang cơ thể mới, tinh thần mới, dẫn Nhật Bản đi vào thời đại phú cường. Công lao ấy có ai ngờ rằng, có sự đóng góp từ trí tuệ của một người: thiền sư Dai-so-kim! Ngài tịch năm 1491, nơi một am thất nhỏ ở Keti phía nam Tây hải đạo.

Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dạy Đạo của người. Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, tình yêu, sự nghiệp bèn tìm đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu viện trưởng:

– Thưa ngài! Con đã thấy rõ bộ mặt thật của cuộc đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành trì một thứ gì lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong thiền định, học tập, giới luật hay cái gì nghiêm túc tương tự như vậy. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng mình không còn chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ… Thưa ngài! Vậy thì còn có con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không?

– Có chứ! Tu viện trưởng một thoáng lạ lùng nhìn người thanh niên rồi trả lời – nếu con trung thực! Nhưng hãy cho ta biết là con đã học những thứ gì? Sở tri ra sao? Có thể có những khả năng như thế nào? Thảng hoặc, con thường hay tập trung tâm ý nhiều nhất vào chuyện gì?

Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:

– Ôi! Thực sự thì không có thứ gì! Con chưa nghĩ là mình phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đình con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích thì… tuyệt, con thích đánh cờ nhất! Cả đời dường như tâm trí con chỉ tập trung vào đó thôi. Trong vài cuộc tranh giải gồm những kỳ thủ già dặn bốn phương, thỉnh thoảng con cũng giật được phần thưởng ưu hạng.

– Rất tốt! Tu viện trưởng gật đầu – chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ?

– Con đã chọn lựa.

– Thế nào?

– Ngài là Kiếm vương – Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn – lại là Kỳ vương nữa. Ngài đã dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hãnh nhất… Không cần phải nói rằng người ta tín phục ngài như thế nào, ngài Tu viện trưởng ạ!

– Hỡi con, này Ka-jo-ju! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở nơi riêng con thôi.

Nghe gọi đúng tên mình, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nhìn Tu viện trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.

Ka-jo-ju gật:
– Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.

Tu viện trưởng chậm rãi quay qua bảo thị giả:
– Vậy hãy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.

Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhã, khuôn mặt sáng rỡ, tròn trặn đầy phúc hậu.

– Mu-ju con!

– Bạch thầy, con nghe.

– Bao nhiêu năm con theo ta để học Đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất… Tình thầy trò giữa chúng ta thật không có gì đáng phải phàn nàn cả chứ?

– Dạ, quả thế thật.

– Ta còn muốn hỏi rõ hơn nữa. Từ trước đến nay, con không hề mảy may nghi ngờ gì nơi ta đấy chứ?

– Phải nói ngược lại, bạch Thầy – giọng tu sĩ trẻ chợt như viên đá nặng ngàn cân – phải nói là con tín phục Thầy một cách tuyệt đối.

– Rất tốt! Vậy này Mu-ju! Ngay bây giờ ta yêu cầu ở nơi con sự tín phục “kim cương bất hoại” đó.

– Xin vâng.

Tu viện trưởng – chính là vị thiền sư Dai-so-kim – chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo một thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đã phủ lên đấy một lớp bụi đục. Gần nửa thế kỷ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài thò tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đã ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.

Thiền sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cỗi tùng gân guốc.

– Này Mu-ju! Ngài nói chậm rãi – con hãy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con, nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào cõi phúc lạc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mê mải ham thích trò chơi đó, nếu để thua thì chém đầu y chẳng oan tí nào.

Hai người lạnh toát sống lưng nhìn Tu viện trưởng; và trong thoáng giây đó, họ đều hiểu rằng ngài nói thật.

Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm Vương: “Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém!” Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ mình, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Tu sĩ Mu-ju chỉ thoáng một giây sợ hãi như tí gợn trên mặt hồ rồi mất. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.

Giữa thiền đường, lư trầm nghi ngút. Cơn gió lạnh lẽo lùa qua liếp cửa. Thiền sư Dai-so-kim ngồi xuống sau làn khói lung linh mờ ảo, tay nắm chặt đốc kiếm trịnh trọng với phong độ của một bậc tôn sư. Không khí đọng lại, trang nghiêm và tĩnh mịch đến ghê người.

Cả hai người hoàn toàn bị khiếp phục. Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.

Ván cờ không còn là trò chơi nữa. Là cái gì nghiêm trọng nhất trên đời này. Ván cờ chính là cuộc đời. Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ý vào đó không một mảy may dám xao lãng.

Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đã sớm hiểu là mình đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại un đúc được đức trầm tĩnh của thiền môn. Đó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ tráng chàng thanh niên chảy dài xuống ngực. Tu sĩ Mu-ju đã chiếm ưu thế mất rồi. Và như một lão ngựa tự tin, sung sức – chỉ cần sải từng bước đều đặn giữ khoảng cách đầu ngựa.

Chiến thắng chỉ còn là thời gian.
Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này – tình yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận – là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng. Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời mình. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju khôn khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chãi, từng bước vây hãm thành trì, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân bình.

Đột nhiên, thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ thành trì, hy sinh quân mã, tung những đòn chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật bình thường, nhưng tự hy sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vậy thì quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Đến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối, lưỡng lự của đối thủ là y chém đông, chém tây những thế táo bạo – nhưng chỉ là hư chiêu – rồi rút về an toàn, bình chân như vại.

– Đệ tử vây Ngụy, cứu Triệu, hao tổn tâm cơ là chỉ mong cái thế bảo toàn – Ka-jo-ju thở phào nói – Thật ra, nếu đệ tử không thất vọng tình đời thì không đi những thế tuyệt mạng như vậy. Vì từ bi, vì trung hậu và chơn chất mà tiểu sư phụ mất thế thượng phong. Hiện giờ tiểu sư phụ dẫu hơn quân nhưng chuyện thắng bại khó biết phần ai.

Lợi dụng khi quân mã của tu sĩ đang tản mác đó đây, thanh niên kéo đôi pháo giăng về giữ trung quân. Binh lính và ngựa chặn ở ven sông. Một xa chợt đông, chợt tây, chợt tấn, chợt thoái xông xáo giữa chốn thiên binh vạn mã. Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy mình yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền đã bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lão ngựa già của đối phương được hai chốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đã lâu, bây giờ hung hăng nhảy đến thí mạng. Thế là đôi pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi vòng chiến.

Mu-ju đã rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đòn đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đòn tối hậu.

Tu sĩ đã nguy cơ thập tử nhất sinh.

Thanh niên len lén đưa mắt nhìn vị sư. Đấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi! Một chân dung thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hòa và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên bạch ngọc không tỳ vết nhiễm ô; đâu có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát như ta? Ôi! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay! Ta là gì? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha và xã hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy dẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi. Rơm rác còn có ích hơn ta.

Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và lòng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm lòng chàng. Ôi! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hy sinh cho cuộc đời có giá trị.

Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở, chỉ những kỳ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại quân bình rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.

Thanh niên Ka-jo-ju biết mình sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chờ đợi cái thua – nghĩa là chờ đợi cái chết – một cách dịu dàng, trong sáng, bình lặng và thanh khiết như vậy.

Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa thò xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui… Cũng vì lòng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.

Bàn cờ bất động giữa hai người.

Đối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và vì đã nguyện hy sinh nên bỏ tay xuống…

Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu…

Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tròn vo, kinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đã bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:

– Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi! Ây là sự hoàn toàn tập trung tâm ý và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Đạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con đã học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.

Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay lên sờ đầu mình, chàng mỉm cười.
Reply
Chọc Sao Để Đức Chúa Cười

Tôi nhớ có hai thiên thần nói chuyện với nhau, nói rằng: "Đức Chúa Trời không giống người bình thường. Như vậy thì có cách nào chọc cười Đức Chúa Trời không?" Anh chàng kia nói "Không. Chúa Trời khác mình. Chúa Trời không bao giờ biết cười". Anh chàng này nói "Có. Có cách chọc cười Chúa Trời. Đó là mình nói cho ổng biết những cái toan tính của mình". Hiểu không? 


Tại sao không cười? 

Tại vì theo trong Kinh Thánh, Chúa Trời biết trước tất cả, cho nên ổng nghe mình kể cái dự tính của mình ổng sẽ biết cái nào được cái nào không được. Giống như mình là ông nội, mình nghe hai đứa cháu nội bốn tuổi nó bàn âm mưu, kế hoạch, mình không có nín cười được bởi vì cái chuyện nó bốn tuổi nó làm được cái gì. Nó muốn ra khỏi nhà là ba má nó phải chở, nó muốn mua cái gì là ba má, ông nội mua mà hai đứa nó ngồi nó âm mưu, mình nghe mình nín cười không có được. 

Giống như có cái thằng đó lúc mùa Noel nó đứng trước tượng Chúa khấn: "Chúa trên cao năm nay cho con được đôi giày có kèn, có đèn, cho con thiệt là nhiều chocolate, cho con thiệt là nhiều búp bê, gấu bông, cho con thiệt nhiều xe cộ, đồ chơi". Nó hét lớn lên. 

Bà má bả nói: "Nói nhỏ nhỏ, Chúa nghe mà con." 
- " Không, con nói cho bà ngoại nghe!". 

--ooOoo--

Ở bên Thánh địa Mecca ở bên Hồi Giáo, mỗi năm có hàng triệu người về hành hương sẽ gặp nguyên hàng chữ Ả Rập để thế này: "Thượng đế A La chí tôn toàn năng toàn tri, cái gì cũng biết cũng làm được. Cầu nguyện Ngài nhưng nhớ coi chừng móc túi". 

Tức là tin Ngài toàn năng cứ tin, tin Ngài toàn tri thì cứ tin, nhưng mà vẫn làm ơn coi chừng móc túi, vì một năm cả triệu đứa, hỏng đứa này móc đứa kia cũng móc à. Bạn cầu cứ cầu nhưng phải coi chừng cái túi của bạn vì cái khoản móc đó không nằm trong điều khoản của Thánh A La, không nằm trong điều khoản toàn năng đó. Ngài không có take care cái túi nhỏ nhỏ.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=L-fzQIH0PPY&abt=Lu%C3%A2n+H%E1%BB%93i+v%C3%A0+Gi%E1%BA%A3i+Tho%C3%A1t+%281%29
Reply
15 BIRDS and BIRD SONGS for BEGINNERS


Reply
Water For Elephants -  Full Movie. Robert Pattinson and Reese Witherspoon





One of Cruise’s best performances was in Paul Thomas Anderson’s 1999 film Magnolia. In one scene, Cruise’s character has a complete breakdown—but it wasn’t acting. He went completely off-script for the brutal moment where he falls apart beside his dying father. He didn’t love the lines as written, so he channeled his own grief over the passing of his actual father 15 years earlier.

His scene was so moving that it even brought Philip Seymour Hoffman, one of his generation’s greatest actors, to the verge of tears.

Magnolia (1999) - Catharsis Scene (Tom Cruise)


Reply
Cục pin “thần bí“: Lời đồn đáng sợ và cú đầu độc dã tâm
Chủ Nhật, 12:03, 22/04/2018

Người ta trộn phế phẩm cà phê hòa pin Con Ó để sản xuất ra thành phẩm cà phê. Chưa hết, pin được đồn còn dùng để luộc ngô, bánh chưng,... cho nhanh nhừ.
Trong tay những kẻ dã tâm, cục pin như một độc chiêu 'thần bí' giúp chúng đang tâm đầu độc đồng loại.

Cà phê nhuộm pin Con Ó

Cụ thể, chiều tối ngày 15/4, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN-PTNT, UBND huyện Đắk R’lấp và Công an xã Đắk Wer đã bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13, xã Đắk Wer đang pha trộn tạp chất vào cà phê.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho, trong đó có 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin, 2 chậu chứa 35 kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin... dùng để nhuộm đen cà phê.


[Image: ca_phe_pin_mrld.jpg][img=0x0]https://media.vov.vn/uploaded/g13ck4wdcok/2018_04_22/ca_phe_pin_mrld.jpg[/img]
Pin được đập lấy lõi để nhuộm đen cà phê.


Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ mục đích của việc trộn phế phẩm cà phê (vỏ cà phê, hạt cà phê loại thải xay nát) với đá xay, sau đó nhuộm đen bằng hóa chất hòa với bột than từ lõi pin Con Ó để sản xuất ra một loại hỗn hợp nghi là cà phê thành phẩm để tuồn ra thị trường.
Cơ sở chế biến này hoạt động từ nhiều năm nay, tính từ đầu năm đến nay đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê bẩn.

Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu uống phải loại cà phê này, mà còn tác động tiêu cực đến danh tiếng, thương hiệu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên, việc dùng pin cho vào thực phẩm lại không phải là lần đầu tiên nghe thấy ở Việt Nam. Trước đây, dư luận cũng rúng động khi nghe tin dùng pin để luộc bánh chưng, luộc ngô.

Tin đồn bánh chưng luộc cùng pin để nhanh nhừ đã lan truyền rất lâu và rất rộng. Người ta đồn rằng, để tiết kiệm thời gian nấu bánh, người làm bánh đã dùng lõi pin cho vào khiến bánh vừa nhanh chín, vừa có màu đẹp.

Tuy nhiên, đến nay, chưa từng ghi nhận vụ việc cơ quan chức năng bắt quả tang người luộc bánh chưng cho pin vào nồi luộc bánh. Còn về cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định việc cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin.

[Image: luoc_ngo_pin_vepm.jpg][img=0x0]https://media.vov.vn/uploaded/g13ck4wdcok/2018_04_22/luoc_ngo_pin_vepm.jpg[/img]
Tin đồn ngô luộc cùng pin cũng khiến nhiều người lo ngại.

Người ta kháo nhau rằng, để nấu bắp ngô nhanh chín, thơm ngon, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu không khó, những người bán ngô dạo chỉ cần dùng... hóa chất rồi cho một cục pin vào nồi ngô đang sôi thì chỉ cần không đến 2 giờ đồng hồ, nồi ngô 200 bắp sẽ chín. Không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí, những bắp ngô được luộc cùng pin sẽ để được lâu hơn, trông ngon mắt hơn.

Cảnh báo nguy hiểm nếu dùng pin nấu thực phẩm

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất, trong đó còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium,... rất độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.

Chì, Magie, Mangan trong pin sẽ thôi ra khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ, tức thời sau khi ăn ít, người dùng sẽ bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy trường diễn và tiềm ẩn ung thư. Người ta đã khuyến cáo trẻ con không được chơi pin bởi thực tế, có nhiều trẻ cầm pin chảy nước đã bị bong da. Điều đó cho thấy nó là chất độc.

Chuyên gia lấy ví dụ với chì có trong pin, tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hàm lượng chì quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh...  Đặc biệt, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả khi bị nhiễm do có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn. Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm độc chì làm giảm chỉ số thông minh của trẻ. Nhiễm chì làm hệ thần kinh luôn căng thẳng và rối loạn tập trung chú ý ở trẻ em từ 7-11 tuổi.
Tương tự, cadmium, một chất có trong lõi pin cũng rất nguy hiểm, chỉ cần một lượng 30-40g cũng đủ gây chết người.

Còn thủy ngân đi vào não và gây hư hỏng nhiều cấu trúc bao myeline của dây thần kinh. Nó làm giảm khả năng trí tuệ cũng như rối loạn tính tình và thái độ, đồng thời làm suy yếu miễn dịch.

Vì vậy, nếu sử dụng pin nấu thực phẩm là vô cùng nguy hiểm, sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc và mắc các bệnh mạn tính.

PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, với việc trộn pin với bột cà phê, trong quá trình pha cà phê, mangan dioxit sẽ thôi ra nước cà phê. Người uống phải lượng mangan này sẽ có thể bị ngộ độc.

Việc luộc bánh chưng, ngô với pin sẽ khiến các thực phẩm này bị nhiễm chì, từ đó gây suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy cho người sử dụng. Do đó, các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng lõi pin trong chế biến thực phẩm là tuyệt đối không được phép. Đó là một tội ác./.

[img=0x0]https://media.vov.vn/uploaded/g13ck4wdcok/2018_04_22/vovhopbaocafebankkwa_kbhd.jpg[/img]
Vụ dùng pin Con Ó nhuộm cà phê: Chủ cơ sở sản xuất chưa nhận tội
VOV.VN - Chủ cơ sở sản xuất dùng pin thối nhuộm màu cà phê chưa khai nhận, rất quanh co và chỉ khai có một người đến đặt hàng, yêu cầu làm các phần việc.
[img=0x0]https://media.vov.vn/uploaded/g13ck4wdcok/2018_04_22/caphedaidienqvll_pezt.jpg[/img]
Vụ cà phê nhuộm pin: Xử lý hình sự nếu đủ căn cứ
VOV.VN -Thanh tra Bộ Y tế cho biết, sẽ xử lý hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ nhuộm màu cà phê bằng lõi pin.

Theo Hạnh Nguyên/Vietnamnet
Reply
Chưa kịp làm cái gì hết, chuẩn bị xong là đi

Đừng nghĩ con người mình là ngon. 

Chưa kể mình bỏ công ra mình học cho nhiều, tới hồi nó giỏi đủ để làm thầy, nó lăn ra chết ngắt. Trong Đạo mình, mới tu là Sadi, lên Đại Đức, rồi Tân Thọ, Trung Thọ, lên Thượng Tọa . Lên Hòa Thượng, leo lên bàn thờ luôn. Như mình thấy hòa thượng Tâm Châu, hòa thượng Hộ Giác, hòa thượng Khánh Anh, Minh Tâm, hòa thượng Phước Huệ, Mãn Giác.. 

Biết bao nhiêu hòa thượng, cứ lên cao cao, có kiến thức, kinh nghiệm Đạo, kinh nghiệm đời, "bùm" lên bàn thờ. Tức là chưa kịp làm cái gì hết, chuẩn bị xong là đi. Như Ôn Nhất Hạnh, lúc Hòa Thượng muốn làm việc thì Hòa Thượng không có điều kiện, khi mà Hòa Thượng có đủ điều kiện để làm việc thì thôi xong, "hết phim". 

Nghĩ cái đó mà chán . Nản lắm. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=L-fzQIH0PPY&abt=Lu%C3%A2n+H%E1%BB%93i+v%C3%A0+Gi%E1%BA%A3i+Tho%C3%A1t+%281%29
Reply
DẤU QUÊ
Toại Khanh
 
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.
 
Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
 
Về rồi lại đi. Có cái duyên đưa về thì cũng phải có cái duyên nào đó đưa hắn đi. Buồn vui ngày về và vui buồn ngày đi, cũng đều do duyên cả. Mười mấy giờ bay để quay lui với những bến bờ viễn xứ, hắn cơ hồ không thể chợp mắt trong mươi phút cho thật tròn giấc. Trong cái lan man giữa một miền tâm tưởng mơ hồ loang loáng như màn mưa qua cửa kính máy bay, hắn cứ nghĩ hoài một chữ mà với hắn bây giờ bỗng linh thiêng như một viên xá lợi (thứ thiệt).
 
Chữ Phạn Paccaya (pati+i) trong kinh Phật xưa giờ vẫn được người Tàu dịch là duyên. Khái niệm Duyên trong Phật Pháp sâu và rộng kinh khủng lắm. Nói chữ nầy gói hết tám vạn tư pháp môn trong kinh điển tuyệt đối không sai. Bởi khi hiểu Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái gì đó thì rõ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ Duyên.
 
Hắn bỏ quê xa xứ để sống vong thân ở những bến bờ viễn mộng, đó cũng là duyên, điểm bắt đầu của một chuỗi sự kiện nào đó trong đời. Một ngày mưa trở về để không biết cái gì đang chảy trên má, nước mắt bồi hồi của đứa con tha hương hay làn mưa trong một buổi chiều trên phố cũ. Đó cũng là duyên.
 
Đi để theo tiếng gọi muôn trùng của mây nước, cũng là duyên. Về để lắng nghe đất quê vẫn là cõi nhớ trùng trùng, đó cũng là duyên.
 
Quen, thương rồi xa rồi quên mất nhau giữa dòng đời hối hả cũng là duyên.
 
Ngày trùng phùng hai mái đầu đều sương điểm, thương nát lòng mà vẫn phải nhớ hoài hai chữ cự ly. Đó cũng là duyên.
 
Biết đã một xa thì ngày trở lại khó lòng hẹn được, vậy mà cũng phải đắng lòng dứt áo rời đi. Đó cũng là duyên.
 
Mưa phi trường, nắng sân ga cho bao nhiêu là can tràng đòi đoạn…ai dám bảo đó chẳng là những cái duyên cho kẻ đi người ở thêm một lần hiểu được cái gì là sinh ly tử biệt.
 
Từ đó, sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube như một ca từ của cụ Phạm Duy, đều chỉ là duyên, là cái cớ cho một hay nhiều bi kịch nhân gian nào đấy.
 
Rồi sau cùng và trên hết, toàn bộ hành trình tu chứng của một người cầu giải thoát hay kẻ trầm luân xem chừng cũng gói tròn trong một chữ duyên.
 
Giới hạnh là duyên cho thiền định, thiền định là duyên cho trí tuệ nội quán. Trí tuệ này là duyên cho người chứng đắc Niết Bàn.
 
Hiểu được vạn hữu đều do duyên tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến. Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến. Bỏ được hai tà kiến này chính là Chánh Kiến, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.
 
Con đường sinh tử cũng chỉ là hành trình ngoạn mục của chữ duyên khốc liệt đó. Cái duyên trầm luân còn đó thì tha hồ sinh tử. Duyên sinh tử cạn rồi thì người ta chỉ còn một đường là bỏ hết lại mà đi.
 
Bắt chước Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ Lâm Bình Chi hay như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi, đó cũng là duyên. Cái duyên cho những nỗi khổ niềm đau.
 
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.


Bỗng nhớ Ngô Nguyên Nghiễm quá chừng:
 
Khách về như một đứa con hoang
Ấm lạnh theo ân tình của núi
Giũ áo mới hay ngoài gió bụi
Vẫn còn bóng núi ngủ trong tim…
Và trời ạ, đó cũng là duyên !

 
TOẠI KHANH

TrướcSau
 
Reply
Siêu hay không siêu?

Nhiều lần tôi đi dạy, tôi hỏi mấy Phật tử trước mặt: "Ở đây có ai sẵn sàng ra đi ngay bây giờ mà không cần gọi phone về nhà không?". Không ai dám hết...

Chính quý vị biết cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các vị biết cái đó mà . Vậy mà hỏi ở đây có ai có thể ra đi ngay bây giờ mà không cần trở về nhà thu xếp hoặc là không cần gọi phone? Không ai dám gật đầu hết. 

Thấy mình có vấn đề chưa? Cho nên đừng có ham chết rồi được siêu, siêu cái nỗi gì? Ngay nơi đây, tôi đã cho quý vị thấy quý vị có siêu hay không, chính quý vị biết rồi. Không có ai hết. 

Muốn gì muốn, phải chạy về nhà lo trước, lo tắt cái bếp xong mới chết. 

Đừng có tưởng là mình ngon nha. 



https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=5hKyhHElUK8&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%281%29
Reply
Tại triển lãm tranh ảnh, người vợ bị cận thị nói với người chồng:

--Anh ơi! Em chưa thấy bức tranh nào xấu như vậy .

Chồng kéo vợ ra:

--Không phải tranh đâu . Cái gương đó .

ST
Reply
Tuổi già hạt lệ như sương

Tôi biết một chuyện đau lắm . 

Một ông đó ngày xưa ở Sài Gòn, coi như là đệ nhất hào hoa ở Chợ Lớn, Bát Đạt Đầu Khánh ra vào như hoàng tử vào cung . Chàng ngồi một cái là mấy cô xẩm, gái đẹp bu lại. 

Tại sao tôi rành? Bởi người kể tôi nghe là người cháu ruột. 

Đệ nhất hào hoa, đẹp trai nhất tiếng, tiền xài không đếm. Sau năm 85, ổng đi sang Thụy Điển, vợ chết, không có con, vô nhà già. 

Chiều chiều, cái nhà già, ổng ngồi ổng nhìn ra một cái chỗ nào đó, mấy người bạn hỏi: 
- "Ở đây đẹp hơn sao không nhìn mà nhìn ở đây?" 
- "Chỗ này chỗ Parking hy vọng mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm". 

Mà cái chuyện đó làm gì có, quý vị hiểu không? Cái chuyện mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm, cái chuyện đó không có . Thứ hai, nếu có thì nó đã báo trước khi nó qua chứ. Cứ chiều, ổng chín mấy tuổi cứ ngồi ngó, ngó vô cái chỗ xấu quắc . Bạn bè hỏi, nói: "Không, biết đâu tụi nó tới làm cho mình surprise thì sao". 

Cuối cùng ổng chết. Khi ổng chết thì bên đây kéo nguyên sư đoàn qua. Nhờ vậy mới được nghe mấy cái chuyện đó. 


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=5hKyhHElUK8&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%281%29
Reply