LTP Học Phật Pháp
#61
Sad 
Duyên

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201908301148&lan=vn

Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt. Cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Tôi lập lại: Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.



[Image: newtonsballs.jpg]

Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những cái tốt, cái xấu khác. Cho nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai khi hiểu mọi sự là do duyên thì cái lòng của chúng ta mới có khả năng buông bỏ.

Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.

Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là "tiền sanh duyên". Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là "hậu sanh duyên". Như vậy thì có trường hợp A giúp cho B bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao? Nhân có sau tức là sao? Chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn.

(Còn tiếp)
Reply
#62
(tiếp theo và hết - DUYÊN)

Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thí dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. Hippocrates có nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân, chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân, nếu vậy thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là "câu sinh duyên".

Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là "vô hữu duyên". Có nghĩa là giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có A nên B,C,F mới có mặt. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào? Không vất cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào? Không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào? Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.
  1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.

  2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau.

  3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.

  4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: "Con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên." Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. "Sư à, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư." Là tôi hiểu rồi. Hoặc là "Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.

Trích bài giảng ngày 27.05.2019 KTC.6.60 Hatthisariputta
Kalama xin tri ân bạn Phố Nghèo ghi chép



Quote:24 DUYÊN (PACCAYO)
Siêu Lý Cao Học 24 Duyên - Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco



  1. Hetupaccayo
  2. Ārammaṇapaccayo
  3. Adhipatipaccayo
  4. Anantarapaccayo
  5. Samanantarapaccayo
  6. Sahajātapaccayo
  7. Aññamaññapaccayo
  8. Nissayapaccayo
  9. Upanissayapaccayo
  10. Purejātapaccayo
  11. Pacchājātapaccayo
  12. Āsevanapaccayo
  13. Kammapaccayo
  14. Vipākapaccayo
  15. Āhārapaccayo
  16. Indriyapaccayo
  17. Jhānapaccayo
  18. Maggapaccayo
  19. Sampayuttapaccayo
  20. Vippayuttapaccayo
  21. Atthipaccayo
  22. Natthipaccayo
  23. Vigatapaccayo
  24. Avigatapaccayo

  1. Nhân duyên
  2. Cảnh duyên
  3. Trưởng duyên
  4. Vô gián duyên
  5. Đẳng vô gián duyên
  6. Câu sanh duyên
  7. Hỗ tương duyên
  8. Y chỉ duyên
  9. Cận y duyên
  10. Tiền sanh duyên
  11. Hậu sanh duyên
  12. Trùng dụng duyên
  13. Nghiệp duyên
  14. Dị thục quả duyên
  15. Vật thực duyên
  16. Quyền duyên
  17. Thiền na duyên
  18. Đồ đạo duyên
  19. Tương ưng duyên
  20. Bất tương ưng duyên
  21. Hiện hữu duyên
  22. Vô hữu duyên
  23. Ly khứ duyên
  24. Bất ly duyên
(Hết)

Notes:

  1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước: Duyên số 10 (Tiền sanh duyên)

  2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau: Duyên số 11 (Hậu sanh duyên)

  3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt: Duyên số 3 (Câu sanh duyên)

  4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt: Duyên số 22 (Vô hữu duyên) và Duyên số 23 (Ly khứ duyên)
Reply
#63
Dậm Chân Tại Chỗ

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201910030525&lan=vn


Quote:KTC 6. 7. 71. Chứng Nhân
Thành tựu sáu pháp này, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thối đọa", như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào an trú", như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào thắng tiến", như thật rõ biết: "Những pháp này dự phần vào dự phần vào thể nhập", làm việc có chu toàn, làm việc có lợi ích. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể đạt được địa vị chứng nhân, quả chứng này hay quả chứng khác, dầu thuộc loại xứ nào.

thối đọa (hāna)
đứng yên (ṭhiti)
thắng tiến (visesa)
dẫn đến (bhāgiyā)
biết rõ (pajānāti)
thấm nhập (nibbedha)

AN 6. 7. 71. Sakkhibhabbasuttaṃ
‘‘Chahi, bhikkhave, dhammehi samannāgato bhikkhu bhabbo tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇituṃ sati sati āyatane. Katamehi chahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘ime hānabhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ime ṭhitibhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ime visesabhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ime nibbedhabhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṃ pajānāti, sakkaccakārī ca hoti, sappāyakārī ca. Imehi kho, bhikkhave, chahi dhammehi samannāgato bhikkhu bhabbo tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇituṃ sati sati āyatane’’ti. Sattamaṃ.

Bài kinh này nó gồm có 6 phần, ở đây cái vị tỳ kheo không có cách chi, không có tài nào thành tựu các đạo nghiệp nếu mà không có 6 khả năng này. Đầu tiên là khả năng biết rõ những gì ta đang sống cùng, đang hoạt động, và những cái đó nó có đẩy cho ta bị lui sụt hay không.

Phải ghi nhớ:
  1. biết rõ cái gì có thể đi xuống, thụt lùi.

  2. biết rõ cái gì có thể dậm chân tại chỗ.

  3. biết rõ cái gì hay cách nào để giúp mình vươn lên cao hay tiến xa về phía trước.

  4. biết rõ làm cách nào để mọi đạo nghiệp có thể trở thành đạo giải thoát, cái phần thể nhập. Phần này hơi khó.
Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng có một sự khác biệt rất là lớn giữa cái người biết được Phật Pháp và người không biết Phật Pháp. Cái người không biết Phật Pháp một là họ sống ở trong cái bất thiện, còn hai nữa là khi mà họ biết làm thiện thì họ bị chìm sâu ở trong cái thiện, họ không có ngoi ra khỏi cái thiện đó được.

Trong quý vị đây thế nào cũng có người họ thắc mắc "Ủa. Thiện là số một rồi tại sao phải ngoi ra?" 

Dạ thưa, nó như thế này, chúng sanh có 3 hạng:

  1. không biết thiện ác là gì hết, chỉ biết chạy theo cái thích và biết trốn cái ghét thôi.

  2. là biết làm lành lánh dữ nhưng họ lại thỏa mãn, họ lại tâm đắc với cái đạo hạnh của mình, họ lại tâm đắc thỏa mãn với cái quả báu nhân thiên.

  3. là họ chán cái ác đã đành rồi, nhưng mà đối với cái thiện họ cũng biết rằng đây là cái nhân sanh tử. Bởi vì cái thiện nó có 2 loại, một cái thiện chỉ nhắm tới cái quả báu nhân thiên, rồi cái thiện thứ hai là nhắm tới cái quả vị giác ngộ. Thì cái hạng thứ 3 này là họ nhắm tới cái tinh thần đó đó. Họ chỉ làm thiện, lánh ác để nhắm đến một cứu cánh không còn thiện ác nữa. Cái đó nó mới khó!
(còn tiếp)
Reply
#64
(tiếp theo - DẬM CHÂN TẠI CHỖ)

Thì đa phần chúng sanh trong đời này nó chỉ có 2 hạng thôi: Một là chìm sâu trong tội lỗi ác nghiệp, sống thuần túy bản năng như loài súc vật, như loài động vật hạ cấp. Loại thứ hai, khá hơn một chút là biết làm lành, lánh dữ nhưng cũng chỉ quẩn quanh trong các cảnh giới nhân thiên.

Cái ở đây mình đang học là cái điều thứ tư này, biết cái gì "dự phần thể nhập" là vậy đó. Tức là biết làm sao mà dầu mình có tu bố thí, trì giới, có phục vụ, có nghe pháp, có tu chỉ, có tu quán gì đi nữa thì phải biến tất cả đạo nghiệp đó trở thành chất xúc tác để dẫn đến giác ngộ. Chứ còn không, đắc sơ thiền kẹt cứng trong sơ thiền, đắc nhị thiền kẹt cứng trong nhị thiền, có thần thông kẹt cứng trong thần thông, là tiêu!

Đọc kỹ bài Kinh Ví Dụ Lõi Cây của Trung bộ. Trong đó Ngài dạy có những người đi tìm lõi cây nhưng mà gặp bông hoa, cành lá đẹp quá quên mất cái mục đích đi tìm lõi cây. Cũng vậy, có những người đến với đạo giải thoát, buổi đầu cũng có tâm lý, cũng có lý tưởng ngon lành nhưng về lâu về dài được chút danh, được chút lợi, quên sạch lý tưởng ban đầu. Hoặc có người cũng theo đuổi lý tưởng giải thoát nhưng mà có được chút đỉnh kiến thức Phật Pháp, có một miếng thiền định, một miếng thần thông, một chút giới hạnh, rồi cho đó là tất cả, còn ngoài ra là rác, quên mất lý tưởng giải thoát ban đầu, nhớ nha.

Cho nên ở đây vị tỳ kheo phải biết rõ trong đời sống của mình khi mình tu giới, tu định, tu tuệ thì phải biết rõ cái nào là cái con đường dẫn đến thụt lùi, thối đọa, cái nào mà có sự can thiệp của cái tà tư duy, cái nào mà có sự can thiệp của 5 triền cái, cái nào mà có sự can thiệp của 10 kiết sử, nói chung là phiền não cho nó dễ nhớ. Đó! Thì cái đạo nghiệp nào mà còn dính líu, còn dây dưa, còn mắc míu với phiền não thì cái đạo nghiệp đó sớm muộn cũng chỉ quẩn quanh trong cái chuyện thụt lùi mà thôi, nhớ cái đó.

Thứ hai là vị đó phải biết rõ cái nào, ở trong đây chữ dịch nghe rất là sang nhưng tối nghĩa "pháp này dự phần an trú". Ở đây, hāna-bhāgiyā có nghĩa là mình biết cái kiểu sống nào, kiểu hành động nào mà nó khiến cho mình bị thụt lùi, tức là thối đọa. Biết kiểu sống nào, biết kiểu hành động nào mà nó khiến cho mình dậm chân tại chỗ. Chữ thiti ở đây có nghĩa là đứng yên, dậm chân tại chỗ.

(Còn tiếp)
Reply
#65
(tiếp theo và hết - DẬM CHÂN TẠI CHỖ)

Cái thứ ba là biết rõ cái nào, cách nào mà nó giúp mình tiến xa, vượt xa. Mà muốn tiến xa, vượt xa thì phải làm sao? Phải quay trở lại: Biết rõ cái gì, cách nào mà làm cho mình bị thụt lùi. Có nghĩa là với sự can thiệp của phiền não, cái nào có sự can thiệp của thích, của ghét, của cái sự đầu tư sanh tử, của ý tưởng thích ghét, thì cái đó chỉ khiến cho mình bị thụt lùi. Đúng. Nhưng mà cái thứ hai đó là khi có lòng tâm đắc, đắm đuối, đê mê, vùi đầu, gục mặt ở trong cái quả chứng mình có, trong cái thành tựu đạo nghiệp mình có, thì như vậy vô tình là mình bị lọt vô cái thứ hai. Tức là dậm chân tại chỗ không đi xa được. Trường hợp này bị nhiều lắm. Trong mấy người tu bị cái này nặng lắm. Cái loại một thì quá tệ mình không có nói, nghĩa là cả đời chỉ biết cắm đầu ở trong cái bất thiện. Nhưng mà cái loại hai là tâm đắc, thỏa mãn, vừa ý với cái mình đang có thì lại đứng yên, không có đi xa được.

Như vậy phải cần tới cái thứ ba, là biết rõ cách nào để có thể vượt lên trên cao, tiến xa về phía trước. Nghĩa là sao? Là biết chán cái thấp, biết chê cái cũ, biết hướng tới cái cao, biết nghĩ tới cái xa. Khi mình không chán được cái cũ, không thấy được cái gì là thấp, thì mình cả đời cứ đứng yên. Nhưng mà khi mình biết ngoài cái cũ, cái xưa giờ nó còn có cái hơn nữa, và khi biết có cái hơn nữa thì mình mới đi xa được. Khi biết có cái hơn nữa thì mình mới chán cái thấp để mà vươn lên cái cao. Còn nếu như không có được cái khả năng nhận thức đó, cứ dìm mình, gục mặt ở trong cái quả chứng hiện tại, thì dầu bất cứ cái thiện pháp, công đức, đạo nghiệp nào đi nữa mà chỉ biết đó là tất cả, cho đó là cao nhất, thì thua.

Trích bài giảng KTC.6.70 Thần Thông
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép



(Hết)
Reply
#66
Học Pháp Vô Thượng

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201908020628&lan=vn

Giới phải làm nền cho định. Và định, là cái khả năng tập trung tư tưởng, làm nền cho tuệ. Tuệ là cái trí tuệ nhận thức được rằng: Thân tâm này, thiện ác buồn vui này, do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất đi. Ngày nào ta còn thích ở trong bốn cái đó thì ngày đó ta còn tiếp tục gây tạo các điều kiện tái sinh. Ta phải chán sợ nó, thấy rằng cái khổ đáng sợ mà cái sướng cũng đáng sợ. Vì sao?


Vì muốn được sướng không phải dễ, phải làm bao nhiêu chuyện mới được sướng. Mà có nó rồi đam mê trong đó cũng là quay về với cái khổ nữa. Người có trí, có phước mới quan tâm đến điểm này, còn không đa phần thì tới đâu hay tới đó. Bởi vì đời sống bây giờ có nhiều chuyện mình phải lo quá. Thế là mình phải lo. Đời sống này có nhiều cái để hưởng quá. Thôi vậy bây giờ mình tập trung mình hưởng, còn cái chuyện mà tu tâp để mai mốt tính. Hỏi mai mốt là chừng nào? Thì khi già. Già đi chùa, ăn chay tháng mấy ngày, nghe pháp, tụng kinh, có pháp danh, có chuỗi lăn lăn, lăn lăn, vậy phải tu không? Mặc áo lam, tay lần chuỗi lăn lăn. Nếu mà muốn cho nó rốt ráo, quất cho trọc lóc là khỏe rồi. Vậy là tu? Tu vậy là tu đó? Tu là cứ hồi trẻ đi chơi cho nó mát trời đất, tới khi về già đi kiếm cái kiểng chùa nào đó, vô cạo cho nó mát rồi mặc áo lam, chuỗi lần lần, miệng đọc chú, còn đầu nghĩ gì thì có trời biết thôi. Tay lần chuỗi, miệng đọc chú, mắt láo liên, đầu nghĩ lăng xăng, lăng xăng, lăng xăng ... Vậy là tu? Tu là vậy đó?

Trong khi đó tam học nó không phải vậy.

Tôi đã nói rồi. Nội riêng cái giới không nó đã rối rồi. Có ba cách giữ giới:

  1. Giữ giới là nghĩ tới mình, vì sợ tội, vì mình muốn cầu phúc, muốn trốn khổ tìm vui mà phải giữ giới. Đó là giữ giới cho mình.


  2. Giữ giới vì người. Có nghĩa là vì mình không muốn làm cho ai khổ hết. Tại vì năm giới đều có tác dụng đầu tiên là đối với tha nhân. Khi mình không muốn làm khổ ai hết thì mình không vi phạm năm giới.


  3. Giữ giới chỉ đơn giản bởi vì mình không còn cái điều kiện tâm lý để mình phạm nữa. Cái thứ ba dùng chữ giữ là gượng, vì lúc này không còn phải giữ gì nữa. Vì mình không đủ điều kiện tâm lý, mình không đủ cái sân, cái tham, cái si, cái tà kiến để mà làm cái chuyện đó. Không đủ hoặc là không còn nữa.
Riêng cái giới nó đã đuối như vậy.

Định cũng vậy. Tu thiền định để cầu quả tái sanh ngon lành chưa khá. Tu mà để lấy đó làm nền tảng để phát triển trí tuệ giải thoát, cái đó mới đáng kể.

Đối với tam học mà hiểu như vậy đó thì được gọi là học pháp vô thượng. Chớ còn cái kiểu hành thiền mong đắc thần thông; mong được nhập định cho thoải mái; lâu lâu xếp bằng quất năm ngày cho nó sướng; chết rồi về Phạm thiên này nọ; còn trong lúc chờ chết thì có thần thông dời non lấp biển; đi mây về gió cho nó sướng, v.v ... Hành thiền kiểu đó thì không kể là vô thượng. Vô thượng ở đây có nghĩa là lấy cái thiền định làm cái nền để mà quán chiếu và sống trong trí tuệ chánh niệm.

Trích bài giảng ngày 26/06/2019 KTC.6.121Tham
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép toàn vẹn bài giảng.


Người Học Trò Hiểu Thầy | | Ly Dục
[Image: blnk.gif]
English
Reply
#67
Bát Phong Suy Bất Động

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201911041933&lan=vn

Phải nhớ rằng chết không phải là kết thúc mà chết nó còn là sự bắt đầu. Bắt đầu cái gì? Bắt đầu một hành trình mới. Vấn đề của ta là làm hai việc: một là làm sao đừng tái sanh nữa, hai là còn nếu phải đi tiếp đoạn đường còn lại, thì ta đã có đủ hành trang chưa? Có passport, có visa và có ngoại tệ trong túi chưa? Cái đó là chuyện quan trọng. Sân ga nào rồi cũng là cái chỗ mà chúng ta lìa bỏ, không có sân ga nào là chỗ ở hết, có đúng không? Phi trường và sân ga là chỗ ghé. Kiếp người, dầu mái ấm gia đình nào cũng chỉ là sân ga, là phi trường, là bến phà hết. Ghé đó rồi đi. Cho nên phải chuẩn bị tâm lý cho một ngày chúng ta buông hết mọi thứ. Nhớ cái đó.


Cho nên chuyện đầu tiên là tôi treo hai cái móc, hai cái món mà tôi cứ nhìn hoài. Thứ nhất làm sao mình thay đổi cái nhìn về cái chết. Thứ hai, cái này nó nhẹ hơn, làm sao dửng dưng trước thị phi. Cái thứ hai tôi tin rằng ít nhiều tôi đã thành công. Tánh tôi đa nghi, tôi là cháu đời thứ 18 của Tào Tháo, bao nhiêu cái nụ cười, bao nhiêu lời ngon ngọt luôn luôn tôi đón nhận nó bằng một dấu hỏi: Mình có đáng hay không? Người ta có thiệt hay không? Họ khen mình xong rồi mình được cái gì? Khen mình xong họ về họ trùm mền họ ngủ, còn mình ôm cái khen đó mình thức hoài. Nó quá ngu đi. Mà suy nghĩ kỹ, có đúng là ngu không? Thứ nhất, họ có khen thật lòng không? Thứ hai, mình được gì từ lời khen đó? Thứ ba, họ khen xong về họ quên mất, mình có nên ôm cái cục đó hay không?


Cái chê cũng y chang như vậy. Họ chê xong về họ cũng quên mất, còn mình ôm cục chê đó mình hận suốt đêm, lên máu. Cái thứ hai nữa, họ chê đúng hay không? Nếu họ chê đúng, đó là bài học, mà nếu họ chê sai thì coi như là gió thổi qua tai. Cứ nhớ vậy. Trong truyện Tàu có kể một câu chuyện rất là sâu.


Nhà thơ Tô Đông Pha là một trong bát đại thi hào của nhà Tống, ổng chơi rất thân với hòa thượng Phật Ấn, thân lắm. Ổng giỏi giáo lý lắm, mà cả hai người trao đổi Phật học, trao đổi thơ ca, văn học, chính trị, văn chương, xã hội, tư tưởng triết học mỗi ngày, thân lắm. Thân vì vừa là thầy trò vừa là bè bạn. Bữa đó, ổng nổi hứng làm sao đó, ổng lấy cây quạt ổng viết mấy chữ, ổng viết chữ đẹp lắm: "Bát phong suy bất động", nghĩa là tám ngọn gió đời không làm xao động lòng ta. Viết xong ổng kêu đứa đày tớ đem qua chùa đưa cho hòa thượng Phật Ấn khoe chữ đẹp, mà cũng khoe bây giờ ổng là Phật tử thứ thiệt rồi. Bát phong suy bất động (suy là thổi). Thì ông hòa thượng ổng dòm cây quạt ổng cười khẩy, ổng ghi lại mấy chữ: Bát phong suy bất động, nhưng tiếng đánh rắm đủ làm Ngài bị động. Đánh rắm là "fart". Tô Đông Pha nổi điên lên, tức tốc cho người chèo thuyền từ bên nhà qua bên chùa hỏi vậy chứ tại sao mà ghi cái câu bỉ bạc, mà phun vô mặt người ta như vậy. Mà nhất là ghi như vậy lỡ đầy tớ nó mở ra coi mặt mũi của tôi để đâu. Ổng tính qua ổng cự, mặt mày ổng hầm hầm. Ổng vừa qua thì thấy hòa thượng đang đứng chờ trên bến. Ngài nói: “Tôi nói đúng mà, bát phong suy bất động mà chỉ có hai chữ “đánh rắm” nó thổi ông từ bên kia qua bên đây”. Chuyện nó sâu như vậy.

Cho nên trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta nói Phật Pháp bằng trời đi nữa nhưng mà nhớ: Thánh nhân thấy rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình thấy. Còn phàm phu thì sao? Nó thấy không rõ cái điều nó tin nên nó tin lờ mờ cái điều nó thấy. Cho nên miệng nó nói vô ngã, vô thường mà đứa nào đụng vô túi tiền nó đánh chết luôn. Đồng tiền nó liền khúc ruột. Miệng nói vô ngã, vô thường mà nó làm phước theo kiểu vắt chày ra nước, nó kẹo banh xác.

(Còn tiếp)
Reply
#68
(tiếp theo - BÁT PHONG SUY BẤT ĐỘNG)

Sẵn đây tôi nói luôn, bà con ủng hộ thiền viện là ủng hộ chỗ tu thiền cho hết thảy đại chúng. Và sau khi tu học xong, khi bà con đi về làm ơn cho em xin lại chìa khóa thiền thất để em cho đứa khác nó vào nó ở. Và một điều nữa, tất cả các thiền thất đều cất giống nhau y chang. Có một điều là Lê Văn Tèo cho tiền thì phía trước cốc để là Lê Văn Tèo để đặc biệt là cho gia đình họ tới thấy ông cố, ông nội nó có từng cúng dường ở đây. Điều quan trọng nhất là các thất đều cất giống nhau, để chi? Cốc của Lê Văn Tèo giống y như Nguyễn Văn Tý để lần sau Tèo qua mà cốc của Tèo bận thì Tèo qua cốc của Tý ở, lòng không bị sốc vì mọi thứ tắt đèn có thể mò thấy y chang nhau. Vô đó là tắt đèn nhà ngói như nhà lá vì nó giống nhau y chang. Cho nên nếu có cái ông Tèo nào nói bây giờ tôi phải ở cái cốc có tên tôi. Được. Chịu khó bịt mắt lại, dắt nó lại, đưa nó chìa khóa. Nó mở xong, rồi giờ mò đi. Nó mò thấy y chang. Nó mò xong sáng nó dậy nó mới biết nó ở cốc gắn tên thằng Tý.


Cho nên cái ngã chấp thủ là sao? Cái này nó sâu dữ lắm, ngã chấp thủ nó có nhiều hạng:

Hạng thấp, người không biết Phật Pháp chấp cái tôi trong những thứ tầm thường, bậy bạ nhất. Cơn đau này là của tôi, tôi đang bị đau, tôi đang được mát mẻ, tôi đang được sung sướng, tôi đang ăn ngon, tôi may mắn, tôi xui rủi, tôi bất hạnh, v v ... là cấp thấp.
Còn hạng cao hơn: Tôi là người tu hành, tôi là người biết Phật Pháp, tôi là người hiểu lý vô ngã. Các vị hiểu không? Lẽ ra lý vô ngã là phải xóa cái “tôi” đi, mà đằng này: Tôi là người hiểu lý vô ngã, tôi là người hiểu lý duyên khởi. Lẽ ra mình học giáo lý duyên khởi để mình thấy rằng là mình chỉ là một cái "process." "There is nobody here. We are nothing but relationship." Chúng ta không là cái gì hết mà chúng ta chỉ là mối quan hệ, nhớ nha. Mà đằng này vì mình không có học giáo lý cho nên mình cứ tưởng mình là thứ gì đó ghê gớm. Rồi đứa nào nó đụng tới mình là nó đụng tới cái rún cuả vũ trụ. Nhưng thật ra chúng ta chẳng là cái gì hết. Tôi nói rồi. Nó quên thở trong vòng 15 phút, đem liệng xuống cống. Chúng ta không có nói tiếng nào hết. Đúng không? Mà lúc nó còn sống, nó nhổ bãi nước bọt trước mặt mình là mình nổi điên lên ba ngày ba đêm. Nó gặp mình mà nó quên chào mình là mình nổi điên lên. Nó gặp mình mà nó háy nguýt, lườm liếc là mình nổi điên lên. Nhưng mà khi mình chết rồi nó liệng mình xuống cống, mình không có nói gì hết. Đúng không? Đấy! Hiểu được cái đó thì mới buông được.

Thì từ cái 6 ái nó mới nẩy ra tứ thủ. Tứ thủ gồm có 4:

  1. Dục thủ là chấp chặt vào sự hưởng thụ.
  2. Kiến thủ là sự chấp chặt trong quan điểm nhận thức. Chấp chặt gồm có hai: Tin cuồng vào điều chưa rõ và bác bỏ điều mình chưa thông.
  3. Giới cấm thủ là chấp chặt vào quan điểm hành trì, có nghĩa là vì không hiểu 4 đế cho nên cứ chọn những pháp môn tu hành không nhắm tới sự buông bỏ.
  4. Ngã chấp thủ tức là vì không hiểu được cái cấu tạo, cái structure của thân tâm này nó ra làm sao cho nên lén lút, âm thầm và lặng lẽ tin rằng có một cái tôi nó đang núp lùm ở trong đây.
(Còn tiếp)
Reply
#69
(tiếp theo và hết - BÁT PHONG SUY BẤT ĐỘNG)

Nhưng mà thật ra tất cả chỉ là đồ ráp thôi, nó chỉ là đồ ráp. Cái tâm của mình, cái mind của mình lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Còn cái thân của mình thì sao? Nó biến động liên tục. Cái mà tôi gọi là "chemical reaction" diễn ra liên tục và liên tục suốt từng phút từng giây và nó đẩy mình càng lúc càng đến gần cái chết hơn mà mình không ngờ. Hiểu thì ai cũng hiểu, nhưng mà vừa tan buổi học bước ra xe là bắt đầu mình quay lại cái tôi của mình, vì sao? Vì mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.

Rồi. Giảng xong cái này cho bà con về ngủ. Từ tứ thủ nó sanh ra hai hữu. Hai hữu là cái gì? Là nghiệp hữu và sanh hữu. Nghiệp hữu ở đây là các nghiệp thiện ác, còn sanh hữu là các tâm đầu thai. Như vậy các vị thấy nó quay trở lại phải không? Có không? Có thấy không?

Tức là do Vô minh nó tạo ra các nghiệp thiện ác, rồi từ nghiệp thiện ác nó tạo ra tâm đầu thai. Rồi do tâm đầu thai mới có 6 căn, từ 6 căn mới có 6 xúc, 6 thọ, 6 ái. Rồi 6 ái mới lòi ra 4 thủ, rồi ra 2 hữu, mà 2 hữu nó gồm có nghiệp hữu và sanh hữu. Xong chưa? Bây giờ mình mới thấy luân hồi là gì? 
Luân hồi là lòng vòng:

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra.


Cái lòng vòng là vậy đó.

Trích bài giảng Duyên Khởi
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


Quote:KTC 8. 1. 6. Tùy Chuyển Thế Giới
Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám? Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ. Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.



AN 8. 1. 6. Dutiyalokadhammasuttaṃ
Aṭṭhime, bhikkhave, lokadhammā lokaṃ anuparivattanti, loko ca aṭṭha lokadhamme anuparivattati. Katame aṭṭha? Lābho ca, alābho ca, yaso ca, ayaso ca, nindā ca, pasaṃsā ca, sukhañca, dukkhañca. Ime kho, bhikkhave, aṭṭha lokadhammā lokaṃ anuparivattanti, loko ca ime aṭṭha lokadhamme anuparivattati.

[Image: batphong-quat.jpg]Tám ngọn gió đời:
lợi (thắng), suy (bại), hủy (nhục), dự (vinh),
xưng (khen), cơ (dèm), khổ (buồn), lạc (vui).

Người Phát Hiện | | Trạch Pháp Giác Chi

(Hết)
Reply
#70
Diệt trừ thân kiến
TT Pháp Chất

http://www.phapluan.net/dieuphap/THIEN_Dhammapala/TTPhapChat_DietTruThanKien.html

(Note: Đọc thêm về Thân Kiến của Sư Toại Khanh thread, trang 60, post #900)

Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

Thời pháp hôm nay chúng tôi thuyết giảng về cách đoạn trừ thân kiến, là một đề tài chính và một phiền não chính mà chúng ta muốn thành thánh thì phải biết để đoạn trừ, cái khó nhất ở trên con đường tu tập từ phàm tới thánh, cái ải đầu tiên là ải khó nhất, là vì mình đã diệt trừ được thân kiến rồi thì qúi vị chứng đắc Tu Đà Hườn từ đó về sau tu rất dễ, bởi con đường tiến nhất định là qúi vị sẽ tiến đến được. Nhưng giai đoạn đầu tiên để diệt trừ thân kiến rất khó, từ phàm đến thánh ải đó là ải đầu tiên rất là khó khăn, một khi đã chiến thắng nó rồi thì trước sau gì những phiền não kia cuối cùng cũng bị tận diệt, bởi đầu não của tất cả các bất thiện pháp nằm ở nơi thân kiến. Như chúng tôi nói hôm qua đó là phần hộ pháp thì chưa đúng, phải gọi là hộ tà, hộ trì cho tất cả tà kiến, hộ trì cho tất cả những si mê, cũng giống như thần hộ tà của người ở bên ngoài mà hôm qua chúng tôi có ví dụ. Bây giờ chúng tôi sẽ giảng bằng cách trước nhất là dẫn chứng Phật ngôn sau đó dựa trên chú giải và giải tiếp thêm một số kinh nghiệm.


Hữu thân

Nhân duyên ở Savathi "này các tỳ kheo ta giảng cho các ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt và con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt hãy lắng nghe. 

Và này các tỳ kheo thế nào là hữu thân ?
Phải trả lời rằng; chính là năm thủ uẩn, 

Thế nào là năm ?
Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. 
Này các tỳ kheo đây gọi là hữu thân. 

Và này các tỳ kheo thế nào là hữu thân tập khởi ? 
Chính là khát ái đưa đến tái sanh câu hữu với hỉ tham tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái, 
này các tỳ kheo đó là hữu thân tập khởi. 

Và này các tỳ kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt ?
Chính là sự ly tham, đoạn diệt không còn dư tàn khát ái ấy, chính là sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước, 
này các tỳ kheo đây gọi là hữu thân đoạn diệt. 

Và này các tỳ kheo thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt ? 
Chính là Thánh Đạo Tám Ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, 
này các tỳ kheo đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt."

Đức Phật dựa trên cách giảng tứ đế, đây là khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế, đây là đạo đế và Đức Phật thuyết giảng thêm một số mệnh đề Phật Pháp cụ thể là mệnh đề về hữu thân, Đức Phật triển khai theo phương diện của Tứ Đế, trước hết Đức Phật nói về khổ đế thì chúng ta biết rồi thì đây nói về hữu thân, cái khổ tập khởi thì đây là hữu thân tập khởi, hữu thân chính là cái khổ. Rồi khổ đoạn diệt là hữu thân đoạn diệt và con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt tức là con đường đưa đến khổ diệt.

Ở đây chữ hữu thân là gì, chúng ta phải tìm hiểu trước, bởi vì đây là Hoà Thượng dịch theo từ tiếng Pali, "sakkāya" dịch là "có thân" nhưng đúng ra chữ "sa" HT dịch là "có" tức là thân. Nhưng đúng ra chữ "sa" nghĩa chính của nó là "của mình, của ta," tức là "thân của ta," có thể dịch chữ này theo chữ Hán là "tự thân" tức là "thân của mình," nhưng Hoà Thượng dịch là "hữu thân" thì chúng ta cũng tôn trọng ý dịch của HT cũng được, nhưng theo chú giải dịch là "thân của mình" thì chữ "sa" này nó là "sa" (văn) chứ không phải "sa" này là có, qúi vị cũng nên lưu ý chỗ đó. Bây giờ chúng ta dịch hữu thân hay tự thân gì cũng được để chúng ta hiểu thêm cái nghĩa phụ của nó và nghĩa chính là thân. Thì cái thân của chúng ta đây chính là năm uẩn này, năm uẩn này do sự chấp thủ nên mới hình thành, nên Đức Phật gọi là năm thủ uẩn, thì như vậy tập khởi do cái ái, chừng nào đoạn diệt được cái ái thì sẽ đoạn diệt được hữu thân.

Sau khi Đức Phật nói về hữu thân một đoạn kinh khác Đức Phật nói về thân kiến, ở đây chúng ta nói về hữu thân tức là thân chúng ta.

[Image: Sen.jpg]

Thân kiến là gì?

Cũng nhân duyên ở Savathi tức là thành Xá Vệ:

"Này các tỳ kheo ta sẽ dạy cho các ông con đường đưa đến thân kiến tập khởi và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt."

Ở đây Đức Phật nói hai chặng quan trọng trong lý Tứ Đế.

"Và này các Tỳ Kheo thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi tức là thân kiến tập khởi." Tập khởi tức là chứa nhóm để sanh ra còn không chúng ta hiểu sanh khởi hay là sanh lên cũng được, tập khởi tức là sanh lên

Ở đây này các tỳ kheo kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc thánh, không thuần thục trong pháp các bậc thánh, không tu tập pháp các bậc thánh, không thấy rõ các bậc chân nhân, không thuần thục pháp của các bậc chân nhân, không tu tập pháp của các bậc chân nhân, quán sắc như là tự ngã hay tự ngã như là có sắc, thấy sắc trong tự ngã, hay là tự ngã trong sắc. Quán thọ, quán tưởng, byquán các hành, quán thức như là tự ngã hay là tự ngã có thức, hay thức trong tự ngã hay tự ngã trong thức."

Quy' vị hãy nhẫn nại nghe lời Đức Phật thuyết giảng.

(còn tiếp)
Reply
#71
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)

“Và này các tỳ kheo đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi,

Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là sự quán sát đưa đến khổ tập khởi, (chữ quán sát tức là nhận thức.) 

Và này các tỳ kheo thế nào là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt ?
Ở đây này các tỳ kheo vị đa văn thánh đệ tử thấy rõ các bậc thánh, thuần thục pháp các bậc thánh, tu tập pháp các bậc thánh, thấy rõ các bậc chân nhân, thuần thục pháp các bậc chân nhân, tu tập pháp các bậc chân nhân, không quán sắc như là tự ngã , hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc, không quán thọ, không quán tưởng, không quán các hành, không quán thức như là tự ngã, hay không quán thức như là tự ngã có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức.

Và này các tỳ kheo đây là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt, 

con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt có nghĩa là sự quán sát đưa đến sự khổ đoạn diệt.”

Ở đây chúng tôi cũng nói thêm một điểm rất quan trọng, chúng ta thường thường sống theo pháp đời, học theo văn chương ở đời quen rồi, nói qua một lần thôi không ai lập đi lập lại, nhưng trong kinh Đức Phật thuyết giảng lập đi lập lại, giả sử như thuyết giảng một đề tài về sắc mà nói thêm về thọ tưởng hành thức v.v… là đủ rồi, thì cái đó để cho người ta hiểu biết thì nói vậy được nhưng để thực hành thì giai đoạn đầu thuyết giảng cho sắc là hành giả nào thích hợp với quán tưởng về sắc, giai đoạn thứ hai về thọ thì hành giả nào thích hợp thì quán tưởng về thọ, giai đoạn thứ ba về tưởng, về hành, về thức, cũng giống như thế, và nếu chúng ta nghe càng nhiều chừng nào thì trí chúng ta quán tưởng càng nhiều chừng đó, và cũng có thể nói chúng ta có thể quán tưởng cả năm uẩn thuần thục, khi người ta nói đến uẩn nào chúng ta nắm được thì chúng ta sẽ đắc chứng đạo quả. Đây là cách thứ nhất nói về lý do để cho người ta thuộc mà tu tập dễ. Còn nói thêm lý do về pháp học thì chỉ là phụ thuộc, giống như lập đi lập lại chúng ta dễ thuộc, chẳng hạn như học thuộc câu về quán sắc thì quán thọ, quán tưởng, quán hành, thức, thì chúng ta chỉ đổi sơ sơ tiếng Việt hoặc đổi sơ về tiếng Pali và kết cấu của văn phạm, thì chúng ta cũng có thể học được. Nghĩa là nghe một bài chúng ta thuộc cả năm bài đó là cách theo truyền thống của chúng ta, đó là nguyên văn chánh tạng.


Ở đây chúng ta nghe danh từ “kẻ vô văn phàm phu” vô văn tức là không nghe, tức là “phàm phu không nghe.” Mà không nghe gì? không nghe được các bậc thánh, tức là không thấy rõ các bậc thánh, tức là không biết được Đức Phật như thế nào hay các bậc thánh như thế nào, thì do đó không thuần thục trong pháp của bậc thánh tức là sự tu tập về cái giới về định về tuệ chẳng hạn, cho nên không tu tập pháp của bậc thánh tức là tu tập cho thuần thục, tu tập cho cái khởi đầu v.v..

Chữ “Ariya” nghĩa là bậc chân nhân, là bậc thánh.

Chữ “Sappurisà” là phàm, có thể nói cách khác là hạng phàm tăng, tức là hạng chưa đắc bậc thánh nhưng sống trong thiện pháp và giảng dạy về thiện pháp hay giảng dạy Phật pháp cho tất cả nghe.

Kẻ phàm phu vô văn không được nghe thì đương nhiên họ sẽ thấy sắc thọ tưởng hành thức là ta. 

Còn chúng ta học về pháp Đức Phật rồi thì chúng ta biết sắc thọ tưởng hành thức không phải là của ta .

Học rồi và có thực hành tu tập theo lời Đức Phật dạy thì chúng ta được gọi là vị đa văn thánh đệ tử, thì chúng ta được gọi là đệ tử của bậc thánh. 

Còn vị đa văn nghĩa là được nghe nhiều học rộng về Phật Pháp, nghe nhiều học rộng tức là vừa nghe nhiều và vừa tu nhiều chúng ta mới thấy rõ các pháp của bậc thánh thì chúng ta mới thuần thục trong pháp của bậc thánh, hay chúng ta tu tập được các pháp của bậc thánh. 

Chính vì kẻ vô văn phàm phu không biết được nên thân kiến tập khởi sanh lên, còn đối với bậc có tu tập thì nhờ tu tập đúng, Đức Phật mới kết luận là sự quán sát đưa đến khổ tập khởi hay thân kiến tập khởi, thì cũng vậy quán sát đúng thì thân kiến không tập khởi.

(còn tiếp)
Reply
#72
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)

Phần thứ hai về thân kiến Đức Phật thuyết trong phần tu tập về "nhập tức xuất tức niệm" tới phần quán tưởng về thân kiến hay đoạn trừ thân kiến thì giải theo về phần chú giải tức là nhận lầm ngũ uẩn có hai cách chia làm năm phần.

Nhận lầm sắc uẩn là ta, thì nếu ta nhận sắc uẩn là ta thì thế gian người ta nói: nói lúc này tôi mập, tôi ốm, lên ký, xuống ký. Đây là phần này nói về phần chú giải thì ví như ngọn lửa bền sáng, Đức Phật cho thí dụ ngọn lửa bền sáng cho chúng ta thấy ngọn lửa khác và ánh sáng khác, nhưng người ta thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. "Nhận thấy ta có sắc uẩn như nhận thấy tôi đây có xương, có gân, có thịt, da, lớn, nhỏ, thô, mịn v.v..." ví như cây có hình bóng" nhận thấy sắc uẩn trong ta như là tôi làm chủ thân này được trọn quyền sai khiến sự hành động theo ý muốn như đi, đứng, nằm, ngồi, muốn uống v.v... Ví như mùi hương trong bông hoa, nhận thấy ta có trong sắc uẩn như nhận thấy rằng tôi nương thân này sống đời làm việc v.v... ví như hòn ngọc trong hộp, phần trí là do Đức Phật thuyết, nhận sắc uẩn là ta do Đức Phật thuyết. Còn phần chú giải, ở đây là Ngài Tịnh Sự dựa trên phần chú giải mà Ngài học được thì Ngài dịch ra cho chúng ta học.

Thì nếu nói như vậy qúi vị cũng vẫn chưa biết thân kiến là gì, qúi vị chỉ biết thân kiến cái ta thôi, ở đây là chúng tôi nói một cách dễ hiểu cho biết. Chẳng hạn như chụp hình, khi chụp hình rồi thì chúng ta thấy tấm hình, nếu giả sử như tấm hình đó đẹp thì chúng ta sanh tham, còn nếu thấy hình xấu thì chúng ta sanh sân, và nếu ai lỡ chơi rắn mắt lấy mực xanh mực đỏ mực đen quẹt trên mặt chúng ta trên hình đó thì cái tam bành lục tặc chúng ta nó sanh liền. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta nói đây là ta, chừng nào mà đụng đến cái ta bất cứ giá nào thì ta cũng phải đấu với họ. Chúng ta thấy rõ cái thân kiến mới là chấp bên ngoài thôi chứ chưa phải chấp trong thân năm uẩn này. Thì chúng ta thấy đây cái thân kiến này rõ ràng nhất đó là chúng ta chấp cái bên ngoài nó là ta, chính nó là ta thì chúng ta mới có cái ái vào trong cái ta đó, và chúng ta có cái chấp vào trong cái ta đó, tại cái kiến ta thấy là ta, như trong kinh Đức Phật nói quán sắc như là tự ngã. Ở đây chúng ta chỉ nói về sắc thôi, sắc dễ nhìn thấy nhất dễ rõ nhất, thì như vậy chúng ta thấy tại sao trong sắc này chúng ta lại chấp là ta, đó là tại vì không học về Phật Pháp, bởi không học Phật Pháp thì chúng ta chỉ mới thấy bên ngoài rồi chấp vào ta, thì Đức Phật dạy thẳng cho chúng ta thấy cái bên ngoài bên trong cũng giống như thế đó, nó khác nhau là cái bên ngoài nhẹ nhất mà chúng ta chưa có vượt được chưa có thắng được chưa có thấu rõ được chưa diệt được thân kiến này, thì thân kiến bên trong chúng ta đừng có hy vọng. Đây là kinh nghiệm để qúi vị thấy rõ ràng như vậy phải xét lại sự thấy của mình, sự chấp của mình trong thân kiến tất cả mọi vật.

Bây giờ thân kiến hồi còn nhỏ, thân kiến này nó không phải giới hạn trong hình thức hiện tại, có thể thân kiến này nếu qúi vị đưa cái hình hồi nhỏ ra, qúi vị chấp từ cái hình lúc qúi vị còn nhỏ đến lớn lên, đến già giống như bây giờ, đến tuổi nào thì qúi vị chấp theo cái tuổi đó, thì đây là chấp bên ngoài.

Chấp bên trong, nhiều khi qúi vị nhớ nghĩ chuyện quá khứ của qúi vị, cái ta của qúi vị đi về quá khứ hoặc nghĩ tưởng mơ mộng tương lai, cái ta của qúi vị đi vào tương lai thì qúi vị thấy cái chấp cái kiến chúng ta vẫn còn đó chưa có gạt được cái ngã tưởng ở trong tâm ta, chưa gạt được thân kiến trong ta thì phải nói là chúng ta khó diệt được nó.

Do đó mà chúng tôi nói ngày hôm qua chúng ta nhờ giới ngăn ngừa phiền não, nhờ định ngăn ngừa phiền não, nhưng tới tuệ chúng ta chưa phát triển được thi` cái này thì phần đó nó âm thầm đi theo sát ta, mà theo sát ta thì chính nó sẽ xúi chúng ta sẽ bắt đầu bước ra từ cái địa vị cao sang xuống thấp hèn, bước từ cảnh giới của loài người hay chư thiên để đi xuống cảnh địa ngục .

Bởi sao vậy ? Chúng ta sẽ bắt đầu nghe lời sai xử của nó, chúng ta sẽ vi phạm giới vi phạm về pháp, và từ đó chúng ta đánh mất tất cả là do chúng ta có thành kiến ở đây. Bởi khi chúng ta có chấp rồi thì ai đụng chạm đến thì làm tổn thương chúng ta thì là cái sân chúng ta dễ hiểu, nhưng mà cái tham thì chúng ta sẽ thoải mãn thân kiến của chúng ta.  Giả sử như chúng ta thấy hình sắc chúng ta không đẹp thì đương nhiên chúng ta phải đi mỹ viện, chúng ta bắt đầu sửa tay, sửa mắt, sửa mũi v.v.. thì đó là chúng ta thấy chúng sanh quá nặng về thân kiến này. Nhưng chúng ta cũng còn may còn biết được Phật Pháp nghe Đức Phật dạy và từ đó chúng ta mới tỉnh giác mới cảnh giác để thấy chúng ta hồi nào tới giờ dính mắc trong cái ta cái tự ngã này.

Ở đây để cho qúi vị thấy được cái thấy của chúng ta, cái thấy của chúng ta đúng ra là thấy sai, nó không đúng, nhưng chúng ta chấp theo, bởi vì chúng ta thấy rõ hình ảnh bên ngoài này đúng ra chỉ là đất nước lửa gió, nó không có dính dáng gì đến ta hết, tại chúng ta có một cái ảo tưởng giống như ảo giác của con người, cái ảo giác người ta thấy cái điều không thật. 

Thì ở đây trong Kinh có nói về cái ảo giác thấy không thật . 

Đức Phật nói có ba loại điên đảo, ba pháp điên đảo . Pháp điên đảo này tức là muốn nói rằng là: 
  1. vô thường mà chúng ta cho là thường, 
  2. khổ não chúng ta cho là lạc, 
  3. vô ngã chúng ta gọi là ngã,            
  4. bất tịnh chúng ta cho là tịnh. 
Đó là bốn điều người ta tán thán cái đức gọi là thường lạc ngã tịnh, chứ thực ra thế gian này tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh, chứ chẳng có cái gì thường lạc ngã tịnh. Khi nào diệt được pháp hữu vi rồi đạt đến Niết-bàn thì Niết-bàn miễn cưỡng để so sánh với bốn pháp này chúng ta gọi nó là thường lạc ngã tịnh được, chứ nó không phải là chân tâm chân tánh hay cái gì cả, chân tâm chân tánh cái gì cũng là vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh.

(còn tiếp)
Reply
#73
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)

Và tại sao chúng ta có cái thấy vô thường lại cho là thường ? 
Tại vì chúng ta bị chi phối bởi tánh liên tục của nó hoặc là tánh khối tượng của nó, chúng ta không thấy được sự sanh diệt, sự thay đổi thành cái khác. Nói chung nếu chúng ta quán xét về vô thường có hai pháp rất quan trọng:

  1. Pháp thứ nhất là, thế gian này đều phải biến đổi, đó là đặc tính của vô thường, nó biến đổi này tức là nó thay đổi.
  2. Pháp thứ hai là nó thành thứ khác
Giống như chúng ta còn nhỏ là đứa bé thì nó vô thường thay đổi từ đứa bé trở thành cô gái, và cô gái trở thành thiếu phụ, và thiếu phụ trở thành bà lão v.v... thì đó là muốn nói nó trở thành thứ khác, nhưng chúng ta không thấy được chỗ nó đổi thành đứa khác này nên ta vẫn còn chấp có cái thường. Thường gì, hồi nhỏ cũng ta, lớn lên cũng ta, già cũng ta. Do đó trong kinh Mi Tiên vấn đáp thì Ngài Na Tiên cho thấy được sự chấp đó cũng giống như cây xoài chúng ta thấy nhỏ nó cũng là cây xoài, lớn nó cũng là cây xoài, rồi già cũng là cây xoài, hay hột xoài, lên chúng ta thấy một cái xuyên xúc như thế này mà không thấy cái tiến trình thay đổi tuần tự .

Nếu chúng ta thấy được tiến trình thay đổi tuần tự này thì chúng ta sẽ phát hiện nó là vô thường, mà vô thường đồng nghĩa cái vô ngã, bởi vô ngã nghĩa chánh nó gọi là đơn thuần, và cái lý nó là phải bất biến mà chúng ta thấy nó không phải là tại vì tất cả vô một tổ hợp lên, giống như con người chúng ta có 32 thể trược hay trong người chúng ta ngũ uẩn là năm tổ hợp lập lên con người chúng ta, nếu mổ xẻ ra từng phần thì chúng ta sẽ thấy không có ngã của ta ở đâu. 

Trong kinh Đức Phật nói ba cái gọi là điên đảo tưởng, thì cái điên đảo tưởng này nó chỉ chia ra ba hình thức, 
  1. hình thức thứ nhất gọi là tưởng điên đảo, 
  2. hình thức thứ hai gọi là tâm điên đảo,
  3. hình thức thứ ba gọi là kiến điên đảo.

Kiến điên đảo rất quan trọng . 

Bởi vậy chúng ta muốn diệt trừ thân kiến chúng ta phải diệt được cái kiến điên đảo này. Kiến điên đảo hiểu theo nghĩa ngược ngạo cũng được, hay đảo ngược cũng được. Chữ điên người ta cũng có lý do dịch là điên nhưng chúng ta hiểu theo cái nghĩa đảo, đảo tức là đảo ngược hay là ngược ngạo cũng được. Thì nếu nói cho dễ hiểu thì cái tưởng điên đảo thường thường người ta dịch là nhớ điên đảo, chữ nhớ điên đảo . Đúng ra chúng ta phải dịch một từ sát hơn chữ "sanna" dịch là nhận diện hoặc nhận biết tức là nhận diện điên đảo hay là nhận biết điên đảo.

Thứ hai là tâm điên đảo, tâm điên đảo gọi là suy nghĩ điên đảo.

Thứ ba là kiến điên đảo tức là cái thấy điên đảo, thấy đảo ngược.

(còn tiếp)
Reply
#74
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)

Thế nào gọi là tưởng điên đảo, được thí dụ giống như con hưu rừng đi ăn lúa của nông dân thì nó chỉ sợ loài người bắt nó và đánh đập giết hại nó, thì loài người cũng biết tánh nó biết sợ chỗ đó nên tương kế tựu kế làm một hình nộm, bữa trước ăn bị người rượt rồi thì hôm sau người ta chỉ cần cắm hình nộm cho mặc đồ thì nó bước tới ruộng lúc nhìn thấy hình nộm nó tưởng đó là người thì nó hoảng bỏ chạy, thì đây gọi là cái tưởng điên đảo. Thấy ngược tức là thấy không đúng, bởi vì đó là hình nộm chứ không phải con người nhưng nó bị cái tưởng đó là con người có hình thức như thế đó, thành ra bây giờ nó nhìn cái gì giống như vậy thì nó cho cái đó là người. Thì cũng giống như chúng ta nói ta thấy cái ta nó như thế này, ta nói cái ta nó giống giống vậy, ta nhìn lại thân chúng ta, à giống, đây là cái ta của ta. (Có thể dùng danh từ đó cho dễ hiểu một chút vậy.) Đó là nhận diện sai lầm về cái bản thể hay ngũ uẩn là cái ta. Đó là nói về cái tưởng điên đảo. Thì cái tưởng điên đảo này chúng ta dùng cái nhớ điên đảo là chưa đúng, nếu nói theo cái nghĩa là nhớ lại người ta giống như vậy, thì đúng ra là nhận diện, đó là nhận diện hình nộm này mà nó tưởng là loài người, nó nghĩ là người chứ thật ra nó không biết, thành ra chữ tưởng nghĩa là nhận diện.

Cái thứ hai gọi là phải suy nghĩ đảo ngược tức là cái tâm điên đảo .
Thế nào là tâm điên đảo? Cái suy nghĩ điên đảo đây phải nói thí dụ qua cách của các nhà ảo thuật, nhà ảo thuật như thế nào, qúi vị thấy người ta cầm miếng đất người ta làm thủ thuật nhanh, người ta hô biến cái miếng đất thành vàng, thì khiến cho cái suy nghĩ chúng ta cái nhận thức chúng ta theo chiều hướng đó chúng ta tưởng là vàng, chứ thật ra nó là đất do cái tài đánh tráo nhanh người ta làm lẹ làng thì chúng ta tưởng là vàng. Thì đó là ví dụ cho cái sự suy nghĩ và điên đảo, tức là nó là đất và chúng ta lại tưởng nó là vàng. Đức Phật nói cái thức giống như nhà ảo thuật nó biến hoá thay đổi thì chúng ta cũng nhận lầm nó chính là ta.

Thứ ba được gọi là kiến điên đảo, được minh hoạ thí dụ qua một người đi qua khu rừng. Trong kinh có ví dụ lúc bấy giờ có đoàn người đi đến khu rừng đó, nhưng rừng đó bây giờ bị qủi dạ xoa biến hoá thành thành phố giống như cõi chư thiên có những nàng tiên nữ múa hát, thì đoàn người không có trí lúc bấy giờ đi tới gặp thích quá ở lại, nhưng người có trí thì biết là giữa khu rừng này không thể nào có được một thành phố hay có được vài người ở thì đây chắc chắn là qủi dạ xoa. Do đó trong đoàn người đi số người phân nửa thích thú ở lại, sau khi ở lại thì bị qủi dạ xoa ăn thịt, còn người có trí tách ly đi ra khỏi khu rừng người ta vượt khỏi ảnh hưởng đó. 

Trong Kinh thí dụ này Đức Phật mới dạy: chúng ta cũng vậy nữa , Chúng ta khi đi vào trong Tam Giới này cũng giống như vào khu rừng, thấy đầy đủ tất cả những lạc thú trên thế gian này, thì chúng ta lầm tưởng nó là của ta, chúng ta bị dính mắc chỗ đó không vượt qua thì sẽ là bị chìm đắm trong sanh tử luân hồi, còn người có trí biết rằng thế gian này không có cái gì là của ta cả, tất cả đều là vô thường, khổ não, là vô ngã, thì nghe theo lời của người trưởng đoàn dẫn đi giống như nghe lời Đức Phật dẫn đi, người ta vượt qua khỏi không bị cái khổ ở trong vô thường, khổ não, vô ngã đó.

(còn tiếp)
Reply
#75
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)

Còn ở đây nói thêm về phần sở dĩ mà thấy do kiến điên đảo, tâm điên đảo, và tưởng điên đảo này thì nó ảnh hưởng ba phần nữa, ba phần này gọi là ảo tưởng: ái ảo tưởng, mạn ảo tưởng, hay kiến ảo tưởng, hay là ái tưởng, mạn tưởng, và kiến tưởng.


Thế nào là ái tưởng? là lúc bấy giờ chúng ta dính mắc với thân tâm ta, chúng ta cho rằng có một cái ta nào đó ở trong thân tâm này từ đó chúng ta mới ái luyến đến cái tôi và cái của tôi v.v... Đó là do cái ái chúng ta dính mắc. Thực ra thì không có cái ta nào trong đây nhưng chẳng qua là do cái tưởng nên chúng ta tưởng rằng đang có cái ta nên ta mới dính mắc vào. Do chính vì người ta cho rằng có cái ta nơi thân này nên người ta mới chấp vào cái ta đó, và khi mà đã có cái ta rồi vậy thì đương nhiên những gì liên quan đến đó là cái của ta, và còn những gì không liên quan đến của ta thì cái đó không phải của ta.

Trong kinh Đức Phật nói là đây là tôi, đây là của tôi và đây không phải là tôi, đó là theo Đức Phật thuyết giảng ba loại, thì trong ba loại này nếu nói về cái ái, do chúng ta ái vào trong cái này thì chúng ta thấy rõ ràng chúng ta sẽ tự hào về cái ta. Giả xử như chúng ta có cái ta tốt đẹp hơn người, chúng ta có cái ái luyến và chúng ta có tự hào, đó là chúng ta có ngã mạn về cái ta đó hơn người khác. Sở dĩ có như vậy là tại vì chúng ta có cái kiến về tưởng, và chúng ta tưởng nó là cái ta. Thì trong ba loại này tưởng là của ta rất là quan trọng, bởi vì chính nó sẽ làm cho chúng ta xa rời bản chất thật, chúng ta sẽ không thấy được sự thật của các pháp, và muốn diệt trừ thân kiến thì chúng ta phải nắm được pháp thứ ba này rất là quan trọng. Bởi chúng ta phải diệt trừ được nó rồi thì cái ái tưởng cái mạn tưởng đó sẽ không còn.

Đây là mượn một thí dụ, giống như chất đất là một bản thể, từ một cục đất làm thành một cái bình thì người ta gọi nó là cái bình, và rồi cục đất đó người ta làm cái ly, cái chén, cái tô thậm trí người ta có thể sơn màu vàng màu bạc thì người ta nói đây là cái chén vàng, đây là chén bạc, do sài lâu ngày người ta chỉ nói đây là chén vàng, đây là chén bạc chứ thật tế của nó chỉ là chất đất mà thôi, chứ không có cái bình nào cả không có cái ly nào cả, không có cái chén vàng chén bạc nào cả mà do chúng ta chấp lầm cái điểm chén vàng chén bạc. Điều ấy như thế nào giống như bản thể chúng sanh có năm uẩn, năm uẩn này mới hình thành ra đây là con người, giống như cái chén, con thú giống như cái bình, hay là giống đây là chư thiên thì giống như là cái ly vậy, người ta chấp vào cái chén cái bình cái ly mà không thấy bản chất thực của nó. Làm sao mà thấy bản chất thật sự của nó, đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng đây là hành, đây là thức, chúng ta phải thấy rõ bản chất của nó thì chúng ta sẽ diệt trừ cái ảo tưởng về kiến, tức là cái thấy sai của chúng ta đối với sự vật.

Thì sau khi chúng ta thấy cái này rồi thì sau này người ta có nói đây là cái bình, cái ly, cũng tùy thuận vì người ta nói cũng đúng trên khía cạnh khác, đúng trên sự thật của cái thế gian, còn sự thật của pháp siêu thế gian gọi là tục đế và chân đế, dùng như vậy thì qúi vị dễ hiểu hơn như là nói siêu lý đế hay chế định đế thì qúi vị nghe cũng hơi khó. Tục đế là sự thật ở đời, còn chân đế là (chữ chân chưa đủ hiểu nghĩa, có thể chúng ta gọi là siêu lý đế cũng vậy) là sự thật về bản thể tột cùng của các pháp, bản thể gốc của các pháp, con người thú chư thiên này có thể nói một cách khác hơn nó là bản thể pháp, nó gồm có tâm, tâm sở sắc pháp chẳng hạn, và nghĩa là hình thành nếu mà về phần tục đế chính là phần về chế định. Trong kinh ngày xưa bên Bắc Tông người ta có lý này rất hay nhưng người ta xử dụng chẳng qua chưa có đúng, câu chuyện người ta nói rằng có một người lên núi tu sau khi đi xuống núi rồi thì ông mới phát biểu một câu "Bần tăng 30 năm trước chưa đi tu thì bần tăng thấy sông là sông thấy núi là núi, sau khi bần tăng lên núi học đạo với Thầy rồi thì bần tăng thấy núi không phải là núi sông không phải là sông, và sau khi học đạo với Thầy xong rồi bần tăng xuống núi thì bần tăng vẫn thấy sông là sông núi là núi." Thì câu nói đó cũng rất là hay nếu mà áp dụng cho Phật Pháp, nhưng người ta nói vẫn chưa đúng cái lý của Phật Pháp.

Thì nói theo nghĩa là:

"Bần tăng trước khi đi tu bần tăng thấy sông là sông núi là núi." Thì đương nhiên rồi thì ai cũng nhìn thấy là sông và núi đó là sự thật ở đời. Nhưng khi lên thầy, thầy nói đây không là núi, không là sông, mà đây chỉ là đất, là nước, là lửa, là gió. Cũng giống như mình thấy ở đây là cái chén, cái ly, cái bát, cái tô, chén vàng chén bạc thì giống như ở đời người ta nói vậy nhưng bây giờ học rồi mình thấy đây là không cái chén gì hết mà nó chỉ là cái chất đất làm thành, thậm chí dầu cho vàng bạc ngọc ngà châu báu tất cả đều là đất, vàng bạc ngọc ngà cũng là đất, bởi qúi vị nên nhớ vì người ta tách riêng các nguyên tố ra người ta nói đây là vàng, tách ra nguyên tố gọi là bạc, tách ra nguyên tố gọi là đồng v.v... nhưng thật ra cái này nếu qúi vị nghiền nát nhỏ thì nó trở thành bụi đất chứ không ai nói bụi vàng bởi lúc bấy giờ nó trộn lẫn trong đất rồi người ta nhìn thấy đất thì người ta gọi là đất, chẳng qua qúi vị tinh chế loại đất ra đất, vàng ra vàng, ngọc ngà châu báu gì đó. Thì đó là trong cặp mắt của nhà khoa học hay những nhà phân tích về nguyên tố. Cũng như dưới cặp mắt của bậc thánh thì nhìn thấy đây là đất, đây là nước, đây là lửa, đây là gió, giống như ông thầy đang học thì thấy đây là đất nước lửa gió chứ không phải là sơn hà đại điạ núi non, tất cả là sự tập hợp đất nước lửa gió hình thành ra sơn hà đại địa. Thì sau khi ông học xong rồi thì xuống núi, giả xử gặp ai hỏi "Thưa thầy, thầy từ đâu thầy xuống vậy?" thì đương nhiên ông phải nói theo đời, sự thật thế gian chứ không thể nào nói theo pháp được, bởi vì nó có hai cách nói, nói theo đúng theo pháp thì mình không thể nào dùng pháp nói được đối với người chưa có học pháp, chẳng lẽ ông nói tôi từ trên đất nước lửa gió tôi đi xuống, mà ông phải nói là "tôi từ trên núi tôi đi xuống" bởi vì thế gian cho là núi thì mình cũng thuận theo núi.

Do đó Đức Phật thuyết giảng cho chúng sanh, Đức Phật biết đây là sắc, đây là thọ, đây là hành, đây là thức, hay đây là danh, đây là sắc, nhưng Đức Phật không phải nói về danh sắc, không phải danh sắc này giết danh sắc kia, danh sắc này bị đoạ địa ngục, danh sắc này lên thiên đàng, nói thế đó thế gian người ta nghe không được mà nói đây về người này hay người kia hay là chư tăng hay là Phật tử, hay là thiện tín, hay là chúng sanh làm ác thì đọa xuống bốn đường ác đạo, rồi khi làm thiện lên cõi trời chẳng hạn. Đức Phật cũng thuận theo sanh lên được làm người, sanh làm chư thiên, hay bị đoạ làm thú, chẳng hạn thì đó Đức Phật cũng thuận theo pháp của thế gian nói ngôn ngữ của thế gian. Nhưng cặp mắt của bậc thánh học hiểu, bậc thánh thì đây nó là đất, là nước, là lửa, là gió, là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức. Thì người ta cần phải có cái trí này, thì cái trí này ngày nay chúng ta có thể mượn nhà khoa học nói cũng được, với nhà khoa học thứ nước người ta uống thì chúng ta nói uống nước, nhưng nhà khoa học người ta học rồi thì người ta nói nước ở đây không phải là nước mà là thành phần tổ hợp của dạng H2O, hai phần hydro một phần oxy kết hợp thành nước, thì người ta nói "Dưới cặp mắt khoa học của tôi trong phòng thí nghiệm tôi thấy đây là H2O." Nhưng mà giả sử mời ông uống nước, người ta hỏi ông uống gì, ông không thể trả lời người ta là "tôi uống H2O," ông nói vậy dân bình thường không học thức không biết, người ta nói ông này điên.

(còn tiếp)
Reply