LTP Học Phật Pháp
Anh Ếch, anh phai,

Hai anh nói đúng .  Thầy Pháp Hoà nói chuyện rất vui, rất hay .

Cheer
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi (1-6)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 

Vì Sao Phải Học Giáo lý Duyên Khởi?
Quote:Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép.

 
[Image: Bat-Chanh-Dao.jpg]
 
Có nhiểu cách giải thích:
 
Mình nói Bát Chánh Đạo là con đường giải thoát cũng đúng. 
Mà nói gọn Bát Chánh Đạo trong Tam Học là Giới Định Tuệ cũng đúng. 
Nói gọn con đường giải thoát là 37 pháp bồ đề (Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, ngũ căn, ngũ lực, Tứ Niệm Xứ ...) thì cũng đúng. 
 
Nhưng cách nói phổ biến nhất là Bát Chánh Đạo. 
 
Vì sao?
Là vì thông quá Bát Chánh Đạo mình thấy rõ cái Tam Học trong đó. 
  1. Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ học
  2. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới học
  3. Và còn lại là Định học

Vì sao chúng ta phải học giáo lý duyên khởi?
 
Cái thứ hai, nhìn vô con số tám, Bát Chánh Đạo đó thì mình thấy được trong đó gồm có thân khẩu ý rất là dễ, thấy không? Thấy thân khẩu ý không? 
  1. Chánh Ngữ là về khẩu
  2. Chánh Nghiệp là về thân và 
  3. phần còn lại là về ý.
 
Đó là một cách phân tích rất là nổi tiếng.
 
Và vì vậy cho nên đây là cách đối với con đường giải thoát, con số tám là cách nói nổi tiếng và phổ biến nhất.
 
Tại sao tôi bắt đầu bài giảng chiều nay bằng cái chủ đề đó?
1.  Là bởi vì tôi muốn nhấn mạnh một điều là: Vì sao chúng ta phải học giáo lý duyên khởi?
2.  Là bởi vì nói về Bát chánh đạo là phải nói tới cái kiến đầu tiên.
 
Bà con học về Bát chánh đạo chưa? Phật tử nhiều khi nói về Bát Chánh Đạo mà cứ lơ mơ lơ mơ.
 
Chánh Kiến
Chánh kiến gồm có hai. Đó là thấy rằng:
 
1.  Nhân Quả: mọi sự ở đời do duyên mà có,
2.  Tam Tướng: có rồi phải mất.
 
Như vậy, Chánh kiến ở đây gồm có hai, một là chánh kiến về nhân quả và chánh kiến về tam tướng. Thấy được hai cái đó gọi là có chánh kiến. Chứ còn quý vị nói Chánh kiến có nghĩa là tui tin Phật. Tôi tin Pháp Phật là hay nhất. Tui tin Pháp Phật là con đường giải thoát. Nói chung chung. Nhưng cái rốt ráo là tin và thấy vào hai chuyện:
 
Thứ nhứt, thấy rằng: Mọi sự trên đời do duyên mà có. Khi các điều kiện mà nó hội đủ thì các pháp nó có mặt. khi tôi đưa bà con hộp quẹt thì nó có lửa trong đó không? Không có. Vậy một lát nữa tôi bật lửa thì tôi làm gì mà có lửa với cái hột quẹt đây?
 
Khi các duyên hội đủ thì mới có lửa, đó là: cái viên đá lửa, cái bánh xe, ga hoặc xăng. Nếu là xăng hoặc dầu thì trong đó nó cần bông gòn, nó có cái tim; mà nó có ga thì nó cần cái van ga thôi. Đại khái mình nói sơ sơ là có ga có xăng có bánh xe có viên đá lửa. Đó là nói nhẹ đó. Có bốn cái đó nó mới có lửa. Còn nếu cái bánh xe nó không mài vô viên đá thì không có xẹt được mà nó không có xẹt thì nó không có gì bén được xăng hoặc là ga.
 
Việc đầu tiên phải thấy rằng: Mọi thứ do duyên mà có.
Tức là: Nếu thiếu duyên thì không có gì hết, mà duyên có đủ thì mọi thứ có.
 
Như: Tiếng đàn không có trên ngón tay, tiếng đàn không có trên sợi dây. Nhưng khi ngón tay sợi dây chạm vào nhau thì nó mới bật lên tiếng đàn. Khi ngón tay rời khỏi sợi dây thì tiếng đàn ở đâu? Phải không? Nếu chỉ có ngón tay và chỉ có sợi dây mà mình không có ý khảy đàn. Là cũng không ra. Và đàn con nít chạm vào nó khác người lớn chạm vào. Đúng không? Một đứa con nít nó chạm vào thì nó không có ra gì hết chỉ có nghe “tưng tưng tưng” thôi nhưng người lớn chạm vào thì nào Pasodobe, Chachacha, Tango, Bolero tùm lum hết. Trong khi đứa con nít nó chạm vào không ra cái gì hết. Cho nên mình thấy có tiếng đàn mà cho mình nghe là phải nói là quá trời duyên luôn. Mấy tay mà Từ Công Phụng, Vũ Thành An với ngón tay mấy cha bán vé số Bắc Mỹ Thuận nó khác. Hiểu không? Cho nên tiếng đàn không có trên ngón tay, không có trong sợi dây đàn. Nhưng khi nó cộng với sợi dây đàn, nó cộng với ngón tay, nó cộng với ý muốn chơi đàn, cộng với kiến thức nhạc lý, kiến thức cầm phổ với tất cả những nhân duyên ấy ta mới có tiếng đàn. Nếu thiếu đi một trong những điều kiện này thì ta không có tiếng đàn để nghe.
 
Cho nên cái đầu tiên, Chánh Kiến của Đạo Phật là gì?
Cái đầu tiên là phải thấy: Mọi sự do duyên mà có.
Mà cái đó không có đơn giản như vậy, nó còn phải xa thêm mức nữa.
 
Đoạn Kiến
Khi mà anh hiểu mọi thứ do duyên mà có thì anh trừ được đoạn kiến.
 
Đoạn kiến gồm có ba:
1.  Một là vô nhân kiến, cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có. Đó gọi là vô nhân kiến.
2.  Thứ hai là vô hành kiến, cho rằng không có thiện ác gì hết. Thích thì cứ làm thoải mái. Thích thì chiều. Thiều thì chích chứ không có thiện ác gì ở đây hết. Đó là vô hành kiến. Có hiểu không?
3.  Thứ ba là vô hữu kiến, là cái gì mình không thấy được, mình không chứng minh được thì không có thật.
 
Suy nghĩ vậy đúng hay sai ta, hả?
 
Bởi vì, nếu lý luận như vậy thì
 
Vô hữu kiến: máy bay không có thật. Bởi vì tôi không có cách nào mà chứng minh được một cục sắt mà bay hết trơn. Hiểu không? Thế là tôi phán một xanh lè là: Máy bay không có thật. Bởi vì là Trẫm không, với trình độ lớp ba của Trẫm, Trẫm không thể nào Trẫm hiểu được cái nguyên tắc vật lý để điều động một khối vật chất mấy chục tấn mà nhấc khỏi mặt đất. Trẫm không chứng minh được điều đó. Mà khi Trẫm không chứng minh được thì điều đó không có thật. Đúng không?
 
Cho nên đoạn kiến là gì? Đoạn kiến là gồm có ba: vô nhân kiến cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, thứ hai là vô hành kiến cho rằng không có thiện ác gì hết. Thứ ba vô hữu kiến, cái gì tôi không chứng minh được, tôi không hiểu được, tôi không thấy được, tôi thi cái đó không có. Ba cái này cộng lại được gọi là đoạn kiến. xong chưa?
 
 
Thường Kiến
Còn thường kiến là sao?
 
Thường kiến cũng có ba:
1.   Một là tin vào sự hiện hữu của một cái tôi, có một cái linh hồn đi từ đời này sang kiếp khác. Một cái tôi của Bà A, một cái tôi của Bà B, Bà C, Bà E, có một cái tôi, một linh hồn đi từ nơi này sang nơi khác. Mà lẽ ra mình phải hiểu là không có gì gọi là Marxist, là Soliste. Mà tất cả là sự cộng ghép, cộng hưởng, cộng sinh, cộng tác nó mới có. Thí dụ: được gọi là Ông A bà B là nó do sáu thứ cộng lại là: đất nước lửa gió hư không và thức. mà đằng này mình lại không biết cái đó. Mình cho rằng là có một cái tôi nào đó nó hiện hữu từ đời này sang đời khác. Đó là cái thường kiến thứ nhất.
2.   Cái thường kiến thứ hai là tin vào sự hiện hữu của một đấng chí tôn quyết định, an bài, sáng tạo ra muôn loài. Ví dụ như : Chúa Trời, Thánh Alla, Thượng Đế. Được chưa ? Thượng đế, Chúa Trời, Alla, Ngọc Hoàng thượng đế gì đó. Tức là sự hiện hữu của một đấng chí tôn an bài, sắp đặt mọi thứ.
3.   Thứ ba, tin vào sự hiện hữu tồn tại một cảnh giới vĩnh hằng bất tử. đời đời bất diệt.
 
Tin vào ba cái này nè được gọi là thường kiến.
 
Tà Kiến
Thường với Đoạn cộng lại là Tà Kiến. Đúng không ta ? Mà Tà Kiến đi ngược lại với Chánh Kiến đúng không ?
 
Mà Chánh Kiến được định nghĩa rất đơn giản : Một, cái thấy về lý nhân quả. Thứ hai là cái thấy về lý Tam Tướng.
 
Lý Nhân Quả
Thấy lý nhân quả là sao? Là thấy rằng: mọi thứ do duyên mà có.
 
Khi duyên hội đủ thì mọi thứ mới có. Nếu mình chết rồi mà duyên luân hồi nó chưa hết thì tiếp tục đi nữa.
 
Còn đằng này cái anh đoạn kiến nghĩ là anh thấy chết rồi là hết anh không xét thêm nữa.
 
Còn anh Chánh kiến thì anh thấy rằng dầu tắt thở nhưng cái nhân duyên mà tái sinh nó còn đó thì nó vẫn chưa có dứt.
Ví dụ:
Có những loại cây mình chặt ngang nó chết luôn. Ví dụ như cây dừa, cây cau á mình chặt ngang là nó đi luôn.
Có những loại cây mình chặt ngang nó nằm xuống đất nó tiếp tục mọc nhánh thêm nữa. Ví dụ như cây gòn, mình chặt ngang nó nằm xuống đất, nó mọc nữa. Có những loại cây rất là lạ, nó phát triển như thế này nó mới mọc rễ, rễ bò lên đất, rồi cái rễ đó lại ra cây mới. Có biết cái này không ? Nhiều lắm. Nhiều cây quái đản lắm. Chẳng hạn như bên Úc nó có loại cây nó đẻ ra.... Có những loại cây mà mình không có biết nha.
 
Cho nên hễ nhân duyên còn thì mọi thứ tiếp tục hiện hữu. Duyên hết thì mọi thứ hết.
 
Khi mình hiểu mọi thứ do duyên mà có, mình trừ được cái đoạn kiến.
 
Rồi cái thứ hai, những gì đã có phải mất đi, thì mình trừ được cái thường kiến.
 
Sẵn ở đây tôi cũng nói luôn.
 
Ai đó mà tin rằng có một đấng chí tôn thì bản thân cái niềm tin đó là một sự u mê. Vì sao ? Vì Chính Đức Phật đã xác nhận: “Này các tỳ kheo, nếu một đấng chí tôn sáng tạo ra muôn loài thì ta nói rằng đó là một con người rất tàn nhẫn, đã tạo ra một thế giới vui ít buồn nhiều, tràn đầy máu lệ.” Hiểu không ? Nếu Đức Chúa Trời tạo ra mọi thứ thì Đức Chúa Trời tạo ra làm sao mà tám mươi phần trăm thế giới là máu lệ không à. Chúa tạo chi mà Hitler rồi Mao Trạch Đông chi vậy ? Nếu Chúa tạo vậy để Chúa thử thách loài người thì sản phẩm của Chúa bị lỗi. Có hiểu không ? Sản phẩm của chúa bị lỗi. Như ông Henry Ford, ổng chết, ổng lên gặp Chúa ổng nói: “Sản phẩm của tui nó vẫn là ưu việt hơn sản phẩm của Chúa. Chúa tạo ra đàn bà nó nhiều cái trục trặc quá đi.”
 
Chúa nói: “Ta biết ta sai, nhưng mà hầu hết đàn ông đều xài đồ của ta.”
 
Tui bị khổ tâm sản phẩm của Chúa, chứ cái xe hơi tui không có khổ tâm đâu. Thầy chùa không có tóc cũng khổ tâm vì sản phẩm của Chúa nhiều lắm. Chiều nay tôi có hẹn với sản phẩm của chúa lúc 5 giờ nè. Mà hẹn gặp tui, mà hẹn như thế này: “Con tìm được đường thì con tới. mà không được đường thì sư đi Uber tới gặp con”. Hồi nãy tôi nằm ngủ mà tôi nhớ tới tui tức. Bà làm như mỗi lần bả gặp tôi như bả xức thuốc rửa tội hay ban gì cho tôi. Bả gặp mình mà bả hẹn thấy ghét vậy đó. Nếu mà tình đầu, hay là tình cuối là chia tay: “Em đến gặp anh đêm ba mươi mà em đến không được anh đi Uber”. Okay. Tôi nói chuyện tức quá đi. Hẹn đi uber mà địa điểm thì không có. Lạ thiệt.
 
Đúng là dân Bắc Tông, vì Bắc Tông có cái câu “ưng vô sở trụ” hẹn không có chỗ mới ra cái tùy duyên. Quá kỳ.
 
Ghi Chú: Ưng vô sở trụ : Đây là câu bàng thái cách (subjonctif) với nghĩa "cần phải không có chỗ trụ."
Nhi sinh kỳ tâm : "thì cái tâm ấy mới xuất hiện."
(“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” 應無所住而生其心 trích từ kinh Kim Cang, nhờ nghe câu này mà anh tiều phu Huệ Năng hoát nhiên tỏ ngộ, sau đó có cơ hội làm bài kệ “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai” 菩提本無樹 明鏡亦非台 本來無一物 何處惹塵埃 trình cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn của Thiền tông và được truyền y bát để trở thành tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa. Lục Tổ và các môn đồ làm cho Thiền tông đại hưng thịnh, thiền sử ghi nhận có hơn 5000 người kiến tánh.)
https://thuvienhoasen.org/a24646/ung-vo-...ia-the-nao
 
Khi mà mình tin có một đấng chí tôn tạo ra muôn loài là mình đã vô minh là vì sao? Vì Cái Đấng đó quá ác đi. Tạo ra thế giới mà nó quá nhiều cái vấn đề.
Còn nếu mình cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có thì lại là một cái vô minh nữa. Bởi vì chúng ta còn nhớ: Nguyên tắc của trí tuệ là gì? Là cái gì cũng phải suy lý. Đúng không? Ta muốn phủ nhận cái gì thì ta cũng phải tìm lý do, mà ta muốn tin cái gì ta cũng phải tìm lý do.
 
Mà tôi bảo đảm, tôi đoan chắc bà con những ai mà không tin này không tin kia là bởi vì họ không tìm ra lý do để chứng minh nó có. Cho tới bây giờ họ đang hì hục chưa tìm ra lý do để chứng minh nó không. Nghe hiểu không? Cho nên nói là mọi thứ do ngẫu nhiên mà có bản thân nó là vô lý. Bởi vì mình tìm trong trời đất có cái gì trong cái thấy của mình là không có lý do xuất hiện không? Không có. Nó có đủ điều kiện là nó ra. Kể cả những chuyện mình nói là vô lý nhất thì bản thân cái vô lý ấy cũng là điều kiện để nó có mặt. Chẳng qua là mình không thấy được cái điều kiện của nó mà thôi.
 
Chánh kiến gồm có hai. Đó là thấy rằng:
 
1.  Nhân Quả: mọi sự ở đời do duyên mà có,
2.  Tam Tướng: có rồi phải mất.
 
Như vậy thì, Chánh kiến về Nhân Quả (mọi thứ do duyên mà có):
1.  không tin vào cái sự có mặt của một Đấng Chí tôn,
2.  thứ hai là phủ nhận mọi thứ ngẫu nhiên mà có.
3.   Cái thứ ba là phủ nhận Thiện Ác.
 
Vấn đề lớn nhất của người Phật tử khi tìm hiểu giáo lý là không hiểu đúng sâu, không hiểu đúng từng từ ngữ. Khi chúng ta có vấn đề ngay trong từng từ ngữ thì từ đó nó mới dẫn đến vấn đề nông cạn trong vấn đề giáo lý.
 
Tôi ví dụ, như chữ Thiện, chữ Ác. Tất cả Phật tử mình nghe nói chữ Thiện ai cũng nghĩ là điều lành, đạo đức.
 
Thật ra, Thiện ở đây là Technical, thiện là khéo. Quý vị mở trong tiếng Hán ra: thiện xạ, thiện chiến có nghĩa là khéo, giỏi. Chữ “Thiện” ở đây nó không có nghĩa là đạo đức, là lành, là hành giả tu hành tâm linh như mình hiểu. Như vậy, chữ Thiện trong Phật giáo rất là hay, là Kusala, hay là chữ kosala (?, Kingdom of Kosala (Sanskrit: कोसल राज्य) was an ancient Indian kingdom with a rich ... of the Ikshvaku dynasty from Ikshvaku to Prasenajit (Pali: Pasenadi).) có nghĩa là skilled, là khéo. Nghĩa là sao? Để có được cái mát của máy lạnh thì nó phải đáp ứng một số nguyên tắc vật lý, có đúng không ta? Để có được cái ấm của máy thì chúng ta phải ứng dụng một số nguyên tắc vật lý. Thì chúng ta mới gọi là máy ấm. làm đúng cái đó nó mới ra cái ấm, làm đúng cái đó nó mới ra cái lạnh. Cũng là dòng điện đó mà tại sao nó dẫn ra chỗ kia ra lò nướng, nó dẫn ra chỗ kia thì ra freezer. Nghe hiểu không ta? Cũng dòng điện đó thì nó tạo ra ánh sáng. Cũng dòng điện đó mà tạo ra bao nhiêu thứ năng lượng cho máy móc tùm lum hết. Ghim vô một cái là đằng kia cái máy hát nó hát, đằng kia điện nó cháy là cái quạt nó không quay. Nghe kịp không? Bởi vì tất cả những cái đó nó đi đúng với nguyên tắc vật lý thì nó quan trọng.
 
Trên đời này mọi thứ đều là tương đối, đều là có cặp, đều là parallel hết á. Ví dụ: có nóng thì có lạnh, có xa có gần, có cao có thấp, trên dưới, trong ngoài mập ốm, trắng đen, đẹp xấu.
 
Trên đời đã có pháp hữu vi là có cặp. Tại sao? Bởi vì chính nó có cặp thì chúng nó mới đắp đổi cho nhau nó làm nên cái gọi là thế sự Vô thường.
 
Ở đây ai học tí ti về vật lý có biết đỉnh – đáy không? Thế giới này nói cho cùng nó là sóng và hạt đúng không? Ánh sáng và âm thanh nó đi đỉnh – đáy đỉnh- đáy. Có đúng không? Hiểu hả? Đó. Hễ ở đâu có núi cao thì đó có vực sâu. Chỗ nào đỉnh càng cao thì đáy càng sâu. Đó là luật âm dương âm dương âm dương. Hiểu chưa? Đỉnh đáy đỉnh đáy, sóng và hạt lên xuống. Vì tụi nó phải có như vậy đặng tụi nó mới thay đổi đắp đổi cho nhau được.
 
Mọi thứ nó tồn tại trên sự đắp đổi và sự luân phiên, người ta gọi cái sự đắp đổi đó bằng cái tên là Vô Thường. Cho nên khi ta tin có một thế giới vĩnh hằng, là ta đã tào lao rồi. Bởi vì, Hạnh phúc là gì? Định nghĩa: Hạnh phúc là giải thoát cho đau khổ. Hạnh phúc chỉ có mặt khi đau khổ có mặt. Hiểu không?  Nó phải bị lạnh nó mới có ấm, có nực nó mới có mát, chứ còn nó cứ khơi khơi vậy hoài tôi không biết sướng chỗ nào. Tôi là thầy chùa, nhưng khi còn tré tôi cũng biết yêu chớ. Thì theo tôi thấy, tôi cảm nhận, tôi kinh nghiệm thì cái mà đáng sợ nhất là khi ở gần nhau không muốn nhìn nhau và không có gì để nói. “Buồn như trong một ngày hai đứa không gặp mặt, buồn nhưng khi gặp mặt không còn gì để vui”. Buồn như trong một ngày hai đứa không gặp mặt. Tôi sợ cái câu đó lắm. mà tôi từng khen cái bài đó là cái bài về khổ đế hay nhất thế giới. Không gặp nó cũng buồn mà gặp rồi thì nó không có gì để nói. Đó là cái nó boring vô cùng.
 
Rồi có nhiều khi điều kiện tan vỡ cho một cuộc tình, một cuộc hôn nhân đôi khi nó khởi sinh từ một lý do rất đơn giản là chúng ta không có gì mới cho nhau. Chúng ta chỉ có chừng đó thôi. Nàng hé môi là chàng biết nàng sắp nói gì. Chàng nhúc nhích là nàng biết chàng muốn gì. Cái đó nó chán lắm. Nó phải là một cái gì đó nó bất ngờ. một yếu tố bất ngờ. Đó là nói nhẹ. Còn nói nặng là phải có một yếu tố đối lập nó mới làm nên kịch tính. Có hiểu không? Nó có trông đợi, thì gặp nó mới mừng, nó đói ăn nó mới ngon, nó khát nó uống nó mới đã. Đàng này nó êm đềm quá. Nó không có ..., không có gì gây sốc. Thì lâu ngày nó boring, nó là mono.. đơn điệu á.
 
Cho nên nói mình tin cái gì vĩnh hằng là mình đã sai ngay từ căn bản. Bởi vì thế giới này là sự đắp đổi, sự luân phiên, là cho và nhận, là đến và đi, là một chuỗi dài của những cặp đối đãi. Có biết chữ đối đãi không? Đối đãi ở đây không phải treatment mà là sự qua lại đó.
 
Cho nên người Phật tử có chánh kiến là, đầu tiên phải thấy rằng: Mọi sự do duyên mà có. Rồi thứ hai có rồi đều phải bị mất đi. Thì với hai cái nhận xét này. Với cái nhận xét cho rằng mọi thứ do duyên mà có ta được trừ cái đoạn kiến. thấy rằng đã có rồi phải mất thì ta trừ được cái thường kiến. Bỏ được hai cái thường và đoạn ta có được chánh kiến.
 
Và học giáo lý duyên khởi là ta cùng một lúc loại bỏ được hai cái này.
 
Bởi vì trong giáo lý duyên khởi dạy rất rõ: Mọi thứ do duyên mà có, đúng không? Còn cái thứ hai: Có rồi phải bị mất. Ví dụ, do vô minh không thấy được bốn đế là gì. Sáng hôm qua không biết tôi định nghĩa bao nhiêu lần rồi đúng không? Bốn đế còn nhớ không?
 
Bốn đế là gì?
1.  Cái đế đầu tiên là mọi thứ ở đời là khổ.
2.  Thứ hai, sự đam mê trong khổ là chính nguyên nhân khổ. Định nghĩa vậy mới ghê: mọi thứ là khổ, rồi thứ hai: thích trong khổ là tạo ra khổ,
3.  thứ ba muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa,
4.  và sống bằng ba cái nhận thức trước chính là con đường thoát khổ.
 
Thì do không hiểu những cái này nên mới tạo ra các nghiệp thiện ác. Như vậy thì rõ ràng thấy đầu tiên do có này rồi có kia là mình thấy do duyên rồi đó.
 
Đã có rồi phải mất:
Cái thứ hai đã có rồi phải mất là sao? Có nghĩa là
 
Khi mình vô minh trong bốn đế,
1.  có lúc mình gặp minh sư thiện hữu thì mình tạo các nghiệp lành, công đức, phước thiện.
2.  Khi mình gặp bạn xấu thì mình tạo các việc xấu.
 
1.  Tạo các việc lành thì ta có được các tâm đầu thai đi về cõi lành.
2.  Làm các việc xấu thì ta có tâm đầu thai đi về cõi khổ.
 
Mà khi đã đi về cõi lành / cõi khổ thì điều kiện sinh hoạt sáu căn mình khác nhau, phải không ta?
 
Cái đứa nhà giàu thì nó được thấy được nghe được ngửi được nếm cái thứ mà nó thích. Cái đứa nhà nghèo thì nó phải thấy phải nghe phải ngửi phải nếm cái mà nó không thích. Đúng không? Có nhiều người tui biết cả năm trời họ không biết mì gói là gì. Đói lắm thì kêu nhà hàng đưa mì xào giòn ăn đỡ vậy thôi. Mùa trái cây thèm quá kêu người làm đi mua chôm chôm mà không có thì thôi mua sầu riêng về. Sầu riêng monton của thái không có thôi mua đỡ sầu riêng Mã Lai đi con, nó dẻo. Nghe nhà giàu đi chợ thấy ghét lắm. Ăn đỡ đi con. Không có tôm hùm mua đại lobster, không có lobster mua tôm càng đi con, ghét lắm. Cả đời nó được thấy nghe ngửi nếm đụng toàn là sáu trần như ý.
 
Còn có cái tên cả đời toàn là bất toại không. Cái chén ăn nhìn đã thấy tội rồi, nó mẻ mà không còn chỗ để mẻ thêm. Muỗng thì nó cong vòng vậy đó. Rồi đũa tùm lum. Tôi đã từng ở những cái chỗ mà nhà to bốn phía. Cái trần cách cái đầu mình non thước. Rồi ở dưới thì xi măng trám chỗ có chỗ không lộm cộm như răng bà già. Còn bên ngoài thì mùi cống rãnh, tiếng xe ba gác, tiếng con nít đá banh, tiếng vợ chồng nhậu nhẹt đánh chửi, bụi bay mù trời giữa trưa tanh rình. Ở Thị Nghè á.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi (2-6) 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Tôi từng có những ngày tôi đi học chỗ đài truyền hình, sở thú. Tôi về ăn cơm Thị Nghè. Tôi ngồi ăn cơm thế này nè, mà tôi nghe con mèo có kêu “nghèo”. Nghe nè, tôi mới nhìn xuống, một con chuột cống cỡ này, gần bằng cái đường kính cái chuông, mà nó không có lông. Con mèo nó đang ngủ con chuột đi ngang nó quẹt cái, con mèo nó thấy ghét, nó nản quá, nó “nghèo” cái nó đi luôn. Mà con chuột nó cách mình có thước à. Mà tui đang ăn cơm. Con chuột nó không có lông, ghẻ không à. Chuột sao sờ mông được, sờ mông là con kia. Có hiểu không? Cái hoàn cảnh nó vậy, nó nực vậy rồi còn gặp cái con kia nữa.
 
Một lần ở Thị Nghè, ở nhà Phật tử nóng quá. Tôi hết cách rồi. đem quạt máy vô quạt, nó thấy hơi nóng thôi. Tôi còn có một cách: tôi lấy cây bông tắm tui lau cái sàn gạch, rồi tôi chun xuống sàn tôi nằm. Mới nằm có chút xíu mình nghe kịch kịch dòm ra con nữa. Thôi tui leo lên giường luôn. Chuột sống mà nó còn kêu chit chit mà nó kêu kịt kịt á, đến cái mức mà nó đổi ngôn ngữ luôn mà. Một buổi trưa kia có một con chuột mẹ, mấy con chuột con đang nằm trong ổ. Có con mèo nó đi ngang thì mấy con chuột con nó run hết rồi. Cái chuột mẹ kêu, yên tâm, để mẹ xứ cho. Nó đi ra khỏi hang nó kêu “ngao ngao”, thì con mèo nó nghĩ đây có con mèo khác rồi, nó đi luôn. Con chuột mẹ mới đi vô: “Các con thấy không biết ngoại ngữ nó lợi.” Có hiểu không? Tức là khi nó kêu ngao ngao thì con mèo kia nó biết là có mèo ở đây rồi làm gì có chuột, mà nếu không có chuột thì ghé đây làm cái gì. Mà nó không biết là con chuột nó nói ngoại ngữ thôi. Là biết ngoại ngữ nó lợi vậy đó.
 
Thì tôi quay trở lại, buồn ngủ quá kiếm chuyện để cười.
 
Bởi có cái ông Việt kiều ổng về Việt Nam. Ổng về được mấy bữa cái ông quay lại, bạn bè gặp ông, ổng đi phi trường Los: “Có khỏe không? Sao nhìn ốm nhách vậy?” “Trời đất ơi, tao bữa nay tao nhậu mười mấy năm tao không bị bệnh mà về bển có tuần lễ tao bị bệnh. Bệnh gan. Tao nhìn đâu tao cũng ứa gan hết trơn á.” Ở đây nhậu mười mấy năm rượu mạnh mà không có bị. Về thấy không? Là bệnh gan. Nhìn là mình ứa gan, xốn mắt.
 
Okay.
 
Cho nên là cái vô thường ở đây là gì?
tùy vào điều kiện ra sao mà cái ảnh hưởng là cái gì, là vô thường nghe kịps không?
 
Sáng nay do tôi gặp bạn lành, môi trường lành thì tôi có tâm lành, nhờ vậy tôi làm được việc lành. Chiều nay tôi gặp bạn xấu xíu làm chuyện xấu thì tôi làm chuyện xấu.
 
Nghe kịp không?
 
Như vậy thì do vô minh trong bốn đế nên tôi làm các việc thiện ác, nhưng do các điều kiện khác nhau nên có lúc tôi làm ác có lúc tôi làm thiện.
 
Và chính vì tôi tạo đủ cả hai nghiệp thiện ác cho nên tôi có đủ cả hai cái tâm đầu thai, đó là tâm đầu thai về cõi lành và tâm đầu thai về cõi khổ. Cái nào nó chín muồi trước thì tôi đi về đó trước. Ví dụ như tôi tu cả đời, mà đến lúc ngáp ngáp tôi tắt hơi nhằm lúc cái nghiệp ác nó trổ thì tôi tu cả đời nhưng mà tôi vẫn đi xuống. Cả đời tôi ác ôn gian hùng nhưng mà tới lúc tôi tắt thở nếu nhằm cái lúc quả lành nó trổ thì tôi vẫn về Trời làm đại gia như thường.
 
Đầu tiên mình phải thấy được mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Nó quan trọng lắm. Hôm nay bà con đến gặp tôi, bà con nghe buổi đầu, bà con thấy đúng rồi Đạo Phật là nó như vậy. Mai này bà con về một hai tháng tu thiền ngồi nghiệm thì thấy giáo lý duyên khởi nó quan trọng cỡ nào. Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: trong từng phút ta đang âm thầm kiến tạo một chốn về cho mình mai này.
 
Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với vô minh, tham ái và tà kiến.
Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với trí tuệ và chánh niệm.
Trong từng phút trôi qua ta đang mở rộng đường về trời và xuống địa ngục.
 
Mặc dù theo trong kinh thì đường về cõi trời kinh sách dạy đầy ra đó mà ít người hỏi thăm, còn đường xuống địa ngục không ai dạy mà đứa nào cũng rành hết trơn.
 
"Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn" tức là đường về trời có mà không ai hỏi
"Địa ngục vô môn, hữu khách tầm" nhưng đường xuống địa ngục không ai dạy mà lúc nào cũng đứng đầy đó.
 
Cho nên, có học giáo lý duyên khởi để thấy nhiều chuyện rất quan trọng:
Chuyện thứ nhứt, thế giới này chỉ là đồ lắp ráp không thôi. Một đời người nó được ráp bằng bốn thứ thiện - ác - buồn – vui:

1.  Cái thiện đời này là nhân vui cho đời sau.
2.  Ác đời này là nhân khổ cho đời sau.
3.  Vui đời này là quả của cái lành của đời trước.
4.  Khổ, buồn đời này là quả của cái xấu của đời trước.
 
Nghe kịp không?
 
Thấy được bốn cái đó, nhớ đi nhớ lại bao nhiêu đó. Lên lầu xuống lầu, đi vô nhà tắm đánh răng mở lò rửa chén làm gì cũng nhớ bao nhiêu đó. Nhớ là cái gì khó chịu bây giờ là quả xấu đời trước, cái gì dễ chịu bây giờ đều là quả lành đời trước. Ta tham sân si bây giờ là nhân khổ đời sau, Từ bi hỷ xả ngày này chánh niệm trí tuệ ngày này là nhân vui đời sau. Nếu đủ duyên thì ta chứng thánh giải thoát. Nếu không đủ duyên thì trên đường luân hồi nó cũng được dễ chịu.
 
Thật ra, xét cho kỳ cùng thì các quả lành của bố thí trì giới nó chỉ cho ta những cái căn phòng máy lạnh trên con đường luân hồi vạn lý mà thôi. Trước sau cũng phải đi trên con đường đó, nhưng ai có điều kiện có cái phòng máy lạnh nhìn ra trời xanh mây trắng nắng vàng cũng dễ chịu hơn.
 
Trưa nắng chang chang mà chạy cái xe hồi nãy muốn chết luôn. Chạy tới đây máy lạnh nó mới chịu làm việc mà mấy người đẩy tui ra chỗ nắng ngồi. Chỗ mát thì nó ngồi nói chuyện líu lo mà chỗ tôi ngồi nó nóng trào máu. Tôi nói trong bụng: Cũng là đi xe mà ai ngồi chỗ mát thì nó dễ chịu, mà ngồi chỗ nắng cũng quãng đường đó mà ôi thôi nó là một cái đọa đày. Sẵn đây tôi nói luôn biết đâu trước mặt tôi có những người tàng long ngọa hổ có những người Bồ Tát dấu mình. Mà nói vậy thôi chớ không có đâu.
 
Ngộ người ta chửi cũng cười nữa.
 
Đường về Phật Quả rất xa xôi đầy bất trắc nhưng mà
1.  do cái lòng đại bi nghĩ đến chúng sinh nên Bồ Tát không sợ xa.
2.  Và do đại trí Bồ Tát thấy mọi thứ chỉ là ảo.
3.  Do thương chúng sanh và do thấy mọi thứ ảo nên Bồ Tát không sợ khó.
Đó là nói trên lý.
 
Còn nói trên tình thì sao? Thời gian tu hành ba la mật, tu hành các hạnh lành mà càng nhiều, thì đường luân hồi của Bồ Tát nó sao ta? Không phải, nó trơn tru hơn. Đẻ ra ngồi trên đầu người ta không à. Giàu hơn. Khỏe hơn. Đẹp trai hơn. Dễ tu lắm nó không có mặc cảm. Còn cái tướng xấu hoắc như vậy, đi giảng thấy người ta ngáp cũng tủi nữa.
 
Có lúc tui buồn ngủ quá trời mà thấy thầy Pháp Hòa là tui khỏe luôn á. Cho nên trong kinh nói: Bồ Tát do Đại Bi, Đại Trí mà không ngại dấn thân đã đành rồi, nhưng mà đó là nói về lý. Còn nói về sự, thì càng về sau con đường Bồ Tát đi nó càng trơn tru. Mà cái thứ càng phú quý càng sanh lễ nghĩa lắm. Ví dụ như, các vị mà bảnh quá, người ta chửi quý vị, quý vị dễ nhịn lắm. Tin tôi đi. Hiểu tôi nói không? Chứ mình nghèo, mặc cảm. Cứ thử bữa nay quý vị mới vừa trúng độc đắc thử coi coi. Quý vị ba đứa, đứa tốt nghiệp Yale nè, đứa tốt nghiệp Havard, Stanford. Bốn đứa nó mới vừa báo tin mời mình đi mừng bằng tốt nghiệp của nó nè, còn mình ông chồng ổng mới đi cafe mua vé số trúng mấy cái mà mega mấy trăm triệu, mà tự nhiên có ai đó mình đi ngoài chợ bà nào đó nói gì mình, mình dễ tha thứ lắm, vì bữa nay “lòng bà đang sướng”. Hiểu không? Còn cái thứ mà tiền bạc khó khăn, mất job, bịnh hoạn, rồi ông chồng già cả nhăn nheo, con cái hư đốn ,lúc đó nó dễ buồn rồi tủi thân dữ lắm. Mà Bồ Tát càng về sau thì càng trơn tru; càng trơn tru, hanh thông
 
Và trong Kinh nói, càng về sau thì Bồ Tát bồ đề tâm càng dũng mãnh. Do đó bao nhiêu chuyện khó Bồ Tát dồn hết cho khúc sau. Chuyện khó làm nhất là Bồ Tát dồn cho khúc sau. Ví dụ như, mới bảy tuổi mà tự nhiên dám, bảy tuổi mà trong đầu có những suy nghĩ cực kỳ khó tin.
 
- Thứ nhứt, thấy rằng mọi thứ ở đời không có gì tin được hết. Tại thấy người già người bịnh á.
- Thứ hai, bảy tuổi mà nhìn đâu cũng thấy ai cũng đáng để mà thương hết. Thấy trên đời không có người để mà mình ghét. Thấy trên đời chỉ có người đáng thương và dễ thương thôi. Bảy tuổi mà thấy vậy.
- Thứ ba, bảy tuổi mà dám tuyên bố: “Ai xin gì tôi cũng cho, kể cả cái mạng này.”
 
Bảy tuổi thôi. Bồ Tát Thích Ca mình. Mà tại sao ngài lại ghê gớm như vậy? Là vì lúc đó gần rồi. Lúc đó là coi như là nhéo không biết đau mà cù không biết nhột nữa. Đó là “Đao thương bất nhập mà bách độc bất xâm”. Còn cái thứ mà mới nguyện, nghe nói xin gì cho nấy, nó làm cho cái xà lỏn cũng không cho mặc, nó lấy luôn cái xà lỏn luôn, lấy tay bụm như Adam Eva vậy đó.
 
Cho nên là là, à mà tôi nói mới nhớ chuyện này.
 
Là bữa đó hai thằng con chiên của đạo Chúa nó hỏi nhau: “Mày biết quốc tịch của Adam với Eva không?”
 
- Có. Hai người đó mặt mũi dân Châu Âu dân Âu Mỹ chứ. Một là dân CuBa hai là dân Đông Âu.
 
– Mày dựa vào đâu mày nói như vậy ? Bởi vì áo quần không có, chỉ có một trái táo mà dám gọi là vườn địa đàng thì chỉ có xã hội chủ nghĩa thôi. Ao quần không có, chỉ có một trái táo mà dám gọi là thiên đàng thì chỉ có tụi cộng sản chứ không có đâu. Nếu cái mặt mũi đó thì chỉ có dân Đông Âu với Cuba thôi chớ không đâu có hết.
 
Đến đâu rồi ? Tôi nói mà tôi quên mất tiêu rồi.
 
Rồi, cái Phật đạo. Đại trí, chính vì thấy mọi thứ là Ảo, sướng hay khổ là ảo, khen chê vinh nhục là ảo, xa gần là ảo lâu mau là ảo, vì kẻ trí mới thấy được như vậy nên Bồ tát không ngán thời gian. Không ngán gian khổ. Vì đại bi với tấm lòng của người mẹ, Bồ Tát nghĩ rằng phải giúp được càng nhiều con càng tốt.
 
Các vị biết các vị mới thương nè. Nhiều khi các vị thấy người Việt nam mình thấy ghét bằng trời như vậy đó, nhưng mà chỉ cần đổi kiếp, họ làm mẹ của mình, họ dám chết vì mình. Các vị biết không ? Có biết chuyện đó không ? Tại vì mình học đạo, mình nghe giảng mình «Dạ.» «Dạ» chớ mình cũng không có tin lắm chuyện đó. Nhưng khi mà mình tin chuyện đó, thì mình thấy ai trong đời cũng đáng thương. Như cái bà đó nhìn bả thấy ghét vậy đó, nhưng mà bây giờ mình chui vô làm con bả, là bả dám chết vì mình, bả lo lắng đủ chuyện. Còn cái chuyện mẹ giết con là hơi hiếm. Đa phần là mẹ chết vì con thì nhiều, nha. Mà không phải kiếp kế này đâu, mà nhiều kiếp quá khứ bả đã nhiều lần bả chết cho mình rồi. Thậm chí có những lần mà «hai đứa chia tay nhau trên bến giang đầu vào một buổi chiều mưa rét mướt. em đi rồi không biết ngày nào em trở lại». Không ngờ dòng đời xô đẩy, hai đứa mất nhau trong đời và cuối cùng không thấy nhau nữa, rồi qua nhiều kiếp sanh tử, hai đứa thành tử thù trên thương trường, chiến trường và chính trường, chỉ muốn giết nhau. Mà không nhớ rằng lần hai đứa gặp nhau cuối cùng đã từng thề non hẹn biển đủ điều hết. Hiểu không ? Bồ Tát thấy cái điều đó, Bồ Tát không có giận ai hết. Bồ Tát nhìn ai cũng là tình nhân, ai cũng là mẹ là cha là con là những người rất mực dấu yêu. Chính vì cái dòng luân hồi xô đẩy mà mình mất nhau, mình lạc dấu nhau trong đời. Bây giờ nhìn nhau mình chỉ ứng xử với nhau bằng nước mắt thôi.
 
Cho nên trong cái nhìn cùa Bồ Tát, ai Bồ Tát bao dung được hết. Ai Bồ Tát cũng đem vào lòng.
 
Cái giá trị của một con người nó không phải nằm ở chỗ anh nhận được gì mà là nó nằm ở chỗ cho ra cái gì. Đúng không ? Tui có bao nhiêu tiền không quan trọng, mà tui có khả năng cho quý vị được bao nhiêu. Cái đó mới quan trọng, nha.
 
Và cái giá trị của Bồ Tát nằm thêm ở chỗ nữa là: Tim ngài chứa được bao nhiêu người. Cái sức chứa của trái tim mỗi người chính là giá trị của người đó. Ở đây có một người mà tôi phải vinh danh. Đó là cô Bảy... Cô này sẵn bữa nay tôi nói huỵch toẹt con người mè hè của cổ. Cổ rất là nóng tính. Cổ nóng tính vô cùng. Nhưng mà cổ là mẫu người mà khi tôi đi xa thuyết pháp tôi hay nhắc mà tôi không có nói tên. Cổ nóng tính vô cùng nhưng mà cổ là người dễ thỏa hiệp, dễ năn nỉ. Cứ gây cổ, chửi cổ cho đã. Xong rồi năm tháng trôi qua bị khổ tới kéo áo cổ, miệng lầu bẩu nhưng cổ vẫn giúp. Cái đó là rất khó tìm. Còn lịch sự cho lắm nhưng mà để bụng là không được. Cô Bảy này là thắng hạnh á. Tức là cổ giận bằng trời nhưng mà, mà dĩ nhiên các vị không có tin là tôi không có ăn tiền cổ, tôi không có làm quảng cáo. Cổ là người rất đặc biệt, rất là nóng tính. Cổ có thể nổi cơn, cổ phang mà coi như đập tường á, nhưng mà cổ có khả năng bao dung rất là rộng đó là cái điểm mà mình phải tán thán và học hỏi.
 
Và một người nữa, là cô Ng. Nga .Cổ lớn tuổi mà nói kiểu gì cũng không giận, có thể là do cổ không hiểu cũng không chừng. Phải nhìn nhận trong cái đời đi dạy học của tôi, thì cái người như cô Nguyên Nga rất là hiếm, tuyệt chủng từ lâu. Có tuổi rồi, có gia đình, có thân phận đàng hoàng, mà nhiều khi ổng nhỏ tuổi hơn mình, mà ổng mắng xối xả, mà giận lắm, cúi xuống cái vậy thôi. Rồi nhăn răng ra cười, học tiếp. Thì cái chuyện này là rất đặc biệt.
 
Bên Thụy Sĩ tôi có biết một cô. Kiếp trước cổ, tôi ngồi thiền tôi soi, kiếp trước cổ là pháo đại, cổ nổ dữ lắm, cái tật hay khoe dữ lắm, nhưng mà cổ có cái hạnh đặc biệt là không bao giờ giận. Hồi đầu tôi tưởng nàng giả bộ, mà sau này tôi biết là cái dây thần kinh giận bả dứt từ hồi nào. Không tự ái, không có biết giận, người ta nói móc, nói xiên, nói xỏ, nói huỵch toẹt, nói thẳng vô mặt, nói như tạt nước thì làm như không hiểu, bả nghe ngoại ngữ vậy đó, rồi thì thôi. Người không biết giận. Ngộ lắm. Thì cái đó là những cái mà mình phải tán thán. Các vị thấy tôi có gì kỳ không ? Lát tôi ..tiếp. Bởi vì người khác chính là tấm gương lớn nhất của mình. Có biết tấm gương không ? Tấm gương là mình nhìn họ mà nhờ họ mình nhìn mình.
 
Cho nên học giáo lý duyên khởi,
1.  chuyện đầu tiên là để thấy mọi thứ do duyên mà có.
2.  Thứ hai, mọi thứ do lắp ráp mà có.
Do duyên mà có là chuyện khác, mà do lắp ráp mà có là chuyện khác. có nghĩa rằng là khi mình thấy mọi thứ là đồ ráp thì cái khác với cái chuyện xem họ là ai đó. Nhớ không ?
 
Tôi nhớ tôi đã kể tại cái pháp hội này câu chuyện mà tôi thích, thích lắm, mà tôi thấy các vị cứ trơ trơ.
 
Đó là đi thuyền trong đêm tối, bị một cái thuyền khác tông vào. Nếu ta nhìn lên cái chiếc thuyền kia không có người thì ta không có giận, đúng không ? Hiểu chưa ? Nhưng nếu mà trên chiếc thuyền kia có người, thì lại chia hai trường hợp. cái người trên đó là ai? bạn thân khác, người lạ khác. người khác giới khác, đồng giới khác. Nếu mà là mình nam mà gặp đứa tông là nữ mà nữ xấu khác nữ đẹp khác. Có hiểu không ? Nó chưa chồng là khác mà nó có người khác rồi là lại là khác á. Có hiểu không ? Có nghĩa là cũng bị tông thuyền mà có giận hay không là nó tùy thuộc cái trên thuyền chứ không phải là bản thân cú tông, không phải bản thân chiếc thuyền mà còn là cái đi kèm với chiếc thuyền. Nghe kịp chưa ?
 
Nói như vậy có nghĩa là bản thân mọi sự vật, mọi sự việc nó xảy đến với mình, bản thân nó chưa là gì hết. Nhưng mà cái nhận thức, cái đánh giá của mình còn tùy thuộc vào vô số những chuyện khác đính kèm. Nghe kịp không ? Ăn bánh xèo mà không rau nó kỳ dữ lắm. Như vậy thì bản thân bánh xèo nó chưa đủ mà phải có rau, phải có nước chấm, có đúng không ? có nhiều món không ra gì mà nó ngon nhờ nước chấm. Có đúng không ? Và tôi thì có một cái điều đặc biệt, tôi ăn gì thì ăn mà cơm ngon, thì tôi ăn cái gì cũng ngon, chỉ cần một chén nước tương đàng hoàng mà cơm dẻo, thơm nấu đừng quá khô quá nhão là trẫm rất là thích, còn cho trẫm ăn đồ ngon gì thì ngon mà cơm nó là gạo cũ á, gạo mà cứ « hai con một hột » tôi sợ lắm. Gạo bị gãy, nó không có nhựa nó không có dẻo. Rồi cơm mà nghe nó hơi mốc mốc đồ ăn thì đầy hết. tôi nhìn vô là tôi đã thấy mốc, là mất sáu chục điểm rồi. Dọn cơm mà tôi thấy cái tô cơm nó dẻo, hột dài, trắng mà không quá khô không quá nhão, chẳng hạn như nhà này là chuyện rất là lạ. Nhà này là chỗ rất là hiếm mà nấu cơm tôi rất là thích đó là một: khô như tôi thích. Đa phần tôi lại nhà Phật tử chín mươi phần trăm nhà Phật tử là bắt tôi ăn cơm nhão. Tôi hỏi chứ «Sao nhão vậy ?», bảo chứ «nó mềm» chỉ trả lời như vậy. Nhưng mà tôi thích ăn cơm khô. Mà nếu được cho tôi ăn gạo thái jasmine mà longren thì tôi thích. Các vị nghe kịp không ? Tức là một bữa ăn hoàn chỉnh tùy người mà nó lệ thuộc vào nhân duyên gì. Hiểu chưa ? Có người ăn bánh xèo nó ngon vì nước chấm ngon nhờ rau hoặc bánh xèo phải giòn mới được. Bánh xèo đổ dày quá ăn nó lầy lắm. Nói như vậy không có nghĩa là ngày mai bắt ăn bánh xèo nghen. Cái nhà này mà lỡ lời nó quất cho ăn trào máu luôn. Bữa nào tôi kể về giấm, chắc dọn cho mỗi ông một tô giấm. Cũng lo. Nói chuyện gì cũng phải lựa lời. Nói gì cũng chiều hết trơn á. Mình thuyết pháp mà năm đứa nó .....
 
Các vị biết chuyện Kinh Kha không ? Tức lục quốc muốn ám sát Tần Thủy Hoàng mà tìm hoài không ra người rồi cuối cùng giao cái trọng trách đó cho Thái tử Đan của nước Yên. Thái tử Đan tìm được mười mấy người mà mỗi người đều có cái nhược điểm. Cái người hoàn hảo nhất chính là Kinh Kha. Mà ổng trọng thị Kinh Kha tới cái mức mà Kinh Kha không thể từ chối trọng nhiệm đó. Có nghĩa là, ổng mời Kinh Kha vào, thì Kinh Kha thấy có cái ao cá trong cung có cá bơi bơi, Kinh Kha mới lấy cái hòn đá liệng cá chơi. ổng cho bưng nguyên mâm vàng, nói : «Nói tráng sĩ dùng liệng đi, chứ đừng liệng sỏi dơ tay» vàng vụn á, cho ổng liệng cá chơi. Thì đang ngồi chơi, có một cái cô người hầu đẹp lắm, cổ bưng ra một mâm trà mâm rượu cho ổng, thì Kinh Kha cũng tiện cái miệng nói «Bàn tay đẹp quá !» Lát sau ổng đi vô phòng, thì có người bưng vô nguyên cái tráp, ổng mở ra thì là cánh tay của cái cô kia . Có nghĩa là khen là tặng, khen là tặng. Hên, mà ổng nói cái bồn cầu nó tháo đem vô là chết. Đại khái như vậy.
 
1.  Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: Mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất.
2.  Học giáo lý duyên duyên khởi để thấy rằng: Mọi thứ do lắp ráp.
3.  Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: Thế giới này không có gì là một. Và mọi thứ giống như một cây chuối. Được gọi là cây chuối là bởi vì do nhiều bẹ ráp nên.
 
Nghe kịp không ? Trong Kinh nói : Năm uẩn là gì ?
 
Trước hết tôi phải trả lời cái duyên khởi.
 
Duyên khởi là gì ?
Duyên khởi là hành trình sanh và diệt của năm uẩn.
 
Mà năm uẩn là gì ?
1.  Thứ nhất, đó là Sắc uẩn: tất cả những gì thuộc về vật chất trong thân gọi là năm uẩn.
2.  Thọ uẩn: tất cả những feeling dễ chịu khó chịu của thân tâm.
3.  Hành uẩn: khía cạnh thiện ác của tâm.
4.  Tưởng uẩn: khía cạnh kinh nghiệm, hồi ức, kiến thức thì khía cạnh đó được gọi là tưởng uẩn. Có hiểu không ta ? tại sao tôi nói cái này là cái dùi chuông mà tôi không nói cái này là cây đũa bếp ? Bởi vì đó là kiến thức, đó là hồi ức, đó là kinh nghiệm. Chính kinh nghiệm, chính hồi ức, chính kiến thức cho tôi biết rằng cái này là cái dùi chuông, không phải cây đũa bếp, miền Bắc gọi là cây đũa cả phải không ? Đó, chính kinh nghiệm, hồi ức, kiến thức cho tôi biết đó là đàn bà chứ không phải đàn ông, chính hồi ức, kiến thức cho tôi biết cái này cái nọ, nghe kịp không ? cái đó được gọi là tưởng uẩn. đó là khía cạnh nhận biết thông qua hồi ức, kinh nghiệm tích lũy.
5.  Thức uẩn: cái biết đơn thuần của sáu giác quan.
 
Quý vị biết có ba cái biết căn bản :
1.   cái biết của thức: cái biết của mắt tai mũi lưỡi, nó chỉ chụp hình chứ không có đánh giá gì hết.
2.   cái biết của tưởng: Sau khi con mắt nó chụp hình xong, nó đưa vô trong cái bộ chip ở trong, nó nói : đây là cái tô.
3.   cái biết của trí.
 
Cái biết của thức là cái biết của mắt tai mũi lưỡi, nó chỉ chụp hình chứ không có đánh giá gì hết.
 
Nhưng mà cái biết của tưởng là gì ? Sau khi con mắt nó chụp hình xong, nó đưa vô trong cái bộ chip ở trong, nó nói : đây là cái tô. Nghe kịp không ? Khi mà nó nói « đây là cái tô » là cái biết của tưởng uẩn.
 
Còn cái biết của thức uẩn là chỉ chụp hình thôi chứ nó chưa có thể định danh, định hình vật đó là cái gì.
 
Nó đưa vô trong, cái trong mới nói đây là cái tô. Mà ai dạy cho nó biết đây là cái tô? Cha mẹ, xã hội, gia đình, học đường, kiến thức sách vở. Đúng không ta? chính những cái nguồn đó nó dạy cho mình biết đó là cái tô chứ không phải cái dĩa, không phải là cái chén. Các vị có biết rằng, trong thế giới ngôn ngữ, cái ngôn ngữ nào, đất nước nào, dân tộc nào nó giỏi về âm nhạc thì những từ vựng về âm thanh của họ rất là nhiều, phong phú, như tiếng Ý. Họ có giọng nam trầm nữ trầm nam cao nữ cao. Có biết cái đó không ta ? ba cái teno, soprano. Vì những cái ngôn ngữ khác nó không có phong phú như vậy. Và, ở đất nước nào mà hội họa phát triển thì từ vựng về màu sắc nó rất là phong phú. Chỉ riêng màu trắng không là nó có trăm cái màu trắng. Ngay cả tiếng Việt mình thấy màu trắng cũng có rất nhiều màu trắng. Ngay cả màu xanh mình thấy : hoặc là aqua blue green rất là nhiều. Thì đất nước nào dân tộc nào mà nó giỏi về hội họa là từ vừng về màu sắc của nó rất là giàu. Đúng không ?

Cái biết của tưởng uẩn là gì ? Tưởng uần là chồng chất bởi những kiến thức đó đó. Nghe kịp không ? Ví dụ, mình nói màu trắng, thì cái người nào họ biết nhiều về hội họa thì khái niệm về màu trắng của họ rất là giàu. Mà người giỏi về âm nhạc, giỏi về nhạc lý đó thì họ có rất là nhiều khái niệm, kiến thức về cái gọi là âm thanh. Đó được gọi là tưởng uẩn. Hiểu hả ? Còn với người nấu ăn thì kiến thức của người nấu ăn về món ăn nó phong phú hơn người bình thường rất là nhiều. Họ có thể nói chuyện với nhau mà mình nghe mình có thể không hiểu đó. Hoặc dân thợ bạc nó có cái ngôn ngữ riêng của đồ bạc vì khái niệm gắn liền với từ ngữ. Các vị biết cái đó không ? khái niệm gắn liền với từ ngữ. Nhớ cái đó hả ? gNười mà ngôn ngữ giàu là họ biết được nhiều thứ. Mà mỗi cái biết là một concept, một cái idea. Chính cái concept, cái idea nó cho phép từ ngữ họ nó phong phú. Những người họ ấm a ấm ớ, ngôn ngữ họ nghèo thì con concept họ ít.
 
Cho nên cái tưởng uẩn là cái nôi đẻ ra nền văn minh của nhân loại. Mình tưởng văn minh nhân loại là khảo cổ, hội họa, kiến trúc, tùm lum tưởng nó ghê gớm. Nhưng thật ra nó là thế giới của Tưởng Uẩn.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi(3-6)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Cho nên, cái này chắc phải ghi thêm: tưởng uẩn nó có ba.
Tưởng uẩn có ba, đó là :
1.  Dục tưởng: những hồi ức của mình về thế giới vật chất.
2.  thiền tưởng: thế giới của họ càng đơn giản nhường nào thì khả năng tập trung và bén nhạy của họ càng cao. Tập trung vào 10 đề muc.
3.  quán tưởng: Bước đầu của tu Tứ Niệm Xứ .

Dục tưởng là gì ? là những cái biết của mình về thế giới vật chất, về âm thanh, màu sắc, hình dáng, ánh sáng, dài ngắn, về không gian, về thời gian, đó được gọi là dục tưởng. Hiểu hả ?
Dục tưởng là những hồi ức của mình về thế giới vật chất.
 
Còn thiền tưởng, bữa nay ghi đã luôn. Thiền tưởng là, là thôi nha. không có ghi gì hết, giờ tôi giảng trước:
 
Người sống trong cõi dục thì họ ghi nhận thế giới này qua sáu căn. Và từ đó, thế giới trong mắt của người sống. Thế giới trong mắt của người sống trong cõi dục nó có thiên hình vạn trạng, gồm có : nam nữ, đực cái, trống mái, sông núi, kênh rạch, đại dương. Rồi trời đất trăng sao hoa lá tùm lum hết. Nghe kịp không ? Và chính vì nó đa đoan như vậy cho nên người hưởng dục nó bị chia trí không có tập trung.
 
Còn cái người ly dục tu thiền á, thì thế giới của họ chỉ có còn mười thứ thôi. Các vị thử tưởng tượng : một bên thế giới có vô số thứ để biết, mà biết ở đây là gồm có thích và ghét, đúng không ? Một bên thì nó có vô số thứ để nó thích và ghét. Một bên nó chỉ có mười thứ thôi. Các vị tưởng tưởng coi cái mức tập trung của nó. Một bên là số 10 một bên là countless, unlimited. Các vị nghĩ coi nó khác nhau cỡ nào. Quá nhiều. Chỉ cần một tỷ mà so với số 10 là thấy dễ sợ rồi. Còn đàng này là vô số mà so với mười thì các vị nghĩ. Cho nên đối với người không có tu thiền, mở mắt ra là nhà cửa nam nữ xe cộ bla bla còn với người tu thiền thì thế giới này nó chỉ có mười thứ thôi. Đó là : 
  1. xanh vàng đỏ trắng (4)
  2. đất nước lửa gió (4)
  3. hư không (1)
  4. ánh sáng (1).
 
Nó biết có mười thứ đó thôi. Nó ăn rồi nó cứ « đất đất đất... » nó niệm tới lúc mà nó nhắm mắt lại nó cũng thấy đất. Và khi nó đắc thiền bằng đề mục đất, nó nhìn cái dòng sông nó nói « mình đi trên đó đi ta » cái là cái chỗ đó thành con đường cho nó đi. Là vì sao ? Vì qua một thời gian dài tu thiền, cái tâm của họ biến mọi thứ thành đất như họ muốn. Lúc đó các vị nghe như phim kiếm hiệp sư phụ nói với đệ tử : «Con cứ luyện đến mức kiếm và người là một.» Có biết cái đó không ? Có nghe cái đó không ? «Con học kiếm đến mức mà cái gì trong tay con cũng là bảo kiếm hết á.» Bởi có nhiều cao thủ mà khi đối phương đâm nó chỉ lấy hai ngón tay nó kẹp lại thôi. Quý vị biết không ? Dĩ nhiên cái đó là chuyện trong phim. Nhưng mà đối với người học Phật thì cái đó là chuyện rất là hay. Đến một lúc người với kiếm là một thì nó đưa cái ngón tay lên kẹp thanh kiếm của đối phương. Lúc bấy giờ đây là hai thanh kiếm chứ không phải hai ngón tay. 

Hoặc như, Biện Trang là một cao thủ về bắn cung của Trung Quốc xưa. Tôi đi xa riết mà lát tui quên là quý vị nhớ dắt tui về nha. Là ổng bắn rất là giỏi. Có người tới xin học với ổng. Ổng mới lấy trái bưởi để cách xa 100 mét. Ổng kêu cứ nhắm bắn trái bưởi. bắn hoài bắn hoài bắn riết tới một ngày bắn được trái bưởi. Ổng đổi bưởi qua cam. Rồi từ cam chuyển qua trái chanh, rồi từ trái chanh chuyển qua trái chùm ruột. Ổng nói «Con nhìn sao mà tới hồi cái chùm ruột nó bằng trái bưởi con cho thầy hay.» thì nhắm hoài nhắm riết. Đúng. Khi nó tập trung nó thấy bằng trái bưởi, nó nói «Thầy ơi bằng rồi.» thì ổng mới bỏ trái chùm ruột ra, ổng mới bỏ cái hột me đó. (Mở lớn lớn cho nó nghe vui, có bả đó bả nghe nó kỳ.) Ổng để cái hột me, ổng nói «Con nhìn bao giờ mà cái hột me bằng trái bưởi con cho thầy hay.» và cuối cùng rồi đó ổng lấy cái kim ổng để đó ổng hỏi thằng học trò «Có thấy hay không ? Con bắn bay cái đầu kim được không?» Nghe hiểu không ? Cái chuyện này có thể là quý vị có quyền không tin nhưng mà cái đáng để lưu ý của cái chuyện này không phải là chuyện tin hay không tin mà là cái kỹ thuật từ trái bưởi xuống tới trái chùm ruột rồi tới được cây kim. Hiểu không ?
 
Thì ở đây, đối với người tu thiền cũng vậy. Buổi đầu khi mình còn chưa tập thiền cái đầu nó còn lăng xăng, còn bị chia trí, bị phân tâm bởi rất là nhiều thứ. Nhen. Ví dụ như mình còn có cái để thích, trong cái thích có vô số thứ. Mà hễ có vô số thứ để thích thì có vô số thứ để ghét đúng không ? Các vị tưởng tượng nó chia trí dữ lắm. Chia trí dữ lắm. Các vị không có tu thiền các vị không có biết. Cái đầu của quý vị nó bấy hết trơn à, là bị chia đủ thứ chuyện. Vô ngồi mới biết là nó nhớ tùm lum. Thử đi thì biết. Như mặt hồ nó lắng xuống á. Mình thấy hơi bị nhiều. Nên tại sao mà hành giả có nhiều hình thức. Nhiều khi ngồi thiền một lúc nghe cơ thể nó đau đớn giống như bị chẻ xương. Là tại sao vậy ? Thì đó là lúc họ đang là con người mới. Chánh niệm và trí tuệ nó đang biến thành con người mới. Qua cái giai đoạn mà đau như đau đẻ vậy đó. Có người họ đau họ thấy cái bắp như bị cái khăn mà ai đó vắt. Có người họ đau như cái xương bị chẻ. Có người họ tả cái đau giống như ai lấy kim mà chọt vô cái khớp mà gõ vậy. Đau đến mức như vậy. Nhưng mà thật ra cái đó là ảo, không thật. Giống như con nhện nó hồi sáng vậy đó. Mà phải qua được giai đoạn đó. Từ đó về sau ngồi phê luôn. Ngồi không có biêt mệt. Mà phải qua được cái giai đoạn Quỷ môn quan. Giai đoạn thập tử nhất sinh đó rồi thì khác, nhưng mà nói như vậy không phải ai cũng như vậy. Không phải ai cũng phải qua cái giai đoạn đó. Có nhiều người họ nhanh lắm. Họ chỉ nghe Phật nói một câu họ là đắc không có ngồi xếp bằng, không có. Tùy vào cách tu ba la mật. Lúc tu đắc lâu hay mau nó khó hay nó dễ.
 
Thì ở đây cũng vậy, ở đây tôi đang nói. Thế giới này đối với người không tu hành thì nó gồm vô số thứ để mình ghét và thích. Chính vì vậy ta sống trong vô số cái thích ghét đó, ta bị chia trí. Nhưng riêng đối với người tu thiền thì thế giới chỉ còn có 10 thứ nữa thôi.
Chính khả năng tập trung của họ rất cao. Và nhờ khả năng tập trung ấy cho nên họ thấy những thứ mình không thấy được, họ nghe được những thứ mà mình không nghe được. Khả năng thấy được đó gọi là Thiên nhãn. Khả năng nghe được thứ người thường không nghe được gọi là Thiên nhĩ. Rồi cái khả năng hiểu được tâm người gọi là Tha tâm thông. Cái khả năng nhớ được kiếp trước gọi là Túc mạng thông. Cái khả năng hiểu được nghiệp quả tuần hoàn thì gọi là Sanh tử thông. Cái khả năng mà biến hóa dời non lấp biển hô mưa gọi gió thì gọi là Biến hóa thông.
 
Nhung khả năng đó không có gì khó hiểu hết bởi vì thân và tâm họ đã làm một.
Bước đầu, thân tâm là một.
Bước tiếp theo Trời Đất với họ là một. Muốn có núi là có núi muốn có sông là có sông.
 
Nhưng trong kinh nói, lúc chia xá lợi Thế Tôn làm tám phần. Vua A-xà-thế được một trong tám phần. Vua thỉnh chư tôn túc trưởng lão, gồm có: Ngài Ca Diếp, Ngài Anan, Ngài Anurudha về dự lễ tôn trí xá lợi vào tháp. Thì trong khi đó, ngài Ca Diếp, đệ nhất đầu đà được xem là đại diện lớn nhất trong tăng, Ngài bưng cái tháp vàng đựng xá lợi Thế Tôn đặt vào trong lòng tháp, chính ngài tôn trí đèn và hoa bên cạnh và ngài chú nguyện thế này:  Từ hôm nay cho đến 218 năm sau, xin đèn này đừng tắt, xin hoa này đừng héo, và dầu có trời long đất lở, động đất thiên tai xin lòng tháp hãy yên vị như thế đừng thay đổi cho đến bao giờ Vua A Dục nhìn thấy cái tháp này thì mới tính.» Ngài chú nguyện xong, Ngài lùi ra lễ tháp ba lạy, và vua A-xà-thế cho người seal cái tháp lại. vua A-xà-thế sống cũng được ít lâu sau đó khi sắp già thì cũng bị con giết, con vua A – xà- thế làm vua ít lâu thì bị cháu nội giết, cháu nội làm vua ít lâu thì bị cháu cố giết, cháu cố làm vua ít lâu thì bị cháu sơ giết. Tổng cộng là bảy đời như vậy.
 
Dân chúng thấy dòng họ này ngộ quá, quởn quởn là con giết cha, họ mới đảo chánh. Nó đưa cái dòng khác lên. Qua hết cái đời đó. Thì sau qua nhiều triều đại sau này đến đời vua A Dục là một triều đại khác.
 
Vua A Dục ác lắm. Chuyện nó dài nhưng tôi chỉ kể vắn tắt là ác lắm. nhưng mà được một vị sa-di giống như là A- la-hán thần thông cảm hóa vua thành một Phật tử. Việc đầu tiên vua muốn làm là, tại vua nghe pháp thích quá, mà bây giờ vua muốn đảnh lễ cái người nào là Thế Tôn, là Chánh Đẳng Giác, là Cha lành của ba cõi, là bậc thầy đã dạy nên cái giáo pháp hay ho này. Vua muốn lắm. Cái vị sa-di này dắt Vua đi đảnh lễ, «Đây là tháp của tôn giả Xá Lợi Phất – đệ nhất trí tuệ, đệ nhất thinh văn.» «Đây là tôn giả Mục Kiền Liên ...bla ..bla.. » tới cái tháp của Đức Phật, thì vị Sa-di nói «Đây là Tháp thờ xá lợi của Thế Tôn. Thầy của các vị tôn giả. Thầy của ba cõi. Tứ sanh từ phụ.» Vua chảy nước mắt. Vua quỳ xuống đảnh lễ và vua thấy cái tháp bị đổ nát. Hai trăm mười mấy năm rồi, đổ nát rêu phong. Thì vua mới xin được làm tháp mới. Nói xin chứ thật ra ổng là vua mà. Mà muốn làm Tháp mới thì mình phải rước xá lợi ra chứ đúng không. Thì khi ổng cho người khai tháp ổng mới chết điếng luôn: Đèn vẫn cháy, hoa vẫn tươi như vừa đặt cách đây hai phút.
 
Đó là thần thông.
 
Người không có học đạo biết kiến thức khoa học lơ mơ thì họ có quyền không tin. Nhưng người biết vật lý một chút xíu xìu xiu có biết về cosmophology, biết về physics một chút thì có lẽ họ tin chuyện này: Trong một cái điều kiện khí hậu nhiệt độ đặc biệt nào đó cái tuổi thọ stable của mọi thứ nó sẽ khác đi một chút. Có hiểu không ? Ví dụ như người ta thử rằng : một trái cà chua tươi mà đem vào lòng kim tự tháp đó, thời gian mà nó tươi giòn nó gấp 10 lần để ở bên ngoài. Tôi muốn nói cái gì ? Một chuyện nữa, thỉnh thoảng người ta bắt gặp những chiếc tàu ma đã mất tích mấy chục năm mà đồ đạc trên đó còn nguyên mà bao nhiêu sóng gió giông tố trên biển mà tại sao mọi thứ trên tàu nó không bị hư ? Và cái đám thủy thủ đoàn trên đó nó đã đi về đâu ? Người ta đành phải nghi ngờ là chiếc tàu đó trong một thời gian dài đã ở vào một cái góc không gian nào đó mà nó không có bị ảnh hưởng bởi xuân hạ thu đông nắng mưa lạnh nóng. Cái đó nó quá cái tầm suy nghĩ của mình. Cho nên ông Einstein mới nói rằng: Kiến thức không quan trọng bằng imagination. Cái knowledge nó không bằng. Vì cái kiến thức của mình nó lè tè lắm nhưng cái tưởng tượng, suy diễn nó cho phép mình đi xa, nó chắp cánh cái biết của mình xa hơn rất nhiều. Hiểu không ? Cho nên, nó có những, ví dụ như thần thông dùng là sức mạnh tâm linh. Chính sức mạnh tâm linh nó đã tạo ra environment đặc biệt cho cái vật đó. Có hiểu không ?
 
Và mình chưa khai thác được hết các cái nguồn energy. Mình khai thác chưa có hết. Cái biết của mình về mặt đất nó không là gì so với ở dưới lòng đất, và cái biết trên lục địa nó không bằng cái biết trong lòng biển và sự khai thác hết mức sức mạnh của gió, của nước, của nắng, nhân loại bây giờ vẫn bị hạn chế. Các vị biết chuyện đó không ? Hôm nay người ta vẫn còn lệ thuộc dầu hỏa Trung Đông mà.
 
Phải có đến một ngày, đến một ngày mà người ta không còn xài dầu lửa nữa mà người ta chỉ còn sức điện từ gió nước và nắng thì nhân loại mới khá được. Còn bây giờ trên lý thuyết thì đúng, cả ba cái nguồn đó : thủy điện, phong điện, và điện do dầu lửa thì phải nói là đến bây giờ ai cũng biết là thế giới có nhiều cái nguồn điện do nước, do nắng và do gió nhưng mà nói vậy thôi. Bây giờ chưa khai thác hết thì cũng vậy. Cái nguồn năng lượng thứ tư mà nhân loại chưa biết đến đó là tâm thức.
 
Theo trong Kinh thì mọi thứ vô thường theo phương hướng đỉnh và đáy. Trong Kinh nói, mọi thứ cực thịnh thì tất suy, mà suy hết mức thì lên đỉnh. Cùng tắc biến, biến tắc thông. Mọi thứ nó vận hành theo mô hình đỉnh và đáy. Nhân loại có lúc phát triển về tâm linh thì lại xuống về vật chất, khi phát triển về vật chất thì nó xuống về tâm linh.
 
Cái thời kỳ này là đỉnh về vật chất mà tâm linh nó rất là tệ. Cho nên ở vào thời kỳ vật chất phát triển cao, người ta chỉ có thể phát hiện được năng lượng về vật chất chứ người ta không thấy được năng lượng tâm linh. Hiểu không ?
 
Giờ tin cái đó chưa ?
 
Nhưng mà thời Đức Phật, vật chất nó không bằng bây giờ thì tâm linh nó phát triển. Giờ tôi kể các vị nghe cái chuyện này, các vị nghe có quyền không tin nhưng mà nói pháp thì cũng phải nói thiệt chứ, bắt tui giấu hoài. Ngài Huyền Trang. Ngài Huyền Trang là thế kỷ thứ 7 đó. Là trước khi Ngài đi thỉnh kinh Ngài đi ngang mấy cái Tây Vực thì bão cát quá trời lớn đi. Có lúc thì bão cát có lúc thì bão tuyết. thì Ngài mới thấy có lửa xa xa Ngài mới tới xin qua đêm. Người thì lạnh cóng, đói nữa. Ông chủ của cái lều, chứ không phải cái nhà đó ổng có cái lò lửa ông đang làm bánh mì, nướng thịt ổng ăn. Ổng mời ngài vô. ổng hiếu khách lắm. Tại ổng biết Ngài lỡ đường, nhà ổng đón khách kiểu vậy hoài à. Rồi ổng chỉ chỗ cho nằm, uống sữa tươi sữa cừu sữa dê gì đó rồi ăn chay thì có bánh, mà ăn mặn thì có ba cái đồ thịt, thì ổng đang làm bếp thì đứa bé con ổng nó khóc quá khóc đi. Đứa bé nó khóc mắc thở. Thì ổng liếc mắt ổng thấy.. mình ở nhà người ta mình thấy con nít khóc mình cũng thấy khó chịu vậy đó, cái lều thì bằng cái lỗ mũi mà nó khóc bằng 128 decibels chịu không nổi. biết decibels không ? Bà vợ bà liếc bà thấy ngài, bà lại bả nắm thằng nhỏ, nắm ngay cái cổ vậy nè, giống như con mèo mẹ. Cái lò đang cháy, bả liệng nó vô trỏng, bà đậy nắp lại, cái bà làm bếp tiếp, bả dọn tỉnh bơ. Ngài rụng rời. Con nít nó khóc mà Ngài thấy tội nghiệp Ngài tính lại Ngài dỗ. Con người ta mình đụng tới thì không có tiện.  Ngài đang ngại ngại mà bả cầm thằng nhỏ bả liệng nó trong lò. Thì liệng trong lò là coi như thằng nhỏ tắt đài đúng không ? Liệng vô đó nó tắt rồi. Bả làm bếp xong, bả mới mời Ngài.  Ngài ăn hết nổi, Ngài cứ dòm vô cái lò không à. Cái bả « À hiểu rồi. Hiểu rồi.» Bả thò tay vô lôi thằng nhỏ ra, bả phủi bụi, thảy ra nó bò lổm ngổm nó chơi. Thì ra đó, là cái bộ lạc đó nó sở hữu một cái thứ bùa nhiều đời. Là để tránh kẻ thù đó, kẻ thù mà tới thì tất cả chui vô trong lửa nằm thì kẻ thù thấy lửa cháy còn gì nữa, hiểu không ? Ông tổ là ngày xưa ổng là một đạo sĩ ổng rất giỏi bùa.
 
Ổng vì thương mấy người đệ tử, giống như giờ tui thương vợ chồng .. đi. Trước khi tui tịch tui dạy cho một cái món mà phòng thân. Có nghĩa là sau này tụi con có gây lộn đốt nhà thì hai đứa chun vô vậy đó. Thì hai vợ chồng này mới sanh con đẻ cái lập ra một cái bộ lạc trên núi và cứ truyền với nhau cái bùa đó. Có nghĩa là, hồi đầu thì họ dùng để tránh kẻ thù, rồi từ từ là để giải quyết mấy cái vụ rắc rối, như là con nít khóc thì cho nó vô trong đó luôn. Xong rồi thì lôi nó ra, phủi phủi tiếp. có những cái chuyện mà nó quá mức, mà tui kể tui ngại. Ngại là bà con năm châu nghe nói ông này sao hôm nay ổng chuyển qua phong thần. Như bên Hà Tiên mình, Hà Tiên - Việt nam á, có một cái truyền thuyết. Hôm nay mình vô trong thạch động mình gặp cái tảng đá mà nó dài, hình con cá sấu. Thì đó là một vị sư sa-di, sư nhỏ, sư giỏi bùa lắm. thì lâu lâu vậy đó, sư rùng mình thành con cá sấu cho ta coi vậy đó. Nhưng có một điều thế này, mỗi lần mà người ta muốn thấy vậy đó, thì sư có dặn. Sư đưa một ly nước sư tụng kinh, sư nói : «coi cho đã rồi lấy cái này tạt vô người của sư đặng sư quay lại hoàn hình.» Thì có cái bữa sư rùng mình xong thì nó thấy bự quá nó sợ, giục cha cái chén, chạy luôn. Rồi ổng thành cái con đó tới giờ luôn. Thì chuyện đó có hay không trời biết. Có nghĩa là thế giới thần thông, thế giới tâm linh là một cái thế giới mà mình không biết.
 
Hoặc một lần khác. Trong một kỳ thi tuyển Lạt Ma của Tây Tạng á. Sau 20 năm học thì ông thầy mới nói «Đã tới lúc là tụi con thi tốt nghiệp rồi, thi ở đây là ngày mai bốn giờ nghe tiếng chuông thì tụi con lên thi hết nghe. Nhưng mà khoan, trước khi thi phải chuẩn bị. Thì ổng phát cho mỗi đứa một cục than. Cục than nấu bếp. ổng phát cho mỗi đứa cục than xong xuôi rồi chia tay «Bốn giờ lên nghe con.» Mỗi đứa đi về. Thằng trưởng lớp á, tiếng Tàu nó kêu là Trưởng tràng nó mới vừa về tới, gió thổi vù vù, gió tuyết lạnh lắm. Nó vô nó đốt lửa, nó nghe tiếng người con gái ở ngoài «Lạnh quá Thầy ơi !» thì ổng mới he hé cửa thấy con nhỏ đẹp quá đi. Thì «Vô đây có lửa nè con, vô đi con ! » Nó vô thì cái mình nó bị ướt á. Rồi nó ngồi run run. «Có đói không ? » lấy miếng bánh khui cho nó ăn, rồi hỏi thăm này kia vậy đó. «Thầy có cần sữa gì, mai mốt có sữa cừu dê con cúng thầy.» Rồi cái tâm sự sao, ông thầy chết. ông thấy ổng chết. Có biết chết không ? Sáng hôm sau lúc mà đánh chuông lên á, đánh chuông lên để thi. Hai trăm ông tăng mà tăng sinh lên thi. Ông nào ông nấy như mo cau, ông nào ông ấy mặt đen thui à. Ông này nhìn ông kia nguyên cái mặt thằng cha kia than không à. Thì ông này nhìn ông kia cười thì ông kia ông ngạc nhiên ổng dòm lại mình. Hai trăm ông đều than hết. Ông Thầy ổng nhìn nói « Cục than hồi tối thầy cho đâu ? » Tụi nó móc ra, có cục còn nhiều nhiều, có cục mòn hết. Thì ra hai trăm ông đó về phòng riêng đều thấy một cô mà cái cô đó chính là cái cục than mà ông thầy ổng phát. Hiểu không ? Ôm ấp hun hít sờ mó mà không biết cục than. Hỏi nguyên cái cục than mà ôm nó hỏi sao mà không đen thui được? Hiểu không ta ? Bà đó cái mặt bả đen như cục than vậy đó. Có hiểu không ? Ông Thầy ổng dùng cái thần thông ổng thử. Ổng thử ổng phát mỗi đứa cục than, chỉ có cục than mới biết là thiệt hay giả. Thì cũng trang nghiêm nhưng mà tui mà đêm đó chắc tui cũng đen xì chứ chịu sao nổi. Tui đọc cái đó mà tui còn run. Tui sợ, nói «Chết cha mình mà đêm đó chắc mình thành cái mặt trăng như là Bao Công luôn á » thì ổng thấy ra chùa toàn Bao Công không. Giờ hiểu chưa ? Có nghĩa là có những thế giới mà ta không thể hiểu được. Sẵn đây tôi cũng nói luôn. Đừng có ăn rồi mà nhắm mắt chổng mông chửi Mật Tông. Đúng, Mật Tông từ góc độ Nam truyền nguyên thủy thì Mật Tông không có phải là chính thống. Nhưng mà bên Mật Tông họ có những cái hay nhất định mà ta không thể phủ nhận. Ví dụ như : Họ sử dụng, nguyên thủy họ sử dụng các cái câu Mật chú mà đó là chữ viết tắt của những giáo lý. Chữ viết tắt của giáo lý các vị có biết không ? ví dụ như : Khổ - Tập – Diệt – Đạo thì Khổ là Dukkha, Tập là Samudaya, Diệt là Nirodha, Đạo là Magga. Thì chữ Dukkha họ lấy chữ Du, Samudaya họ lấy chữ Sa, Nirodha họ lấy chữ Ni, Magga họ lấy chữ Ma. Thì cộng lại Dukkha – Samudaya – Nirodha – Magga họ lấy thành DuSaNiMa họ lấy ra họ đọc. Người đệ tử nghe DuSaNiMa là người ta hiểu đó là Khổ Tập Diệt Đạo. Còn bên Thái có cái loại bùa, bùa để đi khất thực. Quý vị có nghe «tứ vật dụng» không ? thì cái tứ vật dụng, y của ông sư là Civara, còn cái bát khất thực là Pindapata. Chữ Civara là họ lấy chữ Ci, còn Pindapata là họ lấy chữ Pi rồi cái chỗ ở ông sư là Senasana họ lấy chứ Se, còn thuốc chữa bệnh là gilana ... họ lấy chữ ghi. Như vậy thì, tứ vật dụng đọc tắt lại là CiPiSeGi. Họ cứ đọc riết vậy. Đi bát họ đọc. Trước khi đi bát là họ viết bốn chữ, vừa đọc vừa viết. Đi bát nó cúng, ăn mỏi miệng luôn. Ngộ lắm. Tự nhiên đi nguyên đám nó nhìn cái mặt ông đó: Sao bữa nay nó sáng hơn mấy ông khác, cái bát nó lấp lánh lấp lánh, nó nhìn nó khoái. Còn mầy ông không ghi cái bát nó set như cục đất sét bên đường. Nhưng mà tui ghi đó thì cái bát tui nó sáng lắm. Nhìn tui đi làm như tui hơi ngộ ngộ vậy đó. Thì nó cứ tập trung nó để bát tui, về tui ăn mà banh miệng luôn. Đó là Chú thuật hiểu không ? Thì Nguyên thủy đó, cái gọi là chú là viết tắt của giáo lý.
 
Ví dụ như, có bốn cái, có bốn cái thao tác mà người học đạo cần phải nhớ đó là : SuCiPuLi.
1.  Su là sunati nghe cho kỹ.
2.  Ci là Cinteti là nghĩ cho kỹ.
3.  Pu là Pucchati là hỏi cho kỹ
4.  Li là Likhati là ghi chép cho kỹ.
 
Nghe kịp không ? Su là Sunati là nghe. Ci là Cinteti là não, Pu là pucchati là phải đi hỏi hỏi thầy hoặc hỏi bạn, Li là Likhati là phải ghi chép. Như vậy từ cái chỗ đó, tăng sinh học lấy bốn chữ đó, họ làm chữ bùa. Họ nói đọc cái đó học bài mau thuộc hơn. Giống như con nít học sinh Việt Nam nó lấy lá thuộc bài nó ép vô học cho mau thuộc vậy đó. Nhưng mà tôi có nghe cô giáo già cổ nói, thật ra là lá thuộc bài nó không có cái gì hết, nó lấy nó làm dấu bookmark thôi à. Nghe hiểu không ? Biết bookmark không ?
 
Sức mạnh của tâm lực
Ở đây cũng vậy, từ từ họ mới lấy cái chữ viết tắt đó đó, họ mới lấy làm thành bùa, mỗi lần đọc vậy là nó nhớ giáo lý. Nhưng mà theo trong kinh Phật của mình thì cái gì mà tập trung lâu ngày thì nó thành nguồn sức mạnh có biết không ? Cũng ánh nắng mặt trời nhưng mà nhiệt lượng nó bị lan tỏa không có tập trung. Nhưng mà với cái magnifier, lấy cái magnifier cái kính lúp á thì nó gom lại thì nó làm cho cháy. Thì đây cũng vậy. cái tâm nó lăng xăng lăng xăng mình không có tập trung được sức mạnh của tâm lực. Tâm lực là cái nguồn kinh khủng lắm, nguồn kinh khủng lắm. Cho nên là cái chuyện thần thông hay chú thuật là tui khen bên Tây Tạng: buổi đầu họ làm gọn giáo lý để họ học. Rồi từ từ họ mới phát hiện ra khi tập trung thì sẽ có được tâm lực. Từ đó, khi họ có được tâm lực thì họ có những cái năng lực mà người bình thường không có. Thí dụ như khi mình sống chánh niệm lâu ngày, tui nói chậm cho nghe nha. Ta sống chánh niệm lâu ngày cái khả năng đọc hiểu tâm lý người khác dễ hơn người bình thường rất nhiều. Các vị ở đây có thể không tin, nhưng tôi tuyệt đối tin chuyện đó.
 
Sống chánh niệm là làm gì biết đó, làm gì biết đó. Sau một thời gian mà cũng tùy người hỏi bao lâu trời biết, tùy đứa ai biết, căn cơ mà.
 
Đến một lúc nào đó ngồi nói chuyện biết người ta nghĩ gì.
Còn tu thiền hơi thở có cái hay là biết trước ngày chết. vì nó theo dõi riết nó theo dõi riết nó biết cái lực thở này này không thể sống quá ba ngày, trừ ra cái chết vì tai nạn thì người ta không biết. Nhưng nếu chết vì tuổi già chết vì bệnh thì họ biết, tự nhiên họ biết thôi. Với cái kiểu thở này này không quá ba ngày, tự nhiên họ biết vậy đó. Cho nên họ có thể nói đệ tử thu xếp đi, chiều mai Thầy đi. Mình nghe mình tưởng họ đắc cái gì. Chưa hẳn. Vì họ tu thiền lâu ngày họ nhạy hơn người bình thường.
 
Giống như tôi biết có những người quen họ họ ngộ lắm, họ ăn vậy nè, họ ăn chung với mình vậy đó, mà họ hỏi cái người nấu bộ bà xài bột nấm hả, có hiểu chữ bột nấm không ? Mà tại sao họ hỏi kỹ ? Vì họ biết chín mươi chín phần trăm bột nấm là xài đồ tàu, đồ Trung Quốc. Họ rất ghét đồ Trung Quốc. Cho nên khi họ ăn họ là dân nấu ăn giỏi nữa, khi họ ăn họ nhai nếm «Bộ xài bột nấm hả ?»
 
Ngày hôm qua tôi kể cái chuyện ông ăn mày uống trà, nhớ không ? Trong nguyên cái ấm trà có một cái vỏ trấu mà ổng vẫn nhận ra. Có nghĩa là cái gì đó khi mà tập trung lâu ngày họ sẽ đạt đến một trình độ ảo diệu là tinh tế hơn người bình thường. Mà khổ thay bà con mình cứ cơm gạo áo tiền cơm gạo áo tiền cái đầu nó bị trơ hết trơn. Nói không tin cứ mắt chữ o mồm chữ a vậy đó. Mà trong khi không có tu hành cái khỉ mốc gì hết. Lâu lâu nghe thầy bà về nhà, tới học mà
  1. một là không hiểu,
  2. hai là không nhớ,
  3. ba là hoài nghi,
  4. bốn là thắc mắc.
 
Chửi, không hiểu chửi, nhăn răng ra cười. Nửa đêm tức gọi phone chửi. Chửi cô đó mà cô không biết. Bả có cái hạnh hiểu chậm. ok. Có cái hạnh hiểu chậm.

Tưởng có ba,
  1. một là dục tưởng có nghĩa là sự quẩn quanh trong thế giới và các thiền tưởng.
  2. Đó nãy giờ là do cái ông nội thiền tưởng này nè. Có nghĩa là thế giới của họ càng đơn giản nhường nào thì khả năng tập trung và bén nhạy của họ càng cao.
  3. Và cái thứ ba là thế giới của quán tưởng, là sao ? Quán tưởng là tu thiền á,
 
Tu thiền là mình cứ để tô nước trước mặt mình mình cứ niệm nước nước nước thời gian sau mình muốn biến cái gì thành nước cũng được hết hiểu không ? còn đất là mình cứ niệm đất đất đất là chỗ nào mình muốn nó thành đất là nó thành đất. Hiểu không ? đó là thiền tưởng. 
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi(4-6)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Quán tưởng là gì ? Quán tưởng đó là, Tứ niệm xứ buổi đầu thì gọi là Quán tưởng. Mình đắc Đạo bằng trí chứ không đắc bằng tưởng, nhưng buổi đầu phải tu bằng tưởng trước, là sao ta ? Đang đi biết là đang đi, trong A Tỳ Đàm thật ra không hề có đi, trong A Tỳ Đàm chỉ có sự chuyển động của bốn đại mà thôi. Nghe kịp không ? trong A Tỳ Đàm chỉ có sự chuyển động của bốn đại thôi. Nhưng buổi đầu tu Tứ Niệm Xứ cái đầu nó đơ không hiểu bốn đại là cái khỉ gì cho nên mình cứ niệm là đi, đang ăn biết là đang ăn. Hiểu không ? Rồi quán thể trược biết đây là tóc lông móng răng da thịt gân xương tủy thận tim gan mật đàm mủ máu mồ hôi phẫn nước tiểu...bla..bla thì buổi đầu mình phải dựa vào những cái đó là đồ giả. Nhưng mà đến một ngày nào đó, trí tuệ chánh niệm nó chín muồi thì lúc bấy giờ mình evaporate. Evaporate là cái gì ta ? là Bốc hơi. Mình không nhìn nó là tóc lông móng nữa mà lúc đó mình thấy rằng. Ở đây chỉ có danh và sắc thôi:
1.  Vật chất mà mình đang nhìn là sắc,
2.  đang nhìn nó là danh.
 
Danh sắc này do duyên mà có, có rồi phải mất. Đắc quả ngay chỗ đó.
 
1.  Danh sắc này là khổ đế.
2.  Mà cái thấy được nó vô ngã vô thường chính là đạo đế.
 
Thấy được như vậy là chứng đến đế, mà nói trên nguyên tắc vậy thôi. Chứ người đắc nó không phải như vậy, nhưng phải nói để biết nó là cái gì. Chứ bà con cứ mơ hồ, đắc là cái gì ? Không có. Như vậy.
 
Nhưng mà cái thấy của người đắc, dĩ nhiên, nó khác. Nó không phải sanh bằng nhưng nó không có chỏi lại cái giáo lý, lý thuyết mà mình đã học.
Giống như hôm qua tôi đã nói. Mình sử dụng bản đồ, con đường đó mình chưa có đi nhưng mình sử dụng bản đồ. Mình cứ men men mình thấy chỗ đó cong cong quẹo quẹo chỗ đó có cái ngã ba rồi tới ngã tư. Ngã tư này quẹo phải ngã tư này quẹo trái. Chỉ thấy làn mực nó vẽ vậy thôi. Nhưng mà bước ra ngoài đời mình mới thấy, ồ cái con đường nó có cái ngã ba mà nó có cái quán cafe Starbucks nè, có mall, có Walmart nè.
Trên bản đồ nó không có vẽ vậy. Nghe hiểu không ?
Đây cũng vậy.
Trên mặt lý thuyết thì ta thấy là quán tưởng là gì ?
 
Là cái buổi đầu á, cái buổi đầu á là mình phải xài bằng thế giới tục đế chế định.
 
Nghe kịp không ?
 
Ở đây tui nói cầu may, chứ bà con hiểu được là tui chết liền.
 
Thế giới nó có hai cách nhìn, nhìn từ góc độ
1.  chân đế và
2.  tục đế: nhìn vỏ ngoài của sự vật
 
Góc độ tục đế là mình nhìn vỏ ngoài của sự vật, ví dụ như mình nói đó là đống đất, đó là cái nhìn tục đế. Nhưng mà cái nhìn chân đế, thì mình biết đó là cái gò mối, trong đó gồm có rất nhiều con mối. có hiểu không ta ? Cái nhìn tục đế là cái nhìn vỏ ngoài. Nó là đống đất thôi, tôi đang ví dụ. Mai mốt đi nói, Sư Giác Nguyên nói cái đống đất là tục đế cái gò mối là chân đế là thấy bà nội.
 
Tôi đang ví dụ thôi. Nói chuyện với cô mệt quá đi.
 
Bây giờ tôi hiểu sao cô không có giận. Có hiểu đâu mà giận.
 
Cái nhìn bên ngoài thì gọi là tục đế. Thí dụ như: Mình nói đây là ly nước là tục đế, mình nói đây là ly H20 là chân đế. Bây giờ hiểu chưa? Nhưng bây giờ mà ra tiệm nước nói H20 nó có biết đường nó bán không? Thế là đành phải kêu ly nước. Thì buổi đầu mình tu mình đâu có tứ đại gì người ta nói ba xạo, không có.
 
Tôi thù nhất là hành giả tu ba mớ mà nói là quán chiếu. Quán mền quán mùng thì có chứ có mà quán chiếu, biết cái khỉ gì mà nói dóc, không có quán gì hết á.
 
Học giáo lý dùm cho tôi, rồi sống chánh niệm. Đối với tôi, tu học chỉ là cái đó thôi.
 
1.  Nếu anh tu thiền chỉ, thì anh vẫn học giáo lý, rồi anh tập trung tu thiền chỉ samatha.
2.  Nếu anh tu thiền quán, vẫn học giáo lý rồi sống chánh niệm không có việc thứ ba để làm.
 
Học giáo lý và tu thiền chỉ, hoặc học giáo lý để mà tu thiền quán.
 
Mà tu thiền chỉ là gì?
 
Là tập trung vào hơi thở, niệm niệm hoặc là xanh vàng đỏ trắng xanh xanh xanh đỏ đỏ đỏ trắng trắng trắng đất đất đất nước nước nước, đó là thiền chỉ.
 
Còn thiền quán là làm gì biết nấy.
 
Chớ đừng có quán chiếu, không có biết gì đâu quán. Nhưng mà sẽ có một ngày, trên cái nền tảng của chánh niệm ấy, tự nhiên nó bừng nó thấy những điều mà trước đây ta chưa có thấy.
 
Còn chưa gì hết mà ta bày đặt quán chiếu thì cái ta thấy là cái tào lao và muôn đời sống trong cái tưởng. Tin tôi đi. Có hiểu không ? Tôi không phải là hành giả, không phải là thiền sư, nhưng mà tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì tôi đang nói về Vipassana cho bà con trên toàn cầu đang coi tôi. Những bài học mà tôi chiếu rộng rãi trên thế giới và có rất nhiều chư tăng tôn túc cũng coi kinh. Thì tôi nói bà con đừng có quán chiếu quán mùng gì hết.
 
Làm ơn học giáo lý căn bản dùm cho tôi, rồi sau đó sống chánh niệm. Bà con làm gì biết nấy tự nhiên nó bật nó sáng ra. Thí dụ, tôi nói thế này, muốn biết mẹ thương mình cỡ nào thì học cho giỏi, lấy chồng, sanh con, lúc đó tự nhiên biết mẹ cực với mình cỡ nào mới biết à. Hiểu không ? Chứ ngồi mà tưởng tượng, chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ, chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn, rồi cù lao mang nặng đẻ đau, cứ tưởng tượng mình không có thương mẹ nổi. Nhưng, cứ học cho giỏi, nha. Học cho giỏi biết chữ biết đọc biết viết, rồi biết cái cộng trừ nhân chia, rồi học hết trung học cho tôi, rồi lấy chồng rồi đẻ con rồi chăm con á, nó mới lòi ra, «A, làm mẹ là cực như thế này nè.» Chứ còn tự nhiên mà ngồi, còn mặc áo trắng, còn thắt nơ tím, tóc dài, ôm cái cặp, cứ ngồi mà «Tình mẹ là sao ta ? là.. » luôn luôn sai. Có hiểu không ?
 
Con năn nỉ bố mẹ làm ơn học giáo lý dùm. Học giáo lý dùm. Rồi sống chánh niệm. Đừng làm thêm gì nữa hết. Nhưng mà phải học giáo lý. Còn không học giáo lý, không có biết bốn đế là gì.
 
Nội mấy chữ căn bản thôi,
1.  Thiện là gì,
2.  ác là gì, rồi
3.  Nhân là gì,
4.  Quả là gì,
5.  Hạnh phúc là gì,
6.  Đau khổ là gì, mấy cái này mà không biết,
7.  Tứ đế,
8.  Duyên khởi mà không biết,
9.  Bát Chánh Đạo kêu nói ấm a ấm ớ,
 
thì cái thứ này đã dốt như là cái con gì tôi nói tới cái con gì luôn á, mà tôi nói ta giận, thôi, nói con được được.
 
Rồi tới hồi vô thiền mà quán. Tôi thù cái đó dữ lắm. Tôi thù cái này nữa này.
Đi qua học thầy bà gì bên Thái về, mà cái mặt ta nói thấy gớm, đen thui vậy đó, mà thầy dạy : Đang đi biết là Sắc đi hay là Danh đi, sắc ngồi hay danh ngồi,
1.   họ tưởng cái đó là hay,
2.   họ tưởng cái đó là rốt ráo, mà thật ra
3.   họ vẫn bị kẹt trong cái chế định, vì cái Sắc và Danh vẫn là tục đế.
 
Mà cứ tưởng vậy là cao siêu. Rồi còn họ hiểu Bát Chánh đạo. Họ hiểu (sai) Chánh niệm có nghĩa là làm gì biết nấy, không được sơ sẩy, thất thoát, cho nên là mình phải làm chậm để niệm cho đủ không sót sát na nào. Múc miếng cơm lên sợ nó rớt chánh niệm. Cơm rớt không lo mà lo rớt chánh niệm. Trời ơi, các vị về Shwe Oo Min có thấy nó ăn mà tôi ghét luôn. Nó đi mà nó giống như nó mới xuất viện. Tôi thấy tu tôi quý lắm, nhưng mà tu cái kiểu đó tôi ghét quá đi.
 
Tôi kể hoài cái chuyện là một cái bà bả hiểu lầm lời thầy.
 
Thầy nói thế này: «Đang đi kinh hành mà thất niệm thì mình niệm lại từ đầu.» Bả nghe như vậy bả đang đi bả bị thất niệm bả đi thụt lùi. Bả lùi lại cái chỗ hồi nãy bà thất niệm á. Bắt đầu bả mới niệm. thì nhiều hành giả đi chung với bả thấy lạ quá, mà không dám hỏi. cuối cùng mới cử ra một cái bà dạn nhất là cái bà Vy Nga này nè tới hỏi. hỏi chứ «Bồ ơi Bồ, Bồ cho tui hỏi chứ tu kiểu gì ngộ quá.» thì bả mới nói, bả nghiêm mặt, không có cười như quý vị đâu, bả nghiêm «Cô quên lời thầy rồi sao ? Khi mình tu chánh niệm mà bị thất niệm là mình làm lại từ đầu.» Mình thất niệm ở đâu là mình lùi lại cái chỗ mà mình thất niệm, mình niệm lại từ đầu. Bả hiểu lời thầy như vậy, mà bả cứ retour hoài. Bả đi xong bả lùi, ai cũng đi cái đường kinh hành, một đường kinh hành, mà bả đi mà có nhiều người không ai dám đi sau lưng bả, vì không biết bả thất niệm lúc nào. Thất niệm là bả retour là đụng trúng. Bả hiểu lời thầy vậy. Khổ. Nó không học giáo lý. Nó hiểu giáo lý kiểu như vậy.
 
Cho nên tôi lạy các vị, các vị đừng có quán chiếu quán mùng gì hết. Cứ sống chánh niệm cho tôi nhờ.
 
Quán từ đầu là sao ? Tôi đang đi tôi biết là tôi đang đi chánh niệm, bước trong chánh niệm, biết.
1:32:07
 
02/07/2020 - 11:43 - vuihtv
 
Nên nhớ cái này:
 
Tôi thở ra tôi biết rằng tôi đang thở ra.
 
Tôi nhớ tôi đã giải thích cái này ai còn nhớ cái này không ? Tiếng Pali là một ngôn ngữ có chia, chia động từ á. Khi Đức Phật nói rằng : « Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra. » thì khi mà Ngài diễn tả cái đó, Ngài chia động từ thành «Tôi thở» thì các học giả, các dịch giả khi mà họ dịch thì họ cũng phải dịch sát  Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra» mà trong tiếng Pali, “tôi thở” khác với “anh thở”, “nó thở”, “các anh thở”. Động từ nó chia. Ví dụ như : “nó suy nghĩ” là cinteti, nhưng mà “họ suy nghĩ” là cintethi, “anh suy nghĩ” là cintesi, “các ông suy nghĩ” là cintetha, “tôi suy nghĩ” là cintemi, mà “chúng tôi suy nghĩ” là cintema. Có nghĩa là ti – si - tha – mi – ma. Còn tiếng Việt nam mình : tôi ăn, anh ăn, chúng mình ăn, tụi bây ăn, bọn nó ăn; tất cả đều viết chữ « ăn » hết á. Mà tiếng Pali thì không. Tiếng Pali thì nó ăn là bhunjati, tụi nó ăn là bhunjanti, anh ăn là bhunjasi các anh ăn là bhunjatha, tôi ăn là bhunjami chúng tôi ăn là bhunjama. Nhiều lắm : La tinh, Ý. Nhiều thứ tiếng.
 
Rồi thì họ mới chia cái đuôi. Chính vì vậy, tiếng Pali vì nó chia nhiều như vậy cho nên khi mà Đức Phật Ngài diễn tả: “Tỳ kheo đang thở ra biết rõ rằng: ‘Tôi đang thở ra.’” thì cái chỗ đó phải chia chữ phải không ? Dịch giả họ dịch chỗ đó thấy động từ chia ở ngôi thứ nhứt thì cũng phải dịch là «Tôi thở».
 
Thật ra đó là một hiểu lầm rất là lớn. Đó là vấn đề ngôn ngữ thôi. 
 
1/ Chánh Niệm
Chánh Niệm nghĩa là làm bất cứ việc gì bằng sự cẩn trọng. 
 
Không phải đi với tâm niệm rằng tôi đang đi. Các vị hiểu cái này không ? Tôi nói nè. Hồi nãy làm bể cái ly đó nhen. Tôi hốt chưa có hết, thì quý vị đi bằng cái sự cẩn trọng. Sự cẩn trọng đó chính là niệm. chứ không phải là đang đi mà niệm « tôi đang đi». 
 
Cái đó là ba trợn. cái đó là ba trợn. Những cái thằng ba trợn nó mới vừa đi vừa nói : Tôi đang đi. Chứ nó đang ngồi à ? 
 
Cho nên ở đây, cẩn trọng bằng cách khác. thò tay vào một cái chỗ mà mình không biết có cái gì bất trắc hay không nghe kịp không ? Thì thò vào đó với tất cả sự cẩn trọng, đúng không ta ? Thì đó là chánh niệm
 
Mình đưa cái bare foot, bàn chân trần của mình, vào một cái đám cỏ mà mình không biết có cái gì ở đó, thì mình đưa bàn chân xuống với tất cả sự careful, thì mình gọi đó là chánh niêm. Hiểu chưa ? 
 
Một người con gái mới về nhà chồng, ăn uống, nhai nuốt làm gì cũng ý tứ. thì cái ý tứ đó được gọi là chánh niệm
 
Hoặc Phật nói: Một người tử tù mà đội lên đầu một cái thau nước đầy, Vua nói : "Nhiễu ra một giọt sẽ bị chặt đầu." Người tử tù đó phải tập trung làm sao cho dầu đừng đổ gọi là niệm. Hiểu không ? 
 
Chớ không phải là « Tôi đang đi biết là tôi đang đi » nói nguyên văn luôn « tôi đang đi » « Tôi đang thở ra ». Không phải. Chỉ cần mình thở ra với tất cả sự chú ý. Thở vào với tất cả sự chú ý, nghe kịp không ? thì như vậy gọi là niệm. Đó là những cái hiểu lầm rất là lớn mà hành giả không biết. 
 
2/ Niệm lại từ đầu
Và cái "Niệm lại từ đầu" nghĩa là sao ? Mình đang đi mà mình nghĩ tầm bậy, mình phát hiện ra «Ố ô . Phóng dật nha .» thì bắt đầu niệm tiếp, coi như phần quên là bỏ. Chớ không phải là mình retour trở lại. Cái đó là kỳ dữ lắm. Mà nó hiểu vậy đó. 
 
Nhớ cái đó tối quan trọng. 
 
Hoặc những cái chuyện nho nhỏ mà mình không biết. Khi bị đau đớn, chỉ ghi nhận rằng : « khổ thọ đang có mặt », hoặc « cơn đau đang có mặt ». Nó khác với cái chuyện là « mình đang bị đau » khi mình thấy rằng mình đang bị đau có nghĩa rằng, đó là cơn đau của mình. Mà khi có hai cái mình nó gắn liền, thì cơn đau sẽ bị duplicate. 
 
Duplicate là cái gì ta ? – nhân đôi. 
 
Chỉ cần ghi nhận cơn đau đang có mặt thì tình hình có khác. Vì sao ? Vì lúc đó mình với nó không có mắc mớ gì hết. 
 
Còn tôi đang bị đau là mình rước cái đau vô nhà mình. Hiểu không ? nó khác nhau nhiều lắm. 
 
3/ Phải học giáo lý
Cái lắt léo là sao phải học giáo lý, là để tránh mấy cái đó đó. Mình tránh mấy cái hiểu lầm đó đó. 
 
Nó quan trọng lắm. 
 
Với, nhớ một chuyện nữa. tất cả những gì quý vị có được được hay là bị nha trong thời gian tu tập tuệ quán, tất cả những cái đó chỉ là thứ mình nhìn
 
Nó đến đi là chuyện của nó. 
 
Không có sự đánh giá và sử dụng label, dán nhãn. Không. Không. Ví dụ như, lúc này mình chánh niệm tốt hơn hôm qua nhiều lắm. Đó là label. Hiểu không ? Sao lúc này ngồi nó dở quá. Tôi xuống cấp. Đó là label. Tinh tấn. Biết. Nó đến hay không. Cứ nhắm mắt. Cứ niệm ghi nhận. Mình như thế nào biết rõ như vậy. Mình như thế nào đừng có đánh giá, Lúc này nó lên xuống gì kệ nó. 
 
Rồi thấy nó xuống bắt đầu cái tâm nó buồn. Bậy ! Thấy nó lên cái tâm nó kiêu ngạo. Bậy ! cái nào cũng vậy hết, 
 
Cứ nhìn nó thôi. 
 
Cho nên tôi nói : 
 
  1. chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, 
  2. biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ, 
  3. tới lúc hành đạo thì cái giống gì cũng chỉ để nhìn thôi. 
Có hiểu không ta ? Có hiểu ba cái này không ? 
 
4/ Cái mặt thấy ghét
Khi Phật tử ở cái giai đoạn trốn khổ tìm vui, mình không nói . Cứ cái giai đoạn mà làm lành lánh dữ là cái mặt nó hất lên trời rồi. Bố thí nhiều thấy ghét lắm. Học giáo lý nhiều mặt thấy ghét lắm. Vô chùa thấy mặt Phật tử nào mà hất hất lên là biết liện
 
  1. Một là tên này giỏi giáo lý nè. 
  2. Hai là tại gia làm phước nhiều nè. 
  3. Ba là ngồi thiền giỏi nè. 
  4. Bốn là chắc giữ bát quan thường nè. 
Tôi hứa luôn. Bảo đảm. Make sure luôn. Guaranty! Là cứ vô chùa, thấy em nào mặt thấy ghét là em đó công đức trùng trùng đó. Còn cái em nào mà mặt nó khiêm tốn là nó chưa có gì hết. Trong khi đó phải ngược lại mới đúng. Cái thứ mà nó tu dữ dằn là cái mặt nó rất là đơ, nó rất là khờ, nó rất là bư. Nó hiền lắm. Còn cái thứ tào lao mình nhìn là mình biết. Cái thời mạt pháp nó ngược lại. Cái tên nào mặt thấy ghét là đạo hạnh tràn đầy. Nó có ba mớ là mặt nó thấy ghét. 
 
Thật ra chúng ta có bố thí trì giới hành thiền bao nhiêu đi nữa, thì tất cả công đức chỉ là thuốc chữa bệnh , quý vị có biết không ? Không có cái đứa nào mà nó ba trợn đến mức mà nó khoe với người ta mỗi ngày nó uống 300 dollars tiền thuốc hết. Hiểu không ? Mà đứa nào nó đi khoe « em bị ung thư nè. Một ngày em uống 300 tiền thuốc » thì cái đứa đó nó vừa là bị ung thư mà vừa là bị khùng nữa. 
 
Tôi nhớ có cái bà đó bả đi bác sĩ mà bả nói, «Trời ơi, bác sĩ biết không ? Dạo này em ăn mà em bị đánh rắm hoài, mà được có cái là không có thúi.» Bác sĩ nói là «Vậy là bà bị cả cái tai mũi họng luôn rồi đó. Nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bả không có biết !» . Bả cứ thụt thụt thụt đều đều mà bác sĩ ổng lịch sự ổng không có dám. Mà bả cứ làm đều đều đều vậy đó. Mà bả còn tự hào, «Đánh rắm được cái không có mùi .» Có hiểu không ? Bác sĩ mới nói «Bà không phải một chứng đâu. Bên đường ruột của bà có vấn đề rồi, mà bên tai mũi họng nữa. Bà phải chữa tùm lum, chứ không phải một thứ đâu .»
 
Tôi ôn lại, biết ở đời này có ba kiểu biết:
1.  biết của thức, biết của sáu giác quan.
2.  biết thứ hai là cái biết của tưởng, biết thông qua kinh nghiệm hồi ức kiến thức.
3.  biết thứ ba là cái biết của trí, có nghĩa là khả năng phân biệt tốt xấu nên hay không nên, biết suy lý.
 
Nghe kịp không ? biết của thức là cái biết của sáu giác quan: thấy nghe ngửi nếm đụng. Cái biết thứ hai là cái biết của hồi ức, cái biết gọi là không có cái sáng tạo, cái biết theo lối mòn gọi là cái biết của tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết của trí, là biết suy lý.
 
Hỏi thật bà con, bà con tự nghĩ coi trong đời sống thường nhật, thì bà con xài cái nào nhiều nhất ? Tưởng nhiều. Không. Thức nữa chứ. Tức là xài hai cái đầu á. Còn cái biết bằng trí bà con ít xài lắm.
 
Trong ba cái biết đó, tôi mới nói đến cái biết bằng tưởng. Cái biết bằng tưởng có ba nhớ không ? đúng là nhìn không có tấm bảng nó rối. Bây giờ trước hết nè, cái biết có 3 :
 
1.   Cái biết bằng thức: có 6, tức là biết qua sáu giác quan.
2.   Cái biết bằng tưởng: có 3, dục tưởng, thiền tưởng, và quán tưởng.
3.   Cái biết bằng trí: có 3: Văn – Tư – Tu.
 
Biết bằng thức có 6: tức là biết qua sáu giác quan.
 
Thứ hai, biết bằng tưởng, có 3: dục tưởng, thiền tưởng, và quán tưởng
 
Rồi cái biết bằng trí là cũng có 3: Văn – Tư – Tu
 
Nghe hiểu không ?
 
Mà trong cái Văn nó lại là tưởng đó. Khổ như vậy. Biết qua Văn nó lại là tưởng nhưng vẫn phải kể chứ biết sao giờ.
 
Bây giờ có nghe kịp không ? Giờ học như con nít đi : « cái biết gồm có 3 là : biết qua thức gồm có sáu là qua sáu giác quan mắt tai. Thứ hai là biết bằng tưởng gồm có ba, đó là dục tưởng thiền tưởng và quán tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết bằng Trí, gồm ba thứ, đó là : văn tư tu. » Đúng là bài học buổi chiều nay bao nhiêu đó là đã lắm rồi đó.
 
Chiều nay tôi chỉnh đốn lại một vài cái hiểu sai của bà con. Ví dụ, thiền đó. Ví dụ cái vụ thiền hơi thở. Rất nhiều người cho đến bây giờ tự xưng ngồi thiền mà không biết một chuyện rất là căn bản đó là : Theo dõi hơi thở chứ không điều khiển hơi thở. Biết cái đó không ? Nhiều người bị bệnh rất là nặng là họ điều khiển chứ họ không có theo dõi. Đàng này, nguyên cách là họ cứ để nó ra tự nhiên, nó ra hết thì tự động nó có nhu cầu đi vào, mà khi nó vào đầy thì tự động nó có nhu cầu đi ra. Mà tại sao mình không được điều khiển ? Là vì : anh phải để tự nhiên như vậy để anh thấy rằng: Cái hơi thở đó nó không phải là của anh mà nó là của cơ thể. Nó là nhu cầu của cơ thể. Nó không phải là nhu cầu của anh. Anh muốn hay không thì hơi thở nó vẫn có. Bằng chứng là lúc anh ngủ anh có thở không ? Đó. Thấy chưa ? Như vậy có nghĩa rằng, hơi thở không phải là của anh mà nó là cái tấm thân này nè.
 
Còn anh thích nói cái thân này là của tui thì nó khùng. Nó bị ung thư. Nếu mà của anh thì nó đâu có vụ nó khùng khùng bất tử vậy. Nghe chưa ?
 
Cho nên nếu là cái thân này không phải là của anh thì hơi thở cũng không phải của anh. Mà của tụi nó với nhau không có mắc mớ gì tới mình hết. Mình chỉ ăn rồi có trách nhiệm là nhìn tụi nó thôi. Thì, nó vào đầy thì tự động nó sẽ đi ra.
 
Và nếu chánh niệm sẽ thấy giai đoạn giữa thì nó vào đầy, nó sẽ ngưng lại chờ một chút, tức là : sanh trụ và diệt. Thấy chưa ?
 
Trụ là nó đứng: vào, ra.
 
Và nên nhớ: Chỉ theo dõi, không điều khiển. Cái chuyện này rất quan trọng, vô cùng quan trọng.
 
Cho nên, thứ nhất mình thấy nó là vô ngã, không phải của tôi.
Thứ hai, khi mà mình theo dõi vậy đó, mình không điều khiển thì mình không có mệt.
 
Chứ còn thiền xong mà nó mệt quá.
 
Tôi nhớ có hai thằng khùng nó trốn bệnh viện. Nhớ không ? Nó trộm được cái xe đạp thì nó chạy. Nó chạy mà hai đứa phân công nhau: đứa thì đạp, đứa ngồi đàng sau, đứa ngồi đằng trước.
 
Thì nó chạy một hồi, thằng mà đạp nó một hồi nó mệt quá. Nó nói : « Tao mệt quá. Chắc đổi phiên quá. Tao đạp, tao mệt quá. Mày sướng. » Thằng kia nó nói: « Bộ mày tưởng tao sướng hả ? Mày đạp tao bóp thắng cũng mệt vậy.».
 
Có nghĩa là, lẽ ra là nó chạy thong thả là nó đi xa rồi, nhưng mà thằng nọ nghĩ trong bụng là thằng kia nó lấy chân nó đạp, thì mình làm gì ? mình có cái tay mình thắng thôi
 
Thì ở đây cũng vậy, nếu theo dõi hơi thở mà theo cho đúng á, là tu là khỏe, tu là thanh thản. Đằng này nó bày chuyện ra cho nó rối, cho nó thêm mệt.
 
Tôi thấy nhiều người họ càng tu càng mệt. Mà tại sao mệt ? Là tại vì kiếm chuyện. Kiếm thêm chuyện để làm trong khi Phật dạy quá êm ái. Phật kêu : «Nó sao để yên nó vậy đi con, con chỉ dòm nó thôi. Con chỉ nhìn dòng nước nó trôi. Cái nào rác thì con biết là rác, cái nào hoa thì con biết là hoa vậy thôi. »
 
Đây đứng ở trên lấy cái que khều, hoa trôi phía đây, rác trôi phía kia. Cái đó ba trợn nó mới làm.
 
Mà nói tới khùng mới nhớ.
 
Có hai cha con, ông bố chở con đi học. Mà mỗi lần đi ngang ổng nghe trong đó có tiếng «Chín mươi chín. Chín mươi chin.» cả mấy tháng trời. Ổng bố mới tức: Tại sao cái thằng khùng nó đếm chín chín. Ổng mới để con ổng đứng cổng, ổng dựng xe đạp, mới leo lên coi tại sao nó đếm chín chín. Ổng mới vừa chui vô, nó gõ cái boong kêu «Một tram.» Thì ra, là có mấy người bị gạt rồi, mà coi như là nó đang chờ cái tên một trăm. Ổng tức quá tức, mấy tháng trời, cái thằng tại sao nó mê con số đó quá. Thì ổng mới dựng xe đạp ổng leo lên lúc đó nó mới gõ cái « boong » nó kêu «Một trăm ».
 
Ổng mới hiểu, à thì ra nó đang kiếm người.
 
Có anh chàng, ảnh tới quán bar. Ảnh thấy phía trước quán bar có thằng cha râu ria xồm xàm, ngồi câu cá, kéo mồi thả xuống rồi rê rê. Cái vũng nước nó trong vắt à, có cái gì mà câu. Hỏi thì ảnh ngại, mà cái mặt ổng ngầu có cái sẹo vậy nè. Mà râu. Cái càng mà nó giộng một cái là vô tường luôn á. Ngại quá, mà tức quá, tức là ổng câu cái gì ở đây.
 
Cuối cùng, ảnh mới vô kêu nguyên một cốc bia bự. Nói, «Anh uống đi.» «Cảm ơn.» Uống. «Hỏi thiệt ông nha, ông câu gì dzạ ?» «Có gì đâu, câu bia. Từ sáng giờ ông là con thứ tám rồi.» Chả không có tiền mà thằng chả khoái nhậu. Chả lấy cần câu ra ngồi câu mà thứ thằng chả không ai dám hỏi hết trơn, cho nên là cứ thấy tò mò là cho chả cốc. Hỏi: «câu gì?» là «Câu bia. » Là chả biết rồi.
 
(còn tiếp) 
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi (5-6)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi

Ok. Như vậy cái biết có ba : Biết bằng thức có sáu, biết bằng tưởng có ba, và biết bằng trí có ba. Đúng chưa ? Thì cái biết bằng tưởng có ba là : mình đã học rồi, là biết bằng dục tưởng.
 
Hồi nãy tôi có hỏi là trong ba cái biết đó mình sống bằng cái biết nào ? cái thức và tưởng. Vậy trong ba cái tưởng ta sống nhiều bằng cái tưởng nào ? quý vị mà nói thiền tưởng là tôi chết liền á. Bằng dục tưởng.
 
Khi học vậy mình mới thấy mình nhục đúng không ? Mình lựa cái gì thấp mình xài không à.
 
Có học mình mới thấy mình tào lao cỡ nào. Còn mình không học, làm được gì mình cũng tưởng mình hay.

Tụi Tây phương nó có câu hay lắm : Người không đọc sách là người đáng sợ, nhưng kẻ đọc một cuốn sách đáng sợ hơn. Thà nó dốt nó không biết cái khỉ gì hết, nó có mặc cảm. Cái thứ nó thấy ba mớ nó thấy nó hay mới ghê chứ.


Cho nên, khi học giáo lý rồi mình mới thấy kinh dị. Kinh dị ở chỗ là : Mình đã sống ở cái thế giới thấp kém, rẻ tiền cỡ nào. Và mình tu thiền, sống chánh niệm là để mình, nên nhớ, mình tu không phải là để mình nâng mình lên mà mình để không còn thấp nữa.

 
Hai cái này khác hay giống?
 
Tu để chứng thánh và tu để không còn phàm nữa. Hai cái này khác hay không ? Khác. Hiểu hả ? Sao thấy nhiều người không hiểu.
 
Tu để chứng thánh là Tu để mong được cái này cái kia.
 
Còn tu để không còn phàm là tu để bỏ con người thấy ghê của mình. Không có cần mà có phàm không có thánh. Tui thấy khấn cái gì? Tôi rình tôi nghe nó khấn: «Khi nào hết vô mình thì thành đạo.» Mình không có cần nguyện như vậy. Khi hết vô minh thì tự nhiên nó thành đạo thôi chứ. «Con lạy Phật từ bi khi nào con nguyện cho con, hết vô minh thì con phải thành đạo.»
 
Không có cần như vậy.

Tu mà với cái lòng cầu chứng thánh là rất là nguy hiểm. Là bởi vì sao ? Thánh mình đâu có biết mặt mũi ra sao, cho nên mình thấy cái gì lạ lạ mình tưởng là thánh.

 
Yeah.
 
Cho nên bây giờ Việt Nam có cái trào lưu là nhiều người cho mình đắc Nhị quả, Tam quả đông như quân Nguyên trong nước. Về quận 2 nó có cái Trung Tâm Nguyên Thủy là họ hứa luôn là có certificate, sơ thiền, nhị thiền, thiền sư đóng mộc ký tên.
 
Tôi nghe mà tôi ham về làm một mớ. Có. Có luôn, ghi chứng nhận luôn là tầng mấy tầng mấy.
 
Mà vui nhất là tầng thứ tư mà ra ngoài ta nói chửi lộn hay hơn tầng thứ nhất bởi vì nó có huệ nhiều chửi sắc hơn, chửi coi như tàn mạt hơn. Nội cái tên mà nó chửi nó không biết nó chửi có nghĩa là « phi tưởng phi phi tưởng » không chửi ấy là chửi vậy. Cho nên, nên nhớ. Tôi lạy mấy bố: Đừng có nghĩ rằng tu để chứng thánh. Là vì mình không biết Thánh mặt mũi ra sao, mà căn bản là mình quá rành cái phàm của mình, hiểu không?
 
Tu để không còn là phàm thì nó chắc ăn hơn rất là nhiều. Vì Phàm nó ra sao mình biết rồi. Tu để không là Phàm nó chắc ăn hơn.
 
Cho nên, tu có hai cách: Tu là của
1.  người lụm ve chai và
2.  người đổ rác.
 
Tu của người đổ rác là nó an toàn vì thấy rác là lụm. Còn Tu lụm ve chai là lụm nhiều khi lụm nhầm lựu đạn nữa, lụm nhầm cái bịch mềm mềm ấm ấm là kẹt lắm. Biết cái bịch gì không ? Sợ quá sợ. Không biết hả ? Trời đất ơi, tôi không có mà tôi biết. Tôi sợ cái vụ đó lắm. Thương gì thương chứ còn mà nói cái vụ đó ớn quá. Tôi nhìn tôi thấy thương …

Cho nên tu có hai cách là một là tu kiểu đổ rác và hai là tu lụm ve chai. Thì mình thấy tu kiểu đổ rác là nó chắc ăn hơn, an toàn hơn. Tức là thấy cái gì bậy thì bỏ. và nên nhớ, cứu cánh của Đạo Phật là bỏ được cái gì chứ không phải có được cái gì. Khi anh bỏ hết thì tự nhiên cái có của anh nhiều vô cùng. Lúc anh không bận tâm anh sẽ được cái gì.

 
Có nhớ chiều hôm qua tôi nói, đây là công thức bằng vàng mà bà con phải ghi nhớ : « Khi có một thứ được thêm vào, thì sẽ có vô số thứ bị lấy ra.»

Còn nhớ cái đó không ?


Khi có một cái thiện được thêm vào thì có vô số cái ác được lấy ra.


Khi có một cái ác được thêm vào thì có vô số cái thiện được lấy ra.


Các vị có thể không tin.

 
Ngày hôm qua tôi có chứng minh là cái tật nói xấu á. Mình tưởng cái đó là tội nhẹ nhưng mà không. Cái quả ác của nói xấu nó làm cho mình tan hoang cuộc đời mà mình không biết. Có những người đẻ ra mà thị phi trùng trùng. Rồi như cái tội bỏn xẻn, sanh ra là nghèo, sanh ra là cơ hội làm bậy, nó càng làm bậy, nó càng nghèo.
 
Nói chung, bất thiện nó đẻ ra bất thiện. Mà cái thiện nó là điều kiện tốt cho cái thiện. Khi mình sanh ra mình giàu mình đẹp mình giỏi, mình khôn ngoan mình có uy tín thì mình mới có điều kiện để tiếp xúc với nhiều thành phần cao cấp trong xã hội. Còn sinh ra đói nghèo bệnh tật thì cơ hội để mà tiếp xúc với thiên hạ, nhân sĩ bốn phương là rất hạn chế. Cứ quần quật quần quật.
 
Không có nói chuyện gì hết. Nội cái chuyện mà có điều kiện tới đây học giáo lý nó không có dễ, nếu mình nghèo. Các vị biết làm hai job, ba job không ? Tôi không biết điều kiện quý vị tới đâu, nhưng mà tôi nhìn ở đây có thể phân ra làm ba hạng:
1.  Một, tu rồi, quởn không có đi đâu.
2.  Hai, là cái giờ này là giờ không nhận được job,
3.  Ba là có thể là vì cái lòng hiếu học. Lâu lâu ổng về tranh thủ tới nghe, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.
Và tôi cũng nói rõ là. Giáo lý mình học như thế nào đó, hành thế nào đó, mà nó đủ để thay đổi con người của mình, c
 
Có bốn lý do mà chúng ta không có nên tự đắc tự kiêu tự mãn với cái kiến thức của mình, có nhớ bốn cái đó không ?
1.  một, là có vô số người hơn mình.
2.  hai, cái biết của tu đà hườn, tu đà hườn này giống tu đà hườn kia, cái biết bốn đế giống nhau. Nhưng cái biết của phàm phu về bốn đế không có ông nào giống ông nào hết.
 
Có hiểu không ? Vì cái biết của Thánh nhân nó có chuẩn mực, nó có cái standard. Còn cái biết của phàm phu nó không có standard. Hai vị thuộc lòng Tam Tạng hết nhưng mà tôi bảo đảm hiểu của hai vị không thể nào giống nhau hết.
 
Vì sao ?
 
Vì cái nền tảng tâm thức, nền tảng tri kiến, tâm tư, tình cảm, kiến thức, môi trường, giáo dục học đường, bối cảnh sinh trưởng hai cha khác nhau.
 
Cho nên, khi viết sách hai cha có thể na ná nhau nhưng trong thâm tâm hai cha khác nhau.
 
Đây là lý do vì đâu bên Miến Điện có quá nhiều thiền sư. Cho nên,
1.  cái thứ nhất, có tới một tỷ người hơn mình.
2.  Cái thứ hai, cái biết đó nó không đủ để thay đổi con người mình một cách toàn diện, vì nếu mà cái biết đó có thể thay đổi con người mình thì đâu có còn như thế này.
3.  Thứ ba là mình không thể mang cái biết đó đi qua chỗ khác. có hiểu không ? Bây giờ tắt thở thành con trùng con dế là ba cái vụ bài vở này là coi như xong.
 
Mình học là mình nhớ chỉ gieo duyên thôi. Đời sau kiếp khác sanh ra, có điều kiện học Tam Tạng học nhanh hơn người khác, chỉ vậy thôi. Chứ không thể nào, mình nhớ lại hết. Không có. Nhớ nha.
 
  1. Thứ nhất, cái biết này có nhiều người hơn mình.
  2. Thứ hai đó là, cái biết này không đủ để thay đổi mình.
  3. Thứ ba là, mình không thể mang cái này qua cái chỗ khác, phải không ? và
  4. Thứ tư, cái biết này hoàn toàn có thể mất tiêu trong một sớm một chiều. Thí dụ như, bị một cái tai nạn nào đó, bùm, xong.
 
Hiểu không ? nó rất là..
 
Chứ Tu Đà Hườn không có.
  1. Tu Đà Hườn không thể nào bị mất trí,
  2. Tu Đà Hườn không thể nào bị say rượu,
  3. Tu Đà Hườn không thể nào vì một lý do sinh lý hay tâm lý mà thay đổi nhận thức. cái này tôi phải khẳng định một ngàn phần trăm nha.
 
Xin nhắc lại, Tu Đà Hườn, người đắc sơ quả, tầng thánh thấp nhất, tuyệt đối không thể vì một lý do nào mà thay đổi nhận thức của mình về Tứ diệu đế, về Bát Chánh Đạo, về Tam Bảo. nhưng Phàm phu thì có tới một ngàn lẻ một cái lý do để mà thay đổi nhận thức. Chỉ cần té nó gõ cái bang một cái. Nó chết. Còn nó không chết cứ ngồi cười cười là xong.
 
Hôm nay ngước mặt nhìn trời,
Đưa tay vô miệng xem đời phù du.
 
Học xong, cái té cái cười cười. Có những người đang ngon lành, tự nhiên uống lộn thuốc. Khùng. Tôi nói hi vọng cái người đó không có cái dịp nghe đâu.
 
Bên Dallas uống lộn thuốc khùng mấy năm sau đó tự nhiên nó hết. Bị sốc á, bác sĩ chữa không được. Tự nhiên, có người nói do nghe kinh, nhưng mà tôi nói, nó khùng nó nghe cái gì nổi nói nghe, mà do cái nghiệp nó hết. Ba năm là nó tỉnh lại. Thì nói chung phàm phu mình nó có ngàn lẻ một lý do để mà thay đổi nhận thức.
 
Chưa kể có cái vụ này nữa. Tình cảm có thể làm mình thay đổi nhận thức, kiến thức có thể làm mình thay đổi nhận thức.
 
Có biết không ?
 
Tình cảm có thể là tôi thương cái cô đó quá, cái cổ rỉ tai rỉ tai riết, rồi tôi theo cổ luôn. Từ thương cổ, tôi chấp nhận cái tín ngưỡng của cổ. Có không ta ? Ví dụ mình thương cổ, cổ cứ rỉ rỉ tai: “Con nói thầy nghe. Kinh Phật con cũng nghiên cứu kỹ. Con biết nói chung Vĩ nhân thế giới trong lòng con chỉ có Phật thôi. Con đồng ý với Thầy thôi. Nhưng mà thầy nghĩ kỹ lại coi, Phật cũng là do Chúa tạo ra, cho Chúa với Chùa gom về một mối đi. »
 
Mình thương cổ quá, mình thấy hay hay.
 
  1. Hồi đầu, nhớ không ? Là tâm thức đối kháng.
  2. Sau đó là miễn cưỡng.
  3. Ba là thỏa hiệp.
  4. Cuối cùng là đồng thuận.
 
Nhớ bốn cái step rất là quan trọng, mà nhiều tôi suýt theo đạo Chúa. Bỏ chùa thành Chúa.
 
Cho nên,

Nhà thơ ghé bước nhà thờ

Ngó lên tượng Chúa nhà thơ nhớ Chùa.

Là nó rất là dễ. Mình thương ai là rất dễ.

 
Tôi có biết một vị thầy bên Tây. Nói Pháp mà không dẫn chứng thì bà con nghĩ chuyện phong thần, mà nói dẫn chứng thì nó cũng hơi nhạy cảm. Có một vị sư Nam Tông bên tây, rất là cực đoan. Vị đó nói về chay mặn, nó về Tịnh độ, nói về Di đà, nói về Quan Âm, nói về Địa Tạng, Thế Chí Phổ Hiền mà vị đó phang coi như là không thương tiếc.
 
Về sau, có một cô đệ tử, cô đi chạng hảng: một lúc hai đạo. Hiểu không ? Không biết cổ thuyết phục thế nào mà vị này cuối cùng cũng chạng hảng theo. Vị này tin rằng, vị này định nghĩa về Quan Âm theo hướng Nam Tông. Đó là một vị Bồ Tát cũng sẽ thành Phật vậy đó. Tức là phiên dịch sao mà mấy ông kia vô Nam Tông hết. Tức là không có chống nữa nhưng mà không có tin theo cái kiểu của người Bắc truyền. Nhưng mà tin cái Bắc truyền theo hướng của Nam truyền, hiểu không ? Tức là hồi đầu mình chống ông hàng xóm nhưng mà rồi mình thương con gái ông hàng xóm, nên mình làm sao đưa ổng lên ông nhạc. Xong rồi, ngồi chung bàn. Mặc dù là mình còn gì đó hơi lợn cợn, lấn cấn nhưng mà bây giờ mình đã là rể rồi.
 
Khiếp như vậy.
 
Trong kinh nói rằng trong dòng luân hồi nó có nhiều cái đáng sợ. Đó là:
  1. cơ hội gặp minh sư thiện hữu rất hiếm,
  2. cơ hội gặp tà sư ngoại đạo rất dễ,
  3. cơ hội gặp sống hiền rất hiếm,
  4. cơ hội sống ác, rất dễ.
 
Vì sao ?
Vì cái sức hút tự nhiên, cái gravity của phiền não nó mạnh lắm. Sức hút luân hồi của mình đã đi nhiều kiếp, nó quay nó tạo ra quán tính. Nó tạo ra từ trường, sức hút mạnh lắm. Nó hút nhiều đời. Nó quay nhiều đời. Nó tạo ra sức hút, giống ly tâm á. Tất cả đều hút vô Tâm của Phiền não hết.
 
Một vị Phật là một vị Bồ tát là cái người một ngày đẹp trời thấy ra là ủa, sao mà ai cũng bị rút vô tâm vậy ta, rồi nhảy ra. Nhảy ra để thành Phật. Và nhìn vào trong cái đám đang bị quay, coi đứa nào nó nhìn ra ngoài nó muốn ra thì mới thò tay kéo nó ra. Hiểu không ta ? Còn không mình cứ tiếp tục quay. Theo cái lực nó rút vô tâm. Trong Kinh nói là, lâu lâu mới có một người là tinh hoa của chúng sinh, thấy kỳ quá vậy ta, sao tất cả theo lối mòn, nhảy trở ra, nhảy khỏi cuộc chơi đó. Biết chơi nhảy dây không ? muốn vào cũng phải đúng lúc, mà muốn ra cũng phải đúng lúc. Thì cái vị Bồ Tát là người nhảy ra không muốn có mặt trong cuộc chơi đó nữa, kiếm cái chỗ để mà nhảy ra.

Có nghĩa là, Ngài không tiếp tục trong cuộc chơi đó nữa, thế là Ngài ra. Còn không, mình cứ mãi hoài trong cái cuốn – hút, cuốn – hút. Các vị biết, các vị khiếp lắm rồi.

 
Có một cái chuyện mà nếu ba mươi năm về trước, tôi nghe là tôi đã khác nhiều lắm.
 
Tôi chỉ cần đêm nay về, quý vị suy nghĩ lại, thích là gì, Ghét là gì. Các vị sẽ thay đổi con người nhiều lắm. Do tiền nghiệp, do khuynh hướng tâm lý, và do môi trường sống mà hôm nay cái thích của người này không giống người kia. Nghe kịp không ?
 
Và khi không hiểu được cái này, mình tưởng cái mình thích là cái gì đó rất là ghê gớm. hiểu không ? Mình không có cái gan mà mà lìa bỏ cái thế giới mình đang cắm đầu, đang gục mặt vào trong đó. Nghe hiểu không ?
 
Nói hơi nặng, mình như những con heo mà đang gục mặt trong những cái thùng cám mà mình cứ tưởng đó là thế giới vàng son. Phật dạy rằng: Phàm phu thỏa mãn với những gì mình đang có, giống như con giòi trong đống phân. Nó thấy rằng, đống phân của nó to hơn đống phân của con kia. Bậc thánh là con người đứng nhìn hai cái đống phân đó. Bài Kinh đó nói rất nặng, rất nặng, nhưng mà rất đúng. Ngài nói là kẻ phàm phu tự hào, tự đắc, tự mãn, tự kiêu, tự tôn, tự đại với những gì mình có mà họ không biết đó là niềm tự kiêu của con giòi nó đang so sánh đống phân của nó với đống phân kế bên.
 
Bởi vì, nếu trong một cái nhìn rốt ráo triệt để nhất, thì mọi hiện hữu nó không có lý do gì để tiếp tục. Biết nói nghe hiểu không ? Ngày hôm qua tôi đã nói cạn lời rồi, bà con mặt cứ đơ ra.
 
Đó là, chúng ta không có lý do gì tiếp tục tồn tại, chúng ta có sống trong một cái điều kiện đẹp nhất thơ mộng nhất lãng mạn nhất trữ tình nhất rồi thì sao ? Nó cứ quay hoài. Hai đứa cầm tay nhau Tiên Đồng Ngọc Nữ bay hoài trong vũ trụ, ghé ngang những hành tinh tràn đầy ánh sáng xanh vàng đỏ tím, nhạc trời réo rắc thơm ngát, kim cương đầy cả bụm cả vốc. Ngày xưa ở dưới mặt đất kim cương quý, chàng quỳ xuống trao cho nàng chiếc nhẫn «Marry me.» bây giờ ôm nguyên một bụm đưa cho nàng, Nàng hất vô mặt. Trên đó nhiều dữ lắm. có nghĩa là bao nhiêu giá trị trên mặt đất, ở một thế giới nào đó nó không còn nữa. Mà chính vì mình không biết cái đó, mình tưởng những gì mình có là số 1. Và khi mình có nhiều quá mình tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Hiểu không ?
 
Nếu mình hiểu ra, cái thích của mình chỉ là cái thích của con sâu, con gì con gì con gì con chim nó thích ăn sâu thì thấy con sâu là gia tài, số một. Bà con ở đây có ai sợ sâu không? Các vị biết sâu là mâm cao cỗ đầy của rất nhiều con thú, các vị biết không? Theo tôi biết là nhiều người nhà quê họ thích dùng con sùng, con sâu để mà câu cá. Dạ, con cá nó thích cái gì mà loe ngoe, loe ngoe mà tanh tanh là nó thích lắm. Trong khi đối với mình, chỉ cần quý vị đang ngồi mà tôi thấy có một con sâu nó trên người quý vị là nó đã cỡ nào. Mà trong khi đó là món ăn khoái khẩu của nhiều chúng sinh. Giờ hiểu chưa ? Hiểu được cái đó mới thấy ghê gớm.
 
Tôi nói cái này cho quý vị rùng mình, hôm nay trước mặt tôi có bao nhiêu tiến sĩ, dược sĩ, bác sĩ, nha sĩ, nhưng mà đâu có ai ngờ rằng, cái chủng tử ăn thịt sống, uống máu tươi, và ăn phân người đang hiện hữu đầy đủ trong người, từng người ở đây, quý vị có tin không ? Có nghĩa là ở đây có những người không ăn được sushi, có những người không ăn được thịt tái, có nhiều người không ăn được tiết canh đúng không ? Nhưng quý vị đâu có ngờ là khả năng uống máu tươi ăn thịt sống trong người của quý vị đang còn, là chỉ cần quý vị tắt thở, quý vị sanh về Châu Phi, vô bụng một con beo, một con sư tử thì cái khả năng ăn thịt sống nó cuồn cuộn sống dậy. Hiểu không ? Mình chỉ cần đi ngang một đứa bé mà chưa được thay tã, mình đã nghe mùi khó chịu, mà mình đâu có ngờ có kiếp mình vục mặt vào trong đống phân mà ăn.
 
Nghe kịp không ?
 
Mà cái kiếp đó không có xa, maybe là tomorrow.
 
Học đạo là để phanh phui teng beng mấy cái đó ra.
 
Có những người yêu đời quá. Họ nghe tôi nói, họ nói: “Con không có sợ. con thấy đâu đến nỗi.” Mình thương họ, mình thấy họ sống lạc quan thì mình cũng vui. Nhưng mà mình cũng lo là bởi vì, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, bò con không sợ cọp, điếc không sợ súng.
 
Điếc không sợ súng. Bởi vì, tôi nhắc lại một lần nữa. Một đời chân tu, một đời làm cao tăng, chết rồi chưa chắc đi lên, vì vô số nợ cũ chưa trả dứt. Có hiểu không ? Một đống chủ nợ nó đang đứng ngay cái giường chết nó chờ, nó đòi. Hên, thì quả lành đến rước đi, mà xui thì quả xấu đến rước đi.
 
Trong Kinh nói:
  1. quả xấu đối với mỗi người nó giống như kẻ thù chờ chực sẵn để hại ta,
  2. quả lành với mỗi người giống như thân nhân chờ đợi người xa về.
 
Hiểu không ? Mình không biết lúc mình tắt thở, đứa nào nó chờ mình ở đó, một là người thân ôm một vòng hoa tươi chờ mình bước xuống sân bay để cho ăn cỗ , là một thằng nó cầm mã tấu nó đang chờ mình? Mình không biết. Chẳng qua, trong Kinh nói, mình thiều ba la mật: Duyên lành để thoát nghèo, túng thiếu, mình không có đủ.
 
Cho nên hôm nay khi nghe Phật pháp
  1. một là mình không muốn nghe,
  2. hai là mình nghe mà mình thấy khó chấp nhận,
  3. ba là mình nghe với một tâm thức là mau bị đầy.
 
Đứng trước một dòng sông lớn, đi lấy nước về thì không phải ai cũng có khả năng mang nước về giống nhau.
 
Vì sao ?
 
đồ chứa hình như cũng hơi khác nhau. Có người họ lấy cái thùng 5 lít, có người lấy thùng 10 lít, có người lấy cái rổ đem theo.
 
Tôi nhìn đây tôi thấy nguyên đống rổ. Hiểu không ? Đi lấy nước mà mỗi đứa cắp cái rổ. Về tới nhà, cái rổ còn nước là hên, đa phần là khô queo. Đi gánh nước về, mà gánh bằng rổ thì gánh nỗi gì. Có bả thì lấy chai dầu xuân thạch mang theo. Rồi có bà gánh về mà không biết xài cái gì. Có vụ đó nữa.

(còn tiếp)

 
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Vì Sao Phải Học Giáo Lý Duyên Khởi (6-6)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Cái đám đi ra sông lấy nước nó có đủ hạng hết:
  1. có hạng lấy rổ lấy nước về,
  2. có hạng lấy chai dầu xuân thạch ra lấy nước về,
  3. có hạng gánh nguyên thùng nước về rồi không biết gánh về để làm cái gì. Có nghĩa là có những hạng học rất giỏi, khiêng được hai thùng nước, nhưng mà, cái hạng này trong Kinh nói, giống như là người đi trên biển, nước bao la mà vẫn chết khát. Hiểu cái đó không ? 
Mà nói vậy thôi, dầu gì cũng có bốn hạng người :


  1. Hạng thứ nhứt, có học mà không hành.
  2. Hạng thứ hai, có hành mà làm biếng học.
  3. Hạng thứ ba, vừa có học, vừa có hành.
  4. Hạng thứ tư, là cả hai đều zero (vừa không học, vừa không hành).

Thì tối thiểu, mình học không có hành nó cũng đỡ, bởi vì mình không có tu mà mình bày cho thằng khác nó tu cũng đỡ. Còn đứa không có học là chết cả hai đứa. Hai đứa ôm nhau chết chìm.

 
Còn nếu mình học mà mình không có hành là ít ra mình cũng có cái phao liệng cho thằng khác, rồi mình vẫy tay chào nhau.
 
Mình chết đuối mình liệng thằng kia được cái phao.
 
Cái đứa mà nó không biết lội mà nó cũng không xài phao thì thằng chơi chung với nó cũng đuối luôn.
 
Các vị có biết một chuyện là người chết đuối thường hay nắm nhau, các vị biết chuyện đó không ? Cho nên, dầu là đi cứu người thân, chuyện đầu tiên là dzộng vô mặt nó trước cái đã. Chứ để mà nó nắm, nó ôm là chết cả hai.
 
Nếu muốn nắm là phải nắm một cách khôn ngoan, dặn nó, là bây giờ you nằm yên, you để tui làm sao tui làm. Còn hai nữa là you chỉ vịn hờ, chứ you hoảng, you ôm chặt tui là hai đứa Chúa gọi cùng một lúc.
 
Cho nên là, cứu người cũng là một nghệ thuật. Trong Kinh nói, không hề có chuyện, một người đang ở trong đầm lầy lại có thể cứu được người khác. Bản thân mình phải có thành tựu gì đó thì mình mới cứu được người khác, hiểu không ?
 
Ở đây á, phải học giáo lý, rồi bà con muốn hành thiển chỉ thiền quán, samatha, vipasssana gì đó thì là chuyện khác.
 
Chuyện đầu tiên nhớ dùm tôi cái này.
 
Có người hỏi tui là: “Sư ơi, sao con thấy con phận mỏng phước ít. Trí con nó cạn con buồn quá. Không biết ngày xưa, con có tu hay không mà học đạo con học rất là dở. Con nghe thầy giảng ba la mật mà con không biết con có ba la mật hay không?”
 
Tui nhớ tui đã trả lời: “Theo trong Kinh là thế này. Mình không cần biết ba la mật của mình, cái kiếp đó không quan trọng, mà cái quan trọng là mình testing. Testing bằng cách nào ta? Mình cố gắng mình học như có thể, mình cố gắng mình hành như có thể. Nếu ba la mật nó đủ thì tự nhiên có những cái thành tựu mà mình không có lường được, hiểu không ? chứ còn cái chuyện mình thắc mắc mình có phước, con có đủ duyên đắc đạo đời này không ? cái chuyện đó không quan trọng, mà cái chuyện quan trọng nhất là «Tận nhân lực mới tri thiên mệnh.» tức là làm hết sức mình đi, rồi cái phần còn lại tính sau.”
 
Mà Tây nó cũng có một câu là : Trời chỉ cứu đứa nào biết tự cứu. Có còn nhớ cái chuyện một ông linh mục mùa nước lũ, nguyên đám giáo dân nó nói: “Cha ơi cha, cha lên thuyền đi cùng tụi con.” Ổng nói: “Không, Chúa không có bỏ cha.” Một lát sau, cảnh sát đưa ca nô tới, nói, không, Chúa không bỏ cha. Lát sau, nước ngang tới đây (cổ) trực thăng tới. Ổng nói: “Không Chúa không bỏ cha.” Và năm phút sau ổng về trời. Ổng trách Chúa: “Chúa không cứu con.” Thì Chúa nói Chúa đã gởi cảnh sát, giáo dân và trực thăng tới, mà ảnh không có lo, không có chịu đi.
 
Câu chuyện nó hay vô cùng. Câu chuyện đó phải xăm lên trán. Câu chuyện nó rất là hay. Có nghĩa là ổng đã hiểu sai về Chúa, ổng tưởng Chúa trời là một bàn tay bằng vàng, sáng lòa từ trên đưa xuống rồi bồng ổng lên. Không phải. mà chúa hiển hiện trong mọi hình thức.
 
Phật pháp cũng vậy.
 
Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không rời thế gian. Mình có thể thấy bóng dáng của Đức Phật ở bất cứ mọi nơi. Lời dạy của Đức Phật phảng phất, và bàng bạc khắp nơi.
 
Mình hiểu sai về Chúa Trời, bên đạo Chúa. Còn bên đạo Phật, mình hiểu sai về Phật pháp./.
 
(Hết)


Mục Lục các Bài Giảng
Reply
T
THẾ NÀO LÀ QUÁN CHIẾU VỀ PHÁP

How to contemplate on the Dhamma

Ajahn Brahmali- 29/11/2019



____________________
 
Tối nay tôi sẽ nói về đề tài “quán hay suy ngẫm, chiêm nghiệm” (contemplation) trong Phật giáo. Làm thế nào để quán chiếu, để chiêm nghiệm, để suy ngẫm về Pháp và làm thế nào để áp dụng những điều này trong sự thực hành. Một trong những lý do tôi muốn nói về điều này là vì mọi người hay hỏi tôi làm sao quán và quán như thế nào để mang lại lợi ích. Có quá nhiều hướng dẫn khác nhau nên mọi người có vẻ hơi bối rối. Những ai đã học thiền Vipassana thường hay hỏi: quán về Pháp có giống như Vipassana không? Vipassana có nghĩa là “cái thấy rõ ràng”, thường được dịch là minh sát hoặc thiền minh sát, nhưng tôi nghĩ Vipassana nên dịch là “cái thấy rõ ràng” thì thích hợp hơn. Vậy quán chiếu hay chiêm nghiệm có giống với Vipassana không hay có gì khác biệt? Đây là một trong những điều tôi muốn nói tối nay và nói chung là làm thế nào để chúng ta có thể thực sự quán chiếu về pháp.
 
Một bài kinh trong Tăng Chi Bộ đã thực sự gây ấn tượng cho tôi, Đức Phật nói rằng có hai năng lực (sức mạnh), năng lực là một phẩm chất tinh thần có thể chế ngự một thứ khác, có sức mạnh hơn một số phẩm chất khác. Trong Phật giáo, sức mạnh là thứ có khả năng ngăn chặn những phẩm chất bất thiện và làm phát sinh những phẩm chất thiện lành trong tâm. 

Vậy hai sức mạnh này là gì? Theo lời Đức Phật, 
  1. sức mạnh thứ nhất là sức mạnh của sự quán chiếu (contemplation), 
  2. sức mạnh thứ hai là sức mạnh của sự phát triển tâm linh (development), gọi là Bhavana Bala. 

Bhavana là tiếng Pali để chỉ thiền, sự tu luyện tâm, sự phát triển tâm linh. 

Như vậy quán chiếu và thiền là hai năng lực để khắc phục những phẩm chất bất thiện trong ta.
 
Vậy sự khác biệt giữa hai sức mạnh này là gì? 

Trên con đường tâm linh quán là nền tảng của thiền định. Tại sao? Bởi vì sức mạnh của quán giúp ta khắc phục những phẩm chất bất thiện và phát triển những phẩm chất thiện lành của thân, khẩu, ý. Tôi thấy điều này rất thú vị vì tôi vẫn thường cho rằng, trong Phật giáo thiền là tất cả, nó có thể giúp ta phát triển những tánh tốt hoặc loại trừ những tánh xấu. Nhưng Đức Phật nói thực sự không phải như vậy. 

Thiền là để phát triển tâm một khi phần lớn các phiền não đã được loại trừ bằng quán chiếu và chiêm nghiệm, một trong những sức mạnh lớn nhất và cũng vì vậy mà nó được gọi là sức mạnh hay năng lực. 

Do đó, nếu muốn thành công trong thiền tập, 
trước hết chúng ta phải phát triển sức mạnh của quán chiếu: suy nghĩ đúng cách có thể khắc phục những phẩm chất xấu và vun bồi những phẩm chất tốt đẹp, trở thành những người đạo đức hơn, tốt bụng hơn. 

Tôi đã được mở rộng tầm mắt và bắt đầu hiểu đạo lộ theo một góc nhìn mới. 

Nếu đọc lời dạy của Đức Phật chúng ta sẽ nhận ra tất cả tiến bộ trong thiền tập đều dựa trên đức hạnh, lòng tốt và đạo đức. Thiếu những điều này thì không thể nào tiến bộ trong thiền và bây giờ quý vị đã hiểu tại sao có hai sức mạnh này và tại sao chúng lại khác nhau.
 
Trên con đường tâm linh, quán có thể thực hành ở nhiều giai đoạn, 
  1. giai đoạn đầu để xây dựng nền tảng: là cơ sở cho thiền tập. 
  2. giai đoạn giữa để tiến bộ trong thiền
  3. giai đoạn cuối để phát sinh tuệ giác
Nhưng đối với đại đa số thì giai đoạn đầu tiên, đơn giản nhưng quan trọng, là cơ sở cho thiền tập. Bởi vậy giai đoạn đầu quan trọng nhất, những giai đoạn kế tiếp sẽ tự động tiến triển như một hệ quả của sự quán chiếu căn bản này.
 
Chúng ta cần thực tập quán chiếu ở khắp mọi nơi, trong những hoạt động hàng ngày, cho dù đang ở nơi làm việc, đang ở nhà, hay dù đang làm gì đi nữa. Quán về Pháp thường rất đơn giản, nhưng chúng ta lại hay có xu hướng nghĩ rằng quán chiếu hay chiêm nghiệm phải là một cái gì đó rất sâu sắc, rằng ta cần phải suy nghẫm về lý duyên khởi, về ngũ uẩn, về sáu xứ, cần phải hiểu Tứ Diệu Đế..v..v... nhưng thật ra nó đơn giản hơn rất nhiều. Những suy ngẫm căn bản và đơn giản trong cuộc sống hàng ngày để hướng tâm mình theo đúng cách có những tác động rất lớn,  chúng khiến cho tâm được chuyển hóa, hướng thượng và theo thời gian chúng ta thực sự trở nên trong sáng hơn, ít phiền não hơn, và ta thấy con đường này thực sự có hiệu quả.
 
Một ví dụ về cách quán chiếu đơn giản là thái độ của mình đối với cha mẹ, đôi khi vì quan hệ gia đình gần gũi, mọi thứ chỉ còn là thói quen, mình quên đi rằng cha mẹ đã nuôi nấng, đã dạy dỗ, đã kiên nhẫn và yêu thương mình biết bao. Nếu biết quán tưởng đúng đắn ta sẽ nhớ lại tất cả những điều này, sẽ bắt đầu thay đổi thái độ và khởi lên lòng biết ơn cha mẹ. Quan hệ giữa mình với cha mẹ là một yếu tố rất quan trọng, vì vậy sự quán tưởng này là một trong những điều nền tảng khiến con đường tâm linh được phát triển, đơn giản nhưng rất sâu sắc.
 
Một quán chiếu khác cũng rất quan trọng là làm thế nào để vượt qua ác ý, giận dữ, tiêu cực. Trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên có những việc xẩy ra, ví dụ khi đang làm việc với ai đó ta có thể hơi khó chịu, bực mình, ngay lúc đó ta có cơ hội sử dụng sự quán chiếu một cách khôn khéo để hướng tâm sang một hướng khác. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chỉ cần dừng lại và quan sát chuyện đang xẩy ra, ta sẽ thấy có những nguyên nhân nhất định khiến cho ta khó chịu, bực mình; thông thường thì nguyên nhân đó nảy sinh chỉ vì mình nhìn vào những điều tiêu cực nơi người kia, thế thì chúng ta chỉ cần thay đổi cái nhìn một chút xíu, hãy chú ý đến những tính tốt của người đó, khi làm được như thế thì giận dữ, khó chịu sẽ trôi qua; hơn nữa nếu ai đó hành xử tệ hại thì chính họ là người rất đau khổ. Bằng cách suy nghĩ đúng đắn hoặc bằng lòng từ bi, ta có thể làm giảm đi những sân hận, khó chịu trong tâm. Tuy nhiên, lúc đầu chúng ta cần có một chút khoảng cách, một chút tỉnh thức để có thể làm được điều này, vì vậy hãy để cho nguôi cơn giận một chút rồi hãy tự nhắc nhở mình về những điều quán chiếu này. Với tâm từ cũng thế, thấy những điều tốt đẹp nơi người khác cũng khiến tâm từ nảy sinh.
 
Một cách quán tưởng đơn giản thường được nhắc đến trong kinh mà quý vị nên thực tập hàng ngày là quán tưởng về cái chết. Hãy tự nhủ rằng mình sẽ chết, tất cả chúng ta ai rồi cũng sẽ chết. Khi tôi ở Brisbane, có một người nói với tôi rằng mỗi ngày khi rời nhà, anh ta tự nhắc nhở “hôm nay mình có thể chết” và khi suy nghĩ như vậy anh nói “Tôi sẽ không thể rời khỏi nhà với tâm trạng giận dữ hay gây gổ với vợ con. Tôi luôn luôn rời nhà vui vẻ và tử tế với tất cả những người thân”. Đó là một cách thực hành quán tưởng đơn giản về cái chết để nhắc nhở mình điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp ta trở thành một người tốt vì hiểu được sự mong manh của cuộc sống, mọi chuyện có thể nhanh chóng thay đổi và khi nhắm mắt buông tay ai cũng muốn ra đi với một tâm trạng tốt đẹp.
 
Trên đây chỉ là một vài thí dụ, còn nhiều, rất nhiều cách khác nữa. Tôi thích quán tưởng về Đức Phật như vị thầy tâm linh của mình, và điều này có hiệu quả vô cùng. Đức Phật là một thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, và ngài là thầy của mình, đây chẳng phải là một điều hết sức tuyệt vời hay sao?  Ngài có cái nhìn sâu sắc về thực tế, về tình trạng con người, ngài hoàn toàn thấu hiểu hạnh phúc và khổ đau. Ngài biết chính xác những gì chúng ta muốn, dưới mọi góc độ khác nhau và ngài có thể dạy chúng ta làm thế nào để đạt được điều này. Tất cả giáo pháp Đức Phật để lại cho chúng ta vẫn còn cho đến ngày nay. Điều tôi muốn nhắc nhở mọi người là khi Đức Phật giảng dạy, ngài biết nó sẽ được truyền lại đến nhiều đời sau nên ngài đã giảng dạy về tình trạng con người một cách phổ quát cho mọi thời đại chứ không chỉ dành cụ thể cho những người ở thời đại đó. Vì vậy, khi đọc kinh, lời kinh trở nên sống động, và ta nhận ra rằng Đức Phật đang nghĩ về tương lai, về những người như tất cả chúng ta ngồi ở đây hôm nay và nó cho ta rất nhiều cảm hứng
 
Nếu quý vị thấy khó làm được điều này thì hãy quán tưởng về vị thầy nào đó, như Ajahn Brahm chẳng hạn. Tôi không có ý so sánh Ajahn với Đức Phật nhưng Ajahn Brahm rất tuyệt vời, không phải lúc nào ngài cũng chỉ nói đùa, đây là điều mà nhiều người thường hay hiểu lầm. Tôi đến tu viên Bodhinyana từ 25 năm trước vì tôi được nghe một bài pháp của Ajahn Brahm, lúc đó tôi đã đi nhiều tu viện và đang ở trong một tu viện bên Anh, nhưng khi nghe bài pháp này, tôi biết ngay đây là thầy của mình vì tôi cảm nhận được lời giảng này rất chân chính và ấn tượng. Thế là tôi quyết định đi Úc, sau khi tới tu viện tôi để ý và quan sát Ajahn, mình có bổn phận phải quan sát, xem xét thầy của mình. Nhưng một trong những điều đáng kinh ngạc về Ajahn Brahm là tôi đã ở bên Ajahn 25 năm và sự tôn trọng của tôi dành cho Ajahn Brahm ngày càng tăng trưởng, ngày càng mạnh mẽ hơn trong suốt 25 năm qua.  Một phần có lẽ vì tôi đã có đôi chút tiến bộ và khi tiến bộ chúng ta sẽ thấy rõ những phẩm chất ở một người như Ajahn Brahm. Chúng ta thấy sự kiên định, trước sau như nhất của Ajahn với lòng nhân ái và tâm không vướng mắc. Chúng ta thấy giáo Pháp sống động trong cách Ajahn hành xử ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Cho nên khi Ajahn Brahm giảng pháp, hãy chú ý lắng nghe, có những câu chuyện mang đầy ý nghĩa thâm sâu mặc dù nó có vẻ chỉ như là chuyện cười. Đây là Ajahn Brahm một cách ngắn gọn, không vướng mắc với bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Ajahn là một nhà sư ấn tượng lạ thường, nếu quý vị hiểu tôi muốn nói gì. Tôi cảm thấy thương Ajahn đã có một môn đệ như tôi, bởi vì quý vị biết đấy, ngày xưa tôi rất hay lý luận, tranh cãi, nhưng Ajahn luôn luôn kiên nhẫn, luôn luôn dành thời gian để giải thích cho tôi hiểu. Vì vậy, hãy nhớ rằng mình đang có một viên ngọc quý. Trên thế giới này rất khó tìm được một vị thầy như vậy. Thật là một điều tuyệt vời, chúng ta có hội Phật giáo này với tất cả những người tốt xung quanh, với một vị thầy như Ajahn Brahm, điều này được gọi là Sanghanussati, niệm Tăng. Rồi chúng ta có thể mở rộng sự quán tưởng thêm ra, biết ơn toàn bộ cộng đồng Phật giáo ở đây, suy ngẫm về những điều tuyệt vời khi có những người bạn đạo, Kalyanamitta như thế này, và khi nghĩ tưởng về những điều tốt đẹp này chính là ta đang vun bồi những trạng thái tâm thiện lành và làm vắng bóng những trạng thái tâm tiêu cực. Quý vị có thể thấy nó khá đơn giản, tưởng như không có gì sâu sắc, nhưng thực sự nếu làm đúng cách nó sẽ mang lại cho ta những phẩm chất rất tốt đẹp, mà điều này thì ai cũng có thể làm được.
 
Quý vị cũng có thể suy ngẫm về một trong những khía cạnh của chánh kiến trong Phật giáo: ý tưởng về tái sinh. Nếu tin tái sinh là một khả năng có thể thì hãy suy nghĩ xem điều này có ý nghĩa gì? Nó tác động như thế nào đến cách sống của mình? Dĩ nhiên sau khi chết mình vẫn muốn được hạnh phúc. Vậy làm thế nào để có thể bảo đảm hạnh phúc cho tương lai, cho kiếp sống kế tiếp? Suy ngẫm như vậy cũng sẽ khiến ta thay đổi thái độ và cách nhìn về cuộc sống.
 
Trên đây chỉ là một vài cách quán chiếu căn bản, còn rất nhiều cách nữa. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải học hỏi quán chiếu như thế nào để khi giận dữ, bực mình, khó chịu khởi lên trong tâm thì ta có thể hướng tâm sang chỗ khác. Nếu chỉ làm được chừng đó thôi cũng đã là một bước tiến quan trọng trên con đường tâm linh. Dù đây không phải là những điều quý vị học được trong khóa thiền Vipassana và rất ít khi được nhắc đến nhưng nó lại rất thực tiễn, có hiệu quả và thật sự giúp chúng ta tiến bộ trong thiền.
 
Quán tưởng là như thế đó, hãy tự tìm những phương cách thích hợp với cá nhân bạn. Thường thường mọi người cứ muốn có bài bản, có công thức rõ ràng, phải quán như thế này, phải suy nghĩ như thế kia, nhưng tôi khuyên quý vị không nên làm theo công thức nhiều quá vì như vậy mình sẽ trở thành một người máy mà người máy thì không thể có nhiều trí tuệ được. Chỉ cần có chút ít khái niệm về cách quán tưởng, sau đó quý vị hãy tự tìm những phương cách, những suy nghĩ như thế nào cho phù hợp với cá tính, với hoàn cảnh của mình thì sẽ có nhiều hiệu quả hơn.
 
Giai đoạn thứ hai là quán chiếu khi hành thiền. Sau mỗi buổi thiền hãy suy ngẫm lại những gì đã xẩy ra, nhất là những khi quý vị cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn, bình an hơn (trước khi thiền). Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy rằng cảm giác dễ chịu mà mình có được là vì những phiền não, những chướng ngại, những vấn đề trong tâm đã giảm bớt; ít ham nuốn, ít tiêu cực, ít vướng mắc và ít những suy nghĩ về thế giới bên ngoài. Rồi hãy tự hỏi, nguyên nhân gì khiến nó như vậy? Nguyên nhân của sự bình an trong thiền là gì ? và chúng ta sẽ bắt đầu hiểu nguyên nhân nào khiến phiền não giảm bớt trong tâm. Một lý do khác, khi chú ý đến những cái hay, cái tốt của điều gì đó thì ham muốn sẽ khởi lên; tiếng Pali gọi là Subanimitta, nghĩa là chúng ta đã quán về khía cạnh đẹp của đối tượng đó, rồi ham muốn khởi lên và tâm hướng ra ngoài, ta trở nên bồn chồn và không thể thiền được nữa.
 
Bởi vậy mình cần phải đem tâm về, bớt chú ý đến thế giới bên ngoài, tâm sẽ trở nên bình an hơn. Rất đơn giản, nhưng quý vị hãy tự khám phá, tự chiêm nghiệm xem có đúng như thế không, tự tìm ra phương cách cho chính mình, tùy theo từng trường hợp thì sẽ có hiệu quả hơn. Đối với giận dữ cũng vậy, khi thấy khó chịu khởi lên trong tâm là vì mình đã chú ý đến những khía cạnh tiêu cực của đối tượng, vậy thì hãy thay đổi sự chú ý. Đây là cách quán chiếu lúc cuối buổi thiền, ta thấy được nguyên nhân khiến cho thiền xuông xẻ, ta thấy phiền não sinh khởi và chuyển biến như thế nào, nhờ đó mà ta biết cách phải làm thế nào để loại bỏ chúng trong tương lai. Thật không dễ dàng gì, nhưng đây là những điều quý vị làm từ từ, cần có thời gian để khám phá ra những điều này. Sau giờ thiền hãy chiêm nghiệm về những gì đã xẩy ra trong khi hành thiền, suy ngẫm về quá trình, tại sao mình an lạc, tại sao mình không an lạc và bằng cách này mình có thể loại trừ dần những chướng ngại trong thiền.
 
Bây giờ tôi muốn nói một chút về Samatha và Vipassana bởi vì chúng liên hệ mật thiết với nhau. Đây là hai từ Pali, Samatha có nhĩa là tĩnh lặng và Vipassana là cái thấy rõ ràng. Quý vị thường nghe nói đến thiền “an chỉ - Samatha” và “thiền quán –Vipassana”. Có phải “Vipassana - cái thấy rõ ràng” đồng nghĩa với “quán chiếu” không? Nhiều người nghĩ rằng khi thực tập quán là mình đang thực hành Vipassana vì mình thấy sự việc rõ ràng hơn, thật là thú vị vì thường thường những gì chúng ta nghe nói về thiền lại không giống với những gì Đức Phật giảng dạy. Chúng ta nên kiểm xem trong kinh Đức Phật dạy như thế nào để có thể thực sự có được đầy đủ sự lợi ích từ giáo pháp của ngài.  
 
Đức Phật nói rằng Samatha và Vipassana luôn luôn đi chung với nhau, không thể tách riêng ra được. Trong Pali hai từ này luôn đi đôi với nhau như một từ kép Samatha Vipassana. Ajahn Chah, vị thiền sư nổi tiếng của thế kỷ 20 thường nói rằng Samatha và Vipassana giống như con dao có hai mặt, bên này là Samatha, bên kia là Vipassana. Tại sao hai điều này luôn luôn phải đi đôi với nhau? Lúc đầu tôi cũng không hiểu được mối liên hệ giữa Samatha và Vipassana. Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu nhận ra rằng: Samatha và Vipassana sinh khởi bởi cùng một nguyên nhân, vì có cùng nguyên nhân nên chúng sẽ phải cùng nhau sinh khởi và tôi thấy hai điều này như hai mặt của một đồng tiền, không thể nào tách rời ra được.
 
Thật là đơn giản, khi chúng ta sân hay ham muốn thì ta không thể nào an tịnh được bởi vì ham muốn kéo tâm đến với tương lai, giận dữ đưa ta về quá khứ, làm sao mà an tịnh được? Điều này cũng đúng với Vipassana, ham muốn và sân hận khiến ta bị ảnh hưởng, trở nên lệch lạc không còn khách quan để có thể có được “cái thấy biết rõ ràng”. Vậy thì nguyên nhân khiến ta có an tịnh (samtha) và cái thấy rõ ràng (vipassana) chính là sự giảm thiểu phiền não và chướng ngại trong tâm, bởi có cùng nguyên nhân nên Samatha và Vipassana sẽ sinh khởi cùng lúc với nhau. Nếu có “an tịnh” thì cũng sẽ có “cái thấy rõ ràng”, nếu có “cái thấy rõ ràng” thì cũng sẽ có “an tịnh”. Thế cho nên, khi nói “thiền Samatha” và “thiền Vipassana” rất dễ gây hiểu lầm, mọi người có thể hiểu sai, tưởng rằng một loại thiền đưa đến an tịnh và loại kia đưa đến trí tuệ. 
 
Trên thực tế, cho dù  quý vị thiền kiểu gì hay quán tưởng như thế nào đi nữa, miễn sao phiền não giảm bớt thì nó cũng sẽ đưa đến Samatha và Vipassana, chúng không thể tách rời nhau được. Đây là một điểu vô cùng căn bản và quan trọng mà chúng ta cần phải nắm bắt cho thật rõ ràng. Nếu thiền tiến triển tốt đẹp thì có hai điều xẩy ra, hai đặc điểm nổi bật, hai mặt đối lập của cùng một đồng tiền: có cái thấy rõ ràng và trở nên an tịnh. Không có sự phân biệt trong giáo lý đạo Phật về thiền Samatha hay thiền Vipassana.
 
Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay tôi sẽ nói sơ qua giai đoạn cuối của quán chiếu để hoàn tất con đường tâm linh. Khi ra khỏi những tầng định sâu, nhìn lại những gì xẩy ra ta sẽ có một hiểu biết rõ ràng về mối liên hệ giữa tâm định và cái thấy rõ ràng. Định càng sâu thì càng có nhiều thứ chấm dứt, biến mất (đi đến chỗ đoạn tận/ tận diệt) Tối nay, sau khi thiền, dù chỉ một chút thôi, quý vị cũng đã có thể thấy rằng mọi việc ổn định hơn, ít suy nghĩ hơn và một số suy nghĩ đã chấm dứt, càng nhiều thứ chấm dứt thì càng tuyệt vời hơn. Và khi vào được chánh định thì vạn pháp gần như chấm dứt/tận diệt, vì vậy đó là khoảnh khắc có tác động mãnh liệt khiến cho tuệ giác phát sinh.                                                              
Sau khi ra khỏi định, quán chiếu lại những trải nghiệm vừa qua, ta thấy cả thế giới biến mất/tận diệt, điều duy nhất còn lại là hỷ lạc và bình an. Ta hiểu ra cái vô thường, hay thay đổi, không vững bền của đời sống. Càng buông bỏ thế giới bên ngoài thì càng thấy tuyệt vời hơn, lúc ấy ta mới thực sự thấu hiểu khổ đau của thế giới này, hiểu một cách tường tận vì chân phúc lạc chỉ có được khi ta hoàn toàn buông bỏ hết tất cả. Và ta cũng sẽ thoáng thấy được vô ngã. Vì sao? Vì khi buông bỏ cả thế giới bên ngoài, khi thoát ra khỏi nó ta không có khả năng điều khiển, có nghĩa là cả thế giới đó không còn liên quan gì đến mình nữa, ta hoàn toàn xả bỏ, vượt ra ngoài cái thế giới đó lần đầu tiên và đó là khởi điểm cho tuệ giác về vô ngã. Tuệ giác chỉ thật sự phát sinh khi định thâm sâu, chúng ta sẽ hiểu được chân hạnh phúc ở đâu và ý nghĩa thật sự của cuộc sống là gì.
 
Tôi muốn tóm tắt ngắn gọn những gì tôi đã nói. 

Một trong những điều quan trọng nhất về thực hành quán về pháp, tôi khuyên quý vị nên 
  1. tập trung vào điều cơ bản, 
  2. suy ngẫm đơn giản giúp quý vị biết trân quý mọi việc trong đời sống hàng ngày, 
  3. thường xuyên nhận biết những phước lành mình có, 
  4. làm thế nào để vượt qua sân hận, những điều đơn giản trong cuộc sống, 
nếu quý vị có thể làm chừng đó thôi thì sự thực hành cũng đã tiến triển tốt đẹp; và rồi, hãy áp dụng cùng những cách quán chiếu đó vào trong thiền tập, nó sẽ giúp chúng ta biết cách vượt qua những phiền não và những khó khăn trong thiền.

Tối nay chỉ có như vậy thôi, tôi chúc quý vị may mắn trong thực hành.

--ooOoo--

How to Contemplate on the Dhamma | Ajahn Brahmali | 29 November 2019




Ajahn Brahmali discusses how to contemplate on the Dhamma. Ajahn suggests we focus on a simple contemplation like finding appreciations in our daily life, because this will really help our spiritual development.
Reply
(2021-11-30, 09:52 PM)LeThanhPhong Wrote: Anh Ếch, anh phai,

Hai anh nói đúng .  Thầy Pháp Hoà nói chuyện rất vui, rất hay .

Cheer

 Ya, 5 cũng thích nghe ông Pháp Hòa nói pháp lắm.
Ông thầy này hình như cư ngụ ở Canada phải không?

 Ông toát ra sự thành thật trong lời giảng, vui vẻ, thân 
 thiện và gần gũi đời sống thường ngày. Nhất là khi giảng 
 hay giải thích những khái niệm và quan niệm riêng của 
 Phật giáo chứ không mắc bệnh chữ nghĩa chuyên môn 
 của các thầy khác. 
 Có nhiều ông giảng pháp, thao thao bất tuyệt, một
 chập người nghe chẳng hiểu gì hết vì quá nhiều 
 từ ngữ "chuyên môn". 
 Nói mà người ta không hiểu thì làm sao "hoằng dương
 Phật pháp" được (truyền bá lời hay ý đẹp của giáo lý Phật giáo).
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Sự Hiểu Lầm Rất Lớn về Chánh Niệm


1/ Chánh Niệm
Chánh Niệm nghĩa là làm bất cứ việc gì bằng sự cẩn trọng. 

Không phải đi với tâm niệm rằng tôi đang đi. Các vị hiểu cái này không ? Tôi nói nè. Hồi nãy làm bể cái ly đó nhen. Tôi hốt chưa có hết, thì quý vị đi bằng cái sự cẩn trọng. Sự cẩn trọng đó chính là niệm. chứ không phải là đang đi mà niệm « tôi đang đi». 

Cái đó là ba trợn. cái đó là ba trợn. Những cái thằng ba trợn nó mới vừa đi vừa nói : Tôi đang đi. Chứ nó đang ngồi à ? 

Cho nên ở đây, cẩn trọng bằng cách khác. thò tay vào một cái chỗ mà mình không biết có cái gì bất trắc hay không nghe kịp không ? Thì thò vào đó với tất cả sự cẩn trọng, đúng không ta ? Thì đó là chánh niệm

Mình đưa cái bare foot, bàn chân trần của mình, vào một cái đám cỏ mà mình không biết có cái gì ở đó, thì mình đưa bàn chân xuống với tất cả sự careful, thì mình gọi đó là chánh niêm. Hiểu chưa ? 

Một người con gái mới về nhà chồng, ăn uống, nhai nuốt làm gì cũng ý tứ. thì cái ý tứ đó được gọi là chánh niệm

Hoặc Phật nói: Một người tử tù mà đội lên đầu một cái thau nước đầy, Vua nói : "Nhiễu ra một giọt sẽ bị chặt đầu." Người tử tù đó phải tập trung làm sao cho dầu đừng đổ gọi là niệm. Hiểu không ? 

Chớ không phải là « Tôi đang đi biết là tôi đang đi » nói nguyên văn luôn « tôi đang đi » « Tôi đang thở ra ». Không phải. Chỉ cần mình thở ra với tất cả sự chú ý. Thở vào với tất cả sự chú ý, nghe kịp không ? thì như vậy gọi là niệm. Đó là những cái hiểu lầm rất là lớn mà hành giả không biết. 

2/ Niệm lại từ đầu
Và cái "Niệm lại từ đầu" nghĩa là sao ? Mình đang đi mà mình nghĩ tầm bậy, mình phát hiện ra «Ố ô . Phóng dật nha .» thì bắt đầu niệm tiếp, coi như phần quên là bỏ. Chớ không phải là mình retour trở lại. Cái đó là kỳ dữ lắm. Mà nó hiểu vậy đó. 

Nhớ cái đó tối quan trọng. 

Hoặc những cái chuyện nho nhỏ mà mình không biết. Khi bị đau đớn, chỉ ghi nhận rằng : « khổ thọ đang có mặt », hoặc « cơn đau đang có mặt ». Nó khác với cái chuyện là « mình đang bị đau » khi mình thấy rằng mình đang bị đau có nghĩa rằng, đó là cơn đau của mình. Mà khi có hai cái mình nó gắn liền, thì cơn đau sẽ bị duplicate. 

Duplicate là cái gì ta ? – nhân đôi. 

Chỉ cần ghi nhận cơn đau đang có mặt thì tình hình có khác. Vì sao ? Vì lúc đó mình với nó không có mắc mớ gì hết. 

Còn tôi đang bị đau là mình rước cái đau vô nhà mình. Hiểu không ? nó khác nhau nhiều lắm. 

3/ Phải học giáo lý
Cái lắt léo là sao phải học giáo lý, là để tránh mấy cái đó đó. Mình tránh mấy cái hiểu lầm đó đó. 

Nó quan trọng lắm. 

Với, nhớ một chuyện nữa. tất cả những gì quý vị có được được hay là bị nha trong thời gian tu tập tuệ quán, tất cả những cái đó chỉ là thứ mình nhìn

Nó đến đi là chuyện của nó. 

Không có sự đánh giá và sử dụng label, dán nhãn. Không. Không. Ví dụ như, lúc này mình chánh niệm tốt hơn hôm qua nhiều lắm. Đó là label. Hiểu không ? Sao lúc này ngồi nó dở quá. Tôi xuống cấp. Đó là label. Tinh tấn. Biết. Nó đến hay không. Cứ nhắm mắt. Cứ niệm ghi nhận. Mình như thế nào biết rõ như vậy. Mình như thế nào đừng có đánh giá, Lúc này nó lên xuống gì kệ nó. 

Rồi thấy nó xuống bắt đầu cái tâm nó buồn. Bậy ! Thấy nó lên cái tâm nó kiêu ngạo. Bậy ! cái nào cũng vậy hết, 

Cứ nhìn nó thôi. 

Cho nên tôi nói : 

  1. chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, 
  2. biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ, 
  3. tới lúc hành đạo thì cái giống gì cũng chỉ để nhìn thôi. 

Có hiểu không ta ? Có hiểu ba cái này không ? 

4/ Cái mặt thấy ghét
Khi Phật tử ở cái giai đoạn trốn khổ tìm vui, mình không nói . Cứ cái giai đoạn mà làm lành lánh dữ là cái mặt nó hất lên trời rồi. Bố thí nhiều thấy ghét lắm. Học giáo lý nhiều mặt thấy ghét lắm. Vô chùa thấy mặt Phật tử nào mà hất hất lên là biết liện

  1. Một là tên này giỏi giáo lý nè. 
  2. Hai là tại gia làm phước nhiều nè. 
  3. Ba là ngồi thiền giỏi nè. 
  4. Bốn là chắc giữ bát quan thường nè. 

Tôi hứa luôn. Bảo đảm. Make sure luôn. Guaranty! Là cứ vô chùa, thấy em nào mặt thấy ghét là em đó công đức trùng trùng đó. Còn cái em nào mà mặt nó khiêm tốn là nó chưa có gì hết. Trong khi đó phải ngược lại mới đúng. Cái thứ mà nó tu dữ dằn là cái mặt nó rất là đơ, nó rất là khờ, nó rất là bư. Nó hiền lắm. Còn cái thứ tào lao mình nhìn là mình biết. Cái thời mạt pháp nó ngược lại. Cái tên nào mặt thấy ghét là đạo hạnh tràn đầy. Nó có ba mớ là mặt nó thấy ghét. 

Thật ra chúng ta có bố thí trì giới hành thiền bao nhiêu đi nữa, thì tất cả công đức chỉ là thuốc chữa bệnh , quý vị có biết không ? Không có cái đứa nào mà nó ba trợn đến mức mà nó khoe với người ta mỗi ngày nó uống 300 dollars tiền thuốc hết. Hiểu không ? Mà đứa nào nó đi khoe « em bị ung thư nè. Một ngày em uống 300 tiền thuốc » thì cái đứa đó nó vừa là bị ung thư mà vừa là bị khùng nữa. 

Tôi nhớ có cái bà đó bả đi bác sĩ mà bả nói, «Trời ơi, bác sĩ biết không ? Dạo này em ăn mà em bị đánh rắm hoài, mà được có cái là không có thúi.» Bác sĩ nói là «Vậy là bà bị cả cái tai mũi họng luôn rồi đó. Nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bả không có biết !» . Bả cứ thụt thụt thụt đều đều mà bác sĩ ổng lịch sự ổng không có dám. Mà bả cứ làm đều đều đều vậy đó. Mà bả còn tự hào, «Đánh rắm được cái không có mùi .» Có hiểu không ? Bác sĩ mới nói «Bà không phải một chứng đâu. Bên đường ruột của bà có vấn đề rồi, mà bên tai mũi họng nữa. Bà phải chữa tùm lum, chứ không phải một thứ đâu .»


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
 
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Quan Hệ Giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh (1-3)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh
 
 
(Bài này đã được LTP ghi xuống tại trang 14-15, posts 208-211)
 
Quan Hệ Giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh
 
Kalama tri ân bạn vuihtv ghi chép
 
Oke.
 
Bây giờ mình học qua một cái bài khác, đó là : Quan hệ giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh. Sáng giờ chỉ có học cái Duyên Sinh thôi, bây giờ Duyên Hệ. Duyên Hệ là sao? Thể theo yêu cầu của cô Tuyết và của một số người online, thì học các quan hệ của Duyên Sinh.
Viết dùm tôi cái chữ : Quan hệ giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh.
 
Rồi.
 
Duyên sinh là cái hành trình sinh tử của phàm phu với một chuỗi mắt xích nhân - quả ghép nối nhau của bốn thứ: Nhân – Quả - Thiện – Ác. Được chưa?  (Nhân lành quả lành, nhân xấu quả xấu) .Có phải là bốn thứ không?
 
Nhân lành đưa chúng sanh đi về cõi vui, vui đến mấy rồi cũng vô thường. Nhân xấu đưa chúng sanh về cõi khổ, và khổ đến mấy cũng vô thường.
 
Dòng luân hồi là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy. Hiểu không?
 
Rồi bây giờ nghe tôi giảng này.
 
Nhân vô thường là sao?
 
Là có lúc mình làm nhân ác, có lúc mình làm nhân thiện. Mà nhân nó vô thường thì quả nó cũng vô thường.
 
Có lúc khổ có lúc vui. Đâu có cái khổ nào còn hoài, cũng đâu có cái vui nào còn hoài, đâu có cái thiện nào có hoài. Ví dụ như, nói các vị đó là vị Phạm thiên đó là tu thiền, rồi tinh tấn chết sanh về Phạm thiên. Ổng ở dưới cõi người, ổng đi tu được một thời gian, đắc thiền ổng đi về trời. Nghe kịp không? Ổng đâu có sanh ra làm thiện hoài. Ngay cả các vị Bồ Tát trước khi thành Phật tổ cũng có kiếp này có kiếp khác chớ không phải kiếp nào Ngài sanh ra ngài cũng tu hành ngút ngàn. Cho nên, sống trong cõi đời này thì nhân vô thường thì quả cũng vô thường. Chính vì nhân quả vô thường cho nên trong đời sống này có lúc mình thiện, có lúc mình ác có lúc mình vui, có lúc mình buồn.
 
Còn Duyên Hệ. Duyên Hệ là những cách thức mà các mắt xích Duyên Sinh kết nối nhau. Duyên Hệ là cách thức mà các mắt xích Duyên Sinh kết nối nhau. Bây giờ ví dụ. Về mối liên hệ giữa Duyên sinh và Duyên hệ: con cái phải nhờ cha mẹ mà có mặt ở đời rồi lớn khôn. Đó là Duyên Sinh. Và Cha mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế rồi học hành, …  những khía cạnh này tạm hiểu là Duyên Hệ.
 
Duyên Sinh là gì ? Là do có các Thiện – Ác mới có mặt của mình ở đời. Đó là Duyên Sinh.
Nhưng mà những Thiện – Ác đó nó quan hệ với nhau như thế nào ? Đó là Duyên Hệ.
 
Nhờ có cha mẹ nên tôi có tấm hình hài này, đó là Duyên sinh. Và Cha mẹ đã giúp đỡ qua những phương diện nào ? Giúp đỡ về giáo dục, y tế, về này nọ, hình hài, thể chất,... thì cái đó được gọi là Duyên hệ. Tức là, Cha mẹ giúp tôi mà giúp bằng kiểu nào ? Có hiểu không ? Cha mẹ giúp tôi đó là Duyên sinh nhưng mà giúp bằng kiểu nào đó là Duyên hệ.
 
Nói cách khác thế này, cái bệnh viện này nè, được chính phủ hỗ trợ rất là nhiều. Hỗ trợ về các phương diện sau : hỗ trợ về tài chánh, hỗ trợ về pháp lý, vì ngày xưa miếng đất này đúng ra là mình không có xin được, vì miếng đất này ngày xưa nó thuộc về cơ quan nào đó của chính phủ á. Mình xin nhiều lắm mà mình không có được, bây giờ chính phủ mấy ông thượng nghị sĩ mấy ổng vận động cho mình có được miếng đất làm bệnh viện. và mình có nhận được hỗ trợ từ chính quyền liên bang một số tiền để cất bệnh viện này cho thành phố. Cho nên cái chuyện đầu tiên khi mà không có chính quyền liên bang thì không có bệnh viện này. Đó là Duyên Sinh. Mà chính quyền họ giúp mình bằng cái cách nào thì đó là Duyên Hệ. Tôi sống được ở Houston là nhờ cái đám này giúp tôi. Đó là duyên sinh. Rồi có người hỏi «Cần giúp gì không Sư ? » Bà này nè là bả lo về ba cái giấy, nước uống, bà này trả điện, bà kia trả nước, bà nọ thực phẩm, bà nọ ba cái vụ bác sỹ. Đó là Duyên hệ. Còn Duyên sinh là không có cái đám này tôi không có ở Houston. Cái duyên sinh là giải thích lý do. 
 
Duyên sinh là giải thích vì đâu ta có mặt ở đời. Và Duyên hệ cho ta biết hành trình hiện hữu ấy được diễn ra như thế nào. Một cái là Duyên sinh, cho mình biết vì đâu mình có mặt ở đời. nhưng mà cái Duyên Hệ là tính rộng ra, là anh có mặt ở đời theo cái cách nào. Chứ còn hiểu cái Duyên sinh không là nó hẹp lắm. Nó hẹp giờ phải cho nó rộng ra. Cái cô đó giúp tôi nhiều lắm. Đó là mới duyên sinh thôi. Rồi người ta mới hỏi là « Giúp mà giúp sao ? » đó là Duyên hệ. Hiểu không ?
 
Và tại sao phải có cái phần Duyên hệ ? Là tại vì, chỉ riêng cái Duyên sinh Có người họ học chỉ duyên sinh không, đủ rồi.
 
Nhưng mà có những chúng sinh họ phải biết cả Duyên Hệ họ mới thấm thía thế nào là vô ngã. Thứ nhất, họ biết rằng cái đồng hồ này là đồ lắp ráp. Đó là Duyên sinh. Rồi còn Duyên hệ là họ cho mình biết cái đồng hồ hoạt động bằng cách nào, không có pin là sẽ không chạy được.
 
Duyên sinh cho ta biết rằng vì đâu mà ta có mặt ở đời.
Duyên hệ là giải thích rõ cái mối quan hệ giữa các duyên.
 
Thí dụ, trong mười hai duyên các vị đọc kỹ lại nó có một cái duyên nó luôn luôn có mặt đó là Thường Cận Y Duyên. Cái này rất là quan trọng. Tôi nói thiệt chậm : Bất cứ một cái tốt xấu nào mà nó diễn ra trong tâm thức của mình thì nó đều để lại một dấu ấn, nhạt hay đậm, và cái dấu ấn ấy được Đức Phật gọi là Thường Cận Y Duyên. Nếu mà cái ác cái thiện đó nó xuất hiện nhiều lần thì nó để lại một dấu ấn rất là sâu đậm. Còn nếu mà cái thiện cái ác chỉ thoáng qua thì nó để lại dấu ấn rất là nhạt nhòa.
 
Tôi ví dụ, tôi ớn nhất phụ nữ mà nó có cái ngu truyền thống. Ông sư thuyết pháp ổng ví dụ, nó đem ra nó chửi nó nói xấu không còn cái lai quần nào hết. Tôi đang giảng. Tôi đọc rộng lắm quý vị. tôi không có khoe nhưng mà quý vị ép tôi phải khoe. Trẫm là người đọc vô cùng rộng, đọc mọi thứ, không phải là Trẫm mất thời giờ nhưng mà có nhiều khi tiện thì đọc cũng có, đi toa-let không có gì hết, thấy cái tờ báo người ta tôi lụm tôi đọc. Mà nó xui là đọc nó không chịu quên. Thế là nó nằm ở trong đây, nên dễ lắm tôi bật cái gì tôi móc ra tôi xài, bật cái tôi móc ra tôi xài cho nên họ ngạc nhiên sao tôi biết cái Victoria’s Secret. Tại vì tôi đọc trong nhà tắm. mà nó xui là nó đọc nó không chịu quên. Không lẽ giờ tôi uống thuốc tôi tự vẫn à ? Nó không chịu quên. Cho nên, tôi đang nói gì tôi quên rồi.
 
Không có gì đặc biệt hết. Trước đây trong đời Phật Ca-Diếp, tức là Phật cuối cùng trước Phật Thích Ca đó, hai ông bà này là hai người Phật tử nhà quê trong cái chùa quê á. Rồi ngày ngày vô chùa tụng kinh rồi nghe cái câu kinh mà « Thân này được cấu tạo bởi hai thứ danh sắc. Thân này được cấu tạo bởi năm thứ uẩn. Thân này được cấu tạo bởi mười hai xứ. Thân này được cấu tạo bởi mười tám giới » Họ đọc mà họ không hiểu lắm. Họ chỉ hiểu lan man là đồ ráp thôi. Thân này là đồ ráp. Mà họ không hiểu năm uẩn là cái gì, họ chỉ hiểu đó là nhiều cái món đồ parts cộng lại. dốt đến như vậy. còn cái tên là uyên bác lắm rồi đó. Mà không ngờ là cái đọc đó nó trở thành cái ấn tượng. Khi mà họ gặp vị Phật Chánh đẳng giác, Ngài nhắc lại cho họ nghe là : « chữ « Tỳ kheo » ở đây có nghĩa là người hiểu được structure, cái construction của tấm thân này » Thì khi mà Ngài nói như vậy thì ấn tượng xưa nó bèn sống dậy. Lúc ấy họ lập tức hiểu rằng, đồ này là đồ ráp. Thiện Ác Buồn Vui cũng đều là đồ ráp. Mà mình thích những cái này là thích đồ ráp. Họ hiểu vậy là hiểu Tứ đế rồi. Khiếp như vậy. hoặc là Ngài Asaji, Ngài Xá Lợi Phất. Ngài đi theo ngoại đạo. Chuyện về Ngài dài lắm, tôi kể tôi mệt lắm. Ngài đi theo ngoại đạo để Ngài cầu đạo giải thoát, rồi Ngài gặp Ngài A-xà-chí Ngài thấy Ngài A-xà-chí có cái phong phạm đẹp quá. A – la – hán mà. Ngài quý quá. Ngài cứ mon men mon men ngài đi theo. Đợi Ngài A-xà-chí dừng lại. Đi bát đầy rồi kiếm gốc cây ngồi xuống ăn trưa đó. Thì Ngài mon men lại Ngài mới lấy nước, nước á, Ngài lấy để Ngài dâng cho. Ăn thì phải có nước chứ. Với tăm xỉa răng. Xong ngài nói : Ngài học đạo Ngài tu với sư phụ là ai ? Con đi theo Ngài một quãng đường, từng bước chân, từng ánh mắt của Ngài không phải của người bình thường. Con nghĩ Ngài có cái gì đó hơn người.” Chỗ này Phật tử không có được đọc cái chỗ này, đọc chỗ đó mới thấy hoan hỉ. « Con đi theo Ngài một quãng đường, từng bước chân, từng ánh mắt của Ngài không phải của người tầm thường. Ngài tu với Sư phụ nào, xin Ngài dạy lại cho con cái mà Ngài đã học » Thì Ngài khiêm tốn, Ngài nói « Ta mới tu thôi » thì Ngài nói « Nếu mới tu thì Ngài cũng phải cho con một câu nào để cho biết Ngài đã tu, Vì sao Ngài đi tu mà Ngài thấy cái gì mà Ngài mới đi tu. Con muốn biết cái khúc đó thôi chứ con không có cần mà Ngài giảng cả ngàn trang» thì Ngài nói « Nếu muốn nghe gọn gọn thì nghe vậy nè :

Vạn pháp do Duyên sinh.
Vạn pháp do Duyên diệt.
Bậc Thầy của ta,
Sư phụ của Ta
đã nói rõ cái Duyên sinh
và Duyên diệt ấy »
 
thì ngài Xá Lợi Phất nghe như vậy xong, với cái chiều dày tu tập ba la mật một a tăng kỳ, Ngài nghe Ngài thấy bốn đế và mười hai duyên khởi nó chạy dọc trước mắt Ngài. Ngài đắc Tu đà hườn liền. Ngài đắc xong rồi, cái câu đầu tiên là « Bậc Đạo sư của chúng ta đang ở đâu ? » Trước đây là Ngài xài « Your Master » Bây giờ Ngài hỏi « Our Master » Có hiểu hai cái này khác nhau không? Kinh khủng không ? Trong Pali trước đây ngài hỏi là « Tumha kam sattha », là thầy của Ngài còn bây giờ là « Amha kam sattha » Thầy của chúng ta. Còn trong bản Anh là nãy Ngài hỏi là « Your Master » giờ Ngài hỏi là « Our Master » Chỉ nghe xong có một câu là chuyển từ « Your » qua « Our » liền. có nghĩa là con một nhà. Gớm lắm. Gớm lắm ! Tức là vị Tư Đà Hườn ngộ lắm họ vừa hiểu được là: Mọi thứ ở đời là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ. Ngay trong cái khoảnh khắc đó, khi mà họ đắc cái đó xong thì cái ấn tượng đầu tiên của họ là gì? Họ chỉ muốn về chết cho Đức Phật thôi. Vì sao vậy ? Vì ơn lớn quá. Các vị biết, một người đắc Tu Đa Hườn cảm giác đầu tiên của họ là : họ hất xuống khỏi vai họ một ngọn núi. Các vị nghĩ có lẽ là tôi nói thêm. Ok tôi tặng quý vị đoạn kinh này :
 
Có một buổi chiều đó, Đức Phật ngài ngồi trước mặt chư tăng, Ngài lấy ngón tay Ngài, Ngài nhặt lên một hạt sỏi. Một hòn sỏi, Ngài hỏi : « Này các tỳ kheo, bảy hòn sỏi như thế này so với dãy núi Himalaya cái nào nhiều ? » thì Chư tăng mới nói « Bạch Thế Tôn, làm sao so được ! » Bảy hòn sỏi mà so với một cái dãy Himalaya. Thì Đức Phật Ngài dạy là : « Những cái gì mà vị Tu Đà Hườn đã giải quyết xong nó nhiều như cái Himalaya (kéo dài từ Nepal cho tới Tây Tạng) mà trong khi những vấn đề vị ấy phải giải quyết nó chỉ là bảy hòn sỏi thôi. Còn lại bảy kiếp. Có hiểu không ? thì như vậy cái ví dụ mà tôi nói đắc Tu đà hườn cảm giác như hất cái núi xuống là không có phải là quá đâu. Hình như nói chưa tới nữa là khác. Mừng lắm.
 
Nếu các vị vẫn chưa thấy hiểu, tôi bồi cái này nó hơi đời nè. Tôi ví dụ, khó nói quá, ở đây, quý vị có hạnh phúc trong hôn nhân không ? Cổ gật đầu chắc có. Khi mà Phát còn yêu cô Tammy một cách tha thiết khi có một người nhắn tin ảnh biết rằng cô Tammy đang ngoại tình ảnh đau lắm. Hoặc là Tammy nghe tin Phát ngoại tình cổ đau tới óc luôn. Nhưng mà khi cổ xác định rằng cái đó không phải. Trời nó nhẹ dữ lắm. là xác định cái là hiểu lầm, có bằng chứng trăm phần trăm luôn. Là tại vì nghe nói Phát đang ngồi với một người đàn bà tóc ngắn, ngồi uống cafe cười nói mà thân mật lắm. Cô Tammy lúc đó mới điên lên chạy tới nơi, cổ thấy má cổ. Có hiểu không ? Có hiểu tôi nói không ? Cái cảm giác đó nó đã lắm có biết không ? Tôi phải xài chữ « đã » chữ « nhẹ », chữ « hạnh phúc » nghe nó « nhẹ », chữ nào hay là dồn hết vô trong cái giây phút đó. Tại vì mới cưới thằng nhỏ mới lùm lùm mấy tháng mà thằng chả đi theo bóng hồng khác.(..) biết là má mình thì không còn gì để nói. Vị Tu đà hườn cũng vậy. Hoặc là má mình bị lẫn, đi lạc từ sáng giờ tìm không ra. Bây giờ cảnh sát báo là mới vớt được cái xác người già dưới sông, mình chết điếng, nhưng khi tới nơi thật ra không phải. Cảm giác đó nó quá nhẹ phải không ? Thì vị Tu đà hườn, bấy lâu nay nghĩ cái này là của mình, bây giờ đùng một phát thấy nó chỉ là một cọng cỏ bên đường, nó đã dữ lắm các vị biết không ? Mà chưa hết, cái này còn đã nữa, là biết kể từ hôm nay mình không còn sa đọa, và cái đã thứ ba là biết rằng mình maximum là chỉ còn mấy kiếp nữa là không còn sanh tử nữa. Khiếp lắm. Rồi cái thứ tư, vị ấy biết rõ rằng, dòng luân hồi không có cái gì để tiếc nuối. Thứ nhất, là biết không có gì để tiếc nuối. Cái thứ hai là biết mình không còn quay lại những cái nhàm chán tẻ nhạt đó nữa. Cái thứ ba biết mình không còn sa đọa. Thì với những cái đó nó đủ để mình chết cho Đức Phật chưa ? Cái ơn lớn quá.
 
Tôi có nói là: Học không hiểu không tới cái điều mình tin, nên không tin lắm cái điều mình hiểu. May tôi không phải là Tu đà hườn nhưng tôi cảm đức kinh lắm. Tôi cảm ơn Đức Phật lắm. Các vị tưởng tượng, mình đi máy bay mà nó chao một cái là mình chết điếng luôn, mà bây giờ mình đắc quả A na hàm thôi, mình không coi cái chết là gì hết, mình mang ơn cái người đó không ? Mang ơn lắm.
 
Cho nên khi tôi lạy Phật, tôi lạy Phật bằng ba cái lạy :
1.  Thế Tôn không thể cho con những gì con muốn nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con không muốn cái gì. Lạy một cái.
2.  Cái lạy thứ hai, Thế Tôn không thể nào giúp cho con đời đời không chết, nhưng Thế Tôn có thể dạy cho con không sợ chết.
3.  Cái thứ ba, Thế Tôn không thể nắm tay cho con đi chơi khắp nơi trong tất cả vũ trụ, nhưng Thế Tôn đã dạy cho con thấy đi đâu cũng vậy thôi.
 
Ba cái đó nó cần lắm. cần lắm. cái chuyện mà Đời không chết theo tôi nó không bằng cái cho mình cái không sợ chết. cái chuyện mình thích cái gì mẹ cũng cho mình cái đó tôi thấy tôi cũng nghi lắm, tại vì sức mẹ có hạn, nhưng mà mẹ dạy tôi làm sao đó mà tôi thấy có gì cũng vui hết. tôi thấy mẹ dạy cái đó hình như hơi bị đúng á. Đúng không ? trong khi mẹ chiều tôi không, lỡ bữa nào mẹ hết tiền là tôi chết hoặc mẹ chết tôi cũng chết theo. Còn đàng này
·       không biết mẹ dạy tôi kiểu gì không biết, nhưng mà tôi thấy có gì cũng được.
 
Hiểu không ? cái đó hình như là đúng, đúng không ? Dạy cái đó mới ngon.
·       Phật không có chiều mình cái gì cũng được, nhưng mà Phật dạy cho mình thấy không cần thiết muốn nhiều lắm mà chỉ cần mình thấy thích là khổ, nhu cầu là khổ thì người mà hiểu cái đó mang ơn Đức Phật ghê lắm.
 
Phải nói là, tuy tôi không thấy được Ngài về vật chất không nhận được gì từ Ngài nhưng mà phải nói là Ngài đã tặng tôi tất cả. Lúc mà tôi buồn nhất, tôi sợ hãi nhất, tôi lẻ loi nhất tôi quạnh hiu nhất thì không có gì bằng Ngài hết, bằng hình ảnh của Ngài.
 
Bởi cho nên đó là lý do tại sao mà mình nên có bức tượng hoặc bức tranh mà hơi vừa ý, đặng có gì mình chạy về mình quỳ, chứ còn thờ mà tượng nào cũng là tượng Phật hết, nhiều bức tượng, nhiều cái hình nhìn kỳ quá. Nhìn bức tượng nó kỳ quá thì nhìn không hay.
 
Cho nên là, tôi quay trở lại bài học chính. Mình phải học, để mình hiểu là Đức Phật đã cho mình cái gì. Trước hết Ngài dạy cho mình về duyên hệ, về duyên sinh, để cho mình hiểu rằng vì đâu mình có mặt ở đời, nhờ vào những điều kiện gì mà con có mặt ở đời. Nghe kịp không ?
 
1.  Duyên sinh dạy cho ta hiểu được nhờ vào điều kiện nào mà ta có mặt ở đời này để mà chịu khổ.
2.  Duyên hệ dạy cho ta những cái điều kiện đó nó có quan hệ như thế nào với nhau.
 
Có hiểu không ta ? Duyên sinh dạy cho ta biết rằng : Nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Chắc cô Phượng ghi dùm tôi câu đó đi. Ghi lại câu khác dễ hiểu hơn : Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. còn cái Duyên hệ đó, là nó dạy cho ta hiểu : Cái mối liên hệ giữa các điều kiện ấy. có ghi kịp không ? chắc không kịp rồi. Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Nếu tiếng Việt quý vị giỏi quý vị lập luận rất là dễ, còn đàng này, các vị phải cố nhớ lời của tôi. Cố nhớ thì viết không kịp. Chỉ cần hiểu tôi nói gì rồi chép là được, hiểu không ?
 
Duyên sinh dạy cho ta hiểu nhờ vào những điều kiện nào mà ta có mặt ở đời. Duyên hệ dạy cho ta hiểu : mối liên hệ giữa các điều kiện ấy, chúng tương tác nhau ra sao.
 
Rồi, bây giờ nghe nè.
 
Tôi giảng mười lăm duyên đầu tiên, vì giảng mười lăm duyên đầu tiên là nó lòi ra hết mấy cái sau thôi. Đây, bắt đầu nghe nè.
 
Các vị còn nhớ tôi giảng về mấy cái duyên hôm trước không ? Đó đó, tôi đang nói cái đó. Nghe. Nghe.
 
Thứ nhất, tôi từng nói, các vị đừng có coi thường những gì các vị thấy nghe nhìn thích ghét trong mỗi giờ trôi qua. Có nhớ tôi nói câu đó không ? Đừng coi thường những gì mình thấy nghe nhìn thích ghét suy tư trong mỗi phút. Vì sao ? Vì những cái đó nó là đối tượng của sáu căn phải không ta ? mà như vậy là Cảnh Duyên. Nó được gọi là Cảnh Duyên. Thì sáu căn của anh mà nó thường sống với trần cảnh nào thì coi như anh đang âm thầm tạo dựng một cái tương lai cho anh thông qua trần cảnh ấy. Đúng không ? Tôi nói chậm lại nghe. Đời sống của mình nó chỉ là sự cộng ghép của sáu căn và sáu trần. và tùy thuộc vào chuyện sáu căn của anh nó thường sống nhiều về cái gì thì tương lai của anh nó được quyết định. 

Thôi, nói cách khác cho mấy người bơ bơ nè. Cái mạng cùi của quý vị nó sống được là nhờ vào thức ăn và nước uống. Xong chưa ? xong chưa ? Cái mạng cùi của quý vị nó tồn tại nhờ thức ăn và nước uống. Các vị ăn cái gì, uống cái gì mà khiến cho cái sự có mặt đó nó èo uột hay khỏe mạnh. Giờ hiểu chưa ? Cứ đọc đi rồi cho nó nhục : mạng cùi của tui nó tồn tại nhờ thức ăn nhờ nước uống. Nhưng nếu tui sống bằng nước cống có được không ? Không. Nước sink đã là gượng gạo miễn cưỡng rồi. Thấy chưa ? Phải nước lọc. Đấy. Cái mạng cùi của tui tồn tại được nhờ thức ăn, nước uống, và thuốc men mà nếu ba thứ đó có vấn đề thì cái mạng này nó có vấn đề, ok ? Tôi cũng vậy. Cái sự có mặt của chúng ta trong cuộc đời này, chúng chỉ là sáu căn sáu trần. Nếu mà hai cái đó nó có vấn đề thì cái sự có mặt của mình nó cũng có vấn đề.

Vấn đề ở đây là gì ? Là khi nào sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện. Bây giờ hiểu chưa ? Bây giờ mới biết công thức đó nó cần đó. Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện, coi như sự hiện hữu của chúng ta có vấn đề. Có tin chuyện đó không ? Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện thì sao ? Triước mắt là khổ, tương lai là bị đọa, hình như cũng bị khổ luôn, phải không ? Hay là chưa khổ, chưa bị đọa chưa khổ ? Nên nghe cái câu, nếu mà ghi được thì ghi nè : sự có mặt của ta chỉ là sự có mặt của sáu căn sáu trần, chấm. Tùy thuộc vào hoạt động của sáu căn sáu trần ấy mà sự có mặt của ta nó sẽ ra sao. Cái này nó dễ, quá dễ luôn.

Các vị có biết tôi mới vừa lập một cái group học giáo lý đó là « vòng tay lạ » biết không ? bởi vì tôi giảng mà họ chậm hiểu, là tôi nói : chính quý vị đã đẩy tôi về với vòng tay lạ. vì quý vị chậm quá, bắt buộc tôi phải nhớ về những người học trò mà họ nhanh. Mà tôi muốn quên họ rồi. Tui muốn lãng quên trong cuộc đời của tui, bởi vì tui thấy họ đẹp quá, nguy hiểm quá. Nhưng mà không ngờ họ giỏi quá. Cái đám này học chậm quá, tôi đành buông cái đám dở về với con nhỏ dễ thương đó. Cho nên, « chính em đã xua tôi rơi vào vòng tay lạ » oke?
 
Không mình nói vậy cho nó có vẻ nó chút, nó quen với
 
Xong rồi.
 
Như vậy là đời sống của mình là sự cộng hưởng của sáu căn sáu trần. tùy thuộc vào sáu căn sáu trần nó hoạt động ra sao mà đời sống của ta nó có phẩm chất như thế nào. Nếu sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành thì sự hiện hữu đó là oke. Nếu sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu thì hiện hữu đó có vấn đề.
 
Hình như hơi rõ rồi đó. Đó.
 
Cho nên, cái chuyện đầu tiên á, quan hệ giữa sáu trần đó được gọi là Cảnh Duyên.
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Quan Hệ Giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh (2-3)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh
 
Rồi, thứ hai. Thế nào là Nhân Duyên ? Nhân Duyên là khía cạnh thiện ác trong đời sống của chúng ta. Các vị có đồng ý với tôi. Bây giờ nói Cảnh Duyên ôn lại đi, cái mặt khờ quá.
 
Có nghĩa là, trong mỗi phút sáu trần nó có, sáu căn chúng ta có biết sáu trần không ? Rồi, như vậy, trong mỗi phút chúng ta luôn sống với Cảnh Duyên, đúng không ? Bây giờ qua tới Nhân Duyên. Nhân Duyên là khía cạnh Thiện Ác.
 
Các vị phải đồng ý với tôi, trong từng phút trôi qua chúng ta không thiện thì ác. Chính thiện ác ấy được gọi là Nhân Duyên.
 
Các vị có đồng ý với tôi là đời sống của các vị là sự cộng ghép của quả thiện và quả ác quá khứ không ? Nhờ quả thiện cho nên bây giờ mặt mũi coi được, trong túi có tiền. đúng không ? Vì quả bất thiện nên bây giờ nói hoài không hiểu. hiểu không ? Ví dụ thôi, nhìn mặt cũng chưa đến nỗi, mới 29 chưa 30. Thì, nói mà không giận là có huệ đó. Tui lên room á mà tui giảng, là có người làm rồi. Tôi nói, đời sống của người tu Phật là phải có Trí, có Bi, cho nên tui bày họ lấy bi thả bông Huệ vô, huệ đó là Trí huệ đó. Cho nên để khiêng bình bông, mình vô nhà mình thấy cũng có Trí, có Bi rồi. mà nhiều người họ làm xong họ chụp hình họ gửi cho tui. Họ nói tui có trí có bi. Tức là bông huệ ghim trong cái bình mà nó có trái bi á. Trời ơi, nó chịu dữ lắm. Thì Huệ là bông huệ, Bi là mấy trái bi. Mà nó rất là đẹp. Mấy cái bình crystal thả mấy cái hòn bi con nít vô, đẹp chết người. bi màu xanh nước biển đó, thả vô rồi thả huệ tây hoặc là loa kèn hoặc là thủy tiên nó đẹp le lưỡi. Nhưng mà chưng bông huệ cho nó biết là nhà có Trí có Bi. Có Dũng luôn. Cái đó dzục chớ không phải Dũng. Tới đâu rồi, tới đâu rồi ? À quên, phải nói cái này. Ở đây ai là người ăn chay ? Đừng có liệng bông huệ héo, lấy cái phần ngọn xào ăn ngon chết bỏ. nhẫn nhẫn ngon hơn cái gì hết thảy. Bông huệ héo mà dưới nó thúi hoắc đó, thì cái nước đừng có xài trở lại nhen. Lấy cái đọt phía trên, cái phần trên, phần héo mà mình đem giục á, thì bẻ cái đó, cắt khúc ra đem xào. Huệ trắng, huệ Đà Lạt là ăn vô về Đà Lạt luôn á. Huệ trắng á. Không biết ăn hả ? Cái đọt, nó nở ra không ăn. Ăn cái đọt. Mà nói, bữa nào lộn nó lấy luôn cái nước là chết. Cái nước đó là làm lẩu. Biết cái vụ đó không ? Tới đâu rồi, tới đâu rồi ?
 
Trong mỗi phút trôi qua, các vị dầu muốn dầu không, không thể nào tách rời yếu tố thiện ác, đúng không ? Chính yếu tố thiện ác đó, nó đã làm nên con người của quý vị, chưa đủ, nó đã làm nên ngôi nhà, nó làm nên cái địa phương, cái xã hội và đất nước mà quý vị sống, đúng không ? Nếu phước mà nhiều, mình không có về Campuchia. Ví dụ như vậy, nếu phước mình nhiều, dầu sống ở Campuchia thì mình cũng ở chỗ tốt nhất, hiểu không ? Cho nên, chính vì có thiện ác nó đã tạo nên thế giới. Cho nên, cái chuyện Thiện Ác đó là Nhân Duyên, nó là một phần điều kiện để tạo nên thế giới. nó không phải một phần mà nó là phần lớn, nha. Rồi, đó là Nhân Duyên.
 
Còn cái Trưởng Duyên là gì ? Là cái gì mà nó được tô đậm nhất trong đời sống được gọi là Trưởng Duyên. Ở đây tôi phải nói rõ, mấy người trong room A Tỳ Đàm lúc nào cũng xăn quần nhảy vô cãi. Tôi đang giải thích một cách common sense cho mấy người mù tịt, nha. Chớ còn giảng chuyên môn thì quý vị phải vô trong, mình phải có một lớp intensive. Đây tui giảng cho quý vị có cái khái niệm. Trưởng Duyên là cái gì mà nó tô đậm nhất trong đời sống của mình, đó là Trưởng Duyên. Các vị sống nhiều với cái gì thì đó là Trưởng Duyên. Xong chưa ?
 
Còn Quyền Duyên là cái gì mà nó đóng vai trò cốt cán trong đời sống của mình. Đó là những cảm xúc, đó là đời sống trí tuệ, nghe kịp không ? đó là sáu căn, dạ, thì đó được gọi là Quyền Duyên. Thí dụ như, quý vị phải đồng ý với tôi là hồi sáng tôi mới nói, ai mà thích cái gì ghét cái gì càng ít căn càng tốt, có nhớ không ta ? Chỉ có một hai người nhớ thôi hả ? Tôi thích cô hàng xóm mà bằng nhãn căn bằng ý căn thì ok. Thêm một căn nữa hơi phiền. có hiểu không ta ? Bây giờ hiểu chưa ? Còn như mình ở chung với Mỹ mà mình thích ăn sầu riêng với ăn nước mắm là mình chỉ nên thích bằng ý căn thôi, chứ còn mình chơi luôn cái mà tỷ căn thiệt căn là thằng Mỹ nó đi luôn nó không dám ở với mình. Hiểu không ? Có hiểu không ? Tại có những người lớn lên ở Mỹ họ không chịu nổi mùi sầu riêng, họ không chịu nổi mùi mắm, cho nên nếu mình thích thì mình chỉ thích trong đầu mình thôi. Cho nên, có nhiều tình huống. Cho nên, Đức Phật dạy rằng, sáu căn nó là một phần cốt cán trong đời sống của chúng ta. Khoan, còn cái nữa. Các cảm xúc có phải là phần cốt cán của đời sống mình không ? Đời sống của chúng ta, mình không có học đạo, mình không có ngờ là đời sống của mình nó bị chi phối bởi nhiều thứ mà mình không có lường được. Tôi ví dụ, trong kinh Đức Phật dạy thế này : Toàn bộ đời sống của phàm phu chỉ là thế giới của cảm xúc. Có chỗ Ngài nói câu đó. Mình nghe câu đó, cái mình nói: “Đâu có, con con cơm gạo áo tiền tùm lum còn nhiều thứ hết tại sao mà Ngài nói gọn!” Dạ không. Cơm gạo áo tiền có phải là cảm xúc không ? Có phải là đời sống cảm xúc không ? Đói có phải là cảm xúc không ? No ? Ăn dở, ăn ngon có phải là cảm xúc không ? Tại sao cái tiệm cơm tấm kia không mua mà mua tiệm bên đây ? Why ? Thằng kia nói « Ngon » mà ngon có phải là cảm xúc không ? yeah. Đi xa năm phút bả ráng bả mà sao không mua cha đây cho rồi ? Cảm xúc. Mua cái hiệu xà bông gội đầu đó, tại sao ngay cái mall không mua mà chạy qua cái tiệm kia mua ? Cảm xúc. Cái căn nhà tôi cất kiểu này mà không cất kiểu kia. Tại sao mua nhà này mà không mua nhà kia ? Cảm xúc. Tại sao cưới bà nội này mà không cưới bà nội kia ? Cảm xúc. Yeah. Cho nên toàn bộ thế này nó là thế giới của Cảm xúc. Mà mình không có ngờ.
 
Đứa bé tại sao nó nằm nó khóc ? Nó bị cái cảm xúc nó có vấn đề, nó bị ngứa nó bị nực nó bị đói, nó mới tè ra chưa thay tã nó khóc. Mà tại sao nó nhăn răng nó cười, là nó đang phê cái gì đó mình không có biết. Đúng không ? Cho nên, mới có hai tuổi mà nó đã, đúng ra trong Kinh nói: Từ trong bụng mẹ là nó đã có rồi. nhưng mà vì mình không có thấy cho nên tôi lụm đại đứa hai tuổi cho bà con khỏi cãi. Chứ thật ra nó vừa ra khỏi bụng mẹ là nó đã sống với cảm xúc rồi. Nó đã khóc từa lưa hết. tại sao nó khóc ? Tại vì nó không quen với ánh sáng, nó không quen với nhiệt độ. Nó không quen với cái, hồi trong bụng mẹ nó thở với điều kiện khác đúng không ? Ra đây nó thở bằng lỗ mũi của nó. Trong bụng mẹ nó sống bằng cuống rún, mẹ nuôi nó trực tiếp, còn ra đây á thì, vừa ra là mẹ với nó đã bị chia ly nhau bởi một vết cắt oan nghiệt.
 
Trong Kinh nói, cái giây phút chào đời của đứa bé nó linh thiêng lắm. Hình ảnh nó linh thiêng, chớ không phải cái chuyện đó linh thiêng. Ngày ta mới học đạo, ta phải lệ thuộc sư phụ, lệ thuộc kinh sách rất là nhiều, ta lúc đó ta giống như đứa bé còn trong bụng mẹ, ta phải sống bằng cái cuống nhau. Nghe hiểu không ? Từ từ ta biết đạo, ta là đứa bé đã được cắt cuống rún. Nhưng ta vẫn còn cần tới sư phụ như đứa bé còn bú sữa mẹ. Dần dần đứa bé ăn baby food, dần dần đứa bé bỏ baby food, nó ăn đồ ăn của người lớn, nhưng mà hơi mềm một tí, và từ từ đến một lúc bố mẹ ăn cái gì nó ăn cái đó. Đúng không ?
 
Ở đây Phật tử cũng vậy.
 
Buổi đầu là phải nhờ Tam Bảo trăm phần trăm, phải nhờ hỗ trợ của Thầy, của bạn. Nhưng phải có đến một lúc, các vị phải tu tập, tu học đến một mức mà cái quan hệ giữa quý vị và Tam Bảo phải là wireless, cordless. Hiểu không ? Phải nói đến cái cuống rún nó là như vậy. Phải đến một lúc, quý vị nằm một mình trong bệnh viện các vị vẫn không sợ, vẫn không thấy cô đơn, bởi vì đã có cái ở trong đầu rồi. Đó là cordless. Tui thấy lại nhà nào mà ba cái đồ electronic devices mà dây nhiều quá tôi cũng đau đầu. Bớt dây lại. bây giờ nó có cái đồ sạc pin mà không có dây biết hông ? Vhỉ để bụp cái xuống, nhét nhét, biết không ? Cái cordless hoặc là cái wireless rất là quan trọng.
 
Tôi rất là tâm đắc một cái bài viết của tôi. Tôi không nói tôi biết ai, nhưng mà tôi tâm đắc cái ý tưởng đó. Đó là ngày xưa có một nàng công chúa Ấn Độ rất là thích xài đồ da. Một buổi đó nàng vào khóc với vua cha nhõng nhẽo, nũng nịu đòi là tất cả những nơi chốn con đặt chân đến phải có trải da. Vua rầu quá, mà sợ con buồn, Vua cứ hứa liều hứa bừa, nhưng mà trời đất ơi, trải da cả vương quốc thì thứ nhất da đâu mà trải, thứ hai là mưa nắng rồi dân chúng nó dẫm lên đó sao. Nói chung đó là một cái chuyện impossible. Thì một ông quan già ổng mới vô ổng nói «Dạ, để đó thần xử cho.» Ổng làm cho nàng 20 đôi dép da, đi đâu dưới chân nàng cũng có da hết. Đó là những đôi dép da đầu tiên trên thế giới.
 
Mình tu như thế nào đó, mà ở đâu, cũng là có chùa. Không cần trải da cả vương quốc, mà chỉ cần mang dép da thì ở đâu cũng có da.
 
Khi ta thương nhau thì đi đâu ta cũng có nhau trong tim, đó là tình yêu của wireless love. Hiểu không ?
 
Ngày xưa bên Trung Hoa, có một cô tiểu thư, cổ sợ mưa, cổ sợ nắng lắm. Có bữa, cổ đứng cổ trú mưa với bố, cổ nói « Bố, có cách nào mà mình đi đâu trên đầu mình cũng đều có mái che? », bố nói « Được.» Ổng làm một cái dù.
 
Kể từ đó, người Ấn Độ mình có đôi dép, và người Trung Hoa có cái dù.
 
Chuyện đó không biết có hay không mà lúc đó tui không có ở bên. Nhưng mà cái quan trọng nhất đó là, ông bố vì chiều con, ổng đã làm cái dù cho con mang hình thức của một mái nhà, rồi từ từ ta mới làm đơn giản đó. Chứ hồi xưa nó là hình thức một mái nhà, để cho nàng đi đâu thì nàng không có cầm mà người hầu cầm, cầm một cái portable roof đi theo để mà che cho nàng. Hồi đó chưa có gọi umbrella. Rồi từ từ người ta thấy cái dù mà có tên khác cầm là chỉ có nhà giàu mới xài, chớ nhà nghèo ai cầm cho nó, nó không cầm cho người ta thì thôi chứ. Thế là nhà nghèo nó mới copy cái dù đó, nhưng mà ai xài người nấy cầm chớ không có cái vụ thằng Tèo che cho thằng Tí. Mà khi tự mình cầm thì sao ta ? nó phải gọn hơn tí. Thế là nó cứ sửa sửa riết đến bây giờ cái dù bây giờ đó. Cái dù bây giờ mình thấy có những cái dù clear mà nó trong suốt. Bây giờ có những cái dù mà nhìn tôi rất là thích. Tui là ông sư không dám xài, tôi thấy hay hay thôi. Nó là nguyên một cái ống từ trên xuống. Mình đứng trong cái ống đó mình đi, biết không ? thay vì mấy cái dù kia tới đây nó ngưng, còn này nó xuống luôn. Tức là mình tha hồ chưng diện. Mình vẫn tiếp tục đẹp, mình vẫn tiếp tục gợi cảm, tại vì người ta nhìn thấy mình thì dĩ nhiên ở trên nó có cái chỗ để mà thông thoáng chứ, nó do cái thằng design nó thôi. Trừ ra nó nín thở được thì nó không bị ngộp.
 
Cái hay ở đây là gì ? Ta có được hai bài học rất hay từ hai câu chuyện tào lao đó: thứ nhứt, ta có thể ở dưới mái nhà ở khắp mọi nơi. Và ta có thể, dẫm trên da ở khắp mọi chốn chỉ vì một lý do rất đơn giản: dưới mang một đôi giày da và ở trên có một cây dù.
 
Tu hành cũng vậy, ở khắp nơi chúng ta đều có thể đứng dưới mái chùa, và ở khắp mọi nơi ta đều trong tim có Phật, có Phật trong tim, hiểu không ? cái đó gọi là wireless Buddhism, wireless Buddha. Và sẽ một ngày bà con một mình nằm trong bệnh viện, một ngày bà con một mình dưới mái nhà giữa đêm khuya, không có chồng, không có vợ, không bạn bè con cái bên cạnh. Lúc đó, bà con mới thấm thía. Ngày xưa có người đã nói: “Ráng tu pháp môn wireless mà mình phái dây nhợ quá.”
 
Sẽ có một ngày, ông Long đi trước, bà Tuyết một mình ; bà Tuyết đi trước, ông Long một mình. Lúc đó các vị mới gọi thầm tên tui: “Sư à bây giờ con mới biết wireless là gì.”
 
Cho nên là, các vị còn nhớ bài giảng của tui ngày hôm qua là:
 
«Khi thêm vào một thứ sẽ có nhiều thứ bị lấy ra. Và lấy ra một thứ sẽ có nhiều thứ được thêm vào.»
 
Cái đó rất là quan trọng, vì trong 24 duyên có hai cái duyên là Vô hữu Duyên Hiện hữu Duyên. Tức là
đôi khi, A giúp B bằng cách là vắng mặt.
1. Có đôi lúc A giúp B bằng cách là có mặt trước,
2. có đôi lúc nó giúp bằng cách là có mặt sau,
3. có đôi lúc nó giúp bằng cách là cùng có mặt.
 
A Tỳ Đàm nói như vậy.
 
Trong đời sống thông thường của mình trong mỗi phút giây trôi qua, bà con phải nhớ rằng: Mình đang kín đáo gầy dựng một tương lai cho kiếp sau bằng những gì mình thêm vào hay bớt ra.
 
Vô Hữu Duyên là gì ? Vô Hữu Duyên là A giúp B bằng sự vắng mặt.
1. Nếu trong từng phút trôi qua mà trong lòng mình vắng mặt thiện pháp thì ta đang âm thầm hỗ trợ cho một cái tương lai mù mịt.
2. Nếu trong từng phút trôi qua mà trong lòng ta vắng mặt ác pháp, thì cái sự vắng mặt ấy nó đang hỗ trợ cho một tương lai tươi sáng.
 
Đạo Duyên
Có nghĩa là cái có và cái không, cái thêm và cái bớt chỉ bốn chữ này thôi đủ làm nên đạo nghiệp.
 
Có biết đạo nghiệp không ? Sự nghiệp là cái ngoài đời, Đạo nghiệp là cái sự nghiệp trong đạo. Chỉ bốn chữ Có và Không, Thêm và Bớt đủ làm nên đạo nghiệp. Ghê như vậy đó. Tức là trong từng phút trôi qua cứ nhớ rằng: «Dầu muốn dầu không, ta đang âm thầm có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. » Có hiểu không ?
 
Có người nghe tui giảng nói, cái câu mà sư nói đi nói lại nhiều nhất là : Có hiểu không ?
 
«Trong từng phút dầu muốn dầu không ta vẫn đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó »
 
Đó là cái Đạo duyên.
 
Còn Thiền Duyên: «Trong từng phút trôi qua, thiện và ác trong lòng ta nó đang âm thầm lớn lên từ đống tro tàn của một cái gì đó.» Hiểu không ?
 
Cái ác trong từng phút nó mọc lên từ đống hoang tàn của cái thiện. Có một cái thiện nào đó vừa bị đốt cháy, cái ác nó mới có cơ hội nó mọc lên. Và có một cái ác nào đó bị đốt cháy, cái thiện nó mới mọc lên. Như vậy, trong từng phút trôi qua, có một cái thiện hoặc ác nào đó trong lòng ta nó vừa mọc lên trên đống tro tàn của một thứ khác. Rất là thơ mộng. Yeah.
 
Tiền Sanh Duyên là những gì mà ta đang làm, nó sẽ là chuẩn bị cho một cái gì đó trong tương lai.
 
Hậu Sanh Duyên có nghĩa là những gì mà ta đang sống bây giờ, nó là sự thừa tiếp của một quá khứ.
 
Nghe hiểu không ? Nếu hôm nay là ngày thứ ba thì những gì mà mình đang sống nó là vừa là tiền sanh duyên cho thứ tư, mà nó vừa là hậu sanh duyên của cái thứ hai.
 
Chiều nay 4h có party. Party đó là cause, là reason. Đúng không ? Nhưng mà 12h trưa nay mình đã mua một đống thứ, một đống giấy, một đống chip snack về rồi. Đống đồ ăn đồ uống đó là cái quả đúng không ? Nhưng cái quả nó lại có trước, nó có lúc 12h mà trong khi cái party, cái reason, cái cause, nó có lúc 4h.
 
Như vậy,
·      cái nhân nó có sau thì gọi là hậu sanh duyên,
·      cái tiền sanh duyên là cái duyên nó có trước và cái quả nó có sau.
 
1. Nhân trước quả sau thì gọi là Tiền sanh Duyên.
2. Nhân sau quả trước thì gọi là Hậu sanh Duyên.
 
Hiểu hả ? Như vậy, trong đời sống mình mỗi ngày là mình sống trong biển nhân duyên trùng điệp. Có đúng không ta?
 
Tức là,
1. cái này có thì có một số cái kia bị mất.
2. cái này mất thì nó sẽ là điều kiện cho một số cái có.
Dễ sợ như vậy.
 
Trước giờ mình chỉ học được có cái này : « Cái này có thì cái kia có. Cái này mất thì cái kia mất » mình mới học tới đó thôi à. Nhưng mà nó có cái khác nữa, cái khác nó mới ghê chứ : « cái này mất là điều kiện cho vô số cái khác có, mà một cái này có sẽ là điều kiện cho vô số cái khác bị mất » mà vấn đề là mình có gặp, vấn đề là mình có thấy nó đúng hay không cái đã.
 
Chỉ cần thấy trong nhà có một thằng nó đang hút xì ke là biết nhiều thứ sắp sửa mất, phải không ta ? Đúng không ? tức là có một thằng nó đang ngồi mà (hít) là rồi, biết có nhiều thứ sắp mất. Tiếng Việt nam gọi là « chà đồ nhôm » mà tiếng Hán kêu là « chôm đồ nhà ». Có một thằng hút, có nghĩa là trong nhà mà mình thấy xuất hiện một cái bịch, một bịch nó nhỏ xíu thôi, bịch nó khoảng chừng 5gr, mà biết bao nhiêu thứ trong nhà sửa soạn đội nón ra đi.
 
Có hiểu không ?
 
Hoặc là trong nhà chỉ cần nhìn thấy có một cái giấy khám bệnh là cancer thì mình biết có nhiều thứ cũng sắp sửa ra đi. Có đúng không? Cho nên chỉ cần thấy một miếng nhỏ xíu xìu xiu thôi là mình biết là sắp có chuyện, sắp có chuyện. tức là, sự có mặt của một cái có thể là nó khiến cho nhiều thứ vắng mặt, mà sự vắng mặt của một thứ nó sẽ khiến nhiều cái có mặt. Hiểu được cái đó, mới hiểu mỗi lần muốn lên nhìn Ngài, là muốn lạy Ngài một cái.
 
Tại sao 26 thế kỷ trước mà cái Đạo của Ngài ghê gớm như vậy. Mà mình thử bao nhiêu năm mình lên chùa, mình có được nghe cái thứ giáo lý quái gở đó không ? Lạ quá ! Cứ  nhớ hoài như vậy. cứ đọc như thần chú : « Con đang sống với Mất và Có, với Có và Không, với Tăng và Giảm » Đó cũng là một câu thần chú. Lạy Phật và khấn như vậy « Con đang sống với Mất và Còn, với Tăng và Giảm, với Có và Không » rồi mới đọc phần giải thích.
 
1. Khi có một thứ được thêm thì có vô số thứ bị mất.
2. Khi có một thứ bị mất thì cũng có vô số thứ bị thêm.
3. Khi không có một thứ thì con sẽ được rất nhiều thứ.
4. Khi có một thứ con sẽ mất rất nhiều thứ.
 
Mà vì mất một thứ con sẽ có rất nhiều thứ:
 
1. Khi con bớt được một thứ con sẽ thêm được rất nhiều thứ.
2. Khi con thêm một thứ con sẽ mất rất nhiều thứ.
 
có hiểu từng đó không ? hiểu thì gật.
 
·      Một cái ác bị mất đi thì vô số cái thiện được nảy sinh.
·      Một cái thiện bị giảm đi thì vô số cái ác sẽ nảy sinh.
 
Mình phải tin chuyện đó.
 
Hôm qua tôi nói rồi, một cái ác mình tưởng là nó nhỏ xíu nhưng nó là một cái mầm, nó là một cái trái nổ nó phá banh cái ngôi nhà giác ngộ của mình.
 
Tôi nói chuyện nhỏ thôi: đập muỗi. Mình tưởng đây là chuyện nhỏ. Sai. Mai mốt mình mới vừa gặp Phật, mới vừa nghe pháp xong, mới ra ngoài, xe cán. Có hiểu không ? Yeah. Yeah. Hả ? Tức là cái chuyện nó rất là nhỏ, mình tưởng mình đập muỗi là không có gì, bởi vì nó chết trong cái sự đè bẹp đúng không ? Hoặc mình đang lên núi ngồi thiền, đá lăn chết. Cục đá không có nặng, có tấn rưỡi thôi, mình nặng 45kg. Tấn rưỡi là chết rồi. Hiểu không ?
 
Thời Phật có một vị tỳ kheo, đang ôm bát thế này, thì bị nguyên cái đám lính nó bu nó trói nó dẫn về nó xử tử, vì cái mặt mũi vị này y chang mặt mũi thằng ăn cướp vượt ngục. Mà thời đó làm gì có DNA, làm gì có chụp hình, làm gì có email, làm gì có alo, thì dân chúng nó kêu « Thằng cha đó ! Thằng cha đó ! » rồi đem về, giết. Tại vì thằng ăn cướp nó giống vị tỳ kheo đó ác dữ lắm: Phụ nữ mang thai nó không tha nó cưỡng hiếp luôn, con nít mới lớn nó làm luôn, bà già xử luôn. Coi như nó ác dữ lắm. Cho nên khi mà người ta bắt được nó người ta chỉ có một cách xử tử nó cho đã. Rồi sao ? Lấy cái cây tầm vông, chọt ngay cái hậu môn, chọt thẳng lên. Tại vì nó ác quá mà bây giờ nội mà thân nhân nghiên cứu ba ngày ba đêm có cách nào giết mà cho nó hả dạ được không? Họ nghĩ ra cách đó cho nó đã. Có đau không ? Đau chớ. Trĩ mà nó đã thấy phê rồi, mà nguyên cái dây dài thòong nó đi thẳng lên trên. Lúc đó, Đức Phật Ngài thấy vị này bị vậy, Ngài xuất hiện, Ngài chỉ nói một câu kệ, vị này đắc A la hán và Niết Bàn. Niết Bàn trên cái cây luôn.
 
Ngài về, Ngài kể. Chư tăng mới hỏi là: Một người đủ phước để Phật tới nơi độ như vậy. đắc A la hán là người tu hành dữ lắm. Trong lúc đau như vậy mà vẫn đắc được thì tâm người này kinh dị lắm.
1. thứ nhất, người này có nhiều điều đáng nể lắm : tâm như vậy, hoàn cảnh như vậy, mà tâm vẫn ngon lành để đắc.
2. thứ hai, vị này được Phật đích thân tới mà vẫn không thoát được kiếp nạn.
 
Thì Đức Phật nói một kiếp xửa xừa xưa, vị này là một đứa bé, bắt con ruồi chơi đó, lấy cái que chọt. Chơi cho vui á, không ngờ cái quả nó trổ ngay cái lúc mà được gặp Phật, được xuất gia. Hiểu chưa ?
 
Cho nên
1. khi có một cái nghiệp ác thì có vô số cái lành bị mất đi.
2. khi có một cái lành thì có vô số cái ác nó mất đi.
 
Tại vì là
1. khi mình có một cái phước gì đó, mình sẽ né được vô số cái tội.
2. khi có một cái tội, mình bị mất vô số cái phước.
 
Có hiểu không ? Thí dụ như, do tui nghèo quá, bữa nay có một cái vị như ngài Mahasi, ngài Ajahn Chah tới thăm Houston mà hai vị đó cái cách thuyết giảng, cách suy nghĩ hai vị đó rất là hợp với tôi, nhưng mà tối nay tôi có job đêm biết không ? Vợ đẻ, con đau, hoặc là có chửa, tôi đâu có đủ tiền, thế là tôi phải làm job đêm. Thế là chỉ vì cái tội nghèo thôi, chỉ vì cái tội nghèo thôi. Đêm nay vì làm job đêm, coi như là Ajahn Chah, Ajahn Naeb gì là dẹp hết, chỉ lo mấy cái vụ vợ đẻ con đau, khó chữa đó mà. Coi như chỉ vì cái tội nghèo, các vị thấy không ? Dầu Đức Phật tới tui cũng chịu thua, là tại vì tui đi làm thêm job đêm. Chưa hết. Chỉ vì tôi bị trọng bệnh, tôi nằm rên hừ hừ trong bệnh viện, thì có tám chục ông thiền sư A la hán tới đây tôi cũng chịu thua. Vì tôi cứ quởn, là tôi vô bệnh viện tôi nằm mà. Tôi phải là người khỏe mạnh nè. Rồi sao nữa ? Phải có tiền nè, rồi ôi phải tùm lum, nói chung là tui phải có nhiều điều kiện lắm, cho nên nghe mấy cha tới đâu là tui tới đó. Đừng coi thường cái chuyện mà quý vị tưởng là quý vị muốn tới đây là tới. Sai. Có một cái trục trặc quý vị tới đây đâu có được. Tự nhiên, sắp đi li bị chóng mặt. Dẹp. Sắp đi, sưng như cái mỏ heo, ở nhà. Tôi bị nhức răng tôi biết, đau lắm, ở nhà ngậm cục vậy nè. Cho nên á, là mình muốn đi nghe pháp không phải là chuyện dễ, không chóng mặt, không nhức đầu, không diarrhoea, rồi phe mình không bị, nhưng mà chồng mình nó có bị không ta ? Vợ mình có bị không ? Con mình có bị không ? Má mình có bị không ? Ba mình có bị không ? Coi như nguyên cái dòng họ phải ok mình mới đi được. Yeah.
 
Bên Thụy Sỹ tôi có biết một chuyện, cái cô đó cổ không phải mất thời gian cho chồng, không mất thời gian cho con, không mất thời gian cho anh chị em mà mất thời gian cho cái bà boss. Bả giàu coi như là nứt vách mà bả coi cái bà này là tri kỷ. Mà một ngày bả nhậu 25 tiếng, một tháng bả nhậu 32 ngày. Coi như là bả nhậu luôn cho ngày sau tháng sau luôn mà mỗi lần nhậu là bả khóc, mà bả phải bắt bà kia nghe bả khóc. Nó sang mà sang thiệt á. Như ca sĩ mà nó bắt mình nghe nó hát là mình đã đuối rồi. Hoặc nhiều đứa nó hát dở, nó hát karaoke là mình bỏ mình đi,  nó cũng giận nữa. Còn bả này bả bắt nghe bả khóc, nghe bả hỉ mũi á mà nghe hỉ lâu quá mà mình tắt là không được bả phải bắt mình nghe bả rẹt rẹt. Tại sao tui rành? Là vì bả kể tui nghe. Bả nói « Trời ơi, sư ơi có một cái âm thanh mà con nghe rất là thường. Đó là tiếng hỉ mũi. Mà coi như là nó không phải từ bi hỉ xả, mà nó hỉ mũi.» coi như là bả, bả rất là thương cái bà này. Nhưng mà bắt cái bà này nè làm bạn, 2h sáng phải nghe bả khóc. Cái thứ mà uống ba mớ, nó hay buồn, nó hay khóc lắm. Tâm sự đó. Mà coi như nó không chịu thức một mình, bắt thức chung vậy đó. Quý vị thấy không ? Chỉ vì một cái trục trặc nhỏ trong vòng luân hồi mà mình mất bao nhiêu là duyên lành thấy không ? Vì tiền là mình phải đi làm. Vì bệnh, rồi vì một cái tật xấu nào đó, hoặc là trong gia đình mình có chuyện như nãy tôi nói cái bà này gia đình bả ok, mà bà sếp không ok là coi như cũng không có được. Đang ngồi thiền mà phone reo, mà ác cái là cổ không dám tắt vì tắt bả kêu không được. Cho nên, các vị đừng có tưởng các vị có xe các vị muốn lại đây, các vị lại. Sai bét. Nó phải có một tỷ cái điều kiện ok thì các vị mới là có thể ngồi đây.
 
Ghê lắm nhe. Ghê lắm.
 
Cho nên là, nhớ là trong từng phút trôi qua chúng ta đang sống trong một biển điều kiện, hay là một biển Duyên hay là trùng trùng duyên khởi đó. Có nghe chữ « trùng trùng » không ? Có nghĩa là chỉ có trục trặc một xíu xìu xiu.
 
Chúng ta nặng 60kg, 50kg, cái răng nó có mấy gram mà nó trục trặc là mấy chục ký đó coi như đơ, và một chuyện động trời khác, đó là chiếc xe 18 bánh, cái tổng diện tích của nó là bao nhiêu ? Lớn lắm chứ. Nhưng mà cái phần nó ăn với mặt đường rất là ít so với tổng diện tích, đúng không ? Chiếc xe đạp nó hơn chiếc xe tải, nhưng mà cái phần ăn giữa đường nó cũng rất ít so với tổng diện tích. Thì mình cũng vậy, dầu mình là Giáo Hoàng hay mình là một thằng homeless thì cái phần mà mình dính với đời sống chỉ là hơi thở thôi. Có đúng không ? Nó chỉ là một bộ phận cơ thể nào đó. Chỉ cần, tim có vấn đề ? Xong. Gan có vấn đề ? Xong. Sự nghiệp mình trùng trùng, sự nghiệp của mình rất là nhiều nhưng mà cái phần mà mình dính với cuộc đời này nó rất là nhỏ. Chỉ cần máu lên thôi là cái gì cũng dẹp hết. Đường lên, máu lên là lên đường. Có hiểu không ?
 
1 :00 :09
Đường lên, máu lên là lên đường. Cái đó nó rất là bình thường. Thấy hơi kỳ kỳ là lên đường.
 
Cho nên trong Kinh, Phật Ngài dạy rồi: Hãy cẩn trọng với từng giây phút trôi qua con đang gieo vô số duyên. Trong đó gồm có :
1. tiền sanh duyên: lực đẩy của cái trước, nó tác động cho cái sau được có mặt.,
2. hậu sanh duyên: lực đẩy của cái sau nó tác động cho cái trước được có mặt. ,
3. câu sanh duyên: nhờ cái sự xuất hiện đồng thời của A và B mà cả hai mới đủ điều kiện có mặt.,
4. nhân duyên: khía cạnh thiện ác trong đời sống của chúng ta.,
5. cảnh duyên,
6. trưởng duyên,
7. quả duyên,
8. thiền duyên: lực đẩy . Lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó, gồm có 7 cái lực, 7 sức đốt: Tầm – Tứ - Hỷ - Lạc – Định – Ưu – Xả.,
9. đạo duyên: Mỗi phút trôi qua, dầu muốn dầu không ta cũng đang kín đáo, âm thầm có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó, tùy cái nội dung của giây phút đang sống (thích, ghét, không thích không ghét). Cái thích và ghét ấy được gọi là Đạo Duyên..
 
Trong từng giây phút trôi qua con đang gieo vô số duyên và (trong) đời sống của con nó đang được vận hành trên các duyên, trên các duyên cũ và con lại không ngừng tạo ra các duyên mới. cho nên, Niết Bàn được gọi là Pháp ly duyên, có nghĩa là không còn dính mắc gì các điều kiện. Hễ còn có dính mắc điều kiện thì đời sống của chúng ta còn có vấn đề. 
 
(còn tiếp)
 
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Quan Hệ Giữa Duyên Hệ và Duyên Sinh (3-3)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh
 
Tôi đã nói ngày hôm qua rồi,
1.  mình sống trong môi trường nghèo khó thì đó là khổ,
2.  mình sống trong môi trường sung sướng chiều chuộng thì đó là sướng.
3.  Nhưng khổ thay nếu cái sướng ấy lại phải bị đặt lên quá nhiều điều kiện thì cái sướng ấy hình như cũng phải xét lại.
 
Đúng không ? Mỗi ngày phần ăn của tui trong ngôi nhà này là 10.000 đô la, tôi ăn toàn linh chi ngàn năm, linh sơn tuyết liên, tôi ăn yến xào bào ngư, nhưng mà với điều kiện hai vợ chồng này phải bưng về cho tui. Nhớ hôm qua tôi nói không ? Bữa nào họ bưng về cho tôi thì tôi có ăn, còn không bưng tôi đói nguyên ngày luôn.
 
Các vị nghĩ cái đó khổ không ? Tôi nghĩ hình như hơi khổ á.
 
Nhiều khi tôi cứ ăn bình thường vậy đó, cứ tới giờ, cứ 11h là có người chở tui đi ăn tui thích vậy hơn. Đàng này, cho tui ăn thịt rồng mà nó nhớ thì tui ăn mà nó quên thì tui đói, cái đó tui thấy... mà nó quên ba ngày là tui đói ba ngày. Nghe thì ham thiệt, nghe nói ăn thì ham thiệt, nhưng mà nếu nó quên một tuần thì sao, trời ?
 
Cho nên, có hiểu cái chữ lệ thuộc không ? Tui nhớ người ta có câu «Thà là ăn đĩa muối rang, hơn bạc hơn vàng vừa khóc vừa ăn.» Hồi đó tui không có hiểu cái câu đó. Hồi nhỏ, nói ai mà ngu . Nhưng mà đúng. Cái câu đó là một câu ca dao, nó hơn ngắn nhưng mà đúng. Thà là ăn đĩa muối rang, nghĩa là thà cực khổ mà tự do, còn hơn « ăn bạc ăn vàng vừa khóc vừa ăn » có nghĩa là sung sướng nhưng mà bị lệ thuộc. Cho nên tui phải nói nhỏ một cái trong ngoặc đơn đó là, tôi rất là ghét, tôi rất là coi thường những cuộc hôn nhân mà không đến từ tình yêu á. Nếu không đến từ tình yêu thì đó gọi là bán rẻ tự do. Có hiểu không ? Tôi rất là sợ những người cô dâu mà đi lấy chồng nhà giàu á. Đời sống bị lệ thuộc rất là nặng. Trong khi đâu phải là người ta khờ, người ta đem cả gia tài người ta trao cho mình. Hiểu không ? Thì khi mình về là người ta đã biết mình muốn gì rồi. người ta nhìn cái lỗ mũi mình là người ta biết mình nghĩ cái gì rồi. Trong khi chuyện đầu tiên là, cái giang sơn nhà chống nó đâu có nhẹ mà bắt mình phải gánh, gánh cho cuối cùng thành một con ở không lương. Có hiểu tôi nói không ? Tôi rất là sợ cái đó. Vậy mà nhiều người vẫn không ngừng tiếp tục gả bán, có hiểu gả bán không ? Gả bán con.
 
Tôi có biết một chuyện rất là đau lòng. Một cô Phật tử kể tôi nghe, mẹ cổ xuất thân nhà nghèo. Bà ngoại đem gả cho một gia đình nhà giàu mà gia đình đó chỉ xài cổ như con ở. Cổ không có tình yêu, không có tình thương, cuối cùng cổ chịu không nổi, cổ bỏ trốn về với mẹ. Bà mẹ vì đã lỡ nhận quá nhiều tiền bên nhà chồng, rồi một phần vì mặt mũi của gia môn, cho nên bả nói thế này : « Con chết, mẹ có tiền mua hòm cho con. Nhưng con sống, mẹ không có cơm nuôi con. Mẹ lạy con. Con trở về bên chồng đi.» thế là cổ tự sát. Mà hên là cứu kịp, cho nên mới đẻ ra cái cô mà kể tui nghe câu chuyện đó. Tôi nghe cái đó tôi oải quá. Tôi oải quá. « Con chết, mẹ có tiền mua hòm cho con. Nhưng con sống, mẹ không có cơm nuôi con.» bởi vì mặt mũi gia tộc.
 
Bởi nói tới cái vòng luân hồi nó có nhiều cái ngán lắm quý vị. Ngán lắm.
 
Ngán cái cảnh làm chó làm heo, rồi ngán cảnh làm dâu á. Trong Kinh, Đức Phật Ngài dạy, khổ luân hồi nó nhiều lắm. Chỉ riêng mang thân nữ thôi, mang thân nữ đã là một cái khổ luân hồi. Mang thân nữ, chỉ riêng cái khoản mà vừa chớm lớn, hiểu được chuyện đời thì đi về làm dâu xứ lạ, trong Kinh nói đó. Có những cái khổ, như người nữ mỗi tháng phải bị trục trặc mấy hôm, đó là cái khổ. Rồi lúc chung vui thì có nam có nữ, lúc đẻ có mình đàn bà thôi. Đó là những cái khổ mà chỉ đàn bà mới có. Nghĩ riêng cái khổ đàn bà là không muốn luân hồi, nói gì là cái khổ khác. Với cái tánh khí của tôi, tôi nghĩ là tôi không có kham cái kiểu mà đi làm vợ, làm dâu người khác.
 
Trong Kinh nói, không phải ngẫu nhiên mà mang thân nữ. Chúng ta phải có cái đời sống tâm lý như thế nào đó chúng ta mới mang thân nữ để mà gánh những cái vấn đề của một thân nữ.
 
Ví dụ như mình, mình coi nặng tình cảm. Mà người nữ trong tình cảm họ rất là vĩ đại. Bởi vì thương con và thương chồng họ có thể chịu dơ, chịu cực, chịu hôi hám. Mà cái đó đàn ông tôi thấy thường là không đủ kiên nhẫn. Đàn ông làm việc nặng được. Chịu khó, chịu đổ máu để lo gia đình, có. Nhưng mà cái độ bền, đàn ông coi chừng phải xét lại. Rất là khó. Không phải tôi chê cái sự bền bỉ của người nữ, nhưng mà khi họ thương, nhiều khi họ để cái tình trên cái lý. Xét về mặt nào đó cái đó là hay. Tôi phải xác định nha. Xét về mặt nào đó cái đó là hay, nhưng mà nếu nói rốt ráo theo mặt technical, thì cái đó là cái rất là không nên. Là bởi vì đời sống này, chúng ta vốn không có nhiều thời gian để mà sống nhiều cho tình cảm, hiểu không ?
 
Nói theo Kinh Phật, là mọi hiện hữu là khổ, rồi cái khổ nó chia ra nhiều lớp:
 
1.  Cái khổ đó nó đến từ những cái mà nó làm cho mình khổ tâm, khổ thân.
2.  Rồi cái khổ thứ hai là nó đến từ cái sự vô thường của những thứ mà làm cho mình hạnh phúc.
3.  Và, cái thứ ba, bản thân cái sự lệ thuộc các điều kiện đã là cái khổ rồi.
 
Có hiểu cái thứ ba này không ta ? cái sự lệ thuộc các điều kiện đã là khổ rồi chứ khoan nói đến cái chuyện, vị đó là vị đắng, hay vị chua vị cay, không nói. Chỉ riêng việc lệ thuộc các điều kiện đã là khổ rồi. Có một cái chiếc xe cà tàng mà tôi giảng xong là đưa tôi đi về khách sạn tôi thích hơn là có một chiếc limousine nó chờ tôi ở dưới, mà mỗi lần tôi giảng xong là phải chờ ông tài xế .  Ổng nhậu xong, rồi ổng tỉnh, ổng chở tôi đi. Nội cái sự lệ thuộc các điều kiện là tôi thấy tôi ngán lắm. Thà chiếc xe pick up truck, cái gì cũng kêu. cái kèn cũng kêu, miễn là nó đưa tui về nhà thôi. Còn đàng này một chiếc limousine mà phải lệ thuộc một người tài xế.
 
Tôi nhớ khi tôi đi dạy học tôi đến nhà Phật tử, tôi đã từng bị cái cảnh lệ thuộc đó rồi. Cái bàn ăn họ dọn ra gần như là mâm vàng chén ngọc, rất là sang trọng, mà nhà của họ, mình đi mình sợ trầy, mình sợ dơ vì nhà họ sạch quá đó. Họ đối với mình họ cũng trọng lắm. nhưng mà tôi thích gia đình nó hơi nghèo một chút, nó hơi dơ dơ một chút, nhưng mà tôi được tự do. Còn cái kia, mình sơ ý, họ mời mình ra uống trà chiều, họ trải cái khăn. Cái khăn có hình đàng hoàng nha. Rủi cái mình sơ ý, mình để này, mình đi vô lấy đồ mình trở ra là nó mất tiêu rồi thế đó là cái khăn mới đàng hoàng. Là tôi khó chịu liền. Nó quá mức đi. Việt nam kêu là quá cỡ thợ mộc. Là tui sợ quá. Tui nhà quê mà. Tui nhà quê gác củi phủi chân ngồi dưới đất.
 
Tôi rất sợ cái sự lệ thuộc các điều kiện, hiểu không ? Mà bị đó là một cái khổ. Dĩ nhiên, ở một cái chỗ mà nó quá thiếu điều kiện, là một cái khổ. Đúng nhưng mà ở một cái chỗ mà nó lệ thuộc quá nhiều thứ, cũng lại là cái khổ.
 
Cho nên đêm nay tôi nói rất là kỹ, rất là rõ tại sao mà cái chữ Khổ trong Đạo Phật đa phần Phật tử mình hiểu sai. Đa phần Phật tử mình hiểu sai chữ Khổ trong Đạo Phật. 
 
Vì  họ hiểu Khổ là cái gì đó làm cho mình khó chịu. Họ rất khó chịu khi họ nghe nói «Đời là bể khổ » Đời có vị ngọt, đời có vị đắng, mà tại sao nói đời là bể khổ ? Vì họ hiểu sai, họ hiểu quá cạn chữ khổ trong Đạo Phật. 
 
Khổ nó có hai, 
  1. một là khổ cảm giác, 
  2. hai là khổ tình trạng. 
 
Có hiểu khổ cảm giác ? Khổ cảm giác dễ hiểu . Khổ cảm giác là pain, là suffering. 
 
Còn khổ tình trạng là sao ? "Bây giờ một kiểng hai quê", khổ thiệt. Có hiểu chữ Khổ này không ? Một kiểng hai quê là sao ta ? Một thân mà phải chia đôi á. Hoặc là, trời đất ơi, hai con nhỏ bạn nó mới đi party cùng một lúc, giờ sao ta ? Bỏ đứa này, theo đứa kia. Khổ thiệt. Cái khổ đó là khổ tình trạng. Mình được mời đi ăn tiệc, mà có gì đâu mà khổ. Nhưng mà bản thân cái sự khó xử đó là khổ. 
 
Cho nên chữ Khổ trong Đạo Phật có hai nghĩa, một là khổ kiểu cảm giác, hai là khổ tình trạng. Phải hiểu như vậy đó, thì mới hiểu Đời là bể khổ. Còn mình hiểu cái kiểu khổ là cái gì đó làm cho thân tâm khó chịu đó là pain, là suffering, là nghèo. 
 
Khổ có ba. 
  1. Một là, Pain hoặc Suffering. 
  2. Thứ hai đó là, impermanent, nó là unstable. 
  3. Cái khổ thứ ba là conditioned, là depending on, là sự lệ thuộc các điều kiện. 
 
Cái thứ ba, trong Kinh ghi rõ là, cái người đến với Phật pháp cũng có ba hạng :
  1. Thượng, 
  2. Trung, 
  3. Hạ căn. 
 
Bậc hạ căn là họ chỉ đến với Đạo khi họ bị khổ thân khổ tâm họ chịu không nổi, họ mới tìm đến Đạo. Đó là bậc hạ căn. Cái đó là họ chỉ đến với Đạo vì cái khổ thô. 
 
Còn bậc trung căn, họ đến với Đạo vì cái khổ tế hơn một chút. Có nghĩa là khi họ thấy một cái hoa héo, họ thấy một sự tan rã của gia đình, gia đình mình hoặc gia đình người khác là họ đi tu. 
 
Hạng thứ ba là hạng thượng thừa. Họ thấy cái sự vô nghĩa của đời sống là họ đã đi tu. Họ thấy sự lệ thuộc các điều kiện là họ đã đi tu. 
 
Kinh nói có bốn hạng ngựa: 
  1. con ngựa thứ nhất là, nó thấy cái dáng roi là nó chạy. 
  2. loại ngựa thứ hai là, quất một cây nó mới chạy. 
  3. con thứ ba là quất hơi nhiều nó mới chạy. 
  4. con thứ tư đập chết cũng không chạy. 
 
Ở đây Ngài nói, 
  1. có những người mà chỉ cần họ nghe một câu « Đời là gió thổi mây bay là họ đi tu rồi » giống như con ngựa mà thấy dáng roi á. 
  2. Còn cái hạng thứ hai, quất một roi là nó phải thấy cái gì đó, nó sốc, nhưng mà thấy chuyện của người ta mà nó sốc. 
  3. còn cái hạng thứ ba là phải bị quất hơi khá khá, có nghĩa là phải xảy ra trong nhà của nó hoặc trên bản thân nó nó mới chịu đi tu. 
  4. Còn cái hạng thứ tư, cháy nhà nó vẫn đứng hát cải lương, dứt khoát không tụng kinh. 
 
Có hiểu không ? 
 
Cho nên, bốn loại ngựa, hạng thứ nhất thấy dáng roi là chạy, hạng thứ hai, một roi là chạy, hạng thứ ba, đau mới chạy, còn hạng thứ tư đập chết không chạy. Con người cũng vậy. Có hạng chỉ cần nghe Phật pháp, nghe trộm nghe lén, nghe lốm bèn đi tu. Còn có hạng thứ hai, phải thấy cái gì đó, nó đi tu. Hạng thứ ba, xảy ra trên người nó, trên người thân nó nó mới đi tu. Thì mình tự xét mình là cái loại nào.
 
1.  Đối với thiện pháp, nếu chưa có kết hôn được thì nên đính hôn.
2.  Đối với ác pháp, chưa có ly dị được thì nên ly thân.
 
Nhờ nghĩ vậy, cho nên mình không đến nỗi mặc cảm. Có hiểu cái này không ?
 
Đối với cái điều lành, chưa có kết hôn được cũng nên đính hôn là sao ? Có nghĩa là mình chưa xuất gia được nhưng mà mình đã sắp xếp mọi thứ để có dịp là nhấn nút. Đó gọi là chưa kết hôn tạm đính hôn.
 
Còn đối với ác pháp, chưa ly dị được cũng nên ly thân. Có nghĩa là chưa dứt hẳn thì cũng nên sắp xếp để ngủ riêng.
 
Tôi nhớ có bà đó bả bị chồng làm phiền quá bả tức, bả nói: Tui mà còn chiều ông nữa thì đạn nó ăn tui. Bữa đó bả mò qua giường ổng, ổng hỏi « ai đó ? » nói « em » « em nào ? » « em là người không sợ đạn ».
 
Tới đâu rồi ? À, bốn loại ngựa. thì tự mình hỏi mình coi mình là loại ngựa nào, là bởi vì sao ?
 
Chính cái kiểu tu hành.
 
Cái này tôi nói thiệt chậm. Chính kiểu tu hành của ta hôm nay nó sẽ quyết định cái kiểu tu chứng của ta mai này. Tôi nói chậm nha. Chính kiểu tu hành của ta bây giờ nó quyết định kiểu tu chứng của ta mai sau. Có nghĩa là sao ? Có những người họ gặp Phật, họ nói có một câu, là hết, là xong. Có những người họ gặp Phật là họ phải cạo đầu, đắp y vài bữa rồi mới đắc. Có những người họ gặp Phật rồi họ phải cạo đầu đắp y rồi mới lên rừng sâu núi thẳm, lam sơn chướng khí, hiểu hông ? Ma thiêng nước độc. Để chi ta ? Tu hành làm bần tăng khổ sãi coi như banh xác luôn, muỗi mòng nó cắn, má nhìn không ra, đói không có ăn, bệnh không có thuốc, lạnh không có gì đắp mấy chục năm mới chịu đắc. là vì sao ? Sớm muộn cũng đắc, nhưng mà kiểu ngày xưa anh tu kiểu gì, bây giờ nó ra nông nổi đó ? Tới hồi về gặp Phật thì cũng A- la- hán mà coi như nhìn thấy, hết muốn đắc luôn, hết muốn đắc giống ổng.
 
Có nhiều vị sướng lắm. Đang làm hoàng tử, đang làm công tử thấy người ta đi chùa, bắt chước đi theo, mình mẩy vòng vàng không. Nghe Phật nói có một câu thôi, Phật vừa nói xong thì quỳ xuống trước mặt Phật «Xin cho con xuất gia » Phật chỉ đưa tay thế này « Tới đây này Tỳ kheo, hãy tới với Như Lai » vừa nói xong là vị đó đầu tóc tự rụng, y áo đầy đủ trên người, tại kiếp trước từng làm người bố thí, cúng dường y đó, từng học đạo, cái gì cũng từng từng từng hết, từng ngồi thiền, từng đầu đà, từng cúng dường kathina cho nên bây giờ khi gặp Phật, Phật chỉ đưa tay « Tới đây, này tỳ kheo ».
 
Còn có cha, trời đất ơi, ta nói động trời. Vô tu, nhà nghèo không có y. Rồi đi lưm vải dơ rồi giặt, rồi nhuộm, rồi may, rồi nó rách, phải kiếm thêm tập nữa.
 
Có vị, trời mưa gió lạnh lẽo vậy đó, có cái y chuột cắn lủng phải đi kiếm đồ về đắp, đắp để vá. Thương lắm.
 
Còn có cha, y áo cái xài, cái đốt, cái liệng, cũng còn dư. Ngộ. Giàu có phước, lộc.
 
Có cha tu cả đời không biết ho là gì.
 
Có cha qưởn là bệnh. Biết quởn không ? Cứ rảnh là bệnh à. Ở chùa tui tui biết, có nhiều vị sư ăn chung với mình, ăn chung mâm á, mà cứ mập, làm như thở nó cũng mập.
 
Có cha quanh năm ta nói, nội dầu gió mà chả xức tính bằng lít. Ở chung chùa mà chiều là chàng chơi cái nón, xức dầu hai bên đây, sổ mũi, cảm, mang vớ mà nó lạnh thấy mụ nội, vô nằm trùm vậy nè. Cứ trời tắt nắng là chàng giống như mấy bà ở cữ, dzô nằm vậy nè. Ngộ lắm. mà mình tưởng thằng chả nhõng nhẽo, mà không. Không, làm đúng vậy là bệnh thiệt. Đúng cái giờ bà xẹt là ảnh phải làm áo mão cân đai sắm tuồng y vậy, đội nón, xức dầu sau gáy, thái dương, mỏ ác, rún tùm lum, trùm khăn là nó mới bình thường . Không đúng cái lễ bộ đó là coi như nó bệnh cho mày tan xác. Nó ngộ lắm.
 
Hoặc trong chùa tui hồi nhỏ, có những vị có cái nghiệp gì ngộ. Vô trong lớp mà học là ngủ gục. Nào ngay, đào giếng, vét mương, sơn sửa tỉnh bơ leo lên như sóc, trèo trèo trèo lạ thiệt. mà chỉ cần vô lớp học là ngủ, ngủ chảy nước. Ông kế bên kéo kéo kéo vậy. Xong rồi cũng máu chảy về tim nữa. Cái nghiệp, bị hôn trầm á.
 
Còn Phật tử, có nhiều người ngộ lắm:
  1. vô chùa là cứ lao thẳng xuống bếp, vô nhà cầu kiếm gì dơ, nặng, hôi là họ làm, khoái rửa chén, còn chùa quê là thích ra ngoài vườn róc lá dừa ;
  2. còn có người vô chùa là nhảy lên thư viện kiếm sách đọc,
  3. có người nhảy lên chánh điện kiếm chỗ ngồi thiền, còn không là lên đốt nhang cây dài xoọc khấn tới chiều luôn.
 
Nó ngộ lắm.
 
Có cái tên đó nó khoái khấn, mà nó khấn cái gì không biết mà nó chơi mịt mù, đơn giản cái nhang cao càng dài là nó khấn suốt mùa. Còn có một tên, vô chùa là nó khoái xin xăm á. 
 
Có lần tôi ở chùa Kỳ Viên mà chùa trụ sở đó. Tôi ngồi chung với mấy sư, tôi thấy có bà mới dắt đứa con vô, tôi lại tôi đốt nhang, bả khấn cũng lâu. Rồi bả lại bả nói chuyện với sư trụ trì đó, tôi đâu có nghe. Sư trụ trì đi mất. Rồi bả lại cái chuông á, bả đưa cái đầu vô rồi bả đưa cái đầu ra, tui tưởng là, tại Việt nam nó hay có cái màn mà dán tên người thân vô trong cái chuông, lâu lâu nó coi cái tên bà già nó còn không, ai ngờ nó đưa vô rồi nó lấy trở ra, nó làm cái nữa, chắc trời tối, thấy không rõ, nó lấy ra nó đút vô nó làm cái nữa. Tôi đếm, làm chín cái. Cái tôi xỉu. tôi chịu hết nổi rồi. Cái chuông mà nó đưa vô rồi nó lấy ra, tôi thấy lạ quá đi, tôi mới hỏi, « Sao vậy cô ? » cổ nói « Xin đánh chuông mà thầy trụ trì nói chuông này lớn đánh là người ta tới, cho nên tôi đút vô đút ra thay thế cái chuông » Xin đánh mà sư trụ trì nói, tại vì cái chuông này nó đánh khi nào lễ lớn, đánh cái này nó tưởng cháy chùa là thấy mụ nội, cho nên sư trụ trì nói đánh cái nhỏ nhỏ thôi, mà bả muốn chơi cái lớn, đúng cái lễ của bả bả khấn cái gì đó không biết, mà giờ không đánh được cái lớn thì vẫn không xa được cái lớn, phải đúng cái lễ. Còn cái thằng nhỏ nó vô trong trường mà nó nói, nó đòi đi tiểu, cô nói mình không nên nói đi tiểu nó thô, nói “đi hát”. Bữa nó về, nó nói với ba nó, ba nó đang ngủ, nói « Ba, ba, con muốn hát » thì ba nó nói « Khuya rồi hát nho nhỏ vô tai ba» thì nó chang như cái vụ này vậy đó. Có nghĩa là nó xin đánh chuông. Mà cái chùa đó là chùa trụ sở, nó nằm trên đường Nguyên Đình Chiểu, mà nó giáp đường. 

Chùa quê đánh vậy nó không gì, chứ chùa phố đánh vậy là có hai sự kiện :
1.  một là lễ,
2.  hai là cháy chùa hay cái gì đó mà báo động.
 
Bả vô bả khấn thì mắc cái gì mà cho đánh. Kỳ thì thôi, đánh chuông nhỏ được rồi « hát nhỏ nhỏ vô tai ba » vậy đó. Mà bả không chịu, bả phải chơi cái lớn cái lòng bả mới chịu, bả đưa vô lấy ra đưa vô lấy ra, hỏi, bả muốn cho đúng lễ.
 
Cho nên, tôi trở lại. tùy cái kiểu tu của anh hôm nay, anh tu mà nặng ba cái đức tin tào lao quá đi thì mai này anh gặp Phật anh đắc chậm lắm, vì anh nặng về đức tin mà. Anh tu kiểu gì thì lúc anh đắc anh đắc kiểu hao hao vậy đó.
 
Có người họ vô chùa là họ thích nghiên cứu kinh sách, có người thích ngồi thiền, có người thích phục vụ, ngộ lắm. rồi có người vô chùa, chuyện đầu tiên là thò tay vô túi. Cúng dường. Khoái bố thí. Không thích nghe pháp, không thích tụng kinh, không thích phục vụ, không thích khấn gì hết. Chỉ vô chùa, lấy tiền ra cúng dường xong là biến. Lạ lắm. Rồi có những người, họ thích làm từ thiện nhưng mà không thích tôn giáo. Có biết cái đó không ? Họ nghe Chúa, Chùa họ không thích, nhưng mà cùi đui sứt mẻ thì họ lại khoái. Chính vì cái kiểu đó đó mà mai này khi mình gặp Phật ra đời mình có cái kiểu tu hành không giống ai hết, nó lạ lắm.
 
Nãy giờ tôi nói làm thiện. Giờ tôi qua nói làm ác.
 
Chính vì mỗi người có kiểu ác khác nhau, cho nên khi mà bị khổ mỗi người có kiểu khổ khác nhau.
 
Vì mỗi người có kiểu ác khác nhau. Như tôi biết có nhiều người thì họ thích đâm sau lưng chiến sĩ, biết không ? Ngộ lắm. Có người họ nóng tánh họ thích chửi thẳng vào mặt người ta vậy đó, rồi có người họ thích đâm thọc, thì tùy vào mỗi cái ác mà mai này quả nó trổ trổ y chang vậy đó. Nó trổ y chang vậy.
 
Sẵn hôm nay tôi nói luôn. Trước khi Phật Niết bàn có nói một câu cuối cùng, đó là « Mọi thứ ở đời này vô thường, hãy tinh tấn chớ dễ ngươi » cái chữ « dễ ngươi » là « pamada ».
 
Trong Kinh giải thích chữ «dễ ngươi» là sao ?
 
Dễ ngươi gồm có ba nghĩa : một là coi thường điều ác nhỏ rồi không tránh, coi thường điều lành nhỏ rồi không làm. Đó gọi là dễ ngươi. Và cái thứ ba, không sợ sanh tử. có nghĩa là, chắc sanh về cái cõi nào đó thiệt là cao thiệt là sướng là xong. Không được. Dầu cõi nào đi nữa, hễ còn tái sanh là còn quẩn quanh. Cho nên có ba cái dễ ngươi :
Một là, coi thường điều ác nhỏ rồi không chịu tránh. Ví dụ như đập muỗi, giết kiến giết gián vây đó. Dó gọi là coi thường điều ác nhỏ rồi không tránh.


Thứ hai, coi thường điều lành nhỏ rồi không chịu làm. Ví dụ như mình đang đi lơn tơn, mình gặp cái miếng rác làm ơn lụm liệng thùng rác, đàng này « ô nhằm gì » cái đó là coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm. Hoặc là nhiều khi người ta bạn học đạo người ta không hiểu rồi mình đang làm biếng mình cũng ráng, cái nào biết thì nói, cái nào không biết thì « hỏi cái bà áo trắng á » mình cũng mách cho người ta chút, đàng này « không biết » mình phải in kinh in sách, ba ngàn, bốn năm ngàn cuốn chứ xá gì ba cái nhỏ nhỏ đó. Nhưng mà, Sai. Trong kinh nói, chớ coi thường điều ác nhỏ vì từng giọt nước nhỏ sẽ làm tràn bình. Chớ khinh điều thiện nhỏ rồi không làm vì từng giọt nước nhỏ sẽ làm tràn bình.

 
Hôm nay ai từng đi đến những cái hang động thạch nhũ mới thấy. Có những cái thạch nhũ mà nó mấy mét luôn. Cái hình thành của nó là hàng triệu năm mà cách hình thành rất là kỳ, là nước trên trần nó chứa canxi mà nó nhỏ xuống, giọt nước nó nhỏ xuống, nó đọng chút mà nhiều triệu năm ở bên đảo Mallorca của Tây Ban Nha cách Thụy Sỹ một tiếng hai mươi phút, có mấy cái hang động đẹp lắm, mà ông Goenka lúc sinh thời ổng qua ổng tổ chức ba khóa thiền bên đó. Nó có cái hang mà thạch nhũ nó giống như trống, có cái nó giống như chuông. Tay tôi yếu nhưng mà tôi đánh nghe « boong » « boong » có cái « đùng » « đùng » tất cả những cái đó là nó do nước nhiễu xuống. Nó nhiễu trước khi nó rớt nó đọng lại miếng canxi, nó rớt nó đọng miếng canxi, mà qua nhiều triệu năm nó ra như vậy. Và Phật quả cũng vậy. một a tăng kỳ là 10 lũy thừa 140 đại kiếp, mà Phật Thích Ca Mâu Ni đi con đường nhanh nhất là 20 a tăng kỳ. Lâu lắm. có nghĩa là nếu mà tính ra thì Ngài ra đời cách đây 26 thế kỷ đúng không, thì có nghĩa là cách đây 1 triệu năm Ngài vẫn tiếp tục tu hành, đúng không ? dễ sợ không. Cách đây 1 triệu năm Ngài vẫn tiếp tục tu hành chứ. Vẫn tu. Tới lúc Ngài thành Phật, đức lành nào Ngài cũng có, cái gì Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương. Đức lành nào Ngài cũng có, thì đệ tử Ngài nói « đệ nhất trí tuệ, đệ nhất đa văn... đối với Ngài mấy cái đó không có nghĩa lý gì hết. Đức lành nào Ngài cũng có. Rồi, ai ngài cũng thương và đặc biệt là cái gì Ngài cũng biết.
 
Phật lực vô biên, Phật trí vô cùng, Phật tâm vô lượng nhưng không thể độ người vô duyên.
 
Nhớ cái đó. Bởi vì trong kinh Đức Phật dạy rằng : giống như một cái người lọt xuống sình, mà nếu họ chỉ lọt xuống một cái vũng sình tới mắt cá đó thì chuyện cứu họ rất là dễ đúng không ? nếu họ chỉ kẹt cái đôi guốc dưới đó thôi là quá dễ rồi, rồi họ lọt xuống sình tới đầu gối, cũng còn cứu được ; tới lưng quần, tới rún, tới ngực, tới cổ cũng cứu được, thậm chí họ bị lọt xuống sình mà nó tới trán cũng được, thậm chí nó ló cái búi tóc lên mình biết họ ở đâu mình nắm lên cũng cứu được, nhưng nếu mà mình lọt mà không ló cái gì hết thì người ta biết ở đâu mà cứu. Có hiểu không ? Cũng vậy, Ngài nói: Có những người mà cái ác của họ nhiều quá, nhưng mà còn có cái thiện để Như Lai nắm, có những người ác đến mức mà không có chỗ để Như Lai nắm luôn.
 
Chúng sanh trong đời có chia nhiều hạng:
có hạng ác nhiều hơn thiện,
có hạng thiện nhiều hơn ác,
có hạng thiện ác bằng nhau. Đó là kể gọn.
Còn mà kể chi tiết, ác nhiều hơn thiện là bao nhiêu phần trăm, ví dụ như là : 9 – 1 , 8 – 2, 7 – 3, 6 – 4, 5 – 5. Nghe kỹ chưa ? Khổ là nó chênh lệch vậy đó. Cho nên, nói ác nhiều là nhiều là sao, nó nhiều trường hợp, mà cái thiện nhiều cũng vậy : 9 – 1 , 8 – 2, 7 – 3, 6 – 4, 5 – 5. Có hiểu tôi nói cái đó không? Cái 6 – 4 là nó cũng chênh lệch mà chênh lệch không bao nhiêu, còn cái ớn nhất là cái 9 – 1, chết chắc luôn. Khỏi cứu. Trong Kinh nói, khi hộ niệm cận tử, cái người mà ác nhiều quá thì người hộ niệm phải là thiện nhiều hơn ác mới hộ niệm nổi. Có hiểu không ta ? Nó phải tương đương vậy đó. Còn cái loại thiện ác 5 – 5 thì cái ông 5 – 5 tới ổng chữa được, còn cái 6 – 4 thì cha 6 – 4 chả tới cha chữa, nhưng cái ác thiện mà 9 – 1 là thằng cha tới tụng cũng phải 9 – 1 hoặc là không có ác luôn. Bởi, đọc Kinh biết mấy cái đó, các vị mới thấy chuyện gì cũng có trong Kinh. Bởi vì có những người mà coi như lúc họ cận tử đó cái lòng họ kín bưng không có chỗ nhét. Biết không ? Các vị có biết mấy thằng xì ke nó chích riết nó bị mất gân, biết không ? cho nên lúc vô nước biển không biết đường đâu mà vô. Cũng vậy, mấy cái người mà sống bất thiện riết giống như xì ke vậy đó. Cái gân thiện pháp, cái ven, mấy cái tĩnh mạch nó mất cha hêt rồi. Mà tụng kinh mấy ông sư cầm ống chích kinh mà kiếm chỗ lụi không biết lụi chỗ nào, gân nó lặn hết.
 
Tôi đi dạy học, tôi gặp cái loại đó nhiều lắm. Cái loại mà mình nhìn họ, mình biết là cái loại này không vô nước biển được tại vì gân mất tiêu hết trơn. Trước mặt mình tôi thấy dân xì ke cũng nhiều. Chín giờ rồi. yeah.
 
Hỏi : “Còn cái thứ ba của dễ ngươi?” À cái đó nói rồi, tức là Không sợ tái sanh. Tại vì nè, cái thứ ba quan trọng lắm. có nhiều người họ tưởng thế này : tu hành tinh tấn chắc sanh về cái cõi phạm thiên vậy là quá tốt. nhưng mà không. Còn mong về cõi nào đó đã là dễ ngươi, ngay cả cái cõi mà của vị A na hàm á, thì bất đắc dĩ người ta mới về đó, vì người ta không đủ duyên chứng A la hán, chứ cái chỗ đó không phải chỗ lý tưởng để mình về mặc dù chỗ đó là ngon lắm. Ờ, nói thế này, khách sạn năm sao tuy sang thiệt nhưng mà chúng ta bất đắc dĩ mới ở đó chứ không phải khùng, tự nhiên bỏ tiền ở khách sạn năm sao, phải không ta ? Ví dụ như mình có chuyện mình đến Houston thì mình phải kiếm khách sạn mình ở. Mà tại vì mình là tỷ phủ mình muốn an toàn thì mình phải vô khách sạn mình ở. Chứ nếu tôi là tỷ phú, tôi cũng ở nhà chứ mắc gì tôi khùng, vô khách sạn?
 
Có cái ông ổng vô khách sạn, ổng thấy dòng chữ : Bạn sẽ có được cảm giác như ở nhà. Ổng nói: “Nếu ở nhà, tôi vô đây làm gì?”
 
Có hiểu không ? « bạn có cảm giác như ở nhà » đó, thì nếu ở nhà, tôi ở đây làm cái gì?
 
Ở đây cũng vậy, cái cõi Ngũ Tịnh Cư nó giống như khách sạn năm sao vậy đó. Cái người hiểu đạo họ giống như một ông businessman vậy đó, bất đắc dĩ thì phải vô ở khách sạn chớ còn khùng sao?
 
Tự nhiên kêu tui mua vé máy bay qua bên Dubai ở cái 7 sao đó coi có khùng không. Trừ ra mình có cái ý tham quan Dubai thì tôi không có nói. Nhưng mà chỉ muốn ở khách sạn thì tôi nghĩ nó khùng thiệt à, tại vì đi máy bay nó cũng lâu đó chứ, mà ở sân bay còn mấy tiếng mà vô khách sạn để ngủ.
 
Mà cái này tôi hơi khó chịu nè, chắc tui cái máu nhà quê, có những khách sạn như bên Thụy Sỹ, ở Geneve nó có khách sạn 64.000 một đêm. ở Geneve, vô internet thấy. Tôi ngạc nhiên là tôi ngủ đâu có biết nó sang cỡ nào. Tôi tắt đèn mà. Mà « tắt đèn nhà ngói như nhà lá » đúng không ? Bắt tôi trả 64.000, tôi đau quá. Còn cái chuyện nó đẹp, nó tối thui tôi đâu thấy đâu. Mặc dù ban ngày, nó có cái view đẹp lắm, nó nhìn ra cái hồ Geneve, đúng hồ đẹp lắm, nhưng mà nó là ban ngày. Tôi mướn khách sạn mà tôi chong đèn tôi thức thế này sao? Tôi khùng à.
 
Cho nên bữa đó tôi mới hỏi anh Phật tử, tôi nói: “Ai, ai mà khùng vậy anh?” thì ảnh nói, « Thưa không có khùng đâu sư. Theo con biết là có ba trường hợp ở đây: thứ nhứt, là vì sự an toàn. Cái thứ mà nó giàu quá hoặc nó VIP đó, vì ở đây an toàn dữ lắm. xe rước tận sân bay và đưa cũng tận sân bay và đi shopping cũng là người của nó luôn. Cho nên thứ nhất là người cần sự an toàn. Thứ hai, là dân mà tiền nhiều quá, nó thấy 64.000 chỉ là 64 đồng thôi. Trường hợp thứ ba, là bởi vì công việc. công việc đòi hỏi cái chỗ như vậy, thì người ta phải chiu. Không phải người ta khùng đâu sư.” Nhưng mà cái chỗ ghê quá. Chứ còn cái hạng mà hưởng chỗ đó thì theo tôi nghĩ vì nhu cầu hơn là vì hưởng thụ bởi vì 64.000 tắt đèn tối thui thấy cái gì đâu. Mà tôi thấy cái hình chụp tôi thấy chỗ nào mạ vàng được thì nó mạ, nó có cái view rất là đẹp, còn cái giường mà tấm ga nó bằng silk hoặc nó bằng cái loại vật liệu rất là sang nhưng mà đại khái mình ngủ rồi thì. Ở đây, Ngũ Tịnh Cư y chang như vậy. Cái đó là bất đắc dĩ, chưa đủ duyên chứng La hán thì người ta mới về trên đó, chứ một người mà sợ tái sinh thì lý do gì về trên đó. Nó là một cái nhà chờ mà nó hơi sang một chút. Biết nhà chờ không ? Mấy người đi business họ có một cái lounge, vô đó ngồi cũng được ăn uống miễn phí, nhưng mà rầu lắm, bởi vì mình biết mình sắp.. Thường dân vô đó là dân có tiền, có tiền nó ăn ở nhà, ở nhà nó ăn thịt rồng, ở nhà nó đâu có cần ra ăn mấy cái đồ tào lao, mà nó biết nó sắp bay nữa. sắp bay xa mệt quá đi, thì ngồi nó đơ đơ cái mặt ra vậy. Mà mình mình nghèo mình dòm cái đó, mình ước gì nó cho mình ngồi ké. Mà thật ra cái thằng ngồi trong đó nó oải dữ lắm thì ở đây cũng vậy. Có nhiều khi mình thấy người ta lấy vợ hoa hậu mình thấy ham, nhưng mà biết lấy bả về, bả ăn rồi dũa móng không cũng chết luôn. Người không biết chuyện thì thích tùm lum. Biết chuyện rồi, cái gì cũng oải. 
 
(Hết)
 
Mục Lục các Bài Giảng
 
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Quả Duyên và Vật Thực Duyên (1-6)

 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uV0STu-GYFk&abt=Qu%E1%BA%A3+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+v%E1%BA%ADt+Th%E1%BB%B1c+Duy%C3%AAn
 
Quả Duyên và Vật Thực Duyên
 
14/08/2020 - 11:26 - Nguyenhuongbichhue
 
Theo trong Phật Pháp một cái tâm thiện gồm nhiều trường hợp, chứ không phải có một, có tâm thiện hờ hững và có cái tâm thiện hào hứng. Tâm thiện hờ hững gọi là tâm thiện thọ xả. Tâm thiện hào hứng thì gọi là tâm thiện thọ hỷ. Rồi có những tâm thiện do bị tác động, còn có trường hợp tâm thiện tự phát. Trường hợp thứ 3 đó là tâm thiện có trí tuệ đi cùng, trường hợp không có trí tuệ đi cùng. Sau đó là sáu trường hợp. Sáu trường hợp chia làm 6 cái tâm.
 
Tui nhắc lại có cái tâm thiện hờ hững và có cái tâm thiện hào hứng là sao? Có nhiều khi mình gặp những cái chuyện mình cũng muốn làm, nhưng cái muốn nó không có gì vui vẻ hết. Mình dừng xe ở đèn đỏ, mình thấy có người homeless họ tới họ xin tiền, mình cũng lấy tiền mình cho nhưng mà nó không hào hứng. Hiểu hông? Nhưng có những lúc mình cũng cho, nhưng mình cho với tất cả sự hoan hỉ, cái đó được gọi là tâm thiện hào hứng. Tui rất dùng những từ chuyên môn .
 
Rồi tâm thiện có tác động vào tâm thiện tự phát, đó là khi mình phải suy nghĩ đắn đo, tới lui, rồi mình mới làm. Nên nhớ Việt Nam mình có cái chữ cân nhắc và chữ do dự. Hai chữ này khác hay giống? Cái nào tốt cái nào xấu? Trước khi làm một việc gì đó mình phải có cân nhắc, cái đó là hợp trí; còn do dự là hữu trợ. Nghe kịp không?
 
Cái phần là hợp trí, ví dụ như cân nhắc là trước khi mình làm mình xem coi cái việc mình làm đó về không gian chỗ này có thích hợp không? Về thời gian lúc này có thích hợp không? Về đường lối là cái cách thức này nó có thích hợp không? Đó được gọi là có cân nhắc .
 
Còn do dự là mình có nên làm hay không? Có hiểu được cái đó không? Do dự thường là cái câu đó là do dự.
 
Cân nhắc là mình nên làm lúc nào? Ở đâu? Cách nào? Lúc nào? Người ta gọi là cân nhắc .
 
Người không học đạo họ chỉ nghe tới nhân nào quả nấy. họ chỉ hiểu một cách rất là nghèo, rất đại khái. Nhân nào quả nấy nghĩa làm ác thì bị khổ, làm thiện thì được vui. Đó là nhân nào quả nấy, đúng không?
 
Nhưng những người học A tỳ đàm họ nghe nhân nào quả nấy họ hiểu sâu lắm.
 
Nhân nào quả nấy có nghĩa là:
 
1.  nếu mình làm thiện bằng tâm hờ hững thì đời sau mình sanh ra làm cái người rất là lừ đừ, người không có được lạc quan lắm.
2.  Còn mình làm phước bằng cái tâm hợp trí đó, làm tâm mà tâm cân nhắc thì đời sau sanh ra rất là nhiều trí, rất là thông minh .
3.  Người làm thiện bằng cái tâm lạc quan vui vẻ, thì đời sau sanh ra là người lạc quan vui vẻ.
4.  Người làm phước bằng cái tâm do dự đời sau sanh ra chậm chạp.
5.  Người làm phước bằng cái tâm mau mắn thì đời sau sanh ra rất là mau mắn.
 
Phải hiểu như vậy mới được gọi là nhân nào quả nấy. Còn nhân nào quả nấy mà hiểu theo cái kiểu nhà nghèo, hiểu là làm ác thì bị khổ, làm thiện thì được vui. Cái đó thì cũng đúng mà nó nghèo quá. Phải hiểu chi tiết như vậy đó .
 
Cho nên hôm nay chúng ta cùng một lúc làm một việc giống nhau. Đó là chúng ta cùng bố thí một bữa ăn,chúng ta cùng tụng kinh, cùng nghe pháp, cùng ngồi thiền. Nhưng
 
Điều thứ nhất là cái chủ ý có giống nhau hay không. Về chủ ý thì chúng ta lọt vào trường hợp nào trong 4 trường hợp hồi sáng. Đó là
  • nghiệp đọa lạc, hay
  • thiện nghiệp hữu lậu,hay
  • thiện nghiệp vô lậu?
 
Đó là một chủ ý.
 
Thứ hai nữa cái loại tâm thiện đó nó thuộc vào cái nhóm nào trong ba nhóm vừa kể.
 
Thứ nhất về cảm xúc, nó là hào hứng hay hờ hững? Thứ hai, nó có trí tuệ đi cùng hay không? Thứ ba, nó có tác động hay tự phát ? Kiểu tâm thiện nào nó cho ra cái quả như vậy. Cho nên chúng ta thấy bao nhiêu người thiên hạ sanh ra đời này thì cái mặt không có giống nhau, bởi vì mỗi cái tâm thiện, tâm ác nó không giống nhau.
 
Hoa hậu 2019, hoa hậu 2018 nó không giống nhau. Ngay cả trong Kinh nói Chư Phật Chánh Đẳng Giác đều có 32 hảo tướng như nhau, nhưng 1000% là nét mặt của hai vị Chánh Đẳng Giác không có giống nhau. Thì quý vị nói khác kiểu nào, thì tôi nói như Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa đều đẹp. Thầy Minh Niệm và thầy Pháp 
Hòa đều đẹp hết nhưng không giống nhau. Cho nên mình nói hai Thầy đều đẹp lắm,đẹp lắm nhưng mỗi Thầy có mỗi cái truyền cảm khác nhau. Thì tại sao có tình trạng đó là tại bởi vì cái tâm thiện của 2 người đều có điểm xích xê tối thiểu. Tại sao có điểm xích xê đó? Là tại vì khác một tí đời này, sẽ dẫn đến khác muôn trùng của đời sau .
 
Ở đây có ai học vật lý, hình học thì biết, ở trong cái hình tròn 360 độ nó lệch 1 chút là ngàn dặm đúng không? Đều xuất phát từ 1 tâm mà chỉ lệch đi nửa độ là tít ngoài vũ trụ. Nửa độ là không thấy nhau trong đời. Cho nên cùng xuất phát cùng 1 điểm, cùng 1 tâm, lệch 1 chút thôi. Cho nên chỉ khác nhau 1 điểm nhỏ thôi, thì điểm nhỏ ấy nó trở thành 1 nền tảng lớn cho sự khác biệt ngàn trùng của ngày sau .
 
Ví dụ tôi làm phước bằng cái tâm hợp trí, cái tâm có cân nhắc, hoặc tôi làm phước bằng cái kiểu tùy hứng, người ta rủ thì làm chứ không nghĩ ngợi gì hết, t
hì đời sau sanh ra tôi rất là giàu có nhưng mà lại rất là chậm chạp. Và cũng cùng bố thí 1 bữa ăn, mà có người đời sau sanh ra giàu có khỏe mạnh, có người giàu có thông minh. Tại sao vậy? Mình bố thí mà mình nghĩ thì đời sau sanh ra mình vừa giàu có vừa thông minh. Còn mình bố thí 1 bữa ăn mà mình nghĩ < ăn cái này tốt cho sức khỏe > thì đời sau sinh ra mình rất là giàu có nhưng mình chỉ được cái khỏe mạnh thôi . Hiểu hông? Cái suy nghĩ nó lệch đi 1 chút á .
 
Hoặc là 2 vị, trong kinh có 2 vị cư sĩ gặp từ Đức Phật Tỳ Bà Thi, 2 vị đều nhà nghèo hết, cho nên 2 vị cúng dường Đức Phật.Thì 1 người thì nghèo đến mức không có gì để cúng dường, đi ra sông hốt cát rải cái chỗ mà Đức Phật sẽ ngồi. Còn 1 ông, ổng hốt cát ổng rải chỗ mà Đức Phật sẽ đi. Rồi đời sau sinh ra cái ông mà rải cát chỗ đi, ổng được thoải mái về vấn đề phương tiện đi lại, còn cái ông ổng rải cát chỗ Ngài ngồi, ngày sau ổng được chăn êm nệm ấm, giường cao chiếu rộng. Nó lệch có chút xíu. Mà 2 ông đều xúc cát hết, mà một ông thì giường cao chiếu rộng, còn 1 ông thì xe thuyền đi lại. Nếu 2 ông sanh bây giờ thì 1 ông toàn Roll Royce không vậy, còn ông thì chăn êm nệm ấm. Đó nó chỉ nhích 1 chút xíu .
 
Thì cái đó nó dẫn đến cái chuyện nếu mình làm phước nó khác nhau 1 chút, tới lúc mình tu hành nó cũng khác nhau 1 chút .Có đúng không? Có những vị Sư phước lộc rất là nhiều, Phật tử họ thương họ cúng dường nhiều lắm, nhưng mà sức khỏe yếu. Có vị không được người ta cúng dường nhiều nhưng sức khỏe rất là tốt. Thì khi tu học nó khác không? Khác chứ! Cái ông mà được người ta cúng dường mà bệnh hoài đó, cái chuyện tu học của ông phải khác cái ông cúng dường ít mà cơ thể khỏe mạnh. Đúng không? Các vị thấy ghê chưa?
 
Chưa hết. 2 ông đều khỏe mạnh như nhau, mà ông thì chậm, ông thì nhanh. Thì như hơi khác đúng không?
 
Chưa hết. 2 ông thì 1 ông vui vẻ lạc quan, còn 1 ông cái mặt ổng lúc nào cũng như bị bón vậy á. Hai ông đi thuyết pháp cái tác động lên quần chúng khác nhau. Có không? Cái ông mà cái mặt lúc nào cũng lạnh ngắt á, cái người ta nghe cái tác động của thằng chả nó không giống với cái ông mà vui vẻ. Như vậy mà cái chuyện quý vị làm phước á, vui vẻ hào hứng đó nó không chỉ ảnh hưởng cho mình riêng kiếp này mà còn kiếp sau, không những cho mình mà còn cho bao nhiêu người khác nữa. Có đúng vậy không? Mà chỉ có cái chuyện chút xíu vậy thôi. Khi mình làm phước mình làm phước mình hào hứng hay mình hờ hững, chỉ có chút xíu vậy thôi mà nó lây lan ra toàn vũ trụ, có thấy chưa?
 
Cho nên các vị biết cái học thuyết ao bèo, các vị biết học thuyết Domino, học thuyết vết dầu loang đó, mình tưởng nó bên chính trị, bên kinh tế, chứ không, trong đời sống thường nhật của chúng ta đó, cái khái niệm vết dầu loang, biết Domino không? Thì khái niệm đó nó không chỉ riêng bên chính trị, bên kinh tế, mà bên toàn bộ đời sống của chúng ta.Cái đó nó như vàng bạc, nó phảng phất mọi nơi và mọi lúc, nó lớn chuyện lắm chứ không phải không .
 
Nghiệp Duyên
Cho nên cái nghiệp duyên là gì ? Nghiệp duyên là lực tác động từ cái chủ ý trong hành động. Lớn lắm, lớn lắm. Chính cái đó nó quyết định chúng ta đời sau sẽ ra sao. Nó sẽ ra sao thì cái mức ảnh hưởng của chúng ta nó sẽ theo đó mà ra sao. Do chủ ý trong mỗi hành động của ta ra sao mà mai này ta sẽ ra sao. Khi ta sẽ ra sao thì cái ảnh hưởng của ta đối với người khác nó cũng theo đó mà ra sao. Một cách tương ứng
 
Khi mình sanh ra mà mình làm 1 trái sầu riêng, ví dụ thôi, thì cái ảnh hưởng với thế giới nó khác cái trái chôm chôm, ví dụ cái trái nào nó tua tủa. Thằng nào nó cũng xù xì, nó tua tủa, sầu riêng nó khác trái chôm chôm. Nhắc cho nhiều, thì cái đó được gọi là nghiệp duyên .
 
Nó có nghĩa là từng duyên ở trong 24 duyên. Nếu mình học kỹ 1 chút thì mình mới thấy toàn bộ nó có mặt trong đời sống, chỉ cần 1 duyên thôi. Toàn bộ con đường tu tập giải thoát cũng lệ thuộc vào 1 chữ duyên đó thôi. Mà Phật cho mình 24 duyên lận luôn, hơi bị nhiều luôn. Cái nghiệp duyên nó quan trọng lắm, rất là quan trọng.
 
Quả Duyên
Bây giờ mình học qua quả duyên .
 
Quả duyên có nội dung cũng gần gần giống như là nghiệp duyên vậy. Hôm bữa tôi giảng rồi, hôm nay tôi nhắc lại thôi. Các vị có nghe cái nghiệp chướng không? Các người không học giáo lý họ không biết nghiệp chướng là cái gì? Nghiệp chướng là cái gì làm cho mình lận đận, như oan gia nghiệp chướng chẳng hạn .
 
(còn tiếp)
 
Reply
 

(tt) Sư Toại Khanh Giảng Quả Duyên và Vật Thực Duyên (2-6)
 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uV0STu-GYFk&abt=Qu%E1%BA%A3+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+v%E1%BA%ADt+Th%E1%BB%B1c+Duy%C3%AAn
 
Nhưng mà các vị nghe nè, trong đời sống của chúng ta, khó tránh được 3 cái chướng sau đây:
 
1.Nghiệp chướng: có nghĩa là khi mình đã tạo 1 cái nghiệp xấu nào đó, thì cái bản thân nghiệp xấu đó dầu chưa đến lúc trổ quả, chưa đến lúc báo ứng nha, thì trước mắt nó cũng để lại dấu ấn tâm lý rất là xấu. Thí dụ như, dĩ nhiên ta đang nói cái trọng nghiệp thôi. Ví dụ như mình lỡ cư xử quá tệ với mẹ, dầu mình chưa đến lúc phải trả báo,nhưng mà chỉ mà mai này mình thấy một bà cụ nào đó mình nhớ đến cái chuyện mình xử tệ với mẹ mình.  Kể câu chuyện này nữa. Một người mà sống phóng dật, (phóng dật là người không có chánh niệm), không có thiền định, thì họ giống như cái nền nhà bằng đất. Một nền nhà bằng đất khi bị bụi và cát rớt lên thì rất là khó phát hiện. Vì sao? Vì đất với bụi tụi nó là 1 group,đúng không? Nhưng cái người mà có tu tập thiền định, chánh niệm á, cái tâm họ giống như cái nền gạch vậy á, cho nên một tí bụi tí cát là lọt vô biết liền. Chúng ta không có tu gì hết, khi chúng ta làm điều lầm lỗi chúng ta không có biết, không có nhận ra nó ảnh hưởng như thế nào trên con người của mình. Nhưng khi quý vị có chánh niệm thì mình ngồi 1 cái, bao nhiêu cái nỗi khùng nó kéo về,bao nhiêu cái chuyện bậy nó nổi về
 
Cho nên nghiệp chướng gọi là gì? Tiếng Pali gọi là Karma …, có nghĩa là khi mình làm một cái trọng nghiệp bất thiện nào đó rồi, thì người đó không đắc thiền, không đắc đạo được. Tâm không có an được thì đó gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng này cho những trọng nghiệp bất thiện. Có những cái trọng. Có nghĩa có cái nghiệp bất thiện nó hơi nặng nề to tát,là chướng ngại tâm linh rất là lớn.
 
2. Quả chướng: Bữa giảng về 12 duyên khởi còn nhớ không? Do vô minh trong bốn đế nên ta trốn khổ tìm vui bằng cách tạo các nghiệp thiện ác, do các nghiệp thiện ác ấy mà ta có tâm đầu thai dẫn về cõi nào. Do tâm đầu thai về cõi nào mà ta có đủ 6 căn hay không và ta sống nhiều với trần nào? Nghiệp chướng ở đây là những trọng nghiệp bất thiện khi ta đã tạo ra rồi, nhưng chưa đến lúc báo ứng thì trước mắt nó cũng để lại dấu ấn tâm lý rất là nặng nề. Nó ám ảnh khôn nguôi cho chúng ta.
 
Còn quả chướng có nghĩa là chúng ta đầu thai bằng cái tâm nào thì chính cái tâm đó nó ám chúng ta suốt một đời. Quả chướng ở đây có nghĩa là tâm đầu thai. Nếu chúng ta đầu thai bằng cái quả bất thiện thì chúng ta phải mang một cái thân heo chó, hoặc mang cái thân người mà chậm chạp, bệnh hoạn. Các vị tưởng tượng một cái người mà chậm chạp, bệnh hoạn thì học phận và tu tập rất là khó đúng không? Các vị có biết những người bị Down Syndrome không, trăm người 1 mặt á, mặt nó đơ ra vầy. Chậm chạp và bệnh tật triền miên, người ta gọi là quả chướng. Có nhiều người họ kì lắm, sống bậy bạ vậy. Dễ thương vậy không sao, tự nhiên có ý nghĩa tu hành thì bao nhiêu tai họa nó ùn ùn nó đổ tới. Là kiếp xưa đi phá người tu, nên kiếp này đánh bài đánh bạc câu cá thì khỏe ru, bắt đầu có ý giữ bát quan đi tu thiền là nó đổ tùm lum chuyện ra, do lúc trước mình phá người ta. Mình đi làm bậy thì ok, thế mới mắc cười chứ, câu cá nè, săn bắn nè , đánh bài nè, đi nhậu nè , nhảy đầm thế thì ok. Mà bắt đầu tu hành 1 phát là nó quậy từa lưa luôn, đủ thứ chuyện hết.
 
Ngày xưa là sao? Phá người tu . Phá người tu là sao? Không muốn cho người ta học, không muốn cho người ta hành, không muốn cho người ta giữ giới. Tôi có biết vài trường hợp ông chồng đi nghe đạo thích quá, về xin đi xuất gia, vợ không cho. Bởi tôi nói nhiều mấy cái đó ở đây, mấy người họ buồn, nhưng mà khi bả không cho ổng đi tu, là ổng mới đi sắm cái tọa cụ này nè, ổng sắm cái tọa, rồi ổng dọn cái phòng để ổng ngồi thiền, bả cũng không chịu luôn, bả làm đủ cách, bả cứ lụp cụp lụp cụp. Bởi vì ổng ngồi vậy thì ổng hạnh phúc quá, ổng hổng chịu ngủ chung, bả là người không sợ súng đạn. có hiểu điều đó không? Đêm bả ngủ, ổng hay vô, ổng cà khịa bả. Bả đi làm cả ngày vậy tối không để người ta ngủ. Ổng nghe vợ ổng nói vậy, cái ổng ôm gối ra, ổng ngủ riêng. Cái ổng đang ngủ, bữa ổng thấy có người mò vô giường ổng, ổng hỏi Thì cái bà này bả không cho chồng xuất gia thì cái chuyện này tui cũng có một chút thông cảm, nhưng ổng ngồi thiền bả cũng không cho,rồi bắt đầu ổng đi học đạo bả cũng không cho, bả nói rằng ổng mới ba mớ mà ổng tinh tấn vậy, ổng học nữa, ổng càng tinh tấn. Tức bả làm đủ cách, rồi bả kêu mấy đứa con bả đứng về phía bả, nó nhõng nhẽo rồi kéo, níu, rồi thọc, rồi đòi dẫn đi chơi. Là bả làm chừng nào mà ổng dẹp luôn chuyện tu hành. Đó là chuyện có thật luôn.
 
Tui có Phật tử thế này, cái người Phật tử mà hộ trì tôi đó, vì họ ghét nhau đó, họ đôi co riết mà tôi dẹp luôn. Nên nay họ nghe cái này chắc họ cũng sốc. Trước đây tui dịch Kinh, tui dạy học Kinh Tạng mà tui bực quá tui dẹp rồi. Chỉ vì một số đàn bà, chỉ vì một số phụ nữ mà bây giờ bao nhiêu người trên thế giới không được nghe tui giảng Kinh Tạng, chỉ vì một số phụ nữ đó thôi. Ví dụ: Cô Loan với cô Nga này nè. Sao cô Loan ghé Sư Sư vui, sao cô Nga ghé Sư Sư không vui. Ví dụ vậy. Tui bực tui dẹp luôn. Tui không giảng nữa, mà tui giảng 1 na Tăng Chi Bộ Kinh rồi. Dịch Kinh tui dẹp luôn.
 
Vì phụ nữ không à. Và cái Kalama này, họ dọa là họ quậy cho nó banh, mà tui không biết là nó banh chỗ nào tui không biết. Nó quá mệt mỏi, giờ đây tui gồng mà, nhưng tui rất là phiền. Từ lúc tui đi dạy, người ta cũng chọc nữa. Bởi vì người ta nghĩ tui về đây có phụ nữ. Nó rất là lạ, quý vị biết cái đó là mấy cái nghiệp chướng, quý vị có biết không? Gọi là phá ngầm á, người phá do người ta ghét, hoặc phá do bị gì đó mình không biết. Cho nên tôi nói các vị cẩn trọng. Làm người phải phân biệt cái gì khinh, trọng, nặng, nhẹ. Thế nào là chuyện chung, chuyện riêng, coi chừng tạo trọng nghiệp. Đời sau sinh ra không có mắt để thấy, không có tai để nghe vì đời này mình chống người ta hoàng pháp á .
 
Có người sanh ra mặt mũi giống người khác mà không phải đang suy nghĩ, các vị biết cái thứ đó không. Nặng nhất là khùng, còn nhẹ là không nhớ được, không hiểu được. Tui đã gặp. Không cách nào họ nhớ được. Chuyện chút xíu họ cũng không nhớ, trí nhớ đến cái mức tệ tận cùng, các vị có biết cái đó không? Hiểu rất chậm, nhớ rất dở, suốt ngày cứ lừ đừ. Cho nên cái quả chướng nó kinh khủng lắm .
 
16/08/2020 - 01:09 - Nguyenhuongbichhue
Thứ nhất là nghiệp chướng, khi đã tạo một cái trọng nghiệp nào đó rồi thì nó trở thành một cái ám ảnh tâm lý khôn nguôi. Ta sẽ vì vậy mà …23:38..và thành đạo nghiệp. Cái đó thì dễ hiểu.
 
Còn cái thứ hai là quả chướng có nghĩa là do tác động của một cái ác nghiệp quá khứ bây giờ ta phải chịu ác quả. Bị một cái trục trặc về sức khỏe, về tinh thần, về gia cảnh. Có biết gia cảnh không? Gia cảnh, gia đạo đồ đó. Khổ lắm.
 
3. Phiền não chướng: Khi mà ta sống nhiều với cái phiền não nào đó thì tinh thần của ta cũng không an lạc, có đúng vậy không? Ghen quá, ham chơi quá, hờn giận ghen tuông quá, đang căm hận sợ hãi cái gì đó quá. Chỉ là một trong mấy cái đó thôi là quý vị không làm ăn ra gì, có phải vậy không?
 
Tui có biết một vài Phật tử tán gia bại sản bởi vì ăn rồi đi đánh ghen, ghen chồng hoặc ghen vợ. Ghen riết rồi dẹp tiệm luôn, khỏi làm ăn luôn, mà trong cái công việc nó đang lên như diều gặp gió, đang lên ào ào vút vút vậy đó. Chỉ có ăn rồi cái ghen tuông, tị hiềm vậy đó, rồi rình mò riết rồi nó banh chành, tan nhà nát cửa hết. Đó là phiền não chướng. Nói chi là tu hành học đạo, tu thiền giải thoát. Nói cho các vị biết, có những vị xuất gia, đang tu ngon lành như vậy rồi tự nhiên đi quen biết với người Phật tử. rồi cái ăn cái nghĩ đến người ta hoài, thiền nó không có ni. Có có cái đó không? Tự nhiên đang ngon lành, tự nhiên có vài con Phật tử nó đến nó cúng dường. Hồi đó giờ không có, tự nhiên giờ nó có. Tu riết nó có phước á, có người cúng dường. Cúng dường rồi cái sợ mất. Hồi đó không có thì ok, tự nhiên rồi thấy nó cũng giàu, nó cũng đẹp, nó cũng giỏi, nó cũng ngoan đạo, rồi tự nhiên hôm mình đang vui vui, cái mình thấy nó quẹo qua ông khác, cái mình thấy khó chịu, khỏi tu luôn. Nó gọi là phiền não chướng .
 
Cho nên đầu bài tôi đã nói rồi, rất khó có người nào trong chúng ta mà, trong đời sống thường nhật tránh được 1 trong 3 cái chướng này. Một là nghiệp chướng. Hai là quả chướng. Ba là phiền não chướng . Các vị nghĩ kĩ đi, các vị có hết 3 cái này không. Nghiệp chướng thì ở đây hi vọng là không có ai mà đâm heo thuốc chó đúng không?
 
Nhưng có một điều là mình lỡ làm cái gì đó, ở trong kinh nghiệm tuệ quán mà tui biết á. Hành giả mà đang tu hành ngon lành mà tự nhiên 2-3 ngày liên tục không có tập trung tư tưởng được thì nên ngồi lại rà xem mình có mắc vào những điều sau đây:
 
1. Mình có làm mình có xúc phạm ai mà mình chưa có nói xin lỗi, sám hối hay không?
2. Mình có hứa ai cái gì mà mình quên hay không?
3. Mình có cái plan dự trù cho công việc gì đó mà mình quên mất hay không?
4. Sức khỏe mình có gì trục trặc hay không? Trong đó gồm có cả thực phẩm, mình có ăn nhầm cái gì đó kì cục hay không? Nghe kịp không?
 
1.   Làm phiền ai mà chưa xin lỗi.
2.   Hứa với ai điều gì
3.   Mình có plan trong công việc
4.   Rồi sức khỏe, trong đó gồm có vấn đề ăn uống và phòng học. Cái phòng học mình tự nhiên có cái con gì nó về rất là nhiều. Quý vị có biết cái con đó không? Biết hả? Nhiều lắm, ví dụ đại khái vậy.
5.   Còn giới luật của mình. Giới luật của mình có vấn đề gì hay không?
6.   Đề mục của mình. Đề mục của mình nó có ổn hay không? Tức là ông theo dõi hơi thở nó là đề mục. Rồi ông theo dõi cái feeling ra sao nó là đề mục . Ông làm gì biết nấy, thì cái activity đó là đề mục. Thì có nhiều khi buổi đầu, thầy kêu ông hãy theo dõi mấy cái feeling, ông không hợp với cái đó ông hợp với cái khác. Cho nên, bữa đầu tôi cũng ok lắm, giống như quý vị thử thuốc á. Đã nói thử thì buổi đầu nó ok, nhưng đến 1 thời gian ngắn sau , nếu nó không hợp thì nó phản ứng liền .
 
Đại khái quý vị phải để ý tại sao mình không tập trung tư tưởng được là mình phải dò mình xem cái đã. Bởi vì chỉ cần 1 trong mấy cái này mình ngồi vô nó lên không nổi, nó không có chánh niệm. Ngồi nó cứ bật, nó văng nó văng ra hoài. Mình có thể theo dõi ngon lành, mình ngồi yên 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ không sao hết. Mà nó cư hướng ngoại, nó cứ chạy ra chạy ra thì coi chừng cái vấn đề của hành giả phải nhớ .
 
Cho nên 3 cái chướng này, mình nghe hình như nó không có mắc mớ gì đến mình nhưng mà không, nó mắc mớ dữ lắm á. Nó rất là quan hệ với mình.
 
Cho nên đó gọi là nghiệp chướng, quả chướng. Chúng ta đang học quả duyên, trước khi nói về quả duyên, chúng ta nói về 3 cái chướng . Mình có mơ hồ mình hiểu ra cái quan trọng của nó không?
 
Đúng là 6 cái
 
1. Là mình có làm gì ai mà mình chưa xin lỗi
2. Mình có hứa cái gì mà mình quên
3. Mình có plan gì hay không
4. Sức khỏe bao gồm thực phẩm, thời tiết, chỗ ở luôn.
 
Bởi mấy cái đó nó nằm trong cái gọi là sức khỏe, có hiểu không ta. Chứ kể ra thì nhiều quá . Cho nên chữ sức khỏe là đủ rồi. Sức khỏe gồm có chỗ ở, thời tiết, áo quần, và cái gì đó liên hệ đến sức khỏe. Có những cái mùa mình mặc đồ cotton tốt hơn, mát, thấm mồ hôi, thoáng. Đại khái như vậy, cho nên cái áo quần đừng coi thường. Chật quá, khó ngồi sếp bằng không được, mình coi thường mình kêu ô có cái quần nhằm nhò gì, nhưng ngồi không được. Có biết cái đó không? Mình ngồi cả buổi mà nó không tập trung lý do chỉ là vì cái quần. Bởi người ta nói ba quân nhiều khi không bằng cái quần là chỗ đó. Ba quân không bằng cái quần là bởi gì bao nhiêu người um sùm bên ngoài không ảnh hưởng được mình nhưng mà cái quần nó chật, ngồi không được. Nên chỉ hành giả mới hiểu câu này. Ba quân không đấu được cái quần là chỗ đó. Người không có hành thiền khổ nỗi họ không hiểu, nói gì mà ghê dữ vậy ta, đó là hành giả.
 
Câu “Ba quân không đấu được cái quần” là nhiều khi chướng ngại trùng trùng, không bằng chướng ngại nhỏ xíu mà sát bên người. Hiểu là hiểu nghĩa bóng. Chứ không phải vậy về vẻ cái quần rồi để dấu chéo là sai .
 
5. Giới luật của mình có vấn đề gì
6. Đề mục có vấn đề gì hay không?
 
 
(còn tiếp)
 
Reply