LTP Học Phật Pháp
[Image: dao-phat-vuonhoaphatgiao.jpg]

Mê Tín

Mê tín được định nghĩa  tin mà không hiểutin một cách mù quáng.
 
Dù  chính pháp của Phật nhưng anh tin một cách mù quáng thì vẫn  mê tín. Đức Phật nói: “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Phật giáo đòi hỏi là tin bằng trí tuệ, tin bằng thực nghiệm, không tin qua tuyên truyền.

https://chandat.net/kien-thuc/duc-phat-noi-ai-tin-ta-ma-khong-hieu-ta-la-phi-bang-ta/
Reply
Sống và Chết

http://toaikhanh.com/read.php?doc=201906140930&lan=vn 

Trong buổi giảng chiều nay tôi đề nghị quí vị hãy định nghĩa lại một số từ ngữ mà hồi đó tới giờ mình hiểu nhầm : Sống và Chết.

Hồi mình chưa biết đạo mình tưởng sống tức là còn hít thở, còn ăn uống còn co duỗi nhúc nhích, động đậy, sinh hoạt, thì đó gọi là sống. Còn chết tức là hết thở, cứng ngắt không còn co duỗi hoạt động nữa, thì gọi là chết.

Nhưng mà theo trong tinh thần Phật pháp là khác. Theo trong kinh Pháp Cú Đức Phật ngài dạy người sống mà không có thiện pháp là đã chết rồi. Trong kinh có giải thích tại sao người sống mà không có thiện pháp là đã chết như thế này: Chỉ có xác chết nó mới không biết đắn đo ưu tư, cân nhắc, còn cái người sống bất thiện tuy tay chân họ còn nhúc nhích nhưng họ giống xác chết một điểm là họ muốn nói gì họ nói không có cân nhắc, muốn làm gì thì làm họ không có cân nhắc, thì những cái người sống mà không có trí không có nhẫn, không có bi, không có niệm, không có tuệ như vậy đó được gọi là những xác chết chưa có chôn. Có nghĩa là mình nói năng hành động và suy tư không có khả năng tự chịu trách nhiệm thì cái người đó được gọi là chết rồi mà chưa có chôn. Và nói một cách khác trong kinh giải thích thêm là trong mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta chết rất là nhiều lần.

Chết là sao ?

Có nghĩa là đời sống tinh thần và vật chất của mình nó luôn luôn ở trong tình trạng trở thành cái mới.

Chúng ta không phải là cái gì đó đứng yên, mà chúng ta luôn luôn hiện hữu tồn tại có mặt trong đời này theo cái cách của một dòng chảy trên sông. Có nghĩa rằng cách đây một phút chúng ta vui, bây giờ chúng ta có thể buồn, chúng ta có thể giận,cách đây một phút cơ thể chúng ta ở cái tình trạng khác, nhưng bây giờ ở tình trạng khác, vì sao vậy ? Vì nếu cơ thể chúng ta nó không có những thay đổi qua từng phút, thì làm gì trong lỗ tai mình có ráy tai, nếu mà cơ thể mình không thay đổi từng phút thì làm gì thỉnh thoảng mình đi vệ sinh một lần, nó phải thay đổi để nó làm việc chứ, nếu cơ thể chúng ta nó không làm việc nó không thay đổi, thì làm sao mà mồ hôi chúng ta lúc có lúc không. Cho nên tấm thân mỗi người là một nhà máy rất lớn, nó làm việc liên tục, và ở trong giáo lý A Tỳ Đàm nói rằng nó già đi từng phút. Đó là tấm thân sinh lý. Còn đời sống tâm lý nó còn khôn lường tiến triển mau hơn như vậy nữa. 
Nghĩa là lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui, lúc vui, lúc thiện, liên tục và liên tục như vậy.

Ở ngoài đời, lúc đầu chúng ta tưởng giá trị hôn nhân nó nằm ở tờ hôn thú, chiếc nhẫn cưới, có trường hợp nhẫn cưới còn đó, chưa kịp hủy tờ giá thú còn đó chưa kịp xé, hai đứa chưa kịp dắt nhau ra luật sư để mà ly dị, nhưng mà trong lòng hai người đã không còn có nhau nữa, đã bắt đầu đồng sàng dị mộng.

Cho nên ở trong đạo Phật chữ sống và chết hiểu khác đi nhiều lắm và chữ vui buồn cũng vậy và chữ được mất cũng vậy.

Trong Phật pháp có 2 cách sống thọ :

1- Là sống chậm

Một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ thôi, mà sống trong tỉnh thức, sống trong chánh niệm, làm cái gì biết cái nấy. Biết mình đang vui, biết mình đang buồn, biết mình đang thiện biết mình đang ác, biết mìnhđang có lòng hại người, biết mình đang có lòng giúp người, sống như vậy là sống trọn vẹn với những giờ đồng hồ mà có trong ngày. Các vị còn nhớ người ta ăn cơm gạo lức muối mè, người ta ăn chậm, nhai từ từ, nhai cho nát cho bể, vỡ từng hạt cơm từng hạt mè, họ thưởng thức từng hạt cơm mè một cách trọn vẹn không bỏ sót cái nào hết. Người sống chánh niệm là người cảm nhận đời sống trọn vẹn nhất, và tôi nói không biết bao nhiêu lần, chỉ có người sống chánh niệm mới có hạnh phúc này, không có ai có thể nói cho người khác nghe được hết.

2- Sống lâu

Sống lâu trong đạo Phật có nghĩa là sống hữu ích. Có nghĩa là sao ?

Có nghĩa là dầu mình sống đến 40 tuổi mình chết, nhưng mà khi mình đi rồi bóng dáng của mình vẫn còn đó.

Tôi chỉ ví dụ: những ai đã làm nên những con đường những chiếc cầu, những ai là những nhạc sĩ, những nhà thơ những nhà khoa học, triết gia, những văn sĩ, họ đã chết rồi, thậm chí họ sống không bao lâu nhưng mà cái họ để lại đóng góp cho nhân gian nó vẫn hoài có giá trị mà những đóng góp thì người đời không phủ nhận được, như vậy họ đi nhưng bóng dáng họ vẫn còn ở lại, người ta nói họ mất nhưng họ vẫn còn ở lại, thì người như vậy đó gọi là trường tại vĩnh cữu sống hoài không mất.

Biết bao nhiêu người, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử ở những vùng đất xa xôi đối với người Việt nào, tuổi trẻ nào mà đọc sách đọc báo mà không biết những vị đó, những đóng góp đó đến bây giờ vẫn còn đó và ngạn ngữ Tây phương có một câu thế này: “Tôi suy tư, tức là tôi tồn tại“ nhưng mà theo tinh thần Phật giáo câu đó phải sửa lại một chút : “Tôi được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại“.

Không biết đạo, mình cứ nghĩ là người ta còn thấy mặt tôi, tôi còn thấy mặt người ta là đang tồn tại, mình hiểu như vậy nó nghèo lắm, mà nó còn ghê hơn như vậy nữa. Có nghĩa là bao giờ tôi còn được nhớ đến nghĩa là tôi đang còn đó.

Bằng chứng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài tịch mất rồi, ngài đã ra đi cách đây đã hơn 25 thế kỷ, nhưng mà phải nói nếu hôm nay ai học đạo, ai hành đạo đúng thì bóng dáng của ngài vẫn sừng sững vẫn lừng lững vẫn chói loà trước mặt. Còn ai mà hiểu sai mà hành sai thì không có hình dung được bóng dáng của Đức Phật đẹp cỡ nào. Nói như vậy có nghĩa là Đức Phật vẫn tiếp tục sống hoài sống mãi trong tâm tưởng của những người biết tu biết học. Cho nên tôi mới vừa nói đó là “ Được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại“.

Toại Khanh
Reply
Kinh Pháp Cú

Hương các loại hoa thơm,
Không ngược bay chiều gió.
Chỉ hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.

(Kệ Ngôn 54-55)
Reply
Quan điểm của đạo Phật về việc ly hôn

https://phatgiao.org.vn/quan-diem-cua-dao-phat-ve-viec-ly-hon-d36843.html

Việc ly hôn hay ly dị không phải bị cấm đoán trong đạo Phật. Đạo Phật đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng và sự kiêng cữ phạm giới tà dâm không có nghĩa là cấm việc ly hôn, vì hai vấn đề đạo đức này là hoàn toàn khác nhau.

 >>Phật pháp và cuộc sống
Hai người vợ chồng đều có quyền tự do thực hiện việc ly hôn, nếu đời sống quan hệ vợ chồng của hai người đã và đang không mang lại hạnh phúc mà chỉ làm cho hai người càng thêm bất hạnh. Ly hôn là giải pháp tốt nhất và công bằng nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội mới tạo ra những sự an tâm và hạnh phúc khác.


Để phân biệt ý nghĩa của hành vi thỏa thuận ly hôn và ý nghĩa của giới hạnh “Không tà dâm”, chúng ta nên hiểu: “Nếu đời sống vợ chồng (và con cái) là đang ấm êm, hạnh phúc, không có gì bất hạnh hay đổ vỡ đến mức độ phải ly hôn, thì người vợ hay chồng nên giữ giới hạnh đạo đức “Không tà dâm” để sống chung thủy với nhau, bởi vì họ đang còn trong hôn nhân, đang còn những ràng buộc tình cảm, đạo đức, gia đình và những nghĩa vụ pháp lý khác”. Đạo Phật không hề can thiệp hay đưa ra những điều gì quy định về việc tại sao và thế nào của việc ly hôn. Đó hoàn toàn là việc riêng tư của cá nhân vợ chồng và việc ly hôn là hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự thỏa thuận của họ.


[Image: gia-dinh-lay-copy-1557749896613891602118-0815.jpg]


Hôn nhân là sự tương hợp trước sự chứng kiến của gia đình và họ hàng các bên, và có sự công nhận pháp lý. Vì vậy, hôn nhân là mối quan hệ gia đình cần nên được xây dựng thường xuyên hơn là để hay tạo cho cơ hội làm cho nó sứt mẻ, phân ly.

Đức Phật có khuyên dạy một ý, trong kinh “Nguyên Nhân Suy Đồi” (Parabhava Sutta), là những người đàn ông lớn tuổi không nên quan hệ hay lấy một người vợ quá trẻ tuổi, vì sự chêch lệch tuổi tác luôn gây ra những vấn đề bất hạnh, và sẽ làm cho người đàn ông đó trở nên suy đồi, sa đọa. Người đời cũng ít ai đồng tình với việc người già đi lại hay quan hệ nam nữ với con gái đáng tuổi con cháu của mình. 


Một xã hội phát triển thông qua “mạng lưới” những mối quan hệ tương quan và kết nối lẫn nhau về gia đình, hôn nhân, họ hàng... Mỗi mối quan hệ như hôn nhân là một cam kết hết lòng, một cam kết lớn, góp phần vào trật tự và hạnh phúc và đạo đức của những gia đình lớn và nhỏ. Hôn nhân đóng một vai trò quan trọng, được tạo nên bằng sự tìm hiểu nghiêm túc, bằng tình cảm, thương yêu và cảm thông nhau trước khi tiến tới hôn nhân. Hôn nhân cũng là nhân duyên của hai người trong nhiều kiếp gần xa.

Hôn nhân là sự tương hợp trước sự chứng kiến của gia đình và họ hàng các bên, và có sự công nhận pháp lý. Vì vậy, hôn nhân là mối quan hệ gia đình cần nên được xây dựng thường xuyên hơn là để hay tạo cho cơ hội làm cho nó sứt mẻ, phân ly. Mỗi người vợ hay chồng phải nên hy sinh cho nhau, quan trọng nhất là “nhường nhịn” lẫn nhau trong nhiều vấn đề, cho đến từng lời ăn tiếng nói. Nhiều thế hệ trước đây cũng đã tìm thấy rằng, chính đức tính “nhường nhịn” trong hôn nhân là quan trọng nhất để gìn giữ hôn nhân hạnh phúc. Những sự bất đồng, chán nản, rồi lâu ngày thành thù ghét nhau, đều xuất phát từ lời ăn tiếng nói và thái độ không nhường nhịn nhau, từ thái độ coi thường nhau mà dẫn đến những lý do trực tiếp khác gây ra ly hôn.


[Image: 341-tmfg-0816.jpg]


Hai người vợ chồng đều có quyền tự do thực hiện việc ly hôn, nếu đời sống quan hệ vợ chồng của hai người đã và đang không mang lại hạnh phúc mà chỉ làm cho hai người càng thêm bất hạnh.

Cho nên, nếu mọi người cũng cùng lúc giữ gìn những giới hạnh khác (như giữ chánh ngữ, ái ngữ, không nói dối, không nói lời nhục mạ, không nói lời gây gỗ khích bác, không uống rượu bia say xỉn, không cờ bạc, không làm nghề bất chính bất lương, không sống trong môi trường văn hóa xấu ác lạc hậu và không giao lưu với bạn bè bất hảo, bất thiện....) thì cũng góp phần lớn trong từng hành động để bảo vệ hôn nhân và hạnh phúc gia đình.


Nếu một người chồng làm nghề giết mổ hung hăng trong môi trường làm việc ở lò mổ hay một người nghiện rượu luôn say xỉn trước khi về nhà thì khó mà có được tính tình và lời nói nhường nhịn dịu dàng đối với vợ con và mọi người; một người vợ luôn luôn hỗn láo, không tôn trọng chồng và cha mẹ người thân của chồng; hoặc luôn luôn tụ tập cờ bạc, đua đòi chạy theo bè bạn, hoặc làm nghề cho vay nặng lãi,... luôn tiếp xúc với bạn bè bất thiện, thì không thể nào nói mình là người vợ có đức hạnh để có một hôn nhân hạnh phúc và trong sạch.



[Image: sau-khi-ly-hon-bao-lau-thi-duoc-ket-hon-1-1658-0817.jpg]


Ly hôn là giải pháp tốt nhất và công bằng nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội mới tạo ra những sự an tâm và hạnh phúc khác.

Vì vậy, việc giữ giới là vô cùng quan trọng để giữ những giá trị đạo đức khác cũng như hôn nhân gia đình. Chuyện ly hôn là ngoài vấn đề của đạo, tuy nhiên hôn nhân hoàn toàn có thể gìn giữ nếu mọi người đều có ý thức sống tuân theo những giới hạnh đạo đức của đạo Phật vốn rất phù hợp, hữu tình, hữu lý và hữu ích với đời sống và văn minh của loài người. Còn vấn đề phải đi đến ly hôn thì đã là vấn đề đường cùng, nhưng là điều thiết thực nên làm (dù cho có thể một trong hai người phải đau lòng sụp đổ khi phải ly hôn), bởi vì nếu còn tiếp tục quan hệ với nhau chỉ mang lại đau khổ và bất hạnh nhiều hơn cho nhau. Còn những vấn đề phân chia con cái, tài sản...là vấn đề của những luật lệ địa phương của đời sống thế tục quy định, không phải của đạo Phật.


Tuy nhiên, đạo Phật có thể ủng hộ ý tưởng là hai người nên “nhường nhịn” nhau lần cuối ở tòa án vì quyền lợi và hạnh phúc của con cái và danh dự của gia đình cha mẹ. Cảm giác nhẹ nhàng khi ly hôn sẽ là một sự xoa dịu bước đầu cho cả hai người trên hai con đường mới, không nên mang mặc cảm hận thù kéo dài sau khi ly hôn.



Minh Chính (TH)
Reply
Phái nữ tu có thể thành Phật không.

Thi a: Phái nam tu có thể thành Phật nhưng còn phái nữ ?

LTP: Để đắc quả Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, phải là nam nhân .  Nếu đắc quả vị bình thường như chư vị A la hán, nam hay nữ nhân không thành vấn đề .

https://www.budsas.org/uni/u-chanhminh/dbk06.htm
Reply
(2021-01-31, 07:33 PM)LeThanhPhong Wrote: Phái nữ tu có thể thành Phật không.

Thi a: Phái nam tu có thể thành Phật nhưng còn phái nữ ?

LTP: Để đắc quả Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, phải là nam nhân .  Nếu đắc quả vị bình thường như chư vị A la hán, nam hay nữ nhân không thành vấn đề .

https://www.budsas.org/uni/u-chanhminh/dbk06.htm

"Vậy HẢ???????"

Copy and Paste! Chắc bạn KHÔNG BIẾT "CÓ cái gì THÀNH cái gì???"

Nói suông như bà Thanh Hải THÀNH vô thượng sư thì bạn cứ thành thật nói cái BIẾT của bạn đi!  

Sao cứ phải nói cái bạn KHÔNG BIẾT làm chi vậy???

Xin hỏi : 
Bạn NGHĨ bạn NÓI cái bạn KHÔNG BIẾT tới bao giờ THÀNH biết???
Reply
Bài kinh sau được Sư Toại Khanh giảng trong bài thuyết pháp "Đọc Cái Gì và Tại Sao" (post #330, p 22)

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-38.htm 

Kinh Tương Ưng 38.14
(Ngài Xá Lợi Phất giảng cho du sĩ Jambukhàdaka)

XIV. Khổ (S.iv,259)

1) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha (Ma-kiệt-đà), làng Nàlaka.

2) Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Jambukhàdaka nói với Tôn giả Sàriputta: 

-- "Khổ, khổ", này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Hiền giả, thế nào là khổ?

-- Có ba khổ tánh này, này Hiền giả, khổ khổ tánh, hành khổ tánh, hoại khổ tánh. Này Hiền giả, đây là ba khổ tánh này.

4) -- Này Hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến liễu tri các khổ tánh ấy?

-- Này Hiền giả, có con đường có đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy.

5) -- Này Hiền giả, con đường ấy là gì, đạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy?

-- Này Hiền giả, đây là Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy; tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Hiền giả, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy.

6) -- Này Hiền giả, hiền thiện là con đường, hiền thiện là đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy. Thật là vừa đủ, này Hiền giả, để không phóng dật.


SN 38.14 
PTS: S iv 259 
CDB ii 1299
Dukkha Sutta: Stress


translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
© 1999

X
The updated version is freely available at[Image: dto_logo.png]
This version of the text might be out of date. Please click here for more information


On one occasion Ven. Sariputta was staying in Magadha in Nalaka Village. Then Jambukhadika the wanderer went to Ven. Sariputta and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After this exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there he said to Ven. Sariputta: "'Stress, stress,' it is said, my friend Sariputta. Which type of stress [are they referring to]?"
"There are these three forms of stressfulness, my friend: the stressfulness of pain, the stressfulness of fabrication, the stressfulness of change. These are the three forms of stressfulness."
"But is there a path, is there a practice for the full comprehension of these forms of stressfulness?"
"Yes, there is a path, there is a practice for the full comprehension of these forms of stressfulness."
"Then what is the path, what is the practice for the full comprehension of these forms of stressfulness?"
"Precisely this Noble Eightfold Path, my friend — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This is the path, this is the practice for the full comprehension of these forms of stressfulness."
"It's an auspicious path, my friend, an auspicious practice for the full comprehension of these forms of stressfulness — enough for the sake of heedfulness."
Reply
Sư Toại Khanh giảng về Tỉnh Thức

(trích Chánh Tín và Mê Tín)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...20T%C3%ADn

... Tại sao mà Đức Phật được gọi là người tỉnh thức ?

Cái này lớn chuyện lắm. Cái này lớn chuyện lắm quý vị. Cái chữ Tỉnh thức này đến bây giờ tôi đã giảng cho bà con nghe cả ngàn lần rồi, mỗi lần bản thân tôi ngồi một mình, tôi nhớ tới cái chữ tỉnh thức tôi rùng mình các vị biết không ? Tôi rùng mình á. Cái chữ Tỉnh thức này nó đáng sợ lắm. Tôi nhắc lại. Tôi nói cho bà con nghe cả ngàn lần, mà mỗi lần một mình tôi nhớ lại chữ « tỉnh thức » mà định nghĩa về Đức Phật tôi rùng mình, rùng mình là rùng mình cái gì ? Tôi nói cầu may, hên xui, chứ tui không có tin lắm là trong room này có thể chia sẻ cái cảm xúc đó của tui. 

Tại sao gọi là thấy ghê ? Theo mô tả trong kinh, do khuynh hướng phiền não, cái tập khí sanh tử nhiều đời, cái thói quen phiền não, đa phần phàm phu mình sống thiện khó hơn sống ác gấp ngàn, triệu lần, tùy người. 

Cái hành thiện khó lắm. Các vị đừng có ngồi ở đó mà dệt mộng làm thơ, tôi có ăn chay, tôi có quy y, tôi có sư phụ, rồi tôi là Phật tử, tôi có kinh sách, tôi có hành thiện, tôi có đi Miến Điện, tôi có đi Ấn Độ, tôi xin nhỏ nhẹ và lễ độ thưa rằng, cẩn thận cái niềm tin đó, chưa chắc đâu quý vị. Bởi vì tôi quay lại cái chữ « tỉnh thức ».  

Tỉnh thức là cái gì ? Do cái khuynh hướng phiền não nhiều đời, mình đụng đâu dính đó. Cái chữ « Satta » chúng sinh, tiếng Phạn có nghĩa là « đụng đâu dính đó ». Có nghĩa là sao ? Không có cái vật gì trên đời này mà nó có khả năng bám dính bằng chúng sinh hết. 

Bám có hai cách : 
  1. cái tâm nó bận tâm đến cái khó chịu để mà nó ghét
  2. nó bận tâm đến cái nó thích để mà nó tham
Cái tâm luôn luôn kiếm cái chỗ để nó dán lên, dán tâm lên. Chính từ cái chỗ này cho nên nó mới dẫn đến một cái bi kịch, bi kịch nhân gian đó là, chúng ta, tôi nói thiệt chậm nha: chúng ta sanh ra trong cảnh giới, môi trường, hoàn cảnh nào, thì 99.9% mình chìm sâu ở trong cảnh giới, trong môi trường đó. Nó dễ sợ vậy. Bởi tôi nói chữ « tỉnh thức » nó rùng mình chỗ đó.

Hôm nay chúng ta do tiền nghiệp chúng ta là người Việt Nam, chúng ta đang ở Úc, chúng ta đang ở Việt Nam, chúng ta đang ở Nhật, đang ở Mỹ, đang ở Châu Âu. Chúng ta là người Việt Nam nhưng vì tiền nghiệp chúng ta là người phụ nữ. Cho nên chính vì máu me của một người Việt Nam cộng với giới tính nữ nữa, chúng ta có những cái thích mà không giống phần lớn nhân loại. Bởi vì đàn bà là cái thích nó không giống đàn ông, mà chính vì mình là người Châu Á cho nên mình có nhiều cái thích không giống Châu Mỹ, Tây Phương. Mà chính vì mình là người Việt Nam cho nên mình có những cái thích mà không giống Ấn Độ, Tàu, Nhật, Thái. Mà chính vì mình là người miền Tây Nam Bộ, mình là người miền Trung, mình là người miền Bắc, mình có những cái thích không giống cái thích của người miền khác, tỉnh khác. Rồi cái bối cảnh gia đình, hoàn cảnh sống khi lớn lên, tất cả những cái đó cộng lại, nó.

Ngoài cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, nó còn có cái môi trường sống, nó khiến cho chúng ta là một người đàn bà Việt Nam và có những cái thích không giống ai, kể cả những người phụ nữ Việt Nam khác, đồng bào của mình. Thí dụ, người phụ nữ Việt Nam mà tại Úc họ có những tâm tư tình cảm khác với người phụ nữ Việt Nam ở tại Mỹ, mà ngay hai người Việt kiều Úc, tại Brisbaine hay tại Sydney thì do bối cảnh gia đình, do tiền nghiệp quá khứ, cộng với điều kiện sức khỏe của mỗi người và những dấu ấn tâm lý của quá khứ, quá khứ đời trước và quá khứ đời này, nó khiến cho chúng ta có hoàn cảnh khác nhau. Từ đó những cái thích và cái ghét của chúng ta không giống nhau. và chúng ta ghim sâu, cắm chặt, cúi đầu, gục mặt vào cảnh giới của mình, mình thấy nó hay. Ghim sâu, cắm chặt, mà gục mặt, cắm đầu vô cảnh giới mình đang sống. 

Con giòi nó thấy đống phân là vũ trụ, đối với nó là chỉ có đống phân thôi. Ngoài cái đống phân không có gì để bận tâm hết. Một cái nếp nhà thanh bạch, trống trước trống sau, trên là mái tôn, chung quanh vách ván, có vài con gà chạy lăng xăng, có hai đứa nhóc mũi dãi thò lò, có ông chồng ở ngoài ruộng hoặc ngoài chợ chạy xe lôi, còn mình thì làm nội trợ. Chiều chiều nấu ăn, có khói bếp bay lên gia đình họp mặt vậy là xong. Và đối với mình đó là thiên đường. Lâu lâu có tí tiền ra chợ tỉnh chợ huyện xíu rồi cũng trở về với nếp nhà thanh bần đó. Còn có những người là bà lớn, là bà bác sĩ, bà luật sư, những người đệ nhất phu nhân rồi quần là áo lụa, đi nước ngoài giống như đi chợ, du thuyền chuyên cơ là thoải mái, trên tay chỉ hai bàn tay mà họ đeo những thứ trị giá của hai bàn tay đó bằng tám cái nhà của người ta. Chuyện đó bình thường thì ở mỗi hoàn cảnh như vậy, chúng ta đều có khuynh hướng, chìm sâu trong cảnh giới mình đang có mặt. 

Mà Tỉnh thức là gì ? Đức Phật là người tỉnh thức, có nghĩa Ngài là người không có chìm ở trong cái thế giới mà Ngài đang có mặt. Bởi vì trong Tương ưng Ngài nói rất rõ, Ta giống như một đóa sen, ngoi lên từ bùn, đi lên từ bùn. 

Khó lắm quý vị. Khó lắm. Hôm nay, chúng ta học đạo, chúng ta mới biết được một sự thật khủng khiếp, đó là ngày xưa mình thấy súc vật nó thấp kém, con người là động vật cao cấp. Nhưng tới lúc mình biết đạo rồi thì cái định nghĩa đó phải viết lại.

Thấp kém hay là cao thấp ở đây chính là cái nội tâm, cái nội hàm, cái nội dung tâm linh, tinh thần của mình á, cái đó mới là thấp là cao. Chứ còn xét về mặt sinh học, khó lắm. mình nói mình hơn con heo, nhưng mà mình cũng đói ăn, khát uống, rồi cũng đực cái, trống mái rồi thì cũng phản vệ, phản ứng và tự vệ như con heo vậy thôi, có điều mình có bằng cấp, mình có nhà cao cửa rộng. Chứ thật ra xét rốt ráo, theo trong giáo pháp thì một con người mà không biết tu hành, không biết thiện ác, chỉ biết hưởng thụ, thì họ chỉ là một con heo đi bằng hai chân trong một cái chuồng bự thôi. Cái chuồng to thôi. Nhà giàu mà không có đời sống tâm linh chỉ là con chó nhà giàu thôi. 

Tôi biết tôi nói cái đó rất là nặng, nhưng mà nó xui một chỗ, đó là sự thật. Nha. Mang thân người mà thiếu đời sống tâm linh tinh thần thì mình chỉ là con thú đội lốt người. Còn nếu mình có tiền bạc thì chỉ là con heo con chó trong một điều kiện sung sướng thôi quý vị. 

Các vị có biết thời cách đây thế kỷ thứ 7 thứ 8 bên Pháp, mấy bà có một cái mốt rất là lạ, thay vì người ta dắt chó cưng, có nhiều bà dắt heo đi vô mấy cái party, rồi mấy bà mà mệnh phụ, mấy bà Bá Tước, đi có người hầu đi theo có cái bịch ny-lon đi theo, thời đó không biết có bịch ni lông hay họ lấy cái gì họ đựng thì không biết, nhưng mà có người hầu đi theo để hót phân. Con heo đó tắm rửa sạch sẽ, đeo khuyên vàng, nhiều khi mùa đông mặc cho nó áo nhung, áo tơ gì đó, mấy bà mà quý tộc của Pháp, Châu Âu có dạo vậy đó. 

Nếu mình là con người chỉ biết sung sướng mà không có đời sống tâm linh tinh thần thì mình cũng giống mấy con heo của mấy bà bá tước chỉ dắt đi party tiệc tùng dạ hội vậy đó, chứ không có gì hết. 

tỉnh thức là gì ? Là biết nhìn lại dưới chân, biết nhìn lại dưới chỗ mà mình đang đứng, biết nhìn lại con đường mình đang đi, biết quan sát bối cảnh xung quanh, biết ở trên nhìn xuống, ở trong nhìn ra, ở dưới nhìn lên và ở ngoài nhìn vào đối với một vấn đề. Đó gọi là chánh tín. Nha.

Còn đằng này, ngày xưa không biết đạo, thì chỉ biết sắc đẹp, rồi tiền bạc, quyền lực, chức vụ; biết đạo rồi thì còn bận tâm đến chuyện ngồi thiền, giữ giới, nghe pháp, học đạo. 

Nhưng mà có một điều, ngày xưa mình dính trong mấy cái đời, bây giờ mình dính trong đạo: mình thấy mình hay, mình thấy mình giỏi. Đó, nó khổ vậy đó. Mình thấy mình bát quan nhiều hơn người khác, mình thấy mình ngồi thiền nhiều hơn người khác, mình thấy mình học giáo lý nhiều hơn người khác, mình thấy mình cúng dường, bố thí nhiều hơn người khác, mình thấy mình tu hành ngon lành hơn người khác. 

Như vậy tiếp tục mình chìm sâu ở trong thế giới mới. mà. Trong khi đó, theo tinh thần rốt ráo của Đạo Phật thì, tất cả mọi chuyện tu hành chỉ là chuyện uống thuốc. Bệnh là phải uống thuốc. Mình bố thí là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh bủn xỉn; mình ngồi thiền là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh phóng dật, chữa cái bệnh thất niệm, cái bệnh phiền não tham sân si; mình nghe pháp là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh ngu, bệnh hoài nghi, cái bệnh dốt nát; mình cung kính chắp tay là mình đang chữa cái bệnh ngã mạn, tự tôn, tự đại, tự kiêu, đó. Đại khái như vậy, chứ không có cái gì ngoài ra hết. Chỉ là uống thuốc chữa bệnh. 

Có ai trên đời này, ba trợn đến mức mà tự hào đến mức rằng mỗi ngày tôi uống một bụm thuốc không ? Không. Chỉ có người nào bệnh tâm thần á, bệnh mà theo cái tâm thần thì họ mới tự hào kỳ cục như vậy. Chứ tôi chưa thấy người nào mỗi ngày uống một bụm thuốc mà lấy đó làm tự hào. Tất cả những người mà tôi thấy họ uống một bụm luôn luôn tôi thấy là họ tự ti thì có. Tự ti. Bệnh quá sư ơi, có tuổi rồi không có được như xưa nữa, trời ơi. Hồi đó gặp sư tôi còn chở đi này kia; bây giờ trời ơi, mệt quá, máu nó muốn lên lúc nào là nó lên, tim nó muốn mệt lúc nào là nó mệt, đường lúc nào nó muốn lên là nó lên. Đó, vậy đó. cái người một ngày uống một bụm là họ dễ thương lắm. Thì, ở đây, cái người tu tập càng rốt ráo, càng tinh tấn họ phải là người dễ thương. Tại sao ? Là vì họ càng tinh tấn họ càng thấy họ là vô thường, là phù du. Họ càng chánh niệm họ càng thấy họ phiền não nhiều. Họ càng chăm sóc cơ thể họ mới thấy bất tịnh. Đó. Còn cái người mà không có thời gian nhìn lại bản thân mình thì làm sao mình phát hiện được vấn đề? 

Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Tất cả mọi vấn đề trên toàn thế giới chỉ có thể được giải quyết bằng một cách duy nhất, đó là chữ « Minh bạch » hay là chữ « Bạch hóa », một chữ thôi, chữ « transparency ». Đấy. 

Tất cả vấn đề thế giới nó được giải quyết bởi một chữ thôi, đó là « Bạch hóa ». Bạch hóa là sao ? Ông nha sĩ muốn nhổ răng của mình, ổng phải xác định, cái răng nào có vấn đề, và vấn đề nó tới đâu ? Cái nào trám được thì trám, nhổ thì nhổ, cái nào nhổ liền, cái nào rút chỉ máu để rồi tiếp tục giữ lại, răng số 8, răng số 7, răng số 9, ổng biết rất rõ. ổng phải nắm rõ hai cái hàm răng của mình, ổng phải nắm rõ thiệt rõ thì ổng mới biết đường ổng làm. Bác sĩ muốn mổ xẻ mình họ phải biết rõ là mình có vấn đề về sỏi mật, sỏi thận, họ biết mình bị ruột dư, tim thòng tim lết, mình bị loét, u xơ bao tử, họ phải biết rất rõ họ mới ra tay được. Chứ không có ông bác sĩ chọt banh cái bụng bệnh nhân ra để mà tìm bệnh mình chứ trước đó chưa hề biết gì, chuyện đó không có. Và cả một cái đất nước, một quốc gia, những vấn đề chính trị, những vấn đề đất nước, muốn giải quyết thì chuyện đầu tiên là người ta phải bạch hóa, người ta phải soi rọi cho được vấn đề nào ẩn khuất trong đó. Nha.

 Còn nếu như mình không tìm ra được vấn đề thì không thể nào mình giải quyết được nó hết. Đó là nguyên tắc, đó là quy luật. 

Cho nên, mình tu Tứ Niệm Xứ là gì ? Mình đang rọi, mình đang bạch hóa con người của mình. Càng tu càng thấy mình dơ. Càng học mới thấy mình dốt. Mà nhiều người không thấy công thức này. Họ tưởng tu nhiều, ngồi thiền nhiều, niệm Phật nhiều là hay. Không phải. 

Càng tu nhiều là để thấy mình có vấn đề nhiều. Đó. Càng học để thấy mình ngu. Mà nếu vậy thì có nên tu, nên học không ? Nên chứ. Bởi vì càng phát hiện ra nhiều bệnh thì mình mới có hy vọng chữa bệnh và hết bệnh, còn đàng này mình ngại đi bác sĩ vì sợ bác sĩ nói cho mình biết sự thật phũ phàng, đáng sợ là không được. Nha.

Hồi nãy tôi có định nghĩa chữ Phật. Chữ đó rất là sâu. Phật có nghĩa là tỉnh thức. Mình là người mê ngủ. Mình ở cảnh giới nào thì mình chìm sâu trong cảnh giới đó. Mình đam mê vật chất, thì mình chỉ biết trong vật chất. Mình là người thích quyền lực, thích tiếng tăm thích chức vụ thì mình cũng chỉ biết từng đó thôi. 

Cái người tỉnh thức là gì ? Người tỉnh thức là đang ngồi trên cái ghế ngon lành họ vẫn biết rõ rằng cái ghế này nó là phù du, là của tạm, là đồ mượn. Họ biết rất rõ. Họ mang tấm thân này, họ biết rằng chỉ xài nó được ít lâu thôi.
Reply
Mình không biết vào đâu để post lời chúc Năm Mới tới anh LTP nên chui vô đây đại... Grinning-face-with-smiling-eyes4


Năm mới Lan thân chúc anh LTP luôn mãi an vui, sức khỏe luôn mãi dồi dào, tình thương luôn mãi tìm đến anh và may mắn luôn mãi đứng chờ anh ngoài cửa ngỏ nha......CUNG HỶ PHÁT TÀI CHÚC MỘT NĂM ĐẦY VẠN AN.... Hello Tulip4 Tulip4 Tulip4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
Cám ơn Lan.  LTP cũng xin chúc Lan luôn an vui, hạnh phúc.
Reply
Trí Tuệ của Đức Phật
(Sư Toại Khanh, trích từ Đọc Cái Gì và Tại Sao)

Thời Đức Phật, theo kinh điển Nam Truyền, thì Đức Phật tùy duyên mà hóa độ chúng sinh. 

Phật pháp là tùy duyên chớ còn không có phải bên Thiên Thai Tông mà ông Trí Khải ổng chia Ngũ Thời Thuyết Giáo đó. 

Ổng nói là lúc Phật mới thành là Phật giảng kinh Đại thừa, rồi sau thấy có nhiều người không hiểu Phật mới giảm từ từ, nhưng mà theo ông Trí Khải đại sư cái ông mà bày ra Ngũ Thời Thuyết đó có hai vấn đề: 

  1. Một là ổng làm như Đức Phật là Ngài soạn bài sẵn để Ngài độ chúng sinh. 
  2. Cái thứ hai, chính vì ổng tính làm vậy, bày ra vậy cho nó hay nhưng mà như vậy là ổng phỉ báng Đức Phật. 
Cái thứ nhất, một cái vị giáo chủ như Đức Phật, một cái vị Đại giác như Đức Phật mà phải soạn bài sẵn, là cái thứ nhất. cái thứ hai đó là, ổng cho thấy là Đức Phật có nhầm lẫn, tức là lỡ soạn ra thấy xài không được, sửa. mà theo mình thấy trong kinh Phật thì chư Phật Chánh Đẳng giác không có cái vụ mà rút kinh nghiệm sâu sắc. Không có, chư Phật Chánh Đẳng giác không có rút kinh nghiệm. Chư Phật Chánh đẳng giác không có cái vụ mà nghĩ không tới rồi làm cho nó sai lầm rồi sau đó sửa, không có. 

Chính ông Trí Khải đại sư ổng làm cái chuyện đó, phỉ báng Đức Phật, mà Bắc Tông lại mua cái đó.

Ngũ Thời Thuyết Giáo rất vô lý. Thứ nhất, đối tượng Phật gặp không có phải thứ lớp, không phải là ngài gặp đám đại học trước rồi tới trung học, rồi tiểu học. không phải. Sáng Ngài gặp ông vua, trưa ngài gặp kỹ nữ gái điếm, chiều ngài gặp thằng ăn cướp, tối ngài gặp ông học giả, khổ như vậy đó. yeah. Sáng gặp ông vua, trưa gặp nhỏ gái điếm, chiều gặp thằng ăn cướp mà tối gặp học giả. Rồi hôm sau thì buổi sáng gặp ông tu sĩ, buổi trưa gặp ông thương gia, buổi chiều gặp thằng ăn mày, buổi tối lại gặp thằng ăn cướp, khổ vậy đó. Trong đời hoằng pháp của ngài, các đối tượng không sắp xếp theo thứ lớp như là ông Trí Khải tưởng tượng. Ổng tưởng tượng:
  1. một là Ngài soạn bài trước giống như mấy ông thầy giáo vậy đó, 
  2. hai là ổng cho rằng Ngài có nhầm lẫn. 
Tức là lúc mới thành cao hứng quất cho nguyên một chương trình quá trời đất. Sau đó thấy bị hớ, nó quá tầm nhận thức của đám thính giả bèn chỉnh lại. Cho nên có lúc Ngài giảng đại thừa, có lúc Ngài giảng tiểu thừa, giảng theo năm mùa khác nhau.

Nhưng mà bên mình thì từ thời pháp đầu tiên đến thời pháp cuối cùng trước khi viên tịch của Đức Phật thì hoàn toàn là tùy vào căn cơ, trình độ của người đối diện. Ngài không có cần mà biên soạn, ngài không cần, nha. Ngài không cần chuyện đó, vì biên sao được mà biên. 

Thứ nhất, trong kinh nói, Ngài là Chánh đẳng giác, ngài nhìn một người là ngài biết ngay tám trăm ngàn ức triệu kiếp về trước nó đã tu bao nhiêu, cái ác của nó là ác kiểu gì mà cái thiện của nó là thiện kiểu gì, cái background của nó là sao, cần nói gì cho nó nghe, một câu một thôi, mà đứa nào, có nhiều người do nhân duyên nó phải nói cho nghe một câu, có người bốn câu, có người một bài pháp ngắn, có người quất cho một bài dài sọc. Có người là ngài nói cho họ đi xuất gia là vì Ngài biết nó không có cách chi mà đắc đạo phải đi xuất gia mà đi xuất gia ba tháng, tám tháng, có người mười lăm năm, hai chục năm, bốn chục năm họ mới đắc. Nhớ cái đó. Nhớ cái đó. Có những vị tu mấy chục năm. Có những vị Phật tịch rồi mới chịu đắc rồi họ tịch luôn. Có trường hợp đó. Có nghĩa là có những vị họ đắc đạo qua một câu nói, hai câu, bốn câu, nửa thời pháp, một phần tư thời pháp, nguyên một thời pháp, có vị phải nghe tám thời pháp, mười lăm thời pháp, có vị phải đi xuất gia một tháng, hai tháng, có vị phải tu một năm, hai năm, năm năm, mười lăm năm, có vị phải đợi Phật tịch rồi họ mới đắc đạo. Cho nên nhớ chỗ đó.
Reply
Người thời nay nói hay Copy and Paste:

Đức Phật tùy người có bệnh mà CHỮA nghe tức cười! So naive! Isn't it???


Thời Đức Phật! 
Người NGU SI ĐẦN ĐỘN MÊ MUỘI không biết đọc, không biết viết thì nhiều vô số kể. 
Đức Phật mà muốn CHỮA người NGU SI ĐẦN ĐỘN MÊ MUỘI không biết đọc, không biết viết thì chắc Đức Phật không phải là người có Trí Tuệ????? 

Cứ nhìn vào nước Ấn Độ thời nay! Phật giáo is for TOURISM! 

Thời Đức Phật: 
Sự thật là CHẲNG CÓ AI MUỐN CHỮA BỆNH cả! TĂNG với TỤC chỉ MUỐN thành PHẬT mà thôi.



Vậy mà người thời nay: 
Sự thật là CŨNG CHẲNG CÓ AI MUỐN CHỮA BỆNH cả??? 
Có người nào trong VietBest này có BỆNH gì đâu mà cần COPY AND PASTE để CHỮA BỆNH vậy ta????? 


Cả đống kinh tạng Phật Giáo Nguyên Thủy! 
Đức Phật  CÓ CHỮA người TĂNG hay TỤC BỊ BỆNH MUỐN giác ngộ nào đâu???
Anybody knows?????


Cả đống kinh tạng Phật Giáo Nguyên Thủy!
 ĐỘC NHẤT ông Bāhiya GIÁC NGỘ liền ngay lập tức sau khi nghe:

Đức Phật nói: Trong cái THẤY! Chỉ là cái THẤY. 


Xin hỏi: 
Người thời nay: 

 "Trong cái THẤY???? Người thời nay THẤY gì mà MUỐN COPY AND PASTE thành PHẬT????
Reply
Nick Vô Minh ồn ào quá.
Reply
Tối ngày nói Đức Phật là người TỈNH THỨC! 
Trong khi mọi người trong VietBest vẫn còn MÊ???? 


Vô Minh TỰ HỎI???
VÔ MINH như Vô Minh mà bày đặt nói Đức Phật TỈNH THỨC????
Chắc mọi người trong VietBest CHỬI RỦA Vô Minh gạt gáo dừa non luôn.  



Có ai trong VietBest nầy giải thích thử coi: 

Giữa ban ngày, chúng ta ĐANG TỈNH THỨC hay còn MÊ???? 

Nếu ĐANG TỈNH THỨC thì khác với Đức Phật TỈNH THỨC chỗ nào???? 


Đừng có nói là:  "Chúng ta còn CHƯA TỈNH THỨC à nghen????"
Reply
mộng ... thực



đang đêm trong mộng là ngày
tỉnh ra thấy mộng vẫn còn trong đêm
lắng nghe một giọt bên thềm 
hạt mưa đang rụng hay tâm đang nhìn 
đối trần cảnh, thức liền sinh 
chỉ chừng nhiêu đó thấy ra cũng nhiều
Reply