LTP Học Phật Pháp
Big Grin 
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Đọc Cái Gì và Tại Sao ?  (2-3)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%A1i%20Sao

Còn bên Tây dược, các vị biết cái lớp đường mà nó làm áo bên ngoài mấy viên thuốc nó không phải cái chữa bệnh, chữa bệnh là cái bên trong kìa, nhưng mà đa phần mình thấy viên thuốc bọc đường thì nó rất là ngon. Xưa tôi cũng thích, giờ già rồi chứ tôi nhớ tôi cũng khoái cái ngọt ngọt đó lắm. Cho nên, để trả lời câu hỏi: "Sách gì nên đọc?" thì chuyện đầu tiên là mình phải xác định là: Mình cần cái gì? Thứ hai: Tại sao mình thích cuốn sách này? Tại sao mình thích tác giả này? Tại sao mình thích cái ông giảng sư này? 

Mình phải coi kỹ, mình đến với ổng là vì mình thích hay là vì mình cần. Nha.

Toàn bộ cái hành trình thành Phật chỉ có một câu thôi, một câu thôi. Nguyên cái kinh điển trùng trùng cao như núi chỉ có một câu thôi, đó là: Phân biệt được cái mình cần và phân biệt được cái mình thích. Chỉ vì có một câu này mà thành Phật hoặc không thành. Nha. Chỉ có phân biệt cái gì cần, cái gì thích. Có những cái mình cần, nhưng mà mình không khoái nó, thì mình cũng phải ráng nuốt; có những cái mình thích thiệt nhưng mà nó không cần, thì phải ráng bỏ. còn có những cái mình cần mà nó cũng là cái mình thích thì khỏi nói. Hoặc là cái đó không cần mà mình cũng không ưa thì cái này, khỏi nói. Hai cái này không có nói chi. Cái mà nó vừa hấp dẫn nó vừa cần thiết thì không cần thiết nói tới chi, hoặc là thấy ghét mà cũng không cần thiết luôn thì không cần nhắc tới chi.

Nhưng mà lưu ý hai cái đầu, nó cuốn hút nhưng mà nó vô ích, hoặc là có hại, hoặc là nó có lợi nhưng mà nó khó nuốt thì nhớ cái này. Cho nên, toàn bộ hành trình tu chứng để mà đạt Phật đạo nó chỉ nằm có một câu, đó là : Phân biệt được cái mình cần và phân biệt cái mình thích. Nhớ cái này, Rất là quan trọng. Nha. Cho nên, Pháp sư, giảng sư, dịch giả hay là kinh điển hay là những bài giảng hay là bất cứ cái gì trong đời sống này hoặc là tinh thần hay vật chất, một người trưởng thành, một người cẩn trọng phải luôn luôn nhớ rằng: Cái thích và Cái cần có thể nó không đi chung với nhau.

Và tôi đã nói rất nhiều lần trong bài giảng của tôi, là: trong đời sống chúng ta, cái chúng ta thích luôn nhiều hơn cái chúng ta cần. tôi bảo đảm cái này. Cái mình thích là nó không có giới hạn, nó unlimit, nó là countless, cái mình thích nó là không giới hạn, nhưng mà cái mình cần mình có thể đếm được. cái mình cần thật sự cần mình có thể đếm được, nhưng mà cái mình thích thì tôi dám nói là vô số. Các vị muốn tôi chứng minh không? Thí dụ như bây giờ có bao nhiêu kiểu áo quần, có bao nhiêu kiểu giày dép rồi bao nhiêu kiểu nón, bao nhiêu kiểu đồng hồ, mắt kiếng, dây nịt, rồi bao nhiêu kiểu phone, rồi bao nhiêu kiểu ti vi rồi bao nhiêu kiểu xe, biết bao nhiêu. Unlimited nha. Nhưng mà cái mình cần thì không. Cái mình cần thì từ lâu mình đã xác định được rồi. chúng ta hoàn toàn có thể xác định được cái mình cần. Nhưng mà cái mình thích thì tôi xin bảo đảm rằng các vị không có ai có khả năng xác định rằng mình thích là bao nhiêu. Nhưng mà cái mình cần thì mình có thể xác định được. Ví dụ: Về sức khỏe, mình cần cái gì, về cái chuyện ăn, mặc mình cần cái gì, ăn mặc ở mình cần cái gì. Đời sống căn bản chỉ có nhiêu thôi: ăn, mặc, ở, và phương tiện đi lại, rồi cái thứ năm là truyền thông, cái chuyện mà communicate với người khác, liên lạc với người khác. Chỉ có năm cái. Chỉ có năm cái này thôi thì mình lựa cái gì vừa túi tiền mình mà nó hiệu quả nhất, an toàn nhất, chọn cái gì mà thuộc về năm cái này thôi. Nhưng mà cái thích thì không. Cái thích nó bao trùm.

40:00
08/07/2020 - 08:05 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cái thích nó bao trùm toàn bộ đời sống của chúng ta, cho nên nhớ cái này ngay ở trong đời sống vật chất mình phải cẩn trọng phân biệt cái thích và cái cần đã đành, mà trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh cũng vậy. 

  1. Tránh đọc cái gì mà tự mình thấy lợi ích của nó mơ hồ, tác hại của nó rõ ràng, hoặc là 
  2. tránh đọc cái gì mà mình thấy trước mắt nó không có mắc mớ gì với đời sống tâm linh của mình hết. 
Ở đây chúng ta cũng nên điểm sơ một chút về cái lịch sử kinh điển, điểm sơ về một chút.

Thời Đức Phật, theo kinh điển Nam Truyền, thì Đức Phật tùy duyên mà hóa độ chúng sinh. 

Phật pháp là tùy duyên chớ còn không có phải bên Thiên Thai Tông mà ông Trí Khải ổng chia Ngũ thời thuyết giáo đó. Ổng nói là lúc Phật mới thành là Phật giảng kinh Đại thừa, rồi sau thấy có nhiều người không hiểu Phật mới giảm từ từ, nhưng mà theo ông Trí Khải đại sư cái ông mà bày ra ngũ thời thuyết đó có hai vấn đề: 

  1. Một là ổng làm như Đức Phật là Ngài soạn bài sẵn để Ngài độ chúng sinh. 
  2. Cái thứ hai, chính vì ổng tính làm vậy, bày ra vậy cho nó hay nhưng mà như vậy là ổng phỉ báng Đức Phật. 
Cái thứ nhất, một cái vị giáo chủ như Đức Phật, một cái vị Đại giác như Đức Phật mà phải soạn bài sẵn, là cái thứ nhất. cái thứ hai đó là, ổng cho thấy là Đức Phật có nhầm lẫn, tức là lỡ soạn ra thấy xài không được, sửa. mà theo mình thấy trong kinh Phật thì chư Phật Chánh Đẳng giác không có cái vụ mà rút kinh nghiệm sâu sắc. không có, chư Phật Chánh Đẳng giác không có rút kinh nghiệm. Chư Phật Chánh đẳng giác không có cái vụ mà nghĩ không tới rồi làm cho nó sai lầm rồi sau đó sửa, không có. 

Chính ông Trí Khải đại sư ổng làm cái chuyện đó, phỉ báng Đức Phật, mà Bắc Tông lại mua cái đó.

Rất nhiều người họ tin ngũ thời thuyết giáo. Rất vô lý. Thứ nhất, đối tượng Phật gặp không có phải thứ lớp, không phải là ngài gặp đám đại học trước rồi tới trung học, rồi tiểu học. không phải. Sáng Ngài gặp ông vua, trưa ngài gặp kỹ nữ gái điếm, chiều ngài gặp thằng ăn cướp, tối ngài gặp ông học giả, khổ như vậy đó. yeah. Sáng gặp ông vua, trưa gặp nhỏ gái điếm, chiều gặp thằng ăn cướp mà tối gặp học giả. Rồi hôm sau thì buổi sáng gặp ông tu sĩ, buổi trưa gặp ông thương gia, buổi chiều gặp thằng ăn mày, buổi tối lại gặp thằng ăn cướp, khổ vậy đó. Cho nên cái đời hoằng pháp của ngài các đối tượng nó không có sắp xếp theo thứ lớp như là ông Trí Khải ổng tưởng tượng. Ổng tưởng tượng là một là Ngài soạn bài trước giống như mấy ông thầy giáo vậy đó, hai là ổng cho rằng Ngài có nhầm lẫn. Tức là lúc mới thành cao hứng quất cho nguyên một chương trình quá trời đất, rồi sau đó thấy bị hớ, nó quá tầm nhận thức của đám thính giả bèn chỉnh lại. Cho nên có lúc Ngài giảng đại thừa, có lúc Ngài giảng tiểu thừa, giảng theo năm mùa khác nhau.

Nhưng mà bên mình thì từ thời pháp đầu tiên đến thời pháp cuối cùng trước khi viên tịch của Đức Phật thì hoàn toàn là tùy vào căn cơ, trình độ của người đối diện. Ngài không có cần mà biên soạn, ngài không cần, nha. Ngài không cần chuyện đó, vì biên sao được mà biên. 

Thứ nhất, trong kinh nói, Ngài là Chánh đẳng giác, ngài nhìn một người là ngài biết ngay tám trăm ngàn ức triệu kiếp về trước nó đã tu bao nhiêu, cái ác của nó là ác kiểu gì mà cái thiện của nó là thiện kiểu gì, cái background của nó là sao, cần nói gì cho nó nghe, một câu một thôi, mà đứa nào, có nhiều người do nhân duyên nó phải nói cho nghe một câu, có người bốn câu, có người một bài pháp ngắn, có người quất cho một bài dài sọc. Có người là ngài nói cho họ đi xuất gia là vì Ngài biết nó không có cách chi mà đắc đạo phải đi xuất gia mà đi xuất gia ba tháng, tám tháng, có người mười lăm năm, hai chục năm, bốn chục năm họ mới đắc. Nhớ cái đó. Nhớ cái đó. Có những vị tu mấy chục năm. Có những vị Phật tịch rồi mới chịu đắc rồi họ tịch luôn. Có trường hợp đó. Có nghĩa là có những vị họ đắc đạo qua một câu nói, hai câu, bốn câu, nửa thời pháp, một phần tư thời pháp, nguyên một thời pháp, có vị phải nghe tám thời pháp, mười lăm thời pháp, có vị phải đi xuất gia một tháng, hai tháng, có vị phải tu một năm, hai năm, năm năm, mười lăm năm, có vị phải đợi Phật tịch rồi họ mới đắc đạo. Cho nên nhớ chỗ đó.

Cho nên nguyên thủy thì Phật pháp nó chỉ có một thôi, đó là Phật ngôn. Nguyên thủy đó. Rồi trong cái Phật ngôn đó đó, có những trường hợp Ngài kể thành chín (9), Ngài nói: 
  1. cái nào mà vừa có văn xuôi vừa có văn vần thì gọi là geyya, 
  2. còn cái nào chỉ có văn xuôi mà không có văn vần thì gọi là sutta, 
  3. cái nào kể lại tích tiền thân gọi là bổn sinh, 
  4. cái nào có vấn đáp gọi là phương quảng, thí dụ vậy, 
  5. còn nguyên cái tạng a-tỳ-đàm thì gọi là ký thuyết, 
thì chính Ngài Ngài phân Phật ngôn ra thành chín, nhưng căn bản chỉ có một Phật ngôn thôi. Trong Phật ngôn đó mới chia ra. Tới lúc kết tập Tam Tạng đời sau người ta mới chia ra thành ba tạng, tạng kinh là cái gì, tạng luật là cái gì. 

Bữa nay tôi nói cái này có lẽ các vị, người nào dốt đặc từ đó giờ không biết thì nghe cũng giống như vịt nghe sấm, còn người nào đó biết lơ mơ thì nghe có lẽ rất là sốc, sốc nặng lắm nghe.

Thật ra cái Tam Tạng mà nói là Phật ngôn, tức là lời Phật không có bao nhiêu hết á. Thí dụ, như nguyên cái tạng A-tỳ-đàm do chính Đức Phật thuyết chính kim khẩu của ngài thuyết, chính Ngài giảng ra trên cõi trời thì A-tỳ-đàm nó dài dữ lắm. Trong kinh nói tốc độ nói chuyện của Đức Phật nhanh hơn người bình thường mấy lần, mấy lần nha. Tốc độ nói chuyện của Đức Phật nhanh hơn người bình thường mấy lần. Mà trong khi đó đó Ngài thuyết không dừng nghỉ một second nào hết trên cõi trời, có nghĩa là đến giờ ăn thì Ngài dùng thần thông tạo ra một vị giống hệt như Ngài tiếp tục nói nói nói, và cái sự chuyển đổi đó không có ai biết hết, chỉ có ngài biết thôi. Tức là đến giờ đi bát, trước khi ngài đi bát thì Ngài tạo ra một vị giống y hệt như ngài, mình tạm gọi là bốc hơi đó, cái vị ở lại là cái bóng của Ngài tạo ra thôi, còn thiệt là ngài đi bát, mỗi ngày như vậy. Tính ra thời gian của cõi người ở trên cõi trời, Cõi Trời Đạo Lợi thì 100 năm của mình bằng một ngày đêm trên đó, cho nên chạy ra thời gian Ngài giảng trên đó ba tháng chưa tới 4 phút trên cõi trời. Cho nên khi Ngài đi họ không biết, cái chuyện này bà con không tin, nó là phong thần. Cho nên cái chánh mà tôi nói ở đây là Đức Phật ngài nói nhanh hơn người bình thường gấp nhiều lần, vậy mà tạng A-tỳ-đàm ngài giảng liên tục 90 ngày không nghỉ một second nào hết. Nhớ kỹ nha. Ngài nói nhanh hơn người bình thường gấp mấy lần, mà giảng A-tỳ-đàm suốt ba tháng như vậy, ba tháng của nhân loại đó. Mỗi ngày Ngài gặp ngài Xá Lợi Phất ở dưới cõi người này này, từ trên cõi Đao Lợi Ngài xuống, thì Ngài nhắc lại cho Ngài Xá lợi Phất là hôm nay ta giảng vậy vậy vậy đó, Ngài Xá Lợi Phất mới gom hết cái A-tỳ-đàm ngài nghe được, Ngài về Ngài làm gọn lại chính là cái A-tỳ-đàm hôm nay chúng ta học đó, A-tỳ-đàm mà mười hai cuốn hôm nay mình gặp trong tủ Đại Tạng Pali đó, đó là do Ngài Xá lợi Phất Ngài làm gọn lại, chứ còn mà nguyên lời Đức Phật trên cõi trời Đao Lợi thì dài không tưởng tượng được. 

Thế nào trong room này cũng thắc mắc: Ủa Ngài nói nhiều vậy thì Ngài nói cái gì? Chắc chắn phải thắc mắc chứ, Ngài nói cái gì mà ngài Xá Lợi Phất làm gọn lại? Ngài phân tích thôi. Thí dụ như riêng cái phần mà đầu đề thiện, “tất cả pháp thiện, tất cả pháp bất thiện tất cả pháp vô ký” đó, cái đó mà phân tích trong bộ patthana lên tới sáu triệu câu lận, sáu triệu câu. Trường hợp nào là pháp thiện trợ thiện, trường hợp nào là thiện trợ bất thiện, trường hợp nào là thiện trợ vô ký. Rồi thiện trợ thiện bằng cảnh duyên, rồi thiện trợ thiện bằng duyên gì gì gì đó, tức là bung nó ra bằng vô số trường hợp. Tổng cộng tam đề thiện là sáu triệu câu. Mà trong phần ngài Xá Lợi Phất thì Ngài chỉ nói công thức thôi. Ngài làm một hai câu mẫu cho mình biết vậy thôi, chứ còn Ngài không có nói nguyên như Đức Phật. Ngài chia ra luôn. Trên cõi trời Ngài chia ra luôn.

Cho nên, kinh điển Nguyên Thủy mà nói là Kinh Phật á, không bao nhiêu hết. Bởi vì mình thấy trong Trung bộ đó, là 152 mà trong đó có một số không phải của Ngài mà của các vị đệ tử của Ngài, rồi Trường bộ, bữa nay các vị về lấy cái đầu cho nó tỉnh tỉnh chút hiểu không? Chứ còn thấy kinh tạng là quỳ sì sụp không dám nghi ngờ là những người đó tôi cũng lạy luôn nha. Chứ các vị đọc kinh Trường bộ, các vị liếc kỹ trong đó, cái phần nào mà Đức Phật ngài dạy, chính Ngài dạy “Này đại vương,” hay là “Này các tỷ kheo” cái phần đó không nhiều, các vị trừ ra cái phần kể chuyện á, lúc bấy giờ, ông gì đó, ổng đến gặp Ngài, ổng mặc cái áo màu gì, ổng đi chiếc xe ngựa do bốn con hai kéo gì đó, lúc đó là buổi trưa, lúc đó trời mưa, lúc đó trời nắng gì đó, trừ mấy cái đó ra đó, ba mươi hai bài Trường bộ không còn bao nhiêu hết á. Hoặc nguyên cái bài Đại bát Niết bàn thấy dài sọc mà trong đó thấy toàn kể chuyện không à. Lúc bấy giờ Thế Tôn tám mươi tuổi, ngài đi từ Kỳ viên, ngài đi đến đâu, Ngài ở đó bao lâu, Ngài nói chư tăng cái gì, cái đoạn đó là của Ngài đó, rồi từ đó Ngài lại ra đi, đi đến đâu, từ x ngài qua y, từ y qua z Ngài gặp đám cư sĩ đó Ngài nói cái gì, thì cái đoạn đó là đoạn của Ngài đó còn cái đoạn mà kể lúc Ngài đi trên đường rồi nắng gió mưa sương, nắng sớm mưa chiều mưa nhiều hơn nắng là toàn là lời của Ngài Anan Ngài kể không à. Đó. các vị thấy chưa? Đó là bên Trường bộ. Còn bên Trung bộ, 152 bài, đặc biệt Trung bộ phần Phật ngôn hơi nhiều đó. Tiếp theo, Trường bộ là 34, Trung bộ là 152, Tăng Chi á là chín ngàn rưởi, mà Tương Ưng là bảy ngàn bảy bài kinh. Tăng Chi, Tương Ưng, Trung bộ là lời Phật nhiều, chứ còn Trường bộ kể lời Đức Phật nhưng thật ra cái phần kể chuyện không phải là phần Ngài nói, nhớ nha. Còn bên cái Tiểu bộ thì thôi. Bên Tiểu bộ thì không còn gì để nói. Bên Tiểu bộ thì chỉ có Pháp Cú kinh là lời Phật đó. Kinh tập là Lời Phật, Cảm hứng ngữ là Lời Phật, nhưng mà trong Cảm hứng ngữ, phần duyên sự là không phải của Ngài, chỉ có phần Ngài có câu kệ thôi. Chẳng hạn như là cái phần “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn mới vừa thành Đạo, Ngài ngồi dưới gốc cây gì đó rồi tới có con long vương nó tới nó hầu ngài, suốt bảy ngày trời mưa giông gì đó thì tới ngày thứ bảy con long vương biến thành hình người hầu bên cạnh ngài đọc bài kệ, cái phần đó là phần của Ngài còn cái phần mà kể “lúc bấy giờ Đức Thế Tôn...” là phần Ngài Anan. Cho nên 15 phần của tiểu bộ, 15 phần nha, trong đó chỉ có Pháp Cú là của Ngài nè, Kinh Tập là của Ngài nè, Như thị thuyết là bà Khujjutara bả kể lại, là của Ngài nè. Còn nguyên cái bổn sanh, cực kỳ khả nghi bởi vì trong bổn sanh chánh tạng chỉ có mấy câu kệ không à. Mấy câu kệ không có nghĩa lý gì hết. Các vị đọc kỹ lại coi, không có nghĩa lý gì hết. Hôm nay mà bổn sanh mà “câu chuyện này được Đức Bổn sư thuyết giảng tại Kỳ viên liên hệ về một nhân vật gì đó, về một vị tỷ kheo tu tập thối thất vì nữ sắc rồi câu chuyện được thưa lên Đức Phật, Đức Phật mới gọi đương sự đến Ngài hỏi, Ngài mới kể lại chuyện xưa, sau khi kể xong Đức Thế Tôn nhận diện bổn sanh và kết thúc bằng một thời pháp về bốn đế” thì các vị thấy 550 bài kinh Bổn Sanh là coi như không phải luôn. Không phải. toàn của người đời sau thêm vô. Rồi bên cái Trưởng lão tăng, Trưởng lão ni là dứt khoát không phải lời Ngài rồi, toàn là lời từng vị từng vị thánh kể lại, xong chưa? Rồi. 2 cái quyển là kể về bổn sự về chư Phật Độc giác, Thinh văn, là cũng không phải lời Ngài, chỉ có cuốn Cariya pitaka là lúc bấy giờ ta ta ta chỗ nào mà ngài nói “thuở xưa ta” đó thì chỗ đó may ra là của Ngài, chứ còn không là của người đời sau họ kể, cái đó là văn kể chuyện Cariya pitaka nha. Rồi. Như vậy thì mình thấy : nguyên cái tạng A-tỳ-đàm là của Ngài Xá Lợi Phất Ngài dựa vào cái gốc của Đức Phật mà Ngài về Ngài combine lại. Rồi là nguyên cái tạng kinh là chỉ có : Tăng Chi, Tương Ưng, Trung bộ và một phần nhỏ của Tiểu bộ là Phật ngôn thôi. Còn nguyên cái tạng Luật còn tang thương nữa. Nguyên cái tạng luật 8 cuốn, mà một cuốn như vậy là trung bình 500 trang, trung bình là 500 trang, 8 cuốn như vậy, chỉ trừ ra phần nào ngài Upali Ngài hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, trong trường hợp đó, vị tỳ kheo phải làm gì?” thì cái chỗ nào Đức Phật ngài nói là “Này các tỳ kheo, ta cấm các ngươi không được như thế này” “Này các tỳ kheo, ta cho phép các ngươi như vậy như vậy, Này các tỳ kheo trong trường hợp đó các ngươi nên làm thế này thế này” thì chỉ có cái đó thôi, chỉ có trường hợp đó thôi. Nghĩa là 8 cuốn luật mỗi cuốn 500 trang, 8x500 là mình thấy .. thì trong suốt 4000 đó, cái phần mà Đức Phật Ngài cho phép cái này, ban hành cái kia, Ngài nhận định, thì tổng cộng lời Phật là khoảng chừng là chưa được một cuốn. tức là một cuốn 500 trang. Mà 8 cuốn như vậy làm nên tạng Luật, mà riêng cái phần lời Phật cộng lại chưa được một cuốn nữa. có nghĩa là 7 cuốn rưỡi không phải là Phật ngôn. Đó, như vậy thì thấy, Tạng A-tỳ-đàm là của Ngài Xá Lợi Phất, mặc dù vẫn dựa vào lời Phật, Tạng Kinh là chỉ một bộ phận nhỏ thôi, còn nguyên cái tạng Luật 7.5/8 là không phải lời Phật. Khiếp chưa? Nếu tôi giảng mà ai về nghe lại, chép xuống mới rùng mình chứ còn nghe xong như vịt nghe sấm, cái đầu bư bư là quên mất rồi. Nha.

Các vị tưởng tượng như vậy không còn bao nhiêu hết á. Mà đó là tạng Pali đó nha còn mà mấy cái đời sau mình viết mấy cuốn sách to đùng thế này cái ngôn phong ngữ khí tuyệt đối không phải của Phật mà mình viết cho đã xong mình gắn cho cái câu “như thị thuyết” “evam maya suttam” bên tạng Sanskrit là “evam maya sutram”, còn bên Pali mình “evam me suttam” thì trường hợp đó hiếm. Trường hợp mà Pali mà đời sau viết mà để “evam me suttam” thì nó có nhưng mà hiếm, ví dụ, như bộ gọi là Boddhisattva bhumi katha bộ đó là nói về các vị Phật tương lai sắp thành á, thì cái vị đó cũng bắt đầu bằng "evam me suttam" (như vậy tôi nghe) nhưng mà trường hợp như vậy cực hiếm trong kinh điển Nam truyền. 

Ở đây tôi nói bằng tinh thần khách quan và tôi xin xác định tôi không có ý bôi bác ở đây, nhưng mà trong tinh thần khoa học, học thuật thì mình phải nói thật với nhau chứ mình cứ ém hoài cứ ngại rồi dấu kỳ quá, hết thế hệ này tới thế hệ khác, dấu hoài.

Hôm nay người ta có những cái ngành nghiên cứu gọi là về văn bản học đó, thuyên thích học, văn bản học, người ta có cách để người ta xác định ra cái ngôn phong, ngữ khí cái style. Ví dụ như mỗi một thời kỳ, mỗi một tác giả người ta có cái giọng nói khác nhau. Đó là nói mỗi tác giả đó, style khác nhau. Và, nói về ngôn ngữ, mỗi thời kỳ là có cái ngôn ngữ khác nhau. Chưa kể là mỗi cá nhân trong cùng thời kỳ lại có cách nói chuyện khác nhau. Thì mình thấy cái ngôn ngữ của những cái bộ kinh mà Hoa Nghiêm, Pháp Hoa không phải là cái ngữ khí của Đức Phật, không phải là cái ngôn phong của Đức Phật. Đức Phật Ngài không có thể nào mà Ngài sáng tác ra nguyên cái khúc dài sọc vậy hết, mà nếu đọc kỹ lại đó thì trong đó phần kể chuyện rất là nhiều, cái phần Ngài nói đó “này Tu Bồ Đề, u ý vân hà” “này Bồ Tát " này, “này Bồ Tát” kia cái phần đó không có nhiều, mà cái phần kể chuyện, chẳng hạn “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ngự trên đỉnh Linh Thứu” cái đỉnh nó nhỏ xíu như cái chén vậy đó. Cái đỉnh Linh Thứu thiệt ở ngoài đời nó bự như cái chén vậy, mà trong đó tả nào là hàng trăm hàng triệu vị Bồ Tát gồm có những vị mà gọi là đi về bằng thần lực thì thôi mình thông cảm chắc mấy ông đó đi mây về gió. Mà kể con người là thương gia, đại thần, tướng lãnh, quân sĩ, tứ chúng, ở đâu? Chỗ nào mà chứa? Cái đỉnh Linh Thứu thứ thiệt ở ngoài đời bên Ấn Độ nó bằng cái lỗ mũi của mình vậy đó, làm sao mà nó chứa một rừng người như vậy? rồi vô số Bồ Tát Ma ha tát, thiên long bát bộ võ lâm ngũ bá đều đổ về hết tất ở đó. Thì những cái đó là không phải, không phải là nguyên thủy, nha.

09/07/2020 - 09:23 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Không phải là nguyên thủy mà tại người đời nay cứ sợ nghi ngờ có tội nó khổ như vậy, mà tôi biết tôi sẽ bị ném đá mà ném bằng đá ném tới tấp giống như nỏ thần của thần Kim Quy vậy đó, nhưng mà dấu hoài không có được, nha. Như vậy, đối với kinh điển Pali, cái phần Phật ngôn nó không bao nhiêu hết á, không bao nhiêu hết. Chính vì cái chỗ không bao nhiêu này nè, cho nên có rất nhiều vấn đề tồn nghi, nhiều vấn đề bị bỏ ngỏ không được bàn tới, để lấp đầy những cái chỗ tồn nghi, những chỗ cần lấp đầy, cho nên nó mới nảy sinh nhu cầu sáng tác của đời sau, nó nảy sinh ra, và Phật giáo buổi đầu chỉ có một nhưng khi mà Phật tịch rồi thì cái cách hiểu, cái đường lối hành trì, cái đường lối nhận thức của tăng chúng càng ngày càng nảy ra cái khác biệt.

Buổi đầu toàn là dân cao thủ không à, cho nên các vị mới sáng tác, biên soạn, giải thích làm rọi sáng những điểm tối trong kinh điển gốc, cứ mỗi một cái bộ phái, hồi đầu anh em có một nhưng anh em sau đó tách ra mấy chục nhóm, mấy chục bộ phái, đó là thời kỳ giai đoạn Phật giáo bộ phái, thì mỗi bộ phái như vậy họ soi tỏ một số điểm tối trong kinh Phật nguyên thủy, họ cứ soi rọi chỗ nào không được nhắc tới, họ mới kết hợp với cái biết của họ kể cả cái chuyện vay mượn trong kinh điển Bà la môn giáo, kể cả chuyện đó, nha. Thí dụ như hôm nay, các vị vào ở trong Thanh tịnh đạo, một tài liệu được gọi là uy tín hàng đầu của Phật giáo Nam truyền được viết bằng tiếng Pali ấy, thì trong đó phảng phất dấu ấn của Bà la môn dày đặc. Thí dụ như chỗ mà giảng về Ân Đức Phật, giảng về Bhagava đó, giảng về 6 ý nghĩa của Bhagava là cái đó là của Bà la môn giáo, họ nói ông thần ông thánh của họ đó, thì ngài Buddhaghosa thấy hay, ngài Buddhaghosa thấy đem vô đạo Phật không có sai, thế là ngài đem qua, chứ cái đó bên Nguyên thủy là không có. Trong room thể nào có người nghe cũng nhảy dựng lên tại sao hôm nay tôi đập phá tan tành hết. Mà nó kẹt chỗ cứ giấu hoài như mèo giấu phân không dám nói, sự thật nó là như vậy. 

Chẳng hạn như vừa nãy có tên nào vừa mới vô chửi tui nè, tui mới liếc mắt thấy nè. Cứ đụng vô là nó nhảy lên như là bị đổ nước sôi vậy đó, cứ đụng vô là nó nhảy dựng lên, mà trong khi đó cứ sợ người ta nói ra sự thật đó. Mình có hai cách tìm đến chân lý: 
  1. cách một, là mình nghe nó như nó là. 
  2. Còn cách hai là mình nghe nó như mình muốn.
tức là mình muốn người ta nói về lịch sử kinh điển như mình muốn thì chết cha rồi. Mình phải chấp nhận nghe sự thật, mình phải có khả năng thấy nó vô lý. Chứ còn mình cứ sợ người ta chạm vô cái đó, là cứ hết thế hệ này đến thế hệ khác, cứ cắm đầu gục mặt mà thờ cái mà trong bụng từng người thấy là vô lý, thì tôi hỏi các vị có thấy kỳ không? 

Bao nhiêu thế hệ, đứa nào cũng nghi ngờ hết mà cứ chổng mông quỳ lạy cái mà trong lòng mình nghi ngờ, có nên không? Có nên tiếp tục chuyện đó hay không? Không dám nói, mà cứ ai lỡ xì ra một chút là cả đám bu lại ném đá. Làm người chi cho uổng, ăn cơm chi cho tốn gạo, mình phải ăn cái khác chứ, ăn cơm mặc áo người mà cái não trạng của mình quá nhiều vấn đề như vậy không có nên. 

Cho nên muốn đọc cái gì, muốn nghe cái gì, chuyện đầu tiên là mình phải xác định được nhu cầu thật sự mình cần cái gì. 

Tuổi này của mình mình có thể học A-tỳ-đàm, mình có thể học Duy Thức, mình có thể học tiếng Hán, học tiếng Anh, học tiếng Pali được hay không? Mình xác định cái đó. 

Nếu không được thì mình nên đọc sách thiền, thí dụ vậy, mà thiền ở đây có 800 ông thiền sư, 8000 cuốn sách thiền thì đọc cái gì? 

  1. Chuyện đầu tiên là phải tiếp xúc với thầy bạn, 
  2. chuyện thứ hai, là mình coi cái gì nó hợp với tạng phủ của mình, 
nhưng mà hợp ở đây lại có hai trường hợp: 
  1. hợp ở đây là vì mình thấy thích, 
  2. thứ hai, hợp là vì đi theo đường lối đó mình được tiến bộ, chánh niệm tốt hơn, trí tuệ tốt hơn, 
Và cái này nên nhớ, cái thứ hai này mới quan trọng: cái đường lối nào mà mình càng đi theo mình càng có khả năng buông bỏ đó là chánh, còn mình đi theo cái đường lối nào mà càng đi mình càng bị dính chặt ngay trong đó, mình càng tu mình càng thấy mình hay, mình càng tu mình càng thấy mình dính vào ông sư phụ. Sai. 

Ngay cả Đức Phật ngài cũng dạy mình buông ra. Nếu mà hiểu đúng lời Đức Phật là Ngài dạy mình buông ra. Chưa có bài kinh nào Ngài dạy là khư khư ôm chặt mắt cá chân của Ngài, chưa bao giờ có bài kinh nào quái gở như vậy, chưa bao giờ. 

Ngài chỉ cho mình thấy: đây là chánh, đây là tà nếu con thấy tin tưởng thì con cứ theo đó con đi, nhưng mà Đức Phật không hề kêu gọi ai ôm cái mắt cá chân của Ngài, ôm cái bàn chân Ngài. Không có. Bởi vì Ngài kêu mình buông. Ngay cả ngài Xá Lợi Phất khi Ngài tịch, Ngài Anan khóc, Ngài mới có đắc sơ quả, Tu Đà Hườn, còn khóc, Ngài nói, các vị nghe đừng có tưởng Ngài Anan dở hơn mình đâu, nếu mình nghe Phật mất mình phải ngậm ngùi chứ mình nghe Ngài Xá lợi phất mất mình thấy có gì đâu khóc, mình hay hơn ngài Anan, phải không? 

Nếu các vị có lòng thiết tha với chánh pháp, gặp ngài Xá lợi phất bên ngoài đó, các vị mới thấy Ngài đáng quý, đáng thương cỡ nào. Sau nhiều kiếp cộng sinh, cộng trú, cộng tác với nhau giữa hai vị thương mến nhau đã đành, nhưng ngay trong đời hiện tại trong kinh nói, ngài Anan ngài quý Ngài Xá lợi Phật vì ngài biết trong vô lượng vũ trụ hiện giờ này, ngoài Đức Bổn sư ra, người mà có thể tạm thay thế Đức Phật để mà có thể quản chánh pháp chỉ có thể là Ngài Xá lợi phất, sau ngài Xá lợi phất mới tới ngài Mục Kiền Liên. Trong chú giải ghi rõ, trong đệ tử Đức Phật, thần thông của Ngài Xá lợi phất chỉ thua mỗi ngài Mục kiền liên, và trí tuệ của ngài Mục kiền liên chỉ đứng sau ngài Xá lợi phất thôi, nhớ cái đó. Chính vì biết cái này cho nên ngài Anan quý Ngài Xá lợi phất kinh khủng lắm, khi Ngài nghe Ngài Xá lợi phất tịch thì Ngài khóc.

Đức Phật hỏi Ngài Anan: Xá lợi phất ra đi, viên tịch á có mang theo những gì sở chứng như là giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hay không. Những gì mà Xá lợi phất thành tựu lúc sinh tiền, Xá lợi phất có mang cái đó ra đi với mình không? Ngài Anan nói “Không”. Đức Phật ngài dạy rằng “Như vậy thì chính bản thân Xá lợi Phất nói là ra đi nhưng mà không phải kiểu ra đi mang theo mọi thứ để dấn thân vào một cái hành trình mà như mọi người nghĩ, mà đó là sự kết thúc sanh tử, mà nếu đó là sự kết thúc sanh tử thì nó hoàn toàn khác với một chuyến đi vĩnh biệt khác nhiều lắm. Nó hoàn toàn khác, cho nên anh em không có gì phải tiếc, không có gì phải khóc hết. Như vậy trong lời an ủi của Đức Phật thì mình thấy rằng Ngài kêu gọi sự buông bỏ mà. Không có cái vụ chấp nhân chấp pháp như những người họ đè kinh Pali ra họ chửi. Các vị có thể chửi cá nhân mấy ông Nam Tông được, nhưng mà không nên nguyền rủa, phỉ báng nguyên cái hệ thống Nam truyền Pali. Chuyện đó không nên. Có thể nhờ cái đó các vị nhờ cái kiểu phỉ báng đó các vị được tôn vinh, thích thú nhưng mà điều đó không nên, vì các vị đang gieo cái trọng nghiệp đối lập lại chánh pháp, đối lập với Chư Phật ba đời mười phương thì đời đời sanh ra, đời sau khó gặp được chánh pháp lắm. Khó lắm. Không có nên cắm đầu gục mặt để mà nguyền rủa một cái tông phái, không nên chửi một cái tông phái, không nên chửi Bắc Tông, không có nên nha. Cái gì chính đáng thì mình lắng nghe học hỏi, cái gì mà nghi ngờ thì mình để qua một bên tính sau. Còn cái gì mà thấy nó tào lao thì phải có can đảm mà dứt hẳn. phải có cái đó. cho nên buổi giảng của tôi hôm nay tôi đang nhấn mạnh một chuyện là mình là cư sĩ nói riêng và là người tu Phật cầu giải thoát nói chung, 
  1. mình nên học, nên đọc cái gì, và tại sao, 
  2. không nên đọc cái gì và tại sao;
thì nên đọc cái gì là mình nên coi nhu cầu của mình là cái gì, và thứ hai, thầy đó, tác giả đó họ trình bày như họ muốn hay họ trình bày bản chất vấn đề, nó là như vậy. Nhớ hai cái này khác nhau. 

Còn những cái không nên đọc là sao? Mình nên nhớ rằng, hãy cẩn thận với thứ mình đọc mà nó không có giúp ích gì cho mình, mà mình thích nó, mình đọc chỉ vì mình thích nó, mình thích cái đề tài đó, thích cái cách nói đó, thích cái ngôn từ đó, thích cái ông thầy đó, thích cái trường phái đó, thích cái truyền thống đó thì không được, cái đó không nên đọc. 

Tôi nhắc lại lần nữa, khi mình xác định mình thích mà không có lý do, tôi nói như ngoài đời luôn, mình muốn cưới người ta về, mình phải xác định tại sao mình cưới nó, chứ còn mình nói “tôi thích cái gương mặt, cái nụ cười của nó, thích má lúm của nó” cực kỳ nguy hiểm. Chỉ vì một cái nốt ruồi nặng 2gram mà mình cõng mấy chục ký lô còn lại, quá ngu. Ngu lắm, rất là ngu. Chỉ mê nụ cười của nó, ít bữa răng nó rụng nó đắp cái răng giả vô là trớt quớt rồi. Rất là uổng đem nguyên đời trai mà đi cõng một người chỉ vì cái nốt ruồi bởi người ta nói “bị xe cán chết không có tức, mà tức vì bị nốt ruồi nó cán” tức là nguyên cuộc đời của mình bị một người đàn bà cán chết ngắc, chết lét là chỉ vì cái nốt ruồi, thì nó rất là đau. Học đạo cũng y chang như vậy. chỉ vì mến thầy, mến cái ngôn ngữ, mến cái văn chương, mến cái âm điệu của ổng, mến cái ánh mắt, nụ cười, giọng nói của ổng mà đi chấp nhận ổng. Cuối cùng ổng dắt mình đi, rồi khi mà đến cuối đời mình ngồi nhìn lại, cái mà mình nhận được là cái gì, ai chịu trách nhiệm cho mình? 

Ngày xưa mình mê thầy, bây giờ mình tắt thở rồi đi về cảnh giới mới thì ai là người chịu trách nhiệm cho lầm lẫn một đời của mình? Trong một bài viết tôi có nói, người phụ nữ Tàu và Việt mê tín dị đoan, mua giấy vàng mã về đốt, ai cũng nói họ là thất học, ai cũng nói họ là nhẹ dạ, nhưng mà cái đám đàn ông của mình nó có nhẹ dạ không? Có chứ. Cắm đầu theo đuổi một cái lý tưởng chính trị, một lý tưởng tôn giáo, cắm đầu theo đuổi một trường phái học thuật, một quan điểm triết lý, để rồi cuối đời nhận ra mình đã đi nhầm đường. Có lúc mình cũng nghi ngờ con đường dưới chân của mình, nhưng mà vì một lý do nào đó “Cầm vàng mà lội qua sông, Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” có trường hợp đó. Lỡ theo đuổi rồi bỏ không được, trường hợp đó đau lắm, cuối đời tỉnh mộng thì “Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”. Hóa ra mấy chục năm trong đời của mình cũng chỉ như là đốt vàng mã của mấy bà mê tín, thất học vậy thôi.

Cho nên, đốt vàng mã có hai trường hợp: 

  1. cái vàng mã mà cụ thể là xấy giấy vàng bạc mà mấy bà mấy cô đốt á, 
  2. nhưng mà cái vàng mã thứ hai chính là đời sống tâm linh, đời sống tinh thần mà mình đã chọn lựa sai, mình chỉ mua sách về đốt cuối cùng nó thành tro hết á. 
Cho nên, cố tránh đọc và nghe bất cứ cái gì chỉ đơn giản do mình thích, mà mình phải tự xác định coi, thứ nhứt, nó có giúp ích được gì cho mình hay không? Thứ hai, hôm nay chúng ta có internet, hôm nay chúng ta có sách vở, chúng ta có điều kiện để truy nguyên cái nguồn gốc sử tính văn bản của mỗi kinh điển, nha. Tức là chúng ta thấy cái bài, cái lời nói chuyện đó, cuốn sách đó nói như vậy, mình thấy rất vừa ý mình, đã đủ chưa? Chưa! Không phải cái nào chiên chiên, thơm thơm, giòn giòn, ngọt ngọt đều là ngon hết quý vị. 

Ở Việt nam nhiều món độc lắm, ví dụ như cái bột khoai nó đem nó chiên xong ra nó rắc đường. Trời đất ơi, ai mà con nít nhà nghèo nghe tới cái món đó nó mê cho chết. Mà bác sĩ Mỹ mà biết ăn cái đó là nó giết mình liền á, ăn cái đó nó vừa độc mà nó vừa không có bổ dưỡng gì hết trơn á, nha. Mà nó đẹp lắm, cái bột khoai đủ thứ màu, đem chiên xong rồi rắc đường cát lên ngon dữ lắm. Mà mình không thật sự cần cái đó. Nhớ nha. Hãy nhớ cái này, dầu cái đó nó hấp dẫn cách mấy nhưng mà mình là người là người trưởng thành rồi, mình phải biết 
  1. tại sao mình thích cái đó, và 
  2. cái đó nó có hại gì, có lợi gì cho mình, nhu cầu thực sự của mình là cái gì? 
Các vị đi chợ cũng vậy, mà nói hơi mất vệ sinh, các vị đi vào toa-let phải có lý do, đi vào đó để làm gì? Để đi pee hay đi ka ka để đi ra nước hay đi ra cái, vào trong đó đơn giản chỉ để rửa tay, rửa mặt hay vô trong đó để thấm nước vuốt tóc hay vô trong đó để chỉnh son chỉnh phấn, mình phải biết lý do mình mới bước vô cái toa-let chứ. Nhớ chưa? 

Vô trong WC mà mình còn cần phải biết lý do. Nói chi là mình cầm tới cuốn sách, nói chi là mình chọn lấy một sư phụ để mình lắng nghe, nói chi là mình chọn lấy một trường phái, một quan điểm học thuật, tôn giáo để mình theo. Còn cái tội phần cẩn thận nữa quý vị à, bác sĩ thì họ nhầm họ chết có một tên thôi, thầy giáo nhầm thì chết một thế hệ nhưng mà mình tu nhầm là mình chết vô lượng kiếp, nhớ cái đó. 

Hồi nãy tôi có nói rồi: chính vì cái 
  1. tiền nghiệp, 
  2. khuynh hướng tâm ly và 
  3. môi trường sống của chúng ta

không có giống nhau cho nên cái thiện ác của mình không có giống nhau và từ cái thiện ác không giống nhau cho nên đời đời kiếp kiếp sanh ra mỗi người lại có mặt trong môi trường khác nhau, dầu trên hình thức hình như có vẻ giống nhau. 

Ví dụ: cùng cha cùng mẹ, đó là môi trường giống nhau, cùng cha cùng mẹ cùng sống chung một mái nhà, lớn lên cùng học chung một cái trường tiểu học, lên trên trường tỉnh trường huyện giống nhau, rồi sau đó đi ra nước ngoài ở cùng chung một tiểu bang, một tỉnh bang giống nhau, đúng, cái gì cũng chung chung chung hết nhưng tôi bảo đảm rằng không có giống nhau, bằng chứng là tại sao thằng anh nó lấy con Lan mà thằng em nó lấy con Cúc? Là mình thấy nó đã khác rồi. Còn thằng anh nó khoái Chúa, thằng em nó khoái Chùa là đã khác rồi, mà hai anh em cùng thờ Phật mà thằng anh là Bắc Tông mà thằng em là Nam tông là đã thấy khác rồi, hai anh em đều Nam tông hết mà thằng em thì nó khoái Miến Điện mà thằng anh nó khoái Việt Nam, bà chị nó khoái Tích Lan mới ghê chứ. Đấy, chưa kể là mê cái Miến Điện đó, thằng anh nó khoái Ngài Mahasi, thằng em nó khoái ngài Pa-auk mà bà chị bà lại khoái Shwe Oo Min Tejaniya, thấy chưa? Thấy chưa? Khi lấy vợ lấy chồng rồi thì vì công ăn việc làm vì hoàn cảnh gia đình mà nó lại như chim bay về muôn hướng. 

(còn tiếp) 
Reply
Bug 
(tt và hết)Sư Toại Khanh Giảng Đọc Cái Gì và Tại Sao ?  (3-3)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%A1i%20Sao

Hồi nhỏ thì đúng là môi trường có vẻ giống nhau, nhưng mà cái chủng tử, hạt giống tâm linh trong đầu mỗi người khác nhau nhiều lắm. 

Cho nên từ cái chỗ đó, nãy tôi nói rồi, người viết sách đã không giống nhau, người đọc sách cũng không giống nhau, mà cái ác liệt nhất của dòng sanh tử là gì? 

Nguyên cái sa mạc, nguyên cái biển cát mênh mông như vậy, mỗi một hạt cát là một chúng sinh, mà mỗi một chúng sinh như vậy có vô số tác phẩm. Tôi biết trong room có nhiều người nghe cái này cũng hơi sốc. Các vị nói tôi mới học lớp 2 hổng dám nói là tui có tác phẩm. Có đó quý vị. Tác phẩm là những gì các vị nói, các vị viết, các vị hành động, thì đều được gọi là tác phẩm. Đấy. Các vị có nghe không? Một bà nhà quê không biết chữ, bả có tác phẩm chứ không phải không có, tác phẩm là những gì bả thường hay nói, bả thường hay nói ra, bả hay nói, bả hay ngồi lê đôi mách đó là tác phẩm của bả đó. Rồi cái kiểu sống của bả đó, bả không biết chữ, đúng nhưng cái kiểu ăn nói của bả, cái kiểu đi đứng, chào hỏi, cái kiểu khóc của bả là tác phẩm của bả, công trình của bả đó, và các vị đừng có nói với tôi là bả không để lại ảnh hưởng cho thế giới. Sai. 

Có. Có đó. Mấy cái chuyện mà tan nhà nát cửa là do mấy cái bà mà buôn dưa lê, mấy bà nhiều chuyện đó, là tác phẩm của mấy bả. Cái tác phẩm của mấy bả. Mấy bả không có khả năng làm hòa bình nhưng có khả năng làm chiến tranh rất là giỏi. Không có khả năng làm chuyện lớn nhưng có khả năng làm lớn chuyện nha. Mấy bà đó là thầy đó, nhớ là thầy đó. Cho nên mỗi người sanh ra đời mỗi người là một hạt cát thôi, nhưng hạt cát ấy nó lại có vô số những tác phẩm, rồi bây giờ trong vô số những sai biệt đó chúng ta lại đi tìm cái mình thích, các vị hình dung ra bức tranh sanh tử chưa? Bức tranh luân hồi chưa? Tức là trong biển cát mênh mông ấy, cái hột cái này nè, nó đi tìm cái màu tím, hạt cát kia nó đi tìm những cái màu xanh, hạt cát kia nó đi tìm cái màu vàng, và hạt cát kia nó đi tìm cái màu trắng, đó. 

Vấn đề là chỗ đó. mà chúng ta cứ đi tìm, mà mỗi lần chúng ta đi tìm là chúng ta củng cố cái chủng tử của mình. Mỗi một kiếp sống luân hồi, chúng ta giống như trái banh mà trái cầu bằng tuyết vậy đó. có nghĩa là càng lăn thì nó càng lớn, vì sao? Vì nó cuốn theo trong đó rất là nhiều thứ. Các vị biết cái tornado là cái vòi rồng á, khi mà nó đi ngang một nơi nào đó là nó hút theo trong đó bao nhiêu thứ nào là nhà cửa xe cộ thùng thau lon hũ nồi xong chảo muỗng nĩa dao kéo nó hút theo hết nhưng mà cái đó, hình ảnh đó đó nó hút đến một độ thì nó buông, nó hút xong thì nó buông, mình á.  Khi nào mình đắc quả thánh thì mình mới nhả đồ ra, còn dòng luân hồi mình giống như cái tornado lúc nó đang hoạt động, lúc nó đang di chuyển vậy đó, nhưng mà cái hình ảnh dễ hình dung hơn đó là trái cầu tuyết, nó càng lăn nó càng cuốn vào đó bao nhiêu thứ. Chúng ta cũng vậy. trong cái dòng chảy luân hồi, chúng ta càng lăn tới thì chúng ta cuốn vào trong đó bao nhiêu là những gặp gỡ, những cuộc hội ngộ tốt và xấu, thiện và ác, buồn và vui. Cứ càng lăn đi, càng cuốn vào trong đó. Tôi là người miền Tây là tôi đã có một mớ cái hành trang của người miền Tây rồi, những thứ do cha mẹ, anh chị em quyến vào trong đầu của tui rồi, trường lớp Việt Nam, xã hội Việt Nam, thầy bạn tăng ni phật tử Việt nam nó quyến vào trong cái đầu của tui, rồi từ đó tôi đi ra xứ ngoài, tôi tiếp xúc, tôi gặp gỡ, tôi đọc sách, tôi nghiên cứu nó lại quyến vào trong đầu tui thêm một mớ nữa, rồi thời gian tôi ở bên Mỹ, bây giờ tôi chuyển qua Châu Âu tôi ở, thỉnh thoảng qua lại thì mỗi lần tôi qua Châu Âu thì tôi lại quyến thêm những thói quen, những tập tính của bên Châu Âu, thì tất cả những hoàn cảnh nó đưa tôi đi, ở mỗi nơi chốn như vậy tôi quyến nghĩa là tôi gắn vô thêm trong người của tui một mớ. Thì cái nào nó hạp với cái chủng tử của tui nhất thì nó thành ra là phân bón để nó nuôi lớn cái chủng tử đó, và trên cái bước đường lăn lóc trong biển đời đó, có nhiều thứ mà tôi không có thích, nhưng mà do cái hoàn cảnh đặc biệt, nó ép tôi, buổi đầu thì tôi đối với nó bằng tâm thức phản kháng, sau đó là bắt đầu hòa giải rồi thì đồng thuận và cuối cùng tôi biến chất, các vị nên nhớ cái đó nha. Nhớ. Đó là những cái mình không thích đó, còn những cái mình thích thì không nói gì rồi. những cái mình không thích là bắt đầu là tâm thức đối kháng, rồi đến tâm thức hòa giải, tâm thức đồng thuận và tâm thức biến chất. Thì biến chất ở đây nó có hai trường hợp hoặc là tốt hoặc là xấu, các vị còn nghe không? Cho nên, mỗi trang sách quý vị đọc, mỗi phút mình nghe bài giảng là mỗi lần mình đang hun đúc, đang xây dựng, đang kiến tạo, đang chắt mót, đang ki cóp, đang tích lũy cái vốn mới cho chủng tử của mình. Mà Đức Phật Chánh đẳng giác cái cơ hội gặp Ngài rất là hiếm, bởi vì sao? Vì chỉ có Chánh Đẳng giác là cái người mà nhìn mình chỉ có Ngài mới xuyên thấu được trái cầu tuyết 8000 cây số này, đường kính 8000 cây số, cái trái cầu tuyết của mỗi người. Ngài nhìn xuyên thấu quả cầu tuyết của mình, nguyên cái quả cầu tuyết đường kính 8000 cây số đó đối với Ngài ngài nhìn rõ giống như cái trái pha lê đường kính một gang tay, ngài nhìn rất rõ. Ngài biết trong đó là cặn cám, rồi kim cương, rồi vàng, rồi ngọc, rồi cái gì đó Ngài nhìn thấy hết. Ngài biết cái tên này nè, nó cần nghe cái gì thì nó đắc, còn cái tên kia nói tới chết nó cũng không đắc, cái tên này hướng dẫn kiểu nào kiểu nào Ngài nhìn Ngài biết. Mà người duy nhất trên đời này làm được chuyện đó, hiệu quả 100% là Đức Phật. Ngài Xá Lợi Phất chỉ được có 30-40% thôi, nhưng mà Đức Phật là 100%. Ngài Xá lợi phất còn hên xui, Ngài Mục Kiền Liên còn hên xui, nhưng Đức Phật là không, Đức Phật Ngài nhìn Ngài biết rõ cái người này độ được hay không, người này có đắc được ngay bây giờ hay không, mà nếu đắc được thì đắc Đạo bằng kiểu nào, Ngài không cần nói nhiều. Cho nên trong kinh các vị thấy có những bài kinh mà người ta hỏi Ngài một đường, mà Ngài trả lời một nẻo. Mình thấy hình như vậy đó, hình như là Ngài trả lời lạc đề nhưng mà Không. Ngài biết là với cái người này nè, nó hỏi như vậy, nhưng mà trả lời thì phải hiểu cái mà họ đang thắc mắc. Các vị trong room hiểu cái đó không ta? Thí dụ, tôi ví dụ nha, thí dụ bây giờ họ gặp Ngài mà họ hỏi chứ “Ngài nấu cơm chưa? Con đói rồi” . Nếu mà là mình, mình nói: nấu rồi hoặc chưa nấu, nhưng mà Ngài thì không. Tùy người, có người hỏi Ngài nấu cơm chưa? Ngài nói “nấu rồi” có người Ngài nói lát nữa nấu, nhưng mà có nhiều người Ngài gặp họ, họ hỏi Ngài nấu cơm chưa, Ngài nói: bữa nay có giá sống với có quế. Ngài biết cái tên này nó rất là khoái ăn phở, nó mê phở lắm, cho nên khi mà hỏi Ngài nấu cơm chưa Ngài trả lời giống như trớt quớt á, Ngài trả lời “bữa nay có giá thiệt là ngon, với quế có ngò gai tuyệt vời luôn” thì nó nghe vậy là nó chịu rồi. Còn mình, lấy cái não trạng của mình thì hỏi ủa gì kỳ, mà Ngài nói gì mà “bữa nay có giá tươi, có ngò gai, có quế” là sao? Trớt quớt. Nhưng mà không, đối với Ngài, Ngài biết cái người này mà nói vậy thì nó tới hơn. Nó chạm tới tủy, nó chạm tới óc nó luôn, chạm tới tâm thức,.. của nó.

Cho nên, mình đọc sách, đọc kinh là nhớ cẩn thận. Có hai thứ: đó là đọc bằng cảm tính, đọc bằng emotion, đọc bằng feeling; và cái nữa là đọc bằng lý do trí tuệ, cái gì nó phải reasonable cái đó mới xài được, Còn có cái mà chỉ đơn giản là do mình thích thôi thì là chưa được. Tại vì có nhiều cái mình thích mà nó không có cần, còn có nhiều cái mình cần mà căn bản là mình không có thích nó, bởi vì chúng ta biết, chúng ta có hai cái nguồn gọi là hai cái cực tâm lý Thiện và Ác rất là mạnh mà luôn luôn đối lập nhau trong tâm khảm của mình. Thì có những cái cần thì có cần nhưng mà nó đi ngược lại cái bất thiện, hoặc có những cái nó đi ngược cái vốn thiện của mình, mình chịu không nổi. Bởi vì, nên nhớ tôi nói rồi, mỗi người đều có cái vốn liếng thiện và bất thiện, những cái tập tính mình huân tập rất là nhiều đời, tập khí đó. Cho nên khi mà đứng trước một sự kiện, một câu nói, một vấn đề gì đó thì cái thiện, cái ác nó cùng lúc xuất hiện, cùng một lúc nó xuất hiện để mà nó nhận xét, đánh giá, thì nếu chủng thiện nó mạnh á, thì cái thiện nó làm chủ, nó “ok cái này đúng” còn nếu cái ác nó dẹp qua bên, hoặc là nó chấp nhận. Có nhiều trường hợp chấp nhận là tốt, nhưng có nhiều trường hợp bỏ đi là tốt, thì lúc đó là hai cái ông Thiện – Ác ổng dành, ổng dành coi đứa nào rước đứa đó về. Thí dụ như có những người họ nghe nói thọ Bát quan trai bớt ăn, và ngày ăn một buổi, không nghe ca vũ nhạc kịch, không sử dụng mỹ phẩm, không nằm giường cao chiếu rộng, họ nghe vậy họ thích liền, họ nói “đúng, vật chất đơn giản thì tinh thần nó mới phong phú” họ nghe họ chịu liền, nhưng có một tên nó nghe vậy nó nói : tu gì khổ vậy? tu tâm chứ không phải tu hình thức, ăn mấy buổi cũng được, miễn là cái tâm mình thôi. Còn phấn son quen xài thì cứ xài miễn là mình tu tâm thôi, nó nói nghe rất có lý. Nha. Mình xài phấn son đâu có phải mình xài cho mình, mình xài cho thiên hạ. Phấn son mình chưng diện là mình tôn trọng người khác, cho nên mình có quyền xài, khi nào mình xài bằng cái tâm chấp trước, cái tâm chấp ngã hữu thì cái đó không có nên, còn cái này, mình xài mà bằng tâm buông thả, bằng tâm vô chấp, tùy khuynh hướng tâm lý. Có người họ nghe nói Bát quan trai họ có phản ứng như vậy đó. nói chuyện trên trời, có người họ nghe là họ chịu liền, hoặc có người họ nghe họ nói: tu gì khổ quá tôi tu không nổi. Họ cũng tìm cách họ đẩy nó ra, nhưng họ đẩy bằng cách khác, còn cái tên kia họ đẩy nó ra bằng một cái giọng cao siêu nhưng mà cuối cùng họ không cần giữ nó luôn. Đấy. Cho nên quý vị thấy không,chỉ riêng Bát quan thôi, hoặc cái hạnh Bố thí, có nhiều người họ mạt sát cái chuyện bố thí, họ nói nó có làm thì nó có ăn, tại sao tui làm lòi con mắt, đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà bây giờ tôi phải đem cho người khác là sao? Quá vô lý. Nhưng có người họ nghe cái hạnh bố thí họ lại thích, họ thấy đời sống này chia sẻ, giá trị của mỗi con người không nằm ở chỗ anh nhận được cái gì mà nằm ở chỗ anh cho ra cái gì, có nhiều người đối với họ hạnh bố thí nó rất là bình thường, là một niềm vui, nhưng có nhiều người cả đời họ vắt chày ra nước, đối với họ cái chuyện mà đem cho người khác là chuyện vô lý và ngu xuẩn. Còn cái chuyện báo ứng, kiếp sau hổng thấy, trước mắt là thấy hao tiền tốn của rồi. Cho nên cái khuynh hướng tâm lý, có người họ nghe nói học giáo lý họ không chấp nhận được, có người nghe nói ngồi thiền họ không chấp nhận được, có người họ nghe nói giữ giới, nghe nói phục vụ người khác họ không chấp nhận được, nhưng có nhiều người họ nghe mấy chuyện đó là họ chấp nhận đến tơ tóc vì sao? Vì hai cái cực tâm lý, hai cái extreme trong lòng mình, Thiện và Ác đó, cái nào mạnh thì cái đó nó thắng. Nha. Cũng vậy, trong kinh sách, cầm một cuốn sách, cầm một cuốn băng giảng lên thì đó là cái lúc Thiện – Ác của quý vị nó đang giằng có với nhau đó, nó coi đứa nào, trong hai đứa đứa nào mạnh hơn để chọn lấy hay phủ nhận đối tượng trước mặt. Cái đó hoàn toàn là của quý vị nha. Bây giờ quý vị tưởng tượng, hai vợ chồng đi ra phố, bà vợ bả hay nhìn chỗ nào mà có giảm giá 70%, 80% còn ông chồng ngáp lên ngáp xuống ổng coi đồng hồ hoài. Ông chồng ổng coi đồng hồ để ổng trông về nhà, còn bà vợ thì bả không có cần đồng hồ, bởi vì nàng nhìn đồng hồ mất hứng. Nàng phải nhìn chỗ nào, một là đồ hiệu, hai là chỗ nào giảm giá. Có hai vợ chồng đó đi phố, mà trời đất ơi, hai vợ chồng già rồi, năm mươi ngoài rồi, mà âu yếm tình tứ, mà đi vào chỗ shopping ổng cứ nắm chặt cái tay bả thế này không có rời, có nhiều người hâm mộ quá “trời ơi, vợ chồng trẻ, vợ chồng son mà chưa được như hai bác, bác cho chúng cháu cái bí kíp để mà âu yếm nhau mấy chục năm trời” ổng nói “âu cái con khỉ gì, tui mà tui buông bả ra bả nhảy vô shopping rồi” cho nên, ổng nắm chặt cái tay của bả. Các vị thấy khiếp không, hai vợ chồng đi trong cái chỗ đông người mà mỗi người một ý. ổng thì ổng trông về nhà thôi, còn bả thì bả chỉ muốn shopping thôi. Ở đây cũng vậy. Đừng có nghĩ chuyện cười. đừng nghĩ đó là chuyện của hai người mà chuyện của mỗi người. Như vậy. Khi mình nhìn cuốn sách, nghe cuốn băng giảng, đọc vấn đề giáo lý, trong đầu lúc đó là có hai cực tâm lý đối lập nhau nó đang đầu tranh với nhau, một đứa, đứa bất thiện thì nó thấy vấn đề nó khác, còn đứa thiện cái chủng tử thiện nó đánh giá vấn đề khác. Vấn đề là đứa nào mạnh.

Và tôi nhắc lại lần nữa, hãy cẩn trọng với cái gì mình thích, và với cái gì mình ghét, nhiều khi cái mình thích nó không có cần thiết, và nhiều khi cái mình ghét nó lại rất là cần thiết. Nhớ nha. Cái này rất là quan trọng. Có những cái mình ghét nhưng mà nó rất là quan trọng chẳng hạn như bên Châu Âu, bên Thụy sỹ, tôi ở cùng lúc hai nước: Thụy Sỹ và Đức, cách nhau có cái biên giới à. Ngay cái vùng biên giới này, chỗ khác, bên vùng Thụy sỹ thì nó có ba khu vực, Ý Pháp với Đức mà tôi thấy bên Đức thì nó có nhiều loại rau nó kêu là .. Việt nam kêu là bồ công anh á, Tui không biết bên Úc có hay không, mà tui cũng quên mất bên Việt Nam, hình như có mà hình như nhỏ lắm, bên Thụy Sỹ với bên Đức lá to đùng cả gang này nè, mà nó mập ú, mà làm phật tử quen họ làm xà lách họ bỏ giấm với dầu ô liu vô ăn rất là tốt, tôi biết nó tốt lắm. Mà tôi nói thiệt với các vị, nó nhẫn nhẫn nhẫn nhẫn mà bữa nào xui hái nhầm lá già, nó có gai, cái lá đó ở hai cái viền lá nó có gai, nó làm cũng mệt mỏi lắm, cái gai nó cũng giống như là lá ngò gai vậy đó, nó càng già nó càng đắng. Tui nhớ cái chị Phật tử chị làm cho tui một tô, mà chỉ thấy tui ăn nhợn nhợn, chị nói: sư ráng nuốt đi sư, sư ráng nuốt, cái này nó tốt dữ lắm, mà tui chỉ biết chừng chừng là nó tốt thôi, nhưng mà thích là tui không thích, mà mỗi lần mà bả làm ra, tội nghiệp, chỉ thấy mình ăn ớn, chị xắt nhỏ lại, cho dễ nuốt, có bữa chị chuyển qua chị luộc, có bữa thì chị lấy nấu canh, có nấu canh, nó đắng lắm, nấu canh rồi luộc rồi xào rồi làm gỏi mà tui nói cái đó nếu ăn được mỗi ngày thì rất là tốt nhưng mà thích thì không. Thích thì tôi không thích. Thì ở đây Phật pháp y chang vậy hoặc chuyện đời nói chung nó giống như vậy, có những chuyện mà nó giống như cái lá bồ công anh vậy đó, nó nhẫn nhẫn mà nó không có ngon lành gì hết trơn nhưng mà nó cần thiết, còn ba cái thứ tào lao, ba cái thứ đồ chiên, chips, snacks mấy cái đó ai cũng mê hết, con nít Mỹ một trăm đứa là hết 90 đứa nó mê hai cái đó rồi, chips rồi cái snacks á, nhai nhai rồi ba cái bên đây nó kêu chips mà bên kia nó kêu french fried là cái khoai tây chiên mà uống với nước coke, trời cái đó là nó mê cho chết. Cực kỳ nguy hiểm, không có tốt. Sách vở, con người và các tác phẩm đều y chang như vậy. Cẩn trọng. Mà hồi nãy tôi nhắc rồi, ngay cả kinh điển Pali mà mình còn phải cần có cái nhìn khách quan thì nói chi là những sáng tác của đời sau. Mỗi vị họ có tâm đắc riêng, mỗi vị họ có sở, tôi nói chậm nha, mỗi tác giả, mỗi soạn giả họ có điểm tâm đắc riêng, tâm đắc nghĩa là cái họ thích á, mỗi người có cái sở trường, có cái sở đoản riêng, mỗi người có cái thích và cái ghét riêng, thế là họ đem cái sở trường, sở đoản, cái thích, cái ghét, rồi trình độ của họ nữa, họ lấy cái này họ trộn lại thành tác phẩm. Rồi mình mới đem về mình nuốt, mà các vị tưởng tượng có cái gì nó dại cho bằng cái đó. Cái đó là người ta làm theo cái thể trạng của người ta, cái não trạng của người ta, mà mình đem về mình nuốt mà trong khi mình nuốt luôn cả cái vấn đề của người ta. Có những vị họ mê đắm mê đuối Ngài Mahasi, có những vị họ chống đối ngài Mahasi hai tay hai chân, mình phải cẩn trọng, mình hãy cẩn trọng với những người mê ngài Mahasi mà mình cũng phải cẩn trọng với những người chống ngài Mahasi, bởi vì tại sao họ chống, họ chống cái gì? và tại sao họ mê, họ mê cái gì? Nha.

Tương lai chúng ta có cái Kalama chúng ta lui tới ở đó, thì tui nói rồi, cái người mà quý vị làm việc không phải là tôi, not me, never nha, không phải tôi. Cái người làm việc là thiền sư các truyền thống, nhân cái bài giảng này tôi xin nhắc lại, mai này về đó, thì chúng ta vẫn theo đường lối mà tôi đã vạch ra từ đầu. Cứ mỗi một thiền khóa là mình thỉnh một truyền thống về giảng cho mình một đề mục hoặc nhiều cái đề mục, ví dụ đề mục quán bất tịnh, 32 thể trược, rồi niệm Phật, niệm tâm từ, niệm hơi thở, tu các đề mục thiền chỉ như là: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, thì mỗi một khóa thiền như vậy mình tu từ một cho tới nhiều đề mục, có thiền sư chuyên nghiệp hướng dẫn cho mình. Thì tôi tin là sau một thời gian, chừng hai năm trời ròng rã không gián đoạn các khóa thì các hành giả từ kalama ra đi có cả kinh nghiệm hành trì và có cả kiến thức và lý thuyết. đó là tâm nguyện lớn nhất của tui.

Chứ còn có những, không phải có những, mà tất cả thiền viện bây giờ họ chỉ theo đuổi một đường hướng một à, rồi đi theo đó tám năm buông ra vẫn dốt đặc. Trong khi ở đây tôi muốn là các vị về, mỗi thiền sư mỗi truyền thống trao lại cho các vị cái kinh nghiệm của mỗi truyền thống về các đề mục thiền chỉ và thiền quán. Thiền quán thì có 38, thiền chỉ thì có 40 đề mục. trong vòng 2 năm trời, tôi cho 5 năm maximum thì từ đó ra đi các vị sẽ có một cái vốn liếng vừa là kinh nghiệm hành trì mà vừa là kiến thức lý thuyết. Bên cạnh đó, không ở đâu sướng bằng ở đó vì ở đó mát. Tôi ở đó rồi, cao mà nó nằm ở độ cao 1200 mét sea level, tương đương với Đà lạt Việt nam. Bà con ở đó, bà con có thể đi cúng dường, trai tăng các học viện xung quanh không cần đi đâu xa hết. Cứ kêu một chiếc xe, ở bển có loại xe như xe lam vậy đó, rồi nó chở mình đi các chùa làm phước thôi. Nhấc cái phone lên hẹn ngày cái là tới. Sẵn đây, chúng tôi cũng mượn, xin bà con hai phút để tỏ lời cảm niệm chứ không phải tri ân, không phải vấn đề cá nhân tri ân, cảm niệm công đức của một nhóm Phật tử, đặc biệt một gia đình ở bên Cần thơ, đã hỗ trợ cho Kalama một cái pho kim thân. Ở đó mình cần ba pho, một pho ở thiền đường, một pho ở trai đường và một pho lộ thiên. Pho lộ thiên thì cảm ơn, ngay thời điểm này khi chúng tôi chưa gợi ý, thì họ tự nhiên, họ linh cảm, rồi họ hỗ trợ, cũng mượn cái này cảm ơn, cảm ơn các vị. Chúng tôi, không chủ trương kêu gọi nhưng mà cũng phải ghi nhận đó là tấm lòng, một cái duyên phước đặc biệt là ai cũng lo cất lo xây cuối cùng quên mất cái tượng bổn sư, mà không lẽ cất xong không có kim thân quý vị leo lên quý vị ngồi à? Cho nên có kim thân, cái duyên phước, và tôi cũng hi vọng, nói hi vọng, chứ tuyệt đối thì nó hơi buồn cười, tuyệt đối có nghĩa là mình tin mình sẽ làm được đó, là giữa tháng 9, bây giờ là cuối tháng 6, giữa tháng 9 người ta sẽ bàn giao, bàn giao có nghĩa là, nói theo từ của Trung quốc là nghiệm thu á cho mình, bàn giao cho mình hai cái cốc, tức là hai cái thiền thất 8 phòng. Hi vọng là trong 6 tháng nữa, kể từ sau tháng 9 là mình có được cái trai trường, sức chứa là 12 x24 cái diện tích là 12x24 cái diện tích rất là lớn. Nhưng mà có một điều, tôi cũng có cái tâm nguyện là tháng 10 nếu mà cái dịch cúm corona mà nó lắng xuống, và Miến Điện nó cho phép thông thương thì tôi sẽ tổ chức một khóa tu đầu tiên, khóa tu đầu tiên mười ngày cho đến 2 tuần, một trăm phần trăm là lúc đó mình đã có 8 cái cốc. Tùy bà con cốc như vậy dự kiến là 2 người, thì sẵn đây tôi cũng nói luôn là bà con đừng có sợ đám đông thì xin thưa trong thời gian chưa có Kalama chúng tôi về chùa chúng tôi ở cũng phải 2 vị một phòng thôi. Còn có lúc ra nhà trọ của một ông Phật tử cái ông mà bây giờ đang lo cho mình á, thì ra nhà trọ cũng phải hai vị ba vị một phòng. Mà cái phòng Kalama rất là rộng, nếu quý vị hợp với nhau thì cứ 2 vị một phòng. 8 Thiền thất kalama hoàn toàn có thể chứa được 16 người. Như vậy là xong một khóa mini, khóa bỏ túi, pocket retreat trong đợt đầu. Tại sao phải làm gấp như vậy? Thứ nhất, tôi đã hứa trong 2020 phải có khóa tu đầu tiên, thứ hai nữa là mình để lấy hên, thứ ba nữa là theo cái tục của Miến Điện là dầu cái chùa đó lớn cách mấy đi nữa, trước khi khánh thành, người ta có làm cái lễ gọi là lễ dâng cốc, có nghĩa là chùa đó cất 100 cái phòng, thì đợt cất đầu tiên 1 cái 2 cái gì không biết thì cái đợt đầu tiên mà có thể sử dụng được là người ta làm cái lễ gọi là lễ cúng thất cho chư tăng. Thì chúng tôi dự kiến là nếu mà dịch corona nó ok, dịch covid nó ok thì tháng 10, tháng 11, nhưng mà giá nào trong năm 2020 phải làm làm lễ cúng cốc. Lễ cúng cốc vừa xong thì trong cái nhóm tăng mà mình thỉnh về thì mình sẽ giữ vị thiền sư lại, Ngài sẽ làm việc với các vị trong vòng 10 ngày cho tới 2 tuần. Rồi mình tu gieo duyên. Nếu các vị đặc biệt có nhu cầu về giáo lý thì giờ nào học là học mà chúng ta có một ngày 2 giờ học giáo lý về những vấn đề A-tỳ-đàm có liên quan đến Tứ Niệm Xứ hoặc là nói riêng về Tứ Niệm Xứ. Và tôi nhắc lại lần nữa, những buổi học ở đó không giống như bây giờ. Lúc đó chúng ta không nói chuyện với nhau kiểu này, mà chúng ta cùng đem một bài kinh ra, một bài kinh chánh tạng, kinh Pali, chúng ta mới lấy chữ khó, chúng ta mới lấy chú giải coi chú giải nói cái gì cái chữ khó đó. Nhớ nha. Thí dụ, như ở trong kinh Căn bản pháp môn trong Nhật tụng kalama đó, trong đó có cái câu như thế này ‘ ở đây kẻ phàm phu không nghe được pháp của chân nhân, không gặp gỡ chân nhân do không hiểu địa đại là địa đại nên thấy có ta trong địa đại, có địa đại trong ta, ta có trong địa đại, ta nói rằng kẻ ấy không hiểu được địa đại. Thì những cái này bà con tự đọc một mình nó hơi khó, tôi sẽ lấy chú giải tôi giải thích “kẻ vô văn phàm phu thấy có ta trong địa đại là sao?” địa đại là đất á, thấy cái đồng hồ với ta có mối liên quan, cái đồng hồ đó là của ta, ta là chủ sở hữu của cái đồng hồ đó, nhưng mà trong cái nhìn của vị thánh thì vị ấy không nghĩ cái đồng hồ là của ta, và ta là cái chủ cái đồng hồ đó, mà dựa theo kinh điển. nha. Thì một ngày chúng ta có khoảng 2 tiếng đồng hồ để mà đọc lại những bài kinh mà tôi đã select trong những quyển kinh nhật tụng Kalama, không phải ngẫu nhiên mà tôi chọn mấy bài kinh đó, bởi vì những bài kinh đó có những vấn đề giáo lý phải nói là Nền tảng thành trì lẫn Nền tảng nhận thức, và phần lớn thời gian bà con làm việc với thiền sư, thấy ngài ăn, thấy ngài uống nước, thấy ngài cười, thấy ngài đi đứng và đi lặng còn cái chuyện ai nói quý vị tu là tu một mình, tu là tu tâm tu là cái gì gì trên trời tôi không biết, nhưng riêng tôi, cho đến tuổi này, sau bao nhiêu năm làm thầy chùa, tôi thấy rằng sự hỗ trợ từ thầy bạn, từ gương sống của thầy bạn tuyệt đối quan trọng, quan trọng lắm. Cũng tôi nè, não trạng này, thể trạng này nè, mà khi tôi tiếp xúc với người nào đó ít nhiều trong thời gian tôi có thay đổi tốt hơn một số, hình như có, mà tuổi này nè, tôi nghĩ tôi đã già, tôi đã cứng rồi đó nhưng mà có ảnh hưởng, có. Mình ở gần cái người sân si đó là trong suốt thời gian mình có thay đổi, và mình ở gần cái người mà mát mẻ, mình ở gần cái người mà lộp chộp, chụp giựt, mình thấy khác, mà suốt một tuần mình ở gần cái người mà thong thả, điềm đạm, bình tĩnh, chánh niệm, thư thái, thong dong thì trong tuần lễ đó mình thấy khác. Tôi bảo đảm, cái đó 1000%. Đấy là lý do vì đâu phải có Kalama bởi vì ở đó, bà con lấy Kalama làm tâm của hình tròn, trong bán kính nửa tiếng lái xe, trong khoảng chừng 15-20km, tại vì đường xấu là thiền sư và những vị không được tiếng thiền sư nhưng mà cái hạnh, cái khả năng thiền sư là dày đặc. Tại vì các vị tưởng tượng đi, một cái chùa như vậy là hàng trăm vị sư nhỏ, mà mỗi năm các vị đó lớn lớn lớn lên, và bao nhiêu thế hệ, thế hệ gối đầu á. Ông này ông tu ba năm thì thế hệ trước ông có lớp bốn năm ông mười năm ông hai chục năm, mà suốt 2000 năm lịch sử phật giáo Miến Điện, cho nên cao tăng, những vị thạc đức dày đặc như nấm sau mưa. Mà về đó thì mình mới được, chứ còn có người hỏi tôi tại sao không làm ở Việt nam, tại sao không làm ở Mỹ ở Châu Âu, xin thưa: chỉ có ở đó, lạ lắm, chỉ có về Miến Điện tôi mới thấy cái chết nó là bình thường, lạ lắm. Ngày xưa tôi có đọc một bài báo của một ông Mỹ mà ổng về Tây Tạng ổng thấy danh lợi và sống chết là chuyện bình thường, nhưng mà khi tôi về đến Miến Điện tôi quan sát đời sống chư tăng thiếu hụt, và những cái vị mà bác học cao tăng mà tôi gặp gỡ những vị giỏi đó thì tôi nhìn họ như tôi nhìn ngài Sitagu, Ngài Nandamala hay Ngài Pa-auk tôi nhìn các vị đó tôi thấy đúng là trước mặt các vị này cái gì cũng là chuyện nhỏ hết. Mà mình cần cái cảm giác đó thưa quý vị, mình cần lắm, mình cần được gặp gỡ những con người mà trước mặt họ mình thấy chuyện đời là nhỏ. Nên tránh những con người mà khi gặp họ, mình thấy phải giành giựt, phải đấu tranh, ở gần họ mình sợ bị mất cái này, mong được cái này mong được cái kia, nên tránh những người như vậy. Tôi nói thiệt chậm. nên tránh những người mà khi ở gần họ mà mình sợ mất cái này muốn được cái kia. Mình nên gần những người mà mỗi lần mình gặp mặt họ, ngồi bên cạnh họ mình thấy cái gì cũng nhỏ hết. Mình đang cần người như vậy. và Kalama có thể cung cấp cho quý vị những niềm nỗi đó. Ok hẹn lại bà con thứ hai tuần sau, chúc các vị một ngày vui./.

Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Buông Bỏ (1-3) (tiếp theo: Đọc Cái Gì và Tại Sao ? )


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...B%E1%BB%8F

Quote:Kalama tri ân bạn vuihtv ghi chép.

19/07/2020 - 08:41 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi nói đến đề tài: Nên đọc cái gì và tại sao, tôi nói mới có phần đầu thôi, chỉ mới nói phần đầu thì nó hết giờ rồi, thì bài giảng trưa nay mình nói phần còn lại. thì bữa hôm đó tôi có trình bày một chuyện mà tôi cho là căn bản á, là Nội dung đại lược của Tam Tạng, thì cái phần nào là phần Phật ngôn, phần nào là phần do các vị kết tập. Tôi chỉ nói tới đó thôi, còn cái phần tiếp theo, người Phật tử nên đọc cái gì và tại sao thì tôi chưa có nói, chưa có nói. 

Bên Phật giáo Bắc truyền có một câu rất là đáng quan tâm, đó là: “ Y kinh giải nghĩa, Tam thế Phật oan – Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết” có nghĩa là: mình cứ bám chặt từng chữ trong kinh mà mình hiểu cái kiểu mà tra từ điển đó, lấy chữ hiểu chữ đó, thì cũng không xong, “Tam thế Phật oan” tức là mình nói oan Chư Phật, mà “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” có nghĩa là bám khư khư từng chữ hiểu như kiểu trẻ con không được, mà rời kinh một chữ là lời ma chứ không phải lời Phật. 

Vấn đề nó nằm ở đây. Thời kỳ này chúng ta có rất là nhiều phương tiện truyền thông về mặt chữ, chúng ta có sách in, báo chí rất là tiện lợi, thoải mái. Chúng ta có thể qua internet chúng ta có hình ảnh, âm thanh, sống động, trực tiếp. Cho nên, từ chỗ đó, chúng ta có nhiều điều kiện để mà rao giảng, truyền bá Phật pháp. Nhưng mà bên cạnh cái sự tiện lợi đó cho Chánh pháp, nó cũng có cái tiện lợi khác, đó là tiện lợi khác cho cái bất thiện. Đó có nghĩa là thời này có rất là nhiều thầy bà, tràn lan trên internet, tràn lan. Ở đây chúng ta tuyệt đối chúng ta không nhắm đến cá nhân, tổ chức nào để chúng ta bài xích. Đại kỵ, nha. Chúng ta chỉ nói một cách khách quan thôi, thời này chánh tà coi như lẫn lộn trên internet. Và một người Phật tử đa đoan tục sự không mấy khi có thời gian để mà tra cứu, tham khảo một cách tường tận, sâu sắc, nghiên túc, khách quan, bình tĩnh, sáng suốt rất là khó, cho nên hên xui. Mình có ai đó tặng cho mình cuốn sách, hoặc mình tìm, thỉnh ở đâu đó được cuốn kinh, hoặc là mình online, mình vào facebook, mình vào youtube, mình mở ra thì hên xui. 

Hên xui đây có nghĩa là sao? Trong bài giảng intensive ngày hôm qua bên Đức á, chúng tôi có nói chuyện này. Có nghĩa là do 

  1. tiền nghiệp, thiện ác quá khứ, 
  2. rồi khuynh hướng tâm lý 
  3. rồi cộng với môi trường sống 
mà chúng ta có cái nền tảng thiện ác khác nhau, thì hôm qua tôi nói mỗi người cái phiền não mình nó có cái code riêng. Cái code riêng chứ không có giống nhau. Có người tham ái, tham người này không có giống người kia, tham người này có nhiều tà kiến, tham người kia có ít tà kiến. sân cũng vậy, rồi si cũng vậy. Tham – sân – si – ái – mạn – kiến – nghi, ganh tị, bủn xỉn, hôn thụy, trạo hối. Thì ai là phàm phu tất cả phiền não đều có đầy đủ, không có mẻ một gram nào hết. 

Tuy nhiên, vì cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống. Cho nên đối trước một trần cảnh thì mỗi người có hai hướng phản ứng, phản ứng tích cực, có nghĩa là trước một trần cảnh chúng ta có tâm lành. Có người thì trước một trần cảnh vậy họ có tâm từ, có người thì bi, hỉ, xả, chánh niệm, thiền định, trí tuệ, có người trước trần cảnh như vậy thì họ tham, sân, si,.v..v. 

Thì như tôi vừa nói, Tham mỗi người khác nhau. Vì sao? Vì nền tảng tâm lý, nền tảng nhận thức của chúng ta từ nhiều đời nó đã khác nhau. Cộng với sự vun bồi, tài bồi của kiếp này, từ những điều kiện, môi trường chung quanh mình từ bé cho đến bây giờ, những cái đó nó làm nên sự khác biệt giữa người này với người kia cho nên trước một trần cảnh, phản ứng thiện ác của chúng ta nó khác nhau. Và ngay trong giữa những người có cùng phản ứng thiện thì cái thiện của người này nó khác cái thiện của người kia. Nha. 

Cho nên, nhìn một cái lá me bay thì có người họ chỉ nghĩ đó là một chiếc lá. Nhưng có người, họ nhìn chiếc lá me bay họ nghĩ về một kỷ niệm vui. Có người nhìn một chiếc lá me bay, họ nghĩ về những kỷ niệm buồn. Có người nhìn chiếc lá me bay họ nghĩ tới cái chuyện gì đó làm cho họ sợ. Sợ, vui, buồn, giận, nhớ nhung, tiếc nuối, hối hận, dễ sợ chưa? Chỉ là một chiếc lá me thôi. Chỉ là một sợi tóc thôi mà nó có thể khơi gợi cho chúng ta nhiều cái tâm tình, hoài cảm, cảm xúc khác nhau thì nói gì là một trang kinh. 

Cái chuyện mà chúng ta tìm thấy một cuốn sách để mà đọc là nó đã rắc rối rồi. Tôi tôi tìm được cái cuốn A, các vị tìm được cuốn B, C, D, F. Các vị thấy chưa? Cuốn sách mà mình tìm, có được trên tay nó đã khác nhau. Rồi cái điểm tâm đắc của mình trong quyển sách đó nó cũng khác nhau. Và dầu hai người cùng thích một chương ở trong cuốn sách đó, thì mỗi người thích một kiểu. Cái sâu, cái rộng, cái sâu, cái cạn, cái rộng, cái hẹp, của mỗi người cũng không có giống nhau. 

Các vị thấy có dễ sợ chưa? Có nghĩa là chúng ta đi vào cái hành trình sinh tử với tất cả sự khác biệt không ai giống ai hết. không ai giống ai hết, cho nên khi chúng ta có đủ cơ may, vận hội, duyên lành, để mang thân nhân loại, ở được một nơi chốn có điều kiện giáo dục, điều kiện truyền thông, đó là một cái phúc. Nha. Mà, có được những điều kiện đó nó cũng chưa đủ, mới là phúc thôi, mới là cái dạo đầu thôi, mới là cái mào đầu thôi, nhưng mà còn phần tiếp theo nữa, là chúng ta đón nhận, chúng ta đánh giá trang sách, trang kinh đó ra sao nó lại là chuyện khác. 

Nói mông lung như vậy, chúng ta phải có một cái tiêu chí, một cái chuẩn mực nào đó, một cái khuôn thước để chúng theo chứ. Bây giờ nói cả buổi mà chúng ta theo cái gì? 

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch...8-0406.htm

Tăng Chi Bộ (VIII) (53) Pháp Tóm Tắt (post #366, p. 25}

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahàvana, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:

- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

2. - Này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham; đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Ðạo sư".

3. Và này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục; đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác; đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là Pháp, đó là Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư".

Để trả lời cái này, có lẽ chúng ta phải nhắc đến một bài kinh ngắn thôi, trong Tăng Chi bộ (Tăng Chi 8-63 Gotami Sutta), nha. Có lần đó bà Gotami, di mẫu của Đức Thế Tôn đến thưa với Ngài là “Bạch Thế Tôn, hàng hậu học về sau, họ sẽ phải nghe thấy rất là nhiều hướng dẫn có nhãn hiệu là Phật pháp. Và họ phải dựa vào đâu để xác định, minh định được đó là lời Thế Tôn?” Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: “Cái pháp môn nào mà càng theo đuổi càng hành trì, mà giúp người ta được sự an lạc, thì đó là Chánh pháp. Càng theo thì mình càng trở nên tinh tấn đó là Chánh pháp. Càng theo mà mình càng trở nên dễ nuôi, dễ nuôi dưỡng tức là dễ dàng chấp nhận mọi tình huống, trạng huống, hoàn cảnh vật chất để mình có thể sống được một cách an lạc, được nói gọn là dễ nuôi đó, thì đó là Chánh pháp” 

Có nhiều khi vì cái ăn cái ở cái mặc của mình mà nó làm cho khổ mình khổ người thì cái đó là không xong, nha. Cái pháp môn nào, đường lối hành trì nào mà càng theo người ta càng chán sợ đám đông, càng chán sợ đám đông, càng ưa thích sống viễn ly, độc cư thì đó là chánh pháp. Đó là những tiêu chí mà nói gọn lại, Ngài nói Tám tiêu chí, mà mình nói gọn lại. 

Có nhiều cách nói gọn lắm. Giống như là ở trong Chú giải nói rằng, cả Chánh tạng nữa. 

Chánh ngữ là sao? 

Chánh ngữ là cái cách thức, cái đường lối phát biểu nào mà nó dẫn về Bát Chánh Đạo, đó là Chánh ngữ. Cái đề tài đàm đạo nào mà nó dẫn cho mình về Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Định,… thì đó là Chánh Ngữ. Cái ngôn từ nào, cái trạng thái tâm lý nào, trạng thái tâm lý nào, tình trạng tâm lý nào mà giúp cho chúng ta có được những ngôn từ mà hỗ trợ cho Bát Chánh Đạo, thì đó là Chánh Ngữ. Nhớ nha. 

Thì ở đây cũng vậy. Ngài nói cái pháp môn nào, cái đường lối nào mà nó giúp chúng ta có được mấy cái mà tôi vừa nói đó: Tinh tấn, rồi viễn ly, thiểu dục, tri túc, đó chính là Chánh Đạo, là Phật Pháp. Mà nói gọn nữa, cái đường lối nào mà mình càng theo cái Giới mình tốt hơn, cái Định mình tốt hơn, cái Tuệ mình tốt hơn, rồi chính Ngài Ajahn Chah Ngài cũng nói. Ngài nói rằng là: “Đặc điểm của Phật Pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ.” Ngài nói gọn lắm. Ngài Ajahn Chah, Ngài Ajahn Chah người Thái đó.

Ngài nói phân tích ra cho nhiều, thì cuối cùng khả năng buông bỏ chính là đặc điểm của giáo pháp

Buông bỏ là sao?

Cái cuốn sách nào, mà dĩ nhiên người Phật tử mình khi mình biết đạo rồi, mình không có đọc ba cái tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tâm lý, tình cảm xã hội mình không có thời gian mình đọc. rồi mình không có thời gian đọc ba cái chuyện Tàu, Thủy hử, Tam Quốc, Kim Bình Mai, rồi Tây Du Ký, mình không có. Rồi mình cũng không có thời gian đọc ba cái triết học thế gian đâu, trước đây mình cũng không có nhiều thời gian đọc mấy cái đó. 

Thì như vậy, đã là Phật tử thì chúng ta gom gọn lại chúng ta đọc Phật Pháp. Đúng không? 

Mà Phật Pháp thì nó là mênh mông. Phật Pháp có Nam Tông, Bắc Tông rồi Kim Cang Thừa, Mật giáo tùm lum hết, thì mình đọc cái gì?

Thì mình tiêu chí hồi nãy tất cả những tiêu chí mà tôi vừa trình bày, cái ngôn từ nào, cái chữ nghĩa nào mà nó giúp cho mình có được sự củng cố Bát Chánh Đạo, có được sự củng cố trong các hạnh lành, trong 37 phẩm bồ đề, đó chính là cái mình cần nghe, cái mình cần đọc. Và mình kết hợp luôn, cái gợi ý của Ngài Ajahn Chah. Ngài nói: “Đặc điểm của Phật pháp là mình càng theo mình càng có khả năng buông bỏ”. Thì trong bài giảng bữa nay, tôi đặc biệt nói về cái chữ này.

Tại sao mà tôi đưa ra các tiêu chí: Bát Chánh Đạo, Bát đoán Phật pháp rồi xong tôi chốt lại, còn lại một tiêu chí của Ngài Ajahn Chah, đó là: Ngôn từ nào, chữ nghĩa nào, kinh sách nào mà dạy cho mình khả năng buông bỏ tốt, thì cái đó chính là Chánh Pháp. 

Bây giờ mình cùng nhau bàn cái chữ “Buông bỏ”. Buông bỏ nghĩa là sao?

  1. Thứ nhất, mình đọc cái sách đó, mình không có tiếp tục đắm đuối, đê mê trong cái đời sống hưởng thụ nữa, không có tiếp tục đắm đuối, chìm sâu trong đời sống tình cảm nữa. Đó, là một. 
  2. Bước tiếp theo, mình đọc cái đó, mình nghe cái đó, suy tư về cái đề tài đó thì mình bớt hưởng thụ nè, bớt tình cảm nè, bớt cái oan trái, nội kết nè, thù hận nè, xung đột, mâu thuẫn với người khác. 
Đó. Đó là dấu hiệu. Đó là buông bỏ.

Thứ nhất, cái chuyện đầu tiên là buông bỏ cái bậy.

Nên nhớ cái điểm này. Bất cứ một cuốn sách hay bài giảng nào mà nó không mang hơi hướng buông bỏ, mà nó mang hơi hướng ràng buộc, trói chặt. Nó dạy cho mình trói chặt vào một cái gì đó, dầu nó là trói chặt vào niềm tin, trói chặt vào một đường lối nhận thức, thì bản thân nó là có vấn đề. Thí dụ, vị đạo sư, vị thầy nào đó nói cho chúng ta bao nhiêu điều hay ho, nhưng mà nếu mình lắng tâm lại, mình thấy ý ngầm của cuốn sách đó, ý ngầm của ngôn từ đó, ý ngầm của vị thầy đó là khuyên mình tôn vinh cái đường lối của vị đó, tôn vinh con người của vị đó. Nhớ nha. Đại kỵ nha. Đại kỵ cái đó. 

Khi mình thấy rằng, cuốn sách đó càng đọc mà khiến cho mình có khuynh hướng tham thích, bất mãn, chống đối, ràng buộc, với một người, hay sự vật, hay là một đường lối nào đó là bản thân nó đã sai rồi. 

Một vị đạo sư thứ thiệt là chỉ “dấu mặt mà rọi đường cho người ta đi”. Tôi nói thiệt chậm chỗ này. Đạo sư thứ thiệt đó, là dấu mặt, “một tay che mặt, một tay cầm đuốc để rọi đường cho người ta đi”. Ở đây tạm thời mình không có nên nhắc đến trường hợp mà Đức Phật, Ngài tự tuyên Ngài là Chánh Đẳng Chánh Giác, bởi vì chỉ một mình Ngài là cái vị mà coi như là duy nhất có thẩm quyền đó, và cũng nên nhớ cái này, là có những trường hợp đặc biệt thì Ngài mới làm cái chuyện tuyên nhận : “ Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng, Điều Ngự; không gì ta không biết” chỉ có Thế Tôn mới có thẩm quyền đó. Mà hỏi có bao nhiêu người được như Thế Tôn? Nha. Cho nên ở đây mình không nên nhắc đến trường hợp đó. Trường hợp tuyên nhận của Đức Phật. Ngoại trừ Đức Phật ra, thì tất cả những vị thầy khác, tôi nói thiệt chậm, 

Ngoại trừ Đức Phật ra, mà cũng đôi lúc thôi chứ không phải Ngài luôn luôn Ngài muốn cho người ta thấy rõ 32 tướng của Ngài, thấy rõ vầng hào quang 6 màu của Ngài. Không có. Không hề có. Ngài không có được cái gì từ cái chuyện đó hết á. Ngài vì lòng Đại Bi, tùy duyên, có đôi lúc Ngài làm cái chuyện đó, cái chuyện tuyên nhận đó, bởi vì lòng Đại Bi, vì cái đối tượng đó họ cần phải được nghe như vậy, cho nên, Ngài phải nói như vậy. Chỉ có mình Ngài thôi. Chứ còn Ngài Xá Lợi Phất Ngài không hề như vậy. 

Ngài Xá Lợi Phất mở miệng ra là Thế Tôn đã dạy thế này, Thế Tôn đã dạy thế kia. Và ngay trong đêm cuối cùng, trước khi viên tịch, thì thân mẫu của Ngài thấy Chư thiên Phạm thiên xuống chầu hầu Ngài, hào quang sáng rực thì bà mới hỏi là ai? Thì Ngài nói Đó là Đế Thích, Đó là Tứ Thiên Vương, đó là Phạm Thiên. Thì khi bà thân mẫu nghe nói đến Phạm Thiên bà giật mình. Bởi vì bà là đệ tử của Bà-la-môn giáo, cả đời thờ phụng Phạm Thiên, xem Phạm Thiên là Chí tôn vô thượng, là Sáng tạo, là Thượng đế, người mà Cha của muôn loài. Mà giờ nghe nói Phạm Thiên xuống hầu con mình thì bà giật mình. Thì Ngài Xá Lợi Phất Ngài nói thế này: “Xin mẫu thân hãy nhớ rằng, tất cả những vị đến hầu đêm nay đều là học trò của Đức Bổn sư hết á. Từ cái lúc Ngài còn trụ thai trong bụng mẹ, đến lúc Ngài chào đời, đến lúc Ngài đi xuất gia, đến lúc Ngài thành đạo, đến lúc Ngài chuyển vận Pháp luân, thuyết pháp độ đời, tất thảy những nhân vật ấy, Đế Thích, Phạm Thiên đều chầu hầu cung kính lễ lạy Thế Tôn. Ngài là Đạo sư duy nhất của Tam giới.” Tức là một lần nữa chúng ta thấy, đến giây phút cuối cùng thì Ngài Xá Lợi Phất vẫn không hề nói gì về bản thân mình hết. 

Cho nên, Đạo sư thứ thiệt, trừ Đức Phật ra, mình không có nói đến trường hợp đặc biệt của Ngài. Thì Trừ Ngài ra, tất cả Đạo sư thầy bà trong đời, thứ thiệt, thì đều phải một tay che mặt, một tay cầm đuốc mà rọi đường cho đời. Đó là cái dấu hiệu của một con đường đúng. Một con đường mà ngay nội dung đã kêu gọi sự buông bỏ. Và cái người đứng ra làm cái chuyện kêu gọi ấy, cũng phải là một tay che mặt và một tay cầm đuốc rọi đường cho đời. Nha. 

Cho nên, nội dung của Phật Pháp, nội dung của Kinh sách nói chung, những cuốn mà mình cần phải đặc biệt lưu tâm để tìm đọc, cái chuyện đầu tiên, là kêu gọi sự lìa bỏ ác pháp, lìa bỏ cái chuyện xấu, chuyện bậy. Đó. Càng đọc mà lòng nó càng tháo cởi, tháo cởi cái gì? 
  1. Không tiếp tục thương thích người, vật, sự kiện nữa. Đó là sự tháo cởi một. 
  2. Cái tháo cởi thứ hai là không tiếp tục thù oán, nội kết, oan trái, mâu thuẫn, xung đột, chống phá, thì đó là tháo cởi thứ hai. 
Nói gọn lại là không có tiếp tục bị ràng buộc trong cái thích và cái ghét, trong cái đam mê và trong cái bất mãn nữa. Đó là nội dung một, cái nội dung một của tinh thần buông bỏ. Sách nào, bài giảng nào, thầy bà nào mà hướng dẫn mình làm được chuyện đó, thì trước mắt, đó là đối tượng mà mình có thể, có thể lưu trước. 

Và điều thứ hai, đại kỵ tránh cái chuyện mà thờ Tổ. Chư Phật là đại diện cho Chân lý. Thờ Phật là thờ Chân lý, ngoài Chư Phật ra thì tất cả đều là những người nói theo lời Phật. Nha. 

Bữa hổm tôi có nói rồi. 
  1. Nếu sư phụ mình mà nói sai lời Phật thì hay bằng trời đi nữa mình cũng nên tránh. 
  2. Còn nếu sư phụ mình mà nói hay mà nói y chang như Phật thì cái người mình phải mang ơn là Phật chứ không phải là ông thầy. 
Cái ông thầy đó mình có mang ơn là mang ơn ổng nắm tay, ổng dắt mình đi một đoạn đường tới đó là đủ rồi. Cái niềm tri ơn, cái niềm mang ơn tới đó là đủ rồi. Chứ không thể nào một đời phục lụy, tôn thờ, thần tượng coi thầy là tất cả, quên mất hình ảnh Thế Tôn, là nhạt nhòa bóng dáng Đức Chánh Đẳng Chánh giác thì đó là sai. 

Tôi nhắc lại, nếu sư phụ nói y chang lời Phật thì cái người mình phải tri ơn thực sự, cái chỗ mà mình mang ơn, đặt cái tri ơn sâu sắc vẫn là Thế Tôn. Còn nếu sư phụ nói sai thì không có gì để nói. Nha. Cho nên, điều đặc biệt đại kỵ đó là thờ thầy. Hồi nãy tôi có nói rồi. Vì mỗi người đi vào hành trình sanh tử mù mịt với những hành trang thiện ác khác nhau, cho nên trên nền tảng nhận thức ấy, trước một trang kinh, chúng ta có cái nhận thức, có cái đánh giá có thể không giống nhau. Cẩn thận cái này. Có nhiều khi sách người ta không có ý như vậy, nhưng mà do cái vốn liếng, cái nền tảng nhận thức của mình nó đã dắt mình đi về một cái hướng mà ngoài ý muốn của tác giả, dịch giả, soạn giả, diễn giả. Nhớ cái này nha, cái này rất là quan trọng.

Cho nên, cái thứ nhất, tinh thần buông bỏ. Buông bỏ ở đây là gì?

1/ Buông bỏ ở đây có nghĩa là cái pháp môn đó, lời dạy đó, trang kinh đó, cuốn sách đó dạy ta bỏ ác theo thiện. Đó là cái bỏ thứ nhất. Cái ác đây gồm có hai: 
  1. có nghĩa là bỏ được cái đam mê, 
  2. bỏ được cái mâu thuẫn, chống trái. 
Đó là cái bỏ đầu tiên, là bỏ cái ác.

2/ Cái bỏ thứ hai là bản thân cái lời kinh đó, bản thân quyển sách đó, bản thân bài giảng đó nó được trình bày trong ý niệm Vô Ngã Vị Tha. Chứ còn nếu mà nó được tuyên truyền, rao giảng theo cách điệu kêu gọi một sự thần tượng, thờ phụng cá nhân hay là một đường lối, một đoàn thể nào đó, đó là Sai. Đó là cái tinh thần buông bỏ thứ hai.

3/ Cái tinh thần buông bỏ thứ ba đó là sao? 

  1. Mình đã bỏ ác theo thiện. Tốt. 
  2. Mình bỏ cá nhân để về với chân lý đại đồng. Tốt. 
  3. Nhưng mà còn cái bước ba nữa. Tất cả những gì hay cái gì tốt nhất mà chúng ta có được trên đời này từ nhận thức cho đến hành trì, nó tốt bằng trời đi nữa thì tất cả chỉ là những trạm dừng trên hành trình vạn lý mà thôi.
Ngồi thiền một ngày hai buổi, một buổi ba tiếng, cộng lại là 6 tiếng, hay quá; nhưng mà nó có phải là điểm cuối để chúng ta tâm đắc, để mà dừng lại, để mà coi nó là tối thượng tối hậu hay chưa? Chưa. Thời gian ba tiếng sáu tiếng nó chưa, nó chỉ là một đoạn đường thôi. Ba tiếng thì khá hơn hai tiếng rồi đó là khả năng ngồi thôi.

Nhưng mà trong thời gian ngồi đó, cái niệm của anh, cái định của anh, cái tuệ của anh, cái khả năng an lạc của anh nó được bao nhiêu, nó ra sao? How? How long? How much? Cái đó là tính khác nữa. Ba cái How lận. How dữ lắm. How, How long, How much. Chứ còn mình cứ nói là tôi ngồi ba tiếng. nhưng mà anh an lạc được bao lâu trong ba tiếng đó. chứ không phải là ngồi được ba tiếng là anh chánh niệm suốt ba tiếng. Sai. Đâu phải ngồi ba tiếng là anh an lạc ba tiếng, anh trí tuệ ba tiếng. Sai. Chưa hẳn. 

Anh ngồi thì ba tiếng đó chỉ mới là con số 1 thôi.
Con số 2 là anh an lạc được bao lâu trong cái 3 đó. 
Cái 3 đó mới là mẫu số cái tử của nó là bao nhiêu? Một tiếng trên ba, hai tiếng trên ba, nửa tiếng trên ba, bốn mươi phút trên ba, mười lăm trên ba, năm phút trên ba tiếng nha. 

Ở đây hãy nhớ rằng, 
  1. tất cả mọi thành tựu, 
  2. mọi sở chứng trên con đường đạt đến cứu cánh giải thoát đều là trạm dừng hết.
Cho nên, Tinh thần buông bỏ, cái thứ nhứt là gì? 
  1. Bỏ ác về với thiện. 
  2. Cái thứ hai là bỏ cái riêng để đi về cái chung. 
  3. Và cái thứ ba, phải biết bỏ cái thiện thấp lên cái thiện cao. 
Dĩ nhiên mình tu hành mình không có cái ý mà cạnh tranh, ganh đua, với người hay với bản thân nhưng mà mình
  1. Nếu sư phụ mình mà nói sai lời Phật thì hay bằng trời đi nữa mình cũng nên tránh. 
  2. Còn nếu sư phụ mình mà nói hay mà nói y chang như Phật thì cái người mình phải mang ơn là Phật chứ không phải là ông thầy. 
Mình phải có khả năng 
  1. lìa bỏ cái thấp để lên cái cao, 
  2. lìa bỏ cái hẹp để lên cái rộng, 
  3. lìa bỏ cái cạn để tới được cái sâu. 
Nha. Nhớ cái đó. Đó là cái lìa bỏ thứ ba.

  1. Cái lìa bỏ một là mới là bỏ ác theo thiện
  2. Cái thứ hai là bỏ cái riêng theo cái chung
  3. Nhưng mà cái thứ ba là bỏ cái thiện thấp theo cái thiện cao, thiện rộng hơn, lớn hơn, sâu hơn, cao hơn.
Nhớ nha. Thì tinh thần buông bỏ này bàng bạc, phảng phất, lan tỏa, trải rộng khắp toàn bộ cái gọi là Phật ngôn. 

Tất cả mọi pháp môn hành trì, tất cả mọi công đức mà Thế Tôn đã dạy cho chúng ta hoàn toàn và tuyệt đối gói gọn trong chữ “buông bỏ”. 

Bố thí là gì? Là bỏ cái bàn tay bủn xỉn, mở rộng nó ra, bỏ cái bủn xỉn gọi là bố thí.
 
  1. Bỏ cái vô đạo đức, vô hạnh thì gọi đó là giới
  2. Bỏ cái phóng tâm, thất niệm được gọi là Thiền, là Định, là Tuệ. 
  3. Bỏ cái phóng dật thì gọi là Định mà 
  4. bỏ cái thất niệm được gọi là Tuệ
Nhớ. 

  1. Bỏ cái vô minh để có được cái minh
  2. Bỏ cái tà để có được cái chánh
Và nên nhớ cái tinh thần Phật pháp, cái này quan trọng lắm. Anh không cần mong tôi được Chánh, mà chỉ cần anh bỏ cái tà. Nhớ nha. 

Bài giảng hôm nay đặc biệt tôi nói chữ “Buông bỏ”, đặc biệt tôi nhấn mạnh chữ “buông bỏ”. 

  1. Anh không cần hướng tới cái Chánh mà anh chỉ bỏ cái tà của anh là tự nhiên anh được Chánh. 
  2. Anh không cần cầu làm Thánh, anh chỉ cần làm sao anh đừng có còn là Phàm nữa .  
  3. Anh không cần cầu Niết Bàn, anh chỉ cần làm sao đừng có sanh tử nữa. 
Sanh tử ở đây nó có nhiều nghĩa lắm. 
  1. Sanh tử là chết kiếp này sanh ra kiếp khác đó là sanh tử. 
  2. Hồi nãy Thiện bây giờ Ác đó là Sanh tử. 
  3. Hồi nãy vui, bây giờ buồn, đó là sanh tử. 
Nha. Nhớ cái đó. Và 
  • cái cuối cùng, đó là lúc vậy lúc khác, lúc sanh lúc diệt đó là sanh tử. 
Tu tập như thế nào để khi mà chứng A-la-hán rồi, tắt thở rồi vị A-la-hán không còn sanh không còn diệt nữa. Thì cái đó mới là cái rốt ráo. Nhớ nha. 

Cho nên ở đây, vấn đề ở đây là tu không phải để đắc cái gì mà là bỏ cái gì. 

Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần. Tất cả hành giả đến với thiền viện hay là tu tập tại nhà luôn luôn nằm gọn gàng trong hai hạng sau đây: 
  1. Một, là tu để đắc cái gì. 
  2. Hai, là tu để bỏ cái gì. 
Thì theo tôi, tôi chọn cái Tu để bỏ cái gì nó an toàn hơn. Vì sao? Là vì cái cần bỏ mình biết rõ. Cái cần bỏ mình biết rõ: đây là bủn xỉn, đây là ganh tị, tật đố, nhỏ mọn, hẹp hòi, hèn hạ, ty tiện, đê hèn, mình biết. 

Còn mà để đắc cái gì đó, làm sao mình biết đó là cái cần đắc. Rồi chưa kể trên cái hành trình mà để tìm cái mình đắc, cực kỳ nguy hiểm, rất dễ ngộ nhận. 

Tôi nói hoài giống như nói giỡn mà nó là thật. Cứ nghe nó mát lạnh lạnh mát mát rợn rợn, rồi là bắt đầu nó khoái rồi đó. Ngồi hồi đó nó ngồi 15 phút bây giờ nó quất cho ba tiếng là thấy khoái rồi đó. Ngày xưa nhớ dở bây giờ nhớ giỏi, ngày xưa đi nghe đạo không hiểu, bây giờ nghe tới đâu hiểu tới đó, là thấy khoái rồi đó. Quá nguy hiểm. Đấy. 

Mà cái quan trọng nhất không phải học để có trí mà học để bớt ngu. 

  1. Không phải học để giỏi mà học để bớt dốt
  2. không phải ngồi thiền để được niệm mà để không còn phóng dật nữa. 
  3. không phải tu để được Tuệ mà để bớt Vô minh. 
Nhớ cái đó. Nhớ cái đó. Rất là quan trọng. 

Tu không phải để thành Thánh mà để Không còn là Phàm. Quan trọng lắm. 

Tôi đã nói hoài cái cách tu á, là 
  1. tu kiểu lượm ve chai và 
  2. tu kiểu đổ rác. 
Tu kiểu đổ rác nó an toàn lắm. Cứ thấy rác là liệng thôi. 
Còn tu kiểu lượm ve chai nó rất là nguy hiểm, có nghĩa là gặp cái gì cũng lượm lượm nhầm trái lựu đạn là chết, nha. Mà lựu đạn sét nó còn nguy nữa. Bởi vì cái lựu đạn mới đó, thì cái muỗng của nó, cái chốt của nó bật ra hay không mình biết. Còn cái thứ lựu đạn sét nó bật ra hay không mình đâu có biết. Hồi nãy mình thấy nó sét nó không có bật, bây giờ nó khùng khùng, nó lăn lăn nó xóc xóc. Cho nên, lượm nhằm lựu đạn, lượm nhằm thuốc độc là nguy hiểm, lượm nhằm chất nổ, chất gây cháy là nguy hiểm. Nha. 

Cho nên, Tu kiểu đổ rác là cứ thấy rác là liệng thôi. Nó an toàn. Tu kiểu bỏ ra nó an toàn hơn kiểu lượm vào, nhặt lên, cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì miệng liệng, 

  1. cái khả năng liệng nhầm, thứ nhất, khả năng liệng nhầm nó ít hơn khả năng lượm nhầm. Đó là cái thứ nhất. 
  2. Cái thứ hai, cái liệng nhầm nó ít nguy hiểm hơn cái lượm nhầm. 
Cái nào cũng “l” hết á, một cái “liệng” một cái “lượm ” Liệng nhầm nó ít có nguy hiểm hơn cái lượm nhầm. Kể cả mình có liệng nhầm 1 ký vàng nó cũng không có nguy hiểm bằng lượm nhầm trái lựu đạn. Nhớ cái đó nha. 

Cho nên, tu là hành trình đổ rác. Thấy rác là bỏ nó tốt hơn. Tu là để bỏ phàm nó tốt hơn là tu để chứng Thánh. Bởi vì mình đâu có biết Thánh ra làm sao. Mình đâu có biết cái thiện nó ra làm sao. 

Cứ năm triền là lìa bỏ. 
  1. Bỏ cái dục triền, không còn đam mê trong vật chất. 
  2. Bỏ cái sân triền, không còn bất mãn này nọ. 
  3. Hôn thụy triền là hạn chế, bỏ cái lười biếng và buồn ngủ, tìm đủ mọi cách hạn chế cái lười biếng và buồn ngủ. 
  4. Bỏ cái trạo hối triền, có nghĩa là không có tiếp tục phóng dật, và tiếc nuối chuyện đã làm và chưa làm. 
  5. Hoài nghi triền ở đây có nghĩa là hạn chế, không có lưu tâm đến chuyện không cần thiết để rồi hoang mang, nghi hoặc. 
Nhớ nha. Tìm hiểu cẩn thận để rồi tin chắc vào đường lối hành trì của mình. Thì cái đó được gọi là lìa bỏ Hoài nghi triền. thì chỉ cần lìa 5 triền này, đủ duyên, anh đắc thiền, sơ thiền, nhị thiền. 

Đủ duyên, khi anh lìa 5 triền này thì đủ duyên anh đắc sơ, mà anh đắc sơ rồi thì cái chuyện nhị thiền nó không khó. Mà đắc được nhị thiền rồi thì cái chuyện tam tứ thiền nó không phải là chuyện khó. Nhớ nha. 

Cho nên, nó mắc là nó mắc ở chặng một á. Nhớ là nhớ chỗ đó.

(Còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Buông Bỏ (2-3)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...B%E1%BB%8F

Cho nên, hôm nay bà con hỏi tôi : "Sách gì cần đọc ? Bữa hổm, kỳ trước, Sư bác sạch sành sanh vậy bây giờ tui đọc cái gì ?" Xin thưa kỳ rồi tôi không có bác. Kỳ rồi tôi chỉ phân tích, tui xì ra cho bà con biết một cái sự thật mà hiếm người Phật tử bận rộn có để ý tới. Nha. Có nghĩa là, Tam Tạng kinh điển là như vậy đó. Tạng luật là gồm có nội dung như vậy, kinh như vậy, A-tỳ-đàm như vậy, đó là mới có nửa bài thôi. Thì sáng nay, tôi mới phân tích thêm là mình cần đọc cái gì và tại sao ? Nhớ nha.

Thì cái tinh thần buông bỏ trong Phật pháp tôi nói rồi, nó có ba : 
  1. Một là bỏ ác theo thiện. Chỉ cần bỏ ác là tự nhiên nó theo thiện thôi. Chứ đừng có nghĩ cái chuyện đi kiếm cái thiện. Nha. Cứ bỏ ác, biết đây là bủn xỉn là được rồi, biết đây là ganh tị, biết đây là nhỏ mọn, biết đây là tà kiến là được rồi. Khi mà anh biết được đây là tà kiến là anh đã biết được Chánh kiến rồi. Anh nhận diện đây là bủn xỉn, đây là ganh tị là anh đã lìa bỏ được hai cái đó rồi. Nha. Nhớ nha. Cái đó rất là quan trọng, rất là quan trọng. Cái buông bỏ thứ nhứt, là buông bỏ cái ác, để theo thiện. 
  2. Cái thứ hai, là bỏ cái riêng để về với cái chung. Thì cái riêng ở đây là gì ? Không nghĩ tới mình, để mà vun xới cái tôi là một, không nghĩ đến cá nhân để thờ phụng như là một thần tượng đó gọi là bỏ cái riêng về với cái chung. Nha. Thấy ác biết là ác, thấy chuyện không nên làm thì tránh, thấy lời không nên nói thì tránh. Chỉ vậy. chứ không có vun bồi cái tôi. Không có cái chuyện tôi tu, không có cái chuyện tôi giỏi, không có chuyện tôi cao, tôi thấp, tôi tiến, tôi lùi. Không. Không có cái tôi nào ở đây hết. 
Cứ thấy rác là đẩy ra, thấy rác là đẩy ra chứ không có giống như người quét sân. Cái người đời mà không biết đạo á, khi họ quét sân, khi họ trồng hoa thì họ quét, họ nghĩ rằng cái sân của tôi nó đã sạch rồi, vườn hoa của tôi nó đã đẹp rồi, nhưng mà đối với người tu thì không. Người tu giống như người uống thuốc chữa bệnh vậy đó. Cứ thấy bệnh thì mình uống thuốc vô. Uống thuốc không hề cần đến ý niệm là bữa nay tôi uống tám viên, mười viên, không. Cứ thấy bệnh là uống thuốc vô. Uống thuốc bằng tâm niệm của người đang bị bệnh. Đấy. Ở đây cũng vậy. Bữa nay mình ngồi được bao nhiêu, bữa nay mình khá hơn hôm qua, hay là tệ hơn hôm qua, mình có cái gì cần phải điều chỉnh, chỉ nghĩ tới đó thôi ? Nhưng mà đặc biệt ở đây không có cái chuyện tôi hay hay là tôi dở, tôi hơn người này, tôi kém người kia là sai. Nhớ nha. Mình tu tập theo tinh thần của người quét rác, của người bị bệnh uống thuốc. Nhớ. Đó là tinh thần buông bỏ của Phật pháp. Đó là có người hỏi tôi : Nghe đâu muốn chứng Thánh là phải có Ba la mật, có nghĩa là cái công đức nhiều đời, như vậy thì làm sao mình biết mình có ba – la – mật ? Tui nói : không cần. Không cần lưu tâm đến cái chuyện mình có bao nhiêu cái ba – la – mật, dày hay mỏng, không có cần, chỉ nhớ cái này : Hãy bỏ đi cái suy nghĩ cho rằng tôi đang vun bồi ba – la – mật. Hãy bỏ cho bằng được cái chuyện đó. không có chuyện vun bồi, bởi vì mình không biết mình không có đủ hay là thiếu. Mình không cần. Mà cái quan trọng là tôi phát huy các khía cạnh của ba – la – mật để nếu đủ duyên tôi chứng quả đời này. Còn chưa gì hết mình đã mang cái tâm trạng tiểu thừa, chưa gì hết mình đã thấy mình đã tu bằng tinh thần mặc cảm tự ti là « tôi đang vun bồi ba – la – mật ». Nhiều người họ hay nói cái đó, « nguyện cho kiếp sau tôi được cái này », « nguyện cho kiếp sau tôi được cái kia » đó là tinh thần tiểu thừa các vị biết không ? Tiểu thừa ở đây định nghĩa mới đó. Định nghĩa mới tiểu thừa là vậy. Có nghĩa là chưa gì hết mình đã mạ khô giống thúi, là tiêu gia bại chủng. Làm sao mình biết, làm sao mà mình mình đủ hay thiếu, cái đó không quan trọng, nha. 

Cái quan trọng là cứ cắm đầu tu tập, 
  1. cắm đầu trau dồi giáo lý, 
  2. cứ cắm đầu sống chánh niệm.
Nếu hôm nay Phật tử hỏi tôi : Bây giờ sư nói nhiều quá, bây giờ tôi làm cái gì ? Tôi nói có hai chuyện thôi : Một là trau dồi giáo lý, hai là sống chánh niệm. không có cái thứ ba. Không có cái thứ ba. Nha. Chỉ có hai cái đó thôi. Học giáo lý căn bản, rồi sống chánh niệm. Rồi các vị hỏi tui thêm, rồi ba cái trì giới, bố thí, phục vụ,… ? yên tâm. Yên tâm chuyện này. Khi mà anh cứng giáo lý rồi, anh sống chánh niệm rồi, nha. Anh biết rõ cái này bủn xỉn, cái này là ganh tị, cái này là tham là giận anh biết rồi thì tôi hứa với anh một chuyện, cái cơ hội mà anh bố thí, cơ hội mà anh phục vụ, cơ hội mà anh thuyết pháp nó đầy ra đó. Anh yên tâm anh đừng có lo chuyện đó. Nha. 

Tôi nhắc lại. Anh yên tâm anh làm dùm tôi hai chuyện. Đúng hai chuyện thôi. Đó là : Anh học giáo lý căn bản, rồi thì anh sẽ sống chánh niệm. còn các vị hỏi Giáo lý căn bản là sao ? Đó chính là nội dung tuần sau. nhớ nha (Post # 336-338 tiếp theo bài "Buông Bỏ" này). Nội dung của tuần sau, là : Thế nào là giáo lý căn bản ?

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A3n

Còn bữa nay tôi chỉ nói nửa phần còn lại của bài giảng kỳ trước, của đề tài kỳ trước. 

Đó chính là : Đọc cái gì và tại sao ?

Thì hồi nãy tôi trở lại vấn đề ba – la – mật. Chúng ta không cần biết mình có ba – la – mật đủ hay thiếu, mà mình chỉ cần phát huy tinh thần của ba – la – mật, có nghĩa là tu được bố thí được, bố thí được là bố thí, giới được là giới, niệm được là niệm, định được là định, phục vụ được là phục vụ, đủ duyên chứng, không đủ duyên thì đời sau kiếp khác, nó là chủng tử cho mình. 

Các vị cũng không cần thiết phải bận tâm là tôi sẽ nguyện thành Thinh văn, là Độc giác, là Duyên giác, là Phật tổ, là Chánh Đẳng Giác, không cần quan tâm. Cứ làm tròn cái lời dạy của Đức Phật thì tự nhiên cái duyên nó dắt mình đi. Tự nhiên. Nếu mà cái chủng tử hồi trước của mình, là mình gieo là Đắc Thinh văn càng nhanh càng tốt, thì ngay đời này kiếp này, cái duyên nó đủ rồi thì tự nhiên là mình đắc. 

Rồi các vị hỏi sao thời này không thấy ai đắc ? Sai. Sai bét. 

Những người đắc, họ không có nói, mà người nói, họ không có đắc. 

Nha. Đừng có mặc cảm, tôi là người độn căn, thiếu duyên, Sai. Đừng có nói thời này Mạt pháp không ai đắc. Sai. Sai nữa, càng nói càng sai. Họ đắc, họ không có nói. Họ đắc họ không có khoe. Họ đắc họ không có đi lang bang xẹt hào quang như là hàng gió đá cho mình thấy. Nha.(37:20) Đắc rồi thì họ chỉ nói khi họ không thể im lặng. Nha. 

Còn mình chỉ im lặng khi không thể nói. Hình như có chỗ khác. Có một điểm khác biệt chỗ này : Họ chỉ nói khi không thể im lặng ….. Im lặng khi không thể nói. Cũng giống như tiêu chí bảo vệ môi trường của các nước tiên tiến và các nước tụt hậu nó giống nhau. Mấy nước như Việt Nam, Trung Quốc nó chỉ giữ lại cây cối (37:50) khi nó không thể đốn, còn cái tụi Mỹ, tụi Thụy Sỹ, nó chỉ đốn khi nó không thể giữ. Một bên thì nó chỉ đốn khi không thể giữ, còn một bên nó chỉ giữ khi nó không thể đốn. Thì ở đây cũng vậy, mình á, trong đời tu của mình mình đừng có nên nói rằng, im lặng là vàng. Sai. Im lặng chưa hẳn là vàng, bởi vì có trường hợp, Bậc Thánh họ mở miệng nó còn quý hơn vàng. Nó quý hơn vàng, họ mở miệng. 

Có trường hợp im lặng nó quý như vàng là bởi vì nói ra nó là chì. Nói ra nó là chì thì không nói, mà khi nói ra nó là vàng thì phải nói. Phải nói chứ. Cho nên, Đạo Phật kỵ cái cực đoan, Đạo Phật không có một chiều. Nha. 

Chính Đức Phật, Ngài nói Ngài là Vibhajjavado chứ không phải ekamsavado. Ai mà biết search google đánh dùm tôi chữ « vibhajjavado » hai chữ « j » á. Vibhajjavadi và Ekamsavadi. Chính Ngài xác nhận ta là người vibhajjavadi, ta nói chuyện đa diện, nói chuyện có phân tích, chứ ta không phải là người ekamsavadi, ta không phải là người nói chuyện phiến diện một chiều. Ngài không có dạy đệ tử phiến diện một chiều. Ngài luôn dạy đệ tử gọi là ….phản biện, và đệ tử của Ngài được gọi là …. là những người đào luyện để trở thành những người có khả năng phản biện. Đấy. Nhớ cái đó. 

Ở trong kinh Nhật tụng Kalama chúng tôi đặc biệt sưu lục những bài kinh mà tôi cho Nhớ cái đó. 


Ở trong kinh Nhật Tụng Kalama chúng tôi đặc biệt sưu lục những bài kinh mà tôi cho rằng cần thiết, cấp thiết nữa là khác. Cấp thiết, tức là cần mà cần gấp á, gọi là cấp thiết, cho những người tự thấy mình không có điều kiện nghiên cứu kinh điển, nha. Thì có thể 25 cuốn kinh tạng mỗi cuốn 500 trang mà bây giờ mình gom lại, 25 cuốn mà mình gom lại có 3 cuốn thôi, mỗi cuốn 500 trang, mà trong khi kia là 25 cuốn, mà mỗi cuốn cũng 500 trang Chánh tạng. Bây giờ mình gom, gom ở đây không phải là mình chê cái phần còn lại, mà mình gom lại những cái mà mình tạm gọi là thuận tiện cho những người cái thời kỳ mà nhiễu nhương, bận rộn, này nè. Thì họ đang cần. Cái đó là cần hơn. Mình gom lại cho họ. Chứ cái phần còn lại, không phải là dở. Không phải. Giống như trong rừng như vậy, thì chuyện trước mắt tôi thấy một số bà con cần một ít bỏ túi để đi rừng, thì tui có quơ một số nắm một số trái, rồi hứng cho mớ nước suối để bà con bỏ túi để bà con lấy đó làm hành trang nghiên cứu phần còn lại. Chứ không phải trong rừng chỉ có chừng ấy nắm, chừng ấy trái, chừng ấy nước uống. Sai. Sai. Mà tôi thấy bà con bắt đầu hành trình vào rừng thì tôi có bỏ công ra tôi quơ mớ để cho bà con bỏ vô cái bị đeo ở sau lưng á, đi. Đi nghiên cứu cái phần còn lại. Nhớ nha. Nhớ cái đó.

Cho nên, tôi quay lại, cái vấn đề, ba – la – mật. ba – la – mật là sao ? Là tất cả hạnh lành từ cái chùi cầu rửa chén, dắt người mù qua đường cho đến cái chuyện mà hi sinh thân mạng cúng dường Phật bảo ba đời mười phương. Tất thảy đều gọi là công đức. 

Nhưng mà công đức ấy, có được gọi là ba – la – mật hay không thì nó phải dựa vào điều kiện này, là : 

Cái người nào dốc lòng cầu giải thoát không muốn tiếp tục sanh tử quẩn quanh trong ba cõi sáu đường, thì với người đó, họ làm bất cứ công đức gì nó được gọi là ba – la – mật. 

Còn cái người mà lén lén, thầm mong có mặt hiện hữu trong một cái hình thức, một cảnh giới, một cái điều kiện, một hoàn cảnh, một môi trường nào đó, thì rất có thể công đức người đó chỉ là công đức hữu lậu thôi. Nó có nghĩa là nó chỉ là điều kiện để quẩn quanh trong ba cõi sáu đường, ngũ thú lục đạo. 

Nha. 

Còn riêng cái người nào mà có cái lòng cầu giải thoát, chán sợ sanh tử, không thiết tha trong chuyện hiện hữu thì tất cả công đức lớn bé mà họ làm được đều được gọi chung là ba – la – mật. Từ tiếng Phạn là Parami. Parami nó có nhiều cách định nghĩa, mà trong đó có một cách mà có thể nói dễ nhớ nhất là param (bờ kia bến khác) + i (đi). Parami là Con đường mà để đưa mình qua bờ kia, bến khác, không tiếp tục ở bờ sanh tử này nữa, là parami = param + i. Nhớ nha. 

Bây giờ cái người mà có ba – la – mật đó, mình không có cần thiết biết là mình có hay không mà mình nhớ thế này, người nào có khả năng làm được ba cái buông bỏ vừa rồi đó, chỉ có ba – la – mật mới làm được cái đó, và làm được nhiều, các vị hỏi tôi : Nhiều là sao ? Dạ, nhiều là đủ xài, đủ để mình không còn là phàm nữa, đủ để mình thay đổi con người cũ của mình, thì đó gọi là làm nhiều, làm đủ. Nha.

Các vị nhớ, cái thứ nhất, đặc điểm của ba – la – mật là gì ? 
  1. là khả năng buông bỏ cái ác qua cái thiện. khi nhận nó là ác thì có khả năng buông bỏ nó (43:00), không có tiếc nuối nó. Không vì tiếc nuối, không vì sợ hãi, không vì bất mãn. Tiếc nuối, sợ hãi, bất mãn, mà tiếp tục ở lại với cái ác nữa. Thì cái đó được gọi là khả năng buông bỏ một. 
  2. Khả năng buông bỏ hai (43:14) là bỏ được cái riêng
Thứ nhứt là bỏ xấu qua tốt. 
Thứ hai là bỏ được cái riêng về với cái chung. Có nghĩa là không có tiếp tục tự giam nhốt mình trong ý niệm riêng tư. Riêng tư ở đây có hai : Riêng ở đây là mình, và riêng ở đây là một đối tượng, thần tượng của mình. Tôi được cái này, tôi mất cái kia. Tôi thua cái này, tôi hơn cái nọ. Bỏ cái đó. 

  1. Cứ tu là uống thuốc. 
  2. Tu là quét rác. 
  3. Tu là thả chim. Chứ không phải thả diều. 
Nhớ bao nhiêu đó. Gọi là bỏ cái riêng ở phía mình. 

Còn bỏ cái riêng ở phía người có nghĩa là từ bỏ cái ý niệm thờ phụng một cá nhân, một đường lối, một đoàn thể nào đó. Nên nhớ, Chư Phật không phải là một cá nhân. Nhớ nha. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là một so với Chư Phật quá khứ, mà Ngài là chung với Chư Phật quá khứ. Ngài là chung chứ không phải cái gì đó riêng. Nhớ cái đó nha.

Lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni y chang lời dạy của Đức Ca Diếp, y chang như lời dạy của Phật Tỳ Bà Thi, Phật Nhiên Đăng, y chang lời dạy của đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Bồ Tát. Y chang như vậy. Nha. 

Có nghĩa là về sau Đức Thế Tôn Từ thị Di Lặc Ngài ra đời, Ngài cũng dạy nội dung y chang như Đức Phật Ca Diếp, y chang như nội dung của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhớ nha. Không có khác. Cho nên nhớ. Cho nên, 

  1. Quy y Phật không phải là quy y một cá nhân nào hết, mà Quy y Phật có nghĩa là Quy y Ba đời mười phương Chư Phật. Mà Chư Phật là biểu tượng tổng quát, phổ quát của cái gọi là Chánh Pháp. Nhớ cái đó. 
  2. Còn Chánh Pháp chính là cái mà Chư Phật thấy và Chư Phật dạy. Đó gọi là Chánh Pháp.
  3. Còn Tăng Chúng chính là cái người hiểu được lời Phật dạy, và làm đúng lời dạy đó được gọi là Tăng. Nhớ cái đó. Phải hiểu cái đó. 
Cho nên, Quy y Tăng không phải là quy y cá nhân . Ông thầy A, thầy B ngồi truyền Tam Quy cho mình. Đúng đó là người đưa mình vào đạo, nhưng vị ấy chỉ là một giọt nước trong đại dương của ba đời mười phương Thường trụ Tăng Bảo. Nha. (45:27) (Thường trụ ở đây phải hiểu là xuyên suốt ba thời), vị đó chỉ là một mảnh vụn, một giọt nước trong ba đời mười phương Tăng Bảo mà thôi. Nhớ cái này. 

Cho nên, bỏ cái riêng ở đây gồm có hai : 
  1. Một là bỏ cái riêng về phía mình, có nghĩa là không có tu với cái ý xây đắp, vun bồi, tài bồi một cái tôi, một cái của tôi, một cái ngã, một cái ngã sở nào hết. 
  2. Cái thứ hai, bỏ cái riêng ở đây là bỏ cái riêng đối với người, là không thờ phụng đặc biệt một đối tượng nào hết. Khi mà chân lý là không bến bờ, không bờ mé, mà mình lại đi đặt vấn đề là tôi đang theo đuổi học thuyết đó, nền tảng, truyền thống, đường lối đó, có nghĩa là mình đã đóng khung chân lý. Mà chân lý là hư không. 
Bây giờ mình đi mình lấy cái thùng các-tông mình đóng nó lại rồi mình để cái chữ « hư không » các vị nghĩ có ba trợn không ? Chân lý không bến bờ, như hư không vậy, rồi giờ mình lấy cái thùng, mình dán keo lại, các vị nghĩ sao ? Cái chuyện mà mình thờ riêng một đường lối, một cái cá nhân, một cái thần tượng nào đó giống như mình nhốt gió, nhốt hư không, nhốt nắng, nhốt sương vào trong một cái thùng rồi dán label, dán nhãn vào bên ngoài vậy đó. Nha.

46 :40
21/07/2020 - 10:23 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cái đó chỉ có ba trợn thôi. Nha. Cho nên người có ba – la – mật không cần phải quan tâm mình có ba – la – mật hay không. Mà cứ xem mình có làm được ba cái buông bỏ này hay không ? Buông bỏ một là bỏ ác theo thiện: 
  1. không vì ghét 
  2. không vì thích 
  3. không vì sợ 
mà tiếp tục ở lại với cái ác. Mà phải bỏ ác mà đi. 

Thứ hai là 
  1. không vì thích 
  2. không vì ghét 
  3. không vì sợ 
mà tiếp tục nuôi dưỡng một cái riêng dầu cái riêng đó chúng tôi đặc biệt sưu lục những bài kinh mà tôi cho rằng cần thiết, cấp thiết nữa là khác.  mình hay là một đối tượng nào đó ngoài mình. 

Thứ ba là người có ba – la – mật bỏ được cái thứ ba đó là 
  1. bỏ được cái thấp để lên được cái cao, 
  2. bỏ được cái cũ để đến được cái mới, 
  3. bỏ được cái hẹp để đến với cái rộng. 
Nha.
 
Và tôi nhắc lại lần nữa, mình không phải treo chữ rộng, chữ cao đằng trước để mình theo đuổi, không phải. Cứ thấy mình đang hẹp là tự nhiên mình đã đang đến với cái rộng rồi. Làm ơn nhớ tới cái này. Nhớ cái này, nha. Tôi nói như vậy mà nhiều người hiểu không kỹ, cứ tưởng ổng kêu mình treo cái chữ rộng, chữ cao, sai. 

  1. Cứ nhớ rằng tôi đang hẹp là ngay lúc đó quý vị được rộng. Nhớ rằng mình đang chật, đang hẹp là lúc mình đang rộng. 
  2. Nhớ rằng cái này nó còn thấp lắm là lúc đó mình lên được chiều cao mới. 
  3. Biết rằng cái này nó còn thấp nè, nó còn hẹp, nó còn cạn khi biết cái này cạn là mình đã đến chiều sâu khác. 
Nhớ nha. 

Chỉ có người có ba – la – mật họ mới thực hiện được ba cái từ bỏ này. Tuy nhiên, how, how much và how long. Bỏ mà bỏ như thế nào, bỏ được bao nhiêu và bỏ được bao lâu. Có ba cái đó. How long và how much. Bỏ được bao lâu. Nổi hứng thì thấy ok, nhưng mà được năm ba bữa nửa tháng nó quay trở lại, cốt khỉ hoàn cốt khỉ, nó trở lại con người cũ của mình là về mặt how long mình thấy có vấn đề rồi đó. còn cái how much là trong một điều kiện nào đó thì ok, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nào đó mình không có được như vậy. Nhớ nha. Thì như vậy cái how much của mình nó cũng có vấn đề. 

Ở đây quan trọng nhất của người tu là nhớ chữ How: How long và How much
  1. Bỏ được cái gì, 
  2. bỏ kiểu nào, 
  3. bỏ được bao nhiêu và 
  4. bỏ bao lâu, 
thì ba cái tiêu chí buông bỏ này là : 
  1. bỏ ác, 
  2. bỏ riêng, 
  3. bỏ cũ, 
  4. bỏ cái thấp. 
Thì ba cái bỏ này chính là nội dung của Phật pháp
Và đồng thời, ba cái khả năng buông bỏ này nó chính là đặc điểm của người có được cái ba – la – mật, 

Còn ba – la – mật đến mức nào thì để xem đến lúc vô quan tài thì biết. nhưng mà trước mắt, người có ba – la – mật có công đức giải thoát là phải có bằng được ba cái này.

Và tôi nhắc lại lần nữa, cho đến lúc nào, giây phút nào trong cuộc đời tu học của bà con mà 
"bà con thấy bà con hay" là bà con đang dở ẹc, 
"bà con đang thấy mình sâu" là bà con đang rất là cạn tới mắt cá thôi. 
"Bà con thấy mình cao" là cũng tới mắt cá, 
"thấy mình sâu" cũng là mới tới mắt cá thôi. 
"Mà thấy mình rộng" là mình cũng chỉ có gang thôi à. 

Nhớ. 

Quên mất đi ý niệm đó thì bà con mới thật sự cao, thật sự sâu, và thật sự rộng. Nhớ nha. 

  1. Quên được ba cái cao sâu rộng thì bà con mới thực sự cao sâu rộng. 
  2. Còn bị ám ảnh bởi cao sâu rộng hơn kém thì bà con không có được cao sâu rộng, và luôn luôn kém. 
Nhớ cái này. Cái này rất là quan trọng.

Thì nói tinh thần chung là như vậy. Bây giờ phải nói cụ thể chứ. 

Chúng ta thấy có những cuốn sách, sách thì bao la nhưng những cuốn tôi giới thiệu với bà con về tinh thần buông bỏ đó, những cuốn sách, những tác giả mà tôi không có ăn chia gì với họ hết á. Nhưng mà tôi nhận ra nó có tinh thần buông bỏ rất lớn. 

Thí dụ như ở Âu Mỹ thì có Ngài Sumedho, hay là của Ngài Ajahn Brahm bên Úc . 

Ngài Sumedho là ngài người Mỹ, năm 60 -70 Ngài tu ở Thái, rồi sau đó năm 82 Ngài về Anh, về Anh rồi cách đây 3 năm Ngài trở lại Thái, rồi Ngài về Thái Ngài nói Ngài tịch ở Thái luôn. Ngài là một nhân vật phải nói là Ngài dạy để buông đó, mà bản thân Ngài buông thiệt. Bản thân Ngài buông thiệt. 

Ngài Ajahn Brahm bất cần đời nghĩ gì về mình, Ngài cứ dốc lòng ra Ngài nói thôi. 

Rồi, đó là 2 vị còn sống. 

Còn Ngài Ajahn Chah. Nổi bật trong tinh thần buông bỏ là Ngài Ajhan Chah. Cho tôi nói một chuyện nhỏ xíu với tất cả sự tôn kính cực kỳ khách quan, tôn kính và khách quan, trung thực, không có một ý riêng tư gì ở đây hết, tôi xin kính lạy các vị tôn túc nào mà nghe lại cái này, tôi xin các vị cũng tha thứ cho con, con không hề nói vị nào hết, đó là : Không có gì đẹp cho bằng một vị tôn túc trưởng lão được mọi người kính lễ, mà coi như chung quanh không có cái gì có thể liệng bỏ, bởi vì các vị chỉ có tam y và cái bình bát. Mà nhiều lắm là cái quạt, chai dầu gió thôi. Liệng là mấy vị đó coi như trụi lủi luôn á. Thì khả kính thay hình ảnh đó. Cái mình sợ nhất là càng tu thì ý niệm ngã sở càng nhiều. Càng tu là bao nhiêu lễ phẩm, tài vật chất cao như núi. Thì Ngài Ajahn Chah Ngài là một vị thiền sư phải nói là được lòng của rất nhiều những đại gia, từ Hoàng gia Thái. Đám tang của Ngài là có Hoàng gia Thái, có Thủ tướng tới dự mà (52:42). Và đệ tử của Ngài thì phải nói là Âu Mỹ, và toàn cõi Châu Á mà nói đến Ngài Ajahn Chah là nói Vipassana mà không biết là không được nha. Không biết là bệnh á, người đó bị bệnh á. Ấy vậy mà quà tặng Ngài toàn đồ quý không à. Những bức tượng, những món trân ngoạn cổ vật. nhiều người gặp thiền sư họ cúng cái đó mới ghê. Cái gì họ cưng quý nhất, họ trân trọng nhất họ đem tới họ cúng cho Ngài, rồi có mấy vị sư đệ tử Âu Mỹ, có nhiều vị có kiến thức về đồ cổ vật các vị thấy « chà chà chà, cái bình này là bình Khang Hy, cái ấm này là ấm Càn Long, cái khay này là khay của Lý Liên Anh » Nhưng mà lạ một chỗ là cúng cho Ngài xong, ngài cũng cười cười cười, Ngài lấy xong Ngài lùa qua một bên thì trong vòng đúng 30 giây là mất tiêu. Lạ. mà đâu có ai dám lên cốc của Ngài. Lạ chỗ là có vị họ còn nghĩ xấu là chắc Ngài cho đệ tử tuồn lên cốc giấu hàng ở trển. nhưng mà không. Có một vị sư người Tây phương, bữa đó có dịp gì đó, rồi Ngài mới lên phòng của hòa thượng thiền sư để ngài dọn, thì Ngài lên tới nơi Ngài giật mình, trên đó không có một cái gì hết, chỉ có tam y bình bát với tấm trải, với cái quạt phẩy phẩy lúc mùa hè đó thôi. Đấy. còn bình nước của Ngài thì cái ấm nước á, không phải bình thủy, cái ấm nước để mình nấu dưới bếp, mà có điều cái này không phải ấm nấu, mà ấm nấu người ta nấu ấm khác, rồi người ta sớt ra cái ấm này, Ngài lấy nút bần ngài nhét cái vòi lại, khi nào uống thì ngài rút cái nút bần ra ngài rót vô cái ly. Thì ông sư người Tây này ổng thấy ổng hãi hùng. Ổng kinh ngạc quý kính mà ổng hết hồn bởi vì bao nhiêu cổ vật nó đi đâu ? Về sau có một lúc thân thiết, thân thì có thân nhưng mà trong lúc mà gọi là thoải mái, ổng hỏi riêng Ngài là : « con không biết những cái lễ vật mà cực kỳ quý giá đó nó đi đâu mất ? » Ngài cười, Ngài nói : « Tui không cần mà có người khác cần tui cho hết rồi » Cho hết rồi. cái khả năng buông bỏ. và đặc biệt tất cả các vị đệ tử của Ngài đều phải sống trong tâm trạng lính tráng thường trực. Có nghĩa là sao ? Lính tráng có nghĩa là đã nói lính là không có sở hữu, không có cái trụ xứ cố định, lâu bền. Có nghĩa là thí dụ như tu Ngài thấy năm bảy năm, mình cứ cắm đầu mình chánh niệm, cắm đầu mình đi bát, cắm đầu sống cơ cực gian khó. Mình không biết gì hết. Tây, Mỹ, Pháp Nhật Do Thái đối với Ngài, Ngài không quan tâm. Tự nhiên, một ngày kia, Ngài để ý mình, mà mình cứ lo chuyện của mình, thì một ngày kia trong buổi uống nước chiều Ngài chỉ tay vô một ông sư người Do Thái, Ngài nói rằng là : « Tuần sau đi xuống tỉnh nào đó làm trụ trì cái chùa đó, để ông sư trụ trì hiện giờ đó ổng đi về đây » Nói như vậy và không được cãi. Bởi vì Ngài thấy cái gì đó Ngài mới kêu ông Do Thái này đi. Rồi một tháng sau trong buổi uống nước buổi chiều Ngài lại chỉ ông sư người Nhật, kêu ông Sư người Nhật đi về tỉnh nào đó thế cho ông trụ trì đó để ổng đi về đây. Cứ như vậy. Cho nên, đệ tử của Ngài, cái ông đang ở Chiang Rai, đang ở Chiang Mai, đang ở Pattaya, đang ở Ysam bất cứ nơi nào, hễ là đệ tử của Ngài, luôn luôn trong tình trạng không biết đi lúc nào. Y như lính vậy đó, cứ nay tiền đồn mai tiền đồn, nay biên giới, mốt biên thùy, không có chỗ nào dừng chân hết, không có cơ hội mọc rễ. Ngồi chưa ấm đít là đã bị điều đi. Bản thân Ngài đã là vô sản chuyên chính, chí công vô tư, mà trong khi đó, đệ tử của Ngài cũng phải luôn sống trong tình trạng không có dám tậu một cái món gì hết, bởi vì có khả năng là mình tậu buổi sáng là buổi chiều đã bị thuyên chuyển, có một sự vụ lịnh mới để mà điều về cái tiền đồn khác, heo hút đìu hiu nào đó. Gọi là hoàn toàn bất ngờ. Đó chính là tinh thần sống trong bất trắc. sống trong bất trắc, sống trong bất định, để chi ? Để cư an tư nguy. Có nghĩa là, trong mọi tình huống đều có thể ra đi, tắt thở thanh thản thoải mái, nha. Cư an tư nguy là như vậy. An lành cách mấy cũng phải nghĩ đến cái chuyện có sự cố, sự kiện hết. thì ở đây mình thấy .

Nãy giờ mình thấy tôi lỡ nói hơi nhiều về Ngài nhưng mà tất cả những vị mà tôi tán thán đó cũng đều phảng phất tinh thần chung ấy. Có nghĩa là sao ? Khả năng buông bỏ rất tốt. Cái chuyện mà người ta có gì không quan trọng, mà khả năng người ta buông được hay không. 

Tôi nhớ bên Mỹ có một cái gia đình đó 2 anh em. Ong anh thì ổng xài tiền thoải mái lắm. ông em thì kẹo. Bữa đó ông em thấy ông anh gần như là cứ vung vung. Người ta là rút tiền xài, còn ông anh là vung tiền, xài chữ « vung tiền » thì ông em ổng mới nói : « Anh xài hình như hơi quá rồi đó » thì ông anh ổng mới nói thế này : « Anh không có để ý cái chuyện là mình xài bao nhiêu, mà anh lại để ý là mình kiếm được bao nhiêu » tôi rất thích câu nói đó. Dĩ nhiên, tôi không có kêu gọi các vị bắt chước ông anh, nha. 

Nhưng mà tôi đang mượn cách nói kỳ cục của ông anh, ổng nói « Anh không quan tâm chuyện xài bao nhiêu, mà anh quan tâm chuyện kiếm được bao nhiêu » ở đây cũng vậy. Tùy vào điều kiện của mỗi người, mà có nhiều khi mình là một người cư sĩ, thì mình phải có vợ có chồng, có con có cái, mình phải có nhà có cửa, phải có vườn tược, phải có nhà bếp, bếp núc .  Nhưng mà cái chuyện anh có bao nhiêu nó không quan trọng, mà anh có khả năng buông nó hay không nó mới quan trọng. Giống như hồi nãy ông anh ổng nói là « Anh không có quan tâm chuyện anh xài bao nhiêu, mà anh chỉ chú ý là bây giờ anh có khả năng kiếm được bao nhiêu » Đó. còn ông em ổng thuộc dạng giới tiểu thương, ổng lại có suy nghĩ hơi nghèo hơn, tối ngày ổng cứ bận tâm là mình xài nhiêu. Còn ông anh, ổng để ý chuyện mình có thể kiếm được bao nhiêu. 

Ở đây cũng vậy. cái chuyện mà quý vị sở hữu bao nhiêu tôi không quan tâm. Bởi vì, cái căn cơ, tâm tánh, hoàn cảnh, điều kiện mỗi người khó nói lắm. Tuy nhiên, cái mà tôi đặc biệt nhấn mạnh, kêu gọi, tuyên truyền, rao giảng bà con, đó là : Anh có bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là anh có khả năng buông được bao nhiêu. Nhớ nha. Cái này quan trọng . 

Nói như vậy, Ngài Ajahn Chah thì cái gì Ngài cũng buông, đó là cái kiểu tu của Ngài. Trong khi mình về Miến Điện, mình gặp rất là nhiều vị cao tăng, những vị Tam tạng pháp sư, những vị thiền sư mà mình vào phòng của Ngài mình lạy mà thấy ngộp luôn á. Ovaltine, rồi sữa đặc, rồi y bát, dầu gió, rồi giấy vệ sinh, rồi tô chén muỗng nĩa, rồi mâm vàng chén bạc tôi thấy đầy hết á. Mình không biết chứ mình ngó mình bị sốc dữ lắm, nhưng mà nếu mình biết chuyện này thì mình phải thông cảm. Người ta chưa kịp phân phối đó thôi .  Thứ hai, coi chừng cái chỗ của Ngài là cái kho của chùa. Thay vì mình nói Ngài quá nhiều đồ, thì mình có thể nghĩ rằng Ngài đang ở trong một cái kho. Thì tự nhiên cái lòng mình nó nhẹ đi. Giống như thay vì nói ông sư đó ông sư hổ mang, thì mình phải thấy rằng con hổ mang đó nó biết làm sư thì tình hình nó khác. Mình nói, cái cây này sao mà bông đẹp mà gai nhiều quá, thì mình nói ngược lại, cái cái cây này gai nhiều mà bông nó đẹp. cho nên sống phải có cái, do mình linh hoạt thôi. Do mình linh hoạt. Nhớ nha. Cái này cũng rất quan trọng, đó là cái thái độ buông bỏ đó quý vị.

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Buông Bỏ (3-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...B%E1%BB%8F

Những tác giả mà tôi đặc biệt quan trọng, đặc biệt quan tâm, đó chính là : ông Jack Konfield, Gold Stein (là tiếng Đức, Kim Thạch á, Stein như stone tiếng Mỹ đó), hai vị đó người Mỹ. Rồi Ngài Ajahn Chah, bà Ajahn Naeb. Đây là nhân vật mà tôi phải nói là đặc biệt. bà là một người tín nữ Thái Lan, để tóc nha. Bà, đặc biệt bà để tóc, bà sinh hoạt như một nữ tu, nhưng hình thức của bà là một cư sĩ chánh hiệu con nai vàng 100%. Có mấy người để tóc mà tôi mê lắm, như ông Jack Konfield, Goldstein, bà Ajahn Naeb, hoặc là Ngài Thiền sư cư sĩ Goenka đó. tóc tai nhưng trong lòng của họ là trụi lủi láng bóng luôn đó. Để tóc phất phơ cho vui, nha. Thì tại sao tôi thần tượng bà Ajahn Naeb là bởi vì bà chủ trương buông bỏ triệt để, rốt ráo, nhưng có một điều, bà có quan điểm đặc biệt, đó là bà kêu gọi sự trau dồi kiến thức giáo lý. Bà đó, một đời bà bà làm cái chuyện giống như ông Goenka mở miệng ra là chánh niệm, mở miệng ra là buông bỏ, nhưng ông đã để lại hai công trình cực lớn cho Phật pháp nói riêng và cho chúng sinh nói chung. Đó là ông đã để lại những di sản vật thể, gồm các thiền viện do ông trực tiếp hay gián tiếp xây dựng. Và cái thứ hai nữa, đó chính là ông đã là người trực tiếp ra tay thúc đẩy và thực hiện chương trình tipitaka digital, digital tipitaka tức là tam tạng online có nghĩa là hôm nay bài giảng thuở mà tôi còn giảng kinh tạng là tôi xài cái trang web của ông, mà chính ông là người kêu gọi và thực hiện, chứ không phải ông kêu gọi không. Ông bỏ tiền túi và ra sức, đốc sức mọi người thực hiện cái tipitaka.org đó. Thì ông để lại hai di sản lớn, đó là di sản vật thể và phi vật thể. Vật thể có nghĩa là ông để lại các thiền viện mà ông đã trực hay là gián tiếp xây dựng. Và cái thứ hai đó là di sản phi vật thể có nghĩa là ông để lại cái tam tạng online đó. Nhưng mà có một điều là, một mặt ông kêu gọi buông bỏ, mà một mặt ông lại gầy dựng cái nền tảng nghiên cứu giáo lý cho người đời sau, hậu lai hậu tánh. Bà Ajahn Naeb cũng vậy. Một mặt kêu gọi buông bỏ triệt để, rốt ráo mọi thứ, nhưng mà vẫn kêu gọi khích lệ, sách tấn mọi người nghiên cứu kinh điển, nghiên cứu A- tỳ- đàm trước khi tu tập tuệ quán. Thời gian không có nhiều, 9 tháng, một năm tùy duyên, nha, nhưng mà bà có lời khuyên, bà có định nghĩa như thế này, có định nghĩa rất là rõ về con đường tuệ quán : Anh muốn nấu ăn thì anh phải biết sơ sơ về những món nguyên phụ liệu mà anh sẽ dùng. Thí dụ như anh biết tỏi là cái gì, hành là cái gì. Mắm muối tiêu đường ớt tỏi là cái gì, thịt cá tàu hũ rau cải các thứ nó là cái gì. Anh phải biết nó là cái gì xong anh mới nhào vô, xăn áo nấu. chứ còn mà nói chuyện trên mây, nói rằng : tu là không nên học, học nhiều là sở tri chướng, học là con mọt sách. Họ chửi đúng. Nhưng họ chửi mấy con mọt sách, chứ không có nên chửi mấy người họ học như là một cách trau dồi, một cách chuẩn bị hành trang. Đừng có nói giọng thánh nhân, đừng mượn giọng thánh nhân rồi bài bác lý thuyết. Tôi xin hỏi thiệt, nếu anh bỏ hết sách vở thì anh đã biết cái gì để hôm nay anh có đủ chữ nghĩa để anh kêu gọi người ta bỏ sách vở ? Nhớ nha. Anh rõ ràng một thời anh đã là con mọt sách, rồi hôm nay anh mới lên anh kêu người ta từ bỏ cái thế giới kinh sách. Cái đó rất là nguy hiểm. Nha. Mình phải nhớ, có trường hợp nào mà mình kêu gọi người ta lìa bỏ lý thuyết. Chứ không phải mọi lúc mình lên, có bài xào tới xào lui hoài, rồi tới hồi bây giờ tụi nó trẻ nó còn khỏe nó còn mê những triết lý du dương hấp dẫn mơ hồ siêu hình trừu tượng của mình, đến một ngày nó bị bệnh mà nó lăn đùng ra nó giãy dụa nó quằn quại mà nó nhớ lời dạy vừa bông lơn vừa ba lơn thì nó xài được chỗ nào ? Nếu mà nói Phật pháp không quan trọng thì hỏi vậy chứ làm sao lý do nào mà Tam Tạng thánh điển được lưu truyền suốt 26 thế kỷ vừa qua ? Những người lưu truyền ấy chẳng lẽ họ kém cỏi hơn mình hay sao ??? Nhớ nha. Cho nên, buông bỏ ở đây có nghĩa là không nắm giữ nó bằng một ý niệm, ghì chặt, chấp thủ, chứ không phải buông bỏ là phủ nhận nó. Làm ơn nhớ cái này, nha. Buông bỏ ở đây, giống như : Cầm dao coi chừng đứt tay điều đó không có nghĩa là mình liệng con dao cả đời không xài dao. Sai. Sai. Chơi lửa có ngày phỏng không có nghĩa là mình vĩnh biệt ngọn lửa. Chơi dao có ngày đứt tay không có nghĩa là mình vĩnh biệt con dao. Đi đêm có ngày gặp ma không có nghĩa là mình vĩnh biệt bóng tối. Sai. Có lúc mình cũng phải ra bóng đêm chứ ! Đấy. Nhưng mà những câu đó nó khuyên mình : Tiếp tục làm việc với dao, với bóng tối, nhưng cẩn thận. Làm ơn thông minh một chút, trưởng thành một chút dùm. Trên 18 tuổi rồi. Ok. Rồi.

Cho nên, ở đây mình thấy bà Ajahn Naeb, Ngài Ajahn Chah, Ajahn Brahm, Ajahn Sumedho, Jack Konfield, GoldStein. Rồi lớn hơn nữa, thế hệ trước mình có : Ngài Mahasi, xưa hơn nữa thì mình có Ledi Sayadaw. Đây là những vị mà bà con có thể tham khảo. Việt Nam hôm nay thì sách dịch có rất là nhiều. Tôi tuyệt đối cung kính, rất mực cung kính và trân trọng tất cả các dịch giả trong nước, nhưng nếu hỏi tôi, cho một gợi ý thì tôi thấy các dịch giả như : Sư Tâm Pháp miền Bắc, hay là sư Pháp Thông ở miền Nam, hai vị có cái văn phong sáng, mềm. Sáng, mềm là sao ? Có nghĩa là tuy dịch ngoại ngữ nhưng các vị hình như có vẻ là dùng tiếng Việt để diễn lại cái ý trong bản gốc tiếng Anh nhiều hơn. Còn có không ít người dịch ngoại ngữ bằng cách bê nguyên con, Tây nó nói sao thì qua tiếng Việt cũng dùng cách nói đó, thì nó cũng khó cho bà con mình lắm. Mà mình phải coi người Tây họ nói cái gì và mình chép cái ý đó lại bằng tiếng Việt thì nó dễ nuốt hơn. Dó. Thì, phải nói là các thầy Tâm Pháp và thầy Pháp Thông nước mình thì hai thầy coi như là tôi thấy bản dịch dễ nuốt. Và đặc biệt là Ngài Pháp Thông của mình thì Ngài dịch rất nhiều sách của Ngài Pa – Auk, của bà Ajahn Naeb. Và tôi nhớ không lầm, mấy sách đó có online, có cho coi miễn phí, hoặc là nếu mà in hình như có ấn tống, chỉ trường hợp đặc biệt là mình cũng phải thông cảm, có những vị họ in sách mà họ bán là bởi vì họ cần tiền cho chuyện gì đó mà họ không tiện kêu gọi, xin xỏ bà con mười phương, thì họ đành phải bán để họ lấy tiền, mà cái tiền đó tôi cho là tiền sạch, nha. Mình đừng có ngồi nói dóc : kinh là bán không được. Hồi đem đi cho, hồi đầu này ấn tống mà đầu kia xòe tay đi xin, đi kêu gọi quyên góp thì nó hèn quá, nha. Cho nên, tôi nghĩ rằng là, đó là những dịch giả, những tác giả mà bà con có thể tham khảo, nghiên cứu, tìm đọc.

Và sở dĩ mà tôi đặc biệt kêu gọi những tác giả đó, là bởi vì có hai đặc điểm sau đây : Thứ nhứt, tôi đọc những vị đó tôi không có nghe cái mùi Tôi và Tôi là, Của Tôi trong đó. Khi mình buông là buông thiệt. Tôi có cảm giác các vị đó là một tay che mặt, một tay cầm bút. Một tay che mặt, và một tay cầm bút. Vô danh ngay từ trong thân phận của mình. Ngay trong từng hành động, cử chỉ lớn nhỏ của mình. Chỉ phục vụ trong tinh thần vô danh. Đấy. Thứ hai, buông bỏ chưa đủ, phải có cái nữa, đó là phải có y cứ trong kinh điển. Bởi vì sao ? Vì, đồng ý tu hành là lìa bỏ mọi ý niệm thần tượng, nhưng có một điều, đối với con đường giải thoát nếu mà mỗi người muốn nói gì thì nói, bất kể Phật pháp, không có tham khảo, không có xem Thế Tôn là cái địa chỉ tham khảo tối hậu thì loạn. Các vị biết, Loạn xứ quân. Các vị biết Việt Nam ngày xưa, trước thời Đinh Bộ Lĩnh, 12 xứ quân là đã tan nhà nát cửa rồi, cứ mỗi người một góc xưng vương là chết người ta. Các vị biết hôm nay nước Nhật nó hùng cường là bởi vì nó bỏ được chế độ Shogun, tướng quân, lãnh chúa. Bởi vì mỗi anh cát cứ một vùng là tan hoang nước Nhật. Các vị có nghe kịp không ? Cảm ơn đạo hữu nào đó làm cái chuyện rất là hay ho ý nghĩa, ông Kiên, ông Nhân ông nào đây, làm chuyện rất là hay, nghen, rất là hay và bà con nên đặc biệt lưu tâm đến. Nãy giờ tôi lo tôi nói tôi không có nhìn đến. Thì đây là những cuốn sách mà bà con nên có. Cho người ta lưu : Tu viện Viên Không (http://vienkhong.org/thu-vien/sach-tkphap-thong.html). Trúng. Trúng địa chỉ đó, rất là hay. Cảm ơn ông Kiên rất là nhiều.

Rồi, Thì làm gì thì làm, chúng ta cũng phải nhìn Thế Tôn như là địa chỉ tham khảo tối hậu. Vì tất cả phải có gốc quý vị á. Giống như hôm nay chúng ta có viết lách cái gì, hễ viết về sử thì chúng ta phải tôn trọng sử học, mà sử học nó là một phần của cái gọi là khoa học. Chứ còn chúng ta không thể bung lung ba la viết sử mà bất chấp tài liệu của tiền nhân là sai. Chúng ta muốn làm chuyện khảo cổ, chúng ta muốn làm công trình nghiên cứu về sinh vật, nghiên cứu về cây cỏ thuốc nam, thì cũng phải nhờ tới Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi phải không ? Mình phải dựa vào tiền nhân chứ các vị cứ tưởng tượng. Như trong thời gian chúng tôi làm từ điển, trời đất ơi, các vị biết nó động trời : có một cái cây không mà nó dịch cho 8 cái tên, một anh là lá mơ thúi địt, rồi một anh thì… anh thì lá mối, anh thì cây chó đẻ, cây cứt heo, anh thì cây sung cây bồ đề cây ổi cây chôm chôm rồi cuối cùng tôi mới nói với người cộng sự của tôi, tôi thấy nó dịch tùm lum, thôi bây giờ lựa cái trái nào ngon mình giữ lại. Nó quất coi một cái cây mà nó cho bốn năm tên, tôi thấy trong đó có cây rau răm, tôi nói được rồi, tôi khoái rau răm, giữ lại. Rồi bữa thì rau ôm, ba cái gì canh chua, cái gì mà làm gỏi được thì tôi nói đùa thôi. Tôi nói đùa. Tôi nói Sư ơi, sao nó nhiều quá, mà bà đó là bả rất giỏi Anh, ơ, tiếng Đức, tiếng Pháp. Bản thân là dược sĩ chứ, mà bả nói Bây giờ tên nó nhiều quá, mà Đỗ Tất Lợi quyển đầu tiên là in năm 1957 tức là trước cái năm tôi sanh ra là 12 năm. Rồi sau đây nghe đâu có tái bản, sửa chữa, bổ sung. Nhưng mà trời ơi các vị biết, cây mà, rồi thú có một con thôi mà nào là con cóc, con nhái, rồi con chuồn chuồn, châu chấu, tôi nói mỗi sách mỗi dịch sướng lắm. Nhứt là mấy con trong rừng còn lạy nữa : thí dụ như là, cũng có con đó mà chỗ là sơn dương, linh dương, rồi linh cẩu, rồi con đại khái bốn chân đó là có lông là nó cho vô một nhóm, có sừng nó cho vô một nhóm, mạnh ai nấy dịch. Các vị thấy không ? nhưng mà vì sao cuối cùng mình làm được ? Là bởi vì mình đã tìm ra cái nguồn lớn, mà ngay bây giờ thì tháng 8 chúng ta có từ điển rồi, nhưng mà tạm thời chúng tôi không có nói cho các vị cái nguồn đó ở đâu. Cái nguồn đó nó có ở trong phần hướng dẫn dùng sách á, chúng tôi sẽ nói ra hết, không có giấu đâu. Nó phải có nguồn khả tín chứ. Cho nên, bây giờ mình nói Thiền. Ok, mình nói Thiền mình phải có cái gốc chứ mình nói « Thiền là Ưng vô sở trụ » có nghĩa là mình không có chấp vô một cái học thuyết một nền tảng một đường lối nào hết, bởi vì hễ còn chấp có nghĩa là chưa có đi xa. Nghe thì nó cũng sang thiệt đó, nhưng các vị tưởng tượng, tôi nhớ có lần đó, có người Phật tử họ nói với tôi, tôi giấu tên, họ nói : « Giờ con theo sư phụ rồi, con không có sách vở gì hết, thiền có nghĩa là « ưng vô sở trụ » nó mới « nhi sanh kỳ tâm ». Bây giờ con không có sách vở gì hết, tâm nó muốn bám vào đâu để nó khơi khơi vậy ». Tôi nói : « Tôi nghe tôi cũng ham, tôi có mấy người quen họ cũng muốn làm thiền sư mà tôi nhát nhát tôi không dám. Nhưng mà tôi nghe đạo hữu nói vậy, tôi bắt đầu tôi dạn rồi đó, để tôi về tôi nói cho mấy người đó, toàn là có vợ có chồng hết rồi, về nói họ mở lớp dạy thiền chơi cho vui. » Cái ông đó nói : « Họ biết gì mà họ dạy sư ? » Tôi nói : « Đâu có cần lý thuyết. Bởi vì Thiền có nghĩa là mình để tâm không không mà. Bởi vì Thiền mà phải học giáo lý thì mới khó, Thiền mà qua thực tập hành trì, kinh nghiệm tích lũy mới khó, chứ còn mà thiền mà như ông mới nói, kiểu như không, đã lìa bỏ kinh sách, lìa bỏ lý thuyết thì dễ quá, để tôi về tôi nói mỗi bà cứ mở một thiền viện dạy, dễ quá, tại vì mình lìa văn tự mà « bất lập văn tự » đâu có cần chữ nghĩa kinh sách gì, dẹp hết. Đốt được thì đốt, cho được thì cho, bán được thì bán, Cứ ngồi khơi khơi, ngáp lên ngáp xuống giữ cái tâm không không vậy đó, lúc nào nó ngủ được nó ngủ, thì đó là Đại Định rồi » Nha. Các vị thấy gớm chưa ?

Cho nên, buông bỏ ở đây không có nghĩa là trâu hoang, bò không có giàn, không có phải, buông bỏ ở đây là Tiếp tục sống chánh niệm, tiếp tục sống trong trí tuệ nhưng không bằng ý niệm nắm chặt Tôi và Của Tôi. Chứ không phải Buông bỏ là phủ nhận mọi giá trị. Sai ! Như hồi nãy tôi nói, nghe người ta nói « Chơi dao có ngày đứt tay » « Chơi lửa có ngày bị phỏng » « Đi đêm có ngày gặp ma » những câu đó không có nghĩa là kêu mình đời này kiếp này đừng đụng tới dao, tới lửa, và bóng tối. Không phải ! Mà họ nói mình Cẩn thận. Làm ơn nhớ dùm cái này : Họ kêu mình cẩn thận. Nha. Cho nên, Đó là những gì mà chúng tôi có thể gửi gắm cho bà con trong bài giảng bữa nay. Không cần nhiều đâu bà con. Nhiêu đó thôi, nhiêu đó, nhớ đó.
Là, Mỗi người có một cái vốn liếng, hành trang thiện ác khác nhau, và với vốn liếng đó, khi đời này sanh ra, trước một trần cảnh, mỗi người có một cái phản ứng tâm lý, có một cách tiếp nhận khác nhau. Cho nên mình thấy Thầy thì đủ thứ Thầy, mà trò thì đủ thứ trò. Sản phẩm, tác phẩm của thầy để lại cho mình nhiều dữ lắm, cho nên mình phải cẩn trọng mình nhớ : cái độc tố trong mình nó nhiều quá đi. Độc tố phiền não nó nhiều quá, thì cái cách mình tiếp nhận giáo lý, tiếp nhận lời dạy, tiếp nhận kinh sách coi chừng nó có vấn đề. Nhớ. Bị bao tử, thấy người ta ăn khóm, bắt chước, thấy người ta uống nước chanh ngon quá, bắt chước, sai. Coi chừng, bị bao tử mà quất nó vô là nó loét, nó ra máu luôn, xuất huyết bao tử. nha. Nhớ. Mình thích ăn đường, nhưng mà mình phải coi coi mình có phải tiểu đường không, mình là nhóm I, nhóm II, mình là Pre, pro diabetic, coi chừng mình có pre hay pro gì hay không. Rồi. không phải thấy người ta được rồi mình bắt chước, bởi vì mỗi người cái tình trạng sức khỏe, cái thể trạng mình ra sao mình mới có khả năng tiếp nhận thuốc men và thực phẩm một cách thích hợp. cái não trạng, cái tâm trạng của mình ra sao thì mình mới có khả năng mình đón nhận Chánh pháp một cách đúng mức. Nhớ cái này. Cho nên, tôi nói hoài : Phàm phu có nhiều lý do để không có tự phụ, tự kiêu đối với những sở đắc, kiến thức của mình. Thứ nhứt, mình có giỏi bằng trời cũng phải nhớ rằng : Đã là cái biết của phàm phu thì chắc chắn trên đầu của mình nó có một tỷ người hơn mình. Chỉ có Thánh nhân cái biết giống nhau, cái biết về bốn đế giống nhau, về 12 duyên khởi giống nhau, giống nhau một cách căn bản nha. Chi tiết tôi không nói. Chỉ có cái biết Thánh nhân là giống nhau. Chứ cái biết của Phàm phu thì phải nó là muôn vạn lối. Nha. Cho nên, Chuyện đầu tiên phải nhớ là : Hễ mình còn là phàm phu thì cái biết của mình luôn luôn là ở dưới một tỷ người khác. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, cái biết của mình nó không đủ để thay đổi con người của mình. Bởi vì nếu mà nó thay đổi con người của mình thì mình hôm nay mình đâu có kiêu ngạo, tự phụ. Mà khi mình thấy mình hay, mình giỏi có nghĩa là cái kiến thức đó nó chưa giúp mình được cái gì hết. Đó là hai. Có nghĩa là mình chưa thấy kiến thức nó thay đổi con người mình được tốt hơn. Thứ ba, nên nhớ : Kiến thức ấy không mang qua được kiếp khác. Nhiều lắm nó chỉ trở thành một thói quen, một cái chủng tử gieo duyên, một hạt giống để bắt trớn cho đời sau, khi đủ cơ hội thì hạt giống nó mới nảy mầm. Chứ mình không thể khiêng nguyên một cái cục kiến thức hai tấn này chun vào hòm rồi mang nó kiếp sau vừa đẻ ra là có hai tấn kiến thức. Sai ! Sai ! Đời này có, đời sau không. Nó chỉ là chủng tử. Thí dụ, các vị là bác sĩ, các vị có tám cái bằng bác sĩ, 20 cái bằng tiến sĩ, đêm nay tắt thở xuống làm con dòi dưới cống thì mấy cái tiến sĩ coi như là zero. Nha. Có một kiếp nào đó, đủ phước, trồi lên làm con người, các vị đi học ngành y, thì học nhanh hơn người khác. Đúng. Bởi vì nhờ cái chủng tử cũ. Nhưng mà hai chục cái bằng các vị có được kiếp này, là khuya nay coi như nó là nó fin, nó xong, không còn nữa, bởi vì tắt thở làm dòi, làm chuột làm bọ hoặc làm ông này bà nọ ở một cõi khác là coi như là xong. Cho nên, cái thứ nhứt, nên nhớ : Kiến thức phàm phu của mình luôn có một tỷ người phía trên mình, hơn mình ; thứ hai, kiến thức đó có đủ thay đổi con người của mình hay chưa. Thứ ba, mình không thể mang kiến thức đó sang được đời sau kiếp khác. Nhớ cái đó. Và cái thứ tư, kiến thức của mình luôn luôn trong tình trạng tương đối, cần phải được chỉnh sửa và nâng cấp. Mình phải rebuild và renew liên tục. nên nhớ cái điều thứ tư : Đã là phàm phu thì tất cả những kiến thức, những nhận thức, những kinh nghiệm của mình đều phải rebuild và renew. Rebuild là đập bỏ xây lại hết, renew có nghĩa là làm mới lại, sơn phết, quét vôi lại. Nhớ nha. Cho nên, đây là bốn lý do mà tất cả phàm phu đều phải nhớ để mà không có thấy mình là ông cố nội của vũ trụ, không phải là cái rún của càn khôn, nhớ nha. Bởi vì nó có đó rồi nó mất đó, mà chưa kể những cái khác là cái biết của phàm phu rất dễ bị mất, cái biết của Tu đà hườn là vĩnh viễn, cho đến ngày Niết Bàn, không có thay đổi, nó chỉ nâng cao, nâng cấp thôi. Nhưng mà cái biết của phàm phu nó có thể bị thay đổi, biến dạng hoàn toàn. Ví dụ như quý vị giỏi bằng trời, mà tôi gõ một cái « boong », một cái tai nạn nào đó quý vị khùng lên là 20 bằng tiến sĩ, xong. Cho quý vị uống một loại thuốc gì vô là xong. Bị một cái tai nạn nào đó ảnh hưởng tới hộp số, hũ chao này, « bùm ! » xong. Nhớ nha. Có nhiều lý do lắm quý vị. Cho nên, phàm phu mình là luôn luôn trong tình trạng cảnh giác, với những bất trắc có thể xảy ra. Luôn luôn trong tình trạng khiêm tốn nhất như có thể để mình có thể đón nhận những cái hay từ muôn phương. Biển là chỗ có diện tích thấp nhất trên trái đất, nhờ vậy, biển có một lượng nước không tả được. Biển chứa tất cả là vì biển thấp nhất. Người khiêm tốn là người có thể nhận được nhiều nhất. Nhớ nha. Tôi nhớ hoài cái câu chuyện một vị võ sĩ chia tay sư phụ xuống núi lập nghiệp, sư phụ nói : « Chúng ta học võ, chúng ta chinh phục thế giới bằng nắm đấm, nhưng con nắm tay lại con thấy : Cái trong nắm tay nó nhỏ hơn cái trong vòng tay, thay vì con dùng nắm đấm con chinh phục thiên hạ, thì con hãy mở rộng vòng ôm để con ôm thiên hạ thì con sẽ được nhiều hơn là nắm tay. Nhưng mà cái trong nắm tay nó ít hơn cái trong vòng tay, mà cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt, mà cái trong tầm mắt nó ít hơn cái trong đầu của con, con phải suy nghĩ » Tôi rất là tâm đắc câu chuyện này.

« Cái trong nắm tay ít hơn trong vòng tay, cái trong vòng tay ít hơn cái trong tầm mắt, cái trong tầm mắt ít hơn cái trong khả năng suy nghĩ » Nhớ nha. Phải nhớ cái này thì người tu học mới có thể vươn lên được đến chiều cao, chiều rộng, và chiều sâu khác. Và nên nhớ, đặc điểm của vị Bồ Tát là gì ?

Một, luôn hướng tới cái tốt hơn. Hai, khả năng buông bỏ rất tốt. và Ba, không tự giam nhốt mình trong bất cứ nhà ngục nào. Thế nào là hướng tới cái tốt hơn ? Ngài giàu có, ngài đẹp trai, Ngài hạnh phúc, Ngài quyền lực, Ngài uy tín, Ngài tiếng tăm cỡ nào nhưng Ngài luôn luôn thấy rằng, cái này nó có cái khác tốt hơn. Đó chính là Ngài bỏ hết Ngài đi tu. Nhiều kiếp, vô số kiếp Bồ Tát đã làm chuyện đó. Ngài Xá Lợi Phất cũng vậy. Ngài Anan, Ca Diếp, Mục Kiền Liên cũng vậy. Rất là nhiều kiếp, trước khi trở thành bậc Đại nhân của hoàng phủ, của vũ trụ, các vị đã làm được cái chuyện đó, Luôn luôn hướng tới cái tốt hơn. Còn mình thì sao ? mình thì giống như con khỉ đột ôm được trái bần, thấy trái bần là vũ trụ, là một con dòi thấy đống phân là vũ trụ. Mình là một người tàn tật bán vé số mình thấy cọc vé số nó là vũ trụ. Nhưng mà các bậc Bồ Tát, thượng thừa, các bậc pháp khí đó thì họ không phải như vậy. Họ luôn nghĩ đến khả năng, cái tốt hơn mà mình có thể làm được, có thể kiếm được, có thể vươn tới. Đó là đặc điểm thứ nhất của Bồ Tát : Hướng tới cái tốt hơn, không dậm chân tại chỗ. Cái thứ hai là Khả năng buông bỏ. Bồ Tát không vì thích, không vì ghét, không vì sợ mà ở lại hoài với một thứ, nha, cái khả năng buông bỏ rất là tốt. Cái thứ ba, Bồ Tát không tự giam nhốt mình trong một cái chuồng, cũi, lồng, chậu nào hết. Có nghĩa là sao ? Dầu đó là thành tựu về vật chất, về tình cảm, về trí tuệ, về kiến thức, về đạo hạnh,… tất cả những cái đó, đối với Bồ Tát chỉ là trạm dừng, chỉ là một cái ba lô hành lý để mà mang đi trên đường chứ Ngài không có coi đó là quê hương, là chốn về, là cứu cánh, là chỗ rốt ráo. Không phải. Nên nhớ cái đó. Bồ Tát không có tự giam nhốt mình. Mình là mình vừa lòng với tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ, mình với vợ mình, chồng mình, bà con quyến thuộc đồng bào đồng hương, đồng loại của mình, còn Ngài thì không. Ngài luôn hướng tới cái gì cao rộng nhất. Ngài không có tự giam nhốt bởi vì kiến thức của Ngài, đối với một vị Bồ Tát thứ thiệt tám chục cái cái bằng Tiến sĩ không đủ giam Ngài. Ngài bỏ hết, Ngài đi vào rừng, Ngài tu thiền. Ngài có tài sản muôn hộ đối với Ngài không có đủ, mà Ngài muốn có cái gì nó quý hơn cái muôn hộ đó, đó là khả năng buông bỏ tài sản muôn hộ. Thí dụ, Ngài không gói chặt cuộc đời Ngài trong vòng tay thê thiếp, đối với Ngài chết trong tay thê thiếp cũng không hay mà đối với Ngài chuyện da ngựa bọc thây cũng không phải là cái hay. Mà đối với Ngài, Ngài chết ở đâu cũng được, miễn là cái chết đó mang lại lợi ích cho muôn loài, vạn loài chúng sinh. Đó. Đó là Bồ Tát. Không tự giam nhốt mình trong vòng tay thê thiếp, cũng không làm anh hùng cá nhân để da ngựa bọc thây, mà Bồ Tát chết kiểu nào cũng được, miễn là cái chết đó đem lại một lợi ích, một ý nghĩa cực lớn, lớn nhứt như có thể đối với chúng sinh khác. Nhớ cái đó.

Ok. Tôi mệt rồi, không cần nói nhiều. bà con cần thì nói bây nhiêu đó đủ rồi. Chúc bà con một ngày vui. Hẹn bà con lại ngày thứ hai tuần sau. Ok./.
Mục lục các bài giảng

[url=https://toaikhanh.com/mp3.php?lan=vn][/url](Hết)
Reply
Sư Toại Khanh Giảng Nội dung Giáo Lý Căn Bản (1-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A3n

Kinh Chuyển Pháp Luân
Quote:Như vầy tôi nghe
Một thời Thế Tôn ngự tại Lộc Uyển, ở I Si Pa Ta Na gần Ba Ra Na Si. Ðức Phật giảng cho năm thầy Tỳ kheo nghe như vầy:

Nầy các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà bậc xuất gia phải tránh: một là lợi dưỡng vốn hạ liệt, tục luỵ, phàm phu, không thánh thiện, không lợi lạc; hai là khổ hạnh cũng không thánh thiện, không lợi lạc lại khổ đau.

Từ bỏ hai cực đoan nầy, Như Lai thực hành Trung Ðạo chứng đạt pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.

Nầy các Tỳ kheo, Trung Ðạo đó là gì?
Chính là thánh đạo tám chi phần: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là thánh đạo được Như Lai liễu ngộ vơí pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về sự khổ: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, ghét phải gần là khổ, thương phải xa là khổ, muốn không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về nhân sanh khổ: khát ái dẫn đến tái sanh, cùng với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc đó đây. Chính là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về diệt khổ: yểm ly đọan diệt các dục, chấm dứt hệ luỵ, không còn dư y, hoàn toàn giải thoát mọi thằng thúc.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về con đường dẫn đến diệt khổ: chính là thánh đạo tám chi phần tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

"Ðây là sự thật về khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Khổ đế cần được lãnh hội" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Khổ đế đã được lãnh hội" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về nhân sanh khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Tập đế cần được đoạn diệt" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Tập đế đã được đoạn diệt" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về diệt khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Diệt đế cần được chứng ngộ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Diệt đế đã được chứng ngộ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về con đường diệt khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðạo đế cần được tu tập" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðạo đế đã được tu tập" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

Nầy các Tỳ kheo, cho đến khi nào bốn diệu đế nầy chưa được Như Lai hoàn toàn giác ngộ với ba luân, mười hai chuyển thì Như Lai không tự nhận cùng thiên giới, ma vương giới, phạm thiên giới, hội chúng sa môn, bà la môn, chư thiên và nhân loại rằng ta đã chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nầy các Tỳ kheo, chính khi bốn diệu đế nầy được Như Lai hoàn toàn giác ngộ với ba luân, mười hai chuyển nên Như Lai tự nhận cùng thiên giới, ma vương giới, phạm thiên giới, hội chúng sa môn, bà la môn, chư thiên và nhân loại rằng ta đã chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Và nhận thức nầy khởi lên trong Như Lai: sự giải thoát của ta không lay chuyển. Ðây là kiếp chót, không còn luân hồi nữa.

Ðức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, năm thầy Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ. Khi pháp thoại nầy được tuyên thuyết, Tôn giả Kon Ðan Nha khởi sanh pháp nhãn thanh tịnh vô cấu hiểu rằng: phàm vật gì do nhân tập khởi tất cả pháp ấy đều bị hoại diệt.

Khi đức Phật chuyển Pháp luân nầy thì chư thiên trên địa cầu reo mừng: Pháp luân vi diệu! Những điều nầy chưa bao giờ được giảng dạy bởi bất cứ ai dù là sa môn, bà la môn, chư thiên, ma vương, phạm thiên nay được Thế Tôn tuyên thuyết tại Lộc Uyển, ở I Si Pa Ta Na gần Ba Ra Na Si.

Ðược nghe vậy chư thiên cõi tứ thiên vương, đạo lợi, dạ ma, đấu suất, hoá lạc, tha hoá tự tại cùng các cõi phạm thiên đồng thanh vui mừng.

Trong phút chốc cả mười ngàn thế giới chấn động. Một hào quang vô lượng vượt xa hào quang của chư thiên chiếu diệu cùng khắp thế giới. Ngay khi ấy đức Phật lên tiếng: Kon Ðan Nha đã liễu ngộ, Kon Ðan Nha đã liễu ngộ. Từ ấy Tôn giả Kon Ðan Nha được gọi là An Nha Kon Ðan Nha. 


Quote:Kalama xin tri ân công đức đạo hữu Ho Thi Vui ghi chép
14/07/2020 - 01:23 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giảng hôm trước, cái bài giảng về nội dung giáo lý căn bản.

Chúng ta đều biết rằng, Phật pháp có nhiều cách nói, nói vắn tắt là chỉ có bài Kinh Chuyển Pháp Luân, bài Pháp thoại đầu tiên của Đức Phật sau khi thành đạo đó, chỉ riêng bài Kinh Chuyển Pháp Luân đã gom hết Phật Pháp rồi, không những Phật Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà Phật Pháp của Chư Phật ba đời mười phương đều nằm gọn trong Kinh Chuyển Pháp Luân. Ở trong đó Ngài xác định bốn sự thật mà mình không thấy được bốn sự thật đó là đừng nói đến chuyện tu hành giải thoát gì hết.

Cái sự thật đầu tiên, đó là: Mọi thứ ở đời này đều là khổ, gián tiếp hay trực tiếp. Gián tiếp hay trực tiếp, mọi thứ ở đời đều là khổ. Mà mọi thứ, cái chữ “mọi thứ” là mình gạch dưới cái chữ mọi rồi chữ thứ, Mọi thứ ở đời này không bỏ sót cái gì hết, Mọi thứ nó đều là khổ. Chữ “Khổ” ở đây có nhiều nghĩa lắm, mà mình nói gọn thì có hai nghĩa:
  1. Một là khổ theo nghĩa cảm xúc, cảm giác. Cái gì mà nó làm cho thân tâm mình khó chịu, đau đớn, sợ hãi, .. thì tất cả những cái đó đều là khổ. Khổ theo nghĩa cảm xúc;
  2. Nhưng mà cái chữ khổ hiểu theo nghĩa thứ hai, nó là cái gì bất trắc, bất toàn; bất toàn, bất trắc thì cái đó gọi là khổ. Thì cái chữ khổ này tiếng việt mình có. Ví dụ như bây giờ mình thấy là nói theo kiểu, tôi dùng hình ảnh, từ ngữ, khái niệm của đời sống bình dân mình á, thí dụ như mình nói là: nghèo là khổ, tức là điều kiện giáo dục, điều kiện y tế, điều kiện đi lại, điều kiện truyền thông đều khó khăn hết thì khổ ở đây nó vượt khỏi cái cảm giác, cảm xúc, khổ ở đây là cái tình trạng. Tình trạng bất toàn, bất trắc của cái nghèo á. Thì trong trường hợp này mình thấy cái khổ ở đây nó rộng lắm. Nó nói tới tình trạng và bao gồm luôn cảm xúc và tình trạng trong đó chứ không phải chỉ riêng cái cảm xúc đâu.
Mình nói là đi bộ giữa trưa là khổ, đói không có gì ăn là khổ, lạnh lẽo không có gì mặc, không có gì để đắp là khổ, cái đó là khổ cảm xúc. Còn cái khổ mà khổ tình trạng á, là: Nghèo là khổ.

Thì ở đây, chữ “Khổ” có hai, có nghĩa là: 
  1. Khổ cảm xúc và 
  2. Khổ tình trạng, nha. 
Thì cái chuyện đầu tiên là, cái sự thật đầu tiên Đức Phật, Ngài xác nhận là mọi thứ ở đời đều là khổ, là bởi vì nó đều nằm gọn ở trong hai cái khổ đó. Thí dụ như mình thấy một cái hoa bên đường, mình thấy cái hoa nó vô tri, mình nghĩ, khổ là con người mình khổ chứ cái hoa, cái bông, cái cọng cỏ, cái chiếc lá bên đường nó có gì đâu nó khổ. Nhưng mà bởi vì nó đó, những cái thứ đó đó, hoa lá cỏ đó đó nó là một phần đã tạo nên thế giới này, nó là một phần để tạo nên cái cuộc sống này, mình đừng có thấy cọng cỏ nó nhỏ rồi mình nói nó không đáng gì, nói vậy là sai, bởi vì: Nhiều cọng cỏ nó làm thành một đồng cỏ, nhiều chiếc lá nó gom lại là một đống lá, mà lá ở đâu nó ra? Là nó từ cây, mà nhiều cây cộng lại nó thành rừng, thành vườn. Nha. Cho nên mình thấy thế giới này là đồ ráp, có nghĩa là từng cái món rời rạc, nhỏ nhoi, bé mọn nó cộng hưởng lại làm ra một cái lớn lao hơn. Nhiều cái lớn lao như vậy nó cộng lại nó thành ra cái gọi là thế giới. Nói như vậy có nghĩa là từng chiếc lá bên đường nó cũng là khổ. Là vì sao? Bởi vì nó là một mảnh, một phần của ngàn tỷ, một phần của nhiều ngàn tỷ cái mà thành tố cấu tạo nên thế giới này, trong cái thế giới đó có máu, và lệ, có sanh ly tử biệt, có muốn mà không được, có thương phải xa, ghét phải gần, bla bla bla,... chứ mình không thể nào mà mình đi mình tách rời từng chiếc lá, tách rời từng cọng cỏ ra khỏi cuộc đời này, nói vậy là không được, tuyệt đối là không được. Các vị tưởng tượng, một thế giới không có cỏ thì làm sao mà sống? không có cỏ, chuyện đầu tiên mình thấy không có cỏ là không có côn trùng này, không có có là không có bò, dê, cừu,... này. Đó, thấy chưa? Và cỏ nó là một dấu hiệu sinh học cho thấy môi trường sinh thái ở đó ok, ecology ở đó là ok, thì mình mới sống được chứ, phải không? Cho nên, từng cọng cỏ, từng chiếc lá, tôi nói tới nói lui hoài nãy giờ là để nhấn mạnh rằng: Không có gì là nhỏ trên thế giới này hết. Vì sao? Vì từng thứ nhỏ nhoi, bé mọn, vô danh, vô ích, vô tích sự nhất trong con mắt của mình, thật ra nó là một mảnh vụn của hàng ngàn triệu tỷ thứ mà làm nên cái thế giới này. Nếu mỗi giọt nước đều nói rằng “tôi không đáng gì”. Nếu mỗi giọt nước đều nói như vậy. “Tôi không đáng gì cho nên tôi không cần hiện hữu” thì như vậy, làm gì có đại dương, làm gì có biển cả. Nha. Nếu mỗi giọt nước đều nói câu giống nhau “Tôi không đáng gì, thôi tôi bốc hơi” giọt nước nào cũng nói vậy, thì các vị biết nhiều giọt nước nó làm nên một thùng, mà nhiều thùng nó làm nên một vùng biển, và nhiều vùng biển nó làm nên một đại dương, nha. Nhớ cái đó. Và chúng ta cũng biết rồi, Đại dương chiếm ¾ diện tích trái đất, mà trong đó cái cấu tạo nên Đại dương chỉ là từng giọt nước thôi. Cho nên trên đời này không có gì nhỏ tuyệt đối, cũng không có gì lớn tuyệt đối, là chỗ đó đó. Không có gì lớn tuyệt đối là bởi vì: một, nó có cái lớn hơn, hai là nói nó lớn thật ra bởi nó được cộng ghép bởi vô số cái nhỏ chứ không có cái nào gọi là lớn hết. Bởi vì, mỗi cái mình gọi là lớn, là vĩ đại, khổng lồ, hoành tráng là cái chỗ tổng hợp, cái chỗ gặp gỡ của vô số thứ bé mọn, nha. Chính vì bản chất thế giới nó là vay mượn, nó là đắp đổi, nó là phù du, nó là do các điều kiện mà có, rồi cũng do các điều kiện mà mất đi, cộng chung hết những khía cạnh ấy lại thì Đức Phật gọi thế giới này là khổ, trực hay là gián tiếp. Khổ đây là KHỔ TÌNH TRẠNG. Nha. Như vậy, cái sự thật đầu tiên phải thấy là: TẤT CẢ MỌI THỨ Ở ĐỜI ĐỀU LÀ KHỔ.

Rồi, cái sự thật thứ hai, Chúng ta thích cái gì trên đời này, chúng ta ghét cái gì cũng là thích trong cái khổ, ghét trong cái khổ. Và cái thích và cái ghét nó bổ trợ, nó quy định, nó sản sinh, nó tương tác ra nhau. Cái này giúp cho cái kia có. Cái khổ, cái vui, cái thích, cái ghét. Nhớ nha. Khổ - Vui – Thích – Ghét. Không có khổ thì không có vui, không có thích thì không có ghét. Cho nên, cái sự thật thứ nhất: Mọi thứ đều là khổ, khổ ở đây có chỗ phân tích là khổ khổ, hành khổ, hoại khổ mà vì tôi giảng cho trong room, room này room đại chúng, thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải có một lớp intensive thì tôi mới nói sâu về ba thứ khổ đó, còn giảng cho đại chúng thì tôi chỉ nói gọn có Hai thứ khổ thôi. Đó là khổ về cảm giác, cảm xúc và khổ thứ hai là khổ tình trạng. Nha. Thì tất cả mọi thứ đều là khổ, gián hoặc trực tiếp. Bản thân nó là khổ, hoặc là nó là điều kiện để tạo ra các khổ thì cũng đều bị gọi chung là khổ.

Rồi, cái sự thật thứ hai: Tất cả những gì ta thích đều là thích trong khổ. Thích trong khổ có nghĩa là ta lại tiếp tục đầu tư, nuôi dưỡng, tạo lập, gầy dựng cái khổ mới. Mình thích lập gia đình, mình muốn có vợ chồng, muốn có hôn nhân, muốn có con cái, muốn có sự nghiệp thì có nghĩa là mình đã thích cái đó có nghĩa là mình phải chấp nhận bao nhiêu cái hệ lụy đi ra từ đó. Mình thích đua xe, mình thích chưng diện, mình thích ăn nhậu, mình thích bài bạc, mình thích chích hút, mình thích bất cứ cái gì thì đằng sau cái thích đó là một núi hệ lụy gắn liền. Cho nên, bất cứ cái thích nào cũng là thích trong khổ. Đó là nói theo kiểu nôm na. Còn nói theo kiểu rốt ráo trong nhà Phật: Bất cứ cái thích nào nó đều tạo ra cái tâm đầu thai cho cảnh giới tương ứng với cái thích đó. Nhớ nha. Đó là nói rốt ráo, còn nếu mình nói theo kiểu dân gian, nôm na đó, cái thích nó không tách rời cái ghét, cái khổ nó không tách rời cái sướng mà cái sướng nó không tách rời cái khổ. Khi mà mình thích chăn êm nệm ấm thì có nghĩa là mình ghét sợ cái đói lạnh quạnh hiu, đúng không? Chăn êm nệm ấm, quần là áo lụa, khi mình thích cái đó có nghĩa là cái gì ngược lại cái đó là mình khổ. Chắc chắn như vậy thôi, thích ấm thì ghét lạnh, thích mát thì ghét nực, thích mềm thì ghét cứng, thích mịn thì ghét cái gì nhám, đúng chưa? Cho nên, 

  1. sự thật thứ nhất là: Tất cả mọi thứ đều là khổ. 
  2. Sự thật thứ hai là, thích cái gì cũng là thích trong khổ, và chính cái thích đó nó tiếp tục tạo ra cái khổ mới.
Cái thứ ba, sự thật thứ ba đó là: Khi nào anh không còn thích nữa thì lúc đó anh thật sự hết khổ. Bởi vì anh không còn thích nữa, nghĩa là anh không còn đầu tư cái khổ mới. Nha. Và, tôi nhắc lại, dầu là cung vàng điện ngọc, cảnh trời trên tiên giới, tiên đồng ngọc nữ, hay là ở dưới chín tầng địa ngục, hay là ống cống hầm cầu, ở tất cả những nơi tôi vừa kể đều có điểm chung, đó là: có rồi mất, không có cái nào bền hết á. Khổ cỡ nào cũng có lúc chấm dứt, nhưng mà nó hết khổ nó chuyển qua vui, mà hết vui rồi nó chuyển qua khổ, nó làm nên cuộc trầm luân sanh tử của chúng ta bằng sự ghép nối của hai thứ đó. Của hai thứ đối lập đó.

Có dịp chúng ta nói về khía cạnh “đắp đổi”, cái chữ “đắp đổi” trong Đạo Phật hay lắm: Có âm có dương, có tương đối có chân đế có tục đế đã đành rồi, nhưng mà có âm có dương, có trên có dưới, có trong có ngoài, có cao có thấp, có sạch có dơ, có đẹp có xấu, chính vì trong cái điên đảo vọng tưởng cho nên chúng ta không chịu thấy rằng: Mọi thứ nó chỉ là những gì được các điều kiện tạo sinh rồi dẫn đến tiêu tán, trợ sinh rồi tiêu tán đều do các điều kiện, tất cả chỉ có sanh rồi diệt thôi.

Tôi đã nói, không biết bao nhiêu lần: Chúng sinh trong đời có ba hạng: 
  1. hạng thứ nhứt, chỉ biết Thích – ghét – buồn – vui, bốn cái đó thôi nha. Cả đời chỉ biết thích ghét buồn vui, dầu mang thân con người nhưng mà sống y như con thú, bởi vì con thú nó cũng chỉ có bốn thứ đó à: thích ghét buồn vui, có được cái thích thì nó vui mà gặp phải cái ghét là nó khổ. Nha; Hạng thứ nhứt là chỉ biết có Thích ghét buồn vui. 
  2. Hạng 2 là biết Thiện – Ác –Tốt – Xấu, nhưng cái biết này chưa có đi xa được, là vì sao? Là vì cái hạng thứ hai này biết phân biệt Thiện Ác Buồn Vui để chi? Để tiếp tục Trốn Khổ Tìm Vui! 
Cái điểm chung của hạng thứ hai và hạng thứ nhất là, nó còn bận tâm đến cái Thích Ghét Buồn Vui, nhưng cái hạng thứ nhứt nó chỉ biết Thích Ghét Buồn Vui mà không phân biệt Tốt Xấu. Đó là ai? Đó là súc sinh, là loài sa đọa, là những con người mà thiếu cái này, thiếu cái trí tuệ, thiếu cái chánh pháp. Hạng thứ hai cũng chìm sâu trong cái Thích Ghét Buồn Vui nhưng mà nó khá hơn một chút là nó còn biết Tu nhân tích đức nhưng mà để chỉ? Để nó tiếp tục quẩn quanh trong cái Trốn Khổ Tìm Vui. 

Cái hạng 3 nó có điểm đồng với hạng thứ hai, là nó cũng lánh Ác hành Thiện, nhưng cái điểm dị biệt của nó, điểm khác nhau của hạng hai, ba đó là: 
  1. Hạng thứ hai sống thiện lánh ác để mà tiếp tục quẩn quanh trong cái Thích Ghét Buồn Vui, nhưng mà 
  2. hạng thứ ba đó thì sống thiện lánh ác nhưng với mục đích, lý tưởng: Không còn sanh tử, không còn Thiện Ác Buồn Vui nữa. 
Thì trong sự thật thứ ba này, cái người nào hiểu được sự thật thứ ba này, hiểu được rằng: ngày nào không còn thích, không còn ghét thì giây phút đó, trạng thái đó mới thực sự an lạc, thực sự giải thoát. Nha. 

Còn thích là còn phải gặp cái mình ghét, còn có vui là còn có khổ. Chỉ có ngày nào chấm dứt được cái thích mới không có cái ghét, mà hễ chấm dứt được cái thích thì nó không còn đầu tư cái mới nữa. Nha. Cho nên cái sự thật thứ ba là, Sự vắng mặt của tất cả sự đam mê, ưa thích. Đó là sự thật thứ ba, đó là Diệt đế đó.

Rồi, ba cái nhận thức hồi nãy giờ đó: 
  1. Nhận thức về khổ, 
  2. nhận thức về con đường dẫn đến khổ và 
  3. nhận thức về cứu cánh hết khổ, thì cái nhận thức đó, 
  4. ba cái nó cộng lại đó chính là sự thật thứ tư, đó là con đường thoát khổ. 
Tức là, ngày nào mà anh sống, anh hành động mà trên một cái lý tưởng là không tham, không thích nữa, sống bằng lý tưởng chánh niệm: làm gì biết nấy, và bằng lý tưởng trí tuệ, có nghĩa là biết rõ nó là cái gì, biết mình đang ra sao, biết những cái đang diễn ra, đang xuất hiện, đang hiện hữu đó là cái gì, biết rõ What và biết rõ How, biết rõ How và biết rõ What, biết cái gì đang xuất hiện, biết mình đang như thế nào, biết những cái đó đang ra sao, biết những cái đó bản chất nó là gì, Chỉ có hai cái đó thôi. Thì biết rõ như vậy là biết rõ sự thật thứ tư, biết cái Đạo đế. Nha. 

Ở đây tôi cố tránh, tôi không có nhắc đến thuật ngữ “Bát Chánh Đạo” cái gì hết, bởi vì Bát Chánh Đạo là gì? Đó là cách phân tích rộng của ba cái nhận thức mà tôi vừa nói đó: 
  1. Nhận thức mọi thứ đều là khổ, 
  2. thích cái gì cũng là thích trong khổ, 
  3. muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.
Thì ba cái nhận thức đó cộng lại nó là Bát Chánh Đạo, nhớ nha. Ba nhận thức đó cộng lại thành Bát Chánh Đạo.

Thì cái nội dung của bài kinh Chuyển Pháp Luân là như vậy đó. Nội dung nó là như vậy. Và, trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Thế Tôn Ngài thuyết giảng vô số pháp thoại, tôi nói vô số là tôi nói nghĩa đen đó, vô số, nhiều lắm, nhưng không phải tất cả những gì ngài giảng chúng ta đều được biết, phải nhớ cái đó: KHÔNG PHẢI TẤT CẢ NHỮNG GÌ NGÀI GIẢNG CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC BIẾT. 

Ngài giảng á là, Đời hoằng pháp của Ngài là 45 năm thì chúng ta chỉ được biết phần lớn những pháp thoại của 25 năm cuối thôi, tôi nói phần lớn không có nghĩa là tất cả, chỉ là almost thôi, phần lớn những pháp thoại mà Ngài giảng của 25 năm sau chứ còn 20 năm trước Ngài giảng cái gì gần như mình không biết, dĩ nhiên, mình không biết chính xác, nhưng nội dung mình đoán được Ngài giảng cũng là thuyết pháp giải thoát thôi, giảng con đường giải thoát, nhưng mà cụ thể là nói về cái gì, chi tiết ra sao, cho đối tượng nào thì phần lớn là chúng ta không biết. Là vì sao? 

Là vì trong kinh ghi rất rõ, là Sau khi có Ngài Anan thì những pháp thoại của Đức Thế Tôn mới được trùng thuật, mới được ghi nhận, chứ còn trước đó thì không. Trước đó Đức Thế Tôn thường xuyên Ngài đi một mình, hoặc là Ngài đi với Ngài Na-ri-ta, Ngài Nagasammala, đi với Ngài Mekhiya, đi với Ngài Upavana, đi với các vị đó, mà những vị đó nghe sao biết vậy chứ các vị đó không có được khả năng ghi nhớ được một cách chính xác và đầy đủ như là Ngài Anan, và các vị đó cũng không có cái tâm nguyện trở thành Người giữ kho Chánh pháp như là Ngài Anan. Ngài Anan Ngài được gọi là Dhammabhandāgārika có nghĩa là người giữ kho, có nghĩa là những gì Đức Thế Tôn và các vị tôn túc thuyết giảng mà Ngài nghe được là Ngài giữ lại hết.

Cho nên, chúng ta biết rằng, toàn bộ 45 năm hoằng pháp đó của Thế Tôn, thì coi như là nội dung chỉ là triển khai bài giảng đầu tiên. Toàn bộ bảy tuần lễ, 7x7 = 49 (ngày), bảy tuần lễ đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, Ngài dành hẳn bảy tuần không ăn uống, không ăn uống không bài tiết gì hết chỉ có nhịn đói rồi suy tư về Chánh pháp, suy tư về tất cả những gì Ngài đã chứng ngộ dưới gốc bồ đề trong thời gian nháy mắt. 

Nháy mắt là sao ? Có nghĩa là trong kinh nói, trong canh thứ ba, khi Ngài quán thấy Nhân luân hồi và Quả luân hồi, Ngài bỏ ra nguyên một cái canh một, Ấn Độ đêm nó chia làm ba canh, nguyên cái canh một Ngài quán về quả luân hồi. là kiếp xưa Ngài là ai, Ngài sanh ra ở đâu, giàu nghèo sung sướng khổ đẹp xấu yểu tuổi thọ thế nào bla bla bla, Ngài thấy rõ Ngài như thế nào thì người khác cũng sanh tử luân hồi, buồn vui sướng khổ như vậy, thì canh đầu tiên Ngài quán về Quả luân hồi, gọi là Túc mạng minh. Cái canh giữa, Ngài quán về Nhân luân hồi, là Ngài thấy rằng, những cái Sướng Khổ Buồn Vui đó nó từ đâu ra ? Thiện nghiệp thì nó cho ra sướng vui, Ác nghiệp thì nó cho ra khổ ưu. Thiện nghiệp thì dẫn đến các quả nhân thiên, mà ác nghiệp thì dẫn đến các quả cõi sa đọa. Ngài quán xét nguyên cái đề tài đó trong canh giữa. Rồi canh cuối, Ngài mới kết hợp hai cái Nhân và Quả lại, Ngài thấy rằng Mọi thứ đều diễn biến theo nguyên tắc gọi là Giáo lý Duyên khởi : 
  1. Do vô minh trong bốn đế mới tạo ra các nghiệp thiện ác. 
  2. Do có nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai. 
  3. Do có các tâm đầu thai vào các cõi nên mới có sáu căn. 
  4. Do có sáu căn mới có niềm đam mê trong sáu trần. 
  5. Do có niềm đam mê trong sáu trần nó mới có sự chấp thủ. 
  6. Do có chấp thủ nó lại tiếp tục tạo ra tâm đầu thai. 
  7. Mà do có tâm đầu thai thì nó lại tạo ra các hiện hữu.
  8. Mà do mang thân hiện hữu thì nó bắt đầu có sướng khổ buồn vui. 
  9. Do trốn khổ tìm vui mà người ta lại tiếp tục làm ra các nghiệp thiện ác, mà cứ vòng vòng, 
Ngài nhìn Ngài thấy cái đó, Ngài chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. 

Mà tại sao cũng chứng La Hán mà cái La Hán của Ngài được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là vì sao ? là bởi vì,
  1. thứ nhứt, cái chứng ngộ đó không do thầy. Tự Ngài thấy. 
  2. Cái thứ hai, Ngài thấy không sót một khía cạnh nào hết. 
Thấy rõ về quá khứ không giới hạn, tương lai không giới hạn, hiện tại không giới hạn. đồng thời Ngài biết rõ, từng chúng sinh mà Ngài gặp, cái người này này có khả năng giác ngộ hay không, giác ngộ bây giờ hay là một tháng sau, một năm sau, mười năm sau hoặc kiếp sau, hai ngàn kiếp sau, một triệu kiếp sau. Người này bây giờ thích hợp với pháp thoại nào, đề tài nào, vấn đề gì, chủ đề gì họ nghe họ đắc, họ hiểu. 

Cái khả năng này ở Phật Độc Giác, tức là Phật Duyên Giác và Hàng Thinh văn không có khả năng đó một cách rốt ráo. Có nghĩa là nhiều lắm là nhìn biết người này trí nhiều, người này tham nhiều, người này nóng tánh, người này u mê chậm lụt trì độn, biết vậy thôi. Nhưng mà biết chính xác, người này thích hợp với cái gì, người này có thể độ cho được đắc đạo hay không thì mấy chục phần trăm à, nhưng mà riêng Ngài là một trăm phần trăm. Ngài biết : độ được hay không, độ bằng kiểu gì một cách tường tận, chi tiết, còn hơn là nhìn thấy một hột gạo trong lòng bàn tay. 

Cho nên, sự chứng ngộ của Ngài được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Có nghĩa là Không có cái chứng ngộ nào cao hơn. Anuttaro là không có cái cao hơn. Có nghĩa là Chư Phật ba đời chỉ có bằng nhau chứ không có vị nào hơn kém vị nào hết. Cho nên Vô Thượng là chỗ đó đó. Vô thượng không phải là không có cao mà Vô Thượng là không có cái cao hơn. Nhớ nha. Không có cái cao hơn.

Thì như vậy, tổng hợp lại, 
  1. từ giáo lý Bốn Đế, chúng ta biết được Giáo lý Duyên khởi. 
  2. Từ Giáo lý Duyên khởi chúng ta lại biết thêm cái Giáo lý Duyên hệ. 
  1. Giáo lý Duyên khởi là gồm 12, 12 cái gọi là mắt xích cấu tạo nên cái dòng luân hồi này. 
  2. Còn cái Duyên hệ đó là cái cách thức mà 12 cái mắt xích đó nó làm việc với nhau. 
Một cái là, cái duyên sinh là 12 mắt xích nó cấu tạo nên dòng luân hồi. Còn 24 Duyên hệ là cách thức mà 12 mắt xích nó ràng rịt với nhau ra sao.

Thì kỳ rồi tôi có nói là kỳ này tôi sẽ giảng về giáo lý căn bản. Thì giáo lý căn bản chúng ta biết vào thế kỷ thứ 5, có một ông thiện nam người Ấn Độ. Các vị còn nghe rõ không ? Có một ông Phật tử người Ấn Độ, ổng tới thưa với sư phụ là ngài Anuruddha, ổng nói rằng : « Con nghe luật tạng là nội dung Đức Phật, Ngài dạy cho tăng ni về những gì nên và không nên làm, đó Tạng Luật, để qua một bên; còn Tạng Kinh là những pháp thoại dài ngắn trong các hình thức, trường hàng hay kệ ngôn mà Đức Thế Tôn và chư Thánh tăng cao đồ thuyết giảng để độ cho các đối tượng khác nhau trên đường hoằng pháp, và nội dung của kinh tạng tuy phong phú nhưng có nhiều điểm gút mắc, mơ hồ. Ngày xưa Đức Phật, Ngài nhìn tâm người ta Ngài giảng thì người ta hiểu. 

Nhưng hôm nay mà nếu người đời sau mà mở Kinh Tạng ra đọc có nhiều chỗ mình không hiểu. Thì chúng ta chỉ có hai nguồn : 
  1. nguồn một là đọc dựa vào cái commentary là cái sớ giải Tam Tạng do các vị A-la-hán các Ngài giải thích, đó là nguồn một. 
  2. Còn nguồn hai, để hiểu được kinh tạng thì chìa khóa duy nhất đó là tạng A - tỳ- đàm. 

NỘI DUNG TẠNG A-TỲ-ĐÀM:

Tạng A- tỳ- đàm có hai nội dung : 
  1. một là giải thích tạng kinh
  2. thứ hai là trình bày những thứ mà tạng kinh trình bày một cách cận nhân tình, trình bày một cách nôm na, thì tạng A-tỳ-đàm có một nội dung là giải thích những vấn đề đó một cách rốt ráo, tận cùng. 
Thì ổng nói là « Nếu mà nói như vậy thì Tạng A-tỳ-đàm quá quan trọng, mà con xin thưa với Ngài, con đọc vô đó, con nghe giảng là con không có tài nào con hiểu, mà con biết rằng có vô số người giống hệt như con. Hôm nay con xin ngài vì lòng đại bi Ngài làm sao cho Tạng A-tỳ-đàm nó dễ hiểu và người đời sau nghiên cứu Tạng A-tỳ-đàm không có nhức đầu, bởi vì có được Tạng A-tỳ-đàm thì đối với hai Tạng còn lại là không có vấn đề . »

Ngài Anuruddha, trong cái tài liệu mà tôi đọc được thì không có nói rõ Ngài là Thánh hay phàm, chỉ biết Ngài là một vị uyên bác, tinh thông Tam Tạng. Ngài nghe cái lời yêu cầu Ngài thấy hợp lý, vô cùng hợp lý, cực kỳ hợp lý và Ngài thấy cái chuyện mà thực hiện một cái chìa khóa mà nghiên cứu Tạng A-tỳ-đàm là chuyện cấp thiết, cho nên, Ngài đã biên soạn cái bộ gọi là Abhidhammattha-sangaha, tức là bộ gọi là Thắng Pháp Tập Yếu hoặc là Thắng Pháp Nghĩa Nhiếp, bộ đó. Thì gom toàn bộ những vấn đề được nhắc đến trong 12 cuốn A-tỳ-đàm, tức là trong 7 bộ A-tỳ-đàm, trong 7 bộ A-tỳ-đàm gom lại thành 9 chương, 9 cái chapter, 9 chương, thì với 9 chương đó người ta có thể nghiên cứu Tạng A-tỳ-đàm suôn sẻ, dễ dàng hơn, hứng thú hơn, và đồng thời, với nội dung chín chương đó, nếu mà mình không có dùng để đào sâu Tạng A-tỳ-đàm, mà mình dùng kiến thức chín chương đó mình quay qua mình nghiên cứu tạng kinh thì cực kỳ đắc dụng nha, very useful, very helpful. Cho nên, Ngài mới biên soạn quyển đó. Thì, Nội dung 9 chương đó là cái gì?


NỘI DUNG THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN:

Thì bữa nay tôi mới điểm sơ nội dung đó cho bà con nghe, tự bà con tìm, mà tôi cũng nói luôn, là chúng ta trước mắt là chúng ta có 3 cái bộ sách, vừa là bản dịch, không, đều là tiếng Anh hết, đều là 3 tài liệu nghiên cứu A-tỳ-đàm mà cũng là ba cái tài liệu mà có thể nói là chìa khóa, cẩm nang, sách gối đầu cho Phật học đó, 3 tác giả mà tôi đặc biệt tôi lưu tâm. Tại sao lưu tâm ? Bởi vì tôi thấy ba tài liệu đó sáng nhất và được biên soạn nhắm cho cái giới độc giả mà Tây học đó. Tây học là sao, là những độc giả xài tiếng Anh đó. Bởi vì nguyên thủy ba cuốn đó được viết cũng gọi là nhắm đến mọi người chứ không riêng gì người bản xứ. 

  1. Thứ nhất là quyển của Tích Lan, cái bộ đó vừa là bản dịch, mà vừa là bình chú, biên khảo luôn, đó là cuốn Abhidhammattha-sangaha của Ngài NaradaỞ đây ông Kiên, Ông Nhân lục dùm bỏ lên cho bà con nhờ ha. Dùm tôi cái quyển là Compedium of Abhidhamma, hoặc là Buddhist phylosophy, compedium của Ngài Narada người Tích Lan, hoặc là không vô google đánh chữ « abhidhamma by narada » cũng được nữa. Quyển đó là đặc biệt ông phạm Kim Khánh ổng dịch là gì ta ? ổng dịch là Vi Diệu pháp Khái lược. Đó là ổng dịch cuốn của Ngài Narada. 
  2. Rồi bộ thứ hai, cũng là bản dịch của Abhidhammattha-sangaha nhưng mà do một tác giả khác đó là Ngài Jackbi Kashyap, Abhidhamma by Kashyap cũng được nữa. Như vậy thì quyển thứ nhất là quyển Abhidhamma của Ngài Narada, Tích Lan, Quyển thứ hai là quyển Abhidhamma của Ngài Kashyap, tức là Kassapa đó, Viện trưởng bên Nalanda đó. 
  3. Cái quyển thứ ba là quyển Buddha Abhidhamma của ông Mehm Tin Mon người Miến Điện. Nha. 
Thì tôi nói lại, sau này chúng ta có nhiều lắm, sau này mình có bộ A-tỳ-đàm của Ngài Silananda, rồi của Ngài Dhammarevata người Miến Điện mà Ngài sống ở Anh, nha. 

Sau này mình có hai bộ nữa là của Ngài Silananda và Ngài Revata. Nhưng mà đó là sau này. Nhưng mà ba bộ mà được xem là căn bản, trước khi ba bộ này được biết tới đó là Bộ Kashyap Viện trưởng Nalanda, một quyển của Ngài Narada, một quyển của Mehm Tin Mon, giờ cộng thêm ngài Silananda và Ngài Revata. Tổng cộng mình có 5 cuốn. Và tôi xin trấn an, bảo đảm cho bà con yên tâm là năm cuốn này cực kỳ dễ đọc, và năm cuốn này đều có bản dịch tiếng Việt hết rồi. Nếu mà bà con giỏi tiếng Anh thì đọc thẳng tiếng Anh thì không còn gì để nói. 

Năm cuốn này là sáng sủa, trình bày về A-tỳ-đàm đọc mình không có khó khăn. Chứ còn có nhiều tài liệu đọc vô bể mình, thí dụ như Tài liệu của Ngài saddhammajotika Ngài là người Miến Điện nhưng mà Ngài biên soạn bằng tiếng Thái lan để phát hành bên Thái làm cái tài liệu học và dạy cho trường Đại học A – tỳ - đam Rakkham, Rakkham university ở Bangkok kế bên cái chùa Arun, gần Wat Mahathat, nguyên cái quần thể tự viện lừng danh của Thái là nằm ở đó, trong đó có trường Đại học A-tỳ-đàm Rakkham, thì Ngài Saddhammajotika Miến Điện Ngài được mời qua đó để mà giảng A-tỳ-đàm, Ngài là người khai sáng trường Đại học đó, và Ngài Tịnh Sự là học trò, học trò của Ngài Saddhammajotika. Ngài viết thì phải nói cái bộ của Ngài nội dung gọi là cực kỳ huyền thoại, xuất sắc. Nhưng mà có điều là Ngài viết bằng tiếng Thái, cách trình bày của bộ đó mấy con mọt sách thì mê chết bỏ, nhưng mấy cái người mà sơ cơ mà gặp cái bộ đó là khóc ròng. Nha. Thì chúng ta cũng được biết là toàn bộ cái phần đó đã được Thượng tọa Sán Nhiên, bây giờ ở Virginia Hoa Kỳ, Thượng tọa dịch hết, nhưng mà không biết vì lý do nào mà Thượng tọa chỉ in kiểu Nội bộ thôi. In kiểu Nội bộ. wow cái ông Kiên, ông Nhân này hay này, giờ kiếm thêm 5 cuốn, năm cuốn của Narada, Kashyap, nữa, rồi Mehm Tin Mon là cuốn A-tỳ-đàm mà tôi dịch rồi đó. Thì làm sao mình liên lạc với Thượng tọa Sán Nhiên bên Mỹ để mình xin in ấn hành toàn bộ A-tỳ-đàm gọi là Cẩm nang A-tỳ-đàm mấy chục cuốn đó. Cái bộ đó tôi được thấy qua một lần, bộ đó mà bà con trên toàn cầu, toàn cầu có nghĩa là trong nước ngoài nước Châu Mỹ Úc Á Phi mà có được bộ đó của Thượng tọa Sán Nhiên là Phúc đức ba đời đó. Không uổng kiếp người đó. Mà không biết vì lý do nào mà Ngài không chịu in kiểu rộng rãi, mà Ngài chỉ in kiểu nội bộ đó, tức là máy in ở nhà, in kiểu thủ công, in lần mớ mớ vậy đó, mình không biết vài chục vài trăm gì đó mình không biết, mà theo tui thấy là kiểu in thủ công, tại nhà, bìa bọng rồi tùm lum là kiểu ở nhà hết. Nhưng mà dĩ nhiên, sáng sủa lắm, sáng sủa lắm. 

Ok, rồi, nhớ nha. Kiếm cho bằng được bản tiếng Anh và bản tiếng Việt của 5 cuốn mà tôi vừa nói . Và làm sao mà kỳ kèo, năn nỉ Thượng tọa mà có được cái bộ đó đó, Thượng tọa ở Virginia, liên lạc về Chùa Chân Lý, chùa Chân Lý cũng ở Virginia luôn. Virginia gần Washington D.C, liên lạc, bây giờ mình lên online mình liên lạc ra mà. Rồi, bây giờ nội dung của mấy cuốn đó nói cái gì ? Nội dung nó là đã nói rồi, nội dung đó là nói về Bốn đế chứ không có gì hết trơn. Chia chẻ bốn để, chia chẻ 12 duyên khởi. Nội dung đó gồm 9 chương, 9 chương đó nói cái gì ?

33 :08

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Nội dung Giáo Lý Căn Bản (2-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A3n

33 :08

14/07/2020 - 01:25 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thứ nhất, 9 chương đó xác định công thức mà tôi đã nói một ngàn lần trên các lớp online. Toàn bộ vũ trụ này gồm có bao nhiêu hạng chúng sinh đi nữa thì gom gọn lại chỉ có hai, đó là : Phàm – Thánh, Thiện – Ác chỉ vậy thôi.

Công thức mà làm nên cái Thiện, làm nên cái Thánh, tức là Tâm, tâm ở đây mình hiểu là 1 nha. Tâm ở đây là 1. Tâm là cái biết thôi, cái bare knowing, bare knowing là cái biết đơn thuần không có thiện ác phàm thánh gì hết.

1Bare knowing + 13 tâm sở trung tính, tức là neutral mental factors + 25 positive factors = Tâm thiện

1+13+25 = tâm thiện của Phàm hoặc tâm Thánh nói chung.

Còn công thức tạo ra tâm bất thiện, tâm xấu, tâm ác, tâm chẳng lành, nó là :
1 + 13 + 14

1 : ở đây là cái biết của Tâm không có thiện ác gì hết, không phàm không thánh không dục không thiền gì hết, cái tâm chỉ là biết thôi.
13 đây là 13 thành tố bắt buộc phải có, 13 tá dược của một viên thuốc. Nhớ nha. 13 tá dược của một viên thuốc. Ví dụ bây giờ mình không cần biết canh đó là canh rau, canh trái, canh củ, mình không cần biết. Canh rau, ví dụ như là rau muống, rau nhút, rau lang hay rau thiên lý hay rau bình bát, rau bồ ngót, rau mồng tơi, mình không cần biết. mình chỉ biết rau. Canh củ tức là canh khoai từ, khoai lang, khoai mỡ ; còn canh trái, thí dụ như : canh bầu, bí, mướp, khổ qua thì gọi là canh trái. Dầu là canh gì đi nữa thì nó phải có nguyên liệu căn bản giống nhau, đó là : nước, muối, đường, bột nêm. Đó. nước, muối, đường, bột nêm, là những thành tố căn bản, thậm chí có người nấu canh là họ phải phi hành tỏi cho thơm rồi họ mới bỏ nước vô. Có người họ kể thêm cái đó, riêng mình thì mình kể căn bản chỉ có nước (nước lạnh á) muối, đường, bột nêm, đó là bắt buộc cho các loại canh, dầu nó là canh rau, canh trái, canh củ đều phải dùng cái căn bản này. Nước, muối, đường, bột nêm bốn cái này cộng lại nó chưa được gọi là canh, chưa. Bây giờ mình bỏ cái gì vào nữa mình mới gọi là canh chua, mình bỏ cái gì vào mình mới gọi canh khoai mỡ, khoai môn, mình bỏ cái gì vào thì mình gọi là canh mồng tơi, cái phần đó là phần cộng thêm, nha, thì ở đây cũng vậy, được gọi là tâm thiện hay là tâm thánh thì nó gồm có 1 + 13, 13 này là phàm thánh giống nhau, thiện ác giống nhau, nhớ nha. 1+13, giờ bắt đầu, cái này mới quan trọng nè + 25 thì là nó ra tâm lành còn 1 + 13 + 14 thì nó ra tâm xấu. Chỉ vậy thôi. Đó.

Thì hai cái chương đầu tiên của cái bộ mà tôi vừa giới thiệu là nói về cái đó đó. Nói về cái đó đó. Nói về cái vụ mà 1 +13 +25, 1+13+14. Rồi.

Rồi cái chương tiếp theo là bàn về cái gì ? Bàn về ở mỗi cảnh giới, có tất cả bao nhiêu cảnh giới tái sinh. Bữa hổm có vô số lần tôi đã nói rồi, cái mình gọi universe, cái mình gọi là galaxy, cái mình gọi the world hay the earth, hành tinh, thế giới, hay là thái dương hệ, hay là vũ trụ,... tất cả những cái đó theo trong A-tỳ-đàm nó chỉ là một trái lựu thôi. Nó chỉ là một trái lựu thôi. Ở trong trái lựu nó gồm có mấy chục hột, thí dụ như vậy, nha. 
  1. Trong một trái lựu có mấy chục hột, thì mỗi một hột là một cảnh giới, thí dụ như là : cõi trời, địa ngục, cõi người tùm lum hết, sắc giới, vô sắc giới tùm lum hết. Nó nằm hết trong trái lựu và mỗi trái lựu nó có một mặt trăng và một mặt trời, mà 
  2. 1000 cái trái lựu như vậy là một tiểu thiên thế giới, mà 
  3. 2000 cái Tiểu thiên thế giới là một cái Trung thiên thế giới mà 
  4. 3000 cái Trung thiên thế giới thì nó làm ra một cái Đại thiên thế giới, gọi là Tam thiên thế giới, Tam thiên là 3000. Nhớ cái đó. Và nó có 
  5. vô số cái Tam thiên như vậy, 
vô số đây là countless, có nghĩa là 3000 ba cái ngàn tỷ là không có nghĩa lý gì hết, không nghĩa lý gì đâu. Có nghĩa là một một cái thế giới nó chỉ là một trái lựu thôi, trong trái lựu đó có mặt trăng mặt trời, mà 1000 trái lựu là một cái tiểu thiên, mà 2000 cái tiểu thiên là ra cái Trung thiên, mà 3000 cái Trung thiên ra cái Đại thiên hay là Tam thiên thế giới. Mà nó có vô số cái Tam thiên thế giới, mà 10.000 Cái Đại thiên như vậy nó làm ra một cái zone, một cái buddha zone, một cái địa bàn hoằng pháp của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Và Ngoài cái zone này ra nó có vô số cái zone khác, mà trong kinh mình chỉ cho biết là Có. 

Trong kinh không có nói thêm, không có nhắc đến những cái gì xảy ra, chỉ nhắc đến là, 

  1. ở đâu cũng : vô thường, khổ, vô ngã; 
  2. ở đâu cũng vận hành chừng đó nguyên tố, pháp giới; 
  3. ở đâu cũng có sắc, thinh, khí, vị, xúc ; sắc, thọ, tưởng, hành, thức ; 
  4. ở đâu cũng 12 duyên sanh, 24 duyên hệ giống nhau; 
chứ không có bàn thêm chi tiết là ở đó bây giờ có Phật ra đời hay không, chuyện đó là không. Bởi vì riêng cái khoản mình ở đây, mình theo Phật Thích Ca, mình hành theo lời dạy của Phật Thích Ca là mình đã trọn kiếp không đủ rồi, bàn chi chuyện trên trời, Nha. Rồi.

Cho nên, bây giờ đó là mình mới bắt đầu. Thứ nhứt, mình học cái công thức cái gọi là cấu tạo nên cái gọi là tâm. Đấy. Tâm chỉ là cái biết thôi. Còn cái tâm đó tâm thiện, tâm ác là do cái mental factors tức là những thành tố tâm lý mà đi kèm với nó, giống như hồi nãy mình nói : nước, muối, đường, bột nêm đó là phụ liệu căn bản một nồi canh nhưng mà chừng đó chưa đủ để gọi là canh gì. Muốn gọi canh gì phải coi mình bỏ cái gì tiếp theo. Mình bỏ khổ qua thì mình gọi canh khổ qua, mình bỏ mướp gọi là canh mướp, bỏ bầu gọi canh bầu, bỏ hẹ gọi canh hẹ, nhớ nha. Rồi. 

Thì như vậy, mấy cái chương tiếp theo là bàn cái gì ?

Bàn là trong mỗi cõi như vậy nó có bao nhiêu thứ tâm. Và mỗi thứ tâm như vậy nó có mặt được bao nhiêu cõi. Mà tại sao mình phải biết cái này ? Là bởi vì minh phải có một cái outline, có một cái biết tổng quát về thế giới, mà thời gian không có nhiều, nhanh thì 9 tháng mà chậm 3 năm .  Còn mà học để ra làm thầy là 7 năm theo chương trình của Thái. Còn nếu mà học để lấy vốn liếng căn bản thì từ 9 tháng tới 3 năm, có nghĩa là 9 tháng cũng được, nhưng dưới 9 tháng thì hơi khó, trừ ra cái bậc thượng thừa căn trí mà tuệ giác thăm thẳm tôi không biết, nhưng thông thường là từ 9 tháng tới 3 năm, chắc ăn nhất. Là mình học cái đó là mình học về cấu tạo của tâm pháp, thì nó gồm có hai công thức. Đó là, mình học về tâm pháp ở đây gọi là Buddhist psychology. Nha. Hai công thức đó đó : 
  1. 1+13+14 và 
  2. 1+13+25 . 
Cái đó là công thức tạo nên tâm pháp. 

Còn công thức tạo nên sắc pháp hay tạo ra cái vật chất á, tinh thần đã có rồi, tức là 1 + 13… là công thức tạo nên tinh thần, tạo nên đời sống tinh thần. còn cái công thức mà tạo nên đời sống vật chất của mình nó chỉ gồm, công thức đơn giản nó chỉ là : 
  1. 4 + 24. 
4 đây là gì ? 4 đây là Đất, Nước, Lửa, Gió, cộng với 24 ở đây là 24 sắc y sinh, tức là những cái thuộc về vật chất gián hay trực tiếp direct or indirect mà được tạo sinh ra từ bốn đại. sao tôi không kể là 28 mà tôi phải kể như vậy ? để cho các vị thấy là trong 28 nó gồm có 2 phần : 
  1. Bốn đại và 
  2. những thứ đi ra từ bốn đại, xuất sinh từ bốn đại, khởi sinh từ bốn đại. Nhớ nha.
Thì mình học, mình coi cảnh giới nào mà có đủ tất cả các tâm, các tâm sở, cảnh giới nào mà có vật chất, có đủ các thứ vật chất, cảnh giới nào có một số thành phần vật chất, và cảnh giới nào không hề có một mảy may vật chất nào hết. Đấy. Thì như vậy mình học về các cõi, có bao nhiêu cõi, mỗi cõi như vậy nó có bao nhiêu hạng chúng sinh và mỗi hạng chúng sinh như vậy có bao nhiêu thứ tâm, bao nhiêu thành phần tâm lý. Thế giới tâm lý của mỗi cảnh giới, mỗi chúng sinh nó ra sao. Đấy.

Rồi tiếp theo là mình học về 12 cái Duyên sinh. Có nghĩa là cái hồi nãy tôi mới giảng ở đầu bài pháp á . 

Học 12 duyên sinh là mình học để mình hiểu:
  1.  Tái sinh là cái gì ?
  2.  Nhân quả báo ứng là cái gì ? 
Chứ mình đâu có thể nói chung chung : « ờ thì trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu thì nói gì cũng được » là nó nghèo lắm. Đằng này, Ngài phân tích rất rõ, phân tích rất rõ là coi như : 
  1. Tại sao có cái chuyện làm thiện, làm ác ?
  2. Tại sao mà cũng trốn khổ tìm vui mà có một cái người ăn rồi toàn làm chuyện tầm bậy không rồi do cái chuyện tầm bậy nó đọa. 
  3. Rồi có người cũng trốn khổ tìm vui mà nó biết làm thiện ? 
Thí dụ như vậy, thì tiến trình sanh tử của mỗi hạng nó khác nhau. 

Và dầu thiện hay ác thì cứ có mặt trên đời là mình không ngừng tạo ra cảnh giới tạo ra cảnh giới tái sanh mới. Trong mỗi phút trôi qua, chúng ta đang âm thầm kín đáo gầy dựng chốn đi về cho mình trong tương lai. Đấy. Trong mỗi phút trôi qua chúng ta đang lặng lẽ có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Đây là cách mà tôi hay thường nói như vậy. Nha. Mỗi phút trôi qua chúng ta đang gầy dựng một chốn về cho kiếp sau, mỗi phút trôi qua chúng đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó . 

Cho nên, người tu hành phải thỉnh thoảng nhìn xuống chân, tức là sống chánh niệm đó, coi coi mình đang ra sao, cái gì đang có mặt. Tu hành là biết rõ cái How và cái What là chỗ đó đó. 

Chánh niệm để biết rõ 
  1. mình đang ra sao, và 
  2. cái gì đang có mặt ở mình. 
  3. Biết rõ hai cái này tự nhiên mình sẽ biết cái thứ ba, đó là với cái hành trình này sẽ dẫn mình đi về đâu.
 Khỏi phải thầy bà bói cái gì, tự mình bói luôn. Bói tự mình luôn. Mình thấy mình mà cứ tham sân si nó dày đặc, nó đóng cục nó đóng tảng đóng khối là mình biết đi đâu rồi .  Khi nào mình thấy mình sống với Tín Tấn Niệm Định Tuệ là mình biết mình sẽ đi đâu. 

Hôm qua trong bài giảng intensive ở Đức tôi có nhắc sơ cái chuyện này, có nghĩa là Tu hành ngon lành thì có 5 con đường sau đây để mà đi : 1/ Đắc đạo ngay thuở bình sinh, ngay trong lúc mình còn khỏe mạnh ;  Cái thứ 2/ Nếu thuở bình sinh mà không đắc thì đắc lúc cận tử. Lúc cận tử là cái lúc mình đang trải qua tình trạng tâm lý rất đặc biệt, lúc đó cái gì cũng buông hết, thì trong một tâm trạng buông bỏ triệt để, rốt ráo, hết mình thì lúc đó mà có kiến thức phật pháp cộng với kinh nghiệm tu tập tuệ quán nữa thì lúc đó khả năng đắc rất cao, cao hơn lúc bình thường rất nhiều lần. 

Người tinh tấn tu tập niệm xứ thì họ có 5 con đường để đi : 
một, là đắc đạo thuở bình sinh ; 
hai là đắc đạo lúc cận tử;
Ba, là Khi về trời ở đó có vô số thánh nhân sẵn sàng hỗ trợ mình. Về trời ở đây là về các cõi dục thiên, phạm thiên hiện giờ thánh nhân trên đó là không đếm xiết, Ngày hôm qua tôi có nói chuyện này, đây là kinh nói chứ không phải tôi nói : Mỗi vị chánh đẳng giác ra đời như vậy thì suốt 31 ngàn Đại kiếp sau đó trong tam giới không thiếu thánh nhân. Nhớ nha. 31.000 Đại kiếp không có vắng thánh nhân, nhưng mà sau thời gian 31.000 nếu có vị Phật khác ra đời thì con số này được nối tiếp nữa, Nếu không có thì tất cả thánh nhân có mặt đều lần lượt Niết Bàn hết trong thời gian 31000 Đại kiếp đó.

47:00
14/07/2020 - 07:11 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Rồi cứ chờ chừng nào có vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời thì các Ngài lại tạo thêm quãng thời gian 31.000 Đại kiếp vàng son nữa. Cho nên hôm nay mình có cái an ủi rất là lớn là Giáo pháp của Thế Tôn, Đạo Phật nguyên thủy đó, thì bây giờ ở trên hành tinh này nó nhạt nhòa rồi. Bây giờ mà nói đạo Phật là nói cho vui, hành trì của mình nó không phải nguyên thủy, nhận thức cũng không phải nguyên thủy. Nhớ cái đó. Cả nhận thức lẫn hành trì, gia tài mình có hai cái đó thôi, cả nhận thức và hành trì đều không còn là nguyên thủy, nhưng mà trên cõi trời Thánh nhân nhiều như sao trên trời vậy đó. Đông lắm. Bởi vì trong kinh nói là Chư thiên Phạm thiên chứng đạo trong thời Phật không có đếm số được, không có kể số được. Nha. 

Cho nên, lựa chọn thứ ba, con đường thứ ba để con người tinh tấn nên có : 
  1. một là đắc đạo thuở bình sinh, 
  2. hai là đắc đạo lúc cận tử,
  3. ba là về các cõi dục thiên, phạm thiên tha hồ học đạo với thánh nhân, tha hồ được hướng dẫn. 
  4. Cái thứ tư, nếu về trên đó mà cũng không đắc được gì hết, thì khi gặp Phật ra đời mình sẽ đắc rất là nhanh. Chỉ nghe Ngài nói một câu là mình đã đắc rồi. 
  5. Rồi trường hợp thứ năm, khi Phật ra đời mà lúc đó mình bị trong hoàn cảnh nào đó không có nghe pháp được thì với duyên lành ba la mật tự động nó khiến mình chuyển nguyện mình thành Độc Giác Phật, có nghĩa là thành bậc Tự ngộ, trên không thầy dưới không trò, nha. 
Đó là năm con đường để một người tinh tấn để tự họ, dầu muốn dầu không thì tự động họ lọt vào hẳn vào trong năm đường này :

  1. Một, đắc đạo thuở bình sinh ;
  2. Hai là đắc đạo lúc cận tử ;
  3. Ba là về trời học đạo ;
  4. Bốn là gặp Phật đắc rất nhanh ;
  5. Năm là chuyển nguyện thành Độc Giác. 
Thế nào trong room cũng có người hỏi « Cái này ở đâu vậy bố ? » thì tôi xin nói rằng, cái này là ở trong Tăng chi bộ kinh, phẩm năm pháp. Mà bà con tìm không hơi phải không ? Nói vậy là địa chỉ nó hơi bự phải không ? Thì thôi, giờ cho địa chỉ này gọn nè, trong cái bộ Appadana Tam tạng cuốn ba mươi mốt cái phần giảng về Độc Giác, mở ra thấy liền. Bản đó có tiếng Việt rồi, nha. Trong đó nói như vậy, người tinh tấn tu hành có năm lựa chọn như vậy. Thì coi như đó là, cái bộ A-tỳ-đàm tôi giới thiệu là nói về cái gì ? Nói cho mình biết Cấu trúc sinh học, tức là đời sống vật chất của chúng sinh, Cấu trúc tâm pháp, tức là đời sống tinh thần của chúng sinh. Nói cho mình biết cái hành trình sinh tử của mình nó được cấu tạo ra làm sao, nó vận hành nó hoạt động ra làm sao, cái hành hoạt của nó ra làm sao. Và trong cái bộ đó dạy cho mình biết rằng Duyên hệ là sao ? Duyên sinh là 12 mắt xích cấu tạo nên dòng sanh tử, còn Duyên hệ là cái cách thức 12 mắt xích đó nó làm việc. Đấy. Cũng trong bộ đó, dành hẳn một chương nói về diễn biến tâm pháp của chúng sinh. Cái chương đầu tiên là bàn về Bản chất, cấu tạo của Tâm pháp. Nhưng mà tới cái chương mà cittavithi này nè là bàn về cách vận hành của nó. Thí dụ như khi mình nói tôi thấy một cái hoa thì cái đời sống tâm pháp của mình nó diễn biến ra làm sao. Rồi khi mình thấy cái hoa mình thích, rồi từ cái thích mình chuyển qua nhớ nhung, mình thương tiếc, mình hờn giận, mình sợ hãi thì lúc đó cái chuyển biến tâm pháp của mình ra sao, cái đời sống tâm pháp, cái diễn biến tâm pháp lúc mình thức ra sao, lúc mình ngủ nó ra sao, giây phút đầu đời của mình đời sống tâm pháp nó ra làm sao, và lúc mà mình lâm chung đời sống tâm pháp ra làm sao ; Rồi qua tới cái diễn trình sinh học của sắc pháp cũng vậy. Là lúc đầu đời đời sống sinh học của mình nó được bắt đầu như thế nào và đời sống bình nhật của mình nó ra sao và cuối cùng khi mình kết thúc cuộc sống, mình tắt thở đó thì cấu trúc sinh học mình nó ra sao. Ở mỗi cảnh giới như vậy cấu trúc sinh học có giống nhau hay không ở ba thời điểm : đầu thai, bình sinh và mạng chung có giống nhau hay không ? Mình sẽ được học trong đó. Đấy.

Như vậy, học về Tâm, Tâm sở ; Học về các cõi, các cảnh giới ; Học về các hạng chúng sinh, các hạng chúng sinh đó giờ mình không có học, mình học lốm đốm lốm đốm mình chỉ biết là có con người, có chư thiên, có ngạ quỷ, có súc sinh, nhưng mà thật ra phân loại như vậy chưa có đủ đâu, phải học trong cái bộ này mình mới thấy kinh hoàng. Mà đặc biệt nữa là, Ngài Saddhammajotika Viện trưởng đầu tiên, người đã khai sáng cái trường Đại học Abhidhamma Rackham bên Thái, Ngài đã tổng hợp toàn bộ Chánh tạng và chú giải để Ngài soạn một cái bộ gọi là Biên khảo sâu rộng, cái bộ Abhidhammattha-sangaha mà tôi vừa giới thiệu đó trong đó phần mười cõi là Ngài giải thích cho mình ngút ngàn luôn, bao la. Rồi Ngài cho mình bao nhiêu biểu đồ tâm pháp, cấu trúc tâm pháp, cấu trúc sinh học, thuở đầu thai, thuở bình sinh và thuở cận tử, chi tiết lắm. Bao nhiêu là cái bản đồ về 12 Duyên sinh, 24 Duyên hệ, bao nhiêu bản đồ về cấu trúc vận hành của tâm và của vật, đấy, nhớ nha.

Rồi tiếp theo mấy chương sau là Ngài bàn về cái gì ? Ngài bàn về một chữ thôi, đó là « Phiền não ». Đó giờ mình nói về Phiền não mà mình chỉ biết phiền não là Tham Sân Si thôi, nhưng mà có trường hợp Phật kể Phiền não là gồm có hai : Tham – Ưu. Có lúc Ngài kể phiền não chỉ có một là Dễ ngươi. Có lúc Ngài kể nó có hai, là Tham – Ưu, có lúc Ngài kể phiền não có 3 là Tham Sân Si, có lúc Phiền não có bốn, đó là Tứ phược, Tứ phối, Tứ kết, Tứ thủ. Đấy, có lúc Ngài kể phiền não có mười, có lúc Ngài kể phiền não có sáu, nhớ nha. Tại sao ? Có lúc kể vậy có lúc kể khác. học rất kỹ về cái đó gọi là Bất thiện tập yếu

Tiếp theo trong đó có một cái chương tập yếu bàn về Giác phần tập yếu, có nghĩa là cái chương mà bàn về Phiền não là bàn về tất cả cái gì nó đưa mình đi luân hồi, thuộc về bất thiện á. Còn bên Giác phần tập yếu là toàn bộ những thành tố tâm lý nào mà được xem là con đường giải thoát, thí dụ như là : Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, bla bla bla, thì nguyên cái phần đó được gọi là Giác phần tập yếu. Nhớ nha. 

Thì nãy giờ tôi cho bà con học sơ sơ nội dung, thì đây là những cái nội dung giáo lý mà bà con bắt buộc phải biết. Tôi nhắc lại cho mấy người sơ cơ nhớ này :

1. Cấu trúc tâm pháp
2. Cấu trúc sinh học
3. Cái gọi là Bối cảnh các cảnh giới tái sinh
4. Phân loại các hạng chúng sinh trong đời
5. Giải thích tường tận cặn kẽ chi tiết rốt ráo cái gọi là Nhân quả báo ứng, cái gọi là Đầu thai tái sinh.
6. Phân tích rốt ráo cặn kẽ cái gọi Phiền não, cái gọi là Giải thoát.
7. Phân tích tích cặn kẽ 12 Duyên sinh và 24 Duyên hệ.
8. Rồi cuối cùng, đó là một chương bàn về cái chữ Tu. 

Tu ở đây nó gồm có gì ? Nó gồm có Giới, Định, Tuệ. Giới ở đây là cái gì ? Giới ở đây gồm Giới xuất gia và giới cư sĩ, Giới thân – khẩu và giới Tâm, Giới vật và Giới tâm. Giới vật là giới thân, khẩu, còn giới tâm tức là ý đó. Đó là Giới. Còn Định ở đây có nghĩa là từ Cận định lên tới Phi tưởng phi phi tưởng . Còn Tuệ ở đây có nghĩa là hành trình tu tập tuệ quán, mà cái Tam học ở đây được trình bày dựa theo bài Kinh trạm xe (Rathavinita) trong Trung bộ kinh, do Ngài Xá Lợi Phất Ngài phân tích. Nhớ nha. 

Tam học ở đây được phân tích theo bài kinh là được phân tích theo Hệ thống thất tịnh. Tức là gồm có 
  1. giới tịnh, 
  2. tâm tịnh, 
  3. kiến tịnh, 
  4. đoạn nghi tịnh, 
  5. tiến hành tịnh, 
  6. tri kiến tịnh, 
tổng cộng lại gọi là thất tịnh, thì Ngài phân tích Tam học, phân tích Bát Chánh Đạo, ba bảy bồ đề phần gom lại thành Thất tịnh. Đấy. 

Thì căn cứ trên bảy tịnh này, về sau Ngài Buddhaghosa đã căn cứ vào tinh thần tam học và thất tịnh để viết nên bộ Visuddhimagga có nghĩa là Thanh tịnh đạo đó. Nha. Nhớ nha.

Như vậy là mình vừa học xong 9 chương của bộ Abhidhammattha-sangaha. 9 chương này nó được xem là chìa khóa mở cửa vào 7 bộ A-tỳ-đàm, mà đồng thời người mà học xong 9 chương này bước vào cái thế giới kinh tạng thanh thản thong dong như là đứa con trở về căn nhà cũ . 

Căn nhà thư họa vậy, thân thuộc, quen biết và không có cái gì bỡ ngỡ xa lạ hết, bởi vì đó là từ đường, hương hỏa của mình mà. Nha. Mà xui một chỗ, đa phần chúng ta là những đứa con hoang không cha không mẹ không biết cha mẹ ông bà ở đâu, không biết đất hương hỏa là gì, cứ đi đâu thấy cái miếu là nhào vô lạy xì xụp, thấy ông già bà cả là nhào tới kêu Ngoại ơi, Nội ơi, thấy bà nào trẻ trẻ sồn sồn là kêu Dì ơi Cô ơi, chứ thật ra mình có ông bà cha mẹ có đất từ đường hương hỏa ngon lành lắm. Ngon lành lắm. Cho nên là mình phải có đường để mình trở về . 

Bữa hổm tôi có nói rồi, toàn bộ giáo lý của Phật gom gọn trong tinh thần buông bỏ. Buông bỏ có ba :

1. Bỏ ác về thiện
2. Cái thứ hai là Bỏ cái riêng về với cái chung. 

Bỏ ác về thiện là biết rồi, bỏ tham sân si trở về với tam học, bỏ tam độc mà trở về với tam học thì cái đó là biết rồi . 

Nhưng mà bỏ cái riêng để về với cái chung là sao ? 

Tôi học, Tôi giỏi, Tôi dở, Tôi trí tuệ, Tôi chậm lụt, Tôi chánh niệm, Tôi thất niệm, Tôi thiền định, Tôi thiếu định, thí dụ như vậy. Đó gọi là sống trong cái riêng. 
Rồi, tiếp theo, Thầy tôi, chùa tôi, hệ phái tôi, đường lối của tôi, quan điểm, lập trường của tôi, đó là cái riêng .

Trong khi đó mình phải hướng về cái chung, hướng về Chư Phật, hướng về Chánh pháp, hướng về lẽ phải, hướng về chân lý, đó là cái chung. Cái con đường nào đúng là mình theo, ông nào nói đúng là mình theo, nhưng mà theo là theo cái đúng đó của ổng, mà ổng đúng là đúng với Phật .  

Như vậy cái người mà mình lạy là lạy Phật, mà Phật thì không có một. Phật Thích Ca chính là Chư Phật ba đời mười phương. Nhớ nha. Còn cái ông thầy mà ổng dạy cho mình, nếu ông dạy trật thì không có gì để bàn, nếu ông dạy trúng thì ổng chỉ là một giọt nước trong biển thôi. Mình lạy là lạy biển chứ không phải lạy cái giọt nước đó. Nếu mà có thương, lâu lâu cho ổng cái gì đó, gặp ổng chào cái rụp rồi xong. Nhưng mà cái chính là Tri ân đại dương chứ không phải tri ân giọt nước. Nhớ nha.

59 :05
15/07/2020 - 06:11 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Cho nên bỏ cái riêng về với cái chung. Bỏ cái riêng là đối với mình á mình phải bỏ cái riêng đối với thầy, đối với hệ phái, đối với đoàn thể của mình, mình cũng phải tự cứu mình ra khỏi vòng kìm tỏa. Đa phần chúng sanh hoạt động theo kiểu nhãn hiệu, rồi từ đó mới nảy ra cái phe phái, vây cánh, mà tội lắm.

Cho nên cái buông bỏ của Đạo Phật :

  1. Một, Bỏ ác về thiện
  2. Hai, Bỏ cái riêng về với cái chung.
  3. Ba, Bỏ cái cũ để về cái mới, bỏ cái thấp lên cái cao. 
Chứ còn gà què an quẩn cối xay, cả đời làm kiếp kiến bò miệng chén không khá được, nhớ nha. Phải bỏ cái cũ đi đến cái mới. Mình hôm nay phải khá hơn mình hôm qua. Mình năm nay phải khá hơn năm trước. Mà còn đa phần mình năm nay khá hơn mình năm tới không à. Mà đúng ra là mình năm nay phải khá hơn mình năm trước chứ, chứ không thể năm nay mà khá hơn năm tới được, năm nay không thể khá hơn năm tới được, nhớ nha. Năm nay mà hơn năm tới là chỉ có nước cạp đất mà ăn.

(Còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Nội dung Giáo Lý Căn Bản (3-3)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A3n

1/ Mọi thành tựu của mình chỉ là trạm dừng

Một điều nữa mà tôi đặc biệt muốn gửi gắm trong bài giảng sáng nay cho cái room này, đó là : Tất cả cái gì mà ta có được từ kiến thức cho đến hành trì đều là trạm dừng trên con đường vạn lý, nó là nhà ga, nó là phi trường, nó là bến cảng, nó là bến tàu, chỗ neo ghe buộc xuồng, chứ nó không phải chỗ đời kiếp mình ở đó. Con đường là chỗ để mình đi không phải chỗ mình ở. Cái nhà mới là chỗ mình ở. Trạm hay là đường có nghĩa là chỗ mình ghé tạm thôi, nhớ nha. Đường để đi mà trạm để ghé, còn ở là về nhà kìa. Nhớ cái đó. Cho nên mọi thành tựu của mình chỉ là trạm dừng mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhớ một điều : muốn lên máy bay phải có vé. Bay rồi, xuống đất về nhà rồi thì cái vé máy bay không còn giá trị. Chứ mình không thể nào mà thấy cái vé giá mấy ngàn đồng quý quá rồi mình đi xong chuyến đó mình về mình bỏ vô safe box gửi nhà băng thì cái đó tôi kêu là ba trợn, tiếng Việt nam kêu là ba trợn. Còn từ sang nó kêu là tâm thần, còn từ bình dân nó kêu là ba trợn. Nha. Cái vé mình mua 5000 bay từ Thụy Sỹ qua Úc first class hay business gì đó, quý thiệt đó, nhưng mình đi xong, về làm ơn liệng bỏ chứ còn mình thấy cái vé 5000 quý quá cái về đi bọc plastic đem bỏ safe box bỏ nhà băng thì cái đó « tôi xin chia buồn cùng tang quyến », cái đó trong nhà có tên ba trợn rồi, nha.

Thì toàn bộ giáo pháp mình học được chỉ là tấm vé business, first class thôi, chứ không có là cái gì hết. 

Phật dạy : mọi thứ mình hành được, học được chỉ là cái bè qua sông . Qua sông rồi thì các bố phải nhẹ nhàng lịch sự để cái bè đó lại và đi tay không, chứ còn mà nhiều bố sáng quên uống thuốc qua sông rồi, vác cái bè đi luôn . Đó người ta gọi là « quên uống thuốc », thuật ngữ y học người ta gọi là « quên uống thuốc ». Cho nên là, đó là chuyện phải nhớ. 

2/ Những gì sau này các vị thấy được, biết được, hiểu được, ngộ được trong lúc chứng đạo nó hoàn toàn không giống cái hôm nay các vị học được, vi` [b]con đường trên bản đồ nó không giống con đường ở ngoài đời.[/b]

Chuyện thứ hai, hãy nhớ cái này : Những gì sau này các vị thấy được, biết được, hiểu được, ngộ được trong lúc chứng đạo nó hoàn toàn không giống cái hôm nay các vị học được. Mà nhiều người không biết cái này, cứ tưởng học ba mớ kể cả giỏi bằng trời có cả 50000 đệ tử quỳ dưới chân đi nữa, mà nếu chưa làm thánh thì cái biết của mình luôn luôn trong tình trạng cần phải rebuild, renew nhớ cái đó. Chưa là thánh thì tất cả nhận thức, hành trì của mình luôn luôn trong tình trạng phải renew và rebuild hết bởi vì nó là phải xét lại. Chỉ có thánh nhân là cái biết giống nhau, còn phàm phu thì người vầy người khác người vậy người khác. Nhớ, cái này nó rất quan trọng. Nhưng vẫn phải học, học để biết đường mà đi. Nhớ nha.

Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, cái công thức nấu canh là mình phải học, nhưng mà miếng canh mà mình bỏ vô trong miệng nó hoàn toàn không giống với công thức mình viết bằng bút trên cái tờ giấy hồi nãy, không thể nào lấy tờ giấy công thức bỏ vô miệng nuốt ực là sai. Nhớ cái đó. 

Cái công thức đó được dùng để nấu canh, mình ăn là ăn cái canh đó, mình nuốt là nuốt là nuốt cái canh đó, mình tiêu thụ là tiêu thụ cái canh đó, chứ còn miếng giấy ghi công thức là không có phải. Nhớ nha. 

Nhiều người hôm nay mới học được vài cái công thức nấu ăn là tưởng mình là trời rồi, nha, sai. Sai. 

Và tôi nói không biết bao nhiêu lần : Cái con đường trên bản đồ nó không giống con đường ở ngoài đời. Con đường ở ngoài đời nó có núi có sông, kênh rạch, phố xá, nhà cửa, dập dìu tài tử giai nhân, « ngựa xe như nước, áo quần như nêm » nhưng mà con đường trong bản đồ nó chỉ là vệt mực ngoằn ngoèo thôi. Hai cái này nó khác nhau xa lắm. Cái vệt mực này nó chỉ chừng gang tay nhưng ở ngoài là mấy trăm cây số. Nhưng nói như vậy rồi mình phủ nhận giá trị bản đồ là sai. Vì không có bản đồ anh đi kiểu gì ?Anh đừng có nói tôi anh đi bằng GPS nha. Tôi đang nói cái bản đồ á. Không có cái bản đồ bằng giấy này thì anh đi bằng cái gì ? Anh phải có bản đồ, anh phải có, nha. Anh có, nhưng luôn luôn anh tỉnh, anh nhớ thế này: Nó cho mình phương hướng, cho mình tọa độ, nó định vị kinh tuyến, vĩ tuyến cho mình đi, chỉ vậy thôi, chứ con đường thực ngoài đời không có phải là y chang như vệt mực ngoằn ngoèo này. Kinh điển là những vệt mực ngoằn ngoèo trong tấm bản đồ đó. Mình cầm cái bản đồ để mình nương theo đó mình đi, và quãng đường trên bản đồ đó nó không giống như vệt mực ở trong bản đồ. 

3/ Giải thoát ngay trên từng bước chân trên đườngAnh có đi kiểu giải thoát thì anh mới tới được cứu cánh giải thoát : giáo lý là phải học

Và nên nhớ, nhiều người họ tính giải thoát là giải thoát ở cứu cánh. Sai. Không phải sai lắm nhưng nó không được đầy đủ. Giải thoát ngay trên từng bước chân trên đường đó. Anh có đi kiểu giải thoát thì anh mới tới được cứu cánh giải thoát, cái lý tưởng, cái cứu cánh giải thoát nó không giống như destination ngoài đời. Destination ngoài đời, miễn là anh đi đúng hướng thì anh đi bằng tâm trạng nào cũng được, nhớ nha, anh hờn giận anh đi, anh sợ hãi anh đi, anh tức tối anh đi, anh vui vẻ anh đi, anh yêu đời anh đi, anh bi quan anh đi, miễn là anh đi đúng hướng thì anh tới destination đó. Nhưng mà trong con đường tu hành thì khác, anh phải đi bằng từng bước chân giải thoát thì anh mới đi đúng đường. Anh đi mà bằng bước chân nắm níu ghì chặt là cái chân anh nó quay ngược trở lại liền, cái gót anh nó quay ngược trở lại liền, tôi hứa, nó lạ vậy đó. Cái Đạo Phật nghe dễ mà khó. Tôi nhắc lại, ở ngoài đời, miễn là anh chọn đúng destination, anh chọn đúng con đường là anh đi được, anh đi bằng tâm trạng nào, anh đi bằng phương tiện gì, không thành vấn đề. Nó chỉ là nhanh hay chậm, thoải mái hay khó chịu thôi. Đấy. Nhưng mà cái con đường giải thoát thì nó lại khác. Anh phải đi bằng cái lý tưởng gì. Thí dụ, anh đang cạo đầu đắp y anh đang tu Tứ Niệm Xứ nhưng mà cái lý tưởng của anh là cái gì ? Anh cầu quả Nhân – Thiên, anh đi mà anh tu thiền, anh cạo đầu đắp y mà anh cầu danh, cầu lợi, tu mà muốn được vật chất, muốn được đắc kính, muốn được phỉ lạc, tu mà còn muốn người khác biết, tu mà sợ người ta không có hay. 

Nó có cái loại tu lạ, tu mà sợ người ta không biết. Đúng là cái thứ mà tu thiệt đó, nó trốn chui trốn nhủ như kẻ tử tù bị truy nã vậy đó. Đúng là tu thiệt á, người ta không có muốn tiếp xúc, người ta không có muốn khoe mẽ, nói ra nó mất, khoe là tự nhiên nó mẻ à. Kỳ vậy đó, khoe là nó bị mẻ, ngộ lắm. Tu mà thứ thiệt là người ta chỉ muốn kiếm chỗ nào người ta trốn giống như trốn truy nã vậy. Còn cái thứ tu mà muốn người khác biết, tu mà chuông trống um sùm, tu mà thông báo nhiều quá đó, thì cái đó chưa tới. Họ không thấy được vị ngọt trong cái tu mà họ chỉ thấy cái ngọt ở trong cái um sùm bát nhã thôi, cái đó là bát nháo chớ không phải bát nhã, nha. Còn tu bát nhã là không um sùm. Chỉ có tu bát nháo mới um sùm thôi. 

Thì ở đây tôi nhắc lại, giáo lý là phải học, nhưng làm ơn nhớ giùm, cái mà mình sẽ liễu ngộ, cái mình sẽ chứng đạo đó, cũng về danh sắc, cũng về năm uẩn, cũng về danh pháp, cũng về sắc pháp, nhưng mà cái lúc mình chứng ngộ những cái vô thường, khổ, vô ngã lúc mình thấy không giống như lúc mình đọc trên trang kinh. Tuy nhiên, thiếu trang kinh ấy ta không có thấy. Trước khi Phật tịch Phật dạy rồi: « Ta đi rồi thì người thầy duy nhất của các ngươi chính là Giáo pháp. »

Thì Giáo pháp hôm nay có hai ngả : 
  1. Một, từ mấy người thuyết giảng ; 
  2. Hai là từ kinh điển. 
Mà mấy người thuyết giảng thời xưa được, mấy người thuyết giảng thời nay thấy ghê quá. Cho nên, mình chỉ còn lại có kinh điển. Mà vừa rồi tôi có nói rồi, Kinh điển tới một rừng lận, ok bây giờ mình chỉ theo căn bản. 

Năm 1952 tại Kuala Lumpur có một cái hội gọi là International Buddhist Fellowship, Đại hội Liên Hữu Phật Giáo Quốc Tế, có họp để mà gọi là tìm sự, tìm ra được nét chung của các hệ phái Phật giáo trên toàn cầu, để kết nối làm thành một Hội Thân hữu Phật giáo Toàn Cầu, thì trong đó có, mấy cha bên Tây Tạng, mấy Cha bên Liên Hoa Tông, Nhật Liên Tông của Nhật, mấy cha bên Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Anh, Lào, Thái rồi tùm lum, thì mấy vị thống nhất với nhau rằng là Nam Tông, Bắc Tông hay là Mật tông, với bao nhiêu hệ phái thì cái chung là xem Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là Đạo Sư, vẫn xem cốt lõi giáo pháp là Bốn đế, là 37 Bồ đề phần, là giáo lý Tam pháp ấn : Vô thường, Khổ, Vô ngã. Thì cái đó được xem là nền tảng chung, còn cái râu ria thì mỗi anh em, đặc biệt là về đường lối hành trì thì có thể có khác. Ví dụ, cũng nhắm tới giới nhưng mỗi hệ phái có kiểu giữ giới riêng, rồi cũng Định nhưng mỗi phái có cái Định riêng, còn cái chuyện Đúng Sai thì ở đây không có bàn tới. Chỉ bàn cái chung, lấy cái chung để tìm về với nhau, thay vì dựng lên những bức tường ngăn cách thì mình lại xây lên những chiếc cầu cảm thông. Đấy. Thì ở đây mình thấy, trong cuộc Đại hội Phật Giáo Liên Hữu Quốc Tế năm đó đó, thì người ta đã đưa ra những cái điểm chung. Dầu hôm nay người nghe cái room này, nghe bài giảng này của tôi các vị có là Khất sĩ, Nam tông, Bắc tông, Cao đài, Hòa hảo gì đi nữa nhưng mình phải tìm đến cái chung, để thống nhất với nhau là Tu là tu cái gì ? Đấy. Mình không phải mất nhiều thời giờ để đấu đá nhau. Bởi vì, thân sanh tử này là của nợ, không biết nó ngã xuống lúc nào mà lúc nào mình sáng ngủ dậy giở tay không lên, miệng méo xẹo rồi chảy nước bọt, nói không ra lời ư ư a a. Cái đó ngán lắm. Bây giờ mình còn ngon lành, còn triết lý, cãi cọ, đôi chối chứ mai mốt, chết thì khỏi nói rồi. Cái thứ mà nó chưa chết mà nó nằm liệt giường đó là mình mới thấy cái tào lao hôm nay mình quá quởn đi. Việt nam Nam bộ gọi là « quởn », là rảnh là dư hơi, hâm, hâm là khùng đó, vừa dư hơi vừa hâm. 

Cái mà mình phải xác định là thân sanh tử này là của nợ. Do sống thất niệm nên mình không thấy sự hiện hữu này là gánh nặng. Chứ người có chánh niệm, người có lòng cầu giải thoát, có chánh niệm. Sống chánh niệm có nghĩa là làm gì biết nấy, thân tâm ra sao biết rõ, thì người đó biết rõ rằng: Ngày nào còn lê của nợ mấy chục kg trong cuộc đời thì còn là khổ. Phải thấy đó là khổ mới được. Dầu ông hoàng bà chúa hay kẻ vô gia cư, hành khất, đều có điểm giống nhau đó là: Lê cái thân trong đời là phải gồng gánh theo đó tất cả hệ lụy dính liền với nó. Do có cái thân này nó mới có nóng, lạnh, đói, khát, nhức mỏi, đau đớn. Do có cái thân này thì mới có thị phi, phải quấy, buồn vui, vinh nhục,.. 

Chứ nếu cái thân này, nếu thân chỉ là làn khói thì tình hình nó khác đi nhiều lắm quý vị, khác nhiều lắm. Chính vì cục nợ mấy chục ký này mà mình lại tìm đủ cách. Hồi xưa cái gốc là mình trốn khổ tìm vui, mình chỉ thấy gì khó chịu thì mình né, cái gì dễ chịu thì mình đi kiếm. Nhưng mà dần dần dần dần để giải quyết nhu cầu trốn khổ tìm vui ấy chuyện gì mình cũng làm hết á, đấy, chuyện gì mình cũng làm hết, kẻ có học thì kẻ có học trốn khổ tìm vui theo kiểu có học, có tiền thì trốn khổ tìm vui theo kiểu có tiền, còn dốt, nghèo, bệnh hoạn, xấu xí thì mình lại trốn khổ tìm vui theo điều kiện mình có. Đấy. Nhưng mà cái tựu chung lại của Phật pháp vẫn là Bốn sự thật căn bản, Four Noble Truth.

Một, thấy rằng : mọi hiện hữu là khổ. Ngay cái lúc Niết Bàn, Đức Thế Tôn đã chốt lại toàn bộ Giáo pháp trong một câu, là : « Vayadhamma sabba sankhàra. Appamàdena sampadetha” “Mọi hiện hữu đều là vô thường (mọi quả vị, thánh hay phàm phu, hỷ lạc khổ ưu, thiện ác buồn vui tất thảy đều vô thường). Hãy tinh tấn, chớ có dễ ngươi”. Đó là câu nói cuối cùng. « Vayadhamma sabba sankhàra” Tất cả mọi hiện hữu đều là vô thường, có rồi mất, là cái rốt ráo, còn mình bàn cho nhiều, bao nhiêu cái chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học, vì sống trong cái thế giới này chúng ta phải biết một tí để mà sống không thì nó thành đá đất vô tri thì sao, sống với ai, nhưng mà phần lớn thời gian trong đời chúng ta phải nỗ lực như có thể. Nỗ lực là sao? Không có nói suông được. 

4/ Hiện hữu này là của nợ và nó đang trong tình trạng nào

Nỗ lực là sống tỉnh giác, luôn luôn tỉnh giác, 
  1. biết rõ rằng: Thân này là của nợ, và 
  2. biết rõ nó đang trong tình trạng nào. 
Nhớ hai câu đó thôi: Hiện hữu này là của nợ và nó đang trong tình trạng nào. Chỉ vậy thôi. 

Toàn bộ Phật pháp chỉ gom gọn trong đó. Bất cứ một cái pháp môn nào đi theo nó mình không có được hai cái khía cạnh nhận thức và hành trì mà nó không đúng với cái này thì cái đó xài không được. Một, là phải luôn luôn nhớ rằng sự hiện hữu nào trong đời này cũng đều là của nợ. Và thứ hai, mình đang trong tình trạng như thế nào? Thiện Ác Buồn Vui biết rõ, biết rõ. Biết rõ mọi thứ là khổ. Cái thứ hai, biết rõ mình đang có thái độ tâm lý như thế nào đối với cái khổ ấy. Thì đó chính là nội dung tu học của người Phật tử. 

Còn nếu như, mình theo đuổi đường lối nào đó mà với ý hướng đi ngược lại tinh thần giải thoát, còn cầu mong trông đợi một sự hiện hữu, một hình thức có mặt nào đó là chưa khá được. Vì sao? Vì mình chưa thấy được sự hiện hữu đó là khổ, dầu là của Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Diêu Trì Kim Mẫu hay là cô hồn các đảng phiêu phong dạ quỷ đi nữa thì khi chúng ta chưa thấy được khổ trong mọi hình thức hiện hữu thì ngày đó sự tu hành của chúng ta chưa phải là đúng với lời Phật. 

Bởi vì, lời dạy rốt ráo của Đức Phật là Ngài xác định, MỌI HIỆN HỮU ĐỀU LÀ KHỔ. Thì đó là nội dung giáo lý mình cần phải học. Nha.

Tôi nhắc lại, Hệ phái nào, đường lối nào, thầy bà nào, quan điểm như thế nào, miễn là mình có lòng cầu giải thoát thì phải chấp nhận điều tôi vừa nói. Tôi không yêu cầu các vị phải thờ tôi như thầy, không yêu cầu các vị phải tin lời tôi như sấm, không phải. Những gì tôi nói hoàn toàn chỉ là những gợi ý, những đề nghị, những khơi gợi mà thôi . 

Bà con, có người đã tự nghĩ ra rồi . Còn có bà con quá bận rộn bữa nay, trong bài giảng này, tôi chỉ he hé cho bà con thấy: hình như, đó chính là những điều mà bà con phải quan tâm nếu như có một phút giây nào đó bà con thấy cái sự tẻ nhạt và vô vị của đời sống. Chẳng lẽ mình có mặt ở đời này, rồi đi học, rồi đi làm, rồi lấy vợ lấy chồng, đẻ ra một bầy con, tậu một cái nhà rồi chờ dưỡng già trong viện dưỡng lão hay sao? 

Người mà có duyên lành giải thoát họ phải đặt vấn đề đó. Hết thế hệ này tới thế hệ khác làm nên một cái vòng quay nhạt nhẽo, vô vị như vậy hay sao? Cứ là: Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng đẻ con mua nhà, rồi đi làm để sống, sống để đi làm, đi làm để sống, sống để đi làm, rồi lâu lâu được một vài lần vui trong mấy cái bữa ăn với gia đình, party với bè bạn, lâu lâu được một lần. Quý vị phải bình tĩnh thưa quý vị, quý vị phải bình tĩnh, nha. Phải chậm rãi, phải khách quan, phải trung thực, nha nhớ nha. 

Bình tĩnh, khách quan, trung thực để mà thấy là trong một tuần lễ như vậy có được bao nhiêu ngày vui? Một ngày có bao nhiêu giờ vui? Nhớ nha, 

Bình tĩnh, coi: 
  1. Một ngày có bao nhiêu giờ vui?
  2. Một giờ có bao nhiêu phút vui? 
  3. Một tuần có bao nhiêu ngày vui? 
  4. Một tháng có bao nhiêu ngày vui? 
  5. Một năm bao nhiêu ngày vui? 
Nghĩ cái đó mới hết hồn. 

Còn đằng này, tại sao Chư Phật không ra đời lúc này? 

Thời Phật, một khai thị nhỏ, cái chuyện mà thấy một người già, thấy một người bệnh, người ta bỏ nhà đi tu, cái chuyện đó nhiều lắm. Còn ngày nay thì không. Ngày nay nói gì thì nói, tôi nói hoài, mình thấy người ta già mình ngán thiệt, mình vô bệnh viện mình thăm mình thấy ngán quá, cứ nghĩ trong bụng “về là tu khẩn cấp, tu rốt ráo, tu triệt để, tu 25/24 luôn” nhưng mà nó ra khỏi bệnh viện nó quên. Nó lạ vậy đó. Ra khỏi bệnh viện nó quên. Còn đi đám ma là coi như nó thấy cái xác người ta, là nó len lén nó nghĩ là “còn lâu lắm mới đến mình” “lâu lắm mới đến mình”. Luôn luôn là như vậy. và nó có trường hợp thứ ba còn ớn nữa: đó là Bất chấp. Mình nghĩ rằng trên đời này biết bao nhiêu thiên hạ, mà trong đó bao nhiêu người biết Phật, bao nhiêu người biết tu, rồi thế giới cũng vậy, trái đất vẫn quay, thế giới vẫn vận hành bình thường, có gì đâu ? Mình thì cũng chỉ là một trong 7 tỷ người đó thôi, mà số người tu có được ai đâu, thế giới nó cũng vậy, giờ có tu thêm 1 triệu người, hai chục triệu người thế giới nó cũng vậy thôi. Tới cái cữ mà nó dễ ngươi rồi là nó đơn giản lắm, mình thấy người ta sao mình vậy. Cái chết bây giờ nó chưa tới, mình nghĩ thứ nhất mình còn lâu lắm, thứ hai đó là, ai cũng chết giống nhau có gì đâu sợ. 

Cách đây ba năm về trước, ở bên Mỹ, không năm nào tôi cũng ở bển, nhưng mà cách đây ba năm, tôi có gặp một cái cô, tôi có quen một cái cô . Cổ là người Cơ đốc giáo, con chiên ngoan đạo lắm, tôi có quen cổ, ngẫu nhiên làm giấy tờ, làm giấy tờ gặp cổ. Cổ dễ thương quá, mà sắc sảo, trí bén lắm, thì tôi không chủ trương truyền đạo nhồi sọ bất chấp hoàn cảnh, bất chấp đối tượng, không có. Trong một lúc nào đó, thuận duyên, thuận cảnh lắm đó thì tôi mới hé môi. Nếu mà người đó có duyên thì họ hỏi thêm, còn không thì thôi. Nhưng mà kẹt lắm là thấy đặc biệt quá, thương quá, quý quá, cái điều kiện nó tốt quá thì tôi phải hé ra chút xíu gợi ý, mà nếu thấy người ta làm lơ thì tui cũng làm lơ luôn. Giống như tôi mới vừa ho vậy thôi. Thì bữa có cái chuyện gì tôi quên, tôi có nói cái ý như này: "Tuổi trẻ cái gì cũng được, nghĩ đến tuổi già ngán quá." Tôi mại hơi vậy đó “Nghĩ đến tuổi già ngán quá. Nghĩ tới mấy cụ tám chín chục đêm hôm nằm vậy không biết mấy cụ có sợ không?”. Tại tôi biết có một vài cụ là không dám ngủ, sợ ngủ đi luôn. Có. Tôi biết có cụ không dám mổ. Bác sỹ kêu mổ họ nói không, khả năng mổ đi hơi cao, cho nên họ nói: Theo niềm tin dân gian là người lớn tuổi nên kỵ dao kéo. Nó có cái mùi dao kéo vô nó dễ đi, ai biết cái đó đúng sai . Trong room này có mấy bác sĩ đó, tôi thì tôi có nghe cái đó. Ngay cái ung thư, họ nói : "Ung thư trị cái gì thì trị, nhưng mà kỵ dao kéo nó có mùi dao kéo vô nó dễ đi lắm." Có cái cụ đó tôi biết chín chục rồi đó, mà bác sĩ kêu mổ cái gì đó, mà cụ không mổ. Cụ nói: "Uống thuốc giảm đau rồi chừng nào đi thì đi chứ cụ không mổ." Còn tan nát nhất là có cái cụ đó bên Florida là không dám ngủ. Cụ chỉ ngủ khi cụ đuối, cụ mệt thôi, chứ còn mà tới giờ vô giường chỉnh sửa chăn màn gối nệm ngủ như người ta là không có, tại cụ sợ là đi luôn đó. Mỗi sáng cụ dậy là cụ mừng lắm, cụ nhìn quanh thấy nắng, gió, tiếng chim hót, tiếng con cháu kêu . Cụ mừng lắm, cụ biết là cụ mới vừa qua được một đêm. Thì tôi cũng nói nhẹ nhẹ cho cổ: “Nghĩ tới tuổi già ngán quá, chưa kể cái chết nữa”. Cổ phán lại câu thế này, cổ nói : “Có gì đâu sợ, Sư . Bây giờ mình còn trẻ mình thấy sợ chứ tới lúc mình già, nó mệt mỏi mình đâu còn sợ chết nữa." Cổ nói là “Hoàn cảnh nào, tâm trạng đó. Mình không có cần lo trước.” Tui giật mình. 

Tui giật mình. Tại sao tui giật mình ? Tui giật mình là cổ nói hay quá, cổ nói hay quá. Tui sợ là nhiều người Phật tử mà họ nghe được câu đó là mệt, bởi vì câu đó đúng là nó có tác dụng nhất thời, mà nó trấn an mấy người yếu bóng vía thôi. Mấy người sợ già, sợ chết, sợ bệnh họ nghe câu đó họ khoái lắm. Nhưng mà tôi hết hồn ở chỗ là: Nếu mà những người tu hành tinh tấn mà nghe câu này họ xìu là mệt lắm. Bả nói nghe cũng có lý. Bả nói là: "Hoàn cảnh nào thì tâm trạng đó, con không có lo. Bây giờ mình đang trẻ mình sợ chết, sợ mất mát, sợ bỏ lại cái kia, tới hồi mình già mình yếu bệnh hoạn đau nhức, đi lại khó khăn, rồi mũi dãi lòng thòng, con cháu khó chịu . Tự nhiên lúc đó mình không có sợ chết nữa. Lúc đó đi là giải thoát." 

Hoàn cảnh nào, tâm trạng đó. Thì trong kinh, Đức Phật ngài có cái từ paraloka bhayadassavi là có sự ưu tư về bước đường trước mặt. Còn người bình thường, nhất là bây giờ có cái loại mà triết học hiện sinh, sống nay biết ngày nay, hôm nay có rượu hôm nay say, “Kim nhật hữu tửu kim nhật túy” bữa nay có rượu bữa nay say. 

Rồi nó còn lòi ra những trường phái, Phật giáo nha, gắn nhãn hiệu Phật giáo, là: "Sống trong hiện tại, không có ưu tư", mà trong khi họ hiểu sai chữ hiện tại.

Hiện tai đây là chánh niệm, là mình đang ra sao biết rõ như vậy. Nhưng mà tôi có biết nhiều cái trường phái hôm nay rất là ăn khách, đó là cách nói cho nó vừa lòng mấy người muốn hưởng thụ á, nói là : "Đạo Phật là không có nặng lòng như vậy, Thiền Định là chỉ làm mất thời gian thôi, tư thế thiền định chỉ làm cho mình mất sức khỏe thôi, phản khoa học, giữ tâm hồn nhiên trong sáng sống trong pháp, nó sao thì mình cứ sống chiều theo nó như vậy, luôn luôn tỉnh thức."

Đối với người biết đạo thì họ nghe vậy họ còn hiểu chút đỉnh, chứ còn cái thứ mà chưa biết giáo lý thì một là nó mù tịt, hai là nó đi theo là chết luôn. 

Cứ hồn nhiên trong sáng, mà bà cố tui cũng không biết hồn nhiên trong sáng là sao. Thì cứ, đang bài bạc tiếp tục bài bạc, nhậu nhẹt chích hút thì tiếp tục nhậu nhẹt chích hút, nhưng mà mình cứ vui vẻ, shopping thì cứ shopping, cứ hồn nhiên trong sáng. Mình biết là mình đang shopping, mình biết là mình đang câu cá, hồn nhiên trong sáng. Sống thuận pháp mà. Mình cứ theo đó mình đi, còn Giáo lý học nhiều chỉ là sở tri chướng. học cho nhiều rồi nó làm rối cái đầu nặng lắm, trong khi mình đang cần cho nó nhẹ mà. 

Đấy. thì nghe thì nó suông thiệt đó, nhưng mà tôi nói thật, Phật tử mà không biết giáo lý, hồi còn trẻ tuổi thì ok. Nhưng cái thứ mà khi đổ bệnh đầu cái đầu nó rỗng không, rác không ở trỏng thì lúc đó tu, tu cái gì? Lúc đó là nghe mà ai lại gần chánh niệm là mơ hồ mình không biết, thân mình nó được cấu tạo ra sao, tâm mình nó được cấu tạo ra sao, vận hành ra sao.

Tôi nói rõ luôn, trong room này có rất nhiều người nói rằng: "Tôi là bác sĩ, tôi là dược sĩ, tôi biết rõ cấu tạo sinh học của con người, cái biological structure nó sao tôi biết. Bây giờ tôi phải học kinh Phật. Tôi thấy nó đâu có cần, ba cái vụ tâm, tâm sở, tôi đã biết rõ cái biological của tôi, tôi đâu cần học chi?"

Các vị nên nhớ rõ thế này. Đức Phật, Ngài phân tích thân tâm và thế giới này theo hướng dành cho hành giả. Theo cái hướng dành cho hành giả, tức là cứ theo cách đó thì mình mới thấy rõ mình, thấy rõ được thân mình tâm mình. Còn cách phân tích khoa học, thứ nhất, khoa học chỉ phân tích được cái gì vật chất thôi. Các vị nên nhớ rằng, nội cái não bộ, cái hũ chao này của mình khoa học họ biết không hết. 100 tỷ nơ-ron trong đó, cái trên đây này chỉ phân tích được khâu nào khâu nào chịu trách nhiệm tình cảm, cảm xúc, trí nhớ, yêu đương, hờn giận, sợ hãi. Chỗ nào là chỗ chịu trách nhiệm về vị giác ăn uống tùm lum hết. Nói nghe nó đã, chứ họ không biết hết, bằng chứng là họ cũng bó tay với những trường hợp Coma (hôn mê) sâu. Có những người họ chỉ coma trong chỉ vài phút là nó chết ngắc, nó chết não rồi. Coma 5 phút là chết não. Có người nó quất cho mấy năm trời mà nó bình phục, nó không chịu chết, là sao? Có rất nhiều chuyện mình không thể phủ nhận vấn đề tâm linh trừu tượng. Cũng cha mẹ đó mà tại sao đẻ ra cái thằng nó khôn bằng trời, có đứa nó ngu như vịt, Tại sao? Why? Cũng cái gene đó chứ, cũng cái mã di truyền y chang đó. Rồi người ta còn lấy cái não bộ ông Einstein về người ta nghiên cứu thì người ta thấy trong đó những cái nếp gấp nó có hơi khác người một tí tí, mà vì ổng quá giỏi nên người ta ráng người ta bươi ra, chứ thật ra những cái gì máy ảnh chụp được, mắt thường thấy được thì nó rất là thô thiển so với cái tinh vi cực kỳ của não bộ. Mà não bộ chỉ là một phần rất nhỏ trong cái Nền tảng tâm thức, các vị. Nhớ cái đó. Nó chỉ là một phần rất nhỏ thôi. Cái đó rất quan trọng. cho nên, Khoa học hoàn toàn bó tay trước cái gọi là tâm pháp, tức là đời sống tâm linh, tinh thần của chúng sinh. Tôi nhắc lại một lần nữa, Tôi là người học và người dạy tôi viết sách về A-tỳ-đàm nhưng tôi vẫn phải nói, tôi không có cuồng như nhiều người tưởng. Đối với tôi những gì đc trình bày về tâm, về sắc. Đó là những gợi ý thôi, chúng ta phải học, rồi sống chánh niệm còn cái chuyện thấy gì đằng sau là mai mốt tính. Nhưng trước mắt, Mình phải học. Nhưng kêu tôi tin cuồng những cái học cho đó là chân lý tuyệt đối thì Không. Bởi vì chính Đức Phật khi Ngài nói đến Thọ, khi Ngài nói đến Xúc, khi Ngài nói đến Ái, về Tưởng, về Tư Ngài có nhiều cách nói lắm, chứ Ngài không phải có một cách nói. Nhớ nha. Nhưng mà mình phải học hết, để rồi yên tâm mà tu tập. 

Không thể nào dốt mà tu tập được, tuy nhiên đừng có cực đoan, cho rằng không cần học gì hết vì nghe nói học cho đã rồi mai mốt cái mình đắc nó không giống cái mình học. Sai. Cái nồi canh chua nó không phải là tờ giấy viết công thức nhưng mà mình không thể phủ nhận tờ giấy viết công thức, vì không có tờ giấy đó mình không nấu được nồi canh chua. Mặc dù nấu xong mình ăn là ăn cái nồi canh, cái tô canh chớ mình không có ăn cái tờ giấy đó. Nhớ nha. Rồi. Ở đây cũng vậy.

  1. Cái cực đoan thứ nhứt: Cắm đầu làm mọt sách, mà quên hành trì. Đó là một cực đoan.
  2. Cho rằng tu không cần học gì hết, cứ bắt tay vô hít thở mỉm cười, giữ tâm trong sáng để an lạc hiện tiền cũng là cực đoan. Đấy.
  3. Cho rằng, cứu cánh giải thoát là tất cả, ngoài ra là chỉ rác, cũng lại là cực đoan.
  4. Mà chìm sâu trong thế giới thường nhật cũng là cực đoan.
Mà mình phải sống có này có kia, thí dụ như mình cứ nói : Tu hành giải thoát là cứu cánh cao nhất, nhưng mà trong đời sống mình vẫn phải là một người chồng, một người cha, một người vợ, một người thầy, một người trò dễ thương, vẫn là một thành viên xã hội dễ thương, có trách nhiệm, yeah. Chứ mình không phải nói mình tu là mình chỉ có biết Tam Bảo, chỉ có Giải thoát Niết Bàn không biết gì hết là sai. Nhưng mà cả đời mình cứ cắm đầu trong đời sống xã hội càng sai.

Vùi đầu làm con mọt sách là sai. Không chịu học gì hết, mà cứ làm con chim cú dưới gốc cây là sai. Đấy. Phải có này phải có kia.

Lý do học giáo lý (là cuốn A-tỳ-đàm căn bản, outline Abhidhamma):

Thì nội dung giáo lý ok, gom chung lại vậy, tức là: Học để 
  1. biết rõ mình là ai? 
  2. Ở đâu mình tới? 
  3. Mình sẽ về đâu? Và
  4. hiện giờ mình nên làm gì? 
Nhớ nha. Học giáo lý là để làm mấy chuyện đó.

Mình là ai, là cái gì trong cuộc đời này? Ở đâu mình tới? Mình sẽ về đâu? Và Ngay bây giờ mình nên làm gì? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ bắt gặp trong cuốn A-tỳ-đàm căn bản, outline abhidhamma mà tôi vừa giới thiệu đó, 5 tác giả. Và giáo sư Ray Davis của Anh, ổng có nói thế này « A tỳ đàm nói cho ta biết những gì trong ta, ngoài ta và xung quanh ta ». Hết. Và một doanh nhân người Mỹ cũng có một câu tôi rất là thích : « Những vấn đề trước mặt ta, sau lưng ta, trên ta, dưới ta, chung quanh ta đều rất nhỏ so với vấn đề bên trong ta » Đấy. 

Ok, đó là nội dung bài giảng bữa nay. Thấy ông Kiên cái mặt buồn ngủ quá. Tôi biết, tôi giảng mà thấy cái mặt khờ khờ bơ bơ rồi. Ok .Chúc các vị một ngày vui và hẹn các vị vào ngày tuần sau./.

Mục lục các bài giảng

https://toaikhanh.com/mp3.php?lan=vn

(Hết)
Reply
Sự thật Vô Ngã rất khó nắm bắt, khó hiểu.  Bài giảng sau đây của Sư Toại Khanh giải thích Vô Ngã rất rõ ràng.  

--ooOoo--

Hộp Quẹt và Tiếng Đàn (Vô Ngã)

http://toaikhanh.com/read.php?doc=201908302241&lan=vn

Không có ai bị đau khổ, chỉ có sự đau khổ.

Đấy. Nghe nó kỳ dữ lắm. Người không có hành trì, không có học giáo lý, nghe cái đó rất là kỳ. Nhưng mà nghe lâu ngày nó quen thôi.

Một người có kiến thức khoa học, họ nhìn cái vấn đề nó khác mình nhiều lắm. Thí dụ như họ đang có mặt bên một con thác đổ ầm ầm ầm, bên trên là trời mưa tối tăm mịt mù, sấm chớp tùm lum hết. Thì họ nhìn cái cảnh đó, họ nhìn con thác đổ ầm ầm, rồi núi rừng cây cỏ nghiêng ngã trong cái bão tố phong ba, thì họ ngại. Họ có ngại đó nhưng mà cái nhận thức nó khác. Còn cái anh mọi ở trong rừng thì ảnh nhìn cái đó ảnh nghĩ khác: ảnh tưởng là một đấng thần linh nào đó đang nổi giận trừng phạt ảnh tùm lum hết, thí dụ như vậy. Các vị thấy không? Chỉ là một suy nghĩ thôi. Khi mình hiểu nó là vấn đề gì đó, mình hiểu nó là cái gì đó, thì mình hiểu khác. Chúng ta tiếp tục là anh mọi hay chúng ta tiếp tục là một sinh viên?

Anh sinh viên ảnh nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên, dầu có sợ đi nữa, nhưng mà cái sợ của ảnh nó khác hẳn cái sợ của anh mọi trong rừng. Kêu anh sinh viên mà quì lạy cái thác, cái con thác đó, dòng thác đó, kêu ảnh quì lạy cái tia chớp đó, kêu ảnh quì lạy núi rừng đang nghiêng ngã, quì lạy giữa cơn phong ba đó ảnh làm không được tại vì đó đối với ảnh nó là hiện tượng thiên nhiên bình thường, rất bình thường. Chớ cái anh mọi là ảnh thấy cái gì mà lạ lạ là ảnh chỉ run thôi. Cái hiện tượng mà bái vật, mà thờ cái này cái kia, totem, cũng đi ra từ cái chỗ là đứng trước thiên nhiên mà họ không biết được cái đó là cái gì cho nên họ mới thích, mới ghét, mới sợ.

Ở đây cũng vậy, chúng ta đi thờ phụng, chúng ta đi kiếm tìm một cái tôi, một cái cái bản ngã là bởi vì chúng ta không biết mình thật sự mình được cấu tạo ra làm sao hết. Từ đó chúng ta mới dán một cái nhãn, cái mark lên trên cái hình hài mấy chục ký lô này: trí thức nè, nào là đẹp người, nào là giàu sang, nào là quyền lực, nào là may mắn, v.v... Trong khi đó, chúng ta nên nghĩ rằng đây là một khối tổng hợp của các duyên, mọi thứ thân và tâm ở đây nó đang vận hành theo cái sự điều động của các duyên. Duyên đủ thì mọi thứ có mặt, mà duyên thiếu thì mọi thứ vắng mặt.

[Image: guitar.jpg]

Tôi nói hoài. Tiếng đàn không nằm trên ngón tay, tiếng đàn không nằm trên dây đàn, tiếng đàn không nằm trong thùng đàn, tiếng đàn không có nằm ở đâu hết. Nhưng, khi mà cái ý muốn chơi đàn nó cộng với ngón tay, cộng với dây đàn, cộng với thùng đàn thì tự nhiên nó ra tiếng. Đó chính là vô ngã ở chỗ đó. Vốn dĩ không có tiếng đàn mà nó là cái kết quả có được từ sự tổng hợp từ sự gặp gỡ giữa các điều kiện.

Rồi ngọn lửa trong cái hộp quẹt cũng vậy. Mình để cái hộp quẹt ở trong cái túi quần mình vô hại không sao hết. Bởi vì khi nào mà cái bánh xe quẹt, cái viên đá lửa, cái gas mà nó không tương tác lẫn nhau thì khi đó không có lửa. Khi nào ba cái thứ này nó tương tác với nhau một cách hợp lý thì bèn có lửa. Chớ còn trước đó lửa nó không có. Nói nó không có cũng không đúng mà nói rằng nó có cũng không đúng, vì nó đang ở trong cái tình trạng chờ nhân duyên, chờ đủ điều kiện thì nó có mặt.

Nhớ ngọn lửa trong cái hộp quẹt và tiếng đàn trong cây đàn. Nhớ hai cái hình ảnh này thì sẽ hiểu vô ngã là cái gì.

Vô ngã ở đây không phải là "nothing", không phải là không có gì, mà là "nobody", là không có ai hết. Nhớ cái đó, "nothing" khác và "nobody" khác, hai cái này khác nhau nhiều lắm. Chớ còn mà học ba mớ, mình tưởng vô ngã là nothing là sai. Có chứ, nó có chứ, nó có kiểu đó, nó có cái kiểu đó, kiểu: tạm bợ, lắp ráp, do vô vàn điều kiện nhân duyên, môi trường, hoàn cảnh cộng ghép nên nó mới ra một cái gì đó.

Trích bài giảng ngày 20.06.2019 KTC.6.99 Khổ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya



Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona




Roll down từ từ sẽ thấy ...


-----------------

(X) (105) Hữu
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này cần phải đoạn tận, cần phải được học tập trong ba học pháp. Thế nào là ba hữu cần phải đoạn tận?
2. Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Ba hữu này cần phải đoạn tận.
Trong ba học pháp nào, cần phải học tập?
3. Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Trong ba học pháp này, cần phải học tập.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã đoạn tận ba hữu này, đã học tập trong ba học pháp này, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.

(XI) (106) Khát Ái
1. - Này các Tỷ-kheo, ba khát ái và ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba khát ái cần phải đoạn diệt?
2. Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ba khát ái này cần phải đoạn diệt.
Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt?
3. Mạn, tùy mạn, quá mạn. Ba mạn này cần phải đoạn diệt.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã được tận ba khát ái và ba mạn này, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử, do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.
 
XI. Phẩm Ba Pháp
(I) (107) Tham
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Tham, sân, si. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận tham, bất tịnh cần phải tu tập. Ðể đoạn tận sân, từ tâm cần phải tu tập. Ðể đoạn tận si, trí tuệ cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

(II) (108) Ác Hành
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận thân ác hành, thân thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận khẩu ác hành, khẩu thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận ý ác hành, ý thiện hành cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải được tu tập.

(III) (109) Suy Tầm
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận dục tầm, xuất ly tầm phải tu tập. Ðể đoạn tận sân tầm, vô sân tầm cần phải tu tập, Ðể đoạn tận hại tầm, bất hại tầm cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

(IV) (110) Tưởng
... (Như kinh trên, chỉ có tưởng thế cho tâm).

(V) (111) Giới
... (Như kinh (109), chỉ có giới thế cho tâm).

(VI) (112) Thỏa Mãn
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Thỏa mãn kiến, tùy ngã kiến, tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận thỏa mãn kiến, tưởng vô thường cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tùy ngã kiến, tưởng vô ngã cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tà kiến, chánh kiến cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này phải tu tập.

(VII) (113) Bất Lạc
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Bất lạc, hại, phi pháp hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận bất lạc, hỷ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận hại, bất hại cần phải tu tập. Ðể đoạn tận phi pháp hành, pháp hành cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

(VIII) (114) Biết Ðủ
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Không biết đủ, không tỉnh giác, có nhiều dục. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận không biết đủ, biết đủ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận không tỉnh giác, tỉnh giác cần phải tu tập. Ðể đoạn tận có nhiều dục, ít dục cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

(IX) (115) Ác Ngôn
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Ác ngôn, ác bằng hữu, tâm dao động. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận ác ngôn, thiện ngôn cần phải tu tập. Để đoạn tận ác bằng hữu, thiện bằng hữu cần phải tu tập. Ðể đoạn tận tâm dao động, niệm hơi thở vào hơi thở ra cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

(X) (116) Trạo Cử
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Trạo cử, không bảo vệ, phóng dật. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận trạo cử, chỉ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận không bảo vệ, bảo vệ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận phóng dật, không phóng dật cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập.
 
XII. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm
(117) Quán (1)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu?
2. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận sáu pháp này, không thể trú quán thân.
3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu?
4. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng các căn, không tiết độ trong ăn uống. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán thân trên thân.

(118) Quán (2)
1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể quán thân trên nội thân... trên ngoại thân... trên nội ngoại thân... trên các cảm thọ... trên các nội thọ... trên các ngoại thọ... trên các nội ngoại thọ... trên tâm... trên nội tâm... trên ngoại tâm... trên các nội ngoại tâm... trên các pháp... trên các nội pháp... trên các ngoại pháp... trên các nội ngoại pháp. Thế nào là sáu?
2. Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể trú quán pháp trên nội ngoại pháp.

(119) Thấy Bất Tử
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ bất tử. Thế nào là sáu?
2. Với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, vời lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, gia chủ Tapussa đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ bất tử.

(120) Thấy Ðược Bất Tử
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, gia chủ Bhallika... gia chủ Sudatta Anàthapindika... gia chủ Citta Macchikàsandika... Hatthaka Alavaka... Mahànàma Sakka... gia chủ Ugga người Vesàlì... gia chủ Uggata... Sùra Ambattha... Jivaka Komàrabhacca... gia chủ Nakulapità... gia chủ Tavakannika...gia chủ Pùrana... gia chủ Isidatta... gia chủ Sandhàna... gia chủ Vijaya... gia chủ Vajjiyamahito... gia chủ Mendaka... cư sĩ Vàsettha... cư sĩ Arittha... cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử. Thế nào là sáu?
2. Với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử.
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya


Chương VI - Sáu Pháp


VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona




Roll down từ từ sẽ thấy ...


-----------------

(121) Tham (1)

1. - Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
2. Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học pháp vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

(122) Tham (2)

1. - Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
2. Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm Thí, tùy niệm Thiên. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

(123) Tham (3)

1. - Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
2. Tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, sáu pháp này cần phải tu tập.

(124) Tham (4)

1. - Này các Tỷ-kheo, để liễu tri tham... để đoạn diệt... để đoạn tận... để trừ diệt, để làm cho tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ tham, sáu pháp cần phải tu tập. Thế nào là sáu?
(Xem kinh 121-123)
2. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri sân... si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, lừa đảo, man trá, phản trắc, ngoan cố, bồng bột, nông nỗi, mạn, thượng mạn, kiêu, phóng dật... để liễu tri, để đoạn diệt, để trừ diệt, để làm cho tàn tạ, để ly tham, để đoạn diệt, để trừ bỏ, để từ bỏ... sáu pháp này cần phải tu tập.
Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Reply
Sư Toại Khanh giảng KTC.6.105 Hữu Bhava và các Kinh khác (1-4)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava


Quote:Ban Tu Thư Kalama hoan hỷ tri ân công đức bạn elteetee liên tục công hiến thời giờ quý báu ghi chép toàn bộ bài giảng ngày 23.06.19 của Sư Toại Khanh

KTC 6.105

(X) (105) Hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.

(Nói chung về Nghiệp)

1. - Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này cần phải đoạn tận, cần phải được học tập trong ba học pháp. Thế nào là ba hữu cần phải đoạn tận?
2. Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Ba hữu này cần phải đoạn tận.
Trong ba học pháp nào, cần phải học tập?
3. Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Trong ba học pháp này, cần phải học tập.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã đoạn tận ba hữu này, đã học tập trong ba học pháp này, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.


04/08/2019 - 07:07 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Ở đây chúng ta phải ôn lại một chút về giáo lý duyên khởi, khi mà nói đến 3 hữu. Tức là do vô minh trong 4 đế cho nên là không có biết được mọi hiện hữu là khổ, có mặt ở đâu cũng là khổ hết, trong điều kiện hoàn cảnh môi trường nào cũng là khổ. Chính vì không biết như vậy cho nên khi mà chúng ta chạy theo cái thích và trốn tránh cái mình ghét, trong cái hành trình trốn khổ tìm vui, do không hiểu mọi sự là khổ, dầu ở trong bối cảnh nào, vàng son nhung lụa, gấm vóc lụa là hay ở trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, cùng cực đói lạnh thì tất cả đều là khổ. Chính vì không hiểu được cái đó cho nên khi trốn khổ tìm vui, chúng ta đi tìm những giải pháp mà nó cũng chỉ quẩn quanh trong cái chuyện gây tạo cái khổ mới.

Thí dụ như bây giờ mình không thích cái cảnh sanh ly tử biệt, mình không có muốn sanh ra đói nghèo, xấu xí, bệnh hoạn mình không có muốn. Cho nên có 2 cách:

1. Ngay trong đời sống hiện tại mình có những nỗ lực bất thiện, lừa đảo, lật lọng, sát sanh, trộm cướp v.v. để mà thay đổi cái nếp sống cho nó khá hơn.

2. Có người sẵn sàng chấp nhận một cái đời sống thiếu thốn, khó khăn, miễn là tập trung được cái tâm tư, thời gian, công sức cho cái việc mà vun bồi các hạnh lành.

Nhớ nha, do vô minh trong 4 đế cho nên nó mới lòi ra 2 cách hành xử như vậy.

Cách 1 là làm ác ngay trong hiện tại để mà thay đổi cuộc sống.

Cách 2 là làm lành ngay trong đời này để mà kiếp sau nó được khá hơn.

Thì dầu là mình làm thiện hay là làm ác đi nữa nó chỉ quẩn quanh trong cái ý niệm là cầu sanh tử.

Trong cái bài giảng hôm trước tôi có nói rồi, đó là mình chưa có dịp thấy, mình chưa có cơ hội quan sát quán chiếu. Cái sự có mặt của mình trong đời sống này nó là một gánh nặng, nó nặng lắm. Vì có nó chúng ta mới cầu mong cái này được cái kia, rồi cũng vì có nó mà khi mong cầu không được mình khổ. Rồi chuyện ác nào mình cũng làm hết trơn, chuyện gì cũng làm hết, cái mà chưa có thì ráng tìm cho có, chuyện ác nào cũng làm. Cái có rồi mà nó bị mất đi thì mình phải phản ứng đủ cách hết, hoặc là mình phải làm đủ cách để giữ cái đang có, hoặc là khi nó mất rồi mình phải tìm đủ cách để mình tìm lại, nha.

Nói chung là để thỏa mãn những nhu cầu riêng tư, tình cảm, tinh thần hay là vật chất, tiếng tăm hay là quyền lực, để thỏa mãn những nhu cầu đó thì chuyện gì chúng ta cũng làm hết.

Hữu ở đây có nghĩa là cái nghiệp thiện ác. 

Dục hữu là nghiệp thiện ác mà đưa mình tái sanh trong các cõi dục. Thí dụ như bây giờ mình làm chuyện bất thiện thì mình sẽ sanh vào 4 cõi đọa, mà 4 cõi đọa đó nó lại cũng là trong dục giới; còn không nữa, mình tu tập thập thiện thì mình cũng quẩn quanh trong các cõi nhân thiên của dục giới. Thì dầu việc tội lỗi hay việc lành trong thập thiện thì tất cả đều được kể chung là dục hữu, có nghĩa là cái điều kiện nghiệp báo để mà quay lại sống trong cõi dục giới thì gọi là dục hữu.

Cái đặc điểm của cõi dục là gì? Là sanh ra, chết đi và buồn vui gắn liền với 5 trần vật chất, đó là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, đó, tức là sắc, thinh, khí, vị, xúc. Cái đặc điểm của cõi dục là vậy, cái đặc điểm là dầu thiện hay ác, lúc nào cũng y cứ trên 5 căn vật chất, gọi là dục hữu.

Còn cái sắc hữu ở đây có nghĩa là có những người họ chán ngán 5 dục, cho nên họ mới tu tập các tầng thiền sắc giới để chết rồi sanh về các cõi thấp nhứt là sơ thiền, tối đa là ngũ thiền sắc giới, về trên đó sống hết tuổi thọ rồi thì trở về với chỗ thấp nhất ở cõi dục như bữa hổm mình học. Tức là đa phần - phần lớn là tu thiền đắc thiền sanh về phạm thiên xong đi lòng vòng cuối cùng cũng trở về cõi thấp nhất thôi bởi vì sao?

Vì 2 lý do:

1. Cái căn cơ, khuynh hướng tâm lý chúng ta thiện ít hơn ác.

2. Môi trường điều kiện hoàn cảnh để chúng ta sống thiện nó ít, nó khó hơn môi trường mà mình sống ác. Ra đường nhắm mắt quơ tay là mình đụng toàn người bất thiện nhiều hơn người thiện, nha. Người thiện mình phải đốt đuốc đi tìm chứ còn người bất thiện thì nhắm mắt rờ là dính.

Cho nên, một là khuynh hướng tâm lý bản thân mình nhiều đời nó đã như vậy, có một kiếp nào đó mình lắp được một tí thôi, nhờ một điều kiện đặc biệt nào đó mình tu thiền đắc thiền rồi sanh về các cõi phạm thiên, nhưng hết tuổi thọ rồi trở về cõi người trở lại thì chúng ta tiếp tục lăn trôi, lặn hụp ở trong bất thiện. Cho nên sắc hữu đây là vậy. Cái tâm thiện sắc giới mà đưa mình về các cõi phạm thiên ngũ uẩn.

Còn cái vô sắc hữu ở đây là chỉ cho cái nghiệp vô sắc, có nghĩa là có những người họ đắc được thiền sắc giới rồi họ chán, họ muốn lìa bỏ 5 trần vật chất cho nên họ mới lên trên cõi sắc, lên cõi sắc rồi họ mới chán luôn cả bất cứ một dây dưa nào liên hệ đến sắc pháp, kể cả đó là đề mục sắc pháp họ cũng hỏng thích nữa. Cho nên họ tiếp tục hướng đến một cảnh giới hiện hữu mà ở đó không còn hình danh sắc tướng mà chỉ còn tâm linh tinh thần thôi. Thì cái này mình học cho biết vậy thôi, chớ còn nó cũng gần như hỏng mắc mớ gì chúng ta, cái đó là chuyện cao hơn chuyện trên mây nữa.

Thì gom gọn lại nội dung bài kinh này nói cái gì? Gom gọn lại bài kinh đó là ngày nào mà chưa hiểu 4 đế thì nhất cử nhất động của chúng ta đều là nhân sanh tử, đó là nội dung bài kinh này.

Ngày nào mà chưa hiểu được 4 đế thì mọi nỗ lực của chúng ta đều là nhân sanh tử, mà để chấm dứt được cái nhân sanh tử ấy thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là hành trì con đường tam học giới, định, tuệ.

Giới học thì nó
  1. giúp cho mình làm thanh tịnh thân nghiệp, khẩu nghiệp,
  2. đồng thời giới luật thanh tịnh giúp cho mình hạn chế dục ái và sân,
hạn chế thôi, hạn chế dục ái và thân qua thân, khẩu.

Còn định làm cho dục ái và sân tạm thời biến mất. Cái kia là hạn chế, còn cái này là tạm thời biến mất, hai cái nó khác nhau.

Giữ giới là hạn chế dục ái và sân, thí dụ như khi mình giữ giới có nhiều chuyện mình muốn lắm mà mình hỏng có làm nữa, cái đó tự các vị biết chứ hỏng lẽ bắt tôi kể mệt quá, nha. Có những chuyện mình muốn lắm nhưng mà giới cấm nên mình hỏng có làm, cái đó là mình hạn chế dục ái.

Cái thứ hai nữa chính vì mình giữ giới, có nhiều cái mình muốn xóa sổ, xóa dấu nhưng vì giới nên không làm, như vậy thì cái giới nó có tác dụng là đối với cái chuyện hạn chế tội lỗi qua dục ái và sân, nó mới hạn chế thôi.

Qua tới định học thì nó mới tạo ra sự vắng mặt của dục ái và sân, đó là định học, tới hồi đắc thiền anh phải vắng được hai thứ đó là dục ái và sân.

Nhưng mà riêng cái tuệ học tứ niệm xứ đó thì nó là con đường chấm dứt tất cả phiền não không riêng gì dục ái và sân nên, mặc dù là cái dục ái - chỉ cần tu hành mà trừ được dục ái là đủ rồi, bởi vì cái đoạn đường còn lại nó giống như nước mà vô máng xối, hết đường đi rồi nó phải chảy xuống lu thôi, nó chảy ra sân thôi chứ hỏng đi đâu được hết.

Cho nên nếu cần có những trường hợp chúng ta thấy Đức Phật chỉ nhắc đến có một thứ phiền não thôi, thí dụ như dục ái, có lúc Ngài nói đến thân kiến, Ngài nói một thứ một thôi, hoặc có nói nữa chỉ nói tâm sân thôi, bởi vì một người không còn tâm sân thì người đó không còn dục ái. không còn ở đây có 2 bước, một cái tương đối tạm thời và cái kia vĩnh cửu tuyệt đối.

Thì muốn lìa bỏ được sự tái sanh trong 3 cõi thì chỉ có một con đường duy nhất đó là hành trì tam học chớ không có con đường khác. Đó là bài kinh 105.

KTC 6.106

(XI) (106) Khát Ái: dục ái, hữu ái, phí hữu ái

(Niềm đam mê thiền ở trong 5 dục: thiền dục giới, thiền sắc giới, và thiền vô sắc giới)

1. - Này các Tỷ-kheo, ba khát ái và ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba khát ái cần phải đoạn diệt?
2. Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ba khát ái này cần phải đoạn diệt.
Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt?
3. Mạn, tùy mạn, quá mạn. Ba mạn này cần phải đoạn diệt.
4. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo đã được tận ba khát ái và ba mạn này, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa kiết sử, do chơn chánh thực hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.
 
Tiếp theo là kinh 106 (dục ái, hữu ái, phí hữu ái) cũng y hệt như vậy, mà ở trên là hữu còn cái kia là ái, có nghĩa là niềm đam mê ở trong 5 dục, niềm đam mê ở trong thiền, thiền sắc giới, và thứ ba là niềm đam mê ở trong thiền vô sắc. Ở trên là chữ nghiệp nói chung, còn ở đây nói về 3 cái ái.

Rồi tiếp theo Ngài nói về 3 cái mạn. Mạn ở đây là gì? Ở đây gồm có 3: mạn, tùy mạn, quá mạn; có nghĩa là so bằng, so thua và so hơn.

Mạn = so bằng, đẳng mạn.
Tùy mạn = so thua, ti mạn.
Quá mạn = so hơn.

1. So bằng ở đây có nghĩa là tôi đâu thua gì nó, nó đâu có hơn gì tôi thì đó là so bằng.

2. Tùy mạn ở đây có nghĩa là tự ti, mặc cảm, so thua, so kém, so đo để thấy mình kém, mình thua người ta.

Thì cái thứ nhứt là đẳng mạn, cái thứ hai là ti mạn.

Đẳng mạn là mình thấy mình bằng người ta, mình hỏng co thua gì người ta, người ta cũng không hơn gì mình.

Cái thứ hai là tự ti mặc cảm, cho rằng mình hỏng bằng ai. Quí vị trong room có thể hiểu lầm, quí vị nói: "Ủa, tui thua người ta thì tui biết tui thua chứ" Không, hai cái đó khác nhau nhiều lắm, mình biết mình thua nó khác, còn cái mà mình tự ti mặc cảm thì nó khác, hai cái nó khác nhau.

3. Quá mạn ở đây có nghĩa là mình so hơn, có nghĩa là mình thấy mình hơn người khác, mình hay hơn người khác, mình giỏi hơn người khác, mình đẹp hơn người khác, mình giàu hơn người khác, mình trí thức hơn người khác, mình quyền lực hơn người khác; khi có lòng so đo như vậy được gọi là quá mạn. Quá là vượt qua.

05/08/2019 - 08:03 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.107

(I) (107) Tham

1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?

2. Tham, sân, si. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

3.
  1. Ðể đoạn tận tham, bất tịnh cần phải tu tập.
  2. Ðể đoạn tận sân, từ tâm cần phải tu tập.
  3. Ðể đoạn tận si, trí tuệ cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Rồi tiếp theo là kinh 107, cái gì hỏng cần nói nhiều thì tôi nói thoáng qua thôi. Ở đây Ngài giảng rằng có ba cái pháp phải trừ diệt mới có thể giải thoát sanh tử - đó là tham, sân, si; Ở đây ai cũng biết rồi nhưng mà tôi cũng phải giảng sơ một tí.

* Tham là mình thích trong cái này cái kia, thích cho có cái này cái nọ, thích cho đừng có cái này đừng có cái nọ, gọi là tham. Nói nôm na có hai:

  1. muốn cho có cái này cái kia,
  2. rồi muốn cho đừng có cái này cái kia,
thì cái đó gọi là tham.

Và ở đây bà con ôn lại cái bài giảng cũ của tôi, tôi nói rằng: Ở đời này khổ có hai nguồn, vui nó có hai nguồn.

Vui nó có hai nguồn là
  1. mình có cái gì đó
  2. và không có cái gì đó.
Còn khổ là:
  1. do mình có cái gì đó
  2. và do không có cái gì đó, mình mới khổ.
Ở đây cũng vậy, tham là gì?

Tham là muốn được đã đành rồi mà muốn không bị nữa, muốn được và muốn không bị cái gì đó thì gọi là tham.

* Sân ở đây cũng có hai, sân là sự bất mãn:
  1. Tránh cái mình ghét không được gọi là sân,
  2. Theo đuổi cái mình thích không được cũng là sân.
Nha, sân có hai, tham có hai, ghi đi.

# Tham có hai là
  1. muốn được, muốn có cái này cái kia,
  2. đừng có cái này đừng có cái kia, đó, phải học cho đủ.
# Sân cũng có hai, đó là

  1. bực mình, bất mãn vì không có cái mình thích
  2. tránh không được cái mình ghét
thì đó gọi là sân.

# Còn si là sao? Si ở đây có nghĩa
  • do không có thấy được mọi sự là khổ cho nên mới thấy cái này cần bỏ đi, cái này cần rước về.
Do cái si nó làm nền, cái si là sự vô minh trong 4 đế, cái si đây là si hoài nghi, do cái si đó mới khiến cho mình muốn cái này thích cái kia, mà muốn là tham, mà ghét là sân, nhớ nha. Cho nên là do vô minh.

Cái si đây là do vô minh trong 4 đế, không biết rằng trên đời không có gì để ước ao, không có gì để trốn chạy hết. Khi mình hỏng biết gì mình mới ước ao, mới trốn chạy. Khi ước ao, trốn chạy không được thì khổ dai dẳng triền miên, mà không biết được mấy cái điều đó gọi là si.

Tiếp theo đó, ở trong đây Ngài có dạy thế này: Phải tu tập bất tịnh để trừ tham, tu tập từ tâm để trừ sân, tu tập trí tuệ để trừ si, đó là nói gọn.

Ở đây tôi phải nói rõ bà con một chuyện:

Cái giải pháp cho tâm tham có nhiều lắm chớ hỏng phải chỉ có cái bất tịnh này. Bởi vì tùy căn cơ của mỗi người, có người hợp cái này mà người hợp cái kia, nhưng mà khi Đức Thế tôn thuyết giảng kinh này thì Ngài nhìn thấy căn cơ của các tỳ kheo trước mặt Ngài, họ cần phải nghe nói như vậy đó, họ cần phải nghe nói về mấy pháp tu: là tu đề mục bất tịnh, tu đề mục từ tâm, đại khái như vậy. Chứ còn thật ra để đoạn trừ phiền não dầu tham, dầu sân, dầu si thì cái cách nó giống nhau đó là tu tứ niệm xứ, là cách chung. Nhưng mà có những trường hợp người ta cần đến một cái gì đó cụ thể, tham tùm lum thì phải cho họ thấy có con đường thoát khỏi cái tham đó bằng cách là nhìn vào bản chất thật, cái sự thật của thân tâm này.

Hồi nó còn sống thì nó là nguyên một cái túi da dơ chứa ba mươi mấy món dơ, còn khi nó chết lăn đùng ra rồi đó, trong vòng một ngày, hai ngày nó trương sình, nó chảy nước, nó bốc mùi, cứ thế mà cái tử thi nó tự phân hủy qua nhiều giai đoạn rồi nó trở thành xương trắng, đề mục bất tịnh là vậy đó.

Tức là quán lúc còn sống thì mình sống với bao nhiêu thứ bất tịnh trong thân, mà khi mình chết rồi đó xác của mình ai nhìn cũng sợ hết, sợ đây không phải là sợ ma không, mà ớn nó truyền nhiễm, ớn nó hôi hám, nhớ. Cho nên muốn bớt cái tham, chuyện đầu tiên là phải thấy, thấy thân này lúc sống nó vậy, lúc chết nó vậy đó, cũng bớt tham rất là nhiều.

Thí dụ như bây giờ mình thích trữ tài sản, mà mình nhớ là cái thân này nó dơ hầy hà, mà chính vì vậy cho nên là nó nay còn mai mất chớ hỏng phải là sương khói như chư thiên. Khoa học hôm nay cũng cho mình biết rằng trong một cái cơ thể sinh học nó càng phức tạp, nó càng rắc rối chừng nào thì cái nguy cơ mà nó bị có vấn đề cũng lớn hơn, nhớ nha.

Còn cái thứ hai là tu tập từ tâm là nó có tới vô số cách tu tập để mà bỏ đi cái sân tâm, nhưng mà cũng do nhìn vào cái căn tánh của chúng sanh mà Đức Thế tôn trong chỗ này Ngài đề nghị tu tập tâm từ.

Tâm từ là sao? Tâm từ có nghĩa là có cái lòng thương chúng sinh, mong ai cũng được vui vẻ, mạnh khỏe, thông minh, đức hạnh, mong ai cũng nhận được nhân lành quả lành; nhân lành là biết tu, quả lành là có được điều may mắn, nha, đó là từ tâm, là mong cho người ta được sống ở trong nhân lành quả lành.

* Muốn đoạn tận si thì phải tu tập tuệ quán, tu tập trí tuệ.

Trí tuệ đây gồm có 3: văn, tư, tu.

- Văn là ráng nghe, ráng nhớ, ráng học, ráng đọc giáo lý. Hễ mà mình có trí văn nhiều thì mình bớt đi một mớ si, bớt đi rất là nhiều, chẳng hạn như si hoài nghi, bớt chớ hỏng có trừ, trừ chỉ có thánh nhân mới trừ thôi. Tôi chỉ nói bớt thôi, bớt, bớt rất là nhiều. Trí văn là vậy đó, mình biết học hỏi, lắng nghe giáo lý.

- Tư ở đây có nghĩa là nghiền ngẫm, thấm thía, tiêu hóa với những gì mình đã đọc, đã nghe, đó là trí tư.

Tôi nhắc lại lần nữa, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ mà mình đối phó được bao nhiêu cái si. Tôi nhắc lại, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ thì cái si của mình nó giảm bao nhiêu, si ở đây là si hoài nghi, si hoài nghi nó giảm, tùy thuộc vào mức độ trí tuệ. Cho nên mình bỏ công một đời mình học giáo lý mà sao thấy mình vẫn có vấn đề như thường, chứng tỏ là mình ở trí văn thôi. Còn trí tư là biết thấm thía cái mà mình đã học, đã nghe, đã đọc.

- Tu, trí tu gồm có hai: tu thiền chỉ và tu thiền quán.

# Thiền chỉ là samatha, có nghĩa là có rất nhiều điều, nếu mà chúng ta có thiền định, chúng ta có thần thông, chúng ta biết tới nơi tới chốn, biết bao nhiêu tin bao nhiêu.

Còn cái biết của người không có thiền thì thấy vậy chứ họ cũng khả nghi lắm. Có thời mình thấy cái đó nó hay, có thời mình thấy nó đẹp, có thời mình thấy nó độc, có thời mình thấy nó dơ, nhưng mà sau đó mình thấy ngược lại, nhớ nha.

Còn riêng về trí tu samatha của cái người đắc thiền định thần thông thì cái thấy của họ chắc chắn hơn. Thí dụ như bây giờ nói về quán nhân quả nghiệp báo đi, mình toàn là nghe học không hà, mình học mình nghe mình nói: Ừ làm ác bị đọa rồi bị khổ kiếp sau, còn làm thiện thì được an lạc đời này, an lạc đời sau thì cái đó toàn là mình nghe nói thôi. Gọi là mình suy diễn chút đỉnh thôi chứ còn không có cách nào bằng cái người mà họ đắc thiền, đắc định, tâm tư của người đắc định họ ngộ, họ nghiệm ra nhiều cái điều hay lắm quí vị, hay lắm, mà đó mới là thiền định thôi đó nha.

# Còn trí tu thứ hai là tuệ quán, có nghĩa là người ta quán sát được rằng là toàn bộ cuộc đời của mỗi người của mỗi chúng sinh từ con dòi cho tới ông vua, tổng thống nó chỉ là sự quẩn quanh trong 12 duyên khởi, nó chỉ là hành trình của 4 đế, ghê như vậy đó.

Thì có tu tuệ quán mình mới thấy được như vậy, mình mới thấy được rằng mỗi lần mình vui buồn thì đây là mình đang gieo cái nhân sanh tử mới nè. Mình nhớ tâm tham chính là tập đế nguyên nhân sanh ra các khổ, ngoài cái đó ra thì bát chánh đạo chính là đạo đế, rồi cuối cùng trừ đạo đế ra, trừ tập đế ra thì cái còn lại là khổ đế. Đừng nhắc diệt đế vì diệt đế là niết bàn không mắc mớ gì trong đời sống mình hết, trong đời sống mình chỉ có 3 đế thôi, tôi đang nói tới người tu hành đó, tu mà tu xịn á.

Tu cà chớn thì làm gì có bát chánh đạo, chỉ có hai thôi, đa phần đời sống mình là chỉ có khổ đế và tập đế, cứ nhớ bao nhiêu đó. Lúc mình thích cái này thích cái kia đó là tập đế, còn ngoài giây phút thích đó ra thì toàn bộ đời sống của mình chìm sâu ở trong khổ đế. Đó, với một đời sống như vậy gọi là đời sống có trí tuệ, tuệ ở đây là trí tu chứ hỏng phải là do học hoặc do ngồi lý luận, suy diễn, nghiền ngẫm.

Cho nên là để đối phó với si mê là dứt khoát phải có được 3 cái trí đó.

Tiếp theo là ác hành, Ngài dạy có 3 ác hành cần phải tránh. Ác hành đây tức là hành động nông nổi, hành động tội lỗi đó.

Hành động tội lỗi ở đây gồm có 3, đó là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành.

Hồi đó giờ mình nghe nói tội lỗi mình nghĩ là phải làm cái gì đó hoặc là phải cụ thể một chút thí dụ phải nói cái gì đó hại người mới gọi là ác, nhưng mà trong kinh nói hiểu như vậy thì cạn bởi vì mình bỏ cái ý mất rồi. Tại xưa nay cái ý ác người ta hỏng có thấy chứ đúng ra một người ác thật sự là họ phải có đủ 3 cái này. Bởi vì không có ác ý thì làm gì mà có hành động hay lời nói tổn thương người khác, nha, hỏng có, hỏng thể nào. Anh phải có ác ý thì anh mới có thể xâm hại, nhiễu hại, tấn công, xúc phạm người khác được.

Cho nên toàn bộ hành trình tu Phật có nhiều cách nói lắm, nhưng mà trong những cách nói đó có một cách đó là tu hành để giai đoạn rốt ráo nhất bỏ được 3 cái nghiệp bất thiện, 3 hành:

1. Bỏ được thói quen làm ác bằng tay chân hại người.

2. Khẩu không nói lời hại người, hại đây nhiều lắm:

- nói dối gạt người,

- nói đâm thọc để chia rẽ người,

- nói bằng lời tàn độc, hung tợn để cho người ta phải đau lòng, để người ta phải bị khổ tâm mất ngủ lên máu

Đó là khẩu ác hành.

3. Ý ác hành là những tư tưởng, những suy tư, những suy tưởng, những suy nghĩ có nội dung, mục đích là hại người, thì đó được gọi là ý ác hành.

Bài kinh này mình thấy nó ngắn nhưng mà hết trơn bài pháp có bây nhiêu đó thôi, chỉ cần lìa được điều ác là coi như đã thành tựu điều thiện. Tôi biết tôi nói nhiều người không có đồng ý nhưng mà sự thật nó là như vậy, lìa được các ác thì tự nhiên thành tựu các thiện, cái đó chuyện đương nhiên. Bởi cho nên trong kinh có ba câu Phật ngôn, đó là:

Không làm các điều ác

Làm thiện các hạnh lành

Giữ gìn tâm trong sạch

Mình nghe mình tưởng là 3 cái này nó rời nhau chứ hỏng phải. Chúng ta không có đi tu theo từng bước như vậy, mà phải nói thế này:

Ở cấp một, ba câu này được mình thực hiện như thế nào? Kém cõi nhất.

Step hai, bước hai, cũng ba điều này mà mình khá hơn một chút.

Rồi ở step ba, bước cuối cùng thì mình viên mãn đạo nghiệp, bỏ được tất cả ác và thành tựu tất cả thiện.

Các vị có nghe không? Tôi nhắc lại một lần nữa, không có phải tu bằng cách là không có làm các điều ác riêng rồi tiếp theo làm các việc lành, không, hiểu như vậy là hiểu nghèo lắm. Bởi vì là các việc ác với các việc lành nó gắn liền với nhau, khi mà anh bỏ được một cái điều ác nào đó là anh thành tựu việc lành.

(Còn tiếp)
Reply
Question 
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC.6.105 Hữu Bhava và các Kinh khác (2-4)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava


Tôi thí dụ như nghiệp bỏn xẻn đi, thì anh bỏ được nghiệp bỏn xẻn là anh thành tựu nghiệp bố thí. Anh bỏ được tánh ganh tỵ là anh thành tựu được tâm tùy hỷ. Anh bỏ được tâm sân hận là anh thành tựu được tâm từ bi. Yah, nhớ cái đó nha.

Chớ còn mà ba cái câu đó anh cắt khúc ra, anh tưởng là không làm các điều ác là riêng, làm các điều lành riêng, hỏng phải. Thí dụ như bây giờ anh nói với tôi anh giữ giới anh không có sát sanh, thì ngay trong cái lúc mà anh có cái ý anh không sát sanh là anh đã thành tựu được bao nhiêu cái hạnh lành trong đó rồi. Anh phải hiểu ngầm như vậy chứ anh đừng có tách riêng cái chuyện không sát sanh là riêng, công đức là riêng, hỏng phải. Mà ngay trong cái lúc mà anh từ chối cái chuyện sát sanh, trong lúc anh từ chối đoạt mạng chúng sanh khác thì ngay lúc đó anh đã thành tựu công đức, tránh được cái ác mà anh cũng thành tựu cái nghiệp lành ngay cái lúc đó.
Khi mà anh niệm Phật, cái tâm anh chuyên chú vào ở trong cái đề mục thì lúc đó mình thấy tu thiền là làm lành, ngay cái lúc chúng ta vừa làm lành nhưng cũng ngay cái lúc đó chúng ta chuyên tâm niệm Phật, thì lúc đó chúng ta cũng đã bỏ đi vô số cái tội lỗi. Bởi vì sao? Vì chuyên tâm mà, chuyên tâm niệm Phật thì coi như chúng ta không còn cái tâm để mà làm chuyện xấu khác, như vậy thì lúc đó là mình thấy khi mà làm các hạnh lành là mình đã tránh các điều ác rồi, và khi tránh các điều ác cũng có nghĩa là mình đang thực hiện các hạnh lành.

Cái thứ ba, giữ gìn tâm trong sạch, mình tưởng nó là bước ba chớ không, khi mà mình có ý tránh ác là lòng mình đã thanh tịnh, khi mà mình có ý thực hiện các hạnh lành là tâm mình đã thanh tịnh, nhưng có một điều nó thanh tịnh ở mức nào, đó là tùy cái chuyện anh tránh ác tới đâu.

Tôi nói lại một lần nữa, thí dụ như cái người sơ cơ không có học Phật Pháp thì cái ác của họ, họ hiểu là sát sanh, trộm cướp, đốt nhà, giết người, cướp của, lật lọng, lươn lẹo, lừa đảo, thì cái đó mới gọi là ác, thì họ chỉ tránh được cái đó thôi. Nhưng mà ở mức độ cao hơn, thì cái ác không phải nó thô như vậy mới gọi là ác, mà chỉ cần một câu nói, một suy nghĩ hại người cũng là ác, cũng là bất thiện.

Tiếng Việt nam mình nghe chữ ác nó nặng quá. Chữ ác ôn côn đồ thì cái đó nó nặng lắm, còn chữ ác trong kinh Phật: Akusala, có nghĩa là bất thiện thôi. Cho nên khi mà tùy vào mức độ anh lánh ác được bao nhiêu thì cái thiện của anh nó thành tựu được bấy nhiêu, tùy thuộc vào cái cách mà anh hành thiện được bao nhiêu thì cái ác mà anh lánh được cũng nhiều bấy nhiêu, và cũng tùy thuộc vào cái chuyện anh tránh ác và hành thiện ở mức độ nào mà cái tâm của anh cũng được thanh tịnh thêm chừng ấy theo cái tỷ lệ thuận. Các vị có hiểu cái này không ta? Có hiểu cái này không?

Tôi nhắc lại nha, tùy mức độ anh tránh ác bao nhiêu mà anh thành tựu bao nhiêu cái hạnh lành, tùy mức độ anh thực hiện hạnh lành bao nhiêu mà anh tránh được bao nhiêu cái ác, xong chưa.

Rồi bước thứ ba, tùy cái mức độ anh tránh ác, tùy cái mức độ anh làm thiện mà cái tâm anh nó cũng thanh tịnh được bấy nhiêu. Thí dụ như một người không tu tập thiền định thì cái thiện của họ chỉ ở cái mức tránh mấy cái ác tào lao: sát sanh, trộm cắp, nói dóc, họ mới tránh được tới đó thôi. Nhưng mà cái vị đắc thiền tránh cái ác mà mình không có lường được, thí dụ như cái chuyện đầu tiên anh muốn đắc sơ thiền chớ gì, anh phải tránh được cái chuyện đam mê trong 5 dục, cái đó là cái ác, tiếp theo anh phải bỏ được 5 triền cái, thì anh mới đắc được sơ thiền, nhớ nha.

Cho nên là cái ác của người không có tu thiền là cái ác quá nặng, quá thô, quá dơ, quá bần, quá tồi đi, quá nặng nề đó, thì nó khác cái chuyện mà lánh ác hành thiện của người đắc thiền thì lại khác, nó thuộc tâm linh, tinh thần thôi.

Nhưng mà lên cái thiền vô sắc thì sao? Lên cái thiền vô sắc thì cái tâm họ còn thanh tịnh hơn cái vị phạm thiên sắc giới nữa. Phạm thiên sắc giới ly dục nhưng mà còn thích trong vật chất, còn thích trong cái hình danh, sắc tướng của sắc pháp cho nên vị đó mới có thân tướng. Riêng vị phạm thiên vô sắc thì chán hết, họ không còn muốn dây dưa với vật chất sắc pháp nữa, nha.

Nhưng mà chưa hết, tới cái vị mà tu tập tuệ quán ấy, là vị đó đã không có muốn làm điều ác, mà vị đó cũng chán luôn cả cái điều lành. Chán đây là gì, chán đây có nghĩa là gặp dịp thì cũng làm lành, làm thiện, nhưng mà không có cầu cái quả sanh tử nữa. Cái người tu tập tuệ quán mà đúng mức, rốt ráo thì họ làm thiện giống như là uống thuốc vậy đó, hỏng có vui vẻ, hỏng có ngon lành, hỏng có hay ho gì hết á, nhưng mà đó là chuyện bắt buộc.

Biết trong room có hiểu cái này không ta? Cái chuyện uống thuốc nó có gì đâu mà hay, nó hỏng có cái gì mà vui vẻ, ngon miệng hết, hỏng có, nhưng mà nó bắt buộc phải uống. Nói vậy nó hơi nặng mà thật sự nó như vậy. Người tu tứ niệm xứ mà rốt ráo, họ chỉ muốn sống chánh niệm thôi, gặp dịp bố thí thì họ cũng thò tay vô túi họ móc ra mớ họ cho, gặp dịp cần phục vụ, cần phải ra tay ra chân, đổ mồ hôi thì họ cũng giúp, nhưng mà họ giúp là giúp vì lòng từ bi, vì cái chuyện đó không làm thì coi hỏng được, chớ còn không phải vì cầu quả sanh tử, nhớ nha, cái này rất là quan trọng.

Cho nên tu tập là không làm các điều ác qua thân, qua khẩu, qua ý, tùy cái mức độ chớ hỏng phải ai, đối với hạng nào cũng định nghĩa giống nhau, nhớ nha.

Tôi nhắc lại lần nữa, khi mà mình bố thí là thực hiện một hạnh lành, cũng ngay lúc đó mình bỏ bớt, bào mòn được cái tâm bủn xỉn. Khi mà mình chia vui với cái hay, cái đẹp của người khác là mình đang bào mòn cái tánh ganh tỵ, nha, vậy đó. Khi mà mình thương yêu một người khác bằng cái tâm từ bi, có nghĩa lúc đó mình đang bào mòn cái tâm sân hận của mình, nha.

06/08/2019 - 08:02 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cái đoạn trong kinh này có ghi rõ nè, để bỏ cái ác phải hành cái thiện đối lập vậy thôi.

Bây giờ qua tới kinh 109, thế nào là 3 pháp cần phải bỏ đi thì mới an lạc đời này, mới được chứng thánh và có thể nếu còn luân hồi thì an lạc đời sau. Đó là 3 cái tà tư duy, cái này tôi giảng rồi cho nên quí vị để ý tôi giảng rất là nhanh là bởi mấy cái này giảng rồi hết rồi.

* Dục tầm ở đây có nghĩa là suy nghĩ, suy tư, tư duy đó.

Dục tầm có nghĩa là còn mong đợi, trông chờ, thích thú, hưởng thụ trong 5 dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Mắt còn muốn nhìn, tai còn muốn nghe, mũi còn muốn ngửi mùi này mùi kia, lưỡi còn muốn nếm muốn ăn cái này cái nọ, thân muốn êm ái ấm êm, đó gọi là dục tầm.

* Sân tầm là bất mãn tùm lum, bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện.

- Bất mãn người, thí dụ như là mình ghét người này, mình bực mình người kia.

- Bất mãn vật có nghĩa là gai góc, hầm hố, bùn sình, trời nắng, trời mưa mình nhịn hỏng nổi.

- Bất mãn sự kiện là những tư duy, những suy tư mà nó hơi trừu tượng, thí dụ như là một quan điểm chính trị, quan điểm văn hóa mà mình không có đồng ý.

Nhớ nha, thì cái đó gọi là sân tư duy là vậy đó.

* Hại tư duy là cái ý tưởng đập đổ, chống phá, tổn thương, xúc phạm, chà đạp, phá hủy, gây đổ nát một đối tượng nào đó dầu người hay vật thì cái đó được gọi là hại tư duy.

Nhớ cái chỗ này: chống phá, đập đổ, chà đạp, hủy diệt, thì cái đó được gọi là hại tư duy.

Ba cái này để muốn tránh được?

1. Ly tầm:

Trừ được dục tư duy là mình phải dùng cái sức ly tầm, có nghĩa là dùng cái tư tưởng ly dục, sống bằng cái tinh thần ly dục.

Sống bằng cái tinh thần ly dục là sao? Không tiếp tục theo đuổi những cái mình thích nữa, bởi vì mình nên nhớ một điều thế này: Cái thích của mình là vô bờ không đáy, một đời mình theo đuổi nó, liệu mình có thể thỏa mãn được nó bao nhiêu phần trăm và trong khi đó cái chuyện trước mắt, là trong đời sống này nó có hai chuyện:

- Mình theo đuổi cái mình thích,
- Mình theo đuổi cái mình cần.

Thời gian mình có được trong kiếp người nó hỏng có bao nhiêu hết. Tôi nói hoài, trừ thời gian mình ngu và thời gian mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng là gì hết.

Thời gian mình ngu là từ 1 tuổi tới 18 tuổi

Thời gian mình ngủ là giấc ngủ của mình mỗi ngày từ 4, 6, cho tới 8 tiếng, nha.

Thì trừ cái lúc mình ngu và cái lúc mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng bao nhiêu hết. Cứ nhớ như vậy, nó nhiều lý do lắm, nó nhiều cách nghĩ lắm, hoặc là quán bất tịnh, quán tử thi, quán thể trược v v… Nghĩ như thế nào mà để cho đối với 5 dục mình hỏng có thích nữa, thích nó mà không được là khổ, kiếm tìm nó là khổ, tìm được rồi bảo trì bảo quản là khổ, bảo trì bảo quản mà không giữ được lại càng khổ hơn, cứ nhớ bao nhiêu đó thôi:

  1. Muốn không được là khổ,
  2. kiếm tìm cũng là khổ,
  3. tìm không được cũng là khổ,
  4. tìm được rồi phải gìn giữ cũng là khổ,
  5. gìn giữ không được cũng là khổ.
Nó nguyên một hành trình rất là dài. Cái đó được gọi là ly dục tư duy.

2. Sân tầm:

Thế nào là bỏ, con đường nào để giúp chúng ta lìa bỏ sân tư duy - sân tầm - đó chính là tu tập cái vô sân, cái tâm sở vô sân trong tâm sở A tỳ đàm. Tu tập cái tâm đó, giống như tín, niệm, tàm, úy, vô tham, vô sân, hành xả.

Tu tập vô sân ở đây là sao? Là tu tập tâm từ. Tâm từ ở đây, nhiều người cứ rãi tâm từ, rãi bằng miệng không hà, cứ xếp bằng lại chắp tay, thắp ba cây hương quì lạy Phật, mà hỏng biết họ lạy họ nghĩ cái gì, đó là một chuyện.
 
Chuyện thứ hai nữa đó là ngồi bắt đầu niệm à: "Nguyện cho tất cả chúng sanh hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau, hãy được an vui… Tất cả chúng sanh trong hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam..." Rãi như vậy đó, mà thứ nhứt là miệng rãi mà cái đầu họ đi đâu á, đó là một chuyện. Chuyện thứ hai, họ rãi mà họ không hề hiểu là muốn rãi nước thì trên tay anh phải có nước. Yah, đây là một nguyên tắc rất là sơ đẳng, rất là tiểu học, nha, rất là elementaire.

Có nghĩa là anh muốn rãi nước thì trên tay phải có nước, anh muốn rãi tâm từ thì trong lòng anh phải có tâm từ.

Tâm từ là sao? Là mình thương chúng sanh khác, thương đây không phải là ái, mà thương ở đây là mong cho chúng sanh khác được sống trong nhân lành và quả lành.

Sống trong nhân lành là mong ai cũng biết tu hành, ai cũng biết tạo công đức.

Quả lành là mong cho người ta ai cũng khỏe mạnh, đầy đủ, sung túc, vui vẻ hết.

- Không muốn ai bị khổ thì đó gọi là bi.
- Còn muốn người ta được vui, được đẹp thì đó gọi là từ.
- Vui theo điều tốt lành của người khác gọi là hỷ.

Vui theo nhân lành quả lành của người khác, có nhiều người tôi biết, đó là thấy người khác họ giàu hơn mình, họ đẹp hơn mình, xài đồ tốt hơn mình, mình ganh tỵ, có. Nhưng có người khác hơn, không ganh tỵ cái quả lành của người khác, người khác họ sướng bằng trời họ hỏng quan trọng nhưng họ ganh tỵ cáu nhân lành. Nghĩa là mình mang đôi dép bằng vàng bả hỏng ghét, mà bả ghét cái chỗ mà năm nay mình làm đại thí chủ dâng y đó, tự nhiên họ ghét hà. Có, trường hợp đó có. Hoặc là thấy tên của người nào đó được nhắc trong cuốn kinh là mình nổi điên lên, thì cái đó là hỏng được.

Mình khó bao giờ mà vui được với cái gì của người khác lắm. Thì khả năng mà vui được với điều lành của người khác, mà vui một cách bất vụ lợi nha, vui hỏng phải là... ở đây, mà mình cảm thấy có sự chia xẻ, dầu hỏng nói ra, nhưngmà trong bụng mình vui khi mình thấy người khác được vui mình nghĩ: "Ờ! ít ra người ta cũng biết tu, hoặc là bây giờ người ta đang hưởng quả cũ."

Nếu mà trên thế giới này cái người hưởng quả lành càng nhiều, thế giới nó bớt khổ. Biết trong room có hiểu cái này không ta? Cái tùy hỷ nó có cách niệm vậy đó, thấy người ta sướng, người ta giàu, mình chỉ suy nghĩ một cái: Thứ nhứt, kiếp trước nó cũng tu hành trầy da tróc vẩy, bây giờ nó mới được như vậy. Thứ hai nữa là mình nghĩ thế này, nếu mà thế giới này toàn là mấy người may mắn vầy không thì cái diện mạo thế giới này sẽ khác đi nhiều lắm, đó là cách để mình tu hạnh tùy hỷ.

3. Hại tầm:

Rồi cuối cùng đoạn tận hại tầm là gì? Hại tầm là phải tu tâm bi. Muốn bỏ cái lòng nhiễu hại người và vật thì bắt buộc mình phải có tu tâm bi.

Tâm bi ở đây là không đành lòng nhìn thấy người hoặc là vật bị hư hao, bị sụp đỗ, bị tàn tạ, bị héo hon, bị bào mòn, mình hỏng có đành lòng, nha, cái đó được gọi là bất hại tư duy, thì muốn có được cái này, muốn bỏ được hại tư duy là mình phải tu tâm bi.

Tâm bi là không muốn người hay vật bị tấn công, bị nhiễu hại, thì ba cái này mình thấy, thường thường mà bây giờ tui nói ba cái này là tinh hoa Phật Pháp trong room hỏng có tin, mà sự thật nó là như vậy.

Có nghĩa là, thứ nhứt, ba cái này gom chung là chánh tư duy. Quí vị nghĩ: "Ồ, chánh tư duy là 1 phần 8 của bát chánh đạo". Không, nói như vậy là sai, sai bét. Kể ra thì mình đọc trong kinh mình thấy "Ờ, chánh tư duy là 1 phần 8", chớ thật ra là người mà tu tập rốt ráo chánh tư duy cũng có nghĩa là tu tập trọn vẹn bát chánh đạo, tôi dám bảo đảm như vậy, tức là tu cho tới nơi tới chốn.

--ooOoo--


Thí dụ, ly dục tư duy nè,

1/ Ly dục tư duy mà tu cho tới nơi thì sao ta?

Cấp 1, nhờ ly dục tư duy mà mình đắc được thiền sắc giới, đúng hôn? Thêm một bước nữa, nếu mà anh đắc thiền sắc giới, mà anh đi cho hết thiền sắc giới à nha, phải đi hết à, chớ còn, nếu mà anh đắc tới tam thiền thì anh đã ly dục nhưng mà cái đó chưa gọi là rốt ráo, mặc dù anh ly dục ở tầng sơ thiền rồi, nhưng tưởng sao, anh ly dục để anh lên tam thiền anh đứng đó, lên tới sơ thiền anh đứng đó, lên tới nhị thiền anh đứng đó, vậy là cũng chưa gọi là rốt ráo.

Cũng như nói ly hương đi, quê tôi đẻ ở Nha trang, tôi bỏ Nha trang, tôi qua Cam ranh tôi ở thì cái đó cũng gọi là ly hương nhưng cái đó "ly" đó cũng còn hơi nhỏ chưa có "ly" bự lắm. Mình đẻ ở Nha trang, mình mới ra tới Cam ranh hà, như vậy là chưa phải "ly", mà mình phải đi ra tới Hải phòng, Trà cổ, Bản giốc mình ở mới gọi là ly hương, mình phải qua Lào mình ở mới gọi là ly hương và cuối cùng mình phải định cư ở nước ngoài mới gọi là ly hương, nha.

Chớ còn đằng này mình đẻ ở Nha trang chạy qua Cam ranh thì cái đó cũng "ly" mà hỏng có "ly" lắm. Đẻ ở Cai lậy chạy qua Mỹ tho, đẻ ở Mỹ tho chạy qua Chợ gạo thì nó cũng chưa có xa lắm. Đẻ ở Vĩnh long chạy qua Cần thơ, rồi đẻ ở Cần thơ chạy xuống Phụng hiệp, Sóc trăng thì nó cũng chưa có xa lắm. Mà cái "ly" ở đây phải "ly" cho tới nơi.

- Do ly dục mà mình không có sát sanh, trộm cắp, thì đó cũng là ly dục đó nhưng mà nó ở mức độ thấp

- Do ly dục mà phải đắc thiền kìa, đắc thiền sắc giới, cái đó mới là ly dục bậc trung.

- Còn ly dục bậc thượng có nghĩa là chán luôn cái thiền sắc giới mặc dù lúc đó không gọi là ly dục nữa, nhưng mà mình phải kể cái ly dục này nó là ly dục thượng thừa, có nghĩa là sao?

Chính vì hồi nãy tôi nói đó, ly hương có nghĩa là mình không có tiếp tục ở thành phố Mỹ tho nữa, đó gọi là ly dục; nhưng mà tưởng sao anh đi qua bên Cai lậy, Cái bè thì cái đó cũng chưa có xa, anh chạy qua Long an cũng chưa có "ly" lắm. Mà anh phải lên Saigon, anh phải ra ngoài Huế, anh phải ra tới Hải phòng, lên tới Bắc kinh, Vân nam, cái đó mới gọi là "ly" nha, chớ còn cái kiểu mà dân Chợ gạo Mỹ tho thì cái đó đâu có gì gọi là "ly". Dân Long an chạy lên Bến lức thì cái "ly" đó cũng được đó, cũng "ly" đó nhưng mà nay mai nó đạp xe đạp về trở lại hà, nha, nhớ cái đó.

Cho nên nếu mà ly dục cho tới nơi đó, là phải nói bậc thánh mới đúng là ly dục, tại vì tất cả những ly dục của phàm phu đều là tương đối tạm thời hết á, quí vị, nhớ nha, rồi.
 … Phải nhớ cái đó, ly dục đó.

2/ Tiếp theo là vô sân. Vô sân cũng có nhiều cấp độ:

- Vô sân mà "xương xương", vô sân mà kềm chế tâm sân để không có sát sanh, kềm chế tâm sân để không chửi người khác thì mới có vô sân bậc hạ thôi.

- Bậc trung là cái gì? Là anh phải đắc thiền, anh phải bỏ 5 triền cái, cái đó mới gọi là vô sân. Bậc trung có nghĩa là anh vô sân ở mức độ đắc thiền chỉ đó, thì cái đó mới gọi là vô sân.

Giống như hồi nãy ly dục. Ly dục cấp 1, vì ly dục mà anh không có trộm cắp, tà dâm, thì cái đó mới ly dục cấp 1 thôi. Ly dục cấp 2 là anh phải đắc thiền. Rồi ly dục cấp 3 là anh phải tu tập tuệ quán để vĩnh viễn không còn quay lại với 5 dục nữa, thì cái đó mới gọi là ly dục rốt ráo.

Tâm sân cũng y chang như vậy:

- Tâm sân ở cấp 1, anh kềm chế tâm sân để mà anh không sát sanh, anh không có cướp phá nhà cửa, tiền bạc người ta, đó mới là vô sân cấp 1.

- Cấp 2 là anh phải đắc thiền mới là vô sân cấp 2.

- Cấp 3 là anh phải tu tập tuệ quán để vĩnh viễn không quay lui với tâm sân nữa, nhớ nha.

3/ Qua tới cái thứ 3 là bất hại tư duy, nó cũng y chang như vậy, ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3:

Cấp 1: là anh tiếp tục sống trong cõi dục nhưng mà anh bàn tay mát mẻ, dễ thương, nhẹ nhàng, êm ái.

Cấp 2: là sự vô hại của người mà còn sống trong cõi dục chưa có rốt ráo bằng cái người đắc thiền, nhưng mà cái người đắc thiền cũng chưa có rốt ráo bằng người tu tuệ quán và chứng quả thánh, thật sự gọi là bất hại một cách tuyệt đối.

Chứ còn phàm phu mà thí dụ như nói thằng cha đó hiền lắm, thằng cha đó tu tâm từ, bây giờ vì lý do nào đó chả trở thành người ác, chuyện đó hỏng có gì lạ hết đó, quí vị. Và cái chuyện nhẹ nhàng nhứt đó là tắt thở, chuyện nhẹ nhàng nhứt là tắt thở, chứ còn tắt thở cái rồi nó làm cọp, beo, sư tử là nó dữ như quỉ luôn, nha.

Cho nên trong 3 cái chánh tư duy này nè, mình tưởng: "Ô, chánh tư duy vậy là nó là 1 phần 8 của bát chánh đạo", không, kể ra là nó là như vậy, chớ nếu mà anh tu cho rốt ráo tới nơi tới chốn, đến đầu đến đũa cái chánh tư duy thì nó chính là toàn bộ bát chánh đạo, đúng. Kinh ghi rất rõ, tu 1 cái chính là tu luôn 7 cái còn lại, mà từng cái trong 7 cái đó cũng là bao trùm mấy cái kia.

Như định chẳng hạn, mình nói chánh định, mình hiểu nôm na là định đây gồm có cận định, sát na định, kiên cố định, đúng, nhưng mà cái định tu cho đủ nó có bao nhiêu định ta? Nó phải có hiệp thế định và siêu thế định, yah, và cái siêu thế đây nó gồm có 4: Tu đà hườn không giống Tư đà hàm, Tư đà hàm không giống A na hàm, mà A na hàm không giống cái định của A la hán, làm ơn nhớ cái đó nha. Chỉ có cái định của A la hán mới gọi là perfect, là hoàn hảo, là kiện toàn, là tinh tươm bậc nhất, nhớ nha.

Chớ còn mình kể kiểu mà "xương xương", mình nói định đây có nghĩa là đắc sơ, nhị, tam, tứ. Chưa, nói vậy là nói rất là lỏng lẻo, kiểu mà cái quần quên cột dây thun, nó lỏng te, hỏng có được.

Mà phải nói rõ định nó gồm có nhiều:

  1. một là định ở trong thiền dục giới,
  2. định ở trong thiền đáo đại - sắc và vô sắc,
  3. rồi cái thứ ba là cái định trong thánh trí; có được định trong thánh trí mới được kể là định rốt ráo.
07/08/2019 - 07:49 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bằng chứng là trong bài Kinh Tam Bảo là Yānīdha bhūtāni samāgatāni, trong đó Đức Phật dạy rất rõ, Ngài tán thán ānantari-kañña, kamu kañña(?), tức là cái định mà gắn liền với thánh trí, thánh đạo, cái định đó thì Đức Như lai Ngài mới kể tới. Chứ cái định còn phàm phu thì trong một lúc nào đó cần thì Ngài cũng kêu gọi mình tu tập, nhưng mà, chắc các vị hiểu mà? Đức Phật không có muốn mình dừng lại ở bất cứ nơi đâu trong cuộc tử sinh này. Khi Ngài khuyến khích mình tu tập thiền định là Ngài muốn mình lấy cái thiền định ấy làm cái nền tảng để tu tập tuệ quán, nhớ nha.

Cho nên chỉ riêng cái chánh định, mình tưởng "Ồ! chánh định là 1 phần trong 8 phần của bát chánh đạo". Sai. Chánh định nếu mà hiểu cho rốt ráo, chánh định có hiệp thế định và siêu thế định - định phàm và định thánh, nhớ nha.

Cho nên chánh niệm cũng vậy. Nói chung là cả bát chánh đạo, một "chánh" một thôi mà tu cho tới nơi tới chốn thì dứt khoát nó phải đủ luôn, nó gồm luôn 7 cái kia, nhe, nhớ cái đó. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng cũng y chang như vậy, có nghĩa là ở nhiều cấp, chớ hỏng phải là chỉ có một cấp.
Rồi tiếp theo, tưởng y chang như vậy, rồi giới cũng y chang.

Tiếp theo nữa là 112, y chang như Đức Phật đã giảng, tức là ở đây có 3 cái pháp tà kiến mà mình phải bỏ. Nói thiệt với bà con, không có đọc chú giải, mấy cái này mà tự bà con ngồi bà con tưởng tượng ra đó, nó kỳ dữ lắm bà con biết hôn?

Thí dụ như bà con thấy cái chữ thỏa mãn kiến là cái gì trời? Hả? Thỏa mãn kiến là cái gì? Tùy ngã kiến là cái gì? Đã vậy, thỏa mãn kiến kể riêng, rồi tùy ngã kiến, rồi tà kiến. Mà thôi, tôi thấy bây giờ nó thị phi quá rồi, tôi không biết tại sao người ta thù tôi đến mức mà lên tới óc luôn, chống phá đủ điều, người ta thiết tha kêu gọi tôi từ bỏ 3 chuyện thôi, thì tôi sẽ được yên. Một là đừng giảng kinh tạng nữa. Hai, lìa bỏ Kalama. Ba, đừng có in sách nữa. Họ mở ngoặc đơn, nếu làm được cái thứ tư thì họ ủng hộ, đó là lìa bỏ tất cả những cộng sự mà đang làm việc chung với tôi. Mà tôi ngồi tôi suy nghĩ hoài, nếu mà mình bỏ lớp kinh tạng thì tôi không dám nói, tôi tuyệt đối không dám nói là chỉ một mình tôi giảng kinh tạng được, nhưng mà ai làm? Những vị mà có sức làm thì họ đều bận rộn nhập định hết, theo tôi biết, đều là những vị đắc định hết á, những cái vị mà giảng những bài kinh này bây giờ họ vô núi đại định hết, hoặc là có những vị đắc định tại phố hay gì đó, không chịu xuất định để mà họ dạy, chứ nếu mà trong room, bà con trong nước ngoài nước, các vị đó xuất định để mà giảng kinh thì quá tuyệt, nha. Tôi hỏng có định, tuệ gì hết trơn á cho nên tôi quởn, mà bây giờ bà con thiết tha quá, bà con thiết tha kêu tôi bỏ, bỏ lớp kinh tạng, bỏ Kalama với bỏ in sách.

Bây giờ mình quay lại 112.

Thỏa mãn kiến là cái gì? Vấn đề nó là chỗ đó, bà con ghi dùm tôi nha. Á lô, Cô Giọt mưa, Cô ghi dùm tôi chưa, rồi đúng, ghi dùm tôi nhanh nha, Assādadiṭṭhi gọi là cam vị, Assāda là vị ngọt, cam vị kiến, nhưng mà ở đây Assādadiṭṭhi khỏi dịch cho nó mệt, mình để thường kiến dùm tôi, Assādadiṭṭhi ở đây có nghĩa là thường kiến. Á lô, Cô Giọt mưa, Cô ghi dùm tôi:

* Assādadiṭṭhi là thường kiến.
* Attānudiṭṭhi là thân kiến.
* Micchādiṭṭhi, là tà kiến, ở đây là ám chỉ chung cho 62 tà kiến trong Kinh Phạm võng Trường bộ, nha. Cái phần đó là nay mai gì mình cũng phải in, rồi, cám ơn nhiều. Chớ còn cái bản Tiếng Việt thì mệt lắm, tiếng việt là thỏa mãn kiến, rồi tùy ngã kiến. Bây giờ mình mới giải thích nè:

** Thường kiến là sao? Thường kiến gồm có 3:

1/ Tin rằng có một cái "tôi" trong hình thức linh hồn, hay là cái bản ngã mà nó đi từ đời này sang đời khác. Thân này có bề gì nó giống như cái lồng chim mà bị hư, bị sút ra vậy đó rồi con chim trong cái lồng đó nó bay qua cái lồng khác, có nghĩa là có một con chim mà nó đi từ cái lồng này qua cái lồng khác. Mình tin như vậy, mình tin có một cái tôi, có một cái linh hồn mà nó đi từ kiếp này sang kiếp khác, từ hình hài này sang hình hài khác.

Vậy thường kiến, cái đầu tiên nó là gì? Là tin có một cái tôi bất tử, thường hằng, vĩnh cửu, tồn tại xuyên suốt qua mọi không gian, thời gian. Tôi đọc chậm vậy có ghi kịp không? Cái thường kiến đầu tiên nó tin tưởng có một cái tôi, nó trường cửu, nó hằng tại, nó bất biến, nó lưu chuyển, nó lăn trôi từ cái đời này sang kiếp khác, theo cách của một con chim mà bỏ lồng này sang lồng khác nhưng vẫn là con chim ấy.

2/ Là tin có một cái cõi vĩnh hằng, Tây phương hay là thiên đàng, ở đây tôi không có ý bài xích, nhưng mà có rất nhiều bà con hiểu lầm một cái cõi vĩnh hằng, mà theo kinh điển mình ghi rất rõ là không hề có một cái cõi nào gọi là vĩnh hằng, hỏng có vĩnh hằng, có cái Nghĩa trang Vĩnh hằng thì ở Việt nam mình có thôi, chứ cái cõi là hỏng có cõi vĩnh hằng, nha. Mình tin là có cõi thiên đàng nào đó, hỏa ngục đời đời, thiên đàng vĩnh cửu là không, nha. Trong kinh nói chung, A tỳ đàm nói riêng là không hề nhìn nhận có cái chuyện đó, hỏng có cái cõi nào mà vĩnh hằng hết, nhưng mình ráng mình tin có một cái cảnh giới vĩnh hằng.

3/ Tin vào cái sự hiện hữu, cái sự tồn tại của một cái đấng gọi là đấng chí tôn, đấng sáng tạo muôn loài an bài mọi thứ, tin tưởng có một đấng chí tôn sáng tạo muôn loài an bài mọi thứ.

Thì 3 cái đó cộng lại được gọi là thường kiến.

** Rồi tiếp theo, thân kiến là cái gì? Thân kiến là thấy rằng thân tâm này là của mình, mình chính là cái thân tâm này, buồn vui này là của mình, mình đang có buồn vui, kinh nghiệm kiến thức này là của mình, mình có rất là nhiều kinh nghiệm kiến thức, nha, những cảm xúc này là của mình, tâm trạng này là của mình, những thiện ác này là của mình, nha. Đó, tức là đem gắn liền tinh thần mà hôm qua mình mới học, 3 tinh thần đó là tammaya, cái đó tôi làm, tôi là người hành động. Viết dùm tôi đi:

- tammaya: tôi là người hành động thiện ác.

- ahamkara: tôi là người thế này thế nọ.

- mamankara: cái này là của tôi, tôi là chủ cái này.

Nhớ 3 cái này: tammaya, ahamkara, mamankara, đó gọi là thân kiến.

Còn 62 tà kiến là gom gọn lại 3 trường hợp nẩy sinh tất cả ngộ nhận trong đời, hiểu hông ta?

1/ là do suy diễn, tưởng tượng, lý luận theo trình độ bản thân.

2/ là do dựa vào trình độ tu chứng, tưởng điều mình thấy bằng thần thông là sự thật tuyệt đối.

3/ là do nghe lại từ người khác.

Trong Kinh Phạm võng, 62 tà kiến mà trong đó gom gọn lại là có 3 lý do đó thôi. Một là do suy diễn, tưởng tượng, lý luận theo trình độ bản thân, cái đó trong kinh Phật dạy:

Điều kiện cho tà kiến nằm trong 2 điều:

1/ paraghosa: do tác động từ người khác.

2/ ayoniso manasikara: do tự mình suy tư không hợp lý, không đúng mức. Các vị có nghe không? Cho nên trong kinh, Đức Phật Ngài có dạy trong 3 cái điều mà tôi vừa nêu thì nó cũng nằm gọn trong 2 điều này, có đúng hôn ta?

Á lô, 3 cái điều mà mình nêu trong Kinh Phạm võng nó cũng chính là 2 cái điều này hay không? Trong 3 điều đó, nó hết 2 điều là của mình rồi, nha, nhưng mà trong kia ghi rõ hơn.

(Còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC.6.105 Hữu Bhava và các Kinh khác (3-4)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava

Trong Tăng chi thì Ngài kể đơn giản hơn, ayoniso manasikara, do mình suy tư không đúng mức, không hợp lý thì mình mới có ngộ nhận này nọ, do mình suy tư không đúng mức. Nhưng mà riêng cái trong kia Ngài mới chia cái không đúng mức là sao?

Không đúng mức có 2:

1/ là mình ngồi suy diễn, tưởng tượng, lý luận bằng cái nền tảng kiến thức của mình.

2/ là có tu chứng, có sở chứng, có sở đắc, chớ hỏng phải tưởng tượng, thí dụ như những cái gì mà các vị đắc thiền họ thấy, cái đó hoàn toàn hỏng phải là tưởng tượng, nha. Họ thấy rõ ràng là có đời sau kiếp khác, có cõi trời, có địa ngục, có các loài khuất mày khuất mặt, có kiếp trước kiếp sau, có luân hồi, có nhân quả báo ứng. Họ thấy hết, chỉ có một cái là họ tiếp tục tà kiến trên cái nền tảng xuất sắc ấy, nha.

Mà chúng ta trong room, chúng ta cũng có thấy rồi. Có nghĩa là có biết bao nhiêu người họ cũng là bác sĩ nhưng mà họ có những ngộ nhận cực kỳ nghiêm trọng về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo, nha. Chớ đừng có nói với tôi là mấy thằng dốt, mấy thằng thất học nó mới nghĩ bậy, chớ mấy thằng cha trí thức làm gì có. Không, trí thức nó có kiểu ngộ nhận kiểu của trí thức. Có biết bao nhiêu người, bây giờ nói trước 75 đi, có biết bao nhiêu trí thức Việt nam đứng về phía lý tưởng cộng sản miền Bắc, có biết bao nhiêu trí thức lại đứng về tinh thần quốc gia của miền Nam. Cả hai bên, bên nào cũng trí thức trùng trùng.

Thí dụ như là Ôn Thiện Châu ở bên Pháp, lúc đó Ôn du học, Ôn cũng là cộng sản nằm vùng, thí dụ như vậy. Rồi giáo sư Hoàng Xuân Hãn, rồi ông giáo sư Trần Văn Khê, trí thức như vậy, họ vẫn có cảm tình với miền Bắc. Trong Nam mình thấy như giáo sư Trần Ngọc Ninh, rồi ông Lê Tôn Nghiêm, rồi ông Kim Định, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, toàn là trí thức của miền Nam. Rồi biết bao nhiêu trí thức di cư như là cái nhóm Sáng tạo, như là mấy cái ông nhà văn như Mai Thảo, Tạ Tỵ, mấy cái tay đó từ miền ngoài vào. Cho nên là trình độ nào thì họ cũng có kiểu ngộ nhận của cái trình độ đó. Đây tôi không nói ai đúng ai sai, mà tôi nói phe nào cũng có trí thức đứng chung hết trơn á.

Cho nên Tàu có một câu thế này: "Khổng tử còn có người chống, Đạo chích còn có người theo". Đạo chích là một cái tay mà coi như là, cái chữ Đạo chích nhiều người tưởng lầm, họ hiểu đạo chích là ăn cắp chớ hỏng phải, thật ra là Đạo chích là tên của một cái tay mà đại tướng cướp giống như Từ hải vậy đó. Thời xưa, thời Khổng tử người ta kêu là Đạo chích, rồi sau này họ mới lấy cái chữ đó họ gọi chung cho cái phường trộm đạo.

Cũng giống như cái chữ sở khanh, thật ra người họ Sở tên Khanh, giống như cái tên Toại Khanh vậy thôi, nó hỏng tốt hỏng xấu gì hết, nhưng mà nó xui là ở trong Truyện Kiều, cái chuyện mà Sở khanh làm chuyện đó nó kỳ quá đi. Cho nên từ đó về sau người ta mới lấy cái tên Sở khanh đó người ta gọi cho những người mà có sở hành, hành trạng giống như là Sở khanh, rồi họ mới gọi những người đó bằng cái tên là Sở khanh, nha. Sở khanh là cái người lừa tình lừa tiền, được việc xong là quất ngựa truy phong, thí dụ như vậy, nhưng thật ra cái đó là gọi theo điển thôi. Cho nên ở đây mình thấy người ta nói:

"Khổng tử còn có người chống, Đạo chích còn có người theo" là vậy đó.
Thì ở đây mình thấy là cái tà kiến nó gồm có 3, 3 trường hợp đó. Nhiều cách kể lắm, kể 2 là thường kiến, đoạn kiến; cái 3 là cái tà kiến do mình tưởng tượng suông, lý luận suông. Thứ hai, tà kiến nó đến từ cái gì? Từ kết quả tu chứng nửa vời, chưa đúng mức, nhưng mà phải kể riêng hỏng được kể chung.

* Cái loại thứ nhất là cái loại tà kiến văn phòng, tà kiến nông thôn, tà kiến tiểu thủ công nghệ.

* Nhưng mà tà kiến thứ hai, gọi là cao cấp à, tà kiến này là do người ta có tu chứng, có trình độ, có sở đắc, có sở chứng đàng hoàng đó, nhưng mà nó chưa tới nơi.

* Còn cái tà kiến loại ba là do ai đó nhồi sọ, tuyên truyền, nhồi nhét, tẩy não, đó, tức là nghe nó nói hay quá rồi chạy theo nó luôn, nó nói sao nghe vậy, nó nói bậy nghe luôn.

Mà tôi nói không biết là bao nhiêu lần, mình ăn uống mình phải cẩn thận, mình sợ bị dư, cao, ảnh hưởng đến tăng xông, đến tiểu đường, cholesterol, tim mạch, rồi gan, rồi thận, bao tử tùm lum. Ăn uống thì rất là cẩn thận, nhưng mà tại sao những thứ mình dọng vô cái đầu của mình, tại sao mình lại bất cẩn là sao? Mình rất dễ dàng bị người ta tuyên truyền, rất là dễ, tôi xin thưa với bà con, cái chuyện đó nó lớn chuyện lắm, cái điều đó nó lớn chuyện chớ hỏng phải nhỏ đâu, cái chuyện mà dễ bị dụ, tại sao? Kiếp này đó, biết Phật Pháp mình bị dụ nhẹ, bị dụ lai rai giỡn chơi thôi. Nhưng mà cái tánh bị dụ nghĩa là mình không có dùng cái đầu của mình để suy nghĩ, thì ở đời sau sanh ra mình bị dụ còn nghiêm trọng hơn, thí dụ như nó kêu mình ôm bom tự sát, các vị nghĩ sao? Chỉ cần nói bây giờ nghiến răng chịu đau có 3 giây hà, là về ở với đấng A la, các vị nghĩ làm sao? Mà từ hồi nhỏ mình đã nghe cô, chú, người lớn họ đã nói cái đó rồi, cái đầu mình không có để suy nghĩ mà để đội nón thôi. Bây giờ lớn lên mình nghe nó nói hay, nó nói chỉ nghiến răng mà nó đâu chịu đau, nó chỉ hốt ngang, ba cái thần kinh mà chịu đau nó làm việc chưa kịp nữa, nó hốt cái rét, cái ầm một phát là coi như đứt ngang cái đầu bay mất hỏng có đau. Mà trong khi mất 3 giây là về với thượng đế chí tôn để đời đời hưởng lạc, bất tử vinh quang. Thì các vị nghĩ coi mình có nên ôm bom hay không? Khi mà nó tuyên truyền như vậy mà cái đầu mình không biết làm việc, các vị tưởng tượng coi: một là mình chết oan, hai là mình đọa, thứ ba nữa là để lại cái tiếng ngu. Đó, nó khổ, anh hùng hỏng thấy mà thấy anh khùng thì có.

Cho nên cái thói quen mà dễ bị dụ, thói quen đó nó độc dữ lắm, mà cái này hỏng chịu xài mà cứ thấy êm êm vậy đó, tà kiến nó ghê như vậy đó.


KTC 6.113

(VII) (113) Bất Lạc

1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Bất lạc, hại, phi pháp hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận bất lạc, hỷ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận hại, bất hại cần phải tu tập. Ðể đoạn tận phi pháp hành, pháp hành cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Rồi bây giờ tiếp theo kinh 113. Có 3 pháp là bất lạc, hại, phi pháp hành. Cái này không đọc chú giải mà hiểu chết liền.

1. Bất lạc là Arati, là bất mãn tha nhân, nghĩa là sao? Có nghĩa là mình luôn luôn và luôn luôn có cái cớ để mà mình bực mình người khác, luôn luôn mình có cái cớ để mà mình bực mình người khác, và đặc biệt cái nổi bật của cái này là gì? Là thấy người khác được cái gì hay ho là mình ghét, nhưng mà nói chung là luôn luôn bất mãn người khác.

Cái người này tôi nhớ, tôi gặp cũng hơi bị nhiều. Họ sống ở đâu họ cũng bực mình hết, đó là cả thế giới quì xuống hôn chân họ thì may ra, chớ còn mà để họ sống bình thường như mình họ không cách nào mà họ chấp nhận được ai hết. Cái lòng ngộ lắm, tối ngày cái mặt nhăn nhăn như khỉ ăn ớt vậy, không bao giờ nó vui được với ai, nó hỏng thương được ai hết. Khi mình sống như vậy là chỉ khổ mình khổ người thôi, nha. Cái bất lạc là bất mãn người khác, là vậy đó.

Cái này nếu mà nói sơ sơ thì nó vậy, nếu mà nói sâu thì nói tới ngày mốt cũng hỏng hết nữa, các vị phải giăng mùng để mà nghe nói cái vụ này.

Cái bất lạc nó từ đâu ra? Mình đừng bao giờ dại dột nghĩ rằng mình ghét cái thằng đó là tại vì mình ghét cái tánh xấu của nó, mà mình ghét cái tánh xấu của nó là mình không có cái tánh đó. Sai, sai bét. Cái này nhiều người hiểu lầm, nhiều người lắm.

Chuyện đầu tiên là tôi ghét nó, dĩ nhiên là tôi đâu ghét cái tốt của nó, tôi ghét cái xấu của nó đúng hôn? Các vị ngồi lý luận coi có phải vậy hôn? Tôi ghét nó, tôi đâu phải là con thú đâu, tôi ngu gì đến mức tôi ghét cái lành của nó? Cái thiện của nó tôi đâu có ghét, tôi ghét cái bất thiện của nó, tôi ghét cái nết, cái thói xấu của nó. Ai cũng nói vậy hết trơn á, chớ hỏng ai mà đi nói tôi ghét cái tánh hào sảng của nó, tôi ghét cái lòng ngoan đạo của nó, tôi ghét cái đức tin của nó, tôi ghét cái chánh niệm của nó, ghét cái trí tuệ của nó, hỏng có, mà toàn là ghét tánh xấu của người ta không hà. Đó là chuyện thứ nhứt. Mình nói ra là tôi ghét nó tại vì ghét tật xấu của nó, cái tánh nó vầy vầy vầy và khi mà mình đã kích người ta, mình nói xấu người ta, mình ghét người ta đó vì cái tánh xấu đó, vì cái thói xấu đó, thật ra chắc gì mà mình không có, chắc gì? Thí dụ mình nói cái thằng đó nó kẹo, chắc gì mình hỏng kẹo? Coi chừng có trường hợp vì mình quá kẹo cho nên mình mới hiểu thằng kẹo nó kỹ như vậy. Trong room có hiểu không ta?

Đó, cho nên, cái bất lạc, cái đầu tiên này là gì? Khi anh không được an lạc thì anh không có cam tâm mà nhìn người khác an lạc, nhớ nha. Đó, cái chuyện nó lớn chỗ đó. Khi anh không có được an lạc thì anh mới bất mãn người khác, vậy cái vấn đề ở đây là gì?

Tại sao anh không an lạc? Đó, tại sao?

Tại sao anh không an lạc? Khi mà anh không an lạc, anh mới đem cái không an lạc ấy anh trút lên người khác, nha, anh trút lên người khác, anh tấn công bằng đủ cách hết, đủ cách hết, là vì sao? Là vì trước hết bản thân anh không có an lạc.

Tây có một câu rất là hay: "Khi mà mình có lòng hại người, nó giống như là mình uống thuốc độc mà mình muốn người ta chết". Có nghĩa là chưa biết ai chết mà chuyện đầu tiên khi mà mình sống mình thức, mình ngủ với cái lòng hại người đó, các vị biết hôn, là mình đã không an lạc rồi. Đấy, khi mình sống với cái lòng bất mãn người khác, dầu cái bất mãn đó theo mình là hợp lý hay là vô lý thì hể còn để tâm nghĩ đến người khác bằng cái sự không an lạc thì chuyện đầu tiên là mình không an lạc.

Thứ hai, hành động nào, suy tư nào mà nó bắt nguồn từ cái tâm trạng không an lạc thì chắc chắn cái quả báu của nó cũng là không an lạc, nhớ nha. Tại sao mà mình ghét người đó quá ghét? Cái chuyện mà người đó nó có xấu hay không thì trời biết, nhưng mà chuyện đầu tiên là bản thân mình không an lạc và bản thân mình không có tốt.

Các vị tận mắt các vị thấy thằng Tèo nó đi ăn cướp, thấy nó giết người luôn, nhưng mà, một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, còn hai nữa là quí vị làm lơ đi, đó là lời khuyên của tôi. Một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, đi tố cáo nó; hai là quí vị im lặng luôn cho nó chìm xuồng. Còn đằng này quí vị chọn cái giải pháp thứ ba là đi nói xấu, nói làm chi, quên được thì quên, nha.

Cái chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước cái đã, chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước, còn đằng này có cái gì ngu cho bằng mình đem chuyện xấu của thằng Tèo mình về mình làm thành cục lửa mình bỏ vô trong cái túi quần của mình. Các vị nghĩ các vị chịu nổi hôn? Á lô, các vị có hiểu cái này không ta?

Mình bực mình về cái chuyện của người ta, ngay cả con ruột của mình nó hư, thì mình khuyên nó mà nó hỏng nghe thì mình đành phải quên cái chuyện đó đi. Tôi biết tôi nói vậy trong room không đồng ý nhưng mà tùy các vị, các vị phải nhớ đó, mình nói nó mà nó hỏng nghe thì mình phải quay lại mình lo mình chứ? Chứ có ai mà nói con, nói chồng, nói vợ hỏng nghe rồi mình ôm cái cục khổ này mình vô giường mình ngủ à? Các vị nghĩ coi có gì ngu bằng cái đó hôn? Tôi gọi cái đó là ngu đó, là tự nhiên lấy cục lửa trong nhà người ta đem nhét vô túi quần của mình, quí vị không nhảy tưng tưng nó mới lạ đó, nha.

Nên cái đầu tiên là bất lạc là vậy, là bất mãn, không có thể sống chung với người khác được.

08/08/2019 - 01:22 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

2. Cái thứ hai là nhiễu hại, vihiṃsā, có nghĩa là sống với một cái tâm trạng thích chống phá, đập đổ, hủy diệt. Thua.

** Cái thứ nhứt là bất mãn đã mệt rồi, mà khoan, quên giảng cái này, bất lạc là không có khả năng vui vẻ với ai, luôn luôn bất mãn người khác, để đối phó với cái này chỉ có một cách một là tu tâm tùy hỷ, ghi dùm tôi cái đó đi.

- Để đối phó với cái bất lạc này nè, đối phó với tâm bất mãn tha nhân thì ta phải tu tập tùy hỷ, Muditā.

** Cái thứ hai, để bỏ đi cái lòng nhiễu hại người khác thì mình phải tu cái bất hại, bất hại ở đây có nghĩa là tâm bi mẫn, Karunā.

Làm ơn ghi dùm tôi 4 cái nha, định nghĩa luôn:

1/ Tâm từ là muốn người được sống trong nhân lành quả lành, nhân lành là tâm tốt nói chung, muốn người ta vui vẻ mà vừa biết tu.

2/ Tâm bi là muốn cho người ta đừng có sống trong nhân xấu quả xấu.

Phải ghi rõ như vậy đó, chứ tôi sợ nhứt là phật tử đi chùa 80 năm mà hỏi từ bi hỷ xả là gì nói tầm bậy tầm bạ, nó vừa xấu hổ cho đạo, mà thêm cái đầu mình nó như vậy rồi mai mốt rồi làm sao mà trồi lên mà học đạo được, hả? Giáo lý nó nằm ngay chóc ở đây hỏng chịu học. Trong kinh điển thời này Phật Pháp còn thì hỏng chịu học, mà rồi mai mốt sanh ra không gặp Phật Pháp thì coi như là càng đi xuống nữa nha.

Cho nên tâm bi là muốn cho người ta đừng sống trong nhân xấu quả xấu.

3/ Tâm hỷ là vui khi nhìn thấy cái nhân lành quả lành của người khác, là vui theo nhân lành quả lành của người khác.

4/ Tâm xả, phải định nghĩa đầy đủ không có bỏ xót một chữ, không được ghi thiếu, là cái khả năng bình thản khi nhìn về mọi người, bằng cách nghĩ về cái nghiệp riêng của mỗi cá nhân: Ta thương họ bao nhiêu thì cũng không bằng cái thiện nghiệp của họ, có nghĩa là mình không thể lo cho họ được bằng cái phước cũ của họ do quá khứ để lại, mà ta có ghét họ bao nhiêu thì ta cũng không hại được họ, bởi vì cái phần đó đã có nghiệp ác của họ nó lo rồi.

Nói chung là mình không cần phải luyến nhớ ai mà cũng không cần phải căm thù ai. Mỗi người đã có cái nghiệp riêng tự nó xử nó. Cái chuyện mà người ta xấu đó là chuyện của người ta. Nhưng mà cái chuyện mà mình bất mãn người ta đó là nhân xấu của mình, mà tự nhiên mình đi gắp lửa mình bỏ trong túi quần là sao?

Cho nên cái vị mà tu tập xả vô lượng tâm là luôn có khả năng thanh thản khi mà thấy người ta thiện, ác hay là khổ, vui. Thương thì vẫn thương nhưng mà nhắm trong trường họp thấy không giúp được, thì vị đó vẫn phải có khả năng thanh thản bằng cách là nghĩ về cái nghiệp lý của mỗi người, vị đó phải có khả năng đó.

Anh có lòng thương người bằng trời nhưng mà không có khả năng thanh thản, tôi đã gặp rồi, thấy người ta khổ cái tự nhiên khóc hà, cái đó mới vô duyên dữ dội đó, nha. Thấy khổ quá, cái họ kể cho tôi nghe họ cũng khóc nữa. Họ nói "Trời ơi, sư ơi, về nước thấy cái gia đình gì đâu nheo nhóc, nhà tôn thấp tè mà có ba bà cháu hà, bố đi tù, bà mẹ xì ke nghiện ngập, để cho bà nội bà ngoại ở nhà với mấy đứa nhỏ, có ba bà cháu vậy đó. Mà tụi nó đâu có học hành gì, tụi nó bán vé số, mà coi như là đôi dép của nó dép nhựa tổ ong đó sư, rồi nó đứt, nó lấy kẽm nó ràng lại. Mà trời ơi bửa đó con đi thăm con nhỏ cháu, rồi tình cờ con chờ nhỏ cháu nó mở cửa cổng, đi vô con nhìn con thấy khổ quá, vô hỏi kỹ lại gia cảnh vậy. Trời ơi, muốn giúp làm sao bây giờ? Cho tiền nó thì má nó về lấy hết, còn cất thì ăn trộm nó vô nó lấy. Thứ hai nữa, cho thì cho bao nhiêu cho đủ, cho nó giờ cho năm, ba triệu thì sao đủ xài mà cho nhiều thì mình cũng ngán." Kể vậy cái tự nhiên khóc hà.

Thí dụ như vậy thì tôi nghĩ hỏng có nên, tại vì tôi cần quí vị thương tôi, tôi cần quí vị giúp tôi, chớ tôi không muốn quí vị ứa nước mắt khi nghĩ về tôi, nhớ về tôi, bởi vì cái đó tôi ăn không có được. Thứ hai nữa, khóc là cái rất là bất thiện, các vị hiểu không?

Cho nên cái thứ tư này là cái khó tu nhất, có nghĩa là anh có khả năng thương người, anh có khả năng bao dung. Cái gì anh cũng có hết, nhưng mà cái đặc biệt, cái khả năng thứ tư là anh trong trường hợp cần thiết, thì anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người, nha.

Có nghĩa là ta thương họ cở nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. Nên mình không cần phải ghét ai cũng không cần mình phải ái luyến ai. Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng. Đấy, là như vậy đó.

09/08/2019 - 03:19 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

3. Phi pháp hành, adhammacariyā, là chỉ cho thập ác nói chung, thân tam, khẩu tứ, ý tam.

Muốn trừ hại tư duy thì phải tu tâm bi, còn muốn trừ phi pháp hành(thập ác) thì phải tu thập thiện.

Thập ác là cái gì? Mình cứ nhớ là thân tam, khẩu tứ, ý tam.

* Thân tam: là sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

* Khẩu tứ: là nói dối, nói đâm thọc, nói độc ác, nói vô ích.

Sát, đạo, dâm là 3 thân nghiệp ác.
Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác ngữ, phiếm luận là khẩu ác nghiệp.

Định nghĩa rồi, vọng ngữ là nói dóc, lưỡng thiệt là nói đâm thọc, ác ngữ là nói lời nặng nề thô lỗ làm cho người ta đau gồm có mắng chửi, thô lỗ, hung dữ và phiếm luận là nói vô ích. Nhưng mà bây giờ tôi lỡ tay tôi viết tiếng Hán rồi, ai làm ơn viết lại tiếng Việt dùm tôi đi:

- vọng ngữ là nói dối,
- lưỡng thiệt là nói đâm thọc,
- ác ngữ là nói độc ác,
- phiếm luận là nói vô ích.
Đó là khẩu tứ.

* Ý tam: là tham ác, sân ác, tà kiến ác. Là ý ác nghiệp.

Thì muốn bỏ mấy cái này đó thì phải tu thập thiện.

Thập thiện ở đây có 2 nghĩa:

1/ Tránh thập ác là thập thiện, là tránh 10 điều không nên làm.

2/ Thập thiện ở đây là thực hiên 10 điều nên làm.

Thì cả 2 cái này đều là tu thập thiện hết.

10 điều nên làm bà con có biết không? Bố thí, trì giới, tham thiền (tham thiền ở đây chỉ là cận định vì thập thiện là nhân sanh dục thiên), phục vụ, cung kính, tùy hỷ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng, điều chỉnh nhận thức.

Như vậy là bửa nay mình học được 2 định nghĩa về thập thiện:

- Một, tránh làm 10 điều không nên làm.

- Hai, thực hiện 10 điều nên làm.

Tại sao có 2 định nghĩa như vậy? Tùy chỗ, tùy chỗ mà hiểu. Bửa nay bà con không có ghi 10 cái này là có bửa bà con...lên luôn bà con nói "Ủa, sao kỳ vậy ta?". Lúc đó mất thời gian dữ lắm. Thật ra quí vị đi xài cái này một chút thì nó cũng hỏng có chỏi nhau, hỏng hề chỏi.

Tránh chuyện không nên làm thì cũng là tu. Thực hiện điều nên làm thì cũng là tu. Hồi nãy tôi có nói rồi. Khi ta tránh điều ác cũng có nghĩa là ta đang hành thiện, tránh ác là cách hành thiện. Khi mà ta đang hành thiện cũng có nghĩa là ta đang tránh ác. Mà khi ta đang làm ác thì có nghĩa là ta đang tránh thiện. Có đúng vậy không ta? Các vị có đồng ý cái đó không? Khi mà các vị đang làm cái chuyện ác nào đó có nghĩa là các vị đang quay lưng lại với một cái việc thiện tương ứng, đối xứng.

Thí dụ như bây giờ tôi trộm cắp, có nghĩa là lúc đó tôi đang từ chối cái chuyện chia xẻ. Khi mà tôi đánh đập người khác có nghĩa là tôi đang làm ngược lại cái chuyện xoa dịu, giúp đỡ, yêu thương người khác. Cho nên khi mà mình làm ác có nghĩa là mình đã phủ nhận, từ chối cái thiện. Mà khi anh đang làm thiện có nghĩa là anh đang từ chối, xa lánh một cái điều ác nào đó, nha. Chớ còn bà con mà tách ra, các vị nói không làm điều ác là riêng, làm các điều lành là riêng, là hỏng được.

Thí dụ như một hành giả tu tứ niệm xứ hoặc một hành giả tu samatha, họ đang ngồi thiền thôi chứ họ làm cái gì đâu, nhưng mà ngay lúc đó đúng là họ đang lánh ác, hành thiện và giữ tâm trong sạch rồi, nghĩ kỹ coi đúng hôn? Tối nay về nghĩ kỹ coi đúng hôn? Tức là một hành giả ngồi yên hỏng có làm cái gì hết, ngồi yên lim dim lim dim, chánh niệm theo dõi hơi thở thì lúc đó là họ đang tránh điều ác, hành thiện và giữ tâm trong sạch. Chớ lúc bấy giờ họ không có phải chia 3 khúc ra làm riêng đâu, hỏng có. Lúc đó một phát một là nó gom hết, nha. Nhớ cái đó.

09/08/2019 - 06:44 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tiếp theo nữa đó là kinh 114. Đây là có 3 cái pháp mà coi như đó là kéo dài sanh tử cũng được, khiến mình đau khổ cũng được. Có 3 cái pháp mà khiến mình đời này đau khổ và đời sau luân hồi là 3 pháp này. Tất cả các định nghĩa về ác pháp đều như vậy hết. Ở đây là 3 pháp khiến mình đời này đau khổ đời và đời sau sanh tử:

1/ Không có tri túc, nghe thì nó thường lắm. Nghe hỏng tri túc "Ờ cái này tôi có nghe giảng hoài hà". Nhưng mà không. Mình phải hiểu làm sao mà mình mới thấy cái không tri túc nó lớn chuyện. Phải hiểu làm sao?

Tôi nói cho bà con nghe thế này: Ai cũng biết ăn rau trái là tốt, ai cũng biết uống nước nhiều là tốt, ai cũng biết vận động là tốt, ai cũng biết hết. Nhưng mà tôi xin hỏi thiệt bà con nha, cái biết của bà con nó có đủ, nó có đủ để mà bà con ngày ngày nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc dưỡng sinh hay không, đó lại là chuyện khác. Biết nói vậy có hiểu không ta? Ai cũng biết là chế độ kiêng khem như thế nào là tốt, ai cũng biết thường xuyên uống nước lạnh, rửa tay là tốt, ai cũng biết vận động thể thao là tốt, nhưng mà tùy vào cái biết của mỗi người mà chúng ta có làm được 3 điều đó tới đâu, bao nhiêu phần trăm.

Đây cũng vậy, có nhiều vấn đề Phật Pháp mình tưởng mình hiểu rồi, nhưng mà cách hiểu nào, cách hiểu nào mà nó cho mình sống gắn bó, sống chết với điều mình biết. Và nó có những cách hiểu mà coi như là nó để Phật Pháp một bên đường mà ta một nẻo, nha. Cái này rất là quan trọng.

Cái thứ nhất là cái không biết đủ là sao? Hồi nãy tôi nói rồi đó, ai cũng tưởng mình hiểu hết nhưng mà không biết đủ là gì?

Không biết đủ có nghĩa là mình không có phân biệt được cái mình thích và cái mình cần, thì gọi là không biết đủ, nha, không phân biệt được cái mình thích và cái mình cần.

Chỉ cần mà anh phân biệt được cái này là cái mình cần và cái này là cái mình thích, thì tôi đã nói biết bao nhiêu lần, người không có biết đạo, không biết tu hành thì cả đời chỉ biết chạy theo cái mình thích thôi. Người biết ba mớ thì hạn chế cái thích và chỉ lưu tâm cái cần. Rồi lâu dần mình đi tới bước ba là giảm dần cái thích chỉ còn giữ lại cái cần. Và cái cuối cùng là chỉ giữ lại cái tối cần. Các vị còn nhớ hôn? Cái người đó được gọi là người tri túc.

Có hiểu cái này không ta? Có hiểu không? Buổi đầu là mình chỉ sống theo cái mình thích thôi, rồi từ từ cái bước hai là mình giảm thích, chỉ lưu ý cái cần và bước ba là chỉ giữ lại cái tối cần.

Tại sao đời sống của vị sa môn thứ thiệt, sa môn nguyên thủy, Đức Phật Ngài nói rằng chỉ có 4 nhu cầu vật chất thôi, trong khi nhu cầu tâm linh thì là vô tận: giới, định, tuệ. Ngày nào mà giới, định, tuệ chưa hoàn mãn công đức thì vẫn tiếp tục ngày đêm, sáng tối, nóng lạnh, đói khát gì cũng phải nổ lực, đi cầu, đi tiểu, đi tắm lúc nào cũng phải là chánh niệm liên tục không giới hạn. Nhưng mà riêng trong nhu cầu vật chất thì Đức Phật xác định, trong định nhu cầu vật chất, thì coi như là vị tỳ kheo chỉ cần có 4 thứ ăn, mặc, ở và thuốc chửa bịnh thôi.

- Ăn, có nghĩa là một ngày đó là tùy. Vị mà trì hạnh đầu đà, nhất tọa thực thì một ngày chỉ có ăn một lần thôi, ăn buổi trưa chính rồi không có điểm tâm. Còn nếu một người không có trì hạnh đầu đà thì có thể ăn tám bửa miễn sao là trước 12 giờ trưa. Tức là từ lúc buổi sáng sớm thấy được cái chỉ tay, thấy được cái lá cây là xanh hay là màu vàng, lá khô hay lá tươi cho đến lúc đứng ngọ thì ăn tám bửa cũng được miễn sao trong thời gian đó thôi, đó là cái vị không có thọ đầu đà. Còn cái vị mà có đầu đà đó là họ chỉ có ăn đúng một buổi thôi. Đó là cái ăn.

Rồi thứ hai nữa là có người mời thỉnh thì tới nhà còn không là phải ôm bình bát, mà đã là ôm bình bát thì cái nguy cơ bị nhịn đói là cực lớn, bị người ta để ba cái thứ tào lao sao mà ăn. Nó để toàn là gạo với là muối không về là lấy gì ăn, là đói, đó le lưỡi cũng phải chịu. Có bửa thì nó cho ăn đàng hoàng, có bửa nó liệng cho một mớ gạo với bịt muối là về nhìn khóc. Nhưng mà đó là cái nhu cầu về ăn của tỳ kheo. Có nghĩa là có mời thì ăn, còn hỏng có thì ôm bát đi xin, mà ôm bát đi xin thì phải chấp nhận nguy cơ là đói nhăn răng.

- Mặc cũng có 2. Một, có ai cho y áo đàng hoàng, cho vải mới xịn, về tự tay may cắt nhuộm. Còn không ai cho gì hết thì phải có khả năng kiếm, lượm, tìm vải dơ vải xấu vải tào lao về giặt nhuộm may mặc. Thì vị tỳ kheo phải có cái khả năng đó.

- Ở cũng có 2. Một, là có trú xá có mái che thì quá tuyệt, nhưng mà trong tình huống không có cái gì hết thì vị này phải có khả năng màn trời chiếu đất, đúng là tỳ kheo nguyên thủy phải có khả năng. Ngay trong buổi thọ giới tỳ kheo là vị bổn sư đã nói rồi, đã nói 4 điều nên tránh và 4 điều nên nhớ. Bốn điều nên tránh là 4 đại trọng giới.
Bốn điều nên nhớ đó là:

* Không ai cho con ăn thì con phải có gan đi ăn mày.

* Không ai cho con y áo đàng hoàng con phải có khả năng đi lượm vải dơ về con may, con nhuộm, con mặc.

* Ai cho con chỗ ở có mái che đàng hoàng thì ok, không ai cho con là con phải có khả năng màn trời chiếu đất, gốc cây, hang động.

* Con bị bịnh thuốc men ai lo thuốc men cho con được thì tốt, còn không nữa thì con phải huy động cái nguồn thuốc của vũ trụ, trong đó gồm có những thứ mà khó gặm nhứt như là nước tiểu trâu bò, heo vịt gì con cũng phải ráng con nuốt. Tức là cái nước tiểu bò Ấn độ là cái nước tận cùng gọi là đồ phế phẩm, đồ bài tiết của súc vật là mình đã ớn rồi, mà đằng này cái đồ bài tiết của súc vật mà mình cũng ráng trợn trợn mình nuốt luôn.

Thì đó được gọi là tri túc.

Một điều nữa là tỳ kheo hiểu được cái ý nghĩa, cái tác dụng của những thứ vật chất mà mình dùng thì được gọi là tri túc:

- Ăn không cầu ngon, chỉ cầu no, cầu có sức khỏe để mà tu tiếp.

- Mặc không cần đẹp, không cần sang, chỉ cần có cái che thân bởi muỗi mòng, rắn rít, nóng lạnh.

- Ở không cần sang, không cần tiện mà chỉ cần có chỗ náo thân.

- Thuốc men không cần loại nào mà thế gian ưa chuộng mà mình chỉ cần thuốc mà nó chửa bịnh cho mình thôi, thuốc gì uống cũng được, nước tiểu trâu bò cũng uống được.

Đó gọi là tri túc.

09/08/2019 - 10:12 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

2/ Cái tiếp theo là không tỉnh giác, có nghĩa là tỳ kheo không có cái khả năng sống tỉnh thức trong sinh hoạt thường nhật. Cái này nó quan trọng lắm, rất là quan trọng. Tôi nói lại một lần nữa nha, các vị có nghe ai kêu gọi các vị sống chánh niệm, cái người đó là ai không quan trọng, nếu hôm nay quí vị còn ngồi nghe chúng tôi nói. Tôi xác định lại một lần nữa, người đó là ai không quan trọng, cái quan trọng là quí vị phải thực tập để thấy chánh niệm nó quan trọng cở nào.

(Còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng KTC.6.105 Hữu Bhava và các Kinh khác (4-4)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava

Chánh niệm là con đường duy nhất để ta sống an lạc, an toàn ngay từ bây giờ và an tâm khi cận tử lâm chung. Đó, nhớ nha. Chánh niệm là con đường duy nhất để ta an toàn, an lạc ngay từ bây giờ, đó là 2 "an" rồi đó, an toàn, an lạc ngay từ bây giờ và cuối cùng là được an tâm khi mà vào cái giờ cận tử lâm chung. Nhớ cái đó, nhưng mà với điều kiện phải lâu à, phải 3 năm, 5 năm, 10 năm, chứ còn tự nhiên là sống lơ đễnh như con thú rồi đùng một phát cái ngáp ngáp niệm nào mà nổi. Phải 5 năm, 10 năm, phải có chiều dầy.

Còn quí vị hỏi tôi bao nhiêu mới gọi là lâu thì cái đó trời biết. Thứ nhứt, quí vị còn lại bao nhiêu thời gian; hai, là cái căn cơ của quí vị đâu có ai giống ai, có người chỉ cần một năm mà chuyên tu chánh niệm lòng như thánh nhân. Còn có người tu 10 năm mà cứ ăn rồi chờ xả thiền đi khoe, cái thứ đó nó tu 1 triệu kiếp nó cũng hỏng có tới đâu. Mà cái thứ đó hơi bị nhiều, nó ngồi mà nó cứ chờ hết giờ nó ra nó đi khoe, nó khoe lúc này nó ngồi được 3 tiếng, nó ngồi được 2 tiếng, nó khoe nó được thiền sư khen, nó khoe là nó đã dự bửa nay được 4 khóa, 8 khóa, nó khoe nó qua đây nó ở được mấy năm, cái thứ đó là hỏng được.

Cái thứ thiệt là người ta không có gì để khoe và người ta cũng không có muốn khoe. Không muốn khoe và họ cũng không thấy cái gì để khoe. Mặc dù họ có rất nhiều cái để khoe. Họ không muốn khoe vì họ không thấy gì để khoe, mặc dù họ có rất nhiều cái để khoe.

Còn người khác, những người ngược lại thì sao? Lòng luôn muốn khoe, nên luôn luôn thấy có đủ thứ để khoe và mặc dù họ chẳng có gì để khoe. Ba cái này rất là quan trọng.

Mà khi anh có lòng anh khoe thì nó hết hay, nó hết đẹp, cho nên chỉ có sống chánh niệm anh mới được an lạc và an toàn ngay từ bây giờ và anh sẽ được an tâm vào giờ cận tử. Sống chánh niệm tỉnh giác rất là quan trọng. Tức là trong mọi sinh hoạt "làm gì biết nấy", nghe rất là thường, thường lắm. Nó thường cũng giống như mình nghe nói là hạn chế thịt đỏ, ăn nhiều rau cỏ, thường xuyên tập thể dục, giữ đầu óc thông thoáng lành mạnh thì tự nhiên nó khỏe.

Mình nghe mình hỏng tin. Ăn nhiều rau cỏ, rồi thường xuyên thể thao, hạn chế thịt đỏ, đầu óc lành mạnh trong sáng, mình nghe nó rất là thường. Ít ra mình nghe cái này mình mới tin nè, là sử dụng hồng sâm, đản sâm, huyết yến, linh chi, bào ngư, mình nghe cái đó mình thấy nó linh. Còn đằng này, mình nghe ăn nhiều rau cỏ, hạn chế thịt đỏ, thường xuyên vận động, giữ đầu óc thông thoáng lành mạnh. Tôi nói thật tôi nghe nói 4 cái đó tôi chẳng thấy khỏe chỗ nào hết, tôi nói thẳng luôn, tôi không thấy một chữ gì là "khỏe" hết.

Hạn chế thịt đỏ khỏe chỗ nào? Ăn nhiều rau cỏ khỏe chỗ nào? Thường xuyên vận động chỉ có mồ hôi chứ tôi không thấy nó khỏe. Rồi cuối cùng đầu óc lạc quan, hướng thượng tôi cũng không thấy chữ "khỏe" nằm trong đó. Nhưng, anh cứ thử đi. Anh thử 3 tháng đi.

Còn ba cái tào lao của anh, là ba cái thứ mà nó rốt rác, là cái thứ nhà giàu trọc phú, đa phần là trọc phú, có nghĩa là túi tiền đi nhanh hơn cái đầu, thì mới mê những cái thứ mà nó tào lao, thí dụ như là mê ba cái yến, ba cái sâm, ba cái nhung, ba cái thuốc đắt tiền. Thật ra tôi hỏng phải nặng lời với họ nhưng phải nói rất là nguy hiểm ở chỗ, là khi họ không tuân thủ những điều căn bản mà họ lại chạy theo những cái đó, tôi gọi là phù phiếm. Những cái đó nó có hỗ trợ tí ti, nhưng mà quan trọng 4 điều tôi vừa nói. Tôi nói lạc đề tôi cố ý, cố ý tôi lạc đề đó để cho quí vị thấy chánh niệm nó y chang như vậy.

Cái đời sống chánh niệm, mình nghe cái chữ chánh niệm nó chẳng có cái gì là Phật Pháp trong đó hết, nó không có cái gì mà gọi là trí tuệ, là giác ngộ, là sở đắc, là sở chứng, là giải thoát, là niết bàn, mà nhất là rất nhiều người họ nghe cái "làm gì biết nấy" kể cả trong nhà cầu, họ khó chịu lắm. Họ nói "Trời ơi, tu cái gì mà nó đơn giản quá sức vậy hả? Quá đơn giản vậy ta? Tu cái gì mà vô tới nhà cầu cũng tu được nữa hả?". Họ nghe cái họ coi thường, nhưng mà phải nói họ u mê quá họ mới coi thường. Tại vì anh phải nhớ rằng anh có 3 lý do để anh thường xuyên chánh niệm:

1- Anh không biết anh sẽ chết lúc nào?

2- Anh không biết rằng anh có thể bỏ lỡ cơ hội giác ngộ lúc nào?

3- Anh không biết rằng 3 phút nữa anh sẽ tạo cái nghiệp gì? Hỏng biết, nếu anh thất niệm. Nếu anh thất niệm thì anh không có thể nào mà sống an toàn, an tâm bởi vì sao? Bởi vì anh không biết anh sống được bao lâu và anh không biết rằng mình sẽ bỏ lỡ cơ hội giác ngộ lúc nào.

Và sẵn đây trong room tôi nói luôn, nhiều người nghĩ rằng đời nay không có người đắc đạo. Sai. Tôi đã nói rồi người đắc đạo ngày xưa nhiều hơn bây giờ một tỷ lần. Đúng. Nhưng mà điều đó không có nghĩa là ngày nay không có. Mà tại sao mình hỏng biết?

Thứ nhứt, họ không có nhu cầu để cho người khác biết. Thứ hai, họ nói ra mình có tin hay không, mà trong khi cái đồ giả nó quá nhiều đi. Bây giờ có vị nào họ đắc thiệt họ nói, thứ nhứt, có ai tin họ hay không, mà giả sử như có người tin, thì bửa trước là có một ông thứ thiệt ổng nói, là bửa sau nó có tới 800 cái người giả nó cũng xưng nữa là chết.

Thánh nhân thấy, thứ nhứt là mình hỏng thích khoe, thứ hai nữa là khoe để được cái gì? Thứ ba, khoe vậy chỉ hại đạo thôi. Thứ tư, thánh nhân người ta không có thời gian để mà người ta ngồi an lạc, thì mà làm sao có thời gian đâu để mà đi khoe, nội mà an lạc là họ đã không có thời gian rồi.

Cho nên phải tin, nếu tu đúng cộng với túc duyên đầy đủ. Đúng và đủ nha, đúng có nghĩa là tu không có sai đó. Thứ hai là đủ, đủ túc duyên đó. Thì cái chuyện mà đắc đạo, tôi không nói dễ nghe, tôi không hề nói cái đó dễ nghe, tôi không hề nói. Nhưng mà tôi có nói thế này: mình cũng không nên mặc cảm, tự ti rồi tuyệt vọng, nha. Bởi vì nghe nói nó thường lắm. Chánh niệm rất là quan trọng. Bởi vì anh hứa với tôi anh làm 2 chuyện thôi:

* Anh học giáo lý trước cái đã. Giờ cái đầu anh nó đất sét không thì anh chánh niệm anh thấy được cái gì? Anh hiểu được cái gì? Anh cứ học giáo lý cho tôi.

* Điều thứ hai là anh phải sống chánh niệm liên tục, liên tục, chớ hỏng phải sống chánh niệm theo giờ, có nghĩa là mình xả thiền ra xong muốn là muốn làm gì làm, cái đó không có kể. Mà cái chuyện anh ngồi một ngày nửa tiếng cũng được nữa, 45 phút cũng được nữa, thậm chí anh ngồi 15 phút cũng được nữa, dĩ nhiên cũng nên ngồi, ngồi một chút, nhưng cái căn bản là chánh niệm xuyên suốt. Cái thời gian mà anh còn thức rất là quan trọng, vô cùng quan trọng.

Với đời sống chánh niệm, anh được an lạc và an toàn ngay từ bây giờ và anh có thể được an tâm trong ngày anh ra đi. Và chưa hết, có cái thứ tư nữa, hồi nãy giờ tôi không nói, đó là khi anh sống chánh niệm, anh là suối nguồn an lạc cho vô lượng chúng sanh khác. Anh biết hôn? Anh có hiểu cái đó không? Khi mà anh sống chánh niệm ấy, anh là suối nguồn an lạc cho vô lượng chúng sanh khác. Anh sẽ không có nói cái gì mà làm khổ người, anh sẽ không có làm cái gì mà hại người, anh không nghĩ đến cái chuyện mà hại người, anh có hiểu cái đó không?

Có rất nhiều điều mà người thiếu phước không có chấp nhận được:

1- Họ không có tin pháp môn chánh niệm nó ảo diệu như vậy.

2- Họ cũng không ngờ là bên cạnh cái ảo diệu với bản thân, với đương sự, nó còn có ảo diệu với người khác.

Cái chữ mà "ân triêm lợi lạc" tôi không biết bà con xài chỗ nào, tôi phải nói là cái người tu chánh niệm đúng là ân triêm lợi lạc cho mình và cho người, cái người mà tu chánh niệm, nha.

Tôi nhắc lại lần nữa, tôi chưa bao giờ mà tôi dại dột tôi nhận tôi là hành giả, chưa bao giờ, nhưng mà tôi phải nói rằng nếu có phải mở miệng ra nói với bà con thì cái điều đầu tiên tôi muốn nói là đời sống chánh niệm, kể cả bà con đã có sống đời cư sĩ, bà con có bận rộn lu bu cở nào đi nữa thì cái chuyện đầu tiên là phải sống chánh niệm.

10/08/2019 - 03:42 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

3/ Tiếp theo đó là nhiều dục. Thứ nhứt là không biết đủ. Thứ hai là không tỉnh giác. Cái thứ ba là sống nhiều dục. Thì muốn hết dục thì phải sao? Phải thiểu dục.

Nhiều dục là sao? Nó cũng lập lại cái thứ nhứt, có nghĩa là thích nhiều. Đời sống chúng sanh có 2 khuynh hướng:

1- Chối bỏ cái mình đang có, thường xuyên sống bất mãn. Cả cuộc đời họ lấy cái bất mãn, lấy cái chống đối làm chủ đạo.

2- Cái loại chúng sanh thứ hai, ăn rồi là chuyên môn đi kiếm tìm, buông bắt cái này cái kia.

Đó là 2 hạng chúng sanh. Cái đó là ở trong tứ niệm xứ là có hạng chúng sanh sống nặng về ưu và có hạng chúng sanh sống nặng về tham, tham và ưu đó. Cái hạng mà thường xuyên bất mãn thì thấy ghét thiệt nhưng mà nó hỏng có độc, bất mãn nó không phải là nhân luân hồi. Nhưng mà cái người thường xuyên sống trong đam mê, đeo đuổi, truy cầu cái này cái kia độc lắm. Cái chỗ này rất là quan trọng.

Người học ít, tôi đang nói văn hóa đời, thì họ có cái kiểu tham riêng. Người mà học nhiều thì có cái kiểu đam mê riêng. Trong đạo cũng vậy, gọi là phiền não, công lực cở nào thì phiền não cở đó.

Chữ "thích nhiều" ở đây là tùy, có người thì họ đam mê ở trong danh lợi, tiền bạc, tình cảm; có người họ đam mê ở trong cái chức quyền, tiếng tăm, uy tín; có người họ đam mê ở trong cái chuyện mà mình nghe mình ngạc nhiên đó là họ đam mê trong cái hạnh lành mà họ sở hữu. Thí dụ như họ giỏi giáo lý, họ có không cần cầu danh, không có muốn ai biết hết nhưng họ rất sung sướng vì họ là người giỏi, họ sung sướng là vì giới luật không ai bằng họ, họ sung sướng là vì họ có thể ngồi được 3 tiếng, 5 tiếng, họ sung sướng là vì họ có khả năng tu tập chánh niệm rất tốt v v và v v.

Mà theo trong cái tinh thần nhà Phật mình, cái người cấp thấp thì họ sẽ thích những cái sơ đẳng, hạ tiện; nhưng mà cái người bậc cao, bậc thượng thì họ lại thích cái khác nó cao cấp, nó sạch sẽ hơn, nó văn minh, nó văn hóa hơn. Nhưng mà thôi bây giờ đừng bàn nhiều, nói chung chung, ở một trình độ cấp thấp đã cạy, nạy ra rất nhiều lý do để mà chúng ta thích cái này cái nọ. Mà chúng tôi nói rất là nhiều lần, chúng ta có là ai đi nữa, chỉ cần nhớ 3 điều này thôi:

1- Những gì ta thích không được là khổ, trong bao nhiêu điều ta muốn ta bất toại mấy chục phần trăm?

2- Tìm được nó là khổ.

3- Mai này nó mất đi cũng là khổ.
Chỉ nhớ 3 điều đó thôi, chúng ta nhớ như vậy.

Tất cả những cái gì chúng ta muốn nó đều do ảo giác, do hoàn cảnh, do tiền nghiệp, do khuynh hướng tâm lý mà ngay bây giờ ta thích cái này thích cái kia, nhưng mà suy cho cùng rốt ráo nói đến đầu đến đũa thì tất cả những cái ta thích đơn giản là do trình độ văn hóa, khuynh hướng tâm lý, tiền nghiệp của mình nó mới tác động tới cái thích.

Cái đó mình tưởng là mình sang, mình tưởng là mình hay, rồi mình chê mấy đứa khác là nhà quê, là cù lần, là củ chuối, là âm lịch, nhưng mà xin nói thiệt, chưa biết đứa nào hơn đứa nào. Chẳng qua là cái tiền nghiệp nó đẩy anh cho anh làm heo thì anh khoái ăn cám, làm chó thì khoái ăn xương, mà làm cọp beo sư tử thì thích ăn thịt sống máu tươi, cũng chưa biết đứa nào nó sang hơn đứa nào. Anh làm đàn bà thì anh khoái phấn son, lụa là. Tôi là đàn ông thì tôi khoái mô tô, tui khoái chích hút. Đó, các vị nghe kịp không? Đó, nó đại khái như vậy. Rồi mình tưởng mình đàn ông sở thích sang hơn đàn bà, rồi đàn bà nó sang hơn đàn ông. Chưa biết. Đứa thích ăn cỏ, đứa thích ăn thịt, đứa sống trên bờ, đứa sống dưới nước thôi, nha. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

Cái điều quan trọng nhất đó là phải nhớ rằng: Một người mà có hiểu được vạn hữu là vô thường, vô ngã, nay có mai mất, thì cái thái độ sống của mình chắc chắn phải thay đổi. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần: Khi mà ta không thể thay đổi được cái sự việc thì ta phải thay đổi cách nhìn.

Cái chết là cái mình tránh hỏng được, không có thể nào tránh được cái chết, không có thể nào tránh được tuổi già, không có thể nào tránh được cái bịnh hoạn hết. Nếu mà mình không tránh được thì ngay bây giờ mình phải chuẩn bị tâm lý để mai này mình đối diện với ba thứ đó tốt hơn. Trừ ra hôn mê, trừ ra lú lẫn thì tôi bó tay, chứ còn nếu mà mình không phải hôn mê, không phải lú lẫn thì một cái chết mà trong tỉnh táo nó vẫn tốt hơn.

Các vị còn nhớ tôi nói hoài ba cái chết bà con nhớ không?

1- Là cái chết thanh thản của thánh nhân, cái chết của một người đã làm xong việc cần làm.

2- Là cái chết chán chường của một người biết chuyện hoặc là của một người không còn một cái điểm gì để mà luyến lưu cuộc đời này. Mặc dù nghe nói nó hơi tiêu cực, chết trong tâm trạng chán chường nghe nói tiêu cực nhưng mà tôi thà tôi chết theo cách thứ hai.

3- Là cái chết mà tôi cực kỳ kinh sợ, sợ hơn là cái chết, sợ hơn là bản thân cái chết, đó là chết trong sợ hãi, chết trong tiếc nuối, tôi không muốn, tôi không muốn là mình phải chết trong sợ hãi, tiếc nuối.

Một là chết thanh thản kiểu thánh nhân thì cái đó tôi quì tôi lạy rồi, nhưng mà nếu tệ mà không được thì cũng xin được chết trong sự chán chường. Mấy cái này nó cũ rồi, nó hôi hám, nó nặng nề, nó đau nhức, nó dơ bẩn rồi thôi buông. Thì phải chết trong tâm trạng như vậy thì ok, chứ còn mà thấy quải lắm.

Còn ba cái bửa hổm tôi ghi, tôi nhớ tôi giảng xong rồi họ comments, họ nói tùm lum, họ nói là "khi đó an trụ vô quái ngại thì mình sẽ cái này cái kia..., tôi rầu cái đó. Ở Việt nam có loại người lạ lắm, cái chính trị thì dốt như cái gì vậy đó, mà nói lưu loát, nói nghe đã lắm, mà bản thân họ đi tham nhũng banh xác, còn giáo lý họ khoái học sáo ngữ, thích những cái từ giống như là vô quái ngại, rồi cái gì vô sở đắc, rồi nào là cư trần bất nhiễm, làm ơn học giáo lý cho 5, 10, 15 dùm cái, nó căn bản dùm đi nghe, đừng có nói đến cao siêu. Như bửa tôi nói trên đời này chỉ có 2 hạng người đáng thương và dễ thương, người xấu là người đáng thương còn người thiện là người dễ thương thì họ cũng phản ứng, họ nói "Mình tu mà còn thương với hỏng thương là chưa tới mức", nói chung là tiếng Việt họ không đủ để làm một cái thằng chăn trâu Việt nam thì làm sao đủ tiếng Việt để đi vào trong những cái hội chúng như thế này. Khổ lắm.

Ok, bây giờ nó cũng vừa đúng giờ. Rồi thì hẹn lại bà con vào ngày mai nha. Chúc bà con một ngày vui. Tôi giảng mà tôi nhắm mắt, bây giờ tôi mới mở mắt ra. Thì nó hay, nó ngộ lắm, nó có cái đồng hồ sinh học, nó canh đúng chóc tự nhiên nó mở mắt ra, hay thiệt đó.

Hẹn gặp lại bà con ngày mai. Chúc bà con một ngày vui.

Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply