LTP Học Phật Pháp
#16
(tiếp theo và hết - CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC)

Đại khái học giáo lý là học cái đó. Là học cấu trúc của tâm thiện, tâm ác. Rồi mới biết rằng trong mỗi tâm thiện tâm ác nó có bao nhiêu thành tố tâm lý, có nghĩa là một tâm vậy có bao nhiêu tâm sở. Còn nói theo ngôn ngữ ngoài đời tức là trong mỗi một cái biết của ý thức nó có bao nhiêu thành tố tâm lý đi cùng. Cái đó rất là quan trọng.

Cũng giống như mình biết đại khái cái chén nước mà mình uống vào nó có hại cho bao tử hay không? Vì sao? Trong đó nó có gì? Trong đó nó có đường, nó có muối, nó có chất chua hay sao đó, đại khái mình phải biết. Chứ còn mình cứ nhắm mắt nhắm mũi đói là cứ dọng vô, khát là cứ dọng vô là hỏng được. Thí dụ như một người có tí hiểu biết, họ sợ uống coke, coca lắm. Họ sợ lắm, bởi vì họ biết trong đó nó có nhiều độc tố hại cho cơ thể, uống thì rất là ngon và rất là dễ gây nghiện, nhưng mà coca cola nó độc kinh khủng lắm quí vị có biết không? Thí dụ như những cái chum, lọ mà nó bị đóng lâu ngày cái này cái kia, quí vị bỏ vô ngâm nó ra. Và các vị có biết một chuyện nghe rất là ê chề đó là cái bồn cầu mình đi đại tiện mỗi ngày, bồn cầu đó nếu mà nó đóng cái này cái kia, đóng vàng chùi hỏng có ra, các vị cứ khui cái lon coca các vị đổ vô trong đó ngâm một lát, chừng một tiếng đồng hồ là quí vị rửa chùi là đã lắm. Thì mình thấy rõ ràng là trong cái lon coca nó độc dữ lắm. Chính vì mình biết như vậy đó cho nên mình mới có thể kiêng không tiếp tục uống coca nữa. Và chưa hết, mấy cái loại nước có gas nó không có tốt cho cơ thể. Trước mắt là nó có hại cho răng, cho bao tử. Uống nước đá là có hại cho răng, cho bao tử; còn uống nước có chất gas là nó hại tùm lum trong cơ thể mình, có thể hại cho xương nữa.

Cho nên khi mình biết được cái cơ cấu, cái nội dung, cái phẩm chất của mọi sự thì cái đời sống mình sẽ an toàn hơn, đại khái vậy thôi, chỉ vậy thôi. Mình biết rõ cái cơ cấu của tâm thức, biết cái đó là bất thiện, cái đó là thiện trong những gì mình phát biểu. Trong những gì mình hành động cũng vậy, mình cũng biết cái này nó có hại, cái kia nó có hại. Biết như vậy thì mình được sống an toàn, mà an toàn nó kéo theo an lạc, có an toàn mới có an lạc. Cái an lạc mà nó không được an toàn thì an lạc đó nó vừa không bền mà nó vừa nguy hiểm. Cho nên thất niệm nó lớn chuyện lắm.

Tiếp theo đó là không tỉnh giác. Thất niệm ở đây là không có khả năng chánh niệm liên tục, còn tỉnh giác là khả năng sinh hoạt trong chánh niệm. Các vị xem ở trong kinh Tứ niệm xứ thì mình thấy rõ ràng có trường hợp như kinh này nè:

Chánh niệm chỉ cho sự tỉnh thức, nhận biết trong tâm;

Tỉnh giác ở đây là sự nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý.

Thất niệm là vậy, không tỉnh giác là vậy đó.

Xem kinh Sa môn quả của Trường bộ là một, xem thêm kinh Đại niệm xứ ở trong Trung bộ và trong Trường bộ là hai. Coi hai bài niệm xứ đó, thì trong đó định nghĩa như vậy đó.

Thì thất niệm ở đây được hiểu là sự nhận biết ở trong tâm thức. Mặc dù khi mà chữ thất niệm đi một mình nó chỉ cho cả sinh hoạt thân và tâm. Nhưng trong bài kinh này thì cái thất niệm chỉ cho sự thiếu nhận biết trong tâm pháp.

Còn cái tỉnh giác ở đây là sự thất niệm ở trong sinh hoạt của tay chân, của đời sống sinh lý. Thí dụ như mình đi, đứng, nằm, ngồi mà có nhận biết, trong trường hợp đó chánh niệm và tỉnh giác được tách đôi ra.

Trích bài giảng ngày 11.06.2019 KTC.6.78 Lạc Hỷ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép



Kinh Sa môn quả - Trường bộ: 65. Ðại vương, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm tỉnh giác? Ðại vương, ở đây, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo chánh niệm tỉnh giác.
Kinh Đại Niệm xứ - Trung Bộ: 3. Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm , tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



Quán Vô Thường | | Kính Hội Tụ

(Hết)
Reply
#17
Sống Chánh Niệm

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909020725&lan=vn

Sống chánh niệm được nhiều cái lợi lắm: Một, là phiền não không có cơ hội xen vào. Thứ hai, nếu nó có xen vào, qua một phút giây sơ sẩy nào đó thì chúng ta cũng lập tức phát hiện. Cái thứ ba, qua đó chúng ta mới có dịp thấy rằng chúng ta chỉ là một cái bọt nước, chỉ là một cái làn khói thôi.

Và với ba cái lợi ích này của chánh niệm, thì chúng ta không có cơ hội phải quay lại ba cái khổ, ba cái tà tư duy (dục tầm, sân tầm, hại tầm) này. Đó là mình không có cơ hội, mình không có lý do để mà mình đi vật lộn với cái mình thích, với cái mình ghét, và mình cũng càng không có lý do để mình nuôi một cái ý tưởng gọi là tàn phá, hủy diệt, đánh đổ, chống phá bất cứ cái gì trên đời này.

Và tôi nhắc lại một lần nữa. Ngay cả khi các vị tấn công người khác, đánh người khác, đánh bẹp người khác, đánh ngã người khác, các vị nghĩ các vị chiến thắng, chứ thật ra lúc đó các vị đang thua bản thân mình. Là bởi vì sao? Vì các vị đã không vượt qua được cái cảm xúc của mình, không vượt qua được. Chính chúng ta trở thành nô lệ, chúng ta trở thành cái kẻ thua cuộc trong chính cái cảm xúc của mình. Vì chúng ta bực bội, chúng ta bị bế tắc không tìm ra hướng giải quyết, chúng ta mới nghĩ đến chuyện tấn công người khác, và đập đổ, phá hoại, chống đối cái đối tượng khác. 


Chứ một người thật sự an lạc, thật sự sống tỉnh thức, bản thân của họ, cái chuyện mà họ quan sát, cái chuyện mà họ nhìn ngắm nó còn không đủ thời gian để làm, nói chi là cái chuyện bận tâm đến cái mình thích, cái mình ghét, nói chi là có thời gian để mà tàn phá, chống đối cái ngoại vật bên ngoài, cái đối tượng bên ngoài, chúng ta không có thời gian làm cái chuyện đó.

Cái người mà theo đuổi cái mình thích, bận tâm tới cái mình ghét, có lòng muốn chống đối, đánh phá một đối tượng khác, người này dứt khoát không tài nào có an lạc. Và chúng ta không thể nào giải thoát đau khổ khi bản thân mình trước hết không được an lạc. An lạc còn không được, nói gì là chứng thánh, thưa quí vị.

[Image: monkonlake.jpg]


Và tôi nhắc lại một lần nữa, tu hành chuyện đầu tiên làm ơn đừng có nghĩ là ta sẽ đắc cái gì hết. Mà chuyện đầu tiên anh phải được an lạc trước cái đã. Bởi vì ngay ở trong cái sự an lạc của anh thì anh mới có cơ hội, có điều kiện tâm lý để anh thấy ra cái này cái kia. Nó giống như một mặt hồ yên lặng, chúng ta đứng giữa mặt hồ yên lặng, nước sạch sẽ, trời yên, gió lặn, không có gợn sóng, thì trong cái phút giây đó chúng ta có thể nhìn thấu được đáy hồ. Đây cũng vậy, khi mà chúng ta có được an lạc, như lời Đức Phật dạy: Có hỷ lạc rồi có khinh an, có khinh an rồi có định tĩnh, định tĩnh là tập trung, có định tĩnh thì trí mới làm việc được.

Cho nên, tôi nhắc lại một lần nữa: Thế giới này nó là cái gì thì tùy thuộc vào cái khả năng quan sát của chúng ta. Cái đó rất là quan trọng. Chúng ta sẽ sống trong địa ngục triền miên nếu mà ngay bây giờ chúng ta không có tự an lạc. Chúng ta sẽ suốt đời mãi hoài sống trong cái kiếp đời ngạ quỷ khi mà cứ suốt cuộc đời thèm khát đi theo đuổi cái mình muốn. Chúng ta sẽ mãi hoài chìm sâu trong cảnh giới của A tu la, của địa ngục khi mà mình bị đốt cháy bởi những sự bất mãn triền miên trong tâm thức. Và cái cuối cùng, chúng ta mãi hoài là quỷ dữ khi mà suốt một đời cứ theo đuổi những đối tượng mà mình muốn đánh phá, muốn hủy diệt, muốn tàn hại.

(Hết)
Reply
#18
Tứ Diệu Đế

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201908082346&lan=vn


Quote:Không có ai chịu khổ mà chỉ có sự khổ.
Không có ai tạo khổ mà chỉ có nguyên nhân sanh khổ.
Không có ai giải thoát khổ mà chỉ có cứu cánh thoát khổ.
Không có ai tu tập con đường thoát khổ mà chỉ có con đường thoát khổ.

Đó là định nghĩa sâu sắc nhất của Phật giáo về Tứ Diệu Đế.
Chứ nếu không mình cứ tưởng là có khổ đế thì phải có đứa chịu khổ, có tập đế thì phải có đứa tạo ra khổ, có diệt đế Niết Bàn thì phải có đứa nó chứng Niết Bàn, có đạo đế là phải có con đường thoát khổ, phải có đứa nó tu con đường thoát khổ. Chỉ có cái tu, danh sắc nó nối đuôi nhau.

Cho nên có một cái ngộ nhận cực lớn ở đây là nhiều người tu Tứ Niệm Xứ mà không học giáo lý nên họ đi tu toàn là bằng cái Tôi không. Họ vô chùa họ vác nguyên cái Tôi to đùng vô thiền viện họ tu. "Bữa nay Tôi có chánh niệm tốt hơn Tôi ngày hôm qua, Tôi bữa nay nhịn tốt hơn Tôi lúc chưa vào thiền viện, bữa nay Tôi ngồi lâu hơn Tôi tháng trước,..." Vác cái Tôi to đùng vào trong thiền viện. Các vị thử tưởng tượng, cái thiền viện có chừng 100 mét vuông mà mỗi em vác cái Tôi 50 tấn thì nhét ngã nào cho nó lọt? Cho nên mình có ngồi thiền, có này nọ, nhưng mà khả năng bùng nổ chiến tranh cực lớn. Bởi vì sao? Vì ngay trong thiền viện người ta đã vác cái Tôi to đùng vào trong đó. Mà cái Tôi này cọ quẹt va chạm với cái Tôi kia, tránh để không xảy ra sự va chạm thì hình như hơi khó. Cho nên lẽ ra hành giả phải đọc và nhớ cái này:

[Image: tudieude.jpg]


Không hề có ai khổ, chỉ có sự khổ. Không hề có ai tạo ra khổ, chỉ có nguyên nhân tạo ra khổ. Không ai thoát khổ, chỉ có cứu cánh hết khổ. Không hề có ai tu đường thoát khổ, chỉ có con đường thoát khổ.

Đọc như là thần chú. Đọc cái đó còn hay hơn là đọc ba cái chú trời ơi đất hỡi. Tôi ớn nhất là ba cái vụ lễ bái Tam Bảo, xin oai lực chư thiên chư Phật gia hộ, v.v ... Tôi ớn quá đi. Tôi thầy chùa không tóc nhưng mà sao tôi không khoái khấn ba cái đó. Mà tôi chỉ khoái đọc những cái gì mà nó giúp cho lòng nó nhẹ đi. Cái đó mới đúng là pháp nhủ Phật thân, đó mới đúng là cái mà Phật muốn mình nhớ, mình học, mình giữ trong lòng. Chứ Phật không muốn mình réo ngài, cầu khẩn tùm lum: "Con lạy Phật ba đời, con lạy Pháp ba đời, con lạy Tăng ba đời, con lạy chư thiên, long thần hộ pháp, đế thích, tứ đại thiên vương, Phạm Thiên vô tưởng, hữu tưởng, vô sắc, nguyện được phước báu này chứng tri tấm lòng con, hộ trì cho con gia đạo bình yên như ý ... " tùm lum hết, mệt quá đi nhe.

Thật ra là phải đọc mấy câu kia: "Vạn pháp do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất đi." Đọc mấy cái đó đó, càng đọc thấy cái lòng nhẹ đi nhiều lắm quý vị biết không? Mà trong vô số kiếp chúng ta không có dịp để đọc, để hiểu, để hành trì mấy cái câu đó. Bây giờ mình có duyên để đọc được nghe được, hiểu được hành trì được thì đây là cơ hội bằng kim cương quý vị biết không? Không phải bằng vàng đâu nhe.

Mà nó xui thế này, tùy thuộc vào vốn liếng, hành trang tâm thức của chúng ta mà khi chúng ta được nghe mấy cái này chúng ta nghe có nổi không? Tôi ngồi giảng mà tôi còn nghe được tiếng ngáy của quý vị trong đây. Tôi nghe được chứ không phải không nghe được. Tôi nghe bằng cái tâm, chứ không nghe bằng lỗ tai. Bởi vì nó buồn ngủ dữ lắm. Tôi nghe được tiếng ngáy của quý vị, mà thôi đành vậy.

Trích bài giảng ngày 29.05.2019 KTC.6.63. Pháp Môn Quyết Trạch
Kalama xin tri ân bạn chanvinghiem ghi chép


(Hết)
Reply
#19
sư GN giảng có cái thực tế rất đời thường mà đôi khi rất thơ

bạn LTP có biết gia đình sư GN 7 anh em đều là sư , chẳng hạn như sư Giác Giới , Giác Đẳng , sư Tuệ Siêu 

sư Giác Chánh là cậu của sư GN mới vừa nhập viện bên VN

sư GN là học trò sư Tịnh Sự , Giác Minh
Reply
#20
(2020-01-17, 10:36 AM)abc Wrote: sư GN giảng có cái thực tế rất đời thường mà đôi khi rất thơ

bạn LTP có biết gia đình sư GN 7 anh em đều là sư , chẳng hạn như sư Giác Giới , Giác Đẳng , sư Tuệ Siêu 

sư Giác Chánh là cậu của sư GN mới vừa nhập viện bên VN

sư GN là học trò sư Tịnh Sự , Giác Minh

LTP nghe nói về 7 anh em của Sư đi tu thôi.  Còn các chi tiết khác, LTP mới được bạn cho biết.  Lành thay!  

Sư Giác Chánh là tác giả cuốn Vì Diệu Pháp Giảng  Giải, phải không bạn?  Sư phải nhập bệnh viện sao?  :78:

Cám ơn bạn cho LTP biết.   Innocent
Reply
#21
(2020-01-17, 10:45 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP nghe nói về 7 anh em của Sư đi tu thôi.  Còn các chi tiết khác, LTP mới được bạn cho biết.  Lành thay!  

Sư Giác Chánh là tác giả cuốn Vì Diệu Pháp Giảng  Giải, phải không bạn?  Sư phải nhập bệnh viện sao?  :78:

Cám ơn bạn cho LTP biết.   Innocent

SƯ Giác Chánh 73 rồi , tui với bạn LTP cũng từ từ tới đó   :full-moon-with-face4:

Yes, he dịch nhiều kinh
Reply
#22
(2020-01-17, 10:50 AM)abc Wrote: SƯ Giác Chánh 73 rồi , tui với bạn LTP cũng từ từ tới đó   :full-moon-with-face4:

Yes, he dịch nhiều kinh

Sư Giác Chánh giỏi quá, nhất là Vi Diệu Pháp.  Sách Sư viết dễ hiểu, cũng như giải thích rõ ràng.  :78:

Hèn chi Sư Giác Nguyên và Sư Giác Đẳng cũng dạy Vi Diệu Pháp luôn.  Trước đây, hình như hai Sư trụ trì Chùa Pháp Luân ở Houston, TX.
Reply
#23
(2020-01-17, 11:08 AM)LeThanhPhong Wrote: Sư Giác Chánh giỏi quá, nhất là Vi Diệu Pháp.  Sách Sư viết dễ hiểu, cũng như giải thích rõ ràng.  :78:

Hèn chi Sư Giác Nguyên và Sư Giác Đẳng cũng dạy Vi Diệu Pháp luôn.  Trước đây, hình như hai Sư trụ trì Chùa Pháp Luân ở Houston, TX.

theo tui biết

sư GN không có trụ trì, sư đi ta bà , sư đang chủ xị xây thiền viện Kalama bên Miến Điện 

còn sư Giác Đẳng là học trò sư Hộ Giác nên tiếp nối ở chùa Pháp Luân
Reply
#24
(2020-01-17, 11:13 AM)abc Wrote: theo tui biết

sư GN không có trụ trì, sư đi ta bà , sư đang chủ xị xây thiền viện Kalama bên Miến Điện 

còn sư Giác Đẳng là học trò sư Hộ Giác nên tiếp nối ở chùa Pháp Luân


Cám ơn bạn abc cho biết.
Reply
#25
thôi tui đi thực hành , không thôi phải trầm luân vài a tăng kỳ , dài lắm , oãi lắm
Reply
#26
(2020-01-17, 11:28 AM)abc Wrote: thôi tui đi thực hành , không thôi phải trầm luân vài a tăng kỳ , dài lắm , oãi lắm

Ha ha ha.  Ông bạn Anatta nói có lý quá ha ?

:dance:
Reply
#27
12 Duyên Khởi


https://toaikhanh.com/read.php?doc=201911100311&lan=vn

Tu Niệm Xứ qua lý Duyên Khởi là cơ hội tốt nhất để quán chiếu Tứ Đế, 12 Xứ, 18 giới, khía cạnh nhân quả và khía cạnh tam tướng của Danh Sắc. 

Cái tác động là nhân. 
Cái được tác động là quả. 
Cái nào có tham đi cùng là Tập Đế. 
Cái nào không có tham đi cùng là Khổ Đế. 
Các thành phần Danh Sắc tiếp nối nhau sanh diệt, gọi chung là sự sanh diệt của Khổ và Tập.

Người không có tu tập thì 6 căn đời này là điều kiện cho 6 căn đời sau. 
Mỗi giây phút thất niệm là một mối nối trên dòng sanh tử. 
Tu tập là tách rời các mối nối không để chúng tiếp tục kết nối nhau.

Tu Tứ Niệm Xứ qua giáo lý duyên khởi là hành trình quan sát Khổ Đế và Tập Đế. 

Từ Vô Minh đến Lão, Tử chỗ nào có tham là Tập Đế, chỗ nào không có tham ái là Khổ Đế.

[Image: 12links3.jpg]

  1. Vô Minh trong Tứ Đế

    1. Bất tri trong Khổ Đế: Không biết 5 Uẩn là 3 Khổ (Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ)
    2. Bất tri trong Tập Đế: Không biết mọi thích thú của mình chỉ là đam mê trong 3 Khồ trước mắt và từ đó tạo ra 3 Khồ trong tương lai.
    3. Bất tri trong Diệt Đế: Không biết sự vắng mặt của Khổ Đế (Vô dư Níp bàn) và Tập Đế (Hữu dư Níp bàn) là cứu cánh cao nhất để thoát khỏi 3 Khổ.
    4. Bất tri trong Đạo Đế: Không biết rằng bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến Diệt Đế.
  2. Vô Minh duyên Hành Vì 4 cái bất tri này mà phàm phu thỏa mãn khát vọng (Tập Đế) và chạy trốn những thực tế phũ phàng (Khổ Đế) bằng cách thực hiện các nghiệp thiện ác. Dầu trốn khổ bằng miếng ăn hay bằng việc đắc chứng các tầng thiền Vô Sắc cũng đều là cách giải quyết Khổ Đế bằng cách đầu tư vào Tập Đế; thay vì làm ngược lại là muốn lìa Khổ Đế phải bỏ Tập Đế.

  3. Hành duyên Thức Từ ý muốn sai lầm trốn khổ tìm vui phàm phu mới có tâm thiện ác. Tâm thiện ác tạo ra các tâm tái tục. Bản thân thiện ác là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn các tâm tái tục là đương nhiên là Khổ Đế rồi. Ngay cả các cảnh giới mà chúng ta hướng đến cũng nằm trong 3 Khổ. Ở các cõi thấp thì cón có Khổ Khổ. Ở các cõi cao thì chỉ có Hoại Khồ và Hành Khổ.

  4. Thức duyên Danh sắc Thức ở đây là các tâm tái tục (tâm đầu thai) dẫn sanh về các cõi có sắc hoặc không sắc, có tâm hoặc không tâm. Đến đấy thì chúng ta thấy không có ai đi đầu thai hết. Chỉ có tâm tái tục và Danh Sắc đầu đời mỗi kiếp sống. Ở cõi hữu sắc thì đầu kiếp sông có Sắc pháp. Ở cõi Vô Sắc thì trước sau chỉ có Danh pháp mà thôi. Gom chung các cõi thì dầu sanh ra ở đâu cũng chỉ là sự hiện hữu của Danh Sắc, không còn gì ngoài ra nữa.

  5. Danh Sắc duyên Lục Nhập Ở cõi Ngũ uẩn thì đôi lúc có đủ Lục Nhập (các cõi Dục giới), có lúc chỉ có 3 Nhập (các cõi Phạm Thiên Sắc giới hữu tâm). Còn ở cõi Tứ Uẩn (4 cõi Vô Sắc) thì chỉ có 1 Nhập là ý Xứ.
    Nghiệp 5 uẩn dẫn đến tâm tái tục 5 uẩn, tâm tái tục 5 uẩn dẫn đến sự có mặt của 6 Xứ ở cõi Ngũ Uẩn. Người không ham thích trong 5 Trần sẽ không tạo nghiệp ái qua 5 Xứ đầu tiên (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) vì vậy tâm tái tục của họ cũng không chứa chủng tử của 5 Căn vật chất và khi sanh ra kiếp sau ở cõi Phạm Thiên, thức tái tục của họ cũng không tạo đủ 6 Xứ.
    Người thích cảnh sắc thì gieo nghiệp có Nhãn Xứ. Thính ái gieo nghiệp có Nhĩ Xứ. Khí ái gieo nghiệp có Tỷ Xứ. Tức là thích trong cảnh nào (Tập Đế) sẽ tạo ra các Xứ tương ứng (Khổ Đế). Nói chung, Tập Đế kiểu nào sẽ tạo ra Khổ Đế tương đương.

(Còn tiếp)
Reply
#28
(tiếp theo và hết - 12 DUYÊN KHỞI)

  1. Xem post trước

  2. Xem post trước

  3. Xem post trước

  4. Xem post trước

  5. Xem post trước

  6. Lục Nhập Duyên Xúc Được gọi là 6 Căn vì có 6 Cảnh và 6 Thức. Được gọi là 6 Thức vì có 6 Căn và 6 Cảnh. Được gọi là 6 Cảnh vì có 6 Căn và 6 Thức. Sự gặp gỡ của 3 thứ này gọi là Xúc. Có nghĩa là nếu bỏ đi 6 Xúc thì không còn gì để gọi là chúng sanh và thế giới.


  7. Xúc duyên Thọ Không khi nào có chuyện Xúc có mặt mà lại không có Thọ. Bên cạnh nhãn Xúc chắc chắn là nhãn Thọ. Bên cạnh thân Xúc chắc chắn là thân Thọ. Bên cạnh ý Xúc chắc chắn là ý Thọ. Còn đó là Thọ gì thì tùy trường hợp. Cái quan trọng là Xúc đóng vai trò điều kiện bắt buộc cho Thọ và Thọ được sinh ra từ Xúc. Dầu ta có là ai, phàm hay thánh, và dầu đó là cảnh gì, cảnh Siêu thế hay Hiệp thế, thì bên cạnh Xúc bắt buộc phải là Thọ. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả chúng sinh.


  8. Thọ duyên Ái Đây là vấn đề cốt lõi của cái gọi là dòng luân hồi hay sự khác biệt giữa phàm và thánh. Với một nội tâm không có tu tập thì sau Thọ thường là Ái. Nhãn Thọ gắn liền với sắc Ái, thân Thọ gắn liền với xúc Ái.


  9. Ái duyên Thủ Nói trên chi pháp thì Ái và Thủ chỉ là một, có điều là lúc thì Tham hợp tà, khi thì Tham ly tà mà thôi. Và cường độ khắn khít, thiết tha của tham ái được gọi là Thủ. Nên ở đây ta có thể nói Ái duyên Thủ rồi Thủ duyên Hữu cũng được, mà nói Ái duyên Hữu cũng không sai.

  10. Thủ duyên Hữu Duyên ở đây có nghĩa là tham ái hiển hiện qua tam nghiệp. Chính tam nghiệp mới là Nghiệp Hữu. Tam nghiệp ở đây là Tâm Sở Tư tác động thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Tính trên pháp chi thì Hành và Nghiệp Hữu giống nhau, nhưng khi nói đến nhân quá khứ thì ta gọi là Hành, khi nói đến nhân hiện tại thì ta gọi là Nghiệp Hữu. Đây là cách gọi tên để giải thích vấn đề.

  11. Nghiệp Hữu duyên Sanh Từ Tâm Sở Tư trong Tam nghiệp nên mới có các tâm tái tục để làm nên một kiếp sống mới. Các Tâm Sở Tư trong Nghiệp Hữu là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn Tâm tái tục thì chắc chắn là Khổ Đế rồi.
    Có nghĩa là khi hành giả biết 6 trần bằng tâm tham hay tâm thiện thì hành giả có thể quán chiếu rằng đây là Nghiệp Hữu, hoặc đây là Thọ duyên Ái, hoặc đây là Tập Đế hiện tại cho Khổ Đế tương lai.


  12. Sanh duyên Lão, Tử Từ sự có mặt ở kiếp sống mới ta mới có các hệ lụy tiếp theo là già, chết, sầu, khổ. Không bao giờ có chuyện chỉ có sanh mà không có già và chết. Không có già theo cách Tục Đế thì cũng không có già theo cách Chân Đế.
Trên đây là phần trình bày sơ lược về giáo lý Duyên Khởi để làm nền tảng cho pháp môn Tâm Quán Niệm Xứ.

(Hết)

Trích Tâm & Thọ Quán Niệm Xứ (Mogok Sayadaw)
Kinh Nghiệm Tuệ Quán I


  1. Bước Chân Bằng Cả Gia Tài | | Tâm Sở Bất Định
Reply
#29
bạn LTP , khi paste the text, i do control and a in the keyboard to highlight everything , then click on the button A with red mark to clear the format from the source , then chose size 4 

this will make text better to read , at least for me
Reply
#30
Bạn abc,

The problem is due to my phone.  It's not easy to edit the text.

Sooner or later, I hope that I'll get used to it.

Thank you for being patient.
Reply