LTP Học Phật Pháp
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(VII) (61) Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia

1. Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

- Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong "Con đường đến bờ bên kia" trong câu hỏi của Metteyya:

Ai biết hai cực đoan, 
Giữa bậc Trí không nhiễm, 
Ta gọi bậc Ðại nhân, 
Ðây, vượt người dệt vải.


- Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

2. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người thợ dệt; vì rằng ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, do liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

3. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Quá khứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Tương lai là cực đoan thứ hai. Hiện tại là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri... vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

4. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Lạc, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Khổ là cực đoan thứ hai. Không khổ không lạc là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này... có thể chấm dứt khổ đau.

5. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Danh, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sắc là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

6. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Sáu nội xứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sáu ngoại xứ là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

7. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thân, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Thân kiến tập khởi là cực đoan thứ hai. Thân kiến diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

8. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, tất cả chúng tôi đã trả lời tùy theo sự hiểu biết của chúng tôi. Thưa chư Hiền, chúng ta sẽ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, chúng ta sẽ hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ thọ trì như vậy.

- Thưa vâng, thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Rồi các trưởng lão đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ -kheo trưởng lão thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện đã xảy ra và thưa:

- Bạch Thế Tôn, ai là người đã khéo nói?

- Tất cả các Thầy, này các Tỷ-kheo, đều khéo nói theo phương pháp của mình. Nhưng, đây là vấn đề Ta nói về con đường đi đến bờ bên kia trong các câu hỏi của Metteyya.

Ai biết hai cực đoan, 
Giữa bậc Trí không nhiễm, 
Ta gọi bậc Ðại nhân, 
Ðây, vượt người dệt vải.


Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Xúc, này các Tỷ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh - KTC 6.59 Người Bán Củi, KTC 6.60 Hatthisāriputta, và KTC6.61 Con Đường Đến Bờ Kia (7-7)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BB%A7i

KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia

Bây giờ đã là 3 giờ rưỡi, như vậy thì mình còn thời gian để giảng tiếp bài kinh Con Đường Đến Bờ Kia.

24/08/2019 - 07:53 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Ở đây có nhiều chuyện để bà con để ý, trong kinh bà con thấy nè: "Chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong "Con đường đến bờ bên kia"... ", cái chuyện này là biết kiếp nào mình mới học cái này. Con đường đến bờ bên kia đây có nghĩa là bài kinh Parayana Sutta trong Tiểu bộ kinh. Đây là một bài kinh rất dài gồm 16 phần vấn đáp giữa Thế Tôn và 16 vị Bà la môn học giả. Đặc biệt bài kinh này được xem là một trong không nhiều những bài kinh mà được chú giải riêng, được đích thân Ngài Xá Lợi Phất chú giải riêng. Xin xem hai bộ Niddesa, khiếp như vậy đó, ai biết tiếng Anh cứ vô đánh biết tiếng Anh, tiếng Đức là có dịch hai cái này. Ngộ há, ngôn ngữ Âu Mỹ chỉ có hai tiếng Anh, tiếng Đức thôi, lạ thiệt chứ, Thanh tịnh đạo gì đó là chỉ có tiếng Anh, tiếng Đức thôi. Còn mấy thứ tiếng kia sau này lai rai, thí dụ như tôi biết có tiếng Ý nè, có tiếng Tây Ban Nha mà họ dịch đứt khúc, Nga có dịch nhưng mà cũng lai rai lóm đóm. Đúng rồi Nga, Ý, Tây Ban Nha họ có dịch, sau này có Bắc Âu họ cũng có nhưng mà cũng lai rai lai rai chớ họ không có dịch toàn bộ như người Anh và người Đức.
Bài kinh này nó có cái duyên sự rất là đặc biệt đó là có một ông Bà la môn sống 120 tuổi, uyên thâm bác học, chuyện dài lắm, tôi nhớ tôi có giải thích rồi, khổ quá, giải thích rồi. Rồi ổng mới nghe danh Đức Phật, chuyện tôi kể vắn tắt thôi, nó có một vài chi tiết phong thần tôi bỏ hết. Ổng nghe danh Đức Phật, ổng có 160.000 đệ tử, ổng chỉ cử ra 16 đệ tử thôi, có nghĩa là cứ 100(?) người ổng lấy ra 1 người, là 16 đệ tử lớn đi đến gặp Đức Phật. Và ổng dặn thế này: "Ta được biết Ngài là một vị Phật, tại vì nghe mô tả là vì Ngài có những hảo tướng của một vị Phật, cho nên các con đến đừng có hỏi gì hết, tới chào hỏi rồi ngồi yên như vậy, rồi mỗi người tự đặt câu hỏi trong bụng của mình, thì coi coi Ngài sẽ làm sao?

Thì đúng như vậy khi mà 16 ông này tới gặp Phật, mấy ổng chào Ngài xong mấy ổng ngồi yên quan sát. Mà quan sát mấy ổng thấy Ngài có đủ 30 tướng tốt mà còn thiếu 2 tướng nữa mới đủ 32, thì lúc đó Ngài biết như vậy, Ngài đang thuyết pháp cho người ta, Ngài mới dùng thần thông cho mấy ổng thấy 2 tướng còn lại, tức là tướng lưỡi và tướng sinh thực khí. Thì họ đã tin hết 80% đây là Phật rồi, bây giờ cái chuyện 20% còn lại là họ mới đặt câu hỏi về những thắc mắc về triết học, về tư tưởng chứ họ làm gì mà biết Phật Pháp. Họ chỉ thắc mắc về con đường tu hành mà theo quan điểm tín ngưỡng, triết học, tư tưởng của thời đó. Lần lượt Đức Thế Tôn đọc được tư tưởng của từng người và Ngài trả lời cho từng người, thì cái pháp thoại đó làm người ta sửng sốt là bởi vì người ta thấy lạ một chỗ là cách nói của Đức Thế Tôn rỏ ràng không phải là ngẫu hứng, không phải tự nhiên mà nói. Mà họ thấy hình như cách này là đang trả lời cho ai đó. Bởi vì câu trả lời trước, câu trả lời sau nó không mắc mớ gì với nhau hết. Mà lạ một chỗ là từ lúc có 16 ông này vô ngồi thì Ngài mới có cách thuyết pháp lạ như vậy. Họ không hề biết rằng là Đức Thế Tôn đang dĩ tâm truyền tâm, dĩ ngôn mà truyền tâm cho mấy người này. Khiếp như vậy đó. Mấy người đó là dĩ tâm truyền ngôn, dùng tâm họ để họ trình với Ngài. Ngài trả lời cho họ tổng cộng là 16 câu vấn đáp rất là đáng để đọc, rất là đáng, nha.

Mà Phật tử Việt nam mình ta nói trời ơi sợ kinh cắn, coi như cứ ăn rồi là cứ chờ mấy ông sư ban cho bao nhiêu thì được nhiêu. Cứ năm nào cứ Vu Lan, rồi nghe báo hiếu, rồi Phật  Đản nghe kể tích Phật, cứ Dâng Y thì nghe nói quả báu dâng y. Mà cả năm nghe tới nghe lui làm Phật tử 40 năm mà có đời nào mà đụng tới mấy cuốn Kinh Tạng, đụng tới là nó ngáp rách miệng rồi than là không hiểu. Mà tại sao không chịu đi tìm hiểu chớ thử thời bây giờ mà đó là mấy cái đó bài thuốc tiểu đường, cao máu, ung thư mà khó đọc cở nào cũng ráng mà đọc chứ. Còn đằng này mình coi đời sống tâm linh nó hỏng có đáng, coi Phật Pháp hỏng ra gì hết á, thì biết được thì tốt, hỏng biết thì thôi có chết thằng Tây nào đâu.

Cho nên là kệ nó, kệ nó, tùy mấy thầy ban cho cái gì thì nhận cái đó. Mà trong khi tôi nói hoài, tôi nói ông già mình chết để lại một núi kim cương, một kho tàng cao ngất trời mà mình bị sốt bại liệt, cho nên mỗi ngày mình cứ lết qua cái ông hàng xóm nhờ ổng lấy được cái gì trong đó ra ổng cho mà thường là ổng cho mì gói không hà. Mà trong khi ông già mình để lại nguyên một tòa lâu đài đựng toàn kim cương mà tới nóc nó chạm mây, nha, nóc chạm mây kim cương trong đó hàng ngàn, hàng triệu tấn. Mà cứ mỗi ngày mình lết qua trước nhà nhờ cái ông gác cổng, ổng vô ổng lấy cho mình cái gì đó mình xài, mà ổng cứ đem ra bửa thì chai nước suối, khi gói mì tôm vậy đó. Mà mấy chục năm trời vậy đó, ông già mình có cái gì mà mình không có biết, kim cương ta nói dầy đặc trong đó, mà cứ ngày nào cũng chai nước suối với gói mì tôm. Có bửa ổng làm biếng, ổng hứng nước phông tên ở ngoài sân, rồi ổng lấy cái miễng dùa ổng múc cho miếng nước phông tên, rồi ổng cho gói mì chuột gặm đem ra cũng ráng mà trợn trạo mà nuốt, rồi cám ơn thấy bà luôn, quì lạy cái ông mà gác cổng đó, nha. Cho nên đó chính là bức tranh vẽ về mình, đau lắm, đau lắm. Cha mình giàu quá mà, giàu vậy đó mà mình cứ mỗi ngày mình tới mình xin gói mì với gáo nước phông tên vậy, nha.

Thì bài kinh này được đích thân Ngài Xá Lợi Phất Ngài chú giải ra và phần chú giải này chính là phần chú giải được kể vào ở trong chánh tạng luôn.

1:32:35



25/08/2019 - 12:20 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Có một vị tỳ kheo nghe được kinh này, thấy trong đó có điểm thắc mắc mới đem hỏi, ở đây có chữ … Rất tiếc là trong cái room này để tôi hy vọng Cô Giọt Mưa hoặc là trong room này nè; tôi xin thông báo bà con trong room này, ai mà tự thấy mình có thể giúp được về technic thì xin liên lạc với Cô Giọt Mưa giúp dùm là bởi vì tôi đang cần chuyện này. Tôi cần bà con post dùm tôi mấy đoạn Pali của kinh này. Thí dụ như trong đây có câu thế này:

Này chư hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong "Con đường đến bờ bên kia" trong câu nói của Metteyya, Metteyya ở đây là một trong 16 ông đại đệ tử đó:

Ai biết hai cực đoan,
Giữa bậc trí không nhiễm,
Ta gọi bậc đại nhân,
Ðây, vượt người dệt vải.

Trời đất ơi, quí vị ơi, tôi rầu quá, cái này bà con mà không đọc chánh kinh thì làm sao mà bà "con em còn nhỏ" làm sao mà hiểu được, "nợ áo cơm làm bủn rủn … kiếm Pali cho nó sang chớ. Người ta là Cấp cô độc có người để là Cốc cô độc, ác thiệt.

Đây, bài kinh đó như thế này:

Yo ubhonte viditvāna, majjhe mantā na lippati;
Taṃ brūmi mahāpurisoti, sodha sibbini maccagā
* ubhonte là ubho cộng với ante.

Bây giờ dịch theo Ngài Minh Châu nè:

Ai biết hai cực đoan,
Giữa bậc trí không nhiễm,
Ta gọi bậc đại nhân,
Ðây, vượt người dệt vải(sibbini).

Bà con coi có động trời không? ... Nếu mà lòng trời còn tựa nhà Hán thì Lưu Bị mới qua được cái vụ này, in kinh mà ... Thì quí vị tưởng tượng cái tâm trạng của tôi như vậy đó ...

Cái chỗ này bản dịch này hơi ngộ ngộ mình phải bàn chứ.

Trong chú giải ghi rõ thế này, "hai cực đoan" là cái gì? Bây giờ mình đọc ở dưới nè, thì Ngài mới giải thích:

- Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo nói với một tỳ kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là một cực đoan. Xúc diệt là chặng giữa.

... Theo trong đây nói thế này, cái chữ "cực đoan" dựa theo bản chú giải mà nói thì ở trong đó giải thích chữ "anta" ở đây là kotthāsa là một phần riêng biệt. Cho nên làm ơn dịch lại:

* anta ở đây là một phần riêng biệt.
* sibbini ở đây là điểm kết nối, ám chỉ tham ái.

Bài kinh này nó sâu là sâu chỗ này nè, tức là đối với vị A la hán hoàn cảnh, môi trường chung quanh không là cái gì với nội tâm của các Ngài hết. Đối với Ngài, Ngài nghe cái gì thì Ngài để cái nghe nó nằm ở chỗ đó, Ngài nghe Ngài biết là nghe. Ngài thấy cái gì Ngài biết là thấy, Ngài để mọi sự ở đó chứ hỏng phải như mình.

Mình là mình nghe tiếng hát mình nghĩ ra người hát, rồi mình nghĩ đến bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, thương hận tình thù trong quá khứ v v… Mình nhìn thấy một đóa hoa, một lá cỏ héo úa, một cái hoa héo, một cọng cỏ úa mình cũng nghĩ về bao nhiêu chuyện. Mình nhìn một sợi tóc, một lá me, nhìn một giọt sương thôi thì mình trôi dạt về bao nhiêu phương trời hoang tưởng của mình.

Nhưng mà riêng vị thánh thì không, thấy cái gì biết cái đó, đi biết là đi, hết. Không có thêm nữa. Đang đi nghe nó đau nhói trong bụng, biết là đau. Rồi thôi. Tiếp theo thí dụ như Ngài thấy cần phải chửa bịnh thì Ngài đi chửa bịnh, nhưng mà Ngài làm gì biết nấy, từng phần, từng phần. Ngài coi cái thân của Ngài nó giống như một nắm cát vậy đó, hoặc giống như một toa tàu vậy đó, phần nào, toa nào trên toa đó.

Còn mình thì mình gom lại thành một mối, cho nên khi mình bị bịnh thì mình ráp lại, thay vì thân mình bị bịnh, tâm mình là phần tinh thần, là một cái riêng; nhưng mà bây giờ mình ráp lại tôi bị bịnh, căn bịnh này là căn bịnh của tôi, trong cơ thể của tôi, tôi đang bị khó chịu, tôi đang bị đau đớn. Mà lẽ ra mình phải hiểu mấy cái đó nó riêng, nó rời rạc nhau như là từng hạt cát trong một đống cát vậy.

Chữ ekam kotthasam như vậy đó, phải hiểu như vậy. Chớ ở đây không phải là cực đoan hiểu theo cái nghĩa tiếng Việt nam mình là hỏng được. Chữ này là chữ "anta" trong chú giải ekam kotthasam là một phần riêng biệt, hãy nhớ như vậy.

Vị tỳ kheo đang bị đau đớn thì ghi nhận rằng cơn đau đang có mặt, khi vị đó có sợ hải hay khó chịu thì vị đó ghi nhận rằng tâm sân đang có mặt, trong room có nghe kịp cái đó không ta? Ghi nhận từng phần như vậy, tâm sân đang có mặt, cơn đau đang có mặt, sự sợ hải đang có mặt, sự dễ chịu đang có mặt, sự khó chịu đang có mặt, biết rõ như vậy.

Chứ còn mình, mình quất nguyên một nùi, mình không có chịu thấy rằng từng phần riêng biệt mà mình thấy rằng: tôi đang bị đau, tôi đang được dễ chịu, tôi đang được hạnh phúc, tôi đang bị xúc phạm, tôi đang bị tấn công. Đó, mình gom nguyên một nùi cái tôi của mình trong đó gồm có thân và tâm, rồi bao nhiêu sĩ diện, bao nhiêu những giá trị mặc ước, mặc định của xã hội. Bởi vì tôi là tổng giám đốc, tôi là người có chức vụ, tôi là thầy, là xếp, tôi là người lớn nhứt ở đây mà bây giờ họ xúc phạm tôi v v....Nói chung là mình đem thân, tâm và thân phận, rồi bao nhiêu giá trị mặc định, mặc ước khác mình làm cho một nùi thành ra cái gọi là tôi. Tôi là bác sĩ mà nó dám ăn nói với tôi như vậy, chữ tôi đó nó làm cho một nùi.

Mà trong đây dạy rất rõ, làm ơn thấy rằng mỗi cá nhân chỉ là cộng ghép bởi từng phần riêng biệt và ai, cái gì là điểm kết nối cho việc đó, dạ thưa chính là sibbini, có nghĩa là tham ái.

Sibbini ở đây có nghĩa là người dệt vải là nghĩa đen, nhưng mà chỗ này phải hiểu ngầm là sự kết nối, điểm kết nối.

Mà cái gì là điểm kết nối? Ở đây ghi rõ đó là tham ái. Chính vì còn tham ái cho nên chúng ta mới cộng ghép cái này cái kia lại thành một khối. Từ đó nó mới ra chuyện: tôi bị tấn công, tôi bị xúc phạm, tôi được thần tượng, tôi được tôn thờ, tôi được ngưỡng mộ, tôi đang bị đau đớn, tôi đang được dễ chịu. Coi như bất cứ cái gì trong cuộc đời này cũng được mình gom lại thành một đống to đùng thì hỏi làm sao mà mình được giải thoát? Nếu mà mình xé rời nó ra thì nó êm, êm đềm vô cùng.

1:44:19

25/08/2019 - 04:08 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Các vị nhớ không, có hai cách để giải quyết vấn đề:

Cách 1: là bạch hóa, có nghĩa là không có một góc tối nào mà không được soi rọi, không có một góc tối nào tồn tại.

Cách 2: là xé nhỏ vấn đề ra để giải quyết.

Tôi tin rằng không có cách giải quyết thứ ba. Chỉ có hai cách đó thôi.

Một là bạch hóa vấn đề có nghĩa là phải rọi coi cái trục trặc nó nằm ở đâu, khi mà chúng ta bạch hóa có nghĩa là không có một góc khuất, mà không có một góc khuất có nghĩa là cái chỗ nào cũng được mình nhìn thấu, đây là con đường một, step một.

Step hai, để giải quyết vấn đề là xé nhỏ vấn đề ra đừng có để nó lây lan. Thí dụ, đa phần các gia đình Việt nam trãi qua bi kịch nhân gian là chỗ này. Con nó hư, hai vợ chồng lấy cớ gây nhau. Bậy, bậy, cái đó là bậy cực kỳ. Nó đi học về trễ, la cà, đá banh, tắm sông với bạn, đó là chuyện của nó. Lát sau nó về là chỉ hai vợ chồng tập trung giải quyết, mình khoanh cái vụ đó thôi. Tại sao con đi về trễ? Đằng này là ông chồng phang bà vợ: "Bà không dạy nó, nó hư là tại bà đó". Rồi tới phiên bả đâu có nhịn, bả phang ngược trở lại. Cuối cùng là tan nhà nát cửa chỉ vì thằng nhỏ nó không được giải quyết như là một vấn đề riêng biệt. Trong room có hiểu cái này không?

Rồi ngay cả cái răng mình cũng vậy, mình đi nhổ răng, chuyện đầu tiên là nha sĩ phải bạch hóa là you bị cái răng số 8 ở trên phải không? Rồi, đó là bạch hóa. Bước thứ hai, you đau cái răng nào thì tôi chích thuốc tê riêng cái răng đó, tôi giải quyết cái răng đó thôi. Còn Châu Á mình thì sao? Mình chỉ có một cách giải quyết bằng cách là ngậm nguyên một họng thuốc nam đó, thí dụ như tôi nhớ cái vỏ cây so đũa, nó nhức thấy bà nội luôn, bắt ngậm cái vỏ nó chát le lưỡi, ngậm để cho rớt con sâu đó ra, Việt nam tôi nghe có vụ đó, có con sâu. Nhức răng là do có con sâu bây giờ mình ngậm cho nó rớt ra, mà cái vỏ so đũa ngâm với phèn bắt nguyên cái họng nó phải chịu, khổ quá. Cái đó là cái vấn đề của thuốc nam, vấn đề của thuốc bắc. Còn bên tây y họ không giống đông y, họ giải quyết họ khoanh vùng vấn đề ra. Còn thuốc bắc có cái hay mà nó có cái dở. Các vị có biết không, từng cái cọng thuốc, từng lá thuốc, từng củ rễ trong đó chưa có được người ta extract, nó là dạng chưa được extract, mà nó trong cái dạng nguyên thủy, extract là chiết xuất, còn đằng này là để nguyên. Thí dụ như đỗ trọng, thục địa, xuyên khung, hàn thủ ô, hoài sơn, táo tàu, linh chi vậy đó là mình cứ để nguyên vậy mình nấu. Đồng ý đỗ trọng, xuyên khung, thục địa nó chữa bịnh đau lưng, đúng, nhưng mà bây giờ anh uống nó vô, nó gây bao nhiêu cái side effect cho bao nhiêu cái bộ phận cơ thể khác thì anh không màng, anh cứ đè cái bịnh đau lưng ra anh chữa không hà. Thấy chưa, coi như anh không biết tách vấn đề nó ra. Còn bên Âu Mỹ thì không. Bị cái nào nó chữa ngay chóc cái đó thôi. Hoặc là tôi thấy vụ mà châm cứu tôi thích, bởi vì bị ở đâu chửa ngay chóc đó, chớ hỏng có mà bắt cơ thể phải gánh toàn bộ cái gánh nặng. Bắt cả một dân tộc mà chia nhau gánh nặng nào là bên quốc phòng, rồi ngoại giao, rồi kinh tế, rồi giáo dục, rồi xã hội làm chi vậy. Khâu nào tính khâu đó. Giáo dục mà nó tào lao thì dẹp bỏ nhưng mà bên khâu kinh tế, ngoại giao phải nguyên vẹn chớ không có đất nước nào mà ngu xuẩn mà bắt cả một dân tộc nó gánh toàn bộ cái trách nhiệm mà tào lao của chánh phủ là hỏng được. Khâu nào chỉ gánh khâu đó. Mà tôi biết một chuyện là thời đệ nhị thế chiến, chiến hạm của Nhật có cái điểm độc đáo là Mỹ dội bom, bom dội trúng phần nào là nó rớt, nó tách ra phần đó. Chiến hạm Mỹ bị trúng bom là chìm, nhưng mà chiến hạm lớn của Nhật khi nó bị trúng bom nó có thể tách làm hai, làm ba nó vẫn hoạt động tiếp tục. Là vì nó đã tính đến cái chuyện gọi là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Rất là thông minh, nha.

Ở đây cũng vậy, bài kinh này mình thấy rỏ ràng là nếu hiểu ra nó sáng trưng. Ở đây người tu giải thoát không riêng tỳ kheo, cư sĩ mà gom chung cả tăng tục. Giải thoát theo con đường sanh tử nó nằm ở cái chỗ là anh có biết chia nhỏ vấn đề ra anh giải quyết hay không. Sáu trần là sáu trần, kệ bố nó, khi nó đến thì biết nó tới đủ rồi. Đang đi nghe một cái đùng biết rằng giựt mình hoặc đây là nghe là đủ rồi, đừng có suy diễn thêm.

Cái người mà họ chứng đạo đó, đúng là người giải quyết vấn đề bằng cách khoanh vùng và bằng cách bạch hóa, bạch hóa có nghĩa là họ không có gì họ mù mờ về con người của họ hết.

Toàn bộ tứ niệm xứ chỉ có hai chữ, chữ How và chữ What. How là cái activity của mình đang ra sao? Tôi đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, đó là How. Còn What là gì? Là những cái gì nó đang có mặt, nó đang xảy ra, nó là cái gì ta? Tôi đang đi tôi biết tôi đang đi, đó là activity. Nhưng mà lúc tôi đang khó chịu tôi biết đây là tâm sân, đây là tâm tham, đây là ái mạn kiến nghi.

Khi biết rõ How và What, mình chia nhỏ nó ra, đang đi nghe một cái đùng, một, mình ghi nhận là nghe; hai là ghi nhận giựt mình hoặc là bực mình; giựt mình hoặc bực mình là tùy mình. Nếu cái sợ nhiều thì ghi nhận giựt mình nè. Nếu giận "mình đang tu bộ nó đui sao nó không thấy sao nó hỏng thấy nó làm om sòm" thì mình niệm bực mình nha, đang bực à, đang sân nha, mình chỉ tới đó thôi chớ đừng đi xa nữa. Còn người không có tu thiền thì bắt đầu họ diễn ra "cái thứ mà nó đui, nó mù, cái thứ mà tâm thần bẩm sinh hay sao, nó thấy mình đi kinh hành rõ ràng nó thấy mình đi chậm chậm, bộ nó hỏng thấy mình kinh hành mình thiền định, mình tu hành giải thoát hay sao mà nó làm việc nó bất cẩn, nó thiếu ý tứ, cái thứ mà nó mất nết, cái thứ hư thân, cái thứ mà không có ý tứ, nó làm om sòm thì ai mà tu hành được, thứ này là càng ở chùa là càng bị đọa", mình ngồi mình diễn một hồi như vậy đó, mà trong khi người ta chỉ lỡ tay làm rớt một cái nồi thôi, mà mình diễn như vậy đó. Được gọi là anh đi quá xa, trong nhạc khúc Việt nam là Anh đi quá xa.

Thì ở đây cũng vậy, giải quyết từng phần là chia nhỏ nó ra, mình chia nhỏ nó ra, trong kinh này nói rất rõ. Mình chia nhỏ nó ra: Xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt. Rồi các Ngài mới nói: Quá khứ là một phần riêng biệt, tương lai là một phần riêng biệt; mà quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa đến, hiện tại là cái đang có mặt. . Quá khứ nó chỉ có giá trị khi nó hỗ trợ cho hiện tại, nó có ý nghĩa cho hiện tại, chớ còn nếu nó không có ý nghĩa tích cực thì quá khứ nó chỉ là một vết thương, nó chỉ là vết sẹo thôi.



25/08/2019 - 04:31 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Còn tương lai nó chưa đến, nó chỉ có ý nghĩa khi mà nó là một phần trong chương trình hiện tại, cái project hiện tại, thì tương lai lúc đó được. Nhưng nếu tương lai nó chỉ là cái điểm mình hoài vọng, mình tơ tưởng rồi sống hoang tưởng, hoang đường thì cái tương lai đó không nên nhớ tới.

Tôi nhắc lại, mình chỉ nghĩ về quá khứ khi cần thiết, nhớ tới tương lai khi nó thật sự cần thiết, còn ngoài ra hãy liệng bỏ nó đi bởi vì quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa tới, hiện tại là cái mà mình đang sống trong đó. Phải chia nhỏ nó ra đừng có mà nhập nhòa, đừng có mà trộn chung lại để thêm khổ.

Đời ta khổ là vì sao? Nhớ một mớ chuyện cũ, toan tính một mớ chuyện mới, chuyện hiện trước mắt thì dở dở ương ương, từ đó nó mới ra khổ. Chớ nếu mà anh sống đúng như lời Phật:

Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng.

Vì sao? Vì:

Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Sống trong cái tinh thần đó, trong cái nhận thức đó thì nó khỏe quá rồi, đằng này mình cứ gom, mình lùa nó vô trong một lũ, tự nhiên nó vật mình là trào máu, chuyện đó hỏng có gì lạ hết. Và chính vì mình lùa nó như vậy nó mới dẫn đến thân kiến. Đấy! Sắc của tôi, thọ của tôi, tưởng của tôi.

Và bây giờ tôi đã đến giờ, nói cho đã xong, cuối cùng là bây giờ là thời gian của tôi. Tôi phải nghỉ, ngày mai gặp bà con tiếp. Đúng giờ là phải nghỉ, tôi mệt lắm rồi.

Chúc các vị một ngày vui, một đêm an lành, nhiều mộng đẹp.

(Hết)
Reply
Chào anh LTP,

Post số #142 khó đọc lắm anh , anh có thể sửa lại cho mọi người đọc được không ? đôi khi sợ những người già ( mấy cụ hay nhờ con cháu tìm bài vở cho đọc ) các cụ sẽ khó đọc vì mắt kém 

cám ơn anh . Cheer

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
(2020-02-19, 12:44 PM)Bee Wrote: Chào anh LTP,

Post số #142 khó đọc lắm anh , anh có thể sửa lại cho mọi người đọc được không ? đôi khi sợ những người già ( mấy cụ hay nhờ con cháu tìm bài vở cho đọc ) các cụ sẽ khó đọc vì mắt kém 

cám ơn anh . Cheer

Cám ơn Bee nhiều. LTP sửa rồi.

Hiện giờ, LTP dùng size 4 cho font Arial.  Bee nghĩ mình có nên dùng size 5 cho chữ lớn hơn không?  

Thank you for your input.   Cheer
Reply
(2020-02-19, 01:14 PM)LeThanhPhong Wrote: Cám ơn Bee nhiều. LTP sửa rồi.

Hiện giờ, LTP dùng size 4 cho font Arial.  Bee nghĩ mình có nên dùng size 5 cho chữ lớn hơn không?  

Thank you for your input.   Cheer

Mấy bài kia thì ok rồi anh 

chỉ còn cái Post #142 là khó đọc 

Sorry Bee làm phiền anh , Cheer

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
(2020-02-19, 01:16 PM)Bee Wrote: Mấy bài kia thì ok rồi anh 

chỉ còn cái Post #142 là khó đọc 

Sorry Bee làm phiền anh , Cheer

Cám ơn Bee nhiều, chứ Bee làm phiền gì đâu?

Khi post bài, mình cũng muốn nó không bị những khuyết điểm gây khó cho người đọc mà.

Tulip4 Cheer
Reply
Bài giảng Pháp Môn Quyết Trạch - TƯỞNG (#129) có vài danh từ chuyên môn không rõ nghĩa.  Vì thế, LTP học bài giảng "Tầm và Tưởng" (#158) trước khi học các bài kế tiếp (#130  trở đi).
Reply
Tầm và Tưởng

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909241200&lan=vn 

Quote:KTC 6. 10. 74. Thiền
Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?

  1. dục tầm,
  2. sân tầm,
  3. hại tầm,
  4. dục tưởng,
  5. sân tưởng,
  6. hại tưởng. 

Đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền.


kāma (dục)
byāpāda (sân)
vihiṃsā (hại)
vitakka (tầm)
sañña (tưởng)

AN 6. 10. 74. Dutiyatajjhānasuttaṃ
‘‘Cha, bhikkhave, dhamme pahāya bhabbo paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharituṃ. Katame cha? Kāmavitakkaṃ, byāpādavitakkaṃ, vihiṃsāvitakkaṃ, kāmasaññaṃ, byāpādasaññaṃ, vihiṃsāsaññaṃ – ime kho, bhikkhave, cha dhamme pahāya bhabbo paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharitu’’

Đức Phật Ngài dạy rằng có 6 pháp này nếu không bỏ được thì chúng ta không có cách nào chứng đắc thánh quả được hết. Ba pháp đầu tiên là ba tà tư duy. Ở đây có lẽ chúng ta cũng phải có một định nghĩa nhỏ về chữ tầm và chữ tưởng. Đây mình thấy có dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.


Tầm

Thì ở đây, tầm nó chính là cái từ đồng nghĩa của chữ gọi là tư duy. Tư duy trong A tỳ đàm gọi là tâm sở tầm.

Cái suy nghĩ nào mà bản chất của nó là sự đam mê, thích thú ở trong các dục, trong 5 trần vật chất (sắc, thinh, khí, vị, xúc) thì suy nghĩ đó, tư tưởng đó được gọi là dục tầm.

Sân tầm là suy nghĩ, tư tưởng nào mà nó mang nội dung là bất mãn đối với 5 trần.

Nếu mà nói trên thuật ngữ nó rất là xa lạ với mình. Nhưng mà nếu mình nói bằng cái ngôn ngữ của mình, không có xài thuật ngữ, thì toàn bộ đời sống của chúng ta từ lúc chúng ta còn bé, còn ở trong bụng mẹ cho đến khi chúng ta chết, nguyên quảng đời mấy chục năm đó, chúng ta thường xuyên 99% thời gian là chúng ta sống với ba cái tà tư duy này: dục tầm, sân tầm và hại tầm. Chỉ trừ một cái người mà có học giáo pháp rồi tu tập theo lời Phật thì phần trăm bất thiện mới ít đi, chứ còn không thì chúng ta từ nhỏ cho đến già, đến chết, chúng ta phần lớn thời gian là sống trong bất thiện.

Mà bất thiện ở đây nó có nhiều cách kể. Bất thiện kể là tham sân si cũng được, bất thiện kể là 10 kiết sử (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân, ngã mạn, phóng dật) đó cũng là một cách kể. Nhưng mà cái cách kể gọn nhất và dễ hình dung nhất đó chính là dục tầm, sân tầm và hại tầm.

Có nghĩa là trong đời sống

  1. dục tầm: chạy theo cái mình thích;

  2. sân tầm: chạy trốn cái mà mình bất mãn, mình ghét sợ;

  3. hại tầm: ý tưởng chống đối, đánh phá, tấn công trước cái trần cảnh dầu đó là người hay là vật. Thí dụ như cái lòng mà muốn nhìn thấy người ta đau khổ, nhìn thấy người ta rơi lệ, đổ máu, muốn nhìn thấy một cái vật gì đó mà nó bị bể, nó bị gẫy, nó bị hư hao, thì cái ý muốn đó được gọi là hại tầm.
Nói một cách rốt ráo thì cái dục tầm ở đây chỉ cho tâm sở tham, còn sân tầm ở đây là cái tâm sở sân, còn hại tầm ở đây chính là sự vắng mặt của tâm sở bi, nhớ chỗ này, sự vắng mặt của tâm sở bi.

[Image: smashglass.jpg]

Thì như lâu nay tôi vẫn nói hoài: Suốt một cuộc đời của chúng ta, chúng ta khổ là vì sao? Vì chúng ta cứ chạy theo cái mình thích, chạy trốn cái mình ghét, mà có bao nhiêu người trong chúng ta được thành công, được toại nguyện, được như ý trong cái ý muốn theo đuổi cái mình thích. Có bao nhiêu phần trăm trong chúng ta được gọi là toại nguyện? Và trong số những cái mà chúng ta ước mơ trong đó có bao nhiêu phần trăm mà được như ý, rất là ít, thưa quí vị. Vì sao? Vì cái lòng tham của phàm phu là không có đáy, lòng tham của mình không có đáy, cho nên mình thích 10 là mình chỉ được một, hai; mà mình thích 100 thì mình cũng chỉ được chừng đó phần trăm. Thí dụ mình thích 10 mình được một, hai thì mình thích 100 mình chỉ được một chục, hoặc hai chục vậy thôi, cũng tiếp tục cái phần trăm như vậy.

Rồi cái ý muốn chạy trốn cái mình bất mãn, có bao giờ được toại nguyện không? Có ai trong số chúng ta ngồi trong đây mà tránh được cái mình ghét không? Thí dụ như trưa nắng chang chang vậy, mình muốn cho nó đừng có nóng nữa, nó có bớt nóng không? Không. Bụi quá, nóng quá, mùi cống rãnh hôi hám quá, hoặc là bây giờ trong người mình nực nội quá, người nó tê nhức, mệt mỏi quá. Rồi bao nhiêu cái chuyện xã hội tế toái, chuyện gia đình, chuyện của thiên hạ, chuyện trong dòng tộc bà con, bạn bè thân quyến. Rồi chuyện trong nhà của mình, chuyện từ ở trong bếp, trong phòng ngủ chuyển qua phòng khách, ngó ở đâu cũng toàn là chuyện bất mãn, trái ý nghịch lòng không hà. Ở đâu cũng như vậy, mà hỏi chứ trong số chúng ta ở đây, có bao nhiêu người mà có được đời sống 
như ý?


Cái thích cũng vậy, bản thân nó là phiền não, bản thân nó cũng là cái khổ. Cái ghét, cái bất mãn, bản thân nó là phiền não, mà bản thân nó cũng là cái khổ.
Và cái thứ ba, cái hại tư duy gọi là hại tầm. Nó chính là cái hình thức phát tác, một hình thức biểu hiện của sân tầm. Từ cái bất mãn nó mới ra cái ý tưởng chống phá, đạp đổ, hủy diệt. Mà các vị tưởng tượng đi, có vui gì không khi mà chúng ta có cái ý mà hủy diệt, đạp đổ, chống phá một người hay một vật? Có vui gì không? Chắc chắn là không vui. Là vì sao? Vì trong tâm tình một người an lạc, hạnh phúc, họ không có hứng thú trong cái chuyện đập phá, chống đối, gây nhiễu hại, hủy hoại bất cứ người hay vật. Chúng ta phải có vấn đề trục trặc làm sao đó chúng ta mới nghĩ tới cái chuyện đó, cái chuyện mà phá hoại, cái chuyện mà đánh phá.


Tưởng

Ba cái tiếp theo đó là ba cái tưởng: dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Tưởng ở đây là gì? Thưa quí vị, trong đời sống này, chúng ta sống bằng ba thứ: chúng ta sống bằng thức, chúng ta sống bằng tưởng và chúng ta sống bằng trí.

Sống bằng thức là sao? Sống bằng thức có nghĩa là đời sống thông qua 6 căn: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư. Đó là đời sống thuần túy 6 giác quan. Và người có học tí ti về A Tỳ Đàm cũng hiểu rằng chỉ đơn giản sống bằng 6 giác quan thì đời sống của chúng ta nó tẻ nhạt lắm. Rất là tẻ nhạt. Cái chữ tẻ nhạt này nè, nếu mà quí vị ngồi trước mặt tôi, tôi có một tờ giấy và một cây bút, thì cái chữ tẻ nhạt này tôi sẽ viết nó bằng mực đỏ. Tôi nhắc lại, đời sống này rất là tẻ nhạt nếu chúng ta thuần túy sống bằng 6 căn. Có nghĩa là thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, nó rất là tẻ nhạt. Mà tại sao tôi muốn viết cái chữ tẻ nhạt này bằng mực đỏ, tại sao vậy? Vì ở phàm phu không thể nào chỉ thấy đơn giản là thấy, nghe đơn giản là nghe, cho nên ngoài cái đời sống bằng thức, chúng ta lại phải thêm một cái nữa là đời sống bằng tưởng. Khi thấy cái gì đó, chúng ta phải thêu dệt, vẽ vời lên đó bao nhiêu là thứ ký ức, bao nhiêu là thứ kinh nghiệm, bao nhiêu là thứ kiến thức, ký ức và kinh nghiệm. Đó, thì với đời sống đó chúng ta mới sống nổi.

[Image: colouredglasses.jpg]

Thí dụ như nhìn cái hoa, chúng ta gọi tên nó là hoa hồng, chỉ cần nhớ đó là tên hoa hồng. Đó là chúng ta đã vay mượn cái tưởng rồi. Cái hoa hồng này cái giá trị vật chất của nó hơn hẳn nhiều thứ hoa khác. Khi chúng ta nghĩ tới giá trị vật chất của hoa hồng, cái tên gọi của hoa hồng, chúng ta biết rằng hoa hồng nó màu vàng, nó màu trắng, nó màu tím, thì mấy cái màu đó bản thân nó cũng là hồi ức, là kiến thức, là kinh nghiệm. Rồi đóa hoa hồng ấy gợi cho ta bao nhiêu thứ hồi ức, ta sẽ mua hoa này, ta sẽ trồng hoa này cho ai, nếu mình để trong nhà mình chúng ta sẽ chưng nó ở đâu? Chúng ta biết rất rõ làm sao để cắt một đóa hoa hồng, làm sao để ghim, để cắm, để chưng một bình hoa hồng. Tất cả những cái biết đó về hoa hồng nó mới làm cho chúng ta thấy hoa hồng nó lớn chuyện. Chứ còn nếu mà chỉ thấy thôi, chỉ thấy mới là thấy đời sống bằng thức thôi, chưa thấy đời sống bằng tưởng, thì hoa hồng đối với chúng ta nó rất là tẻ nhạt.

Như vậy, đời sống mình có ba cái: Thứ nhất chúng ta sống thông qua thức; Thứ hai là sống thông qua tưởng; và cái Thứ ba, qua trí. Trí là gì? Trí là cái khả năng biện biệt, biết rõ cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện, cái gì ác, cái gì cần làm, cái gì không nên làm. Mà đa phần phàm phu thì thiếu nặng, thiếu thốn nghiêm trọng về cái mặt trí. Chúng ta thường sống bằng tưởng thôi. Đấy, từ hồi bé mình quơ tay mình thấy hơi ấm, hơi thở, nhịp tim của mẹ là mình yên tâm, đó chính là tưởng. Trong bao nhiêu tháng nằm trong bụng mẹ, mình quen với nhịp đập của tim mẹ rồi. Bây giờ mình lớn, mình mới vừa sanh ra là chuyện đầu tiên là mình phải tìm hơi ấm trong cái mùi, tìm cái nhịp đập tim của mẹ, đó chính là tưởng. Rồi dần dần lớn lên, chúng ta quơ tay, chúng ta biết đó là bình sữa. Sau đó mình biết đó là cái mùi của mẹ, của bà, của anh, của em. Rồi thì lớn lên nữa, chúng ta biết đây là cái chén, cái tô, đôi dép, đôi tất, cái nón, cái áo, cái quần. Rồi từ từ chúng ta lớn lên, chúng ta đi vào học đường, chúng ta biết đây là cộng, trừ, nhân, chia, đây là chữ A, đây là chữ B, đó chính là tưởng. Rồi từ từ lớn lên thêm một mớ nữa, chúng ta thấy đây là con gái, đây là con trai, đứa này nó đẹp hơn đứa kia, đứa kia thấy ghét hơn đứa này, đứa nọ xấu hơn đứa khác. Đó chính là tưởng. Cứ như vậy, toàn bộ đời sống của chúng ta, chúng ta biết cái này nó màu sắc, hình dáng ra sao, nó thuộc về cái gì, chủng loại gì trong trời đất này, nó là núi non, kinh rạch, sông ngòi, biển cả, nam phụ lão ấu, phi cầm tẩu thú, bò bay mái cựa, tất cả những cái đó trong đời sống của mình đều là tưởng hết. Tới đó thôi.



[Image: optics.jpg]

Chỉ khi nào có trí thì chúng ta mới biết: "Ờ, cái này hại mình hại người, cái này là điều lành, cái này là điều tội lỗi." Khi nào sống mà có vươn lên đến cái tầm suy tư đó mới gọi là có trí. Còn đa phần chúng ta có bằng cấp học về nghệ thuật, về khoa học đều là sống bằng tưởng hết. Mà tưởng đây là gì? Tưởng ở đây như tôi nói rất là nhiều lần, chúng ta có hai cách để mà nhận thức về thế giới, một là quan sát thế giới qua hiện tượng, thứ hai là quan sát thế giới trên bản chất. Và khi chúng ta sống bằng trí là chúng ta nhìn thế giới trên khía cạnh bản chất. Nhưng mà khi chúng ta sống bằng tưởng thì chúng ta chỉ đơn giản quan sát thế giới trên khía cạnh hiện tượng, mà quan sát trên khía cạnh hiện tượng có nghĩa là chúng ta chỉ nhìn thấy thế giới ở cái vỏ ngoài của nó thôi. Chỉ khi nào có đủ trí tuệ, mình bóc tách được cái lớp vỏ hiện tượng, thấy được cái bản chất của vạn pháp trong đó có ta, có người, có đời sống, có bao nhiêu nổi khổ niềm đau, bao nhiêu giọt lệ và nụ cười trong đó, thì chúng ta mới có thể chuyển mình giác ngộ. Còn không chúng ta sống thuần túy ở trong sự ngộ nhận, sống trong thế giới hiện tượng không hà.

Cho nên dục tưởng là gì? Dục tưởng ở đây có nghĩa là dựa trên cái vỏ ngoài hiện tượng của thế giới mà chúng ta thích tùm lum hết trơn. Thấy cái này nó đẹp nè, thấy cái này nó ngon nè, cái này nó thơm nè, cái này nó mềm nè, cái này nó mịn nè, cái này nó ấm nè. Thì cái đó gọi là dục tưởng.

Còn cái thứ hai là sân tưởng, tức là chúng ta tiếp tục dựa trên cái hiện tượng, cái vỏ ngoài của 5 trần để mà thêu dệt, gắn lên trên đó, vẽ vời lên trên đó bao nhiêu thứ ký ức, hồi ức, kinh nghiệm để mà chúng ta bất mãn: Cái này là trời nóng nè, cái này là trời lạnh nè. Thay vì như hồi nãy tôi nói đó, nếu chỉ thuần túy sống bằng trí, bằng thức thì chúng ta sẽ thấy đời sống này rất là tẻ nhạt. Với một người không biết đạo thì đó là đời sống tẻ nhạt, nhưng với một hành giả Tứ niệm xứ, với một bậc thánh nhân thì cái tẻ nhạt đó chính là cái diện mạo cần thấy của thế giới.

Đối với người bình thường thì đời sống tẻ nhạt nó là một cái gì đó đáng ngại, đáng ghét, đáng sợ; nhưng mà đối với người tu hành, đối với bậc thánh thì khía cạnh tẻ nhạt đó chính là khía cạnh chân thật và đáng có của đời sống. Là vì sao? Là vì khi chúng ta thấy nó một cách trung thực không có vẽ vời thì ở đó chúng ta không có đi kèm với bất mãn, không có đi kèm với đam mê. Mà cái bất mãn và cái đam mê đó là cái gì mà đáng sợ dữ vậy? Dạ thưa đã nói rồi: Muốn mà không được là khổ, ghét mà tránh không được là khổ. Chỉ có người có cái nhìn trung thực thì họ mới có thể an lạc. Bậc thánh nhân hay là hành giả Tứ niệm xứ có một điểm giống nhau là các Ngài nhìn thấy thế giới này nó vô cùng tẻ nhạt. Cho nên tôi đã nói một tỷ lần mà các vị chắc quên sạch rồi, làm ơn ghi dùm tôi câu này: "Ý nghĩa cao nhất, ý nghĩa rốt ráo nhất của đời sống chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó." Cái này là cái bà con phải xâm lên người. Và tôi nhắc lại một lần nữa, các vị có quyền nghĩ tôi hoặc là những vị giảng sư khác ra sao đi nữa là chuyện của các vị, nhưng mà cái gì cần ghi nhận, cần giữ lại làm của thì nên bỏ túi liền bởi vì mấy cái này nó giúp mình mà.

"Ý nghĩa rốt ráo nhất của đời sống chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó". Thấy ra vậy được cái gì ta? Được chứ sao hỏng được, được chứ, được nhiều lắm à. Khi mà thấy ra cái sự vô nghĩa của nó, thì ta sẽ nhận ra ở đời này không có cái gì đáng để mình nặng lòng theo đuổi. Và cũng không có gì đáng để mà nặng lòng chống đối, đập đổ, hủy hoại. Vì tất cả là vô nghĩa. Các vị có siêng mà ra rừng nhặt từng chiếc lá mà xé nhỏ, xé nhỏ, xé nhỏ không ? Các vị nghĩ dùm tôi đi.

Trong quý vị đây có ai mà bị tâm thần đến cái mức mà ra ngoài rừng mà nhặt tấm lá xé nhỏ, xé nhỏ; ra ngoài bờ sông, bến bãi, ghềnh thác, lấy cây que đập nát từng cái bọt nước, có ai rảnh làm chuyện đó không? Nó là bọt nước thì sớm muộn gì tự nó cũng vỡ thôi, mắc cái chứng gì mà phải can thiệp vào cái sự hiện hữu phù du của nó cho nó mệt xác mình, các vị hiểu không? Bản chất nó là hiện hữu, bản chất của bọt nước là một hiện hữu rất đỗi phù du ngắn hạn thì mình can thiệp làm cái gì? Có ai rãnh lên rừng để mà đếm lá, rồi bẻ lá, rồi xé từng chiếc lá làm cái gì? Hỏng có. Chính vì chúng ta thấy nó lớn chuyện cho nên chúng ta mới theo đuổi nó. Chính vì chúng ta thấy nó lớn chuyện cho nên chúng ta mới bất mãn, mới chống đối, đập đổ nó.

Còn đằng này, trong cái nhìn của một bậc thánh, cái nhìn của một hành giả Tứ niệm xứ, cái nhìn của một người hiểu chuyện, biết chuyện, thì mọi sự bản thân nó đã là vô nghĩa rồi. Bản thân cái sự có mặt của mình đã là vô nghĩa rồi, chúng ta có thời gian đâu để mà theo đuổi, để mà nặng lòng, để mà cực lòng với cái vô nghĩa ấy của đời sống, khi bản thân mình đã là một khối vô nghĩa rồi, kính thưa quí vị. Quí vị có hiểu không? Chứ đừng có bắt chước người ta nói phù du, phù du; nhưng phải hiểu như vậy đó, phải hiểu đến rốt ráo như vậy. Tại sao nó là phù du? Là bởi vì không có cái gì tồn tại quá một sát na, đó là điều thứ nhất. Thứ hai, cái ý nghĩa rốt ráo nhất của mọi hiện hữu là cái gì? Nghĩ lại dùm đi, cái ý nghĩa rốt ráo nhất của mọi hiện hữu là cái gì? Có để mà có vậy thôi.

Khi các duyên hội thì mọi thứ có mặt, khi duyên tán (hết duyên) thì mọi thứ nó biến mất.

Nó vô nghĩa như vậy đó.



Trích bài giảng ngày 10.06.2019 KTC.6.74 Thiền
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép



Phật Pháp Tăng | | Nhật Tụng 
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(74) Thiền (2)



1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?

2. Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đạt được và an trú sơ Thiền.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền. Thế nào là sáu?

4. Dục tầm, sân tầm, hại tầm, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đạt được và an trú sơ Thiền
 
Reply
GG vô đây đọc mà không hiểu gì hết.

Có lớp nào cho bé lên ba không anh LTP.

Chúc anh 1 ngày vui, chơi vui, cười nhiều. Rollin
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
(2020-02-20, 09:37 AM)Green Grass Wrote: GG vô đây đọc mà không hiểu gì hết.

Có lớp nào cho bé lên ba không anh LTP.

Chúc anh 1 ngày vui, chơi vui, cười nhiều. Rollin

GG không hiểu, làm sao LTP hiểu đây?

Tụi mình níu áo anh abc nha.

Chúc GG luôn an vui.

----------

Anh abc ới ời,

Có lớp nào dễ dễ cho GG với LTP học ké (dự thính cũng được, không cho credits cũng OK luôn) không?

Cheer
Reply
(2020-02-20, 09:46 AM)LeThanhPhong Wrote: GG không hiểu, làm sao LTP hiểu đây?

Tụi mình níu áo anh abc nha.

Chúc GG luôn an vui.

----------

Anh abc ới ời,

Có lớp nào dễ dễ cho GG với LTP học ké (dự thính cũng được, không cho credits cũng OK luôn) không?

Cheer

bạn LTP  và GG,

té chổ nào thì đứng lên chổ đó , Phật pháp mênh mông , càng học càng thấy nhừng cái tưỡng chừng vô nghĩa từ từ nó có cái nghĩa mà trước giờ nhìn hỏng ra

bạn GG hỏng hiểu gì thì phát biểu , nhớ cụ thể , rồi xúm lại mà học .....người ta thường nói học hỏi .. học từ những cái gì mình hỏi , mình thắc mắc ... gọi là học hỏi
Reply
(2020-02-20, 10:10 AM)abc Wrote: bạn LTP  và GG,

té chổ nào thì đứng lên chổ đó , Phật pháp mênh mông , càng học càng thấy nhừng cái tưỡng chừng vô nghĩa từ từ nó có cái nghĩa mà trước giờ nhìn hỏng ra

bạn GG hỏng hiểu gì thì phát biểu , nhớ cụ thể , rồi xúm lại mà học .....người ta thường nói học hỏi .. học từ những cái gì mình hỏi , mình thắc mắc ... gọi là học hỏi

:78: :78: :78:
Reply
(2020-02-20, 09:37 AM)Green Grass Wrote: GG vô đây đọc mà không hiểu gì hết.

Có lớp nào cho bé lên ba không anh LTP.

Chúc anh 1 ngày vui, chơi vui, cười nhiều. Rollin

Mình nên gủ nhau đi mẫu giáo . Lol

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
(2020-02-20, 02:25 PM)LeThanhPhong Wrote: :78: :78: :78:

Lol anh lạy ai dị ?

cho Bee lạy ké  :78: :78: :78: Lol

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply