Kính tiễn HT Thích Tuệ Sỹ
#1
Ngài đã viên tịch.  🙏🙏🙏😭

Một ngôi sao sáng vừa vụt tắt
Một bậc Đại sĩ vừa ra đi...

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

[Image: IMG-2324.jpg]

GNO - Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị giáo phẩm uyên bác, dịch giả của nhiều bộ kinh, luận quan trọng; tác giả của các công trình nghiên cứu Phật học giá trị đã được xuất bản, sau thời gian bệnh duyên đã viên tịch tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai) vào 16 giờ chiều nay, ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão), trụ thế 81 năm.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, pháp húy Nguyên Chứng, sinh năm 1943 tại Paksé (Lào), nguyên quán tại tỉnh Quảng Bình.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là đệ tử của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Năm 12 tuổi, Hòa thượng từ Paksé về Sài Gòn, sau đó trở lại Huế, tu học tại chùa Từ Đàm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, rồi vào học tại Phật học viện Trung phần Hải Đức (Nha Trang), Quảng Hương Già Lam.

Hòa thượng tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn (1964) do Hòa thượng Thích Nhất Hạnh sáng lập; sau đó, tốt nghiệp phân khoa Phật học của Viện Đại học Vạn Hạnh khi chỉ mới 22 tuổi.

Năm 1970, với những công trình nghiên cứu, khảo luận có giá trị về Thiền học và Triết học Phật giáo, trong đó có tác phẩm đầu tay Đại cương về thiền quán và nổi bật hơn hết là Triết học về tánh Không, Hòa thượng được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh do Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng; là giáo sư trẻ nhất lúc bấy giờ.

Năm 1971, ngài được Hòa thượng Thích Minh Châu bổ nhiệm làm Tổng Thư ký tạp chí Tư Tưởng - cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh. Bên cạnh đó, ngài cũng làm Thư ký tòa soạn, tham gia cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí nghiên cứu đương thời như: Vạn Hạnh, Hải Triều Âm, Khởi Hành, Thời Tập,…

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được biết nổi tiếng về sự uyên bác, thông thạo nhiều loại cổ ngữ lẫn sinh ngữ như: Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Trong gần trọn cuộc đời, Hòa thượng dành phần lớn thời gian và tâm huyết của mình cho việc phiên dịch và chú giải kinh điển, đặc biệt là tạng kinh A-hàm. Các dịch phẩm nổi bật của Hòa thượng đã được xuất bản chính thức, đến với độc giả trong và ngoài nước.

Trong đó, có thể kể: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Câu Xá (6 tập) - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận - NXB Hồng Đức; Duy-ma-cật sở thuyết - NXB Hồng Đức; Luận thành duy thức - NXB Hồng Đức; Tinh hoa triết học Phật giáo của Junjiro Takakusu - NXB Hồng Đức, Thiền luận của Daisetsu T.Suzuki (đồng dịch giả với Trúc Thiên, 3 tập) - NXB Tổng hợp TP.HCM (1992), NXB Tri Thức tái bản; Thiền & Bát-nhã - NXB Hồng Đức…

Bên cạnh đó, Hòa thượng còn trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật giáo,… được in thành sách và xuất bản, tái bản trong nước gần đây, như:

Triết học về tánh Không - NXB Hồng Đức; Tổng quan về nghiệp - NXB Đà Nẵng; Thiền định Phật giáo - NXB Đà Nẵng; Huyền thoại Duy-ma-cật - NXB Hồng Đức; Thắng Man giảng luận - NXB Hồng Đức; Du-già Bồ-tát giới - NXB Hồng Đức; Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng - NXB Hồng Đức; Pháp diệt tránh - NXB Phương Đông; Giấc mơ Trường Sơn (thơ) - NXB Đà Nẵng; Thiên lý độc hành (thơ) - NXB Đà Nẵng; Hoàng cầm tình khúc (thơ) - NXB Hồng Đức…

Hòa thượng còn hiệu chính, chú thích bản Việt dịch Luật Tứ phần của Hòa thượng Thích Đỗng Minh, bản dịch Tăng-nhất A-hàm của Hòa thượng Thích Đức Thắng và chủ trì bản dịch của Phật điển phổ thông - Dẫn vào tuệ giác Phật... cũng đã được xuất bản trong nước.

Ngài còn đích thân giảng dạy các lớp học về Luật Tứ phần và các bộ kinh, luận Đại thừa cho chư Tăng và Phật tử tại Quảng Hương Già Lam cũng như một số nơi và qua phương thức trực tuyến.

Báo Giác Ngộ sẽ cập nhật thông tin đến Tăng Ni, Phật tử và quý thiện hữu tri thức.

https://m.giacngo.vn/hoa-thuong-thich-tu...tid=Zxz2cZ
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 5 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • 72Nu, dulan, JayM, phai, TTTT
Reply
#2
[Image: Y4gNxDm.png]


Tiểu sử bên trên của chùa Giác Ngộ, tạm gọi là cái loa phường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo hội quốc doanh).

Tiểu sử ở đây là tiểu sử chính xác của cố hòa thượng Thích Tuệ Sỹ Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 4 users Like 005's post:
  • 72Nu, JayM, Lục Tuyết Kỳ, TTTT
Reply
#3
[Image: 1386355751519093671629467409401754537197...0-2037.jpg]

Thành Kính Tiễn Biệt Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
A-DI-ĐÀ-PHẬT 🙏🏻
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
[-] The following 2 users Like TTTT's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ
Reply
#4
...

KÍNH TIỄN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ!

[Image: IMG-20231125-013602.jpg]


...
[-] The following 4 users Like dulan's post:
  • 72Nu, JayM, Lục Tuyết Kỳ, TTTT
Reply
#5
Một đêm trắng quá dài. Có quá nhiều trao đổi với tất cả những cung bậc cảm xúc. 

Điều bất ngờ là phần lớn những tin nhắn mà tôi nhận được lại đến từ những người không phải là bạn trên FB nhưng họ vẫn quan tâm đến thời cuộc, vẫn theo dõi và đồng hành một cách âm thầm. Dù chưa hề gặp nhau, chưa một lần tương tác trực tiếp nhưng tất cả đều dành sự yêu mến, kính trọng và nể phục dành cho Thầy Tuệ Sỹ. 

Ở thời đại công nghệ 4.0, Thầy vẫn là một bậc chân tu không sử dụng mạng xã hội, không có kênh thuyết pháp, không tổ chức các diễn đàn giao lưu với công chúng Phật tử. Dù thầm ghi nhận trí tuệ trác tuyệt của một bậc chân tu hiếm có được nhiều bạn bè trên thế giới ngưỡng mộ, nhưng báo chí chính thống của nhà cầm quyền CSVN đã không hề nhắc đến Thầy trong mấy chục năm trời. 

Mãi đến tối hôm qua, báo Tuổi Trẻ là báo duy nhất đăng tin "Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch tại chùa Phật Ân" nhưng không hề nhắc đến quan điểm chính trị, không hề nhắc về bản án tử hình mà CSVN đã tuyên phạt và những năm tháng tù đày nghiệt ngã mà Thầy đã phải trả giá vì đã dấn thân đấu tranh bảo vệ Chánh Pháp. 

Tuy nhiên, không nói gì không có nghĩa là không tồn tại. Vàng thật thường lắng xuống và xã hội Việt Nam vốn như những cơn sóng ngầm. Khi bị o ép quá thì người ta đành phải câm nín để giữ cho sóng yên biển lặng nhằm duy trì cuộc sống mưu sinh. Nhưng chỉ cần có một sự kiện nào đó đủ tầm xuất hiện thì thông tin mới như sóng vỡ bờ, với ngập tràn cảm xúc trên mọi diễn đàn. 

Thầy Tuệ Sỹ viên tịch sau những năm tháng dài lâm trọng bệnh cùng tuổi cao sức yếu âu cũng là quy luật tự nhiên và tất yếu của chu kỳ Sanh- Lão-Bệnh-Tử. Tuy nhiên, dù đã biết trước nhưng nhiều người đã không thể che giấu được tình cảm tiếc thương, kính trọng và ngưỡng phục dành cho Thầy với những thông tin bùng nổ trên mạng xã hội. Vô tình lại là một phép thử để hiểu rằng Đạo Lý và Chánh Pháp vẫn còn, chỉ là ẩn sâu dưới lớp bề nổi đầy sự nhiễu nhương của thời cuộc, được quyết định bởi đời sống vật chất, sự dẫn dắt của truyền thông và hành đạo theo định hướng.   

Trong số những người đã trao đổi với tôi có cả những bạn trẻ sinh ra trong chế độ xã nghĩa và họ không hề biết gì về Thầy Tuệ Sỹ cho đến hôm qua. Họ từ ngạc nhiên, chuyển sang tò mò và tìm đọc các bài viết về Thầy vì họ không hiểu "Tại sao một ông sư già, nhỏ thó "vô danh" lại có thể được yêu mến, tiếc thương và ngưỡng phục gây chấn động mạng xã hội như vậy?" ! Một số bạn còn xuýt xoa và tiếc nuối vì đã không biết về Thầy sớm hơn... Hữu xạ tự nhiên hương là vậy ! Dù đã viên tịch, Thầy vẫn còn lan tỏa được Chánh pháp theo cách rất tự nhiên. 

Với cá nhân tôi, Thầy Tuệ Sỹ không chỉ là một trong những bậc chân tu trí tuệ, đầy phẩm hạnh, luôn khiêm cung với nhiều kiến thức uyên bác thâm sâu nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, mà Thầy còn là một người con yêu nước suốt đời tận tụy cống hiến cho quê hương và sẵn sàng hy sanh để bảo vệ Đạo Lý và Chánh Pháp. Thầy chính là nguyên khí của quốc gia và dân tộc Việt Nam. 

Sẽ còn phải bao nhiêu thế hệ nữa dân tộc Việt mới lại có được một bậc chân tu lỗi lạc như Thầy ? Đó là câu hỏi luôn khiến tôi xốn xang và thao thức từ sâu thẳm tâm can...

Xin thành tâm cung kính tiễn Người 🙏🙏🙏

VHL

[Image: IMG-2332.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 6 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • 72Nu, dulan, JayM, LýMạcSầu, phai, TTTT
Reply
#6
(2023-11-25, 12:59 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Một đêm trắng quá dài. Có quá nhiều trao đổi với tất cả những cung bậc cảm xúc. 

Điều bất ngờ là phần lớn những tin nhắn mà tôi nhận được lại đến từ những người không phải là bạn trên FB nhưng họ vẫn quan tâm đến thời cuộc, vẫn theo dõi và đồng hành một cách âm thầm. Dù chưa hề gặp nhau, chưa một lần tương tác trực tiếp nhưng tất cả đều dành sự yêu mến, kính trọng và nể phục dành cho Thầy Tuệ Sỹ. 

Ở thời đại công nghệ 4.0, Thầy vẫn là một bậc chân tu không sử dụng mạng xã hội, không có kênh thuyết pháp, không tổ chức các diễn đàn giao lưu với công chúng Phật tử. Dù thầm ghi nhận trí tuệ trác tuyệt của một bậc chân tu hiếm có được nhiều bạn bè trên thế giới ngưỡng mộ, nhưng báo chí chính thống của nhà cầm quyền CSVN đã không hề nhắc đến Thầy trong mấy chục năm trời. 

Mãi đến tối hôm qua, báo Tuổi Trẻ là báo duy nhất đăng tin "Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch tại chùa Phật Ân" nhưng không hề nhắc đến quan điểm chính trị, không hề nhắc về bản án tử hình mà CSVN đã tuyên phạt và những năm tháng tù đày nghiệt ngã mà Thầy đã phải trả giá vì đã dấn thân đấu tranh bảo vệ Chánh Pháp. 

Tuy nhiên, không nói gì không có nghĩa là không tồn tại. Vàng thật thường lắng xuống và xã hội Việt Nam vốn như những cơn sóng ngầm. Khi bị o ép quá thì người ta đành phải câm nín để giữ cho sóng yên biển lặng nhằm duy trì cuộc sống mưu sinh. Nhưng chỉ cần có một sự kiện nào đó đủ tầm xuất hiện thì thông tin mới như sóng vỡ bờ, với ngập tràn cảm xúc trên mọi diễn đàn. 

Thầy Tuệ Sỹ viên tịch sau những năm tháng dài lâm trọng bệnh cùng tuổi cao sức yếu âu cũng là quy luật tự nhiên và tất yếu của chu kỳ Sanh- Lão-Bệnh-Tử. Tuy nhiên, dù đã biết trước nhưng nhiều người đã không thể che giấu được tình cảm tiếc thương, kính trọng và ngưỡng phục dành cho Thầy với những thông tin bùng nổ trên mạng xã hội. Vô tình lại là một phép thử để hiểu rằng Đạo Lý và Chánh Pháp vẫn còn, chỉ là ẩn sâu dưới lớp bề nổi đầy sự nhiễu nhương của thời cuộc, được quyết định bởi đời sống vật chất, sự dẫn dắt của truyền thông và hành đạo theo định hướng.   

Trong số những người đã trao đổi với tôi có cả những bạn trẻ sinh ra trong chế độ xã nghĩa và họ không hề biết gì về Thầy Tuệ Sỹ cho đến hôm qua. Họ từ ngạc nhiên, chuyển sang tò mò và tìm đọc các bài viết về Thầy vì họ không hiểu "Tại sao một ông sư già, nhỏ thó "vô danh" lại có thể được yêu mến, tiếc thương và ngưỡng phục gây chấn động mạng xã hội như vậy?" ! Một số bạn còn xuýt xoa và tiếc nuối vì đã không biết về Thầy sớm hơn... Hữu xạ tự nhiên hương là vậy ! Dù đã viên tịch, Thầy vẫn còn lan tỏa được Chánh pháp theo cách rất tự nhiên. 

Với cá nhân tôi, Thầy Tuệ Sỹ không chỉ là một trong những bậc chân tu trí tuệ, đầy phẩm hạnh, luôn khiêm cung với nhiều kiến thức uyên bác thâm sâu nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, mà Thầy còn là một người con yêu nước suốt đời tận tụy cống hiến cho quê hương và sẵn sàng hy sanh để bảo vệ Đạo Lý và Chánh Pháp. Thầy chính là nguyên khí của quốc gia và dân tộc Việt Nam. 

Sẽ còn phải bao nhiêu thế hệ nữa dân tộc Việt mới lại có được một bậc chân tu lỗi lạc như Thầy ? Đó là câu hỏi luôn khiến tôi xốn xang và thao thức từ sâu thẳm tâm can...

Xin thành tâm cung kính tiễn Người 🙏🙏🙏

VHL

[Image: IMG-2332.jpg]

Chào bạn Lục Tuyết Kỳ,  Hello 

Cho tôi góp thêm bài này nhé


NGÀI THÍCH TUỆ SỸ

Có một vị chân tu với thân hình gầy gò, khắc khổ nhưng đôi mắt sáng tinh anh. Đôi mắt của ngài như nhìn thấu suốt những điều sâu xa nhất, sâu thẳm  nhất của Triết học Phật Giáo. Học giả Đào Duy Anh đã từng cho rằng ngài là viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam. Ngài là vị Thiền sư thông tuệ Phật học. Ngài còn là người thấu hiểu tận cùng Triết học Đông Tây. Ngài lại là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực. Những vần thơ của ngài vang lên trong cõi tịch mịch của đất trời, trong nhiễu nhương ly loạn. Thi sĩ khinh bạc Bùi Giáng, từng thốt lên: "Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:


Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn


Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.


Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng


Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn"


Ngài là một người Việt Nam với đầy đủ tính cách tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những tính cách đã bị mai một trong thế hệ này vì những biến thiên của lịch sử.


Ngài cũng là một anh hùng trải qua những thăng trầm của thời thế, mang bản án tử hình, là một chiến binh quả cảm bền gan chiến đấu với bệnh tật suốt tám năm ròng khi mang trong người bạo bệnh như cư sĩ Quảng Diệu Trần Bảo Toàn đã viết.


Phạm Công Thiện, kẻ kiêu ngạo với tất cả đã cho rằng ngài là "Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt nam hiện nay”


Những năm học ở Đại học Vạn Hạnh, tuy không thường xuyên được gặp ngài, nhưng tri thức bát ngát của ngài luôn là niềm kính nể và tự hào của những sinh viên Vạn Hạnh. Sau này đọc Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng do ngài viết, bắt gặp câu :"Đó là tình thơ trong cuộc thơ và cõi thơ; không quyết là của Đông Pha hay không là của Đông Pha. Nhưng người chơi thơ, mở cuộc giao tình với cuộc thơ, ban đầu chỉ như đi tìm một cõi mộng đơn sơ; rồi đột ngột, và sững sờ, cảm khái như một mối sầu cô lữ, thấy mình lưu lạc ở một phương trời đọa đày viễn mộng". Lại thêm:"Thơ không là ẩn ngữ. Trong cuộc giao tình vừa khởi sự, cuộc thơ cũng phơi bày lồ lộ những nét thanh kỳ tú lệ; cũng lãng đãng như màn trăng trong những giọt sương lóng lánh; cũng tươi như nụ hồng vừa chớm nở; cũng trong ngọc trắng ngà như băng tuyết; và cũng trơ vơ như chiếc sao Hôm trong buổi hoàng hôn, tư lự như sao Mai giữa trời khuya ngất tạnh. Vậy, những cái đó không là ẩn ước hay ẩn mật; mà chính là những tâm tình được thổ lộ phơi trần, hoặc bằng lân la nay khóm trúc mai chồi lan; hoặc đột ngột như gió dục mây Tần. Tâm tình đã thổ lộ, thì cuộc giao tình thắm thiết mở ra. Bấy giờ mới là lúc:


Vén thanh sắc đổ mù khơi về đối diện
Cuộc ân tình lơi lả vội chia phôi
Trăng nằm xuống ruỗi dài hai bến hẹn
Một dòng sông vồn vã động chân trời"
Bỗng rùng mình mà đốn ngộ về thơ.


Ngài là Đại lão Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với những tác phẩm sâu sắc về Triết học, những vần thơ của người thi sĩ với nguồn thơ lai láng, phi phàm và những gian truân mà ngài đã phải trải qua trong cõi trầm luân của lịch sử. Ngài vừa viên tịch sau 81 năm trụ thế. Một ngôi sao sáng vừa tắt, một Thiền sư đã bay về cùng mây, một nhà thơ đã cuốn theo cơn gió. Nhưng ngài vẫn còn đây, bên bờ lau trắng của buổi hoàng hôn nhiều khổ nạn. Đôi mắt tinh anh của ngài vừa khép lại nhưng vẫn cho ta vẫn thấy được những tư tưởng của ngài để lại cho chúng ta. 


Xin chắp tay bái vọng ngài.

Sài Gòn. 25.11.2023


DODUYNGOC


[Image: 405734778_10159961304798635_192502416985...e=65678824]

[Image: 405755794_10159961304818635_135155381301...e=656764A6]


Kính tiễn ngài Thích Tuệ Sỹ về Trời, an nghỉ trong Cõi Niết Bàn Trường Sinh 


R.I.P

[Image: 5c8c7a7c878ab3b824f6f242d2232488.gif]

Innocent
[-] The following 4 users Like 72Nu's post:
  • dulan, JayM, Lục Tuyết Kỳ, TTTT
Reply
#7
THÍCH TUỆ SỸ, MỘT HÀNH GIẢ VÔ ÚY GIỮA TRẦN GIAN SẦU LỤY

NGUYỄN VIỆN

Mặc dù đã được tiên liệu, nhưng sự viên tịch của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn tạo ra một xúc động lớn với những ai quan tâm đến Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn phức tạp này. Riêng với thày Tuệ Sỹ không chỉ là một vị lãnh đạo tinh thần đáng kính của giáo hội Phật giáo Thống nhất, thày còn là một thi sĩ tài hoa, một học giả uyên  bác. 

Với cá nhân tôi, tôi thành thật kính ngưỡng một khí phách đã trở nên hiếm có trong thời đại chúng ta. Đó là tinh thần vô úy không khoan nhượng, không thỏa hiệp với cái xấu, cái ác của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ muốn "tản mạn" chút về văn chương của thày trong liên tưởng với vài thi sĩ nhà Phật khác. Bởi trước sau, Tuệ Sỹ vẫn là một nhà thơ cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, khi thày nguyện ước được trở thành mây trời bay trong cõi vô cùng, như di chúc thày để lại.

Hồi tôi còn trẻ, trước 1975, chỉ mới đọc cái tựa sách "Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng" của Tuệ Sỹ, tôi đã chết mê. Và cùng với những "phương trời viễn mộng" là "hàng mi xanh"... thơ của Tuệ Sỹ đẹp một cách đài các. Thơ của chàng có thể nói là một thứ đặc sản vùng miền đặc sắc chỉ có thể được sản sinh trong một bầu khí tự do, đa chiều của một miền Nam đã mất. Một thứ ngôn ngữ còn đậm đặc từ Hán Việt, sang cả và nhân hậu. 

Với tôi, bản thân từ vựng Hán Việt đã rất uyên áo, không kể tri thức của người xử dụng nó như Tuệ Sỹ. Vì thế, độ quyến rũ của thơ Tuệ Sỹ là bất khả chối từ. 

Tuy nhiên, con người tôi vốn đa mang hỗn tạp, cùng lúc tôi cũng thích thơ Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Đức Sơn bởi sự giản dị rất thuần Việt của 2 nhà thơ này, dù họ rất khác nhau. Ở họ, tiếng Việt thuần thành liêm khiết đem đến một độ rung vừa mạnh vừa sâu. 

Có lẽ, tôi cần minh định điều này, với Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Đức Sơn tôi chỉ thích thơ của họ, những điều còn lại thì hoàn toàn không. 

Bây giờ, càng ngày tôi càng thích sự chân thật. Và sự chân thật thì bao giờ cũng giản dị. Vì thế, càng lúc tôi càng cảm thấy gần gũi hơn với Nguyễn Đức Sơn. Mặc dù, giữa tôi và anh Sơn rất đối nghịch trong quan điểm về tôn giáo. Tôi còn nhớ có lần gặp anh sau một hội thoại giữa Đức ông Nguyễn Văn Phương, một Quốc vụ khanh ở tòa thánh Rôma và tôi về vấn đề tôn giáo và xã hội được tổ chức trên BBC, anh Sơn phang tôi mấy câu mang tính kỳ thị Thiên Chúa giáo, nhưng sau đó thì... huề, bởi chuyện đó vốn dĩ cũng bình thường trong sự chọn lựa niềm tin của chúng ta. 

Trở lại với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, cuộc sống và cái chết của thày củng cố một niềm tin của tôi: Con người chỉ thật sự lớn lao ở nhân cách, tài năng hay trí thức cũng chỉ là cái phù phiếm và thật sự vô nghĩa khi nó phản bội con người.

Giờ đây, nhục thân của Thích Tuệ Sỹ đã thành tro bụi, nhưng tôi tin cái tinh anh của thi ca và sự vô úy lẫm liệt của một Tuệ Sỹ bất khuất sẽ còn ở lại với chúng ta như niềm hy vọng về sự giải thoát đích thực cho một tâm thức dân tộc mòn mỏi. 

25/11/2023

[Image: 405210512-2595658050611830-7701316152954829788-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • dulan, JayM, TTTT
Reply
#8
Sống như lau sậy, khi nằm xuống âm vang cả đại ngàn.  🙏 Innocent





Chung trà đã lịm khói
Hàng chữ vẫn nối dài
Thế sự chùm hoa dại
Ủ mờ con mắt cay.

Sur la tasse de thé, la fumée s’évanouit
Les mots s’alignent
Les choses du monde
sont comme un amas de fleurs sauvages
Elles fatiguent et brouillent les yeux.

Công Nương bỏ quên chút hờn trên dấu lặng
Chuỗi cadence ray rứt ngón tay
Ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng
Nửa phím cung chõi nhịp lưu đày.

La princesse boude le “silence”
Les cadences enchaînent ses doigts
Trop lourdement
sont enfoncées les touches blanches
Le demi ton s’en est allé.

Ve mùa hạ chợt về thành phố
Khóm cây già che nắng hoang lương
Đám bụi trắng cuốn lên đầu ngõ
Trên phím đàn lặng lẽ tàn hương
Tiếng ve dội lăn tăn nốt nhỏ
Khóc mùa hè mà khô cả đại dương.

Soudain l’été a surgi
Les cigales chantent sur la ville
Un bouquet de vieux arbres
Protège du soleil torride
La poussière blanche s’enroule au bout de la ruelle
Le «silence» est parfumé
Le chant des cigales ondule légèrement
Je pleure l’été qui assèche l’océan.

TUỆ SỸ

[Image: 96378601-2129452990534627-2718229413740150784-o-1.webp]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 4 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • dulan, JayM, phai, TTTT
Reply
#9
Có những bậc chân tu/trí sĩ đã vượt qua nhiều ranh giới của kiếp người nên khi ra đi họ để lại một niềm tíếc thương chân thành tự nguyện của biết bao nhiêu người không phân biệt tín ngưỡng, lý tưởng chẳng hạn như Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và bây giờ là Hoà Thượng Thích Tuệ Sĩ.

Đọc trên mạng hay nhận từ email mới cảm nhận được niềm tiếc thương của mọi người dành cho ngài.

Có người gửi cho tôi bài thơ của sư Toại Khanh viết tiễn biệt Hòa Thượng Tuệ Sĩ. Đây là hai trong những vị sư thầy tôi thích đọc nhất nên copy & paste vào đây.

AI ĐIẾU HT TUỆ SỸ

Một giọt sương rơi
Cho hiên chùa thêm quạnh
Một vầng trăng về tây
Cho biển tối thêm sâu

Một Tăng Triệu thời nay
Giũ áo qua cầu
Tiếng thạch sùng khuya
Gió lùa tàng kinh các

Cầm đèn tuệ chênh vênh
sống một đời cao sĩ
Vóc hạc gầy mong manh
hồn chứa hết tam thiên
Chí cao vợi 
cô đơn
dặm trần không tri kỷ
Phiên chợ đời phũ phàng
Sao đắt đỏ chữ duyên

Trời nam lặng một bóng người
vai gầy cõng đạo, một trời sở tri
việc xong, quẳng gậy mà đi
hổ khê áo cỏ dặm về trăng soi...

Toại Khanh.
[-] The following 5 users Like phai's post:
  • dulan, JayM, Lục Tuyết Kỳ, LýMạcSầu, TTTT
Reply
#10
[Image: 404944804_860030519455914_76789936063454...e=6569B0E5]

thấy được có những thứ vượt ngoài sanh tử , hạnh phúc đời thường

gởi chút tâm từ đến Hoà thượng và mọi người

tui
[-] The following 4 users Like abc's post:
  • dulan, Lục Tuyết Kỳ, LeThanhPhong, TTTT
Reply
#11
"Hiu hắt bụi đường đôi chân không mỏi" - Viết về đôi bạn chân tình Tuệ Sỹ – Mạnh Thát.

Hai người bạn chân tình đã có nhau từ thuở nhỏ. Một người theo thiên bẩm thi phú tài hoa, văn chương lỗi lạc, tư tưởng như sâu thẳm đại dương… Một người thì lục lạo, sưu tra lịch sử meo mốc, bị bỏ quên trên những bảng gỗ, chùa hoang, dân dã… Thời bình thì cũng sống chung với nhau trong từng bữa ăn, trong từng thời giờ làm việc. Trong từng buổi giảng nơi các Tự viện, Phật học viện, Tòng Lâm, Đại Tòng Lâm… Tư tưởng vị nào cũng dồi dào, hùng mạnh như thác đổ giữa rừng khuya. Rồi cho đến thời gian bị tù đày biệt xứ thì hai người bạn chân tình cũng đồng cảnh ngộ ở tù Xà Lim, hay nơi miền rừng sâu nước độc để lãnh lấy bản án tử hình, hay hai mươi năm tù ở nhưng cả hai đều chẳng sợ, vẫn ngẩng cao đầu và đối mặt với hiểm nguy.

Một người bạn là Đạo Sư trên các nẻo bụi đường hoang vu thăm thẳm, cánh rừng già, bên vệ đường chiều tà buông phủ như kẻ lữ hành đường dài hun hút… không mệt mỏi tâm nguyện kiên định bất thối: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Còn người bạn kia là Thiền Sư. Người đã từng nói dí dỏm: “Tui chỉ thua Bồ Đề Đạt Ma bộ râu thôi.” Đạo Sư, Thiền Sư gặp nhau nơi bụi đường hiu hắt đó. Bụi đường của trần gian, hiu hắt của cuộc đời. Thiền Sư ngồi viết lịch sử trong dáng dấp chiếc quần đùi, áo thun ba lỗ mộc mạc, đơn sơ, trông chẳng là gì của nhà sử học uyên bác, mà hôm nay tất cả con người đều cúi đầu kính phục. Đạo Sư trong chiếc áo vạt hò, bạc màu thời gian, cặm cụi dịch kinh, làm thơ, đánh đàn:

“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn.
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.”

Đạo Sư vẫn tự tại. Tự tại như bao lần thõng tay vào chợ, hào quang đồng trần để lấm bụi đường mà đôi chân không mỏi. Chưa bao giờ biết mỏi giữa quê hương nghiệt ngã, khốn cùng. Bụi đường có lấm chân nhưng Đạo Sư, Thiền Sư vẫn sống bên nhau. Sống như đôi bạn chí thân được nứt ra từ lòng Mẹ, để rồi chơi với nhau và cùng lớn như nhau. Mỗi người bạn có một cái đầu. Cái đầu của Đạo Sư đúng như tên gọi. Cái đầu của Thiền Sư cũng chẳng khác. Mái tóc phủ vầng trán thông minh. Vầng trán đó đã cho đời một gia tài sử học thời đại vượt thời gian.

Hôm nay, ngồi xem lại hình ảnh hai người bạn Đạo Sư và Thiền Sư mà rúng động cả lòng, mà đau thương tận ruột, mà nghẹn lời trong cảnh kẻ ở người đi. Hình ảnh ấy là Đạo Sư mặc Pháp phục, y hậu trang nghiêm, chắp tay lễ Phật sơ sinh, dục mộc, nhân ngày Phật Đản. Thiền Sư không khác, chỉ khác mái tóc và bộ đồ. Nhưng có sá gì ngoại hình sắc tướng, chứng đạo Thiền là “trực chỉ nhơn tâm.” Đôi bạn thân thiết quá. Thâm tình quá. Lý tưởng quá, khó ai tìm thấy được có nơi đâu trên mặt đất hoang vu, hiu hắt này.

Đạo Sư, Thiền Sư đang ở trong nhà tù thời đại. Phương tiện để ở. Thị hiện để ở, hiện thân như bao nhiêu kẻ tù. Đạo Sư, Thiền Sư ngồi bên nhau trong tù mà thấy đầy vẻ an nhiên tự tại. Vô phiền không nhiệt. Trong ba cõi đâu chẳng là nhà. Bồ Tát lấy bụi đường làm bạn, lấy hiu hắt làm thân thích nguồn sống vô tận. Ngồi tù để nhớ lại lúc còn bên nhau dưới mái Đại Học Vạn Hạnh phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, đường Võ Di Nguy Phú Nhuận. Một bữa cơm trưa dưới tàng cây mận, Thiền Sư nói: “mình sinh ra đời có duyên đi tu đã đành, nhưng phải học giỏi, bằng cấp có đủ để làm Thầy giáo dục, thế hệ con em”… Đạo Sư nghe, để chén cơm xuống nói nhỏ nhẹ, nhưng đầy tính khí của kẻ sĩ: “Mấy bằng tiến sĩ giấy, chỉ đốt để uống mà thôi.” Thiền Sư cười ha hả… hai người nhìn nhau rồi tiếp tục ăn cơm trong thân tình đạo bạn.

Đạo Sư là vậy. Thiền Sư là vậy, trong đường tơ kẽ tóc, phàm thánh bất phân, hữu danh vô danh như tiếng dương cầm gõ nhịp đêm khuya bên ngọn đèn dầu bạch lạp lung linh không sáng dù để thấy người và đàn đang hiện hữu nơi đó.

Tình Đạo Sư nghĩa Thiền Sư qua bức ảnh. Đạo Sư bệnh nằm trên giường trong bệnh viện. Thiền Sư vào thăm, ngồi ghế bên giường nắm tay Đạo Sư mà dường như tâm thổn thức. Nắm tay không muốn thả. Nắm tay thật chặt để nói cho nhau nghe rằng, từ hôm nay đến vô lượng kiếp mãi là Từ Bi quyến thuộc, mãi là đôi bạn chân thân như hạnh nguyện Bồ Tát:

“Hư không dù có chuyển di
Nguyện con vô tận, chẳng suy chút nào”

Ôi đôi bạn chân tình, Đạo Sư, Thiền Sư bất phân tơ hào.

Nhưng có ai ngờ, nắm tay này là lần ly biệt, lần cuối cùng theo nghĩa thế nhân. Đạo Sư nằm, Thiền Sư ngồi hai khoảng cách không xa, nhưng dường như biết trước được rằng, giờ chia tay sắp đến, ngày cách biệt chẳng xa. Đạo Sư, Thiền Sư im lặng. Im lặng như hố thẳm. Im lặng như vực sâu không đáy, như bầu thái hư vô tận. Im lặng bặt dứt vô ngôn. Vô nhãn. Vô nhĩ… thâm trầm, vô thanh, hai tâm hồn dường một.

Chiếc Thiền sàng, Đạo Sư nằm đắp chiếc Pháp y màu măng cụt truyền thống. Đạo Sư bất động, như cái bất động ngàn đời của bậc Xuất Trần Thượng Sĩ. Không động. Không chuyển. Bất động để người đưa đi, để chư Thiên tiễn đi. để thiên nữ tán hoa đâu miên, hoa mạn thù sa dâng cúng. Hương ấy, mùi hương đạo hạnh. Hoa ấy, sắc hoa giới đức, cả hai đều bay ngược gió đến khắp muôn phương, chư thiên và loài người, thành kính đảnh lễ. Thiền Sư đi trước một tay đỡ Thiền sàng như gánh vác một ân huệ muôn trùng của tình bạn. Khi sống thì có nhau, giờ một người xả bỏ báo thân nhưng trong ý nghĩa tận cùng siêu nhiên thì luôn vẫn có nhau. Có nhau như đôi bạn chân tình. Như đôi bạn tâm giao. Có nhau như Đạo Sư Thiền Sư muôn thuở. Một bàn tay Thiền Sư đở Thiền sàng nâng cao, muốn nói Đạo Sư hãy lên đường thanh thản, an bình trên đạo lộ giải thoát, còn một tay để nơi ngực, Thiền Sư sẽ tiếp tục những gì Đạo Sư còn để lại, một kho tàng văn hoá quý giá. Một nền văn học kỳ vĩ của Phật Giáo Việt Nam.

Thiền Sư thi thiết, thi thiết bằng tâm nguyện vô cùng. Đạo Sư nằm. Thiền Sư đi như hai nốt nhạc dương cầm, trắng đen chỏi nhịp, khế hợp, đồng thanh hòa quyện vào nhau, du dương trầm bổng. Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình
[*]nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.

Ngày lễ nhập kim quan và phát tang Thầy.

San Diego, CA
Ngày 25 tháng 11 năm 2023

Thích Nguyên Siêu


MỘT ĐỜI CHĂM CHỈ

8 ngày trước ngày thầy viên tịch, thầy vẫn miệt mài làm việc.

Hình chụp lén thầy đang hiệu đính cuốn "Nhập Môn Thành Duy Thức Luận" của thầy Thích Thanh Hòa, một vị tăng được thầy và Hòa Thượng Thích Như Điển bảo trợ hoàn thành Tiến sĩ Phật Học ở nước ngoài.

[Image: IMG-2374.jpg]

[Image: IMG-2375.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • dulan, phai
Reply
#12
3 giờ chiều nay giờ VN, tro cốt xá lợi của Thầy Tuệ Sỹ đã về với lòng biển theo đúng Di Nguyện của Ngài trong sự tiếc thương vô vàn của những người yêu kính Ngài.

Nhục thân của Thầy mất đi nhưng Thầy sẽ vẫn luôn hiện hữu soi rọi Chánh Pháp và nâng đỡ cho những thế hệ tiếp theo đi tiếp con đường Đạo Pháp Dân Tộc mà Thầy đã đi.

Kính tiễn Thầy 🙏🙏🙏

[Image: IMG-3799.jpg]

[Image: IMG-3800.jpg]

[Image: IMG-3803.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, phai, TTTT
Reply