Đàm Thoại Tu Học
#1
Sis Xí Xọn thân mến,

(LTP không muốn xen vào thread Vì Diệu Pháp của sis làm loãng đề tài.  Vì thế, chúng ta nói chuyện ở đây nha.) :dance:

Đọc những gì sis viết, thấy sis dễ mến quá đi mất.

Như vậy, sis tự học Vi Diệu Pháp qua sách vở và qua video (YouTube?) thôi hả?  Sis có được theo học vị tăng ni nào mở lớp dạy ở chùa không?

Mến,
LTP


Reply
#2
Hay quá ...  Clap

qx xin được lót dép ngồi nghe hai người đàm thoại ... đã lổ tai ... hồn bay bay ...  Innocent
Reply
#3
(2020-01-09, 01:20 AM)LeThanhPhong Wrote: Sis Xí Xọn thân mến,

(LTP không muốn xen vào thread Vì Diệu Pháp của sis làm loãng đề tài.  Vì thế, chúng ta nói chuyện ở đây nha.) :dance:

Đọc những gì sis viết, thấy sis dễ mến quá đi mất.

Như vậy, sis tự học Vi Diệu Pháp qua sách vở và qua video (YouTube?) thôi hả?  Sis có được theo học vị tăng ni nào mở lớp dạy ở chùa không?

Mến,
LTP



Hế lô huynh LTP. 

XX chỉ tự học qua sách vỡ và video youtube thôi á huynh. [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif] Thời giời của XX eo hẹp quá đi nên hổng thể đến chùa.  Smiling-face-with-halo4  XX hổng dám dùng computer của công ty vì họ mới 

thay đổi management nên bây giờ họ nghiêm khắc lắm. XX có đăng hay ôn bài VDP thì chỉ chờ có đi làm về thôi á. 

Cảm ơn huynh ghé trang  "XX Học VDP" nhe? XX hoan nghênh tất cả mọi chia sẽ về Giáo Pháp của Đức Phật. [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#4
(2020-01-09, 12:49 PM)Xí Xọn Wrote: Hế lô huynh LTP. 

XX chỉ tự học qua sách vỡ và video youtube thôi á huynh. [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif] Thời giời của XX eo hẹp quá đi nên hổng thể đến chùa.  Smiling-face-with-halo4  XX hổng dám dùng computer của công ty vì họ mới 

thay đổi management nên bây giờ họ nghiêm khắc lắm. XX có đăng hay ôn bài VDP thì chỉ chờ có đi làm về thôi á. 

Cảm ơn huynh ghé trang  "XX Học VDP" nhe? XX hoan nghênh tất cả mọi ý kiến. [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

Sis có tâm tự học hay quá. 

Hồi đó LTP có cuốn Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Ngài Thích Minh Châu, đọc không hiểu gì vì nhiều chữ Hán Việt quá.  Mãi đến khi có vị tăng du học bên Thái về tội nghiệp tụi này, mở lớp dạy hơn một tháng chi đó.  Sư dạy Tâm Vương (Thức Uẩn) thôi vì không đủ thời gian.  Sau đó, LTP thỉnh cuốn Abhidhamma của Ngài Narada bằng Anh Ngữ, rồi so sánh ngữ vựng Anh với Hán Việt trong cuốn Thắng Pháp khi tự học những phần còn lại của Vi Diệu Pháp.

Nếu không có vị Sư đó dạy, chắc LTP không biết gì về Vi Diệu Pháp hết.

Cuốn Abhidhamma của Ngài Narada đã được ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt Ngữ rồi.

Sis Xí Xọn post bài lên đi.  LTP sẽ post song song tài liệu của LTP nếu có.  Khi cần bàn thảo thêm, hai đứa mình cùng chia xẻ đóng góp nha

LTP rất vui vì tìm được người cùng chí hướng với mình.
Reply
#5
VDP mênh mông vậy , bạn LTP hồi đó học mấy bộ và bây giờ muốn thảo luận bộ nào ?

  • Bộ Pháp Tụ
    Dhammasangani (Classification of Dhamma). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.


  • Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
    Vibhanga (Divisions). Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
    Dhatukatha (Discourse on Elements).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Nhân Chế Định (Nhân Thi Thuyết)
    Puggala Pannatti (The Book on Individuals).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
    Kathavatthu (Points of Controversy). Tâm An & Minh Tuệ dịch (*).  


  • Bộ Song Đối (Song Luận)
    Yamaka (The Book of Pairs).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Vị Trí (Phát Thú)
    Patthana (The Book of Causal Relations).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 

Reply
#6
(2020-01-09, 03:42 PM)abc Wrote: VDP mênh mông vậy , bạn LTP hồi đó học mấy bộ và bây giờ muốn thảo luận bộ nào ?
  • Bộ Pháp Tụ
    Dhammasangani (Classification of Dhamma). Hòa thượng Tịnh Sự dịch.


  • Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
    Vibhanga (Divisions). Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
    Dhatukatha (Discourse on Elements).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Nhân Chế Định (Nhân Thi Thuyết)
    Puggala Pannatti (The Book on Individuals).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
    Kathavatthu (Points of Controversy). Tâm An & Minh Tuệ dịch (*).  


  • Bộ Song Đối (Song Luận)
    Yamaka (The Book of Pairs).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


  • Bộ Vị Trí (Phát Thú)
    Patthana (The Book of Causal Relations).  Hòa thượng Tịnh Sự dịch. 


Úi chu choa .  Bác abc cho LTP xin đi .  Sách Ngài Tịnh Sự để bác học :78:   .  LTP chỉ học sách vỡ lòng thui .
Bác học hết bộ sách đó chưa ?

Chắc kiếp sau, LTP mới dám đụng tới .
Reply
#7
(2020-01-09, 04:28 PM)LeThanhPhong Wrote: Úi chu choa .  Bác abc cho LTP xin đi .  Sách Ngài Tịnh Sự để bác học :78:   .  LTP chỉ học sách vỡ lòng thui .
Bác học hết bộ sách đó chưa ?

Chắc kiếp sau, LTP mới dám đụng tới .

dạ hỏng dám

một cái mấu chốt mà tui thấy vô cùng hữu ích là lộ trình tâm

giờ hỏi một câu , một chúng sanh . tâm cận tử của họ là loại tâm gì (thiện hay bất thiện) để dẫn đến tái sanh ?
Reply
#8
(2020-01-09, 05:14 PM)abc Wrote: dạ hỏng dám

một cái mấu chốt mà tui thấy vô cùng hữu ích là lộ trình tâm

giờ hỏi một câu , một chúng sanh . tâm cận tử của họ là loại tâm gì (thiện hay bất thiện) để dẫn đến tái sanh ?

XX thấy huynh ABC đưa ra cả toàn bộ VDP làm XX hoảng hồn!  Rollin 

Vậy cho phép XX trả lời xem đúng không nha huynh? [Image: 55.gif]

Theo những gì XX được biết biết tâm cận tử vốn là thường là tâm hữu phần, khi cận tử thì biến thành tâm tử, qua kiếp sau lại tái sanh thành một tâm hữu phần aka tâm hộ kiếp á, 

cái tâm mà Sư Giác Nguyên gọi là Tâm Ban Sơ lúc còn trong sáng đó, đến khi nó bị đánh thức bởi ngũ uẫn là nó chạy trốn mất tiêu liền á.  [Image: cute-smiling-smiley-emoticon.gif]


Theo XX biết là huynh Anatta cũng là VDP á. XX mời huynh cùng vào đàm thoại với XX, với huynh ABC và huynh LTP cho dzui.  [Image: penguin_40_anim_gif.gif]

Còn có ACE nào thí dụ như huynh Quê Xưa, XX mời gia nhập cho đông đủ á. [Image: hop.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#9
XX có cần chú XXX trả lời câu này không? Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#10
(2020-01-09, 01:18 PM)LeThanhPhong Wrote: Sis có tâm tự học hay quá. 

Hồi đó LTP có cuốn Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Ngài Thích Minh Châu, đọc không hiểu gì vì nhiều chữ Hán Việt quá.  Mãi đến khi có vị tăng du học bên Thái về tội nghiệp tụi này, mở lớp dạy hơn một tháng chi đó.  Sư dạy Tâm Vương (Thức Uẩn) thôi vì không đủ thời gian.  Sau đó, LTP thỉnh cuốn Abhidhamma của Ngài Narada bằng Anh Ngữ, rồi so sánh ngữ vựng Anh với Hán Việt trong cuốn Thắng Pháp khi tự học những phần còn lại của Vi Diệu Pháp.

Nếu không có vị Sư đó dạy, chắc LTP không biết gì về Vi Diệu Pháp hết.

Cuốn Abhidhamma của Ngài Narada đã được ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt Ngữ rồi.

Sis Xí Xọn post bài lên đi.  LTP sẽ post song song tài liệu của LTP nếu có.  Khi cần bàn thảo thêm, hai đứa mình cùng chia xẻ đóng góp nha

LTP rất vui vì tìm được người cùng chí hướng với mình.

Hế lô huynh LTP. 

XX chưa có đọc cuốn Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Ngài Thích Minh Châu, nếu có thì chắc là XX đọc cũng hổng hiểu.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Dzị là huynh may mắn rồi. XX chưa có cơ duyên học với Vị Sư Miến Điện nào hết. XX thấy huynh cũng có tâm ghê, dzị mà cũng tự học phần còn lại của VDP.  Clap

XX thấy huynh ABC chắc cũng giỏi về VDP lắm lắm á.  Smiling-face-with-halo4
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#11
(2020-01-09, 10:14 PM)Xí Xọn Wrote: Hế lô huynh LTP. 

XX chưa có đọc cuốn Thắng Pháp Tập Yếu Luận của Ngài Thích Minh Châu, nếu có thì chắc là XX đọc cũng hổng hiểu.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Dzị là huynh may mắn rồi. XX chưa có cơ duyên học với Vị Sư Miến Điện nào hết. XX thấy huynh cũng có tâm ghê, dzị mà cũng tự học phần còn lại của VDP.  Clap

XX thấy huynh ABC chắc cũng giỏi về VDP lắm lắm á.  Smiling-face-with-halo4

Vị Sư đó là người Việt mình đó sis.  Sư dạy LTP thỉnh mua cuốn Abhidhamma của Ngài Narada để tự học song song với cuốn Thắng Pháp của Ngài Thích Minh Châu.  LTP mang ơn Sư đã khai mở cho LTP biết Vì Diệu Pháp là gì, vì tự học cuốn Thắng Pháp nhưng không hiểu chi hết.  Nó chán gì đâu.
Reply
#12

[Image: ht-tinhsu.jpg]

Tiểu sử Hòa thượng Tịnh Sự Santakicco
(1913-1984)

  
Ngài TỊNH SỰ, thế danh là VÕ VĂN ĐANG, sanh năm 1913 tại xã Hòa Long, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp ngày nay).
Thân phụ của Ngài là cụ Ông VÕ VĂN TỔ, thân mẫu của Ngài là cụ Bà TRẦN THỊ THÔNG. Ngài được sanh trong một gia đình Nho giáo, với bản chất thông minh, nên vừa bảy (7) tuổi, thân phụ Ngài cho học vỡ lòng chữ Nho. Ngài tiếp thu rất lẹ, lãnh hội rất mau. Những người thân tộc vui tánh gọi Ngài là "thần đồng Lê Quí Đôn".
Khi mười hai (12) tuổi, Ngài vào chùa Bửu Hưng (cùng xã Hòa Long) tu và học kinh luật Sa di thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Thấy Ngài thông minh, thầy của Ngài bấy giờ đặt pháp danh cho Ngài là HUỆ LỰC.
Lúc hai mươi (20) tuổi, Ngài sang chùa Kim Huê (tại Sa Đéc) tu và học kinh Luật Tỳ khưu.
Đến hai mươi lăm (25) tuổi, Ngài về trụ trì Chùa Phước Định ở chợ Lách.
Khi ba mươi (30) tuổi, Ngài sang trụ trì chùa Viên Giác tại Long Hồ, Vĩnh Long.
Lúc ba mươi lăm (35) tuổi, Ngài sang nước Campuchia (Cao Miên) thọ giới Sa di tại chùa Kùm-pung (Treyloko) ở Trà Pét, trong truyền thống Phật giáo Nam tông Theravada.
Đến ba mươi tám (38) tuổi, Ngài sang nước Thái Lan, thọ giới Tỳ Khưu tại chùa Paknam ở Bangkok. Vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo, nên vị thầy tế độ đặt pháp danh cho Ngài là TỊNH SỰ (Santakicco). Nơi đây, Ngài chấp trì nghiêm túc hạnh Đầu đà (Dhutanga), hành Thiền Chỉ (Samatha), tu Thiền Quán (Vipassana) và học Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma) đến sáu năm bảy tháng mới trở về Việt Nam.
Khi bốn mươi lăm (45) tuổi, Ngài về trụ trì chùa Viên Giác lại như trước, nhưng bây giờ, Ngài thay đổi sinh hoạt chùa, từ hình thức lẫn nội dung, hoàn toàn hành trì theo truyền thống Phật giáo Nam Tông. Trong thời gian trụ trì tại chùa Viên Giác, Ngài dịch Tạng Luật, các bộ Kinh Tạng, dạy Pháp học Siêu Lý và Pháp hành Tứ Niệm Xứ.
Lúc năm mươi chín (59) tuổi, Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý tại Phú Định, thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Ngài mở trường Phật học, chuyên dạy môn Abhidhamma và dịch các sách giáo khoa Phật học như: Vô Tỷ Pháp sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng và tạng A-tỳ-đàm.
Đến bảy mươi (70) tuổi, Ngài mới hoàn thành các dịch phẩm nói trên.
Qua năm bảy mươi mốt (71) tuổi, Ngài thọ bệnh tại chùa Siêu Lý ở Thành phố Hồ Chí Minh, rồi về chùa Viên Giác ở Vĩnh Long dưỡng bệnh.
Đêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Đến nữa đêm, Ngài gọi Chư Tăng đến ban lời di huấn và gởi lời sám hối phổ thông đến toàn thể Chư Tăng trong Giáo Hội, rồi gom tâm an trú trong Chánh niệm, Tỉnh giác. Lúc 6 giờ 15 phút, sáng ngày mùng 7 tháng 5 ÂL (nhằm ngày 5 tháng 6) năm 1984, Ngài đang ngồi với sư Giác Tâm, bỗng Ngài ngước lên nhìn trần nhà và mĩm cười rồi tịch.
Sự nghiệp Đạo pháp của Ngài có thể kể tóm lược như sau :
A. DỊCH PHẨM
Quote:- Bộ Pháp Tụ (Dhammasangini)
- Bộ Phân tích (Vibhanga)
- Bộ Chất Ngữ (Dhātukāthā)
- Bộ Nhơn Chế Định (Puggalapaññatti)
- Bộ Ngữ Tông (Kāthāvatthu)
- Bộ Song Đối (Yamaka)
- Bộ Vị Trí (Patthāna)

- Diệu Pháp Lý Hợp (Abhidhammatthasangaha)
- Vô Tỷ Pháp Sơ Đẳng
- Vô Tỷ Pháp Trung Đẳng
- Vô Tỷ Pháp Cao Đẳng
- Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)
B. TẠO TỰ
Quote:- Chùa Viên Giác
- Chùa Pháp Độ
- Chùa Long Linh
- Chùa Trúc Lâm
- Chùa Giác Phước
- Chùa Siêu Lý
- Chùa Thiền Quang I
- Chùa Thiền Quang II
- Chùa Tứ Phương Tăng
C. TẠO TĂNG
Quote:Ngài cho xuất gia hằng trăm vị Tăng sĩ. Vị đệ tử đầu tiên là Tỳ khưu Hòa Thiện, vị đệ tử cuối cùng là Sa-di Chánh Tâm.
Sự ra đi của Ngài đã để lại cho toàn thể Tăng Tín đồ một niềm kính tiếc vô biên.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp/vdp-index.htm
Reply