Xí Xọn Học Vi Diệu Pháp!
#1
[Image: BI-U-VDP-01.jpg]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
XX có đọc qua ba tập Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp (Handbook of Abhidhamma Studies, bản nghiên cứu Anh Ngữ của Venerable Sayadaw Silananda), bản dịch của Cư Sĩ 

Pháp Triều,  nhưng đây là một tác  phẩm vĩ đại khó học khó nhớ ghê á. XX đọc xong rồi quên mất tiêu luôn không nhớ được  chút nào. XX lại xem qua vài tập của Sư Cô Thích Nữ Tâm Tâm, nhưng 

lại thấy mình học mà như nước đổ  lá sen á, hổng hiểu gì hết  trơn á.  Rollin XX lại cặm cụi xem hết 59 tập Vi Diệu Pháp do Sư Khánh Tuệ giảng thì mới thấy mình hiểu được chút chút.  10_point XX 

lắng nghe từng chút  một, quay đi quay lại từng chút để có thể hiểu rỏ nhiều hơn, rồi cẩn thận còn viết notes xuống nữa. Vậy mà XX vẫn thấy mình chưa nắm được, và cũng hổng nhớ được nhiều 

chi pháp và những lộ tâm  vận hành như thế nào, nhưng hổng hiểu sao, XX càng học Vi Diệu Pháp lại càng có nhiều hứng thú, muốn hiểu tường tận nhiều hơn á. Có điều, biết mình học nhiều mà 

hiểu thì quá ít.  Rollin, nên XX tự  mở thread này ra là để ôn lại từ đầu, và sẵn đó, nếu có các cao nhân nào thông thạo Vi Diệu Pháp thì chia sẽ thêm cho XX.  Clap

 
Khi nghe video Sư dạy, có thể là XX chép notes xuống có rất nhiều thiếu sót. Những sai sót lỗi lầm này là của XX, chứ không phải của Sư

Khánh Tuệ nha.  Sau mỗi chủ đề VDP, XX cũng tiện thể đăng luôn bài giảng của Sư Khánh Tuệ để nếu có ai muốn hiểu tường tận thì tiện bề tham khảo, vì trong lúc take notes, hay sợ vì  không hiểu tường tận

sẽ làm mọi người hiểu sai Giáo Pháp của Đức Phật và lời giảng của Sư Khánh Tuệ  Innocent :78:



Hôm nay XX upload Biểu Đồ Vi Diệu Pháp trước. Rồi từ từ XX sẽ viết note của mình xuống để tự ôn, xem như là XX đang tự mình ôn thi đi, hy vọng là XX có thể nhớ được nhiều thêm một chút, và hiểu thấu Vi Diệu Pháp 

nhiều thêm chút chút nữa á.  :thinking-face4:


Chúc mọi người ngủ ngon nhe.  Smiling-face-with-halo4 Ngày mai XX sẽ viết tiếp.  :thinking-face4:
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
XX có nói học nhiều mà hiểu quá ít

tui thấy cái này (VDP) không phải nhét là vào được , nó phải thấm từ từ , khi áp dụng vào đời sống hàng ngày . gắn kết những khái niệm định nghĩa với những hoạt động thân khẩu ý thì mức thẩm thấu sẽ cao hơn

chúc bạn học VDP vui
Reply
#4
(2020-01-09, 09:20 AM)abc Wrote: XX có nói học nhiều mà hiểu quá ít

tui thấy cái này (VDP) không phải nhét là vào được , nó phải thấm từ từ , khi áp dụng vào đời sống hàng ngày . gắn kết những khái niệm định nghĩa với những hoạt động thân khẩu ý thì mức thẩm thấu sẽ cao hơn

chúc bạn học VDP vui


Rất đúng á huynh. Chính vì vậy phải ôn đi ôn lại tất cả và mọi chi pháp, thấu hiểu rõ ràng hết mỗi một chi pháp rồi mới có thể áp dụng từ từ phải hông huynh?   [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

Cảm ơn huynh đóng góp ý kiến và ghé thăm trang này của XX nha. [Image: flower-dance-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#5
[Image: VDP-Pic-letter.png]



Bài # 1 - Đại Cương Thắng Pháp



Hành Giả Tứ Niệm Xứ và Vi Diệu Pháp:

Hỏi: 

(1) Hành giả Tứ Niệm Xứ có nên cần học VDP hay không?

(2) Nếu không học VDP, hành giả TNX có thể đạt các tầng tuệ hay không?

ĐÁP:

(1) Hành giả Tứ Niệm Xứ, nếu không học VDP thì không thể tiến xa hơn được trên lộ trình hành đạo vì tu Tứ Niệm Xứ phải cần thấy được pháp Chân Đế. Vì cảnh của Tuệ cao cần phải biết được 

chân đế. Trên phương diện pháp học, thí dụ,  khi ta ngồi thì ta biết là sắc ngồi, không phải ta ngồi để ghi nhận. 

(2) Khi ta học VDP, ta sẽ hiểu qua Tứ Đại khi ta thiền Tứ Niệm Xứ (cứng, mềm, nóng, lạnh) và do đó phát sanh tuệ, thấy được Tam Tướng, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã và biết rằng Đất, Nước, Lửa, 

Gió thuộc về Sắc Pháp. Còn tâm của Danh Pháp thì như thế nào? Tâm là Danh Pháp thuộc pháp Chân Đế.  Khi hành Tứ Niệm Xứ, ta quan sát thân và tâm này là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã và là 

bản chất của Chân Đế. Ta luôn thấy rằng tâm này luôn sanh diệt, bức bách và khổ đau, thấy rõ tâm này là do duyên cấu tạo, là vô thường, nẩy sanh sự nhàm chán để ly tham, tức là thấy được 

Chân Đế, thấy được pháp Vô Vi ==> Niết Bàn. Đức Phật đã chia chẽ từng pháp một để cho chúng ta thấy được và khi hành giả thấu hiểu Vi Diệu Pháp, sẽ giúp hành giả tu Tuệ. 



[Image: VDP001.jpg]



Giáo Lý của Đức Phật:

  1. Pháp Học 
         (a) Tạng Kinh
         (b) Tạng Luật
         © Tạng Vi Diệu Pháp

  2. Pháp Hành
         (a) Giới Định Tuệ
         (b) Bát Chánh Đạo - 37 phẩm Trợ Đạo, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, etc.
         © Chú Giải (Các Bậc Thánh.

3. Pháp Thành
         (a) Bốn Đạo
         (b) Bốn Quả
         © Niết Bàn

3 Lợi Trí

1. Trí Văn: Tìm hiểu Pháp Học một cách đúng đắn sáng suốt. 


2. Trí Tư: Suy gẫm lời Đức Phật dạy. 

3. Trí Tu: Tu tập pháp hành (Tạng kinh, tạng luật, tạng Vi Diệu Pháp). 


VI DIỆU PHÁP
Abdhidhamma


Giáo pháp vi diệu sâu xa Đức Phật thuyết dạy cho người trí. 

1. Giúp hiểu sâu Giáo  Pháp của Đức Phật. 

2. Giúp thấu đáo lộ trình của Tâm. 

3. Hỗ trợ trong việc hành pháp. 


Có bốn bậc A La Hán. 

(1) Bậc Nhất Minh - Bậc A La Hán chứng Lậu Tận Minh. 

(2) Bậc Nhị Minh - Bậc A La Hán chứng được Lậu Tận Minh, Túc Mạng Minh. 

(3) Bậc Tam Minh - Bậc A La Hán chứng được Túc Mạng Minh, Lậu Tận Minh, Sanh Tử Minh (Thấy được nhiều kiếp quá khứ).

(4) Bậc Lục Minh - Bậc Thánh chứng được sáu minh Lục Thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Thần Túc Thông, Lậu Tận Thông 

     (Trí Hiệp Thế). Các ngài do đắc được các tầng thiền nên có được trí tuệ phân tích. 


Trí Tuệ Phân Tích:

(1) Pháp Vô Ngại Giải - Dạy pháp thông suốt chính xác. 

(2) Nghĩa Vô Ngại Giải - HIểu pháp và nghĩa của thế gian. 

(3) Từ Vô Ngại Giải - (chố này XX quên mất). Phải xem lại. Có ai nhớ chia sẽ giùm XX nhe? [Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif]

(4) Trí Vô Ngại Giải - Trí sâu sắc. Hiểu rành rẽ, thấu đáo và vi diệu. 


7 Bộ  Vi Diệu Pháp

 

1.      Bộ Pháp Tụ - Đề tài về thiện, bất thiện, vô ký.
2.      Bộ Phân Tích  - Nói về mười đề tài, giữa ý ngọn tạng kinh Chân Đế.
3.      Bộ Chất Ngữ - Chi pháp pháp tụ và phân tích Danh Uẩn.
4.      Bộ Nhân Chế Định – Chi pháp trong Tăng Chi Bộ Kinh. Nhìn người.
5.      Bộ Ngữ Tông – Lấy giáo pháp làm căn bản.
6.      Bộ Song Đối – Hỏi xuôi và hỏi ngược.
7.      Bộ Vị Trí – Mười hai Duyên Sinh và Duyên Hệ.


Lợi ích của Vi Diệu Pháp:

(1) Giúp chúng ta thấu rõ pháp nào là Giáo Pháp của Đức Phật, Pháp nào là không. 

(2) Giúp chúng ta thực hành Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp): Tục Đế và Chân Đế. 



XX dừng ở đây nhe. Ngày mai XX sẽ tiếp tục tóm tắt và chia sẽ về Sự Thật Thứ Nhất - Tục Đế. 


XX xin copy của Mod Nonregister về lời dạy của Đức Phật để kết thúc buổi tối đầu tiên XX ôn lại Vi Diệu Pháp nhe.   [Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif]



Lời Đức Phật Dạy

"Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. đem hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích hạnh phúc cho chư Thiên và nhân lọai, Mỗi người hãy đi mỗi ngã. Này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương đạo pháp, tòan hảo ở đọan đầu, tòan hảo ở đọan giữa, tòan hảo ở đọan cuối cùng, tòan hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa tòan thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng phải đi hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Đại Trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các con đã hoàn tất nhiệm vụ."

[Image: 78.gif] [Image: 78.gif] [Image: 78.gif]

Do lòng thành kính học Vi Diệu Pháp hôm nay, con nguyện không khổ thân, không khổ thân, không tật bệnh, tâm không phiền não, thân tâm thường an lạc, luôn có cơ duyên học hỏi từ tất cả mọi bậc Thiện Trí Thức, luôn ở trú xứ thích hợp để tu tập Chánh Pháp, đoạn tận Tham Sân Si, diệt trừ mọi khổ đau. 

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong 31 cõi, không khổ thân, không khổ thân, không tật bệnh, tâm không phiền não, thân tâm thường an lạc, XX nguyện xin chia sẽ công đức học pháp ngày hôm nay cho tất cả. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



XX đã tóm tắt xong bài #1, xin đăng bài giảng của Sư Khánh Tuệ để mọi người cùng tham khảo.









[Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif][Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif][Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif]
Reply
#6
Quote:(3) Từ Vô Ngại Giải - (chố này XX quên mất). Phải xem lại. Có ai nhớ chia sẽ giùm XX nhe? [Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif]



"Vi Diệu Pháp Giảng Giải" của Sư Giác Chánh:

https://www.budsas.org/uni/u-vdp-gg/vdpgg-00.htm

Về phương diện diễn đạt, tạng Abhidhamma chú trọng về 4 pháp gọi là Vô Ngại Giải (Paṭisambhidā) = sự thông suốt, không có ngăn ngại trong việc giảng giải. Bốn pháp vô ngại giải ấy là:

1) Pháp vô ngại giải (Dhammapaṭisambhidā): là sự diễn đạt thông suốt các pháp, vì ở tạng Vi Diệu Pháp các pháp được gom lại thành một giềng mối và phân tích rõ ràng.

2) Nghĩa vô ngại giải (Atthapaṭisambhidā): là các ý nghĩa được trình bày, giải thích một các rộng rải, không sai lầm. Trong tạng Diệu Pháp, các ý nghĩa của danh từ, của các pháp được minh định một cách rõ ràng chứ không có sự lôi thôi trong vấn đề định nghĩa.

3) Từ vô ngại giải (Niruttipaṭisambhidā): là sự dùng từ để diễn đạt pháp rất thông suốt, không lẩn lộn. Trong tạng Diệu Pháp các từ ngữ được dùng một cách rất chính xác, đâu ra đấy. Thí dụ như tiếng " tư tưởng " mà ta thường dùng theo phổ thông được hiểu là ý nghĩ, nhưng ở tạng Diệu Pháp " Tư " là sự cố ý, suy nghĩ và " Tưởng " được dùng để chỉ sự nhớ lại, ôn lại ...

4) Biện vô ngại giải (Paṭibhānapaṭisambhidā): là sự thông suốt, lưu loát trong sự biện bác. Trong tạng Diệu Pháp, pháp lý được trình bày đầy đủ, nghĩa lý được giải thích rõ ràng, ngôn từ dùng đúng chỗ không lẩn lộn. Nhờ các ưu điểm ấy, người học Abhidhamma sẽ không lúng túng khi trình bày các pháp lý.

Với những lý do trên, nên tạng này được gọi là Vi Diệu. 
Reply
#7
Wow! Rất là cảm ơn huynh LTP tìm giùm XX 4 Pháp Vô Ngại Giải.  Smiling-face-with-halo4  Rất là đầy đủ á huynh.  [Image: 67.gif] XX có check cái link, skim qua thấy sách của Sư Giác Chánh cũng khá hay đó. XX bookmark để dành sau này đọc thêm. 

Huynh có đọc hết tác phẩm VDP này của Sư chưa? Chắc là huynh đọc hết rồi há?  Innocent. XX đang tính viết tóm tắt phần Tục Đế, nhưng hồi đó viết notes, viết nhanh quá bây giờ XX đọc lại chữ hổng ra luôn.  Rollin XX cảm ơn huynh nhiều nha!

Sadhu! Sadhu! Sadhu!
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#8
LTP đồng ý với sis là sách của Sư Giác Chánh rất hay.

Đã lâu rồi, LTP không đụng tới Vi Diệu Pháp.  Bây giờ, mới học lại cùng với sis nè.
Reply
#9
[Image: VDP-Pic-letter.png]


Bây giờ XX lại tiếp tục ôn lại bài học # 1 về Đại Cương Thắng Pháp. Sau khi giới thiệu sơ khởi về Giáo Pháp của Đức Phật, XX sẽ ôn lại phần đầu tiên của Đại Cương Thắng Pháp. Đề cập đến hai sự thật. Chân Đế và Tục Đế. Bên dưới là biểu đồ về hai sự thật này. 




[Image: Ph-p.jpg]




PHÁP TỤC ĐẾ





[Image: Capture.jpg]



Tục Đế là sự thật quy ước thứ nhất, bị hạn chế bởi không gian và thời gian, tùy theo đất nước, địa phương, ngôn ngữ, danh từ (diễn đạt khác nhau qua ngôn ngữ) Tục Đế, như biểu đồ bên trên, gồm có
 
(1)  Danh Chế Định:
 
1.     Danh Chơn: Chỉ cho các pháp có thực tánh, có bản thể à Pháp Chân Đế à Thí dụ: Tâm biết cảnh hay uẩn xứ.
 
2.     Phi Danh Chơn: Chỉ cho các pháp không có thực tánh, sắc pháp. Thí dụ: nhà, bàn, đất nước lửa gió. Vốn giả danh, chỉ có tính cách quy ước mà thôi.
 
3.     Danh Chơn Phi Danh Chơn: Danh từ ghép trước chỉ cho các pháp thực tánh. Danh từ sau chỉ cho các pháp không có thực tánh. Thí dụ: Tâm tôi. Tâm biết cảnh có bản thể, nhưng tôi thì không có thực tánh bản thể.
 
4.   Phi Danh Chơn Danh Chơn: Danh từ ghép. Danh từ trước chỉ cho pháp không có thực tánh. Danh từ sau chỉ cho các pháp có thực tánh. Thí dụ: Tôi tham, tôi sân, tôi si.
 
5.   Danh Chơn Danh Chơn: Danh từ ghép: Danh từ trước và sau đều chỉ cho pháp có thực tánh. Thí dụ: Tâm tham, tâm sân, tâm si, sắc pháp, ngũ uẩn.
 
6.   Phi Danh Chơn Phi Danh Chơn: Danh từ  ghép: Danh từ trước và sau cả hai đều không có thực tánh. Thí dụ: Cái ghế, cái bàn, cái nhà, cái xe.  
 
 
 
(2)  Nghĩa Chế Định:
 
1.   Hình Thức: Dựa vào hình thức của sự vật để chúng ta có thể hiểu nhau. Thí dụ: Dài ngắn, tròn méo, cao thấp, mập ốm. Vốn không có thực tánh, mặc định để hiểu nhau.
 
2.   Hiệp Thành: Nói đến những sự vật hợp lại với nhau mà thành. Thí dụ: Cái nhà có cửa, xi măng, kiếng. Cái xe có đồ phụ tùng lấp ráp lại mà hình thành.
 
3.   Chúng Sanh: Dựa theo ngũ uẩn của chúng ta à Chỉ cho năm uẩn. Thí dụ: Ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, chư Thiên, nhân loại, bàng sanh như con mèo, con chó, con heo, con ngỗng vốn giả danh, không có thật. Cây cối thảo mộc.
 
 
4.   Thời Gian: Theo sự vận hành của mặt trời, mặt trăng à Tính giờ khắc, phút, ngày, tháng, năm, một năm, mười năm, một thế kỹ, thiên niên kỷ,  vân vân và vân vân.
 
5.   Hư Không: Kẻ hở, lổ hổng. Thí dụ: Khoảng trống của cửa. Ổ gà ở đường phố. Hố sâu, cái lổ của trần nhà.
 
6.   Phương Hướng: Hướng đông tây nam bắc. Danh từ giả lập. Thí dụ: Hướng mặt trời để chỉ đường có tính cách quy ước (bản đồ). Hướng trên hướng dưới, hướng thượng, hướng hạ.
 
7.   Hình Tướng: Tiêu biểu cho ký hiệu. Thí dụ: Bản đường phố (street signs), bảng hiệu cửa hàng tạp hóa, vân vân và vân vân.
 
 
Có hai lợi ích khi học về khái niệm Tục Đế:
 
1.   Bớt chấp vào ngôn ngữ chế định, giả lập, không có sự thật để chúng ta đừng cố chấp và tư tưởng và lời nói của chúng ta.
 
2.   Khi chúng ta hành thiền, chúng ta có thể phân biệt được pháp nào là pháp Chân Đế, pháp nào là pháp Tục Đế. Thí dụ: Khi chúng ta suy nghĩ về cây cối, con người, cha mẹ, chúng ta biết nó là Tục Đế.



 PHÁP CHÂN ĐẾ



[Image: Capture.jpg]

 
Pháp Chân Đế:
1.      Không thay đổi ở bản thể, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
 
2.      Bản thể hoặc thực tánh pháp nói và cái Dụng của nó, bản chất của nó vẫn là Khổ, Vô thường, Vô ngã. Thí dụ: Muối à Không thay đổi theo không gian và thời gian, nhưng vẫn sinh và diệt.
 
3.      Chân Đế cũng bao gồm các pháp hữu vi như ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:
·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.
 
4.      Có tất cả là 4 Pháp Chân Đế:
(1)   Tâm (Citta)
(2)   Tâm Sở (Cetasika Citta)
(3)   Sắc Pháp (Rupa)
(4)   Niết Bàn (Nibbana).  
 
5.      Nghĩa của Pháp Chân Đế:
(1)   Cảnh của Tuệ Cao.
(2)   Chủ thể của Pháp Chế Định.
(3)   Đặc biệt phi thường.
 
6.      Khi hành giả thiền Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp):

·        Cảnh của Tuệ Cao: Là để thấy được  Chân Đế. Thí dụ: Quán hơi thở ra vào là Pháp Tục Đế. Ghi nhận một thời gian dài sẽ thể nghiệm qua tâm được sự cứng mềm nóng lạnh của thân Tứ Đại à Pháp Chân Đế à Cảnh của Tuệ Cao (4 Đại). Khi không còn hơi thở, không có đàn ông, không có đàn bà, cảm nghiệm Tam  Tướng, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã à Niết Bàn.
 
·        Chủ Thể của Pháp Chế Định: Thân của chúng ta đều có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thí dụ: Ngũ uẩn à Người, địa ngục, Phạm thiên, Chư Thiên, chúng sinh, bàng sanh đều có ngũ uẩn.
 
 
·        Đặc Biệt Phi Thường: Bản thể - Dụng không bao giờ thay đổi đều là quá khứ, hiện tại, vị lai và dù là ở cảnh giới nào. 





XX đã tóm tắt ôn lại xong về hai sự thật Pháp Tục Đế và Pháp Chân Đế á, Huynh LTP thấy XX có còn thiếu sót chỗ nào cần bổ túc thêm không? [Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

Nếu huynh có điều gì hay và cần bổ túc gì thêm thì xin chia sẽ với XX nha? Cảm ơn huynh đã giúp đỡ. XX cũng hoan nghênh tất cả mọi góp ý của các ACE, đã xem và viếng 

thăm trang học Vi Diệu Pháp này của XX. 
XX xin kết thúc bằng lời Phập Dạy và câu kinh Pháp Cú nha.   [Image: dancing-rose.gif]



Lời Đức Phật Dạy

 "Hãy dứt bỏ cái gì không phải của con. Sự dứt bỏ ấy sẽ đem lại cho con hạnh phúc và an vui. 


Cái gì không phải của con?  Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải của con. Hãy dứt bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðó là một sự dứt bỏ sẽ tạo cho con Hạnh Phúc và 

An Vui". -- (Kinh Tạp A Hàm XXII, 33). 


[Image: flower-border011020.jpg]





Do lòng thành kính học Vi Diệu Pháp, nghe pháp và hành pháp hôm nay, con nguyện không khổ thân, không khổ tâm, không tật bệnh, tâm không phiền não, thân tâm thường an lạc, được thọ mạng lâu dài để luôn có cơ duyên học hỏi từ tất cả mọi bậc Thiện Trí Thức, luôn ở trú xứ thích hợp để tu tập Chánh Pháp, đoạn tận Tham Sân Si, và diệt trừ mọi khổ đau. 

Nguyện cho tất cả chúng sanh trong 31 cõi, không khổ thân, không khổ thân, không tật bệnh, tâm không phiền não, thân tâm thường an lạc, XX nguyện xin chia sẽ công đức học pháp ngày hôm nay cho tất cả. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



[Image: shy-penguin-smiley-emoticon.gif]


XX đã tóm tắt xong bài #1 & 2 , xin đăng bài giảng của Sư Khánh Tuệ để mọi người cùng tham khảo.









XX xin chúc tất cả ngủ ngon và thân tâm thường an lạc.  Smiling-face-with-halo4
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#10
Quote:Chân Đế chỉ là ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:

·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.

LTP đang học chung với sis Xí Xọn mà.

Có lẽ sis check lại keyboard, hình như chữ "là" biến thành "à" vì mất chữ "l"?

Bài sis post rất hay.  Thank you.
Reply
#11
cô giáo XX cho hỏi thăm , lớp VDP này một tuần học mấy buổi ?
Reply
#12
(2020-01-13, 09:48 AM)abc Wrote: cô giáo XX cho hỏi thăm , lớp VDP này một tuần học mấy buổi ?

Hế lô huynh ABC.  Hello 

XX tính học ôn từ 2 đến 3 buổi á huynh.  :thinking-face4: Một phần XX cũng bận quá và nữa XX phải tóm tắt cho đúng á huynh. XX hổng dám tóm tắt sai Giáo Pháp của Đức Phật vì sợ mang nghiệp á.  Smiling-face-with-halo4

XX ôn được 2 tập rồi. Hai post vừa rồi, XX quên kèm theo link Youtube của Sư Khánh Tuệ để nếu ai có thích thì nghe và tham khảo, nên hôm nay XX đăng lên. 

XX sẽ ôn lại và tóm tắt tập 3 nói về đại cương bốn Pháp Chân Đế hy vọng là tối nay hay ngày mai.   

Huynh chắc giỏi về VDP lắm. Nếu thấy có gì XX thiếu sót thì chia sẽ thêm với XX nha huynh. [Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]


Cảm ơn huynh nhiều nha.  Hello
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#13
(2020-01-11, 08:23 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP đang học chung với sis Xí Xọn mà.

Có lẽ sis check lại keyboard, hình như chữ "là" biến thành "à" vì mất chữ "l"?

Bài sis post rất hay.  Thank you.

Huynh LTP ui. 

XX check lại mà hổng thấy huynh ơi. Hay là có Mod nào sữa giùm cho XX rồi. Cảm ơn huynh nha.  Hello
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#14
(2020-01-13, 03:56 PM)Xí Xọn Wrote: Huynh LTP ui. 

XX check lại mà hổng thấy huynh ơi. Hay là có Mod nào sữa giùm cho XX rồi. Cảm ơn huynh nha.  Hello

Chỗ này nè sis:

Pháp Chân Đế:

1.      Không thay đổi ở bản thể, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
 
2.      Bản thể hoặc thực tánh pháp nói và cái Dụng của nó, bản chất của nó vẫn là Khổ, Vô thường, Vô ngã. Thí dụ: Muối à Không thay đổi theo không gian và thời gian, nhưng vẫn sinh và diệt.
 
3.      Chân Đế chỉ là ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:
·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.
Reply
#15
(2020-01-11, 08:23 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP đang học chung với sis Xí Xọn mà.

Có lẽ sis check lại keyboard, hình như chữ "là" biến thành "à" vì mất chữ "l"?

Bài sis post rất hay.  Thank you.

bạn LTP , tui không thấy chử "là" mất L biến thành "à" , everything is ok 

tuy nhiên có thắc mắc về nội dung cô giáo XX post 

3.      Chân Đế chỉ là ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:

·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.

trong các pháp chân đế bao gồm luôn cả Niết bàn , vậy nói chân đế chỉ là ngũ uẩn sợ có hiểu lầm không ? hay là nói ngũ uẩn là các pháp hữu vi thuộc về pháp chân đế ?
Reply