Nam y
#1
Sức khỏe
[/url]

Cây lược vàng có tác dụng gì mà được gọi là “thần dược”?
Cây lược vàng có tác dụng gì mà được gọi là “thần dược”? – 8 tác dụng vô cùng giá trị về sức khỏe mà cây lược vàng đem lại cho chúng ta, hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.
10:50 05/01/2020
Có nhiều khoảng thời gian, cây lược vàng được người người nhà nhà thi nhau trông như một phong trào tự trồng cây dược thảo để bồi bổ sức khỏe. Vậy hẳn nó phải mang lại rất nhiều công dụng hữu ích mới khiến nhiều người bỏ công sức ra chăm bón như thế. Vậy bạn đã biết cây lược vàng có tác dụng gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu những thông tin khoa học dưới đây để có thêm hiểu biết hữu ích cho mình ngay.

Tổng quan về cây lược vàng

Lược vàng là một loại thực vật thuộc họ Thài Lài, dân gian còn gọi loại cây này dưới cái tên địa lan vòi hay lan vòi. Đây là loài cây thân thảo, thân mềm với đường kính khoảng 1-1.5cm, độ cao ở mức 20-40cm. Trên thân cây có xuất hiện các đốt ngắn với độ dài khoảng 2cm mỗi đốt, các đốt cách nhau khoảng 7-10cm.


Lá cây lượng vàng dạng to bản thuôn dài và nhọn về phía đuôi, không mọc thành cụm mà đơn lẻ, mỗi lá dài khoảng 15-20cm với độ rộng từ 5-7cm. Trên bề mặt lá rất nhẵn không tồn tại gân nổi hay lông tơ, lá non có màu xanh nhạt, lá già sẽ chuyển màu xanh đậm với những đường gân song song có một chút sắc vàng, chính vì vậy chúng có tên là lược vàng. Cũng có những trường hợp lá sẽ có chút sắc tím khi sống ở những vùng quá nhiều ánh sáng và hấp thụ bức xạ.

Cây lược vàng có thể đẻ cây con thông qua rễ hoặc mọc thêm đốt ở thêm, các mầm và thân cây mới sẽ vươn lên ở những mấu đốt, bạn có thể tách riêng và chồng thành cây riêng, hoặc nếu cứ để như vậy chúng sẽ tiếp tục sinh sôi và mọc thành từng cụm.



Hoa của loài cây này sẽ nở theo chùm ở kẽ lá và thân, thân của chùm hoa kéo dài và những bông hoa li ti sẽ mọc xung quanh đó. Loại hoa của cây này có thể màu vàng hoặc màu trắng, độ dài chùm hoa trung bình khoảng 3-5cm, cuống hoa có đường kính rất nhỏ ở mức 0.2-0.5cm, xung quanh có một lớp lông trắng khá mịn bao phủ.

[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_nhipk/cay-luoc-vang-avt-1529542922-951-width640height480.jpg[/img][i]Cây lược vàng - Ảnh minh họa: Internet[/i]

Đặc tính dược học cây lược vàng

Lược vàng là loại cây dễ trồng và sinh trường, vì vậy chúng không kén khí hậu hay đất trồng, cũng không cần chăm sóc quá nhiều nên có những thời kỳ chúng được mọi trường trồng rất nhiều như là một phong trào bởi người ta cho rằng nó đem lại rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của cây lược vàng cung cấp rất nhiều loại hoạt chất giá trị như: Nhóm lipid có lợi như triacyglyceride, sulfolipid,…các axit béo và axit hữu cơ gồm paraffinic, olefinic,…các loại vitamin nhóm B, PP và những nguyên tố vi lượng cần thiết như Cu, Cr, Fe, Ni,…Những loại chất này không chỉ bổ sung những yếu tố cần thiết cho cơ thể mà còn khiến bổ phế, tiêu đờm, thanh nhiệt cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, cây lược vàng đem lại những công dụng khá đáng chú ý cho sức khỏe của chúng ta.
[size=undefined]
[Image: huong-dan-mot-so-cach-chua-dau-rang-bang...-qua11.jpg][i]Hoa cây lược vàng - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]

Cây lược vàng chữa dạ dày

Cây lược vàng có khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt, vì vậy chúng được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian để trị các chứng viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng và phòng tránh các loại bệnh khác về đường tiêu hóa. Việc sử dụng cây lược vàng một cách khoa học có thể khiến bảo vệ đường ruột hiệu quả, chống lại các chứng rối loạn đường ruột và kích thích các quá trình tiêu hóa, các quá trình loại bỏ độc tố thông qua đường nước tiểu để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cây lược vàng chữa viêm họng

Cùng nhờ vào khả năng kháng viêm hiệu quả, cây lược vàng có thể được dùng để trị các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho,…Cây lược vàng có công dụng tiêu đờm và bổ phế, tính chất giảm đau khiến tình trạng đau họng được giảm thiểu, vì vậy không chỉ giúp giảm nhẹ và dứt điểm các chứng viêm họng, ho có đờm, mà loại cây này còn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các vấn đề về đường hô hấp.
[size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_nhipk/beta_d48c85bc5e584e7e0d6112682f17b153.jpg[/img][i]Cây lược vàng có tác dụng chữa viêm họng - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Cây lược vàng chữa bệnh trĩ

Bên cạnh tác dụng bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa của cơ thể, cây lược vàng cũng là một nguyên liệu có thể sử dụng để điều trị bệnh trĩ, thông quá khả năng chống viêm và tăng cường thải độc, thanh lọc cơ thể, tình trạng trĩ và các vấn đề đường ruột có thể được cải thiện tích cực hơn.

Cây lược vàng chữa mụn nhọt

Với thành phần giàu vitamin nhóm B, các hoạt chất quercetin, paraffinic,…và khả năng tiêu viêm thải độc của mình, sử dụng lược vàng có thể cải thiện các vấn đề trên da như mụn nhọt, mẩn ngứa và các triệu chứng dị ứng da, viêm da. Đặc biệt, hoạt chất steroid của loài cây này sẽ làm giảm các tình trạng sưng đỏ và thâm sẹo da tốt hơn.
[size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_nhipk/190812baoxaydung_12.jpg[/img][i]Lá lược vàng có thể chữa mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Cây lược vàng chữa đau răng

Và với những khả năng giảm đau, tiêu viêm của mình, cây lược vàng cũng là một loại nguyên liệu trong những bài thuốc chữa đau răng do nguyên nhân viêm nha chu, viêm nướu,…Kết hợp với tác dụng giảm đau nhức, loài cây này sẽ giúp làm giảm nhẹ tình trạng răng miệng của bạn đi đáng kể. Thêm vào đó, các loại vitamin nhóm P và B sẽ góp phần tăng cường các hoạt động của mạch máu cùng các cơ chế sinh học trong cơ thể tích cực hơn, nên bạn có thể nhai lược vàng trực tiếp tại các vùng răng bị đau để những hoạt chất này có thể tác dụng lên đó được hiệu quả nhất.

Giảm khả năng mắc ung thư

Theo một vài nghiên cứu trong và ngoài nước, các loại chất trong lược vàng đem lại tác dụng khả quan trong việc ức chế các nguyên nhân gây ung thư. Việc sử dụng lá lược vàng sẽ hạn chế sự hình thành các tế bào ung thư, từ đó giúp tỷ lệ mắc ung thư được giảm xuống mức thấp hơn. Đồng thời, nhóm các nguyên tố như steroid, quercetin, flavonoid sẽ kích thích các quá trình tái sinh tế bào mới trong cơ thể, nên hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành các tế bào có hại làm sức khỏe đi xuống.
[size=undefined]
[Image: uong-tra-dung-cach_dwmo_thumb.jpg][i]Uống trà lược vàng giảm nguy cơ mắc ung thư  - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Bồi bổ hệ xương khớp

Trong một số bài thuốc dân gian, người ta thường nhai hoặc giã dập lá lược vàng để đắp vào những vùng xương khớp bị đau nhức, sau đó xoa bóp thật đều đặn. Cách làm này sẽ khiến tình trạng đau giảm đi và các vấn đề nhức mỏi xương khớp được chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Những biện pháp này sẽ chỉ cải thiện được những tình trạng đau nhức xương khớp thể nhẹ, nếu chúng xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng thì phương pháp này sẽ không thể đem lại hết những công dụng như ý được.
[size=undefined]
Làm đẹp[/size]
Ngoài khả năng điều trị mụn nhọt, các vấn đề về sức khỏe làn da, cây lược vàng còn có một tác dụng khác trong việc tăng cường nội tiết tố nữ - chất đóng vai trò hỗ trợ các quá trình tái tạo và làm đẹp tự nhiên, việc tăng cường chất này có thể khiến cơ thể đẹp tự nhiên từ bên trong, vóc dáng được cải thiện, các quá trình lão hóa cũng chậm xuất hiện và cơ thể được khỏe mạnh dẻo dai hơn so với khi không sử dụng đáng kể.
[size=undefined]
[Image: tra6.jpg][i]Trà cây lược vàng giúp làm đẹp cơ thể - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Trên đây là những thông tin cụ thể và lời giải đáp cho câu hỏi cây lược vàng có tác dụng gì, hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thêm những hiểu biết hữu ích để phục vụ cho cuộc sống của mình. Những thông tin trên đây đã phân tích chi tiết về những công dụng mà cây lược vàng đem lại, những nếu bạn muốn sử dụng thì nên có sự tư vấn kỹ càng từ những người có chuyên môn để có hướng thực hiện chính xác và hiệu quả nhất, đồng thời tránh những thao tác sai sót để ảnh hưởng tới sức khỏe một cách không đáng có. Chúc bạn và gia đình có một sức khỏe được cải thiện tích cực qua từng ngày
Reply
#2
Sức khỏe
[/url]
Cây mật gấu ngâm rượu chữa bệnh gì? Sử dụng sao cho đúng?
Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền phương pháp dùng cây mật gấu ngâm rượu để chữa nhiều bệnh thường gặp như đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa,… Vậy ngâm rượu cây mật gấu như thế nào, cách dùng sao cho đúng?
14:43 08/01/2020
Cây mật gấu là cây gì?

Cây mật gấu hay còn có tên gọi khác là cây hoàng liên ô rô, cây mã hồ hay cây mật gấu Bắc. Cây mật gấu này được trồng và mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,… Cây mật gấu có tên khoa học là mahonia nepalensis DC, thuộc họ hoàng liên gai.

Tuy nhiên bạn cần phân biệt được cây mật gấu Bắc này với một cây khác có cùng tên là mật gấu nhưng là cây mật gấu Nam. Cây mật gấu Nam còn có tên gọi khác là cây lá đắng, cây kim thất tai và có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
[size=undefined]




[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/auto/6_1_2020/cay-mat-gau-ngam-ruou-1-2020-01-07-10-00.jpg[/img][i]Cần phân biệt cây mật gấu (hoàng liên ô rô) với cây mật gấu (lá đắng miền Nam) - Ảnh minh họa: Internet[/i]
[/size]

Có khá nhiều người nhầm lẫn về cách sử dụng của hai loại cây mật gấu này do có tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, cây mật gấu nam (cây lá đắng) có công dụng là tốt cho người tiểu đường, mát gan, trong khi đó cây mật gấu bắc (cây hoàng liên ô rô) có nhiều công dụng hơn như trị đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, đau nhức đầu gối, rối loạn tiêu hóa, các bệnh đường ruột, hạ men gan, mát gan, hỗ trợ chữa bệnh viêm gan A, B…

Trong sách Đông y Việt Nam có viết về công dụng của cây mật gấu (hoàng liên ô rô) được ghi như sau:



Cây mật gấu (có tên khoa học là mahonia neplensis) là cây hoàng liên ô rô, còn gọi là mã hồ, thích hoàng liên, … thuộc họ hoàng liên gai (Berberidaceae)… Cây có thân gỗ, rễ màu vàng nhạt, vị đắng như mật gấu. Cả thân, lá, quả, rễ của cây đều có thể phối hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hoá, đau nhức xương khớp, phòng và chữa bệnh sỏi mật, tăng cường sức khỏe… Hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan vàng da, viêm đại tràng, đặc biệt là tiêu mỡ, chữa béo phì, gút…
[size=undefined][size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/auto/6_1_2020/cay-mat-gau-ngam-ruou-2-2020-01-07-10-01.jpg[/img][i]Cây mật gấu từ lâu đã được sử dụng làm thuốc Đông y và kết hợp để bào chế thuốc Tây y -Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]


Trong các phương pháp sử dụng cây mật gấu để chữa bệnh thì phương pháp dùng cây mật gấu ngâm rượu được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến nhất. Người ta thu hái thân của cây mật gấu rồi cắt nhỏ thành những đoạn ngắn, sau đó đem rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng, sau đó đem ngâm với rượu gạo trắng trong một thời gian chừng vài tháng. Khi rượu chuyển sang màu vàng thì đem ra sử dụng để chữa một số loại bệnh.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: cay-mat-gau-ngam-ruou-3-2020-01-07-10-03.jpg][i]Phần thân cây mật gấu thường dùng để ngâm rượu - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]

Cách làm cây mật gấu ngâm rượu rất dễ dàng, chỉ cần 2 nguyên liệu chính là rượu gạo trắng và cây mật gấu. Cụ thể như sau:

Dùng 1kg rễ (hoặc thân) của cây mật gấu, dạng đã thái lát phơi khô, có thể sao vàng cho thơm rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với 5 lít rượu trắng, đậy kín miệng bình. Khoảng 20 – 30 ngày là có thể mang ra uống được. Có thể để lâu hơn mới sử dụng. Rượu cây mật gấu sẽ có màu vàng sậm, vị đắng, mùi thơm.
[size=undefined][size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/auto/6_1_2020/cay-mat-gau-ngam-ruou-4-2020-01-07-10-03.jpg[/img][i]Rượu cây mật gấu - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]

Cây mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì?

1. Bệnh đau nhức xương khớp, chứng phong tê thấp

Phần thân (hoặc rễ) cây mật gấu khi ngâm với rượu trắng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm bớt các cơn đau nhức ở xương khớp như lưng, vai, đầu gối,… ở người hay bị đau khớp, viêm khớp khi thời tiết thay đổi. Người bệnh có thể uống rượu cây mật gấu này mỗi ngày một chén nhỏ vào buổi tối.

Bệnh đau nhức xương khớp và chứng phong tê thấp hiện nay đang rất phổ biến, nhất là những người trung tuổi vào cao tuổi – những người có sức khỏe yếu và hệ cơ xương khớp đã bắt đầu bị thoái hóa. Việc uống rượu ngâm cây mật gấu thường xuyên không chỉ giúp giảm bớt các cơn đau nhức mà còn giúp người bệnh bồi bổ thể chất, tăng cường sức khỏe.
[size=undefined][size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/auto/6_1_2020/cay-mat-gau-ngam-ruou-5-2020-01-07-10-04.jpg[/img][i]Rượu mật gấu tốt cho người bị đau nhức khớp -Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]

2. Bệnh đại tràng

Trong thân của cây mật gấu có chứa 0,35% – 2,5% berberin – đây là thành phần phổ biến được sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa như viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột… Người lớn khi gặp phải các vấn đề tiêu hóa này có thể uống một chén nhỏ cây mật gấu ngâm rượu này hàng ngày sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng đang mắc phải. Với trẻ nhỏ thì nên sắc nước uống chứ không nên dùng rượu.

Cây mật gấu chữa nhiều bệnh thường gặp khác

Không chỉ sử dụng cây mật gấu ngâm rượu mà người ta còn dùng lá, rễ cây mật gấu để chữa được nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là những ứng dụng phổ biến của cây mật gấu trong chữa bệnh:

Cây mật gấu chữa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật được hình thành từ sự sự tích tụ lâu ngày của các thành phần dư thừa có trong dịch mật, trong đó chủ yếu là cholesterol và bilirubin (sắc tố mật). Nước sắc từ thân, rễ và lá của cây mật gấu có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật. Đồng thời nó cũng giúp thận bài tiết tốt hơn, thúc đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi mật.

Chữa bệnh viêm gan, hạ men gan, mát gan

Trong cây mật gấu có chứa những hoạt chất như kháng sinh, có lợi cho cơ thể, giúp đẩy lùi những virus, vi khuẩn gây hại. Cây mật gấu có khả năng giải độc gan, làm mát gan, giúp hạ men gan hiệu quả, đồng thời cũng có khả năng làm ức chế virus gây bệnh viêm gan, hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị của người mắc bệnh viêm gan A, viêm gan B.

Giải rượu

Khi có người trong nhà bị say rượu, bạn dùng thân, lá cây mật gấu đem sắc thành nước uống có tác dụng giải rượu nhanh, giải độc, thanh nhiệt, không gây mệt mỏi cho cơ thể.

Giảm mỡ, giảm tình trạng béo phì

Bệnh béo phì hình thành khi bạn nạp năng lượng quá nhiều nhưng lại không tiêu thụ hết khiến nguồn năng lượng bị dư thừa trong cơ thể và chuyển hóa thành các dạng mỡ. Những mỡ này tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng béo phì. Nếu dùng nước sắc của lá, thân và rễ cây mật gấu uống thường xuyên thì sẽ có tác dụng làm giảm tích mỡ, tiêu mỡ, giải độc, mát gan,…
[size=undefined][size=undefined]
[Image: cay-mat-gau-ngam-ruou-6-2020-01-07-10-05.jpg][i]Người thừa cân, béo phì uống nước sắc cây lá mật gấu giúp giảm lượng mỡ thừa - Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]

Lưu ý cách sử dụng cây mật gấu ngâm rượu 

Mặc dù cây mật gấu là một cây thuốc có nhiều công dụng và lợi ích chữa bệnh tuy nhiên để phát huy tốt hiệu quả thì cần phải sử dụng cây mật gấu cho đúng.

Đặc biệt là thời gian gần đây nhiều chị em truyền tai nhau về cách ngâm rượu cây mật gấu trị mụn. Tuy nhiên là trong tài liệu Đông y thì chưa có ghi chép hay nghiên cứu cụ thể nào về công dụng làm đẹp da từ rượu cây mật gấu. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân được lan truyền nên còn ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Có nhiều trường hợp đã bị sưng phù, dị ứng, nổi mẩn, mắt đỏ do dùng rượu mật gấu bôi lên da sai cách.

Các bác sĩ, dược sĩ cũng lưu ý với các chị em rằng, dù là bất cứ loại rượu thuốc gì thì cũng không nên bôi lên da, nhất là các vùng da nhạy cảm như da mặt. Rượu có cồn nên cũng rất dễ làm da bong tróc, mất độ ẩm, thậm chí gây bỏng rát, nhiễm trùng… rồi lên nhiều mụn hơn cả khi chưa sử dụng.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: cay-mat-gau-ngam-ruou-7-2020-01-07-10-06.jpg][i]Hãy thận trọng khi dùng rượu mật gấu -Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
[/size]

Khi dùng rượu mật gấu để trị đau nhức xương khớp hay các bệnh đường tiêu hóa thì cũng nên thực hiện đúng cách, uống một lượng ít vừa phải, tránh lạm dụng rượu không tốt cho gan.

Ngoài ra, vì lợi nhuận nên có nhiều nơi sẽ bán cây mật gấu không đúng chất lượng. Cây mật gấu (hoàng liên ô rô) cũng rất dễ nhầm lẫn với những loại cây cùng tên khác. Chính vì thế mà bạn cần mua đúng, sử dụng đúng, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cây mật gấu ngâm rượu chỉ được nên sử dụng như một phương pháp hỗ trợ và dự phòng. Những người mắc các bệnh như viêm khớp, sỏi mật, tiểu đường, béo phì,… không nên tự ý ở nhà để dùng cây mật gấu ngâm rượu hay sắc nước uống. Mọi người vẫn cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều  trị



Bên mình Cây mực gấu bông vàng chỉ nở vào cuối năm cho đến mùa xuân, hoa thơm màu vàng nguyên chùm nở trên đọt cây to hơn 2 gang tay, nổi bật cả công viên. Tiếc là có gai ,,,có lẻ cây có gai khu đó con nít ít khi đến quậy phá, cây mọc nhanh trong 2 năm cao hơn 2 m là tỉa phân nửa bỏ , sau vài lần họ nhổ bỏ hết nguyên khu trồng cây khác để thay đổi vườn hoa .... Có đọc qua đông y của China, khi nhổ bỏ  hàng loạt cây mà mình làm ngơ cây thuốc này , sợ họ nói mình không được bình thường  😅  đa số  nhiều người không tìm hiểu về sự lọi ich của cây cối cứ mở miệng ra nói cây có chất  độc , mình phải dằn lòng nói cho họ biết , họ hiểu được nhưng không dể gì chấp thuận , cho đến khi nào marketing bán quảng cáo nhửng sản phẩm mới thì họ mới chịu tin
Reply
#3
Những cây cỏ, rau điều có tác dụng tốt cho cơ thể.
Ông bà ta trước giờ chỉ dùng thuốc Nam.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#4
400 triệu không cứu nổi lá gan, nhưng dùng cây thù lù lại có hiệu quả
Thứ hai - 25/09/2017 06:13
  •  
  •  
  •  
Bị bệnh về gan, bà Nết uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn. Vậy mà chỉ sau mấy tháng uống thuốc có vị chủ lực là cây thù lù, bệnh tình của bà đã được khống chế.
[img=245x0]http://bonghoanang.vn/uploads/news/2017_09/images-1.jpg[/img]Cây tầm bóp ( cây thù lù)


Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.
Đặc điểm của cây tầm bóp
Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi ở các làng quê. Cũng nhìn thấy cả ở ven rừng, từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. 
Là loại cây thảo, cao 50 - 90cm, nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm, cuống lá dài từ 15 - 30mm. 
[Image: congdungquytucaytambop.3.jpg]Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 - 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Có thể sử dụng cả cây để làm vị thuốc có tên dược là Herba physalis Angulatae.
Công dụng và cách dùng
Đông y cho rằng, toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. 
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày nên cũng có người ăn thay rau hàng ngày, tuy hơi đắng nhưng vị thanh mát. Lá cây tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, luộc hay xào.
[Image: congdungquytucaytambop.4.jpg]Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày
Các bài thuốc từ cây tầm bóp
- Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
- Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu,bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
-Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
 
Vị lương y chữa bệnh miễn phí
 
Ông Nguyễn Văn E (67 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) bị viêm gan siêu vi B đã nhiều năm qua. Ông điều trị Tây y, uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không có kết quả.
Nghiêm trọng hơn ông còn bị kháng thuốc, khiến bao nhiêu công sức và tiền bạc đều đổ sông đổ biển. Thấy có người quen uống thuốc Nam của thầy Tư Truyền ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả nên ông tìm uống thử.
Sau gần 2 năm uống thuốc, bệnh tình của ông đã được kìm lại. Ông nói: “Tôi đi khám thì bác sĩ bảo nên tiếp tục uống thuốc Nam vì đã có hiệu quả. Vi rút viêm gan siêu vi B vẫn còn nhưng đã được kìm chế, không phát triển lên nữa”.
 
[Image: khong-cuu-3-300x200.jpg]Cây thù lù – vị thuốc chủ lực trong các thang thuốc điều trị bệnh gan (Ảnh internet)
Để tường tận phương thuốc chữa bệnh gan của ông Tư Truyền, PV đã tìm tới nhà ông này. Một bà cụ từng bán bún gần nhà ông Tư Truyền cho biết: “Dân ở đây không mấy người uống thuốc của ông ấy, họ đi tìm những ông thầy chỗ khác, xa hơn.
Còn người ở xa thì tới bốc thuốc của thầy Tư nhiều lắm, có ngày mấy chiếc ô tô tới lấy thuốc lận. Họ ở các tỉnh gần đây, ở TP. HCM cũng có nữa”.
Ông Tư Truyền cho biết, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh gan, trong đó có u gan, xơ gan và các loại viêm gan siêu vi. Để có được số thuốc phục vụ hàng trăm người bệnh mỗi tháng, ông Truyền phải đi rất nhiều nơi để thu gom thuốc.
Có lúc thiếu thuốc, ông phải sang tận Campuchia để lấy. Ông Truyền cho rằng, mỗi lương y đều có những cách khác nhau khi sử dụng, kết hợp các cây thuốc Nam để trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể người bệnh có hợp với thuốc hay không.
Để trị bệnh gan, những cây thuốc ông Truyền quen dùng là: thù lù (chủ lực), ô rô, huyết rồng, mướp gai, bàng biển… Tùy vào thể trạng của người bệnh mà ông có sự gia giảm các vị thuốc sao cho hợp lý.
Ông Tư Truyền cho biết, trong các cây thuốc trên, thù lù là loại rất dễ kiếm vì mọc hoang rất nhiều. Cây mướp gai cũng là một loại thuốc trị bệnh về gan rất tốt, mọc hoang nhưng khó tìm và ngày càng khan hiếm. Những cây như ô rô, huyết rồng thì nhiều người dân trồng trong nhà để làm cảnh nên cũng rất dễ tìm.
Vị lương y chia sẻ: “Đối với những bệnh gan siêu vi, phải dùng những vị thuốc mạnh để tấn công vào các loại vi rút gây bệnh, ngoài ra cần phải kê thêm những vị thuốc khác để làm mát cơ thể.
Viêm gan siêu vi các loại nếu không chữa trị được thì sẽ trở thành xơ gan. Nhiều bệnh nhân uống thuốc Tây có thuyên giảm nhưng không cẩn thận trong ăn uống, bệnh sẽ tái phát”.
Phòng chẩn trị của ông Tư Truyền ngày thường đều đón hàng chục lượt bệnh nhân đến bốc thuốc. Ông Tư Truyền coi việc chữa trị cho người bệnh là việc nên làm nên hoàn toàn từ thiện, không thu tiền.
Tuy nhiên, nhiều người đến khám bệnh vẫn đóng góp vài chục ngàn để ông có chi phí xăng xe, mua bọc ni lông đựng thuốc… Một số trường hợp người bệnh khó khăn, ông cương quyết từ chối nhận tiền, dù họ có lòng.
“Cải tạo” lá gan bằng cây cỏ
PV đã trò chuyện với 1 bệnh nhân từng được thầy Truyền giành lại mạng sống từ tay tử thần, vì bị căn bệnh u gan quái ác hành hạ! Bệnh nhân ấy là bà Lê Thị Nết (69 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ).
[Image: khong-cuu-4-300x300.jpg]
Bà Nết rất vui mừng khi kể lại câu chuyện đánh bại khối u gan của mình
Bà Nết đón tiếp chúng tôi niềm nở, gương mặt bà hồng hào, tươi vui. Trông bà không giống một người bị bệnh tật hành hạ và nhất là không giống với người đã gần 70 tuổi chút nào.
Thế nhưng thực tế là bà từng bị bệnh gan năm 2008. Sau khi nắm được bệnh tình của mình, bà uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Bà Nết cười hiền lành kể chuyện: “Năm 2008, nhà đang vô vụ gặt lúa, thấy chồng với mấy đứa nhỏ làm việc vất vả, tôi cũng bươn mình ra làm. Được mấy bữa, tôi thấy trong người không được khỏe, nóng sốt liên miên, uống thuốc mà không đỡ.
Ra một phòng khám tư ngoài Thốt Nốt khám, người ta kêu tôi bị tiểu đường. Họ chích thuốc, phát thuốc uống rồi cho tôi về nhà”.
Một thời gian sau, chưa yên tâm lắm nên khi có dịp, bà Nết cùng người quen lên TP. HCM để khám bệnh. Tại Bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ lại thông báo rằng bà không phải bị tiểu đường mà là men gan cao.
Bà Nết tiếp tục uống thuốc Tây trong gần 3 tháng để điều trị men gan. Quãng thời gian sau đó, sức khỏe của bà Nết suy giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là từ gan gây ra.
“Tôi ăn uống có được gì đâu, ngủ cũng không được. Nhờ mấy đứa con chăm lo, tôi uống thuốc liên tục rồi chích thuốc đủ các kiểu, tôi mới sống được đó chớ. Nhưng tôi thấy mình giống như duy trì cuộc sống thôi chứ sức khỏe tôi tụt dữ lắm. Chán nản vô cùng.
Tôi chữa trị 6 năm hết chừng 400 triệu đồng chứ ít gì! Nhà mình làm nông, vất vả bao nhiêu mới có được chừng đó vốn, tiếc lắm…”, bà Nết nhớ lại.
[Image: khong-cuu-5-300x300.jpg]Trái cây thù lù (Ảnh internet)
Đầu năm 2014, bà Nết khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ thông báo bà có khối u trong gan.
Người con trai út của bà Nết cho biết: “Khối u trong gan của mẹ tôi là ác tính, kích cỡ là 2mm. Như vậy là bệnh tình mẹ tôi đã nghiêm trọng lắm rồi. Anh em trong nhà không dám nói với mẹ bệnh tình như thế nào, chỉ lo bàn bạc tìm phương án cứu chữa”.
Bà Nết kể thêm: “Bác sĩ kêu tôi bị nhiều bệnh, rồi điều trị như thế này, thế kia. Tôi mệt mỏi lắm, tôi không sợ chết nữa. Tôi thấy nản nên từ chối hết, quyết định trở về nhà, bệnh tình ra sao thì ra”.
Bà Nết buông xuôi nhưng những người con của bà thì không. Hai anh con trai của bà bàn bạc đi tìm thuốc Nam cho mẹ uống thử. Ý kiến này bị chồng bà Nết gạt đi cho rằng, phí công vô ích.
“Chồng tui kêu rằng, thuốc Tây uống cỡ đó mà không cứu nổi tui thì thuốc Nam ăn thua gì”, bà Nết cười nhớ lại.
Vốn biết tiếng tăm 1 ông thầy thuốc Nam nổi tiếng ở miệt Chợ Mới (An Giang), những người con của bà Nết đưa bà đến gặp thầy.
Bà Nết kể lại giây phút đó: “Ông thầy này tên Tư Truyền, lúc bắt mạch cho tôi xong, ổng hỏi tôi có sợ chết không? Tôi nói rằng mình đã chữa trị suốt 6 năm trời, trước sợ lắm nhưng giờ… hết sợ rồi. “Có gì thầy cứ nói tới luôn đi, tôi không sợ đâu”, tôi nói thẳng vậy.
Ông thầy nghe vậy thì giải thích bệnh tình cho tôi hay, rồi bốc thuốc cho về uống. Tôi uống thuốc nhưng không trông mong gì nhiều, ý con mình thì mình chiều thôi. Vậy mà cuối cùng tôi hết bệnh!”.
Nơi bà Nết đến lấy thuốc là Phòng Chẩn trị Đông y của ông Nguyễn Văn Truyền (Tư Truyền). Cứ mỗi lần, bà Nết lấy thuốc đủ uống trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Uống hết, bà quay lại để thăm khám rồi mới lấy thuốc tiếp.
Vài chục thang thuốc đầu, bà Nết đã thấy cơ thể mình khác đi rất nhiều. Nhưng bà Nết và gia đình vẫn chưa tin là lá gan có thể hồi phục. Bảy, tám tháng sau, ngồi cảm nhận lại, bà Nết giật mình! Bà khỏe mạnh và hoạt bát hơn nhiều. Những người con mừng thầm và động viên mẹ đi siêu âm để kiểm tra lại.
Sau khi siêu âm tại Bệnh viện Hạnh Phúc (TP. Long Xuyên), bác sĩ vui mừng thông báo với bà Nết và con trai rằng: Khối u ác tính trong gan bà Nết đã được “khống chế”. “Bác sĩ giải thích rằng, khối u vẫn còn đó nhưng không phát tán ra nữa. Bác sĩ còn dặn đang uống thuốc Nam thì cứ tiếp tục, đừng dừng lại”, con trai bà Nết không giấu được niềm vui nói.
Hiện nay, cuộc sống của bà Nết luôn tràn ngập tiếng cười, khi bệnh tật bị đẩy lùi, bà sống vui vẻ hơn trước rất nhiều. Từ câu chuyện của bà Nết, nhiều người bệnh khác ở xã Trung An cũng tìm hiểu rồi bốc thuốc của ông Tư Truyền về uống và đã có kết quả.
Cây thù lù là vị thuốc chủ lực được ông Tư Truyền dùng trong các thang thuốc chữa bệnh gan, nhưng theo ông, để hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp với nhiều cây thuốc khác. Người bệnh không nên tự nấu nước thù lù uống mà nên có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên) giải thích thêm: “Thù lù chia làm 3 loại, thù lù cạnh, hay còn gọi là tầm bóp, lồng đèn là có giá trị chữa bệnh hơn cả. Hai loại còn lại là thù lù nhỏ, thù lù lông ít có giá trị trong Đông y hơn”. Ngoài ra, các nhà khoa học xác định, thù lù có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, loại cây này thích hợp và phát triển ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.
Điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nan y luôn là vấn đề nan giải trong ngành y tế. Dù áp dụng phương pháp Tây y hay Đông y, người bệnh cần phải tuân thủ theo những quy định mà bác sĩ đưa ra. Bệnh tình có thể thuyên giảm hay bình phục còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nguyệt Viên
a
Reply
#5
Tầm bóp


[Image: dat-hang.png]


Tên khác
Tên thường gọi: Tầm bóp, lồng đèn, thù lù canh
Tên dược là Herba physalis Angulatae.
Tên khoa học: Physalis angulata L
Họ khoa học: thuộc họ Cà - Solanaceae.
Cây tầm bóp
(Mô tả, hình ảnh cây tầm bóp, phân bố, tác dụng dược  lý, thành phần hóa học...)
[Image: tam-bop.jpg]Mô tả
Tầm bóp là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo mọc hằng năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30-35mm, rộng 20-40mm; cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình thận. Ra hoa kết quả quanh năm.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Physalis Angulatae.
Nơi sống và thu hái:
[Image: cay-tam-bop.jpg]
Cây lồng đèn có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, trở thành liên nhiệt đới. Ở Việt Nam cây tầm bóp mọc hoang ở khắp nơi trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng từ vùng thấp đến độ cao 1500m.
Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Quả của cây tầm bóp cũng đã được Thạc sĩ Nguyễn Đặng Toàn Chương, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai phân tích có rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau như: chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C... cũng chính vì giá trị dinh dưỡng lớn mà những người làm công việc lênh đênh trên sông nước nên ăn để tránh được bệnh Scorbut (do thiếu vitami C gây ra chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da...).
Tác dụng dược lý
- kháng khuẩn antibactérien,
- chống ung thư anti-cancéreux,
- chống đông máu anti-coagulant ( anticoagulant ),
- chống bệnh bạch huyết anti-leucémique,
- chống nấm và vi khuẩn antimycobactérienne,
- chống loại nấm nguyên sinh antimycoplasmique, ( loại vi khuẩn không có vách tế bào )
- chống co thắt antispasmodique,
- chống ung bướu antitumorales,
- kháng siêu vi khuẩn virus antivirales,
- hạ đường máu hypoglycémie,
- hạ huyết áp hypotension ( hạ áp suất động mạch ),
- điều hòa tính miễn nhiễm immunomodulateur ( điều hòa biến đổi một số tế bào miễn nhiễm hoạt động quá mức immunitaires hyperactifs ),
- kích thích sự miễn nhiễm immunostimulant.
Vị thuốc tầm bóp
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị, tác dụng:
Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết
Quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Quy kinh
Vào kinh bàng quang, kinh tâm
Chủ trị
Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường.
Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu.
Liều dùng - Cách dùng
Dạng khô: Dùng 20-40g sắc uống hàng ngày
Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tầm bóp
Trị nhọt vú, đinh độc:
Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm:
Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Trị đái tháo đường:
Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
 Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
-Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm:
Liều dùng 15 - 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 - 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền. (Nguồn: Chuyên đề sức khỏe KHPT)
-Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng Vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả. Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.
-Bài thuốc trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng):
Cây tầm bóp hay Thù lù cạnh (hoặc Thù lù nhỏ) cành mang hoa, trái, lá khô 30g (tươi 100g). Bạch truật 20g. Cát cánh 10g. Mạch môn 10g. Huyền sâm 10g. Hoàng cầm 10g. Cam thảo 4g.
Dược liệu rửa sạch, chặt nhỏ, đổ 4 chén nước, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày (có thể sắc thêm nước nhì uống buổi tối). Dùng 15 - 20 ngày liền. Nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt thứ 2, thứ 3. (Nguồn: Chuyên đề sức khỏe KHPT).
Tham khảo
+Ở nước ngoài:
-Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
-Ở Africa, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.
-Ngoài ra, còn có cây Thù lù nhỏ (Physalis minima) cũng được dùng làm dược liệu (nhất là trong y dược cổ truyền Trung Quốc, gọi Thù lù nhỏ là Thiên bao tử).
Cây Tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt.
-Theo Tây y:
Có nhiều nghiên cứu khoa học về dược tính của cây Tầm bóp hay Thù lù cạnh (Physalis angulata) với những kết quả được công bố như sau:
1-Thử nghiệm tại Trường dược, Đại học (ĐH) y khoa, Viện ĐH quốc gia Taiwan ghi nhận physalin F và physalin D [trích từ nguyên cả cây tầm bóp hay thù lù cạnh (Physalis angulata), bằng ethanol] có hoạt tính diệt tế bào trên 8 dòng tế bào ung thư:
5 dòng loại ung thư nơi người gồm :
-HA22T (ung thư gan - hepatoma),
-Ung thư cổ tử cung, ung thư KB (mũi - khí quản),
-Ung thư ruột Colo 205,
-Ung thư phổi (Calu-1)
và 3 dòng ung thư ở động vật:
-Melanoma (H1447),
-Hep-2
-và 8401 glioma (não).
Hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất đối với ung thư gan và tử cung. Riêng physalin F còn có tác dụng chống u bướu loại P338 lymphocytic leukemia khi thử trên chuột (Nguồn: Anticancer Research Số 12-1992).
2- Nghiên cứu tại Khoa vi trùng và miễn dịch học, ĐH y khoa quốc gia Cheng Kung (Taiwan) ghi nhận các dịch chiết từ Cây tầm bóp (Physalis angulata) có những hoạt tính điều hòa hệ miễn dịch như cải thiện đáp ứng blastogenesis (lý thuyết cho rằng các đặc điểm di truyền được chuyển từ cha mẹ sang con cái bằng mầm nguyên sinh); kích hoạt các tế bào T; gia tăng đáp ứng kháng thể… (Nguồn: American Journal of Chinese Medicine Số 20-1992).
3- Nghiên cứu tại Trường dược, ĐH Houston (Texas) ghi nhận một flavonol glycosid trích từ lá của cây tầm bóp (Physalis angulata) bằng methanol: myricetin 3-o-neohesperidosid có tác dụng diệt tế bào ung thư loại murine leukemia P-338, epidermoid carcinoma KB-16, ung thư phổi adenocarcinoma A-549 ở những nồng độ ED50 theo thứ tự 0,048, 0,50 và 0,55 microgram/ml. (Nguồn: Fitoterapia Số 72-2001).
4- Nghiên cứu tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên thuộc ĐH y khoa Kaohsiung (Taiwan) về hoạt tính chống ung thư gan của cây Tầm bóp (Physalis angulata) ghi nhận: Các dịch chiết toàn cây bằng nước và bằng ethanol được đánh giá về hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5, ghi nhận hoạt tính chống ung thư do gây ra hiện tượng tế bào tự hủy (apoptosis) phối hợp với những rối loạn chức năng của các mitochondria nơi màng tế bào bị ung thư. Tác dụng diệt bào này không xảy ra nơi các tế bào gan lành mạnh. (Nguồn: Life Sciences Số 74, 2-2004).
5- Nghiên cứu tại Nhật (Khoa dược, ĐH Fukuoka) ghi nhận phần trên mặt đất của cây tầm bóp hay thù lù cạnh (Physalis angulata) có hoạt tính diệt được một số ký sinh trùng, đặc biệt nhất là Trypanosoma cruzi - tác nhân gây bệnh Chagas do rệp lây truyền (Nguồn: PIMD: 14758032 PubMed).
6- Một số các nghiên cứu khác chứng minh được hoạt tính in vitro của dịch chiết cây tầm bóp (Physalis angulata) trên các vi khuẩn mycobacterium và mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Riêng tại Nhật có một số nghiên cứu chú trọng đến các hoạt tính “in vitro” chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, cháy rạ và cả HIV-I (do ức chế sao chép ngược).
Món ăn từ rau tầm bóp
Cách làm món rau tầm bóp xào thịt:
- Thái thịt thành lát mỏng, ướp với gia vị trong khoảng 15’ cho ngấm; băm nhuyễn tỏi.
- Trong chảo dầu nóng, bạn phi thơm tỏi rồi cho thịt heo vào xào. Khi thịt đã gần chín thì cho rau vào xào chung nhé!
- Bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi khi rau chín thì tắt bếp.
Nơi mua bán vị thuốc Tầm bóp đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Tầm bóp ở đâu?
Tầm bóp là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Các vị thuốc được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Hiện tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không bán vị thuốc Tầm Bóp
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay tam bop, vi thuoc tam bop, cong dung tam bop, Hinh anh cay tam bop, Tac dung tam bop, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Reply
#6
Cây tầm bóp , cây lòng đèn này dể trồng, sau vài năm chùng mọc lan chiếm hết một gốc vườn , chỉ cần khúc rể rơi vào chổ nào là mọc ra cây mới , đa số ở Hòa Lan trồng đẻ lấy hoa trưng vào mùa thu thôi. Không nghe nói đến về chửa trị bệnh hoặc ăn được 

Mấy năm trước có đọc tin tức, được biết ở VN có phong trào mổi tỉnh , mổi làng phải có món ăn đặc biệt , thì làng nhỏ ở miền Bắc hay miền trung mình không nhớ rỏ, nơi đó  không có món đặc sản , chỉ có cây tầm bóp này mọc hoang khấp làng, dân làng đó bẻ lá nấu ăn thử thấy ngon. Từ đó món ăn lá tầm bốp được phổ biến  

Mình nói cho bạn bè ai có trồng cây này trong vườn , hỏng ai dám thử . chỉ có một bác thử lấy lá luộc ăn thì nói vị đắng quá , khó ăn 

Theo phong thủy thì hoa lồng đèn tượng trưng cho ánh sáng.

Còn một loại tầm bóp gọi là ananaskers , tên latijnsPhysalis peruviana vì trái chín , chua chua ngọt, thơm mùi khóm nên gọi trái sơri khóm , mình thích gì  dể trồng , trồng sau 5 -7 tháng , cao 1-2 meters ra hoa mau có trái 

Củng trị được nhiều chứng bệnh cancer gan, ruột, thận, đông máu, ..

https://mens-en-gezondheid.infonu.nl/gez...e_vignette
Reply
#7
[/url]
Lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà
Có thể chữa bệnh trĩ theo biện pháp dân gian được hay không? Lá vông chữa bệnh trĩ liệu có hiệu quả?
17:11 16/01/2020
Là một loại lá cây trong dân gian, lá vông được biết đến với công dụng chữa bệnh trĩ. Vậy tác dụng của nó trong chữa bệnh là như thế nào và lá vông chữa bệnh trĩ kết hợp cùng với những phương thuốc nào?

[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_osc/la-vong-chua-benh-tri-1.jpg[/img][i]Sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà Ảnh minh họa: Internet[/i]

Lá vông có chữa bệnh trĩ được không?

Đặc điểm của cây vông

Tên gọi khác của lá vông là thích đồng bì, hải đồng bì hay vông nem. Vông là loại cây mọc ở nhiều vùng quê của Việt Nam, rất dễ trồng với đặc điểm nhận dạng là:


  • Thân cây cao từ 10 đến 20m
  • Gai gắn liền với thân cây
  • Có hoa mọc thành từng chùm và màu đỏ
Người dân thường thu hoạch lá vào mùa xuân để dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Đối với vỏ cây thì có thể thu hái quanh năm.

Tác dụng của cây vông trong chữa bệnh
[size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_osc/la-vong-chua-benh-tri-2.jpg[/img][i]Hình vẽ mô tả búi trĩ Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát và tính bình. Tác dụng chính của lá vông là:


  • An thần
  • Ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Giúp người bệnh mất ngủ có giấc ngủ ngon
  • Sát trùng vết thương
  • Hạ nhiệt đối với những người bị nhiệt
  • Hạ huyết áp
  • Giảm phong thấp
  • Chữa lòi dom
  • Trị bệnh trĩ
  • Giảm đau nhức xương khớp
  • Giảm triệu chứng chảy máu mũi
  • Chữa trị triệu chứng đại tiện ra máu
  • Chữa mồ hôi trộm đối với trẻ em...
Các chuyên gia đã chỉ ra trong lá vông có chứa chất Alkaloid và chất Saponin, hai chất này có tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu và hỗ trợ việc co lại của các búi trĩ.

Những nguyên nhân trên đã giải thích cho vì sao lá vông lại được sử dụng để chữa bệnh trĩ.

Cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ lá vông chữa bệnh trĩ nhưng không phải phương thức nào cũng hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp sử dụng lá vông chữa trĩ đã được kiểm nghiệm và đánh giá là mang lại chuyển biến tốt cho người bệnh.

Đắp lá vông chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu:
  • Lá vông: 2 đến 3 chiếc lá
  • Muối hạt to
Cách thực hiện:
  • Bước đầu tiên bạn rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại thêm một nước rồi để ráo.
  • Bước thứ hai bạn vệ sinh sạch vùng hậu môn sau đó lau khô bằng khăn mềm
  • Sau khi lá vông đã khô bạn lấy lá hơ nóng trên bếp lửa sau đó đắp lên vùng bị trĩ
  • Bạn thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì chữa theo cách tự nhiên nên bạn hãy kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Lá vông kết hợp với giấm thanh chữa bệnh trĩ
[size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_osc/la-vong-chua-benh-tri-3.png[/img][i]Giấm thanh kết hợp với lá vông chữa bệnh trĩ Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Giấm thanh là loại giấm được lên men từ rượu và một số nguyên liệu từ thiên nhiên như chuối, gạo, dừa...Giấm thanh có thành phần chủ yếu là acid acetic và nước. Khi kết hợp giấm thanh và lá vông thì người bệnh có thể cải thiện căn bệnh trĩ hiệu quả.

Nguyên liệu:
  • Giấm thanh: 30 đến 45ml 
  • Lá vông: 8 đến 10 chiếc lá
  • Muối hạt to
  • Băng gạc
Cách thực hiện:
[size=undefined]
[Image: la-vong-chua-benh-tri-4.jpg][i]Lọc lấy phần nước lá vông và giấm thanh Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
  • Rửa sạch lá vông với với nước muối pha loãng sau đó rửa lại với nước
  • Sau đó cho lá vông vào nước đun sôi, khi nước nguội thì vớt lá vông ra
  • Lấy lá vông vừa vớt được giã nhuyễn sau đó đổ giấm thanh đun sôi vào trộn nhuyễn thành hỗn hợp dạng sền sệt.
[size=undefined]
[Image: la-vong-chua-benh-tri-5.jpg][i]Lá vông nem điều trị bệnh trĩ Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
  • Dùng hỗn hợp vừa có đắp lên vùng bị trĩ, dùng băng gạc để cố định và giữ trong thời gian từ 2 đến 3 tiếng.
Khi đắp thuốc bạn cần lưu ý tránh di chuyển nhiều để hỗn hợp không bị bong ra ngoài. Thực hiện phương pháp này 2 ngày 1 lần và liên tục trong thời gian dài.

Rượu trắng và lá vông chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu:
  • Rượu trắng: 2 lít
  • Lá vông: 200g
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch lá vông với nước muối loãng sau đó rửa lại với nước, để ráo, thái nhỏ rồi phơi trong bóng râm.
  • Khi lá vông đã khô thì ngâm cùng với rượu trắng trong bình thủy tinh có nắp đậy kín trong 1 tuần là có thể sử dụng
  • Cách dùng rất đơn giản, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn lấy khoảng 30ml rượu ngâm pha với nước ấm để ngâm vùng hậu môn bị trĩ.
Lá vông nem kết hợp với lá sen chữa bệnh trĩ
[size=undefined]
[img=346x0]https://cdn.phunuvagiadinh.vn/ctvseo_osc/la-vong-chua-benh-tri-6.jpg[/img][i]Lá sen và lá vông trị bệnh trĩ Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Do lá sen có tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố, chữa bệnh mất ngủ và an thần nên khi lá vông kết hợp cùng với lá sen sẽ có công dụng làm dịu cơn đau mà bệnh trĩ gây nên.

Nguyên liệu:
  • Lá vông: 15g
  • Lá sen: 15g
  • Muối hạt to
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch lá vông và lá sen cùng nước muối pha loãng sau đó giã nát và đun sôi với nước.
  • Sau khi nước sôi thì bạn tắt bếp, lọc lấy phần nước để uống. Đối với phần bã còn lại bạn cũng đừng bỏ đi, hãy giữ lại để đắp lên phần hậu môn bị trĩ trong vòng 30 phút sau đó rửa lại với nước. 
  • Cuối cùng bạn dùng khăn bông mềm lau lại.
Lá vông chữa bệnh trĩ là một bài thuốc dân gian và nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, không thể điều trị dứt điểm căn bệnh. Còn tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mà tác dụng của nó sẽ như thế nào. Để xác định cũng như chữa trị hiệu quả căn bệnh bạn hãy tìm đến cơ sở uy tín để được hỗ trợ tốt nhất
Reply
#8
Mục lục

Lá Vông
Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… thường dùng chủ trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…
[img=571x0]https://i1.wp.com/www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/05/cay-vong-nem.jpg?resize=768%2C576&ssl=1[/img]Cây vông nem
+ Tên khác: Cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì
+ Tên khoa học: Erythrina orientalis
+ Họ: Fabaceae
I. Mô tả cây vông nem
+ Đặc điểm sinh thái của cây vông nem
Là loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 10 m. Thân và cành có gai hình nón, ngắn. Cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, có 3 chét hình tam giác. Mép lá nguyên, có lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên và có hiều rộng hơn chiều dài. Hoa mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi. Mặc dù nhiều hoa nhưng cây vông nem có rất ít quả. Hình dạng của quả giống như loại đậu, thắt giữa các hạt. Mỗi quả chứa 4 – 8 hạt hình thận có màu đỏ hoặc nâu.
+ Phân bố
Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá, hoa và vỏ cây

  • Thu hái: Lá và vỏ cây vông nem thường được hái vào mùa xuân.

  • Chế biến: Dùng tươi hoặc khô. Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi.

  • Bảo quản: Nơi kín gió
+ Thành phần hóa học
Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%.
Trong lá và thân chứa các alcaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alcaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo.
[img=571x0]https://i0.wp.com/www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/05/cay-vong-nem-co-tac-dung-gi.jpg?resize=768%2C505&ssl=1[/img]Theo Đông y, cây vông nem có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần giúp chữa mất ngủ
II. Vị thuốc Lá Vông
+ Tính vị
Tính bình, vị đắng nhạt
+ Quy kinh

  • Lá: Tác dụng vào kinh vị và đại tràng

  • Vỏ thân: Vào 2 kinh Thận và Can
+ Tác dụng 
Lá và vỏ thân cây vông nem thường được sử dụng điều trị bệnh như:

  • Giúp kéo dài giấc ngủ

  • Làm thuốc an thần chữa chứng mất ngủ hoặc ngủ ít

  • Trị bệnh phong thấp

  • Chữa tim hay hồi hộp

  • Điều trị trẻ em cam tích

  • Trị viêm ruột ỉa chảy

  • Chữa viêm da

  • Trị ung độc

  • Chữa trị trĩ

  • Điều trị đau khớp
+ Cách dùng và liều lượng
Lá, vỏ và hoa cây vông nem thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và thuốc đắp. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào dạng thuốc, bộ phận sử dụng của cây vông nem.
+ Tác dụng phụ
Lá và vỏ thân cây vông nem có chứa alcaloid với độc tính nhẹ. Vì vậy, nếu lạm dụng, nấu nước canh hoặc sắc thuốc quá đặc có thể dẫn đến tình trạng sụp mi. Đây là hiện tượng mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng trên thực tế bệnh nhân không ngủ được. Ngoài tác dụng phụ này ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cơ khớp rã rời.
[img=571x0]https://i0.wp.com/www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/05/tac-hai-cua-la-vong-nem.jpg?resize=768%2C439&ssl=1[/img]Sử dụng lá vông nem sắc thuốc uống quá liều có thể gây chứng sụp mi
III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây vông nem
+ Làm thuốc an thần chữa bệnh khó ngủ, mất ngủ hoặc máu xấu
Sử dụng 5 – 10 gram lá cây vông nem sắc thuốc uống mỗi ngày. Hoặc cũng có thể dùng chung với vị thuốc lạc tiên được điều chế dưới dạng cao lỏng. Uống thường xuyên, giúp ngủ ngon giấc hơn.
+ Tác dụng sát khuẩn, thông kinh lạc
Dùng 5 – 10 gram vỏ cây vông nem, rửa sạch, sắc thuốc và dùng ngoài da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng vỏ cây ngâm rượu hoặc bào chế thành bột, dùng bên ngoài da chữa ngứa và ghẻ.
+ Điều trị bệnh phong thấp
Dùng vỏ cây vông nem, cây ngưu tất, cây chân chim, cây ý dĩ sao, cây kê huyết đằng, cây ý dĩ sao, phòng kỹ, mỗi vị 15 gram.Sắc uống.
+ Chữa trĩ, đại tiện ra máu
Hái 15 gram lá cây vông nem sắc chung với 15 gram lá sen, uống mỗi ngày. Đồng thời, giã nát lá vông nem và đắp vào búi trĩ bị sa.
+ Trị chứng mồi hôi trộm, khó ngủ ở trẻ
Dùng lá vông nem tươi và lá dâu bánh tẻ, mỗi vị 10 – 15 gram, rửa sạch, thái nhỏ và nấu canh. Cho con trẻ ăn vào bữa tối, giúp cải thiện bệnh.
+ Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Sử dụng 15 gram lá vông nem, 25 gram lá nhót, rửa sạch, sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc uống.
+ Trị rong kinh, kinh nguyệt không đều
Hái 15 gram hoa vông nem, sắc thuốc uống. Thời gian uống từ 1 tuần đến 10 ngày.
+ Chữa mụn nhọt
Dùng lá vông nem tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên mụn nhọt.
+ Điều trị sa dạ con
Sử dụng 20 gram lá vông, 20 gram dây tơ hồng cùng với 20 gram lá tiểu kế. Tất cả các nguyên liệu cho vào sắc chung với 400 ml. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia làm 2 và uống trong ngày.
Vông nem có tác dụng điều trị bệnh nhưng nếu sử dụng vượt liều quy định chúng có thể phản tác dụng, gây ngộ độc. Do đó, người bệnh nên thận trong khi dùng vị thuốc tự nhiên này
Reply