Tân Ước - Một Giao Ước Mới
#1
Một giao ước mới mà Thiên Chúa Cha dùng chính con của mình để làm chiếc cầu nối giữa nhân loại và Thiên Chúa bằng 1 tình yêu vô điều kiện , một tình yêu tuyệt đối ,

Bắt đầu 1 ơn cứu độ , 1 đức Vâng Lời của Đức Mẹ ,  được Thiên Thần báo tin không ngần ngại Đức Mẹ đã Xin Vâng và hoàn toàn phó thác đời sống mình cho Thiên Chúa . Và đồng thời cũng biểu dương sự công chính cuả Thánh cả Giu Se , 1 người đàn ông khiết tịnh và Vâng lời Thiên Chúa . 1 lòng kính sợ và vâng lời .

Lời Chúa: Mt 1,18-24

18 Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse.  Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.

20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Ðavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”

22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thu  thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

24 Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.”

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#2
Hình ảnh được miêu tả khi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ 

[Image: image002-1.jpg]

[Image: angel-storiesa2.jpg]

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#3
[Image: 20160930090358TruyenTin.jpg]


« Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai »
(Lc 1, 26-38)

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#4
1. Chiêm ngắm Đức Maria (c. 26-27)


Vị trí của Đức Maria thật là lớn lao và duy nhất trong tương quan với Thiên Chúa và loài người chúng ta : Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, trong đó có chúng ta, và Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, tất cả những ơn huệ lớn lao của Mẹ đã bắt đầu bằng một biến cố thật hạn hẹp, thật nhỏ bé, thật khiêm tốn, thật âm thầm và kín ẩn, đó là biến cố Truyền Tin. Nhỏ bé và âm thầm, nhưng đó chính là một kinh nghiệm thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria, và của lịch sử cứu độ. Và kinh nghiệm thiêng liêng này là một cuộc đối thoại, đối thoại giữa Đức Maria và sứ thần Gabriel.

Trước hết, chúng ta cần chú ý đến nơi chốn xẩy ra biến cố Truyền Tin, đó là nhà của Đức Maria : « Sứ thần vào nhà trinh nữ » (Lc 1, 28). Khi cầu ngyện với Lời Chúa, chúng ta được mời gọi hình dung ra nơi chốn, ở đó diễn ra biến cố mà bản văn Tin Mừng thuật lại : nhà, vườn, sa mạc, đồi Calvê… Việc « đặt khung cảnh » khi bước vào giờ cầu nguyện như thế có hai mục đích :
  • Khi cầu nguyện, chúng ta được mời gọi dấn thân cả con người của chúng ta, bên trong cũng như bên ngoài. Thế mà, bên trong của chúng ta, có nhiều thứ, trong đó có trí tưởng tượng. Dùng trí tưởng tượng để hình dung ra một nơi chốn khi cầu nguyện, đó là giúp chúng ta cầu nguyện với cả con người, đồng thời giúp định hướng cho trí tưởng tượng, vốn hay dẫn chúng ta đi lang lang, ra khỏi việc cầu nguyện. Hơn nữa, nơi chốn mà chúng ta hình dung ra, không phải là bất cứ nơi nào, đó là một nơi chốn của đời thường, nhưng đồng thời cũng là nơi « thánh », nghĩa là nơi được Chúa viếng thăm.



  • Vì thế, một nơi chốn cụ thể còn có một ý nghĩa thiêng liêng : Thiên Chúa đến gặp gỡ con người không phải ở trên trời cao hay ở một nơi xa vời, nhưng tại một nơi chốn cụ thể và rất đời thường, chẳng hạn nhà của Đức Maria ; và đối với chúng ta cũng vậy, đó có thể là một nơi nào đó trong cuộc đời của chúng ta : trường học, nơi hành hương, nhà tĩnh tâm, trong vườn của Nhà Dòng, trong căn phòng nhỏ bé, hay nơi nhà nguyện… Vậy đâu là nơi chốn, ở đó chúng ta được Thiên Chúa viếng thăm, đã làm thay đổi cuộc đời chúng ta, như trường hợp của Đức Mẹ ?
 
Trình thuật Truyền Tin có thể được gói gọn trong tiếng « Xin Vâng » của Đức Mẹ ; và chúng ta thường hiểu tiếng « Xin Vâng » là câu trả lời tức khắc của Mẹ khi nghe lời đề nghị của Thiên Chúa, qua trung gian của sứ thần Gabrien. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt lời « Xin Vâng » của Mẹ vào trong diễn tiến của trình thuật Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là điểm tới của cả một cuộc trao đổi khá dài, và nhất là đầy biến động trong tâm hồn.

Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi Đức Maria là ai, theo lời kể của thánh sử Luca về mầu nhiệm Truyền Tin ? Mẹ là một thiếu nữ Israel, ngụ tại Galilê, làng Nazarét. Mẹ là một thiếu nữ đã đính hôn, như bao thiếu nữ khác khi đến tuổi trưởng thành. Một cách chính xác, Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đavít. Như thế, lúc ban đầu, Mẹ là một cô gái như bao cô gái khác (và cũng tương tự như thế, đối với phái nam). Và có lẽ chúng ta cũng đã như vậy trước khi bước vào hành trình ơn gọi, ơn gọi gia đình hay dâng hiến : một cô gái với thân phận bình thường, và với ước mơ về đời mình cũng thật bình thường. Nhưng Mẹ lại không được vậy, vì, có thể nói, Chúa đến làm xáo trộn cuộc đời của Mẹ.

Ở đây chúng ta có thể nhìn lại hành trình ơn gọi của mình và tự hỏi : đâu là những dấu chỉ, những cách thức Chúa dùng để làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta không thể sống như những cô gái (hay một người) bình thường ? Và trong trình thuật Truyền Tin, Chúa không đến trực tiếp, nhưng qua trung gian sứ thần Gabriel ; vậy đâu là những người « trung gian » của Chúa trong cuộc đời và nhất là hành trình ơn gọi của chúng ta ?

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#5
Ðức Vâng Lời của Thánh Giuse

Ðức vâng lời của Giuse bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống của ngài. Ngài vâng lời mọi lúc mọi nơi.

Ngài vâng lời khi bước vào đời hôn nhân với Ðức Trinh Nữ Maria.

Ngài vâng lời khi đến Bêlem đăng ký sổ bộ cùng với Ma-ri-a và chấp nhận cảnh Ðức Giêsu sinh trong hang bò.

Ngài vâng lời khi đem Hài Nhi và Mẹ Người đang đêm lánh sang Ai Cập.

Ngài vâng lời khi đem Hài Nhi lên Giêrusalem theo quy định của Lề Luật, chấp nhận thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa khi Hài Nhi bị lạc, và chấp nhận thánh ý còn nhiệm mầu hơn của Thiên Chúa khi Trẻ Giêsu tuyên bố với Ðức Maria rằng Người phải lo việc Cha Người-dẫu rằng điều ấy hết sức làm phiền lòng người Cha nuôi Giuse của mình, để vâng phục Cha Người.

Bài học cho chúng ta là gì? Vâng lời là một trắc nghiệm về tình yêu của ta đối với Thiên Chúa. Lề luật của Người là phương thế giúp ta chứng minh tình ta yêu Người. Ở đâu không có vâng phục, ở đấy không có tình yêu. Ở đâu có sự vâng phục nhiều, ở đấy có tình yêu nhiều.

Giuse là người gia trưởng. Ngài đứng đầu Thánh Gia. Trên Ngài không có ai để ngài tuân phục. Như vậy. sự vâng phục của Giuse chủ yếu là vâng phục nội tâm.

Mỗi lần cần phải vâng phục, Giuse lại được linh hứng. Chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giuse hãy kết hôn cùng Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc. Chính sự linh hứng nội tâm bảo Giuse hãy kết hôn cùng Ðức Maria sau khi ngài phát hiện Maria đang mang thai. Cũng chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giuse hãy cùng Maria chạy sang Ai Cập. Chính sự linh hứng của Thiên Chúa bảo Giuse hãy trở về Paléttin. Cuối cùng cũng chính được Thiên Chúa linh hứng mà Giuse được chỉ thị hãy sống cùng Giêsu và Maria tại Paléttin.

Sự vâng phục của Giuse có nguồn gốc sâu xa từ bên trong. Ngài vâng phục Thiên Chúa bằng một bản năng siêu nhiên. Giuse vâng phục không phải chỉ vì hễ được bảo gì thì cứ vậy mà làm mà còn do tâm trí của ngài luôn luôn hoà hợp với tâm trí của Thiên Chúa.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#6
Những giấc mơ của Thánh Giuse

Lần thứ nhất :

Ông Thánh Giuse, vị hôn thê của đức mẹ Maria, trong giấc ngủ ông cũng có giấc mơ thấy Thiên Thần Thiên Chúa hiện đến ( Mt 1,18-24) nói cùng Ông đừng trốn bỏ rơi Maria cùng Thai nhi Giêsu trong cung lòng Maria. 

Lần thứ nhì: 

Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thiên Thần Thiên Chúa lại đến báo tin cho Giuse trong giấc mơ: đem Maria và trẻ Giêsu trốn đi tỵ nạn sang Ai cập để tránh bị vua Herode đang lùng tìm bắt sát hại. ( Mt 2,13-15).

Lần thứ 3 :

Sau khi vua Herode băng hà, Thiên Thần Thiên Chúa lại lần nữa xuất hiện báo trong giấc mơ cho Giuse đem gia đình từ Ai Cập trở về sống bên quê nhà Nazareth xứ Galileo ( Mt 32,19-23).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#7
Qua chân dung của Thánh Giu-se, vị hôn thê của Đức Maria, ta cũng bắt gặp trong giấc ngủ ông cũng có giấc mơ khi thấy Thiên Thần Chúa hiện đến ( Mt 1,18-24). Kinh Thánh ghi lại việc ông Giu-se ba lần giữa đêm khuya mau mắn trỗi dậy và làm theo ý Chúa. Trước hết, ông Giu-se được Sứ thần báo mộng vào giữa đêm: "Hãy trỗi dậy đón Maria về, vì Maria mang thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần", nghe được điều này, ông Giuse thực hành tức khắc. Lần thứ hai, kể về việc ông Giuse được Sứ thần báo mộng: "Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập, vì Vua Hêrôđê sắp lùng bắt Hài Nhi để giết", ông Giuse cũng mau mắn làm theo lời Sứ thần thúc giục. Và lần thứ ba, lần này Phúc âm cũng cho biết, giữa đêm ông Giuse lại được Sứ thần báo mộng: "Hãy trỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel vì những kẻ tìm hại tính mạng Hài Nhi đã chết rồi" và ông cũng mau mắn thi hành lệnh Chúa như những lần trước.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#8
Ðức Khôn Ngoan của Thánh Giuse

Ðức khôn ngoan của Thánh Giuse thể hiện rõ nét nhất nơi việc ngài thực hành đức thinh lặng. Dĩ nhiên Giuse có nói. Tuy nhiên, Phúc Âm không ghi lại một lời nào của ngài, hẳn nhiên muốn dạy ta rằng nếu ta muốn thực hành nhân đức khôn ngoan, ta phải biết thực hành đức thinh lặng.

Ta cần giữ thinh lặng khi có người muốn nói và ta thực hành đức bác ái bằng sự tự chế ấy.

Ta cần giữ thinh lặng khi đã rõ đành rành cần bắt tay hành động và thôi nói về việc cần làm. Một số người có thói quen cứ nói đi nói lại mãi như thể đó là phương thế để thực hiện thánh ý Chúa. Tuy nhiên lời nói không thể thay thế cho việc làm được.

Thánh Giuse dạy ta rằng khôn ngoan là hiểu biết đúng đắn việc gì cần làm, việc gì phải tránh.

Khôn ngoan là nhân đức của trí khôn giúp ta biết phân tích vấn đề, biết nhận chân phân biết phải trái, tốt xấu. Theo nghĩa này, khôn ngoan là nhân đức luân lý giúp ta biết suy tính, biết lựa chọn và biết chuẩn bị các phương thế thích hợp để tránh điều xấu. Khôn ngoan là có đầu óc thực tiễn, và ta thủ đắc nhân đức khôn ngoan bằng cách hành động vừa do được thấm nhuần ơn thánh sủng. Có thể nói rằng đức khôn ngoan vừa mang tính tự nhiên tận nhân lực, vừa mang tính siêu nhiên vì được Thiên Chúa tiếp sức.

Là một nhân đức, sự khôn ngoan bao gồm ba bước: suy tính kỹ, bàn hỏi với người khác; biết nhận định, phán đoán trên cơ sở những chứng cứ thu thập; và bắt tay hành động sau khi đã đi đến quyết định.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#9
Một người già , một người thanh niên trẻ thì ai là người có nhiều kinh nghiệm sống hơn ?

Ai chững chạc hơn ?

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#10
Ngài là đầy tớ trung thành

Nếu ơn gọi phát xuất từ sáng kiến của Thiên Chúa và nỗ lực của bản thân để đáp trả lời mời gọi, thì qua bài Tin mừng hôm nay, chiêm ngưỡng thánh Giuse trong dáng dấp “người công chính” cũng cho thấy Thánh Giuse là tôi tớ trung tín một đời, sẵn sàng vâng nghe tiếng gọi và mau mắn thi hành.

Thánh Giuse biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, tất cả đều cậy nhờ vào Thiên Chúa (Lc 17,10). Ngài đặt mình trước Thiên Chúa như bông huệ ngoài đồng để Thiên Chúa nuôi dưỡng mặc đẹp cho Ngài (Lc 12,27), và để Thánh Thần Thiên Chúa qua Ngài dẫn dắt Hài nhi Giêsu và Đức Trinh nữ Maria theo ý của Thiên Chúa.

Bác thợ mộc Giuse, người đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, đã được Thiên Chúa yêu mến :”Giuse là người công chính” (Mt 1,19). Thánh Giuse là người bình thường như bao gia trưởng khác, nhưng luôn vâng ý Chúa, chấp nhận cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.

Như Đức Mẹ đã thưa “XIN VÂNG” với Thiên Chúa, lời thưa “xin vâng” của thánh Giuse được thể hiện qua những biến cố chúng ta đọc thấy trong Tin mừng thời thơ ấu Chúa Giêsu. Ngài luôn sẵn sàng bỏ ý riêng mình để làm theo ý muốn của Thiên Chúa qua những lần Thiên Chúa báo mộng. Qua đó, thánh nhân đã chu toàn vai trò của mình như một người làm cha làm chồng gương mẫu trong gia đình Nazareth.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#11
THÁNH GIUSE LÀ AI ?

Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần:” Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31). “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ). Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Ông già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ). Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với Thiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:” Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#12
Lắng nghe Sứ thần Gabrien và Đức Maria


Cuộc đối thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria được « đóng khung », nghĩa là khởi đầu và kết thúc, bởi chuyển động vào và ra của sứ thần : « Sứ Thần vào nhà trinh nữ » (c. 28), và sau đó, « Rồi Sứ Thần từ biệt ra đi » (c. 38). Cuộc đối thoại có thể chia làm ba bước. Chúng ta hãy lắng nghe từng bước, nhưng không quên nhìn ngắm và quan sát cung cách đối thoại của Đức Mẹ, vốn diễn tả những tâm tình nội tâm, chẳng hạn sự bối rối lúc ban đầu.

a.Bước thứ nhất (c. 28-29)

Sứ Thần ngỏ lời với Đức Maria : « Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà ». Lời chào của sứ thần dành cho Đức Maria trở thành lời chào của chúng ta, vì Kinh Kính Mừng hằng ngày của chúng ta, của cả Giáo Hội bắt đầu bằng lời chào này : « Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà ». Nhưng ở ngọn nguồn, lời chào này làm cho Đức Maria rất bối rối.

Chúng ta hãy hình dung ra Đức Maria đang trong trạng thái bối rối và tự hỏi tại sao ? Chúng ta có kinh nghiệm tương tự như vậy bao giờ chưa ? Chúng ta có bối rối như Mẹ không ? Nếu chưa, nghĩa là chưa có kinh nghiệm về tình yêu nhưng không Thiên Chúa dành cho chúng ta từ thủa đời đời, thì Mẹ sẽ chia sẻ cho chúng ta, bởi vì tất cả những gì Mẹ nhận được là để chia sẻ. Ơn huệ lớn nhất mà Mẹ nhận được là Đức Giê-su, và Mẹ đã chia sẻ hết cho chúng ta và Mẹ vẫn chia sẻ mỗi ngày.

Và Đức Mẹ tự hỏi về ý nghĩa của lời chào. Không phải vì Mẹ không hiểu điều sứ thần muốn công bố, là ân sủng Thiên Chúa dành cho Mẹ cách nhưng không, nhưng Mẹ không hiểu ý nghĩa của ân sủng : qua ân sủng Thiên Chúa ban cho Mẹ tràn đầy, Chúa muốn nói gì với Mẹ, Chúa muốn mời gọi Mẹ thực hiện điều gì ? Vì thế, ngay sau đó, sứ thần mặc khải điều Thiên Chúa mời gọi Mẹ thực hiện : « Này đây, bà sẽ thụ thai… ». Có lẽ chúng ta cũng vậy, khi Chúa đến ngỏ lời với chúng ta, một lúc nào đó trong quá khứ và nhất là trong những biến cố quan trọng của hành trình ơn gọi ; chúng ta cũng bối rối và tự hỏi : tại sao Chúa lại chọn con, tại sao Chúa ưu ái với con cách nhưng không như vậy ? Chúa mời gọi con làm gì ?

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#13
(2019-12-26, 08:29 AM)Bee Wrote: « Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai »
(Lc 1, 26-38)

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

Nếu bạn cho rằng Đức Mẹ Maria và ông Thánh Giu Se sống với nhau đời sống vợ chồng trần tục như bao người khác , thì họ đã sống như vậy ngay sau  khi họ thành hôn . Nhưng sau khi thành hôn họ vẫn khiết tịnh . Dẫn chứng là Mẹ Maria vẫn còn trinh tiết . Một người trinh nữ đã thành hôn .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#14
Ông thánh Giu se lấy Đức Mẹ vì cả 2 bị ép , 

Đức Mẹ đã nguyện dâng đời sống cho Thiên Chúa - thời nay gọi là có ơn gọi muốn đi tu .
Ông Giu Se thì không muốn lấy vợ , là 1 người an phận . Kinh thánh có ghi chép vè điều này . 

Nhưng vì lề luật và tập tục lúc bấy giờ , sự sắp đăt của Thiẻn Chúa mà 2 người thành vợ chồng, sống chung nhà nhưng không đụng gì đến nhau ( chuyện xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người Nam )

Dịch bản khác :

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#15
Tại sao họ là vợ chồng danh chánh ngôn thuận là vợ chồng mà vẫn giữ lòng khiết tịnh cho nhau ? Phải chăng nhờ Ơn Thiên Chúa ?

Vậy thì làm thế nào họ lại có con chung ( như vài giáo phái phao tin - dich lệch lạc về Kinh thánh )  khi họ đã dâng thân xác họ làm đền thờ  cho Thiển Chúa ? đã là dâng cho Thiển Chúa họ có dám làm sự dâm dục trên thân xác họ hay không ? 

Hoá ra nếu bạn tin họ có con chung thì bạn chẳng tin vào lời hứa của Thiên Chúa trong Kinh thánh sao ?

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply