Tân Ước - Một Giao Ước Mới
#46
Cựu Ước là Sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tiêng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được thành hình trong khoảng năm 1000-100 trước Công Nguyên. Cực Ước được xếp theo bốn loại:

Sách Luật: gồm 5 cuốn (còn gọi là Ngũ Kinh): Sáng Thế ký (Genesis), Xuất Ai Cập (Exodus), Levi (Leviticus0, Dân số (Number), Ðệ Nhị Luật (Deuteronomy).

Sách Lịch Sử: gồm 16 cuốn: Gio-suê (Joshuă, Thẩm Phán (Judges), Rút (Ruth), Sa-mu-en 1 và 1 (1Samuel 1, 2Samuel), Các Vua 1 và 2 (King 1,1), Ký Sự 1 và 2 (Chronicles 1,2), Ét-ra, Ne-he-mi (Nehemianh), To-bi-a (Tobit), Ju-dith (Judith), es-tha (Ezra) và Mac-ca-bê-ô 1 và 2 (Maccabes 1,2).

Sách Giáo Huấn: gồm 7 cuốn: Gióo (Job), Thánh Vịnh (Psalms), Châm Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diệu Ca Hay Dân Ca (Song of Songs), Khôn Ngoan (Wisdom), Huấn Ca (Sirach).

Sách Tiên Tri: (Ngôn Sứ) gồm 18 cuốn: I-sa-a-a (Isaiah), Giê-sê-mi-a (Jeremianh), Ai-ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Da-ni-en (Daniel), Ho-se (Hosea), Gio-en (Joel), A-mốt (amos), Áp-di-ca (Obadiah), Gio-na (Jonah), Mi-ka (Micah), Ha-hum (Nahum), Ha-ba-cu (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zepthaniah), Hac-gai (Haggai), Za-ca-ri-a (Zechariah), Ma-la-ki-a (Malachi).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#47
Có lẽ Sách Lịch Sử là được viết lại có tính trung thực nhất , không thiên vị hay phóng đại hoá vấn đề và sự kiện xảy ra lúc bấy giờ .

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#48
Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.

Tân Ước được viết theo thể văn nào?
Tân Ước được viết theo 4 thể văn:


a. Thể tường thuật như bốn Phúc Âm ghi lại cuộc đời Ðức Ki-tô, các lời Ngài giảng dạy cũng như các việc Ngài làm.
b. Thể lịch sử như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại những nỗ lực của các tông đồ trong việc mở mang Giáo Hội.
c. Thể thứ tín như các thơ thánh Phao-lô, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê và Giu-đê viết cho các cộng đoàn để dắt, kiện cường và khuyên bảo dạy dỗ các giáo đoàn.
d. Thể mặc khải của sách Khải Huyền tiên báo những điều sẽ xảy đến trong tương lai.

Tân Ước gồm những sách nào?
Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau:


a. 4 cuốn Phúc Âm (Mác-cô, Mat-thêu, Lu-ca, và Gio-an).
b. 1 cuốn Tông Ðồ Công Vụ.
c. 14 thơ của Thánh Phao-lô.
d. 7 thư chung của các Thánh: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đê.
e. Cuối cùng là sách Khải Huyền của Thánh Gioan

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#49
Tân Ước được ghi chép toàn bộ những lời rao giảng của Thiên Chúa qua Đấng con duy nhất đó chính la Thiên Chúa Con - Đấng  Giê Su Kito

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#50
Cựu Ước Như phần mở đầu của 1 câu chuyện, Phần giới thiệu
Tân Ước được coi như là phần nội dung và dẫn giải

Kết Luận : là phần của chính con người của  mỗi chúng ta -Kết của cuộc đời 

và cuộc đời của chúng ta cũng bao gồm phần mở bài -nội dung- và kết thúc

Kinh thánh như 1 dòng sông có bắt nguồn -dòng sông và cuối sông

CHẳng con sông nào chảy dài mãi mãi ;chẳng có ai sống mãi muôn đời . 

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#51
Trở về nguồn gốc: ơn sủng và tình yêu

Đức Giê-su quan tâm đến cái xấu đang có mặt trong lòng con người, và mời gọi chúng ta giải quyết tận căn bằng cách trở về với nguồn gốc.

Ở nguồn gốc, không có lề luật, chỉ có ơn sủng nhưng không tuyệt đối: người phụ nữ là một tuyệt tác của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, ban không cho người đàn ông; và ngược lại, người đàn ông, vốn là tác phẩm đầu tay của Thiên Chúa, được ban không cho người phụ nữ. Người phụ nữ là tuyệt tác, vì được dựng nên từ xương thịt con người, vốn là tinh hoa của sáng tạo; trong khi đó, người đàn ông được dựng nên từ bùn đất. Vì thế, người phụ nữ được gọi là phái đẹp và tượng trưng cho sự dịu dàng.
Ở nguồn gốc, là tình yêu hai người dành cho nhau một cách quảng đại và nhưng không, cùng với lời cam kết thuộc về nhau vĩnh viễn, vì cả hai một cách tự do, trở nên “một xương một thịt”.
Nguồn gốc của sáng tạo là ơn sủng và tình yêu, và ở ngọn nguồn của mỗi đôi hôn nhân cũng như vậy, cũng là ơn sủng và tình yêu. Bởi vì người con trai hay người con gái đã làm gì cho người kia, mà người này lại tự nguyện thuộc về mình suốt đời, tự nguyện cho đi, trao vào tay người kia cuộc đời mình? Xóa bỏ hay quên đi tình yêu nhưng không ban đầu này, đời sống hôn nhân sẽ không còn nền móng, và sẽ mau chóng đổ vỡ. Bởi vì, đời sống hôn nhân không thể chỉ đặt nền tảng trên lề luật, cho phép hay không cho phép, nhưng đặt nền tảng trên ơn sủng, ơn sủng nhưng không của Thiên Chúa ban người kia cho mình, ơn sủng nhưng không của người này trao ban cho người kia; và từ đó phát sinh lời cam kết vĩnh viễn thuộc về nhau, cho dù cuộc đời bể dâu.

Vợ chồng chọn nhau, nhưng còn được mời gọi đón nhận nhau như quà tặng yêu thương của Thiên Chúa, trong một Giao Ước được Thiên Chúa đóng ấn vĩnh viễn. Tình yêu và Giao Ước của Thiên Chúa mới là đá tảng vững bền cho đời sống hôn nhân và gia đình. Bởi lẽ, cảm xúc của chúng ta hay giao động và không ổn định.

Và ơn gọi dâng hiến cũng cò cùng một nền tảng: ở ngọn nguồn là ơn huệ sự sống, tái tạo sự sống và ơn gọi nhưng không Chúa ban, và chúng ta liều mình đáp lại vĩnh viễn và qua từng ngày sống, với lòng cảm mến, với tâm tình tạ ơn và ca tụng: “Chúa ban cho con tất cả, con xin dâng lại Chúa tất cả”.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#52
Lời cam kết tình yêu của Thiên Chúa là Chân Lý, nghĩa là luôn luôn đúng. Lời cam kết của chúng ta, trong giao ước hôn nhân cũng như trong lời tuyên khấn, cũng được mời gọi trở nên “chân lí”, nghĩa là luôn luôn đúng, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#53
[Image: CN-VII-TN-1-1-1-495x278.jpg]

Hôm nay tình cờ tôi đi tìm các bài đọc về Chúa và vô tình đọc được 1 bài viết rất hay về sự tha thứ biến đổi sự cay đắng hận thù thành tình thương , tôi chợt nhận ra rằng tôi còn quá yếu hèn với con người của mình , tôi lại 1 lần nữa phạm sai lầm và đã quên mất rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn của tôi . Xin Chúa luôn đồng hành và tha thứ cho con . Xin Ngài hãy biến đổi con nên 1 con người mới trong Chúa , Amen !

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#54
LUẬT YÊU THƯƠNG (*)-  Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Bài Tin Mừng hôm nay là một trong những đoạn Tin Mừng đẹp nhất trong toàn bộ Tin Mừng. Xin được nói về vài nội dung:

Nội dung thứ nhất: Chúa muốn nói với chúng ta về những sắc thái mới mẻ của luật yêu thương.

a- Như anh chị em đã thấy cuộc sống của con người trên trần gian này bị nhiều thứ luật lệ chi phối. Trong số những lề luật đó có một thứ rất quen thuộc và hầu như nó chi phối thường xuyên cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đó là luật Công bằng. Ngôn ngữ thông thường của chúng ta thường nói là luật có đi có lại – luật vay trả.

– Cựu ước đã diễn tả luật này thành một công thức tương đối cũng rất dễ hiểu. Đó là luật:”Răng thế răng, mắt đền mắt”
– Đây là luật có tính cách sòng phẳng.
Sống như thế theo cách nhìn của trần thế kể như là cũng đã tốt lắm rồi. Thế nhưng đối với Chúa thì chưa đủ. Sống như thế theo như Chúa Giêsu nói: “người tội lỗi, những người thu thuế và cả những người dân ngoại cũng làm được.”

b- Chính vì thế mà hôm nay Chúa đề nghị chúng ta phải vươn lên tới một cuộc sống được chi phối bởi một thứ luật cao hơn. Đó là luật Bác ái. Chúa diễn ta luật ấy bằng những lời lẽ rất cụ thể như thế này:

” Hãy yêu thương kẻ thù.
 Hãy làm ơn cho những kẻ ghét anh em
Hãy chúc lành cho những kẻ nguyền rủa anh em.
 Hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống cho anh em


– Như thế chúng ta thấy rõ ràng Chúa đã muốn những ai muốn theo Chúa phải vượt lên trên cái lẽ thường tình của cuộc đời làm người . Những đòi hỏi của Chúa không còn nằm trên bình diện “có đi có lại nữa”. Nó đã tiến xa hơn, xa tới mức “có đi mà không có lại:

” Ai xin thì hãy cho
Ai vả má bên này thì hãy giơ cả má bên kia nữa
Ai đoạt áo ngoài của anh em thì đừng cản nó lấy cả áo trong”

Thật không còn gì để có thể nghi ngờ. Rõ ràng là Chúa đòi hỏi những người theo Chúa phải sống một cuộc sống được chỉ đạo bằng một luật cao hơn luật Công bằng. Phải vươn lên đến luật bác ái yêu thương, yêu thương dường như không có bờ không có bến.

Và theo Chúa có sống một cuộc sống như thế thì mới xứng đáng là con Đấng Tối cao.
Đó là nội dung thứ nhất.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#55
Cựu Ước có nhắc đến luật vay trả - Răng đền răng và mắt đền mắt 

Nhưng vào thời Tân Ước , Thiên Chúa đà kiện toàn lề luật vay trả bằng cách dạy chúng ta phải yêu thương và tha thứ . tha thứ cho đến 70 lần 7 (Mt 18, 21-35; 19, 1)

Tại sao Thiên Chúa lại nhấn mạnh cho chúng ta thấy luật yêu thương rất cần trong đời sống người KiTo Hữu ?

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#56
(2020-01-17, 10:47 PM)Bee Wrote: Cựu Ước có nhắc đến luật vay trả - Răng đền răng và mắt đền mắt 

Nhưng vào thời Tân Ước , Thiên Chúa đà kiện toàn lề luật vay trả bằng cách dạy chúng ta phải yêu thương và tha thứ . tha thứ cho đến 70 lần 7 (Mt 18, 21-35; 19, 1)

Tại sao Thiên Chúa lại nhấn mạnh cho chúng ta thấy luật yêu thương rất cần trong đời sống người KiTo Hữu ?

Innocent


:thinking-face4:  :thinking-face4: ???
Reply
#57
(2020-01-18, 04:09 AM)quexua Wrote: :thinking-face4:  :thinking-face4: ???

anh que xưa có suy nghĩ gì mà lại bụp miệng lại > có ngại chia sẽ cho Bee học hỏi không ?

Smiling-face-with-halo4 Riêng Bee còn đang bế tắc về tình thương và tha thứ .

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#58
Nội dung thứ hai:

Chúa chỉ cho những người làm con của Chúa cách thức thực hành để sống cuộc sống như Chúa mong muốn đó..

a- Qua những chỉ dẫn này chúng ta thấy Chúa là một người rất thực tế. Chúa không đòi hỏi những gì quá sức của con người. Chúa cũng không đòi hỏi những gì quá cao siêu, quá khó hiểu. Nguyên tắc Chúa đưa ra ở đây ai nghe cũng có thể hiểu.

Chỉ có một điều hơi lạ là ở trên thì chúng ta thấy Chúa đòi hỏi một mức độ thật cao nhưng khi đưa nguyên tắc áp dụng thì Chúa lại tỏ ra rất thông cảm với con người.

Đây  là nguyên tắc của Chúa :”Điều gì anh em muốn người ta làm cho mình thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” Chỉ dẫn này rõ ràng là còn nằm trên bình diện công bằng. Thế nhưng thực hành được như Chúa nói cũng không phải là một điều dễ.

b- Tôi tự hỏi: Tôi muốn người ta làm gì cho tôi.

– Điều tôi không bao giờ muốn là người ta xử tệ với tôi, người ta lừa đảo tôi, người ta nói xấu tôi, người ta thù oán tôi, người ta xỉ nhục tôi vv và vv.

– Và điều mà tôi luôn muốn là tôi được sống an bình, tôi được tôn trọng, tôi được kính nể, tôi được yêu thương, tôi được tha thứ…

c- Vâng kính thưa anh chị em tất cả những điều ấy tôi tưởng có lẽ không có gì là khó hiểu. Rất dễ hiểu là đàng khác. Thế nhưng làm được như thế có phải là dễ không?.

Tôi nhớ lại một câu truyện nhỏ trong cuộc đời của thánh Gioan Don Bosco. Một hôm Ngài đang đi trên đường thì bị một nhóm trẻ “bụi đời” làm hàng rào cản lối không cho Ngài đi qua. Ngài thản nhiên dừng lại và bằng một cử chỉ rất lịch thiệp Ngài bỏ mũ xuống và nói:

“Xin các bạn cho phép tôi đi qua”

Nhóm trẻ ngỗ nghịch ấy lập tức im lặng. Chúng ngạc nhiên về cung cách lịch thiệp của Ngài và sau đó chỉ còn biết trả lời:

” Thưa Cha, xin cha cứ việc đi”

Pascal có nói một câu rất hay:”Biết làm khơi dậy sự kính trọng lẫn nhau đó là kết quả lớn lao của lòng yêu mến”

Đó là nội dung thứ hai.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#59
Nội dung thứ ba:

Mẫu mực và phần thưởng cho những ai dám sống đời sống yêu thương như Chúa mời gọi.

a- Mẫu mực. Đó chính là Thiên Chúa. Và phần thưởng sẽ rất lớn lao.

Chính Thiên Chúa là mẫu mực. Thánh Gioan gọi đã gọi tên Người là Tình yêu. Anh chị em thấy mấy dòng chữ mà chúng tôi gắn trên tấm bảng và treo ở dưới cuối nhà thờ: “Thiên Chúa là Tình yêu”. Có lẽ không có tên gọi nào để gọi Thiên Chúa đẹp đến như thế. Thiên Chúa là Tình yêu.

Ở cuối bài Tin Mừng hôm nay, chỉ bằng một câu nói thật vắn gọn Chúa Giêsu cho chúng ta thấy Thiên Chúa thực hiện lòng yêu thương như thế nào: “Người nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”.

Thật không còn gì có thể hồ nghi về ý muốn của Chúa. Chúa muốn chúng ta nên giống Người.

Dan Clark đã thuật lại một câu truyện rất cảm động như sau: Buổi tối hôm đó trời rất lạnh. Một em bé khoảng 6-7 tuổi đang đứng tần ngần trước một cửa hàng. Đứa bé rất nghèo. Nó không có giầy. Quần áo của nó chỉ là những miếng giẻ rách được khâu lại. Bỗng có một thiếu phụ đi qua. Trông thấy cậu bé, người thiếu phụ dừng lại. Bà dư sức hiểu được cậu bé đang thèm khát những gì qua cặp mắt xanh u uẩn của nó. Bà cầm tay cậu bé, dắt cậu vào trong tiệm. Bà mua cho cậu một đôi giầy mới và một bộ quần áo ấm.

Sau đó cả hai lại trở ra phố. Bà nhìn cậu bé một lần nữa và nói:

– Bây giờ cháu có thể về nhà và hưởng một ngày thật vui vẻ nhé.

Cậu bé ngạc nhiên đưa cặp mắt ngước nhìn lên người thiếu phụ và hỏi:

– Thưa bà, bà có phải là Chúa không?

Bà cúi xuống mỉm cuời với cậu và trả lời:

– Con ơi! Không phải đâu. Bà chỉ là một trong những đứa con của Ngài thôi.

Lúc đó cậu bé nói:

– Cháu biết ngay mà bà có họ hàng với Ngài mà.

(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#60
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ

Vào thế kỷ 16, một trong những kiệt tác văn học về tình yêu được cả thế giới ca ngợi là vở Bi kịch Romeo và Juliet của đại văn hào Shakespeare, người Anh. Nội dung vở kịch như sau:

Hai dòng họ Capulet và Montegu ở thành Verona nước Ý vốn thù địch với nhau từ lâu đời. Romeo, chàng trai thuộc dòng họ Montagu yêu nàng con gái tên Juliet là con vị tộc trưởng dòng họ Capulet. Hai người yêu nhau tha thiết. Bất chấp trở ngại là sự thù địch giữa hai dòng họ, đôi tình nhân đến xin linh mục Loren làm lễ thành hôn. Đang khi đó, một trở ngại lớn hơn xảy ra : trong một cuộc xô xát, chàng Romeo đã giết chết TiBurn, anh họ của nàng Juliet. Vì thế, chàng trai Romeo Bị trục xuất ra khỏi thành. Còn có một trở ngại nữa : gia đình Juliet ép nàng phải lấy một vị Bá tước mà nàng không yêu. Juliet cầu cứu cha Loren. Vị Linh mục đầy lòng nhân từ cho Juliet uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ ngủ 42 giờ liền; gia đình tưởng nàng chết, sẽ đưa thi hài nàng mai táng trong nhà mồ của dòng họ. Còn Romeo sẽ được cha Loren Báo tin trở về ngay đợi Juliet tỉnh giấc là đưa nàng trốn đi. Mọi việc diễn tiến đúng như cha Loren dự kiến, duy chỉ một điều không ai ngờ tới : vị tu sĩ mà cha Loren nhờ đi Báo tin cho Romeo gặp trở ngại không Báo tin được. Trong khi đó, một gia nhân của Romeo thấy đám tang của Juliet liền cấp tốc phi ngựa đi Báo tin cho Romeo. Chàng vội vã trở về, vào nhà mồ nhìn thấy Juliet, tưởng nàng đã chết. Vì quá đau khổ, Romeo đã kết liễu đời mình Bằng liều thuốc độc. Đến khi Juliet tỉnh dậy, thấy Romeo đã chết, Bèn lấy dao của Romeo tự sát. Cái chết của đôi tình nhân làm cho hai dòng họ xoá Bỏ hận thù.

Cái gía phải trả của lòng hận thù giữa hai dòng họ là cái chết Bi thảm của đôi nam nữ. Cũng chính tình yêu trong sáng của họ đã phá tan áng mây mù của lòng ghen ghét. Trải qua Bao thế kỷ, cũng như ngày hôm nay, thế giới luôn phải trả giá đắt cho lòng hận thù ghen ghét : chiến tranh do sự thù địch giữa các quốc gia, các phe phái, các sắc tộc đã cướp đi Biết Bao nhiêu sinh mạng con người, phá huỷ Biết Bao tài sản nhà cửa, công trình. Và vẫn còn tiếp diễn như một “chuỗi mắt xích” của sự thù nghịch với những cuộc khủng Bố, những vụ đánh Bom tự sát, những cuộc xung đột đẫm máu.

Hôm nay, trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương kẻ thù”. Quả thật, đây là một lời “khó nghe” và “khó làm”. Đối với những người Do Thái, vì đã quen với luật Báo thù, “mắt đền mắt, răng đền răng” để Bảo vệ sự công Bình, nên lời Chúa dạy “Hãy yêu thương kẻ thù” đúng là một lời khó chấp nhận và khó thực hiện trong cuộc sống. Ngày nay, chúng ta cũng quen với quan niệm “có vay có trả”, “nợ máu phải trả Bằng máu” và đôi khi việc trả thù được coi là việc “đòi lại công lý” ở đời.

Như thế, chúng ta suy nghĩ gì trước những lời dạy có vẻ “chủ Bại và nhu nhược” của Chúa ?

Nào là “làm ơn cho kẻ ghét mình”; “chúc phúc cho kẻ nguyền rủa mình”; “cầu nguyện cho kẻ vu khống mình”; “ai vả má Bên này, đưa cả má Bên kia”; “ai lột áo ngoài, hãy cho cả áo trong”; “ai xin thì cho, ai lấy gì thì đừng đòi lại”.

Lời Chúa dạy hôm nay có thể làm cho người ta “khó chịu” vì đòi hỏi người ta phải “chịu khó” với sự hy sinh cao độ khi thực hành.

Chúng ta yêu thương và tha thứ vì những lý do sau đây:

Yêu thương và tha thứ vì chúng ta là anh em của Cha trên trời:

Sách Samuel quyển thứ nhất kể lại vua Saolê dẫn Ba ngàn người đi lùng Bắt Đavit. Một đêm, Saolê nằm ngủ mê mệt trong trại thì Đavit đột nhập vào. Đáng lẽ Đavit giết chết Saolê là kẻ thù của mình, nhưng ông chỉ lấy cây giáo của Saolê rồi sang phía Bên kia hô lớn Bảo Saolê thức dậy cho người sang lấy lại ngọn giáo.

Việc Đavit tha chết cho kẻ thù nói lên tấm lòng quảng đại và cao thượng, nhưng cũng vì Đavit muốn tha thứ cho “người được Chúa xức dầu” là Saolê.

Như thế, chúng ta yêu thương tha thứ cho tha nhân, những người chúng ta yêu mến, và cả những người chúng ta thù ghét, vì tất cả chúng ta đều mang “dấu ấn tình thương” của Chúa, Đấng có lòng nhân hậu với người công chính và cả kẻ gian ác. Dấu ấn tình thương được ta đón nhận khi lãnh Bí Tích Rửa Tội, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, do đó, là anh em với nhau, có cùng một Cha trên trời.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply