Tân Ước - Một Giao Ước Mới
Khi nói Thiên Chúa là Đấng Chân thật có nghĩa là gì?

- Nghĩa là Thiên Chúa là sự Sáng, trong Thiên Chúa không có tối tăm (1 Ga 1,5). Lời của Chúa là sự thật (Cn 8,7). Luật của Người là sự thật (Tv 119, 142). Chính Chúa Giêsu bảo đảm về sự thật của Thiên Chúa trước tòa Philatô "Ta sinh ra, Ta đến thế gian để làm chứng cho sự thật.“ (Ga 18, 37). [214-217]

- Không đặt Thiên Chúa vào một tiến trình thử nghiệm vì khoa học không thể lấy Thiên Chúa như một đồ vật để khảo sát. Tuy nhiên chính Thiên Chúa cũng chịu đặt trong một tiến trình thử nghiệm riêng biệt. Ta biết rằng Thiên Chúa là sự thật, vì Chúa Giêsu là Đấng tuyệt đối đáng tin cậy. Người là con đường, là sự thật, là sự sống (Ga 14,6). Tất cả những ai tin cậy vào người có thể khám phá ra Người và có kinh nghiệm về Người. Nếu Thiên Chúa không là “sự thật”, đức tin và lý trí không thể nào đối thoại được với Người. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận được vì Thiên Chúa là sự thật và sự thật là Thiên Chúa.

“Chúa Giêsu Kitô là sự thật làm Người, lôi kéo thế giới đến với Người. Ánh sáng từ Chúa Giêsu phát ra chính là sự huy hoàng của sự thật. Mọi thứ sự thật khác chỉ là một mảnh của sự thật là Chúa Giêsu và phải phản chiếu về Người.” - Đức Bênêđictô XVI, 18-2-2006

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Khi nói Thiên Chúa là Tình yêu có nghĩa là gì?

- Nghĩa là Thiên Chúa dựng nên mọi sự, bao bọc mọi sự với lòng nhân từ vô biên của Người. Người không chỉ tuyên bố Người là Tình yêu mà còn làm chứng cho Tình yêu: "Không ai có Tình yêu lớn hơn người đã chết cho bạn mình" (Ga 15,13). [218-221]

- Không một tôn giáo nào nói như Kitô giáo đã nói: Thiên Chúa là Tình Yêu (Ga 4,8.16). Đức Tin quả quyết rất mạnh mẽ như thế đến nỗi kinh nghiệm về đau khổ và về sự dữ trên thế giới đã khiến người ta phải hồ nghi rằng thực sự Thiên Chúa có đúng là Tình Yêu không. Ngay trong Cựu ước Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Isaia nói với dân Chúa rằng: Vì ngươi có giá trước mắt Ta, có giá trị và Ta yêu mến ngươi, Ta lấy các dân thay mạng ngươi, Ta thế đất đai thay cho ngươi. Đừng sợ, vì có Ta ở với ngươi (Is 43,4-5). Người còn nói rằng: Người mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương với con dạ nó đã mang? Cho dù chúng quên được nữa thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên ngươi. Này ta đã khắc ngươi trên bàn tay ta (Is 49,14-15). Khi Chúa Giêsu hiến mình cho các bạn mình trên thập giá, Người chứng minh rằng những lời Người nói về tình yêu Thiên Chúa không phải không có ý nghĩa gì.

“Mẹ Têrêsa có kinh nghiệm rằng tình yêu đích thực là phải khổ. Nó luôn luôn phải làm khổ và cũng luôn phải đau khổ vì yêu một người nào đó; đau khổ vì phải bỏ nhau, người ta còn muốn chết cho người đó nữa. Khi người ta kết hôn, họ phải từ bỏ mọi sự để yêu nhau. Người mẹ khi sinh con phải đau khổ nhiều. Chữ “tình yêu” đã bị người ta hiểu sai quá nhiều và bị sử dụng sai quá nhiều.” - Mẹ Têrêsa

Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa?

- Khi đã nhận biết Thiên Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn phải làm cho người ta biết Kitô hữu còn yêu thương cả kẻ thù nghịch của mình. Nhận biết Thiên Chúa mà chỉ gật đầu một chút thì không đủ. Kitô hữu còn phải chấp nhận sống theo lối sống của Người. [222-227, 229]

- Nhận biết Thiên Chúa là nhận biết sự có mặt của Đấng đã tạo ra chúng ta, đã muốn ta có, đã nhìn ta với tình yêu mến từng giây phút, chúc phúc cho đời ta và gìn giữ đời ta, Đấng nắm trong tay trái đất và tất cả những gì ta yêu thích, dẫn ta đến chỗ hoàn thiện, chờ đợi ta nhẫn nại, muốn ta được mãn nguyện, ước mong ta luôn bên Người.

“Thiên Chúa thật là mẹ ta cũng như thật là cha của ta vậy.” - Chân phước Juliana de Norwich (1342–1413 nhà thần bí Anh)

“Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy loại bỏ khỏi con những gì làm con xa cách Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin ban cho con tất cả những gì lôi kéo con tới Chúa. Lạy Chúa là Chúa con, xin giữ lấy con cho con và hãy ban cho con hoàn toàn cho Chúa.” - Thánh Nicôlas de Flice (1417-1487, nhà thần bí, ẩn tu Thuỵ Sĩ)

“Từ khi tôi biết là có Thiên Chúa, tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Chúa.” - Chân Phước Charles de Foucault (1858-1916, Kitô hữu ẩn tu trong sa mạc Sahara)

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Chúng ta tin vào 1 Thiên Chúa hay 3 Thiên Chúa?

- Chúng ta tin vào Một Thiên Chúa, trong Ba Ngôi. “Thiên Chúa không đơn độc, nhưng hiệp thông trọn vẹn với nhau” Đức Bênêđictô XVI, 22/5/2005. [232-236, 249-256, 261, 265-266]

- Kitô hữu không cầu nguyện với Ba Chúa khác nhau nhưng chỉ một Chúa duy nhất thôi, Người là Ba Ngôi và chỉ là một Chúa thôi. Ta biết được Thiên Chúa là Ba Ngôi nhờ Chúa Giêsu Kitô, Người là Con và nói về Cha Người ở trên trời (Tôi với Cha chỉ là một, Ga 10,30). Người cầu nguyện Cha và ban cho ta Thánh Thần là Tình Yêu giữa Cha và Con. Vì thế, chúng ta được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28,19)

? Ba Ngôi: Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nhưng Người lại là ba ngôi. Khi muốn chú ý đến việc chỉ có một Chúa, ta dùng Thiên Chúa ba ngôi; khi muốn nói đến ba ngôi vị khác nhau, ta dùng Thiên Chúa là ba ngôi vị chứ không phải Thiên Chúa có ba ngôi. Ta thấy khó có thể diễn tả mầu nhiệm này.

“Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu.” - Thánh Augustinô

Heavy-black-heart4

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
“Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu.” - Thánh Augustinô

Ngôi Yêu : chính là Đức Chúa Cha
Ngôi được Yêu chính là Đức Giê Su , Ngài chịu chết vì yêu để đổi lấy tình yêu của nhân loại .
Ngôi nguồn mạch của tình yêu chính là Đức Chúa Thánh Thần , chính là tình yêu giữa thế gian trong Nhân Loại .

Nếu 1 ngày nào đó không còn tình yêu giữa con người và con người thì ngày đó sẽ là ngày tận cùng của nhân loại .

Heavy-black-heart4 Tulip4 Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Chúng ta có thể nhờ suy đoán mà kết luận rằng Thiên Chúa là Ba Ngôi không?

- Không. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của trí khôn ta. Ta chỉ biết được nhờ Chúa Kitô dạy cho. [237]


- Chỉ dùng trí khôn mà thôi con người không thể kết luận là có Thiên Chúa Ba Ngôi được. Tuy nhiên mầu nhiệm này không tuột khỏi lý trí khi con người đón nhận Mặc Khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Nếu Thiên Chúa là cô đơn và cô độc thì Thiên Chúa không thể yêu thương từ thuở đời đời được. Nhờ Chúa Giêsu soi sáng, ta có thể thấy những dấu vết của Thiên Chúa Ba Ngôi ngay trong Cựu ước (chẳng hạn St 1,2; 18,2; 2 S 23,2) và ngay cả trong vạn vật.

Tại sao lại gọi Thiên Chúa là “Cha”?

- Ta tôn vinh Thiên Chúa là Cha, trước hết vì Người là Đấng Sáng Tạo, và hằng yêu thương săn sóc các thụ tạo của Người. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã dạy ta điều đó, hơn nữa, còn coi Cha Người như là Cha chúng ta, và dạy ta thưa với Người "Lạy Cha chúng con." [238-240]


- Nhiều tôn giáo có trước Kitô giáo đã gọi Thiên Chúa là “Cha”. Ở Israel, trước Chúa Giêsu, người ta đã thưa với Thiên Chúa là Cha (Đnl 32,6; Ml 2,10) và biết rằng Thiên Chúa cũng là Mẹ (Is 66,13). Theo kinh nghiệm loài người, cha mẹ được coi như nguồn gốc và quyền bính để con cái được nương tựa và nâng đỡ. Chúa Giêsu Kitô biết Thiên Chúa là Cha thật như thế nào: Ai thấy Ta là thấy Cha (Ga 14,9). Trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, Chúa Giêsu thể hiện những khát vọng sâu xa nhất của con người đối với Cha hay thương xót. → 511-527

“Việc nhớ đến người cha soi sáng căn tính sâu xa nhất của con người: ta bởi đâu mà ra, ta là ai và phẩm giá cao quý của ta. Chắc chắn ta bởi cha mẹ mà có và ta là con của các ngài, nhưng ta cũng bởi Chúa mà có, Chúa đã tạo dựng ta theo hình ảnh của Người và cũng đã kêu gọi ta là con của Chúa. Vì thế, nguồn gốc của mọi con người không do bất ngờ hoặc tình cờ, mà do dự định của tình yêu Thiên Chúa. Đó là một điều mà Chúa Giêsu Kitô Đấng là Thiên Chúa và là người hoàn hảo đã mặc khải cho ta. Người biết Người bởi ai mà có và bởi ai mà tất cả chúng ta có: bởi tình yêu của Cha Người và Cha của chúng ta.” - Đức Bênêđictô XVI, 9-7-2006

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
(2020-03-25, 07:31 PM)Bee Wrote: “Khi nói đến tình yêu là nói đến Thiên Chúa Ba Ngôi, một ngôi yêu, một ngôi được yêu và một ngôi là nguồn mạch của tình yêu.” - Thánh Augustinô

Ngôi Yêu : chính là Đức Chúa Cha
Ngôi được Yêu chính là Đức Giê Su , Ngài chịu chết vì yêu để đổi lấy tình yêu của nhân loại .
Ngôi nguồn mạch của tình yêu chính là Đức Chúa Thánh Thần , chính là tình yêu giữa thế gian trong Nhân Loại .

Nếu 1 ngày nào đó không còn tình yêu giữa con người và con người thì ngày đó sẽ là ngày tận cùng của nhân loại .

Heavy-black-heart4 Tulip4 Innocent

yêu mến cha mẹ, yêu mến gia đình của mình, điều đó rất đúng. Thiên Chúa đã cho chúng ta được sống trong một gia đình nhân loại là để qua đó chúng ta dần dần hiểu biết về Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha của chúng ta, và yêu mến gia đình Hội Thánh mà mỗi người chúng ta đã là những thành viên. Vậy chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi, yêu mến Hội Thánh để tất cả chúng ta đều trở nên một trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
KINH MƯỜI ĐIỀU RĂN:

Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:

Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự
Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
Thứ năm: Chớ giết người
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
Thứ bảy: Chớ lấy của người
Thứ tám: Chớ làm chứng dối
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
Thứ mười: Chớ tham của người

Mười điều răn ấy tóm về hai này chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.

English version of Mười Điều Răn
Ten Commandments

1. I am the Lord, your God. You shall not have other gods besides me.
2. You shall not take the name of the Lord, your God in vain.
3. Remember to keep holy the Sabbath day.
4. Honor your father and mother.
5. You shall not kill.
6. You shall not commit adultery.
7. You shall not steal.
8. You shall not bear false witness against your neighbor.
9. You shall not covet your neighbor’s wife.
10. You shall not covet your neighbor’s goods.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Giải thích chứ " MÀ CHỚ " trong 10 điều răn . Chớ ở đây không phải là chớ làm chớ có làm hay đừng có làm . mà Chớ được giẩi thích như sau :

“Mà chớ” là một từ cổ tiếng Việt dùng nhiều ở thế kỷ thứ 17. Là một từ đệm đứng ở cuối câu để khẳng định câu đứng trước nó là chân lý đúng đắn. Hiện nay ta thường hay dùng từ “Mà Thôi” . như vậy câu trên có thể hiểu là “10 điếu răn ấy tóm về 2 điều này mà thôi”. Giáo hội công giáo vẫn giữ nguyên từ Mà chớ để nhắc nhở chúng ta cội nguồn chữ Việt do những người công giáo tạo lập ra.

ý nghĩa của từ “Chớ” ở đây là “Đừng”, bạn nghĩ không sai. Tuy nhiên, bạn cần suy ngẫm kỹ ý nghĩa của 2 câu cuối “Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.”
Câu này nhìn thì chỉ có 1 câu, nhưng được tách ra làm 2 “Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ”. “Chớ” ở đây cũng có nghĩa là “Đừng”, nhưng bản thân nó đang dùng để chỉ (thay thế) cho những câu trên trong 10 điều răn “Chớ tham của người”, “Chớ làm chứng dối”…Đồng thời, từ “Chớ” ở đây không mang tính chất bổ sung nghĩa “chớ trước mến…”; nó chỉ mang tính chất phụ trợ (chứng minh) cho vế sau của câu (được thể hiện qua dấu hai chấm của câu” “trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy”. Dấu hai chấm ” : “

Từ cổ đặc biệt “mà chớ”, một thời gian nhiều nơi đã không hiểu rõ nghĩa và sửa lại “mà nhớ”. Thực ra người sửa lại thành “mà nhớ” cũng có dụng ý của người sửa, nhưng nghĩa của “mà chớ” rất hay và phù hợp với nghĩa toàn văn của câu kinh. Từ điển Việt – Bồ – La ghi “mà chớ” nghĩa là “không có gì hơn nữa, không còn gì hơn nữa”, tác giả còn giải thích thêm “có bấy nhiêu mà chớ” nghĩa là “có bấy nhiêu và không có gì hơn nữa, không có gì thêm nữa”. Câu kinh “Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ” nghĩa là mười điều răn ấy chỉ tóm lại có hai điều thôi, không có gì hơn nữa, không cần phải thêm gì nữa, chỉ hai điều tóm lại ấy là đủ rồi.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Bản 10 Điều Răn Trong Cựu Ước .

Xuất hành 20:2–17[1]

2Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.
Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.
4Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.
5Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông.
6còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.
7Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Đức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng.
8Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.
9Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.
10Còn ngày thứ bảy là ngày Sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.
11Vì trong sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa đã chúc phúc cho ngày Sa-bát và coi đó là ngày thánh.
12Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.
13Ngươi không được giết người.
14Ngươi không được ngoại tình.
15Ngươi không được trộm cắp.
16Ngươi không được làm chứng gian hại người.
17Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.

Đệ nhị Luật 5:6–21[1]

6Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.
7Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.
8Ngươi không được tạc tượng vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.
9Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông.
10Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.
11Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi một cách bất xứng, vì Thiên Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng.
12Ngươi hãy giữ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi.
13Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.
14Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi.
15Ngươi hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai Cập, và Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó. Bởi vậy, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành ngày Sa-bát.
16Ngươi hãy thảo kính cha mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi.
17Ngươi không được giết người.
18Ngươi không được ngoại tình.
19Ngươi không được trộm cắp.
20Ngươi không được làm chứng dối hại người.
21Ngươi không được ham muốn vợ người ta, ngươi không được thèm muốn nhà của người ta, đồng ruộng, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Tại sao có 10 điều răn ? Đây là 1 câu chuyện có thật trong Kinh Thánh .




Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
[Image: 12Hinh.jpg]


Chúa Giê-su và 10 điều răn
Jack Mahoney SJ

“Mười điều răn” là đoạn Kinh Thánh nổi tiếng nhất. Được trình bày trong Sách Thánh của người Do Thái rằng chính Thiên Chúa đã trực tiếp mạc khải cho họ, mười điều răn sau đó đã được Kitô giáo đồng hóa và chiếm một vị trí quan trọng trong suy tư luân lý Kitô giáo và quảng đại quần chúng trong nhiều thế kỷ[1]. Có hai bản mười điều răn trong Cựu Ước: bản cũ hơn được viết trong sách Xuất Hành chương 20, nằm trong bối cảnh lịch sử sơ thời của dân Do Thái; bản khác mới hơn ở sách Đệ Nhị Luật chương 5, được trình bày dưới hình thức nhắc lại lịch sử trong lời di ngôn của ông Môisen.

Độc giả ngày nay khi đọc Mười Điều Răn có thể nhầm lẫn nếu họ không nhận ra hai bản được đánh số khác nhau. Cách dễ nhất để nhận ra sự khác nhau này là bắt đầu từ phần cuối. Truyền thống Hy Lạp, phái Calvin, Cải Cách và các truyền thống Anh giáo theo bản cũ hơn, bản Xuất Hành (Xh 20, 2-17), kết thúc chỉ với một điều răn (câu 17), ngăn cấm ước muốn gia sản của người khác, gồm cả vợ của họ, và như vậy buộc phải làm tròn tổng số là mười bằng cách chia điều răn đầu tiên cấm thờ lạy thần thánh ngoại giáo thành hai, biến việc cấm thờ lạy ngẫu tượng thành điều răn thứ hai. Trái lại, Thánh Augustinô, các truyền thống Công giáo và Tin Lành Luther theo bản sau này trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 5, 6-21), kết thúc với hai điều cấm “ước muốn” khác nhau: trước hết là vợ hàng xóm và kế đến là tài sản của ông ta. Bản này mở đầu bằng một điều răn duy nhất cấm thờ thần ngoại lai cũng như các hình tượng tạc (của Thiên Chúa). Cách đánh số khác nhau này giải thích tại sao Giáo hội Công giáo Roma ngày nay gán những vấn đề luân lý tính dục vào điều răn thứ sáu, trong khi Anh giáo cho đó là điều răn thứ bảy. Tiện thể, điều này mở đầu cho việc nhìn nhận phẩm giá của người phụ nữ Do Thái, mặc dù vẫn còn dưới hình thức sơ khai là phân biệt người phụ nữ với tài sản của người chồng và cho người phụ nữ một giới răn riêng biệt. Điều này nói lên sự phát triển theo dòng lịch sử của Mười Điều Răn trong sách Xuất Hành và Đệ Nhị Luật.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Nội dung của Mười Điều Răn chia thành hai nhóm lệnh luân lý nền tảng và những bổn phận do Thiên Chúa quy định: nhóm đầu ngắn gọn dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa cách tuyệt đối, tôn kính Thánh Danh Thiên Chúa, giữ ngày Sabát, ngày của Chúa; nhóm thứ hai bao quát hơn nhằm đến những bổn phận phải tôn trọng những người thân cận, trước hết là cha mẹ già nua tuổi tác, cấm sát nhân, ngoại tình, bắt cóc (sau này được khái quát hóa là trộm cắp), vu khống, ước muốn và chiếm đoạt vợ và tài sản của người khác (trong sách Xuất Hành thì cả hai được gộp chung thành một). Những luật điều cá nhân được khai triển và áp dụng thay đổi tùy theo hiện trạng, trong phụng vụ ngày lễ và qua giáo huấn của các ngôn sứ[2]. Ngày nay, Mười Điều Răn được xem như những điều luật bảo vệ các giá trị cơ bản của con người, ít tính lịch sử và nhiều tính lý thuyết hơn như: những giá trị về tôn giáo, sự sống, hôn nhân, tự do, thanh danh và tài sản. Lúc đầu, Mười Điều Răn chẳng liên hệ gì đến nhân quyền – đây chỉ là một triển khai triết lý về sau này – nhưng cũng đã hình thành một nền tảng để biện luận cho một lý thuyết về nhân quyền[3].

Ban đầu, Mười Điều Răn không có thẩm quyền luân lý do bất kỳ một sức mạnh đạo đức nội tại nào, nhưng chỉ do ý muốn của Thiên Chúa như là một luật lệ, có Thiên Chúa đóng vai trò tác nhân chính trong “giao ước”, hay hòa ước, mà Ngài tự do ký kết với dân Do Thái mới, được thành lập sau khi chạy thoát khỏi Ai Cập. Về phía người Do Thái, bằng lời thề trọng thể, họ cam kết tuân giữ “những lời của giao ước, mười điều răn” (Xh 34, 28). Người ta chú giải rằng cam kết này được rập khuôn theo những hòa ước chính trị cổ xưa giữa các bậc đế vương và những quốc gia chư hầu: trước hết là lời mở đầu và bản liệt kê những ân huệ trong quá khứ (‘Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ…’ [Xh 20, 2]); tiếp đến là các điều kiện cơ bản (Mười Điều Răn); và kết thúc với lời chúc lành hay chúc dữ nếu tuân giữ hay vi phạm (Đnl 11), bản văn phải được gìn giữ cẩn thận trong thánh điện (hòm bia giao ước, Xh 25, 16). Tất cả mọi sự được tóm tắt trong Xh 19, 3-6:

Ông Môsê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, Đức Chúa gọi ông và phán: “Ngươi sẽ nói với nhà Giacóp, sẽ thông báo cho con cái Israel thế này: Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai Cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta. Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Israel

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Chúa Giêsu và Mười Điều Răn

Là người Do Thái đạo đức, Chúa Giêsu thông thạo Sách Thánh của người Do Thái (Cựu Ước), và các Kitô hữu sơ thời quan tâm sâu sắc đến những giáo huấn của Chúa Giêsu có liên quan thế nào với giáo huấn truyền thống của dân Do Thái, điều mà các đối thủ đã cáo buộc Ngài có ý miệt thị. Các Kitô hữu gốc Do Thái đặc biệt quan tâm đến điều này. Nhu cầu và sự quan tâm này thật sự có ý nghĩa đối với tác giả Tin Mừng Matthêô. Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu không bãi bỏ Mười Điều Răn của người Do Thái, Ngài nhấn mạnh đến sự vẹn toàn và thích đáng của chúng, cố gợi lên ý nghĩa thâm sâu của chúng và áp dụng cho các môn đệ của Ngài (Mt 5, 17-48). Hơn nữa, các Tin Mừng nhất lãm đều ghi lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và anh thanh niên giàu có muốn được sự sống đời đời, Ngài chỉ nói “Hãy tuân giữ các điều răn” (Mc 10, 17-22; Mt 19, 16-30; Lc 18, 18-30). Theo Thánh Marcô, Chúa Giêsu nêu lên những điều luật như cấm sát nhân, ngoại tình, trộm cắp, làm chứng gian, lừa đảo và thảo kính cha mẹ, nhưng nói thêm rằng anh thanh niên chỉ còn thiếu một việc là “đi theo” Chúa Giêsu. Bản văn sau này của Thánh Luca trung thành với bản văn của Thánh Marcô, nhưng bản của Thánh Matthêô kèm theo như một điều răn là “Hãy yêu tha nhân như chính mình”, và rồi có lẽ do ảnh hưởng của Bài giảng trên núi (Mt 5:48), Thánh Matthêô thêm rằng nếu anh thanh niên muốn nên “trọn lành” thì anh ta phải “theo” Chúa Giêsu (Mt 19, 19-21).

Mười Điều Răn mở màn cho giáo huấn của Chúa Giêsu trong một cuộc đối thoại khác giữa Ngài và một luật sĩ Do Thái được Thánh Marcô và Matthêô ghi lại. Được cho là có thẩm quyền tuyệt đối trên cả Mười Điều Răn cũng như vô số những điều luật chi tiết của người Do Thái, một câu hỏi trước đây được nêu lên giữa những người Do Thái và bây giờ được đặt ra cho Chúa Giêsu là: có sự ưu tiên nào trong số đó không, nếu có, “điều răn nào đứng đầu” theo như Thánh Marcô đã viết (Mc 12, 28), hoặc “điều răn trọng nhất” theo như Thánh Matthêô (Mt 22, 34)? Không dính dáng gì đến Mười Điều Răn, Chúa Giêsu trả lời chắc nịch rằng “giới răn đầu tiên và trọng nhất” là yêu Thiên Chúa hết mình (Mc 12, 30; Mt 22, 37-38; xem Đnl 6, 5). Và rồi theo Thánh Marcô, để phụ thêm vào như vẫn thường hay làm, Chúa Giêsu nói tiếp: “Điều răn thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”’ (Mc 12, 31), còn Thánh Matthêô thì ghi “Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”’ (Mt 22, 39).

Câu hỏi về điều răn trọng nhất trong lề luật Môisen đã bị loại bỏ trong Tin Mừng Thánh Luca được viết cho dân ngoại ở Roma. Song điều thú vị là Thánh Luca thấy câu trả lời của Chúa Giêsu rất giá trị nên đã ghi lại trong cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người luật sĩ (Lc 10, 25-28) đã hỏi Ngài: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”. Câu hỏi này trùng khớp với lời của anh thanh niên sau này trong Tin Mừng Luca mà chúng ta thấy ở trên  (Lc 18, 18-30), khi Chúa Giêsu trả lời bằng cách trưng dẫn các điều răn và rồi khuyên anh đi theo Ngài; thế nhưng câu trả lời lần này lại khác. Chúa Giêsu hỏi người luật sĩ chính điều anh ta suy nghĩ trong lề luật Môisen, và cũng chính người luật sĩ trưng ra bổn phận phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình (Lc 10, 25-27), đó là đường dẫn đến sự sống đời đời, điều mà Chúa Giêsu rất tán thành. Trong các tác giả Tin Mừng, chỉ có Thánh Luca giới thiệu dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu như câu trả lời đáng ghi nhớ cho câu hỏi tiếp theo của người luật sĩ: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (Lc 10, 28-37).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.

Trong thư gởi cho giáo đoàn Galát (Gl 5, 13-14), Thánh Phaolô cũng nhận xét tương tự: “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. Vì tất cả Lề Luật được tóm kết [dịch sát nghĩa là “được nên trọn”] trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”.

Nói cách khác, giới răn yêu thương người thân cận không thay thế Mười Điều Răn. Nó chỉ tóm kết, giữ nguyên ý và giải thích mục đích của Mười Điều Răn: đây là những cách diễn tả tình yêu dành cho tha nhân. “Đạo đức học hoàn cảnh” (situation ethics) của Joseph Fletcher, một thời rất thịnh hành nhưng nay đã lỗi thời, đã giản lược tất cả luân lý vào việc thi hành “điều yêu thương”, mà lại không thể xác định được điều yêu thương gì phải được thi hành trong những hoàn cảnh khác nhau[5]. Điều Thánh Phaolô muốn nói ở đây là nếu ai biết cách nào để yêu thương tha nhân tốt nhất, thì đã đến rất gần với đòi hỏi không được làm hại họ, nhưng tôn trọng sự sống của họ, sự tự do, danh giá, hôn nhân và tài sản của họ; hay nói cách khác, như Chúa Giêsu đã nói với anh thanh niên: “Hãy giữ các giới răn”. Nói theo Thánh Tôma sau này là yêu thương tha nhân là muốn làm điều tốt đẹp cho họ[6]. Hoặc như Thánh Giacôbê đã diễn tả: “Anh em làm điều tốt, nếu anh em chu toàn luật Kinh Thánh đưa lên hàng đầu: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gc 2, 8).

Giáo huấn luân lý của Chúa Giêsu không kết thúc với việc xác định Đại Giới Răn như là điều mà “trọn lề luật các các ngôn sứ” phải dựa vào (Mt 22, 40). Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Ngài còn đi xa hơn khi ban cho các môn đệ một điều răn “mới”. Tại sao Ngài làm thế và điều đó có ý nghĩa gì? Đây sẽ là đề tài cho một bài khác.

Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply