Duyên
#1
Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt. Cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Tôi lập lại: Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.

Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những cái tốt, cái xấu khác. Cho nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai khi hiểu mọi sự là do duyên thì cái lòng của chúng ta mới có khả năng buông bỏ.

Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.

Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là "tiền sanh duyên". Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là "hậu sanh duyên". Như vậy thì có trường hợp A giúp cho B bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao? Nhân có sau tức là sao? Chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn.

Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thí dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. Hippocrates có nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân, chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân, nếu vậy thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là "câu sinh duyên".

Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là "vô hữu duyên". Có nghĩa là giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có A nên B,C,F mới có mặt. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào? Không vất cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào? Không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào? Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.

  1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
  2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau.
  3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
  4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: "Con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên." Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. "Sư à, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư." Là tôi hiểu rồi. Hoặc là "Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.

TK
Reply
#2
(2019-12-20, 09:30 AM)abc Wrote: Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt. Cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Tôi lập lại: Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.

Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những cái tốt, cái xấu khác. Cho nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai khi hiểu mọi sự là do duyên thì cái lòng của chúng ta mới có khả năng buông bỏ.

Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.

Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là "tiền sanh duyên". Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là "hậu sanh duyên". Như vậy thì có trường hợp A giúp cho B bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao? Nhân có sau tức là sao? Chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn.

Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thí dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. Hippocrates có nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân, chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân, nếu vậy thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là "câu sinh duyên".

Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là "vô hữu duyên". Có nghĩa là giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có A nên B,C,F mới có mặt. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào? Không vất cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào? Không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào? Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.

  1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
  2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau.
  3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
  4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: "Con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên." Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. "Sư à, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư." Là tôi hiểu rồi. Hoặc là "Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.

TK

Sư Toại Khanh viết giản dị, đọc rất vui:

"Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.
Reply
#3
có câu , mọi sự do duyên mà có


24 duyên hệ phân loại duyên và mối liên hệ giữa các duyên và các cá thể với nhau thông qua duyên

có người nói đọc cho biết là được rồi , học làm chi cho rắc rối cuộc đời 

vậy khi rõ biết duyên hệ thì có lợi ích gì ?
Reply
#4
(2020-01-24, 09:52 AM)abc Wrote: có câu , mọi sự do duyên mà có


24 duyên hệ phân loại duyên và mối liên hệ giữa các duyên và các cá thể với nhau thông qua duyên

có người nói đọc cho biết là được rồi , học làm chi cho rắc rối cuộc đời 

vậy khi rõ biết duyên hệ thì có lợi ích gì ?

Chào bác abc,

Vì thế Sư Toại Khanh dạy  có 4 duyên cho vui thôi.   :full-moon-with-face4:

:full-moon-with-face4:
Reply
#5
(2020-01-24, 12:19 PM)LeThanhPhong Wrote: Chào bác abc,

Vì thế Sư Toại Khanh dạy  có 4 duyên cho vui thôi.   :full-moon-with-face4:

:full-moon-with-face4:

năm 2018 thì phải , Sư GN giảng 24 duyên hệ bên Úc , youtube có post. Bài này là chép lại từ một trong những bài giảng đó

học 24 duyên hệ hay vi diệu pháp , cái lợi không chỉ nằm ở sự hiểu biết mà cái lợi thực sự khi thiền tập , hành giả không hoài nghi từ đó ít trạo hối và các triền cái khác cũng giảm
Reply
#6
(2020-01-24, 12:53 PM)abc Wrote: năm 2018 thì phải , Sư GN giảng 24 duyên hệ bên Úc , youtube có post. Bài này là chép lại từ một trong những bài giảng đó

học 24 duyên hệ hay vi diệu pháp , cái lợi không chỉ nằm ở sự hiểu biết mà cái lợi thực sự khi thiền tập , hành giả không hoài nghi từ đó ít trạo hối và các triền cái khác cũng giảm

Có lẽ chị Xí Xọn bận đón Tết nên lâu rồi, không thấy chị ấy post bài Vi Diệu Pháp.

Bác abc nghe Sư Toại Khanh giảng trong Youtube luôn hả?  Giỏi quá. LTP định sau khi đọc hết các bài giảng của Sư, rồi nghe YouTube sau.  

Định hỏi bác trong bài VDP chị Xí Xọn post, có những 5 loại Niết bàn khác nhau.  Lạ quá, bác abc ạ.
Reply
#7
Quote:From ban XX post:

(1)  Hữu Dư Y Niết Bàn: Các bậc A La Hán ngộ 4 thánh đạo, 4 thánh quả nhưng vẫn còn tồn tại với ngũ uẩn, vẫn còn tuổi thọ. 
(2)  Vô Dư Y Niết Bàn: Các bậc A La Hán đã dặp tắt phiền não, dặp tắt ngũ uẩn, sống hết tuổi thọ, không còn hiện hữu trong tương lai nữa. 
(3)  Phiền Não Niết Bàn: Các bậc A La Hán vẫn còn tu tập, vẫn còn tham sân si, vẫn còn đang tu tập 4 đạo 4 quả để đạt Niết Bàn.  
(4)  Ngũ Uẩn Niết Bàn: Các bậc A La Hán đã từ bỏ ngủ uẩn và đã viên tịch. 
(5)  Xá Lợi Niết Bàn: Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác như Đức Phật, để lại xá lợi cho chương sách  chiêm bái và cúng dường. 

Quote:theo thiển ý
Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn là hai trạng thái , cấp độ Niết Bàn được phổ biến rộng rãi và được đề cập nhiều trong kinh sách hữu (có) , vô (không) dư (sót lại) y (y cứ trên) Niết Bàn (trạng thái tịch tịnh)

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y ? Ở đây này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là Bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y."
"Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là Niết bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát  nhờ chánh tri. Ở đây đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỉ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ kheo, Đây gọi là Niết bàn không có dư y."

(Kinh Phật thuyết như vậy, Duk III, 7 - 443)

ba hình thức , trạng thái , cấp độ còn lại thì ít phổ quát hơn

Phiền Não Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn nhưng còn thân ngủ uẩn , thì gọi là Phiền Não Niết Bàn . Thái tử Tất Đạt Đa , lúc 35 tuổi dưới cội bồ đề chứng nghiệm Niết Bàn , Niết Bàn mà Ngài thực chứng gọi là Phiền Não Niết Bàn (chỉ để phân biệt thôi, chứ Niết Bàn thì giống nhau - khi nào tu chứng thì tui confirm)

Ngũ Uẩn Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn và tịch diệt (bỏ thân ngủ uẩn) khi ấy vị ấy chứng Ngũ Uẩn Niết Bàn . Đức Thế Tôn, sau 45 hành đạo và dạy bảo Thánh ,Chúng , Ngài tịch diệt năm 80 tuổi , khi ấy Niết Bàn mà Ngài chứng nghiêm được gọi là Ngũ Uẩn Niết Bàn

Xá Lợi Niết Bàn -- có hai giải thích:

giải thích thứ nhất : khi một vị A La Hán chứng nghiêm Niết Bàn và tịch diệt đồng thời nhục thể kết tụ Xá Lợi ... khi ấy gọi là Xá Lợi Niết Bàn

giải thích thứ hai : khi xá lợi của một vị Phật toàn giác không còn trên một cõi , thì giáo pháp của vị ấy cũng mất ( không còn ai hiểu và thực hành) . Tui nghiên về giải thích thứ hai và tình tiết về cách xá lợi Phật tiêu huỷ thì dài , interesting và make more sense.
Reply
#8
Quote:theo thiển ý
Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn là hai trạng thái , cấp độ Niết Bàn được phổ biến rộng rãi và được đề cập nhiều trong kinh sách hữu (có) , vô (không) dư (sót lại) y (y cứ trên) Niết Bàn (trạng thái tịch tịnh)

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y ? Ở đây này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là Bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y."
"Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là Niết bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát  nhờ chánh tri. Ở đây đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỉ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ kheo, Đây gọi là Niết bàn không có dư y."

(Kinh Phật thuyết như vậy, Duk III, 7 - 443)

ba hình thức , trạng thái , cấp độ còn lại thì ít phổ quát hơn

Phiền Não Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn nhưng còn thân ngủ uẩn , thì gọi là Phiền Não Niết Bàn . Thái tử Tất Đạt Đa , lúc 35 tuổi dưới cội bồ đề chứng nghiệm Niết Bàn , Niết Bàn mà Ngài thực chứng gọi là Phiền Não Niết Bàn (chỉ để phân biệt thôi, chứ Niết Bàn thì giống nhau - khi nào tu chứng thì tui confirm)

Ngũ Uẩn Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn và tịch diệt (bỏ thân ngủ uẩn) khi ấy vị ấy chứng Ngũ Uẩn Niết Bàn . Đức Thế Tôn, sau 45 hành đạo và dạy bảo Thánh ,Chúng , Ngài tịch diệt năm 80 tuổi , khi ấy Niết Bàn mà Ngài chứng nghiêm được gọi là Ngũ Uẩn Niết Bàn

Xá Lợi Niết Bàn -- có hai giải thích:

giải thích thứ nhất : khi một vị A La Hán chứng nghiêm Niết Bàn và tịch diệt đồng thời nhục thể kết tụ Xá Lợi ... khi ấy gọi là Xá Lợi Niết Bàn

giải thích thứ hai : khi xá lợi của một vị Phật toàn giác không còn trên một cõi , thì giáo pháp của vị ấy cũng mất ( không còn ai hiểu và thực hành) . Tui nghiên về giải thích thứ hai và tình tiết về cách xá lợi Phật tiêu huỷ thì dài , interesting và make more sense.

Đồng ý với bác abc về định nghĩa 5 loại Niết bàn kể trên.

Phiền Não NB và Hữu Dư NB đồng nghĩa.

Ngũ Uẩn NB và Vô Dư NB đồng nghĩa.

LTP cũng đồng ý với bác định nghĩa thứ hai với về Xá Lợi NB, nghe có lý lắm.

Cheer
Reply