Ngũ Uẩn
#1
[Image: NguUan.png]



Hành trình sinh tử của chúng ta được bắt đầu từ sự ngộ nhận về năm Uẩn. 
Không thấy được rằng chúng là những thứ đau khổ, ta sống hài lòng với các Uẩn của chính mình và rồi đối với năm Uẩn ở người khác. 
Ta vui sống với năm Uẩn vì không thấy chúng là Vô Thường. 
Chính sự Vô Minh này dẫn đến niềm vui đầu tư hạnh phúc của mỗi người. 
Niềm vui đó chính là Tham Ái trong năm Uẩn. 
Có thương, có thích người hay vật nào đó, chúng ta tự nhiên muốn ôm giữ chúng trong tay mình mãi mãi. 
Chúng ta sợ chết, cái chết của mình và những người thân thương. 
Chúng ta không dám nghĩ đến bất cứ sự mất mát nào. 
Và thế là chúng ta khổ. 
Vì không có chi trên đời là miên viễn thiên thu. 
Chẳng những thương thích, bám víu vào những thứ tốt đẹp, chúng ta cũng không muốn mất đi những thứ thật sự chẳng đáng gì nữa nhưng bản thân mình đã từng tự cho là vật sở hữu. 
Có bị tàn tật, bệnh hoạn đến mấy, không ai trong chúng ta muốn nhớ tới cái chết. 
Có dịp đi thăm những bệnh nhân thập tử nhất sinh, chúng ta sẽ càng thấy rõ điều đó. 
Sự ngộ nhận (Vô Minh) và niềm đam mê (Tham Ái) của chúng ta đối với năm Uẩn sâu kín và nghiêm trọng quá.
Năm Uẩn có ra sao thì chúng ta vẫn không thể có được tâm niệm xả ly đối với chúng được. 
Chỉ riêng với Sắc Uẩn cũng đã là phần lớn vấn đề nhức nhối trong cuộc đời này rồi. 
Nó giống hệt như một bệnh viện luôn có đủ những hình ảnh, cảm giác quằn quại của đời sống. 
Nhưng con đường quán niệm đau khổ không chỉ dừng lại ở những bàn bạc về cái khổ. 
Chỉ thấy ra cái đau khổ, cái mặt trái của năm Uẩn, cũng vẫn chưa đủ vì liệu chúng ta đã hiểu biết được gì về Vô Minh và Tham Ái. 
Hành giả tu tập Tuệ Quán đúng mức luôn sợ hãi, chán ghét năm Uẩn như nhìn ngắm một người đao phủ vậy. 
Vị ấy hiểu rằng Khổ Đau và Ngũ Uẩn chỉ là một. 
Cho dù chúng ta có đủ phước duyên để tái sinh về các cảnh giới Dục Thiên, Phạm Thiên thọ mạng lâu dài đến mấy rồi chắc chắn cũng phải đến lúc đọa lạc và tiếp tục quẩn quanh trên khắp nẻo luân hồi khổ nhiều vui ít. 
Con đường duy nhất để chấm dứt sự hiện hữu của năm Uẩn phải là sự nhàm chán, kinh cảm đối với chúng. 
Và một điều tất yếu là khi nhàm chán Ngũ Uẩn, chúng ta mới có ý hướng chứng ngộ Niết Bàn. 
Nói gọn lại, do nhìn thấy những đau khổ trong sự tồn tại của năm Uẩn, hành giả không còn tiếp tục muốn kéo dài sự sinh tử và chính từ nhận thức này, tâm tư vị ấy xem như đã nhất hướng Niết Bàn. 
Và khi có lòng chối bỏ Ngũ Uẩn, thấy việc tái sanh là đáng sợ thì việc giải trừ phiền não xem ra mới có cơ may thành tựu.
TK
Reply
#2
Bài dạy của bất Thiền sư Ajahn Naeb hay quá.

Thật là tuyệt vời.

Clap
Reply