Thương hiệu Trung Quốc nhận vơ áo dài Việt: Xấu xí
#1
Áo dài Việt Nam bị gọi “phong cách Trung Quốc”: Cần lên án quyết liệt

Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định áo dài Việt Nam đã được quốc tế công nhận và tôn vinh. Vì thế, nhà thiết kế Trung Quốc gọi bộ sưu tập áp dài của họ là “phẩm giá trang phục Trung Quốc” là rất đáng lên án.
[*]Mới đây, dư luận bức xúc, phẫn nộ trước thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc khi ra mắt bộ sưu tập gọi là “sự sáng tạo mới” năm 2018 nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam.

Trong đó có những mẫu thiết kế gây bức xúc với người Việt vì nó cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam.
[*]
[Image: best_e8cd6fe826-1-ao-dai-viet-nam-bi-an-cap-1.jpeg]
Những mẫu thiết kế của Trung Quốc bị cho là ăn cắp ý tưởng của áo dài Việt Nam.
[*]
Từ câu chuyện này, PV đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Phạm Ngọc Trung (Nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí).
PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho biết: “Từ thế kỷ X ở Việt Nam chúng ta đã có áo dài nhưng biến đổi theo thời gian. Trên thế giới nhiều nước cũng có áo dài không chỉ Việt Nam có. Nhưng áo dài Việt Nam lại có một điều khác đặc biệt là nó đã trở thành biểu tưởng, lễ phục của phụ nữ Việt Nam khi ra quốc tế.
Áo dài Việt Nam có hình dáng hiện đại nhưng kín đáo, thanh lịch và phù hợp với vóc dáng người phụ nữ Việt Nam. Bất kỳ người phụ nữ nào mặc áo dài Việt Nam cũng tôn dáng lên vì có tỷ lệ phù hợp, là kết quả của sự cải tiến qua nhiều thời kỳ. Chúng ta đã được cả thế giới công nhận”.
Cũng theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung xu hướng áo dài của chúng ta đang biến đổi ngày càng hẹp lại, ngắn đi, bó sát cho nó phù hợp với sự phải triển công nghiệp. Chất liệu để may áo dài ngày càng đa dạng. Trước đây chúng ta chỉ sử dụng tự nhiên nhưng có nhiều chế phẩm khác từ khi văn minh công nghiệp. Màu sắc, thuộc vào thị yếu của mỗi người và dân tộc. Vì thế, chỉ cần nhìn vào là biết đó có phải là áo dài của người Việt Nam.


Cùng chia sẻ với PV, PGS.TS Lê Quý Đức (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa) khẳng định: “Theo tài liệu trước đây, họa sĩ Nguyễn Cát Tường là người đầu tiên đã cải tiến chiếc áo dài cho phụ nữ Việt Nam. Ông nghiên cứu từ áo tứ thân của người phụ nữ Việt Nam sau đó đã sáng chế ra loại áo dài kín đáo tôn vinh được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Từ đó trở đi, áo dài thành trang phục truyền thống, văn hóa mà người phụ nữ sử dụng thường xuyên”.
Từ đây, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, áo dài do người Việt Nam sáng chế, người Việt Nam sử dụng nên trở thành thương hiệu của người Việt Nam. Khi nhà thiết kế Trung Quốc nói rằng đây là “phong cách Trung Quốc” và nếu đúng họ tự ý sao chép thì về mặt nhân cách, lòng tự trọng là hành động ăn cắp.
" Vì áo dài Việt Nam đã được thế giới thừa nhận và tôn vinh, có sự uy tín với bạn bè năm châu. Vậy nên, chúng ta cần lên án mạnh, phê phán quyết liệt về hành động này”, PGS.TS Lê Quý Đức bày tỏ thái độ.

Reply