Trở Nên Tông Đồ
#1
Matthew 19:12
For there are some eunuchs


Our Lord here distinguishes the various sorts of persons, that can and do live in a single state with content: some by nature, and others by violence offered to them, are rendered incapable of entering into a marriage state; and others, through the gift of God, and under the influence of his grace, abstain from marriage cheerfully and contentedly, in order to be more useful in the interest of religion; but the number of either of these is but few, in comparison of such who choose a conjugal state, and with whom it is right to enter into it, notwithstanding all the difficulties that may attend it. Some men are eunuchs, and of these there are different sorts; there are some,

which were so born from their mother's womb;

meaning, not such who, through a natural temper and inclination of mind, could easily abstain from marriage, and chose to live single; but such who had such defects in nature that they were impotent, unfit for, and unable to perform the duties of a marriage state; who, as some are born without hands or feet, these were born without proper and perfect organs of generation; and such an one was, by the Jews, frequently called, (hmh oyro) , "an eunuch of the sun F14": that is, as their doctors F15 explain it, one that from his mother's womb never saw the sun but as an eunuch; that is, one that is born so; and that such an one is here intended, ought not to be doubted. The signs of such an eunuch, are given by the Jewish F16 writers, which may be consulted by those, that have ability and leisure. This sort is sometimes F17 called (Mymv ydyb oyro) "an eunuch by the hands of heaven", or God, in distinction from those who are so by the hands, or means of men, and are next mentioned:\

and there are some eunuchs, which were made eunuchs of men:

as among the Romans formerly, and which Domitian the emperor forbid by a law F18; and more especially in the eastern countries, and to this day among the Turks, that they may the more safely be entrusted with the custody of their women; and this sort the Jews call (Mda oyro) , "an eunuch of men", or (Mda ydyb) , "by the hands of men". The distinction between an "eunuch of the sun", and an "eunuch of men", is so frequent with the Jews F19, and so well known to them, that a question need not be made of our Lord's referring to it:

and there be eunuchs which have made themselves eunuchs;

not in a literal sense, in which the words are not to be taken, as they were by Origen; who though otherwise too much pursued the allegorical way of interpreting Scripture, here took it literally, and castrated himself F20; as did also a sort of heretics, called Valesians F21, from one Valens an Arabian; and which practice is recommended by Philo the Jew F23, and by Heathen philosophers F24, for the sake of chastity. But here it means such, who having the gift of continency without mutilating their bodies, or indulging any unnatural lusts, can live chastely without the use of women, and choose celibacy:

for the kingdom of heaven's sake;

not in order, by their chaste and single life, to merit and obtain the kingdom of glory; but that they might be more at leisure, being free from the incumbrances of a marriage state, to attend the worship and service of God, the ordinances of the Gospel church state, to minister in, and preach the Gospel of Christ, and be a means of spreading it in the world, and of enlarging his kingdom and interest.

He that is able to receive it, let him receive it:

whoever is able to receive cordially, and embrace heartily, the above saying concerning the expediency and goodness of a single life, and having the gift of continency, can live according to it; let him take it, and hold it fast, and act up to it; he may have less of worldly trouble, and be more useful for God in the Gospel of Christ, and to the interest of religion; but this should be a voluntary thing: no man should be forced into it; and he that goes into it, ought to consider well whether he is able to contain, or not.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#2
Heavy-black-heart4

Teaching About Divorce

19 Now when Jesus had finished these sayings, he went away from nGalilee and oentered pthe region of Judea beyond the Jordan. 2 And qlarge crowds followed him, and he healed them there.

3 And Pharisees came up to him and rtested him by asking, s“Is it lawful to divorce one's wife for any cause?” 4 He answered, t“Have you not read that he who created them from the beginning made them male and female, 5 and said, u‘Therefore a man shall leave his father and his mother and hold fast to his wife, and vthe two shall become one flesh’? 6 So they are no longer two but one flesh. wWhat therefore God has joined together, let not man separate.” 7 They said to him, x“Why then did Moses command one to give a certificate of divorce and to send her away?” 8 He said to them, “Because of your yhardness of heart Moses allowed you to divorce your wives, but from the beginning it was not so. 9 zAnd I say to you: whoever divorces his wife, except for sexual immorality, and marries another, commits adultery.”1

10 The disciples said to him, “If such is the case of a man with his wife, it is better not to marry.” 11 But he said to them, a“Not everyone can receive this saying, but only bthose to cwhom it is given. 12 For there are eunuchs who have been so from birth, and there are eunuchs who have been made eunuchs by men, and there are eunuchs who have made themselves eunuchs dfor the sake of the kingdom of heaven. Let the one who is able to receive this receive it.”

Let the Children Come to Me
13 eThen children were brought to him that he might lay his hands on them and pray. The disciples frebuked the people, 14 but Jesus said, g“Let the little children hcome to me and do not hinder them, for to such belongs the kingdom of heaven.” 15 And he laid his hands on them and went away.

The Rich Young Man

16 iAnd behold, a man came up to him, saying, “Teacher, what good deed must I do to jhave keternal life?” 17 And he said to him, “Why do you ask me about what is good? There is only one who is good. lIf you would enter life, keep the commandments.” 18 He said to him, “Which ones?” And Jesus said, m“You shall not murder, You shall not commit adultery, You shall not steal, You shall not bear false witness, 19 Honor your father and mother, and, nYou shall love your neighbor as yourself.” 20 The young man said to him, o“All these I have kept. What do I still lack?” 21 Jesus said to him, “If you would be pperfect, go, qsell what you possess and give to the poor, and you will have rtreasure in heaven; and come, follow me.” 22 sWhen the young man heard this he went away sorrowful, for he had great possessions.

23 And Jesus said to his disciples, “Truly, I say to you, tonly with difficulty will a rich person enter the kingdom of heaven. 24 uAgain I tell you, it is easier for a camel to go through the eye of a needle than for a rich person to enter vthe kingdom of God.” 25 When the disciples heard this, they were greatly astonished, saying, “Who then can be saved?” 26 But Jesus wlooked at them and said, x“With man this is impossible, but with God all things are possible.” 27 Then Peter said in reply, “See, ywe have left everything and followed you. What then will we have?” 28 Jesus said to them, “Truly, I say to you, in the new world,2 zwhen the Son of Man will sit on his glorious throne, you who have followed me awill also sit on twelve thrones, bjudging the twelve tribes of Israel. 29 cAnd everyone who has left houses or brothers or sisters or father or mother or children or lands, for my name's sake, will receive a hundredfold3 and will dinherit eternal life. 30 But emany who are ffirst will be last, and the last first.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#3
Bài viết sẽ nhắc đi nhắc lại nhiều lần vài đoạn Thánh Kinh cần thiết tìm thấy trong Đệ Nhị Luật 24:1-4, Mark 10:2-12, Matthew 5:31-32, 19:3-12, Luke 16:18 và 1 Cor 7:10-16. Nhưng để giúp người đọc không phải mở Kinh Thánh nhiều lần, tôi xin trích một vài câu quan trọng để dễ đối chiếu:

+++Sách Đệ Nhị Luật: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà. (24:1)

+++Mark 10:2-12 “Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Người đáp: “Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?” Họ trả lời: “Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ.” Đức Giêsu nói với họ: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy. Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

+++Matthew 19:9 “Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình.”

+++Matthew 5:32 “Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

+++Luke 16:18 “Bất cứ ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị chồng rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

+++1 Cor 7: 10-15 “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ.” Còn với những người khác, thì tôi nói -chính tôi chứ không phải Chúa-: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng..... Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau!”

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#4
III.   Nguồn Gốc Kinh Thánh

Kinh Thánh nói gì đến tính bất khả phân ly của hôn nhân và việc tái hôn? Trước hết, ta bàn đến tính bất khả phân ly. Sách Đệ Nhị Luật ghi lại trong thời Cựu Ước, ly dị và tái hôn được chấp nhận.[7] Khi li dị, người chồng trao cho vợ chứng thư li dị, và người vợ được tự do đi lấy chồng khác (Deut 24:1-4).[8] Chiếu theo luật này, chỉ người chồng mới có quyền li dị, và người vợ chỉ nhận chứng thư li dị chứ không có quyền ly dị người chồng.[9]

Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Kitô hữu quen thuộc với lời dạy: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mk 10:9). Đọc Tin Mừng Luke 16:8, Mark 10:2-12, Matthew 5:32 và 19:3-9, các nhà kinh thánh đồng ý rằng Chúa Giêsu chắc hẳn đã đi ngược lại truyền thống của Do Thái lúc bấy giờ khi kêu gọi con người không được ly dị và tuyên bố tính bất phân ly của hôn nhân vợ chồng.

Tin Mừng Mark và Matthew kể khi những người Pharisiêu đến chất vấn Chúa Giêsu về việc luật Môsê cho phép ly dị và tái hôn (Mk 10:2-12; Mt 19:3-12), Ngài đã nhắc cho họ nhớ rằng ngay từ ban đầu Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ (Gen 1:27), và ý định của Thiên Chúa là kết hợp hai người nên một, mỗi người phải từ bỏ cha mẹ mình để đến với nhau (Gen 2:24). Việc Môsê cho phép rẫy vợ chỉ vì “các ông lòng chai dạ đá, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Mt 19:8).

Không chỉ từ chối ly dị, Chúa Giêsu còn dạy thêm “ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngọai tình đối với vợ mình, và ai bỏ chồng đế lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mk 10:11-12).[10] Đây được xem là bằng chứng rõ ràng nhất, mà hầu hết các nhà chú thích Kinh Thánh đồng ý rằng Chúa Giêsu khẳng định tính bất khả phân ly của hôn nhân.

Dù biết luật Môsê cho ly dị hợp pháp, Chúa Giêsu cảnh cáo những ai ly dị vợ để lấy người khác là phạm tội ngoại tình, mà tội này chỉ có thể được hiểu khi ràng buộc hôn phối vẫn còn.[11] Nói cách khác, dù hợp pháp khi ly dị, luật đạo của Thiên Chúa vẫn không cho phép.[12] Việc Môsê cho phép rẫy vợ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ khi con người yếu đuối, nhưng không thể thay thế luật Thiên Chúa đã có ngay từ ban đầu, đó là “cả hai nên một… và không được phân ly”(Mk 10:9; Mt 19:4-6).

Thêm vào đó, phản ứng rất ngạc nhiên của các môn đệ càng củng cố tính chính xác của những lời dạy quá nghiêm khẳc của Chúa Giêsu, nếu không nói là táo bạo, vì đi ngược với lối sống bấy giờ: “Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn” (Mt 19:10). Không trực tiếp trả lời câu hỏi các môn đệ, Chúa Giêsu nói đến ơn sống độc thân: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19:11-12).

Thánh Phaolô cũng xác nhận lời Chúa Giêsu dạy qua thư gởi tín hữu Côrintô: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1Cor 7:10-11). Việc xác nhận này giúp các nhà chú thích Kinh Thánh và thần học quả quyết rằng chính Chúa Giêsu đã dạy tính bất khả phân ly trong hôn nhân.[13] Trong đoạn trích trên, thánh Phaolô không nói đến lý do ly dị, nhưng cho dù có lý do chính đáng, Ngài vẫn kêu gọi không tái hôn. Lời dạy này được nhắc một nữa trong thư gởi tín hữu Roma: “Vậy bao lâu chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì sẽ bị gọi là kẻ ngoại tình. Nhưng nếu chồng chết, thì vợ được tự do không phải giữ luật đó nữa, và có đi lấy người khác, cũng không phải là ngoại tình” (Rm 7:3).

Tóm lại, các Tin Mừng Matthew, Mark, Luke và thư của Phaolô cho ta cơ sở vững chắc để tin rằng Chúa Giêsu đã dạy tính bất khả phân ly của hôn nhân.

Thứ hai, về việc tái hôn. Truyền thống Do Thái giáo cho phép tái hôn khi người phối ngẫu qua đời, hay ta thường nói “cho đến khi sự chết chia lìa chúng ta.” Tính bất khả phân ly được trân trọng không có nghĩa là sự gắn bó muôn đời với một người, mà chỉ bao lâu người đó còn sống mà thôi. Kitô hữu tin rằng cả Chúa Giêsu cũng không lên án việc các bà goá tái giá (trong câu chuyện một người đàn bà lấy 7 anh em làm chồng – Lk 20:29-31), nhưng Ngài chỉ nói đến con người sau khi sống lại trong nước Thiên Chúa thì sinh hoạt như thiên thần, và việc dựng vợ gã chồng không còn nữa (Mk12:25).

Thánh Phaolô cũng có cùng kết luận chấp nhận vợ lấy chồng khác khi người chồng chết (Rm 7:2-3; 1 Cor 7:8-9). Và khi giảng dạy về thời kỳ sau hết (tức thời kỳ thánh Phaolô tin là Ngài đang sống và đang chuẩn bị đón Đức Kitô trở lại lần thứ hai), thánh nhân nhắn nhủ con người ưu tiên chuyên tâm cầu nguyện, chay tịnh, sửa mình… hơn là lo dựng vợ gã chồng (điều này áp dụng cho người goá cũng như độc thân). Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng rất thực tế khi chấp nhận việc dựng vợ gã chồng như một điều kiện bất đắc dĩ cho những ai “nếu không tiết dục được, họ cứ kết hôn, vì thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt” (1 Cor 7:9).
Hiểu được tính yếu đuối của con người, trong thư gởi cho Timôtê,[14] thánh Phaolô đã có những lời khuyên hợp lý cho từng hoàn cảnh cá nhân (1Tim 5:11-16). Ngài cũng khuyên các goá phụ còn trẻ nên tái giá để tránh những dịp tội khác: “vậy tôi muốn các bà goá trẻ hãy tái giá, sinh con cái, lo việc cửa nhà; đừng để cho đối phương có dịp bới móc” (1 Tim 5:14).[15]

Điều đáng chú ý ở đây là dù tái hôn được phép, nhất là trường hợp người phối ngẫu đã chết, nhưng những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên vẫn ưu tiên chọn những người không tái hôn làm lãnh đạo. Trong thư gởi cho Timôtê, tác giả đưa tiêu chuẩn cho người giám quản cộng đoàn (tương đương với giám mục ngày nay) là “người chỉ một đời vợ” (1 Tim 3:2), và những người tự nguyện phục vụ giáo hội (trong nhóm các bà goá) là những người “vợ của một chồng” (1 Tim 5:9). Thánh Phaolô thì cho rằng “nếu chồng chết rồi, thì vợ được tự do muốn lấy ai thì lấy… nhưng theo ý tôi, người ấy có phúc hơn nếu cứ ở vậy” (1 Cor 39-40).

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#5
Muốn trở nên tông đồ của Chúa , cần phải hy sinh , từ bỏ tất cả mà theo Chúa , nghĩa là họ phải từ bỏ gia đình , tiền bạc danh vọng của đời này để 1 lòng theo Chúa . Người muốn theo Chúa để trở thành  người rao giảng tin mừng rao giảng lời Chúa họ phải từ bỏ tất cả . Họ đã hy sinh đời mình vì nươc trời . không thể sinh con và có gia đình như lời dạy trong kinh thánh : lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời.

10 Điều Về Bữa Tiệc Ly

1. KỶ NIỆM CUỘC VƯỢT QUA
2. BÀN TIỆC THÁNH THỂ
3. CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU
4. BÀN TIỆC LỜI CHÚA
5. ĐỘNG THÁI YÊU THƯƠNG
6. BÁNH KHÔNG MEN
7. LỄ VƯỢT QUA
8. VƯỢT QUA
9. TẠI GIÊRUSALEM
10. LÒNG HIẾU KHÁCH

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#6
Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.
 
Lời Chúa: Mt 5, 17-19

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành.
Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”. 

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#7
SUY NIỆM: Chu toàn lề luật

Vào một ngày thứ sáu buộc kiêng thịt, có người tín hữu nọ đi ăn quán. Anh biết quán có món cá, nhưng trong lòng thì thích ăn thịt. Thế là anh gọi những món cá mà anh biết chủ quán sẽ trả lời là không có. Rồi anh tự nhủ: “Lạy Chúa, Chúa biết đấy, con đã làm hết cách để gọi nhiều thứ cá mà chẳng có, thôi con đành gọi một tô phở tái để ăn trong ngày thứ sáu buộc kiêng thịt vậy”. Cầu nguyện xong, anh thi hành liền. Anh đã tự tạo ra những lý do, những hoàn cảnh để có thể khỏi lỗi luật Chúa.

Nếu không có lòng yêu mến Chúa thật, chúng ta sẽ dễ tạo ra những cách để tự an ủi và chuẩn miễn khỏi phải tuân giữ luật Chúa, hoặc giải thích lời Chúa theo sở thích riêng.

Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta về việc tuân giữ luật Chúa. Những lãnh đạo tôn giáo Do thái thời Chúa Giêsu hơn ai hết là những người bảo tồn luật Chúa trong lời dạy của Môsê và các tiên tri. Nhưng những đổi thay lịch sử đặt ra những vấn nạn mới và thôi thúc họ giải thích và áp dụng luật Chúa vào hoàn cảnh mới. Tinh thần vụ hình thức đã làm cho họ lạc đường đến nỗi đã bị Chúa Giêsu trách là giả hình.

Chúa Giêsu đến không phải để huỷ bỏ nhưng để kiện toàn lề luật và các tiên tri. Ngài kêu gọi các môn đệ tuân giữ luật Chúa với một tinh thần mới, với một dấn thân để sống trọn vẹn sứ điệp của Ngài. Tác giả tập sách Đường Hy Vọng đã nhắn nhủ:

“Ngôi Lời đã nhập thể và Chúa Cha đã phán: “Đây là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta, hãy nghe lời Ngài”. Ngài là sự sống, con chỉ sống bằng tinh thần của Ngài. Ngài là sự thật, con chỉ tin lời dạy của Ngài. Ngài là Đường, con chỉ theo bước chân Ngài. Có thứ Công giáo vụ lợi, có thứ Công giáo lý lịch, có thứ Công giáo xu thời, có thứ Công giáo giải nhiệt, Chúa chỉ chấp nhận hạng Công giáo 100% đã bỏ mọi sự mà theo Ngài. Hội thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội thánh có lời hứa của Chúa. Hội thánh là một phép lạ liên lỉ. Nhưng đừng vì thế mà phơi bày khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Hãy làm thế nào để tư tưởng lời nói hành động của con khiến người ta phản ứng: con người này đã say mê cuốn sách Phúc âm, đã bị lôi cuốn bởi lý tưởng cuộc đời Chúa Giêsu.”

Trong những ngày canh tân đời sống này, xin Chúa cho chúng ta một ý chí mạnh mẽ, một xác tín sâu xa, nhất là thật nhiều ơn Chúa để trung thành với ơn gọi của mình.

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#8
"Hãy quên đi cái tôi..."

Có một bài hát sinh hoạt quen thuộc vẫn mời gọi chúng ta: "Hãy quên đi cái tôi để mang Chúa đi vào đời". Xem ra để mang Chúa vào đời phải quên đi cái tôi của riêng mình để sống cho Thiên Chúa. Xem ra để mang Chúa vào đời phải từ bỏ tham vọng của cái tôi ích kỷ để Chúa được lớn lên trong đời sống chứng nhân của chúng ta. Vì ở đời ai cũng thích danh vọng. Ai cũng mong cho mình được nổi tiếng, được trở thành ân nhân của xã hội. Xem ra từ thích danh vọng đến hám danh hám lợi thật gần, gần đến nỗi nhiều người đã trơ trẽn nhận phần vinh quang về mình, cho dù vinh quang đó không do công của mình.

Ngày nay ai cũng sợ bệnh thành tích. Vì nó là nguyên nhân dẫn đến ham danh hão huyền. Vì nó là nguyên nhân dẫn đến biết bao tiêu cực bởi sự gian dối, lường gạt. Những con người ham danh thường là sống giả dối, thiếu chân thật. Những con người ham danh thường tìm vinh quang về mình. Thích được tán thưởng. Thích được biết ơn. Nhưng đôi khi họ chỉ là một loại Lý Thông cướp công Thạch Sanh như trong truyện dân gian Việt Nam.

Có một nhà truyền giáo tâm sự rằng: ngài đã từng truyền giáo tại Đông Timor. Đó là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu. Người dân còn thiếu rất nhiều phương tiện tối thiểu của cuộc sống. Ngài đã vận động rất nhiều các cá nhân và tổ chức từ thiện ở mọi nơi để giúp đỡ cho người dân Đông Timor. Nhiều nơi hưởng ứng và nhờ đó ngài đã có rất nhiều tặng phẩm để tặng cho người nghèo. Tự nhiên ngài được người dân kính nể, yêu mến và biết ơn. Thế nhưng, ngài lại mắc cở khi được người đời ca tụng. Vì ngài biết rất rõ, ngài chỉ là kẻ phân phát, là trung gian chứ không phải là chủ nhân. Ngài chẳng có chỉ ngoài đôi tay để đón nhận và trao ban. Ngài không có quyền nhận cái không phải của mình. Vì tiền bạc, của cải là của những nhà hảo tâm trao cho ngài để ngài trao đến cho anh em nghèo khó. Từ đó, ngài đã rút ra kinh nghiệm rằng: cái khó của người làm công tác từ thiện là làm sao đửng nhận mình là người ban phát, đừng tưởng rằng những tặng phẩm đó là của mình cho người nghèo. Hãy khiêm tốn đừng nhận phần đó về mình là những lời khen, những lới tán dương... Hãy biết cho đi cả danh dự của mình, vinh quang của mình. Hãy tự biết mình chỉ là tôi tớ hèn mọn được Chúa sử dụng mang lại niềm vui cho những anh em nghèo khó.

Đó cũng là cung cách của thánh Gioan Baotixita. Ngài luôn sống khiêm tốn trước mặt mọi người. Ngài đã từng không dám nhận phần vinh dự về mình, khi ngài nói: "Có Đấng đến sau tôi. Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi không đáng cởi dây giầy cho Người". Ngài đã từng mong ước cho đời sống chứng nhân của ngài luôn "nhỏ bé để Chúa được lớn lên". Ngài chỉ muốn những việc ngài làm sẽ dẫn người khác đến với Chúa. Ngài muốn dùng cuộc đời chứng nhân của mình để tôn vinh Thiên Chúa.

Hôm nay, ngài cũng sẵn sàng để các môn đệ của mình đến với Chúa. Ngài không dám giữ các môn đệ cho riêng mình. Ngài đã giới thiệu cho các môn đệ về danh tính của Đấng Messia. Đây mới chính là Chiên Thiên Chúa. Đây mới xứng đáng là Thầy mà các ngươi cần đi theo. Ngài sẵn lòng để các môn đệ ra đi. Ngài biết phận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Đấng Cứu Tinh nhân trần.

Ước gì ở đời có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn lòng dấn thân làm chứng cho tin mừng của Chúa nhưng vẫn luôn khiêm tốn và ẩn mình đi. Dấn thân một cách vô vị lợi. Dấn thân một cách quên mình. Dấn thân để tôn vinh Thiên Chúa, chứ không tôn vinh mình. Dấn thân để làm vinh quang Thiên Chúa, chứ không nhằm rạng danh mình. Dấn thân để mang anh em đến với Chúa, để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa, chứ không phải đến với mình để tâng bốc tán dương. Ước gì mỗi người chúng ta luôn có lòng quảng đại để cho đi cái riêng của mình để làm giầu có cho Thiên Chúa, như Gioan đã cho các môn đệ đến với Thầy Giêsu, như Anre đã mang em mình là Simon đến với Chúa. Ước gì chúng ta luôn nhỏ bé, khiêm tốn, đừng đề cao mình quá đáng, đừng tìm cách tán dương mình mù quáng. Hãy để những công việc mình làm cho danh Chúa được cả sáng.

Lạy Chúa, ở đời ai cũng thích được tán dương, được khen thưởng, được đề cao giữa mọi người. Người đời thường đua nhau danh vọng. Chính vì vậy mà cuộc đời không thiếu những thị phi, những bất công... Xin cho chúng con luôn khiêm tốn, bé nhỏ để Chúa được lớn lên trong cuộc đời chúng con. Amen.

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#9
Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.

Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi chính mình,
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rang
trước khi con tập sống cho Chúa.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#10
Gặp Chúa Trong Đời

Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã đề nghị một định nghĩa về Đức Tin như sau: "Tin là cuộc gặp gỡ thân tình, cá vị với Chúa. Đây không phải là cuộc gặp gỡ với một sự vật hay một sự kiện, là cuộc gặp gỡ với một Đấng, một Ai đó, một Con Người đang hiện diện giữa chúng ta" (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình yêu, số 1). Cuộc gặp gỡ với Chúa được thực hiện bằng lời cầu nguyện và chuyên tâm lắng nghe Lời Chúa. Bởi khi cầu nguyện là chúng ta tâm sự với Chúa; khi nghe Lời Chúa là lúc Ngài nói với chúng ta. Cầu nguyện là mối tâm giao, là sự trao đổi thân mật, giãi bày tấm lòng trước nhan Chúa. Khi cầu nguyện, chúng ta mở con tim để lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng thưa với Chúa như cậu bé Samuel trong đền thờ Silô: “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Nhờ cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa mà chúng ta được gặp Chúa trong đời, mặc dù còn nhiều ồn ào, bon chen và toan tính.

Gặp Chúa trong đời, đó cũng là mục đích của đời sống Kitô hữu. Cuộc gặp gỡ này còn được gọi là "đời sống nội tâm", tức là sự gắn bó giữa tâm hồn ta với Chúa. Sự gắn bó này vừa thân tình, vừa bền vững và cá biệt, tức là riêng tư chứ không phải chạy theo phong trào. Những ai nhận mình là tín hữu, mà không gặp gỡ Chúa trong đời, thì đức tin của họ còn mơ hồ và chỉ dừng lại ở lý thuyết. Tác giả Tin Mừng thứ bốn kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai môn đệ và Chúa Giêsu. Các ông đã ở lại với Chúa ngày hôm ấy. Cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy vừa thân tình vừa sâu lắng, đến nỗi hôm sau, các ông có thể khẳng định với người thân của mình: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia". Chắc hẳn trong cuộc gặp gỡ thân tình này, Chúa Giêsu đã mặc khải cho hai ông nhiều điều quan trọng, giúp các ông mở trí để nhận ra Người chính là Đấng muôn dân mong đợi. Các ông đã hoàn toàn "tâm phục, khẩu phục", để rồi sau này, các ông trung thành theo Chúa, chấp nhận sống chết với Thày mình. Cuộc gặp gỡ ấy đã tạo nên nơi các ông sự gắn bó, lòng trung thành và tâm tình mến yêu. Nếu chúng ta đọc tiếp Tin Mừng Thánh Gioan, chúng ta sẽ thấy một chuỗi những chứng từ mang tính "dây chuyền", có nghĩa là những ai đã gặp Chúa Giêsu, đều thuyết phục người thân của mình để họ tin Chúa. Anrê, một trong hai môn đệ đầu tiên đến gặp Chúa Giêsu, đã về kể lại cho anh mình là Phêrô. Philiphê, sau khi gặp Chúa, đã về kể lại cho Nathanaen và dẫn ông tới gặp Chúa. Hai mươi thế kỷ đã qua, Giáo Hội của Chúa được lan rộng đến mọi miền thế giới, cũng là nhờ những Kitô hữu đã nhiệt thành "kể lại" cho mọi người về kinh nghiệm gặp gỡ Chúa. Họ cũng chia sẻ niềm hạnh phúc của người tín hữu khi đặt trọn niềm tin nơi Ngài.

Khẳng định "đã gặp gỡ Chúa" là một cảm nghiệm sâu xa về sự hiện diện của Người. Đó cũng là kinh nghiệm của một đức tin chắn chắn, đến từ tâm tình lắng nghe lời giáo huấn của Chúa. "Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe!" là tâm tình của cậu bé Samuen trong đền thờ tại Silô (Bài đọc I). Tác giả của cuốn sách mang tên ông đã kể lại với chúng ta: "Samuen lớn lên. Đức Chúa ở với cậu và cậu không để một lời nào của Người ra vô hiệu". Nhờ việc sẵn sàng thực thi những lời Chúa dạy, sau này, Samuen trở thành một vị ngôn sứ trung thành và là cố vấn cho vua Saun, vị vua đầu tiên trong lịch sử Israel.

Chúa Nhật thứ hai của mùa Thường Niên, Phụng Vụ kêu gọi chúng ta hãy gặp gỡ Chúa Giêsu để nhận ra nơi Người là Đấng Cứu độ trần gian. Làm sao để mỗi người tín hữu có thể khẳng định với thế giới hôm nay rằng: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia". Lời khẳng định ấy không chỉ là ngôn từ, nhưng còn là lối sống thấm đượm tinh thần Phúc âm. Hôm nay, nhân loại vẫn đang khao khát Đấng Mêsia. Người là Thiên Chúa, Đấng có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa của con người. Thực ra, Người đang hiện diện vô hình và thiêng liêng giữa chúng ta. Nếu mỗi người Kitô hữu đều có thể khẳng định: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia" như hai môn đệ Anrê và Gioan, thì xã hội hôm nay sẽ có rất nhiều người tin Chúa. Điều đáng tiếc là nhiều người mang danh Kitô hữu mà sống trái ngược với danh xưng ấy. Vì thế, họ làm cho hình ảnh Giáo Hội của Chúa bị biến dạng và tạo cớ cho những người không cùng tôn giáo với chúng ta hiểu sai về dung mạo của Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và là Cha nhân hậu.

Muốn khẳng định Chúa hiện diện trong cuộc đời, điều quan trọng đầu tiên là thánh hóa bản thân. Thánh Phaolô đã đưa ra những lời khuyên rất thiết thực qua lời nhắn nhủ các tín hữu Côrinhtô: Thân xác chúng ta là Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Anh em hãy tôn vinh Chúa nơi thân xác anh em. Thánh nhân khuyên mọi người hãy tránh xa những hành động dâm dật ô uế, để cuộc đời và tâm hồn được thanh thản (x.Bài đọc II). Hành trình nên thánh khởi đi từ những cố gắng cụ thể, ngay chính trong thân xác mình, để rồi chính con người cá nhân của chúng ta được biến đổi, nên giống Đức Giêsu, Đấng vô tội, tinh tuyền và thánh thiện.

Gặp Chúa trong đời, đó là đích điểm của đời sống Kitô hữu. Đó cũng là kết quả của những cố gắng hy sinh. Bởi lẽ, Chúa chỉ tỏ mình cho những ai có tâm hồn trong sạch và một trái tim rộng mở chân thành. Được gặp Chúa, tâm hồn chúng ta sẽ bình an, cuộc đời này sẽ chan chứa niềm vui và hạnh phúc, Nước Trời sẽ khởi đầu từ đây.

+Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply