Khái niệm chế định - Thực tại chân đế
#1
Khái niệm chế định hay tục đế (paññāti) là tên gọi hay ý niệm về một sự vật, hiện tượng nào đó mà chúng ta vẫn quen sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: như đàn ông, đàn bà, con người, ô tô, giận, buồn... 

Thực tại chân đế (paramattha) là những gì có thể cảm nhận, hay biết một cách trực tiếp mà không cần phải qua sự trung gian của khái niệm: như tính chất của cảm giác, tính chất của cảm xúc, tính chất của tứ đại: nóng lạnh, cứng mềm, sự chuyển động, kết dính; sự hay biết, các hoạt động của tâm thức… 

Do thói quen từ vô thức sử dụng khái niệm chế định để hiểu thế giới quanh mình và giao tiếp, thực tại chân đế bị giản lược hóa thành các khái niệm, và con người bị lệ thuộc vào nó, lâu dần cái hiểu về thế giới thật chỉ còn dừng lại ở mức trung gian là khái niệm. 

Cũng giống như tiền là một hình thức trung gian để tiện trao đổi hàng hóa, lâu dần người ta đặt quá nhiều ý nghĩa cuộc sống vào đồng tiền và lấy nó làm mục đích mà quên đi thực tế rất đơn giản rằng nó chỉ là một tờ giấy in được quy ước một giá trị nào đó, và chỉ là một phương tiện trung gian để trao đổi (thời cổ đại người ta còn lấy vỏ sò, lông chim quý làm tiền). 

Cái phương tiện đó được sử dụng như thế nào để đem lại hạnh phúc là điều rất quan trọng nhưng lại ít được chú ý nhất, vì người ta đã quen lấy nó làm mục đích và lệ thuộc vào nó.

Khái niệm chế định không thể hiện được các tı́nh chất, đặc tı́nh của sự vật, hiện tượng (hay còn gọi là thực tại chân đế, thực tại cùng tột, chẳng hạn như tính chất của tứ đại: nóng, lạnh, cứng, mềm, sự chuyển động...), và do đó cũng không thể phơi bày được những đặc tướng phổ quát của tất cả các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã. 

Chı́nh vı̀ vậy, thiền quán (vipassanā) không sử dụng khái niệm chế định làm đề mục quán chiếu mà lấy thực tại chân đế làm đối tượng quán sát, từ đó phát triển trí tuệ phân biệt tam tướng vô thường , khổ, vô ngã ngay chı́nh trong các hiện tượng của thân tâm mı̀nh. Ngược lại, thiền chỉ (samatha) lấy khái niệm chế định (hơi thở, các biến xứ – kasina...) làm đề mục . 

Đề mục của thiền chỉ có thể là bất cứ khái niệm chế định nào , miễn là có thể làm vắng lặng nội tâm , chứ không nhất thiết phải là các đề mục trong thân tâm như thiền vipassanā. Dı̃ nhiên, bởi vı̀ tâm chúng ta đã quá quen thuộc và lệ thuộc vào khái niệm chế định để hiểu thế giới quanh mı̀nh , nên rất khó , nếu không muốn nói là không thể tách rời minh bạch giữa khái niệm chế định và thực tại chân đế trong đối tượng quan sát. 

Hơn nữa , nếu cố tı̀nh gượng ép gạt bỏ mọi khái niệm chế định để thấy cho bằng được thực tại chân đế thì thực ra lại là đang chồng thêm khái niệm mới lên trê n khái niệm củ . Giống như khi nhı̀n một dòng sông đang chảy, nếu nhìn kỹ vào dòng nước thı̀ cái chúng ta nhận biết được chỉ ̉là những giọt nước đang trôi chảy liên tục, và khái niệm dòng sông khi đó tự rơi rụng khỏi tâm mı̀nh, chứ không phải cố tı̀nh quên “dòng sông” đi thı ̀ mới thấy được nước đang trôi.  

Chính vì vậy , chúng ta vẫn phải nương vào khái niệm chế định để  thấy ra được thực tại chân đế chứ không phải cứng nhắc duy ý chí gạt bỏ ngay mọi khái niệm chế định để thấy cho bằng được thực tại chân đế . Khi ấy, cái thực tại chân đế đó cũng chỉ ̉là một loại khái niệm chế định khác do tâm mình đẻ ra mà thôi . 

Chı̉ bằng sự kiên trì tu tập với chánh kiến, thái độ chân chánh, khi định, niệm và tuệ giác vipassanā ngày càng vững mạnh thı̀ các khái niệm chế định ấy sẽ mờ dần đi một cách tự động trong quá trình quán chiếu, và thực tại chân đế sẽ hiện dần lên một cách rõ ràng hiển hiện trong sự quán sát của thiền sinh . 

Trong thực tế, thực tại chân đế và khái niệm tục đế không nhất thiết là phải loại trừ lẫn nhau, chúng ta có thể sử dụng cả hai cho cuộc sống bình thường và cho công việc tuệ quán, mức độ nhiều ít tùy vào hoàn cảnh cụ thể và trình độ tu tập của mối người. 

lượm
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply