Phật Giáo Đạo Và Đời - Ấn Độ: Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi
#1
Nhà sư thúc đẩy sự hòa hợp ở miền Nam Thái Lan

GNO - Vào ngày 5-11, sư Phra Thepsilwisudh, trụ trì của chùa Prachum Cholthara và là nhà sư cao cấp của tỉnh Narathiwat, Thái Lan, đã hướng dẫn các cư dân địa phương vào một sự kiện gây quỹ để tạo ra một khoản tài trợ từ thiện tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam.


[Image: su%20Thailand.jpeg]
Sư Phra Thepsilwisudh trao đổi với tín đồ Hồi giáo

Sáng kiến này nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo giữa các cộng đồng khác nhau sống trong khu vực. Việc gây quỹ có sự tham dự của các nhà sư Phật giáo và lãnh đạo Hồi giáo địa phương, cũng như Phật tử và người theo Hồi giáo.

Sư Phra Thepsilwisudh nói sư hy vọng sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy sự hài hòa trong xã hội đa văn hóa của Narathiwat. Mặc dù tổng số tiền thu được từ sự kiện này vẫn chưa được công bố, nhưng các quan chức lưu ý rằng một phần tiền huy động sẽ được sử dụng để hoàn thành việc xây dựng một số nhà thờ Hồi giáo chưa hoàn thành trong tỉnh.

Theo tờ Bưu điện Bangkok, sư Phra Thepsilwisudh nổi tiếng với những nỗ lực của mình để làm trung gian giữa 2 cộng đồng tôn giáo trong khu vực, nơi sư tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Phật giáo và Hồi giáo và giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan chức năng và cư dân các tôn giáo khác nhau.

Vào tháng 1 năm nay, sư Phra Thepsilwisudh đã tổ chức khánh tuế của mình tại nhà thờ Hồi giáo Nurul Islam trong nỗ lực cải thiện tình cảm Phật giáo và Hồi giáo. Các cư dân địa phương hy vọng rằng các sự kiện như huy động quỹ sẽ giúp kết nối các bộ phận cộng đồng ở miền nam Thái Lan, nơi các hành động cực đoan của Phật giáo và Hồi giáo đã trở thành một vấn đề phổ biến, gây ra nhiều năm bạo lực liên tôn giết chết 6.500 người từ năm 2004.

Ekkarin Tuansiri, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Prince of Songkhla ở tỉnh Pattani, gần đây đã nghiên cứu sự nổi lên của chủ nghĩa Hồi giáo ở Thái Lan. Ông quan sát thấy rằng các phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên bất ổn, thông qua việc truyền bá nhận thức rằng Hồi giáo thúc đẩy bạo lực và là mối đe dọa cho sự tồn tại hoà bình của người theo Hồi giáo và Phật tử ở Thái Lan.

Học giả Phật giáo Thái Lan Surapot Taweesak đồng ý rằng Islamophobia (Nỗi sợ hãi đối với Hồi giáo) đang gia tăng, nhưng cảnh giác với sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan mà ông thấy trong cả 2 cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo. Supaot nói: "Sự phát triển của thuyết Hồi giáo này không phải là dấu hiệu tốt. Khi nói đến hận thù, nó có thể trở nên trầm trọng thêm".

Thái Lan là một quốc gia chủ yếu Phật giáo, với 93,2% dân số, 69 triệu người được xác định là Phật tử Nguyên thủy, theo dữ liệu năm 2010 từ Trung tâm nghiên cứu Pew Washington, DC. Tuy nhiên, 3 tỉnh cực nam của đất nước này chủ yếu là Hồi giáo và là nơi cho mâu thuẫn đang diễn ra giữa Phật giáo và người Hồi giáo có nguồn gốc từ một cuộc nổi dậy ly khai bắt đầu từ năm 1948. Kể từ năm 2001, xung đột ngày càng trở nên bạo lực và phức tạp.


Văn Công Hưng (theo Buddhist Door)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#2
Trải nghiệm cuộc sống ở chùa nhân sự kiện thế vận hội


GN -  “Ngay cả giữa một mùa đông lạnh giá, thì việc trải nghiệm cuộc sống ở chùa vẫn có giá trị tuyệt vời, đặc biệt trong khung cảnh toàn bộ ngôi chùa bị tuyết trắng bao phủ”.


[Image: PGNN926.png]
Du khách tham gia làm việc trong chương trình thực tập cuộc sống thiền môn tại chùa Woljeong, Gangwon

Lời khuyến khích hấp dẫn

Hàng chục ngàn cổ động viên thể thao khắp thế giới sẽ tập trung về Pyeongchang, Hàn Quốc, để cùng tham gia cổ vũ cho Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ diễn ra vào tháng 2 tới. Trong đó, phần lớn khách phương xa sẽ chọn hình thức cư trú truyền thống.

Nhưng tại sao phải đặt một phòng khách sạn nào đó khi bạn có thể sống trong khung cảnh nhẹ nhàng của một ngôi chùa Phật giáo?

Các đơn vị lữ hành tại Hàn Quốc đang khuyến khích du khách chọn việc trải nghiệm cuộc sống của họ trong chùa như là một phần của kế hoạch lưu trú trong suốt thời gian đến với Thế vận hội. Việc làm này nhằm mục đích tiếp cận và tìm hiểu nền văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, thực tập cuộc sống tu hành giống chư Tăng cũng như tận hưởng không khí an lành chốn núi rừng.

Hơn 30 ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc luôn sẵn sàng mở cửa để chào đón du khách và trong đó ít nhất có 5 ngôi chùa tọa lạc tại tỉnh Gangwon, nơi Thế vận hội mùa đông sẽ diễn ra.

“Đôi khi chúng ta cần thiết phải trốn khỏi cuộc sống bận bịu hàng ngày và hòa nhập tâm thức, cơ thể của mình với thiên nhiên”, trang website chính thức của Thế vận hội mùa đông Pyeongchang khuyến cáo. “Một trong những cách làm tốt nhất cho việc này là trải nghiệm cuộc sống trong chùa. Nếu được như vậy, đây là phương pháp hoàn hảo nhất để phục hồi lại tinh thần và cơ thể của mỗi người”.

Theo David A. Mason, một giáo sư người Mỹ chuyên khoa du lịch Hàn Quốc tại Đại học Sejong (Seoul), đối với mọi người trên thế giới, mỗi khi đề cập đến Hàn Quốc, họ thường suy nghĩ đến sự căng thẳng quân sự với Triều Tiên, âm nhạc K-pop hay các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Hyundai.

Giáo sư Mason có thời gian hơn 30 năm sống tại Hàn Quốc và là một trong những thành viên của Hội đồng hỗ trợ việc tạo dựng chương trình thử nghiệm cuộc sống ở chùa được triển khai thành công ở đất nước này.

“Với chương trình trải nghiệm cuộc sống ở chùa, mỗi người có thể tìm thấy một thế giới rất khác, rất cân bằng của Hàn Quốc: Những tác phẩm hội họa tuyệt đẹp nhưng đơn giản, các hoạt động nhẹ nhàng và an lành của những buổi thiền trà, các ngọn núi đẹp,… và nhờ thế, tâm hồn được khai sáng tại những nơi có hàng ngàn năm lịch sử.

Lịch trình một ngày ở chùa được bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng, du khách phải thức dậy tham gia các khóa tụng niệm với tiếng chuông, tiếng trống du dương.

Du khách cũng có thể thực tập thiền Phật giáo hoặc các sinh hoạt mang tính truyền thống khác như: học cách làm hoa sen, in lịch gỗ, nấu ăn - thức ăn ở đây có cơm, rau và được nấu vừa đủ ăn nên không tạo ra sự hoang phí. Đi bách bộ thư thả trong rừng chùa cũng là một hoạt động được khuyến khích.

Giáo sư Mason thông tin thêm, mặc dù không gian của chùa Hàn Quốc khá yên tĩnh, nhưng nếu sống ở những ngôi chùa tọa lạc trong núi sâu vào mùa đông giá lạnh thì sẽ không thể thoải mái như vào mùa thu hoặc mùa xuân, ngoại trừ những người thích khung cảnh mùa đông.

“Nhưng ở một khía cạnh khác, có được một trải nghiệm khá đặc thù và an lành trong một không gian văn hóa truyền thống của Hàn Quốc có lẽ sẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất của mỗi du khách đến với xứ sở Kim chi”, Giáo sư Mason khẳng định.

Làm sống lại Phật giáo Hàn Quốc

Ý niệm để cho du khách nước ngoài trải nghiệm cuộc sống trong chùa ban đầu vốn không được sự đồng thuận của tông phái Tào Khê, tông phái mang tính đại diện cho Phật giáo truyền thống Hàn Quốc. Theo Giáo sư Mason, chư tôn giáo phẩm lãnh đạo tông phái e ngại đến hình ảnh những người nghiện rượu, quá khích, cổ vũ bóng đá đến từ châu Âu có thể đốt chùa bất cứ lúc nào.

Nhưng Giáo sư Mason và những thành viên còn lại của Hội đồng hỗ trợ được thành lập bởi nguyên Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, đều mong muốn đưa ra sáng kiến mới về du lịch, qua đó thuyết phục tông phái khởi xướng chương trình này nhằm mục đích đưa Phật giáo đến gần du khách và mọi người hơn. Đây cũng là cách truyền bá những giá trị nhân bản của Phật giáo và văn hóa truyền thống Hàn Quốc.

Hơn 500 năm qua, Phật giáo Hàn Quốc có dấu hiệu đi xuống, phần lớn các nhà sư đều phải thực tập cuộc sống xuất gia tại các tu viện nằm sâu trong các khu rừng và xa cách với những tiến bộ của khoa học, xã hội.

“Nhưng vào cuối thế kỷ XX, những con đường lên chùa bắt đầu được lót đá, điện được kéo đến (và hiện tại là internet, điện thoại viễn thông với các tiện nghi khác của cuộc sống), tự viện trở thành nơi lý tưởng để tu dưỡng thân tâm bởi tọa lạc ngay trong các công viên quốc gia, công viên của tỉnh hoặc những địa danh có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp”, Giáo sư Mason nhận định.

Du khách nước ngoài hiện tại không chỉ tiếp nhận những điều bổ ích từ chương trình mà theo đánh giá của nhiều người, việc trải nghiệm cuộc sống trong chùa còn là “một cách làm thư thái tâm hồn rẻ nhất” để có thể giảm tải stress do lối sống vật chất nơi đô thị gây ra.

Chương trình trải nghiệm cuộc sống trong chùa do Chính phủ Hàn Quốc phát khởi và vận động thực hiện. Đến năm 2005, chương trình này được tông phái Phật giáo Tào Khê đảm nhận sau vài năm do các cơ quan nhà nước điều hành. Theo Giáo sư Mason, đây chính là một ví dụ điển hình của việc “các hoạt động truyền bá Phật giáo được tiến hành bởi chính tổ chức Phật giáo. Nếu nhà nước hay các tổ chức tài chính có tham gia hỗ trợ thì việc giữ nguyên các giá trị ban đầu đều là trọng trách của tự thân tổ chức Phật giáo”.

Bảo Thiên (theo NBC

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#3
Phát hiện tấm bia Phật giáo cổ nhất Tây Tạng



GNO - Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã công bố khám phá ra thứ mà họ tin là một bia đá cổ nhất vào thế kỷ thứ 9 được tìm thấy ở Tây Tạng. 





[Image: statueTibet.jpg]



Tấm bia đứng có chiều cao 1,85 mét, được chạm trổ hình của một vị Phật đang đứng, với 24 dòng chữ viết cổ Tây Tạng ở bên trái và 19 dòng lời cầu nguyện Phật giáo ở bên phải. 



Shargan Wangdue, một quan chức của Viện Bảo vệ Di sản Văn hoá Tây Tạng, nói rằng tấm bia được phát hiện ở Purang, huyện Ngari thuộc khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc). 



Viên chức này nói các học giả tin rằng tấm bia này được dựng lên vào năm 826 hoặc 838, trong Đế chế Tây Tạng hùng mạnh (618-842), được biết đến với tên Thổ Phồn. "Tấm bia này cho thấy Phật giáo đã được thực hành trong thời kỳ Thổ Phồn ở phía tây của Ngari", ông nói thêm. 



Tỉnh Ngari ở phía Tây Tây Tạng, cách Lhasa khoảng 1.600 km về phía tây, bao gồm một phần của khu vực Aksai Chin, một khu vực tranh chấp mà Ấn Độ tuyên bố nhưng Trung Quốc có quyền kiểm soát hành chính. Ngari đã từng là trung tâm của vương quốc cổ đại Guge, và sau đó được hình thành một phần của Ü-Tsang, một trong 3 tỉnh truyền thống của Tây Tạng. Tỉnh cũng có núi Kailash (6.714 m), đỉnh chính của dãy núi Transhimalaya và một địa điểm hành hương chính cho một vài truyền thống Phật giáo.





Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)

http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2018/01/10/53F693/[url=http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2018/01/10/53F693/][/url]
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#4
Hoa Kỳ: Ni giới phương Tây sống chung tu học



GN - Vào ngày 22-1 vừa qua, 50 vị Ni từ 9 quốc gia đã gặp nhau tại tu viện Sravasti Abbey, gần Newport, bang Washington để bắt đầu khóa tập huấn và tu học Vinaya, chuyên về giới luật dành cho Ni giới Phật giáo. 





[Image: PGNN934%20(2).jpg]
Chư Ni phương Tây thảo luận tại tu viện Sravasti Abbey



Đây là khóa tập huấn đầu tiên về giới luật ở phương Tây diễn ra tại Mỹ, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho chư Ni người bản xứ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. 



Ni sư Wuyin, người sáng lập và cũng là tu viện trưởng của Viện Phật giáo Quốc tế Luminary (LIBS) tại Đài Loan, cùng với Ni đoàn gồm 6 vị có mặt tại tu viện Sravasti Abbey để hướng dẫn khóa tập huấn bằng tiếng Trung và được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Wuyin là một vị Ni khả kính, xuất gia tu học từ nhỏ và dành trọn cuộc đời gần 60 năm cống hiến cho sinh hoạt Phật giáo. 



Dưới sự dẫn dắt của Ni sư Wuyin, LIBS trở thành một viện Phật học tầm cỡ, chuyên đào tạo với chương trình giáo dục và tu học, dịch thuật văn phạm Phật giáo đặc biệt. Nhờ vậy mà Viện có thể cung ứng chư Ni có học vị, hạnh nguyện và công năng tu tập cho các chương trình hoằng pháp khắp thế giới. 



Xuyên suốt khóa tập huấn và tu học Vinaya tại Sravasti Abbey này, các thành viên từ LIBS sẽ giải thích và chia sẻ về các hướng dẫn của Đức Phật dành cho Ni giới. Đồng thời, trong các buổi thảo luận, dưới sự điều phối của LIBS, chư Ni tham gia sẽ cùng trao đổi về việc thiết lập cộng đồng Ni giới trong xã hội hiện đại. 



“Có dịp diện kiến, được học với Ni sư Wuyin là một điều khó khăn và hiếm hoi”, Ni sư Thubten Chodron, người sáng lập và cũng là tu viện trưởng tu viện Sravasti Abbey cho biết. “Chúng tôi thật sự hạnh phúc khi tạo cơ hội cho khá đông chư Ni phương Tây được tiếp cận và nhận sự chỉ giáo của Ni sư cùng Ni đoàn”. 



“Đây thực sự là một khóa tu học và tập huấn đến từ thực tiễn cuộc sống của Ni giới phương Tây. Bằng việc chung sống và hành trì bên cạnh các bậc Ni lưu xuất chúng có một quá trình tu tập lâu năm, thông về giáo nghĩa Phật-đà, chư Ni phương Tây sẽ tăng trưởng niềm tin của việc xuất gia tu học cũng như gia bị thêm sự dũng mãnh trên con đường thiết lập cộng đồng Tăng thân trong tương lai”, Ni sư Chodron nói thêm. 



Ni sư cũng khẳng định, dù có sự nghiên cứu và thông hiểu về các nội dung căn bản liên quan đến giới luật của Ni giới, nhưng chư Ni phương Tây thực sự chưa có nhiều cơ hội để được học hỏi từ một cộng đồng Ni giới giàu năng lượng tu tập, có kinh nghiệm trong hành trì và đào tạo theo truyền thống của các nước Phật giáo châu Á. 



“Những lời dạy của Đức Phật vẫn còn quá mới đối với phương Tây”, Ni sư Chodron đánh giá. “Tất cả các kinh sách, bài giảng Phật pháp từ nhiều đất nước như Trung Quốc, Sri Lanka, Tây Tạng và những nước theo truyền thống Phật giáo khác mới chỉ bước đầu được chuyển sang ngôn ngữ của người phương Tây”. 



Trong quá khứ, chư Ni phương Tây phải mất thời gian, công sức và tiền bạc để đến các nước châu Á tham gia các khóa tu học, huấn luyện nhưng hiệu quả khá thấp vì chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa, trong khi đó công tác phiên dịch bị hạn chế. 



“Thực sự là một ngoại lệ khi Ni đoàn châu Á có thể tới Mỹ hướng dẫn tu học và hành trì cho chư Ni phương Tây. Điều này mang ý nghĩa và hiệu quả to lớn trên hai phương diện: hướng dẫn mang tính văn phạm và kỹ năng hành trì thực tiễn hàng ngày”, một phần trong thông cáo của tu viện viết. 



Ni sư Chodron còn cho biết, có nhiều vị Ni cảm thấy được truyền cảm hứng trong sứ mệnh hình thành nên cộng đồng Ni giới ở nước của họ. “Tôi mong rằng các ý tưởng này sẽ là tiền để để mỗi nước phương Tây đều có hình ảnh của Tăng-già thực hành theo lời dạy của Đức Phật”. 



Khóa học cũng cung cấp nguồn dữ liệu to lớn liên quan đến hướng dẫn tu học, hành trì bằng tiếng Anh và áp dụng cho các nước phương Tây trong tương lai. Tất cả dữ liệu này dự kiến sẽ được biên tập và xuất bản trong tương lai để có thể giúp ích cho đời sống và tu học của chư Ni khắp thế giới. 



Tu viện Sravasti Abbey rất quan tâm và chú trọng việc dịch tài liệu tu học sang Anh ngữ. Hiện tại tu viện đã xuất bản 6 bộ sách hướng dẫn về luật căn bản và Tỳ-kheo-ni với nhiều cấp độ khác nhau. 



“Chư Ni được đào tạo, có học thức, biết tu tập thì mới có thể giảng dạy giáo lý một cách mạch lạc và sâu sắc, giúp cho nhiều tín đồ chuyển hóa tâm thức của họ, làm cuộc sống thanh thoát hơn. Đạo pháp chỉ trường tồn ở những nơi có sự ứng dụng và hành trì lời Đức Phật trong một thời gian dài”, Ni sư Chodron tin tưởng. 





Bảo Thiên (theo Lion’s Roar)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#5
Hoa Kỳ: Ni giới phương Tây sống chung tu học

GN - Vào ngày 22-1 vừa qua, 50 vị Ni từ 9 quốc gia đã gặp nhau tại tu viện Sravasti Abbey, gần Newport, bang Washington để bắt đầu khóa tập huấn và tu học Vinaya, chuyên về giới luật dành cho Ni giới Phật giáo. 





[Image: PGNN934%20(2).jpg]
Chư Ni phương Tây thảo luận tại tu viện Sravasti Abbey



Đây là khóa tập huấn đầu tiên về giới luật ở phương Tây diễn ra tại Mỹ, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho chư Ni người bản xứ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. 



Ni sư Wuyin, người sáng lập và cũng là tu viện trưởng của Viện Phật giáo Quốc tế Luminary (LIBS) tại Đài Loan, cùng với Ni đoàn gồm 6 vị có mặt tại tu viện Sravasti Abbey để hướng dẫn khóa tập huấn bằng tiếng Trung và được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Wuyin là một vị Ni khả kính, xuất gia tu học từ nhỏ và dành trọn cuộc đời gần 60 năm cống hiến cho sinh hoạt Phật giáo. 



Dưới sự dẫn dắt của Ni sư Wuyin, LIBS trở thành một viện Phật học tầm cỡ, chuyên đào tạo với chương trình giáo dục và tu học, dịch thuật văn phạm Phật giáo đặc biệt. Nhờ vậy mà Viện có thể cung ứng chư Ni có học vị, hạnh nguyện và công năng tu tập cho các chương trình hoằng pháp khắp thế giới. 



Xuyên suốt khóa tập huấn và tu học Vinaya tại Sravasti Abbey này, các thành viên từ LIBS sẽ giải thích và chia sẻ về các hướng dẫn của Đức Phật dành cho Ni giới. Đồng thời, trong các buổi thảo luận, dưới sự điều phối của LIBS, chư Ni tham gia sẽ cùng trao đổi về việc thiết lập cộng đồng Ni giới trong xã hội hiện đại. 



“Có dịp diện kiến, được học với Ni sư Wuyin là một điều khó khăn và hiếm hoi”, Ni sư Thubten Chodron, người sáng lập và cũng là tu viện trưởng tu viện Sravasti Abbey cho biết. “Chúng tôi thật sự hạnh phúc khi tạo cơ hội cho khá đông chư Ni phương Tây được tiếp cận và nhận sự chỉ giáo của Ni sư cùng Ni đoàn”. 



“Đây thực sự là một khóa tu học và tập huấn đến từ thực tiễn cuộc sống của Ni giới phương Tây. Bằng việc chung sống và hành trì bên cạnh các bậc Ni lưu xuất chúng có một quá trình tu tập lâu năm, thông về giáo nghĩa Phật-đà, chư Ni phương Tây sẽ tăng trưởng niềm tin của việc xuất gia tu học cũng như gia bị thêm sự dũng mãnh trên con đường thiết lập cộng đồng Tăng thân trong tương lai”, Ni sư Chodron nói thêm. 



Ni sư cũng khẳng định, dù có sự nghiên cứu và thông hiểu về các nội dung căn bản liên quan đến giới luật của Ni giới, nhưng chư Ni phương Tây thực sự chưa có nhiều cơ hội để được học hỏi từ một cộng đồng Ni giới giàu năng lượng tu tập, có kinh nghiệm trong hành trì và đào tạo theo truyền thống của các nước Phật giáo châu Á. 



“Những lời dạy của Đức Phật vẫn còn quá mới đối với phương Tây”, Ni sư Chodron đánh giá. “Tất cả các kinh sách, bài giảng Phật pháp từ nhiều đất nước như Trung Quốc, Sri Lanka, Tây Tạng và những nước theo truyền thống Phật giáo khác mới chỉ bước đầu được chuyể ng ngôn ngữ của người phương Tây”. 



Trong quá khứ, chư Ni phương Tây phải mất thời gian, công sức và tiền bạc để đến các nước châu Á tham gia các khóa tu học, huấn luyện nhưng hiệu quả khá thấp vì chỉ sử dụng ngôn ngữ bản địa, trong khi đó công tác phiên dịch bị hạn chế. 



“Thực sự là một ngoại lệ khi Ni đoàn châu Á có thể tới Mỹ hướng dẫn tu học và hành trì cho chư Ni phương Tây. Điều này mang ý nghĩa và hiệu quả to lớn trên hai phương diện: hướng dẫn mang tính văn phạm và kỹ năng hành trì thực tiễn hàng ngày”, một phần trong thông cáo của tu viện viết. 



Ni sư Chodron còn cho biết, có nhiều vị Ni cảm thấy được truyền cảm hứng trong sứ mệnh hình thành nên cộng đồng Ni giới ở nước của họ. “Tôi mong rằng các ý tưởng này sẽ là tiền để để mỗi nước phương Tây đều có hình ảnh của Tăng-già thực hành theo lời dạy của Đức Phật”. 



Khóa học cũng cung cấp nguồn dữ liệu to lớn liên quan đến hướng dẫn tu học, hành trì bằng tiếng Anh và áp dụng cho các nước phương Tây trong tương lai. Tất cả dữ liệu này dự kiến sẽ được biên tập và xuất bản trong tương lai để có thể giúp ích cho đời sống và tu học của chư Ni khắp thế giới. 



Tu viện Sravasti Abbey rất quan tâm và chú trọng việc dịch tài liệu tu học sang Anh ngữ. Hiện tại tu viện đã xuất bản 6 bộ sách hướng dẫn về luật căn bản và Tỳ-kheo-ni với nhiều cấp độ khác nhau. 



“Chư Ni được đào tạo, có học thức, biết tu tập thì mới có thể giảng dạy giáo lý một cách mạch lạc và sâu sắc, giúp cho nhiều tín đồ chuyển hóa tâm thức của họ, làm cuộc sống thanh thoát hơn. Đạo pháp chỉ trường tồn ở những nơi có sự ứng dụng và hành trì lời Đức Phật trong một thời gian dài”, Ni sư Chodron tin tưởng. 





Bảo Thiên (theo Lion’s Roar)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#6
Sách của một nhà sư được đề cử Giải thưởng sách Anh

GNO - "Những điều bạn chỉ có thể nhìn thấy khi bạn chậm lại" của nhà sư Hàn Quốc Haemin đã được chọn vào danh sách đề cử Giải thưởng Sách Anh, nhà xuất bản Hàn Quốc cho hay. 




[Image: Sunimbook.jpg]
Bìa cuốn sách được đề cử giải thưởng
[size=undefined]

Suoh Seojae cho biết cuốn sách này đã được đề cử cho giải thưởng hàng năm lĩnh vực đời sống không giả tưởng của The Bookseller, một tạp chí Anh chuyên về ngành công nghiệp xuất bản. Giải thưởng bắt đầu vào năm 1990 nhằm phát hiện những nhà văn xuất sắc nhất và các tác phẩm của họ trong 7 lĩnh vực. 

Cuốn tiểu luận, xuất bản năm 2012, đã trở thành một thành công ngay lập tức, nằm trên danh sách bán chạy nhất trong 39 tuần tại Hàn Quốc, và đã duy trì được sự nổi tiếng không đổi trong nhiều năm kể từ đó. 

Tháng 2 năm ngoái, phiên bản tiếng Anh đã được Penguin Life xuất bản và sớm đứng đầu danh sách bán chạy nhất trên bảng xếp hạng chung của Amazon. 

Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại khách sạn The Grosvenor House ở Luân Đôn vào ngày 13-5 tới. 

[/size]

Văn Công Hưng (theo Yonhap)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#7
Tổng thống Pháp trích dẫn lời Phật dạy trong phát biểu

GN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa qua đã có chuyến công du rất thành công, thăm chính thức cấp nhà nước tại Ấn Độ và trích dẫn nhiều lời Phật dạy trong bài phát biểu của mình.


[Image: PGNN941%20(2).jpg]
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Khi vừa đặt chân đến phi trường thủ đô New Delhi, Tổng thống Emmanuel Macron được Thủ tướng Narendra Modi chào đón nồng nhiệt.

Tại đây, ông Emmanuel Macron đã khen ngợi nhà lãnh đạo nước chủ nhà là người “đam mê vấn đề đa tôn giáo” và “người năng động” của chế độ dân chủ.

Phát biểu trước lãnh đạo 2 nước trong các cuộc tiếp xúc song phương, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết ông đã từng biết đến Ấn Độ như là chốn tâm linh Phật giáo và đánh giá cao việc chọn “tư tưởng của Đức Phật” trong quản trị đất nước của Thủ tướng Narendra Modi.

“Mỗi việc làm tại đất nước các bạn cho thấy tinh thần trách nhiệm đối với quá trình phát triển quốc gia bằng sự vững chãi và am hiểu tất cả các vấn đề. Tôi vẫn luôn ấn tượng với lời dạy của Đức Phật, một vĩ nhân xuất thân từ đất nước Ấn Độ rằng, nếu muốn thế giới thay đổi thì mỗi chúng ta phải thực sự thay đổi theo hướng tích cực”, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định.

Tháng 5-2017, Emmanuel Macron đã vượt qua lãnh đạo cánh hữu Marine Le Pen để trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử. Ông vừa thực hiện chuyến công du 4 ngày tại Ấn Độ, chuyến thăm thứ hai trên cương vị một tổng thống.

Tại Ấn Độ, Tổng thống Macron cùng với Thủ tướng Modi tham dự hội nghị toàn thể của tổ chức Liên minh năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA), lần đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ. Tại hội nghị, Pháp và Ấn Độ đã ký bản thỏa thuận cơ bản về các nội dung liên quan đến năng lượng mặt trời cùng với 58 quốc gia khác, bao gồm Úc, Cuba, Sri Lanka và Bangladesh.

Ngọc Lợi (theo India Today)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#8
Đức Dalai Lama kêu gọi hủy bỏ hệ thống đẳng cấp

GNO - Trong một cuộc gặp với các du khách quốc tế hôm thứ Hai vừa qua, 16-4, Đức Dalai Lama đã nhắc đến hệ thống giai cấp của Ấn Độ đã tạo ra sự chia rẽ và nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng. Ngài đã nói rằng "đã đến lúc phải từ bỏ quan niệm cũ" và thêm rằng: "Đã đến lúc phải thừa nhận rằng hiến pháp Ấn Độ cho phép mọi công dân có quyền bình đẳng, do đó không có chỗ cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở đẳng cấp - tất cả chúng ta đều là anh chị em". 




[Image: dalailama2.jpg]


Tại cuộc họp đặc biệt, do Văn phòng của Đức Dalai Lama tổ chức, 500 du khách từ 68 quốc gia đã có cơ hội để đối thoại với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tuổi ngoài 80. 

Ngài hoan nghênh lịch sử lâu dài của Ấn Độ về đạo đức thế tục và tôn trọng tất cả các truyền thống tôn giáo. "Ấn Độ là quê hương của tất cả các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới và cũng tôn trọng người không tín ngưỡng. Điều này thực sự tuyệt vời và là cái để tự hào", Đức Dalai Lama nói. Hệ thống đẳng cấp là sự lạc hậu duy nhất còn lại ở Ấn Độ, ngài lưu ý thêm rằng ngay cả Đức Phật cũng đã phản đối và hủy bỏ hệ thống phân chia đẳng cấp từ hơn 2.000 năm trước; điều được thể hiện trong Tăng đoàn của Ngài. 

"Về tinh thần và cảm xúc, con người chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều cảm thấy tức giận và hận thù, thậm chí cả tôi nữa, nhưng tất cả chúng ta đều có tiềm năng nuôi dưỡng lòng bi mẫn, tha thứ và khoan dung. Những cảm xúc phá hoại được dựa trên sự thiếu hiểu biết… những cảm xúc xây dựng như tình yêu và từ bi được hỗ trợ bởi lý trí, vì vậy chúng ta có thể sử dụng bộ não của mình để phát triển và củng cố chúng". 

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Dalai Lama lên tiếng chống lại hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Năm ngoái, ngài đã mô tả nó như là phong kiến, nói rằng "Cái gọi là hệ thống đẳng cấp không phải do Thượng đế tạo ra, không phải bởi bất kỳ nhà truyền giáo nào, mà bởi các hệ thống phong kiến. Các địa chủ đã tạo ra một tầng lớp thượng lưu và tầng lớp thấp hơn để khai thác người khác. Cuối cùng tầng lớp thấp hơn, về mặt tâm lý (đã bị làm suy yếu), làm theo những gì mà tầng lớp thượng lưu nói. Nhưng đây không phải là dân chủ … và đã lỗi thời". 

Trong cuộc họp hôm thứ Hai, Đức Dalai Lama nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chấp nhận sự đồng nhất của nhân loại trong thế giới liên kết của chúng ta. "Có trên 7 tỷ người trên hành tinh này. Không giống như động vật, con người chúng ta được trang bị với năng lực để suy nghĩ và giao tiếp. Chúng ta nên sử dụng năng lực này để nuôi dưỡng sự hòa hợp và hòa bình", ngài nhấn mạnh. 

"Nếu chúng ta cứ nghĩ về bản thân, thế giới sẽ trở nên rất cô đơn. Ví dụ, nếu tôi nghĩ về bản thân mình như Đức Dalai Lama và những người còn lại như những người khác, tôi sẽ rất cô đơn", ngài nói thêm. 

Người đoạt giải Nobel Hòa bình cũng bàn về các khái niệm phổ biến khác về bất bình đẳng. Nhớ lại chuyến thăm Nam Phi, ngài mô tả cách mà một người tranh cãi rằng có sự khác biệt giữa người da đen và da trắng. "Tôi đã nói với ông ta nhờ một chuyên gia về não và thực hiện một kiểm tra về sự khác biệt giữa bộ não của một người da trắng và da đen", Đức Dalai Lama nói, và thêm rằng Tạo Hóa không tạo ra sự khác biệt trong con người. 

Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ được cho là có tuổi hơn 3.000 năm. Trong khi hiện tại đã bị cấm trong hiến pháp Ấn Độ, nhưng hệ thống này vẫn còn phổ biến về mặt văn hóa trong cả nước. Mặc dù phân biệt đối xử với các tầng lớp thấp hơn là bất hợp pháp, nhưng nạn phân biệt đối xử và bạo lực vẫn còn tồn tại. 

Một trong những nhóm người hầu như bị xua đuổi bởi hệ thống đẳng cấp là người Dalit. Để thoát khỏi sự phân biệt đối xử của xã hội dựa trên đẳng cấp truyền thống, nhiều người Dalit đã chuyển đổi sang đạo Phật, đã cho họ một cộng đồng mới, và một cảm giác tự tin mới và tự khẳng định giá trị của riêng mình. 


Văn Công Hưng (Theo Buddhistdoor Global


Giacngoonline.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#9
Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách: Nhà khoa học viết văn



Thái Ân

[Image: The-gioi-ta-dang-song-chinh-la-phap-gioi.jpg]

Sống ở CHLB Đức từ trẻ nhưng Nguyễn Tường Bách vẫn được trong nước biết đến như một trong những người viết văn, dịch thuật nổi tiếngLà một nhà khoa học, rồi chuyển sang kinh doanh xuất nhập khẩu, 60 tuổi, nghỉ hưu ông trở về cố quốc sinh sống.

Hiện ông làm huấn luyện đào tạo về nhân sự cấp cao, đi thỉnh giảng ở một số trường đại học, học viện.

Tất cả chúng ta đều có những gương mặt khác nhau! Tùy theo từng đối tượng và trong những thời khắc, chúng ta xuất hiện với một gương mặt khác nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi cùng một lúc, ông lại làm nhiều việc tưởng như trái ngược nhau. TS vật lý Nguyễn Tường Bách nói vậy. 

Lần đầu tiên nghe tên, nhiều người lầm tưởng ông có họ hàng với anh em nhà Nguyễn Tường – những trụ cột của Tự lực Văn đoàn (Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam). Nhưng tuyệt nhiên không, ông gốc Bao Vinh – Huế, cách xa cái phố huyện Cẩm Giàng của Hai đứa trẻ gần ngàn cây số. Có chăng, một điểm tương đồng là ông cũng thích viết lách. Một buổi sáng mùa xuân. Hà Nội ẩm ướt. Ngồi trên căn gác nhỏ trên phố Bảo Khánh vừa nhâm nhi ly cà phê vừa ngắm cuộc sống trôi đi một cách chậm rãi bên Bờ Hồ, nghe giọng đặc Huế của Nguyễn Tường Bách nhỏ nhẹ và chầm chậm nói về những chiêm nghiệm của ông với đạo Phật, nhiều người cứ ngỡ đó là một “mệ” suốt đời gắn bó với Huế vừa ra, chứ không phải một người đàn ông xa đất nước hơn 40 năm. 

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ XX là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. 

Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: Nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. 

Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa. “Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị. Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đời người có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học hiện đại”. 

Đó là lý do Nguyễn Tường Bách đã tâm đắc để dịch cuốn The Taos of Physics (Đạo của vật lý) của giáo sư vật lý nổi tiếng Fritjof Capra. Phật giáo có câu “tự lợi lợi tha”, làm lợi cho mình, cùng làm lợi cho người khác. “Thấu hiểu điều này một cách sâu sắc là doanh nhân đã sống đúng nghĩa với chiến lược cùng thắng (Win – Win)” – nhà vật lý Nguyễn Tường Bách nói. 

“Từ lúc nằm trong nôi, 4 giờ sáng đã nghe ông nội tụng kinh. Có lẽ vì thế mà tinh thần Phật giáo thấm đẫm trong tâm hồn mình” - ông Bách nhỏ nhẹ. Cùng những trải nghiệm của một hành trình hơn 60 năm, trong đó, nhiều năm trong ngành vật lý, ông càng hiểu rõ Phật giáo không phải là sự cứu rỗi hay chạy trốn khỏi cuộc đời mà là con đường, thái độ và triết lý sống mang lại hạnh phúc và an lạc cho bất cứ ai. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học, thì đó chính là Phật giáo, A.Einsteins đã “quán tưởng” từ hơn nửa thế kỷ trước. 

Ở thời điểm này, ông cảm thấy hài lòng nhất với vai trò của một người viết văn, công việc ông cho rằng mình làm tốt hơn mảng khoa học, kinh doanh và dịch thuật, bởi qua đó ông tiếp cận được nhiều người nhất... Tất cả những tác phẩm của ông, từ truyện ngắn, tiểu luận khoa học và triết học đều mang hơi hướng thiền.

Năm 1989, khi sang Ấn Độ để tiếp thị sản phẩm của ABB, ông là một nhà kinh doanh thuần túy. Nhưng những nền tảng của cội rễ, cùng những trải nghiệm thú vị của chuyến du hành về miền đất Phật đã thôi thúc ông cầm bút để cho ra đời tập ký sự Mùi hương trầm, một ký sự trải dài qua những miền đất Phật giáo như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Thái Lan... 

Những chuyến hành hương địa lý, mở ra trong những trang viết của ông những chuyến hành hương tâm linh, tác phẩm Lưới trời ai dệt. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người “vũ trụ là gì, từ đâu mà có?”, “thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?”, “bản chất của thực tại vật chất là gì?”..., tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học, rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. 

“Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi... Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay”. 

Ở tuổi lục tuần, con trai duy nhất đang làm việc ở UAE, vợ chồng TS Nguyễn Tường Bách chọn con đường trở về cố quốc định cư. Nghỉ hưu, nhưng với ông là một sự lựa chọn, một khởi đầu mới, trải nghiệm mới cho những trang viết mới mẻ hơn. 


Năm 1948: Sinh ra tại TP Huế.

Năm 1967 - 1971: Du học Đức ngành xây dựng.

Năm 1975 – 1979: Nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành vật lý ĐH Stuttgart.

Năm 1979 – 1992: Giám đốc kinh doanh tập đoàn ABB chuyên sản xuất từ thiết bị phát điện. 

Năm 1992 - đầu 2008: Giám đốc điều hành một công ty thương mại chuyên xuất khẩu các thiết bị công nghiệp.

- Tác phẩm dịch: Con đường mây trắng, Đạo của vật lý, Đối diện cuộc đời, Sư tử tuyết bờm xanh. 

- Tác phẩm: Đêm qua sân trước một cành mai, Lưới trời ai dệt, Mùi hương trầm.

http://www.phattuvietnam.net/nguoithoinay/33/5520.html
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#10
HÌNH ẢNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK 2018 
TẠI KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI


THAILAND

[Image: vesak-thailand.jpg]



[Image: vesak-thailand-4.jpg]


[Image: vesak-thailand-3.jpg]



ĐẢO QUỐC TÍCH LAN - SRI LANKA
[Image: vesak-sri-lanka-2018-6.jpg]



[Image: vesak-sri-lanka-2018-5.jpg]



[Image: vesak-sri-lanka-2018-4.jpg]



[Image: vesak-sri-lanka-2018-3.jpg]




[Image: vesak-sri-lanka-2018-2.jpg]
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#11
KOREA - HÀN QUỐC

[Image: vesak-korea-15.png]




[Image: vesak-korea.jpg]






[Image: vesak-korea-20.jpg]



[Image: vesak-korea-19.jpg]



[Image: vesak-korea-18.jpg]



[Image: vesak-korea-17.jpg]




[Image: vesak-korea-16.jpg]



[Image: vesak-korea-14.jpg]


[Image: vesak-korea-12.jpg]
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#12
[Image: vesak-korea-13.jpg]


[Image: vesak-korea-11.jpg]


[Image: vesak-korea-5.jpg]


[Image: vesak-korea-9.jpg]


[Image: vesak-korea-10.jpg]

[Image: vesak-korea-7.jpg]



[Image: vesak-korea-6.jpg]




May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#13
ẤN ĐỘ

[Image: vesak-indian.jpg]


INDONESIA

[Image: vesak-borobudur-indonesia.jpg]


[Image: vesak-borobudur.jpg]



[Image: borobudur-2.jpg]

VIỆT NAM
HOA SEN LẠI VỀ TRÊN HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT


[Image: hoa-sen-hong-da-lat-2018-05.jpg]


[Image: hoa-sen-hong-da-lat-2018-04.jpg]

[Image: hoa-sen-hong-da-lat-2018-06.jpg]


[Image: hoa-sen-hong-da-lat-2018-03.jpg]



[Image: hoa-sen-hong-da-lat-2018-02.jpg]
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#14
HOA ĐĂNG PHẬT ĐẢN LUNG LINH 
TRÊN KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ


Đại Lễ Phật Đản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mừng ngày Đức Phật Đản sinh, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận là một trong những ngày lễ hội tôn giáo của thế giới.


Kỷ niệm lễ Phật đản năm nay, Ban tổ chức Đại lễ Phật đản GHPGVN Q. Phú Nhuận TP.HCM đã hạ thủy 7 đóa sen hồng và trang hoàng những hoa đăng đẹp mắt ở hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc từ cầu sắt Trần Khánh Dư cho tới cầu Lê Văn Sỹ (quận 3).

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận được trước thềm Lễ Phật Đản tại TP.HCM năm 2018.


[Image: 7-hoa-sen-9.jpg]






[Image: 7-hoa-sen-32.jpg]



[Image: 7-hoa-sen-33.jpg]

[Image: phat-dan-kenh-nhieu-loc-09.jpg]

[Image: 7-hoa-sen-22.jpg]


[Image: hoa-dang-phat-dan.jpg]
[Image: blank.gif]
Chùa Pháp Hoa trước kinh Nhiêu Lộc
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#15
Phật giáo đang phục hồi ở Mông Cổ

GNO - Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, nhưng số phận của tôn giáo này ở Mông Cổ giờ đây đang đè nặng trên vai của thế hệ các nhà sư trẻ Mông Cổ. 


[Image: MongiliaMonk.jpg]

Các tu sĩ trẻ đang mang trên vai trách nhiệm phục hồi Phật giáo Mông Cổ 


Có thể nói, các tu viện của đất nước này được điều hành bởi các nhà sư cách đây hàng ngàn năm. Thế hệ đầu tiên là kết quả sau nhiều thập kỷ bị đàn áp tôn giáo, với việc xóa sổ hầu hết các Tăng sĩ Phật giáo. 


Sau bốn năm nghiên cứu, Lobsang Tayang, 29 tuổi, hiện đang hướng dẫn cho hai vị sư trẻ, một vị trí mà nhà sư này đạt được sau 20 năm. 


“Tôi cảm thấy như tôi chưa có đủ kiến thức”, sư nói, “Tôi đã nghĩ, liệu có đúng không, khi người khác gọi tôi là thầy, khi bản thân tôi vẫn đang học?” 


Sư đang đẩy mạnh việc phục hồi đạo Phật tại đây vì Phật giáo bị đàn áp bắt đầu vào những năm 1930. Con số chính thức cho thấy khoảng 17.000 tu sĩ Phật giáo đã bị sát hại. Vào thời điểm đó, hầu hết người Mông Cổ là những tín đồ Phật giáo Kim Cương thừa tương tự như ở Tây Tạng. 


[Image: MongiliaMonk2.jpg]

Các tu sĩ trẻ tại tu viện Phật giáo Amarbayasgalan

Sau quá trình dân chủ tại Mông Cổ vào năm 1990, các tu viện và trường học đã được tái lập bởi những người sống sót, họ - cho đến nay - đã bước vào tuổi thất tuần. 


Tu viện của Lobsang Tayang, tên là Amarbayasgalant, là một khu liên hợp giữa những toàn nhà ngổn ngang, nằm sâu trong vùng đồng cỏ bất tận, dài 35 km, tính từ đường gần nhất. Đó từng là nơi ở của khoảng 800 tu sĩ tu tập. Sau khi các cuộc thanh trừng bắt đầu, một nửa tu sĩ của tu viện chạy trốn, trong khi hầu hết những người còn lại bị sát hại. 


Giao Hảo (theo Reuters)

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply