Phật Giáo Đạo Và Đời - Ấn Độ: Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi
#61
Giữa Nottingham, tìm về với Phật giáo


GN - Một trung tâm thực hành Phật giáo tại Nottingham (Anh quốc), địa danh từng là khu công nghiệp đầy triển vọng, giờ đây chính là ngôi nhà Phật giáo mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần cho người dân nơi đây.


Là một cơ sở Phật giáo được hình thành vào năm 1993, Trung tâm Phật giáo Nottingham hiện có ba vị Tăng sĩ, những thành viên điều hành sinh hoạt chính thức của Trung tâm.


Một trong những thành viên đó là thầy Saccanama, xuất gia năm 1994 và chuyển đến tu học, hành đạo tại Trung tâm Nottingham hơn một năm nay.


“Tôi bén duyên và gắn bó với Phật giáo khi mới 18 tuổi. Kể từ đó, trong đầu tôi luôn hình thành các câu hỏi về cuộc sống tương lai của con người sẽ ra sao khi vật chất chi phối tất cả”.


“Nhiều người cứ nghĩ rằng hình ảnh nhà sư tùy thuộc vào bộ y bên ngoài. Thực chất đây là một quan niệm sai lầm, bởi lẽ khi đã xuất gia tức là phải luôn tự nhắc mình thực hành lời dạy của Đức Phật để vượt qua những cám dỗ vật chất”, thầy Saccanama nói.


Cũng theo thầy, một bộ phận tín đồ Phật giáo cố gắng ép mình vào những khuôn khổ, luật nghi có sẵn. “Tuy nhiên, khi Phật giáo được truyền bá đến phương Tây, một trong những điều quan trọng để mọi người dễ dàng chấp nhận đó là biến những khuôn khổ ấy trở nên gần gũi và dễ áp dụng trong cuộc sống”.


[Image: pgnn.jpg]
Một buổi tu tập của Phật tử tại Trung tâm Phật giáo Nottingham


Thầy Saccanama từng sống ở vùng Lace và điều hành một trung tâm Phật giáo ở Bristol khoảng 20 năm trước khi đến với cơ sở Phật giáo ở Nottingham này.


Khoảng không gian của Trung tâm hiện tại từng là một nhà kho cũ kỹ. Sau khi được cải tạo và biến thành địa điểm sinh hoạt Phật giáo, nơi này hiện có khoảng 100 người sinh hoạt thường xuyên mỗi tuần.


Các chương trình Phật sự thường được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Tư và cuối tuần, với các khóa thiền tập, lớp yoga, các lớp giáo lý và một số sự kiện liên quan đến văn học, thể dục.


“Chúng tôi đang hướng dẫn hàng ngàn người tu học, sinh hoạt ở đây”, thầy Saccanama cho biết.


Trong đó, theo thầy Saccanama, thiền tập là con đường tìm đến ý nghĩa của cuộc sống và không để mình bị tự kỷ. Thiền tập giúp con người phát triển theo hướng tích cực, hài hòa và làm cho tâm thức được thảnh thơi, xả bỏ được những suy nghĩ tiêu cực.


Mandy Conway là một thành viên thường xuyên của Trung tâm, tham gia đầy đủ khóa tu thiền hàng tuần. Cô xem thiền như là phương thức rèn luyện bản thân hữu ích, mặc dù cô không phải là Phật tử.


Người phụ nữ 56 tuổi này đến với trung tâm được 16 năm. Cô từng là một người nghiện rượu, nghiện ma túy rất nặng trước khi bắt đầu thực tập con đường tỉnh thức và quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân.


“Chính rượu và ma túy đã từng hủy hoại cuộc đời tôi. Và rồi mọi thứ dần thay đổi khi tôi biết đến thiền tập. Kể từ đó, tôi quyết tâm đưa mình ra khỏi một tương lai đen tối bằng con đường thực hành Phật giáo”, người phụ nữ đang sinh sống tại Notttingham kể lại.


“Thiền tập giúp tôi nhận diện rõ những dính mắc và khổ đau trong chính con người mình và nhờ đó nhanh chóng chuyển hóa chúng. Tôi đã từng suy nghĩ khá tiêu cực gần 50 năm qua”, Mandy nói thêm.


Gareth Austin, 30 tuổi, phụ trách việc quản lý thư viện của Trung tâm đang hỗ trợ cho việc điều hành và hướng dẫn khóa thiền tập tại Trung tâm cho hay:


“Tôi đã có quyết định và đang trong quá trình điều chỉnh để có thể trở thành một tu sĩ Phật giáo trong tương lai. Nhờ thiền tập mà tôi thực sự đã giảm thiểu những suy nghĩ lo lắng và bất an. Với tôi, Trung tâm là một địa chỉ quen thuộc và là nơi tôi có cơ hội phụng sự. Cũng nhờ thế mà tôi có thể kết nối được với nhiều người khác chung chí hướng”.


Như những thành viên khác tại trung tâm, trong lòng Gareth, sự thực tập Phật giáo chính là con đường phát triển bản thân, giảm thiểu những khổ đau bằng cách luôn tỉnh thức mỗi ngày.


Bảo Thiên (theo The Nottingham Post)


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#62
Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Quốc tế lần thứ 15


GNO - Chiều 12-12, tại khu vực Tháp Đại Giác (Maha Vihara) - Bồ Đề Đạo Tràng thuộc bang Bihar, Ấn Độ đã long trọng diễn ra lễ bế mạc Đại lễ trùng tụng Tripitaka Quốc tế lần thứ 15 do chư Tăng và Phật tử Việt Nam đăng cai tổ chức.


[Image: a%20An%201.jpg]
Chư tôn đức Phật giáo các nước trùng tụng Thánh điển



Buổi lễ có sự tham dự chứng minh của chư tôn đức Trưởng lão Hoà thượng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh, Indonesia, Đài Loan... và sự hiện diện của Hoà thượng Mahachalong - Phó chủ tịch Hội đồng Trùng tụng Tam tạng Quốc tế (ITCC), ông Shree Nangzey Dojee - Chánh thư ký hội ITCC,  Hòa thượng Lozang Lama - Chủ tịch Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, Giáo sư Ravindra Panth - Giám đốc của tổ chức Light of Buddhadharma Foundation International (LBDFI), cùng các vị đại diện quan chức chính quyền sở tại.


Trong phát biểu bế mạc của Pháp hội lần này, bà Wangmo Dixey - thành viên Hội đồng Trùng tụng Tam tạng Quốc tế, kiêm Giám đốc điều hành tổ chức LBDFI, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ (IBAA) đại diện ban tổ chức đã bày tỏ niềm hoan hỷ vô biên khi được sự quang lâm chứng minh tham dự của chư Tăng Ni, Phật tử đến từ nhiều quốc gia, nhiều truyền thống tu tập khác nhau.


Bà Wangmo Dixey nói: "Các vị đã cùng ngồi lại để trùng tụng lại phần Đại Diễn Giải (Mahaniddesapali) thuộc Tiểu bộ kinh Nikaya (Khuddakanikaye) bằng ngôn ngữ Pali nhằm duy trì và truyền cảm hứng đến cộng đồng Phật giáo quốc tế quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập, nghiên cứu và phát triển cổ ngữ Pali".


Theo bà Wangmo Dixey, thông qua đó cũng bày tỏ nguyện vọng duy trì lâu dài việc tổ chức trùng tụng kinh điển Pali này. Bà hi vọng được tiếp đón ngày càng nhiều hơn nữa các phái đoàn Phật giáo quốc tế về tham dự, để những thông điệp về hoà bình, từ bi và trí tuệ của Đức Phật từ cổ ngữ Pali đến gần hơn với các cộng đồng Phật giáo trên thế giới.


[Image: a%20An%202.jpg]
Thông điệp về hoà bình, từ bi và trí tuệ của Đức Phật lan tỏa



Được biết, đây là một hoạt động thường xuyên được diễn ra định kỳ vào thượng tuần tháng 12 hàng năm tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya).



Trong khuôn khổ các hoạt động ý nghĩa của Pháp hội còn có chương trình Đi theo dấu chân Phật (In the Footsteps of the Buddha) để cầu nguyện hoà bình tại thung lũng Jetthian gần Trúc Lâm tịnh xá vào ngày 13-12; chương trình tụng kinh Đại thừa lần thứ 3 (Mahayana Chanting Program) tại Hương thất của Đức Phật trên đỉnh núi Linh Thứu - Vulture's Peak, Rajagriha vào ngày 14-12 với sự tham dự của các nước: Nhật Bản, Nepal, Việt Nam và cộng đồng người Tây Tạng.


Tin, ảnh: Trí Dũng

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#63
Ngôi trường Phật giáo trong lòng tu viện ở miền Tây Hoa Kỳ



GN - Đó là trường Đại học Phật giáo Pháp Giới (Dharma Realm Buddhist University - DRBU) nằm ở Ukiah, cách 185km về phía Bắc thành phố San Francisco, trong khuôn viên tu viện Vạn Phật Thánh Thành (The City of Ten Thousand Buddhas) tại hạt Mendocino, bang California, Hoa Kỳ.


[Image: 1.jpg]
Khuôn viên Trường Đại học Phật giáo Pháp Giới (Bắc California) nhìn từ trên cao



Nơi “hạt giống trở thành một vị Phật” được gieo xuống



Vạn Phật Thánh Thành được Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995, Trung Quốc) kiến thiết năm 1974, là một trong ba cộng đồng Phật giáo lớn nhất tại Tây bán cầu. Ngài là vị tu sĩ Phật giáo châu Á nổi tiếng với nhiều hoạt động hoằng pháp tại Hoa Kỳ cùng các công trình Phật giáo quy mô lớn.


“Mỗi người đến đây đều có cơ hội trở thành một vị Phật. Miễn là bạn đặt chân đến đây, một ngày nào đó, bạn sẽ trở thành Phật. Tên gọi ‘Vạn Phật’ chỉ mang tính ước lệ nên tất cả mọi người đến ‘thành phố’ này đều sẽ có khả năng trở thành những vị Phật. Bất kỳ ai đến với Vạn Phật Thánh Thành và có sự tu tập, sẽ thực sự đi vào dòng Thánh, bởi dù thiện lành hay xấu ác, tất cả chúng ta đều có hạt giống Phật bên trong mình. Khi chúng ta gieo trồng những hạt giống này xuống, chúng sẽ cho quả ngọt trong tương lai…”, Hòa thượng Tuyên Hóa nói về tên gọi và ý nghĩa việc xây khu phức hợp Phật giáo có diện tích 238ha tại miền Tây nước Mỹ. 


Hiện, khoảng 32ha diện tích khuôn viên được phát triển thành các khu phức hợp với 25 trong tổng số 70 tòa nhà tại đây được sử dụng cho mục đích tôn giáo, giáo dục, hành chính và nhà ở. Phần diện tích còn lại là những cánh đồng, vườn nho, vườn cây ăn quả và những cánh rừng xanh. 


Từ năm 1975, tu viện đã thành lập và vận hành một ngôi trường trung học, chú trọng việc giáo dục và phát triển đạo đức cho thanh thiếu niên. Tại đây, các nam sinh và nữ sinh được học riêng biệt, với khẩu hiệu đào tạo gồm “6 điều không” - không bạo lực, không gian tham, không tham cầu, không ngã mạn, không mưu cầu cá nhân, không nói dối.


Ngoài các môn học phổ quát trong hệ thống giáo dục trung học tại Hoa Kỳ, học sinh của trường được tiếp xúc với các nguyên tắc và cách hành xử đạo đức trong môi trường học đường và cuộc sống với mục tiêu “sau khi trưởng thành, các em có thể phục vụ cho đạo pháp, cho sự hòa bình và hưng thịnh của chúng sinh”. Sự giáo dục nghiêm túc của trường khiến nhiều phụ huynh Hoa Kỳ tin tưởng và gửi con em đến học tại đây.


Hơn thế, với mong muốn nâng cao trình độ học vấn và Phật học trong các thành viên Tăng đoàn; đặc biệt là các kỹ năng hoằng pháp, Trường Đại học Pháp Giới - DRBU ra đời vào năm 1976, hoạt động dựa trên các nguyên tắc nhân văn, đạo đức nhằm giáo dục, phát triển học viên thành người lãnh đạo tài đức. Do vậy, ngoài đào tạo học thuật, nhà trường còn chú trọng phát triển phẩm chất đạo đức, khuyến khích người học theo đuổi các mục tiêu cao thượng và những giá trị sống tốt đẹp. “Trong quá trình học và thanh lọc, chuyển hóa thân tâm, học viên sẽ phát triển trí tuệ tự thân và khởi phát được lòng từ bi bên cạnh kiến thức chuyên môn và các phẩm chất khác. Nhà trường hướng đến đào tạo học viên thành người lãnh đạo thực tài và chính trực cho thế giới”.


[Image: 1c.jpg]
Sinh viên, học viên trường trong một thời thiền hành



Năm 2018, các chương trình học thuật của trường được công nhận bởi Hiệp hội Các trường Đại học phương Tây, thuộc Ủy ban Giáo dục Đại học và Cao đẳng - tổ chức giáo dục đào tạo bậc học cao tại California, Hawaii và Thái Bình Dương. Theo đó, đây là trường tư thục quy mô nhỏ, hoạt động phi lợi nhuận với phương châm “phát triển trí tuệ tự thân”. Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, nhà trường được phép đào tạo chương trình cử nhân 4 năm đối với các ngành học tự do và thạc sĩ chuyên ngành Phật giáo trong 2 năm.


Trường Đại học Pháp Giới thích ứng hoạt động trong đại dịch Covid-19


Cũng như các khu vực khác tại Hoa Kỳ, DRBU cũng phải “chiến đấu” với dịch Covid-19 khi sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 khiến đất nước này phải áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhiều nơi. Do đó, từ tháng 3, nhiều học viên, sinh viên của trường đã phải tạm ngưng việc học tập, nghiên cứu để quay về nước, phòng tránh dịch bệnh.


Song song đó, Trường Đại học Pháp Giới và Vạn Phật Thánh Thành cũng phải đóng cửa, tạm ngừng các sinh hoạt đông người và đón tiếp khách tham quan nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Trong thời gian này, nhà trường cũng bắt đầu triển khai nhiều hoạt động thiết thực, kịp thời giúp đỡ các học viên, sinh viên quốc tế của trường có nguyện vọng quay về nước như: hỗ trợ mua vé máy bay, đưa sinh viên ra sân bay, chuẩn bị và gửi tặng các thiết bị bảo hộ phòng dịch cá nhân, giúp học viên bảo quản tài sản, vật dụng trong thời gian vắng mặt ở trường.


[Image: 1b.jpg]
Thực hành thiền với sự hướng dẫn



Trường DRBU đã phát động chiến dịch kêu gọi quy mô toàn cầu cho việc đóng góp, hỗ trợ thiết bị bảo hộ đến lực lượng nhân viên y tế hoạt động trong tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Tính đến tháng 4, nhà trường đã kêu gọi được 200.000 khẩu trang y tế, tặng đến các cơ sở y tế điều trị Covid-19 ở địa phương.


Đồng thời, Ban Giám hiệu nhà trường cũng lên kế hoạch tổ chức học trực tuyến, tiếp tục các học phần sau cùng của học kỳ trong thời gian hạn chế di chuyển vì dịch bệnh. Đặc biệt, lễ tốt nghiệp và chương trình chúc mừng được tổ chức trực tuyến cho sinh viên đã hoàn thành học phần, vào tháng 6 qua.


Cũng trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hoa Kỳ, chính phủ nước này đã thông qua quyết định “yêu cầu du học sinh quốc tế trở về nước nếu không có nơi lưu trú trong các trường đại học”. Điều này buộc nhà trường và hàng ngàn tổ chức giáo dục trên khắp nước Mỹ gấp rút chuẩn bị nơi lưu trú an toàn cho sinh viên, dù chương trình học online đã được triển khai và áp dụng rộng rãi từ trước đó.


Trước tình hình này, nhà trường và hàng loạt các cơ sở và tổ chức giáo dục toàn quốc; trong đó có Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và 200 trường đại học khác đã trình kiến nghị, cùng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và tại Hoa Kỳ dành cho sinh viên quốc tế, Chính phủ đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn đối với chính sách liên quan.


[Image: 1d.jpg]
Học viên trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa, lan tỏa năng lượng yêu thương và từ bi



Và để hỗ trợ học viên, sinh viên của mình, Đại học Pháp Giới cũng đã xây dựng một khuôn viên lưu trú nhỏ, dành cho những đối tượng quyết định ở lại trường. Theo ghi nhận của nhà trường, có khoảng 44 sinh viên tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác như Canada, Trung Quốc, Italy, Mexico và Malaysia vẫn còn ở quê nhà và đều đặn tham gia chương trình học trực tuyến trong mùa thu này.


“Nhà trường luôn nỗ lực và mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học viên và sinh viên trên toàn thế giới. Trường là điểm đến dành cho những ai có mối quan tâm sâu sắc đến môi trường sống và cộng đồng, cho những ai sẵn sàng mở lòng vì những thiện nghiệp, hành vi tốt đẹp và có niềm tin rằng dù với nỗ lực nhỏ bé của cá nhân, sự sân giận, sợ hãi và chia cắt trong cuộc sống cũng sẽ dần nhỏ lại. Tuy chỉ là những ngọn đèn bé nhỏ nhưng mỗi người có thể lan tỏa nguồn ánh sáng đến muôn nơi. Chúng ta phụng sự vì điều này và đây là lý tưởng dẫn đường cho chúng ta…”, chia sẻ của Susan Rounds, lãnh đạo DRBU về tôn chỉ hoạt động của trường trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay.


Trần Trọng Hiếu / Báo Giác Ngộ

(theo The Buddhist Door, http://www.drbu.edu)


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#64
Ấn Độ: Công trình thắp sáng tháp Đại Giác sắp hoàn mãn


GNO - Mới đây, thông tin từ Quỹ Khyentse cho hay, sau khi huy động đủ kinh phí vào đầu năm nay, công trình “Thắp sáng tháp Đại Giác” (Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ) hiện đã hoàn thành 90%, dù phải điều chỉnh tiến độ do chính sách phong tỏa và hạn chế dịch chuyển phòng chống dịch bệnh Covid-19.


[Image: thap%20dai%20giac%20-%20an%20do.jpeg]
Hệ thống chiếu sáng tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng sẽ được bàn giao vào tháng 5-2021



Đây là dự án phối hợp thực hiện bởi Quỹ Khyentse (Bhutan), Quỹ Vana và Quỹ Sĩ-đạt-ta (Ấn Độ), thay thế và làm mới toàn bộ hệ thống chiếu sáng và thiết bị điện lâu năm của tháp Đại Giác; đảm bảo an toàn về điện và ngăn phòng cháy nổ tại đây. Đây được xem là công trình cúng dường hệ thống chiếu sáng lớn nhất trong lịch sử.


Theo đó, kế hoạch này được đệ trình vào năm 2015, được Ủy ban Quản lý Bồ Đề Đạo Tràng, chính quyền quận Gaya chấp thuận năm 2017 và chính thức khởi công vào tháng 3 năm ngoái.


“Sau gần 3 năm phát triển, lên kế hoạch và thiết kế, dự án bắt đầu vào đầu năm 2019. Đến nay, sau 8 tháng bị phong tỏa vì dịch Covid-19, chúng tôi đã hoàn thành 90% công trình. Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành và bàn giao công trình vào tháng 5 năm sau và tiếp tục công tác bảo trì trong 2 năm sau đó” - Prashant V, giám đốc các dự án của Quỹ Sĩ-đạt-ta lạc quan cho biết.


Tháp Đại Giác là một trong những thánh tích hành hương linh thiêng của tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, đánh dấu nơi thành đạo của Đức Phật lịch sử.


Đức Hòa

(theo The Buddhist Door)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#65
Sen nở giữa sa mạc


[Image: thu-thay-3-8858.jpg]
Chánh điện Mahamevnawa Buddhist Monastery ở Dubai, UAE - Ảnh: thenationalnews.co


GN - Một ngôi chùa Phật giáo với hàng trăm ngàn Phật tử đã xuất hiện ở giữa thủ đô Dubai. Quả thật điều này là một sự kỳ diệu của hai chữ “khoan dung” mà Khalid Al Ameri đã nói đi nói lại nhiều lần...


 trên 25 thế kỷ, ban đầu truyền bá chỉ trong nội xứ Ấn Độ, nhưng dần dà lan truyền sang các quốc gia khác như: Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào… Phật giáo truyền đến đâu thì hòa hợp với văn hóa, phong tục tập quán ở đấy và dần dà hình thành những trường phái khác nhau, đó là tính khế cơ, khế lý của Phật pháp.

Đạo Phật cũng như mọi pháp trên thế gian, không nằm ngoài quá trình “thành-trụ-hoại-không” hay “sinh-trụ-dị-diệt”. Phật giáo có thời huy hoàng rực rỡ trên Con đường tơ lụa, từng là tôn giáo chính ở những quốc gia Trung Á như: Afghanistan, Pakistan…, trước khi Hồi giáo thống lĩnh nơi này.
Giáo lý Phật tựu trung giúp con người giác ngộ, chỉ ra lẽ thật của cuộc đời và con đường giải thoát. Như kinh Pháp hoa đã nói: “Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên: giúp chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”! Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát ngũ dục, giải thoát những tri kiến mê lầm, giải thoát mọi ràng buộc mà con người tự buộc mình và ràng buộc lẫn nhau.



Đến khoảng thế kỷ thứ X-XII thì Phật giáo ở Ấn Độ bị Hồi giáo tấn công và tiêu diệt toàn bộ. Mười ngàn Tăng sĩ bị giết, Đại học Nalanda và toàn bộ chùa viện bị phá hủy. Phật giáo các vùng Trung Á cũng chịu chung số phận! Riêng Phật giáo ở các nước khác cũng chịu nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử. Nếu gặp vua sáng tôi hiền thì Phật giáo phát triển, nếu gặp phải hôn quân thì cũng nhiều lần bị bức hại.



Ở các xứ Ả-rập, Hồi giáo là quốc giáo. Họ thường không chấp nhận những gì nói khác với kinh Quran. Ấy vậy mà hôm nay, tại đó, mọc lên một ngôi chùa Phật giáo ngay Dubai (UAE) - một điều khó thể tưởng, khó thể tin… (nếu không có một đoạn clip của Khalid Al Amei làm bằng chứng).



Quả thật, đã có một ngôi chùa Phật giáo do các Tăng sĩ đến từ Sri Lanka thành lập và hoằng pháp tại Dubai - thành phố giàu có và nổi tiếng bậc nhất, đồng thời là tiểu quốc trong bảy vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Các Tăng sĩ Sri Lanka theo dòng Phật giáo Nam truyền này giữ giới tu hành rất tinh tấn. Ở ngôi chùa này có một cây bồ-đề đã cao to (vốn chiết từ cây gốc ở Sri Lanka). Ngôi chùa mang tên: Mahamevnawa Buddhist Monastery. Hiện ở UAE (Các Tiểu vương quốc Ả-rập) có khoảng 500.000 Phật tử, phần lớn đến từ Sri Lanka. Họ là những chuyên gia, công nhân, người giúp việc nhà… đến sống và lao động ở đây, cũng có một số ít là người bản xứ. Khalid Al Ameri đã đến ngôi chùa này làm phóng sự và tìm hiểu về đạo Phật. Anh ta được các vị tu sĩ Phật giáo ở đây cho biết: “Phần lớn thời gian chúng tôi tu tập và cầu nguyện ở trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng tôi tu thiền Minh sát, dâng cúng hoa, đèn, nước tinh khiết và cả thức ăn”.



Khalid Al Ameri chỉ vào những bức tranh hai bên chánh điện hỏi và được các sư giải thích đó là những đồ đệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Anh ta lại chỉ vào tủ sách thì được bảo: ngoài kinh điển còn có các sách dạy về bổn phận của các Phật tử, hoặc cả sách nói về bổn phận người nội trợ (người giúp việc nhà…). Khalid Al Ameri tỏ ra rất thích thú và hoan hỷ. Anh ta nhiều lần nhắc đến từ “khoan dung” (tolerance)!








[Image: thu-thay-6-6480.jpg]
Ngôi chùa - trung tâm tu học đã xuất hiện ở giữa thủ đô Dubai

Ngôi chùa vốn là một tòa biệt thự sơn trắng, thành lập từ năm 1999. Hiện tại có hai vị Tăng thường trú ở đây, họ đến từ Sri Lanka. Hai vị tu sĩ giữ giới rất nghiêm túc, ngày ăn một bữa, tụng niệm bằng tiếng Sinhalese (một ngôn ngữ của người Sri Lanka), thường giảng kinh thuyết pháp cho Phật tử. Ngày thường, các Phật tử phải đi làm và họ thường đến chùa vào những ngày cuối tuần. Có lẽ cũng giống như người Việt ở hải ngoại, ngôi chùa không chỉ là nơi tu tập mà còn là một mảnh hồn của quê hương cho người xa xứ. Ngôi chùa là nơi để người xa quê tìm về!


Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
(Huyền Không)



Hiện tại, ngôi chùa trở nên quá nhỏ bé so với số lượng Phật tử đến tu tập. Họ đang xin phép chính quyền sở tại để xây dựng một ngôi chùa khác với quy mô rộng lớn hơn, đủ sức dung chứa lượng Phật tử ngày càng tăng. Tuy số lượng Phật tử đông đảo, nhưng mọi việc tu tập, sinh hoạt… đều giữ gìn kín đáo sau hai cánh cổng khép chặt, mọi việc đều hết sức nhẹ nhàng tế nhị (có lẽ để tránh sự xung động, sự “ngứa mắt” của những thành phần cực đoan quá khích).



Khi xem phóng sự của Khalid Al Ameri, tôi đã ngạc nhiên và thích thú vô cùng! Sa mạc vốn khắc nghiệt, con người nơi đó phần nhiều vốn không sẵn sàng khoan dung với ngoại đạo, thiên nhiên và xã hội đã góp phần tạo nên tính cách mãnh liệt đến độ lạnh lùng,... Ấy vậy mà một ngôi chùa Phật giáo với hàng trăm ngàn Phật tử đã xuất hiện ở giữa thủ đô Dubai. Quả thật điều này là một sự kỳ diệu của hai chữ “khoan dung” mà Khalid Al Ameri đã nói đi nói lại nhiều lần!



Hy vọng trí huệ và năng lượng từ bi từ ngôi chùa này sẽ như những giọt cam lộ rưới mát trên đất sa mạc Ả-rập. Hy vọng làn sóng từ bi sẽ lan tỏa trong đất trời đầy nắng gió khắc nghiệt của vùng đất này! Kinh sách thường ví hoa sen trong biển lửa (hỏa diệm hóa hồng liên), hy vọng đóa hoa sen tinh khiết sẽ phát quang tỏa hương để tưới tẩm tâm hồn người.



Tiểu Lục Thần Phong

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#66
Hoa Kỳ: Mở rộng Trung tâm Phật học Đại học Arizona


GN - Trung tâm Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ) vừa công bố kế hoạch phối hợp với Trung tâm Y khoa bổ sung Andrew Weil, mở rộng diện tích phục vụ hoạt động cộng đồng của trung tâm.



[Image: TT%20Phat%20hoc%20Arizona.jpg]
Các hạng mục công trình dự kiến mở rộng của Trung tâm Phật học tại Đại học Arizona



Theo quy hoạch chi tiết, ngoài diện tích văn phòng và hội trường, dự án còn dành không gian cho thư viện, trà đàm, hội thảo quốc tế, phòng thuyết trình công cộng và nơi lưu trú cho giảng viên thỉnh giảng.


Sự hợp tác này xuất phát từ tiềm năng bổ trợ qua lại giữa hai trung tâm. Cũng như lĩnh vực y học bổ sung, Phật học mang lại sự khỏe mạnh thân tâm và đời sống tâm linh vững chãi cho cộng đồng - chia sẻ của TS.Jiang Wu, Giám đốc Trung tâm Phật học.


Sau khi hoàn thiện, dự án với không gian mở rộng mới sẽ trở thành trung tâm Phật giáo có diện tích lớn nhất ngoài khu vực châu Á, hướng đến đa dạng các hoạt động có chất lượng trong nghiên cứu, sinh hoạt Phật giáo.



Các lãnh đạo trung tâm hy vọng rằng, môi trường mới cũng là thành tố quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho những thành viên sinh hoạt tại đây. Hiện tại, lãnh đạo trung tâm và nhà trường đang triển khai huy động vốn cho dự án mở rộng này, thông qua các chương trình giới thiệu và cung cấp thông tin đến cộng đồng trong tháng 12 về dự án bằng tiếng Anh, Nhật và Trung Quốc trên ứng dụng Zoom.


Trung tâm Phật học Đại học Arizona được thành lập vào năm 2007, sau đó nhanh chóng triển khai nhiều hoạt động học thuật Phật giáo trong các cộng đồng nói tiếng Anh trên thế giới. Các công trình của trung tâm chuyên về lịch sử, kinh văn và nghệ thuật Phật giáo; đặc biệt là nghiên cứu Phật giáo dưới góc độ “một tôn giáo sống”.



Trần Trọng Hiếu
(theo The Buddhist Door)

https://giacngo.vn/hoa-ky-mo-rong-trung-tam-phat-hoc-dai-hoc-arizona-post54264.html
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#67
Ấn Độ: Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi



[Image: tuong-phat-giao-cade-8696.jpg]

Những pho tượng khai quật ở bang Jharkhand - Ảnh: ASI

GNO - Các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phát hiện ra tàn tích của một tu viện Phật giáo chứa nhiều tượng Phật lớn nghìn năm tuổi.


Theo tờ Times of India, đã có 11 pho tượng đá nằm ở quận Hazaribag thuộc bang Jharkhand phía Đông Ấn Độ được tìm thấy. Những bức tượng này cao gần 1m, trong đó có 6 bức tượng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 5 bức tượng còn lại có khả năng là Bồ-tát Tara, nữ thần Hindu giáo và Bồ-tát trong Phật giáo.


Cũng tại địa điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bảng khắc được viết theo chữ Devanagari, được sử dụng theo hệ thống ngôn ngữ chữ Phạn và chữ Hindi. Họ hy vọng rằng sau khi dịch xong sẽ biết thêm được nhiều manh mối về tu viện Phật giáo này.



Theo tạp chí Hindustan, ASI đã phát hiện 3 gò đất tại khu vực chân đồi Juljul hồi cuối năm 2020. Trong quá trình khai quật một gò đất, nhóm khảo cổ đã tìm thấy 3 đền thờ gồm 1 đền thờ trung tâm và 2 đền thờ phụ.



Vào tháng 1 năm nay, họ đã làm việc trên gò đất thứ hai và tìm được 3 gian phòng với diện tích khoảng 2.500 m2. Trong quá trình phân tích, nhóm khảo cổ học phát hiện đây có thể là công trình được kết hợp giữa đền thờ và tu viện.



Nhóm khảo cổ học thuộc Trường Đại học Visva Bharati chia sẻ: “Các tu viện được phát hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực, nhưng đây là tu viện đầu tiên được xây dựng trên đỉnh đồi nhằm tránh xa sự ồn ào và nhộn nhịp của dân cư”.



Nhà khảo cổ học Neeraj Mishra cho biết: “Những vật chứng còn sót lại đều là lối kiến trúc được xây dựng thời Pala”.



Theo một nhà sử học thuộc Trường Đại học Ranchi chia sẻ cùng Hindustan: “Phát hiện này có thể làm sáng tỏ về sự xuất hiện của Phật giáo tại khu vực này nói riêng và sự truyền bá của Phật giáo nói riêng”. Sự xuất hiện của tôn tượng Bồ-tát Tara cho thấy vai trò quan trọng của một trường phái Phật giáo tên Kim cương thừa.



Vương triều Pala cai trị vùng Bengal và Bihar từ thế kỷ VIII - thế kỷ XI. Các vị vua thuộc vương triều này ủng hộ việc xây dựng tu viện Phật giáo đồng thời cũng cho phép đạo Hindu phát triển song song.



Các nhà khảo cổ học đã di chuyển những bức tượng đến viện bảo tàng của ASI ở Patna, Bihar.



Bảo Tuấn theo Smithsonian/TPO



May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#68
Tôn tượng Phật nhập Niết-bàn lớn nhất Ấn Độ ở BodhGaya sắp hoàn thành

[Image: cut-tg-4134.jpg]
Tôn tượng Phật nhập Niết-bàn với độ dài 30 mét

GN - Tôn tượng Phật nhập Niết-bàn với độ dài khoảng 30 mét, sắp được hoàn thành tại khuôn viên của ngôi chùa Buddha International Welfare Mision (BIWM) ở Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ trong vòng vài tháng tới.

Theo Đại đức Ariyapala, người khai sơn chùa BIWM, tôn tượng ban đầu dự định sẽ được an vị vào ngày Buddha Purnima, nhưng buổi lễ đã bị hoãn lại bởi những ảnh hưởng và hạn chế của đại dịch Covid-19.

Nhà điêu khắc nổi tiếng Mintu Pal đến từ Kolkata và một nhóm gồm 22 nghệ nhân đồng hành cùng ông đã nhận sứ mệnh tạo dựng tôn tượng tại khu đất Nainan Bandhab Samiti ở Baranaga, Ghoshpara, thuộc vùng ngoại ô của Kolkata. Tôn tượng khổng lồ này được chế tạo hoàn toàn từ sợi thủy tinh kết hợp với chất tạo màu vàng và được chia thành nhiều phần. Mỗi phần của bức tượng hiện nay đang ở BIMW và đây cũng là nơi tất cả các phần sẽ được lắp ráp lại với nhau.

“Tôi vô cùng hoan hỷ khi chiêm ngưỡng tác phẩm của Mintu Pal. Tôn tượng cao 45 feet (14 mét) ở Rajchandrapur, ngoại ô Kolkata, một chi nhánh khác của chùa BIMW. Tôi tin rằng mọi người sẽ rất ấn tượng đối với tôn tượng thiêng liêng này”, Đại đức Ariyapala chia sẻ.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Pal đã bắt đầu công việc tạo tượng vào tháng 3-2019, nhưng sau đó bị tạm ngưng do phải thực hiện giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19. Vào tháng 11 năm 2020, các nghệ nhân mới có thể trở lại thực hiện công việc của mình.

Đại đức Ariyapala nhấn mạnh rằng trước khi nhập Vô dư y Niết-bàn (Mahaparinirvana) ở Kushinagar, Uttar Pradesh, Đức Phật đã dặn dò những lời cuối cùng đến các hàng đệ tử. Vì vậy, các tín đồ Phật giáo rất xem trọng tôn tượng Đức Phật nhập Niết-bàn trong tư thế nằm nghiêng bên phải.

Đại đức cũng lưu ý thêm rằng có một tôn tượng Đức Phật đứng cao 24 mét ở Saranath, Uttar Pradesh và một tôn tượng của Đức Phật tọa thiền cao 24 mét ở Bodh Gaya. Tôn tượng Niết-bàn này cũng dài 80 feet (24 mét), người ta có thể làm tạo một tôn tượng lớn hơn, nhưng vì Đức Phật đã hiện hữu trên cuộc đời này chỉ 80 năm nên chiều dài của tôn tượng cũng được cân nhắc cho phù hợp. Tuy nhiên, tính cả độ dài của bàn thờ và độ dày của lớp sơn phủ lên đến 100 feet (30 mét), thì đây sẽ là tôn tượng Phật nằm lớn nhất của Ấn Độ.

Nhà điêu khắc Pal rất hạnh phúc khi tác phẩm của mình trở thành một phần của lịch sử; nhìn thấy các nhà sư Phật giáo, những người hành hương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Bodh Gaya. Pal cho biết: “Thật tốt khi nghĩ đến việc mọi người sẽ được chiêm ngưỡng tôn tượng mạ vàng này. Tôn tượng bằng sợi thủy tinh này có thể tồn tại hàng nghìn năm, kể cả sau khi chúng ta rời khỏi trái đất này ”.

Tượng Phật nằm đầu tiên được thể hiện trong nền nghệ thuật Phật giáo Gandhara từ năm 50 TCN-75 CN và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Kushan ở giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ V. Tượng Phật nhập Niết-bàn mô tả Đức Phật nằm nghiêng về bên phải, kê đầu lên gối hoặc chống khuỷu tay phải.

Bodh Gaya là thánh tích quan trọng nhất trong bốn địa điểm hành hương chính liên quan đến cuộc đời của Đức Phật Gautama. Ba nơi còn lại là Kushinagar, Lumbini và Sarnath.

Tượng Phật nhập Niết-bàn này sẽ được mở cửa cho các tín đồ tham quan từ tháng 2 năm 2023.


Thiện Quang tổng hợp/Báo Giác Ngộ

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply