The art of the good life
#1
Trên đây là tựa đề của một cuốn sách của tác giả Rolf Debelli. Ông ta không định nghĩa thế nào là "good life" vì xét không cần thiết, tuy nhiên có thể suy đoán "the good life" nói chung là một cuốc sống tương đối hạnh phúc, khoẻ mạnh về 3 mặt thể xác, trí óc và tinh thần. Cuốn sách là tổng hợp của những điều mà ông gọi là mental toolkit, bao gồm những điều mà ông ta góp nhặt từ sách vở cổ xưa cho tới kết quả nghiên cứu mới của ngành tâm lý, những điều này có tầm quan trọng hơn cả tiền bạc, những mối quan hệ và trí thông minh trong việc đạt được "the good life". Nói chung những phương pháp này thuộc về cách nhìn vấn đề một cách khôn ngoan, hay nói cách khác là tránh nhìn sự việc thiếu khôn ngoan. Tôi sẽ lần lượt tóm tắt những phương pháp trình bày trong sách này và có thể kèm theo và nhận xét cá nhân. Sau cuốn này sẽ viết tiếp những cuốn khác. 

The Focusing Illusion

Ông ta đưa ra 1 thí dụ: giả sử bạn đang ở New York trong mùa đông, tuyết rơi bao phủ khắp nơi, tay chân lạnh lẽo, ngồi vô xe, cái ghế cũng như vô lăng đều lạnh ngắt ... và bây giờ giả như bạn được sống ở Miami Beach nắng ấm, gió mát hiu hiu thì bạn sẽ thấy nơi nào hạnh phúc hơn ? Nếu cho điểm từ 0 tới 10 thì bạn sẽ thấy ở Miami hạnh phúc hơn bao nhiêu ? Đa số cho điểm từ 4 tới 6.

Nhưng bây giờ thử tưởng tượng: bạn ở Miami, sáng lái xe đi làm, kẹt xe trên freeway, tới sở trễ, gặp một đống email phải đọc, gặp ông boss khó chịu, tối về nhà ăn cơm, coi TV hay Netflix rồi lăn ra ngủ. Bây giờ hỏi: "Nếu được sống ở Miami, bạn sẽ hạnh phúc hơn ở New York bao nhiêu ?" Bây giờ thì đa số cho điểm giảm xuống: chỉ còn từ 0 tới 2. Một sự tương phản rõ rệt.

Tại sao người ta có sự cho điểm rất khác nhau như vậy ? Lý do là khi trả lời câu hỏi đầu tiên, người ta chỉ nhìn vô 1 góc cạnh duy nhất là thời tiết: New York thì lạnh cóng, Miami thì ấm áp, tới khi nhìn tới nhiều khía cạnh khác như kẹt xe, đi làm, shopping, ăn uống, ngủ nghỉ ... thì vấn đề thời tiết trở nên rất nhỏ nhoi. Và nếu nhìn xa về thời gian: 1 tuần, 1 tháng, 1 năm hay cả 1 đời thì yếu tố thời tiết càng thu nhỏ lại. 

Cho nên, khi nhìn vấn đề để đưa ra một quyết định thì cần tránh nhìn phiến diện, nói như người Việt Nam là cần "nhìn xa trông rộng", nếu không thì chắc chắn sẽ mắc sai lầm, tốn công sức, tiền bạc, thời gian và tránh những bực bội phiền não không đáng. Ông tác giả có kể có lần tới Paris, vô 1 khách sạn nào đó thì chứng kiến có 1 ông khách đang cãi nhau to tiếng, mặt đỏ tía tai với cô nhân viên, lý do là ông ta muốn đổi căn phong khác để có cái view nhìn thấy tháp Eiffel. Nếu nhìn một cách bao quát về chuyến đi chơi vacation của ông ta ở Paris thì chuyện ở cái phòng khách sạn có view nhìn ra tháp Eiffel rõ ràng là một chuyện nhỏ như con thỏ, thế nhưng ông khách tội nghiệp vì mắc phải "fucusing illusion" cho nên đâm ra bực bội trước một việc vặt vãnh hay nói như câu tục ngữ của tiếng Anh "making a mountain out of a molehill" ("chuyện bé xé to")
Reply
#2
The Negative Art of The Good Life 

Trong mấy ngàn năm qua, biết bao nhiêu những nhà học giả trong nhiều lĩnh vực đã bỏ nhiều công sức để tìm ra phương thức nhằm đạt được hạnh phúc, họ khuyên chúng ta nên làm điều này điều nọ như: sống đạo đức, có một lẽ sống, lý tưởng, hôn nhân, bạn bè v.v. thế nhưng những gì gây trở ngại cho cuộc sống hạnh phúc thì chúng ta biết chắc chắn hơn, chẳng hạn : nghiện rượu, tiếng ồn, căng thẳng, cô đơn, trầm cảm, làm một job mà chúng ta khg thích, mất nhiều thời gian khi đi làm hàng ngày, thất nghiệp, nợ nần, hôn nhân không êm đẹp v.v. Cho nên, ráng loại bỏ càng nhiều càng nhiều càng tốt những điều tiêu cực trong cuộc sống thì mình càng hạnh phúc.

Chiến lược tránh né, hạn chế tối đa những điều tiêu cực này cũng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, thí dụ đầu tư. Ông Charlie Munger (bạn và đồng nghiệp của ông Warren Buffet) có nói 1 câu : "It is remarkable how much long term advantage people  like us have gotten by trying to be consistently not stupid instead of trying to be very intelligent"  Ông Warren Buffet thì nói một câu tương tự :"Charlie and I have not learned how to solve difficult business problems. What we have learned is to avoid them"

Trong thể thao như chơi quần vợt, có 1 điểm khác biệt lớn giữa pro và tài tử là dân pro họ đánh chính xác, hơn nhau là ai đánh banh chuẩn hơn, còn trái lại, dân nghiệp dư đánh hỏng ra ngoài rất nhiều, cho nên ai thắng là người ít đánh hỏng hơn. Nói cách khác, với chuyên nghiệp thì ai giỏi hơn thì thắng, dân nghiệp dư thì ai ít dở hơn thì thắng. 

Có một điều đáng chú ý là những điều tiêu cực như bịnh hoạn, tàn tật hay ly dị thì lại không có ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý những người bị trai qua những việc trên, các nhà nghiên cứ để ý, khi mới bị ly di hay tàn tật thì ai cũng đau buồn, nhưng từ từ chỉ sau mấy tháng thì tâm trạng hầu hết đều trở lại như bình thường.
Reply
#3
Khi 1 con người biết thỏa mãn với bản thân , với những gì mình có tự nhiên họ tìm thấy hạnh phúc dù bất cứ hoàn cảnh nào , tuy nhiên triết lý là vậy .
Nếu ai cũng nghĩ  và làm được như những câu triết lý để đời thì không có câu : lòng tham của con người không có đáy .

Thanks for sharing 1 bài viết hay anh  Cheer

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#4
(2019-05-03, 04:42 PM)Bee Wrote: Khi 1 con người biết thỏa mãn với bản thân , với những gì mình có tự nhiên họ tìm thấy hạnh phúc dù bất cứ hoàn cảnh nào , tuy nhiên triết lý là vậy .
Nếu ai cũng nghĩ  và làm được như những câu triết lý để đời thì không có câu : lòng tham của con người không có đáy .

Thanks for sharing 1 bài viết hay anh  Cheer

Cám ơn Bee vô đọc, comment nghe. 
Bee nói đúng lắm, ai cũng biết nhưng hỡi ôi, ít ai làm được vì tập quán, thói quen tích lũy sâu dày rồi.
P.S. Sẵn đây, cám ơn Bé 3 là người đầu tiên đã khuyến khích việc viết này.  Tulip4
Reply
#5
The Fine Art of Correction

"Plans are nothing. Planning is everything." - Dwight Eisenhower. 

Một thực tế hiển nhiên là cho dù chúng ta cân nhắc, suy xét và chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc nào đó, hành quân tác chiến, làm ăn, thi đấu thể thao, hôn nhân, học hành, tu hành trau dồi bản thân...luôn luôn có những biến cố, trở ngại lớn nhỏ xảy ra ngoài trù tính và do đó, chúng ta cần phải có sự chấn chỉnh, "update", chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh. Một thí dụ là hiến pháp của nhiều nước như Hoa Kỳ, đã có trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung qua những amendments (tu chỉnh án). Đôi khi có kế hoạch tỉ mỉ nào đó mà thành công không cần điều chỉnh thì đó là điều hiếm xảy ra và phần lớn do yếu tố ngẫu nhiên, tình cờ. Trong lĩnh vực tu thân cũng vậy, không có ai mà sinh ra là thành một người tài giỏi, đức độ, một vị thánh cả cho dù có điều kiện có vẻ như hoàn hảo: có di truyền tốt từ cha mẹ, giáo dục của gia đình, nhà trường ... Ngay như đức Phật chẳng hạn, cũng phải trải qua nhiều thời gian và công sức trước khi thành đạo. Chúa Giê Su cũng phải học Thánh Kinh (Luke 2:40-52).  Nhưng có một trở ngại có tính chất tâm lý, đó là khi đối mặt với những khó khăn bất ngờ ngoài dự trù, chúng ta sửa đổi kế hoạch một cách miễn cưỡng, lý do là từ trong đáy lòng, mình cho rằng những điều đó chứng tỏ kế hoạch của mình sai lầm, mà tâm lý con người thì đâu có ai muốn thừa nhận là mình sai, cho dù là gián tiếp và chính mình nói với mình ? Nhưng đó là bản chất của cuộc sống nói chung và con người nói riêng: chúng ta không phải là thần thánh cho nên không thể hoàn toàn tiên liệu chính xác mọi thứ. To err is human. "Chỉnh, chỉnh nữa,  chỉnh mãi". Hình như có người Tây phương nào đó đã nhận xét đại khái :"Nếu cuộc sống xảy ra hoàn toàn không có gì bất ngờ thì thật là tẻ ngắt như coi một cuốn phim, cuốn truyện mà đoán đúng hết mọi diễn biến từ đầu đến cuối". Lại nghĩ đến một câu danh ngôn khác :"Nếu không vấp ngã thì tốt lắm, nhưng nếu bạn vấp ngã rồi đứng dậy thì càng tốt hơn nữa"
Reply
#6
(2019-05-03, 04:49 PM)duoctue Wrote: Cám ơn Bee vô đọc, comment nghe. 
Bee nói đúng lắm, ai cũng biết nhưng hỡi ôi, ít ai làm được vì tập quán, thói quen tích lũy sâu dày rồi.
P.S. Sẵn đây, cám ơn Bé 3 là người đầu tiên đã khuyến khích việc viết này.  Tulip4


 
 Bé 3 và Gracie cám ơn anh dt đã vòng lại bài này... Grinning-face-with-smiling-eyes4

 chắc cũng có nhiều người thích đọc đó, anh dt viết tiếp nghen. Clap

Reply
#7
(2019-05-03, 08:08 PM)Be 3 Wrote:  Bé 3 và Gracie cám ơn anh dt đã vòng lại bài này... Grinning-face-with-smiling-eyes4

 chắc cũng có nhiều người thích đọc đó, anh dt viết tiếp nghen. Clap

Hi Bé 3

Tuân lịnh Bé 3 nè  Grinning-face-with-smiling-eyes4

The Ovarian Lottery 

Warren Bufftet có đưa ra một câu đố:
Giả sử bạn và một người anh em sinh đôi nằm trong bụng mẹ, thông minh và khỏe mạnh như nhau, có ông thần phán rằng một đứa bé sẽ được sinh ra ở Mỹ, còn đứa bé kia sinh ra ở Bangladesh. Và nếu sinh ra ở Bangladesh thì không cần đóng thuế. Vậy bạn sẽ dành ra bao nhiêu phần trăm tiền bạc (income) của minh để được sinh ra ở Mỹ ?" Câu đố này gọi là ovarian lottery.

Đa số người được hỏi đều trả lời rằng họ sẵn sàng bỏ ra đến 80% tổng số tiền bạc, tài sản của mình để được sinh ra ở Mỹ.

Điều này cho thấy quốc gia mình ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và thành công. Ngay bản thân những nhân vật tiếng tăm như Warren Buffet, Bill Gates, Mark Zuckerberg ... nếu sinh ra ở VN, Cuba, Bắc Hàn hay mấy nghèo đói chậm tiến khác thì khó có thể họ được ngày hôm nay. Ngoài quốc gia mà mình sinh ra, còn có vô số yếu tố chi phối đến tương lai của mình mà nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình như : cha mẹ, nhà trường, làng xóm, thành phố, thị xã sinh ra và lớn lên, một cuốn sách mà mình đọc được đã làm thay đổi đời mình, những người bạn hay thậm chí những người xa lạ đã giúp đỡ mình việc này việc nọ, lớn nhỏ ... Do đó suy cho cùng thì việc ai đó tạo nên sự nghiệp, danh tiếng... phần lớn là do yếu tố bên ngoài chứ không phải do bản thân ông ta làm. Nhiều người chắc cũng biết chuyện mẹ thầy Mạnh Tử đã phải "move" nhà 3 lần vì thấy hàng xóm có ảnh hưởng xấu đến con. Nếu vẫn ở chỗ cũ, chưa chắc đã có thầy Mạnh Tử sau này, được Nho Giáo tôn kính là Á Thánh. Nhiều ông làm nên sự nghiệp cũng do có người vợ tốt, chẳng hạn như ông chủ Amazon Jeff Bezos trước khi lập Amazon, có bày tỏ ý định bỏ job tốt (đại khái đang làm chức manager) với vợ, và bà đã khuyến khích, support ông, nói ông nên theo đuổi đam mê của mình. Trước đó ông có tham khảo với ông xếp nhưng ông ta tỏ ý can Bezos đừng bỏ job, và như chúng ta biết, the rest is history.

Cho nên hệ quả rút ra là, thứ nhất cần khiêm tốn và biết ơn vì sự thành công của mỗi người phần lớn là do rất, rất nhiều người khác đóng góp. Có một người nọ, khi được nhiều người khác tán dương, ca tụng những thành tựu của ông ta thì ông ta nhã nhặn đáp :"Tôi chỉ gặp may thôi" Mới nghe thì chắc có nhiều người chê ông này nói giả tạo nhưng sự thật là như vậy, dù ông ta thật lòng nghĩ như vậy hay không. 

Thứ hai, nên trích ra một ít tiền bạc, công sức, thì giờ để cho đi, giúp những người thiếu may mắn, đây không chỉ là một việc cao thượng mà là việc hợp tình hợp lý.
Reply
#8
Heavy-black-heart4 Bài viết hay , 
Đọc bài viết làm Bee nhớ đến 
Người cổ nhân có câu : người ăn thì còn , mình ăn thì hết .  Tulip4

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#9
The Things You Buy Leave No Real Trace 

Một số nhà tâm lý như Daniel Kahneman, Norbert Schwarz đặt ra câu hỏi như sau với nhiều người:  "Nếu thử đánh giá mức độ vui vẻ, hài lòng mà bạn có được từ chiếc xe của bạn thì bạn sẽ cho bao nhiêu điểm, tính theo thang điểm từ (0-10) ?"  Họ muốn so sánh các câu trả lời với giá trị của mỗi chiếc xe để tìm hiểu sự liên hệ giữa giá trị của vật sở hữu và mức độ hạnh phúc.

Theo kết quả họ nhận được thì không đáng ngạc nhiên: người làm chủ chiếc xe BMW 7 Series cảm hài lòng hơn chủ xe Ford Escort. Có nghĩa là bỏ tiền ra càng nhiều thì càng hạnh phúc. So who says money can't buy happiness ? Tuy nhiên, khi họ thay đổi câu hỏi một chút :"Trong chuyến lái xe vừa qua, quý vị cho điểm mức độ hạnh phúc của mình là bao nhiêu ?"

Lần này, dựa vào những câu trả lời thì các nhà tâm lý thấy rằng chủ xe BMW 7 Series cũng  không hề cảm thấy vui vẻ hơn chủ xe Ford, Honda, Toyota... Tại sao có sự khác nhau như vây ? Lý do là bởi cái gọi là "the focusing illusion" trong bài trước.Ở câu hỏi 1, người được hỏi sẽ chú ý vô chiếc xe, trong khi ở câu hỏi 2,  vì hỏi về chuyến đi, cho nên chiếc xe không còn là tâm điểm duy nhất mà trở nên mờ nhạt giữa bao nhiêu yếu tố khác: kẹt xe, thời tiết, cú phôn với người bạn, một người lái xe ẩu v.v. 

Không riêng gì chiếc xe mà những thứ vật chất khác cũng vậy: nhà cửa, máy móc, laptop, TV ... lúc mới mua thì vui sướng nhưng sau vài tháng hay vài tuần thì niềm vui tan biến, đều do dao động và tác động của "the focusing illusion". Bởi vậy tại sao nhiều người đi shopping khi buồn bã, cô đơn như là một cách "self-medicate" nhưng họ chỉ vui chốc lát rồi tình trạng vẫn như cũ.

Ngược lại với vật chất mà mình mua là kinh nghiệm mà mình trải qua thì chúng không bị ảnh hưởng của the focusing illusion, như ngồi chơi, ăn uống, tán dóc với bạn bè, đi du lịch với gia đình, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, nghe các ca sĩ LSV hát ... Nói cách khác, tiền có thể mua được hạnh phúc nhưng phải biết dùng, đầu tư khôn ngoan, đầu tư vô tinh thần thay vì vật chất.

Edit. Nói thêm điều này, tuy nhiên trong ngành tâm lý có thuật ngữ gọi là hedonic treadmill hay hedonic adaptation, đại khái là những lạc thú, niềm vui đều giảm dần dần qua thời gian, nôm na là bị nhàm.  Thí dụ như ăn steak, tôm hùm, uống sâm banh ... thấy ngon lắm, nhưng nếu ăn uống hàng ngày cũng đâm ra nhàm, do đó cần có cách quãng, thay đổi và đa dạng. Thay vì ngày nào cũng ăn steak, năm nào cũng đi Paris thì thỉnh thoảng ăn 1 lần, ăn nhiều thứ khác, vài năm đi chơi Paris 1 lần, đi những nước khác ...
Reply
#10
(2019-05-16, 03:34 PM)duoctue Wrote: The Things You Buy Leave No Real Trace 

Một số nhà tâm lý như Daniel Kahneman, Norbert Schwarz đặt ra câu hỏi như sau với nhiều người:  "Nếu thử đánh giá mức độ vui vẻ, hài lòng mà bạn có được từ chiếc xe của bạn thì bạn sẽ cho bao nhiêu điểm, tính theo thang điểm từ (0-10) ?"  Họ muốn so sánh các câu trả lời với giá trị của mỗi chiếc xe để tìm hiểu sự liên hệ giữa giá trị của vật sở hữu và mức độ hạnh phúc.

Theo kết quả họ nhận được thì không đáng ngạc nhiên: người làm chủ chiếc xe BMW 7 Series cảm hài lòng hơn chủ xe Ford Escort. Có nghĩa là bỏ tiền ra càng nhiều thì càng hạnh phúc. So who says money can't buy happiness ? Tuy nhiên, khi họ thay đổi câu hỏi một chút :"Trong chuyến lái xe vừa qua, quý vị cho điểm mức độ hạnh phúc của mình là bao nhiêu ?"

Lần này, dựa vào những câu trả lời thì các nhà tâm lý thấy rằng chủ xe BMW 7 Series cũng  không hề cảm thấy vui vẻ hơn chủ xe Ford, Honda, Toyota... Tại sao có sự khác nhau như vây ? Lý do là bởi cái gọi là "the focusing illusion" trong bài trước.Ở câu hỏi 1, người được hỏi sẽ chú ý vô chiếc xe, trong khi ở câu hỏi 2,  vì hỏi về chuyến đi, cho nên chiếc xe không còn là tâm điểm duy nhất mà trở nên mờ nhạt giữa bao nhiêu yếu tố khác: kẹt xe, thời tiết, cú phôn với người bạn, một người lái xe ẩu v.v. 

Không riêng gì chiếc xe mà những thứ vật chất khác cũng vậy: nhà cửa, máy móc, laptop, TV ... lúc mới mua thì vui sướng nhưng sau vài tháng hay vài tuần thì niềm vui tan biến, đều do dao động và tác động của "the focusing illusion". Bởi vậy tại sao nhiều người đi shopping khi buồn bã, cô đơn như là một cách "self-medicate" nhưng họ chỉ vui chốc lát rồi tình trạng vẫn như cũ.

Ngược lại với vật chất mà mình mua là kinh nghiệm mà mình trải qua thì chúng không bị ảnh hưởng của the focusing illusion, như ngồi chơi, ăn uống, tán dóc với bạn bè, đi du lịch với gia đình, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, nghe các ca sĩ LSV hát ... Nói cách khác, tiền có thể mua được hạnh phúc nhưng phải biết dùng, đầu tư khôn ngoan, đầu tư vô tinh thần thay vì vật chất.

Edit. Nói thêm điều này, tuy nhiên trong ngành tâm lý có thuật ngữ gọi là hedonic treadmill hay hedonic adaptation, đại khái là những lạc thú, niềm vui đều giảm dần dần qua thời gian, nôm na là bị nhàm.  Thí dụ như ăn steak, tôm hùm, uống sâm banh ... thấy ngon lắm, nhưng nếu ăn uống hàng ngày cũng đâm ra nhàm, do đó cần có cách quãng, thay đổi và đa dạng. Thay vì ngày nào cũng ăn steak, năm nào cũng đi Paris thì thỉnh thoảng ăn 1 lần, ăn nhiều thứ khác, vài năm đi chơi Paris 1 lần, đi những nước khác ...


Viết rất hay anh...đọc thấy có lý

Reply
#11
(2019-05-11, 03:13 PM)duoctue Wrote: Hi Bé 3

Tuân lịnh Bé 3 nè  Grinning-face-with-smiling-eyes4

The Ovarian Lottery 

Warren Bufftet có đưa ra một câu đố:
Giả sử bạn và một người anh em sinh đôi nằm trong bụng mẹ, thông minh và khỏe mạnh như nhau, có ông thần phán rằng một đứa bé sẽ được sinh ra ở Mỹ, còn đứa bé kia sinh ra ở Bangladesh. Và nếu sinh ra ở Bangladesh thì không cần đóng thuế. Vậy bạn sẽ dành ra bao nhiêu phần trăm tiền bạc (income) của minh để được sinh ra ở Mỹ ?" Câu đố này gọi là ovarian lottery.

Đa số người được hỏi đều trả lời rằng họ sẵn sàng bỏ ra đến 80% tổng số tiền bạc, tài sản của mình để được sinh ra ở Mỹ.

Điều này cho thấy quốc gia mình ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và thành công. Ngay bản thân những nhân vật tiếng tăm như Warren Buffet, Bill Gates, Mark Zuckerberg ... nếu sinh ra ở VN, Cuba, Bắc Hàn hay mấy nghèo đói chậm tiến khác thì khó có thể họ được ngày hôm nay. Ngoài quốc gia mà mình sinh ra, còn có vô số yếu tố chi phối đến tương lai của mình mà nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình như : cha mẹ, nhà trường, làng xóm, thành phố, thị xã sinh ra và lớn lên, một cuốn sách mà mình đọc được đã làm thay đổi đời mình, những người bạn hay thậm chí những người xa lạ đã giúp đỡ mình việc này việc nọ, lớn nhỏ ... Do đó suy cho cùng thì việc ai đó tạo nên sự nghiệp, danh tiếng... phần lớn là do yếu tố bên ngoài chứ không phải do bản thân ông ta làm. Nhiều người chắc cũng biết chuyện mẹ thầy Mạnh Tử đã phải "move" nhà 3 lần vì thấy hàng xóm có ảnh hưởng xấu đến con. Nếu vẫn ở chỗ cũ, chưa chắc đã có thầy Mạnh Tử sau này, được Nho Giáo tôn kính là Á Thánh. Nhiều ông làm nên sự nghiệp cũng do có người vợ tốt, chẳng hạn như ông chủ Amazon Jeff Bezos trước khi lập Amazon, có bày tỏ ý định bỏ job tốt (đại khái đang làm chức manager) với vợ, và bà đã khuyến khích, support ông, nói ông nên theo đuổi đam mê của mình. Trước đó ông có tham khảo với ông xếp nhưng ông ta tỏ ý can Bezos đừng bỏ job, và như chúng ta biết, the rest is history.

Cho nên hệ quả rút ra là, thứ nhất cần khiêm tốn và biết ơn vì sự thành công của mỗi người phần lớn là do rất, rất nhiều người khác đóng góp. Có một người nọ, khi được nhiều người khác tán dương, ca tụng những thành tựu của ông ta thì ông ta nhã nhặn đáp :"Tôi chỉ gặp may thôi" Mới nghe thì chắc có nhiều người chê ông này nói giả tạo nhưng sự thật là như vậy, dù ông ta thật lòng nghĩ như vậy hay không. 

Thứ hai, nên trích ra một ít tiền bạc, công sức, thì giờ để cho đi, giúp những người thiếu may mắn, đây không chỉ là một việc cao thượng mà là việc hợp tình hợp lý.



  Cám ơn anh dt  Tulip4  chia sẻ Thumbs-up4 , để từ từ ....bé 3 học.... Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply