Breaking News
#16
Lầu Năm Góc mua hơn 10 ngàn tên lửa chống lại Nga và Trung Quốc? Cổng thông tin Task and Purpose viết Bộ Quốc phòng Mỹ dự định mua hơn mười nghìn tên lửa dẫn đường cho khả năng sử dụng trong tương lai chống lại Nga và Trung Quốc. Công nhận Tổng thống Trump quá mạnh tay.

Được biết rằng, Lầu Năm Góc đề xuất đưa vào dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2020 chi phí cho 10.193 hệ thống tên lửa dẫn đường "đất đối đất". Tin nhấn mạnh rằng con số này nhiều hơn 26% so với năm 2019, khi đó bộ quốc phòng Mỹ yêu cầu 8.101 tên lửa, lớn hơn 47% so với năm 2018 với 6.936 tên lửa.

Theo ấn phẩm công bố, kế hoạch mua sắm vũ khí nhằm "vô hiệu hóa hoặc triệt tiêu các hệ thống phòng không và pháo phòng không của đối phương" sẽ tiêu tốn của ngân sách Mỹ khoảng 1,4 tỷ USD.

Theo cổng thông tin, việc tăng mạnh chi phí để bổ sung cho kho vũ khí tên lửa liên quan đến việc "tái định hướng" của Lầu Năm Góc nhằm vào các hệ thống bắn loạt trên đất để chống lại "các cường quốc" Nga và Trung Quốc, sau "thất bại tương đối của quân IS ở Iraq và Syria.
Reply
#17
Trump công kích Pháp liên quan tới bạo loạn "áo vàng"

[Image: attachment.php?attachmentid=1351540&stc=1&d=1552820777]
Reply
#18
Tổng thống Trump mỉa mai Hiệp định Paris sau bạo loạn của phe 'Áo vàng'. Biểu tình áo vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Pháp. Hơn 200 người bị bắt vì đập phá cửa hàng lớn và nhà băng ở Paris..

"Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu có kết quả như thế nào đối với nước Pháp? Sau 18 tuần bạo loạn bởi những người biểu tình áo vàng, tôi đoán là không tốt lắm! Trong khi đó, Mỹ đứng đầu tất cả các danh sách về (bảo vệ) môi trường", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter hôm 16/3.

Bình luận của Trump đưa ra sau khi cuộc biểu tình tuần thứ 18 của phe "Áo vàng" ở Paris, Pháp biến thành bạo động khi người biểu tình đốt phá các ngân hàng và cửa hàng bán đồ cao cấp. Cảnh sát chống bạo động phải bắn hơi cay và phun vòi rồng để dẹp loạn. 42 người biểu tình, 17 cảnh sát và một lính cứu hỏa bị thương, gần 240 người bị bắt.

Phong trào "Áo vàng", đặt tên theo loại áo bảo hộ màu vàng mà người Pháp phải mang theo trong xe, bùng nổ từ giữa tháng 11/2018. Ban đầu các cuộc biểu tình nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng thời bày tỏ sự tức giận về mặt bằng thuế và chi phí sinh hoạt cao.

Trump hồi tháng 12 từng cạnh khóe Macron về phong trào "Áo vàng", nói rằng hiệp định Paris bị sai sót nghiêm trọng bởi nó làm tăng giá năng lượng tại những quốc gia có trách nhiệm trong khi che đậy những bên gây ô nhiễm mạnh nhất trên thế giới.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước, trong đó có Mỹ, thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Sau khi trở thành tổng thống, Trump đã rút Mỹ khỏi hiệp định vào tháng 6/2017.

[Image: attachment.php?attachmentid=1351541&stc=1&d=1552820777]
Reply
#19
Nữ Thượng nghị sĩ Mỹ K. Gillibrand bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Sáng nay 17/3, Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand đã chính thức khởi động nỗ lực tranh cử tổng thống. Bà sẽ có bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình vào ngày 24/3 ở trước Khách sạn Quốc tế Trump tại thành phố New York.

[Image: attachment.php?attachmentid=1351589&stc=1&d=1552832539]
Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand.



Phát biểu trong một video được công bố vào sáng 17/3 để chính thức bước vào chiến dịch tranh cử của mình, bà Gillibrand nhấn mạnh: "Chúng ta cần một nhà lãnh đạo, người có thể đưa ra những lựa chọn quan trọng, táo bạo và dũng cảm".

Bà nói thêm rằng: "Đó là lý do tại sao tôi tranh cử Tổng thống Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của các bạn".

Như vậy, bà Gillibrand, người đã thành lập ủy ban thăm dò trước đó trong năm, sẽ cùng hơn 10 thành viên khác trong đảng Dân chủ bước vào cuộc đua giành xuất đề cử của đảng này để cạnh tranh với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.


 sưu tầm
Reply
#20
Nhà trắng phủ nhận cáo buộc quan hệ giữa sát thủ NewZeland - Trump và chủ nghĩa thượng tôn da trắng

Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney hôm Chủ nhật 17-3-2019 đã bác bỏ mọi mối liên hệ giữa một tay súng bị cáo buộc đã giết hàng chục người ở New Zealand và Tổng thống Trump, nói rằng "tổng thống không phải là một người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng".

[Image: attachment.php?attachmentid=1351605&stc=1&d=1552835814]

"Tổng thống không phải là một người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng. Tôi không chắc chúng ta phải nói điều đó bao nhiêu lần", Mulvaney nói trên "Fox News Chủ nhật."


Người dẫn chương trình "Fox News Chủ nhật" Chris Wallace lưu ý rằng tổng thống đã sử dụng những lời gây căng thẳng, trong một clip năm 2016 trong đó ứng cử viên Trump lúc đó nói rằng ông tin rằng "Hồi giáo ghét chúng ta", cũng như những bình luận từ tuần trước mà Trump mô tả dòng người nhập cư bất hợp pháp như một "cuộc xâm lược".

[Image: attachment.php?attachmentid=1351606&stc=1&d=1552835814]

Khi được hỏi liệu tổng thống có xem xét đưa ra một bài phát biểu lên án chủ nghĩa dân tộc trắng, quyền lực tối cao và sự cố chấp chống lại Hồi giáo hay không, Mulvaney nói Trump đang bảo vệ các quyền tự do tôn giáo và cá nhân.
"Tôi không chắc chắn bạn muốn tổng thống làm gì." ông nói. "Bạn có thể nói rằng bạn muốn ông ấy có một bài phát biểu toàn quốc để giải quyết vấn đề, điều đó tốt. Có thể chúng tôi làm điều đó, có thể chúng tôi không. Nhưng tôi nghĩ tổng thống đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn điều này xảy ra ở đây. (Mỹ) "

[Image: attachment.php?attachmentid=1351607&stc=1&d=1552835814]

Nhà chức trách ở New Zealand cho biết hôm thứ Bảy rằng số người chết trong vụ xả súng tại hai nhà thờ Hồi giáo đã tăng lên 50 người. Người đàn ông Úc 28 tuổi bị buộc tội liên quan đến vụ nổ súng đã giết chết 41 người tại một nhà thờ Hồi giáo và 7 người tại một nhà thờ khác. Hai người chết sau khi nhập viện, cảnh sát cho biết.
Trump đã gọi vụ nổ súng là "phi nghĩa" và "khủng khiếp" và đề nghị hỗ trợ cho New Zealand. Khi được hỏi vào thứ Sáu nếu ông tin rằng chủ nghĩa dân tộc trắng là mối đe dọa ngày càng tăng, tổng thống mô tả đây là một "nhóm nhỏ những người có vấn đề rất nghiêm trọng".

Tổng thống đã bị những lời chỉ trích vào năm 2017 khi ông nói rằng có sự đổ lỗi cho "cả hai bên" sau khi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở Charlottesville đụng độ với những người phản đối.
Reply
#21
Bất ngờ tên lửa đất đối không của Hàn Quốc nổ tung trời?

Nguyên nhân nào dẫn tới tên lửa đất đối không của Hàn Quốc nổ tung? Thật đúng là điều không thể chấp nhận được. Đó là do...ấn nhầm nút?

Tên lửa vô tình bị phóng đi trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ tại căn cứ quân sự nằm cách Seoul 85km và không ai bị thương trong vụ việc này.
Ngày 18/3, Không quân Hàn Quốc đã thông báo về vụ phóng nhầm một tên lửa tầm trung Cheongung tại căn cứ quân sự nằm cách Seoul 85km.

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, quả tên lửa đất đối không đã nổ tung gần căn cứ Không quân ở Chuncheon, không theo giao thức tự hủy.

Tên lửa vô tình bị phóng đi trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và không ai bị thương trong vụ việc này.

[Image: attachment.php?attachmentid=1352185&stc=1&d=1552943522]

Đại diện Không quân Hàn Quốc cho biết đã thành lập một đội điều tra để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Cheongung là tên lửa phòng không do Hàn Quốc chế tạo, sử dụng cơ chế "phóng lạnh," không giống với các loại tên lửa phòng không khác sử dụng cơ chế "phóng nóng."
Loại tên lửa này đã được quân đội Hàn Quốc triển khai từ cuối năm 2016.
Cơ chế phóng lạnh giúp Cheongung có khả năng tấn công mục tiêu từ tất cả các hướng mà không cần thay đổi vị trí bệ phóng./.
Reply
#22
Giám đốc tình báo Mỹ tới Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên khôi phục bãi phóng tên lửa tầm xa

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats tới Seoul để thảo luận vấn đề Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng có các dấu hiệu khôi phục bãi phóng tên lửa tầm xa Dongchang-ri.
[/b]


[Image: attachment.php?attachmentid=1353128&stc=1&d=1553094309]

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats. Ảnh: Korea Herald

Yonhap hôm nay dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats đến Seoul nhằm chia sẻ thông tin và đánh giá về tình hình Triều Tiên, đồng thời bàn bạc một phương án chung để đối phó với các chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng hai.

Lịch trình chi tiết của người đứng đầu cơ quan tình báo Mỹ hiện chưa được xác nhận, song nhiều khả năng ông sẽ gặp người đồng cấp, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon, và nhiều quan chức cấp cao nước này.

Trước đó, theo một nguồn tin địa phương, ông Dan Coats đã có mặt tại căn cứ không quân Mỹ ở Osan, phía nam Seoul tối 19/3 và sẽ thăm quốc gia đồng minh 3 ngày. Chính phủ Hàn Quốc xác nhận việc ông Dan Coats đến nước này nhưng không hé lộ chi tiết.

Chuyến đi của ông Dan Coats diễn ra khi Triều Tiên có dấu hiệu khôi phục bãi phóng tên lửa tầm xa Dongchang-ri mà nước này đã phá huỷ một phần hồi năm ngoái. Động thái này dẫn tới lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa mới.

Tuần trước, thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui tuyên bố Bình Nhưỡng có thể sẽ chấm dứt các cuộc đàm phán về hạt nhân, khôi phục các hoạt động thử hạt nhân và tên lửa, đồng thời khẳng định sẽ không nhượng bộ các yêu cầu thái quá từ phía Washington.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau tại Hà Nội vào cuối tháng trước, song không đạt được thoả thuận chung do bất đồng về các bước phi hạt nhân hoá từ phía Triều Tiên với các nhượng bộ tương ứng từ phía Mỹ. Sau hội nghị, Washington kêu gọi siết chặt lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng cho đến khi phi hạt nhân hoá hoàn toàn.

Hồi tháng một, phát biểu trước quốc hội Mỹ, ông Dan Coats tin rằng Triều Tiên sẽ không hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân bởi điều này có ý nghĩa quan trọng với sự sống còn của Bình Nhưỡng.

Sưu Tầm .
Reply
#23
Cộng hòa Séc bắt băng nhóm buôn người từ Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka đưa sang Đức

Cảnh sát Cộng hòa Séc vừa triệt một đường dây buôn người, đưa lậu người vào Châu Âu. Băng nhóm buôn người đưa lậu người từ Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka sang Đức. Mỗi người phải trả tới 20.000 Euro cho băng nhóm buôn người.

[Image: attachment.php?attachmentid=1353600&stc=1&d=1553190097]

Nhiều người di cư đã phải trả tới 20.000 Euro cho các băng nhóm buôn người để được đưa lậu vào Châu Âu. Hôm 15.3.2019, cảnh sát Cộng hòa Séc vừa thông báo một vụ bắt giữ thành công.

Cảnh sát Cộng hòa Séc vừa phát giác một băng nhóm được cho là đường dây buôn người quốc tế. Một phát ngôn viên cảnh sát Praha cho biết, 12 người tình nghi đã bị bắt giữ. Đó là những người đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ.

Nhóm người này bị cáo buộc đã đưa lậu ít nhất 100 người di cư từ Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka đến Cộng hòa Séc qua đường Ukraina, rồi từ Séc sẽ đưa tiếp sang Đức.

Nếu bị kết tội, những người này có thể phải lĩnh án tù đến 10 năm.

[Image: attachment.php?attachmentid=1353601&stc=1&d=1553190097]

[Image: attachment.php?attachmentid=1353602&stc=1&d=1553190097]
Reply
#24
Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa của VN

Vừa qua Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa. Chính quyền Hà Nội phản đối, yêu cầu Đài Loan ngừng ngay các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam

Ngày 21/3/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.

Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam, nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông". 

[Image: attachment.php?attachmentid=1353624&stc=1&d=1553206790]


Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: SCMP) 

Bà Hằng cũng nhấn mạnh thêm một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không để tái diễn các hành động tương tự.
Reply
#25
Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối bên giường bệnh, nhưng ông Lê Xuân Nhuận, anh ruột của “Ó Đen” đã có mặt nói rằng, “Gia đình vẫn chưa quyết định có rút ống thở của Lý Tống hay không.”

[Image: attachment.php?attachmentid=1353899&stc=1&d=1553243803]

Ông Lê Xuân Nhuận bên giường bệnh của ông Lý Tống. (Hình: Người Việt)

Vào khoảng 10 giờ 30 tối, từ Alameda, California, ông Lê Xuân Nhuận đã có mặt tại bệnh viện nơi ông Lý Tống đang hấp hối vì bị xơ phổi. Cùng có mặt ở bệnh viện lúc đó là Nghị viên Phát Bùi, các cơ quan truyền thông hải ngoại, một số người thuộc Hội Không Quân VNCH.

Lúc này, trên giường bệnh, ông Lý Tống đã hoàn toàn hôn mê và chờ rút ống trợ thở. Theo ông Nhuận gia đình phải chờ xem giờ và ngày tốt mới có quyết định.

Từ khi thông tin ông Lý Tống nhập viện được loan đi, mạng xã hội xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng ông đã qua đời. Đây cũng là vấn đề ông Lê Xuân Nhuận muốn xác nhận với mọi người

“Chúng tôi về đây để cùng với quí anh xem sự việc quyết định thế nào. Lý Tống chưa chết. Tôi xin xác nhận rõ như thế. Tôi thấy có nhiều tranh cãi trên internet.” Ông Lê Xuân Nhuận nói với truyền thông.

“Mọi người rất có lòng với Lý Tống. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn là thành kính cảm ơn tất cả, các anh em không quân ở đây.”

Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”

Năm 1992, ông Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền. Sau đó ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.

Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.

Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng. (K.L)
Reply
#26
[b]New York Times và Washington Post bị TT Trump kêu gọi tước giải Pulitzer[/b]

Hai tờ báo New York Times và Washington Post đã đăng các bài viết cáo buộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump câu kết với Nga, khiến ông mong muốn tước giải thưởng Pulitzer trao cho hai tờ báo này.

Trong dòng chia sẻ trên Twitter cá nhân hôm 29/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Ủy ban Pulitzer tước giải thưởng danh giá nhất của làng báo chí Mỹ trao cho các bài điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ của Washington Post và New York Times.

"Thật hài hước là Washington Post và New York Times thắng giải Pulitzer cho loạt bài (100% tiêu cực và bịa đặt) về câu kết với Nga, và cuối cùng là không có sự câu kết nào hết. Vậy họ bị lừa hay đã nhận hối lộ? Trong bất cứ trường hợp nào, giải thưởng của họ nên bị Ủy ban Pulitzer thu hồi", ông Trump viết.

[Image: attachment.php?attachmentid=1357949&stc=1&d=1553963071]
Reply
#27
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp nhau tại Helsinki, Phần Lan, tháng 7/2018. Ảnh: AFP.

Phản ứng trước dòng tweet của Tổng thống Trump, New York Times khẳng định kết quả cuộc điều tra, hiện mới được Bộ trưởng Tư pháp William Barr tiết lộ một phần nhỏ, đã xác nhận giá trị loạt bài điều tra của tờ báo này.

"Không phần nào trong loạt bài thắng giải Pulitzer của chúng tôi bị nghi ngờ. Thực tế, những gì chúng tôi biết về báo cáo của ông Mueller từ bản tóm tắt của bộ trưởng Tư pháp đã khẳng định giá trị công trình của chúng tôi. Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và có nhiều quan chức của chính quyền Trump có liên hệ với Nga", Eileen Murphy, phát ngôn viên của New York Times, khẳng định. 

Trong khi đó, phát ngôn viên của Washington Post cho biết tờ báo này sẽ không đưa ra bình luận về dòng tweet của Tổng thống Trump.

Loạt bài điều tra của New York Times và Washington Post được trao giải Pulitzer năm 2018 tiết lộ thông tin và cảnh báo về việc cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn có quan hệ với Nga liên quan tới cuộc bầu cử năm 2016.

Một số bài viết khác trong loạt bài này đề cập tới cuộc gặp của một số quan chức trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, trong đó có người con rể Jared Kushner, với một luật sư người Nga tại Tháp Trump. Các bài viết cũng đặt ra nghi vấn việc ông Trump tìm cách cản trở cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã kết thúc, báo cáo cuối cùng đã được Công tố viên đặc biệt Robert Mueller gửi tới Bộ trưởng Tư pháp William Barr hôm 23/3. 

[Image: attachment.php?attachmentid=1357950&stc=1&d=1553963071]
(Từ trái qua) Michael Cohen, Michael Flynn và Paul Manafort là 3 cấp dưới cũ của Tổng thống Trump đã bị cáo buộc các tội hình sự. Ảnh: AP.



Trong bản tóm tắt gửi tới quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Barr cho biết cuộc điều tra của ông Mueller không tìm thấy bằng chứng chiến dịch tranh cử của ông Trump âm mưu hay phối hợp với Moscow "bất chấp nhiều đề nghị giúp đỡ từ các cá nhân có liên hệ với Nga".

Bản tóm tắt cũng cho biết Công tố viên đặc biệt Mueller không đưa ra kết luận liệu Tổng thống Trump có tìm cách ngăn cản cuộc điều tra hay không. Bộ trưởng Barr cho biết, trên phương diện nhận xét cá nhân, ông chủ Nhà Trắng đã không có hành động như cáo buộc.

Hôm 29/3, Bộ trưởng Barr trả lời quốc hội Mỹ cho biết toàn bộ báo cáo dày 400 trang sẽ được công khai vào giữa tháng 4.


Reply
#28
 Hàng ngàn xác cá heo dạt vào bờ biển Pháp bị cắt xẻo tàn nhẫn


Một số lượng cá heo chết đã đạt con số kỷ lục trong 40 năm qua chỉ trong ba tháng đầu năm nay, gây lo ngại cho các nhà khoa học Pháp và các nhóm bảo vệ động vật, bởi những cái chết hàng loạt báo động các nhóm bảo vệ động vật và khiến bộ trưởng sinh thái của Pháp khởi động kế hoạch quốc gia để bảo vệ loài động vật này.

Con số kỷ lục 1.100 con cá heo trôi dạt vào bờ biển Đại Tây Dương của Pháp kể từ tháng 1 khiến các nhà hải dương học bị sốc. Những cái chết hàng loạt báo động các nhóm bảo vệ động vật và khiến bộ trưởng sinh thái của Pháp khởi động kế hoạch quốc gia để bảo vệ loài động vật này.

"Chưa từng có con số cao như vậy. Chỉ trong ba tháng, kỷ lục của năm ngoái đã bị vượt qua và là mức cao nhất trong 40 năm", Willy Daubin, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia thuộc Đại học La Rochelle, cho biết.

Mặc dù Daubin cho biết 90% trường hợp tử vong là do tai nạn trong đánh bắt công nghiệp, lý do đằng sau con số tăng đột biến trong năm nay vẫn là bí ẩn.

[Image: attachment.php?attachmentid=1357945&stc=1&d=1553962687]

Bức ảnh được chụp vào ngày 7/2 do Observatoire Pelagis cung cấp cho thấy những con cá heo đã chết xếp thành hàng ở La Tremblade trên bờ biển Đại Tây Dương, miền Tây nước Pháp. Ảnh: AP.

Theo AP, khám nghiệm tử thi trên cá heo năm nay của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia thuộc Đại học La Rochelle cho thấy mức độ cắt xẻo tàn nhẫn đối với các bộ phận trên cơ thể cá heo.

Các nhà hoạt động nói rằng ngư dân thường cắt các bộ phận cơ thể cá heo để giải thoát khi chúng bị mắc lưới và nghẹt thở.

Bộ trưởng Sinh thái Pháp Francois de Rugy đã vội vã tới La Rochelle vào ngày 22/3 giữa áp lực phải giảm số cá bị chết do hành động của con người.

[Image: attachment.php?attachmentid=1357946&stc=1&d=1553962687]

Các tình nguyện viên kiểm tra con cá heo đã chết trên bãi biển gần Lacanau, tây nam nước Pháp, ngày 22/3. Ảnh: AFP.



Bộ trưởng Rugy đã đưa ra một số kế hoạch, bao gồm nghiên cứu về các thiết bị âm hưởng trên các tàu đánh cá nhỏ trong Vịnh Biscay, trung tâm đánh cá công nghiệp ở Đại Tây Dương. Khi được kích hoạt, các thiết bị sẽ gửi tín hiệu khó chịu đến những con cá heo gần đó khiến chúng phải bơi đi.



Tuy nhiên, nhóm bảo vệ động vật Sea Shepherd nói rằng chúng không bơi đi đủ xa và các biện pháp như vậy là "vô dụng".


Lamya Essemlali, chủ tịch của Sea Shepherd Pháp, nhấn mạnh rằng các nhà khoa học dự đoán tỷ lệ đánh bắt hiện tại có thể sẽ khiến quần thể cá heo bị tuyệt chủng. 

[Image: attachment.php?attachmentid=1357947&stc=1&d=1553962687]

Xác cá heo trên bờ biển La Tranche sur Mer, miền tây nước Pháp. Ảnh: AFP.



Bà cho rằng việc đánh bắt cá quá mức, được bật đèn xanh ba năm trước sau lệnh cấm dài, là yếu tố chính. Sự tăng đột biến trong cái chết của cá heo cũng bắt đầu từ ba năm trước.



Sea Shepherd giải thích cuộc khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ nhu cầu chưa từng có đối với cá giá rẻ. "Những người đánh bắt cá vược đang giết luôn cả cá heo. Bạn có thể tìm thấy mặt hàng này trên thị trường Pháp với giá 8 euro một kg", bà nói.


Theo Ủy ban châu Âu, tiêu thụ hải sản toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong 50 năm qua, một tỷ lệ được cho là không bền vững.
Reply
#29
[b]Trung Quốc bất ngờ nhường Mỹ[/b]

Trung Quốc đã tạm hoãn việc áp thuế lên ôtô Mỹ để “tạo ra một bầu không khí tốt đẹp cho cuộc đàm phán thương mại”...

Theo đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ngày 31/3 tuyên bố hoãn việc áp thuế tăng cường đối với oto và phụ tùng ôtô nhập khẩu từ Mỹ sau ngày 1/4. Đây được coi là một động thái thiện chí đáp lại việc Mỹ hoãn tăng thuế áp lên hàng Trung Quốc.

[Image: attachment.php?attachmentid=1359099&stc=1&d=1554121635]

Từ trái qua: Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.



Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc hoãn 3 tháng việc áp thuế bổ sung 25% lên ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu từ Mỹ. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt một thỏa thuận "ngừng bắn" thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà nội dung chính là hai bên dừng áp thêm thuế lên hàng hóa của nhau để có thời gian đàm phán.



Đầu tháng 3 vừa qua, Mỹ hoãn tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington nỗ lực đi đến một thỏa thuận để xuống thang cuộc chiến thương mại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của cả hai nước cũng như kinh tế toàn cầu.



Hãng tin Reuters cho biết Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng việc nước này tiếp tục hoãn áp thuế bổ sung đối với xe Mỹ là nhằm "tạo ra một bầu không khí tốt đẹp cho cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai nước".



"Đây là một phản hồi tích cực đối với quyết định của Mỹ về hoãn nâng thuế quan, và là một hành động cụ thể của phía Trung Quốc nhằm thúc đẩy cuộc đàm phán thương mại song phương", tuyên bố có đoạn viết. "Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc, thúc đẩy đàm phán, và có những nỗ lực cụ thể tiến tới mục tiêu chấm dứt căng thẳng thương mại".



Hôm thứ Sáu, ông Trump nói đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra rất tốt đẹp, nhưng một lần nữa cảnh báo rằng ông sẽ không chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận nào nếu đó không phải là một "thỏa thuận tuyệt vời". Lời cảnh báo được đưa ra sau khi các quan chức cấp cao hai nước kết thúc hai ngày đàm phán thương mại ở Bắc Kinh.



Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer đã tới thủ đô Trung Quốc để có cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc kể từ đầu tháng 3 - khi ông Trump tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế đối với hàng Trung Quốc.


Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung tiếp theo sẽ diễn ra trong tuần này ở Washington, khi ông Lưu Hạc dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Mỹ dự họp.
Reply
#30
[b] TT Hàn Quốc sang Mỹ thúc đẩy vấn đề Triều Tiên[/b]

Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ có chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/4 sắp tới để hội đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump.

Tuyên bố này đã được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra vào 1/4. Ông Moon sẽ thúc giục cả Mỹ và Triều Tiên để tiếp tục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bất chấp việc lãnh đạo hai nước không đưa ra được tuyên bố trong cuộc gặp mới đây nhất tại Việt Nam. Tuyên bố này được đưa ra trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (9/4) nhằm thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương để tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên đạt tiến bộ.

[Image: attachment.php?attachmentid=1359097&stc=1&d=1554121390]

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Financial Express



Theo hãng tin Yonhap, tại cuộc họp hằng tuần với các cố vấn cấp cao ở Văn phòng Tổng thống, Tổng thống Moon Jae-in thừa nhận những khó khăn tạm thời hiện nay nảy sinh do cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định: "Trên thực tế, cả 3 nước Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ không mong muốn quay trở lại quá khứ."



Theo Văn phòng Tổng thống, tại cuộc họp, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên là hành trình chung của Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ, đồng thời cho rằng đây là hành trình không dễ dàng trong suốt 70 năm qua. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nêu rõ trong gần một năm qua, ba nước đã đạt được nhiều kết quả hơn cả 70 năm trước đó và tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đã hoàn toàn thay đổi. Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đã bắt đầu đối thoại, tiến hành các cuộc gặp thượng đỉnh song phương và đây là lý do rõ ràng để cả 3 nước tiếp tục xu hướng này.



Tổng thống Moon Jae-in cũng phản đối những âm mưu gây chia rẽ quan hệ đồng minh Hàn Quốc - Mỹ và cản trở tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Theo ông, những âm mưu đó không phù hợp với nguyện vọng các nước hoặc tương lai trên Bán đảo Triều Tiên.



Dự kiến, Tổng thống Moon Jae-in sẽ có chuyến thăm Mỹ từ ngày 9/4 và hội đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump.



Ông Yoon Do-han, Thư ký cao cấp phụ trách quan hệ với công chúng của Tổng thống Hàn Quốc cho biết: “Hai nhà lãnh đạo sẽ tiến hành các cuộc hội đàm sâu rộng, thảo luận cách thức tăng cường liên minh Hàn Quốc-Mỹ cũng như phối hợp quan điểm trong việc thiết lập một cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên thông qua phi hạt nhân hóa”.



Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội hồi tháng trước kết thúc mà không có tuyên bố chung do khoảng cách giữa hai bên liên quan các bước phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và việc nới lỏng trừng phạt của Mỹ.



Đếm tiền không xuể sau khi biết phương pháp kiếm tiền tại nhà này
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã bày tỏ quan điểm để ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng, đồng thời tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa trong khi vẫn duy trì các biện pháp gây sức ép và lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc vẫn luôn nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều thông qua thúc đẩy các dự án chung giữa hai nước và Tổng thống Moon Jae-in coi đây là tiền đề thúc đẩy tiến trình hòa bình và là đòn bẩy cho tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Reply