Tìm Hiểu Tôn Giáo - Cõi Trời Đao Lợi, Cõi Thứ Hai Của PG.
#1
[quote pid='128760' dateline='1547253482']

Quote:DỤC GIỚI có 6 cõi. 

Cõi trời Đao Lợi (*) là cõi thứ 2 trong Dục giới.

Những ai được tái sanh vào cõi trời Đao Lợi sẽ là những chư Thiên thụ hưởng quả an lạc, thanh nhàn do thiện nghiệp đã tạo ra trong đời sống quá khứ. Các Cảnh trong cõi Đao Lợi đều là cảnh khả ái, khả hỉ. Nam chư Thiên thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 và Thiên nữ thì có sắc vóc như lứa tuổi 16 cho đến trọn kiếp sống ấy. Tuổi thọ một kiếp sống ở Đao Lợi là 1000 năm (tuổi), tương đương 36 triệu năm ở cõi nhân loại -- cõi người.

Những hiện trạng như già lão, tóc bạc, răng long, mắt mờ, lãng tai, da nhăn, bệnh hoạn thì không hề xảy ra cho chư Thiên này, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ gái lứa mà thôi. Sự bệnh tật đau đớn về thân cũng không có. Vật thực thọ hưởng đều là thượng vị, tịnh thực (thơm tho, tinh khiết). Sự đại tiểu tiện cũng không có nơi cõi trời này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Khi sinh con thì sinh ra từ bắp vế.

Hơn nữa, các cảnh sắc sai biệt trong cói Đao Lợi đều là khả ái, mà tất cả Thiên chúng nam nữ thọ hưởng đó, đều là những Thiên sản. Là thọ hưởng những Thiên lạc, trang phục, trang sức đều là tịnh sắc, cho đến thân thể cũng là Thiên sắc, tức là không hề có những chất uế trược, hôi thúi thảy ra từ 9 cửa như ở cõi người nhân loại chúng ta. Vì thế, khi chư Thiên ở cõi này nếu ngữi mùi nhân loại thì có cảm giác như mùi hôi của xác thú vật bị chết sình.

Chư Thiên cõi này đều có Thiên cung riêng. Hào quang của Thiên cung sáng nhiều hay ít là do phúc thiện nhiều hay ít của mỗi vị Thiên đó. Thiên nam và Thiên nữ ở cõi trời Đao Lợi này cũng có đi tìm tình yêu lẫn nhau, nhưng không có chuyện ganh tỵ tranh giành tình yêu như ở cõi người. Sự ưu buồn đôi khi có xảy ra khi một thiên nữ mất đi người bạn đời của mình -- vị lang quân thiên nam đó đã mãn tuổi thọ, và tái sanh về một nơi cõi nào khác. Tuy nhiên, ở cõi trời Đao Lợi này có một khu vườn tên là Nanda, khu vườn có năng lực hoá giải sầu bi, cũng là nơi giải trí của Thiên nam và Thiên nữ. Mỗi khi một thiên nam hay nữ sắp hết tuổi thọ (1000 năm), thì họ biết trước được, và phát sinh sầu ưu, (hoặc là sầu tư về điều gì khác), khi đó họ có thể đến khu vườn này để giải trí và sự sầu bi sẽ tan biến, tâm sẽ an bình trở lại trước khi họ chết đi  vì mãn tuổi thọ và tái sanh về cõi nào khác.

Ở cõi trời Đao Lợi này có một khu gọi Thiện Pháp Đường. Nơi đây là nơi Thiên Vương của cõi Đao Lợi, hoặc một thiên tử nào đó hiểu biết về đạo lý, Phật pháp đến giảng pháp theo định kỳ cho chư thiên nam nữ ở đây. Mỗi lần có có giảng đạo pháp thì Thiên Vương sẽ dùng chiếc tù thổi lên, âm thanh tiếng tù và sẽ lan toả khắp cõi, các Thiên nam và nữ đều nghe và có thể tề tụ đến giảng đường để nghe pháp. Phật pháp Nguyên thuỷ có Tạng luận đó là Vi Diệu Pháp hay còn gọi là Thắng Pháp. Theo truyền thống Tạng luận cho biết thì Đức Phật Thích Ca đã giảng luận Vi Diệu Pháp tại Thiện Pháp Đường này cho thân mẫu của ngài (từ cõi trời Dạ Ma xuống nghe pháp -- cõi trời Dạ Ma là Cõi thứ 3 trong Dục Giới) và chư Thiên.



(*) Tài liệu lấy từ quyển Chú Giải về Người và Cõi -- Tỳ kheo Thiện Phúc dịch.

[/quote]

Bạn Anatta viết về cõi Đao Lợi rất rõ ràng. Rất đáng tán thưởng Thumbs-up4 


Xin hỏi, tôi nghe nói Kinh Thánh cũng có đề cập tiếng Tù Và. Pháp Môn Sư Cô Thanh Hải ở cõi Thứ Hai cũng có tiếng Tù Và. Bạn có biết gì về phương diện này không? 
Hồi Giáo cũng thường nói về cõi có suối nước và mười lăm Trinh nữ.   :handshake_1f91d: Vậy Hồi Giáo và Giáo Phái Sư Cô Thanh Hải này có đồng cõi này với cõi trời Đao Lợi của Phật giáo không? 
Tuy nhiên họ không nói rõ ràng chi tiết như bên PG. 

Mong nghe thêm. Cảm ơn. - KD  :handshake_1f91d:

Tôi mạn phép sao bản này của bạn qua một thread mới làm đề mục THTG vì không muốn làm loãng thread Kinh Pháp Cú Chú Giải của bạn. 

Nhờ bạn trả lời giùm  ở thread mới này.  - KD  :handshake_1f91d:
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#2
(2019-01-13, 01:21 AM)Khuyết Danh Wrote:




Bạn Anatta viết về cõi Đao Lợi rất rõ ràng. Rất đáng tán thưởng Thumbs-up4 


Xin hỏi, tôi nghe nói Kinh Thánh cũng có đề cập tiếng Tù Và. Pháp Môn Sư Cô Thanh Hải ở cõi Thứ Hai cũng có tiếng Tù Và. Bạn có biết gì về phương diện này không? 
Hồi Giáo cũng thường nói về cõi có suối nước và mười lăm Trinh nữ.   :handshake_1f91d: Vậy Hồi Giáo và Giáo Phái Sư Cô Thanh Hải này có đồng cõi này với cõi trời Đao Lợi của Phật giáo không? 
Tuy nhiên họ không nói rõ ràng chi tiết như bên PG. 

Mong nghe thêm. Cảm ơn. - KD  :handshake_1f91d:

Tôi mạn phép sao bản này của bạn qua một thread mới làm đề mục THTG vì không muốn làm loãng thread Kinh Pháp Cú Chú Giải của bạn. 

Nhờ bạn trả lời giùm  ở thread mới này.  - KD  :handshake_1f91d:

Chào KhuyetDanh,

Cho anatta đính chính một chút về cõi trời Đao Lợi. Cõi trời này là cõi thứ 2 trong 6 cõi thuộc về Dục Giới. Thế giới quan của nhà Phật có Tam giới: Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới. 

Về tiếng Tù hay tiếng Kèn do Thiên sứ trổi lên, tôi nhớ là có nhắc đến trong sách Khải Huyền của đạo Thiên Chúa giáo; tôi đọc chỉ một phần nào đó cũng lâu rồi nên chỉ nhớ mài mại như vậy. Các bạn đạo Chúa thì rành rẽ hơn.

Âm thanh của tiếng kèn và tù  theo trường phái pháp Quán Âm của thiền sư Thanh Hải thì ở cõi giới (thứ Nhất hoặc) thứ Hai, tôi không nhớ rõ. Tuy nhiên những âm thanh này chưa phải là cao nhất trong cõi thứ 2 này của pháp Quán Âm. Nếu ai đã từng đọc qua quyển Duyên Giải Thoát đã phổ biến rộng rãi thì sẽ rõ ràng hơn. Giáo lý của giáo phái Quán Âm có 5 cõi giới tâm linh.

Trong cõi Đao Lợi này, có một số ít Thiên tử mà mỗi vị có thể có từ 10 cho đến 100 Thiên nữ là vợ (túc hạnh thê). Đây có lẽ là phước phần nhân duyên kết nối nhau của vị Thiên tử ấy với các Thiên nữ kia trong nhiều kiếp quá khứ, và mức độ các hành động phước sự thiện lành của họ đã tạo ra.

Xin nói thêm một chút về lời Đức Phật khuyên dạy cho dân chúng và các thiện tín nam nữ tại gia thời đó rằng: nếu muốn được sanh vào thiện thú hưởng quả an lạc sau khi chết đi thì phải hành trì Ngũ Giới và Bố Thí.

Hơn nữa, các Phật tử đều có biết qua về Bát Quan Trai giới. Những ngày trai giới như ngày Rằm và 30, nếu ai có thể đi tham dự tu Bát Quan Trai giới (nếu chùa có tổ chức) thì rất tốt vì quả lành cao quý trong hiện tại và sau khi tái sanh do tu tập hành trì Bát Quan Trai giới trong những ngày này. Hoặc tự bản thân có thể hành trì tại gia.

Bát Quan Trai giới gồm có:

1. Không được sát sanh
2. Không được trộm cướp
3. Không được dâm dục
4. Không được nói vọng ngữ (nói láo, nói đâm thọc gây chia rẻ, nói lời ác ngữ, nói lời phù phiếm)
5. Không được uống rượu
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.
7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ
8. Không được ăn quá giờ ngọ.



Trong kinh Tăng Chi Bộ - Chương 8 Pháp, Đức Phật có ca ngợi, tán thưởng những ai hành trì Bố thí và Ngũ giới, và thọ trì Bát Quan Trai giới như sau:

- Này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Ðến như thế nào là quả lớn? Ðến như thế nào là lợi ích lớn? Ðến như thế nào là rực rỡ lớn? Ðến như thế nào là biến mãn lớn?

- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người áp đặt chủ quyền cai trị trên mười sáu quốc gia lớn tràn đầy bảy báu. Nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một ngày trai giới thành tựu tám chi phần. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi, này các Tỷ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên.


Hạnh phúc của chư Thiên Đức Phật nói ở đây là bao gồm chư Thiên của 6 cõi Dục giới. Hành trì Bố thí và Ngũ giới, (hoặc tu tập những ngày Bát Quan Trai giới), sẽ giúp người hành trì mai sau được tái sanh vào các cõi Trời an lạc ở Dục Giới. Cõi thấp hay cao trong 6 cõi thì tuỳ theo tâm hành và sự bố thí của người hành trì.

[Image: cheer.gif]
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply