Tìm Hiểu Kinh Thánh Tin Lành
Lộc hơi bị mâu thuẩn


CỨ KÊU ... ĐỪNG XÉT ĐOÁN

RỒI LẠI KÊU .. QUỞ TRÁCH 


không xét đoán .. thì lấy lý do gì mà quở trách ???  Confused
Reply
Sự kiện phạm tội tà dâm “lấy vợ của cha mình” của một người tín đồ trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, vừa là hành động phạm tội nghịch cùng cha mình vừa là hành động phạm tội nghịch cùng Hội Thánh, vì nó xảy ra công khai khiến cho “có tin đồn ra khắp nơi,” gây tiếng xấu cho Hội Thánh và Đạo Chúa. Vì thế, sự thi hành kỷ luật cũng phải công khai. Chúng ta không biết rõ chi tiết phạm tội nhưng có lẽ người phạm tội đã công khai lấy người vợ bé hoặc vợ kế của cha mình làm vợ, sau khi cha ông ta qua đời.

Hình thức kỷ luật được Phao-lô nêu rõ:

a) Đừng làm bạn với kẻ không cải hối.

b) Không nên ăn chung với kẻ không cải hối.

c) Trừ bỏ “kẻ gian ác,” tức là kẻ không cải hối, khỏi Hội Thánh.

Đối với những kẻ theo tà giáo, tức là theo hoặc rao giảng những giáo lý nghịch lại Thánh Kinh thì hình thức kỷ luật được Thánh Kinh nêu ra như sau: “Nhưng hãy lánh những điều cãi lẽ dại dột, những gia phổ, những sự cạnh tranh nghị luận về luật pháp, vì mấy sự đó đều là vô ích và hư không. Sau khi mình đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo lần thứ nhất và lần thứ nhì rồi, thì hãy tránh khỏi” (Tít 3:9, 10).

Tất cả những điều trên đây là những hình thức kỷ luật cần áp dụng chung trong Hội Thánh khi có người phạm tội.

Ngày nay, trong các tổ chức giáo hội mang danh Chúa, chẳng những kẻ phạm tội không bị quở trách, kỷ luật mà ngược lại, họ lạm dụng Lời Chúa, mong bịt miệng những ai nêu lên sự sai trái của họ, nhất là các chức sắc trong giáo hội. Nhiều người nghĩ rằng phải có chức sắc trong giáo hội mới có thể lên tiếng quở trách người phạm tội mà không hiểu rằng: mỗi cá nhân trong Hội Thánh đều là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, cho nên, ai cũng có nhiệm vụ chỉ ra các “vết phung thuộc linh” và khai trừ “người phung thuộc linh” ra khỏi Hội Thánh. Đó cũng là một trong những lý do con dân chân thật của Chúa phải ra khỏi các tổ chức giáo hội mang danh Chúa do loài người lập ra với những điều lệ, nội quy, truyền thống, thói tục, giáo lý, tư tưởng thần học… hầu hết không có trong Thánh Kinh và nghịch lại Thánh Kinh.
Reply
Đặc Tính của Tình Yêu  – I Cô-rinh-tô 13:4-8

Trước hết, chúng ta cần phải nhớ rằng, I Cô-rinh-tô 13 nói về tình yêu của Chúa và tình yêu trong Chúa, tức là tình yêu agape. I Giăng 4:8 và 16 cho chúng ta biết: “Đức Chúa Trời là tình yêu” và câu 19 cho chúng ta biết “Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước.” Vì thế, để có thể hiểu và kinh nghiệm được I Cô-rinh-tô 13:4-8 thì một người phải tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời, tức là tiếp nhận chính Ngài. Có được Đức Chúa Trời tức là có được tình yêu, chỉ khi đó thì một người mới có thể yêu và hiểu được tình yêu.

I Cô-rinh-tô 13:4-8 nói về các đặc tính của tình yêu, tức là các đặc tính của Đức Chúa Trời và cũng là các đặc tính của những ai thuộc về Ngài. Như mặt trăng tiếp nhận ánh sáng của mặt trời rồi phản chiếu trên đất, con dân Chúa tiếp nhận tình yêu từ Đức Chúa Trời rồi chiếu sáng tình yêu của Đức Chúa Trời ra giữa thế gian (Ma-thi-ơ 5:14).


Heavy-black-heart4
Reply
Tình yêu nhẫn nại; tình yêu nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, chẳng khoác lác, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghĩ đến sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu che chở mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu chẳng hề hư mất bao giờ.

1. Tình yêu nhẫn nại: Từ ngữ “nhẫn nại” vừa có nghĩa là sức kiên trì chịu đựng mọi sự nghịch lại với bản tính của mình để đạt được mục đích, vừa có nghĩa là sự kiên trì chịu đựng những vô lý, bất công người khác làm ra để có thể cảm hóa người ấy. Đức Chúa Trời thánh khiết và công chính đã và đang nhẫn nại đối với thế gian tội lỗi, dùng ơn cứu rỗi của Ngài trong Đức Chúa Jesus Christ để cảm hóa thế gian. Nhờ đó mà chúng ta mới có cơ hội để ăn năn tội và trở thành con dân của Chúa. Là con dân của Chúa, chúng ta cũng nhẫn nại với mọi người chung quanh chúng ta để có thể đưa họ đến với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Nhẫn nại không có nghĩa là không quở trách người có lỗi. Nhẫn nại cũng không có nghĩa là không bao giờ ngưng chịu đựng một người nào đó. Chúng ta nhẫn nại suốt cuộc đời mình và nhẫn nại với mỗi một người mà chúng ta gặp. Tuy nhiên, thời gian chúng ta nhẫn nại đối với mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo sự cho phép của Chúa. Trong Ma-thi-ơ 18:15-17, Chúa dạy chúng ta chỉ nhẫn nại với người phạm tội nghịch cùng chúng ta qua ba lần chúng ta cho người đó cơ hội nhận lỗi và ăn năn. Nếu sau ba lần bị quở trách mà người có tội không chịu ăn năn thì Chúa ra lệnh cho chúng ta phải xem người ấy như người không tin Chúa và là một người phạm tội trọng. Dầu chúng ta buộc phải thi hành kỷ luật với những người không chịu cải hối nhưng lòng chúng ta vẫn yêu thương họ và không truy cứu trách nhiệm về những việc bất công hay thiệt hại mà họ đã làm ra cho chúng ta. Đó là sự tha thứ!

Trong công tác rao giảng Tin Lành, Chúa cũng đã truyền cho chúng ta rằng, hễ ai từ chối không muốn nghe Tin Lành thì chúng ta hãy bỏ họ mà đi. Họ sẽ gánh lấy trách nhiệm về sự hư mất của chính họ: “Nếu ai không tiếp rước, không nghe lời các ngươi, khi ra khỏi nhà đó, hay là thành đó, hãy phủi bụi đã dính chơn các ngươi. Quả thật, ta nói cùng các người, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy” (Ma-thi-ơ 10:14). Mệnh lệnh đó của Chúa còn được ghi lại thêm hai lần trong Mác 6:11, Lu-ca 9:5 và Lu-ca 10:10-11. Đặc biệt, trong Lu-ca 10:10-11, Chúa dạy bảy mươi môn đồ được Ngài sai đi phải ra giữa chợ mà công bố sự khước từ nghe Tin Lành của một thành phố. Phao-lô và Ba-na-ba đã áp dụng lời Chúa dạy khi họ đối diện với sự cứng lòng của những người Do-thái tại thành An-ti-ốt: “Hai người đối cùng họ phủi bụi nơi chơn mình, rồi đi đến thành Y-cô-ni” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:51). Ai có thể nói là hai ông không nhẫn nại? Hội Thánh ngày nay cần phải bắt chước Phao-lô và Ba-na-ba trong sự vâng theo mệnh lệnh của Chúa về cách thức cư xử đối với những người chống đối Đạo Chúa.

Chúa dạy chúng ta rao giảng bất luận gặp thời hay không gặp thời nhưng Chúa không dạy chúng ta nài nỉ, kéo ép hay dùng tâm lý học khiến cho người ta tin Chúa. Làm ơn cho một người vì họ có nhu cầu và chúng ta có lòng thương là việc tốt nhưng làm ơn nhằm mục đích lấy lòng người ta để người ta vị nể mình mà tin Chúa là sai. Khi làm như vậy chúng ta đã vô tình cho rằng Tin Lành không có quyền phép để cứu người (Rô-ma 1:16) mà việc làm lấy lòng của chúng ta mới có quyền phép để cứu người! Và thật ra, sự tin Chúa như vậy không cứu ai hết! Câu Thánh Kinh II Ti-mô-thê 4:2 trong Bản Dịch Truyền Thống dịch là: “Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi;” Chữ “nài khuyên” khiến cho người đọc hiểu lầm là khi giảng Đạo phải “năn nỉ” người ta tin Chúa. Tuy nhiên, dịch cho sát ý thì sẽ là: “Hãy giảng Đạo, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, sửa trị, kêu gọi, cứ dạy dỗ chẳng thôi.” Chúng ta cần kêu gọi người nghe Đạo tin nhận Đạo nhưng chúng ta không cần phải nài nỉ họ!

Tình Yêu nhẫn nại nghĩa là tình yêu có sức kiên trì chịu đựng mọi sự nghịch lại với bản tính của mình, chịu đựng những vô lý, bất công đến từ người khác hoặc hoàn cảnh để đạt được mục đích tốt đẹp đã đặt ra.
Reply
(2019-02-01, 11:15 AM)tuyetvan Wrote: Lộc hơi bị mâu thuẩn


CỨ KÊU ... ĐỪNG XÉT ĐOÁN

RỒI LẠI KÊU .. QUỞ TRÁCH 


không xét đoán .. thì lấy lý do gì mà quở trách ???  Confused

sao Lộc không trả lời câu hỏi này ??

Confused
Reply
(2019-02-03, 02:32 PM)tuyetvan Wrote: sao Lộc không trả lời câu hỏi này ??

Confused

Nếu cô Tuyết Vân chịu khó bỏ thời gian ra đọc từ đầu đến cuối và bỏ thời gian ra học hỏi những gì viết trong bài viết , rút tỉa những ý hay ( thay cho thời gian cô TV cứ đi kiếm chuyện với người khác ) thì có lẽ cô TV không hỏi mấy câu vớ vẩn như thế . Lộc không muốn tốn thời gian của mình vào việc vô bổ .
Reply
2. Tình yêu nhân từ:

 Từ ngữ “nhân từ” có nghĩa là cư xử tốt với mọi người; không phải là làm ra vẻ cư xử tốt mà là hành động tốt thật sự phát xuất từ đáy lòng. Nhân từ hay cư xử tốt có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Đức Chúa Trời luôn luôn nhân từ. Các Thi Thiên luôn nhắc đến điệp khúc: “Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời!” Đức Chúa Trời nhân từ vì Ngài: “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác” (Ma-thi-ơ 5:45); Ngài “lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ” (Lu-ca 6:35). Kẻ bạc là kẻ vô ơn, kẻ dữ là kẻ làm ra những điều nghịch lại điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời. Trong Ma-thi-ơ 5:45 Chúa cũng dạy chúng ta nhân từ một cách trọn vẹn như Cha của chúng ta ở trên trời. Nhân từ không có nghĩa là không thi hành kỷ luật mà là khi cần thiết thì thi hành kỷ luật với lòng đau thương để bảo vệ sự công chính. Sự Kiện Đức Chúa Trời hy sinh Con Một của Ngài để thế gian được thoát khỏi sức mạnh và hậu quả của tội lỗi là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài đối với thế gian nhưng cùng lúc Ngài thi hành hình phạt tội lỗi cách nặng nề trên Con Một của Ngài. Sự kiện Đức Chúa Jesus Christ từ bỏ địa vị Thiên Chúa của mình để gánh thay hình phạt của tội lỗi và chết thay cho loài người là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng một ngày kia Ngài sẽ phán xét những ai không tin nhận ơn cứu rỗi của Ngài. Sự kiện Đức Thánh Linh cáo trách thế gian về tội lỗi để đưa mọi người đến sự ăn năn tội là hành động nhân từ vô bờ bến của Ngài nhưng những ai chống nghịch Ngài thì sẽ bị hư mất đời đời.

Tình yêu nhân từ có nghĩa là luôn luôn làm ơn cho người khác, đặt quyền lợi của người khác trước quyền lợi của mình một cách tự nguyện, vô điều kiện. Lòng nhân từ bao gồm sự ân cần quở trách, sửa phạt những kẻ có lỗi để cải hóa họ.

Nhẫn nại và nhân từ có liên quan mật thiết với nhau. Lòng nhẫn nại và nhân từ còn đến mãi mãi nhưng sự thể hiện cho mỗi đối tượng thì có giới hạn, tùy theo thái độ đáp ứng của đối tượng. Khi sự nhẫn nại kết thúc thì sự nhân từ cũng kết thúc. Dù Đức Chúa Trời nhẫn nại và nhân từ nhưng Ngài cũng từng hủy diệt cả thế gian, ngoại trừ gia đình Nô-ê tám người, bằng cơn lụt lớn toàn cầu khi loài người đã phạm tội đến mức không còn có thể ăn năn. Dầu vậy, Ngài cũng đã dành cho họ 120 năm để ăn năn. Một ngày không còn bao lâu nữa, Đức Chúa Jesus Christ sẽ phán xét và tận diệt mọi kẻ ác trong thế gian. Khi đó, Ngài sẽ dành ra bảy năm để ban cơ hội cho những ai có lòng ăn năn được đến với sự cứu rỗi của Ngài. Trong ba năm rưỡi sau cùng của bảy năm đó, Tin Lành sẽ được thiên sứ bay giữa trời rao truyền cho muôn dân, muôn nước trên đất (Khải Huyền 14:6). Thánh Kinh tiên tri trước là sẽ có vô số người ăn năn tội và tin nhận Tin Lành trong giai đoạn đó, dù họ phải trá giá bằng chính mạng sống của họ trước sự bắt bớ của chính quyền toàn cầu do Anti-Christ (kẻ chống nghịch Đức Chúa Jesus Christ) thống lãnh. Nhẫn nại và nhân từ không bao giờ có nghĩa là bao che và bỏ qua tội lỗi mà chỉ có nghĩa là cư xử tốt với những kẻ có tội, tạo cơ hội và chờ đợi một thời gian nhất định cho họ cải hối.
Reply
nói chuyện thì không muốn nói 


chỉ muốn dành thời gian để copy & paste 

thôi , Lộc cho Vân coi cái link nào Lộc copy & paste , để Vân vào thẳng đó coi , thì Lộc khỏi mất công tốn thời gian vào việc vô bổ 

copy & paste nhiều quá ... Vân không có đọc nổi đâu


Cheer
Reply
(2019-02-03, 03:36 PM)tuyetvan Wrote: nói chuyện thì không muốn nói 


chỉ muốn dành thời gian để copy & paste 

thôi , Lộc cho Vân coi cái link nào Lộc copy & paste , để Vân vào thẳng đó coi , thì Lộc khỏi mất công tốn thời gian vào việc vô bổ 

copy & paste nhiều quá ... Vân không có đọc nổi đâu


Cheer

Dạ kính thưa cô Tuyết Vân đáng đáng đáng mến  ,

http://thanhoc.timhieutinlanh.net/su-yeu...n-xet-276/
Reply
oh , cám ơn nha

bây giờ Vân có thể vào đó đọc , mà Lộc không cần phí thời gian quý báu để copy & paste 



nếu muốn "nói chuyện" .... thì nói chuyện

còn nếu muốn "copy & paste" nhiều quá , thì cho link ra , như vậy .. dể thương hơn  :kiss:
Reply
(2019-02-01, 11:15 AM)tuyetvan Wrote: Lộc hơi bị mâu thuẩn


CỨ KÊU ... ĐỪNG XÉT ĐOÁN

RỒI LẠI KÊU .. QUỞ TRÁCH 


không xét đoán .. thì lấy lý do gì mà quở trách ???  Confused

bây giờ không mất thì giờ copy paste nữa

Lộc có thể "nói chuyện" trả lời câu hỏi này của Vân không ??

cám ơn trước nhá

Hello
Reply
(2019-02-03, 03:47 PM)tuyetvan Wrote: bây giờ không mất thì giờ copy paste nữa

Lộc có thể "nói chuyện" trả lời câu hỏi này của Vân không ??

cám ơn trước nhá

Hello

Ơ hay ,
thời gian là của tôi sao cô lại sợ tôi mất thời gian ?

Tôi nói chuyện khi tôi tìm gặp người thích hợp nói chuyện với tôi . đơn giản tôi nói họ sẽ hiểu và họ nói tôi sẽ hiểu .
Reply
Cô Tuyết Vân , 

Cô muốn nói chuyện với tôi thì cô ra thread mới rồi tôi vào nói chuyện , chỗ tôi đang post bài mà có cứ làm gián đoạn từng khúc . 

3. Tình yêu chẳng ghen tỵ:
Từ ngữ “ghen tỵ” trong nguyên ngữ Thánh Kinh có ba nghĩa: (1) Ghen tức: bị hun đốt bởi lòng cạnh tranh, mà sinh ra thù nghịch hoặc giận dữ. (2) Ghen ghét: bực tức, khó chịu rồi sinh ra thù ghét khi thấy kẻ khác được chú ý hơn mình, bất kể là về mặt nào. (3) Ghen tranh: ham muốn dành về cho mình điều gì đó, ai đó một cách mãnh liệt, bất chấp thủ đoạn.

Đức Chúa Trời là Đấng hay ghen (Bản Dịch Truyền Thống dịch thành “kỵ tà” là không đúng nghĩa) [1] nhưng Ngài không ghen tỵ. “Ghen” có nghĩa là bực tức, khó chịu làm cho mình đau khổ nhưng không sinh ra thù ghét hoặc ý muốn hãm hại ai cả. Dù đến một lúc phải thi hành kỷ luật, hình phạt kẻ có lỗi không chịu cải hối, như người chồng phải ly dị người vợ tà dâm, thì lòng ghen cũng không phát sinh ra sự thù ghét như lòng ghen tỵ. Từ ngữ “Thiên Chúa là Đấng hay ghen” nói lên tình yêu tha thiết Ngài dành cho con dân của Ngài và Ngài muốn con dân của Ngài yêu thương Ngài cũng tha thiết như vậy. Thiên Chúa ghen khi con dân của Ngài chạy theo tà thần. Hình ảnh người vợ phản bội chồng đi ngoại tình với phường vô loại thường được Chúa dùng để minh họa sự con dân Chúa từ bỏ thờ phượng Chúa để đi thờ phượng các tà thần. Đức Chúa Trời không ghen tỵ và con dân Chúa cũng không thể ghen tỵ; vì không ghen tỵ, tức là không ghen tức, không ghen ghét, không ghen tranh là đặc tính của tình yêu.
Reply
đả bảo là không cần phải copy paste , mất thời gian quý báu mà

cho cái link , người ta vào đọc là được rồi  Hello
Reply
Ma-thi-ơ 7:1, 2 


“Các ngươi đừng định tội ai, để mình khỏi bị định tội. Vì các ngươi định tội người ta thể nào, thì họ cũng định tội lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy.”
Nếu Chúa chỉ phán như thế thì rõ ràng là Chúa không cho phép có sự lên án và kết tội người có tội. Tuy nhiên khi chúng ta đặt hai câu này vào trong văn cảnh của nó là Ma-thi-ơ 7:1-5 thì chúng ta thấy đây là lời quở trách của Đức Chúa Jesus dành cho những kẻ giả hình, tức là những kẻ phạm cùng một tội như người khác, thậm chí còn phạm tội trầm trọng hơn, mà lại đóng vai quan tòa buộc tội người khác. Chúa không hề có ý ngăn cấm không cho phép có sự xét đoán công chính. Vì nếu thế sẽ không ai được làm quan tòa và Hội Thánh cũng không thể lên án và kỷ luật kẻ có tội mà không chịu cải hối.
Reply