Bang Ấn Độ như bãi chiến trường vì phụ nữ lén vào đền thiêng
#1
https://economictimes.indiatimes.com/new...372881.cms



Bang Ấn Độ như bãi chiến trường vì phụ nữ lén vào đền thiêng

Thứ sáu, 4/1/2019, 09:22 (GMT+7)

[Image: 36-pandalam.jpg]


Các tín đồ Ấn Độ giáo xuống đường biểu tình bạo lực sau khi chính quyền bang Kerala cho phép hai phụ nữ vào đền Sabarimala.

[Image: 105023173-29855af2-06fd-4535-b-3326-6006-1546401179.jpg]
Biểu tình ở New Delhi và Kerala hôm 3/1.

Cảnh tượng trên các đường phố ở bang Kerala, Ấn Độ hôm qua được mô tả "như bãi chiến trường" khi đám đông hàng nghìn người mang theo bom tự chế, gạch đá đụng độ với cảnh sát và quan chức chính quyền để phản đối việc hai phụ nữ hôm 2/1 bí mật vào đền thiêng Sabarimala dưới sự hộ tống của cảnh sát, theo NDTV.


[Image: 03sabarimala.jpg]

Dưới sự cho phép của chính quyền bang Kerala, hai phụ nữ ngoài 40 tuổi này đã vào đền Sabarimala, một trong những nơi được coi là linh thiêng nhất của người Hindu, dù đền này có truyền thống cấm phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt từ 10 đến 50 tuổi đi lễ. Tòa án tối cao Ấn Độ hồi tháng 9 ra phán quyết rằng quy định này là trái pháp luật.

[Image: ppr6rtdo_sabarimala-kerala-protests-pti-...ary_19.jpg]

Dù được các nhà hoạt động vì nữ quyền ca ngợi, quyết định này vấp phải chỉ trích của đảng cầm quyền Ấn Độ cũng như quốc hội, khiến các nhóm Ấn Độ giáo bảo thủ phẫn nộ và biểu tình. Cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông biểu tình ở thủ phủ Thiruvananthapuram.

[Image: PTI1_3_2019_000136B-770x433.jpg]

"Hôm qua là một ngày đen tối. Chúng tôi không hề ngờ rằng chính quyền lại làm thế. Tại sao phải bí mật đưa họ vào đền?" Babu Parikyar, một người biểu tình, nói.

Các tăng sĩ tại đền Sabarimala đã quyết định đóng cửa ngôi đền để "thanh tẩy" sau khi phát hiện hai phụ nữ vào đây. Hai phụ nữ cũng đang phải ẩn náu dưới sự bảo vệ của cảnh sát để tránh cơn thịnh nộ của người biểu tình.

[Image: 1546681498-sabarimala-sri-lankan-third-woman-5.jpg]

Bạo động nổ ra tại Kerala khiến một người chết và 15 người bị thương, nhiều cảnh sát cũng bị thương khi ngăn chặn đám đông. Tại thủ đô New Delhi, người biểu tình cũng hô khẩu hiệu phản đối Bộ trưởng bang Kerala Pinarayi Vijayan và đốt hình nộm của ông hôm 3/1/2019 .


 theo Reuters.
Reply
#2
KẾT LUẬN : 2 bà đi chùa , "khiến một người chết và 15 người bị thương"

Biggrin
Reply
#3
https://www.theguardian.com/world/2018/sep/28/indian-supreme-court-upholds-womens-right-to-enter-kerala-temple-ban-sabarimala-illegal


Tòa án Tối cao Ấn Độ hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ tới đền thờ Ayyappa
18:11 28/09/2018


Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài tới 20 năm, Tòa án Tối cao Ấn Độ ngày 28/9 đã ra phán quyết hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ bước vào đền thờ Ayyappa tại trung tâm hành hương Sabarimala, thuộc bang Kerala.

[Image: photo-1-15381452194341847814851.jpg]
Tòa án Tối cao Ấn Độ hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ trong độ tuổi từ 10-50 tới đền thờ Ayyappa. Ảnh: ndtv.com

Phán quyết trên cho thấy tư tưởng cởi mở hơn trong xã hội 1,25 tỷ dân vốn vẫn còn tồn tại tư duy trọng nam khinh nữ này.


Thẩm phán D. Y. Chandrachud cho rằng sự phân biệt đối xử với phụ nữ giống như những đứa trẻ chẳng khác nào nhắm mắt làm ngơ với hiến pháp của đất nước.


Trong khi đó, Chánh án Tòa án Tối cao Ấn Độ Dipak Misra nhấn mạnh lệnh cấm phụ nữ bước vào đền thờ là hành vi phân biệt đối xử và vi phạm quyền của phụ nữ được phép thờ phụng, cũng như thể hiện tín ngưỡng tôn giáo.

Đền thờ Ayyappa có tục lệ cấm tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 10-50 được phép đặt chân tới. Quy định này xuất phát từ lối suy nghĩ lạc hậu cố hữu tại Ấn Độ rằng các bé gái và phụ nữ là những người "ô uế".


Tục lệ tại đền thờ này đang đứng trước những thay đổi lớn khi vấp phải nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ không thể bị tước quyền hợp pháp trong việc thực hiện hoạt động thờ phụng.


Trong nhiều năm trở lại đây, phụ nữ Ấn Độ đã không ngừng tiến hành các chiến dịch nhằm đòi lại quyền công bằng, để họ có thể tới các đền thờ Hindu và nhiều công trình tôn giáo khác.


Hồi năm 2016, hàng trăm phụ nữ đã tham gia chiến dịch vận động tại bang Maharashtra nhằm yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm phụ nữ tới đền Shani Shingnapur. Cùng thời gian này, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã bãi bỏ lệnh cấm của đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah tại thành phố Mumbai, theo đó cho phép phụ nữ Ấn Độ được tới cầu nguyện tại đây.
Reply
#4
https://www.rt.com/news/447903-india-wom...in-photos/


3 triệu phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài để đòi được vào đền thờ


Thanh Huyền | 03/01/2019 16:23


[Image: 730eeb23aa62433c1a73.jpg]
Ở Kerala, phụ nữ ra đường và dàn hàng dài vì quyền lợi của họ. Ảnh: Twitter

Khoảng 3 triệu phụ nữ ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ đã xếp một hàng dài 620 km hôm 1/1 để đòi hỏi quyền bình đẳng giới.

[Image: 098e97a3d6e23fbc66f3.jpg]

Sự kiện này, được cho là tập hợp phụ nữ lớn nhất thế giới, tổ chức bởi liên minh cánh tả Ấn Độnhằm yêu cầu các nhà chức trách nước này cho phép phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vào ngôi đền Sabarimala Ayyappa nổi tiếng ở Kerala.

[Image: photo-1-15465006561051036408729.jpg]
Phụ nữ Ấn Độ xếp hàng dài tại đền Sabarimala để đòi quyền bình đẳng. Ảnh: Twitter


Hồi tháng 9/2018, Tòa án Tối cao Ấn Độ đưa ra phán quyết cho phép phụ nữ Ấn Độ được tự do ra vào các đền thờ.


[Image: dv1sga4ucae7s5n_5933975.jpg]

Phán quyết này đã chấm dứt nghi lễ tồn hàng thế kỷ nay, khi chỉ cho phép đàn ông vào đền thờ ở Ấn Độ.

[Image: 5c2bc69bdda4c8af188b4601.jpg]

Trước khi phán quyết được đưa ra, một nhóm tín đồ cực đoan đã dùng bạo lực ngăn cản bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi 10-50 đến gần ngôi đền.

[Image: 5c2bc71adda4c8ba188b45ef.jpg]

Cảnh sát đã can thiệp và cố gắng tạo cho phụ nữ lối đi an toàn đến đền thờ, dẫn đến đụng độ.

Đền Sabarimala Sree Dharma Sastha là một trong những nơi linh thiêng nhất trong Ấn Độ giáo. Ngôi đền dành riêng cho thần Ayyappan, được cho là con trai của thần Shiva và Vishnu.
Reply
#5
Astonished-face4  :59: Smiling-face-with-halo4
Reply