Thủ đô Pháp: Áo Khoác Vàng tiếp tục biểu tình tuần lễ thứ 8
#1
Information 
Quote:https://twitter.com/charliekirk11
Charlie Kirk[/b]‏Verified account @charliekirk11


There are riots in socialist France because of radical leftist fuel taxes Media barely mentioning this America is booming, Europe is burning

They want to cover up the middle class rebellion against cultural Marxism “We want Trump” being chanted through the streets of Paris




 There are some people wearing the yellow vests chanting, “We want Trump” among the rioters in Paris. “We want Trump.”

Europe. It’s supposed to be, oh, my God. Europe is utopia. Europe is the way. Europe is showing us how to live. Bohunk to that.
-

https://www.reuters.com/article/us-clima...SKBN1O10AQ









Thủ đô Pháp “náo loạn” vì biểu tình phản đối thuế xăng dầu

© Sputnik / Irina Kalashnikova

14:02 02.12.208

Người biểu tình Pháp đã đổ tới khu vực Khải hoàn môn ở trung tâm thủ đô Paris vào ngày thứ Bảy và đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động, khi phong trào biểu tình cuối tuần mang tên "áo vàng" nhằm phản đối việc tăng thuế xăng dầu bước vào tuần thứ ba, vneconomy cho biết.


[Image: 6662887.jpg]
© Sputnik / Irina Kalashnikova


Bắt giữ hơn trăm người biểu tình ở Paris

Theo hãng tin Reuters, cảnh sát đã sử dụng súng bắn hơi cay, lựu đạn gây choáng và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình trên đại lộ Chams-Elysees, trong khi những người biểu tình đeo mặt nạ dùng gạch đá để ném vào cảnh sát và châm lửa nhiều tòa nhà.

Ít nhất 110 người đã bị thương, trong đó có 17 thành viên của lực lượng an ninh. Nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ 270 người. Một người đã bị thương nặng khi những người biểu tình kéo đổ một cánh cổng sắt của vườn Tuileries gần bảo tảng Louvre, khiến cánh cổng đổ ập vào nhiều người.

Cuộc biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu đã lan rộng thành một phong trào biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt gia tăng ở trên toàn nước Pháp. Bộ Nội vụ Pháp cho biết có ít nhất 75.000 người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần này.

[Image: 6664644.jpg]
© REUTERS / Benoit Tessier

Thủ đô Pháp “náo loạn” vì biểu tình phản đối thuế xăng dầu
Phong trào này được gọi là biểu tình "áo vàng" vì nhiều người biểu tình mặc chiếc áo phản quang mà theo luật của Pháp quy định bắt buộc phải có trong xe ô tô.

Gần 190 đám cháy đã được dập và 6 tòa nhà bị phóng hỏa trong cuộc biểu tình cuối tuần này — theo Bộ Nội vụ Pháp.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chính sách thuế xăng dầu của ông là cần thiết để chống tình trạng Trái Đất nóng lên.

Phát biểu từ Buenos Aires khi đang dự thượng đỉnh khối G20, ông Macron nói những gì đang diễn ra "không liên quan gì đến một cuộc biểu tình hòa bình để bày tỏ sự bất mãn chính đáng". Ông cáo buộc những người chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra ở Paris thực chất không muốn có sự thay đổi, mà chỉ nhằm mục đích "gây náo loạn".

[Image: 6619879.jpg]
© Sputnik / Julien Mattia


Đầu tuần này, ông Macron đã cố gắng thể hiện thái độ hòa giải, nói rằng ông đang cân nhắc giữa các ý tưởng về triển khai nâng thuế xăng dầu như thế nào. Tuy nhiên, phát biểu này của ông có vẻ không đủ sức trấn an những người có quan điểm cho rằng ông thiếu sự gần gũi với cuộc sống của dân thường.

Trong dòng người biểu tình ở Pháp vào cuối tuần, có nhiều người biểu tình hòa bình. Họ đeo mặt nạ và giơ những biểu ngữ như:
"Macron, đừng xem chúng tôi như những kẻ ngốc nữa!"

Trên các mạng xã hội ở Pháp đang diễn ra một làn sóng phản đối mức thuế cao và chi phí sinh hoạt tăng, chỉ trích các chính sách kinh tế của ông Macron. Làn sóng này có sự ủng hộ của mọi tầng lớp chính trị ở Pháp, từ cánh tả đến cánh hữu, trong khi ông Macron cáo buộc đối thủ chính trị lợi dụng phong trào biểu tình để cản trở chương trình cải cách của ông.

Khi cuộc biểu tình "áo vàng" đầu tiên diễn ra vào hôm, có gần 300.000 người trên toàn nước Pháp tham gia.

Giá dầu diesel, loại nhiên liệu phổ biến nhất cho ôtô ở Pháp, đã tăng 23% trong 12 tháng qua, lên mức trung bình 1,51 Euro (1,71 USD)/lít, mức cao nhất kể từ đầu thập niên 2000. Sự tăng giá này diễn ra khi Chính phủ của ông Macron tăng thuế hydrocarbon thêm 7,6 cent/lít dầu diesel và thêm 3,9 cent/lít xăng, như một phần trong chiến dịch bảo vệ môi trường.

Quyết định của ông Macron tăng thuế thêm 6,5 cent/lít dầu diesel và 2,9 cent/lít xăng kể từ ngày 1/1/2019 bị xem như giọt nước làm tràn ly dẫn tới phong trào biểu tình.

[Image: 6619879.jpg]
© Sputnik / Irina Kalashnikova

Thủ đô Pháp “náo loạn” vì biểu tình phản đối thuế xăng dầu
Reply
#2
https://www.rt.com/news/445816-france-ar...-protests/

Xe bọc thép rầm rập tới Paris chống biểu tình

07/12/2018 16:37 GMT+7

Nhà chức trách Pháp đã tuyên bố sẽ điều thêm lực lượng tới đảm bảo an ninh tại các cuộc biểu tình của phe Áo vàng trên khắp cả nước vào ngày 8/12. Trên mạng xã hội Twitter đã xuất hiện nhiều hình ảnh về các xe bọc thép đang rầm rập tiến về thủ đô Paris.

Theo báo RT, mặc dù chính phủ Pháp đã nhượng bộ và quyết định hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối đầy bạo lực hồi tuần trước, nhưng phong trào Áo vàng sẽ vẫn tổ chức tuần hành rầm rộ vào thứ Bảy, 8/12.

Hàng chục địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có cả tháp Eiffel, đã buộc phải đóng cửa do e sợ vấn đề an ninh.

[Image: xem-xe-boc-thep-ram-rap-toi-paris-chong-bieu-tinh-3.jpg]Một người biểu tình Áo vàng ném rào sắt vào xe cảnh sát tại Paris. Ảnh: Reuters

Lo ngại "bạo động cực lớn" bùng phát, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ điều lực lượng cảnh sát quân sự tới bảo đảm an ninh tại các cuộc biểu tình diễn ra cuối tuần này. Ông cũng kêu gọi các đảng phái chính trị, giới công đoàn nước này chung tay xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng.

Tối 6/12, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố sẽ điều động thêm 8.000 cảnh sát ở thủ đô Paris và 89.000 nhân viên an ninh trên khắp toàn quốc trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình của phe Áo vàng. Ông Philippe nói, 12 xe bọc thép thuộc lực lượng Hiến Pháp sẽ lăn bánh trên các đường phố Paris.


Không lâu sau phát biểu của ông Philippe, những người dùng Twitter đã cho đăng tải lên mạng xã hội này các bức ảnh và video quay cảnh xe bọc thép rầm rập tiến về kinh đô ánh sáng. "Quân đội đang tiến về Paris", một người viết.

Hiến binh Pháp là lực lượng cảnh sát quân sự thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Lực lượng này chưa từng được điều động như trên kể từ sau các vụ bạo động bùng phát ở ngoại ô Paris năm 2005.

[Image: xem-xe-boc-thep-ram-rap-toi-paris-chong-bieu-tinh-2.jpg]Các hình ảnh về đoàn xe bọc thép đang trên đường tới Paris chống biểu tình. Ảnh: Twitter

[Image: xem-xe-boc-thep-ram-rap-toi-paris-chong-bieu-tinh-1.jpg]Cận cảnh một xe bọc thép ở Paris. Ảnh: RT[Image: xem-xe-boc-thep-ram-rap-toi-paris-chong-bieu-tinh.jpg]Ảnh: RTNước Pháp vẫn đang gượng dậy sau các vụ đụng đỗ đẫm máu giữa phe biểu tình Áo vàng và lực lượng an ninh chính phủ hôm 1/12, khiến hơn 130 người bị thương và hơn 400 người bị bắt giữ. 4 người khác, bao gồm cả một phụ nữ lớn tuổi, đã thiệt mạng trong sự cố.

Khẩu hiệu của những người biểu tình cho cuộc tuần hành ngày mai là "Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục con đường của mình". Eric Drouet, một trong những lãnh đạo phong trào Áo vàng thậm chí đề cập tới việc họ sẽ tuần hành tới Điện Elysee, nơi cư trú chính thức của Tổng thống Macron.

Một số hãng thông tấn Pháp đưa tin, nhà chức trách nước này đang lo ngại nguy cơ xảy ra đảo chính. Trong dư luận đã xuất hiện một số lời kêu gọi tấn công các nghị sĩ, quan chức chính phủ và cảnh sát.
Reply
#3


Reply
#4
https://www.washingtonpost.com/opinions/...bb5084aaff


Cuộc khủng hoảng ở Pháp đe dọa tương lai châu Âu 

07/12/18 06:30 GMT+7

Phong trào "áo khoác vàng" không chỉ đe dọa tương lai chính trị của ông Macron mà còn ảnh hưởng tới Liên minh Châu Âu khi các nhóm cực hữu có cơ hội kích động sự hoài nghi về EU.


Emmanuel Macron, một tổng thống trẻ tuổi, có mong muốn cải cách và từng hứa hẹn kế hoạch "phục hưng châu Âu" đang gặp khó khăn ngay tại chính nước Pháp. Phong trào phản đối ôn hòa của những người mặc "áo khoác vàng" đã biến thành bạo lực vào cuối tuần trước tại thủ đô Paris. Một khoảnh khắc đáng nhớ diễn ra khi bức tượng Marianne ở Khải Hoàn Môn, một biểu tượng của nền cộng hòa Pháp, bị đập vỡ trong lúc hỗn loạn.

[Image: gettyimages1067395810.jpg]
Bức tượng Marianne tại Khải Hoàn Môn ở Paris bị những người biểu tình đập phá. Ảnh: Getty.

Cơ hội cho phe cánh hữu

Trong mục ý kiến trên Guardian, nhà báo Pháp Natalie Nougayrede cho rằng sự suy yếu của ông Macron là cơ hội cho thế lực cánh hữu nổi lên tại châu Âu.

Chỉ ba tuần trước đó ở cùng địa điểm, ông Macron và các nhà lãnh đạo thế giới đã đứng cùng nhau để kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất. Trong bài phát biểu ngày hôm ấy, Tổng thống Pháp cảnh báo về những nguy cơ mà châu Âu và thế giới phải đối mặt trong đó có chủ nghĩa dân tộc. Và nếu điều này xuất hiện ở Pháp, không chỉ tương lai chính trị của ông Macron bị đe dọa mà số phận của cả một châu lục cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Những nhà lãnh đạo cánh hữu trên khắp châu Âu đang nhân cơ hội này để thể hiện sự ủng hộ với những người biểu tình và tăng cường chỉ trích ông Macron. Từ những nhân vật bảo thủ ủng hộ Brexit ở Anh cho đến Phó thủ tướng Italy Matteo Salvini, tất cả đều tỏ ra hào hứng trước sự hỗn loạn ở Pháp. Trớ trêu thay, người được hy vọng sẽ lãnh đạo châu Âu chống lại chủ nghĩa dân tộc lại đang là trung tâm của những cuộc biểu tình phản đối gay gắt nhất trên lục địa già vào lúc này.

Những gì các nhóm cực hữu muốn là một chiến thắng chính trị trên toàn bộ châu lục trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 5/2019. Vì vậy, những điều diễn ra tại Pháp không phải là tin tốt cho sự ổn định của Liên minh Châu Âu (EU) và tầm ảnh hưởng của sự kiện này có thể vượt xa biên giới của một quốc gia.

Hồi đầu năm nay, ông Macron đã tuyên bố thẳng thắn rằng ông sẵn sàng làm kẻ thù của các nhà lãnh đạo cực hữu ở châu Âu trong đó có ông Salvini và Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Cả hai chính trị gia đều có tư tưởng chống nhập cư mạnh mẽ, hoài nghi EU và có thể nói ông Macron đang ở thế yếu hơn vào lúc này.

Mặc dù là người chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2017 trước lãnh đạo bảo thủ Marine Le Pen, ông Macron chưa bao giờ có được sự ủng hộ rộng lớn trên nước Pháp. Cơ chế bầu cử của quốc gia này khá đặc biệt, bao gồm hai vòng: Vòng đầu tiên tất cả ứng viên sẽ ra tranh cử và vòng hai là cuộc đua của 2 ứng viên có tỉ lệ ủng hộ cao nhất ở vòng một. Vì vậy trên thực tế, cứ mỗi 4 người đi bầu chỉ có hơn một người ủng hộ ông Macron.

Hầu hết người tham gia phong trào "áo khoác vàng" đều có những nỗi bất bình chính đáng. Họ cho rằng mình trở nên vô hình, bị bỏ quên bởi giới tinh hoa Paris, và bây giờ họ muốn cho tất cả nhìn thấy bằng những chiếc áo khoác phản quang.

[Image: GettyImages10671853881160x772.jpg]
Một người biểu tình với dòng chữ ghi sau lưng áo: "Macron trả lại tiền cho người dân!". Ảnh: Getty.

Một trong những câu chuyện lay động được kể bởi Ingrid Levavasseur, một y tá trẻ, bà mẹ đơn thân của 2 con đến từ Normandy. Tuần trước, người phụ nữ này chia sẻ trên truyền hình một cách đầy cảm xúc về sự bất công trong xã hội: "Vài người phàn nàn vì chúng tôi chặn đường của họ, nhưng những người đó sẽ không phàn nàn khi họ bị kẹt xe trên đường đi trượt tuyết ở các khu nghỉ dưỡng".

Song những vấn đề trong xã hội Pháp còn phức tạp hơn rất nhiều và điều này được thể hiện bởi một đại diện khác của phong trào biểu tình. Ông Christophe Chalencon, một thợ rèn ở khu vực miền Nam Vaucluse, công khai bày tỏ sự phản đối đạo Hồi và kêu gọi thành lập một chính phủ quân sự. Những người như ông Chalencon là điều kiện tuyệt vời để các nhóm cực hữu tăng cường hoạt động.

Quyết định muộn màng

Chính phủ Pháp đã quyết định hoãn tăng thuế môi trường, nhưng điều này được đưa ra quá muộn. Những lo lắng của người dân Pháp không chỉ đơn giản nằm ở việc giá xăng dầu tăng, đó là nỗi sợ mất đi danh dự và uy tín, nỗi sợ trước những tác động của toàn cầu hóa và nỗi sợ mất đi một bản sắc dân tộc. Đất nước đang có những vấn đề sâu sắc khó có thể được giải quyết bởi một mình ông Macron chỉ sau 18 tháng nhậm chức.

Rất nhiều nhóm trong xã hội cảm thấy họ đang phải cạnh tranh với những nhóm khác: trẻ so với già, nhóm thất nghiệp và nhóm có việc làm, nông thôn so với thành thị, những người không có kỹ năng và những người được giáo dục đầy đủ.

Những vấn đề này tồn tại ở nhiều quốc gia, nhưng ở Pháp mọi thứ trở nên rõ ràng hơn vì chủ nghĩa bình đẳng là một trong ba nguyên tố cấu thành nên nền cộng hòa. Nhiều người Pháp chỉ đơn giản là không cảm thấy thực tế phản ánh điều đó.

Khi ông Macron ra tranh cử vào năm 2017, nhà lãnh đạo này hứa hẹn một "cuộc cách mạng" (thậm chí đây còn là tiêu đề của cuốn sách chiến dịch) để đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước và tái xây dựng thanh thế của nước Pháp, ít nhất là trên quy mô châu lục.

[Image: 44.jpg]
18 tháng sau khi nhậm chức, ông Macron đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters.

Song bây giờ tổng thống Pháp lại có vẻ bị tê liệt ở nước nhà, và những kế hoạch về châu Âu của ông trở nên xa xôi hơn bao giờ hết.

Hãy nhìn rộng hơn vào bối cảnh châu Âu lúc này. Nước Anh sẽ chính thức rời khỏi EU đầu năm sau. Các lãnh đạo dân túy Italy đang mâu thuẫn sâu sắc với Brussels về chính sách tài khóa của nước này. Bà Merkel cũng đang phải đối mặt với sự sụt giảm ủng hộ ở nước Đức và không thể làm gì nhiều để giúp đỡ ông Macron.

Hình ảnh người bảo vệ giá trị tự do phương Tây của ông Macron đang bị ảnh hưởng nặng nề và đây chắc chắn không phải là tin tốt cho EU.

Bất bình đẳng trong xã hội Pháp là có thật và cần được giải quyết, nhưng một thất bại chính trị của ông Macron sẽ là bài toán khó lường với EU vì chưa có lãnh đạo nào khác đủ tầm để khỏa lấp chỗ trống mà bà Merkel để lại trong tương lai. Không chỉ vậy, thật khó để tưởng tượng một châu Âu với các giá trị hiện tại có thể đứng vững mà những giá trị đó không được thể hiện ở Pháp.
Reply
#5
https://naaju.com/france/priscilla-ludos...low-vests/



Chính phủ Pháp lao đao vì chị bán mỹ phẩm và anh tài xế xe tải 

05/12/2018 07:11 GMT+7

TTO - Phong trào "Áo khoác vàng" không có người lãnh đạo và không có bộ máy phân cấp. Dù vậy, hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối tăng giá xăng dầu chỉ từ sáng kiến của một chị bán mỹ phẩm và một anh tài xế xe tải.


[Image: bai-2-gilets-jaunes-anh-1-15439364558391381667732.jpg]
Chị Priscillia Ludosky tham gia xuống đường ở ngoại ô Paris ngày 23-11-2018 - Ảnh: LE PARISIEN

Theo kênh truyền hình France Info của Pháp, phong trào "Áo khoác vàng" phản đối tăng giá xăng dầu xuất phát từ chị Priscillia Ludosky, 33 tuổi, quản lý một cửa hàng bán mỹ phẩm trên mạng cư trú tại tỉnh Seine-et-Marne thuộc vùng Ile de France bao gồm thủ đô Paris.

Quote:Cũng như mọi người, tôi lái xe và thấy tiền xăng cứ tăng miết. Tôi nghiên cứu trên mạng mới biết 2/3 giá xăng là do thuế. Bởi thế tôi đã gửi kiến nghị để phản đối chuyện ấy"

Chị Priscillia Ludosky


"Song kiếm hợp bích" từ chị bán hàng và anh tài xế

Cuối tháng 5-2018, chị Priscillia Ludosky đưa lên trang Change.org kiến nghị giảm giá xăng dầu. Kiến nghị ít được ai chú ý cho đến khi cô phóng viên Vanessa Relouzat làm việc cho tuần báo La République de Seine-et-Marne tiếp xúc với chị Priscillia.

Lúc bấy giờ kiến nghị chỉ nhận được 700 chữ ký và chị Priscillia cũng chỉ mong 1.500 người ký tên ủng hộ là mừng rồi.

Ngày 12-10, bài viết của Vanessa Relouzat xuất hiện trên báo đã thu hút mọi người.

Cùng lúc đó tại tỉnh Seine-et-Marne lân cận Paris, anh tài xế xe tải Eric Drouet 33 tuổi đã cùng với hội chơi xe Muster Crew có sáng kiến sẽ tổ chức một cuộc diễu hành bằng xe ở ngoại ô Paris vào ngày 17-11 để phản đối tăng giá xăng dầu.

Sau đó, vợ anh đọc được bài viết trên tuần báo La République de Seine-et-Marne nên nói lại với chồng. Lập tức anh Eric Drouet liên hệ với chị Priscillia và hai người quyết định phối hợp đăng kiến nghị trên Facebook để tạo hiệu ứng "hòn tuyết lăn" lôi kéo thêm nhiều người.

Ngày 21-10, đến lượt các báo ở thủ đô Paris đăng kiến nghị. Lập tức số lượng ký tên ủng hộ kiến nghị và tham gia xuống đường ngày 17-11 tăng đột biến.

Tính đến cuối tháng 11-2018, số chữ ký ủng hộ kiến nghị lên đến 1.061.000. Đây là kiến nghị thứ hai có nhiều người ủng hộ chỉ sau kiến nghị rút lại luật lao động nhận được hơn 1,3 triệu chữ ký vào năm 2016. Hàng trăm nhóm trên mạng xã hội kêu gọi phong tỏa đường để phản đối tăng giá xăng dầu.

Do không thể huy động xe cộ về Paris vì đường sá xa xôi, những người ủng hộ xuống đường quyết định tổ chức tại địa phương.

Trang web Blocage17novembre.com đã được cậu sinh viên Thibaut Gouve 18 tuổi lập ra để chuyển tải sự kiện.

Đến ngày 17-11, trong lần đầu tiên phong trào áo khoác vàng xuống đường đã có hơn 280.000 người tham gia theo ước tính của Bộ Nội vụ Pháp.

[Image: bai-2-gilets-jaunes-anh-3-15439367526271928479140.jpg]

Nội bộ phong trào bắt đầu phân hóa

Phong trào áo khoác vàng tự xưng là phong trào công dân và phi chính trị, ban đầu phụ thuộc vào từng cá nhân tham gia, sau đó nhận thấy cần phải phối hợp để chuyển tải thông điệp đến báo chí và chính quyền.

Ngày 25-11, nhóm đại diện phát ngôn của phong trào gồm tám người được thành lập. Trong nhóm phát ngôn có chị Priscillia Ludosky và anh Eric Drouet. Những người còn lại làm thợ máy, sinh viên luật, thành viên hội đồng hòa giải lao động, chủ doanh nghiệp, nhân viên phục vụ.

Trong thông cáo báo chí đầu tiên, nhóm phát ngôn cho biết nhiệm vụ của nhóm là duy trì tiếp xúc với đại diện của chính phủ để đề xuất hai kiến nghị. Một là xem xét giảm tất cả các loại thuế và hai là thành lập một hội nghị công dân để thảo luận các biện pháp sinh thái.

Dù vậy, ý định thành lập nhóm phát ngôn đã vấp phải thất bại. Do có nhiều ý kiến phản đối nhóm phát ngôn không mang tính đại diện, nhóm giải tán và nhường chỗ cho nhóm đại diện các khu vực và các tỉnh. Chị Priscillia Ludosky và anh Eric Drouet được gọi là "người đối thoại" với chính phủ.

[Image: bai-2-gilets-jaunes-anh-2-1543936833152968308537.jpg]
Anh Eric Drouet, người phối hợp với chị Priscillia kêu gọi ủng hộ kiến nghị phản đối tăng giá xăng dầu - Ảnh: AFP

Đến khi Thủ tướng Édouard Philippe thông báo muốn gặp phái đoàn của phong trào Áo khoác vàng vào ngày 30-11, Eric Drouet lại tuyên bố không tham gia. Cuối cùng chỉ có hai người đi gặp thủ tướng và cuộc đối thoại phá sản.

Trong nội bộ của phong trào áo khoác vàng đã bắt đầu phân hóa. Ngày 1-12, sau lần xuống đường ngày cuối tuần lần thứ ba đầy bạo lực, 10 nhân vật áo khoác vàng tự xưng là nhóm "Áo khoác vàng tự do" đăng tuyên cáo trên báo lên án mọi hình thức bạo lực và ủng hộ đề nghị tiếp xúc với Thủ tướng Philippe.

Tối cùng ngày, một nhóm khác do Priscillia Ludosky và Eric Drouet đứng đầu đã tuyên bố trên Facebook sẵn sàng gặp thủ tướng hoặc người phát ngôn chính phủ với hai điều kiện: phát hình trực tiếp cuộc tiếp xúc và trong phái đoàn có các đại diện địa phương.

Ngoài hai nhóm nêu trên, một bộ phận phong trào áo khoác vàng đã chuyển sang hình thức bạo lực. Những người này sẵn sàng chơi lại cảnh sát và dựng chướng ngại vật trên đường phố.

Quote:Không ai báo trước hay hỏi ý kiến chúng tôi về nhóm phát ngôn. Chúng tôi không biết ai quyết định và quyết định trên cơ sở nào"

Tristan Lozach, một trong những người chủ xướng phong trào biểu tình "Áo khoác vàng" ở tỉnh Côtes-d’Armor


[Image: bai-2-gilets-jaunes-anh-4-1543937101489850517940.jpg]
Một bộ phận phong trào áo khoác vàng dùng bạo lực trong lần thứ ba xuống đường ngày thứ bảy 1-12 - Ảnh: AFP
Reply
#6
Kiểu này tui sẽ phải gạch bỏ chuyến viếng thăm thành phố tráng lệ Ba-lê năm 2019 rồi.
Hello.
Reply
#7
(2018-12-08, 10:27 AM)OneSunday Wrote: Kiểu này tui sẽ phải gạch bỏ chuyến viếng thăm thành phố tráng lệ Ba-lê năm 2019 rồi.

Lol Rollin

Ở đâu cũng có bạo động thôi anh

Reply
#8
Từ khi TT MACRON nhậm chức , ông đã tóm nhiều tay buôn tiền đen , thuốc viên cho đàn ông , đưa người qua o giấy tờ , DROGUE  v...v... họ liên kết với nhau vì sợ bể ổ , tỉnh nhỏ Thu ở có một số bị tóm , quá chừng luôn , kể o hết


PHÁP có mấy triệu dân , chỉ mấy chục ngàn người biểu tình , một số rất ôn hòa , một số là ! TERRORISTES , họ lợi dụng để phá hoại
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#9
http://time.com/5473618/france-yellow-ve...te-macron/

France's Yellow Vest Protests Have Been Framed as a False Choice of Climate Vs. The People
By Kumi Naidoo   
December 7, 2018  


This time last year, French President Emmanuel Macron was reveling in the global spotlight as he prepared for his “One Planet Summit,” a meeting that promised to “make our planet great again” by taking urgent action on climate change. Twelve months on, things look pretty different. France is reeling from protests following Macron’s attempts to increase the green tax on fuel as part of a wider economic reform agenda. Over the first weekend in December, the protests intensified, leaving hundreds injured, among both protesters and police forces.

The loose movement behind the protests is known as “gilets jaunes,” or Yellow Vests. Over the past few weeks, this movement has swelled in ranks as more and more people who barely survive on meager wages and are threatened with a decline in labor protection have joined to express their anger over the French government’s proposed economic agenda. Young people also took part in demonstrations, with high schoolers and students blocking their schools or universities and protesting.

Facing this multifaceted movement, President Emmanuel Macron’s government announced it will drop the fuel tax increase. But there is little sign that tensions will ease any time soon. And in part, that’s because of the rising economic inequality gap between the rich and the poor across the country.

-

Bạo loạn ở Paris hé lộ 'một nước Pháp khác' của người nghèo

04/12/18 05:49 GMT+7


Chính sách tăng giá xăng của Tổng thống Pháp Macron là giọt nước tràn ly, thổi bùng làn sóng biểu tình xuất phát từ bất mãn và nỗi sợ vốn đã len lỏi trong người nghèo từ lâu. 

Dưới đáy giỏ hàng của anh Florian Dou không có gì nhiều ngoài một gói xúc xích 6 USD trong siêu thị giảm giá ở thị trấn Gúeret, miền Trung Nam nước Pháp. Cuối tuần trước cũng là lúc tháng 11 kết thúc, “lương của vợ chồng tôi đã hết được 10 ngày”, anh giãi bày.

Mỗi tháng, anh Dou, nhân viên kho hàng, đối mặt với một thách thức – đó là làm sao để sống tiếp những ngày tiếp theo cho đến khi lương về. Tuy nhiên, anh không phải là người duy nhất rơi vào tình cảnh phải chật vật sống qua ngày.

Tình trạng chung ở thị trấn Gúeret ảm đạm là điều khiến anh tức giận và quyết định dùng hết số tiền còn lại, lái hơn 400 km tới Paris để tham gia biểu tình hôm 1/12. Tại đây, anh đối mặt với cảnh sát, hơi cay, vòi rồng và đạn cao su.

“Chúng tôi biết họ sẽ được cử tới để dẹp chúng tôi”, anh nói với New York Times vào hôm sau cuộc biểu tình. "Họ chẳng tử tế gì", nhưng anh tuyên bố những người biểu tình sẽ không đi đâu hết.

[Image: 6be28d25b064593a0075.jpg]
Florian Dou đi mua đồ tại siêu thị ở Gúeret, Pháp. Ảnh: New York Times.

Sự phẫn nộ, oán giận

Phong trào biểu tình “áo khoác vàng” mà Dou tham gia là biểu hiện của sự phẫn nộ, oán giận mà tầng lớp lao động trút lên hàng loạt bất công chồng chất đang làm xói mòn cuộc sống của họ. Tình trạng bất ổn bắt đầu khi người dân phản ứng với quyết định tăng giá xăng của chính phủ. Sự bất mãn trở nên ngày càng sâu sắc trong suốt 3 tuần qua, với đỉnh điểm là cuộc bạo loạn hôm 1/12.

Không có tổ chức hay người lãnh đạo mà chủ yếu dựa vào mạng xã hội để lan truyền thông tin, những cá nhân tự phát di chuyển từ các vùng nông thôn nghèo tới bờ sông Seine, nơi họ tập hợp thành đám đông biểu tình mà không ai còn có thể làm ngơ.

Ngày 2/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới thủ đô Paris thị sát đài tưởng niệm bị phun sơn với những dòng chữ graffiti nguệch ngoạc và đồ vật thiệt hại nằm ngổn ngang trên một trong những đại lộ mua sắm giàu nhất châu Âu. Biểu tình diễn ra khắp cả nước đã khiến 3 người thiệt mạng, hơn 260 người bị thương và ít nhất 400 người bị bắt giữ. Trong cơn khủng hoảng phong trào "áo khoác vàng" lan rộng, Tổng thống Macron đã triệu tập cuộc họp nội các và cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp.

Ông Macron từng khẳng định rằng, khác với những người tiền nhiệm, ông sẽ không chùn bước dù người dân phản đối rộng rãi đối với các cải cách. Đây cũng là đường lối cứng rắn mà nhiều nước châu Âu lựa chọn.

Người biểu tình nhạo báng Macron là tổng thống của người giàu, và rằng ông đang cố cân bằng ngân sách của mình trên lưng của dân thường trong lúc "giả điếc" với lo lắng của họ.

Nhưng, trong khi những tấm kính vỡ vụn, ôtô cháy đen dọc Rue Rivoli và Đại lộ Haussmann ở Paris rốt cuộc đã thu hút sự chú ý của tổng thống, phong trào "áo khoác vàng" thực chất đã lên cao tại những thị trấn lặng lẽ như Gúeret với dân số 13.000 người, nằm tách biệt giữa những thung lũng nhỏ ở miền Trung nước Pháp.

[Image: 5b9aa65d9b1c72422b0d.jpg]
Gúeret nằm ở tỉnh Creuse, tỉnh nghèo thứ hai cả nước. Ảnh: New York Times.

Xa khỏi những thành phố lớn, Gúeret nằm ở một trong những vùng nghèo nhất cả nước. Ở đó, bệnh viện công là nơi sử dụng nhiều lao động nhất. Quán café ở quảng trường chính vắng tanh tới giữa chiều. “Xác” ôtô cháy đen nằm chình ình trong bãi đỗ xe chật hẹp của ga tàu cũ tàn, bị bỏ hoang vì người dân quá nghèo để có thể duy trì chúng.

Tại đó, nỗi sợ hãi âm thầm len lỏi vào các hộ gia đình: Chuyện gì sẽ xảy ra khi mới tới ngày 20 của tháng mà tiền đã hết? Tôi lấy gì bỏ vào tủ lạnh khi trong tài khoản chẳng còn một xu và hóa đơn tiền điện hãy còn đó? Tôi nên bỏ bữa nào hôm nay? Tôi sẽ lại nói vợ rằng chúng tôi không thể đi chơi cuối tuần này như thế nào đây?

Dou và hàng xóm cùng chung cảnh ngộ, và cũng đều tham gia vào các cuộc biểu tình. Trong tủ lạnh của chị Laetitia Depourtoux là những tảng thịt đông, món quà 2 lần/năm của người bố là nông dân và cũng là khẩu phần thịt của cả nhà 6 miệng ăn. Vào những đêm trời lạnh, Joel Decoux đốt củi tự chặt bởi ông không có đủ tiền mua gas cho lò sưởi.

Tuy chưa phải là tình trạng nghèo cùng cực, nhưng đây là mối lo, sự bứt rứt kéo dài ở các thành phố nhỏ, thị trấn và những ngôi làng thuộc “một nước Pháp khác”, tách biệt khỏi những đại lộ Paris hoa lệ.

“Chúng tôi chung sống cùng căng thẳng”, Fabrice Girardin, thợ thi công thảm cuộn 46 tuổi, nói. Ông giờ nhận chăm sóc thú nuôi để có đủ tiền sống qua ngày. “Tháng nào cũng vậy, cứ vào cuối tháng, chúng tôi lại tự hỏi liệu có đủ để ăn hay không”.

Élyseé của người dân

Người ta có thể bắt gặp người biểu tình "áo khoác vàng" ở nơi có rào chắn đường vào thị trấn. Họ là tài xế xe tải, xe buýt trường học, y tá, thợ điện thất nghiệp, nội trợ, nhân viên trông giữ kho hàng, công chức bán thời gian và công nhân xây dựng khuyết tật.

Dou là một trong số đó. Anh cũng kể rằng cậu con trai 9 tuổi của anh chưa bao giờ được đi du lịch. Tổng thu nhập mỗi tháng của anh là 1.300 euro (khoảng 1.475 USD) và số tiền này “bốc hơi ngay lập tức theo các hóa đơn”. Sau khi đóng thuế và chi trả cho các nhu yếu phẩm đắt đỏ hàng ngày, anh hầu như không còn gì.

Để tham gia vào cuộc biểu tình, anh Dou và nhiều người khác đợi từ lúc trời tối ở giữa bùng binh, trong trời mưa, lạnh và bùn ở căn lều bạt dựng tạm. Trên một chiếc lều có dòng chữ “Élyseé của nhân dân”, mỉa mai Điện Élyseé, nơi Tổng thống Macron đang làm chủ. 

“Macron, ông ta đi với những ông chủ lớn. Macron, ông ta quay lưng với người dân”, một ca sĩ hát trên radio.

[Image: 6c429285afc4469a1fd5.jpg]
Những người biểu tình "áo khoác vàng" dựng lều ở vòng xuyến tại Vaury, Pháp. Ảnh: New York Times.

Dou cho biết đã tham gia phong trào ngay từ những ngày đầu và là một trong những gương mặt thường xuyên xuất hiện ở vòng xuyến tại Gúeret tuần trước. Anh ở đó lúc 11h đêm 29/12, dù trời mưa, và hôm sau cũng có mặt.

Dou nói động lực của anh là “khôi phục những ưu tiên của đất nước. Đó là giá trị về sự tự do, bình đẳng và bác ái”. Quyết định tăng giá xăng “là thứ châm ngòi cho tất cả”.

Hiện tại, anh cảm thấy phong trào đã thành công khiến chính phủ lo sợ. “Họ không biết phải làm gì. Họ đang hoảng hốt”, anh nhận định.

Hầu như mọi chiếc ôtô đi qua đều bấm còi thể hiện sự đồng cảm. Nhưng nhóm biểu tình biết rằng tiếng hô vang của họ cũng chẳng thể vượt qua khoảng cách địa lý xa xôi để thực sự có sức mạnh ở Paris. Đó là lý do thôi thúc họ đưa cuộc biểu tình đến thủ đô.

Ngày 30/11, Dou chuẩn bị cho hành trình tới Paris, mua một số đồ vật cần thiết vào phút cuối, trong đó có dung dịch bảo vệ mắt khỏi hơi cay. Anh đi chung xe với một số “chiến hữu” quen được ở bùng binh.

Yoann Decoux, khoảng 30 tuổi, là một thợ điện thất nghiệp. Anh được phong trào biểu tình chọn làm người phát ngôn và từng bị bắt tại Paris.

“Tôi chưa bao giờ tham gia biểu tình chính trị trước đây. Tuy nhiên, giờ chúng tôi phải nói là mọi thứ đã quá sức chịu đựng rồi”, anh Decoux nói.

“Họ thậm chí không biết chúng tôi chật vật sống qua ngày như thế nào bằng đồng lương ít ỏi. Nhưng Chúa ơi, chúng tôi cũng là con người mà!”, Decoux kể anh chỉ ăn rau để sống và nhờ vào sự giúp đỡ từ người cha làm nông dân.

Không một người biểu tình nào ở Gúeret bày tỏ sự ủng hộ với chính trị gia. Hầu hết đều nói rằng họ chán ghét chính trị. Khi Michel Vergnier, thị trưởng Gúeret, tới gặp người biểu tình, ông không được chào đón.

“Họ hắt hủi chính trị gia. Họ đều là những người đứng ngoài tất cả các tổ chức chính trị và nghiệp đoàn”, ông Vergnier cho hay.

Theo biểu tình tới cùng

Cuối tháng, người biểu tình "áo khoác vàng" đều nói rằng họ đã “cháy túi”.

“Ngay lúc này đây, tôi không có dù chỉ một đồng”, ông Girardin nói. Vợ của ông đã đi chợ với khoảng 40 euro vào thứ 4, hôm 28/11. Đến cuối tuần thì họ chẳng còn gì để trông cậy vào.

Điều này giải thích vì sao kế hoạch tăng giá xăng của Tổng thống Macron trở thành “giọt nước tràn ly” đối với nhiều người, thổi bùng cơn phẫn nộ sôi sục nhiều năm, dù mức tăng có thể không nhiều.

Girardin kể rằng xe của ông không có xăng. Ông bỏ công việc trải thảm vì lương tháng đình trệ chỉ có 1.200 euro (khoảng 1.360 USD), nhưng giờ cũng chẳng khá hơn.

“Ngay khi vừa trả hết các hóa đơn, chúng tôi không còn chút tiền nào”. Bữa tối của ông là mỳ, có thể với một chút thịt bò băm. “Đôi khi tôi muốn đưa vợ đi ăn nhà hàng, nhưng không thể”, ông Girardin nói. Không những vậy, bị áp lực tài chính đè nặng, vợ ông đã mắc chứng trầm cảm.

[Image: 1bebe42cd96d3033697c.jpg]
Người biểu tình "áo khoác vàng" đối mặt với cảnh sát tại Paris ngày 2/12. Ảnh: AFP/Getty.

Đối với vợ chồng chị Depourtoux, y tá ca đêm tại bệnh viện thị trấn, việc nuôi 4 đứa con và chi trả hàng loạt hóa đơn khiến tổng thu nhập 3.300 euro/tháng (khoảng 3.740 USD) của hai vợ chồng đều “nhanh chóng ra đi”. Ngân hàng cũng từ chối cho họ vay thêm tiền.

Cả hai người đều tham gia nhóm biểu tình "áo khoác vàng" và đến Paris cuối tuần trước. “Chừng nào biểu tình còn tiếp tục, chúng tôi sẽ theo tới cùng”, anh Depourtoux khẳng định.

“Chúng tôi sống, nhưng phải rất dè dặt. Chúng tôi không thể tới nhà hàng. Mọi niềm vui nhỏ bé của cuộc sống đều biến mất”, anh Depourtoux nói. Bố mẹ anh cũng phải sống trong cảnh cùng cực: bố anh đang ở trong trại dưỡng lão còn mẹ anh buộc phải nhận bữa ăn từ thiện để sống.

Elodie Marton, mẹ của 4 đứa con, cũng tham gia nhóm biểu tình bên ngoài thị trấn. Chị giãi bày: “Chúng tôi không sống nổi đến cuối tháng”.

“Tôi còn 10 euro”, Marton nói trong lúc khoảng 10 người cố giữ ấm xung quanh ngọn lửa được đốt trong chiếc thùng sắt. “May là tôi còn vài con vật ở nhà”, như gà, vịt, “và chúng tôi nuôi chúng đến khi hết tháng. Nghe có vẻ dã man nhưng ưu tiên của tôi là các con".

“Chúng tôi chán ngấy và tức giận!”, Thomas Schwint, chồng chị, hét lên. Anh vận chuyển xi măng theo hợp đồng tạm thời 1.200 euro/tháng (hơn 1.360 USD).

Nhóm người biểu tình ở Gúeret giận dữ với chính phủ sẽ quyết tâm tiếp tục biểu tình.

“Phản hồi của họ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Người dân yêu cầu giảm thuế còn họ thì nói về ‘sinh thái’”, anh Depourtoux nói, nhắc đến bài phát biểu của Tổng thống Macron vào tuần trước khi ông tuyên bố kế hoạch chuyển tiếp từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Trong lúc đó, tại bùng binh, tài xế xe tải Laurent Aufrere đang quyết định xem nên bỏ bữa nào trong ngày. “Nếu tôi ngừng chạy xe, tôi sẽ chết. Đây không phải chuyện đùa. Những gì đang xảy ra bây giờ là cuộc nổi dậy từ người dân”, ông nói.



Ngọc Hà
Theo New York Times
Reply
#10
(2018-12-08, 10:27 AM)OneSunday Wrote: Kiểu này tui sẽ phải gạch bỏ chuyến viếng thăm thành phố tráng lệ Ba-lê năm 2019 rồi.

Bác làm đúng nên lựa chổ nào bình yên mà du lịch  Thumbs-up4
Reply
#11
Nước Pháp trước ngày đại biểu tình 'áo khoác vàng'

08/12/18 09:40 GMT+7 

Các chủ cửa hàng ở Paris đóng ván gỗ che chắn cửa hiệu, nhiều nơi khắp nước Pháp đã thông báo đóng cửa vào 8/12, ngày cuộc đại biểu tình 'áo khoác vàng' dự kiến sẽ diễn ra. 

[Image: 5d0a3d562e17c7499e06.jpg]
Ngày 7/12, trên cửa sổ của một tòa chung cư tại Marseille, Pháp, áo khoác vàng được người dân treo lên, một ngày trước khi cuộc đại biểu tình được dự báo diễn ra. Đây là biểu tượng của cuộc biểu tình phản đối tăng giá xăng nổ ra từ tháng 11.

[Image: 7c6b14370776ee28b767.jpg]
Dù Tổng thống Emmanuel Macron nhượng bộ và đình chỉ việc tăng giá xăng, phong trào biểu tình đã lan rộng ra nhiều khía cạnh xã hội và người dân cũng đề ra những yêu cầu lớn hơn, trong đó có yêu cầu tăng lương và đòi ông Macron phải từ chức. Học sinh, sinh viên cũng tham gia biểu tình phản đối cải cách giáo dục. Trong ảnh, học sinh trung học tại Paris biểu tình hôm 7/12.

[Image: 673f03631022f97ca033.jpg]
Thành phố Paris giờ trông giống như đang chuẩn bị "đón" một cơn bão lớn khi các chủ kinh doanh cho đóng ván gỗ lên cửa tiệm. Lo sợ bạo loạn, hàng trăm cửa hàng đã lên kế hoạch đóng cửa trong ngày 8/12. Theo AP, họ thà mất đi một ngày kinh doanh trong dịp lễ hội còn hơn phải chứng kiến cửa hiệu bị đập phá và "hôi của" như sự việc cách đây một tuần.

[Image: 7941671d745c9d02c44d.jpg]
Người biểu tình tự lập chốt chặn trên nhiều con đường. Trong ảnh, nhóm biểu tình chiếm giữ bùng binh tại Nice hôm 7/12. Vào ngày 8/12, tháp Eiffel, các bảo tàng nổi tiếng như Louvre, Orsay và Grand Palais cũng sẽ đóng cửa. Nhiều hoạt động văn hóa như lễ hội âm nhạc, hòa nhạc tại thủ đô Paris đã bị hủy.

[Image: ab82b4dea79f4ec1178e.jpg]
Biểu tình sục sôi tại nước Pháp trong suốt một tuần qua và Paris chứng kiến cuộc bạo loạn nghiêm trọng nhất thập niên. Trong ảnh, biểu ngữ "Một trường học khác = Một xã hội khác" của cuộc biểu tình do học sinh tiến hành.

[Image: 588721db329adbc4828b.jpg]
Giới chức cho biết đã điều động xe bọc thép và hàng nghìn cảnh sát trên khắp đất nước để bảo đảm an ninh. Riêng tại Paris có tới 8.000 cảnh sát được huy động. Đây là lần đầu tiên lực lượng an ninh được điều động trên quy mô lớn tại khu vực thành thị của Pháp từ năm 2005. Thủ tướng Edouard Philippe đã tuyên bố chính phủ sẽ huy động các biện pháp an ninh “đặc biệt hiếm có” để đối phó với phong trào biểu tình.

[Image: 02eb70b763f68aa8d3e7.jpg]
"Những phương tiện này rất hiệu quả để bảo vệ các tòa nhà", Stanilas Gaudon, người đứng đầu liên đoàn cảnh sát nhắc tới các xe bọc thép được điều động. "Khi chúng được sử dụng như các rào chắn, chúng tôi có thể nhanh chóng phong tỏa khu vực và tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động".

[Image: 9214c148d2093b576218.jpg]
Việc siết chặt an ninh sẽ đặt thủ đô Paris vào tình trạng gần như phong tỏa toàn bộ. Giới chức lo ngại những kẻ gây rối sẽ tham gia vào phong trào "áo khoác vàng", vốn là một cuộc biểu tình ôn hòa, và gây ra bạo loạn cùng thiệt hại nặng nề như một tuần trước.

[Image: bc35fc69ef2806765f39.jpg]
Cảnh sát đã dỡ bỏ tất cả vật dụng trên phố có thể được sử dụng làm vũ khí, đặc biệt tại những nơi thi công tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và khu vực đại lộ Champs-Elysees nổi tiếng với du khách. "Việc chứng kiến thành phố dừng hoạt động là một điều đáng buồn, nhưng an toàn của các bạn là trên hết", Thị trưởng Anne Hidalgo nói. "Hãy quan tâm chăm nom cho Paris vì Paris thuộc về tất cả người Pháp".


Trong lúc biểu tình diễn ra suốt tuần qua, Tổng thống Macron đã dành hầu hết thời gian để họp kín tại Điện Elysee và nhiều người nghi ngờ rằng ông đang trốn tránh người dân. "Macron hãy từ chức", "Chúng tôi là tương lai nhưng lại bị đối xử như rác rưởi", và "Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc" là các biểu ngữ mà học sinh, sinh viên sử dụng.

[Image: 43732f2f3c6ed5308c7f.jpg]
Từ khi đạt đỉnh điểm hôm 1/12, phong trào "áo khoác vàng" đã huy động thêm nhiều người dân cả nước tham gia. Không có tổ chức lãnh đạo, đây là cuộc nổi dậy tự phát của người dân nhằm đòi quyền lợi tại một nước Pháp với nhiều vấn đề như tỷ lệ thất nghiệp cao hay tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Tuy ông Macron từng tuyên bố sẽ không chùn bước cải cách chỉ vì người dân biểu tình, nhiều người nhận định phong trào "áo khoác vàng sẽ còn kéo dài nếu chính quyền không nhượng bộ nhiều hơn.


Ngọc Hà
Ảnh: Reuters, AP
Reply
#12
Chính phủ đập thuế dân chúng nhiều quá rồi cũng có ngày dân chúng đập lại.
Hello.
Reply
#13
https://economictimes.indiatimes.com/new...999668.cms








Biểu tình tại Pháp tiếp tục kéo dài đến tuần thứ 4, bắt giữ hơn 700 người

08/12/2018 20:53 GMT+7


TTO - Như vậy là cuộc biểu tình của phong trào "Áo khoác vàng" đã tiếp tục trong ngày cuối tuần thứ tư liên tiếp dù có giảm qui mô hơn tuần trước. Lần này số người bị bắt càng nhiều hơn.

[Image: paris-8-12-a-15442764387311169462444.jpg]
Xe bọc thép của Hiến binh Pháp trên Đại lộ Champs-Elysées ở thủ đô Paris ngày 8-12 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin AFP, Thứ trưởng Nội vụ Pháp Laurent Nunez thông báo ước tính khoảng 31.000 người đã tham gia cuộc biểu tình của phe "Áo khoác vàng" trên toàn nước Pháp trong ngày hôm nay 8-12, và khoảng 700 đối tượng đã bị bắt giữ.

Các số liệu về bắt bớ khá khác biệt giữa các cơ quan truyền thông có lẽ do tình hình nhiều biến động. Nhật báo Le Parisien dẫn số liệu cho biết có 717 vụ bắt giữ, trong đó 581 vụ tại Paris, và qua sàng lọc nhanh có 423 đối tượng bị đưa về đồn cảnh sát tạm giam.

Trong khi đó hãng tin Reuters dẫn nguồn từ cảnh sát cho biết có 575 trường hợp bị bắt giữ và 361 trường hợp trong số đó đã bị bắt giữ sau khi cảnh sát tìm thấy trong người họ nhiều vật dụng gây sát thương như búa, gậy bóng chày, bi sắt...

[Image: paris-8-12-b-1544276593424412856654.jpg]
Người biểu tình quỳ gối và giả tư thế bị bắt giữ tại Quảng trường Ngôi sao gần Khải Hoàn Môn trên Đại lộ Champs-Elysées ở thủ đô Paris ngày 8-12 - Ảnh: REUTERS

Tại thủ đô Paris có khoảng 8.000 người đã xuống đường và đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và những người biểu tình. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để trấn áp những kẻ quá khích. Theo người phát ngôn của cảnh sát, khoảng 1.500 người đã tập trung tại khu vực Đại lộ Champs-Elysées ở trung tâm.

Trước đó, khoảng 8.000 cảnh sát đã được triển khai chỉ ở Paris nhằm sẵn sàng ứng phó với tình trạng hỗn loạn như hôm 1-12, khi những người biểu tình quá khích đốt xe, cướp phá các cửa hàng trên Đại lộ Champs-Elysées và đập phá cổng Khải Hoàn Môn - biểu tượng quốc gia đầy tự hào của người Pháp. Bên cạnh đó, các lực lượng an ninh cũng đã huy động xe bọc thép, phong tỏa các đại lộ lớn ở Paris.

Tổng cộng khoảng 89.000 cảnh sát đã được triển khai trên khắp nước Pháp, tăng 24.000 người so với hồi tuần trước, trong khi số người biểu tình giảm so với tuần trước (31.000 so với 36.000).


[Image: paris-8-12-c-1544276690320115994232.jpg]
Nhóm cảnh sát chống bạo động cưỡi ngựa đi truy lùng những thành phần biểu tình quá khích - Ảnh: REUTERS

Ban đầu có thông tin cho rằng phong trào Áo khoác vàng ngưng biểu tình ngày hôm nay do Chính phủ đã "hòa hoãn" bằng thông báo hoãn tăng thuế nhiên liệu cùng một số biện pháp nhượng bộ khác. Thế nhưng biểu tình vẫn xảy ra và điều đó cho thấy phong trào phản đối hiện nay mang tính tự phát cao, không có thủ lĩnh thực sự.

Phong trào này thậm chí lan sang nước Bỉ láng giềng dù biểu tình ôn hòa hơn. Cảnh sát Bỉ cho biết đã bắt giữ khoảng 70 người tại thủ đô Brussels "như một biện pháp phòng ngừa" trong cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm nay.

[Image: paris-8-12-d-1544276868276310177159.jpg]
Có những người biểu tình vẫn quyết đương đầu với lựu đạn cay dù đã có lời kêu gọi chỉ xuống đường trong hòa bình - Ảnh: REUTERS

Khu vực có trụ sở của các thể chế châu Âu, trong đó có Văn phòng Ủy ban châu Âu (EC) và Nghị viện châu Âu (EP) đã được cảnh sát dựng rào chắn xung quanh và cấm mọi phương tiện cũng như người đi bộ ra vào nơi đây.

Hôm 30-11, khoảng 300 người tham gia cuộc biểu tình "Áo khoác vàng" ở Brussels và cuộc xuống đường cũng nhuốm màu bạo lực khi có hai xe cảnh sát bị đốt.
TƯỜNG NGUYỄN
Reply
#14
Người biểu tình ‘áo vàng’ lật đổ xe ở Paris 
10/12/2018  

Người biểu tình lật đổ xe ở Paris giữa lúc trung tâm thành phố này tràn ngập những người biểu tình ‘áo vàng’ hôm thứ Bảy, 8/12. Gần 1.800 người đã bị bắt hôm thứ Bảy trên toàn nước Pháp trong đợt biểu tình mới nhất của những người ‘áo vàng’.

Bộ Nội vụ cho biết trên toàn quốc có khoảng 136.000 người đã biểu tình chống chi phí sinh hoạt tăng cao. Người biểu tình cũng bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Emmanuel Macron.

clip: https://www.voatiengviet.com/a/4694895.html

--

The "yellow vests" grassroot movement began as a fuel prices protest, but now it's much broader .
10 hours ago

Clip: https://www.facebook.com/TELEGRAPH.CO.UK...909040046/
Reply
#15
5 sắc thái của 'áo khoác vàng' và những bế tắc trong lòng xã hội Pháp



11/12/2018 11:32:19


[Image: b_RQNP.jpg#force-thumb]Những người biểu tình đều mặc một trang phục và cùng bày tỏ sự phản đối với Tổng thống Macron, nhưng những yêu cầu của họ thì lại hết sức đa dạng và phức tạp.  

Khởi đầu là một phong trào tự phát, không có lãnh đạo nhưng cuộc biểu tình của những người "áo khoác vàng" đã bước sang tuần thứ 4 liên tiếp, làm gián đoạn giao thông và nhiều hoạt động kinh doanh ở Pháp, đặc biệt là Paris. Những hình ảnh hỗn loạn từ Paris được phát đi cả thế giới cũng phần nào đó cho thấy những vấn đề ở Pháp là có thật.

Chính phủ Pháp đã xuống nước và quyết định hoãn kế hoạch tăng thuế môi trường đối với nhiên liệu, nhưng việc dầu diesel tăng giá, mặc dù là "mồi lửa" làm bùng lên sự giận dữ, nhưng không phải nguyên nhân duy nhất khiến những người biểu tình đổ ra đường.

Những yêu cầu của họ hết sức đa dạng, từ cụ thể như việc tăng trợ cấp cho người nghỉ hưu, cho đến hết sức mơ hồ như kêu gọi sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản.

[Image: 5-sac-thai-cua-ao-khoac-vang-va-nhung-be...i-phap.jpg]
Thành phần của những người "khoác áo vàng" hết sức đa dạng, từ trẻ đến già và đến từ khắp nơi trên nước Pháp. Ảnh: AFP.

Người trẻ thất nghiệp

Tim Viteau, một bồi bàn 29 tuổi vừa mới thất nghiệp cho biết anh và bạn gái dự định sẽ dọn đồ và chuyển về ở với cha mẹ, sau khi không thể trả tiền thuê nhà nữa.

"Giống hệt như hồi chúng tôi 16 tuổi vậy", Tim nhật xét sau khi đi nhờ xe từ Lyon lên Paris để tham gia cuộc biểu tình trong tuần thứ 3 liên tiếp.

Người đàn ông này nói một cách hóm hỉnh: "Chúng tôi đang sống bằng trợ cấp, ngành dịch vụ lớn nhất ở Pháp".

Trong khi trò chuyện với một cặp đôi khác, Tim hỏi họ: "Làm sao các bạn có thể nuôi con được vậy? Tôi cũng muốn có con, nhưng tôi chỉ có thể dự tính chi tiêu trong 4 tháng tiếp theo".

Người già khó khăn

Bà Sylvia Paloma là một trong số 2.000 người tham gia biểu tình ở thành phố cảng phía nam Marseille.

Cũng giống như những người nghỉ hưu khác tham gia phong trào Áo vàng , bà Paloma xuống đường thể hiện sự phản đối với Tổng thống Macron vì những chính sách khiến bà phải chi nhiều tiền hơn từ khoản lương hưu ít ỏi.

"Ở tuổi này mà vẫn phải đi cầu xin, thật là điên rồ", người phụ nữ 70 tuổi nhận xét.

Với một chiếc mũ truyền thống cách mạng Pháp màu đỏ trên đầu, bà Paloma xuống phố với một chiếc áo phản quang, sau lưng bà có dòng chữ: "Macron, từ chức đi, đừng trở thành kẻ ngốc".

Bà Paloma cũng nói rằng đây là lần đầu tiên trong đời bà đi biểu tình. Mức lương hưu dành cho một người từng làm công chức nhà nước như bà chỉ là 1.248 euro/tháng và người phụ nữ này nói bà đang phải nhờ cậy đến những đứa con của mình.

Doanh nghiệp nhỏ vật lộn

Ông Hubert Bertrand, 53 tuổi và đang điều hành một công ty xây dựng nhỏ, cho rằng thuế và các khoản chi an sinh xã hội ở Pháp là cao nhất châu Âu và điều đó khiến ông không thể tăng lương cho nhân viên của mình.

Ông Bertrand nhận định: "Những nhà lãnh đạo của chúng ta đã quá xa rời thực tế, chúng ta nên để những doanh nhân, chủ cửa hàng và nghệ nhân điều hành đất nước".

Ông chủ công ty xây dựng cũng cho biết ông đã không còn đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử gần đây.

[Image: 5-sac-thai-cua-ao-khoac-vang-va-nhung-be...hinh-2.jpg]
Những người biểu tình cảm thấy họ đang bị bỏ quên bởi chính phủ Pháp cùng giới tinh hoa Paris và việc mặc chiếc áo phản quang màu vàng chính là cách thể hiện mong muốn được nhìn thấy của họ. Ảnh: Reuters


Những người phản đối chủ nghĩa tư bản

Cùng thời điểm đó ở Paris, ngay cạnh nhà hát thành phố, có một nhóm đang kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa tư bản.

"Đau thương đang chảy ra từ Paris", nhóm này hát lên. Trưởng nhóm là Alice, một phụ nữ 31 tuổi, cô này cho rằng: "Đây không phải là vấn đề của chính phủ mà là vấn đề của một hệ thống chính trị tư bản và thiên tả".

Nhóm này tham gia cuộc biểu tình ở Paris với biểu ngữ: "Công bằng xã hội hoặc chiến tranh!".

Alice đến từ vùng Aveyron ở phía nam nước Pháp và làm điều phối viên ở một trại hè, cô có vẻ không quan tâm lắm đến sự thật là phong trào "áo khoác vàng" bao gồm cả những người cánh hữu và những người cánh tả.

"Tôi không quan tâm bạn đứng về bên nào, nhưng chúng ta cần xây dựng một phong trào chính trị cho tất cả mọi người, chúng ta cần liên đoàn kêu gọi đình công", Alice chia sẻ với phóng viên AFP.

Nhân viên y tế không đủ sống

Lydie Bailly, một nhân viên y tế 48 tuổi đến từ thị trấn miền trung Vierzon cũng cho rằng Tổng thống Macron đang hiểu biết quá ít về đời sống của người dân bình thường.

"Chúng tôi đã không được tăng lương trong 10 năm rồi, thật không thể chịu nổi. Chúng tôi không thể tiếp tục vật lộn nữa, thật sự không thể", bà Bailly chia sẻ.

Quá khứ làm việc trong một ngân hàng đầu tư của ông Macron và một chuỗi những phát ngôn thể hiện sự xa cách với tầng lớp lao động đã khiến tổng thống Pháp bị chỉ trích dữ dội.

Rất nhiều người biểu tình trích dẫn việc điện Elysees đặt mua một bộ đồ sứ trị giá 500.000 euro, qua đó bày tỏ sự phản đối trước sự xa hoa của ông Macron.

Bà Bailly muốn một lãnh đạo giống như Thủ tướng Đức Angela Merkel, người sống trong một căn hộ bình dân ở Berlin. "Bà ấy di chuyển bằng tàu và máy bay thương mại chứ không phải phi cơ riêng", bà Bailly nhận xét.
Reply