LTP Học Phật Pháp
(2021-02-14, 10:09 PM)LeThanhPhong Wrote: Nick Vô Minh ồn ào quá.

Vậy HẢ?????! 
Em phải ồn ào như vậy mà chẳng làm PHIỀN ai TỈNH THỨC có được đâu????? 

Còn Anh HỌC Phật gì mà ồn ào tá lả bao lâu nay như người ngủ MÊ có TỈNH THỨC được ai chưa?????
Reply
(2021-02-14, 10:55 PM)Vo Minh Wrote: Vậy HẢ?????! 
Em phải ồn ào như vậy mà chẳng làm PHIỀN ai TỈNH THỨC có được đâu????? 

Còn Anh HỌC Phật gì mà ồn ào tá lả bao lâu nay như người ngủ MÊ có TỈNH THỨC được ai chưa?????


Đã tự biết là vô minh, lại ồn ào, khác chi mặt hồ dậy sóng?

Bao giờ mặt hồ của Vô Minh tĩnh lặng?

Vô Minh hãy tự mở thread khác cho riêng mình.

Cám ơn nhiều.
Reply
Vô Minh có biết mình VÔ MINH không ta???
Reply
(2021-02-15, 12:17 AM)Vo Minh Wrote: Vô Minh có biết mình VÔ MINH không ta???

Dĩ nhiên Vô Minh làm sao biết vô minh là gì. Vì thế, Vô Minh mới vào tận đây dạy khôn người khác, phải không?

Nếu Vô Minh sáng suốt, đã tự biết nên đi chỗ khác chơi rồi.

Thôi thì để giúp Vô Minh, nhắc lại cho Vô Minh nhớ:

Trong thread kia do chính Vô Minh lập ra, Vô Minh đã được các anh chị Phật tử nhắc nhở rất nhiều.  Vô Minh trở về thread đó học lại các bài đó đi. Nha. 

Mong rằng từ nay trở đi, Vô Minh không vào đây nữa. Chúng ta trao đổi với nhau đã quá đủ. Cám ơn nhiều.

Bye Hello . (Tiễn khách).
Reply
Thế nào là Tỉnh Thức?

Sống trong tỉnh thứcSống trong chánh niệm, làm cái gì biết cái nấy. Biết mình đang vui, biết mình đang buồn, biết mình đang thiện biết mình đang ác, biết mình đang có lòng hại người, biết mình đang có lòng giúp người, sống như vậy là sống trọn vẹn với những giờ đồng hồ mà có trong ngày. 

Các vị còn nhớ người ta ăn cơm gạo lức muối mè, người ta ăn chậm, nhai từ từ, nhai cho nát cho bể, vỡ từng hạt cơm từng hạt mè, họ thưởng thức từng hạt cơm mè một cách trọn vẹn không bỏ sót cái nào hết. 

Người sống chánh niệm là người cảm nhận đời sống trọn vẹn nhất, và tôi nói không biết bao nhiêu lần, chỉ có người sống chánh niệm mới có hạnh phúc này, không có ai có thể nói cho người khác nghe được hết.

(Sư Toại Khanh)
Reply
Tăng Chi Bộ - Chương 8 - Phẩm 04-06

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch...8-0406.htm

(VIII) (53) Pháp Tóm Tắt (for post #333, p 23)


1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahàvana, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:


- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.


2. - Này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham; đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Ðạo sư".

3. Và này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục; đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác; đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là Pháp, đó là Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư".


AN 8.53 
PTS: A iv 280
Gotami Sutta: To Gotami

translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
© 1996

X
The updated version is freely available at[Image: dto_logo.png]
This version of the text might be out of date. Please click here for more information


I have heard that at one time the Blessed One was staying at Vesali, in the Peaked Roof Hall in the Great Forest.
Then Mahapajapati Gotami went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, stood to one side. As she was standing there she said to him: "It would be good, lord, if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief such that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, secluded, heedful, ardent, & resolute."
"Gotami, the qualities of which you may know, 'These qualities lead to passion, not to dispassion; to being fettered, not to being unfettered; to accumulating, not to shedding; to self-aggrandizement, not to modesty; to discontent, not to contentment; to entanglement, not to seclusion; to laziness, not to aroused persistence; to being burdensome, not to being unburdensome': You may categorically hold, 'This is not the Dhamma, this is not the Vinaya, this is not the Teacher's instruction.'
"As for the qualities of which you may know, 'These qualities lead to dispassion, not to passion; to being unfettered, not to being fettered; to shedding, not to accumulating; to modesty, not to self-aggrandizement; to contentment, not to discontent; to seclusion, not to entanglement; to aroused persistence, not to laziness; to being unburdensome, not to being burdensome': You may categorically hold, 'This is the Dhamma, this is the Vinaya, this is the Teacher's instruction.'"
That is what the Blessed One said. Gratified, Mahapajapati Gotami delighted at his words.
See also: AN 7.79AN 8.30.
Reply
Sư Toại Khanh giảng "Vô minh - Hành trình giải thoát" (1-4)

[url= https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...tho%C3%A1thttps://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...tho%C3%A1t[/url]

[27/10/2020 - 12:30 - Nguyentonga2501]
Có ngủ trưa không , ổng lên ổng ngủ trước mà ổng nói Sư có ngủ được không. Nguyên một rừng người ở đây, mà toàn là gần tháp xa chùa mà không ai ngã lưng được.

OK!Trong lúc nghỉ trưa có nhìn cái bảng này không, có hiểu không.OK! Mai mốt người ta coi xong người ta bôi đi để mất biết nhiêu thời gian.

Quí vị biết bên Pháp cái trạm ga xe lửa trong thành phố. Họ tính toán thế nào mà xe lửa không có dừng mà chạy chậm để tiết kiệm thời gian. Người ta không có hiểu tại sao nhưng mà chỉ cần mỗi người tiết kiệm được một phút thôi, thì một ngày như vậy có ba triệu lượt người sử dụng xe lửa thì ba triệu phút là bao nhiêu tiếng đồng hồ. Quí vị hiểu không, khi nó rà chậm thay vì nó ngừng hẳn thì nó chỉ rà thôi thì mỗi người trung bình tiết kiệm được một phút, mà nếu có ba triệu lượt người đi rồi về,đi làm. Thì quí vị lấy ba triệu mà chia cho sáu mươi, thì nhất là trong đó có kỷ sư,có bác sĩ, có luật sư,có thương gia. Thì những người đó giúp cho họ tiết kiệm được con số lớn chứ. Ba triệu mà chia cho sáu mươi con số lớn đó. Đổi ra tiền cực lớn, số tiền đó cho là cất được năm cái thiền viện. 

Tôi nhớ hồi đó ở bên Mỹ, mấy người đi làm neo. Mà nhiều người họ,nhìn nhớt nhát lắm.Năm con mà phải gánh gia đình Việt Nam nữa,. C biết nó Việt Nam Việt Nam xươngho nên mổi lần họ cho tiền tôi,tôi làm cái chuyện rất là khó coi mà vô cùng mất lịch sự. Đó là họ đưa tiền cho tôi, tôi cầm bao thư tôi mở ra tôi coi trước mặt họ,cái họ mới sốc chứ,cái gì vậy Sư,ý họ là tại sao tôi làm vậy.Cái tôi nói ít lấy nhiều thì không. Họ nói, sao kỳ vậy, Sư?(02:27)

[27/10/2020 - 07:32 - Nguyentonga2501]

Tôi có nghe người ta nói Tip mà cao lắm cũng mấy đồng bạc hà, không biết rồi cô cho tôi được bao nhiêu người khách đây,. Vổ nói không giờ con đổi qua chỗ làm khác ,chỗ này toàn các Mỹ trắng Tip nhiều hơn các Mỹ đen. Bữa nay tôi cho Sư mười bàn tay trắng. Có bữa bả gặp tôi bả nói, bữa nay có năm bàn tay đen hà nghe Sư,nghe hiểu không. Như mấy bà bác sĩ , bả cho tiền tôi bả nói bữa nay cho Sư hai bệnh nhân, bữa cho nhiều bả nói nay cho Sư ba bệnh nhân.

Bữa nay mình ôn lại cái này nè, ôn bên trong Bốn Đế mình ôn lại nữa, đây là cái nguồn. 

Các vị còn nhớ sáu khuynh hướng không ta,có nhớ không,học xong bây giờ mình mới bay cái mình đã học nghe kịp chưa. 

Từ cái này nó mới dẫn đến sáu khuynh hướng , 

Sáu khuynh hướng này nó mới dẫn đến cái chuyện cách sống ác và cái cách tu thiện. Nghe kịp không ta,nghe hiểu không. 

Cách tu thiện gồm có hai nhánh. Tức là vào ra, 

Rồi cái ra này lại có bốn nhánh. Tức là tu dễ đắc khó,tu khó đắc dễ, tu khó đắc khó, tu dễ đắc dễ.

Tức là do vô minh trong Bốn Đế tức là do không biết gì. 

  1. Mọi thứ ở đời là khổ ,
  2. thích cái gì cũng là thích trong khổ,
  3. muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa .
Sống bằng ba nhận thức này chính là con đường thoát khổ.

Chính vì không biết được bốn cái này nó dẫn đến cái chuyện là nó tạo ra sáu khuynh hướng tâm lý.

Còn nhớ không? Chắc quên rồi. Sao sao lớp thưa dữ vậy ta, tối nay mấy cái lỗ trống này là phiền lắm tối nay nó lại nó hỏi nữa ,tôi sợ cái khoảng trống này lắm. Không sao tối có gì lại hỏi quí vị!

Có một ông pháp sư ổng lên ổng giảng tiết ổng hết bài. Bữa ổng lên ổng hỏi bữa nay bà con biết tôi sắp giảng cái gì không? Ở dưới nói không. Ổng nói không biết thì nghe làm gì, cho về hết. Bữa sau ổng hỏi bà con biết tôi sắp giảng cái gì không? Ở dưới nói biết, ổng nói biết rồi nghe làm gì nữa, cho về luôn. Tới bữa thứ ba ổng nói bà con biết bữa nay tôi giảng cái gì không? Một nửa nó nói biết , một nửa nó nói không. Ổng nói vậy đứa biết nói cho đứa không biết. 

Có hiểu không? Tại sao tôi giảng tôi hay giỡn là có lý do. Thứ nhất là tui thấy cái tình hình mà nó đang buồn ngủ giữ lắm rồi, tôi kéo bà con dậy. Thứ hai,lâu lâu tui phải thoát ra con người nghiêm túc của tui chứ. Người ta nói cười bằng mười thang thuốc bổ, nhưng nếu cười mà không có lý do không bổ mà lại bệnh tâm thần, có hiểu không? Chứ đừng có tưởng là cười mà bổ chưa chắc. 

Do vô minh trong Bốn Đế nó mới dẫn đến sáu khuynh hướng đó là:

  1. có người trong đời thì nó lọt vô cái hạng Dục tính thích tùm lum. 
  2. Nộ tính bất mãn tùm lum;
  3. Độn tánh không có cái gì mà hiểu được,hiểu chậm mà nhớ dỡ;
  4. Hạng thứ tư Đảng tánh là lăng xăng không chủ kiến không lập trường ; 
  5. Hạng thứ năm là Mộ tánh đụng đâu tin đó. 
  6. Chỉ có hạng thứ sáu Ngộ tánh là cái hạng có trí tuệ, 
Cái hạnh (Ngộ Tánh) này nó có ba đặc điểm là 

  1. giỏi khả năng phân biệt và chọn lựa thiện ác, 
  2. thứ hai là khả năng hướng thượng, 
  3. thứ ba là giỏi buông bỏ. 
Mà ba cái đặc điểm này quí vị hỏi ủa sao sáu hạng mà có cái hạng thứ sáu mới có đặc điểm. Vì ba đặc điểm này nó đối lập với những đặc điểm của năm cái trên. Mấy cái trên có cái thì không hướng thượng mà hướng hạ. Có cái không chịu buông mà thích nắm, không chịu đi tới mà lại thụt lùi hoặc là dậm chân.

Cho nên mấy cái đầu mình không cần kể, mình chỉ kể cái thứ sáu. Cho nên ai thấy mình không có ba cái đặc điểm của Ngộ tánh đó, hiểu không. 

Như vậy thì sáu cái khuynh hướng tâm lý này nè. Từ cái Vô minh trong Bốn Đế nó dẫn đến sáu khuynh hướng. 

Từ sáu khuynh hướng nó dẫn đến cách sống ác và cách tu thiện. 

Sống ác là sao? Cũng là hai người bất thiện không biết tu hành gì hết: 

  1. nhưng có kẻ là luôn luôn sống trong cái sự bất mãn (sân, si, bực bội, phiền phức). 
  2. Còn một kẻ thì luôn sống trong cái sự đam mê, theo đuổi, kiếm tìm và tích lũy. 
Sống ác chỉ có hai loại thôi: 

  1. một là luôn bất mãn, chống đối, không vừa lòng , sống ở đâu là mâu thuẫn manh động. Đó là một kiểu. 
  2. Kiểu thứ hai, sống ác là thích tùm lum, thích thu gôm,thích tích luỹ, thích sở hữu thì cái đó gọi là sống ác. 
Qua tới sống thiện thì nó gồm có hai hướng: thiện vào và thiện ra.

Thiện vào là cũng làm lành, cũng tại nhiều công đức nhưng mà cầu quả nhân thiên. Làm lành lánh giữ nhưng mà cầu quả nhân thiên, mong cho đời sau sống lâu đừng có yểu mệnh, cầu được khỏe mạnh đừng có bệnh, nhan sắc đừng có xấu , thông minh đừng có khờ....có tiếng tăm đừng vô danh. Sống thiện mà cầu cái đó thì gọi là hành thiện để đi vào. 

Còn cái hạng thứ hai là hành thiện để đi ra, có nghĩa là làm thiện hành thiện nhưng không phải để cầu quả tái sanh, để cầu quả nhân thiên, làm thiện không phải để cầu công đức rẻ tiền.

Sẵn tui nói luôn, người ta nuôi bò không phải để lấy phân mà người ta nuôi bò để lấy thịt da và sữa. Nhưng mà trong thời gian nuôi bò để lấy thịt da và sữa thì người ta có phân. 

Đối với một người hiểu đạo họ coi cái công đức nó chỉ là phân, mà cái chánh là mỗi lần họ làm công đức là họ tu tâm. Họ bố thí không phải họ cầu giàu, mà họ bố thí để họ mài mòn cái lòng bủn xỉn, bố thí để lìa bỏ cái tâm sở hữu tham chấp. Bố thí để mài mòn cái quan điểm tôi và của tôi, bố thí để lìa bỏ thói quen cầm nắm và ôm giữ. 

Đức Phật dạy có người bố thí để mà cầu công đức, có người bố thí vì cái thối quen. Có người bố thí vì cái hoàn cảnh trước mắt không cho thì kỳ. Chỉ có hạng thứ tư bố thí để mà dạy cái tâm, để mài mòn phiền não. Bởi vì nhiều đời nhiều kiếp ta chỉ có thối quen là nhận vào, thu gom.

Có nhiều cái đạo lý rất hay, rất sâu liên quan đến cái chuyện bố thí mà mình không có biết. 

Sáng nay tui có nói rồi. Khi ta có ý nắm giữ thì cái ta có được chỉ trong bàn tay, khi ta có ý ôm giữ thì cái ta có được chỉ trong vòng tay và khi ta có lòng ôm và nắm thì đời sau sanh ra không có gì để nắm và ôm. 

Khi ta không có lòng nắm và ôm thì kiếp sau sanh ra tha hồ ôm và nắm. 

Rồi một chuyện nữa, làm công đức bằng tâm vô lượng thì mới có quả vô lượng. 

Vô lượng có nghĩa là không có bị ràng buộc bởi cái ý cầu danh cầu lợi. Bố thí vì cái đối tượng kia, bố thí vì người nhận chứ không phải bố thí vì mình. Bố thí đó là bố thí bằng tâm vô lượng . Còn bố thí mà muốn cho ra mà nhắm đến lợi ích cho riêng mình thì đời này hay kiếp khác thì cái đó chưa gọi là vô lượng. Bởi các vị có nghe chữ vô lượng tâm. 

Vô lượng tâm có nghĩa là tâm 
  1. Từ đối với vô lượng chúng sanh không phân biệt giới trí, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, tôn giáo, huyết thống. Nhân chủng cái đó mới gọi là vô lượng. 
  2. Bi vô lượng là bất nhẫn khi thấy cảnh chúng sanh sống trong quả xấu nhân xấu. Từ vô lượng là mong cho chúng sanh được nhân lành quả lành. 
  3. Hỷ là vui khi thấy các chúng sanh sống trong nhân lành quả lành. 
  4. Xả vô lượng tâm là giữ tâm bình thảng khi nghĩ về nghiệp riêng của mỗi người. 
Vô lượng là nhắm đến đối tượng không giới hạn. Khi ta làm công đức bằng tâm vô lượng thì công đức mới vô lượng. Khi ta không có lòng mong lợi ích nhỏ thì ta sẽ có lợi ích lớn. Còn khi mà lắt nhắt đó, quí vị có nghe cái máu tiểu thương không là cái máu buồn bán nhỏ. Việt Nam mà nội cái ngành du lịch người ta dự kiến là khoảng ba ngàn năm nữa mình mới bằng mấy người ngoài bởi vì cái máu tiểu thương. Người ta không mua là nắm áo kéo, bắt mua mà bán toàn đồ giả đồ độc không. Chưa hết cầm coi mà không mua nó chưởi cho mà tắt bếp. Miễn sao nó bán được món quà đó những cái món đồ tào lao như trái ổi hay con khô mực nhỏ xíu mà nó chèo kéo bán cho được ...mà khi ta làm ăn với cái máu tiểu thương thì đời đời ta khó mà ngóc đầu lên lắm. Ở nước chậm tiến không có khái niệm thương hiệu. Ở Âu Mỹ là người a sẵn sàng chịu thua lỗ miễn là giữ uy tín, giữ cái thương hiệu. Bởi vì họ làm kinh tế bằng cái đầu của đại gia, dù hiện tại họ rất là nghèo vốn liếng không bảo nhiêu. Còn mình dầu đại gia mà cái đầu tiểu thương, thì nó rẻ tiền lắm. Tôi nói không phải tui bài xích nhưng tôi đưa vô trong đạo cho bà con thấy . Đời hay đạo thì khi anh làm bằng cái mục đích rẻ tiền, tủn mủn (lắt nhắt) thì cái hoạt động đó không lớn được. Tin tôi đi. Những cái chùa lên mục đích ngồi đếm tiền lẻ, đợi bà con đến cúng dường, theo tôi cái đó là lượm bạc cắc. Đó là những cái chùa theo quan niệm tiểu thương. 

Trong kinh Ước Nguyện - Trung Bộ.Trong đó Phật dạy thế này,nếu mình có muốn thành Phật giải thoát, muốn được danh được lợi, được quyền lực, tiếng tăm được nhan sắc....chuyện đầu tiên là phải sống đúng theo Bát Chánh Đạo trước. Cho nên những cái chùa nếu mà muốn dựng cái chùa lượm bạc cắc thì cái chuyện đầu tiên cái chùa đó phải dạy pháp học và pháp hành. Pháp học là phải là học viện để đào tạo tăng ni, còn không nữa là phải có lớp dạy giáo lý cho Phật tử để mở mang cái đầu của họ. Khi mà họ có giáo lý rồi, đốt họ ra tro, họ cũng là Phật tử. Còn cái thứ mà dựng chùa kiểu đầu tiểu thương đó cắt có cái chùa để hai cái thùng to đùng, để ngoài sân, năm ba tượng lộ thiên để người ta tới người ta cúng. Nhìn thì thấy cũng có lý đó nhưng mà đại gia mà có cái đầu nó nhìn cái đó thấy rẻ lắm, tui đang nói mấy cái chùa với mục đích kiếm tiền chứ không phải chùa thứ thiệt. Họ bước vô, họ thấy mình có học có hành có hoạt động văn hoá tôn giáo ngon lành thì tự nhiên họ mới phát cái tâm. Đằng này họ vô họ không thấy hoạt động gì hết, hiểu không? Cái đó gọi là máu tiểu thương. Chuyện tu hành cũng vậy, chuyện đầu tiên mà anh bố thí, trì giới, nghe pháp, phục vụ tu hành các cái thứ hạnh lành công đức mà với mục đích rẻ tiền đó. Cầu danh, cầu lợi thì quả rất là nhỏ. Thay vào đó tu tập bằng nội tâm cởi mở không biên giới thì công đức sẽ là vô lượng . 

Tôi nói rất nhiều lần tu hành theo kiểu thả chim và thả diều. 

  1. Ai tu thì nhớ là việc làm xong lòng không bận tới nữa đó là tu kiểu thả chim.
  2. Tu kiểu thả diều là nói thả nhưng mà còn sợi dây kéo tới kéo lui. 
Con diều bay cũng không bay cao bởi vì độ cao của con diều còn tuỳ thuộc vào độ dài của sợi dây, hiểu không?

Có người làm phước cầu quả gần, có người làm phước cầu quả xa. Cầu quả nào đi nữa vẫn còn nằm trong cái sự chấp thủ. 

Nói vậy không có nghĩa là ta không tin nghiệp báo. Ta tin chứ, ta biết là bố thí sẽ được cái gì cái gì, trì giới sẽ được cái gì cái gì. Chúng ta biết nhưng mà đừng bận tâm trong cái đó. Giống như người ta nuôi bò nuôi gia súc không phải nuôi để lấy phân, mà nuôi để lấy da lấy thịt và lấy sữa, còn cái phân không cần nghĩ nó cũng có. Trên đời chỉ có con Tỳ hưu của Tàu có ăn là không có ra thôi. Vậy mà trong mạng, có người nó ghét mấy ông Sư quá nó kêu là mấy con Tuỳ Hưu. Mấy ông Sư có thói quen rất là đáng tiếc, như là tiền lệ gặp Phật tử chỉ nghĩ mình sẽ nhận. Nếu vị Sư có suy nghĩ như vậy thì cả đời sẽ nghĩ mình là đối tượng nhận mà mình quên chuyện mình phải cho. 

Tôi có kể câu chuyện âm phủ bà con còn nhớ không. Hai đứa bị đoạ xuống âm phủ. Diêm Vương mới nói có hai sự lựa chọn suốt đời là người nhận hoặc suốt đời là người cho, hai đứa lựa cái nào. Đứa thứ nhất nói con muốn làm người nhận, thằng thứ hai nói con muốn làm người cho. Diêm vương nói đứa nào muốn làm người nhận cho nó lên làm ăn mày, suốt đời chỉ nhận thôi. Còn đứa kia muốn cho thì cho nó làm nhà giàu. 

Cái câu chuyện đó sâu lắm, hiểu không? Chưa hết cái này mới lạnh xương sống nè, chuẩn bị lấy mền quấn đi. 

Phật nói trong tâm chúng sanh, Phật nói không cần chết rồi mới hòa , không cần chết rồi mới siêu. Phật nói ngay trong đời sống thường nhật mình sống bằng cái tâm của loài nào thì mình đã vào ngay cảnh giới của cái loài đó trước rồi, hiểu không? Nghe cái này mới teo nè:
  1. Cả đời mà cứ chầu chực, canh me, chờ đợi được cái này cái kia của người khác, đó là sống kiểu Ngạ quỉ. 
  2. Cả đời sẵn sàng sân si gây gổ gây hấn xung đột người này người kia cho ai cũng thấy ghét hết là loài A Tu La. 
  3. Cả đời sống lầm lũi, sống chui rúc, khuất lấp thì đó là Súc sanh. 
  4. Cả đời sống buông xả, yêu thương vị tha đó là Chư thiên. 
  5. Cả đời sống thanh tịnh không hưởng thụ, dốc lòng muốn bớt hết là cõi Phạm thiên. 
Cho nên có một con Ngạ quỉ nó ở gần cốc của một vị Tỳ kheo đắc thiền. Tại sao nó bị thành cái loài này là bởi vì nó sống vắt chày ra nước, keo kiệt. Nó chết rồi nó mới làm loài Ngạ quỉ. Nó đi vòng vòng vòng vòng, mà Ngạ quỉ thì nó nhiều loại lắm, nhưng cái loại phổ biến nhất đó là quỉ đói. Khát nước ngàn năm nhưng khi nhìn vào nước thì nước không còn là nước. Có đứa nó rờ vô nước thành than. Có đứa nó rờ vô nước thành lửa. Có đứa nó vừa chạm tay vô nước thành máu. Có đứa nó rờ vô nước đắng ngắt mà xền xệt. Miễn sao nó không uống được. Còn có đứa cái đầu nó chờ vờ mà cái cổ nó bằng cọng chỉ vậy đó. Theo quí vị nó phải uống bao lâu mới hết khát? Thì cái con Ngạ quỉ này nó đói quanh năm vậy đó, nhiều lắm. Tình cờ hôm đó ổng phát hiện, vì ổng đang ngồi thiền ổng thấy nó đứng kế bên ổng. Ông nói muốn giúp gì. Nó nói con khát nước quá hà. Vị này nói sông đó suối đó sao không uống. Nó nói con chạm vô thì nó không còn là nước nữa .Vị này mới nói ngươi biết lý do tại sao không? Ngạ quỉ trả lời,con không biết, tại sao con sanh vào cái loài gì mà khổ dữ vậy, thì vị này vị nói vắn tắt thôi: “Buông ra, buông hết được hết. Cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết”. Câu này là mình phải học thuộc lòng đó. Từ tài sản cho đến tình cảm ”Buông hết sẽ được hết. Gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết” . Đúng ra mình đọc những câu này nó còn hay hơn mấy câu Nam mô, đọc mà nó chớt quớt hà. Thì nó nghe như vậy được một thời gian, cái lòng nó từ từ nó lại ngấm, nó ngấm bằng cách nào. Thí dụ hồi đó nó suốt ngày nó đi kiếm nước nó uống , ngủ không được nó cũng gáng nó đi kiếm đặng nó dòm. Còn bây nó biết làm lành, mà Ngạ quỉ thì đâu có biết làm lành, nó làm lành bằng cách nào ta. Nó đi khiến, ví dụ như nó biết cái cây cầu đó bước lên sẽ té, té xuống mương nguy hiểm thì nó giúp cho người ta té trên bờ trước để đừng bị té xuống mương.Nó làm cho người ta vấp để biết cây cầu này bị gãy . Hoặc là nó thấy người ta đói người ta khát thì nó dục nó khiến nó hướng dẫn người ta đến cái chỗ nào đó có nước, có đồ ăn. Thì nó giúp nhiều cách lắm, nếu nó biết mình đang khát nước thì nó sẽ khua động tàu lá hoặc tạo ra âm thanh để cho mình chú ý để nó giúp mình. Thì đến một ngày kia khi mà cái nghiệp nó nhẹ rồi, nó có phước rồi. Thì vị Tỳ kheo đó mới nói với nó như thế này: "Làm ngạ quỉ khổ thiệt, nhưng so với con người, Ngạ quỉ nó hơn nhiều lắm con biết không?". Nó mới nói, hơn chỗ nào Thầy. Vị Tỳ kheo nói: "Ngạ quỉ như con chỉ có khát nước thôi, loài người nó khát đủ thứ hết." Nghe như vậy xong, siêu liền. Có nghĩa là không đợi tới chết mới đoạ mà lúc mang thân người là đã đang đoạ rồi. Chỉ là chưa chính thức thôi chỉ cần tắt thở là đi đến cảnh giới đó ngay. 

Con người nó khát tình, khát tiền, khát danh, khát lợi, khát quyền lực, khát đủ thứ. Ngay cả khi biết đạo rồi cũng khát đủ thứ, hành thiền thì mong được cái này cái kia, nó khát đủ thứ. Trong khi, tôi nhắc lại một lần nữa. Đúng. Giải thoát là mục đích để chúng ta hướng tới, nhưng sẽ bậy vô cùng nếu ngồi thiền mà cứ mong đắc. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần. 

Có hai cách tu, 
  1. tu để được cái gì và đắc cái gì và 
  2. cái thứ hai tu để bỏ cái này,bỏ cái kia 
thì cái kiểu tu để bỏ nó an toàn hơn. Vì chỉ khi tu với niệm ý mà để bỏ thì con người rất là dễ thương; cái tay lúc nào cũng xoè ra hết. Còn tu mà để được thì lúc nào cũng nắm hết. 

Mà quí vị biết con khỉ, khi mà nó muốn chuyền từ nhánh này sang nhánh khác việc đầu tiên là nó làm gì ta. Nó phải buông cái nhánh cũ, nó mới qua được cái nhánh khác (29:00)

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng "Vô minh - Hành trình giải thoát" (2-4)

[27/10/2020 - 06:36 - Nguyentonga2501]

Còn tu hành mà cứ nắm như vầy thì có qua được nhánh khác không? 

Thí dụ như ngồi thiền mà thấy hỷ lạc nó rờn rợn rờn rợn thấy đã quá. Trông chờ, ngồi cho nó rờn rợn. 

Thật ra cái rờn rợn không phải là cái mình nhắm tới , mà đó chỉ là tý hoa cỏ trên đường thôi. Cái Chánh của hiền giả Tứ Niệm Xứ là nhìn mọi thứ đang diễn ra, mọi thứ nó đang là cái gì, cái đó mới quan trọng. Còn cái chuyện dọc đường mà nó ngộ ngộ kệ nó. Cái bậy nhất của hành giả là được ba mớ là chìm sâu trong đó đi không xa. 

Bữa hổm tui kể một bài Kinh. Đó là Đức Phật cùng với ngài Ananda đi trên bờ sông thì Phật nhìn thấy khúc gỗ trôi. Phật hỏi này Ananda ngươi nghĩ khúc gỗ ấy có trôi ra biển được không. Ngài Ananda bạch Thế Tôn vì nó có thể bị tấp vào bờ, có thể bị người ta vớt, có thể nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, có thể mục giữa đường hoặc là nó bị gãy. 

Chúng ta tu hành cũng vậy khi mà có cái lòng đắm đuối cái gì đó thì coi như là đang bị mục. Bởi vậy cố gắng giải thoát là gì, là sự buông bỏ. 

Bản thân hành trình giải thoát là sự buông bỏ.  Mình đi đến cái cứu cánh là gì? Là giải thoát. Giải thoát là không bị ràng buộc nữa. Chúng ta phải giải thoát ngay trên đường đi. Đi đường tu là trên đường đã hướng đến giải thoát rồi, là ta đã buông rồi, ta giải thoát từ từ rồi. 

Còn đằng này muốn hướng đến giải thoát mà trên đường đi muốn cứu quỉ, cứu yêu, vác, ôm , cầm, xách, nắm tùm lum là vì sao? Đó là lý do tại sao quí vị có phòng mạch đó. Dầu không có khách nhưng mà dầu bác sĩ Tây y hay là y sĩ Đông y thường là người ta không có khám mạch liền, họ để quí vị ngồi một chút quí vị biết không . Tại sao vậy, là để cho kinh mạch nó trở lại bình thường. Để thực hiện việc bắt mạch chính xác , thì đầu tiên cái cơ thể mình nó phải thuận ứng, nó phải thích hợp. Chứ còn nó đang lăng xăng lăng xăng, lúc mà đi bộ ở ngoài nắng vô hay là đi ngoài tuyết mà vô, cơ thể mình đang trong tình trạng xáo trộn, mình phải để cho nó lắng xuống thì việc bắt mạch mới chính xác được. Thì việc giải thoát cũng vậy, trước khi mà đến giải thoát thì mình phải lắng trước. Cho nên trong Kinh có ghi rất rõ. Vị Tỳ kheo có niệm có định, biết thiền quán thiền chỉ là định, nhờ niệm nhờ định tâm mới được khinh an , có khinh an mới có định tĩnh,có định tĩnh mới có trí tuệ, có trí tuệ mới có ly tham, có ly tham mới có nhàm chán và mới có giải thoát. Quan trọng lắm, Có nghĩa là mình phải lắng trước, các vị có thấy cái chữ ly tham và nhàm chán có thấy cái đó không, cái đó quan trọng lắm, phải buông mới đắc được. Cho nên có hai kiểu tu, 
  1. một là kiểu tu để không còn phàm, 
  2. thứ hai kiểu tu để được đắc thánh. 
Hai kiểu tu này quí vị nghe thấy nó giống hay khác?

(32:39)
[27/10/2020 - 08:46 - Nguyentonga2501]

Nghe nè, tu để không còn là phàm, còn cái thứ hai tu để đắc thánh. Hai cách nghĩ nó rất là khác. 

Tu để không còn là phàm có nghĩa là trong suốt hành trình đó mình cứ để ý tham sân si tật xấu này nọ là mình cứ dòm nó. Để mai mốt dòm nó không còn nữa thì thôi. Đó là kiểu tu không còn là phàm.Còn tu để đắc thánh, cái để ý cái này sáng giờ chưa có nè, chắc là đắc thánh rồi. Hiểu không? Vì sao vậy, vì cái phàm thì mình biết rất là rõ. 

Còn thánh thì mặt mũi vuông tròn dài ngắn ai biết đâu? Cho nên khi tu mà để cầu thánh là nguy hiểm trăm bề. 
  1. Thứ nhất, tu bằng cái lòng trông đợi không hà.
  2. Thứ hai, cái thánh mặt mũi nó ra sao mình đâu có biết đâu, thế là hiểu lầm tha hồ. 
Đi tu mà cầu đắc thánh, cái lòng luôn luôn mong đợi, mà nó càng mong đợi thì càng xa cái quả vị giải thoát. Vì giải thoát là buông, còn đằng này mình cứ nắm. 

Có bữa tôi kể ở tại đây nè. Có anh chàng ảnh đi học võ với sư phụ. Ảnh hỏi sư phụ ảnh, chừng nào con mới có thể tốt nghiệp hả thầy. Ông thầy mới nói tùy con nỗ lực.

Ảnh nói nếu như con nỗ lực ngày đêm không ngừng thì khoảng bao lâu ? Ổng nói nếu mà cái đà của con hiện tại thì mất khoảng mười năm.

Ảnh nói còn nếu mà con nỗ lực gấp đôi thì sao. Ổng nói khoảng hai chục năm.

Ảnh nói bây giờ con tăng lên gấp ba thì sao. Vậy thì ba chục năm.

Anh học trò ảnh nói: "Sao kỳ vậy thầy?"  Ổng nói càng nôn nóng càng hư việc. Hiểu không?  Bây giờ hiểu chưa?

Bất cứ võ thuật hay bất cứ học thuật nào trên đời, nôn nóng nó dễ dẫn đến nhầm lẫn và lỡ tay lỡ chân lắm. Xẩy tay xẩy chân. Bất cứ chuyện gì cũng vậy. Giỏi bằng trời cũng phải có cái căn bản.  Chớ mà lơ mơ nôn nóng, nó lỡ thầy lỡ bạn, rồi hư bột hư đường nha! Cho nên ảnh nói nếu con nổ lực gấp ba thì sao.Thì ông thầy ổng nói thấy con nôn nóng kiểu đó thì ta chỉ có lo cho con thôi. Con phải bình đạm , thứ hai con phải bình thản. Chứ con nôn nóng kiểu này, ra đường con đánh người ta trào máu. Bởi vậy, dân nhà võ càng giỏi thì nó càng điềm đạm, khả năng nhịn nó giỏi hơn người bình thường. Vì nhiều lý do, 

  1. thứ nhất trong thời gian học võ là nó đã chịu đựng cái đau quen rồi, 
  2. thứ hai nếu nó ra tay một ngón thôi thằng kia có nước nhập viện thôi.
  3. Do điềm đạm lâu rồi, bình tĩnh lâu rồi với kiến thức một người có võ nó biết mấy cái đau đớn mà người ta tấn công không có thấm gì nó hết. 
  4. Mà nếu thấm thì nó nhịn được thì nhịn. 
Còn mình không có võ, mình thấy mình biết, nếu nó đập vô mặt mình xịt máu, lúc đó mình hết hồn rồi, thì mình phải cho nó chảy gấp đôi luôn mình mới chịu. Mà nói dân nhà nghề đánh nó không biết đau đâu. Kệ cho nó đập thoải mái. Người ta sẵn sàng chịu té, sẵn sàng bị đánh; nhưng mà họ đưa những chỗ không nguy hiểm, mà khi mình đưa chỗ không nguy hiểm thì như nó đang mát xa mình thôi. Nó đấm mình xong nó còn phải trả tiền nữa là khác. 

Cho nên khi mà học đạo hay học đời, cái chuyện đầu tiên là cởi mở, phải cởi mở trước. Còn khi mà mình bị gắn chặt vào cái mục đích thì nên nhớ: Mục đích mình không quên, nhưng không nên biến mục đích trở thành ra một rào cản. Mình cứ bị gắn chặt. Các vị muốn làm giàu, các vị muốn trở thành bác sĩ tiếng tăm tiền bạc chuyện đó không ai cản, nhưng mà muốn gì thì muốn trong lúc học bài quí vị phải buông hết, quí vị chỉ tập trung bài vở thôi. Hiểu khô Chứ mỗi lần vở bài ra cứ thấy villa, khách sạn, nhà hàng...tùm lum vầy sao mà học? Cái chuyện đó mai mốt ra trường rồi tính, nhưng bây giờ thì sau khi mình đặt mục đích trước mặt, rồi thì phải quên. Nghe rất là kỳ. Sau khi treo cái mục đích xong rồi thì phải quên nó. Tập trung vô bài vở.  Hiểu chưa? 

Chuyện tu tập y chang vậy, mình biết là mình không thể tiếp tục sanh tử nữa. Lúc tôi còn trẻ, còn khỏe tôi cũng yêu đời lắm muốn thành Phật lắm và tôi nghĩ trước sau cũng Niết bàn, thôi thì trước khi mình chết mình huy hoàng một trận. Cái gì mình cũng biết. Đến khi có tuổi rồi, nghe nó mệt. Tôi nghĩ muốn thành Phật rất là lâu. Mà phải thôi, vì:

  1. thứ nhất là cái số người mà mỗi một vị Phật mà độ được chỉ là một nắm cát trong sa mạc thôi. Hiểu không? Chúng sanh nó nhiều lắm. 
  2. Còn thứ hai nữa là vô số lần bị bệnh bị già , rồi mổ , nằm sợ chết, nằm buồn, rồi tiếc nuối, rồi luyến thương. Tôi thấy mệt lắm.
Những cái đó mình nghĩ: "Sao tui nhìn tui còn thấy dễ ghét. Tui độ được đứa nào, Trời? Hay đi một mình." 

Cho nên càng lớn tuổi, tụi tui càng tiểu thừa.

(37:51)


[28/10/2020 - 09:18 - Nguyentonga2501]

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng "Vô minh - Hành trình giải thoát" (3-4)

(37:51)

[28/10/2020 - 09:18 - Nguyentonga2501]

Tui chắc có lẽ nếu tui đủ duyên thì cuối cùng trên cái trái đất này nè. Còn nếu trễ kiếp này, thì cho đến lúc xá lợi gom lại Bồ Đề Đạo Tràng. Trong Kinh nói Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài chỉ trụ thế có bốn mươi lăm năm thôi sau khi thành Phật. Nhưng cái số người có duyên để nghe Pháp Ngài thì nhiều lắm. Có một điều là trong số đó, có người có duyên gặp Ngài trực tiếp. Có một số người họ phải trải qua mấy ngàn năm sau họ mới có duyên gặp. Cho nên Ngài có chú nguyện khi mà đủ năm ngàn năm thì xá lợi của Ngài từ khắp nơi nó sẽ gom về Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài hiện thành một vị Phật có đủ tướng tốt và thuyết Pháp suốt bảy ngày bảy đêm. Sau đó, thì cái bức tượng đó tự bốc cháy và vĩnh viễn không để lại dấu vết. 

Mình muốn cái gì thì chuyện đầu tiên mình phải sống thiện trước.

Trong sống thiện có hai nhánh:

  1. một là thiện để đi vào: Thiện để đi vào là làm thiện để cầu cái này cầu cái kia.
  2. thứ hai là thiện để đi ra: Tu hành tạo công đức nhưng không có cầu quả nhân thiên mà chỉ mong giải thoát.
(Thiện để đi vào là làm thiện để cầu cái này cầu cái kia. Còn cái thứ hai là làm thiện để đi ra có nghĩa là tu hành tạo công đức nhưng không có cầu quả nhân thiên mà chỉ mong giải thoát cái đó gọi là làm thiện để đi ra. )

Trong cái trường hợp đi ra đó nó có bốn trường hợp: 

  1. tu dễ mà đắc khó,
  2. tu khó mà đắc dễ, 
  3. tu dễ đắc dễ,
  4. tu khó đắc khó.
Tu dễ đắc khó là tu trong cái điều kiện rất là thoải mái nhưng mà đắc thì rất là chày chặt hoặc là một định nghĩa nữa cũng trong Kinh.Chính đức Phật Ngài nói là có trường hợp chữ dễ đây nghĩa là những điều kiện, mà cũng có chỗ Ngài nói là những đề mục. Có đề mục sạch sẽ dễ kiếm thì gọi là tu dễ. Còn cái tu khó là tu trong một cái đề mục mà điều kiện khó khăn hoặc là với cái đề mục mà khó tìm, khó ngửi, khó nhìn. Hiểu không? 

Do vô minh trong Bốn Đế nên mới dẫn đến sáu khuynh hướng tâm lý. Từ sáu khuynh hướng tâm lý nó mới dẫn đến hai cái cách sống ác và sống thiện. 

Đúng ra người có huệ căn nghe hai cái này là đủ để có nội dung sống nội dung tu hành rồi.Tùy vào kiểu thích và ghét của mình, mình thích cái gì mình ghét cái gì thì mình sẽ hành động theo cái hướng đó. Cho nên Mỹ có một câu thế này: ''Anh hãy nói cho tôi biết năm chuyện mà anh ghét nhất và năm chuyện mà anh thích nhất. Tôi sẽ nói con người của anh như thế nào''. Vì chính cái thích và cái ghét của mình nó mới đẩy mình về một cái hướng sống, một cái hướng hành động mà không giống người khác. Và đến cái chuyện tu hành cũng vậy, chính vì mình thích cái này mình ghét cái kia cho nên cái kiểu tu của mình cũng không giống.

Tôi thấy có nhiều tăng ni và hành giả nhà tranh vách đất đối với họ không thành vấn đề, miễn là chỗ đó có Phật tử lui tới, chứ tu mà không ai đi tới cũng buồn. Có người họ không quan trọng khách họ còn sợ khách nữa; họ chỉ mong có một chỗ,ngày có bữa cơm đạm bạc nhưng mà chỗ đó vắng sạch. Vắng và sạch là họ chịu. Ở Miến Điện thì lại khác, chỉ cần ở đâu có thiền sư ngon lành, họ tu tập được tiến bộ. Còn cái chuyện ăn gì ở ra sao không thành vấn đề. Tại vì họ ở dơ nhất thế giới nhưng mà họ dơ bên ngoài, họ sạch bên trong. Chứ đừng có tưởng họ tệ. Mình tu, không cần sướng nhưng cần sạch, không cần sang nhưng cần tiện. Còn ai cảm thấy không cần tiện không cần sạch thì quá dễ, quay trở lại chùa Miến tu tiếp hoặc là lên núi tu một mình. Nhưng mà nếu nói tới người sơ cơ buổi đầu thì chắc không cần sướng chỉ cần tiện, không cần sang cũng phải cần sạch. Bởi nhiều người họ chưa có quen, họ có gan họ rời bỏ cái nhà một hai triệu của họ mà họ về, đó là họ giỏi rồi. Bây giờ vô đó mà đày họ thêm cái vụ mà ăn dơ ở dơ thì tôi nghiệp lắm. Họ muốn tu nhưng có nhiều người, họ nói mà giống như họ rưng rưng vậy. "Con muốn quá Sư ơi, mà nóng chịu không nổi, ăn chịu không nổi." Có nhiều bà nổ: "Có gì đâu? Em đi, em thấy có gì đâu?  Tới chừng điều tra ra điều kiện bả trong nước tệ hơn bên đây. Về mở dùm tôi cuốn Thanh Tịnh Đạo, coi dùm tôi cái phần giải về Định. Trong đó có nói đến điều kiện trú xứ thích hợp cho các hạng hành giả. Tập đi.

Tôi muốn những người học phải coi, phải làm được ba việc sau đây:

  1. Thứ nhất học giáo lý mà lúc nào cũng phải có cái nhìn toàn cảnh (tổng quát) (Overview). Tôi ghét nhất là ông thầy dạy cái gì, chỉ biết có cái đó không, mà tôi muốn quí vị có cái toàn cảnh. Học với tôi là phải có Overview.
  2. Thứ hai học kiểu gì không cần biết, tôi dạy cái giống gì không cần biết, nhưng mà lúc nào những cái học đều có thể đưa qua Pháp hành được.Chứ không phải học cho biết bỏ túi, không phải. Tất cả cái học đều đưa qua pháp hành được, và 
  3. cái thứ ba tất cả những người học với tôi đều được đề nghị liên tục và liên tục là làm quen với cái chuyện tra cứu. Đừng có dại dột cắm đầu nghe ông sư phụ trăm phần trăm, sai bét. Vì sao? Vì làm sao ổng nhớ hết. Thứ hai nhiều khi ổng diễn vậy. Ai biết?
Cho nên làm gì thì làm phải nhớ ba điều này; thứ nhất học giáo lý để có cái toàn cảnh, tổng quát. Thứ hai học gì thì học nhưng mà phải nhớ những cái mình học hoàn toàn có thể ứng dụng vô trong cái chuyện hành trì, chứ không phải học cho vui là sai rồi. Học giáo lý mà để cho vui là sai bét. Cái thứ ba là phải có khả năng và phải có nhu cầu, phải có hứng thú để tra cứu. Tôi giảng cái gì, tôi kêu đọc cái Kinh đó, giảng hơi lâu lâu tôi kêu đọc thêm cái Kinh đó, nhớ cái đó nhe.

Thì ở đây quí vị vào cái phần Định. Cái phần đầu tiền của phần Định là trong đó nói về cái điều kiện trú xứ thích hợp cho các loại hành giả. Có những hành giả thích ngồi ngoài mái hiên hành thiền. Có vị thích vô trong đóng cửa còn kéo màn, sập mùng, trùm mền, nhắm mắt thiền. Còn cái chuyện kiếp trước học là cái con cóc con ếch thì mình không biết phái trốn trong hang. Nhưng có nhiều vị cắt cóc cho vui chỉ để trốn mưa thôi chứ họ thích ra ngồi ngoài mái hiên, hoặc ra ngoài rừng ngồi. Trong đó ghi rất rõ tình trạng sức khỏe, tình trạng tâm lý của mỗi người, đôi khi phải hợp với rừng, với gốc cây, hang động trời chống. Có người cần phải có am thất kiên cố chắc chắn. Có người chỉ cần sơ sài đại khái qua loa. 

Anh cơ tánh gì tôi không biết nhưng có bốn điều anh phải nhớ. Đó là Pháp Tài Lữ Địa:

  1. Pháp là đề mục thích hợp
  2. Tài là điều kiện sinh hoạt OK,
  3. Lữ là thầy bạn cũng phải OK,
  4. Địa là trú xứ phải OK.
Thiếu một trong bốn cái này khó tu và đương nhiên là tôi có một đề nghị nhỏ. Cái này không phải đề nghị mà nhắc. Quý vị thử đi, một khi đã qua đó, một tuần hay mà có cái gan như vậy đó, một tháng. Mình thử là một hành giả hết mực, có nghĩa là cái gì cũng buông hết. Phải  thiền tông Bắc truyền có một câu truyện rất nổi tiếng. Đó là câu truyện công án. Một người đang cắn chặt một nhánh cây ve ra ngoài vực thẳm ngàn trượng. Nếu có ai hỏi ông ta cái gì, ông ta có nên trả lời không.Thì cái câu đó nó có nhiều cái cách diễn giải lắm. Nhưng mà diễn giải theo Nam truyền rất là hay. Đó là khi một người mà chuyên tâm tu thiền rồi họ không muốn mở miệng. Thứ nhất mở miệng là phải nói về đạo, mà nói về đạo biết nói sao đây khi mình đang hành đạo? Để giải thích về thiền thì phải nói rằng chỉ có người hành thiền mới biết thôi. Tất cả những cái gì mình học chỉ là lý thuyết ở ngoài hành lang thôi.  Chứ còn để bước vào bên trong thì phải là hành giả. Cho nên chuyện thứ nhất, bước vào cái khóa tu chuyện đầu tiên: đó là hạn chế không có trao đổi, mình phải nhớ rằng mình đang cắn cái nhánh cây. 


  1. Không trao đổi là vì không thể dùng ngôn ngữ diễn tả cái điều không thể giải thích. 
  2. Thứ hai không cần thiết khi chúng ta phải mở miệng.
Tôi nhớ có một câu chuyện rất là kỳ nhưng đối với tôi câu đó rất thú vị và nó rất là ý nghĩa. Có một vị tăng nổi tiếng ở trong Nam đi ra ngoài Huế đến thăm Ôn Thiền Lâm tức là hòa thượng Hộ Nhẫn.Thì khi vị này đi ra thì các Phật tử địa phương họ tới họ thăm. Rồi đám lữ họ thăm đến chiều tối họ đi về, còn kẹt lại một hai ông nam.Thì y ta nghĩ y ta là nam nên ở thoải mái y ta không có màng tới giờ giấc. Nói chuyện từ bảy giờ tám giờ chín giờ mười giờ mười một giờ.Thì Ngài nghe nói chuyện tiếng cười Ngài mở cửa ra. Ngài nói: ''Khuya rồi đi nghỉ mai dậy sớm''. Ngài đóng cửa lại. Lát sau thì cũng rầm rì rầm rì một hồi. Không phải họ lỳ. Họ tính đứng dậy rồi nhưng mà tại vì nó bắt chớn bỏ không được nên nói tiếp. Lát sau Ngài mở cửa ra: ''Khuya rồi nửa đêm rồi''. Ngài đóng cửa lại. Tới lần thứ ba,gần một giờ rồi. Lần này Ngài mở cửa: "Đã nói từ vô lượng kiếp bây giờ vẫn còn nói''. 

Cái câu đó hay vô cùng. Cái câu đó tôi nghe kể lại thì cái người kể tôi nghe họ kể họ cười, nhưng mà tôi thấy cái câu này...Có nghĩa là kể từ bây giờ bất cứ ta làm cái chuyện gì ta phải nhớ rằng ta làm cái chuyện này từ vô lượng kiếp rồi. Mà tới bây giờ nếu thật sự cần thì mình mới làm chứ nó không cần lắm thì...tôi nói hiểu không. Cái chuyện gặp nhau, pha bình trà, ngồi hàn huyên. Cái đó mình làm từ vô lượng kiếp rồi mà bây giờ còn mắc cái chứng gì thiếu thốn gì mà còn làm nữa? Mà nói cho cùng có nhiều cái quay phim chụp hình thì rất đẹp nhưng xét về nội dụng, tệ vô cùng. Đó là cái tâm sự. Thật ra chúng ta không có cái gì để tâm sự. 

Tâm sự nó có hai:
  1. một là đem chuyện buồn của mình nói cho người ta nghe, người ta có giải quyết được cái gì đâu.
  2. Thứ hai là kể chuyện vui của mình cho người ta nghe mình càng vui thêm nữa.
Cho nên chúng ta không có cái gì để nói cho nhau nghe hết.Trừ khi nói mà để hỗ trợ nhau. Còn nếu không phải để hỗ trợ nhau thì tất cả mọi cái sự trao đổi rất dễ là vô nghĩa và vô duyên.

Cho nên bắt đầu làm chuyện gì hãy nhớ câu chuyện tôi vừa kể đó. Mình đã làm cái chuyện đó từ vô lượng kiếp rồi. 

Có những cái thiền viện ở bên Nhật có những cái rất là hay. Vào trong đó chuyện đầu tiên bước vào là bao la. Thiền viện rộng lắm cả năm mươi mẫu cả trăm mẫu. Chỗ bắt đầu vô, họ làm cây đà cái cây ngang và họ để hàng chữ ''Hãy học cúi đầu''. Cái câu đó hiểu sao cũng được hết. Rồi đi một đổi nữa thì cái lối đi từ khu A mà qua khu B nó có cái cổng thay vì người ta để đi luôn nó làm cái cây ngạch cửa to đùng bằng gỗ.Thì lần này họ để ''Hãy học pháp nhìn xuống chân''. Rất là hay. Có nghĩa là hai câu đó muốn hiểu sao cũng được hết.  Đúng không? 

Học được hai cái đó đã là tu rồi quý vị. Mới bước vô là ''Hãy học cúi đầu'', rồi vô trong thì ''Hãy nhìn xuống chân''. Và chưa hết còn một cái này nữa.  Trong thiền viện có một cái quy định là chỉ nói cái gì cần thiết. Nếu hành giả nào mà bị phát hiện ba lần nói chuyện không cần thiết thì họ sẽ bị mời đi. Mình chỉ được quyền hỏi những câu thí dụ như là ''cái chổi quét nhà ở đâu rồi?" hoặc là ''Tôi cất cây chổi này ở đâu?''  Mấy câu đó thì OK. Còn không nữa thì tất cả hành giả điều có khả năng nhận xét những cái câu trao đổi nào đó mà được coi là không thật sự cần thiết. Ví dụ nói ''Bữa nay lạnh quá hé.'' là cái câu không cần thiết, như mấy đứa khùng nó đâu biết lạnh.

Tôi biết nãy giờ tôi nói cái này có người nói tại sao mà ổng nói chi li, nhưng mà mấy cái đó là cái mình phải nhớ. Hồi sáng tôi có kể cho một số người trong phòng trong này nè. Mình lên mình trình pháp, mình nói tùm lum hết, thì thiền sư đợi mình nói xong thiền sư chỉ hỏi nhẹ thôi: ''Nãy giờ nói có chánh niệm không?''. Nãy giờ you nói you trình pháp đó có chánh niệm không, nói dóc thì thiền sư biết chứ, ổng nhìn bô lô bô la ổng biết.Ổng chỉ hỏi một câu nhẹ ''Nãy giờ có chánh niệm không?''.Nếu mà anh tu hành ngon lành, thì từ lúc anh có cái ý muốn lên đây gặp tôi là anh đã có chánh niệm rồi. Và từ đó anh đi lên đây là anh đã đi chánh niệm, và bắt đầu anh mở miệng là anh đã có chánh niệm. Cho đến khi tôi hỏi anh là anh vẫn tiếp tục bằng chánh niệm.Là đối với hành giả thứ thiệt. Còn đằng này là nhiều người, sẵn đây tôi nói luôn. Rất nhiều hành giả Việt Nam bị một thứ bệnh kinh khủng đó là bệnh đồng hồ.Cho rằng ta chỉ có tu theo cái đồng hồ, thường mình quy định hai tiếng, thì ngoài hai tiếng đó ra mình thoải mái, cái đó là sai. 

Hành giả có ba hạng: Hạ,Trung và Thượng: 

  1. Hạ là tu theo cái đồng hồ,. Ngoài cái giờ tu ra muốn làm gì cũng được, muốn đi đâu cũng được, muốn gặp ai cũng được.Đi đâu làm gì gặp ai cũng được đó là bậc Hạ.
  2. Hành giả bậc Trung cũng tu theo cái đồng hồ, nhưng ngoài cái giờ hành thiền ra chỉ làm toàn cái việc lành không hà, lao dịch, chấp tác, quét dọn, rửa ráy, nấu ăn, coi kinh sách, nghe băng giảng thì đó là bậc Trung.
  3. Còn bậc Thượng thì không. Từ cái lúc mở mắt trên giường, lúc đầu ngày cho đến lúc khép mắt lại, trước giấc ngủ đêm, chánh niệm liên tục, chứ không có cái vụ treo đồng hồ là không có.
Thì tùy mình thôi. Tùy mình bậc thượng bậc trung bậc hạ. Nhưng mà phải nói. Tôi hỏi bà con cái này, bà con trồng một cái cây. Bà con tưới thiệt là nhiều nước trong vòng ba ngày, rồi sau đó mình để mười ngày khô, rồi mình tưới tầm tã ba ngày được không,
? Dù tôi có tưới bù nhưng vấn đề trong suốt mười ngày bỏ không đó, nó sống bằng cái gì? Ở đây cũng vậy,không thể nào tu theo cái kiểu đồng hồ. Tập trung rồi ngồi ròng, rồi tùm lum hết. Cuối cùng, buông ra cái để cho chánh niệm nó chết khô. Sống lăng xăng lăng xăng cho đã. Rồi tới giờ, cái quay trở vô xếp bằng nữa thì còn khuya nó mới thành tựu. Thứ hai tôi nhắc lại một lần nữa,tôi vừa xài chữ thành tựu. Đúng là cái chữ đó tôi không vừa ý lắm nhưng mà tôi chỉ mượn tạm. Thành tựu đây có nghĩa là gì? Có nghĩa là mình không có làm chủ được chánh niệm mà chánh niệm lúc này nó không còn là của mình, lúc có lúc không. Mình phải làm sao chánh niệm nó là một món đồ lấy trong túi ra, có nghĩa là dễ dàng. Nên nhớ cái này, một người có khả năng chánh niệm liên tục, lothì người đó mới có thể tranh thủ cái cơ hội kiếm đạo. Bởi vì cái Ba La Mật của mình theo mô tả trong Kinh. Một người đã tu một trăm ngàn đại kiếp, nhưng không phải lúc nào ở trong cái kiếp đó cũng có thể kiếm đạo giống nhau. Cái Ba La Mật nó không giống như tiền. Tiền thí dụ tôi có một trăm ngàn trong nhà bank thì tôi muốn rút lúc nào tôi rút. Nhưng mà cái Ba La Mật không có. Có những thời điểm ở trong đời của mình, là thích hợp nhất để cho cái Ba La Mật đó chín mùi. Còn một lúc khác thì nó sẽ không thành. Nhớ cái đó chứ đừng có tưởng là "không sao Sư." Trí tuệ nhiều cô Phật pháp giỏi. Cô trí tuệ không sao, chắc lúc nào cô cần là cô vô ngồi giống y chang vậy. Không phải. Cái giây phút mà tốt nhất đó, một năm như vậy, một tháng như vậy nó chỉ được một hai lần thôi. 

Cho nên cái người mà chánh niệm liên tục là họ: 
  1. không có bỏ lỡ cơ hội (1:25:28).
  2. Thứ hai là mình không biết mình chết lúc nào.
  3. Thứ ba là làm chủ được cái nghiệp, có nghĩa là khi mình sống liên tục như vậy mình sẽ không làm cái gì để mình phải hối hận. Hiểu không?
Nó quan trọng lắm và có rất nhiều người ở đây có thể vì tò mò đến nghe. Quí vị cũng rất là ngạc nhiên tại sao Kinh điển trùng trùng mà tôi cứ đè Tứ Niệm Xứ ra tôi nói hoài. Là bởi vì, suy cho cùng học bao nhiêu đi nữa cũng chỉ nhắm về một mục đích duy nhất trong đạo đó là sống tỉnh thức

Chỉ có sống tỉnh thức thì anh mới có thể trau dồi tất cả hạnh lành, nhớ nhe.

Tôi nói chậm thật là chậm chỉ có sống tỉnh thức thì anh mới có thể dọn đất cho tất cả hạnh lành. Tin tôi đi, phải tin chuyện đó, phải sống chánh niệm thì anh mới có cơ hội anh mới dọn được bãi đất ngon lành cho tất cả các hạnh lành. Còn khi mà anh sống không có cái kiểm soát, không có tỉnh thức thì rất là nguy hiểm. Lúc đó nội tâm bị xem là bỏ ngỏ. Ở đây có ai hiểu chữ bỏ ngỏ không?  Bỏ ngỏ có nghĩa là khỏa lấp.

http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/B%E1%BB%8F_ng%E1%BB%8F
Bỏ ngỏ:
Động từ

để trống, không đóng kín, không có sự phòng thủ
bỏ ngỏ cửa sổ cho mát, 

giặc chạy trốn, để thành bỏ ngỏ
(vấn đề khoa học) để trong tình trạng chưa được giải quyết, còn chờ nghiên cứu thêm
trong lĩnh vực này, nhiều vấn đề còn đang bỏ ngỏ


Nhưng có một chuyện này nữa quan trọng. Chánh niệm liên tục nhưng bằng sự thanh thản chứ không phải bằng cái sự gượng ép, khiên cưỡng, gò bó. Thí dụ ngay cả hành thiền quan sát hơi thở là để tự nhiên lựa một tư thế thoải mái. Cái chuyện ngồi kiết già đưa hai cái lòng bàn chân lên, hay là bán già chỉ đưa một bàn chân lên, hoặc là kiểu ngồi Miến điện chân trong chân ngoài; thí dụ như vậy cái đó không quan trọng cách ngồi nào thoải mái thì thôi, còn cái bàn tay thì muốn để lên đây cũng được để vịnh lên đầu gối cũng được để ngửa vầy cũng được. Có nhiều người giáo lý không chịu học, thiền không lo thiền mà cứ thắc mắc hai cái tay để làm sao, để tay phải trên tay trái hay là tay trái trên tay phải. Tui hỏi chứ cô tính làm mẫu để đúc tượng hả cô mới nên hỏi cái đó, chứ nếu mà cô có ý tu thì cô làm cái gì cũng được miễn là ở trong đó. Chiếc xe bò không chạy thì đánh con bò chứ không đánh cái thùng xe. Hiểu không? Ngồi thiền thì giải quyết cái tâm chứ không có đi giải quyết cái vụ ngồi kiểu gì. Hành giả thứ thiệt có thể họ ngồi rất là thấy ghét miễn sao họ thoải mái thôi. Nhờ vậy họ có thể ngồi lâu. Mặc dầu ngồi lâu không phải là tiêu chuẩn để đánh giả hành giả. Hiểu không ta?

Nhưng nếu khả năng ngồi lâu được vẫn tốt hơn. Vì sao? Vì một ngày có bốn cái tư thế đi đứng nằm ngồi. Nếu mà chia đều ra được thì sức khỏe rất là tốt. Chứ chìm sâu trong một hoặc hai tư thế không nên. Hiểu không? Rất là phản khoa học. Phải chia đều ra một cách hợp lý. 

Có đi có ngồi có nằm, tinh tấn bằng trời hãy nhớ rằng ta không phải là A La Hán. Nên cái giờ ngủ đừng để thức quá. Và ta không phải là A La Hán, nên dầu ta có ăn uống đạm bạc cách mấy ta cũng không thể bảo đảm là ta không bị thiếu chất, không bị dư chất. Hiểu không? Chứ đừng có cực đoan quá, tu là phó mặc cho Tam bảo, tu là cúng dường thân mạng cho đức Phật. Rồi thề thốt cho đã, rồi mình sống phản khoa học được ba bữa nó lật ngang. Có hiểu không? Tôi cấm tuyệt đối cái chuyện cực đoan, quá khích. Hồi giáo thật ra cũng không có tệ, nhưng vì cái thành phần quá khích nó làm cho Hồi giáo trở thành kẻ thù chung của nhân loại. Hiểu không? Quả thật rất là bậy. Bất cứ một cái hệ thống tư tưởng chủ nghĩa học thuyết nào về chính trị hay là về tôn giáo mà khi nó lọt qua cái khu gọi là cực đoan quá khích thì nó đều bậy hết. Cái cực đoan rất là bậy. Đạo đức hay ho cách mấy, minh triết văn hóa cách mấy mà hễ nó dính vô cái mùi của cực đoan là bắt đầu nó bậy rồi. Tin tôi đi, thiếu quá cũng không được mà dư quá cũng không nên. Nhớ nghe, cái này cực kỳ quan trọng.

Cho nên hành giả ngoài cái việc không ngừng trau đồi chánh niệm là một. Không từ chối những cái cơ hội tu tập các hạnh lành, thì toàn thời gian chỉ có sống chánh niệm. Nhưng mà ở đây tôi nhắc lại một lần nữa .Nếu quí vị có cái đại nguyện trở thành nhân vật lớn như là Phật Tổ hay là Phật Toàn giác thì thôi tôi không có bàn tới vì cái nguyện lớn phải chấp nhận đi xa. Còn nếu quí vị chỉ dốc lòng cầu giải thoát ngay trong đời này kiếp này thì làm ơn nhớ dùm cái này. Ta không có lý do gì mặc cảm, ta tuyệt đối không có lý do gì mặc cảm, tự ti rằng mình không có đủ phước lành để đắc đạo. Vì mình có biết cái khỉ gì mà mình tự ti; mặc dầu đặc biệt cũng không nên tự tôn. Có nhiều người kêu họ đừng tự ti họ nhảy qua tự tôn. Ta không nên tự tôn nhưng cũng không nên tự ti. Có nghĩa là ta phải nhớ rằng, nếu ta dốc lòng cầu giải thoát thì tại sao ta không thử. Nên nhớ cái câu này: Nên phát huy Ba La Mật chứ đừng có tu bằng cái tâm trạng vun bồi Ba La Mật. 

Phước lành có hai: một là phước để đi ra và phước để đi vào.

Khi mình làm phước mà cầu quả này quả kia thì đó gọi là phước Hữu lậu.

Còn khi mình làm các công đức bố thí phục vụ mà với lòng cầu giải thoát thì cái đó gọi là phước Ba La Mật. Hiểu chưa? 

Chữ Ba La Mật từ cái tiếng Phạn là Pàramità, có nghĩa là cũng cái việc làm đó nhưng khi được thực hiện bằng cái mục đích giải thoát.

Cũng công đức mà được làm với mục đích là cầu quả nhân thiên mong cho con được cái này cái kia...Cái đó gọi là phước Hữu lậu, có nghĩa là cái phước mà nó còn vướng kẹt ở trong ba cõi sáu đường. Còn cũng cái phước y chang như vậy, cũng rửa chén chùi cầu, nhưng cầu giải thoát, mong hướng tới quả giải thoát thì cái đó gọi là phước Ba La Mật (Pàramità).

Pàramità đó là cái pháp môn để đưa người ta qua cái bờ khác, gọi là đáo bỉ ngạn hoặc là Ba La Mật Đa. Bởi vậy mới có cái câu minh chú là ''Gaté gaté, paragaté, parasam-gaté, Bodhi svaha''(Hãy đi hãy đi,hãy qua bờ bên kia,hãy lìa bỏ bờ này,đừng có tiếp tục dặm chân tại chỗ)(1:36:16)

[30/10/2020 - 08:41 - Nguyentonga2501]

Hay vậy đó . Cho nên tôi mới biết một câu chuyện đó là. 

Hồi Đầu Thị Ngạn Thiền Viện có bốn mươi mẩu đất thì ngẫu nhiên giữa miếng đất có con suối . Thiền sư mới làm một cái cầu, đặt tên bên kia là Bờ Mê, bên đây là Bến Giác. Bên Bờ Mê gồm có nhà bếp,có nhà khách. Còn Bến Giác thì có chánh điện. 

Ngày Chủ Nhật, thiền sư thấy bên Bến Giác vắng hoe, mới hỏi ông thị giả: 

-- Hành giả đi đâu rồi ?
-- Bữa nay nó qua bên Bờ Mê hết . Bên đó có đổ bánh xèo.

Xưa nay bờ mê bến giác là hiểu theo nghĩa bóng .  Bữa nay Trẫm mới lôi nó trở về cái phàm trần. Mà ông thị giả nói rất là bình thường, tại ai biểu sư phụ đặt tên chi, sư phụ đặt thì con kêu. Ổng nói ủa sao nay bên Bến Giác không còn ai vậy con; Dạ nó qua bờ mê hết rồi, bên đó đang đổ bánh xèo.

Sẵn bữa nay tôi nói luôn, thương lắm quý vị. 

Tù là một . Sinh viên ký túc xá là hai . Lính là ba . Hành giả là bốn .  Nó thèm ăn. Nó thèm ăn lắm tại vì trong đó ăn theo kiểu kham khổ. Nó thèm nhiều cái ác ôn lắm, nó thèm bánh ướt, xếp cái chân lại thấy người ta chiên bánh xèo không hà. Có những hành giả tây nó ngồi thiền một thời gian, nó ngồi thiền Tứ Niệm Xứ, nó ngồi thiền Samatha là thiền đề mục,nó lên nó trình thiền sư nó nói cái hình tròn tròn mà Ngài cho nó niệm đề mục đất con niệm con thấy nguyên cái Pizza không hà, thì không biết con đắc cái gì. Nó niệm đất đất đất nó niệm riết rồi nó nghe hai bên nó chảy nước miếng,  thấy nguyên cái Pizza to đùng. Thiền sư mới nói con không có đắc gì hết, con chịu khó con đi ra tiệm, con làm cái nó về nó hết hà.

Còn một chuyện nữa rất là quan trọng . Có một cha hành giả,cách đây ba bốn ngày, chả ngồi thiền mà sao cứ mỗi lần ngồi là chả thấy nguyên một con nhện to khoảng chừng bằng cái thúng vậy đó, nó nhảy lên mình nó chụp. Mà biết con nhện là ai cũng sợ nó .  Đúng không ?  Mà nó to bằng cái thúng, nó nhảy lên, nó chụp ảnh, làm sao ảnh không sợ được ? Mà thấy mấy đêm liên tục. Ảnh sợ quá .  Ảnh lên nói sư phụ, ảnh bị vậy đó giờ làm sao ? Sư phụ nói ma ẩn ma chướng, cái đó thì thường thầy chữa được. Sư phụ mới lấy cây bút lông quẹt quẹt vô cái nghiêng mực . Sư phụ nói con cứ cầm cái cây này, về phòng con để kế bên .  Con ngồi thiền mà con thấy nó nhào tới thì con vẽ lên nó cái chữ Phật. Thì đêm đó đang ngồi, ảnh để cây đó kế bên,ảnh đang ngồi hít ra hít vô, hít ra hít vô thì con nhện nó chực nhào tới ảnh mới vẽ . vẽ xong ảnh mới liệng cây bút .  Ảnh chạy lên ảnh nói: "Sư phụ con vẽ xong rồi . Sư phụ nói vạch cái áo ra coi."  

Trên bụng, cái rốn ảnh nguyên chữ Phật . Có hiểu không ? Cái vọng, tôi kể có nhanh lắm không ? Không hiểu hả ? Có nghĩa là đêm nào ảnh cũng thấy con nhện . Cuối cùng sư phụ biết mà nói thì nó không có hiểu phải cho nó thực chứng nó mới hiểu. Khi con nghĩ nhiều Pizza thì ngồi thiền con thấy Pizza thôi. 

Một lần khác,có một hành giả lên hỏi ngài thiền sư: "Sư phụ ơi vọng tâm là cái gì ? Sư phụ nói: "Nói bằng lời không được cũng giống như hành giả cái người ngậm nhánh cây bị de ra ngàn trượng, mở miệng ra không có được. Có nhiều cái không nói được. Nhưng mà thôi cũng phải giải thích cho con, con mới tu được ."  Mới đưa cho đệ tử tờ giấy ổng viết chữ Khỉ (monkey). Ổng nói: "Con đem tờ giấy này về phòng con ngồi thiền như mỗi đêm vậy đó, nhưng con phải hứa với thầy từ đây cho đến sáng mai, con không được nghĩ về con khỉ."

Thế là thằng học trò nó nghe nó cũng chưa hiểu gì .  Nó về nó để miếng giấy đó mà nó ngồi thiền, hít vô thở ra, Là vì sư phụ cấm nghĩ tới con khỉ, suốt đêm nó thấy con khỉ không hà . Hiểu không ? 

Cấm thì tự nhiên nó vây. Tối nay về thử đi . Cuối cùng nó chịu không nổi . Khoảng ba giờ sáng, nó chịu hết nổi . Nó ngủ không được, nó thiền cũng không được ,nó tức quá tức, chạy lên gõ cửa sư phụ. "Sư phụ, nếu mà cái hình ảnh con khỉ này không nên, thì sư phụ đừng có nhắc . Còn đằng này tự nhiên sư phụ viết chữ khỉ xong, sư phụ còn kêu con đừng có nghĩ tới là sao ? Con không có cách nào mà con khỉ nó rời đầu con được hết." Sư phụ mới nói là vọng tâm đó . Hiểu không ? Tức là khi nó treo tòn ten như vậy đó, tức là mình cứ chạy theo cái mà mình không muốn,chạy theo cái không cần thiết, nó đều là vọng tâm. Nói gì cũng không hiểu nhưng đem cái hình ảnh đó ra thì ảnh hiểu thì ra vọng tâm là như vậy.

Mình chạy theo cái không cần thiết gọi là vọng tâm. Mình đang theo dõi hơi thở thì chỉ hơi thở là đề mục cần thiết . Rồi khi mình đang ngồi mình nghe một tiếng động 'bùm'.  Nếu đã nhập định thì không . Còn nếu chưa nhập định, và nếu là hành giả tu Tứ Niệm Xứ nghe kỹ nè: ''Không nên để ý cái gì không cần thiết . Lúc đang niệm hơi thở chỉ có hơi thở mà thôi." 

Tuy nhiên,thiền hơi thở không phải là thiền chết . Nó không phải là thiền đứng yên,mà nó là thiền....Cho nên khi mà hành giả tu Tứ Niệm Xứ mà đang ngồi theo dõi hơi thở mà nghe một cái'bùm ' thì hành giả niệm liền 'nghe'. Đang theo dõi ra biết ra vào biết vào, nghe cái 'bùm' là niệm liền 'nghe', nhĩ thức đang có măt. Xong chưa?

Tiếp theo là hành giả phải biết liền ta đang sợ hoặc là ta đang bực mình. Thì lúc đó hành giả mới biết cái thứ hai nữa, ta đang muốn bước ra ngoài,thì hành giả mới đứng dậy biết rõ đang bước đi.(bước ra ngoài để xác định coi tiếng động đó là cái gì) .  Lúc nhìn cũng phải nhìn bằng chánh niệm. Rồi bất đầu khép cửa lại bằng chánh niệm, chốt cửa lại bằng chánh niệm, đi trở lại cái chiếu ngồi cũng bằng chánh niệm, ngồi xuống bằng chánh niệm và tiếp tục. Chứ không phải thiền đây có nghĩa là trời sập bên ngoài và vẫn ngồi lỳ bên trong thì không nên. 

(Sư cho phép con hỏi có hai vấn đề . Hồi đó con ngồi thiền thì cái nhóm tu ngồi thiền. Có một người xài cái bọc đó Sư, cứ sút ra sút vô nó sột soạt hoài .  Con ngồi thiền không được, con cảm thấy rất là bực mình. Nhưng mà điều kiện thứ hai là con ngồi ngoài trời .  Mấy cây trúc tre gió mạnh, nó xào xào .  Con biết đây là cây trúc nó kêu lớn lắm, nhưng mà con không có cảm giác bực mình . Mà cái người trong bạn đạo trong thiền viện thì mấy cái bọc xài ngồi thiền chung mà cứ xài cái gì đó mà cứ sột soạt hoài con chịu không nổi). Ok! Tôi nói cho cô biết rằng, tôi báo với cô rằng: khi cô đem câu hỏi này cô hỏi một trăm vị, cô sẽ được nhận một trăm câu trả lời. Nhưng mà riêng ở đây tôi sẽ trả lời theo kiểu của tôi. Trả lời kiểu của tôi là sao ? Có nghĩa là tôi làm cái gì trong tình huống đó thì tôi sẽ nói cho cô biết. 

Còn nhớ không ?  Cách đây hai ngày tôi nói, tất cả mọi chuyện thiện ác buồn vui đều là cái để mình nhìn hết. Tại sao mình nghe cái tiếng bụi trúc lao xao mình không bực, bởi vì ở đó không có người. Bên Nhật có một câu chuyện rất là hay. Đêm tối ta chèo xuồng trên một dòng sông đêm .Có một chiếc xuồng khác nó tông vào. Nếu mà ta thấy trên chiếc xuồng đó có một người thì ta sẽ giận hơn là trên chiếc xuồng đó không người. Chưa hết . Nếu trên chiếc xuồng ấy mà là một cô gái thì cái cảm giác nó khác với cái người trên xuồng đó là một chàng trai. Nếu mình bị tông mà mình là con gái thì mình thấy cái người tông là Lê Minh bỏ qua. Nếu mình là con trai mà đứa tông mình là Trần Ngọc Liên thì bỏ qua. Nhưng mà nếu người tông mình là cái bà hàng xóm mới cãi lộn hồi chiều tình hình có khác. Thì ở đây cũng vậy khi mà sáu cảnh trần mà nó ập tới chuyện đầu tiên hành giả đừng nhìn nó từ cái gốc độ 'tôi', 'tôi là', 'của tôi'. Chuyện đầu tiên né nó trước. Cho nên, nếu mình thấy cái tiếng xào xạc của bụi trúc nó là không ai . Cho nên mình nhịn được. Nhưng mà khi mình nghe cái tiếng mà lao xao, cái tiếng mà sột soạt của bịch ni lông thì mình không nhịn đươc. Thật ra cái âm lượng nó không có lớn hơn đâu, nhưng mà vì nó gắn liền với con người . Mà cái con người vô ý thức, nó tu không được mà nó vô nó phá người ta. Nó tu không được mà nó vô đây nó làm phiền một hành giả cao siêu như mình. Có nghĩa là cô chỉ nghĩ một chuyện đó là lại thêm một cảnh để biết, lại thêm một cảnh nữa để biết, thay vì chỉ có hơi thở vào ra, thay vì chỉ có tâm trạng, thay vì chỉ có cảm xúc, chỉ có cảm giác. Bây giờ nó thêm cái vụ âm thanh này nữa...

Hãy nên nhớ biết đâu cái đề mục mà mình cảm thấy ghi nhận thoải mái nhất nó lại không giúp được gì cho mình,mà nhiều khi mình lại đắc đạo trên những cái đề mục mà thấy ghét nhất. Vì sao,vì trong Kinh giải thích cái chỗ này nghe mới nổi da gà nè. Cái đề mục nào mà nó đập vô cái ngu của mình nhiều nhất. 

Thế nào là một đề mục thích hợp ?  Đề mục thích hợp là cái đề mục mà nó chọt vô trong cái chỗ nhược của mình thì gọi là đề mục thích hợp. Các vị châm cứu các vị biết, khi châm đúng nguyệt thì nó tê,còn trật nguyệt thì nó đau. Cho nên coi chừng có thể những cái đề mục mà gây sốc nhất, nó chính lại là đề mục hợp với mình . Mặc dầu mình không thích nó. Còn những đề mục mình thích chưa chắc là nó hợp. Cho nên hành giả tu Tứ Niệm Xứ không có bỏ sót một cái gì hết. 

Ở trong chú giải ghi rất là hay. Giống như người mà đi lượm vàng, vàng lớn vàng bé gì cũng lượm. Nhiều khi gặp lấp lánh lượm luôn. Ở đây cũng vậy,hành giả tu Tứ Niệm Xứ,không bỏ sót một cái diễn biến nào xảy ra hết. Nhưng mà các vị thế nào cũng thắc mắc: Ủa như vậy tui đang ngồi thì tôi nghe đủ thứ chuyện hết thì tôi phải tập trung thế nào. Trong Kinh ghi rất rõ,cái gì nổi bật nhất. Mấy cái này quý vị thấy . Đặc biệt buổi chiều nay toàn là công phu thượng thừa của nhiều năm mà nếu quí vị không ghi là mai mốt khỏi tu luôn. Khi tôi ngồi yên mà cảnh quá nhiều thì tôi chú ý cái gì, chú ý cái gì nổi bật nhất, nhớ cái đó. Mấy cái đó hãy nhớ chứ còn mà vô ghi lung tung hết mà không biết chiều nay ổng nói cái gì,rồi mai mốt đi hỏi nữa. Tại sao học thầy hay hơn học sách. Là vì học thầy, thứ nhất là có chỗ để mình hỏi; thứ hai nữa là nó sinh động hơn đọc sách và phải nói thêm ông thầy là cái chỗ quy tập của nhiều sách. Cho nên sách chỉ là một cuốn,cho nên phải nhớ cái đó.

Tôi không dám nói tôi là thầy, tôi chỉ ví dụ thôi. Trong những tình huống, trong những trường hợp như thế này nên lắng tâm đừng bỏ một chi tiết nào và nhất là để ý cái nào mình thấy cần xâm thì phải ghi nhớ cái đó. Trong bài giảng của tôi mấy năm nay đặc biệt không phải giảng cho vui, mà tôi giảng để cho quý vị học. Mà đằng này các vị thấy cà lơ cà lơ rồi đến bữa gặp thầy khác về cũng tiếp tục cũng là vô nghe bơ bơ nữa, thì cả đời chỉ thành ra cái hủ bơ thôi . Có hiểu không. ? 

Mặc dầu tôi nói,tôi nặng lời tôi chửi tùm lum vậy .  Quý vị nhớ không có được giận .Vì sao, thứ nhất tôi có lý do gì tôi chửi quý vị ? Tại cái kiểu nói tôi nói không có mềm thôi. Tôi mua lòng quý vị chưa kịp mà mắc gì tôi làm cái chuyện mất  lòng, đúng không ? Mà nếu có mất lòng thì có sao đâu ? Là vì sao ? Mình tu là mình tu cho Phật Giáo, mình hành là hành cái Phật Hạnh . Cho nên nếu quý vị có phật ý thì cũng là chuyện bình thường.

(1:50:50) 
[31/10/2020 - 09:37 - Nguyentonga2501]


(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng "Vô minh - Hành trình giải thoát" (4-4)

(1:50:50) 
[31/10/2020 - 09:37 - Nguyentonga2501]

Cho nên mỗi lần mình bị bệnh mình chỉ nghĩ là thêm một cảnh để niệm vậy thôi. Thay vì hồi đó mình niệm toàn là cảnh ngọt. Mấy ông thiền sư khác đẹp trai, giọng nói du dương, truyền cảm, truyền nhiễm thì mình niệm khác. Thì thêm cái ông hơi lạ lạ thì mình nói thằng cha đó thêm cảnh mới. 

Nhớ cái này quan trọng nè. Tứ Niệm Xứ là niệm từ đầu tới đuôi dễ chịu, khó chịu, sợ, giận, thích, ghét. Tất thảy đều là cái để nhìn và nhớ không can thiệp và không suy diễn. Tứ Niệm Xứ là chỉ có thấy chứ không suy nghĩ . Đó là Tứ Niệm Xứ. 

Đừng có bắt chước mà nghe cái chữ quán chiếu tôi thù còn hơn... Tại vì biết cái gì mà quán ? Nghe kịp không cứ chánh niệm dùm cho tôi, cứ chánh niệm, nó sao biết vậy . Khi duyên lành thích hợp, tự nhiên trên cái nền mà của chánh niệm ấy ta sẽ phát hiện ra rất là nhiều chuyện, hiểu không ? 

OK! Nói vậy mà không hiểu, tôi dặn các vị nè. 

Các vị chỉ cần làm cho tôi một chuyện thôi. Mỗi ngày là quét sân ba lần, sáng quét lần , trưa quét lần, chiều quét lần. Tôi chỉ dặn như vậy thôi . Nếu quý vị quét trong một thời gian dài thì các vị sẽ biết được nhiều chuyện trong cái khu chùa này, có đúng không ? Tôi có dặn quý vị để ý không hay là tôi chỉ dặn quý vị quét thôi, chỉ dặn quét thôi. Nhưng khi quét lâu ngày, quý vị sẽ biết đây là gạch tàu hay là gạch bông hay là xi măng. Ở đây cũng vậy, cứ cắm đầu mà quét . Lâu ngày quý vị nhận ra nhiều chuyện hay lắm . Bữa nào gió nhiều thì lá nhiều. Có nghĩa là khi mình sống chánh niệm lâu ngày, trên cái nền của chánh niệm ấy ta phát hiện ra rất nhiều chuyện. Phát hiện cái gì? Thí dụ: Khi mà ta sống chánh niệm lâu ngày ta sẽ phát hiện ra là đời sống của mình mỗi giờ nó là sự đấp đổi, là sự tiếc nuối, thiện, ác, buồn, vui, thương, thích, ghét, sợ. Có nghĩa là trong một giờ đồng hồ là mình đã là liên tục vô thường. 

Chưa hết . Cái thân của mình muốn thấy nó vô thường dễ ẹt hà. Xếp bằng ngồi thẳng lưng dùm tôi trong mười lăm phút coi nó có vô thường không, hiểu không ? Mà nếu nó lì thì ngồi thêm cho nó mười lăm phút nữa, coi nó có vô thường không. Có nhiều người họ nói tôi mới có ba phút là nó vô thường rồi. Cái bà đó bả nói tôi mà không biết tôi nên thương hay nên giận bả nữa. Bả nói sư ơi con hỏi sư mà con hỏi nhỏ nhỏ, con không biết con đắc cái gì ngồi xem phim Đại hàn con coi mười lăm tập không mỏi, mà ngồi thiền trời ơi có ba phút mà nó mỏi lên tới óc, mà không biết cái đó có gọi là đắc không sư. (Bả coi như là bả nhập thất mà, chỉ có khoảng chừng một chục cái lon...với mấy cái bao ...với thêm mấy cái cuộn giấy để dành lau nước mắt. Xem phim Đại hàn thì hay có cái vụ khóc lắm. Bả nói ngồi xem một chục với mười lăm là nó vô tư nó không có đau cái gì hết á. Vậy chứ vô thiền viện mới có ngồi ba phút mà nó đau từ ở trển nó đau xuống, giống như đau đẻ vậy, bả nói lạ quá hà,bả hỏi vậy là có đắc hay không). Tôi gọi cái đó là ngu si tam muội, bây giờ hiểu chưa ? Tôi không có hề giỡn nha, tôi nói đạo mà tại nói theo cái kiểu nó không trang nghiêm thôi, mấy cái này là phải nhớ.

Cho nên có một cái vị hành giả hỏi thiền sư tại sao trí nhớ con kém quá. Thì vị thiền sư hỏi ổng một hai chuyện. Thầy hỏi vậy chứ nhà ở đâu, hình như đây lại đó có đi ngang cái tháp nước phải không, ổng nói dạ. Tháp nước chắc có lâu lắm rồi hả ? Ổng nói dạ nó có từ thời thuộc địa Anh. Thầy mới nói trí nhớ của ông không có kém mà tại ổng nhớ toàn chuyện tầm bậy không hà. Ngài mới chỉ cái cách để cho ổng hiểu , ngài tình cờ hỏi nhà ở đâu, ổng cứ lo ổng khai. Thì lúc ổng nói quá trời nói xong xuôi rồi thầy mới nói ông đâu có trí nhớ kém đâu, ông còn giỏi hơn Sư nữa. Thứ hai nữa là có một người đến hỏi vị thiền sư vậy chứ sao con không có khả năng chịu đựng tinh tấn để ngồi lâu. Thì thiền sư hỏi vậy chứ có bao giờ ông có thể ngồi một hai tiếng đồng hồ mà không đau không. Ổng nói ngộ lắm , thiền thì đau mà ngồi coi đá banh thì không đau. Thì nói như vậy là cái khả năng tinh tấn của ông không phải là không có. Nhưng mà tại trong đầu ông cái trái banh nó quan trọng hơn Niết bàn. 

Các vị biết có một cái thống kê là đàn bà thích làm đẹp hơn là thích sống lâu. Nói ra không ai tin nhưng mà thật ra cái quan tâm của đàn bà thì, khi họ bịnh họ vẫn sợ chết giống đàn ông, nhưng mà khi họ không có bệnh thì đa phần cái đầu họ nghĩ tới cái chuyện làm đẹp đúng không ? Những bà không đồng ý là những bà xấu hoắc, tại xấu quá không có chuyện gì để nói. Trên đời không có người đàn bà xấu chỉ có người đàn bà không biết mình xấu thôi. 

Khi mà mình coi nặng cái đẹp, thì mình ăn kiêng dễ hơn là ăn kiêng để chữa bệnh đúng không. Là vì sao , là vì đối với mình cái đẹp nó hấp dẫn hơn, mà nó ngọt ngào hơn. Còn đằng này ăn kiêng để cho nó hết bệnh thì OK sợ chết thì cũng gáng ăn. 

Ngài thiền sư nói thật ra cái khả năng tinh tấn của you không có tệ đâu, mà tại vì trong đầu của you cái chuyện tu hành nó không quan trọng bằng cái trái banh. Bữa tôi có kể cho bà con nghe một câu chuyện đó là một ông học trò đến hỏi sư phụ. Con hỏi sư phụ vì sao mà người ta có thể vì tình mà tự tử, không ai vì bác ái mà tự tử.  Sư phụ nói bởi vì đối với chúng ta cái người tình nó quan trọng hơn tình người, có hiểu chữ người tình với tình người không. Cái tình người nó khác với người tình. Cho nên khả năng tinh tấn của bà con thật ra không tệ, nhưng vì cái sự thiết tha của bà con nó chưa đủ đô. Tin tôi đi bây giờ mà bác sĩ phán sống chánh niệm ba tháng chữa được ung thư,coi như là khắp thế giới thiền viện mọc như nấm. Còn nói rằng sống chánh niệm để mà giải thoát, để an lạc hiện tiền thì không ai tu hết á. Tại vì đối với họ cái chuyện đó rất là xa lạ, xa vời. Cho nên đừng tự ti,dĩ nhiên không nên tự tôn. Nhưng mà cũng không nên tự ti,là bởi vì chúng ta phải nhớ rằng cái tiềm lực của chúng ta chỉ có trời biết. Vì trong vô số kiếp mình không biết mình tu cái gì, chính vì mình có niềm tự tin đó cho nên. Phải nhớ rằng niềm tự tin đó có hai. Một là tự tin để sau đó đi đến tự tôn (cái này được được tôi làm được tôi đâu có ngán ai); Thứ hai tự tin để trở thành người khiêm tốn hơn (Chỉ có tu đúng chánh đạo thì mới có được cái loại tự tin này,chỉ có người tu đúng thì mới có loại tự tin này. Là tại sao mà tự tin mà dẫn đến khiêm tốn là sao ta; Khiêm tốn là đối lập với tự tôn đúng không, mà tại sao kỳ vậy, tại sao tự tin mà dẫn đến khiêm tốn mới ghê chứ. Là tại vì mình tu đúng, tại sao là tu đúng. Nghe cho kỹ, khi mà mình thấy rằng mình có thể có khả năng ngồi thiền, thì mình nhìn người khác mình nghĩ họ cũng có thể như mình. Tại sao mình có mà họ tại sao không. Có nghe bên Bắc tông có Thường Bất Khinh Bồ Tát. Thường Bất Khinh có nghĩa là luôn luôn biết tôn kính người khác vì nghĩ rằng ai cũng có thể là một vị Phật tương lai gọi là Thường Bất Khinh. Còn Thường Đề Bồ Tát là khóc suốt mùa thu,Đề là khóc. Thì Thường Đề Bồ Tát Ngài luôn luôn mặt đẫm lệ là vì sao; Vì Ngài phải khóc cho người ta hỏi vì sao Ngài khóc, thì Ngài nói là cả một trần gian đứa thì sống trong nhân xấu, đứa đang sống trong quả xấu. Ta khóc để mà mượn giọt nước mắt này nhắc tụi nó tu thì đó là Thường Đề Bồ Tát.Thường Bất Khinh thì lúc nào cũng chấp tay mà nhìn đời hết, lúc nào cũng tôn trọng người khác là vì sao. Vì nghĩ rằng mình có hạnh lành như thế này thì tụi nó tại sao không có, chẳng qua bây giờ tụi nó vậy thôi chứ còn nó không kém gì mình hết. Tự tin mà khiêm tốn là vậy, có nghĩa là mình có thể thành tựu được cái này nè thì mấy người đó cũng như vậy). Và tôi nói với tất cả quý vị hôm nay đến học với tôi,có thể có người nghĩ rằng tôi biết nhiều hơn quý vị nhưng mà có thể nó là kiếp này thôi. Chứ kiếp trước chưa biết,có thể kiếp trước tôi là học trò của quý vị ở đây hiểu không. Ở đây tôi đang giảng Kinh thì tôi phải nói thiệt,đừng nghĩ tôi đang mua lòng ai hết. Bởi vì quý vị còn lâu mới bằng tôi bây giờ. OK! Sẳn ở đây tôi nói luôn vì đâu trẫm nói câu đó, thứ nhất để bà con đừng hiểu lầm tôi đang mua lòng bà con, còn lý do thứ hai Kinh điển thuộc làu làu hai tủ ba tủ chưa đủ cái quan trọng là anh hiểu gì. Nhà ta có trồng đủ thứ cây trái, vấn đề là ta có ăn được hay không. Nhà ta có đủ thứ rau mùi rau thơm nhưng vấn đề ta có biết nấu ăn hay không. Cái thứ mà không biết nấu ăn nó trồng cho nhiều thì chỉ để héo thôi. Cho nên Kinh điển dầu cho quý vị có thuộc năm chục bộ đi nữa cái quan trọng là các vị hiểu gì cái đó mới quan trọng và đây tùy thuộc vào cái mức độ vô minh trong Bốn đế của mình sâu cạn dày mỏng nhiều ít cỡ nào,rồi cộng với sáu cái khuynh hướng tâm lý. Cho nên khi chúng ta học đạo hành đạo, trật một ly nó đi một dặm. Đừng tưởng ta học giáo lý nhiều thì ta là số một cái đó sai bét. Có thể ta là cái máy coppy rất tốt, một cái máy cát xét rất tốt...Nhưng ta vẫn chưa là một con người chỉ là cái máy chụp,cái máy thu thôi nhe. Phải cẩn thận cái đó,phải cẩn thận cái khiêm tốn. Cho nên có bốn lý do mà một kẻ phàm phu không có nên kiêu ngạo cái kiến thức của mình,còn nhớ không. Một,kiến thức của phàm phu luôn luôn trong tình trạng cần chỉnh sửa; Thứ hai có tới hàng tỷ người hơn mình; Thứ ba cái biết của mình có đủ để thay đổi con người của mình chưa; Thứ tư ta không thể mang được cái kiến thức này qua đời sau kiếp khác. Dầu các vị có học bằng trời đi nữa thì nó chỉ mang cái chủng tử thôi chứ không thể nào mang một trăm phần trăm. Ví dụ quý vị có là Kỹ sư quý vị giỏi bằng trời chỉ cần quý vị uống lộn thuốc hoặc là bị cái gì đó nó rỏ vô đầu cái là ngồi cười cười: ''Hôm nay ngửa mặt nhìn trời ,nghe ta hư ảo nghe đời phù du'', quý vị tin cái chuyện đó không. Hồi đó ở Việt Nam chùa sư huynh tôi, có cái ông đó ổng chết rồi. Học bên Tây về cực giỏi,mà nghe người nhà nói học xong mà không biết cái trường nào bên Tây đó,Tây giữ lại mà ổng quyết định ổng về. Thì ổng vừa về tới Việt Nam là ổng tửng luôn, tối ngày nói chuyện súng ống tùm lum...Ngoại ngữ giỏi như là cái gì vậy á, chỉ cần nó bị chạm cái gì đó hoặc là bị sốc thuốc hay là bị tai nạn,bị một cái chấn thương gì đó coi như xong. Chưa kể cái chết, chiều nay tôi ngồi tôi giảng cho bà con nghe lát nữa trời sụp tối vì lý do nào đó tôi chết. Tôi ra ngoài rừng cây tôi làm con cào cào. Nói tới con cào cào tôi mới nhớ tới một việc, có một cái nhà nghiên cứu về sinh vật học người Pháp, cách đây ba trăm năm, khi khoa học chưa phát triển. Ổng nghiên cứu về con trùng ổng bắt con cào cào ổng bỏ vô cái ly ổng đậy nắp lại. Ổng gõ gõ con cào cào nó nhảy tróc tróc,ổng mở nắp ra ổng bẻ hai cái chân của nó ổng đậy lại ổng gõ nó không búng nữa ổng mới ghi thế này 'thính giác của con cào cào nằm ở hai chân sau,khi bẻ đi hai chân sau nó không còn nghe được nữa'. Hôm sau ông nằm chiêm bao thấy con cào cào về nó đậu trên đầu giường nó nói: 'Tôi nghe mà có còn cái chân nào mà nhảy hả cha nội'. Tức là nghiêng cứu một chiều á. Bây giờ tôi muốn nói một chuyện nữa đó là toàn bộ cái hành trình tu chứng của mình gom gọn lại đó là khả năng tỉnh giác. Biết rõ, chỉ có biết thôi. Các vị nhớ có một từ rất quan trọng trong tiếng Mỹ đó là ''to look''; có ''to look'' mới có ''to see''. Cái tầng thánh đạo đầu tiên đó chính là Tu Đà Hườn,được đức Phật gọi bằng một thuật ngữ đó là...có nghĩa là sơ ngộ,là lần đầu nhìn thấy. Cũng như cái tấm bảng này lần đầu nhìn thấy những cái mà mình ghi lên đây. Hiện giờ các vị cũng thấy nhưng mà thấy thông qua bài vở, thông qua giải thích của người khác. Các vị có coi về Kinh Chuyển Pháp Luân có cái câu thế này: ''Này các Tỳ kheo,ngay dưới gốc Bồ đề ta đã nhận ra Bốn đế với những điều mà ta chưa từng được nghe''. Nếu mà không có biết Phật pháp thì sẽ thấy rất là ngạc nhiên. Bởi vì trong Kinh nói đức Phật Thích Ca Mâu Ni,trước khi thành Phật Ngài đã có vô số kiếp gặp các vị khác và có vô số kiếp Ngài là người thuộc lòng Kinh điển. Thì tại sao mà Ngài lại nói rằng Ngài hiểu Kinh Tứ Diệu Đế với những chi tiết mà Ngài chưa từng được nghe. Tại sao vậy, là vì bao nhiêu kiếp xưa Ngài biết những cái điều về Tứ Diệu Đế hoàn toàn là tấm ảnh không hồn,do người khác họ chụp rồi họ đưa cho Ngài giống như hôm nay mà quý vị nghe tôi nói vậy. Tức là quý vị nghe là mọi thứ ở đời là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Quý vị chỉ nghe giống như là nghe tôi đọc chú vậy. Nhưng phải là hành giả Tứ Niệm Xứ thì các vị mới hiểu ra là tại sao mọi thứ là khổ. Mấy ngày nay tôi giảng liên tục, tôi có giải thích tại sao mọi thứ là khổ. Là vì, cái đắng nó là khổ thì đúng rồi, nhưng mà cái ngọt nó cũng là khổ là bởi vì sao. Muốn không được là khổ, đi tìm nó là cái hành trình khổ, tìm không được là khổ, tìm được rồi phải bảo quản là khổ, bảo quản không được là khổ đó là cái ngọt á. Các vị nghĩ dùm tôi trong cuộc đời các vị có cái ngọt ngào nào mà nó còn hoài không. Tuổi trẻ, sức khỏe, tình cảm, sự nghiệp mà chưa kể là nếu quý vị không có bị trục trặt về hôn nhân thì trong gia đình các vị, các vị tưởng tượng từng người từng người tiển nhau về đất, có không. Một trong những cái mà tôi ngại đó là tôi có năm anh em, thì nhiều lúc tôi cũng ngại là ông nào là ông cuối cùng. Buổi chiều mà đưa cái ông thứ tư đi á, thì không biết trong năm anh em trai thì ông nào còn cuối cùng. Dĩ nhiên là mình tu phải quen dần cái chuyện đó, nhưng mà lâu lâu cũng chột dạ chứ, quý vị có hiểu cái đó không. Có nghĩa là sẽ có một ngày trong gia đình mình ba má mình đi trước thì đúng rồi nhưng còn mấy anh em trong nhà á, cái mình cũng ngại đó là chết thì ai cũng phải chết nhưng mà cái mà ngại hơn nữa là mình là cái người cuối cùng cảm giác nó kỳ lắm. Nhưng mà chỉ có trường hợp tôi có nghe ông này là người Việt Nam ở Mỹ .  Ổng kể chuyện gia đình của ổng là mấy anh em không có thuận nhau, nghịch từ ở trong nước ra tới hải ngoại. Ở chung cái tiểu bang mà không có nhìn mặt cuối cùng qua ở tiểu bang khác coi như là mất tích luôn. Ông kể xong rồi cái tôi không biết nói sao bởi vì mình an ủi thì giả dối quá mà mình êm re thì cũng kỳ quá. Thì tôi đang nghĩ cách không biết mình trả lời sao thì ổng mới phán một câu thôi kệ tại mình không có cái phước anh em nhưng mà mình được cái phước khác nữa mai mốt ai có chết mình không có buồn. Ổng buồn lắm ổng mới nói câu đó, nhưng mà không ngờ cái câu đó là cái câu gỡ mối tơ lòng của nhiều người. Nói câu rất là hay: 'Thôi kệ mình không có cái phước tình cảm gia đình nhưng mà bù lại mình sẽ không bị đau lòng khi mà người thân của mình ra đi'. Tôi có biết bên Mỹ nhiều chuyện do cái người vượt biên kẻ đi trước người đi sau có nhiều người ruột rà trong gia đình mà phải mất tới mười lăm mười tám năm mới thấy nhau. Như tôi với sư huynh tôi, mất tới mười chín năm tôi mới thấy được sư huynh tôi. Cho nên có nhiều trường hợp bên Mỹ khi gặp nhau nó lạnh ngắt hà, kể cả lãnh nhau qua đó thì khi ở phi trường gặp nhau cũng ngỡ ngàng, mừng lắm nhưng khi ổn định rồi thì ai về nhà nấy thì nó lạnh ngắt hà. Dĩ nhiên tôi đối với sư huynh tôi thì khác, ngoài cái tình đạo tình đời còn cái tình bạn. Nhưng mà ở ngoài đời nhiều lắm. Thì tôi muốn nói cái gì, đó là khi mà trong cuộc sống này, từ cái chuyện mà vô minh này nè, không hiểu gì hết thì chúng ta tha hồ sống trong cái hoang tưởng, sống trong cái ngộ nhận, nhớ cái đó. Cho nên mọi sự sanh tử đều khởi đi từ cái này. Từ cái chuyện mà chúng ta không có hiểu được cái Bốn đế, cho nên nó mới nãy ra vô số vô vàng cái sự cố sự kiện. Chúng ta có thể nói thế này, tất cả những rắc rối trên thế giới này đều bất đầu từ bóng tối và tất cả mọi giải pháp đều đi ra từ ánh sáng. Tôi nói lại lần nữa,tất cả những rắc rối trên thế giới này đều đi ra từ bóng tối và tất cả những giải pháp đều đi ra từ ánh sáng. Vô minh chính là bóng tối và ở đây các vị cũng nhớ một điều đó là tại sao cái câu trước giải thích nghe rất là khó hiểu, tại sao mọi sự đi ra từ bóng tối, bởi vì muốn giải quyết nó là mình phải phanh phui coi nó là cái gì. Khi mà mọi sự kiện chưa được phanh phui thì chuyện không được giải quyết. Thí dụ bây giờ nha sĩ mà họ muốn nhổ cái răng của mình, họ muốn trám cái răng của mình, họ muốn niền cái răng của mình...thì họ phải biết tất tần tật về cái răng của mình đúng không. Rồi bác sĩ giải phẫu, ổng muốn mổ mình ổng phải biết tất cả mọi chuyện về mình ổng mới dám mổ mình đúng không. Tại sao mà mình đi vào trong phòng mạch khám bệnh mà họ bắt mình phải điền phải khai là mình dị ứng với thuốc gì, mình đã qua mổ xẻ gì chưa, mình bao nhiêu tuổi rồi... Tại sao vậy ? Vì tối thiểu dầu đó là bác sĩ gia đình, thì chuyện đầu tiên trước khi bắt tay vào chữa mình thì chuyện đầu tiên họ phải biết đại khái về mình cái đó gọi là ánh sáng, không có ánh sáng thì vấn đề không bao giờ được giải quyết. Cái ngại nhất là một ngài nào đó ta đau mà không biết tại sao ta đau, nhưng mà chỉ cần lại bác sĩ phán là tại sao đau thì nó hết lo. Chuyện đầu tiên khi bác sĩ họ soi rọi thử nghiệm xét nghiệm xong, chuyện đầu tiên là họ cho mình thuốc uống là mình hết đau. Cái chuyện thứ hai khi ổng cho mình biết đó là cái gì hết lo. Mà trước khi hết đau là mình hết lo hiểu không. Mà có phải hai cái đó đi lên từ ánh sáng không. Ánh sáng có nghĩa là rõ rạng là minh bạch. Khi mà còn có một góc tối vấn đề chưa được giải quyết tôi bảo đảm với quý vị một trăm phần trăm như vậy. Còn một chút góc tối có nghĩa là còn một chỗ nào đó chưa được soi rọi thì vấn đề không được giải quyết .  

Đó là lý do vì sao mà ta phải tu tập Tứ Niệm Xứ. Ta tu tập Tứ Niệm Xứ để ta có thể tỉnh thức trong từng phút, dầu ta chưa đắc gì hết nhưng mà thường xuyên chúng ta sống trong ánh sáng. Chỉ có sống với chánh niệm và trí tuệ chúng ta mới biết cái cơ cấu của thân và tâm này nó được cấu tạo bởi 'What' (cái gì) và nó đang hoạt động 'How' (như thế nào). Ngay bây giờ dầu chưa chứng thánh nhưng mà thường xuyên sống với nhận thức về 'What' và 'How' thì chắc chắn có khác so với người không có tu. Tất cả những vấn đề của nhân loại nó đều bất đầu từ cái chỗ là họ không biết là họ đang làm gì, họ không biết cái gì nó đang xảy ra trong đây. Cái chuyện mà đặt bom tự sát, cái chuyện mà khủng bố, cái chuyện mà hại người ,cái chuyện mà bạo lực bạo hành gia đình, cái chuyện mà trộm cướp, thù oán tất thảy các tội ác đều bắt đầu từ cái bóng tối của tâm thức. Họ không biết rõ cái gì đang xảy ra,chứ nếu họ biết thì khó.

Tôi có nghe một cái câu chuyện đó là có một cái anh thanh niên đến gặp một vị thiền sư. Ảnh nói rằng con tình cờ con biết được Phật pháp qua một cái hoàn cảnh rất là lạ là con tính trộm cái đồ trong chùa này, tại con là làm nghề ăn trộm chuyên nghiệp, con muốn trộm đồ trong chùa này nhưng mà trong lúc con rình con nghe mấy thầy nói Pháp với nhau cho nên con quyết định con bỏ nghề. Nhưng mà con thưa thiệt với thầy bỏ nghề trộm con không biết sống bằng cái gì, thôi thì bây giờ con đi bán vé số...thì cũng được. Nhưng mà con nói thiệt với thầy, thầy dạy con cách nào mà con bỏ được cái máu ăn trộm, chứ bây giờ mà con đi ngang chỗ đó con thấy có thể ra tay được là con không cố dằn lòng được. Thì ông thầy mới nói bây giờ có cách, thầy nói thẳng đúng ra ăn trộm không phải chuyện xấu cái quan trọng là con có ăn trộm bằng chánh niệm không thôi, làm cái gì biết cái nấy hiểu không. Đây là câu nói mẹo đừng có ngu mà hiểu theo cái kiểu mà chữ nghĩa. Ăn trộm không phải là chuyện xấu vấn đề ở đây là con ăn trộm bằng chánh niệm hay thất niệm. Ảnh nghe cái ảnh mới nói, ủa ăn trộm cũng chánh niệm là sao thầy, thì ổng mới nói là khi con muốn cái gì là con biết rất rỏ là ta đang muốn tầm bậy, sắp làm chuyện bậy thì biết rất rõ là ta đang sắp làm chuyện tầm bậy, biết rất rõ là ta đang thực hiện từng bước chân vào tù, đang thực hiện từng bước chân đi vào bóng tối. Con biết rất rõ như vậy thì tha hồ con trộm, ảnh nói có lý vậy ta, vậy là con vẫn làm nghề ăn trộm được. Ổng nói được chứ miễn là con làm đúng như vậy thôi. Con luôn luôn nhớ, nhớ rõ là ta đang từng bước đi vào tù, từng bước đang đi vào bóng tối của cuộc đời, từng bước đang đi vào đáy sâu của xã hội, con chỉ nhớ bấy nhiêu đó thôi,con muốn ăn trộm thì cứ ăn trộm thoải mái thầy không có cản. Nhưng mà khi ảnh bất đầu ảnh mặc bồ đồ đen ảnh đeo cái túi vải ảnh tính nhảy qua tường thì ảnh phải làm theo lời ông thiền sư đúng không. Lúc này ảnh mới niệm lại, ta từng bước vào tù, ta đang lọt vào tầm ngắm của cảnh sát,t a đang từng bước... cứ là ảnh ngồi ảnh nhớ như vậy nhảy trở lui liền, thì ảnh thử ba lần như vậy ảnh chạy vào ảnh kiếm sư phụ, ảnh nói không thể nào bằng chánh niệm mà con làm cái chuyện đó được. Thì ông sư phụ nói nếu ngay từ hồi đầu mà sư nói với con như vậy thì con không tin,thì lúc đó con nghĩ tại thầy chùa nó dạy ba cái đạo lý gì mệt lắm, cứ cho thực nghiệm mới thấy cái tác dụng của chánh niệm nó lớn tới mức nào. 

Các vị hồi trưa tôi nói các vị còn nhớ không, có nhiều cái chuyện trên đời này nó kỵ với sự tỉnh táo. Tức là có nhiều cái chuyện mà nó cần đến cái sự mà váng vất. Váng vất có nghĩa là có cái gì đó nó hơi lơ mơ , nó có cái gì đó nó hơi mộng mị hoang đường thì mình mới làm được,có nhiều chuyện lắm . Ví dụ mình muốn ăn ngon đi nếu mà mình tỉnh táo để cái mâm ăn ra cái mình nói cái này Cholesterol, cái này là đường thì nó không còn hứng thú nữa hiểu không. Mà lúc mình phải dạy khờ phải thơ ngây mình thấy mình cứ nhào vô ăn hùng hục . Vậy mới đã tin tôi đi. Các vị mà đặt vấn đề vệ sinh các vị ăn cũng không ngon nữa.

(Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!)  

[18/11/2020 - 06:51 - Nguyentonga2501]

Xem trên YouTube về du lịch Miền Tây, thấy nhiều cảnh rất là ác, Họ bắt cá, bắt mấy con cào cào châu chấu đem nướng ăn. Nếu mà lúc đó tính kỹ quá làm sao bắt những con đó nướng ăn được . Giữa đồng sình đất không, nhưng do đói bụng và họ chỉ cần có gì đó để ăn, Chỉ cần thơm thơm, vừa miệng là họ ăn được. Nhờ cái sự váng vấp mơ hồ đó thì họ mới làm chuyện đó được. Chứ nếu quí vị nghĩ đến chuyện vệ sinh, bệnh hoạn, độc hại, độc tố thì tui nghĩ quí vị là không có khả năng.  

( 🙏 Do lần đầu đánh lại bài từ pháp nói của Sư nên sẽ có nhiều điều cần chỉnh sửa mong anh Kiên hoan hỷ nhờ Sư xem lại giúp🙏)

     Xin ghi chép tiếp theo vào

(Hết)
Reply
http://vietbestforum.com/showthread.php?...#pid332017

PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ

Nếu mình hiểu được phiền não đã xuất hiện rồi sẽ khó trừ thì mình phải tránh nó từ xa. Phàm phu thì có hai cách tu: tránh và trừ. Nếu thấy Trừ chịu không nổi thì mình Tránh. Mình biết tánh mình nóng thì nên tránh tiếp xúc, tránh va chạm trong trường hợp không cần thiết. Ví dụ biết tánh mình dễ tự ái, nên khi vô chùa làm phước, phục vụ, quét tước, trưng bày, dọn dẹp thì cứ cắm đầu lo làm, hoặc kiếm góc riêng nào đó mà làm, chứ đừng xáp vô cái đám nhiều chuyện thế nào cũng sinh sự. Chuyện đó không có gì khó hiểu hết, đó là tránh từ xa khi cái tánh mình nóng.

Quí vị không cần phải lên rừng sâu núi thẳm mới gọi là can đảm, quí vị phải có cái gan xóa đi những emails mà mình nghi ngờ, không cần thiết thì không cần đọc. Những tin nhắn mà mình thấy không cần thiết thì cứ bỏ đi, đừng có tiếc mà ráng đọc, đọc một hồi là sanh chuyện nữa. Mình biết là mình với người này không có chuyện gì hay ho để mà trao đổi thì hễ cứ thấy tin nhắn người đó là xóa liền. Phải nhớ rằng tuổi đời của mình càng lúc càng rút ngắn, càng teo tóp dần. Sức khỏe của mình càng lúc càng hạn chế dần, mình không có nhiều thì giờ cho những thù tạc qua lại với cuộc đời đâu quí vị. Phải tránh từ xa như vậy mình mới dồn hết thời giờ cho chuyện tu tập. Chứ còn giờ này mà cứ tự tìm cách biện hộ để rồi còn qua lại thù tạc với cuộc đời nhiều quá thì trước mắt là mất thời gian, hai là sớm muộn gì cũng sanh chuyện. Bởi vì trong kinh Ngài đã dạy rồi, phiền não mà đã xuất hiện rồi thì khó trừ lắm. Nhiều khi mình dể ngươi, lúc chưa xảy ra chuyện mình thấy đâu có gì đâu, tới hồi sanh chuyện rồi thì lúc đó đã quá muộn rồi. 

Sư Giác Nguyên (Sư Toại Khanh) giảng
Reply
Thích Giác Nguyên (Toại Khanh) - Đôi nét về tác giả

https://quangduc.com/author/about/9748/t...oai-khanh-

Tỳ Kheo Thích Giác Nguyên, Bút hiệu Toại Khanh

Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. 

Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. 

Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.

Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu: 

www.luylau.com 

Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v...

Tác phẩm đã xuất bản:

A Tỳ Đàm Trong Truyền Thống Hữu Bộ - Jintaro Takakusu, Giác Nguyên dịch Việt
- Giáo Tài A Tỳ Đàm - Hòa Thượng Saddhammajotika, Giác Nguyên dịch Việt
Văn Học A Tỳ Đàm Ở Miến Điện - Shwe Zan Aung, B.A., Giác Nguyên dịch Việt
Họ Đã Nghĩ Như Thế.

Các bài Viết với bút hiệu Toại Khanh: rải rác trên mạng Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.
Reply
Ba cái ngu

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202005111135&lan=vn

Lạc là cái gì đó tạo dễ chịu và khổ là cái gì đó gây khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc. Do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu và đừng đi xa hơn nữa. Cái khó chịu chỉ là cái khó chịu và đừng đi xa hơn nữa. Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người.

Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác.

Bởi vì sao? Bởi vì chúng sanh không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là mấy cái ngu. 

  1. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. 
  2. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. 
  3. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân.
Bậc Thánh không có thích quả thiện và sợ quả ác. 

Còn chúng ta làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì tạo nhân ác hơn nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu! Cho nên ở đây ngài nói rất là rõ: Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng. Đừng nên dệt nó thành một cái gì đó mà làm nó lớn chuyện lên
.
Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để cái đẹp dừng ở đó - đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh thì hãy dùng cái giàu, cái tài, cái mạnh để tiếp tục làm việc thiện mới. Chứ không phải lấy đó để hưởng thụ, để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau. Ở đây nói rất rõ: 

  1. Quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại. 
  2. Tương lai là cái chưa đến nên quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại.
Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Họ tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ. Không phải vậy. 

"Quên quá khứ" ở đây chúng ta phải hiểu như thế này:
  1. Đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết.
  2. Nghĩ về quá khứ để mà tham, để mà giận thì không nên. 
  3. Nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên. 
Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ
  1.  vì đó là kinh nghiệm quan trọng,
  2.  vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ. 
Còn nếu nhắc về quá khứ chỉ để thêm phiền não, để giận, để sợ, để ghen tuông, tị hiềm thì không nên.

[Image: ffrew.jpg]

Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên. Nhưng nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết thì là chuyện nên làm. Đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy. Chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa.

Bài kinh này rất sâu. Ở đây Kinh dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần; đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó; làm vậy chỉ là gieo khổ mà thôi.

Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, Đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời. 

Đức Phật không nói xấu cuộc đời, Ngài không có bi quan hóa cuộc đời, Ngài không nói cuộc đời này là máu lệ. Ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. Chúng ta bây giờ có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, có thông minh, có nhan sắc ... thì rồi ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi. Đó là chuyện trước mắt. Chưa kể nếu chúng ta cứ đam mê trong đó thì một khi tắt thở rồi chúng ta đi về đâu chỉ có trời mới biết.

Trích bài giảng KTC.6.60 Hatthisariputta
Kalama xin tri ân bạn chanvinghiem ghi chép
Reply
How & What


https://toaikhanh.com/read.php?doc=202009111638&lan=vn

Con người hơn nhau ở cái gì?

Cái vấn đề nó như thế này. Anh coi nặng cái gì? Thí dụ như bây giờ cái nhà của cô đó nó bự hơn cái nhà của tôi mà tôi coi cái chuyện bự đó không ra cái gì hết. 

  1. Ở đây không nên nói con người hơn nhau cái gì 
  2. phải nói mỗi con người khác nhau cái gì. 
Theo tinh thần nhà Phật thì không có hơn kém, chỉ có khác với giống thôi. Nếu mà nói hơn thì khó lắm. Cái này nói thiệt: Nếu mà mình không muốn giải thoát thì mình cần ma vương hơn là Đức Phật. Bởi mình theo Phật một thời gian mình giải thoát rồi mình đâu có luân hồi được. Cho nên nếu mình muốn luân hồi đời đời mình phải thờ ma vương. Mình thích đánh bài mà mình đi theo ông giáo sư đại học thì nó lộn chỗ rồi. Đánh bài phải kiếm mấy thằng xăm mình.

Nếu có câu hỏi: "Con người hơn nhau những gì?" Câu trả lời là trước hết mình phải coi mỗi người coi nặng cái gì.

Nếu mình coi nặng tiền bạc thì cái điểm hơn nhau là đồng tiền. Còn nếu mình coi nặng về đức hạnh thì mình xét về mặt đức hạnh. Mình qúy, mình coi nặng về trí tuệ thì mình mới xét về mặt trí tuệ. Vấn đề đời sống cõi này là sự chọn lựa. Và cái câu hỏi này nó ăn khớp với đề tài tôi đang giảng. Đó là chúng ta sống ở thế giới này đó là chúng ta chìm sâu trong sáu trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc, ý. Và tùy vào cái căn cơ của mỗi người mà ta chìm sâu trong cái nào và cái kiểu chìm sâu đó ra sao. 

  1. Chìm sâu trong cái nào đó là 'What', 
  2. chìm kiểu nào đó là 'How'. 
Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quẩn quanh trong hai chữ đó thôi. 

Mình biết rõ cái activity của mình,
  1. đang đi biết đang đi, 
  2. đang ngồi biết đang ngồi, 
  3. là biết rõ cái 'How', tôi đang như thế nào. 
Còn 'what' là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. 
  1. Tôi đang đi, 
  2. tôi đang ngồi, 
  3. tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. 
Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có chữ 'How' thôi. Về sau này biết rõ thêm cái 'What'. Cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi.

Quote:
  1. Biết rõ cái 'How', đó là Niệm.
  2. Biết rõ cái 'What', đó là Tuệ.

Đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, cái đó là Niệm. Còn biết rõ cái gì xảy ra trong lúc đang đi, đang ngồi thì đó là Tuệ. Chánh niệm là biết rõ mình đang thế nào, còn trí tuệ là biết rõ những gì đang xảy ra.

Sống trong thế giới này là chúng ta đang sống chung với sáu trần. Vấn đề là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà ta quan tâm đến trần nào. Ở đây quý vị quan tâm đến trần nào hay cả sáu trần? Không những quan tâm mà chúng ta còn chìm sâu trong đó nữa.

Nói vậy thôi nhưng tôi tin chắc mức độ chìm sâu ở đây không có giống nhau. Có những người ở đây tôi nghĩ họ cũng coi nhẹ chuyện ăn mặc. Có những người ở đây họ coi chuyện nhà lớn nhà nhỏ không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện xe lớn xe bé không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện ăn gì cũng được. Mặc dù từng người ở đây đều sống trọn vẹn trong sáu trần. Nhưng cái điểm quan tâm của mỗi người ở đây tôi nghĩ khó mà giống nhau. Có người ở đây rất là nặng về tình cảm con cháu, vợ chồng. Cái đó chắc chắn rồi nhưng mà mình không biết người nào thôi. Có người ở đây rất là quan tâm đến sĩ diện mặt mũi. Có người ở đây quan tâm đến cảm xúc bản thân, miễn sướng là được, tự mình thấy thoải mái là được. Có người ở đây quan tâm đến đời sống tinh thần, làm sao mình tu tốt hơn, giữ giới tốt hơn, thiền định tốt hơn. Tôi nghĩ trước mặt tôi là đủ thành phần hết.

Đây là lý do vì đâu giáo pháp Đức Phật nói gọn chỉ có Tứ Đế thôi. Đức Phật nói rõ cái bản chất khổ đau của thế giới và con đường thoát khỏi đau khổ. Nhưng mà với nội dung của Tứ Đế, Ngài nói trong bốn mươi lăm năm thành ra mấy tủ kinh luôn. Vì sao? Vì cái đám người ngồi trước mặt Ngài .  Mỗi người một kiểu, cách hướng dẫn khác nhau. Có người thì Ngài cho họ bú sữa bình, có người Ngài cho họ ăn baby food, có người họ cho họ chip snack, có người Ngài cho họ ăn cơm, có người Ngài cho họ ăn cháo, có người thì Ngài chích thuốc, có người Ngài cho họ uống thuốc bổ, thuốc viên, có người thì Ngài vô nước biển, có người Ngài phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn. Trường hợp mà phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn là loại người nào? Đó là những người tu chậm, trí yếu. Phải bắt họ như thế này như thế kia họ mới tu được. Họ cần một cái môi trường thích hợp, thực phẩm thích hợp, trú xứ thích hợp, thầy, bạn thích hợp, họ phải cần đủ hết thì mới tu được. Loại người đó là loại người mà phải tiếp "thức ăn" bằng đường ống. Còn có những người Ngài chỉ cho họ một viên thuốc là đủ rồi, một câu Pháp họ về họ tu là được rồi, rất đơn giản. Ngay cả thuốc Bắc cũng vậy nữa, có người phải uống thuốc tán, có người phải uống thuốc tể, người uống thuốc sắc, người uống thuốc ngâm, ... Cũng một bài thuốc nhức lưng đó thôi nhưng mà mỗi người do cái điều kiện, do cái cơ thể làm sao mình không biết nhưng đại khái là thầy cũng áp dụng một cách.

[Image: selfquestion.jpg]

Tôi ôn lại một chút. Để mình có thể biết rõ cái kiếp này của mình nó ra sao tùy thuộc vào cái thái độ của mình kiếp trước đối với sáu trần. Thế giới này gồm có thiện, ác, buồn, vui. Thiện là gì? Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là gì? Đó là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Như vậy rõ ràng là đời sống này gồm thiện, ác, buồn, vui. Mà tôi định nghĩa là không ra ngoài sáu trần.

Mình tu Tứ Niệm Xứ là sao? Không có chuyện gì đặc biệt hết. Chỉ biết rõ một điều thôi là biết rõ hiện giờ sáu căn nó đang biết sáu trần bằng tâm gì. Dầu đó là sáu trần như ý hay bất toại. Nghe nó rất là khô nhưng nó là toàn bộ đời sống ngay tại đây, ngay thời điểm này. 'Right here' và 'Right now'. Toàn bộ đời sống mình nó chỉ có cái đó thôi. Tại sao mình khổ? Là mình không có biết cái sáu căn của mình nó đang biết sáu trần bằng cách nào.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là chỉ làm có một việc thôi: Biết rõ sáu căn của mình nó đang biết rõ sáu trần bằng tâm gì, bất kể sáu trần đó là bất toại hay như ý. Đó là Tứ Niệm Xứ.

Trích bài giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài
Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép
Reply
Vấn: Sống trong hiện tại một cách hồn nhiên trong sáng, sống trong pháp, nó sao thì mình cứ sống chiều theo nó như vậy, luôn luôn tỉnh thức, được khôngGiáo lý học nhiều chỉ là sở tri chướng, đúng không ?
Đáp: Không! Không đúng .

Trong kinh, Đức Phật ngài có cái từ paraloka bhayadassavi là có sự ưu tư về bước đường trước mặt.

Còn người bình thường, nhất là bây giờ có cái loại mà triết học hiện sinh, sống nay biết ngày nay, hôm nay có rượu hôm nay say, “Kim nhật hữu tửu, kim nhật túy” bữa nay có rượu bữa nay say. 

Rồi nó còn lòi ra những trường phái, Phật giáo nha, gắn nhãn hiệu Phật giáo, là: "Sống trong hiện tại, không có ưu tư", mà trong khi họ hiểu sai chữ hiện tại.

Hiện tai đây là chánh niệm, là mình đang ra sao biết rõ như vậy. Nhưng mà tôi có biết nhiều cái trường phái hôm nay rất là ăn khách, đó là cách nói cho nó vừa lòng mấy người muốn hưởng thụ á, nói là : "Đạo Phật là không có nặng lòng như vậy, Thiền Định là chỉ làm mất thời gian thôi, tư thế thiền định chỉ làm cho mình mất sức khỏe thôi, phản khoa học, giữ tâm hồn nhiên trong sáng, sống trong pháp, nó sao thì mình cứ sống chiều theo nó như vậy, luôn luôn tỉnh thức."

Đối với người biết đạo thì họ nghe vậy họ còn hiểu chút đỉnh, chứ còn cái thứ mà chưa biết giáo lý thì một là nó mù tịt, hai là nó đi theo là chết luôn. 

Cứ hồn nhiên trong sáng, mà bà cố tui cũng không biết hồn nhiên trong sáng là sao. Thì cứ, đang bài bạc tiếp tục bài bạc, nhậu nhẹt chích hút thì tiếp tục nhậu nhẹt chích hút, nhưng mà mình cứ vui vẻ, shopping thì cứ shopping, cứ hồn nhiên trong sáng. Mình biết là mình đang shopping, mình biết là mình đang câu cá, hồn nhiên trong sáng. Sống thuận pháp mà. Mình cứ theo đó mình đi . 

Còn Giáo lý học nhiều chỉ là sở tri chướng. học cho nhiều rồi nó làm rối cái đầu nặng lắm, trong khi mình đang cần cho nó nhẹ mà. 

Đấy. thì nghe thì nó suông thiệt đó, nhưng mà tôi nói thật, Phật tử mà không biết giáo lý, hồi còn trẻ tuổi thì ok. Nhưng cái thứ mà khi đổ bệnh, cái đầu nó rỗng không, rác không ở trỏng thì lúc đó tu . Tu cái gì? Lúc đó là nghe mà ai lại gần chánh niệm là mơ hồ mình không biết, thân mình nó được cấu tạo ra sao, tâm mình nó được cấu tạo ra sao, vận hành ra sao.

(Sư Toại Khanh "Nội Dung Giáo Lý Căn Bản", post #338, p 23)
Reply