Xí Xọn Học Vi Diệu Pháp!
#16
(2020-01-13, 04:13 PM)abc Wrote: bạn LTP , tui không thấy chử "là" mất L biến thành "à" , everything is ok 

tuy nhiên có thắc mắc về nội dung cô giáo XX post 

3.      Chân Đế chỉ là ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:

·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.
 Vậy là cái phone của LTP có vấn đề rồi.

Mod ơi, LTP cần lì xì.  [Joke]
Reply
#17
(2020-01-13, 04:13 PM)abc Wrote: 3.      Chân Đế chỉ là ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:

·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.

trong các pháp chân đế bao gồm luôn cả Niết bàn , vậy nói chân đế chỉ là ngũ uẩn sợ có hiểu lầm không ? hay là nói ngũ uẩn là các pháp hữu vi thuộc về pháp chân đế ?

Huynh ABC ui.  Hello  Anh nói đúng á.   Clap  Cảm ơn anh nha. Để XX sữa lại.  Smiling-face-with-halo4
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#18
(2020-01-13, 04:56 PM)LeThanhPhong Wrote:  Vậy là cái phone của LTP có vấn đề rồi.

Mod ơi, LTP cần lì xì.  [Joke]

Vấn đề không phải ở cái phone, mà vấn đề ở chỗ compatible của microsoft word character,

trong post của cô giáo XX , she copy from word doc which contain the "right arrow symbol" (by default - - > will be changed to a light right-pointed arrow.  )

This light right-pointed arrow when view by phone or none compatible software then it will be seen as chử à (chử là mất đi letter l )
Reply
#19
(2020-01-11, 02:30 AM)Xí Xọn Wrote:
 




 PHÁP CHÂN ĐẾ



[Image: Capture.jpg]

 
Pháp Chân Đế:
1.      Không thay đổi ở bản thể, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.
 
2.      Bản thể hoặc thực tánh pháp nói và cái Dụng của nó, bản chất của nó vẫn là Khổ, Vô thường, Vô ngã. Thí dụ: Muối à Không thay đổi theo không gian và thời gian, nhưng vẫn sinh và diệt.
 
3.      Chân Đế cũng bao gồm các pháp hữu vi như ngũ uẩn à Tinh thần và vật chất. Thí dụ:
·        Sắc à Thân
·        Thọ à Cảm giác
·        Tưởng à Kinh nghiệm
·        Hành  à Sự mong muốn. Sự tạo tác.
·        Thức à Biết cảnh.
 
4.      Có tất cả là 4 Pháp Chân Đế:
(1)   Tâm (Citta)
(2)   Tâm Sở (Cetasika Citta)
(3)   Sắc Pháp (Rupa)
(4)   Niết Bàn (Nibbana).  
 
5.      Nghĩa của Pháp Chân Đế:
(1)   Cảnh của Tuệ Cao.
(2)   Chủ thể của Pháp Chế Định.
(3)   Đặc biệt phi thường.
 
6.      Khi hành giả thiền Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp):

·        Cảnh của Tuệ Cao: Là để thấy được  Chân Đế. Thí dụ: Quán hơi thở ra vào là Pháp Tục Đế. Ghi nhận một thời gian dài sẽ thể nghiệm qua tâm được sự cứng mềm nóng lạnh của thân Tứ Đại à Pháp Chân Đế à Cảnh của Tuệ Cao (4 Đại). Khi không còn hơi thở, không có đàn ông, không có đàn bà, cảm nghiệm Tam  Tướng, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã à Niết Bàn.
 
·        Chủ Thể của Pháp Chế Định: Thân của chúng ta đều có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thí dụ: Ngũ uẩn à Người, địa ngục, Phạm thiên, Chư Thiên, chúng sinh, bàng sanh đều có ngũ uẩn.
 
·        Đặc Biệt Phi Thường: Bản thể - Dụng không bao giờ thay đổi đều là quá khứ, hiện tại, vị lai và dù là ở cảnh giới nào. 

cô giáo XX ,

có chút thắc mắc phần 5 và 6 ở trên

"cảnh của tuệ cao" hình như hơi khó hiểu , đọc phần giải thích thì hiểu rõ hơn , thí dụ .. khi ghi nhận , quán hơi thở xúc chạm nơi mũi , khi còn "biết" là hơi thở thì còn dựa vào khái niệm (hơi thở là khái niệm , thuộc về tục đế) ... đến khi chỉ biết có sự xúc chạm và những cảm thọ thì hành giả đã chạm vào pháp chân đế , khi đó cái tuệ phải cao mới thấy cái cảnh chân đế đó ( nên gọi là cảnh của tuệ cao ?)

chủ thể của pháp chế định -- có phải ý nói là pháp chế định thuộc về tục đế chỉ là những khái niệm , tên gọi ... chủ thể của nó là tập hợp những pháp chân đế ?  (còn về ngũ uẩn thì các loài ở cõi vô sắc , ngũ uẩn của họ ra sao ?)

đặc biệt phi thường -- có phải ý nói là , cho dù ở cõi nào , vũ trụ nào , hay từ xưa cho tới tương lai sau này , các pháp chân đế cũng như nhau
Reply
#20
(2020-01-14, 10:03 AM)abc Wrote: Vấn đề không phải ở cái phone, mà vấn đề ở chỗ compatible của microsoft word character,

trong post của cô giáo XX , she copy from word doc which contain the "right arrow symbol" (by default - - > will be changed to a light right-pointed arrow.  )

This light right-pointed arrow when view by phone or none compatible software then it will be seen as chử à (chử là mất đi letter l )

Thì ra là như vậy.  Cám ơn bác.

Clap
Reply
#21
(2020-01-14, 10:33 AM)abc Wrote: cô giáo XX ,

có chút thắc mắc phần 5 và 6 ở trên

"cảnh của tuệ cao" hình như hơi khó hiểu , đọc phần giải thích thì hiểu rõ hơn , thí dụ .. khi ghi nhận , quán hơi thở xúc chạm nơi mũi , khi còn "biết" là hơi thở thì còn dựa vào khái niệm (hơi thở là khái niệm , thuộc về tục đế) ... đến khi chỉ biết có sự xúc chạm và những cảm thọ thì hành giả đã chạm vào pháp chân đế , khi đó cái tuệ phải cao mới thấy cái cảnh chân đế đó ( nên gọi là cảnh của tuệ cao ?)

chủ thể của pháp chế định -- có phải ý nói là pháp chế định thuộc về tục đế chỉ là những khái niệm , tên gọi ... chủ thể của nó là tập hợp những pháp chân đế ?  (còn về ngũ uẩn thì các loài ở cõi vô sắc , ngũ uẩn của họ ra sao ?)

đặc biệt phi thường -- có phải ý nói là , cho dù ở cõi nào , vũ trụ nào , hay từ xưa cho tới tương lai sau này , các pháp chân đế cũng như nhau

Huynh ABC ui. 

Theo như XX hiểu theo lời giảng của Sư Khánh Tuệ thì 

(1) Cảnh của Tuệ Cao là như thế này: Khi hơi thờ ra hơi thở vào thì là Tục Đế (có tính cách chế định quy ước), chứ thật ra không có cái gì là 

hơi thở hết. Nếu chúng ta quán hơi thở ra vào lâu ngày sâu sắc hơn thì chúng ta chỉ thấy sự chuyển động nóng lạnh cứng mềm của đất nước lửa gió (Tứ Đại), chứ không thấy cái gì là Ta 

hay hơi thở là của Ta  đến mức chúng ta đạt được tuệ giác, thấy được cái lẽ Khổ, Vô Thường, Vô ngã thì lúc đó là Chân Đế đó huynh. Chính vì vậy, là chúng ta nương vào Tục Đế đễ thấy được

Chân Đế nên mới gọi là Cảnh của Tuệ cao. 


(2)  Chủ Thể của Pháp Chế Định: Là các pháp để chỉ cho các pháp thực tánh để chúng ta có thể hiểu được. Danh từ mà chúng ta gọi là các pháp Tục Đế có tính cách quy ước 

để chúng ta hiểu các pháp Chân Đế như

(a) Tâm: Danh chơn chế định (Pháp Chân Đế Hữu Vi).

(b) Sở Hữu Tâm: Danh chơn chế định. 

© Sắc Pháp: Danh chơn chế định. 


(d) Niết Bàn- Danh chơn chế định (Pháp Chân Đế Vô Vi). 


(3) Đặc biệt phi thường: Tức là muốn nói đến cái Bản Thể của Chân đế. Dù là quá khứ, hiện tại, vị lai, hay dù là bất cứ nơi nào, cái bản thể hoặc cái Dụng của nó không bao giờ thay đổi á. Thí dụ:

Tâm sân thì quá khứ cũng chỉ là sự bất an. Hiện tại, tâm sân cũng chỉ là sự bất an, hay tương lai thì tâm sân cũng chỉ là sự bất an. Dù cho là  con người, chư Thiên, bàng sanh thì tâm sân cũng là 

bất an. 

Nói chung, pháp Tục Đế thì luôn thay đổi, nhưng Pháp Chân Đế thì không thay đỗi á. 

XX có kèm theo  link youtube của Sư  Khánh Tuệ bên dưới của mỗi bài tóm tắt. Nếu huynh muốn hiểu chi tiết rỏ ràng hơn thì nên xem. Nếu XX hiểu sai, nhờ huynh chia sẽ giùm với XX nhe?  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Nếu mà XX viết 

ra hết chắc chết luôn á.  Rollin XX chỉ tóm tắt để mình nhớ phần yếu lược thôi á.  Rollin

Chúc huynh an lạc nhe.  Hello [Image: happy-feet-penguin-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#22
vậy coi như bài một về thế nào là pháp , pháp chân đế và pháp tục đế 

[Image: vdp01.jpg]

Hai pháp Tục Ðế và Chơn Ðế bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.

[Image: vdp02.jpg]

[Image: vdp03.jpg]


cô giáo XX qua bài hai nha cô
Reply
#23
(2020-01-15, 10:27 AM)abc Wrote: vậy coi như bài một về thế nào là pháp , pháp chân đế và pháp tục đế 

[Image: vdp01.jpg]

Hai pháp Tục Ðế và Chơn Ðế bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.

[Image: vdp02.jpg]

[Image: vdp03.jpg]


cô giáo XX qua bài hai nha cô

Hay!  Clap  Cảm ơn huynh tóm tắt giùm cho XX qua sơ đồ. Nhưng đã qua bài 2 rồi huynh ui. [Image: banana-on-computer-smiley-emoticon.gif] 

XX sẽ tiếp tục bài 3, nhưng vẫn chưa xong về phần Chân Đế á. XX sẽ tóm tắt bài giảng của Sư Khánh Tuệ nói sâu hơn về 4 Pháp Chân Đế rồi lúc đó

mới có thể đi vào từng chi pháp của Vi Diệu Pháp á huynh.  [Image: happy-dancing.gif] 

XX thuộc loại chậm hiểu nên học... hơi...bị chậm.  Rollin 

Cảm ơn huynh nha.  Hello   Musical-note_1f3b5
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#24
[Image: VDP-Pic-letter.png]





Ở post trên, Bài số 2. XX có tóm tắt qua 4 pháp Chân Đế, hôm nay, XX tiếp theo Bài số 3. XX xin copy đồ hình của huynh ABC về 4 Thực Tại Tuyệt Đối này để có thể rõ 

ràng hơn. XX xin tóm tắt sâu hơn về 4 Pháp Chân Đế. Trong lúc học pháp và nghe pháp, có thể XX chậm hiểu hoặc không thông suốt những gì mà Sư Khánh Tuệ giảng, 

và có thể đã làm sai lạc ý của Sư Khánh Tuệ và Pháp Cao Tột của Đức Phật thì trước nhất, XX xin sám hối vì đó là hoàn toàn lỗi của XX. XX cũng sẽ kèm theo bài tóm tắt là 

bản Youtube đầy đủ của Sư Khánh Tuệ nếu có ai muốn hiểu sâu hơn về chánh bản của bài giảng về 4 Chân Đế. XX học nhiều mà hiểu ít, nên XX sẵn lòng lắng nghe sự chia 

sẽ của huynh ABC hoặc của các ACE. 


4 PHÁP CHÂN ĐẾ


[Image: dohinh69.jpg]




1.      Tâm
2.      Sở hữu tâm
3.      Sắc pháp
4.      Niết bàn


  TÂM (CITTA)


• Tâm là biết cảnh.

• Tâm là biết đối tượng.

• Tâm là biết được cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh xúc và cảnh pháp.

• Tâm là biết, là suy nghĩ. Khi ta suy nghĩ cái này cái kia thì cái gì đang suy nghĩ? Tức là Tâm đang suy nghĩ.


Có nhiều danh từ chỉ cho Tâm.Thí dụ:

(1) Tâm (Citta): 


Chỉ cho Tâm nhưng tâm biết một cách đa dạng. Nói rộng thì có 121 tâm. Nói hẹp thì có 89 tâm. Mỗi tâm thì biết các đối tượng khác nhau. Thí dụ như:
a. Tâm dục giới thì biết cảnh khác. Tức là cảnh thịnh, cảnh vị, cảnh xúc, và cảnh pháp.
b. Tâm Sắc giới: Tâm thiền Sắc giới bắt cảnh Sắc giới.
c. Tâm Thiền Vô sắc bắt cảnh Vô sắc giới. 
d. Tâm Hiệp Thế bắt cảnh trong đời.
e. Tâm Siêu Thế bắt cảnh Niết bàn.

(1)  Khi tâm sinh lên là do có bốn yếu tố. 
a)     Do nghiệp quá khứ.
b)     Có vật để nương.
i.                   Ý vật
ii.                 Nhãn vật
iii.               Nhĩ vật
iv.               Tỹ vật
v.                 Thiệt vật

c)     Sở hữu tâm.
d)     Đối tượng.



Tâm có 4 khía cạnh  nói lên hình trạng:

(1)  Trạng thái của tâm: Biết cảnh.
(2)  Phận sự của tâm: Tướng đạo tâm sở. Thí dụ: Nước lã là tâm. Nước mặn ngọt là tâm sở. 
(3)  Sự hiện bày của tâm: Tiếp nối sinh diệt.
(4)  Nhân cần thiết cho tâm sinh: Phải có Danh và Sắc.   
 

(2) Thức:

a. Thức cũng chỉ cho tâm. Thức bao gồm:
• Nhãn thức
• Nhĩ thức
• Tỷ thức
• Thiệt thức
• Thân thức
• Ý thức.

b. Thức là biết một cách đơn thuần. Thức là cái biết mà không có trí can thiệp, hay là không có tưởng can thiệp. Khi chúng ta nhìn thì chúng ta
chỉ biết thôi. Chúng ta biết bằng thức uẩn. Khi mà chúng ta biết đây là anh ba, anh Tư thì đó là cái biết của tưởng. Còn cái biết của trí thì sâu sắc hơn.

(3) Manno: 

a. Manno cũng chỉ cho tâm.  Đây là chỉ cho tâm tạo tác, tâm tạo nghiệp.
b. Manno: Chỉ cho các tâm tạo tác tạo nghiệp. Thí dụ như:

• 12 Tâm Bất Thiện: 8 tâm bất thiện. 2 tâm sân. 2 tâm si.
• 8 tâm Đại thiện dục giới (tạo quả để tái sanh). Cõi thiên và cõi người.
• 5 tâm thiện sắc giới. Từ Sơ thiền đến Ngũ thiền.
• Tâm thiện Vô sắc. Tạo tâm quả vô sắc để sanh vào cõi Phạm thiên.



[Image: 1.jpg]


SỞ HỮU TÂM



Tâm vương giống như là vua, còn sở hữu tâm thì giống như quan cận thần của vua, phụ tùng, tùy tùng.
• Tâm vương có 121 tâm. Nếu nói về Pháp thực tính thì chỉ có 1 pháp thực tinh là biết cảnh.

SỞ HỮU TÂM:
(1)  Đồng sanh với tâm.
(2) Đồng biết cảnh với tâm.
(3) Đồng nương vật với tâm.
(4) Đồng diệt với tâm.


Tâm vương như vừa không phải làm gì hết. Còn sở hữu tâm như quan phải làm. 
Tâm và sở hữu tâm luôn luôn phối hợp với nhau. Tâm biết cảnh nào thì sở hữu tâm biết cảnh đó.



SẮC PHÁP

 
1.     Vật chất à Thân thể của chúng ta. 
2.     Bị ảnh hưởng của thời tiết, nóng lạnh và có thể thay đổi.
3.     Sắc pháp (tế bào) luôn luôn sinh diệt từ  phân tử, nguyên tử. 
4.     Do Tứ Đại (Đất, Nước, Lửa, Gió) à Do các pháp nương theo tứ đại mà phát sanh. 
5.     Thân tứ đại không có gì là ta hoặc là của ta cả. 
6.     Sắc pháp cũng là pháp Chân đế gồm 28 sắc pháp và lộ sắc. 




NIẾT BÀN

 
 
1.     Mục tiêu của chúng ta là tu tập để đạt đến Niết Bàn. 
2.    Niết Bàn à  Tâm không còn Tham sân si. 
3.     Có năm loại Niết Bàn:
 
(1)  Hữu Dư Y Niết Bàn: Các bậc A La Hán ngộ 4 thánh đạo, 4 thánh quả nhưng vẫn còn tồn tại với ngũ uẩn, vẫn còn tuổi thọ. 
(2)  Vô Dư Y Niết Bàn: Các bậc A La Hán đã dặp tắt phiền não, dặp tắt ngũ uẩn, sống hết tuổi thọ, không còn hiện hữu trong tương lai nữa. 
(3)  Phiền Não Niết Bàn:   
(4)  Ngũ Uẩn Niết Bàn: Các bậc A La Hán đã từ bỏ ngủ uẩn và đã viên tịch. 
(5)  Xá Lợi Niết Bàn: Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác như Đức Phật, để lại xá lợi cho chương sách  chiêm bái và cúng dường.  


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

:78: :78: :78:


XX đã tóm tắt ngắn gọn xong bài # 3.  XX xin kết thúc bài ôn qua 

Lời Dạy của Đức Thế Tôn 


“Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”






Bài youtube số 3 của Sư Khánh Tuệ.





[Image: morphing-butterfly-bye-smiley-emoticon.gif][Image: morphing-butterfly-bye-smiley-emoticon.gif][Image: morphing-butterfly-bye-smiley-emoticon.gif]
[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
Reply
#25
cô giáo XX , 

bài số 3 này hơi dài và bao gồm nhiều định nghĩa quan trọng đối với người "sơ cơ"

nói về tâm trước nhen , có thắc mắc tí xíu về đoạn màu xanh này:

(1)  Khi tâm sinh lên là do có bốn yếu tố. 

a)     Do nghiệp quá khứ.
b)     Có vật để nương.
i.                   Ý vật
ii.                 Nhãn vật
iii.               Nhĩ vật
iv.               Tỹ vật
v.                 Thiệt vật

c)     Sở hữu tâm.
d)     Đối tượng.



1b -- có vật để nương , hình như vật ý nói là căn + sắc thần kinh (vd: mắt  + thần kinh mắt)
1d -- đối tượng , đối tượng này là trần hay cảnh
1c -- sở hữu tâm , theo thiển ý thì những sở hửu tâm này không những là yếu tố để tâm phát sinh mà còn là những sở hữu đồng sanh đồng diệt với tâm
1a - do nghiệp quá khứ , theo thiển ý thì nghiệp quá khứ góp phần thúc đẩy cho sở hữu tâm nào đồng sinh lên với tâm đó ... thí dụ ... do trong quá khứ thích câu cá  , giờ thấy cá đớp móng là tự nhiên nghĩ đến câu cá .. nên nghiệp quá khứ chỉ là nhân sanh tâm quả


cô giáo nghĩ sao ?
Reply
#26
Quote:(3)  Phiền Não Niết Bàn: Các bậc A La Hán vẫn còn tu tập, vẫn còn tham sân si, vẫn còn đang tu tập 4 đạo 4 quả để đạt Niết Bàn.  

(4)  Ngũ Uẩn Niết Bàn: Các bậc A La Hán đã từ bỏ ngủ uẩn và đã viên tịch. 
(5)  Xá Lợi Niết Bàn: Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác như Đức Phật, để lại xá lợi cho chương sách  chiêm bái và cúng 

Lần đầu tiên LTP được biết thêm 3 loại Niết Bàn này. Nghe lạ quá.
Reply
#27
(2020-01-18, 12:55 AM)LeThanhPhong Wrote: Lần đầu tiên LTP được biết thêm 3 loại Niết Bàn này. Nghe lạ quá.

Quote:abc viết:

theo thiển ý

Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn là hai trạng thái , cấp độ Niết Bàn được phổ biến rộng rãi và được đề cập nhiều trong kinh sách hữu (có) , vô (không) dư (sót lại) y (y cứ trên) Niết Bàn (trạng thái tịch tịnh)

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y ? Ở đây này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là Bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y."
"Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là Niết bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát  nhờ chánh tri. Ở đây đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỉ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ kheo, Đây gọi là Niết bàn không có dư y."

(Kinh Phật thuyết như vậy, Duk III, 7 - 443)

ba hình thức , trạng thái , cấp độ còn lại thì ít phổ quát hơn

Phiền Não Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn nhưng còn thân ngủ uẩn , thì gọi là Phiền Não Niết Bàn . Thái tử Tất Đạt Đa , lúc 35 tuổi dưới cội bồ đề chứng nghiệm Niết Bàn , Niết Bàn mà Ngài thực chứng gọi là Phiền Não Niết Bàn (chỉ để phân biệt thôi, chứ Niết Bàn thì giống nhau - khi nào tu chứng thì tui confirm)

Ngũ Uẩn Niết Bàn -- vị A La Hán khi dứt phiền não , chứng nghiệm Niết Bàn và tịch diệt (bỏ thân ngủ uẩn) khi ấy vị ấy chứng Ngũ Uẩn Niết Bàn . Đức Thế Tôn, sau 45 hành đạo và dạy bảo Thánh ,Chúng , Ngài tịch diệt năm 80 tuổi , khi ấy Niết Bàn mà Ngài chứng nghiêm được gọi là Ngũ Uẩn Niết Bàn

Xá Lợi Niết Bàn -- có hai giải thích:

giải thích thứ nhất : khi một vị A La Hán chứng nghiêm Niết Bàn và tịch diệt đồng thời nhục thể kết tụ Xá Lợi ... khi ấy gọi là Xá Lợi Niết Bàn

giải thích thứ hai : khi xá lợi của một vị Phật toàn giác không còn trên một cõi , thì giáo pháp của vị ấy cũng mất ( không còn ai hiểu và thực hành) . Tui nghiên về giải thích thứ hai và tình tiết về cách xá lợi Phật tiêu huỷ thì dài , interesting và make more sense.

Đồng ý với bác abc về định nghĩa 5 loại Niết bàn kể trên.

Phiền Não NB và Hữu Dư NB đồng nghĩa.

Ngũ Uẩn NB và Vô Dư NB đồng nghĩa.

LTP cũng đồng ý với bác định nghĩa thứ hai với về Xá Lợi NB, nghe có lý lắm.

:cheer:
Reply
#28
(2020-01-16, 10:17 AM)abc Wrote: cô giáo XX , 

bài số 3 này hơi dài và bao gồm nhiều định nghĩa quan trọng đối với người "sơ cơ"

nói về tâm trước nhen , có thắc mắc tí xíu về đoạn màu xanh này:

(1)  Khi tâm sinh lên là do có bốn yếu tố. 

a)     Do nghiệp quá khứ.
b)     Có vật để nương.
i.                   Ý vật
ii.                 Nhãn vật
iii.               Nhĩ vật
iv.               Tỹ vật
v.                 Thiệt vật

c)     Sở hữu tâm.
d)     Đối tượng.



1b -- có vật để nương , hình như vật ý nói là căn + sắc thần kinh (vd: mắt  + thần kinh mắt)
1d -- đối tượng , đối tượng này là trần hay cảnh
1c -- sở hữu tâm , theo thiển ý thì những sở hửu tâm này không những là yếu tố để tâm phát sinh mà còn là những sở hữu đồng sanh đồng diệt với tâm
1a - do nghiệp quá khứ , theo thiển ý thì nghiệp quá khứ góp phần thúc đẩy cho sở hữu tâm nào đồng sinh lên với tâm đó ... thí dụ ... do trong quá khứ thích câu cá  , giờ thấy cá đớp móng là tự nhiên nghĩ đến câu cá .. nên nghiệp quá khứ chỉ là nhân sanh tâm quả


cô giáo nghĩ sao ?

Huynh ABC ui. 

Lâu nay XX bận lo tết, chạy tới chạy lui vì deadline nên không trả lời cho huynh được á. [Image: b0335.gif]

Đọc mấy lời của Huynh, XX thấy sự hiểu biết của XX còn kém quá đi. Chắc là phải học lại từ đầu, nghe video lại cho kỹ chứ nếu XX viết sai thì mang nghiệp chít, sẽ còn bị gõ đầu nữa á.  vahidrk1

XX lúc nghe video, rồi viết notes làm sao mà bây giờ nhìn không ra luôn.  Rollin

XX cảm ơn huynh đã chia sẽ nhiều cho XX nhe, kể cả huynh LTP cùng tham dự nữa. Học VDP phải cần rất nhiều tâm tư và thời gian để thấu hiểu kỹ càng lời dạy của Đức Phật á. XX chắc phải tạm 

ngưng để đành thời giờ nghe VDP hay đọc cho kỹ để hiểu rõ ràng hơn chứ học qua một lần, cái hiểu của mình còn mù mờ quá đi á.  :thinking-face4: 

Chúc huynh ABC và huynh LTP đã chia sẽ nhiều điều hay cho XX nghe. [Image: flower.gif]  [Image: hug2.gif] 

[Image: 13.gif] [Image: 3.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#29
Đang chờ sis Xí Xọn đăng bài, nghe sis nói vậy, LTP buồn quá đi.

Sis ôn đến đâu, post đến đó cũng hay lắm.   Cheer.  Đừng nản.  Có LTP đọc bài đó.
Reply
#30
Quote:(3)  Phiền Não Niết Bàn: Các bậc A La Hán vẫn còn tu tập, vẫn còn tham sân si, vẫn còn đang tu tập 4 đạo 4 quả để đạt Niết Bàn. 


Có lẽ khi Xí Xọn viết notes có bị nhầm lẫn đôi chút.

Tôi đoán là thầy Khánh Tuệ nói về vị sơ quả Tu Đà Hoàn của tầng thánh thứ nhất. Vị Tu Đà Hoàn đã kinh nghiệm qua Niết Bàn lần đầu tiên khi chứng nhập dòng thánh, cảm nghiệm được trạng thái phúc lạc siêu thế của Niết Bàn. Trong 10 Kiết sử, vị sơ quả đã đoạn trừ được 3 là Thân kiến, Hoài nghi, và Giới cấm thủ. Vị ấy vẫn còn tham, sân, si... nhưng tham, sân của vị sơ quả nhẹ ít hơn phàm phu. Và vị ấy đang trên đường tu tập -- chỉ còn tối đa là 7 kiếp nữa -- hướng đến quả vị tối hậu là A La Hán, Phật, kinh nghiệm Niết Bàn trọn vẹn.

Nếu so sánh tham và sân của vị Tu Đà Hoàn với phàm phu thì có thể nhìn như thế này. Vị TĐH như là người triệu phú, và phàm nhân thì vật chất đủ ăn đủ mặc. Một phàm nhân mất một số tiền hay tài sản chừng một hai chục ngàn đô la thì lòng lo âu, buồn bã, tiếc nuối... mấy ngày trời. Còn với vị TĐH thì cũng thoáng chút dao động nhẹ trong lòng giây khắc rồi qua.

Nếu Xí Xọn có post tiếp các bài tóm tắt học VDP thì nên rà soát đọc kỹ lại notes trước khi post để tránh bị ngộ nhận.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply