The following warnings occurred:
Warning [2] count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable - Line: 895 - File: showthread.php PHP 7.2.34 (Linux)
File Line Function
/showthread.php 895 errorHandler->error





Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung cuối đời mất trí nhớ 0 nhận ra ng quen
#1
Giải mã cái chết trong cô quạnh của vợ Kim Dung
Cập nhật lúc: 14:30 08/04/2018



Điều cay đắng nhất, người nhận giấy báo tử để làm thủ tục cho Chu Mai không phải là chồng, là con cái, mà lại là bác sỹ tại viện.

Trong một chương trình đối thoại của Đài truyền hình Trung ương, Kim Dung (94 tuổi) từng chia sẻ: ‘Tình cảm của tôi không thật viên mãn, không thật lý tưởng". Đối với ông, tình yêu lý tưởng là trúng tiếng sét ái tình và bên nhau đến đầu bạc răng long.

Ở nửa đầu cuộc đời, Kim Dung không được hưởng đời sống tình cảm viên mãn, lý tưởng như ông mong muốn, bởi ông từng bị tình phụ, rồi sau đó chính ông lại phụ tình.

Tình phụ (??)

Người vợ đầu tiên của "đại hiệp" là Đỗ Trị Phân. Khi đó, Kim Dung đang làm việc tại Đông Nam Nhật báo cùng với em trai của Đỗ Trị Phân. Tình yêu của họ bắt đầu từ năm 1947, tới mùa thu 1948, hai người tổ chức lễ cưới, hai bên gia đình đều cảm thấy hài lòng về hôn sự này.

[Image: ktt_8.4_kim_dung1_kienthuc_sfht.jpg]
 Kim Dung và người vợ đầu Đỗ Trị Phân. 


Tuy nhiên, chàng trai trẻ Kim Dung khi ấy với nhiều ước mơ hoài bão bắt đầu thấy chán với cuộc sống quá yên bình sau khi kết hôn. Ông lao vào công việc trong khi Đỗ Trị Phân lại muốn một có một người chồng dành nhiều thời gian cho gia đình. Tình cảm vợ chồng cứ thế nhạt dần, cuối cùng, Đỗ Trị Phân đem lòng yêu người khác.

Năm 1953, lấy lý do là Đỗ Trị Phân không thể sinh con, Kim Dung tuyên bố ly hôn trên báo chí Hong Kong. Sau đó, ông buồn bã tâm sự với bạn thân: "Khi anh yêu một người, nguyện yêu trọn đời, trọn kiếp, nhưng rốt cuộc cũng không thể làm được. Chuyện đời khó đoán, hôm nay có thể là vợ chồng, nhưng ngày sau lại bất ngờ đường ai nấy đi…" Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, Kim Dung khát khao tìm được một người vợ thực sự yêu thương và bên cạnh ông cả đời.

Phụ tình

Ba năm sau khi ly hôn, ngày 1/5/1956, Kim Dung kết hôn lần 2 với Chu Mai, cô gái 21 tuổi hoạt bát, năng động, có tri thức, mạnh mẽ và công việc ổn định. Chu Mai đúng là hình mẫu người vợ mà ông hằng mong ước, vì chồng, bà sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân.

Năm 1959, hai người cùng thành lập Minh Báo, Kim Dung làm chủ biên, còn Chu Mai là phóng viên nữ duy nhất của tờ báo. Lúc mới bắt đầu, Minh Báo không được thành công như mong đợi, thậm chí nhiều thời điểm còn đối diện với nguy cơ bị đóng cửa, tiếp theo đó, bốn đứa con lần lượt ra đời khiến cuộc sống của hai vợ chồng càng thêm khó khăn, có lúc họ phải cầm đồ để lấy tiền trang trải cuộc sống.

Không những là một phóng viên, bạn đồng nghiệp chăm chỉ, cần mẫn, Chu Mai còn là một người vợ hết lòng vì chồng. Đêm nào bà cũng uống café để thức cùng chồng giải quyết công việc tòa soạn. Khi đã có bốn đứa con, Chu Mai vẫn sắp xếp thời gian để vừa lo cho chồng, vừa lo cho con.


[Image: 111825yhr8c2nro788cz7v.jpeg]
Chu Mai - người vợ đồng cam cộng khổ cùng Kim Dung.  


Cứ tới bữa trưa, bữa tối, Chu Mai đều đặn mang cơm tới tòa soạn cách nhà rất xa. Tuy vất vả cả trong cuộc sống lẫn công việc nhưng Kim Dung vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có một người bạn đời luôn bên cạnh lúc khó khăn.

Năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài, ngắn các loại, chữ cái đầu của 14 tiểu thuyết ghép vào tạo thành câu đối: 'Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc. Tiếu thư thần hiệp bích uyên". Khi các tiểu thuyết bắt đầu nổi tiếng, Minh Báo phát triển, sự nghiệp đi lên, cuộc sống ổn định dần thì cũng là lúc cuộc hôn nhân của Kim Dung và Chu Mai bắt đầu nảy sinh vấn đề.

Với tính tình đối lập nhau, người thì ngoài mềm trong cứng, người thì hiếu thắng, cả hai dần xuất hiện tranh cãi và cuộc hôn nhân của họ đã xuất hiện thêm người thứ ba là cô gái trẻ đẹp 16 tuổi mang tên Lâm Lạc Di .

[Image: 0019b91ec94414481d7a31.jpg]Lâm Lạc Di 16 tuổi (trái)- người phụ nữ khiến Kim Dung (45t) ruồng rẫy người vợ thứ 2 .

Quote:Kim Dung quen Lâm lạc Di, người kém ông 29 tuổi trong một lần vào quán rượu với tâm trạng sầu muộn. Nhạc Di lòng ngưỡng mộ nhà văn, hai bên trò chuyện khá hợp tính. Lần đó, Kim Dung đã rộng hầu bao, boa cho cô số tiền bằng nửa tháng lương làm thêm song cô từ chối.

Sau khi kết hôn, ông đưa Lạc Di sang học ở Úc và cô giúp đỡ rất nhiều cho nhà văn sau này. Nhà văn từng chia sẻ rằng Lâm Lạc Di rất biết cách chăm sóc gia đình và rất thích cách vợ trang trí nhà cửa, chính những điều nhỏ nhặt này đã khiến ông muốn gắn bó với cô vợ kém mình tới 29 tuổi.
Quote:
  

Ông đồng thời si mê, chạy theo nữ minh tinh Hạ Mộng và tìm được niềm vui mới bên Lâm Lạc Di . Như giọt nước tràn ly, Chu Mai kiên quyết chia tay nhà văn Kim Dung. Để đến sau này trong một dịp gặp lại, Kim Dung - một người luôn ân hận với những gì mình đã gây ra cho người vợ kết tóc đã muốn đưa Chu Mai về sống chung với gia đình ông nhưng Chu Mai từ chối.

Sau khi ly hôn, Chu Mai sống trong cơ cực, nghèo khó và đến khi qua đời vì bạo bệnh thì bênh cạnh bà chỉ có các y bác sĩ trong bệnh viện, không có bất cứ người thân nào khiến những người đã từng quen biết Chu Mai không khỏi chạnh lòng xót xa cho số phận của bà. Còn Kim Dung khi hay tin thì đau đớn khôn xiết và trên tất cả là những giọt nước mắt ân hận đến tận cùng mà ông biết rằng suốt đời này ông phải mang theo. 

Bi kịch cuộc đời của Kim Dung không dừng lại ở đó. Đứa con trai trưởng của ông tự sát năm 19 tuổi - Tra Truyền Hiệp đã khiến ông suy sụp tinh thần và có dấu hiệu trầm cảm từ đó về sau. Nhắc đến đứa con trai này, Kim Dung không khỏi phải tự hào vì Tra Truyền Hiệp - con trai đầu lòng của ông và Chu Mai được nhiều người ca tụng là thiên tài văn học. Năm lên 4 tuổi đã có thể thuộc lòng Tam Tự Kinh, đến khi lên 6 lại có thể đọc vanh vách Tăng Quảng Hiền Văn. Đến năm 11 tuổi đã viết được quyển sách đầu tay cho mình mang tên Cuộc đời ta là vì cái gì

Thế nhưng, dưới ngòi bút của Tra Truyền Hiệp, người đọc không khỏi cảm giác sự u uất, tư tưởng trưởng thành của cậu bé 11 tuổi. Đã có nhiều người nói cho Kim Dung biết nhưng ông bỏ ngoài tai và chỉ nghĩ rằng con mình lớn lên với tư tưởng trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa khác.

[Image: 640.jpeg]
Tra Truyền Hiệp và em gái Tra Truyền Thi


Có thể nói, Chu Mai là người vợ thiệt thòi nhất của Kim Dung, chính bà là người chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, cùng Kim Dung gồng gánh mọi công việc khi thành lập Minh Báo, nhưng khi tờ báo này hưng thịnh, thì cũng là lúc tình cảm của chồng dành cho bà phai nhạt, Chu Mai không có được hạnh phúc mà đáng ra bà phải được hưởng.

Tác giả Lâm Yến Nhi từng viết trong cuốn Tra Lương Dung - Hong Kong đệ nhất tài tử rằng Chu Mai là người đàn bà sắt đá. Sau khi ly hôn, bà không cần bất cứ sự quan tâm nào từ chồng cũ, thậm chí khi cùng đến dự một đám cưới, Kim Dung đề nghị đưa bà về nhà, Chu Mai lạnh lùng đáp: "Không cần".

Bà trải qua một cuộc sống nghèo khó và cô đơn suốt phần đời còn lại. Ngày 8/11/1998, khi Kim Dung đang hạnh phúc với duyên mới và thành công với những bộ tiểu thuyết của mình, thì Chu Mai đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Người phụ nữ mạnh mẽ ấy ra đi ở tuổi 63 đầy cô đơn, xót xa. Điều cay đắng nhất, người nhận giấy báo tử để làm thủ tục cho bà không phải là chồng, là con cái, mà lại là bác sỹ tại viện.

Trước cái chết của vợ, Kim Dung ngậm ngùi chia sẻ: "Tôi có lỗi với Chu Mai, tôi đã không thể là một người chồng tốt, tôi không xứng đáng với cô ấy". Có lỗi với vợ, song Kim Dung biết rằng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân bởi ông đã trúng tiếng sét ái tình với cô gái mới 16 tuổi Lâm Lạc Di.


[Image: 22br03pn.jpg]
Sau bao năm làm vợ của Kim Dung, Lâm Lạc Di không sinh đứa con nào. 
Reply


Messages In This Thread
Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung cuối đời mất trí nhớ 0 nhận ra ng quen - by PhongVien007 - 2018-09-28, 01:54 AM
RE: Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời - by PhongVien007 - 2018-10-30, 11:51 PM