Chim Sẻ Và Chim Cánh Cụt
#24
Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo và Phật Kiếp


1. Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo

Trong hệ thống tính thời gian của Phật Giáo, từ “kappa” có nghĩa là một “chu kỳ hay một aeon” được dùng để chỉ những giai đoạn thời gian hay thời kỳ nào đó theo thứ tự chu kỳ.


(Bản thân từ tiếng Anh “aeon” dùng để dịch từ “kappa” của tiếng Pali có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, có nghĩa là một khoảng thời gian, một thời kỳ dài vô tận, hơn bất kỳ con số hay sự tưởng tượng của con người. Và xưa nay người ta quen dùng từ “kiếp” để tạm dịch từ này qua tiếng Việt, mặc dù “kiếp” ở đây không phải chỉ có nghĩa như là một “kiếp người” vô cùng ngắn ngủi – ND).


Bốn chu kỳ thời gian được phân biệt như sau:

  • Một Đại Kiếp (maha-kappa),

  • Một A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya-kappa),

  • Một Trung Kiếp (antara-kappa), và

  • Một Kiếp Sống hay vòng đời hay khoảng thời gian tuổi thọ của con người (ayu-kappa) – Một Kiếp Người.

2. Đại Kiếp (Maha-kappa)

Một Đại Kiếp (maha kappa) nói chung có nghĩa là một chu kỳ tạo lập của thế giới. Vậy một chu kỳ tạo lập và tồn tại của một thế giới là bao nhiêu lâu?.


Trong “Tương Ưng Bộ Kinh II”, Chương XV, Đức Phật đã dùng một ví dụ núi đá hay một số lượng hạt cải để miêu tả so sánh về định nghĩa của “kiếp” như sau: Giả sử có một khối núi đá cứng, chiều dài một• yojana*, rộng một yojana và cao một yojana và cứ mỗi 100 năm, một người đến lau chùi bằng miếng vải lụa Kasika. Cho đến khi khối núi đá này được chùi mòn hết, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó vẫn còn ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).


Hay giả sử có một khu được bao bọc bởi tường thành bằng sắt, • chiều dài một yojana, rộng một yojana và cao một yojana và được đổ đầy hạt cải bên trong lên hết chiều cao tường thành và cứ 100 năm, một người đến lấy một hạt cải. Cho đến khi không còn hạt cải nào ở đó, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó cũng chưa bằng một đại kiếp (maha-kappa). **


  • (yojana còn được gọi là một Do-tuần (HV) = 8 dặm Anh = khoảng 12.875 Km).
** Những ví dụ trên đây là đại ý trong bài Kinh nói trên, chứ không phải trích nguyên lời kinh Đức Phật đã nói.


▪ Vậy đã bao nhiêu đại kiếp nối tiếp nhau trong quá khứ rồi?

Theo lời Đức Phật:


“Này người anh em, một đại kiếp là rất dài. Và những đại kiếp như vậy thì dài hơn một đại kiếp đã trôi qua, nhiều hơn một trăm đại kiếp đã trôi qua, dài hơn một trăm ngàn đại kiếp đã trôi qua. Điều này như thế nào? Này người anh em, sự khởi thủy của một quá trình này là không thể tính được. Thời điểm đầu tiên không thể nhìn thấy được trong quá trình trôi tiếp và trôi xa hơn nữa từ lúc chúng sinh bị che khuất trong vô minh, vì trói buộc vào dục vọng”.


 3. A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa)

Theo “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara II, 142), có 4 giai đoạn được gọi là 4 thời kỳ hay “kỷ nguyên không thể nào tính được” được gọi là A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa), ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).


Khoảng thời gian của một trong 4 A-tăng-tỳ-Kiếp này không thể nào tính ra được, ngay cả lấy 100.000 năm = 1 lakhs làm đơn vị để tính. Vì thế nên A-tăng-tỳ-Kiếp có nghĩa là “một khoảng thời gian không bao giờ đếm được”


Bốn A-tăng-tỳ-Kiếp này là:

1) Kỷ Nguyên Hoại Diệt (Hoại Kiếp) – là thời kỳ hủy hoại hay tiêu hủy thế giới. Trong “Kinh Mặt Trời” thuộc “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara IV, 99), Đức Phật đã miêu tả sự hủy hoại thế giới bằng Lửa, thậm chí tiêu hủy đến những cõi trời Đại Phạm Thiên. Kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa) bắt đầu bằng những trận mưa lớn bắt đầu dập tắt tất cả biển lửa trên thế giới nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Lửa, hoặc bắt đầu bằng việc rút nước lũ lụt, nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Nước; hoặc bắt đầu bằng việc ngưng bão tố nếu thế giới bị hủy diệt bằng Gió.


Việc mô tả hoàn toàn chi tiết về sự kiện thế giới bị tiêu hủy bằng những yếu tố lửa, nước, gió được ghi lại trong chương nói về những kiếp quá khứ trong quyển “Con Đường Thanh Tịnh” (Visuddhi Magga).


2) Kỷ Nguyên Hoàn Toàn Hủy Diệt (Tận Hoại Kiếp) – là thời kỳ tất cả hệ thống trên thế giới đã bị tiêu hủy hoàn toàn hay trong tình trạng là Không Trơ. Đây là thời kỳ bắt đầu từ lúc mà thế giới đã bị tiêu hủy bởi lửa, nước hay gió rồi cho đến khi bắt đầu những trận mưa lớn báo hiệu một chu kỳ một quá trình tiến hóa mới bắt đầu một thế giới mới.


3) Kỷ nguyên phát triển – là giai doạn tiến hóa. Đây là giai đoạn từ lúc có những trận mưa phát động sự tiến hóa một thế giới mới nói trên cho đến khi xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh.


4) Kỷ Nguyên Đã Phát Triển – là giai đoạn liên tục tiếp theo. Giai đoạn này bắt đầu từ lúc xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh cho đến khi có những trận mưa lớn báo hiệu bắt đầu sự hủy diệt của thế giới (bằng lửa, nước hay gió…).


Kiếp sống hiện tại của chúng ta là một trong vô lượng kiếp của A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư, trong một chu kỳ đại kiếp.


▪ Giải Thích về Tuổi Thọ ở Những Cảnh Giới sống tương ứng với tầng Thiền (Jhana) thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba.

Khi thế giới bị hủy diệt bằng 3 yếu tố (1) tam đại) lửa, nước và gió, Lửa tiêu hủy thế giới cho đến 3 cõi hay cảnh giới sống của tầng Thiền định thứ Nhất (Sơ Thiền). Theo các nhà luận giải, tuổi thọ cao nhất của những cảnh giới của Sơ Thiền là 01 A-tăng-tỳ-Kiếp (tức “một kỷ nguyên không thể tính được” đã giải thích ở trên), bởi vì những cảnh giới của tầng Thiền định này chỉ tồn tại trong một kỷ nguyên đó là Kỷ Nguyên Đã Phát Triển, tức Kỷ Nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư ở trên.


Sau khi bị tiêu hủy 7 lần liên tục bằng lửa, đến đợt thứ 8, thế 2) giới sẽ bị tiêu hủy bằng Nước, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến 3 cảnh giới hay 3 cõi sống tương ứng với tàng Thiền định thứ Hai (Nhị ThiềnF). Vì vậy, tuổi thọ dài nhất ở những cảnh giới này là 8 đại kiếp.


Sau khi bị tiêu hủy bằng Lửa qua 7 chu kỳ và 1 chu kỳ bằng 3) nước, thế giới lại bị tiêu hủy bằng Gió vào chu kỳ thứ 64, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến tận cảnh giới hay cõi sống tương ứng với tàng Thiền định thứ Ba (Tam Thiền). Vì vậy, tuổi thọ cao nhất ở cảnh giới này là 64 đại kiếp.


▪ Nguyên Nhân Hoại Diệt & Khai Triển lại Thế Giới?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw có viết rằng:

Không có một khởi thủy rõ ràng hay một kết thúc rõ ràng được biết đến, thế giới hay vũ trụ vật lý liên tục như vậy dù những chủ nhân thế giới hay những đấng siêu nhiên (issaracó xuất hiện hay không. Không bất kỳ dạng siêu nhiên nào, thậm chí một trăm, thậm chí một ngàn, thậm chí một trăm ngàn đấng như vậy cũng không thể nào làm ra, sáng tạo ra hay giải tán (thế giới, vũ trụ đó). Bằng quy luật của Lửa (utu niyama), bằng quy luật nhân duyên tự nhiên (dhamma niyama), trật tự của vũ trụ vật lý này được duy trì như vậy”.


4. Trung Kiếp (Antara-kappa)

Trong A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư hay “Kỷ nguyên Đã Phát Triển”, vòng đời hay tuổi thọ của con người có tăng hay giảm tùy thuộc đức hạnh


hay mức độ luân lý của loài người. Nếu đạo đức của con người đang phát huy, thì tuổi thọ của con người sẽ tăng lên đến mức siêu thọ 80.000 năm, đó là Đỉnh Cao của Đức Hạnh loài người. Nếu mức độ đạo đức sa sút, tuổi thọ loài người chỉ còn 10 năm, đó là tuổi thọ thấp nhất của giống loài người.


Để giảng giải rộng thêm vấn đề này, các thầy sẽ trình bày một cách chi tiết bằng những ghi chép trong “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hồng” (Cakkavati-Sihananda Sutta) thuộc “Trường Bộ Kinh” (Digha Nikaya).


Khoảng thời gian của một chu kỳ trong đó tuổi thọ của loài người được tăng từ 10 năm đến siêu thọ 80.000 năm và rồi giảm từ siêu thọ xuống còn 10 năm trở lại thì được gọi là một chu kỳ Trung Kiếp (antara-kappa) nằm trong A-tăng-tỳ-Kiếp “Đã Phát Triển” thứ tư nói trên.


(Như vậy tuổi thọ trung bình trong Trung Kiếp này của chúng ta hiện nay (xem bên dưới) khoảng 100 năm là thuộc giai đoạn đang giảm xuống từ siêu thọ đến 10 năm. Hãy tưởng tượng sự sa sút về đức hạnh của con người trong thời mạt pháp này! –ND).


▪ Một Trung Kiếp Kéo Dài Bao lâu?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw cũng đã dùng lại ví dụ về số lượng cát sông Hằng để so sánh như sau:


“Nếu một người phải đếm số năm của một Trung Kiếp bằng số hạt cát, bốc đếm từng hạt cát của tất cả các chi lưu của sông Hằng, thì con số hạt cát sông Hằng có lẽ hết trước khi số năm của một Trung Kiếp được đếm hết”. (Tổng số lượng hạt cát ở sông Hằng cũng còn ít hơn tổng số năm của một Trung Kiếp -ND).


Sau khi trải qua hoàn thành 64 kỷ nguyên, thì Kỷ Nguyên Đã Phát Triển đến sau cùng. Vì hoàn toàn không có sự sống hay chúng sinh nào sống trong 3 kỷ nguyên (A-tăng-tỳ-Kiếp) kia, nên 3 kỷ nguyên đó không thể được suy ra là một Trung Kiếp theo cách diễn giải trên đây. Nhưng tất cả 4 kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp đó có độ dài như nhau và trong tất cả Luận Giảng, mỗi A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa: tức một trong 4 kỷ nguyên Không Thể Tính Được) được chia đều thành 64 kỷ nguyên Trung Kiếp (antara-kappa).


Trong một số Kinh Điển Pali, một A-tăng-tỳ-Kiếp được ghi lại là bao gồm 64 hoặc 20 Trung Kiếp. Điều này là bởi vì có một kỷ nguyên khác được cho là một Trung Kiếp, đó là vòng đời hay “tuổi thọ” ở cảnh giới địa ngục A-Tỳ (Avici), được cho là bằng đến 1/80 của một Đại Kiếp hay bằng 1/20 một A-tăng-tỳ-Kiếp. Bằng cách tính này, người xưa đã cho rằng một A-tăng-tỳ-Kiếp thì bằng tương đương với 64 Trung Kiếp của cảnh giới con người hay bằng tương đương với 20 Trung Kiếp của cảnh giới Địa Ngục A-Tỳ.

5. Kiếp Người (Ayu Kappa)


Trong tiếng Pali, chữ “ayu-kappa” theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ. Nếu vòng đời là 100 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thế kỷ. Nếu vòng đời là 1.000 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thiên niên kỷ.


Khi Đức Phật dạy cho ngài Ananda rằng: “Này Ananda, ta đã phát triển được bốn năng lực thần thông (Tứ Thần Túc). Vì vậy, nếu ta muốn sống thêm một kiếp (kappa)”, thì chữ kappa có nghĩa là một kiếp người hay một vòng đời của con người (ayu-kappa), đó là 100 năm vào thời Đức Phật tại thế. Đây là cách diễn dịch của các Luận Giảng về Kinh “Đại Bát-Niết-bàn” (Mahaparinibbana Sutta).

6. Phật Kiếp (Buddha Kappa)

Phật Kiếp là những chu kỳ thế giới hay những Đại Kiếp có những vị Phật xuất hiện. Một đại kiếp không có xuất hiện vị Phật nào thì được gọi là Kiếp Không (suñña kappa).

Một kiếp nào có một hay nhiều vị Phật xuất hiện thì được gọi là một Phật Kiếp (Buddha kappa). Kiếp (kappa) ở đây nếu đứng riêng một mình không có tính từ hay danh từ ghép đứng trước, thì có nghĩa là một Đại Kiếp (Maha-kappa).


Có 4 loại chu kỳ Phật Kiếp, đó là:

Sara-kappa• : Kiếp có một vị Phật xuất hiện.

Manda-kappa• : Kiếp có hai vị Phật xuất hiện.

Vara-kappa• : Kiếp có ba vị Phật xuất hiện.

Saramanda-kappa• : Kiếp có bốn vị Phật xuất hiện.

Bhadda-kappa• : Kiếp có năm vị Phật xuất hiện.


Đại Kiếp hiện tại (hay thế giới hiện tại) là một kiếp lành, nhiều may mắn, tiếng Pali là: “Bhadda kappa”, vì có đến 5 vị Phật Toàn Giác xuất hiện. Bốn vị Phật đã xuất hiện trước, đó là:

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn),

2) Konagamana (Câu-Na-Hàm),

3) Kassapa (Ca-Diếp)

4) Đức Phật Cồ-Đàm (Gotama) hay Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakyamuni).

5) Đức Phật thứ năm là Đức Phật Di Lặc (Mettaya), chưa xuất hiện trong đại kiếp này.


Khoảng thời gian giữa một vị Phật này xuất hiện và một vị Phật khác xuất hiện có thể là một đại kiếp hoặc một A-tăng-tỳ-Kiếp


Chữ “Asankheyya” (A-tăng-tỳ) có nghĩa gốc là “không thể đếm được”, “không thể tính được” và có nghĩa đó trong trường hợp nói về Phật Kiếp này.


Học giả Childers trong quyển “Tự Điển Pali” đã định nghĩa “A-tăng-tỳ” (asankheyya) là một con số lớn nhất, bằng 10140 tức bằng 1 theo sau 140 con số 0!.

Một con số A-tăng-tỳ (Đại) Kiếp (asankheyya kappas) = 10140 kiếp là một con số vô cùng lớn về thời gian, thách thức cả trí tưởng tượng!.


Chúng ta không thể nhầm lẫn với một kỷ nguyên hay một kiếp được gọi là “A-tăng-tỳ-Kiếp” được định nghĩa trong phần số 3. Ở trên, một “A-tăng-tỳ-Kiếp” (asankheyya-kappa), kỷ nguyên đó chỉ bằng ¼ một Đại Kiếp. Còn trong phần này đang nói về nghĩa của chữ “A-tăng-tỳ”, có nghĩa là: không đếm được, có nghĩa bằng = 10140. Và khi nói con số một “A-tăng-tỳ Đại Kiếp” (asankheyya-kappa) có nghĩa là tương đương bằng = 10140 Đại Kiếp, đó là khoảng thời gian vô tận giữa những chu kỳ thế giới có những vị Phật xuất hiện

Đức Phật Thích Ca của chúng ta đã nhận được xác nhận hay thọ ký vào thời kiếp Người còn là tu sĩ Sumedha, Người đã có đại nguyện (trở thành Đức Phật Toàn Giác) dưới chân Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha) cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và một trăm ngàn đại kiếp (4 asankheyyas kappas và 100.000 kappas)Từ đó đến nay, đã có 11 Phật Kiếp (Buddha kappas), Phật Kiếp hiện tại là thứ 11.


7. Hai Mươi Bốn Vị Phật Trước Đức Phật Thích Ca

Chúng ta không nên có suy luận rằng không có Phật Kiếp nào trước thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha), hoặc sẽ không còn những vị Phật xuất hiện sau đại kiếp này. Số lượng những vị Phật xuất hiện, đến và đi trong quá khứ hoặc những vị Phật xuất hiện rồi đi trong tương lai, là không thể nào đếm được, không thể nào nghĩ bàn được, nhiều như cát sông Hằng.


Tên của 24 vị Phật xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca kể từ sau thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara) và những khoảng cách thời gian giữa những vị Phật đó được ghi chép lại như sau:


Cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

Đức Phật 1) Tanhankara

Đức Phật 2) Medhankara

Đức Phật 3) Saranankara

Đức Phật 4) Dipankara (Nhiên Đăng).

Cách đây 3 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):


1) Đức Phật Kondanna

Cách đây 2 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas): Đức Phật 1) Mangala

Đức Phật 2) Sumana

Đức Phật 3) Revata

Đức Phật 4) Sobhita


Cách đây 1 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Anomadassin

2) Đức Phật Paduma

3) Đức Phật Narada


Cách đây 100.000 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Padumuttara

Cách đây 30.000 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Sumedha

2) Đức Phật Sujata

Cách đây 18.000 Đại Kiếp (• kappas):


1) Đức Phật Piyadassin

2) Đức Phật Atthadassin

3) Đức Phật Dhammadassin

Cách đây 94 Đại Kiếp (• kappas):


1) Đức Phật Siddhattha

Cách đây 92 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Tissa

2) Đức Phật Phussa


Cách đây 91 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Vipassin

Cách đây 31 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Sikhin

2) Đức Phật Vessabhu


Trong Đại Kiếp hiện tại: •

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn)

2) Đức Phật Konagamana (Câu-Na-Hàm)

3) Đức Phật Kassapa (Ca Diếp)

4) Đức Phật Thích Ca Cồ-đàm


8. Tám Phẩm Chất Của Một Vị Bồ-Tát (Bodhisatta): Vị Phật Tương Lai

Đây là những đặc điểm hay phẩm chất của một vị Bồ-tát, trước khi thành một vị Phật Toàn Giác, trong giai đoạn tu hành và phát triển của một Bồ-tát, thậm chí chỉ sau khi mới nhận được lời thọ ký hay tiên tri sẽ trở thành một vị Phật tương lai, cho đến khi nào được phú cho những phẩm chất và đặc điểm sau đây (mới được gọi là một Bồ-tát:


1. Phải là một con người.(i)

2. Phải là một nam nhân.(ii)

3. Phải hoàn thiện tất cả những điều kiện cần thiết, chẳng hạn (iii) như phải hoàn thành vượt qua những Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) cần thiết để chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong kiếp này.

4. Phải gặp được một vị Phật.(iv)

5. Phải là một tu sĩ tin theo học thuyết Quy Luật Nghiệp Báo (v) (Kammavadi ascetic) hoặc phải là một Tỳ Kheo trong tăng đoàn vào thời có một vị Phật.

6. Phải có năng lực chứng đạt những tàng Thiền định ((vi) jhana).

7. Hành động công đức, chẳng hạn như có thể chết thay hay để (vii) bảo vệ cho một vị Phật.

8. Phải có những có ý nguyện ((viii) chanda) rất mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu, dù biết rằng mình có thể phải chịu nhiều kiếp tái sinh, ngay cả vào những cảnh giới xấu.


Chỉ có những ai được phú đầy đủ 8 phẩm chất trên đây thì mới đủ phẩm cách nhận được sự bảo đảm sẽ trở thành một vị Phật tương lai (Niyata Vivaranam). Ngay cả khi còn là một Bồ-tát, thì cũng rất hy hữu để được tiên tri trở thành một vị Phật tương lai. Nói về quả vị Phật thì nói về điều gì?, để giác ngộ được một quả vị Phật phải mất ít nhất 4 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya) và 100.000 ngàn kiếp (lakh of kappas) để thực hành tất cả mọi Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) đến mức cao nhất, bất chấp mạng sống của mình!.


▪ Tại Sao Một Vị Bồ-Tát Có Tâm Nguyện Trở Thành Một Vị Phật, trong khi một Bồ-Tát có thể dễ dàng chứng đạt Giác Ngộ cho mình?

Đó chính là vì Lòng Bi, Lòng Đại Bi (Mahakaruna) dành cho tất cả chúng sinh đang ngập chìm trong biển luân hồi.


“Là một người biết được mãnh lực của mình, thì qua sông (đáo bỉ ngạn –ND) một mình để mà làm gì?. Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông”.

Nguồn: Giáo trình Phật học (Bro. Chan Khoon San – Lê Kim Kha dịch Việt)

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply


Messages In This Thread
Chim Sẻ Và Chim Cánh Cụt - by Xí Xọn - 2021-05-19, 01:53 PM
RE: Thế nào là nội thân và ngoại thân trong thiền tứ niệm xứ? - by Xí Xọn - 2023-05-14, 12:01 AM