The following warnings occurred:
Warning [2] count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable - Line: 895 - File: showthread.php PHP 7.2.34 (Linux)
File Line Function
/showthread.php 895 errorHandler->error





PHÂN TÂM HỌC HIỆN ĐẠI QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO
#1
Phân tâm học là ngành tâm lý học chiều sâu do Sigmund Freud (1856 – 1939) sáng lập, mặc dù trước ông có những nhà tâm lý học đi theo hướng này, ví dụ như Mesmer (1734 – 1815) đã sử dụng thôi miên để chữa bệnh tâm lý, trường phái Nancy (cuối thế kỹ XIX) sử dụng thôi miên để chữa bệnh tâm thần, hay Von Hartman viết một cuốn sách được tái bản đến lần thứ 11 khi ông còn sống là cuốn Triết học về Vô thức (1869).

Đúng như nhận xét của Ellenbenger (1970): “đa số những gì gán cho công của Freud là những kiến thức đang phổ biến vào thời ấy, và vai trò của ông là kết tinh nên chúng và cho chúng một hình thức độc đáo”. Sau Freud một chút là Carl Jung (1875 – 1961). Jung đã quen biết và hợp tác với Freud từ 1906 cho đến Đại hội phân tâm học lần thứ IV (1912) và sau đó tách riêng (dù Freud đã đề cử Jung làm chủ tịch của Hiệp hội Phân tâm học thế giới) vì không đồng ý với quan điểm libido (dục lực) đầy tính dục tình của Freud, trong khi ông quan niệm libido là một sức mạnh bản năng tâm lực hơn.

Ngày nay có hàng trăm viện, trung tâm Jung trên khắp thế giới. Hội Tâm lý học Phân tích quốc tế (IAAP) được thành lập năm 1955, có 2500 nhà phân tích phân tâm học của Jung trên thế giới được đào tạo chính quy, số tạp chí chuyên đề phân tâm học của Jung cũng lên tới con số vài chục. Thập niên 1950, D.T.Suzuki đã có cuộc hội thảo với những nhà phân tâm học, một số bài được in trong Thiền và Phân tâm học (London 1960).
Sau đây chúng ta nhìn sơ lược qua một số chủ đề của phân tâm học trong một viễn cảnh của Duy thức học Phật giáo. Và chúng ta biết rằng Duy thức học không phải là tất cả “tâm lý học” Phật giáo, mà chỉ là một phần, vì Duy thức học chỉ một tông phái Phật giáo. Chúng ta cũng cần ý thức rõ rằng tâm lý học nói chung còn là một khoa học mới mẻ, chưa tiến được nhiều so với vật lý học, và cả hai đang mơ về một lý thuyết thống nhất: “Tâm lý học chưa chiến thắng được cuộc chiến thống nhất vĩ đại của nó. Nó đã có được những tia chớp nhận thức, nó đã có một ít chìa khóa, nhưng nó chưa đạt đến một tổng hợp hay một trực giác thuyết phục và hợp lý”, Heidebreder 1933). Nhận xét này vẫn đúng cho đến cuối thế kỷ XX, như các nhà tâm lý học thời hiện thời nhận định.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply


Messages In This Thread
PHÂN TÂM HỌC HIỆN ĐẠI QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO - by caothang - 2019-05-31, 01:49 PM