BÀI TOÁN VỀ TỌA ĐỘ (Một thoáng suy nghĩ)
#1
Tôi viết bài này dưới dạng hồi kí hơn là tham khảo, mong các bạn đọc nó trong tinh thần ấy. Cảm ơn. (Thầy Lê Bá Tròn)


Khi tôi còn  tấm bé, bé lắm, cở chửng ba. bốn tuổi là cùng, tôi bịnh trên giừơng đã mấy năm, nhưng lạ lùng thay, trí nhớ của tôi  vẫn rất trong sáng.

Thời bấy giờ là thời Việt Minh kháng Pháp. Thân phụ tôi ban ngày dạy học cho nhóc con trong làng, ban đêm dạy võ cho nhiều người: lớn có, nhỏ có.

Hằng ngày, Mẹ tôi cắt những tàu lá chuối sứ, xé ra từng mảnh cỡ một gang tay rồi phát cho học trò đến lớp, họ dùng lá chuối tươi để tập viết, những anh chị này gọi thân phụ tôi là Thầy.

Hằng  đêm, Mẹ tôi vác một bó gậy trúc trao cho thanh niên thiếu nữ trong làng làm dụng cụ  tập võ. Họ gọi thân phụ tôi bằng Sư Phụ. Thậm chí có người ban ngày học chữ thì gọi là Thầy, ban đêm hoc võ thì đổi qua gọi bằng Sư phụ một cách trơn tru. Trí não non kém của tôi không thể nào phân biệt được Thầy và Sư phụ khác nhau ở chỗ nào, thôi thì cứ  tạm hiểu rằng học văn thì học với Thầy mà học võ thì học với Su phụ vậy.

Tôi rời quê tôi rất sớm, vừa lên chín;  mặc dù từ thành phố Huế về quê tôi chỉ hai chục cây số, nhưng sao tôi nghe đường xa diệu vợi, cái đường xa diệu vợi ấy đã làm cho tôi không còn những khắc khoải về sự khác biệt giữa Thầy và Sư phụ nữa. Hai năm Tiểu học tôi học với cô giáo. Ngoài cái nhà quê của tôi ra thì tôi là một học sinh tàm tạm. Lên Trung học tôi bị lạc lõng giữa những bài toán hình học. Từ những bài số học hắc búa trong cuốn sách toán của Trần Tiêu, tôi không bí một bài nào; thế mà những bài toán hình học tôi đã không nắm được gì! tôi đành phải bỏ cuộc rất sớm.

Thế nhưng môn Đại số thì lại khác. Thời bấy giờ tôi thật sự không hiểu tại sao tôi lại tiếp thu  khá tốt trong lúc một số bạn bè tôi lại  khó khăn lắm khi Thầy giảng dạy về số âm và số dương.

Khi Thầy vẽ hình, viết số hai phía của con số không, tôi hiểu ra rằng cái mà Thầy gọi là "con số không" ấy là cái hàng rào ngăn cách giữa số âm và số dương.

Thời ấy tôi không biết mình đúng hay sai, nhưng có một điều là ngoài đời tôi biết có rất nhiều sự phân chia có tính đối nghịch mà tôi đã hình dung ra bên này là âm và bên kia là dương.

Thời gian ở các lớp Trung học qua nhanh, kéo theo tuổi học trò đi vào dĩ vãng, trong khoảng thời gian ấy, có lắm lần tôi đã học qua về hệ thống qui chiếu, sự thay đổi tọa độ v...v... điều tôi nhớ  nhất là một câu mà thầy Toán năm Đệ nhị đã phát biểu: "Cùng một đường biểu diển này nhưng nó có hai phương trình khác nhau trong hai tọa độ qui chiếu khác nhau". Thời  bấy giờ, theo sự suy nghĩ của tôi thì trọng tâm chính của quí Thầy là giảng dạy thế nào để học sinh của mình vượt qua được những kì thi thật khắc khe: Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú tài I, Tú Tài II. cho nên quí Thầy không có thời gian để trò chuyện, móc nối cái học ở nhà trường với thực tế trong cuộc sống hầu mong giúp đở học sinh mình có một lối nhìn rộng rãi hơn; thêm vào đó, đời sống kinh tế không mấy ổn định cho nên quí Thầy phải dạy thêm nhiều nơi vì vậy mà không còn thời gian để trau dồi nghiệp vụ, học hỏi thêm để cập nhật kiến thức.

Những năm ngồi ở Đại Học Huế, cũng như những năm học sau này, duy nhất chỉ có một Thầy dạy tôi năm Đệ tam có trở lại trường, nhưng Thầy đã bỏ cuộc sau chỉ vài tháng học.

Tôi là một học sinh, một sinh viên vừa dạy vừa học, ra khỏi ngưỡng cửa Đại học, tôi tự cho mình biết nhiều hiểu rộng, nắm vững chương trình Toán Trung học, nhưng khi giảng dạy, tôi tự thấy mình chưa thực sự ở một nấc thang cao để nhìn xuống, thêm vào đó, sự học có tính hạn hẹp, gò bó trong sách vở, chú trọng về thi cử; một phần nào đã ngăn cách tôi thấy,Toán học vẫn là đường tiệm cận của tôi từ khi tôi bắt đầu đam mê nó.

Chỉ mới ba năm giảng dạy ở Cường Để, khi trở về Huế, vào lại Đại học, tôi cảm thấy mình bị lạc lỏng giữa một chương trình cải tiến hơn, mới mẻ hơn .Thêm vào đó, chương trình giảng dạy Toán ở Kiễu Mẫu Huế là chương trình có tính phóng khoáng do đó có những đề tài chúng tôi có thể giảng dạy theo chiều rộng chứ không cần thiết  đến chiều sâu. Từ tính phóng khoáng ấy tôi đã cố gắng dẫn dắt học sinh mình tránh những lỗi lầm mà tôi đã vấp phải trong quá trình học tập của mình ngày xưa. Tuy vậy, sau này, khi có dịp nhìn lại quảng đường đã qua, tôi vẫn thấy được rằng sự giảng dạy của mình chưa đạt được mục đích mà mình ước muốn:

Khi giảng dạy ở những trường Tư thục hoặc luyện thi thì trọng tâm là làm thế nào để học sinh mình phải thi đỗ. Điều này có tính thực dụng về chiều sâu nhưng đã bỏ qua chiều rộng, từ đó học sinh mình có thể bỡ ngỡ khi bước vào Đại học.

Khi giảng dạy ở Kiễu Mẫu thì phải soạn chương trình giảng dạy thế nào để học sinh mình  không những có một trình độ tương đương với chương trình Trung học mà còn phải chuẩn bị con đường cho họ bước vào Đại học khỏi phải ngỡ ngàng. Điều này  tuy có tính thực dụng nhưng thiếu sự khai triển về chiều sâu của chương trình Trung học do đó có thể dẫn đến  sai số trong sự tuyển chọn của một số trường chuyên khoa sau này.

Khi giảng dạy ở Đại Học SP ngoài việc truyền đạt kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao kiến thức còn phải tìm cách dùng những kiến thức có được ở bậc ĐH để làm sáng tỏ những vấn đề ở bậc Trung học, tựa như mình đang đứng ở một độ cao để quan sát bên dưới, thấy được toàn bộ những khúc mắc, những móc nối của chương trình mà mình sẽ giảng dạy sau này.

Thế nhưng trình độ sau Đại học của tôi chưa có máy, thời gian tham khảo tương đối hạn hẹp, cho nên tôi nghĩ rằng chưa đạt được kết quả mà tôi mong muốn.

Con người tôi, đi từ một ngôi trường này đến một ngôi trường khác không những mình đã thay đổi không gian mà còn thay đổi cả lối suy nghĩ, cách giảng dạy... tựa hồ mình là một đường biểu diễn, nhưng có những phương trình khác nhau trong những hệ thống qui chiếu khác nhau mà Thầy tôi đã lấy ví dụ trước đây vậy.

Nói đến hệ thống qui chiếu tức là nói đến những thông số của nó: đó là đơn vị trên mỗi trục và những góc hình thành giữa hai trục khác nhau.

Hệ thống qui chiếu chúng ta học ở cấp Trung học là một hệ thống qui chiếu đã được hoàn bị hóa, thống nhất hóa.

Khi ta nghe cụm từ "hệ thống qui chiếu" ở bậc Trung học  thì chúng ta hỉnh dung ra ngay, không do dự, không thắc mắc chỉ có một hình ảnh và áp dụng một cách đồng bộ.

Giả sữ rằng mỗi con người chúng ta chiếm hữu một hệ thống qui chiếu thì thông số của những hệ thống qui chiếu này có thể có tên giống nhau nhưng giá trị thì có thể khác nhau. Những thông số ấy có thể là: tình yêu, tình bạn,  sự nghiệp, tiền tài, danh vọng... Trên trục " tình yêu " của hai người  thì cùng có một tên, nhưng vector đơn vị có thể khác: có người  "yêu đam mê", có  người "yêu qua loa". Góc độ giữa trục tình yêu và tình bạn cũng thế, có người nghĩ "180 độ", có người nghĩ là "ép-si-lon độ.". Từ sự khác biệt của các thông số ấy, giả sử như hai người tranh cải một vấn đề thì có lắm lúc đã không ngã ngũ ra được, không đi đến một kết luận chung, có khi lại lõa đầu chảy máu là đằng khác.

Một xã hội như thế sẽ trở nên hỗn loạn, phải chăng từ đó mà có những bộ luật (hệ thống qui chiếu) ra đời? Trước khi một bộ luật ra đời, điều quan trọng nhất là phải thống kệ các thông số của mọi hệ thống qui chiếu (mọi người), sau đó mới có thể giám định giá trị của từng thông số cho bộ luật ấy, nói chung, ý nguyện của hầu hết quần chúng về một vấn đề  là giá trị căn bản của mỗi thông số. Xây dựng một bộ luật (hệ thống qui chiếu) phải dựa trên quần chúng thì bộ luật ấy mới thực sự tạo sự cân bằng cho xã hội, từ đó sẽ xây dựng niềm tin từ quần chúng trong công cuộc hoàn bị hóa xã hội mà họ đang sinh hoạt.

Mọi áp đặt để xây dựng một hệ thống qui chiếu không có tính quần chúng thì sớm muộn gì cũng sẽ xẩy ra những nghịch lí có tính trầm trọng. Khi chúng ta nghe câu: "Con Vua thì lại làm Vua, Con Thầy chùa thì quét lá đa" chúng ta hiểu ngay rằng hệ thống qui chiếu đang nói đến là hệ thống qui chiếu của thời Phong kiến. Khi chúng ta nghe câu: "Chỉ  có những người trong cùng một hoàn cảnh mới thông cảm được hoàn cảnh của nhau" thì chúng ta hiểu ngay rằng sự xét đoán (về một vấn dề xã hội) chỉ có giá trị đích thực khi cùng xử dụng chung một hệ thống qui chiếu.

Một hệ thống qui chiếu được gọi là hoàn bị khi các thông số của nó được chọn lựa đồng nhất trong quấn chúng; từ đó, một xã hội  được xây dựng bỡi một hẽ thống qui chiếu có tình hoàn bị thì sẽ không có mâu thuẩn về vấn đề xã hội, nói một cách khác là một xã hội an bình.

Ngày xưa trong các kì thi toàn quốc ở bậc trung học, khi nói đến phương trình của một hàm số, chúng ta không phải cần nhắc lại hệ thống qui chiếu. Lí do đơn giản là chúng ta tất cả đều đồng ý là chúng ta chỉ dùng một hệ thống qui chiếu  duy nhất: ấy là hệ thống qui chiếu trực chuẩn. Từ sự đồng điệu ấy, trong kì thi toàn quốc, học sinh làm bài trong cũng như Thầy chấm bài trong cùng một nhịp điệu, không có sự giao thoa của bất kì một yếu tố nào.

Bài Toán xã hội cũng thế. Khi chúng ta đã thống nhất để xữ dụng một hệ thống qui chiếu chung thì sẽ không có những nghịch lí có tính trầm trọng nếu và chỉ nếu hệ thống qui chiếu ấy đã được xây dựng có tính quần chúng.

Khi suy nghĩ về sự hình thành một hệ thống qui chiếu có tính chất phổ quát, tự dưng tôi nhớ về những ngày xưa còn bé, những suy tư về "Thầy" và "Sư phụ"  bỗng dưng trong sáng, cái trong sáng có tình Toán học ấy đã giúp tôi một phần nào trong  sự định hướng về sự phân tích và suy nghĩ của cuộc đời và những liên hệ của nó!

Sống trong một xã hội,  xác định được vị trí của mình trong hệ thống qui chiếu (có tính hoàn bị) liên hệ là tư cách căn bản mà mỗi con người cần phải có. Tự mình tách ra khỏi những qui luật có tính hoàn bị và căn bản ấy thì không khác gì một ung nhọt trong một cơ thể cần phải được cắt bỏ vậy!


*Trọng tâm của bài viết thì nếu ai có đọc qua cũng có thể thông cảm được một điều, ấy là hảy đặt mình vào vị trí của tha nhân để thông cảm nhau, giúp đở nhau, học hỏi nhau, dìu dắt nhau... Một xã hội như thế thì hạnh phúc biết bao.


Thầy Lê Bá Tròn Toronto Heo may gió Thu về 2012
Reply
#2
(2022-09-20, 08:15 AM)schi Wrote: ......

*Trọng tâm của bài viết thì nếu ai có đọc qua cũng có thể thông cảm được một điều, ấy là hảy đặt mình vào vị trí của tha nhân để thông cảm nhau, giúp đở nhau, học hỏi nhau, dìu dắt nhau... Một xã hội như thế thì hạnh phúc biết bao.

...............

Công nhận dì Chi hay mang những bài viết xưa cũ của mấy ông thầy bà cô hay những vị sỹ quan trong quân đội VNCH nói về những kỷ niệm ngày xưa, xưa lắc xưa lơ, xưa đến mức nhiều người ngày nay khó mà hình dung được thì phải?. Như tui bây giờ, khi nhắc đến cái hệ quy chiếu chợt mĩm một nụ cười, bởi với những gì được học sau này, hệ quy chiếu chỉ tóm gọn vào hai trục, trục Ox chỉ thời gian tương ứng, trục Oy chỉ khoảng cách, lấy nó làm vật mốc để xác định vị trí của các vật khác thôi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Ngồi nghĩ lại, kêu dì bằng dì là chìu theo ý thích của dì, còn xưng tui thay vì cháu là bởi vì nghĩ dì cũng chẳng lớn hơn tui bao nhiêu, cao lắm vài tuổi là cùng. Như bên ngoại của tui rất đông con cháu, nói đâu xa xôi, bà ngoại của tui sinh đến 21 người con, giữ được 19 người, dì Út của tui thứ 19, vẫn hay gọi dì Chín nhỏ để phân biệt với dì Chín lớn, tui con bà thứ 6 nên khoảng cách của hai dì cháu xem ra chẳng cách xa là bao. Ấy là chưa nói có những bà dì khác trong họ, gọi là dì là theo phép thôi, chứ nhiều bà còn nhỏ hơn tui, hồi nhỏ chơi chung những trò chơi con nít vẫn hay uýnh nhau bươu đầu mẻ trán là chuyện bình thường. Còn bên Nội thì khỏi nói, ba tui là con trai trưởng trong họ, con cháu thường là con cháu đích tôn, vai vế lớn lắm luôn, hàng năm về quê chạp mã ông bà, thằng Út giờ là đích tôn thứ thiệt vì anh chị ở xa hết rồi, mỗi khi về quê nhiều bô lão tóc tai bạc phơ vẫn khoanh tay cúi đầu Thưa anh, Dạ anh rất chi là cung kính làm ban đầu mình cũng hơi ngượng ngùng, sau này quen dần, kêu họ là chú, chú theo cách gọi của con, xưng tui là bình thường.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nói riêng về cái câu quote ở trên thì xem ra cái xã hội hạnh phúc theo quan niệm của thầy Tròn là chuyện không tưởng, bởi cái chủ nghĩa tự do cá nhân của người thời nay nó lớn lắm luôn, ai cũng tự xem mình là cái gún của vũ trụ, thuận ta thì sống, nghịch ta thì không chết cũng bị thương, hơi đâu mà tự đặt mình vào vị trí của mi chi cho nó mệt mề. Mơ đi...

Becuoi
Love is now or never...
Reply
#3
Mạn phép dì cho tui được "Một thoáng suy nghĩ." nghen.  Smiling-face-with-halo4

Thế hệ của tui tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng ít ra cũng trãi qua một khoảng thời gian tạm cho là hạnh phúc khi được học hết bậc Tiểu học và một phần của bậc Trung học đệ nhị cấp trước những năm 75. Những kỷ niệm êm đềm của những ngày xa xưa ấy luôn khắc họa và hình thành trong tui một tính cách mà mãi sau này, khi đã bôn ba trong cuộc sống cực khổ vẫn luôn giữ cho mình một hoài niệm về những gì mình đã được dạy dỗ, không bao giờ dám quên.

Nên đã từng viết:

Đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thường tự hào ít ra mình cũng hưởng được một nền giáo dục căn bản của những năm trước 75. Người ta có thể mua cho mình những bằng cấp, việc trang bị những kiến thức của nhân loại chẳng có gì khó nếu ta có cái chí, có ý thích. Nhưng cái giáo dục nhân cách, làm cho ta trở thành một con người tốt ở xã hội, cái quan niệm tôn sư trọng đạo, cái cách học như thế nào để trở thành "người" hơn là tuỳ thuộc vào cái cách giáo dục của từng thời kỳ. 

Như tôi bây giờ, khi nghĩ về những vị Giáo sư đã từng dạy dỗ tôi ngày xưa với tất cả lòng kính trọng. Tôi may mắn được học trường công, không phải đóng một đồng xu cắc bạc nào, chỉ biết ăn và học, những người thầy của chúng tôi ngày ấy cũng chỉ biết ăn rồi dạy dỗ chúng tôi nên người, không vướng bận vào những nợ đời, những toan tính đời thường nên chúng tôi cứ thế mà dạy, cứ thế mà học. Bạn bè trong lớp có đứa con nhà giàu, có đứa con nhà nghèo, dĩ nhiên, nếu để ý ta vẫn thấy trong bộ đồng phục ngày xưa, có chiếc áo trắng được may bằng vải kate, có chiếc áo được mua ngoài chợ, may bắng vải tám hơi ố màu một chút, nhưng liệu bao nhiêu đó có đủ thời gian để chúng tôi quan tâm phân biệt nhau không?. Câu trả lời là không. Chúng tôi có đứa lội 5, 3 cây số đi học, có đứa được cha mẹ mua cho chiếc xe đạp đầm là cưng lắm rồi, thằng nào oách lắm có được chiếc mobylette hay chiếc vélo solex là cả bọn xúm vào đòi chạy thử, ngã chõng gọng lên mà cười, mà vui. Thằng có xe luôn đến nhà chở thằng không có xe, quá lắm thì trao đổi, tao có xe, mày có sức, chở đi "con"... hì. 

Chúng tôi học trước hết vì lòng tự trọng, không muốn thua kém bạn bè, chẳng cần ai phải thúc đít bắt học như bây giờ, chẳng có cái áp lực nào ngoài việc làm vui lòng cha mẹ, ngoài cái mong muốn ganh đua cùng bạn bè, ngoài cái mong muốn có được con chữ vào đầu. Ba tôi ngày xưa luôn dành sự quyết định tương lai cho con mình định đoạt, ông chỉ vẽ đường ra cho chúng tôi bước tới. Những câu nói như: "Con nên nhớ, sau này nếu vạn nhất con có đi đạp cyclo kiếm sống, thì một anh phu đạp cyclo có học vẫn khoẻ thân hơn một anh cyclo không được học hành tử tế.". Đời lính đã đưa ông đi mọi miền đất nước, mỗi tháng chỉ về thăm nhà có năm sáu ngày, những khi ấy, trình cho ông xem cái học bạ ghi thành tích học hành của mình, tôi thường vui như mở hội khi thấy ông xoa đầu khen ngợi thằng con cưng của ông học hành tiến bộ. Và châm ngôn của ông, không cho con mình thiếu cái gì so với bạn bè, nhưng cũng không cho con mình hơn bạn bè cái gì, chỉ kỳ vọng, phen này con thi Tú tài chỉ cần điểm Bình là Cậu cho con du học ngay. Thế mà…
 
Nay xin viết tiếp chút:
 
Ngày ấy chúng tôi không được dạy dỗ để căm thù ai, không được dạy phải tôn sùng thần tuợng nào, không cần phải biết vị cha già kính yêu của dân tộc là người nào!. Thầy Trần Vân, giáo sư dạy môn Công dân Giáo dục và những thầy khác chỉ chăm chút dạy chúng tôi phải biết kính trọng người già, thương yêu Cha Mẹ mình, đi ngoài đường gặp một đám tang phải biết dừng lại ngã mũ chào người đã khuất dù không biết họ là ai, giúp người già qua đường, biết tự trọng khi không nhặt của rơi của người khác, biết nhục nhã khi ăn cắp, ăn trộm của nguời khác... Nền giáo dục ấy không thay đổi, dẫu rằng ngoài kia bom đạn đầy trời, dẫu rằng ngôi trường chúng tôi đang theo học là một ngôi trường Công lập, với hơn 90% học trò là con em của những người  lính trận xa nhà đang chiến đấu ngoài biên, có người đã gục xuống, có người đã là thương phế binh…

Những người thầy, cô ngày ấy dư ăn dư mặc, ngoài việc dạy dỗ chúng tôi chỉ lo viết sách giáo khoa, nên chúng tôi luôn nhìn bằng cặp mắt kính trọng lẫn sợ sệt khi làm sai, khi không thuộc bài. Cô Đính dạy Pháp văn, cô Thiệp dạy Hóa học có xe hơi chạy vào trường, bọn học trò thường săm soi, rờ mó nhưng không ai thắc mắc tiền ở đâu các cô mua. Thầy Hiếu, nhỏ người, da ngăm đen, thường được học trò gọi sau lưng là thầy Hiếu đen, mỗi sáng thứ hai sau lễ chào cờ, vẫn cầm cây roi làm bằng sợi dây mây thật to, kêu mấy anh học trò ngỗ nghịch nằm trên cái băng ghế, tùy tội trạng mà quất cật lực vào mông, anh thì một roi, anh thì hai ba roi, vẫn không bị phụ huynh nào kéo đến gây gỗ, làm phiền. Bởi họ tin tưởng thầy, tin tưởng vào cách giáo dục ấy. Bởi họ hiểu các thầy cô dạy con mình bằng cái Tâm của người thầy, người cô, muốn cho học trò của mình nên người, họ đánh không phải vì sự bực tức cá nhân, không vì sự thù hằn có toan tính, không vì theo lệnh của một ai đó.

Một nền giáo dục dựa trên sự Tin tưởng, Tôn trọng, Yêu thương, Nhân văn và Trách nhiệm. Tiếc thay, nền giáo dục ấy không đem lại chiến thắng được!.
Love is now or never...
Reply
#4
(2022-09-20, 07:57 PM)Dan. Wrote: ... Mơ đi...





Tôi đã mơ một giấc mơ

Tôi đã mơ một giấc mơ khi thời gian trôi qua
Khi hy vọng cao vời và đời đáng sống
Tôi đã mơ tình yêu không bao giờ chết
Lòng tôi nguyện với Chúa thứ tha

Khi tôi trẻ và không biết sợ 
Rồi những giấc mơ nảy sinh, hình thành và phí phạm
Mà không có khoản phải trả 
Không bài hát nào chưa hát, không có rượu nào chưa nếm

Nhưng những con hổ đến vào ban đêm
Với tiếng rống mềm như sấm rền
Đã xé tan tành niềm hy vọng
Và biến giấc mơ thành nỗi xấu hổ

Mà tôi vẫn mơ anh sẽ đến với tôi 
Rằng chúng ta sẽ sống nhiều năm tháng bên nhau
Nhưng có những giấc mơ không thể thành
Như những cơn bão không thể ngăn 

Tôi đã mơ về cuộc đời tôi
Mà sao khác với địa ngục tôi đang sống
Sao khác quá  bây giờ với những gì đã tưởng 
Giờ thì đời đã giết chết giấc mơ ... mà tôi mơ!


Les Miserables
Reply
#5
(2022-09-21, 04:59 AM)schi Wrote:



Tôi đã mơ một giấc mơ

Tôi đã mơ một giấc mơ khi thời gian trôi qua
Khi hy vọng cao vời và đời đáng sống
Tôi đã mơ tình yêu không bao giờ chết
Lòng tôi nguyện với Chúa thứ tha

Khi tôi trẻ và không biết sợ 
Rồi những giấc mơ nảy sinh, hình thành và phí phạm
Mà không có khoản phải trả 
Không bài hát nào chưa hát, không có rượu nào chưa nếm

Nhưng những con hổ đến vào ban đêm
Với tiếng rống mềm như sấm rền
Đã xé tan tành niềm hy vọng
Và biến giấc mơ thành nỗi xấu hổ

Mà tôi vẫn mơ anh sẽ đến với tôi 
Rằng chúng ta sẽ sống nhiều năm tháng bên nhau
Nhưng có những giấc mơ không thể thành
Như những cơn bão không thể ngăn 

Tôi đã mơ về cuộc đời tôi
Mà sao khác với địa ngục tôi đang sống
Sao khác quá  bây giờ với những gì đã tưởng 
Giờ thì đời đã giết chết giấc mơ ... mà tôi mơ!


Les Miserables

Cảm ơn sis schi đã bỏ công dịch lời bài hát ra tiếng Việt thật nhiều. Cô ca sĩ này hát hay quá chừng, Lan mới vừa nghe cô hát dạo mấy câu đầu thôi mà đã nỗi da gà từng đợt, giọng cô hát tròn , cao mà không kiểu the thé làm cho Lan nghe say đắm, nghe tới hết bài luôn! Nghe xong một lần, nghe thêm một lần nữa, vừa nghe vừa đọc lời dịch tiếng Việt nên thấy thấm và hay hơn nhiều.

Chào anh Dan. Hello
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#6
(2022-09-21, 08:40 AM)TTTT Wrote: Cảm ơn ...

You're welcome, Lan ... Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...
Reply