Nhật Ký Chép Bằng Kinh
#91
“Nếu thường xuyên suy nghĩ về chuyện đời không liên hệ đến Phật pháp thì chỉ gieo duyên sinh tử mà thôi.” 
(Câu nói trên là của Ngài Sunlun, một thiền sư của Miến Điện, tương truyền là một vị thánh, mà tôi thấy rất đáng lưu tâm.)

Mình còn là phàm, khi học đạo mình hiểu theo trình độ người phàm nhưng đầu mình thường xuyên nghĩ về Chỉ, Quán, Uẩn, Xứ, Giới, Đế, 37 phẩm Bồ đề thì sự suy nghĩ như vậy gần với giải thoát, dù đời này không đắc gì hết nhưng sự suy nghĩ như vậy rút ngắn sinh tử của mình. Trong khi đó một người tối ngày cứ suy nghĩ vật lộn với miếng cơm manh áo, đồng tiền bát gạo – có những suy nghĩ liên hệ thế tục nhiều quá –thì sẽ làm cản trở tuệ quán và kéo dài dòng sinh tử của mình nữa. Nếu có chánh niệm thì mình hãy để ý: sao lúc này mình suy nghĩ về chính trị nhiều vậy ta, sao lúc này mình hay nghĩ về chuyện cạnh tranh đấu đá với thiên hạ vậy ta, sao lúc này mình sống nhiều với tâm ganh tị bỏn xẻn vậy ta. 

Điều đó rất là quan trọng. Đức Phật gọi cái nguy hiểm nhất của người học đạo là ‘alagaddūpama’ (cách học đạo của người bắt rắn). Ngày xưa không học đạo thì mình cứ dựa vào nhan sắc, tiền bạc, uy tín, danh vọng… tới hồi biết đạo ba mớ thì mình ôm thứ khác, mình thấy mình có trí nhiều, giới mình thanh tịnh không ai bằng, mình định nhiều, mình ngồi lâu, mình có tuệ quán vì mình dự quá nhiều khóa thiền Tứ Niệm Xứ, mình quen biết nhiều đại thiền sư, mình là đại thí chủ v.v...; bị nhốt trong đó nhiều quá thì mình không đi đâu xa được, mình là khúc gỗ mắc cạn, và cũng đang trong tình trạng gọi là tu hành theo kiểu hướng hạ. Nghĩa là càng tu càng đi xuống. 

CHỈ CÓ NGƯỜI CÓ BA-LA-MẬT NHIỀU MỚI CÓ KHẢ NĂNG BUÔNG BỎ, BA-LA-MẬT NON YẾU LÀ BẠ ĐÂU NẮM ĐÓ. 
Luân hồi là cuộc hành trình dài, đường xa dịu vợi, coi cái gì không cần lắm thì bỏ bớt vì go light, go small, go fast. Hành lý càng gọn, càng nhẹ thì đi càng nhanh. Phải tùy phước duyên Ba-la-mật nhiều đời mà mình có gặp được chánh pháp hay không, gặp kiểu nào, và hành trì được bao nhiêu.

Sư Giác Nguyên
Reply
#92
OÁN THÙ - CÓ THÊM KẺ THÙ TRONG ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ LỢI TRONG CUỘC LUÂN HỒI.


Một người hiền trí ở đời, có trí tuệ, biết suy nghĩ, trong trường hợp mình còn là phàm thì còn nổi giận thì chuyện đương nhiên. Nhưng khi có tâm cột oan trái kết oán thù với ai đó thì cứ nghĩ rằng mình được lợi ích gì. Đem lòng oán thù một người khác giống như là mình uống thuốc độc mà mong cho người kia chết. Người ta chết hay không không có mắc mớ gì đến mình hết, nhưng mình uống thuốc độc thì mình phải chết thôi. Đối phương thì không hề hấn gì hết, còn mình thì lãnh đủ, mình đi trước. Người hiền trí phải suy nghĩ như vậy, đó là kiểu suy nghĩ dễ nhất, mềm nhất, đơn giản nhất cho người không có học giáo lý, còn người có học giáo lý có hành trì thì phải suy nghĩ thêm một chút nữa.

Cách suy nghĩ thứ hai thì hơi kỳ, giống như cái kiểu trong võ thuật gọi là đòn hy sinh, chấp nhận gãy tay để giải quyết vấn đề, cách nghĩ trên của ngài Xá Lợi Phất thì rất êm đềm: ta được gì từ chuyện kết oán gieo thù oan trái này. Còn cách suy nghĩ thứ hai đó là: Trong dòng sinh tử luân hồi có biết bao lần, chúng ta gặp bao nhiêu kẻ thù ghê gớm hơn tên này nữa. Chuyện tay này gieo cho mình thì không đáng gì, bởi cho đến bây giờ mình đâu có mất ngón tay sợi tóc nào đâu, mình vẫn còn đầy đủ mạng sống, tay chân, sức khỏe để mà thù hắn thì hắn chưa có ghê. Trong vô số kiếp luân hồi mình có những kẻ thù đã đẩy mình, gia đình mình, dòng họ mình, quê hương đất nước mình vào chết chóc tang thương. Tại sao mình lại dành thì giờ quí báu cho một kẻ thù quá nhỏ như thế này. Đó cũng là một cách suy nghĩ.

Cách suy nghĩ thứ ba này thì hơi khó, đó là nghĩ đến ân đức của người cũ - cố nhân. Ai trong đời này cũng có một cộng nghiệp. Có cộng nghiệp thì chúng ta mới ở cùng nhau trong hệ mặt trời này, trong trái đất này, trong châu lục này, trong đất nước này, trong huyện làng xã này trong đoàn thể, trong nhóm này. Và trước đây trong vô số kiếp luân hồi người này có thể đã từng là mẹ, là cha, là anh em, vợ chồng con cái của mình, từng hy sinh mạng sống của họ, từng chết cho mình sống, rất nhiều kiếp như vậy. Nhưng bây giờ thì chuyện cũ nhạt nhòa. Chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh mới do những xô đẩy của dòng luân hồi vậy mà bây giờ mình nhìn nhau trong ánh mắt căm hờn. Liệu có đáng không, có nên không?

Nhiều cách suy nghĩ lắm, nhưng gọn lại là có ba cách:
1. Xét đến lợi ích hiện tại. Ta được gì khi ta ôm lòng oán thù người này.
2. Trong nhiều kiếp còn có hàng tỷ kẻ thù ghê gớm hơn kẻ thù hiện tại. Do mình có những phiền não rồi mình tạo nghiệp xấu nên mình mới gặp những thứ trời ơi này. Cho nên cứ nhớ mình còn có những kẻ thù ghê gớm nữa nhưng kẻ thù ghê gớm nhất đó là phiền não, chớ còn cái tên này không nghĩa lý gì hết.
Học đạo thì phải luôn trang bị những vốn liếng tâm linh. TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI KHÔNG CÓ KẺ THÙ VÌ TRONG VÔ SỐ KIẾP LUÂN HỒI CÓ BIẾT BAO NHIÊU LẦN LÀM MÍCH LÒNG NGƯỜI TA. Tôi cố ý giảng nhẹ giảng sơ nhưng mấy chỗ này nhớ thì nói. Khi mình nói đùa, có thể mình đang gây họa. Không có gì bậy cho bằng mình làm tổn thương người khác.

Có thêm kẻ thù trong đời này không có lợi trong cuộc luân hồi. Ớn nhất những tay học ba mớ, mở miệng ra như là thánh. Khi nghe giảng cái này thì lắc đầu trề môi: “Con thấy thêm bạn thêm quyến thuộc chỉ thêm tham ái mà thôi; thêm nặng lòng.” Nói nghe cao siêu vậy chứ thật ra Bồ tát luôn luôn có lòng xả tài nhưng luôn luôn hoạnh tài. Càng hoạnh tài Bồ tát càng xả tài. Bồ tát luôn luôn xả tình vì 6 khuynh hướng đặc biệt của Bồ tát trong đó có một điều là không nặng về ái mà. Tuy nhiên, nói rằng không nặng tình gia đình, bà con nhưng luôn luôn sống quến tình (sống gieo rắc tình cảm). Bồ tát luôn buông bỏ nhưng luôn huân tập điều lành (ham học, ham thiền, ham giới, ham thí, phục vụ, ham trí tuệ, ham chánh niệm…). Chúng ta thì ham tình nhưng sống kiểu bạc tình, thích hoạnh tài nhưng ngại xả tài, chấp thủ khoái ôm ấp mà lại quên huân tập điều lành, toàn huân tập điều bất thiện.

Sư Giác Nguyên
Reply
#93
Mỗi lần đọc hoặc nghe Sư Toại Khanh/Giác Nguyên giảng là một lần nhẹ lòng .  Cám ơn Sư và bác abc .

Be mindful like your life depends on it!

Innocent Smiling-face-with-halo4 Innocent
Reply
#94
HOÁ KIẾP


Sẽ có một ngày quí vị hiểu rằng mình không sát sanh không phải chỉ đơn giản là mình sợ tội. Không đơn giản như vậy. Nó còn hơn vậy nữa, cái lý do nó nhiều hơn chớ không đơn giản như vậy. Đó là khi mà mình hiểu được Phật Pháp.

Ngoài cái chuyện mình thương chúng sanh, mình không nỡ, mình còn phải thấy là dầu cho cái loài đó là cái loài thấp kém mấy đi nữa nó cũng có sự ham sống sợ chết. Mình không thể nào mình nói là tại vì mình lấy lý do là hóa kiếp cho nó rồi mình giết nó. Cái đó là sai. Quí vị lấy cái cớ là kiếp sống của nó quá thấp kém thôi mình "hóa kiếp" cho nó. Nó là con muỗi, nó cắn tôi thôi tôi đập nó cái "bộp", thí dụ như vậy. Hoặc là nó là con cá, con tép, mình muốn ăn nó thì mình nói mình hóa kiếp cho nó. Nghe thì có vẻ từ bi, hợp lý lắm nhưng mà nó bậy ở hai điểm:
Thứ nhất là đâu phải mình giết con cá rồi con cá nó thoát kiếp cá, nó sanh lên nó làm người đâu? Thì mình dựa vào cái gì mình nói mình hóa kiếp cho nó là mình giúp cho nó bỏ cái kiếp cá thấp kém? Đó là cái bậy thứ nhất. Mình dựa vào đâu mình nói nó hết kiếp cá này nó sẽ khỏe hơn?

Cái thứ hai, các vị thử tưởng tượng nếu mà trên thế giới này, ai cũng cho là đứa mạnh nó có quyền giết đứa yếu - với cái lý do là nó giúp đứa yếu hóa kiếp. Đứa lớn giết nhỏ, đứa mạnh giết đứa yếu, với cái lý do là hóa kiếp. Nếu như vậy thì bản thân chúng ta đã bị thiên hạ nó chém từ lâu lắm rồi. Tại vì lúc nào mình cũng thua sút, cũng yếu kém hơn rất là nhiều người, các vị đồng ý không? Nếu mình lấy cớ rằng cái thằng đó nó nghèo, nó không đáng sống thôi bây giờ mình lụi cho nó chết để nó được khá hơn. Cái thằng đó nó bệnh hoạn thôi mình giết nó để nó được khá hơn. Cái thằng đó nó xấu trai quá thôi mình giết nó để kiếp sau nó khá hơn. Xấu trai nè, nghèo khó nè, bệnh hoạn nè, v.v... Mình cứ lấy cái cớ là mình giết người ta để người ta được khá hơn. Vậy thì thế giới này nó sẽ ra làm sao? Các vị tưởng tượng đi, các vị hiểu chưa?

Cho nên là hai lý do rất là bậy, lý do thứ nhất là mình giết để mình giúp nó hóa kiếp, cho nó khá hơn là một cái bậy. Cái bậy thứ hai nữa là mình lấy cái cớ, cái quyền gì để mình sang đoạt mạng sống người khác? Đấy! Nếu mình nói lấy cái quyền, biết bao nhiêu người khác họ có cái quyền của họ, họ giết mình rồi sao?

Và cái điều thứ ba nữa là dầu cái loài đó nó thấp kém cách mấy nhưng mà nó vẫn còn có lòng tham sống sợ chết. Mình đẩy người ta vô chỗ chết có nghĩa là mình đẩy người ta vô chỗ cùng cực của kiếp sống rồi. Cái chết là cái mà rùng rợn nhất của các loài mà mình đẩy người ta vô chỗ cùng cực thì trách gì mai mốt đời sống mình cũng bị đẩy vào cái chỗ cùng cực?
STK
Reply
#95
Chánh Pháp hằng hộ trì người thực hành Pháp
Đời nó kỳ lắm qúi vị. Có nhều khi chuyện người thì sáng mà chuyện mình mình quáng, quáng đây là quáng gà. Mình mấy chục năm vùi đầu trong chén cơm manh áo mình không thấy nó là đau khổ, không thấy nó là dại khờ. Nhưng mình nhìn người khác mình thấy họ đã đủ ăn đủ mặc mà vẫn cắm đầu đi kiếm tiền, con thì không có thời giờ dạy, bố mẹ thì mình không có thời giờ chăm sóc, bản thân thì mình cũng không có thời giờ an lạc. Khi mình thấy một người như vậy là mình thấy họ như thế nào? Bản thân mình, khi mình ở trong cuộc như vậy thì mình thấy bình thường, thậm chí là mình không thấy luôn, không thấy đó là vấn đề. Nếu nói một cách thường thức, khi anh thích cái gì có nghĩa là anh chỉ đầu tư cái Khổ thôi. Còn nói hơi chuyên môn một tí, thì khi có cái thích nghĩa là mình đang đầu tư một cái tâm đầu thai để đi về cõi khác. Cứ mỗi lần anh có cái thích là anh đang đầu tư một cái tâm đầu thai, cứ như vậy. Nhưng tâm đầu thai chỉ là cái visa nhập cảnh thôi. Thí dụ như tôi thích này thích kia, ngay cái lúc tôi thích là tôi đã có cái visa nhập cảnh rồi để đầu thai chỗ này chỗ kia. Với cái visa đó, tôi bước vào cảnh giới nào đó. Ở đó tôi sống ra sao thì nó không nằm trong cái visa nữa, mà nó nằm ở cái phước hay cái tội mà tôi đã tạo trong quá khứ.
Cứ mỗi tâm đầu thai là nó được tạo ra từ một cái tâm phiền não đặc biệt là tham ái. Dầu tôi thích cái tăm xỉa răng hoặc là cái nhà, miễn là tôi thích thôi, là tự tôi đã tạo ra cái tâm đầu thai để đi về một cõi nào đó. Nếu mà cái thích đó là cái thiện coi như tôi đã đầu tư cái tâm đầu thai về cõi lành. Còn nếu cái thích tầm bậy, thích hưởng thụ, thích trác táng, thích sa đọa, cái thích tội lỗi, thì tôi đang đầu tư cái tâm đầu thai về cõi Khổ, thấp kém. Thấp kém là cái gì? Các vị cứ nhìn ra ngoài sân, ruồi, muỗi, kiến, chuột bọ, rắn rít, chó, trâu, heo, gà, chưa kể những loài mà mình không thấy. Các vị biết cái này mới thấy khiếp. Cái nhà cấp 4 mình chê nó nhỏ, chê nó xấu, chứ mình có biết được rằng là có vô số chủng loại chúng sinh phải sống chen chúc và chui rúc trong một khoảng tối ẩm ướt và hôi hám. Biết được cái đó mới sợ. Cái nhà cấp 4 mấy chục mét vuông là mình đã thấy nó chật rồi, mà trong khi đó có vô số chủng loại chúng sinh mà nó phải chen chúc và chui rúc trong một góc tối quanh năm, ẩm ướt và hôi hám. Những chúng sinh đó có những loại mình thấy bằng mắt được, nhưng cũng có những loại mình không thấy bằng mắt thường được mà phải thấy bằng kính hiển vi, hoặc phải thấy bằng thần thông, khiếp như vậy.
Trong khi đó lúc làm người mình không chịu học giáo lý mình đâu có ngờ được. Sẵn đây tôi nói luôn, chúng ta sung sướng quá cho nên chúng ta không có thời giờ nghĩ về tâm linh, về đời sống tinh thần. Sung sướng quá, thành đạt, quyền lực, tiếng tăm quá cũng không có thời giờ để mình nghĩ tới đời sống tâm linh mặc dù nó vô cùng cần thiết. Ngược lại, khổ quá cũng không có thời giờ để mà đặt vấn đề đời sống tinh thần. Bản thân nghèo khổ, bệnh hoạn cũng làm cho mình không có thời giờ để nghĩ về đời sống tâm linh. Rồi thứ ba, do một cái tình cảm mù quáng nào đó mà chúng ta lià bỏ đời sống tâm linh. Tình cảm ở đây là nghĩa rộng. Người Việt Nam ăn mắm kho mà Tiếng Việt không rành, có người hiểu tình cảm trai gái gọi là tình cảm. Mà tình cảm đây là emotion, là cảm giác, cảm xúc của mình, nói chung là tình cảm chứ không hẳn là tình cảm trai gái, nam nữ. Chữ tình cảm đây bao gồm luôn cả cái ghét, cái thương.
Cho nên cái thứ nhất Khổ quá không có thời giờ để quan tâm đời sống tinh thần. Thứ 2, sướng quá cũng không có thời giờ để quan tâm đời sống tinh thần. Thứ 3, do tình cảm tôi thích ai đó quá, tôi cứ tập trung cho cái người đó, cái vật đó, cái việc đó thôi, không có thời giờ dành cho cái khác. Tôi thích chơi tem, tôi thích chơi kiểng hoặc là tôi mến một cái bà ma sơ nào đó, tôi mến một cái bà sư cô nào đó, tôi mến một ông thầy nào đó, thì tôi không cần quan tâm cái quan điểm, tư tưởng của ổng, của bả mà tôi chỉ vì mến nên tôi cứ lui tới hoài, còn phần ngoài ra dẹp. Hoặc là do ghét, do tôi bất mãn với Phật giáo nói chung tôi không có cảm tình với Phật giáo, hoặc do tôi bất mãn một ngôi chùa nào đó, do tôi bất mãn cá nhân một tăng ni Phật tử nào đó cho nên bây giờ nghe nói tới chùa là tôi đã không chịu nỗi, tôi ghét lắm. Như vậy các vị thấy không, chỉ riêng tình cảm là có 2, một do mình thích cái gì quá mình tập trung cái đó mình làm lơ cái khác, còn không nữa vì mình ghét cái gì đó mà mình không có quan tâm đến nó mặc dù cái đó là cần thiết.
Đấy là lý do tôi quẹo để tôi giảng thêm. “Tại sao mà mình không có chịu quan tâm tới cái này? Tại sao mà ngày nào ổng cứ giảng ra rả 4 đế mà cái đó có gì đâu mà quan trọng?” Không quan trọng sao được? Nó quan trọng hơn sự nghiệp vật chất của các vị nữa. Vì sao? Vì cái thế giới này, cái địa cầu này, cái xã hội, cái đất nước này, cái nền văn minh này nó chính là những gì mà anh nhận xét, đánh giá, nhìn thấy. Thí dụ một ông tiến sĩ nhìn cái thế giới này khác với người không biết chữ. Một người đàn bà thích phấn son uỷ mị thì họ nhìn thế giới này khác với người đàn ông. Người đàn ông mà nặng về tình cảm không giống người đàn ông nặng về lý tính. Người đàn ông giỏi về lý tính thì họ lại không giống người đàn ông nặng về tín ngưỡng tôn giáo. Cho nên thế giới này nó ra sao tùy thuộc vào cảm nhận của mình.
Trong khi đó nếu mình không có học Phật Pháp thì khả năng cảm nhận ấy có vấn đề.
Tôi biết nhiều người nghĩ rằng tôi đang chiêu dụ, chiêu hồi, chiêu mộ, tôi đang dụ khị, tôi đang nhồi sọ, tẩy não để đem các vị về với chùa, với Phật. Sai. Tôi chỉ mở ra cho các vị một vấn đề thôi: Đó là thế giới này nó là cái gì hoàn toàn do khả năng nhận thức của chúng ta.
Có người nghèo quá toàn bộ thế giới này đối với họ chỉ là một mâm cơm mà tương đối là ngon miệng thôi. Sáng trưa chiều tối họ chỉ ước mơ có mâm cơ ngon miệng bên cạnh người thân của mình. Tại sao tôi nói chữ ngon miệng? Thương lắm. Có những gia đình mà chỉ có mấy món rau luộc, nước chấm, ăn lây lất quanh năm vì họ không có tiền để cải thiện bữa ăn. Cho nên có những người cái thế giới này đối với họ chỉ là cái mâm cơm thôi. Có lúc cái thế giới này đối với chúng ta chỉ là một người thân đang bệnh quặt quẹo ở trên giường, bởi vì lúc đó mình không còn lo chuyện gì hết mà chỉ tập trung cho người bệnh đang nằm lắt lẻo trên giường thôi. Có một số người thế giới này đối với họ chỉ là quẩn quanh mấy món nữ trang, mỹ phẩm, dầu thơm, khăn choàng, đồng hồ, mắt kính. Có những người thế giới này đối với họ chỉ là bù lon, con tán thôi. Có người thế giới này đối với họ chỉ là một miếng rẫy, miếng ruộng thôi. Có người thế giới này đối với họ là một quyển kinh, một chuỗi tràng hạt, một cái mõ, một cái am tranh mái lá trên rừng sâu. Đối với họ chỉ bây nhiêu đó ngoài ra họ không biết gì hết.
Tôi nhắc lại một lần nữa, thế giới này nó là cái gì tùy thuộc vào khả năng nhận thức và khả năng đón nhận của chúng ta. Chúng ta đón nhận được bao nhiêu và đón nhận kiểu nào? Cho nên đừng có tưởng là diện tích của trái đất bao nhiêu đó thì đối với ai cũng vậy. Sai. Có người họ không màng tới cái đường biên giới biển đảo đất liền của đất nước họ không màng, mà họ chỉ bận tâm tới cái hàng rào của họ giáp với ông hàng xóm thôi. Dễ sợ như vậy.
Cho nên mình phải học giáo lý. Mình có học giáo lý, mình có nghiền ngẫm giáo lý để mình có một hành trang để mình cảm nhận, nhận thức thế giới này cho nó khác đi. Khi mà anh nhìn thế giới khác đi thì anh sẽ có một hướng sống, anh có những giải pháp khả dĩ gọi là xài được để cho anh mỗi ngày một khá hơn. Khá đây là gì? Khá đây là anh an lạc hơn, anh có khả năng thanh thản thoải mái tự tại hơn, là khá vậy đó. Chứ đạo Phật không có hứa làm cho mình giàu hơn, khỏe hơn, đẹp hơn, tiếng tăm, quyền lực hơn. Đạo Phật không có hứa ba cái vụ tào lao đó.
Đạo Phật chỉ có hứa với mình chuyện này: Sống y như là chánh pháp, sống y như Phật dạy thì mình sẽ khá hơn về những cái này: về cái tầm nhìn, về cái nhận thức và về cái cảm xúc an lạc. Cái đó đạo Phật bảo đảm mình điều đó. Bởi vì chánh pháp luôn luôn hộ trì, bảo vệ người sống theo pháp, hành theo pháp. Trong kinh có nói:
Dhammo have rakkhati dhammacārī.
Tôi tin điều đó như là tôi tin tôi có 10 ngón tay vậy. Chính chánh pháp dạy cho mình thấy mọi thứ là mù sương để mình buông. Có ai nắm được sương bao giờ? Chính chánh pháp dạy rằng con chỉ được bảo vệ tốt nhất khi con sống với tình thương bảo vệ người khác. Chính chánh pháp dạy mình điều đó. Con sẽ có tất cả khi con không nắm cái gì trong tay hết. Thứ hai, con sẽ được an toàn khi con lo bảo vệ người khác, con biết nghĩ về người khác. Chính chánh pháp dạy mình những điều đó, chính chánh pháp dạy mình trí tuệ, dạy mình từ bi.
Và tôi nghĩ rằng một người sống với trí tuệ và từ bi thì người này không có một lý do gì mà đau khổ hết. Có thể là người này đang bệnh, có thể là người này đang già yếu, đang nghèo khổ, đúng, nhưng mà mấy cái đó là mấy cái vẻ ngoài thôi. Chứ còn đời sống nội tâm của một người mà có từ bi, có trí tuệ thì tôi e là họ cười rách miệng luôn, sung sướng tới óc luôn.
***** SƯ GIÁC NGUYÊN *****
Reply
#96
HỖ TƯƠNG DUYÊN
Sư Giác Nguyên
aññamaññapaccayo
Hỗ tương duyên là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả, nhờ vậy quả được hỗ trợ. Là tôi giúp anh, mà anh phải giúp lại tôi như vậy tôi mới giúp được anh. Ví dụ như 2 người cùng khiêng 1 vật nặng. Thằng Tí dọn nhà kêu thằng tèo tớoi phụ khiêng đồ. Thằng Tèo tới giúp thằng Tí, nhưng thằng Tí cũng phải giúp thằng Tèo thì cái bàn nặng chích đó mới di chuyển được. Chứ thằng Tí mà cứ đứng đó hút thuốc dòm thằng Tèo thì làm sao được. Thì cái lực đẩy qua lại ấy gọi là hỗ tương duyên. Mà trong nhà phật kêu là “aññamaññapaccayo”, nhà Mỹ kêu là “mutually arising condition”.
Mình không thể nào trông mong người ta giúp mình, mà mình ngồi khoanh tay. Ví dụ như thuốc bơm vào chữa trị cho bệnh nhân, thì cơ thể bệnh nhân phải có khả năng tiếp nhận ra sao thì thuốc đó mới chữa tốt. Có trường hợp thuốc đưa vô mà cơ thể nó phản ứng chứ không có nhận. Trường hợp đó chỉ có chết thôi. Thuốc giúp cho cơ thể bệnh nhân hết bệnh, nhưng cơ thể phải tương ứng mới nhận được. Bác sĩ có giỏi bằng trời, thuốc hay bằng trời mà không có sự hợp tác của bệnh nhân thì thầy và thuốc đều không thể làm việc được.
Cách đây mấy năm tôi có đi thăm một bà cụ 103 tuổi, người Hoa, bà bị lạnh. Khi con cháu bà đưa tôi về thăm bà, bà khoe cái này, bà khoe mà bà lấy tay che môi, bà nói nhỏ nhỏ: “Tao mới dấu thêm 6 viên thuốc nữa”. Bà mới dở cái nệm ra, 1 bụm như thế này này, bà mới lắc đầu trề môi vầy nè: “Tụi nó muốn giết tao đâu có dễ”. Coi như y tá đưa thuốc nhiêu là bà giấu hết, không chịu uống. Vì bà nghĩ là tụi nó muốn giết bà. Bà y tá hơi hờ hững nên không để ý. Bà kể mà mặt bà có vẻ hiển hách chiến công lắm. Nghĩ sao đi dấu thuốc mà còn khoe nữa. Tưởng hay lắm vậy. Ừ, thì bả chết rồi. Giấu thế sao mà sống.
Ở đây cũng vậy, dầu thầy hay cách mấy mà người bệnh không hợp tác, thuốc hay cách mấy mà không hợp tác là thua. Cho nên có câu “Chúa chỉ giúp người nào biết tự cứu”. Tôi kể hoài câu chuyện bảo lụt các vị nhớ không? Giáo dân đi ngang nói lên xe tụi con chở đi, ông cha không nghe, nói: "Chúa không bỏ cha." Lát sau, nước tới rún, giáo dân đi xuồng tới: "Cha ơi đi với con." Ông vẫn lắc đầu: "Chúa không bỏ cha." Lát sau nước đến ngực, trực thăng đòi đem ông đi, cảnh sát đòi mang ông đi, ông kếu “Không, chúa không bỏ cha.” Mười lăm phút sau ... ông về với Chúa. Mắt mờ lệ nhìn Chúa, ông hỏi "Vì sao chúa bỏ con?" Chúa trả lời: "Ta đã điều động nào xe, nào ca nô, nào trực thăng, cảnh sát mà con đều lắc đầu, thì ta giúp con kiểu nào đây? Còn kêu trời nào nữa?" Câu chuyện đó tuyệt đối không phải chuyện đùa. Câu chuyện đó cũng không phải là câu chuyện Chúa, mà là câu chuyện chùa. Bởi vì chùa cũng y chang như vậy. Không có Phật nào mà độ được người nào không có hợp tác. Phật trí vô biên, phật lực vô cùng, phật tâm vô lượng nhưng không độ được người vô duyên. Nhớ cái đó! Bởi vì nếu các bậc thánh hiền mà độ được cái thằng cà chớn, thì bây giờ mình đâu có nằm lủ khủ ở đây.
Giờ mình học mấy cái hỗ tương duyên rất là quan trọng. Vì sao? Trong đời sống của mình, những gì mình làm mình nói, nó đều kín đáo, âm thầm và lặng lẽ trở thành điều kiện cho một cái gì đó, thì đó gọi là hỗ tương duyên. Ví dụ như trưa nay tôi ăn một thứ rất là tào lao, đó là nước cốt dừa. Thì cái nước cốt dừa trưa nay là cái hỗ tương duyên cho cái tiêu chảy chiều nay. Vì cái bụng tôi đã yếu sẵn rồi, gặp thêm cái nước cốt dừa nguội để từ qua giờ. Hai đứa nắm tay nhau thành ra tiêu chảy. Hiểu không?
Nghĩa là mình sống làm sao mà cái gì đó nó diễn ra, xảy ra ở mình, nó trở thành điều kiện tương tác với những thứ thiện ác nào đó có sẵn. Có nghĩa là trong bụng các vị luôn luôn có sẵn cái thùng hạt giống, trong đó gồm có mùng tơi, bí bắp, mắt mèo, mã tiền tùm lum. Thì vấn đề là quý vị sống như thế nào để cho mã tiền nó phát triển, để cho mắt mèo phát triển, để cho cỏ dại phát triển, để cho bầu bí mướp nó phát triển. Đó là tùy kiểu sống của mình. Mưa rơi xuống mặt đất không lựa chọn nơi chốn. Vấn đề ở chỗ khi mưa rơi xuống ở một mảnh đất nào đó thì tự nhiên cỏ dại mọc đầy. Có những nơi mưa xuống thì cây trái mọc đầy. Tại sao vậy? Là vì mưa không có lựa chọn nơi chốn rơi xuống, nhưng chỗ tiếp nhận mưa cái căn bản của nó là cái gì. Cho nên mưa xuống nó cứ thế mà đi tới. Nên nhà văn mình mới có chữ tâm địa. Địa là đất. Anh phải dọn cái đất tâm thế nào để mà anh dễ dàng đón nhận những điều hay điều đẹp. Nếu mà anh dọn không khéo, tâm anh toàn cỏ dại không thì dầu anh đi chùa, đi nhà thờ thì cái chùa, cái nhà thờ đó đều là cơ hội để anh tệ hơn.
Cho nên điều quan trọng là sống như thế nào để mình dễ dàng đón nhận những điều hay. Mà tôi nói không biết bao nhiêu lần. Để đi vào đọc và xem một cái gì đó trên laptop, hay cái phone của người khác, thì việc đầu tiên là ta phải có password (mật mã) của người khác. Tất cả thánh hiền đều có password hết. Mà mình tu hành ngon lành, là tự nhiên mình hiểu được cái password hết. Cái trang kinh mình mở ra mà nếu mình bơ quá, mình đọc không có hiểu. Khi mở một trang kinh ra, thì cái hiểu của người này và người kia khác nhau, có phải không? Vì mình có password để mở được cái phone của thánh hiền hay không? Còn không mình chỉ xem được cái hình ở ngoài – wallpaper thôi.
Và tất cả những gì hôm nay chúng ta vào chùa, chúng ta lạy phật, chúng ta nghe pháp thì chúng ta toàn là thấy cái wallpaper của thánh hiền không thôi. Chúng ta chưa vô tới cái nội dung bên trong. Có những cái file document ở bên trong đó mà chúng ta không thể thấy được.
Ở bên Đức tôi nhớ có một phật tử người Đức. Anh đi tu với một ông sư người Miến. Anh hỏi thế này: "Sư ơi con tu con có được quyền xài email không. Thì ông sư nói “It's ok until you have a attachments”. "Attachment" có 2 nghĩa, 1 là dính mắc, 2 là tập đính kèm. Ghê không? Nghĩa là con có thể dùng email, phone nhưng mà cho đến lúc nào thấy attachment thì con phải ngưng. Tức là dùng email, phone trong lúc cần thiết thì được. Nhưng còn ngồi quẹt quẹt là dính mắc rồi đấy.
Có những thứ mình tưởng mình là chủ của nó, nhưng thực ra nó là chủ của mình. Mình đi đâu cũng nói cái xe Lexus là của mình, nhưng thực ra nó là chủ của mình. Vì sao? Vì mình có bị gì thì chiếc xe nó không buồn, mà nó bị gì là mình buồn, mình lo. Nên nó là chủ của mình, là bà nội của mình, mình không phải là chủ của nó. Hiểu không?
Đi đâu mình cũng khoe là con của mình. Mà nó đâu biết thương mình, mình thì khổ sở vì nó. Vậy nó là má của mình chứ mình không phải là má của nó.
Nên hỗ tương duyên rất là quan trọng. Vì ở đây Đức Phật nói ra một quy luật: anh muốn tôi giúp anh, thì trước hết anh phải có khả năng tương tác với tôi thì anh mới nhận được sự giúp đỡ của tôi. Cứ như một cơn mưa, cơn mưa rơi xuống không phân biệt nơi chốn. Nhưng khi Đức Phật thuyết pháp thì ta phải hợp tác với người. Đó là hỗ tương duyên.
Và với người xấu cũng vậy. Có nhiều người mình đi ngang một anh cờ bạc, nhậu nhẹt mình miễn nhiễm. Nhưng có nhiều người sống gần người cờ bạc, nhậu nhẹt thì bị lây nhiễm. Là vì sao? Vì giữa 2 người có điểm tương đồng. Là có tương tác. Chúng ta không nhất thiết phải có sự tương tác với những người như vậy. Đời sống là một mâm cỗ, nhiều thức ăn. Có những thứ thức ăn chúng ta nhai thiệt kỹ và nuốt sạch vào trong bụng. Nhưng có những thức ăn chúng ta chỉ ăn ít thôi rồi đẩy nó qua một bên. Có những thức ăn chúng ta chỉ nếm cho biết rồi thôi. Có những thức ăn chúng ta phải mạnh dạn đẩy nó sáng một bên. Vì tại sao? Vì có những thứ mình đưa vào trong người nó chỉ có hại nhiều hơn lợi.
Trong thức ăn đã vậy, thì nói gì trong đời sống tinh thần. Cho nên cái hỗ tương duyên là sự giúp đỡ qua lại của nhân và quả. Mình sống như thế nào đó để với cái thiện mình có sự tương tác, với cái xấu mình không có sự tương tác. Hãy tránh xa những thứ không có lợi cho mình. Vì mình có sự qua lại với quỷ dữ thì mình sẽ có quả ngục. Đó là luật tự nhiên thôi.
===== SƯ GIÁC NGUYÊN =====
Reply
#97
~Rất nhiều người thường hay xài chữ nghiệp chướng nhưng không mấy ai hiểu rõ nghiệp chướng là gì~
NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ?
Nghiệp chướng (Kammāvaraṇatāya) chỉ cho 5 tội đại nghịch gồm: giết cha, giết mẹ, giết La-Hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ Tăng. 
Đây là năm cái tội gọi là ‘pañcānantariyakamma’. (Antariya: liên tục, liên tiếp không gián đoạn.) Pañcānantariyakamma có nghĩa là năm cái tội mà mình mắc vào 1 trong 5 thì mình phải trả liền trong cái kiếp kế. Sau cái kiếp này tắt thở một phát là đi luôn thẳng xuống dưới; nghiệp vô gián đi liền và trả liền. Người mắc vào một trong năm cái tội này thì được gọi là ‘mắc vào nghiệp chướng’. 
Giống như trong Kinh Sa Môn Quả - Trường Bộ Kinh ghi rõ vua A-Xà-Thế lẽ ra đã chứng thánh Tu-đà-hoàn từ thời Phật rồi, nhưng vì mắc cái tội giết cha cho nên vua không có tài nào giác ngộ giáo pháp được hết. Nghe thì cũng hiểu như chúng ta vậy đó, chỉ hiểu chừng chừng, còn hiểu theo kiểu đủ để cắt đứt đoạn trừ phiền não thì không tới, vì bị ám bởi cái nghiệp nặng quá. Người thế gian không học giáo lý họ nghe vậy họ không hình dung được, họ bảo sao kỳ vậy, khi nào mình đang bị dằn vặt dằn xé bởi một cái ám ảnh nào đó thì đúng là cái đầu mình nó ngu nó bư thiệt, nhưng mà bây giờ trong một phút giây nào đó mình lãng quên thì mình thanh thản trở lại, thông minh trở lại đầu óc minh mẫn sáng sủa trở lại chứ. 
Nhưng đó là chuyện của thế gian, còn trong kinh điển Phật giáo thì nói rằng chỉ riêng một trong năm cái tội này, người nào mà mắc vào rồi, thì thứ nhất cái tội quá nặng, ác nghiệp đó nặng quá, thứ hai chính vì nặng quá nên khiến cho tâm lý mình không yên cả đời. Nó không phải như các tội khác, các tội khác mình phạm xong mình còn quên còn cái tội này thì cả đời không có ngày nào yên. Cho nên về mặt tâm lý là chúng ta không làm ăn gì được hết, còn về mặt báo ứng thì vì tội nặng quá nó làm cho cả thân lẫn tâm sinh lý của chúng ta luôn ở trong trạng thái nặng nề lắm. 
Hồi mẹ tôi mất, rồi thầy Hộ Giác mất, đó là hai người trong đời tôi mà khi họ mất rồi tôi nghe mệt trong thân xác. Thường khi mình buồn là chỉ buồn trong tâm thôi quí vị, ví dụ như mình sực nhớ đến chuyện đó mình hơi se sắt một chút. Mấy hôm nay chúng phá banh chành, mỗi lần tôi nghĩ đến, tôi hơi khó chịu, tôi hơi có cái dao động một chút, hơi buồn buồn một chút, hơi sốc một chút, hơi mệt một chút, chán chán một chút. Nhưng đó là tâm lý chứ còn thân thể và sức khoẻ vẫn bình thường, mặc dù có người nói thấy tôi có vẻ già đi. Đó chỉ vì tôi quên cạo râu. Nhưng mà riêng cái tang của mẹ tôi và thầy tôi, năm đó tôi cũng 40 tuổi ngoài rồi mà quí vị biết không tôi mệt cả tâm lý lẫn thể xác. Mỗi lần tôi nhớ tới hai người đó tôi chỉ ước gì đây là ác mộng. Mà sao kỳ, hồi họ còn sống  sao mình trơ trơ, mình không để ý, tới hồi họ mất  rồi mình mới biết mình thương họ thiệt. Quí vị biết không, thương lắm, thương kỳ lắm. Thương mà đi trong những chỗ đông người tôi ước ao nhìn thấy họ trong dòng người đó, tôi chạy tới tôi quỳ xuống đất tôi cũng quỳ nữa. Thương vậy đó, mệt người - mệt cái thể xác đó. May chỉ là cái sự nhớ thương thôi mà nó ám lên cả thân xác của mình nói chi là cái chuyện giết. Mình thương mẹ, cái tang của mẹ làm cho mình bị mệt vậy đó thì quý vị tưởng tượng người đã xuống tay giết mẹ rồi có thể nào yên không. 
Cho nên khi đã mắc vào một trong năm cái tội này thì kể như không có cách nào ngóc đầu lên được. Phải đi trả cho hết cái nghiệp đó thì may ra, năm cái tội đại nghịch mà. Đó là nghiệp chướng.

STK
Reply
#98
(2020-10-29, 12:37 PM)abc Wrote: OÁN THÙ - CÓ THÊM KẺ THÙ TRONG ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ LỢI TRONG CUỘC LUÂN HỒI.


Một người hiền trí ở đời, có trí tuệ, biết suy nghĩ, trong trường hợp mình còn là phàm thì còn nổi giận thì chuyện đương nhiên. Nhưng khi có tâm cột oan trái kết oán thù với ai đó thì cứ nghĩ rằng mình được lợi ích gì. Đem lòng oán thù một người khác giống như là mình uống thuốc độc mà mong cho người kia chết. Người ta chết hay không không có mắc mớ gì đến mình hết, nhưng mình uống thuốc độc thì mình phải chết thôi. Đối phương thì không hề hấn gì hết, còn mình thì lãnh đủ, mình đi trước. Người hiền trí phải suy nghĩ như vậy, đó là kiểu suy nghĩ dễ nhất, mềm nhất, đơn giản nhất cho người không có học giáo lý, còn người có học giáo lý có hành trì thì phải suy nghĩ thêm một chút nữa.

Cách suy nghĩ thứ hai thì hơi kỳ, giống như cái kiểu trong võ thuật gọi là đòn hy sinh, chấp nhận gãy tay để giải quyết vấn đề, cách nghĩ trên của ngài Xá Lợi Phất thì rất êm đềm: ta được gì từ chuyện kết oán gieo thù oan trái này. Còn cách suy nghĩ thứ hai đó là: Trong dòng sinh tử luân hồi có biết bao lần, chúng ta gặp bao nhiêu kẻ thù ghê gớm hơn tên này nữa. Chuyện tay này gieo cho mình thì không đáng gì, bởi cho đến bây giờ mình đâu có mất ngón tay sợi tóc nào đâu, mình vẫn còn đầy đủ mạng sống, tay chân, sức khỏe để mà thù hắn thì hắn chưa có ghê. Trong vô số kiếp luân hồi mình có những kẻ thù đã đẩy mình, gia đình mình, dòng họ mình, quê hương đất nước mình vào chết chóc tang thương. Tại sao mình lại dành thì giờ quí báu cho một kẻ thù quá nhỏ như thế này. Đó cũng là một cách suy nghĩ.

Cách suy nghĩ thứ ba này thì hơi khó, đó là nghĩ đến ân đức của người cũ - cố nhân. Ai trong đời này cũng có một cộng nghiệp. Có cộng nghiệp thì chúng ta mới ở cùng nhau trong hệ mặt trời này, trong trái đất này, trong châu lục này, trong đất nước này, trong huyện làng xã này trong đoàn thể, trong nhóm này. Và trước đây trong vô số kiếp luân hồi người này có thể đã từng là mẹ, là cha, là anh em, vợ chồng con cái của mình, từng hy sinh mạng sống của họ, từng chết cho mình sống, rất nhiều kiếp như vậy. Nhưng bây giờ thì chuyện cũ nhạt nhòa. Chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh mới do những xô đẩy của dòng luân hồi vậy mà bây giờ mình nhìn nhau trong ánh mắt căm hờn. Liệu có đáng không, có nên không?

Nhiều cách suy nghĩ lắm, nhưng gọn lại là có ba cách:
1. Xét đến lợi ích hiện tại. Ta được gì khi ta ôm lòng oán thù người này.
2. Trong nhiều kiếp còn có hàng tỷ kẻ thù ghê gớm hơn kẻ thù hiện tại. Do mình có những phiền não rồi mình tạo nghiệp xấu nên mình mới gặp những thứ trời ơi này. Cho nên cứ nhớ mình còn có những kẻ thù ghê gớm nữa nhưng kẻ thù ghê gớm nhất đó là phiền não, chớ còn cái tên này không nghĩa lý gì hết.
Học đạo thì phải luôn trang bị những vốn liếng tâm linh. TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI KHÔNG CÓ KẺ THÙ VÌ TRONG VÔ SỐ KIẾP LUÂN HỒI CÓ BIẾT BAO NHIÊU LẦN LÀM MÍCH LÒNG NGƯỜI TA. Tôi cố ý giảng nhẹ giảng sơ nhưng mấy chỗ này nhớ thì nói. Khi mình nói đùa, có thể mình đang gây họa. Không có gì bậy cho bằng mình làm tổn thương người khác.

Có thêm kẻ thù trong đời này không có lợi trong cuộc luân hồi. Ớn nhất những tay học ba mớ, mở miệng ra như là thánh. Khi nghe giảng cái này thì lắc đầu trề môi: “Con thấy thêm bạn thêm quyến thuộc chỉ thêm tham ái mà thôi; thêm nặng lòng.” Nói nghe cao siêu vậy chứ thật ra Bồ tát luôn luôn có lòng xả tài nhưng luôn luôn hoạnh tài. Càng hoạnh tài Bồ tát càng xả tài. Bồ tát luôn luôn xả tình vì 6 khuynh hướng đặc biệt của Bồ tát trong đó có một điều là không nặng về ái mà. Tuy nhiên, nói rằng không nặng tình gia đình, bà con nhưng luôn luôn sống quến tình (sống gieo rắc tình cảm). Bồ tát luôn buông bỏ nhưng luôn huân tập điều lành (ham học, ham thiền, ham giới, ham thí, phục vụ, ham trí tuệ, ham chánh niệm…). Chúng ta thì ham tình nhưng sống kiểu bạc tình, thích hoạnh tài nhưng ngại xả tài, chấp thủ khoái ôm ấp mà lại quên huân tập điều lành, toàn huân tập điều bất thiện.

Sư Giác Nguyên

Thích câu này: "Đem lòng oán thù một người khác giống như là mình uống thuốc độc mà mong cho người kia chết. Người ta chết hay không không có mắc mớ gì đến mình hết, nhưng mình uống thuốc độc thì mình phải chết thôi. Đối phương thì không hề hấn gì hết, còn mình thì lãnh đủ, mình đi trước. "

Hèn chi, mình bịnh quá chừng...just kidding Wink

Anh Abc, lúc này không thấy siêu tầm truyện cười...cho Mm cười ké Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#99
hình như là sưu tầm , không phải là siêu tầm

truyện sư kể ... sư giảng pháp cho đại chúng đông người và sư hay thêm chuyện cười cho đỡ khô khan khi giảng về giáo lý ... sư và mọi người để ý có một cô/bà (thôi gọi là bà cô) . Ba` cô này nghe giảng mà lúc nào cũng có cuốn sổ lâu âu ghi ghi chép chép ... ai cũng nể và tò mò ... bà này làm gì mà ghi chép .. kinh thế ....có một bữa bả đi bathroom , bà ngồi kế tò mò giở ra xem bả ghi chép kinh điển gì ... ai dè bả toàn chi chuyên cười sư kể ....

Grinning-face-with-smiling-eyes4

 trong VB có bà kia giống bà này nè 

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2020-11-10, 12:30 PM)abc Wrote: hình như là sưu tầm , không phải là siêu tầm

truyện sư kể ... sư giảng pháp cho đại chúng đông người và sư hay thêm chuyện cười cho đỡ khô khan khi giảng về giáo lý ... sư và mọi người để ý có một cô/bà (thôi gọi là bà cô) . Ba` cô này nghe giảng mà lúc nào cũng có cuốn sổ lâu âu ghi ghi chép chép ... ai cũng nể và tò mò ... bà này làm gì mà ghi chép .. kinh thế ....có một bữa bả đi bathroom , bà ngồi kế tò mò giở ra xem bả ghi chép kinh điển gì ... ai dè bả toàn chi chuyên cười sư kể ....

Grinning-face-with-smiling-eyes4

 trong VB có bà kia giống bà này nè 

Grinning-face-with-smiling-eyes4

 Đi bathroom mà có người ngồi kế coi ké...sao giống bathroom trên sông Lol 

Ý Mm nói là mục Truyện cười chổ khác á, chứ bên đây Nhật ký chép bằng kinh ....đâu dám cười Wink 

Cái tật ham cười này từ hồi nhỏ Mm đi học hay nhớ mấy thầy cô nói chuyện tiếu lâm và có đám bạn cũng hay kể chuyện cười nữa, về nhà ngồi nhớ lại cũng hay cười một mình, nhớ bửa thằng em họ dưới quê lên thăm nói: mấy người hay cười một mình, dưới quê em hay nói là bị té giếng đó Smiling-face-with-halo4

Reply
(2020-11-10, 12:52 PM)Mimo Wrote:  Đi bathroom mà có người ngồi kế coi ké...sao giống bathroom trên sông Lol 

Ý Mm nói là mục Truyện cười chổ khác á, chứ bên đây Nhật ký chép bằng kinh ....đâu dám cười Wink 

Cái tật ham cười này từ hồi nhỏ Mm đi học hay nhớ mấy thầy cô nói chuyện tiếu lâm và có đám bạn cũng hay kể chuyện cười nữa, về nhà ngồi nhớ lại cũng hay cười một mình, nhớ bửa thằng em họ dưới quê lên thăm nói: mấy người hay cười một mình, dưới quê em hay nói là bị té giếng đó Smiling-face-with-halo4

ở trên cạn cười chưa đã , té xuống giếng vẫn còn cười ... mới ghê

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2020-11-10, 01:04 PM)abc Wrote: ở trên cạn cười chưa đã , té xuống giếng vẫn còn cười ... mới ghê

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Lol Rollin Cheer 10_point

Reply
CHÁNH NIỆM

Đời sống của một người có chánh niệm, có thiền định, có trí tuệ chính là sự lui tới vùng đất an toàn, vùng đất của chư Phật, của thánh hiền, vùng đất của sự vô hại. Còn nếu như bất cứ giây phút nào sống chìm đắm trong cái mình thích, trong cái mình ghét thì hãy hiểu rằng lúc đó mình đang lang thang ở vùng nguy hiểm. Bên New York có một vùng Harlem mà ngay người Mỹ trắng cũng sợ, giống như những khu Cầu Muối, Khánh Hội, Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn, đây là những nơi mà bước vào ăn nói lơ mơ là không có đường về.
Một hành giả bất cứ lúc nào không có niệm là đang ở trong khu vực nguy hiểm. Nhiều người nghĩ rằng thất niệm một chút đâu có chết, nhưng hãy nhớ rằng tất cả những khổ tâm, bứt rứt, sợ hãi, hờn giận, tiếc nuối… đều đi ra từ những giây phút thất niệm, phóng dật. Thử một ngày sống chánh niệm các vị sẽ thấy khác biệt rất lớn giữa một người sống không có niệm và có chánh niệm. Thử một ngày dẹp bớt những gì không cần thiết để sống chậm một ngày để thấy sự khác biệt cực kỳ lớn giữa một nếp sống thất niệm và một nếp sống có chánh niệm. Lạ lùng ở chỗ, sống chánh niệm, trên chữ nghĩa mô tả chỉ là: 1. Làm gì biết nấy nhưng khi sống được như vậy thì sẽ ngộ ra vô số chuyện. Tới lúc sống chánh niệm mới ngộ ra câu thứ 2. Thấy vậy mà không phải vậy. Nếu thật sự có lòng cầu đạo giải thoát phải nhớ thuộc lòng: sống chánh niệm là làm gì biết nấy, mình ra sao thì tự biết như vậy. Sống như vậy để làm chi vậy? Thử sống một ngày như vậy để nhìn ra mọi sự thấy vậy mà không phải vậy. Những gì mình thấy nó là ngọt, là đắng, là tốt, là xấu theo cách nghĩ của thế gian, thì khi mình là hành giả Tứ Niệm Xứ sống có chánh niệm, có tỉnh giác mình mới hiểu ra thấy vậy mà không phải vậy. Lúc đó mới thấy cơ thể mình thật sự không như mình nghĩ, không ngờ nó đau khổ như vậy, và cái tâm của mình không ngờ nó hèn như vậy, nó tầm thường, bất tịnh dơ bẩn như vậy. Mình không ngờ mình thiếu an lạc như vậy, không ngờ mình tù túng chật chội, bầy hầy, bê bối như vậy. Thử một ngày sống chánh niệm sẽ thấy ra những điều này, nhờ vậy mình được rất nhiều thứ: mình không tiếp tục ngộ nhận về bản thân mình nữa, mình phát hiện ra cái gì cần thêm, cái gì cần bớt, cái gì cần sửa. Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ mới là người có được khả năng nhìn ngắm mọi sự từ nhiều phía, có khả năng nhìn từ trên nhìn xuống, nhìn từ trong nhìn ra, ngoài nhìn vô và ở dưới nhìn lên. Chỉ có cách nhìn này mới không phiến diện, một chiều. Hãy thử nhìn mình từ góc độ của người khác, rồi quan sát người khác bằng từ góc độ của họ. Mình nhìn mình đang ăn, mình nhìn mình nói chuyện, mình nhìn mình phản ứng như thế nào trong đời sống thường nhật; rất là quan trọng.
Sư Giác Nguyên
Reply
16 ĐIỀU KHÔNG CÓ TRONG PHẬT GIÁO. 

1.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ trang sức thân mình, tô thoa ướp bằng dầu thơm, tắm gội bằng nước thơm, hương bột rắc khắp mình, chải đầu với dầu thơm, mang tràng hoa đẹp, soi gương, thoa phấn, đi giày thêu, mặc quần áo màu lòe loẹt, dao gậy luôn luôn đeo bên mình, đi có lọng che, tay cầm quạt, sửa soạn xe cộ lộng lẫy.

2.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ mong cầu, chất chứa nhiều y phục và đồ ăn uống.

3.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ kinh doanh buôn bán hoặc gieo trồng các loại cây.

4.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ dùng nhiều phương tiện cầu lợi, cầu lợi dưỡng cho mình, dùng ngà voi, những loại báu khác để làm giường cao rộng lớn, gối êm nệm ấm, chăn ấm thêu màu rực rỡ.

6.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ thường nói những lời vô ích, không hướng theo Thánh Đạo.

7.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ trau chuốt văn chương, lời hay ý đẹp, hoặc làm ra vẻ nghiêm trang chê người này kẻ khác, lấy lợi cầu lợi.

8.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ cùng nhau tranh tụng, hoặc ở bất cứ nơi đâu cũng tranh cải nhau các chuyện thị phi như ta là người biết rõ kinh luật còn ngươi thì không biết rõ gì cả, ta hướng về chánh đạo còn ngươi hướng về tà đạo, lấy trước nói sau lấy sau nói trước, ta đủ sức nhẫn nhục còn ngươi thì không đủ sức nhẫn nhục,...

9.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm ký giả thông tin, tự mình làm hoặc bảo người khác làm môi giới.

10.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ tập luyện đao kiếm cung tên hoặc đá gà, đua ngựa, hoặc chia phe nam nữ đối đáp nhau, hoặc nổi lên không ngớt tiếng nhạc, tiến cười đùa vui hát.

11.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc tà mạng mang ngoại đạo khác để tự sinh sống như xem tướng lành, tướng dữ, tướng tốt, tướng xấu của con trai con gái để mong cầu lợi dưỡng. Trong giáo pháp của đức Phật không có những loại xem tướng, xem chỉ tay...

12.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc nuôi tà mạng như ngoại đạo để tự sinh sống như gọi quỷ thần, thực hiện các loại bùa chú trù yểm, dùng chú thuật, thực hành khổ hạnh để cầu mong danh lợi.

13.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những nghề nghiệp của ngoại đạo như đọc thần chú chửa bịnh, hoặc thần chú làm thuốc ma, châm chích, trị liệu, điểm huyệt trị các bịnh, hoặc tụng kinh đọc chú, cầu cúng cầu siêu cầu an.

14.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm điều tà mạng như ngoại đạo để tự sinh sống, như tụng chú cầu mưa, cầu quỷ thần nhập (lên đồng nói bệnh), dùng bùa chú để yểm trấn nhà cửa, mồ mã, đoán mây xem tay tính quẻ chiêm tinh, hoặc đoán mộng. Hoặc sách âm nhạc.

15.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm điều tà nghiệp trong ngoại đạo để tự nuôi sống như đoán xem thời tiết có mưa không mưa, được mùa mất mùa, điềm lành điềm dữ, coi ngày tốt xấu cưới vợ gả con cất nhà mở cửa coi sao coi hạn.

16.- Trong giáo pháp của ta không có người tu sĩ làm những việc như trong ngoại đạo để tự nuôi sống như vậy, trái lại những người tu sĩ ấy phải chuyên tu theo đúng Thánh Giới, không có tâm nhiểm trước, bên trong giữ tâm hỉ lạc, mắt thấy sắc không chấp tướng và không bị sắc ràng buộc, kiên cố vắng lặng độc cư, không tham đắm.

✔ Đại tạng kinh nikaya kinh sa môn quả

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong02.htm
Reply
GIÂY PHÚT HỘ NIỆM
... Người Việt Nam, người Tàu thờ Phật mà mê chuyện thờ cúng người chết, nhưng lại chớ hề tìm đọc những bài kinh liên hệ đến chuyện hộ niệm siêu độ. Vậy mới ghê chứ! Nó đau chỗ đó! Mình thờ Phật mà mình lại khoái cái chuyện cúng vong, cúng tang mà trong khi đó chớ hề đọc mấy bài kinh.
Thí dụ như ông Mahānāma hỏi Thế Tôn "Khi một người thân của con cận tử chúng con hỗ trợ, hộ niệm họ bằng cách nào?" Bài kinh đó có ai đọc đâu? Mà tôi nghĩ Phật tử hình như cũng không biết bài kinh đó luôn! Hoặc là ổng hỏi "Bạch Thế Tôn, trong tình huống mà con ra đi với tai nạn thảm khốc nào đó thì trong sự hoảng hốt, hoảng loạn đó con sẽ đi về đâu? Con nói riêng và những người tu Phật tin Phật, tin Thế Tôn, sẽ đi về đâu khi mà ra đi trong sự chớp nhoáng, hoảng loạn như vậy?"
Bài kinh đó (Tương Ưng Dự Lưu 21. I. Mahànàma) quá hay mà lại không thèm đọc. Lạ vậy. Mà rồi cứ vô cho thầy bà phán sao nghe như vậy, tới hồi một lúc may mắn ngộ ra được bắt đầu mới tiếc.
"Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài,
Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”
Biết bao nhiêu năm đi chùa nghe pháp mà mấy cái đó không chịu học lại cứ vô nghe kêu làm phước riết thôi. Thầy thì chớ hề giảng mà cứ nói, nắn sao cho thấy mình số một, không để ý tới lợi ích của học trò.
Rồi thêm nữa, chú giải nói về siêu độ chúng sanh có 3 hạng. Ác nhiều hơn Thiện, Thiện Ác đề huề và Thiện nhiều hơn Ác.
Đối với cái hạng Thiện nhiều hơn Ác, thì một là không cần hộ niệm, hai là ai cũng có thể hộ niệm được.
Hộ niệm cho người cận tử là tụng kinh cho họ nghe. Hộ niệm không phải là để cầu nguyện cho họ. Mình cứ hiểu lầm hộ niệm là cầu tha lực. Hiểu vậy là sai. Vì sao? Bởi vì nếu nói rằng do cầu nguyện lúc cận tử cho kẻ sắp đi mà họ được sự hộ trì từ ai đó, nếu nói chuyện đó có thật, thì tôi xin hỏi một câu thôi:
- Tôi cả đời gian ác thì có thầy bà nào mà lại cầu cho tôi được không?
Hãy tự trả lời một cách thông minh, công bằng và bình tĩnh đi. Nếu mà được thì chỉ có 2 trường hợp thôi: Một là tôi nhờ phước cũ nào đó trong quá khứ. Hai là do cận tử nghiệp. Có nghĩa là giờ cuối tôi hồi đầu hướng thiện - gọi là phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật, là buông đao thành Phật. Lúc đó là tôi chuyển tâm, tôi có lòng qui hướng thiện pháp, chánh pháp, Phật Pháp. Thì với lòng qui hướng ấy nó trở thành cận tử nghiệp để tôi cầm cái đó mà ra đi. Chỉ có 2 trường hợp đó, một là nghiệp cũ, hai là nghiệp ngay tức thì.
Chứ còn nói có sự gia trì từ nguồn ngoại lực nào đó thì tôi không tin. Vả lại nó rất là vô lý. Bởi vì nếu đương sự không nhờ phước xưa cũng không nhờ phước nay mà chỉ bằng vào sự gia trì của một thế lực ngoại tại ngay tại chỗ lúc lâm chung cận tử thì như vậy bất công quá. Nó ác cả đời rồi bây giờ nó quăng một đống tiền ra nó rước thầy bà về là nó siêu à?
Trich bài Tuỳ Miên 
Sư Toại Khanh.
Reply