LTP Học Phật Pháp
Hai bạn GG và Bee,

Rollin Rollin Rollin
Reply
(tt) K6.63 Pháp Môn Quyết Trạch - NGHIỆP phần 2 (những đoạn cuối thuộc post # 133, p 9)

Tại sao hành trì Tứ Niệm Xứ có nghĩa là thay đổi dòng chảy luân hồi?

Rồi cuối cùng là nghiệp Đoạn diệt, tức là Xúc Đoạn diệt. Có nghĩa là khi mà 6 căn không có làm việc với 6 trần thì coi như là chúng ta không có tạo thêm nghiệp nữa. Điều đó có nghĩa là khi mà anh tu Tứ niệm xứ là anh đã gọi là thay đổi dòng chảy luân hồi.

Có hiểu không? Khi tu tập Tứ niệm xứ là anh đã thay đổi dòng chảy luân hồi, là sao ta? Trước đây là anh thất niệm, có nghĩa là anh nói năng, hành động hoàn toàn thiếu kiểm soát, mà hễ thiếu kiểm soát thì toàn là bất thiện. Nhưng mà bây giờ lại :sleeping: khác, bây giờ anh không để cặp mắt anh đi tìm cái gì để nhìn, anh không để lổ tai anh đi tìm cái gì để nghe, mà khi anh ngồi anh biết anh ngồi, anh thở anh biết anh thở, anh đi anh biết anh đi, anh ăn anh biết anh ăn; anh tắm, anh rửa, anh tiểu tiện anh biết rõ; anh không có để cho cái tạp niệm nó xen vào. Một ngày của anh gồm 3 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 8 tiếng, 10 tiếng, ngủ thì thôi hỏng nói, còn khi thức là anh luôn luôn sống trong chánh niệm. Đó là cái kiểu tu xúc là tu vậy đó.

Khi mà anh sống trong chánh niệm thì xúc của anh lúc bấy giờ nó chỉ gieo toàn nghiệp thiện thôi, nó đặc biệt như vậy. Nó chỉ có hai thứ tâm hà, khi mà các vị không sống bằng tâm ác thì lúc đó các vị sống bằng tâm thiện. Có loại tâm thứ ba là tâm vô ký nhưng mà ở đây trong cái bối cảnh mà đang thuyết pháp cho những người không có chuyên, thì tôi tránh tôi không có nói tới cái loại tâm thứ ba này nó mệt lắm. Nhưng mà nói đại khái, trong một ngày như vậy nếu mà mình làm sao đừng để cho tâm xấu xuất hiện thì lúc bấy giờ mình sống toàn là tâm tốt thôi. Đại khái như vậy đi cho nó dễ hiểu.

1:38:12
Thì hồi xưa mình chưa học giáo lý, tôi nói hoài hà, mình cứ đi tìm cái dịp để mình làm phước, thí dụ như mình tìm dịp để hành hương, cúng dường dâng y, cất chùa, tạo tượng, cái đó rất là tốt, tôi hỏng có chê, cái đó quí lắm à, hay lắm à, nhưng mà mình quên một chuyện, đó là khi mình ngồi yên một chỗ cũng là tu công đức mà mình hỏng có biết. Hồi đó mình chưa biết giáo lý thì mình cứ nghĩ làm phước là phải có cúng dường, phải có quì lạy, phải có khấn vái tùm lum hết mới gọi là tu phước. Nhưng bây giờ mình có hiểu giáo lý, mình hiểu: Không, làm cái gì, một công việc vô danh, ngó không có gì đáng kể nhưng mà làm trong chánh niệm vẫn là công đức, đó là đi cầu, ngồi trên bồn cầu mà bằng chánh niệm; đánh răng, súc miệng, rửa mặt bằng chánh niệm, ngồi ăn trên bàn ăn bằng chánh niệm; giặt đồ, phơi áo bằng chánh niệm; quét nhà, hút bụi bằng chánh niệm, lau dọn nhà cửa bằng chánh niệm, xếp đồ đạc, chăn đệm, mùng màn bằng chánh niệm.

Mỗi giây phút sống chánh niệm ấy đều là công đức cả, nha. Bởi vì sao? Vì lúc đó 6 xúc của mình được kiểm soát, mà khi nó được kiểm soát thì cái tâm bất thiện vắng mặt, mà hễ tâm bất thiện vắng mặt thì chỉ còn có một cách là tâm thiện nó có mặt thôi.

Cũng giống như tôi nói có hai cách tu: Cách tu thứ nhất là mong để đắc Thánh, cách tu thứ hai để không còn là phàm nữa. Nghe nó khác nhưng thật ra nó là một. Khi mà anh tu mà có lòng mà mong đắc Thánh nghe thì nó sang thiệt nhưng rất là nguy hiểm, thứ nhất anh dễ sanh lòng kiêu ngạo, thứ hai là anh dễ sanh tăng thượng mạn. Bởi vì anh đâu biết Thánh mặt mũi, hình dáng ra sao, anh thấy cái gì ngộ ngộ, lạ lạ anh tưởng đó là Thánh, anh tưởng anh đắc cái này cái kia, cái đó là cái bậy vô cùng.

Nhưng mà khi anh tu bằng cái lý tưởng tu để không còn là phàm nữa thì nó an toàn hơn, nó dễ hiểu hơn, là vì sao? Là vì mình biết rõ cái phàm mặt mũi nó ra làm sao, mình cứ dòm dòm mình thấy mình còn ganh tỵ nè, mình còn bủn xỉn, mình còn toan tính, mình còn thích cái này, mình còn ghét cái kia. Vậy đó là phàm. Mình cứ quan sát chừng nào hễ thấy cái phàm nó ló ra là mình biết, ló ra là mình biết, nó dễ. Đồng thời người tu mà phát hiện cái phàm nó dễ thương hơn người tu mà để thành Thánh.
Tôi đã gặp không ít người hành thiền ba mớ về nói chuyện ta nói ớn lắm, nói chuyện mà giống như muốn ngồi lên đầu mình luôn vậy, mà giáo lý thì hỏng có học, cứ vô đó xếp bằng một thời gian cái thấy nó mát lạnh, nó rùng mình vài cái là rồi đó, nó về là nó đắc rồi. Ớn cái thứ đó vô cùng, giáo lý thì không chịu học mà công phu thì cũng hời hợt, rời rạc một cõi luôn, nguyên một cõi ngộ nhận đầy ắp, dầy đặc. Vô đó thấy rợn rợn là về đắc rồi, nổi da gà là về đắc, ớn, nhắc tới còn thấy ghét.

Cho nên là nhớ cái đó nha, nhớ là tu là tu xúc, trong bài kinh này đặc biệt Ngài nói đến chữ xúc. Rồi tiếp theo nữa là Ngài dạy mình là phải biết rõ ngày nào xúc biến mất thì nghiệp biến mất và con đường dẫn đến cái chuyện kết thúc các nghiệp đó chính là con đường Bát Chánh Đạo.

:78: :78: :78:
Reply
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch ở Sài Gòn

https://www.nguoi-viet.com/amp/viet-nam/dai-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-vien-tich/ 

[Image: VN-Hoa-Thuong-Thich-Quang-Do-vien-tich-1.jpg]

 Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện năm 2007 lúc chưa bị CSVN trục xuất. (Hình: GENET/AFP/Getty Images)


SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vừa viên tịch vào lúc 9 giờ 30 phút tối (giờ địa phương) Thứ Bảy, 22 Tháng Hai (năm 2020), tại chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn, hưởng đại thọ 93 tuổi.



Tin này được Hòa Thượng Thích Viên Lý, chủ tịch Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại kiêm viện chủ chùa Điều Ngự, Westminster, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Theo Wikipedia.org, Hòa Thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 Tháng Mười Một, 1928, là tăng thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ ngày 17 Tháng Tám, 2008.



Ông là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền.
Ông là người được trao Giải Tưởng Niệm Thorolf Rafto năm 2006 và nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.



Đức Đệ Ngũ Tăng Thống sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ, tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.



Trong bản “Cáo Bạch” đề ngày 23 Tháng Hai, 2020 (giờ Việt Nam), của Tỳ Kheo Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, 59 Lô D Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8, Sài Gòn, viết rằng “Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã viên tịch lúc 21 giờ 30 phút ngày 29 Tháng Giêng năm Canh Tý, tức ngày 22/2/2020. Thượng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp.”
Theo di huấn của Hòa Thượng Thích Quảng Độ ký ngày 5 Tháng Tư, 2019, được dẫn trên bản “Cáo Bạch” thì “Sau này khi tôi về cõi Phật, tôi hoàn toàn ủy quyền cho Hòa Thượng Thích Nguyên Lý cùng một số Tăng, Ni, và Phật tử có tâm với Giáo Hội lo toàn bộ tang sự cho tôi. Tang lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày. Sau khi hỏa thiêu thì đem tro cốt của tôi rải xuống biển.”



Chương trình tang lễ được trụ trì chùa Từ Hiếu thông báo là lễ nhập quan lúc 2 giờ trưa ngày 23 Tháng Hai và lúc 8 giờ sáng ngày 25 Tháng Hai “cung tiễn kim quan đi hỏa thiêu,” rồi sau đó sẽ rải tro cốt xuống biển theo di chúc.



Bản “Cáo Bạch” còn dặn rằng, mọi người tới viếng “Không có điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức thông thường khác, chỉ đến lễ bái, thọ tang mà thôi,” và “Xin miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn…”


Bản “Cáo Bạch” của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý thông báo Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch. (Hình: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 93 tuổi, cùng với Hòa Thượng Thích Huyền Quang – Đệ Tứ Tăng Thống – đã viên tịch từ năm 2008, và nói chung cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) nổi tiếng thế giới với tấm gương kiên trì, can đảm chống đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN. Hai hòa thượng là những cái gai trong mắt lãnh đão CSVN suốt nhiều năm.


Ông từng bị chế độ bỏ tù tám năm và suốt mấy chục năm bị giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận, Sài Gòn. Đến năm 2018 thì ông bị trục xuất về sống tại quê ở tỉnh Thái Bình nhưng sau đó ông đã quay lại Sài Gòn.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình một số lần từ tấm gương can đảm, kiên trì đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam.


Trong một chuyến viếng thăm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của phái đoàn Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hồi Tháng Chín, 2019, theo lời tường thuật của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, cho hay: “Phái đoàn hỏi Đức Tăng Thống rằng có nhờ đoàn đưa ra các kiến nghị can thiệp với nhà nước? Ngài đưa ra ba kiến nghị nhờ phái đoàn can thiệp: Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền, vì chính quyền gắn kết với tôn giáo thì không có tự do dân chủ; không ép buộc tu sĩ Phật Giáo tham gia vào Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, bởi vì làm như vậy là sai với giáo luật nhà Phật; can thiệp để Việt Nam có tự do dân chủ, vì nếu vẫn còn độc đảng thì Giáo Hội không thể nào sinh hoạt được.”


GHPGVNTN thành lập năm 1964 tại Sài Gòn, quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam về một mối sau khi Đệ Nhất Cộng Hòa bị lật đổ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại.



Sau khi Cộng Sản miền Bắc đã nhuộm đỏ được cả miền Nam năm 1975, thì đồng thời các Giáo Hội hoạt động tự do, độc lập tại VNCH trước đó đều bị cướp đoạt tài sản, nhân sự bị khống chế, tù tội hay cưỡng ép hoàn tục. Nếu muốn tồn tại phải gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc doanh, chịu sự chỉ huy của cán bộ đảng viên Cộng Sản núp danh tu sĩ.



Năm 1982, nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn trục xuất Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của tòa án. Tuy nhiên, mấy năm sau đó cả hai hòa thượng đã tìm cách quay lại Sài Gòn, cùng với hệ thống chùa và tăng sĩ trong hệ thống GHPGVNTN tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền, gây nhiều tiếng vang trong dư luận thế giới.



Sau khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch, Hòa Thượng Thích Quảng Độ được suy cử làm Đệ Ngũ Tăng Thống. Nhưng từ những năm 2012-2013 trở đi, GHPGVNTN có những bất đồng trong nội bộ nên xảy ra nhiều xáo trộn, chia rẽ.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (thứ ba từ trái) cùng một số tăng ni, Phật tử, và một nhà ngoại giao nước ngoài tại chùa Từ Hiếu. (Hình: Thượng Tọa Thích Nguyên Nguyện cung cấp)

Năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Độ thông báo “Cáo Bạch” từ nhiệm chức vụ tăng thống. Nhưng đến ngày 4 Tháng Chín, hòa thượng nhận lại chức vụ tăng thống. Sau đó, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra Giáo Chỉ số 10 thông báo chấm dứt chức vụ viện trưởng Viện Hóa Đạo của Hòa Thượng Thích Viên Định, chủ tịch Văn Phòng II của Thượng Tọa Thích Viên Lý tại hải ngoại, đồng thời bổ nhiệm nhân sự mới. Thành viên giáo phẩm của Giáo Hội còn lại rất ít người.


Trong bức thư gửi từ trong nước đề ngày 3 Tháng Mười, 2018, được Phòng Thông Tin Phật Giáo tại Pháp (IBIB) đăng tải, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra hai quyết định gồm “Bãi nhiệm chức vụ tổng thư ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Đạo của đạo hữu Nguyên Chánh Lê Công Cầu, kể từ ngày ký bức Tâm Thư này. Mọi quyết định, giáo chỉ liên quan đến chức vụ của đạo hữu Cầu trước đây đều hủy bỏ, vô hiệu hóa.”



Và trong quyết định thứ hai “Tháng Năm năm ngoái, 2017, tôi viết hai bản Di Chúc và Di Huấn căn dặn những Phật sự Giáo Hội một khi tôi ra đi về cõi Phật. Trong di chúc có khoản tôi dự tính trao cho Hòa Thượng Thích Tâm Liên chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống để điều hành Phật sự cũng như nhất tâm với chư tôn đức Hội Ðồng Lưỡng Viện bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN. Chờ ngày thuận duyên có thể tự do tổ chức Đại Hội Khoáng Ðại lần thứ 11 để Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương chọn lựa và suy tôn một vị trưởng lão vào chức vụ Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN. Tôi đã gửi hai bản Di Chúc và Di Huấn đó sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.”



Vì bất đồng ý kiến, nhiều hòa thượng, thượng tọa thuộc GHPHVNTN đã lập ra Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoạt động độc lập cả từ trong nước và hải ngoại. Bây giờ, Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN có khôi phục lại như xưa hoặc vẫn tiếp tục chia rẽ, tùy thuộc vào các chức sắc đứng đầu hiện tại. (TN)

Đỗ Dzũng
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(VIII) (62) Lời Cảm Hứng

1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Dandakappaka. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, ngồi xuống trên chỗ đã được sửa soạn dưới một gốc cây; còn các Tỷ-kheo ấy đi vào Dandakappaka để tìm chỗ ở. Bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo, đi đến sông Aciravatì để rửa tay chân, sau khi rửa tay chân ở sông Aciravatì xong, ra khỏi sông, đứng trên bờ đắp một y để phơi tay chân cho khô.

2. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, thưa với Tôn giả Ananda:
- Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được" hay có phải nhờ một Thiên nhân?
- Thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố.

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, với một số đông Tỷ-kheo, con đi đến sông Aciravatì để rửa tay chân, sau khi rửa tay chân ở sông Aciravatì xong, ra khỏi sông, đứng trên bờ đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo đi đến con, sau khi đến thưa với con: "Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: 'Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được' hay có phải nhờ một Thiên nhân? "
Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời Tỷ-kheo ấy: "Thưa Hiền giả, thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố".

- Này Ananda, hoặc Tỷ-kheo ấy là vị tân nhập, xuất gia chưa được bao lâu, hay vị ấy là Tỷ-kheo trưởng lão ngu si, không thông minh. Làm sao khi ta đã tuyên bố một chiều, ở đây lại có thể có trường hợp thứ hai được? Ta không thể thấy về một người nào khác, này Ananda, sau khi tập trung tất cả tâm, Ta đã tuyên bố như vậy, trừ với Devadatta! Cho đến khi nào, này Ananda, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được". Cho đến khi nào, này Ananda, Ta không thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Davadatta, cho nên Ta đã tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được". Ví như, này Ananda, một hố phân cao hơn đầu người, đầy cả phân, và một người rơi vào hố phân cho đến cả đầu. Rồi một người khác đi đến, muốn lợi ích, muốn hạnh phúc, muốn người ấy an ổn khỏi các khổ ách, muốn kéo người ấy ra khỏi hố phân ấy. Người này đi vòng quanh hố phân và không thấy cho đến một điểm nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở người ấy mà không bị dính phân, để có thể nắm lấy chỗ ấy và kéo lên. Cũng vậy, này Ananda, cho đến khi nào, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được". Nếu thầy muốn nghe, này Ananda, Như Lai sẽ phân tích về căn trí của con người.

- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thiên Thệ, để Thế Tôn phân tích các căn trí của con người, sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

3. - Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện hữu, nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. Và pháp thiện sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy". Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. Ví như, này Ananda, các hột giống chưa bị bể vụn, chưa bị hư thối, chưa bị gió và sức nóng phá hoại, còn giữ được sức sống bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn. Này Ananda, Thầy có thể biết những hột giống này sẽ được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện hữu. Nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. Và thiện pháp sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy". Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

4. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện đang hiện hữu, nhưng còn có cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy". Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai. Ví như, này Ananda, các hột giống chưa bị bể vụn, chưa bị hư thối, chưa bị gió và sức nóng phá hoại, còn giữ được sức sống, được bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất đầy sỏi đá. Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này sẽ không có thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện đang hiện hữu, nhưng cội gốc của pháp bất thiện chưa được cắt đứt và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy. Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai". Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, đã biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

5. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Ví như, này Ananda, các hột giống bị bể vụn, bị hư thối, bị gió và sức nóng phá hoại, được bám sâu trong cánh đồng, được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn. Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này không thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, và những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.
Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có thể tuyên bố ba hạng người khác đồng loại với ba người này hay không?
- Có thể được, này Ananda.
Thế Tôn nói như sau:

6. - Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện khởi; và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt và nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai". Ví như, này Ananda, các cục than cháy đỏ, rực cháy, cháy lửa ngọn, được quăng trên đất sỏi. Này Ananda, Thầy có biết không, đống than này không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
Ví như, này Ananda, vào buổi chiều, mặt trời đang lặn, Thầy có thể biết được chăng, này Ananda, biết rằng: "Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
Ví như, này Ananda, khi đêm đã qua một phần, trong thời gian ăn cơm, Thầy có biết chăng, này Ananda, biết rằng: "Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này Ananda, ở đây với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy, biết rằng: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đã hiện khởi. Và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt, đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người, với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

7. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện hiện khởi; cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai". Ví như, này Ananda, đống than cháy đỏ, rực cháy, cháy lửa ngọn, quăng trên một đống cỏ khô, hay trên đống củi khô. Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này sẽ được lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Ví như, này Ananda, đêm đã gần mãn, mặt trời đang mọc; này Ananda, Thầy có biết chăng bóng tối sắp sửa biến mất, ánh sáng sẽ hiện ra"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Ví như, này Ananda, trong một thời gian sau, vào giữa trưa, vào giờ ăn cơm, Thầy có biết chăng, này Ananda, bóng tối đã biến mất, ánh sáng đã hiện ra"?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện được hiện khởi; cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

8. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, cũng có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp thuần túy trắng, những pháp không có lỗi lầm, ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn". Ví như, này Ananda, những cục than nguội lạnh, đã dập tắt, bị quăng trên đống cỏ hay trên đống củi khô. Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này không thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
Cũng vậy, ở đây này Aụnanda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, cũng có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp thuần túy trắng, những pháp không có lỗi lầm, ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn". Như vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được căn trí của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.


Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: Ở đây, này Ananda, ba hạng người trước, một trong ba người ấy không phải bị thối đọa, một phải bị thối đọa, một bị rơi vào đọa xứ, địa ngục. Ở đây, này Ananda, trong ba hạng người sau, một trong ba hạng người này không phải bị thối đọa, một phải bị thối đọa, một được nhập Niết-bàn.
Reply
Sư Toại Khanh giảng Kinh Lời Cảm Hứng (Tăng Chi Bộ Kinh 6.62) (???)(1-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190528.KTC.6.62%20L%E1%BB%9Di%20C%E1%BA%A3m%20H%E1%BB%A9ng

KTC.6.62 Lời Cảm Hứng

Quote:Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép bài giảng

26/08/2019 - 08:34 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Mình tiếp tục bài giảng ngày hôm qua. Hôm qua tôi có nói rằng thế giới này có nhiều cách để mà mình quan sát, mình nhận thức nó, thí dụ như có trường hợp Đức Phật phân tích thế giới này gồm có 1 thứ thôi, Ngài gọi đó là pháp hành, Ngài nói tất cả pháp hành là vô ngã, vô thường. Ngay trong cái câu nói cuối đời của Ngài, Ngài cũng không còn chia chẻ danh, sắc, 5 uẩn mà Ngài chỉ nói chung là các hành. Có nghĩa là cái gì mà do duyên tạo ra để có mặt, rồi cũng do duyên mà mất đi, thì cái đó gọi chung là pháp hành. Rồi có trường hợp, Ngài phân tích thế giới có 2, đó là danh và sắc, thân và tâm. Có chỗ Ngài phân tích thế giới này thành ra 5, đó là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Có lúc Ngài phân thế giới này thành 3 cõi, đó là: dục, sắc, và vô sắc. Tùy. Thì chúng ta thấy rằng tùy trường hợp, tùy đối tượng, tùy thời điểm mà Đức Thế Tôn có cách phân tích khác nhau về thế giới này.

XÚC

Trong bài kinh này mình thấy Ngài phân tích thế giới qua những khái niệm mà đối với đa phần người Phật tử mình rất là xa lạ. Thí dụ như Ngài nói thế giới này qua xúc, nếu mình không có học giáo lý, mình không có thể ngờ được rằng cái nội dung bài kinh này sâu như vậy, và bản thân chữ xúc xưa giờ mình hiểu rất là nghèo, rất là cạn, rất là hẹp.

Xúc ở đây là sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần và tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, đó là toàn bộ thế giới này cùng vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sinh trong đó, thì chỉ là sự có mặt của 6 căn và 6 trần. Cái sự gặp gỡ của 6 căn và 6 trần thì được gọi là 6 xúc, mà gọi cho đủ là 6 xúc, mà nói gọn chỉ là xúc thôi là được rồi, trong trường hợp này Ngài chỉ nói xúc là được rồi. Nha, xúc.

Tôi đã nói rằng toàn bộ cái hành trình tu hành của chúng ta, toàn bộ cái hành trình sống đời và hành đạo của chúng ta chỉ là cái lộ trình của 6 xúc. Mình sống ở ngoài đời từ ở trong bụng mẹ, tôi đang nói một ví dụ ngắn thôi, từ ở trong bụng mẹ là mình đã làm việc với 6 xúc, rồi mình ra khỏi bụng mẹ, từ đó cho đến lúc mình đi vào đời, rồi mình vào quan tài, thì đó là cái lộ trình của 6 xúc. Mắt thì làm việc với cảnh sắc, lỗ tai thì làm việc với tiếng động, âm thanh. Mắt thì làm việc với hình dáng, màu sắc. Cứ như vậy, nha, cho nên trong cả cuộc tu mình cũng vậy, trong cả cuộc tu mình giữ giới, hay là mình ngồi thiền, hay là mình sống chánh niệm, hay là mình đi, đứng, ăn, uống, ngồi, nằm, tắm rửa, vệ sinh, bài tiết, tất cả đều là cái lộ trình làm việc của 6 xúc hết.

Thí dụ như bây giờ một người cư sĩ lẽ ra là đã xịt thuốc giết gián, giết muỗi, giết kiến, giết chuột, nhưng mà bây giờ mình khó chịu lắm, cái khó chịu đó là gì? Cũng là 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Nhưng mà mình không như người không biết đạo, mình khéo kềm chế ý căn của mình, để mình không có giết nó bởi vì mình là người giữ giới. Mình không có giết nó là vì mình không có muốn gieo nghiệp sát, mình không muốn giết nó là bởi vì mình cũng biết rằng nó có sự sống, nó cũng ham sống, nó cũng sợ chết. Ít nhất là 2 lý do đó, một là vì vấn đề tội báo, vì sợ quả báo mà mình không giết; thứ hai là vì mình thương cái đối tượng đó mà mình không có ra tay. Như vậy toàn bộ cái khoảnh khắc, cái giây phút mà mình đấu tranh tư tưởng để mà không có giết chuột, giết gián, giết ruồi, giết muỗi bằng thuốc, thì toàn bộ quá trình đó chính là lộ trình làm việc của ý xúc.

Rồi bây giờ các vị ra tay các vị dọn dẹp nhà cửa để đừng có hôi hám, đừng có nước đọng, đừng có rác rưởi để cho tụi nó đừng có ở nữa, đó cũng là lộ trình làm việc của 6 căn, có nghĩa là làm việc bằng mắt, bằng mũi, bằng lưỡi, bằng thân. Nhớ cái đó nha. Và cái lúc mình làm việc tư tưởng với chính mình để mình không có sử dụng các biện pháp bạo lực, thô bạo để mà giết nó, đó chính là lúc làm việc của ý xúc. Còn cái lúc mà mình đang làm việc dọn dẹp đó là bằng 5 cái xúc đầu: nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân.

27/08/2019 - 03:20 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
05:02

Như vậy các vị thấy không, ở ngoài đời các vị đi ăn nhậu, nhảy đầm, đánh bài, sát sanh, trộm cắp, săn bắn, câu cá, lừa đảo, giựt dọc, hoặc là buôn bán, hoặc là cày sâu cuốc bẫm, tất thảy những chuyện đó đều là hoạt động của 6 căn. Và 6 căn ở đây khi mà tiếp xúc với 6 trần được gọi là 6 xúc. Ở ngoài đời kiếm sống, vật lộn với đồng tiền, bát gạo cũng là 6 xúc. Đi vào chùa tu hành giới, định, tuệ cũng là 6 xúc. Nhớ nha. Có trường hợp Đức Thế Tôn nói về thế giới này Ngài chỉ có một chữ thôi, đó là xúc, tu hành là hạn chế và kiểm soát 6 xúc.

Hạn chế là sao? Có nghĩa là mình không có đi kiếm tìm cái này cái kia để mình nhìn, không có kiếm tìm cái này cái kia để mình nghe, ngửi, nếm, đụng, đó là hạn chế.

Còn kiểm soát là sao? Là trong trường hợp mà không có tránh được cái nhìn, không tránh được cái nghe thì mình có kiểm soát, mình biết rõ cái gì nó đang xảy ra, đang diễn ra trong tâm tư của mình. Như vậy thì người tu vẫn tiếp tục sống với 6 xúc nhưng mà 6 xúc đó có hạn chế, có kiểm soát. Hạn chế là vậy đó. Có nghĩa là mình không có lui tới những nơi nào, không có tiếp tục gặp gỡ những người nào, không tiếp tục tiêu thụ những loại hàng hóa nào, những loại phẩm vật nào, thì đó được gọi là có hạn chế, có kiểm soát trong 6 xúc.

Và như vậy thì cuộc sống của mình trong cuộc đời này cũng là hoạt động của 6 xúc. Như vậy, nói xa hơn nữa toàn bộ dòng luân hồi chỉ nói chữ xúc thôi được rồi, đây là lý do vì đâu mà ở đây Ngài mới nói, Ngài giảng nhiều về xúc.

Xúc có nhiều loại: nhãn xúc, nhĩ xúc,.... và chính cái đời sống của mình thông qua 6 xúc, mình tạo vô vàn các nghiệp. Những nghiệp đó tạo ra những cái quả đây gọi là xúc dị thục, dị thục đây là quả báoDo hôm nay tôi thích cái này, tôi ghét cái kia, và để giải quyết cái thích, giải quyết cái ghét tôi đã làm các nghiệp thiện ác, thì những nghiệp thiện ác ấy nó cho ra những cái quả tốt, quả xấu, quả buồn, quả vui, thì những quả buồn, quả vui ấy được gọi là xúc dị thục. Các vị nghe kịp không? Và sự chứng đắc niết bàn là sự chấm dứt toàn bộ 6 xúc, vắng mặt triệt để, rốt ráo, hoàn toàn tuyệt đối 6 xúc. Và cái con dường dẫn đến sự chấm dứt triệt để ấy chính là cái đạo lộ Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo là một tên gọi của tam học, Bát Chánh Đạo là một cách nói gọn của 37 phẩm bồ đề, Bát Chánh Đạo là tên gọi rộng rãi và chi tiết của cái gọi là con đường giải thoát hay là lộ trình giác ngộ. Nhớ nha. Thì đó là nói về xúc hôm qua giảng rồi.

THỌ

Tiếp tục thọ cũng y chang như vậy, toàn bộ đời sống này chúng ta hoàn toàn có thể nói đời sống này chỉ là đời sống của các cảm thọ, của các cảm giác thôi. Ở trong bụng mẹ là mình đã sống với các thọ, các cảm giác, ra khỏi bụng mẹ cũng vậy, chúng ta phải đồng ý với nhau một chuyện, toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là hành trình của cảm giác thôi, cảm giác dễ chịu, khó chịu, dễ chịu, khó chịu, trốn khổ, tìm vui, trốn khổ, tìm vui. Cả một cuộc đời của chúng ta chỉ có bao nhiêu đó thôi.

Các vị nói với tôi rằng các vị là bác sĩ, là kỹ sư, các vị có ăn học, các vị có tài sản, các vị có quyền lực, các vị có sức khỏe, có nhan sắc gì đi nữa thì tôi cứ căn cứ vào kinh Phật, tôi hiểu ngầm là quí vị cũng tiếp tục sống vật lộn với các cảm giác, nhưng mà ở một cái điều kiện tốt hơn cái người mà không được như quí vị. Những người không được sức khỏe như quí vị, nhan sắc như quí vị, tiền bạc như quí vị, quyền lực như quí vị, quen biết xã hội như quí vị, kiến thức chuyên môn như quí vị, thì những người không có những cái đó, thì cái đời sống cảm thọ của họ nó có hạn chế, nó có nhiều nghiệt ngã, khốc liệt khác hơn quí vị. Đấy, nhiều khi đói mà không có ăn, lạnh hỏng có gì mặc, thèm mà hỏng có gì bỏ vô miệng, thí dụ như vậy. Còn quí vị có điều kiện thì cảm thọ của quí vị nó có khá hơn.

Tôi nhớ người Mỹ họ có một câu nói họ định nghĩa cái chữ luxury. Ở Châu Á mình cái gì mà nó bao gồm những điều kiện đắt đỏ, những hoàn cảnh mà sử dụng những nguyên vật liệu quí hiếm thì được người ta gọi là luxury, thí dụ như vàng, ngọc, châu báu, quí kim, bảo thạch thì người Châu Á mình gọi đó là sang trọng. Nhưng mà người Mỹ họ hiểu chữ luxury có nghĩa là anh có nhiều cái chọn lựa, thì được gọi là luxury. Yeah, mà tôi rất thích định nghĩa đó, luxury nghĩa là đời sống có nhiều chọn lựa. Chớ không có phải như mình, mình nhìn vô cái nhà của người Âu Mỹ nó khác với nhà của người Châu Á.

Người Châu Á mà có tiền thì thế nào là ngà voi, nào là cẩm thạch, nào là vàng son lấp lánh, lung linh, lộng lẫy, đó là cái dấu chỉ cho thấy cái văn hóa, cái não trạng, cái tâm thức hưởng thụ của người Châu Á không giống người Âu Mỹ. Người Âu Mỹ họ có thể giàu bằng trời đó, nhưng vào nhà của họ, cái điểm đầu tiên là gì ta? Tôi đâu có đặt chân vô đó đâu, tôi cũng chỉ coi mấy cái magazine thôi, mấy contenio, mấy nội thất của họ đó, đầu tiên là gì ta? Là đơn giản, sạch sẽ, giản dị và an toàn. An toàn là sao? Chỉ cần nghe nói có cháy, nổ, có mùi lạ là người Âu Mỹ họ chỉ mất có 2 nốt nhạc thôi là họ đã ra khỏi nhà rồi. Còn người Châu Á mình cất cho sang mà tới hồi nhà cháy không biết đường đâu chạy. Cả một cái nhà quất cho tam đại đồng đường, mấy thế hệ sống trong đó mà chỉ có một lối thoát thôi. Cho nên cháy một cái là nó chết nguyên con, cháy một cái là nó chết nguyên một họ, cả họ nó chết sạch. Còn người Âu Mỹ thì không, tiện nghi, đơn giản, hợp lý, an toàn. Là mình thấy không? Cho nên cái đời sống của người Âu Mỹ là họ chú trọng đến cái nội dung chớ họ không chú trọng hình thức, và như vậy thì cái đời sống gọi là sang trọng của Âu Mỹ nó chính là có nhiều sự lựa chọn.

Thì tôi đánh một cái vòng nó hơi lạc đề để tôi tô đậm cho quí vị thấy "Ờ thì ra, một cái thằng nhà nghèo, một thằng nhà giàu, một anh có học, một anh thất học, một anh Âu Mỹ, một anh Á Châu, thì gom chung lại chỉ là vấn đề cảm xúc thôi. Có một điều là đời sống cảm xúc ấy, mỗi anh có một kiểu thể hiện khác nhau, chỉ vậy thôi. Anh nhà giàu Á Châu không giống anh nhà giàu Âu Mỹ, nhưng mà vẫn cảm xúc. Anh nhà nghèo Á Châu không giống anh nhà nghèo ở Âu Mỹ nhưng mà cũng là nghèo, cũng là đời sống của cảm xúc. Mà anh nhà nghèo Âu Mỹ ảnh so với dân nghèo của Đông Phương của Á Châu thì ảnh cũng sống trong cảm xúc, như là các vị từng sống ở Úc, ở Âu, ở Mỹ thì các vị sẽ thấy nghèo thì ở đâu cũng nghèo thôi, nhưng mà cái thể hiện thì có khác, nhưng nói tựu chung lại theo lời Phật, tất cả đều sống vật lộn với cảm xúc. Là gì ta? Trốn khổ tìm vui, trốn khổ tìm vui. Đối với cái anh Âu Mỹ thì ảnh sống ở đâu mà có sữa tươi nè, có bơ nè, có steak nè, có pizza, có spaghetti, có bánh mì là ảnh vui. Còn cái anh Tàu của mình là ảnh đi đâu mà có xì dầu, có tàu hủ nè, có bánh bao, rồi có ba cái thứ mà đặc sản gì của ảnh là ảnh vui. Người Việt Nam cũng vậy, mình sống ở đâu mà mình thấy có những điều kiện sinh hoạt mà thuộc về dân tộc mình thì mình thấy dễ sống. Mình về như Sydney hay là mình về California, Houston, hay là mình đi Paris Quận 13, thí dụ như vậy, mình đi đâu đi nữa, mình cũng thấy là người mình lúc nào đi đâu cũng là xà quần xà quần trong những điều kiện sống của người mình thôi. Là vì sao vậy? Vì cái chủng tộc đó, cái dân tộc tính đó, cái nền tảng tâm thức, nền tảng xã hội ấy nó cần đến những điều kiện tương tự nhau, để mà nó quay quần trong cái nếp sống cảm xúc. Nhớ nha. Cho nên mình thấy dầu đó là sắc, thinh, khí, vị, xúc của mỗi Châu lục, của mỗi dân tộc, đất nước, địa phương khác nhau thiệt, nhlưng mà tựu chung lại vẫn là những cái chất liệu làm nên cái đời sống cảm xúc.

Tôi phải đánh một vòng bao la như vậy để có thể thấy "Ồ thì ra cái chữ thọ nó lớn chuyện như vậy", nó lớn chuyện như vậy đó. Toàn bộ đời sống chúng ta chỉ là quây quần, xoay quanh cảm thọ, cảm xúc chớ hỏng có gì hết, nha. Mình tưởng cao siêu lắm. Bác sĩ, kỹ sư cũng là quây quần với những cảm xúc. Ăn mày, homeless, vô gia cư sống trong khu ổ chuột cũng là cảm thọ, cảm xúc. Một con chuột, một con giun, một con dế, một con ruồi, một con muỗi cũng chỉ là cảm xúc. Các vị để ý đi, mình nói nó là một con gián, mình nghĩ là nó không có thông minh, nhưng mà các vị tưởng tượng, chỗ quá nóng có con gián không? Không. Chỗ quá lạnh? Không. Con gián nó không thể nào ăn cái gì quá mặn, quá chua, con gián nó hỏng có ăn được, nó cũng phải ăn những cái gì trong cái điều kiện thích hợp với cái tập tính sinh hoạt của nó thôi, cái khẩu vị của nó thôi, nó cũng vẫn sống trong cảm xúc, cảm thọ. Rồi con người cũng vậy, ăn cái này, lựa chọn cái kia, mua xe này, không mua xe nọ, mua nhà chỗ này không mua nhà chỗ khác, là tại sao vậy? Vì cảm xúc, nhớ nha.

Rồi cao hơn nữa, có những người nhàm chán cái đời sống của 5 dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc, họ nhảy lên họ tu thiền. Họ tu thiền họ có được cái cảm giác an lạc của cái người ly dục, đó lại cũng tiếp tục là quây quần ở trong đời sống cảm thọ nữa, cảm xúc nữa hà. Cắm đầu trong cảnh sắc cũng là cảm thọ, cắm hưởng thụ trong cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc cũng là cảm thọ. Vùi đầu đam mê ở trong các tầng thiền để được cái cảm giác thoải mái, an lạc, thanh thản, sạch sẽ, thanh tịnh thì cái đó cũng là cảm thọ, nhớ nha.

Cho nên vị thánh là sao? Là vị đó vẫn tiếp tục sống trong cái hình hài sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhưng
  1. các Ngài luôn luôn hiểu rằng chúng chỉ là chúng, ở đây không có tôi, ta, không có ông A, bà B gì hết.
  2. Thứ hai, vị thánh biết rất rõ mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất.
  3. Thứ ba, bậc thánh biết rõ những cái thích và ghét chỉ là dựa trên những cái mặc định, trên những giá trị mặc định, những giá trị ước lệ rất là tương đối mà thôi.
27/08/2019 - 08:36 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

  1. Do tiền nghiệp,
  2. do khuynh hướng tâm lý,
  3. do môi trường sống
chúng sanh trong đời thích cái này, ghét cái kia. Cái món thích của người này rất có thể là món ghét của người kia. Cho nên khi mà mình hiểu được cái thích và cái ghét nó chỉ dựa trên những giá trị rất là ước lệ, chỉ dựa trên những mặc định, mặc ước thì lúc đó mình mới hiểu, lòng mình khác đi nhiều lắm, quí vị, nhiều lắm. Còn đằng này là mình tưởng là cái gì nó hay ho lắm nhưng mà mình cứ nhớ chừng lại, ngày xưa ta còn bé ta thích nhiều cái mà bây giờ ta không tài nào ta thích nổi. Cũng chính là ta đó thôi, thí dụ mình 40 tuổi thì cách đây 30 năm về trước, mình thích cái gì bây giờ mình thích hỏng nổi, rồi sau đó 20 năm về trước mình thích nhiều cái mà bây giờ mình thích hỏng nổi, rồi 10 năm về trước, rồi 5 năm về trước, rồi 2 năm về trước, 1 năm về trước, 6 tháng về trước, 3 tháng về trước, 1 tháng về trước, có nhiều cái là cái thích của mình có thay đổi các vị có biết không? Có quan sát mới thấy "Ồ! Thì ra tất cả chỉ là những giá trị mặc định, ước lệ, mặc ước mà thôi". Nhớ nha. Mặc ước ở đây là "ước" (đánh vần với chữ "c") "c" đó, mặc ước "c" đó nha, ước "c", chớ nhiều người tưởng "ướt" (wet) là hỏng phải. Cho nên hiểu được cái này mình mới hiểu: "Ồ! Thì ra cái thế giới này nó giả tạm". Hiểu cái đó mình mới thấy nó giả tạm. Giả tạm hiểu như vậy nó mới sâu.

Chớ còn chữ "giả" mình hiểu theo cái nghĩa là nó "hỏng có bền", nó mới là tạm thôi, chưa thấy được cái "giả".

Còn cái "giả" như vầy nè mới thấy "giả". Cái nhu cầu, cái sở thích của đàn bà không giống đàn ông, của dân tộc này không giống dân tộc kia, của nhà giàu không giống nhà nghèo, của người có học không giống người không học, của anh đơn giản không giống anh rắc rối, của anh rắc rối không giống anh đơn giản, của người xứ lạnh không giống người xứ nóng, của người nhiệt đới không giống người ôn đới, của người ôn đới không giống người hàn đới, của người Nam bán cầu không giống người Bắc bán cầu và ngược lại của người Đông phương không giống người Tây phương, người Á Châu không giống người Âu Mỹ. Chưa kể trong một cùng một gia đình, anh em cùng cha, cùng mẹ, cùng huyết thống lớn lên trong cùng một môi trường sinh trưởng, ấy vậy mà cái thích, cái ghét của mỗi người cũng không giống nhau. Tin tôi đi, nó hỏng giống nhau. Đây chính là sự quẩn quanh trong các cảm giác, mình sống toàn là cảm giác. Mà cảm giác ở đâu nó ra? Nói rồi, cái cảm giác đó là do
  1. tiền nghiệp,
  2. khuynh hướng tâm lý
  3. và môi trường sống.
Thông qua những sự tích tập, tích lũy và huân tập này nè, chúng ta có những mentality, personality không giống nhau. Personality không giống mà mentality cũng không giống. Đó! Dầu cùng cha, cùng mẹ. Và cái này mới quan trọng, hôm qua tôi nói rồi, hãy cẩn thận với chính mình. Hãy luôn luôn tâm niệm rằng, thứ nhứt là mình làm cái gì mình biết cái nấy, tại sao vậy? Để thông qua đời sống tỉnh thức ấy, ta nhận ra một điều cực kỳ quan trọng và rất đỗi thiết thân, đó là: "Tất thảy những gì ta thích, ta ghét, những gì mà nó làm ta vui, ta giận, ta buồn, ta sợ, tất thảy những cái đó nó quyết định đường đi chốn về của chúng ta", kính thưa quí vị.

Người Mỹ có một câu mà một người Phật tử không có học giáo lý có lẽ chỉ hiểu một phần nhỏ xíu trong đó thôi, Người Mỹ nói thế này: "Anh hãy cho tôi biết anh thích cái gì, anh ghét cái gì thì tôi sẽ cho anh biết con người của anh nó ra làm sao". Thuở nào còn bé dại trẻ con, trẻ người non dạ tôi không hiểu lắm cái câu đó, bây giờ càng già tóc bạc tôi hiểu câu đó ghê gớm hơn ngày xưa. Đúng, rất là chính xác, anh chỉ cần anh cho tôi biết anh thích cái gì, anh ghét cái gì là tôi cho anh biết con người của anh ra sao. Chưa hết, nó còn có cái này nữa, câu này phải xâm lên người nữa, nếu còn chỗ trống: "Giá trị của mỗi con người tương đương với cái gì mà đủ làm cho anh ta thích, ghét, buồn, vui". Không biết trong room có nghe được cái này không? Có nghe cái này hiểu hay không? Tôi nhắc lại "Giá trị của mỗi con người tương đương với cái gì mà có thể làm cho anh ta thích, ghét, buồn, vui".

Cho nên các bậc Thánh không còn thích, ghét, không còn buồn, vui. Các Ngài chỉ có khổ thân thôi quí vị. Thí dụ như là thân đau quá, lạnh quá, nóng quá, ngứa quá, chỉ còn có khổ thân, chứ các Ngài không có buồn vui mà theo cái kiểu của thế gian là do tác động từ 5 trần. Không, vị A la hán dứt khoát không có cái đó. Còn các tầng Thánh kia người ta giảm rất là nhiều, người ta giảm nhiều lắm chớ đừng có nghĩ là "các tầng Thánh thấp chắc giống tui". Hỏng dám đâu. Những tầng Thánh thấp chẳng qua là người ta chưa có ôn kỹ thôi, chứ người ta thuộc bài rồi. Còn vị A la hán là đã đi cuối đường rồi, các vị đó không có buồn vui mà cái kiểu rẻ tiền, trẻ con như chúng ta, nha.

Cho nên hãy nhớ thế này: "Giá trị của mỗi người tương đương với những gì mà có thể khiến anh ta thích, ghét, buồn, vui". Đức Phật và Chư Thánh không có thích, ghét, buồn, vui như mình cho nên cái giá trị của các Ngài vượt khỏi Tam Giới là chỗ đó. Đánh giá hỏng được, đánh giá hỏng nổi, các Ngài không có cái gì làm cho các Ngài khó chịu hết, không có cái gì làm cho các Ngài phải thích thú đam mê hết. Không có.

Còn mình thì sao? Một câu nói của người khác đủ để làm cho mình sướng một đêm. Một câu nói của người khác có thể làm cho mình mất ngủ một đêm. Một cái món đồ nhỏ xíu, một chiếc nhẩn nhỏ xíu có gắn cái hột đá gì đó đủ để làm mình sung sướng, đủ làm cho mình quên hết nhân cách, đủ cho mình quên hết tự trọng. Một thỏi son, một hộp phấn, một cái áo dài, một đôi giày, một cái dây nịch, mắt kiếng, đồng hồ, túi xách, đủ để làm cho mình bán rẻ nhân phẩm vì mình thích những cái đó. Hoặc là chỉ vì một cái ghế ở trong công ty, hãng xưởng mà mình có thể lừa thầy, phản bạn. Cái giá trị của mình tùy thuộc vào những gì mà mình thích, ghét, những gì mà làm cho ta buồn, vui. Các vị nhớ cái điểm này nha.

Qua những cái câu mà chúng tôi nói nãy giờ, tôi kêu xâm lên người đó, "À! Thì ra nguyên cái chữ cảm giác nó lớn chuyện như vậy đó". Đấy, mà hễ Ngài Xá Lợi Phất Ngài nói: "Ngày nào mà còn có khổ thì ngày đó còn có lạc. Mà lạc ở đâu thì khổ kế bên đó". Cho nên, có một lần có một vị tỳ kheo hỏi  Xá Lợi Phất như sau: "Thưa tôn giả, con nghe nói trạng thái Niết Bàn thì không còn khổ lạc mà tại sao con lại nghe một câu kinh nói rằng Niết Bàn là tối thượng lạc, là hạnh phúc vô thượng. Không có cảm giác thì lấy gì mà hạnh phúc?" Thì Ngài Xá Lợi Phất trả lời thế này: "Chính vì không còn cảm giác nên mới được gọi là tối thượng lạc, hạnh phúc vô thượng, hạnh phúc không thể so sánh". Còn tất thảy những hạnh phúc, những cảm giác dễ chịu mà nó còn dựa trên cảm thọ, cảm giác thì nó chưa, nó chỉ là hạnh phúc của người bị bệnh tâm thần, bị mê loạn, còn bị phàm phu tính, nhớ nha. 

Chớ đối với các bậc Thánh, các Ngài thấy rất rõ: Ở đâu có thọ lạc thì ở đó còn có thọ khổ. Ở đâu còn có thọ hỷ thì ở đó còn có thọ ưu. Nhớ cái đó, đây là nói thế giới phàm đó nha.

Còn vị Thánh, lúc tâm họ không có an trú vào cảnh giới dưới tam thiền, họ vẫn còn vui, nhưng mà đừng có nghe như vậy rồi tưởng cái vui đó giống cái vui của mình. Bậc Thánh chỉ vui có một trường hợp duy nhất thôi, đó là cái vui mà không dính líu tới phiền não, một trường hợp đó thôi. Còn mình thì có cả hai, nhớ nha:

* mình vui là vì mình thích,
* mình vui vì mình tránh được cái mình ghét,
* mình vui vì mình có được cái mình thích,
* tránh được cái mình ghét là mình được vui,
* có được cái mình thích là mình được vui,
* tránh không được là bắt đầu từ vui nó chuyển qua khổ, qua buồn,
* còn không có được cái mình thích, nó cũng chuyển qua khổ, qua buồn.

Bậc Thánh thì không, bậc Thánh chỉ vui là vì các Ngài không còn dính líu tới cái chuyện thích ghét nữa, cái vui đó nó đặc biệt hơn.

Cũng như hồi trẻ mình thích ai đó xoa đầu khen ngoan, ai đó cho mình ăn cái gì ngọt ngọt, thơm thơm, béo béo, bùi bùi. Hồi nhỏ mình thích cái sự xoa vuốt, mềm mại, mơn trơn, vuốt ve của người lớn. Nhưng tới hồi mình lớn lên, mình không có thích ai rờ đầu mình hết, mình cũng hỏng thích ai vuốt ve mình hết, hỏng thích ai dụ khị cho một hai cái bánh, một hai cái kẹo không đủ để mua chuộc được người nào trên 18 tuổi, đại khái là vậy.

Rồi dần dầh sẽ có một ngày trong đời của mình tùy vào mỗi người bao nhiêu tuổi, có người phải 50 tuổi mới được, có người phải 60 tuổi mới được, có nghĩa là có một ngày trong đời, quí vị biết không, mình chỉ muốn ngồi yên, mình không có cần được cái gì hết, chỉ cần đừng bị là mình vui rồi. Tôi nói trong room có hiểu cái này không ta? Trong đời có lúc mình chỉ vui khi mình được cái gì đó, nhưng có một lúc trong đời mình chỉ mong là đừng có bị cái gì là vui rồi. Cho nên tôi nói không biết là bao nhiêu lần, đó là nhiều người sợ những cái ngày tẻ nhạt, thức dậy không biết đi đâu, làm gì, gặp ai, đi đâu, làm gì, gặp ai, ta gọi đó là những ngày tẻ nhạt, những ngày vô vị. Nhưng tôi nói rằng, đối với tôi, những ngày vô vị chính là những ngày vô sự. Không biết trong room còn nhớ câu nói này không? Vô vị chính là vô sự. Ngày trước tôi còn mong bữa nay có chuyện gì vui, gặp được cái người nào mình muốn, có được cái mình thích. Nhưng mà bây giờ ở tuổi này tôi thấy không, không, tôi không cần, tôi không cần gặp được cái người mà tôi thương, tôi không cần gặp cái tôi thích, mà tôi chỉ xin được đừng có cái gì hết, vô sự. Tôi vui ngay trong chính cái sự vô sự đó, trong chính sự vô vị đó bởi vì sự vô vị ấy chính là vô sự.

Tin tôi đi, các vị bao nhiêu tuổi tôi không có biết, bởi hồi nãy tôi có nói rồi, có nhiều người phải 50 tuổi họ thấm, 60 tuổi họ thấm, 70 tuổi, 80 tuổi, 90 tuổi họ mới thấm, nhưng mà do cái thể trạng, cái sức khỏe của tôi, có lẽ tôi đi hơi sớm hơn người ta. Cho nên bây giờ tôi chỉ cần cái vô sự là sao? Đừng có ai mà a lô làm phiền tôi, tôi đừng có tin nhắn tào lao, cơ thể tôi nó đừng có biểu tình, nó đừng có kiếm chuyện, nó đừng có cà khịa là tôi mừng lắm rồi, nó đừng rêm chỗ này, nó đừng nhức chỗ kia là tôi mừng lắm rồi, các vị có biết không?

26:24

28/08/2019 - 12:41 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Như vậy thì để muốn hết luân hồi chỉ cần mình nói một cách thôi: "Hết thọ là hết luân hồi, không còn lệ thuộc vào các thọ thì đã là giải thoát". Mà muốn đạt tới cảnh giới không còn lệ thuộc các thọ thì sao? Chỉ có một cách thôi: Tu [b]Bát Chánh Đạo. Và tôi đã nói rồi[/b]
  1. do tiền nghiệp,
  2. khuynh hướng tâm lý và
  3. môi trường sống khác nhau,
cho nên cái mà làm cho tôi vui không giống như cái làm cho quí vị vui. Không giống. Mà chính vì vậy cho nên cái phản ứng của tôi trước 6 trần không giống quí vị.

Và các vị phải nhớ rằng có một câu này quí vị xâm lên người nữa nếu còn chỗ trống, đó là: "Trình độ quyết định thái độ". Toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là thái độ thôi. Các vị có hiểu cái đó không? Toàn bộ đời sống chỉ là thái độ thôi. Chính cái trình độ quyết định thái độ, có nghĩa là sao? Cái sức hiểu của anh, cái sức học của anh, cái khả năng gậm nhấm, tiêu hóa, thấm thía của anh nó tới đâu, thì nó cho phép anh có cái thái độ đối với 6 trần thôi. Không biết trong room có hiểu cái này không? Các vị có hiểu cái này không? Cái trình độ nó quyết định thái độ, nha.

Cho nên khi mình hiểu được vậy rồi thì Đức Phật Ngài dạy một điều đó là: "Hễ còn quây quần trong đời sống cảm thọ, cảm xúc thì còn khổ, cái tốt nhất là không còn dính mắc trong đó nữa". Và cái con đường duy nhất để dẫn đến cái chuyện không còn lệ thuộc các cảm thọ, có nghĩa là không còn sanh tử nữa thì chỉ có Bát Chánh Đạo thôi.


28/08/2019 - 07:39 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
28:00

TƯỞNG

Qua tới tưởng. Chữ tưởng này nó kinh khủng lắm, quí vị biết không? Chữ tưởng này nó dễ sợ lắm. Chữ tưởng ở trong bài kinh mình đang học nè, là tôi quyết định đưa nó vào ở trong quyển Thiền Môn Nhật Tụng Kalama. Bài kinh này sâu lắm, tức là Ngài chẻ nhỏ thế giới ra thành từng góc nhỏ, thí dụ như Ngài nói toàn bộ vũ trụ này Ngài nói chỉ trong 6 xúc, 6 thọ, 6 tưởng thôi, cái đó mới gớm, gớm thiệt đó chứ, ghê thiệt đó, nha. Quá ghê, toàn bộ vũ trụ này Ngài chỉ gom lại còn có một chữ thôi. Chẳng hạn như bây giờ mình đang học chữ tưởng trong bài kinh này là một trong những chỗ cũng tương đối hiếm mà Ngài nói về chữ tưởng mà bằng một cái từ rất là lạ.

Ngài nói tưởng đây chỉ là vohāra vepakka tức là những giá trị ước lệ, mặc định, chỉ vậy thôi.

Chữ vepakka đây dịch sát nghĩa là sự chín muồi, nhưng mà tôi nói gọn như vậy. Chín muồi là sao? Thí dụ như các vị có nghe cái chữ mà "đi lâu thành đường" không? Tiếng Việt Nam mình các vị trong room có nghe cái chữ "đi lâu thành đường" không ta? Có nghĩa là tôi không thích cái đó, nhưng mà vì hoàn cảnh mà tôi phải vật lộn với nó hoài, lâu ngày  nó cũng thành ra cái thói quen. Còn tôi thích thì khỏi nói rồi. Mà tôi ghét cái đó vì hoàn cảnh mà tôi phải lập đi, lập lại cái đó hoài cũng trở thành thói quen. Giống như cái bàn tay, bàn chân của mình cái chỗ nào mà nó thường xuyên làm việc, tiếp xúc với bên ngoài thì lâu ngày chỗ đó nó bị chai vậy đó. Cái đồng cỏ đó mà mình cứ đi hoài trên lối đó lâu ngày nó tạo thành cái đường mòn, nha. Thì tưởng ở đây nó chỉ là cái lối mòn thôi quí vị chứ hỏng có cái gì hết, được lập đi lập lại nhiều lần. Tưởng ở đây là sự chín muồi của những giá trị mặc định, ước lệ thôi, chỉ vậy thôi chứ hỏng có gì hết.

30:04

Lão Tử có một câu: Đừng coi thường những suy nghĩ thoáng qua trong đầu vì khi chúng được lập lại nhiều lần, những suy nghĩ thoáng qua trong đầu, mà chỉ cần nó lập lại nhiều lần thì sẽ biến thành hành động, mà hành động được lập lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, và thói quen chính là cuộc đời, chính là số phận của chúng ta. Cái câu này xâm nữa, nếu còn chỗ trống, phải xâm nữa: "Đừng coi thường những suy nghĩ thoáng qua trong đầu vì khi mà chúng được lập đi lập lại nhiều lần chúng sẽ trở thành hành động (hành động ở đây gồm hành động qua tay chân và hành động qua ngôn ngữ, gọi chung là hành động) và hành động nhiều lần trở thành thói quen, thành cái nếp, mà khi thành nếp rồi nó trở thành số phận".

Tưởng đây là sao? Sắc tưởng, thinh tưởng do nhiều đời tôi thích nhìn, thích nghe, đó là một dấu vết của tưởng. Những cái ấn tượng của tôi về cái nghe, cái nhìn nhiều đời, rồi ngay trong kiếp sống này tôi là một người Do Thái, từ hồi nhỏ tôi đã quen thấy, quen nghe, quen suy tư theo cái lề thói của người Do Thái. Bố mẹ tôi ở gia đình, thầy cô tôi ở trường lớp, bạn bè, chòm xóm, thân quyến của tôi họ đã ăn uống như vậy, họ nói năng, họ suy nghĩ như vậy, ngôn từ như vậy, những cái đó nó in sâu vào tôi, nó trở thành cái vốn liếng của tôi, nó trở thành kiến thức của tôi, nó trở thành kinh nghiệm của tôi, chưa kể là bản thân tôi. Lâu ngày tôi ăn cái món đó tôi có cảm nhận như vậy đó, đã trở thành cái ấn tượng tâm thức, trở thành cái lối mòn tâm thức lúc nào tôi không hay.

Lâu ngày rồi đối với tôi, theo những gì tôi được học, những gì tôi biết thì mỗi lần tôi gặp cái đó tôi gọi đó là hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang, lục giác, bát giác, đa giác, hình lăng trụ, hình vành khăn. Cái đó lâu ngày tôi biết cái đó là đắng, cay, chua, ngọt, mặn, bùi. Lâu ngày tôi sống lớn lên theo tuổi đời, tôi biết ừ màu đó phải là màu tím, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu vàng chanh, màu hoàng anh, màu mỡ gà, màu turquoise, màu ochre, tôi nhìn tôi biết, và cái biết đó hoàn toàn dựa trên ký ức, trên kinh nghiệm, trên ấn tượng cũ. Toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là đời sống của tưởng thôi quí vị. Tưởng thôi.

Tại sao mình nhìn người đó mà mình biết đó là đàn bà không phải là đàn ông? Mình dựa vào cái gì mà mình biết đó là đàn ông không phải đàn bà? Để rồi mình thích hoặc là mình không thích, tại sao vậy? Đó là tưởng. Do cái ấn tượng trong quá khứ, nha. Tưởng đây là ấn tượng, gọi là vepakka, các vị vào tìm định nghĩa ở trong cái quyển Pali-English Dictionary của Pali Text Society, các vị coi chữ vohāra này nó nhiều nghĩa lắm, trong đó có cái nghĩa mà dùng trong cái trường hợp này, nha, nhớ cái đó. Chớ không thôi trong room này nhiều cái tay cũng tào lao, có cây thước tấc hai hà, đi đâu móc tấc hai đó ra đo. Hễ cái gì mà hơn tấc hai là trật, cái gì mà ngắn hơn tấc hai là cũng trật. Tôi ớn nhứt là dân tộc mình có cái màn đó. Có cái tấc hai đi đâu cũng xách theo tòng teng, gặp cái gì cũng móc ra đo hết. Hễ cái nào hơn tấc hai là trật mà dưới tấc hai cũng trật luôn. Làm ơn tra trong đó dùm, còn không biết ngoại ngữ thì đi chết đi, nha, chứ còn tôi đâu có làm sao tôi cứu quí vị được, làm sao tôi giúp được đây, tra bằng cái gì đây?

Thì ở đây cái chữ tưởng nó là như vậy, toàn bộ đời sống này nó chỉ là tưởng, nó chỉ là ấn tượng thôi. Tại sao mà mình thích cái người đó? Cũng là dựa trên những ấn tượng nào đó trong quá khứ. Tại sao mình ghét người đó? Tại sao mình thích cái chỗ đó? Tại sao mình ghét cái chỗ đó? Tại sao mình thích ăn cái đó? Tại sao mình ghét ăn cái đó? Tại sao mình thích cái mùi đó? Tại sao mình ghét cái mùi đó? Tại sao mình thích cảm xúc đó? Tại sao mình ghét cảm xúc đó? Tại sao mình sờ chạm cái đó mà mình thích? Tại sao mình sờ chạm cái đó mà mình ghét? Tất thảy đều là ấn tượng. Đều là tưởng hết.

Tưởng nó gồm có ba. Nó gồm có:
  1. dục tưởng, 
  2. thiền tưởng và
  3. quán tưởng. 
Tôi biết cái này nhiều người nghe là nhảy dựng luôn. Các vị còn nghe không?

Dục tưởng là sao? Là những ấn tượng của chúng ta trong thế giới vật chất. Là sao?

* Tại sao mình nói nó là vuông, tròn, dài, ngắn, trắng, đen, mập, ốm, cao, thấp, xanh, vàng, đỏ, trắng, tím, nâu,...? Tại sao? Đó là ấn tượng của chúng ta về sắc.
* Thinh cũng vậy, các thứ âm thanh, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng trong, tiếng thanh, tiếng đục, giọng kim, giọng mí, đồ, rê, mi, la, son, pha, si, thăng trưởng... Tại sao? Đó là ấn tượng của chúng ta về cảnh thinh.
* Rồi cảnh khí cũng vậy, tại sao có các loại mùi, tại sao mình nghe mùi đó biết đó là mùi kho, mùi xào, mùi nấu, mùi nướng, mùi rơm cháy, mùi giấy cháy, mùi nhựa cháy, mùi khét của dây điện, mùi nước hoa hiệu gì hiệu gì... Tại sao mình biết? Đó là ấn tượng về khí tưởng.
* Còn vị tưởng là sao? Đắng, cay, chua, ngọt, mặn, bùi,... Tại sao? Cũng là ấn tượng về các vị.
* Xúc cũng vậy. Xóc, êm, nóng, lạnh, trơn, láng, mịn, nhám,...Tại sao mình biết cái đó ta? Ấn tượng về xúc tưởng.
* Những cái hồi ức, những ấn tượng của mình trong quá khứ về chánh trị, về văn hóa, về triết học, về tư tưởng,... Thì tất thảy những cái đó đều là ấn tượng về pháp tưởng.

Thì quẩn quanh cái đó gom chung lại gọi là dục tưởng hết. Có nghĩa dục tưởng là những ấn tượng của mình về 5 trần: 5 trần cụ thể hay là 5 trần trừu tượng. Thí dụ như là về chính trị, về triết học thì nó cũng là 5 trần thôi, nhưng mà nó ấn tượng về 5 trần mà nó trừu tượng. Cho nên nó thuộc pháp trần, nhưng mà pháp trần này nó vẫn thuộc về, vẫn ở trong dục tưởng. Nha, nó liên hệ với dục tưởng.

Không biết trong room nghe kịp không ta? Tưởng có ba, mà dục tưởng là vậy đó. Là ấn tượng của mình trong đời sống vật chất để mà mình thích cái này, mình ghét cái kia trong 5 trần. Đó được gọi là dục tưởng.

36:28

29/08/2019 - 08:07 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Rồi bây giờ qua tới thiền tưởng là sao? Đối với người còn đang hưởng dục thì thế giới này có thiên hình vạn trạng, nó gồm có núi sông, cây cỏ, đất đá, mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, tinh tú, sông ngòi, biển cả, kinh rạch, đại dương, chim muông, súc vật, con người, bò bay mái cựa phi cầm tẩu thú,... Thế giới này đối với người hưởng dục tùm lum như vậy đó. Thì những người sống trong dục tưởng, toàn bộ những cái mà tôi vừa kể, mà kể muốn mòn hơi, toàn là trong thế giới của dục tưởng. Nhưng đối với những người họ nhàm chán các dục thì thế giới này đối với họ nó chỉ còn có 10 thứ thôi, nó không còn cái vụ chim muông, cây cỏ nữa, mà đối với người nhàm chán dục họ quay qua họ tu thiền. Thì toàn bộ cái thế giới thiền của họ cũng chỉ là tưởng thôi, nó cũng hỏng có cái gì, nó cũng chỉ là ấn tượng thôi, nó gồm có 10 thứ. Nói về thế giới vật chất chỉ còn có 10 thứ thôi. Còn nếu kể luôn tinh thần thì nó còn có 6. Các vị nghe có thấy kỳ không?

Kể riêng vật chất nè: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, là 8, hư không, ánh sáng nữa là 10. Toàn bộ tâm tư, đời sống của người ly dục tu thiền thì thế giới này chỉ có 10 cái đó thôi. Không có kinh rạch, sông ngòi, hỏng có đại dương, biển cả, trăng sao, hoa lá, con người, súc vật, chim muông, hỏng có gì hết. Đối với họ, họ chỉ niệm:

* Họ chỉ để cái thau nước họ niệm nước, nước, nước, nước,...họ niệm riết mà đắc thiền bằng cái đề mục nước.
* Họ đốt lên một ngọn đèn, họ cứ niệm lửa, lửa, lửa, lửa, lửa, ...họ niệm riết họ đắc thiền.
* Rồi họ ngồi bên cạnh một cái khe hở để gió nó xuyên qua cái khe đó, hoặc là họ nhìn một cái lá lung lay rồi họ mới niệm gió, gió, gió, gió,...họ niệm riết họ đắc thiền.

Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng cũng vậy, đỏ, trắng cũng vậy, hư không, ánh sáng cũng vậy, họ cũng đều niệm hoài, tâm họ tập trung nơi đó, rồi cuối cùng họ đắc thiền, họ sanh về các cõi Phạm thiên.

Như vậy thì thế giới này đối với những người đó chỉ gồm có mấy cái thứ này thôi, nếu mà nói về vật chất gồm có 10 thứ là đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng.

Còn nếu mà gom luôn tâm thì nó gồm có 6, có nghĩa là đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Thức ở đây là sao? Thức ở đây có nghĩa là khi mà mình từ cái tầng sơ thiền mà muốn lên nhị thiền thì cái bậc lợi căn, nghĩa là người có trí, họ phải quan sát cái sơ thiền thì nó có những cái thô thiển, nó cũng còn có những cái vấn đề, những cái thấp kém, họ mới quan sát cái sơ thiền họ đắc để họ chán nó họ mới đắc được nhị thiền. Muốn đắc tới tam thiền thì anh phải nhìn ngược lại nhị thiền để anh chán nó anh mới đắc tới tam. Chán cái tam anh mới lên tới tứ thiền. Chán thiền sắc giới anh mới lên được thiền vô sắc. Mà thiền vô sắc là đề mục, chỉ có đề mục vô sắc đầu tiên là còn liên hệ một tí ti về vật chất. Liên hệ tí ti là sao?

Là cái hư không của đề mục vô sắc nó không phải là hư không vật chất mà nó là hư không giả định, hư không trong tâm tưởng của hành giả. Là sao? Hành giả khi mà đắc tới thiền sắc giới xong, hành giả mới thấy rằng cái đề mục mà nó còn dính líu tới đất, nước, lửa, gió là đề mục đó còn dỏm. Đã vậy, đắc thiền do những đề mục vật chất thì chết sanh về các cõi Phạm thiên cũng còn hình hài, cũng còn có chỗ ở, vậy là còn dỏm. Các vị đó thấy trên đời này hễ còn dính líu tới vật chất là còn hữu hạn. Mà cái gì là vô hạn đây ta? Cái gì ta? Chỉ có hư không. Thế là vị đó tâm niệm trong đầu, mắt nhắm hít, chỉ tâm niệm trong đầu chỉ có hư không mới thật sự là vô biên, không có biên giới. Chứ còn cái gì mà nó còn liên hệ tới đất, nước, lửa, gió, hư không, cái gì liên hệ đến màu sắc, hình dáng là cái đó còn hữu hạn. Muốn đạt đến cảnh giới vô lượng là chỉ có hư không thôi. Đó, thì vị đó tập trung vô cái hư không giả định đó đó, rồi vị đó mới đắc thiền hư không vô biên xứ, là tầng vô sắc đầu tiên.

Rồi tiếp theo đó nếu mà là bậc đại căn, đại duyên thì các vị thấy rằng hư không tuy là vô biên nhưng còn bị tâm nó biết, vậy tâm mới đúng là vô biên. Khi vị ấy suy niệm như vậy trong một thời gian dài, vị ấy đắc tầng thứ hai gọi là tầng thức vô biên.

Nhưng mà chưa hết, vị ấy lại tiếp tục, nếu là một bậc đại căn, vị đó không dừng lại ở đó, vị đó đi thêm một cái nữa, vị đó thấy hư không là vô biên còn bị tâm biết. Nhưng mà tâm dầu có vô biên nhưng tâm này còn bị tâm khác biết, như vậy cả hai đứa đó đều là dỏm hết, vị đó nghĩ như vậy, vị đó đắc tầng thứ ba, gọi là vô sở hữu xứ.

Chữ vô sở hữu đây có nghĩa là không có gì, chứ không phải là chủ quyền, nhiều người hiểu lầm chỗ này. Nó khổ chỗ này nè, không có dám đọc sách, không có dám, cả đời vậy đó. Mà cứ sống bằng cái vốn liếng mà hồi nào của mình, hồi đó lần đầu tiên mình biết chữ sở hữu ở trường lớp, ở đâu đó, rồi biết nó có cái nghĩa là chủ quyền. Từ đó cả đời, già đầu còn dại, có cháu ngoại còn ngu, cứ ôm cái mình biết cả đời cứ xài nhiêu đó. Mà hễ nghe người ta nói cái gì mà nó khác cái biết của mình là mình xăn quần xăn áo nhảy vô chửi cả họ, chửi nước bọt trắng trời hết vậy đó. Cái dân của mình nó ngộ lắm. Cho tới bây giờ vẫn làm mọi cho quốc tế là chỗ đó. Yeah, tới bây giờ. Ngày xưa mình sợ đế quốc Mỹ, rồi bây giờ mình sợ đế quốc tỷ, các vị tự nói lái thì biết, khổ lắm.

Bây giờ khi mà cái vô sở hữu đây nó có nghĩa là sao ta? Là không có cái gì hết. Cái thằng hư không có cũng không có ra gì, mà cái thằng tâm thức nó cũng không có ra gì, thấy như vậy vị ấy đắc tầng thứ ba là vô sở hữu là nothing không còn gì hết.

Khi an trú một thời gian, nếu mà là bậc đại căn, đại duyên thì mình lại đi thêm bước nữa. Là mình thấy ở đây hoài sao ta? Có cái khác nó hơn cái này chứ? Chớ hỏng lẽ ăn rồi cứ chìm sâu vào cái không có gì hay sao? Vị đó khi mà có lòng chán cái tầng mà mình đang đứng, là vị đó đắc tới tầng phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi chán cái thằng thứ ba, nhìn cái thằng thứ ba mà chán thì tự nhiên đắc tầng thứ tư, mà ở đây phải là người hữu duyên nha, chớ còn quí vị như mình ở đây thì chưa đủ.

Ở cõi dục mình nó cũng có một công thức gần giống như vậy. Anh muốn có B thì anh phải chán A, thì ở trên tầng kia cũng giống như vậy. Nhưng mà cái động tác mà muốn mất A là anh phải bỏ cái gì đó, phải có động tác bỏ rồi anh mới được. Mà ở trên kia chỉ cần cái tâm thôi. Khi mà anh chán cái này thì tự nhiên anh được cái kia, dĩ nhiên anh phải là người có đại căn, đại duyên chớ hỏng phải lơ mơ là được. Cái vị đó chán tầng thứ ba rồi tự nhiên cái tâm vị nó an trú vào tầng thứ tư là phi tưởng phi phi tưởng, có nghĩa là cái tâm nó vi tế đến mức nói có cũng không được mà nói nó không có cũng không được. Cái tâm nó tế như vậy đó. Nghĩa là nó tế là chỗ nào?

Cái tâm thiền thứ ba, cái cảnh mà nó biết chỉ là cái tâm thiền thứ ba, cái cảnh phi tưởng phi phi tưởng nó biết chỉ là cảnh của vô sở hữu xứ thôi, nó không biết cái gì ngoài ra, ngoài cái thứ ba, nó chỉ biết chê cái thằng thứ ba thôi. Cho nên nó được xem là cái tâm tinh tế, mầu nhiệm nhất, vi tế nhất.

29/08/2019 - 08:24 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bây giờ tôi quay trở lại. Bửa nay chắc tôi cũng siêng sao chứ đúng ra mấy cái vụ này tôi đã giảng 300 lần rồi nha. Như vậy thì toàn bộ thế giới này, tưởng là sao ta?

Thứ nhất là ngày nào còn hưởng dục, ta quây quần trong dục tưởng: đắng, cay, mặn, ngọt, chua, bùi, chát, rồi xanh, vàng, đỏ, trắng, mập, ốm, cao, thấp, nam, nữ, gần, xa, trắng, đen, trên, dưới, trong, ngoài, dài, ngắn, ... Tất thảy những cái đó được gọi là dục tưởng.

Có một ngày, chúng ta chỉ còn có biết đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, hơi thở mà thôi. Thì trong trường hợp đó được gọi là thiền tưởng, có nghĩa là cũng tiếp tục sống bằng ấn tượng, nhưng mà ấn tượng này nó sạch, nó sạch hơn dục tưởng. Và nhờ vậy nó đưa mình về các cảnh giới Phạm thiên thay vì là các cảnh giới đọa hay các dục thiên. Còn nhờ mình an trú trong các đề mục thiền cho nên mình được sanh về các cõi Phạm thiên, thì những đề mục ấy thật ra nó là ấn tượng chớ hỏng có gì hết. Cho nên chúng được gọi là thiền tưởng, mà hễ còn quây quần ở trong dục tưởng thì chúng ta còn sống quẩn quanh ở trong dục giới. Còn quây quần ở trong thiền tưởng thì chúng ta còn quẩn quanh ở trong các cái cõi Phạm thiên. Sanh về dục giới mình kêu dục giới được, chớ không kêu sanh về cõi phạm giới, mà phải kêu là sanh về cõi Phạm thiên, nhớ nha.

(Còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng Kinh Lời Cảm Hứng (Tăng Chi Bộ Kinh 6.62) (???)(2-3)

45:40

30/08/2019 - 08:04 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cái thứ ba là quán tưởng. Có nghĩa là sao? Chữ quán tưởng trong chỗ này nó có nghĩa như vầy, chứ đừng có đem cái biết mà bằng cái lỗ mũi rồi đi đâu cũng thấy cái chữ quán tưởng mà hiểu theo một nghĩa là chết cả họ nha.

Quán tưởng là sao? Thì tôi đã nói rồi, chúng sanh trong đời chia làm 3 nhóm: 
  1. nhóm một, gục mặt hưởng dục; 
  2. nhóm hai, chán dục tu thiền rồi chìm sâu ở trong thiền; 
  3. nhóm ba, chán dục chán thiền chỉ cầu giải thoát thôi. 
Đó, mê dục thì hưởng dục, mê thiền thì tu thiền nhưng mà tới cái nhóm thứ ba là muốn cầu giải thoát nên nó tu quán.

Tu quán là gì? Tinh thần của tuệ quán là phải quan sát thế giới này ở một cái góc cạnh khác. Thế giới này có 2 góc cạnh để ta nhìn, 
  1. góc cạnh một là góc cạnh hiện tượng, 
  2. thứ hai là bản chất, 
đó là nói theo ngôn ngữ bây giờ. 

Còn ngôn ngữ trong kinh là khía cạnh chân đế và chế định, chân đế và tục đế. Hoặc là tục đế nó còn có cái tên là chế định, là thi thiết nữa, là biến kế. Nhưng mà thôi bây giờ mình nói gọn đi, là thế giới này có 2 cái góc để mình nhìn, có 2 góc nhìn về thế giới này, một là nhìn thế giới này qua góc độ gọi là hiện tượng phenomenon, thứ hai là nhìn về bản chất là essence hoặc là cái reality của nó, cái bản chất thật của nó. Khi nhìn về bản chất và nhìn về hiện tượng, nghe nè, thì khi mà chúng ta sống trong dục tưởng và thiền tưởng thì chúng ta chỉ nhìn thấy thế giới này qua cái khía cạnh hiện tượng thôi. Các vị nghe kịp không?

Khi mà còn chìm sâu ở trong dục tưởng và thiền tưởng thì ta chỉ có khả năng nhìn thấy thế giới này qua khía cạnh hiện tượng. Nhưng mà bây giờ anh tu tập tuệ quán để chấm dứt sanh tử thì sao? Anh phải vượt khỏi cái lớp vỏ hiện tượng ấy, để anh quan sát thế giới này ở cái khía cạnh bản chất, bản thể thì anh mới bỏ, mới chán, mới sợ, mới buông nó được, thì đó gọi là pháp môn Vipassana hay là Tứ niệm xứ. Tuy nhiên buổi đầu sơ cơ chúng ta cũng phải vay mượn một tí ti cái khía cạnh hiện tượng, nhưng mà cái khía cạnh hiện tượng của vị hành giả tuệ quán nó khác của bên thiền chỉ.

Bên thiền chỉ là tối ngày cứ ăn rồi là cứ hít vô, thở ra cả đời cứ biết bao nhiêu đó; hoặc là xanh xanh, vàng vàng, đỏ đỏ, trắng trắng; hoặc là đất đất đất; nước nước nước; lửa lửa lửa; gió gió gió. Mà cái đất, nước, lửa, gió của cái ông mà tu thiền định là đất, nước, lửa, gió hiểu theo cái nghĩa thế gian; đất là cục đất; nước là giọt nước, là dòng nước, nước là water đó. Nhưng mà riêng đất, nước, lửa, gió của cái ông mà tu tuệ quán nó không phải như vậy. Đất trong đầu của cái ông tu thiền tưởng nói về khía cạnh hiện tượng nó là cục đất, nó là núi đất, nó là cái đồi đất, là cái mặt đất, nó là soil, nó là earth, nó là earthy.

Nhưng mà trong nhận thức của hành giả Tứ niệm xứ đất ở đây nó vượt khỏi khái niệm hiện tượng, mà nó qua tới khía cạnh bản chất, đất ở đây phải hiểu là trạng thái cứng, mềm gọi là đất, trạng thái cứng mềm, thô, nhám, mịn, láng, nặng, nhẹ được gọi là đất. Cái trạng thái tan chảy, kết dính, ngưng tụ được gọi là nước, nó là trạng thái thôi. Tất cả nhiệt độ nóng, lạnh đều được gọi chung là lửa. Còn gió là cái trạng thái gọi là trương phồng, di động và áp suất thì gọi là gió. Có nghĩa là đất, nước, lửa, gió mà hiểu theo góc cạnh bản thể là như vậy. Chẳng hạn như riêng về gió, hiểu theo cái nghĩa mà hiện tượng nó là wind là gió, nhưng mà hiểu theo khía cạnh mà bản thể là movement, là pressure. Trong đây nghe kịp không? Gió đó, mà hiểu theo nghĩa rốt ráo nó là movement, là pressure.

Rồi ở đây cũng vậy, buổi đầu hành giả Tứ niệm xứ cũng phải vay mượn tục đế, vay mượn khía cạnh hiện tượng một ít lâu. Là sao? Thở ra biết là thở ra, thở vào biết là thở vào. Hơi thở ra đang đi cùng khổ thọ. Hơi thở vào đang đi cùng khổ thọ. Hơi thở ra đang đi cùng tâm tham. Hơi thở vào đang đi cùng tâm tham. Các vị nghe kịp không? Phải có mượn một tí là như vậy.

Rồi dần dần sẽ có một ngày hành giả không còn bị mắc míu vào cái chuyện đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, rồi ta đi bằng tâm tham, đang ngồi bằng tâm sân, thí dụ như vậy. Lúc đó sẽ có một ngày quí vị không còn bị dính vô trong cái hơi thở vào, ra, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nhai, nuốt, co, duỗi, tiểu, tiện, mặc áo, mặc quần,... không còn nữa.

Mà cái lúc giây phút đắc đạo là mình chỉ còn biết đây là khổ, đây là tập, đây là diệt, đây là đạo; biết đây là danh, biết đây là sắc, biết đây là vô thường nè, khổ, vô ngã nè; biết đây là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; biết rằng đây là tâm tham, tâm sân, tâm si; biết đây là khổ, tập, diệt, đạo; biết như vậy đó mới đắc, biết qua khía cạnh chân đế đó.

Nhưng mà buổi đầu chúng ta vẫn phải xài những cái gọi là ấn tượng, mà ở đây mình gọi là quán tưởng, nó khác với thiền tưởng. Thiền tưởng có nghĩa là mình chỉ biết vật chất qua cái tên gọi, qua những khía cạnh hiện tượng thôi. Còn bên thiền quán là bắt đầu từng bước chúng ta đi sâu vào cái thế giới bản chất. Trong room ráng hiểu dùm cho tôi, tôi nhờ. Không hiểu thì tôi nghĩ là coi như các vị không có duyên với đạo, mình cũng không có duyên với nhau, chứ bây giờ đã nói tới đó mà không hiểu là chỉ có đi ch đi, nha (can sua), ...đổi kiếp. Thì khi mà buổi đầu mình chưa đi sâu vào thế giới bản chất được là mình phải mượn một tí ti nhưng tuy nói là mượn cái hiện tượng của cái ông tu thiền quán nó không giống của cái ông tu thiền chỉ. Thiền chỉ của cái ông hưởng dục thì dục tưởng, thiền tưởng so với quán tưởng nó khác ngàn trùng viễn xứ, hai cái ông kia là cắm đầu ở trong thế giới hiện tượng, còn cái ông mà tu tuệ quán, tu Vipassana hỏng phải. Ổng mượn mà ổng biết rất rõ ổng đang mượn, biết, nhưng mà bây giờ buổi đầu ổng đang cần trao luyện cái niệm, cái định và cái tuệ, ổng đang cần trao dồi ba cái đó cho nên bắt buộc ổng phải mượn ít lâu.

Các vị hỏi tôi mượn bao lâu? Thì tôi nói ai mà biết, cái ngu, cái khôn, cái nhanh, cái chậm của mỗi người nó khác nhau làm sao tôi biết. Nhưng mà phải nói là mượn ít lâu. Có người họ không cần mượn, họ chỉ cần nghe Đức Phật giảng họ trực chỉ liền, trực chỉ chân tâm. Còn mình thì không, mà có nhiều người họ chậm, họ phải tu một tháng, hai tháng, một năm, hai năm, một thập niên, hai thập niên, ba thập niên, có người quất cho mày cả đời mới đắc, có người tu 800 kiếp cũng chưa có đắc nữa, khó nói lắm nha.

Nhưng mà buổi đầu là phải nhờ đến khía cạnh hiện tượng, đây đây hơi thở ra, hơi thở vào, buổi đầu chỉ nhận diện hơi thở thôi, và bước tiếp theo đó là mình niệm hơi thở thuần túy gọi là hơi thở qua thân quán niệm xứ.

Tiếp theo là hơi thở kết hợp với thọ quán là sao? Là ta đang thở ra bằng sự dễ chịu, ta đang thở vào bằng sự dễ chịu, ta đang thở ra bằng sự khó chịu, ta đang thở vào bằng sự khó chịu, là kết hợp với thọ quán.

Rồi kết hợp với tâm quán nè, ta đang thở ra bằng tâm tham, ta đang thở vào bằng tâm tham, ta đang thở ra bằng tâm sân, ta đang thở vào bằng tâm sân. Tôi đọc cho nhanh thôi chớ ai mà niệm nhanh vậy, nha, các vị nhớ cái điểm này.

Pháp quán y chang như vậy, thí dụ mình đang theo dõi hơi thở, thí dụ nha, chứ nhiều lắm, pháp quán niệm xứ là sự kết hợp của ba niệm xứ đầu, cái này không có giáo lý là chỉ có ch thôi. Nhiều người không hiểu pháp quán niệm xứ là cái gì. Thân quán là chỉ tập trung ở trong sắc pháp. Thọ quán là tập trung ở trong cảm thọ. Tâm quán là tập trung trong tâm thức. Riêng pháp quán là nó kết hợp.

Thí dụ như hành giả quán chiếu đây là nhãn xứ, nhỉ xứ; hành giả biết rõ thay vì ở bên tâm quán niệm xứ hành giả biết đây là tâm tham, tâm sân; nhưng mà bên pháp quán niệm xứ hành giả sang hơn một bước, hành giả biết đây là dục triền cái, sân triền cái.

Ở bên thọ quán niệm xứ hành giả chỉ biết đây là thọ hỷ, thọ ưu; nhưng mà ở bên pháp quán niệm xứ hành giả không có kêu hỷ, ưu, mà hành giả biết đây là hỷ giác chi, đây là sân triền cái.

Nghe kịp không ta? Có nghĩa là anh phải có kiến thức. Tôi nói một cách khác, tôi ví dụ hoài mà nhiều người cứ đơ ra thấy thương lắm. Là bà má đang làm bếp, nghe tiếng gọi cửa, bà má mới hỏi: "Ai vậy tụi bây?". Thì cái thằng 4 tuổi nó lẩm đẩm nó chạy ra, nó vô nói: "Má ơi, cái ông nào đen thui hà", đó là thằng 4 tuổi. Rồi cái thằng 8 tuổi chạy ra nó nói: "Má ơi, cái ông hàng xóm". Các vị nghe kịp không? Ông hàng xóm, nó biết vậy thôi. Tới cái thằng 18 tuổi nó đi về vừa tới nó thấy, nó có bằng tú tài mà, nó vô má nó hỏi: "Ai vậy bây? Hai thằng này nói tao hỏng có hiểu". Thì cái thằng 18 nó nói: "Dạ cái ông nha sĩ ở ngoài downtown đó má, ổng là hàng xóm neighbour mình nè, nha sĩ Mỹ đen." Các vị nghe các vị có thấy khác không? Cái thằng 4 tuổi nó nói ông nào đen sì hà má ơi. Cái thằng 8 tuổi nó nói ông hàng xóm má ơi. Nhưng mà cái thằng 18 tuổi nó nói cái ông nha sĩ, hàng xóm mình má ơi, nó còn quất thêm cái downtown nữa. Có nghĩa là cũng ông đó nhưng mà phải có một kiến thức tối thiểu thì nó mới biết downtown là cái gì, nó khác với uptown đúng không? Rồi nó phải biết nha sĩ là cái gì, chứ thằng nhóc nó hỏng có biết. Ngay bản thân tôi, tôi không nhớ là lúc nào tôi mới phân biệt được mấy cái đó. Đối với tôi, cứ người nào mà giống giống mấy ông mà sĩ sĩ tôi gom hết vô cái bác sĩ hà, chứ tôi đâu có biết nha sĩ, bác sĩ khác nhau cái gì. Nhưng mà khi mình lớn, mình biết là bác sĩ nó có tới 800 thứ bác sĩ lận, bác sĩ da, bác sĩ máu, bác sĩ xương, bác sĩ internal, bác sĩ nội tạng, bác sĩ chuyên về đường ruột, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ chuyên về mắt, bác sĩ phụ khoa, nhi khoa, sản khoa,... Nhưng mà hồi mình còn bé, mình cứ thấy ông nào mà đeo ống thính dẫn rà rà, nghe nghe là mình phán ông đó bác sĩ thôi. Hoặc là ông nào mà cứ dựa hơi bác sĩ mặc áo trắng mà xẹt xẹt xẹt mình kêu đó là y tá, như vậy thôi. Nhưng mà khi mình biết nhắc tới chữ nha sĩ dentist có nghĩa là mình có một cái biết nhất định nào đó, mình mới biết dùng cái chữ đó. Vì sao? Vì ngôn ngữ nó gắn liền với khái niệm, nhớ nha, ngôn ngữ nó gắn liền với khái niệm, cái idea, cái concept, ý tưởng và ý niệm, ý tưởng và quan niệm. Cái idea và concept nó gắn liền với ngôn ngữ, cho nên mỗi một từ ngữ nó gắn liền theo nó, đi cùng với nó là những concept và idea, những ý niệm, những ý tưởng.

Cho nên ở đây cũng vậy, muốn tu pháp quán niệm xứ là anh phải có kiến thức giáo lý và trí anh phải nhanh, chứ anh mà cà rờ, cà mò cà mò, gà mờ, quáng gà là anh hỏng có tu được nha. Nó khổ như vậy đó. Trong room có còn nghe không ta?

Tưởng là vậy đó quí vị. Như vậy thì hễ nói tang hoang như hồi nãy giờ đó, thì mình đang học về 3 loại tưởng là dục tưởng, thiền tưởng và quán tưởng. Thì thiền quán buổi đầu mình phải mượn cái tưởng, biết cảnh tục đế, cảnh chế định; nhưng mà lâu dần khi niệm, định, tuệ mà nó mạnh rồi, duyên lành ba la mật ngon lành rồi, ngũ quyền ngon lành rồi thì tự động mình đi vô trong thế giới bản chất, thế giới chân đế.

Muốn lìa bỏ được dục tưởng và thiền tưởng một cách vĩnh viễn là mình phải sử dụng cái quán tưởng, đó là một cách nói chuyên môn; còn cách nói thông thường là toàn bộ sanh tử nó chỉ quẩn quanh trong cái thế giới của tưởng, của hoang tưởng, của giả tưởng và của ảo tưởng tôi quí vị, nha. Hoang tưởng, ảo tưởng và giả tưởng. Anh còn sống ở trong thế giới ảo tưởng, hoang tưởng thì anh mới còn có những giấc mơ hoang đường, yeah, mình không học giáo lý mình không có biết rằng tất cả chúng ta đây đều sống trong ảo tưởng, hoang tưởng và giả tưởng. Cho nên những cái chúng ta thấy nó không phải là thiên đường mà nó là hoang đường. Có nghĩa là sao? Khi chúng ta là con dòi, chúng ta thấy đống phân là tuyệt vời. Khi chúng ta là con ruồi, chúng ta thấy đống rác là tuyệt vời. Khi chúng ta là đàn ông thì chúng ta yêu đàn bà. Khi chúng ta là đàn bà thì chúng ta yêu đàn ông. Khi chúng ta là Mỹ đen chúng ta có những sở thích rất là Mỹ đen. Khi chúng ta là Mễ chúng ta thích những cái rất là Mễ. Chúng ta là người Úc chúng ta thích những cái rất là Úc. Chúng ta là người Âu chúng ta thích những cái rất là Âu, nha. Chúng ta là con chó, là con heo chúng ta thích những cái rất là chó, rất là heo. Các vị biết không?

Mà hễ thích ở đâu nó gắn liền với cái ghét ở đó. Tôi đã nói rồi mà mình cứ đơ ra đó. Hễ có thích là phải có ghét. Hễ thích nóng thì nó ghét lạnh. Thí dụ thích ấm thì nó ghét lạnh, mà thích mát thì nó ghét nực, đại khái như vậy. Hễ có cái thích là có cái ghét đối lập, mặc dù ngay lúc đó có thể là mình không có biết, mình không có ngờ, mình không có thấy. Như bửa nay mình xách cái giỏ mình đi shopping, đi cà khịa ở ngoài tiệm tự nhiên mình phát hiện ra có cái áo hay quá. Sao cái áo nó hay ta? Là bởi cái áo nó lựa cái tông màu hay quá, cái gam màu hay quá, cái họa tiết trên đó hay quá, đơn giản, chỉ trên cái vệt mực giống như nét sổ của chữ Hán kéo xuống, ở trên một cái nền vải lụa như vậy đó, rồi nó có một cái đường ngang vậy đó, đơn giản vậy, nhìn muốn hiểu sao thì hiểu, mình hình dung nó cách điệu cho một cái gì đó. Khi mình bắt đầu mình thích cái loại hoa văn, họa tiết đó, có nghĩa là từ đây về sao mình gặp cái gì nó rắc rối là bắt đầu mình ghét. Tin tôi đi. Mà mình đâu có ngờ quí vị, khi quí vị đã yêu được cái đơn giản là bắt đầu các vị đã bắt đầu ghét cái rắc rối, ghét cái phức tạp.

30/08/2019 - 08:05 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tin tôi đi, bắt đầu rồi đó. Mặc dù xưa giờ các vị rất là thích cầu kỳ, diêm dúa, lòe loẹt, có, nhưng bắt đầu hôm nay các vị tự nhiên các vị thích một khu vườn Nhật, một bức tranh tình cờ, một pano quảng cáo trên phố mà tình cờ mình thấy nó quảng cáo. Một khu vườn Nhật có một ống tre nước chảy róch rách, róch rách; mình nhìn thấy mấy viên sỏi trên con suối cạn trong cái vườn Nhật nào đó. Chúng ta biết yêu một mái chùa Nhật, biết yêu một cái sân cát, biết yêu một cái vệt nắng chiều trên một triền đồi không có ai. Khi chúng ta bắt đầu biết yêu những cái trầm lặng, đơn giản và quạnh hiu đó thì lòng chúng ta bắt đầu nó đã có khuynh hướng đối lập với cái gì phồn tạp, ồn ào, ầm ỉ. Tin tôi đi. Yeah, khi anh đã bắt đầu yêu một cái gì đó thì anh đã bắt đầu ghét những cái ngược lại. Và khi anh ghét cái gì đó thì có nghĩa là anh đã bắt đầu yêu cái ngược lại. Cho nên Phật dạy:

Đừng tìm chi cái ghét,
Đừng tìm chi cái thương,
Thương phải xa là khổ,
Ghét phải gần là khổ,
Muốn không được là khổ.

Cả đời này chỉ một vài câu nói ngắn ngủi của Thế Tôn đủ để cho mình tu, đủ để cho mình sống, đủ cho mình quì mình lạy. Không có cần làm tượng gì cho nó nhiều, cho nó tốn kém, chỉ cần ghi cái câu này lên một cái tờ giấy học sinh, giấy ca dê dán trên vách, quì lạy suốt ngày:

Đừng tìm chi cái thương
Đừng tìm chi cái ghét,
Thương phải xa là khổ,
Ghét phải gần là khổ,
Muốn không được là khổ.

Toàn bộ thế giới này chỉ chừng đó thôi, thưa quí vị, nhớ nha. Đó là mình nói về tưởng.

1:02:23

31/08/2019 - 06:49 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


LẬU HOẶC 

Các lậu hoặc là gì ta? Lậu hoặc là gì? Bửa nay tại sao tôi cố ý tôi giảng chậm bài kinh này, bởi vì bài kinh này là bài kinh tôi chọn mà, chọn đem vào trong Thiền môn nhật tụng, bài kinh đó sâu lắm. Các hành giả mà chỉ cần đọc kỹ cái bài kinh này, nghe giảng kỹ bài kinh này thiệt là sâu là nó cực kỳ hạnh phúc.

Rồi bây giờ mình học tiếp theo, các lậu hoặc là sao? Ở đây nó gồm có...Ờ quên nói cái này, ở đây Ngài nói gì đi nữa, Ngài cũng nói cái nhân sanh khởi của thọ, của tưởng là gì? Là xúc. Đó, là xúc, từ xúc nó mới ra thọ, từ xúc nó ra tưởng. Xúc nó quan trọng lắm. Xúc là gì? Là sự gặp gỡ của căn và trần đó quí vị. Tôi nhắc lại một chút xíu trước khi tôi qua cái phần lậu hoặc. Xúc nó sâu lắm, tôi nói rồi, không biết trong room có hiểu không?

Toàn bộ đời sống của mình chỉ là cái quá trình, cái lộ trình làm việc, cái quá trình gặp gỡ của 6 căn và 6 trần. Vấn đề là anh ở trong cái môi trường nào mà anh để cho 6 căn của anh nó gặp những 6 trần loại nào. Nói bằng ngôn ngữ của mình đi, có những cuộc gặp gỡ khiến chúng ta thành hiền thánh, có những cuộc tương phùng khiến cho ta thành con chó, con heo. Các vị nghe kịp không?

Có những cuộc gặp gỡ khiến ta thành hiền thánh; mà có những cuộc tương phùng biến ta thành chó, thành heo. Tương phùng là gì? Tương phùng là meeting, là sự gặp gỡ đó chứ hỏng có gì hết. Ở đây không phải là touching, cái xúc đây nó không phải là touching mà nó là meeting, nó là gathering, nó là sự hội tụ, sự gặp gỡ, là sự gắn kết. Làm ơn nhớ dùm cái đó, chứ còn xúc mà hiểu là touching thì nó nghèo quá, nó nghèo quá, ở đây phải là meeting, là gathering, là sự gặp gỡ, là sự tương phùng.

(Còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng Kinh Lời Cảm Hứng (Tăng Chi Bộ Kinh 6.62) (???)(3-3)

Cứ nhớ hoài cái câu này: "Có những cuộc gặp gỡ khiến chúng ta thành hiền thánh mà có những cuộc tương phùng khiến cho ta ra con chó, ra con heo". Là sao? Cũng nhìn cái đó mà anh nhìn bằng cái tâm thức gì? Có chánh niệm, có trí tuệ, có thiền định, có tàm, có quý, có tín, có tấn, có niệm, có tuệ, thì cái nhìn ấy, cái sự tương phùng ấy biến cho ta thành hiền thánh, mà có những cuộc gặp gỡ biến ta thành chó, thành heo. Có nghĩa là ta nhìn cũng hình ảnh đó, âm thanh đó, mùi đó, vị đó, nhưng mà ta nhìn bằng cái tâm thức gì? Cái thái độ của ta trước 6 trần là cái gì? Thì từ đó ta mới thành chó, thành heo. Các vị nghe kịp không?

Và tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, đó là chúng ta hôm nay có là bác sĩ, là kỹ sư, là hoa hậu, là người mẫu, là thầy chùa, là linh mục, là bất cứ cái gì đi nữa, cao sang đạo đức cỡ nào đi nữa, nhưng mà trong mỗi người chúng ta cái chủng tử ăn phân người, chủng tử ăn thịt sống máu tươi nó luôn luôn còn đó, miễn là chúng ta còn phàm, là vì sao? Là vì bây giờ chúng ta đang là kỹ sư, bác sĩ, chỉ cần chúng ta tắt thở một cái, trời biết chúng ta về đâu, chúng ta làm con bọ, con dòi thì lúc đó mình thấy đống phân là mình gặp mình mừng lắm. Mà nếu trong lúc tắt thở mà chúng ta đi về xứ Châu Phi chúng ta làm con beo, con sư tử thì sao ta, thì chỉ có thịt sống máu tươi thôi. Cho nên, cứ nhớ cái này: "Tôi có là ai trong cuộc đời này, sang trọng, giàu có bằng trời đi nữa, miễn là tôi còn phàm thì cái chủng tử, cái hạt giống, cái seed, cái chủng tử mà ăn thịt sống, ăn phân người, chủng tử mà thích nước cống, nước rãnh, thích bồn cầu nó vẫn còn trong con người của tôi, không mất được". Gớm như vậy, hiểu như vậy nó mới teo. Hôm nay mình làm đẹp, mình phấn son, mình trang sức, mình quần là, áo lụa, mắt kính, đồng hồ, dây nịch, mắt kính, túi xách, mình tưởng mình sang, mình bảnh. Nhưng nếu mà mình sống triền miên, chìm sâu ở trong thích và trong ghét, thiếu niệm, thiếu định và thiếu tuệ, thiếu tàm úy, thiếu niềm tin, rồi thì sao? Tắt thở rồi, những cái chủng tử, những cái hạt giống kia nó sẽ tìm ngay một mãnh đất để mà nó sinh sôi, tìm ngay thôi quí vị. Nó tìm ngay một mãnh đất để nó sinh sôi, bởi vì trong người mình có rất nhiều hạt giống mà cái gớm nhất đó, tôi nhắc lại, gớm nhất, cái khả năng ăn thịt sống máu tươi, cái khả năng mà ăn phân, cái khả năng cống rãnh của mình nó rất lớn, lớn lắm, mà mình hỏng có ngờ. Tham, sân, si ở đâu thì phân người và cống rãnh nằm ở đó, tại chỉ có mấy ông đó nó mới đưa mình về cái chỗ đó được. Mấy cái tâm lành, tâm thiện nó không thể đưa về đó được. Cái mà tín, tấn, niệm, định, tuệ, từ bi, bao dung, cảm thông, chia xẻ, nhận thức là mấy cái đó không thể nào mà nó đưa mình xuống chỗ thấp được. Mà chỉ có mấy cái anh mà tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, tỵ hiềm, bủn xỉn, nhỏ mọn, toan tính; mấy cái đó chính là cái con đường, là cái lộ trình nó đưa mình xuống mấy cái lỗ cống, cái mấy bồn cầu; nó đưa mình vô mấy cái đống rác, nó đưa mình vào cái chốn rừng sâu núi thẳm để mà liếm láp thịt sống, máu tươi, nha. Cho nên tùy thuộc vào đời sống của chúng ta, tùy thuộc vào 6 căn nó tiếp xúc với 6 trần bằng cái thái độ tâm thức như thế nào.

Và tôi cũng đã vừa nói "Trình độ nó quyết định thái độ", thái độ sống đó quí vị, thái độ tâm lý, thái độ tâm thức của chúng ta đối với 6 trần, tôi nói có nhanh lắm không? Và khi tôi nói, tôi phang mấy cái này thì bà con nghe ớn quá, nhưng mà đó là sự thật. Bởi vì theo trong kinh, theo trong Thiền môn nhật tụng Kalama chúng tôi có trích bài kinh này từ Trung bộ, ờ hôm qua quên nói, toàn bộ nội dung cái quyển đó là lấy từ trong kinh tạng ra Phạn-Việt tức là Pali-Việt chứ không có cái gì của riêng chúng tôi hoặc của một cá nhân, đoàn thể nào hết trơn, không hề có, nha. Thì trong đó có bài Kinh Hiền Ngu của Trung bộ nói một chuyện mà lạnh xương sống, đó là một khi mà đã lọt xuống đường đọa rất khó quay lên, là vì sao? Là vì khi mà lọt xuống đường đọa, chúng ta chỉ sống toàn là bản năng, bad instint. Sống toàn là bản năng, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, đói ăn, khát uống, đực cái, trống mái, chỉ biết giao phối và tự vệ. 

Tự vệ có nghĩa là đứa nào đụng tới mình thì mình phản ứng, phản ứng bằng cách 
  1. một là mình tấn công lại nó, 
  2. hai nữa là mình co rút hoặc là mình chạy trốn, 
chỉ biết bao nhiêu đó thôi, có nghĩa là đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ (phản ứng và tự vệ). Đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ, các vị tưởng tượng có rất nhiều người trong chúng ta chỉ sống bằng 4 cái này thôi. Mặc dù là cũng có bằng cấp đại học, cũng có vợ đẹp, chồng giỏi, cũng có nhà lầu, xe hơi, nhưng cả ngày của mình chỉ vật lộn với 4 thứ này.

Các vị tưởng các vị có trình độ khoa học, kiến thức, văn minh? Chưa chắc. Nhiều khi cái bằng cấp của các vị, đồng ý trong mấy năm đại học nó cho mình cái kiến thức chuyên môn. Đúng, nhưng sau đó mình coi nó là cần câu cơm để mình đi kiếm cơm thôi quí vị, nha. Thì mình gọi đó là hành nghề, nhưng mà thật ra nói mà nôn na nó là kiếm sống, mà nói tục chút xíu là kiếm ăn, khổ như vậy đó. Ba cái từ đó, ba cái level, ba cái slice khác nhau. Một là mình xài cái chữ sang đó là hành nghề, tệ hơn chút là kiếm sống, mà bậy nhất là kiếm ăn. Mà khi đẩy cái chuyện hành nghề nó xuống tới kiếm ăn rồi đó, thì mình nhớ kỹ coi trong đầu của mình, mình có khác mấy cái con kia không? Thì nó ăn rồi nó ngủ một giấc, nó dậy nó đi kiếm ăn, đúng không? Nó khiếp lắm quí vị, kiếm ăn, nhưng mà do cái điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi đứa, mỗi loài nó có kiểu kiếm ăn khác nhau, chỉ vậy thôi. Nếu mà ngoài cái chuyện lo cho tình cảm của mình, lo cho vợ chồng con cái, mà mình không biết cái gì ngoài ra thì coi chừng đời sau, kiếp khác cái chỗ cao mình khó leo lên lắm. Bởi vì cái thế giới thật sự là thế giới hiền thánh là phải sống có trong, có ngoài, có trên, có dưới, có thân, có sơ.

Có nghĩa là quí vị quan sát đời sống của một vị Bồ tát trong kinh mô tả đó, ngoài cha, mẹ, vợ, con, bạn bè, thân quyến thì Ngài còn có vô vàng thiên hạ để Ngài yêu thương, Ngài chăm sóc, Ngài chia xẻ, Ngài bận tâm, Ngài nặng lòng, đó mới đúng là bậc hiền thánh. Và các vị nhớ dùm cái này "Cái giá trị của một con người nó nằm ở sức chứa ở trái tim". Tim anh ta chứa được bao nhiêu thì cái giá trị của anh ta nặng bấy nhiêu. Chưa hết, cái giá trị của con người nó không phải nằm ở chỗ anh ta nhận được bao nhiêu, mà nó còn ở khả năng anh ta trao ra được bao nhiêu, nhớ cái đó nha. Mà những cái loài thấp kém nó không có khả năng trao ra, nhớ cái đó, nó không có khả năng trao ra. Chỉ có con người mới có khả năng trao ra, tin tôi đi, hình như là vậy.

Chỉ có con người, chỉ có loài động vật cao cấp, con người là vạn vật chi linh mà quí vị, nó mới có khả năng trao ra, có khả năng chia xẻ. Còn đa phần là khi mình sống mà mình chỉ biết có ru rú, ru rú cái thân này của mình, gia đình này của mình, dòng tộc này của mình thì coi chừng nó trở thành nếp sống khép kín, một là ích kỷ bản thân, hai là nếp sống bầy đàn, các vị biết không? Khi mà mình chỉ biết lo cho gia đình mình không, mình không biết lo cái gì ngoài ra, coi chừng rất có thể đó là tâm thức bầy đàn, nha. Bửa nay tôi nói toàn là mấy cái chuyện mà làm cho người ta..., nhưng mà nói pháp mà cấm nói thì chết rồi, nha. Và thế nào, mấy cái tay mà kỹ thuật viên hồi là xén, cắt đã luôn. Tính nói một chuyện mà thấy cũng phiền quá thôi, nhưng tôi cũng phải nói. Tôi xin lạy trước vong linh mẹ tôi, tôi không có hèn đến mức mà tôi ăn rồi tôi chống phá tùm lum, nhưng mà sau này tôi nghe nhiều chuyện quá phải cho tôi nói một chuyện. Đó là tất thảy những email, những fanpage, những website mà dính líu tới tên của chúng tôi chỉ đơn giản đó là chúng tôi email chỉ có là toaikhanh77@gmail nha, còn không quí vị vào cái kalamahermitage, chứ còn ngoài ra tất thảy những cái khác chúng tôi không chịu trách nhiệm. Có những cái web mà họ khen chúng tôi lên tới trời rồi họ đạp chúng tôi xuống tới sình, mà cả đám quần chúng mười mấy ngàn người cứ cắm đầu mà tin, tôi không biết là tại sao? Tôi tình cờ vào đó tôi đọc, tôi hết hồn. Tại sao bà con không nhớ rằng tôi còn sống ở đây, còn gặp tôi sờ sờ ở trong room mỗi ngày, có gì không chịu hỏi thẳng, mà cứ đi vào một cái room nào đó rồi cứ tưởng lầm là tôi ở đó, chỉ vì là có cái tên của tôi ở đó có phải chết không? Có phải chết không? Rồi mai này người ta quyên góp, người ta vận động cái gì đó là tôi chịu trách nhiệm hết. Tại sao các vị thông minh quá vậy? Tôi lạy các vị, nha. Bửa nay không nói không được, tôi sợ cái đó lắm. Chẳng thà tôi quyên góp, tôi ăn rồi tôi bị bỏ tù, tôi bị kiện ra tòa, hoặc các vị chửi tôi, mắng tôi, các vị chụp đầu tôi hỏng tức. Còn đằng này chỉ vì cái tên của tôi treo tòng teng ở đó, rồi các vị hùa nhau nguyên một rừng người mà chạy tới đó, mà còn kêu bằng Sư nữa chứ, mà không biết cái room đó của ai, cái trang đó của ai, khổ quá. Bây giờ, một là toaikhanh77@gmail.com, còn không nữa vào kalamahermitage.com hoặc toaikhanh.com, cái đó là của tôi. Tôi không cầu các vị đến nuôi tôi mập như cưỡng, tôi không cầu các vị lấy tiền đổ lên đầu tôi, nhưng mà làm ơn nhớ dùm một chuyện tôi không chịu trách nhiệm những cái gì mà nó ngoài ra cái đó. Tôi sợ lắm. Nó oan, chết như vậy không có nhắm mắt, các vị biết không? Khó liệm lắm. Chết con mắt nó phải vuốt được, nha. Tức lắm. Rồi. Các vị sẽ ngạc nhiên, tại sao tôi đang giảng cái đạo giải thoát mà tôi quay qua một chuyện rất đỗi là phàm tình? Là bởi vì nhiều khi các vị biết không, mình cao một mét sáu, mét tám gì đi nữa, nhưng một chút xíu gai ở dưới gót mà mình không nhổ nó ra thì đứng không có yên. Các vị có là võ sư đi nữa mà một tí bụi vô mắt là các vị cũng như là thua rồi, nha, nhớ nha. Các vị có là ai đi nữa, một cái mũi gai nhỏ xíu dưới gót chân, một tí bụi trong mắt, chỉ chừng đó thôi là coi như là không có được, là không có làm ăn được gì hết, nhớ dùm cái này, cám ơn quí vị nhiều. Xin lỗi đã làm phiền, đã làm gián đoạn cái pháp thoại. Chúng tôi nói tiếp.

1:14:54

01/09/2019 - 05:30 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Chính vì 6 xúc nó quan trọng như vậy đó nên nó là nền tảng cho tất cả thọ, tức là cho đời sống cảm giác của chúng ta, nó là nền tảng cho đời sống kinh nghiệm, ấn tượng của chúng ta, từ nhà Phật chuyên môn gọi là tưởng đó quí vị. Bây giờ chúng ta học tiếp qua...Khoan cũng còn cái tính bỏ qua mà quên. Nói như vậy thì toàn bộ thế giới này mình nói nó là tưởng cũng được, mà nói nó nằm trong chữ xúc cũng được, nằm trong chữ thọ cũng được. Mà nếu nói như vậy thì mình hoàn toàn có thể nói rằng: Cứu cánh cao nhất của người tu là kết thúc không còn tưởng nữa, không còn thọ nữa, không còn xúc nữa.




Ngày nào không còn xúc, không còn thọ, không còn tưởng, không còn tư nữa, … Tư ở đây hôm qua không biết tôi có giảng chưa ta? Xúc, thọ, tưởng, tư. Tư ở đây có nghĩa là những ý niệm thiện, ác trong lúc 6 căn làm việc, nói vậy là hiểu rồi, dầu cho chưa giảng nữa nhưng mà bây giờ nói sơ vậy đó. Tư ở đây tức là cái ý niệm thiện, ác trong lúc 6 căn làm việc với 6 trần. Thì bây giờ muốn không còn sanh tử nữa thì đừng có mấy cái món này. Sự vắng mặt của mấy món này nó chính là Niết Bàn, chính là sự giải thoát tuyệt đối, triệt để, rốt ráo. Và cái con đường dẫn đến sự chấm dứt ấy phải là cái lộ trình hành trì Bát Chánh đạo, làm ơn nhớ dùm cái này, nhớ nha.


LẬU HOẶC 

Tiếp theo mình học về ba lậu hoặc. Ba lậu hoặc ở đây là gì? Thường mình học là tứ lậu, đúng không? Có nghĩa là dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu. Nhưng ở đây thì Ngài lại nói có ba lậu, nghe thì làm như nó ít hơn, mà nghe cái tên thì làm như nó hỏng mắc mớ gì cái kia nhưng mà thật ra nó là gom gọn bốn cái kia. Cái kia là:

* Dục lậu, lậu ở đây có nghĩa là leaking, là cái phiền não mà nó len lõi trong tâm thức phàm phu của mình. Dục lậu là cái lòng ham thích hưởng thụ 5 dục, thì gọi là dục lậu. Lậu đây nghĩa là phiền não nó len lõi gọi là lậu, là Āsava, là thấm rịn, len lõi. Dục lậu là muốn hưởng thụ.

* Hữu lậu là muốn tồn tại, muốn có mặt ở chỗ này, chỗ kia; muốn có mặt ở cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Có người còn ghê nữa, muốn đắc rồi phải có cái cõi Phật nào đó để về, để mà đời đời bất tử, pháp thân vĩnh hằng, bất diệt. Từ đâu nó ra cái ý niệm đó? Là bởi vì những nhân vật bị cái hữu lậu nặng quá. Quá nặng, nó mới lòi ra cái ý niệm về pháp thân. Là họ đã ăn gian chỗ này. Cái gì thuộc về hiện tượng nó có thể bị biến mất; nhưng cái gì thuộc bản chất, thuộc về ý nghĩa, thuộc về trạng thái thì nó không có mất. Biết trong room có hiểu cái đó không ta?

Thí dụ như bây giờ mình hiểu cái chữ Phật là trên khía cạnh hiện tượng: Ngài là một nhân vật lịch sử, một ông hoàng chào đời ở Lumbini biên giới Nepal, trụ thế 80 năm, sau đó tuổi già sức yếu bỏ xác ở một góc rừng Kushinagar. Đó chính là Phật theo nghĩa hiện tượng.

Nhưng mà chữ Phật hiểu theo nghĩa bản chất, nghĩa trừu tượng, nghĩa tinh thần, nghĩa bóng, thì Phật là tánh giác, là cái khả năng hiểu biết, bao dung, yêu thương muôn loài. Phật là khi Ngài còn, thì cái gì trên đời này Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có. Những giá trị tâm linh này dầu Ngài mất đi, nhưng hễ mình nói tới Phật là hình dung ba cái này. Thì cái trạng thái làm sao mất được. Thí dụ như mình nói nước là gì? Lửa là gì? Đất là gì? Những định nghĩa đó làm sao nó mất theo thời gian được. Ngọn lửa có thể tắt. Cục đất có thể bị vỡ, bị tan, bị nghiền nát. Đúng. Nhưng cái trạng thái định nghĩa của ba cái thứ đó làm sao nó mất. Có người do cái hữu lậu, hữu ái nó mạnh quá, cho nên họ không có cam tâm chấp nhận cái chuyện tu hành mấy chục a tăng kỳ, đùng một phát thành Phật rồi xuôi tay bỏ hết, ra đi. Họ chịu không nỗi. Thế là họ mới tìm cách họ mới nắm níu, họ giữ lại cái gì đó. (Họ nói) thật ra là Phật có tới ba thân: báo thân, ứng thân và pháp thân. Báo thân là còn phải thị hiện là sanh, già, đau, chết, xuất gia, khổ hạnh,... Nhưng cái ứng thân là Ngài còn có cái chỗ để Ngài về một cái cõi nào đó sau khi mà Ngài thị hiện hoằng pháp ở đây. Còn riêng pháp thân là cõi tinh thần của Ngài thì đời đời bất diệt.

Nghe thì sướng thiệt, nhưng mà nếu mình truy cho cùng vì đâu mà nó ra khái niệm tam thân? Là bởi vì có những kẻ không có cam tâm. Mà tại sao không có cam tâm? Là bởi vì họ không có học cho thông bài học về bốn đế. Đế đầu tiên, mọi hiện hữu là khổ. Khi mà mình thấy rằng, cái này phải ghi nè: "Ý nghĩa lớn  nhất của Phật Pháp là thấy ra sự vô nghĩa của đời sống", làm ơn ghi dùm tôi cái này: "Ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp là thấy ra sự vô nghĩa của đời sống". Sống hoài để làm cái gì?

Tôi nói hoài trong cái phim Fright Night của Mỹ, phim ma cà rồng, tôi không có coi phim này, mà tôi chỉ coi mấy cái article viết về nó thường thôi, nhưng trong đó có một câu tôi rất là thích. Đó là nhân vật nam nói với nhân vật nữ: "Em nghĩ đi, nếu tụi mình đời đời bất tử không chết thì chúng ta sẽ sống cho cái gì?" Cái câu nó hay quá. Nó hay đến mức mà tôi muốn đem khắc lên bảng vàng bia đá rồi sơn son thếp vàng treo trước cái Thiền viện Kalama mai này. Dĩ nhiên ghi trích dẫn đầy đủ: Phim Fright Night, "Em nghĩ kỹ đi, nếu chúng ta đời đời bất tử không chết thì chúng ta sẽ sống cho cái gì?" Không có được nhiều lắm những người mà thấy ra được cái ý nghĩa của đời sống. Ý nghĩa rốt ráo của đời sống chỉ là sự vô nghĩa thôi quí vị, nha. Cái ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống. Anh sống để làm cái gì? Sống để tụng kinh à? Sống để thuyết pháp à? Sống để ngồi thiền à? Mà ngồi thiền để được cái gì? Để giải thoát. Mà giải thoát là cái gì? Là chấm dứt hết, hay là tiếp tục tồn tại trong một hình thức khác? Anh giải thích cho tôi nghe, giải thoát là cái gì? Các vị thấy không, ngay trong cái ý niệm mà muốn đời đời bất diệt nó đã mâu thuẫn rồi, anh nói bây giờ anh còn hoài để làm cái gì? Anh còn hoài để anh đói ăn, khát uống phải không? Anh nghĩ nếu cái đó kéo dài một tỷ năm, một trăm tỷ, một ngàn tỷ, một triệu tỷ năm thì nó sẽ đi về đâu? Cứ đói ăn, khát uống, yêu đương, giao phối, chỉ vậy hoài hay sao? Hả, anh nghĩ đi?

Rồi anh nói với tôi: " Không, không, không, tôi là Phật tử, tôi muốn sống đời bất diệt để mà tôi tụng kinh, tôi thuyết pháp, tôi ngồi thiền, tôi tế độ chúng sanh. Mà nếu tất cả mọi người đều được đời đời bất diệt, thì như vậy mình sống để làm cái gì? Hả? Ở đây tôi không có chủ trương gọi là hư vô lượng, (?), tôi không có chủ trương quái đản như vậy. Đạo Phật không có chủ trương cái đó, không có chủ trương (?) . Nhưng mà có một điều, các vị tự hỏi đi: Có phải là lý tưởng cao nhất của Phật Pháp, cái ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống, mọi hiện hữu là khổ, dầu trong bất cứ hình thức nào, anh có là Phạm thiên vô sắc, phi tưởng phi phi tưởng hay anh là một con dòi, hay anh là một con giun đất ở trong mấy tầng đất sét đi nữa, anh là một con gián, một con thiêu thân, một con (?), một con uyên ương bay trong gió. Ở đây quên nữa, các vị có biết con uyên ương không cái đã? Nói cả buổi mà có nhiều cái từ quí vị nghe không hiểu mới gớm chứ, à ha, con uyên ương là mấy cái con thuộc cái loại mà giống như phù du vậy đó, nó gắn nhau thành cặp, thành cặp nó bay rồi nó gặp mấy xe hơi mà chạy trên đường cao tốc là nó cứ bám vào cửa kiếng, trời, nhìn ngán không biết là đời nào kiếp nào. Hoặc là ở bên mấy xứ như Việt Nam, Thái Lan, sáng sáng mà ra đồng có cái con bù mắt, có người kêu là con bu mắt, có người kêu là con bù mắt, tôi nghĩ chắc con bu mắt là đúng hơn. Nó bay thành nguyên một cái đám dầy đặc chắc cũng mấy chục ngàn con vậy đó, mà nó bu, nó chích mình, trời ơi, nó khổ quá đi, coi như là sanh vô đó rồi đời đời kiếp kiếp. Có nhiều lần tôi nói tôi sợ làm cái con oyster, ai đi biển thì biết con hào nó bám trong đá, nhìn xa nó y chang như đá, lại gần mới biết nó là một cái thứ sò, ốc mà sống bám vào trong đá. Mình không hiểu nó sống để làm cái gì, không biết buồn vui, yêu đương, nhung nhớ, không có toan tính, suy tư, không có lý tưởng, hành động, không có một cái gì để phụng sự, hy hiến, không có gì hết, nó chỉ là một cục thịt nằm đó mà chờ cái ngày hóa kiếp thôi quí vị. Đấy.

Mà từ cái hữu lậu nó nặng quá, nó mới nẩy ra cái chuyện là có nhiều người mong là uống từng cái chén trà, ngắm từng cái hoa để thấy mình mai này trở về với đất, hòa tan vào đất, tiếp tục tồn tại trong hình hài khác. Mình thấy từng cái giọt nước trong chén trà mai này sẽ về trời thành mây, rồi tiếp tục mưa xuống, bốc hơi đi đâu cũng về trời, cũng quẩn quanh trong khí quyển. Chúng ta có là một chiếc lá, một cành hoa trở về với đất mẹ thì tiếp tục nuôi dưỡng cành lá khác để tiếp tục hiện hữu trong một hình thức khác. Cái tấm thân mấy chục ký lô này mai này dầu đem chôn hay đem thiêu, thì nó sẽ là một phần đóng góp cho đất mẹ để nó tiếp tục nuôi dưỡng những mầm sống khác, cho chúng ta tiếp tục tồn tại hiện hữu trong những hóa thân mới… Nghe trời ơi, nó sướng tê người như vậy, quí vị biết không? Những người mà sợ mất đó, họ nghe nó đã lắm, nha, sướng lắm. Nhưng mà khi mà anh thấy sợ, thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống, anh hiểu không? Thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống, anh muốn dẹp nó. Vì sao vậy? Vì lý tưởng cao nhất của Phật Pháp, ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống. Đó gọi là hữu lậu.

* Còn kiến lậu là sao? Là cái thấy sai. Thấy sai cái gì? Thấy sai ở đây nói rộng ra là cả ngàn trang, gồm có mấy chục cái quan điểm sai, mà nói gọn thấy sai ở đây gồm có hai thôi.

  1. Một, không có thấy được rằng mọi thứ do duyên (các điều kiện) mà có, cho nên từ đó nó mới nẩy sinh ra cái quan điểm rằng vạn vật trong đời là tự nhiên mà có, hoặc là do một đấng chí tôn sáng tạo nào đó an bài, sắp xếp, phù phép ra. Do cái tà kiến đầu tiên là không thấy được rằng mọi thứ do các nhân duyên, điều kiện mà có; từ ấy nó mới dẫn đến cái nhận thức sai lầm về nguồn gốc của vạn vật, cho rằng tất cả tự nhiên mà có, hoặc tất cả là do một đấng cao siêu nào đó sắp đặt, an bài, sáng tạo. 
  2. Cái thứ hai là không thấy rằng cái gì đã có thì phải mất, mà cái mất này cũng không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là do sự sắp đặt của cái đấng nào hết, mà cái mất này lại cũng do duyên nữa. Khi đủ duyên thì nó mất, chỉ vậy thôi. Mà duyên chưa đến thì nó còn.
Mà quí vị biết, cái này nó quan trọng lắm, khi mà anh hiểu được câu thần chú này: " Vạn hữu ở đời do chữ duyên mà có, rồi cái gì đã có thì phải mất đi". Hai câu này nghe nó rất là thường nhưng mà khi anh hiểu kỹ hai câu này, hiểu đủ sâu và đủ rộng thì anh đánh bạt tất cả tà kiến trên đời. Anh không còn tin vào cái chuyện mọi thứ tự nhiên mà có hay do một đấng cao xanh nào đó sắp đặt, an bài, sáng tạo. Không có. Mà tất cả do duyên, do các điều kiện, mọi thứ ở đời do các điều kiện mà có và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô vàng những thứ khác. Các vị nhớ nha. Nhớ cái này không ta? Bài giảng hôm nay các vị có ghi âm không? Bài giảng này rất quan trọng, nha.

Có nghĩa là mọi thứ ở đời do duyên mà có, có nghĩa là không phải tự nhiên, mà cũng không phải do cái đấng nào tạo ra, mà nó do các điều kiện, và khi đã có rồi, nó cũng phải mất đi, mà cái mất đi ấy cũng phải do các duyên, chứ không phải là do tự nhiên hoặc là do một đấng cao siêu nào đó, mà cũng phải là do các duyên mà có, rồi cũng do các duyên mà mất. Làm ơn nhớ dùm cái này, rất là quan trọng. Đọc cái câu này một tháng, hai tháng, một năm, hai năm từ từ nó sáng bừng ra, chỉ hai câu này nó là chìa khóa mở banh chành té bẹ tất cả những cái tà kiến, những hoang mang, nghi hoặc, những điên đảo, mộng tưởng, viễn ly, nhất thiết điên đảo mộng tưởng, chỉ vì chìa khóa này.

Cái chìa khóa này theo tôi nó còn ghê hơn là "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha" tại cái kia là cái câu kết, nó chốt lại cái bài Bát nhã tâm kinh, nhưng mà riêng tôi thì Bát nhã tâm kinh phải được chốt lại bằng câu này: "Vạn hữu ở đời do duyên mà có và cũng do duyên mà mất đi". Đó chính là cái nội dung. Còn dĩ nhiên cái câu minh chú vô thượng chú Yết đế không phải là dỏm, nhưng mà nó quá khó hiểu, nó trừu tượng, nó từ gốc tiếng Phạn là: "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha": Hãy đi đi, hãy lên đường, hãy qua bờ khác, đừng có tiếp tục đừng có dậm chân ở lại bờ này nữa. Bờ này là cái gì?


01/09/2019 - 08:09 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Là lối mòn, là con đường xưa em đi, nha. Cứ bao nhiêu kiếp rồi, cứ con đường cũ mà đi hoài hà: Thích, ghét, ghét, thích, thích, ghét, ghét, thích. Bây giờ hãy lên đường, hãy qua bên kia sông, đừng tiếp tục dậm chân trên những lối mòn của ngày xưa, ngày cũ nữa, nha. Rồi như vậy thì đó là kiến lậu.

* Vô minh lậu là sao? Vô minh lậu này ảnh được kể cuối nhưng ảnh là gốc của tất cả. Vô minh lậu là không biết 4 đế là gì. Từ cái chỗ không biết 4 đế là gì, nó mới lòi ra cái dục lậu, thích hưởng tùm lum. Hữu lậu là muốn tồn tại là muốn tồn tại khắp nơi. Kiến lậu là thấy bậy, thấy bạ, không có đúng sự thật. Thì cả ba cái này từ cái gốc là vô minh. Mà theo ở trong tinh thần của Phật Pháp thì kể cho vui vậy thôi, chứ thật ra các thứ phiền não nó hỗ tương nhau, vô minh lúc này nó hỗ trợ cho tham và tà kiến lúc kia; nhưng tham và tà kiến lúc kia nó lại hỗ trợ cho vô minh lúc khác. Biết trong room có hiểu cái đó không ta?

1:29:54

Lá mục, phân bón nó nuôi lớn cây cỏ. Cây cỏ mai sau nó trở thành lá mục nó nuôi lại cây cỏ khác, nghe kịp không? Nhưng mà khi cần thì mình phải cắt khúc ra mình nói: "Cây cỏ ở đây nó tốt ghê lắm nha, nhờ lá mục đó, ở đây hay quá". Ruộng này nó tốt là tại sao? Là vì nó có mấy cái gốc rạ mục của mùa trước, cho nên ruộng của miền Nam nó tốt. Có những cái cây lúa miền Nam nó cao một mét, mét hai mà trong khi lúa miền Trung, miền Bắc tôi ra ngoài đó tôi thấy nó cao chưa tới cái đầu gối nữa. Vì sao? Là vì đất ở ngoài đó nó cằn. Mà khi nó cằn thì lúa nó hỏng có cao. Mà khi lúa nó hỏng có cao thì người ta cắt rồi, cái phần dư lại hỏng bao nhiêu hết. Mà khi nó dư lại không bao nhiêu thì cái phân nó ít. Mà cái mùa này để lại phân ít thì lúa mùa sau lúa nó không có tốt. Mà chính lúa không tốt cho nên rạ nó thấp. Mà rạ nó thấp nó không để lại nhiều phân. Mà vì rạ nó không để lại nhiều phân cho nên lúa nó thấp. Mà vì lúa nó thấp cho nên rạ nó thấp. Mà rạ thấp thì không để lại nhiều phân. Và do không để lại nhiều phân cho nên là lúa nó thấp. Mà vì lúa nó thấp cho nên rạ nó thấp. Mà rạ nó thấp cho nên nó không để lại nhiều phân.

Còn trong miền Nam thì do đất nó tốt, cho nên cây lúa nó cao, mà hễ cây lúa nó cao thì gốc rạ để lại nó cao, mà gốc rạ cao thì phân nó nhiều, phân nó nhiều mai mốt lúa nó tốt, mà lúa nó tốt thì rạ nó cao. Rạ nó mình cắt để lại dài lắm. Mà hễ rạ nó nhiều thì phân nó tốt, mà phân nó tốt thì lúa nó cao. Mà lúa nó cao thì rạ nó cao, rạ nó dài. Rạ nó dài thì phân nó tốt, phân nó tốt thì lúa nó cao. Cho nên bây giờ bà cố tôi không biết là cái đứa nào nó bắt đầu nữa. Tức là không biết là lúa nó tốt rồi rạ nó cao, hay là rạ nó cao thì lúa nó tốt, tôi không có biết, nhưng mà đại khái nó là như vậy đó. Quí vị mà không hiểu là tôi nói tới chiều luôn, nha.

Các vị còn nhớ cái câu chuyện mà tôi kể mà "Hai con một hột" không? Tôi khoái câu chuyện đó lắm quí vị biết không? Là trong tù, cái anh chàng đó chuyện ngắn là ảnh vô duyên, ảnh kể chuyện tếu cho tù. Thì bửa đó thằng đại ca nó nói: "Bây giờ anh cứ nghe người ta kể hoài không có được, bây giờ anh phải kể cho người ta nghe chứ". Ảnh nói: "Chuyện của tôi vô duyên lắm", đại ca nói: "Kệ đi cứ kể đi". Ảnh nói: "Nhà tôi hồi đó bán gạo, rồi tới mùa nước lũ nó lên thì phải dời mấy cái bao gạo sợ nước nó ngập, khi dời như vậy thì trời ơi nó bể cái bao gạo rồi có kiến, mấy con kiến nó đói nó tha gạo, cứ hai con một hột, hai con một hột." Mà ảnh cứ bao nhiêu đó ảnh kể hoài, mà cái đám tù nguyên cái phòng mấy chục đứa nó ngủ sạch. Lát sau thằng đại ca nó giựt mình thức dậy nó vẫn còn nghe thằng này, cứ ngủ gà, ngủ gật mà miệng cứ: "hai con một hột", nó mới chửi thề chứ: "Trời ơi, cái câu chuyện gì mà nó vô duyên quá vậy?". Nó nói "Đại ca ơi, nãy giờ em mới làm có nữa bao hà, nếu mà đại ca thấy ồn, thôi mai em làm nữa bao nữa".

Các vị có biết là câu chuyện đó không phải là câu chuyện cười đâu quí vị, câu chuyện đó nó sâu lắm quí vị. Toàn bộ đời sống chúng ta là một chuỗi dài vô nghĩa, các vị à, nó vô nghĩa. Cứ hai con một hột, hai con một hột hoài. Sáng đi làm chiều về, đi làm chiều về, tới cuối tuần, một là trùm mền ngủ, còn hai nữa là, đàn ông thì làm vườn, đàn bà nấu ăn, mời bạn bè tới hát karaoke, hay tiệc tùng gì đó rồi Thứ hai đi làm tiếp. Mà cứ như vậy, con còn nhỏ thì đem đi gởi, con lớn thì đem nó bỏ ở trường nội trú, bán trú gì đó. Mà cứ mấy chục năm, con lớn nó như những cánh chim xa, đứa bay theo gái, đứa bay theo trai, đứa lấy chồng, đứa theo vợ. Còn cặp vợ chồng sống tới tuổi hưu, cứ như vậy, một là về xứ Việt Nam, hai là vô nhà già nằm chờ chết mà cứ hết thế hệ này qua thế hệ khác, cứ là "hai con một hột, hai con một hột" nha.

Chính vì vô minh trong 4 đế, không thấy rằng mọi sự ở đời là khổ nên chúng ta mới thích tùm lum, mà thích cái này cái kia cũng là thích trong khổ, mà hễ còn thích trong khổ thì còn tiếp tục khổ.

Cho nên 4 sự thật ở đây là gì? 
  1. Một, mọi hiện hữu là khổ. 
  2. Thứ hai, thích cái gì cũng là thích trong khổ, còn thích trong khổ là còn đầu tư khổ. 
  3. Muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa. 
  4. Sống bằng ba nhận thức này thường xuyên, liên tục, chính là con đường thoát khổ. 
Khi không hiểu được 4 sự thật này được gọi là vô minh lậu. 

Đó là giảng về tứ lậu.

Nhưng trong kinh này Ngài không nói tứ lậu, Ngài nói ba lậu thôi. Ngài nói là dục lậu, sắc lậu và vô sắc lậu, là sao? Dục lậu ở đây có nghĩa là tứ lậu trong cõi dục. Sắc lậu là tứ lậu mà trong cõi sắc. Và vô sắc lậu ở đây là tứ lậu trong cõi vô sắc. (Mà tứ lậu là nãy giờ tôi giảng đó).

Có nghĩa là trong một bài kinh khác Phật dạy, con chó mà nó bị trói vô gốc cột, nó có cắn cào quào sủa cở nào đi nữa thì nó cũng không rời gốc cột. Kẻ phàm phu còn sống ở trong tà kiến, trong ngã chấp thì nó có đi lên trời hay nó về biển thì nó vẫn tiếp tục quẩn quanh ở trong chừng ấy, cảnh giới của ái, mạn, kiến, nghi. Nhớ nha, cái này quan trọng lắm. Nó cứ quẩn quanh đời này sang đời khác, giờ nó có xuống biển sâu nó làm cái loài vi sinh vật ở trong cái rãnh núi Marina hay nó lên nó làm con vi khuẩn trên đỉnh Everest, nó làm con anaconda ở trong rừng Amazon Nam Mỹ, hay nó làm con còng gió, con thòi lòi ở rừng Năm căn, Cà Mau. Thì nó đi đâu đi nữa, nó làm một quí bà ở New york, ở Roman, hay ở New Zerick, Paris, London, hay là ở Thượng Hải, sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube, tất thảy nó đi đâu, nó cũng mang theo cái vốn liếng hành trang của nó là 4 lậu thôi. Một là dục lậu, nó muốn hưởng tùm lum. Hữu lậu là nó muốn có mặt đời đời không mất. Còn kiến lậu là nó không chịu hiểu rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Và vô minh lậu là nó không chịu hiểu được 4 sự thật rằng cái gì ở đời cũng là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ; còn thích khổ là tạo khổ, còn đầu tư khổ; còn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Thường xuyên sống trong ba nhận thức đó được gọi là con đường thoát khổ.

chính vì 4 cái lậu này theo mình từ cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc cho nên Đức Phật trong trường hợp này Ngài không nói 4 lậu mà Ngài nói dục lậu, sắc lậu và vô sắc lậu, là như vậy đó, thưa quí vị. Bốn cái này nó theo chúng ta đời đời kiếp kiếp. May là gặp Phật Pháp thì có cơ hội nghe, đọc lai rai chút đỉnh, còn cái thứ không biết Phật Pháp cái đầu nó đơ ra, nó không biết mình là ai, ở đâu mình tới, mình sẽ về đâu và bây giờ mình nên làm gì, mình hoàn toàn không hề biết, sống như là một cái con gì, thuần túy là bản năng.

Trong kinh nói rất rõ, mình sống giống cái loài nào mình chết về cái loài đó. Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, cái cây nước mặn nó phải về nước mặn, con cá nước mặn nó phải về nước mặn, cái cây nước lợ nó phải về nước lợ, cái cây sống ở sình nó phải về sình nó sống, ở trên bờ nó chết liền. Cái chủng loại nào nó phải về cái phương trời, cái bối cảnh, cái môi trường thích hợp với nó. Cái bối cảnh môi trường thích hợp với mình như thế nào là nó đều dựa vào cái tâm tư, cái tâm thức, cái vốn liếng, cái hành trang tâm linh của chúng ta, cái tinh thần của chúng ta. Trước đây chúng ta sống bằng vốn liếng, hành trang, tâm linh, tinh thần thế nào thì cái vốn liếng ấy nó bao gồm những cái ta thích và những cái ta ghét. Hai thứ đó nó trở thành hướng dẫn hành động, và từ những hướng dẫn hành động ấy, nó đưa ta trôi dạt về những phương trời miên viễn, chiêm bao, mà chủ yếu là hoang tưởng, hoang đường, điên đảo, mộng tưởng, nha. Chúng ta làm con dòi, chúng ta thấy đống phân là tuyệt vời. Chúng ta làm con sâu, chúng ta thấy cái lá, cái kén lá là tuyệt vời. Chúng ta làm con thú ăn thịt sống, con beo, con sư tử mình thấy máu tươi là tuyệt vời. Mình làm con người thì mình thấy thế giới của con người là tuyệt vời. Trong thế giới con người ấy, dân Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc, mỗi Châu lục nó có kiểu tuyệt vời khác nhau, thưa quí vị.

Bây giờ đã đúng giờ tôi phải nghỉ, nghỉ mệt ngày mai giảng tiếp. Cái kinh này tôi không biết giảng bao giờ mới hết, thưa quí vị. Tôi mệt rồi, cho tôi nghỉ sớm.

Mục lục các bài giảng
[Image: blnk.gif]
(Hết)
Reply
Khổ có 3 loại:

  1. Khổ khổ: hiểu đơn giản là khổ chồng lên khổ, là cái khổ tâm lý, khổ do phiền não gây ra: ở xa người mình thương, gần người mình ghét, muốn mà không được, khổ do tham, do sân si, ganh tỵ, ghen tuông... Đây là cái khổ có thể tận diệt nhờ thực hành pháp.
  2. Hoại khổ: là cái khổ cảm nhận được khi mọi thứ đều đi đến kết thúc, chấm dứt, không có gì tồn tại mãi. Ngay cả khi con đang hạnh phúc bên người mình thương, hoặc đang ở một nơi đẹp đẽ, một cuộc sống thích ý, con vẫn mơ hồ cảm nhận được một nỗi khổ sâu kín, một nỗi lo sợ những thứ tốt đẹp này sẽ không ở với mình lâu...bởi vì thâm tâm con biết nó không bao giờ còn mãi, nó sẽ chấm dứt. 
  3. Hành khổ: khổ do tất cả mọi thứ trong thân tâm mình đều trong quá trình diễn tiến không ngừng nghỉ, như một sự áp bức, không chạy đâu cho thoát. 
Hai loại khổ sau này là để chứng nghiệm, không thể tận diệt, bởi vì nó là bản chất của thế gian.
Reply
Bác abc,

LTP không biết hỏi ai, nên ngần ngại mãi, cuối cùng đành hỏi bác vậy.

Bài giảng Kinh Lời Cảm Hứng của Sư Toại Khanh (post # 170-172) hình như không dính líu chi đến bài Kinh Tăng Chi 6.62 (post # 169) chi hết, bác ạ.  

Nếu quả như vậy, bác có biết Sư giảng bài Kinh nào thay vì bài Kinh Lời Cảm Hứng?  

Cám ơn bác nhiều.

LTP
Reply
Sư Toại Khanh giảng KTC Hatthisàriputta Con đường đến bờ kia và các Kinh Khác (KTC 6.61-6.63) (1-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

KTC 6.61 Con đường đến bờ kia (post #151, p 11)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190527.KTC.6.60%20Hatthisariputta

Bài kinh này nói về giáo lý duyên khởi, mà nói đến giáo lý duyên khởi thì tôi bắt buộc phải quay lại công thức mà quý vị đã học xưa giờ. Thứ nhất do vô minh duyên hành, mới có hành duyên thức. Vô minh ở đây là gì? Vô minh là sự không biết gì về bốn đế, tức bốn sự thật. Sự thật đầu tiên là không biết mọi sự ở đời là khổ, trong bất cứ một tình huống, một môi trường, một điều kiện nào, thì mọi hiện hữu của chúng ta trên đời này đều là khổ. Dầu ở cảnh giới nào, sang hèn, giàu nghèo, trí ngu... mọi điều kiện hoàn cảnh đều là khổ mà chúng ta không biết điều đó. Chúng ta cứ hiểu chữ khổ theo nghĩa cạn là nghèo, tức là khi nào bị cái gì bất toại mới khổ, muốn không được mới khổ, khi gần người ghét mới khổ, khi xa người thương mới khổ, bệnh, chết là khổ. Hiểu như vậy thì mới hiểu một góc. Cái cuối cùng mới là sâu, sự có mặt của năm uẩn là khổ. Người Việt Nam khi nói đến khổ đế thường nói đến sanh già đau chết, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần, sầu bi khổ ưu não v.v. nhưng mình quên đọc câu cuối rất ngắn, nói gọn lại sự có mặt của năm uẩn là khổ. Đó là câu chốt lại của nội dung của khổ đế. Chính vì không hiểu rằng mọi hiện hữu là khổ, cho nên chúng ta không hiểu đến sự thật thứ hai là khi mọi hiện hữu là khổ thì mình thích cái gì cũng thích trong khổ. Và từ đó dẫn đến sự thật thứ ba, muốn hết khổ thì đừng có tiếp tục thích trong khổ nữa. Khi sống được trong nhận thức về ba sự thật đó thì coi như chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ. Khi chúng ta tu tập Bát Chánh Đạo có nghĩa là chúng ta đang từng phút đang từng giờ sống trong ba nhận thức đó, nhận thức thứ nhất mọi sự là khổ, thứ hai thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.Khi từng giờ từng phút sống trong ba nhận thức đó là chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ tức là đạo đế. Khi không hiểu được bốn sự thật này thì gọi là vô minh trong bốn đế. Chính từ vô minh trong bốn đế mới dẫn đến hai thái độ sống:

1. Chúng ta trốn khổ tìm vui bằng tất cả các ác nghiệp, tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, sát sanh, trộm cướp, lừa đảo, lật lọng, làm cho người khác phải rơi lệ, đổ máu v.v. chỉ vì một mục đích là trốn khổ tìm vui.

2. Cũng do vô minh trong bốn đế chúng ta trốn khổ tìm vui bằng cách tu tập các hạnh lành, bố thí, trì giới, phục vụ, sống vị tha, nghe pháp, trao dồi kiến thức, quan điểm, tín ngưỡng, quan điểm xã hội, quan điểm dân tộc, quan điểm quốc gia v.v. Chúng ta làm tất cả các điều lành để cầu quả nhân thiên.

Như vậy do vô minh trong bốn đế mới dẫn đến hai thái độ sống đó là sống ác và sống thiện. Lẽ ra một người mà hiểu được bốn đế là gì thì dĩ nhiên họ vẫn tiếp tục sống thiện, nhưng họ sống thiện không phải cầu quả nhân thiên, mà họ sống thiện chỉ vì không thể sống ác. Khi mình hiểu được bốn đế mình không thể sống ác được, cho nên lý do đầu tiên một người hiểu được bốn đế không thể sống ác thì họ phải sống thiện. Lý do thứ hai, họ sống thiện để hướng đến quả giải thoát không còn thiện ác buồn vui nữa. Như vậy ở đời có 3 nhóm:

Nhóm 1: Trốn khổ tìm vui bằng cách hại mình hại người
Nhóm 2: Trốn khổ tìm vui bằng cách làm lành lánh dữ
Nhóm 3: cũng làm lành lánh dữ nhưng không phải trốn khổ tìm vui mà không còn thiện ác buồn vui

02/07/2019 - 01:07 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Nhóm thứ ba là cực hiếm. Chính vì có vô minh trong bốn đế mới có các nghiệp thiện ác. Từ các nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai vào các cõi. Có nghĩa là khi mình làm các nghiệp ác là mình đã tạo ra một lô tâm đầu thai về các cõi khổ, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, A tu la. Khi làm các việc lành là chuẩn bị tâm đầu thai vào các cõi vui, ví dụ như cõi người, cõi dục thiên hay cõi Phạm thiên. Như vâỵ nghiệp thiện ác dẫn đến tâm đầu thai về các cõi. Từ cái chuyện mình có tâm đầu thai mình mới có mặt ở các cõi. Khi mình có mặt ở các cõi thì mới có chuyện mình sở hữu các căn, có nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bây giờ mới có vấn đề, càng lúc nó càng mở sâu và mở rộng ra.

Bây giờ trở lại kinh này, xúc là một phần riêng biệt, trong chú giải có nói xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là chặn giữa cũng là một phần riêng biệt. Vấn đề ở đây ái là sự kết nối giữa ba phần riêng biệt ấy. Trong bản tiếng Việt: Ái là người thợ dệt. Dịch như vậy hoàn toàn không sai nhưng làm cái nghĩa nó tối đi. mà ở đây mình phải hiểu xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt, vì sao có cách nói này, lẽ ra chúng ta phải biết hễ có sáu căn mắt tai mũi lưỡi... thì không thể tránh sáu xúc hết, có con mắt thì phải có sự tiếp xúc với cái mình thấy. Có lỗ tai thì phải có cái để mình nghe. Cái để mình thấy là hình ảnh, là hình dáng là màu sắc, cái để tai nó biết đó là tiếng động hay âm thanh xa gần, dễ nghe hay khó nghe, rõ hay không rõ v.v. Như vậy có sáu căn đương nhiên là phải có sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu xúc. Vị Phật cũng vậy Ngài cũng có sáu căn mà cũng có sáu xúc. Nhưng vấn đề ở Ngài và mình khác nhau ở chỗ này. Ở Ngài, cái nào ra cái đó. Có nghĩa là ở Ngài, Ngài đang đi trên đường thì Ngài biết là mình đang đi, một cái lá rớt xuống, thì Ngài biết là cái lá rớt xuống, Ngài không có đi xa hơn mình. Còn mình thì từ cái chuyện chiếc lá rớt xuống mình thích hoặc là ghét, mình nghĩ đến bao nhiêu chuyện để mình thích để mình ghét. Thich là sao? Mình thấy trong một buổi chiều vàng nắng hạ có một chiếc lá vàng rơi trong một cơn gió chiều mát mát hiu hiu, nó gợi nhớ cho mình bao nhiêu là chuyện xưa, chuyện cũ, hoặc nó làm cho mình miên man hoài vọng vào một ngày mai trùng phùng tái ngộ với ai đó. Hoặc là mình đang đắm đuối miên man trong một buổi chiều vàng thiệt đẹp. Chỉ là một chiếc lá thôi mà nó dắt mình về một phương trời xô dạt. Phải nói là rối rắm như vậy, nhưng Đức Phật thì không, Ngài đi chỉ là đi thôi, Ngài thấy chỉ là thấy thôi, cái lá chỉ là cái lá thôi, Ngài không có đi xa biền biệt như mình. Cho nên đối với Ngài, xúc là một chuyện rất là riêng. Xúc tập khởi có nghĩa là gì? Chữ "tập khởi" ở đây ám chỉ cho sự đam mê ở trong xúc. Giới có nghĩa là gì? Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được. Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, Tỷ kheo được ăn, có những món Tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở. Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. Cho nên mình nói tu là tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tam tạng, là ba bảy bồ đề phần, là bát chánh đạo, la tam học v.v. Nhưng mà nói gọn lại tu học là một lộ trình là một hành trình làm việc với sáu xúc.

02/07/2019 - 02:17 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Làm việc bằng cách nào? Cái nào để yên cái đó, thấy chỉ là thấy, đừng có suy diễn thêm nữa. Mình khổ là bởi vì mình suy diễn nhiều quá. Chỉ nghe một câu nói của ai đó mình về mình tơ tưởng, dệt mộng, thương nhớ, để mà tương tư, để hoài vọng ...Chỉ một câu nói để mình sống nhiều với tham. và có đôi khi chỉ vì một câu nói mình sống nhiều với sân. Có nghĩa là một câu nói mà người ta vô tình hay hữu ý mà tối mình về mình gặm nhấm, mình thấm thía, mình tiêu hóa một mình mình, nghĩ rằng họ nói như vậy là họ đã xúc phạm mình, họ làm tổn thương mình, họ đã coi thường mình, họ đã hạ bệ mình, v.v và v.v. Chỉ một câu nói thôi mình đi quá xa. Cho nên ở đây mới nói rằng, xúc là một cái rất riêng biệt, cái niềm đam mê trong xúc rất là riêng biệt. Xúc diệt là gì? Xúc diệt chính là mình tu làm sao để mai mốt đừng có sáu căn. Không có sáu căn làm gì có sáu xúc. Cho nên, xúc diệt ở đây chính là hành trình bát chánh đạo. Sẵn đây tôi cũng nói luôn, là tùy văn cảnh, tùy cái bài kinh mà ta hiểu có chỗ xúc diệt ở đây là sự biến mất của sáu xúc, có chỗ xúc diệt ở đây chính là Niết Bàn, tùy chỗ mà hiểu. Nhưng mà cái gì đã nối kết tất cả các thứ này lại? Cái gì là sự nối kết mấy cái này? Có nghĩa là chính vì chúng ta không có hiểu được mỗi thứ là riêng biệt mà chúng ta gom chung lại, chúng ta gắn lên đó một cái mark, một cái nhãn, đây là ông A, đây là bà B. Thay vì mình hiểu cá nhân nào, nam phụ lão ấu, đẹp xấu giàu nghèo, tất thảy đều là những phần riêng biệt cộng ghép nhau mà ra. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng và không hề có một đống phụ tùng nào trong một chiếc xe. Có nghĩa là sao? Khi đã gọi là xe thì tất cả món phụ tùng đã được ráp lại hoàn chỉnh. Lúc đó, không được gọi là đống phụ tùng mà phải gọi nó là chiếc xe. Nhưng khi mình tháo rời nó ra từng phần thì chiếc xe biến mất, lúc đó chỉ còn đống phụ tùng. Ở đây cũng vậy, ở đây lẽ ra mình cũng hiểu từng phần, nhãn xúc nhĩ xúc từng phần riêng biệt, còn mình thì gom chung nó lại thành một đống, mình gọi nó là ông A, bà B, là tôi, là ta, là chúng tôi, là chúng ta. Ai mà đụng đến khối này tức là họ đã xúc phạm, họ đã làm tổn thương mình, lớn chuyện là ở chỗ đó. Và cái gì dẫn đến nhận thức đó? Chính là do Vô Minh trong Bốn Đế, từ vô minh trong bốn đế cho nên mới dẫn đến tà kiến, dẫn đến tham ái, tà kiến là thấy sai, tham ái là sự chấp chặt, đam mê, đắm đuối, mà hễ mà có đam mê đắm đuối thì đương nhiên phải có bất mãn. Bất mãn chính là tâm sân, bất mãn là một tên gọi khác của khổ. Chính vì vô minh trong bốn đến cho nên chúng ta mới hiểu lầm này nọ, và chính vì có hiểu lầm nên mới có ghét thương, mới có đam mê và bất mãn. Trong khi mình phải hiểu rằng mọi thứ nó là một phần riêng biệt. Ai? Cái gì đã gắn kết mọi thứ? Đó chính là ái. Nói vắn tắt, ở đâu có ái ở đó có vô minh, ở đâu có ái ở đó phải đương nhiên còn khả năng sanh tử. Cho nên sự kết nối ở đây có 2 nghĩa:

1. là kết nối giữa sáu căn vốn dĩ không tội lỗi với sáu trần vốn dĩ không tội lỗi, nhưng chính vì cái ái nó gắn kết hai cái này lại nó trở thành ra tội lỗi, thích một cái gì đó là một tội lỗi, bất mãn trong một cái gì đó cũng là một tội lỗi. Mặc dù nói theo ngôn ngữ thế gian thường tình, tội lỗi ngoài đời nó khác, tội lỗi là cái gì đó mà xã hội lên án, đạo đức lên án, pháp luật lên án, dư luận, quan điểm của quần chúng, thiên hạ lên án, cái đó mới gọi là tội lỗi. Nhưng riêng trong Phật pháp, cái gì mà nó do phiền não thúc đẩy, cái gì mà có thể tạo ra quả xấu ở đời sau thì cái đó được gọi là tội lỗi gọi là Bawa kamma, Akusala kamma. Ở trong đạo Phật rốt ráo như vậy đó. Theo như trong kinh Phật một ruộng muối cũng là muối, một lu muối cũng là muối, một muỗng muối cũng là muối, một hạt muối cũng là muối. Đó là Phật pháp, còn cái kiểu ngoài đời họ nói chữ tội lỗi phải là một tô muối, một thùng muối, một lu muối, một ruộng muối mới là muối, còn một muỗng muối, một hạt muối thì họ không kể. Nhưng đừng có coi thường một muỗng muối, có vị nào coi thường, các vị hãy tưởng tượng, trong một ly nước lọc, người ta bỏ vô một muỗng muối, đối vơi mình một muỗng muối nó nhiều hay ít? khó nói lắm. Ly nước lọc mà bỏ một muỗng muối vô thì hình như hơi nhiều, còn một hạt muối nhiều hay ít? Tôi nghĩ cũng tùy chỗ, có nhiều chỗ cũng lớn lắm không phải nhỏ. Thí dụ các vị đang ngủ, mà tôi bỏ một miếng muối hột trong miệng các vị, thì một miếng muối hột là hơi nhiều. Hoặc trong con mắt của mình, mình chỉ dính một xíu muối bột thôi là mình thấy 12 ông trời. Cho nên muối muôn thuở đều là muối, dù ít cách mấy, dù nhiều cách mấy cũng là muối. Tội lỗi dầu ít hay dầu nhiều cũng là tội lỗi. Nhớ rõ điều đó. Từ nay về sau mình khỏi hoang mang thắc mắc, mình không biết mình đi chùa mà tôi bực mình như vậy có tội hay không? Khỏi cần thắc mắc chỉ cần nhớ: "một muỗng muối để cạnh một lu đường thì muỗng muối ấy vẫn cứ là muỗng muối, một muỗng đường nằm cạnh một lu muối thì muỗng đường ấy vẫn cứ là muỗng đường." Đây là công thức rất là khoa học. Cho nên chính vì không có trí tuệ nhận thức hiểu biết trong bốn đế, không biết được mọi sự đều là khổ, không biết thích cái gì cũng là thích trong khổ, nên người ta mới tiếp tục đầu tư trong khổ. Chẳng qua là người ta trốn cái khổ này đi tìm một lối thoát bằng cách là đến với một cái khổ khác mà thôi. Điều này nếu không học Phật pháp thì ta không có biết. Cho nên xúc là một phần riêng biệt, và cái niềm đam mê trong ấy cũng là một phần riêng biệt. Mà sao có niềm đam mê ấy chính là vì có tham ái kết nối mọi thứ với nhau. 

03/07/2019 - 03:16 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên trong kinh mới có cái giai thoại. Ngày kia có hai vị Tỳ kheo ngồi nói chuyện với nhau, một vị thì nói rằng tội lỗi trầm luân là do mắt tai mũi lưỡi mà ra, do sáu căn mà ra. Một vị thì nói tội khổ trầm luân là do sáu trần sắc thanh hương vị... mà ra, hai vị đó đều là phàm tăng. Có một vị cư sĩ thánh nhân đắc quả Thánh tình cờ nghe được vị đó mới xin góp ý: " Thưa ngài, mắt tai mũi lưỡi không có tội, sắc thanh khí vị xúc, những gì ta nghe thấy nếm ngửi đụng cũng không có tội. Cái tội ở chỗ chính là chúng ta khi mắt thấy tai nghe mà ta đem lòng đam mê, tội khổ trầm luân. Giống như con bò trắng rất là riêng biệt, con bò đen rất là riêng biệt. Sở dĩ hai con bò này dính chùm với nhau là vì nó bị kết nối bằng một sợi dây thưa hai vị". Câu chuyện này na ná bên Thiền Tông Bắc truyền có câu chuyện ngày kia Tổ Huệ Năng trong thuở cơ hàn vô danh, nghe hai vị tăng nói chuyện với nhau một vị nói lá cờ lá phướng phất phơ, vị kia nói do gió thổi phất phơ. Ngài Huệ Năng nói không phải phướng động hay gió động mà tâm các vị động. Các vị thấy nó động là nó động.

Thì ở đây mình thấy bài kinh này, xuống phía dưới cũng vậy, ở trên nói về xúc ở dưới nói về ba thời quá khứ hiện tại vị lai. Quá khứ đã đi qua hãy để nói trôi vào dĩ vãng, tương lai nó chưa đến hãy để tương lai ngủ yên, đừng quấy động tương lai. Hãy sống hết mình với hiện tại, nghĩa là sống chánh niệm. Tôi nói thiệt với bà con, khi bà con là một hành giả rốt ráo, bà con sẽ thấy chúng ta không có nhiều thời giờ để tưởng tiếc quá khứ, chúng ta không dư thời gian để hoài vọng tương lai. Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở vào ra, ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu, ghi nhận tâm thiện, tâm ác, ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện, chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi. Mình không có nhiều thời gian để tưởng tiếc quá khứ hay hoài vọng tương lai đâu quý vị. Nhưng chính vì kẻ phàm phu không có tu tập không có học hỏi giáo pháp, không có hiểu được cái đó, cho nên chúng ta làm mất cái hiện tại, bằng cách là đợi nó thành quá khứ mới quan tâm, hoặc là quan tâm quá sớm khi nó chưa đến. Cứ nghĩ nhiều về tương lai và tiếc nuối quá khứ. Một đời chúng ta là một đời lầm lỡ,một đời lỡ làng, một đời dỡ dang. Cái hiện tại để nó trôi đi, qua rồi thì tưởng tiếc, mà chuyện này xảy ra nhiều lắm quý vị. Khi chúng ta có nhau, chúng ta coi thường nhau, chà đạp nhau, xúc xiểm, báng bổ, chúng ta là tổn thương nhau, xúc phạm nhau. Khi mất nhau rồi chúng ta mới tiếc thương nhau, thì khi đó hình như đã muộn. Có bao nhiêu người con biết quý mẹ, biết quý cha, biết quý ông bà, khi mà các bậc trưởng thượng ấy còn sống. Đợi họ khuất núi rồi mới bắt đầu thấy tiếc. Tại sao bữa đó không chịu khó đi chuyến tàu trể hơn về để gặp, tại sao buổi đó sợ trời tối, tại sao hôm đó sợ tuyết rơi, tại sao hôm đó giận chi câu nói của mẹ, tại sao buồn phiền chi lời nói của cha mà không về, để rồi bây giờ họ đã về đất. Bây giờ có ra mộ nằm đó mà khóc ba ngày đêm thì có được gì đâu. Tại sao ngày xưa ngoại còn mình không thương ngoại, tại sao ngày xưa chị còn, anh còn, em gái mình còn mình không thương, để bây giờ mình đã mất họ, tại sao ngày xưa mình nói chi câu nói đó, tại sao ngày xưa mình nghĩ bậy về nhau như vậy. Tại sao ngày xưa mình có hành động kỳ cục như vậy. Chúng ta toàn là sống như vậy không thưa quý vị. Đa phần chúng ta dành phần lớn thời gian cho chuyện cũ, tiếp theo chúng ta dành thời gian cho trù hoặc toan tính cho tương lai. Không có ai mà sống hết mình cho hiện tại. Trong khi đó chúng ta biết rằng thời gian để mình sống chỉ là những gì đang diễn ra trước mắt, và khoảng thời gian ấy chỉ là từng tích tắc, tích tắc. Các vị nhớ cái này mới thấy run, ở đây trong đây phân tích rất là rõ, tương lai là cái gì đó rất riêng, hiện tại là cái gì đó rất riêng và quá khứ là cái gì đó rất riêng. Những gì ta thấy rất là riêng...

Lạc khổ cũng vậy, lạc là cái gì đó dễ chịu và khổ là cái gì đó khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc, do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu đừng đi xa hơn nữa, cái khó chịu chỉ là cái khó chịu đừng đi xa hơn nữa. Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác. Bởi vì sao? Bởi vì chúng sanh không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là cái không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là cái ngu thứ nhất. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. Bậc Thánh không có cái dụ thích quả thiện và sợ quả ác. Làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì thích nhân ác hơn là nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu. Cho nên ở đây ngài nói rất là rõ, Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng, đừng nên dệt nó thành một cái gì đó hay ho là nó lớn chuyện lắm. Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để đẹp dừng ở đó đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Cho nên mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh. Ok giàu thì giàu, hãy dùng cái giàu để tiếp tục làm việc thiện mới, chứ không phải dùng cái giàu đó để hưởng thụ để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau. Cho nên ở đây nói rất rõ, quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại, tương lai là cái chưa đến quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại. Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ không phải. Chúng ta quên quá khứ ở đây phải hiểu như thế này, đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết, nghĩ về quá khứ để mà tham để mà giận thì không nên, nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên. Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ vì đó là kinh nghiệm quan trọng, vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ. Còn nếu nhắc về quá khứ để mà phiền não, để mà giận để mà sợ để mà ghen tuông, tị hiềm thì không nên. Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên, nhưng mà nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết, đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy, chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào một tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa. Cho nên hãy nhớ ở đây bài kinh này rất sâu, đây dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần, đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó, chỉ là gieo khổ mà thôi. Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời, Đức Phật không nói xấu cuộc đời, Ngài không có bi quan hóa cuộc đời, Ngài không nói cuộc đời này là máu lệ, Ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. Chúng ta có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, thông minh, có nhan sắc... thì rồi ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi, đó là chuyện trước mắt. Chưa kể chúng ta cú đam mê trong đó, một khi tắt thở rồi chúng ta về đâu chỉ có trời mới biết. Để làm con giun con dế. Dân xứ lạnh họ không biết nhiều về cõi trầm luân bằng dân xứ nóng. Bên Thụy Sỹ bây giờ kêu tôi kiếm được con trùn để mà bốc hai ba con làm mẫu rất là khó. Lạnh quá mà, lạnh mà nó sạch hết. Khi về Châu Á, cầm cái xuổng, cái bay xúc xuống đất là có biết bao nhiêu con. Ồ thì ra cõi trầm luân nó rùng rợn như thế này.

08/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bên Thụy Sĩ làm gì mà có chuyện nhìn xuống cống mà thấy lúc nha lúc nhúc mà bên châu Âu châu Á đặc biệt Sài Gòn ba cái thứ như con ruồi, con nhặng, lăng quăng, trùng, chỉ nó dày đặc ở dưới còn trên khô trên cạn thì chọt cái cái bay cái thuỗng xuống đất moi lên là đủ thứ con, một đống lá mục, một đống phân là biết bao nhiêu con lúc nhúc loi nhoi ở dưới. Mình nhìn nó thôi mình mới thấy sợ. Tui nhắc lại: đam mê mà không tạo công đức thì chỉ có thể về những cảnh giới thấp kém tương ứng với niềm đam mê ấy. Có đam mê và có tu hành thì đời sau sinh ra được về các cõi nhân thiên tương ứng . Tui nói không biết bao nhiêu lần. Thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sinh làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có tu hành sẽ làm các loài ăn tạp. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Làm cái loài sống trong đống rác đống phân cái gì hôi là nó đều đậu lên hết. Cái gì hôi hôi, cái gì ẩm ẩm, cái gì tanh tanh, cái gì nhớt nhớt, cái gì dơ dơ là nó đều đậu lên hết, sống chui rúc ở trong đó. Có nghĩa là nó cũng thích thú đam mê nó ăn trong cái mùi vị đó chứ, nhưng vì nó không có tu cho nên nó làm cái loài như vậy đó.

08/07/2019 - 03:03 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Con người có tu h
ành, nếu có cái tập khí thích ăn ngon thì nó đưa họ về các cõi nhân thiên làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon thích mặc đẹp, thích trang điểm thích vẻ bề ngoài mà có tu hành thì sẽ sanh làm người có nhan sắc có quần là áo lụa. Còn người thích đẹp thích chưng diện mà không tu hành thì làm các loài sặc sở diêm dúa loè loặc như vậy thôi. Cho nên bài kinh này dạy cho mình nhớ cái nào để y cái đó đừng có kết nối nó với nhau bằng cái niềm đam mê đắm đuối trong đó chỉ là chuốc khổ mà thôi nhé. Cái chữ cực đoan phải hiểu nó là một phần riêng biệt, và cái người dệt vải ở đây là sự kết nối. Bài kinh này rất sáng.

08/07/2019 - 04:42 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Mỗi thứ phải hiểu nó từng phần riêng biệt thì chúng ta không thấy lớn chuyện mà khi chúng ta nghĩ nó một khối, một đống, một tổng hợp thì lúc đó nó mới ra chuyện. Tôi nói hôm qua đó có hai cách để giải quyết vấn đề:
  1. một là bạch hoá vấn đề, là soi rọi không để lại góc khuất, 
  2. hai là chia nhỏ nó ra, vì mình không chia nhỏ nó ra thì rất lớn chuyện.

Bởi vì ông ấy ác ý với mình, ổng ghét mình lâu lắm rồi, đây là cơ hội để ổng phang vào mặt mình , ổng phun vào mặt mình cái câu nói xúc phạm tổn thương như vậy,  đó là mình không chịu chẻ nhỏ nó ra như thế này. Ai không có lúc lỡ lời. Cái thứ hai con người mà có lúc làm con có lúc làm người mà phần con thường nhiều hơn phần người nhé. Mặc dù được gọi chung là con người nhưng phần người thường ít hơn phần con. Khi nào phần con làm chủ thì nói bậy, khi nào phần người làm chủ thì ảnh nói đàng hoàng, vậy thôi. Mình chia nhỏ vấn đề đó ra nhé. Nó bớt điên đi, chưa kể mình nói theo A Tỳ Đàm rốt ráo thì trong từng phút trôi qua  thân và tâm chúng ta luôn luôn biến diễn trôi chảy không ngừng từ tình trạng này sang tình trạng khác, chúng ta luôn luôn trở thành một cái mới nhé. Cho nên cái chữ puttha trong kinh có nghĩa rất hay. Putta có nghĩa là trở thành, chúng ta luôn luôn trở thành một cái gì đó. Rồi cái ái có nghĩa là  thisari (k biết đúng không) là người dệt vải. Chính từng cọng chỉ rời nhau nhưng được gọi là một tấm vải là bởi vì từng cọng chỉ ấy được gom lại, được kết lại được nối lại, được đan lại, được khâu lại, được gắn lại với nhau thành ra cái mà ta gọi là tấm vải. Ở đây cũng vậy, ở đời mỗi sự đều rời rạc, chúng do các duyên mà có, có rồi phải mất. Nhưng sở dĩ chúng ta có thích có ghét có thấy cái này quan trọng, cái kia nó lớn chuyện là bởi vì chính vì chúng ta đã đem cái nhìn phiền não của mình mà kết nó lại với nhau, chúng ta đem cái ngộ nhận của mình mà kết nó lại với nhau. Cho nên chúng trở thành quan trọng, chúng trở thành lớn chuyện. Và cái anh đầu dân trong sự kết nối ấy chính là tham ái. Ở đâu có có ghét có bất mãn ở đó có đau khổ. Như vậy, từ đó suy ra tham ái chính là cội nguồn đau khổ.

08/07/2019 - 07:51 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Tôi nói không biết bao nhiêu lần mà bửa nay ôn lại trước khi qua bài kinh mới. Tại sao nói tham ái là gốc của khổ. Có tới 1001 cái định nghĩa.


Do tham ái tức là do có thích nó mới dẫn đến một loạt cái khổ sau đây:
1. Do có thích nên mới đầu thai các cõi, do có thích nên có tạo các nghiệp thiện ác, từ đó đi về các cõi tương ứng. Đó là nghĩa 1: tham ái tạo ra tái sinh.
2. Chính do tham ái nó mới dẫn tới chuyện muốn mà không được. Bởi vì các vị tưởng tượng trong đời có bao nhiêu thứ các vị thích vậy, có rất nhiều, ít nhất là một triệu mà cái mình được thì được bao nhiêu trong 1 triệu ấy. Bao nhiêu trong 1 triệu tự quý vị hiểu nhé. Tui ghét nhất là mấy người mở miệng ra như thánh. Kỳ rồi tui giảng ở (..........k rõ) có cái bà nớ bã nói: con không thích cái gì hết Sư ơi. Không thích cái gì hết thì một là bã xạo bậc thầy, 2 là bã ngu bậc thầy bã không có thấy ra được. Thích chớ, mình thích tùm lum hết, ngay cả tu sĩ, các vị hỏi vị đó muốn sở hữu cái này, muốn sở hữu cái kia không. Giới luật đôi khi không cho phép sở hữu này nọ, quan điểm xã hội và cái nhìn của Phật tử đúng là không đồng ý cho vị sa môn sở hữu cái đó. Nhưng bấy giờ hỏi thiệt, đóng cửa lại hỏi nhỏ ổng, coi ổng có khoái cái đó không. Nếu mà gan thì ổng thích chứ, may mà tu sĩ đó. Như vậy, trong đời này chúng ta biết đó vì tham ái nên chúng ta mới thích tùm lum. Trong bao nhiêu cái thích ấy chúng ta được bao nhiêu cái bất toại, chúng ta có bao nhiêu cái như ý. Chúng ta nghĩ kỹ lại đi.


Cho nên ái ở đâu là khổ ở đó. Thích là phải đi tìm, cái hành trình tìm kiếm là một hành trình khổ đau; tìm được rồi phải bảo quản gìn giữ nó lại là một hành trình gian khổ; bảo quản gìn giữ không được lại là một hành trình gian khổ; giữ được rồi nhưng mà mình lại không còn thích nó nữa lại là một hành trình gian khổ nữa. Tin tui đi, mấy cái đó là rờ đâu khổ đó. Muốn không được là khổ, muốn mà phải kiếm tìm là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ, giữ được rồi mà không còn muốn nó nữa cũng là khổ. Yes! Có trường hợp nớ: có được rồi vô ra nhìn nó ớn quá, là cái nhà mình không muốn ở nữa, cái xe mình không muốn nữa, cái người mà mình không muốn sống cùng nữa. Đôi giày đôi dép mình lỡ mua thì đem liệng được nhưng có nhiều thứ trên đời này mình chán nó rồi mà không biết làm sao giải quyết nó. Nhiều khi vác cái bản mặt của mình, mình soi gương mình thấy trời ơi sao mà xấu dữ thần vậy. Bây giờ làm sao đây lấy dao mà gọt nó hà. Cho nên, chúng ta cứ tưởng tượng cái cõi này hễ ái ở đâu là khổ ở đó.


Cái cuối cùng là, nó nhiều lắm tui chỉ làm gọn lại thôi. Tại sao thích là gốc của khổ, là bởi vì cứ một cái thích thì nó sẽ tạo ra vài ba cái ghét đối lập. Không biết trong room có hiểu cái này không ta. Cứ một cái thích là nó luôn luôn đính kèm theo vài ba cái ghét. Tôi ví dụ: tôi thích êm ấm đây thì tôi sẽ ghét bất cứ cái gì không được êm ấm: chỗ ngồi, chỗ nằm, chiếc xe, chiếc tàu, bất cứ chỗ nào của tôi mà nó không được êm không được ấm như tôi muốn thì nó trở thành cái nguồn khổ cho tôi thôi. Mà chính là do tôi thích êm ấm. Tôi thích mát mẻ tôi không thích nực nội, tôi thích rộng rãi thông thoáng cho nên tôi không thích chật chội tù túng. Tôi thích ấm áp nên tôi không thích lạnh lẽo. Tôi thích cao ráo nên tôi không thích thấp lùn. Đại khái như vậy, tôi có thích cái gì đó thì đương nhiên tôi sẽ có cái ghét đối lập. Cái ghét không phải một đâu nghe. Tôi thích một cái gì đó thì tôi có 10 cái ghét đối ngược. Tin tôi đi. 10,  15,: 20, 25, 30,  45. Nhớ vậy đó. Cho nên hễ ái ở đâu là khổ ở đó. Phải xé nhỏ nó ra banh chành như vậy thì mình mới hiểu, ồ thì ra ái là gốc của khổ. Trong kinh gọi ái là người dệt vải. Ảnh về ảnh kết hết lại, kết cái này kết cái kia kết gom hết lại, dựng lên một cái tượng đài để mình thấy trong đó có tôi, có chúng tôi; có ta, có chúng ta; nó, chúng nó. Từ chỗ có bỉ thử mới bắt đầu có phe phái, có biên giới: biên giới về địa dư lãnh thổ, biên giới dân tộc, biên giới về chủng tộc giống nòi, biên giới về văn hoá, về tôn giáo, về chính trị, về xã hội, vê tư tưởng. Và từ khi chúng ta nghe từ biên giới, các vị biết rồi biên giới đồng nghĩa với ngăn cách, mà ngăn cách là bắt đầu tương tranh. Nhẹ thì mâu thuẩn, nặng là chiến tranh là máu lửa là can qua, là binh biến nhé. Đấy, mọi sự từ đó mà ra, học cái kinh này là( nghe k rỏ.....) Hiểu sâu nó run gớm.


(Hết phần giảng " Con Đường Đến Bờ Kia")

(còn tiếp)
Reply
Information 
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC Hatthisàriputta Con đường đến bờ kia và các Kinh Khác (KTC 6.61-6.63) (2-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta[/url]

KTC 6.62 Lời Cảm Hứng (post #169)

08/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [[url=https://toaikhanh.com/mp3.php]Mục Lục các Bài Giảng
] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tiếp theo đó là bài kinh 62. Kinh Cảm Hứng.

Có một vị tỳ kheo kia đến hỏi ngài A nan có phải Thế Tôn dốc lòng trù rủa Đề bà đạt đa không. Trù rửa là sao? Trù rủa là con người ta đang ngon lành vậy Ngài nói con người ta đoạ địa ngục. Chữ dốc lòng này là (Pali: xốc ba xa chê) là ác ý trù rủa. Ngài A nan thưa lại với đức Phật câu chuyện đó. Đức Phật có câu trả lời, Ngài trả lời ngài A nan: "Này A nan. Tỳ kheo mà nói với ngươi đó là người mới tu hay tu lâu mà không có trí tuệ?" Có nghĩa là một người như ta làm sao có thể trù rủa người khác nói chi là dốc lòng để mà trù rủa người khác. "Này A nan, trước đây khi mà ta tuyên bố rằng Đề bà đạt đa sẽ bị đoạ là ta đã có cơ sở, có căn cứ. Ta thấy ở con người đó không còn có thể  cứu vãn được nên ta mới nói như vậy. Và ta nói như vậy không phải vì để trù rủa ai hết." Ngài vì lòng đại bi trong nhiều kiếp quá khứ chỉ vì cứu mạng Đề bà đạt đa mà dầu lúc đó Đề bà đạt đa đang là kẻ thù của Ngài đó, kẻ thù đoạt mạng chứ không phải kẻ thù nhẹ nhẹ đâu, mà rất nhiều kiếp Đề bà đạt đa là kẻ thù đoạt mạng mà Ngài còn hy sinh mạng sống để cứu Đề bà đạt đa nói gì là kiếp cuối cùng này Ngài là vị Phật, quý vị. Tui nói điều này trong room này nhiều vị không có tin, nghĩ trên đời này làm gì còn người tốt như vậy. Xin thưa có như vậy. Tui tin. Tại sao tui tin? Bởi vì qua sử mình thấy có thánh Gandhi, có bà Teresa, đọc kỹ lại thánh Gandhi, đọc kỹ lại ngài Huyền Trang mình mới thấy. Và nếu mình đọc con người mà mình không tin thì mình đọc cái khác vô tri mình tin. Tại sao có kim cương. Nó phải trải qua thờ gian bao lâu đó có thể là hàng triệu năm, trong một nhiệt độ như thế nào đó, trong một tầng áp suất như thế nào đó mới thành viên kim cương thì con người cái nhân cách cũng vậy. Cái nhân cách của con người đó cũng là một quá trình trui rèn đào luyện, quá trình trui rèn thôi, thì ai cũng có khả năng trui rèn để trở thành kim cương cẩm thạch, còn không có khả năng trui rèn thì thành thứ tào lao.


Hôm trước đi Miến Điện chúng tôi có đến thăm fossil.... Fossil là hoá thạch, chúng ta có dịp sẽ thấy rất là nhiều những thứ bộ hoá thạch cực kỳ đẹp, phải nói cực đẹp, đẹp lắm. Nhìn thấy từng cái thớ gỗ, cái vân gỗ rõ ràng sắc nét, không nghi ngờ gì hết, không sai chạy được. Nhưng nó nặng như đá nó cứng như đá và đương nhiên bấy giờ nó là đá. Nhưng nó phải trải qua một thời gian như thế nào đó, điều kiện như thế nào đó nó mới trở thành cái vật thể phi thường như vậy, đặc biệt như vậy, quý hiếm như vậy, đáng ao ước như vậy. Thì cái nhân cách của một vị Phật cũng vậy thôi. Trong kinh nói, tại sao lâu lâu mới có một vị Phật ra đời. Bởi vì tìm cái kẻ biết thương người đã là hiếm. Khoan, tìm cái kẻ mà biết tri ơn đối với người đã tốt với mình rất hiếm. Quý vị mở trong kinh ra xem có đúng vậy không. Cái người mà có khả năng tri ơn là đã hiếm, nói chi đến cái kẻ có khả năng thương một người dưng càng hiếm hơn. Chưa hết, thương một người dưng nó chưa hiếm bằng thương cái kẻ mà mình không ưa. Nhưng thương được cái kẻ mình không ưa nó dễ hơn là thương luôn cái kẻ không ưa mình. Không biết trong room có phân biệt được mấy cái tui nói không ta.

Cái hạng thứ 2 là thương được người dưng không ân oán gì với mình hết, cái này hiếm hơn. Rồi cái thứ 3 thương được kẻ mình không thích. Nhưng cái kẻ thứ 4 mới mệt thương được kẻ không thích mình. Kẻ mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Không biết trong room có hiểu cái này không. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.  Cái kẻ mà mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Vậy mà Ngài gặp ai Ngài cũng thương hết. Trước hết Ngài là người tri ơn là người biết ơn. Bồ tát có một đặc điểm tri ơn, đặc điểm của bậc hiền trí nói chung là tánh tri ơn. Ngài thương được người mang ơn đã đành, thứ hai Ngài thương được người không ơn không oán gì hết. Bước 3 là Ngài thương được những người Ngài không thích, làm sao Ngài còn là phàm phu mà có lúc Ngài không thích chứ. Phàm mà có lúc phải có cái đó. Bước 4 là Ngài thương được kẻ không thích Ngài, không thích mà chưa có mức độ rõ ràng. Còn bước 5 này là Ngài thương kẻ không thích đến mức mà nó muốn giết mình. Từ vô lượng kiếp như vậy, Ngài tu được cái hạnh đó.


1. Thương kẻ có ơn với mình
2. Thương người không ơn không oán với mình.
3. Thương kẻ mình không thích
4. Thương kẻ không thích mình
5. Thương kẻ không thích mà muốn giết mình.


Năm cái này mà làm được trong vòng vô số kiếp, vô lượng kiếp thì mới có thể thành Phật được. Ghê gớm vậy, khó lắm.  Chỉ riêng cái lòng tri ơn thôi đã không có rồi. Tri ơn thôi đó mà mình đã không có, quý vị đừng có nói với tôi rằng quý vị có cái lòng tri ơn. Tui không tin. Bởi vì mình có thể có đó  nhưng mà lòng tri ơn của mình nó dễ phôi phai nhạt nhoà. Nó dễ bị thử thách lắm. Ví dụ như tui nói nhiều lần rồi. Mỗi ngày tui cho quý vị 1.000 đô la và tui tới tui hầu hạ quý vị như là bà má ruột của tui.  Quét nhà, nấu ăn, chăm sóc từ cái ly trà, cái đĩa trái cây tráng miệng, trước khi quý vị ngủ tôi quạt, tôi ngâm chân bằng nước nóng, tui kỳ cọ từng ngón chân, rồi tui để khăn tắm trên đùi tôi, tôi nâng chân quý vị lên tui lau khô, rồi tui để quý vị vào giường, ở xứ nhiệt đới có muỗi thì tôi bỏ mùng giăng màn, quạt nồng ấp lạnh, mở quạt máy, chỉnh máy lạnh,  mở cửa sổ, khép nhẹ cửa. Hoặc tui nằm dưới chân giường chờ đêm hôm quý vị  có kêu gì hay không và mỗi ngày tôi đưa cho quý vị 1.000 đô la. Tui hầu như bà cố nội của tôi nhé. Và tôi làm như vậy suốt 10 năm trời, quý vị biết đâu có phải dễ.


09/07/2019 - 11:18 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


10 năm trời tui hầu hạ quý vị như vậy đó, bất cứ ai trong room này cũng vậy. Tui hầu hạ quý vị như bà nội của tui. Mỗi ngày tui dúi vào tay quý vị 1.000 đô la tiền túi nghe. Đến năm thứ 11 tự nhiên tui không có như vậy nữa. Tui chuyển sang tui làm như vậy với người khác, tui làm y chang vậy đó. Tui cũng quạt nồng ấp lạnh, hầu hạ y chang vậy đó. Quý vị nghĩ quý vị có chịu nổi không. Các vị có chịu nổi không, trước hết là quý vị buồn tủi giận hờn ghen tỵ, nhưng mà cái rốt ráo là gì, là không chịu nổi cái mặt của tui nữa, các vị chỉ muốn tui chết đi thôi. Còn cái chuyện 10 năm qua thì vứt đi không cần tìm hiểu lý do, không suy tư đắn đo. Cứ việc nghĩ rằng bây giờ tui đã có người khác, như vậy là chết đời của tui, tiêu đời của tôi. Trong khi đó các bậc hiền trí , bậc Bồ Tát thì không, một chén cơm cho Ngài suốt đời Ngài cũng không quên. Đừng nói 10 năm hầu hạ kiểu đó nhé. Còn phàm phu mình thì nó dễ ẹc, nó dễ quên nhé. Bản thân tôi nè, biết bao nhiêu người cũng giúp tui đó mà tui dễ kiếm cớ để quên họ lắm. Mà bản thân tui đâu phải là cái thứ mà đâm trâu thuốc chó cùng hung cực ác mà tự nhiên nó vậy, nó dễ quá. Họ cực họ khổ họ thương họ mến họ quý mình biết bao nhiêu mà chỉ cần họ có một cái gì đó làm cho mình phiền một cái là tôi đối với họ bấm nút, là xoá nhoà, là delete tức khắc. Mà tại sao tui nói lạc đề như vậy. Tui muốn quay lại ở đây là tui muốn nói Đức Phật  vĩ đại như vậy, làm sao có thể trù rủa Đề bà đạt đa. Nhưng mà ở đây, Ngài muốn nói rằng trên đời này có những người, ở một bài kinh khác chứ không phải kinh này cũng nói về Đề bà đạt đa, Ngài nói: Có những người họ rớt xuống hố sình, có người  bị ngập tới mắt cá ta cứu họ được, có người ngập tới đầu gối ta cứu họ được, tới ngực ta cứu họ được, tới cằm, tới có ta cứu họ được. Có người ngập tới trán ta cứu họ được, họ còn ló lên búi tóc ta cứu được. Có cái búi tóc thì ta còn biết được ta nắm ta cứu. Nhưng có những người họ bị lọt xuống một sợi tóc cũng không ló lên thì làm sao người ta biết đường mà cứu cho được. Thì ở đây cũng vậy, trong kinh nói rất rõ. Có người ác nhiều hơn thiện, có người thiện nhiều hơn ác, có người thiện ác đồng đều. Có 3 hạng như vậy:

1. Thiện nhiều hơn ác
2. Ác nhiều hơn thiện
3. Thiện ác đồng đều 50.50


Thì cái hạng thiện ác đồng đều 50.50 cái hạng này cũng còn cứu được. Còn cái hạng thiện nhiều ác ít thì khỏi nói rồi. Nhưng cái hạng ác nhiều hơn thiện đó thì khó lắm. Bởi vì cái nhiều ở đây mình khó nói lắm.


Nhiều ở đây có nghĩa là 8/10 thì cũng là cái phần 10 nhiều hơn 8. Nhưng cái ác nhiều hơn ở đây thì có thể đó là 1/1tỷ, 1/1triệu, 1/1 ngàn khó nói lắm nghe. Có những người mà trong kinh điển Bắc truyền gọi là "nhất xiển đề" tiếng Phạn gọi là icchan-tika tức là nhất xiển đề_ vô phương hy vọng. Có nghĩa là từ occhan là hy vọng, ước muốn. Tika là đến tận cùng, chantika là kết thúc. Tộng cộng lại người nhất xiển đề là người hết hy vọng. Nhất xiển đề là âm tiếng Tàu.  Có những người như vậy, thì ông Đề bà đạt đa theo như kinh điển Nam truyền thì không có hạng này. Kinh điển Nam truyền không có người nào là nhất xiển đề hết. Có nghĩa là vấn đề này nó lâu thôi. Ví dụ như: 1 ngàn đại kiếp, 500 ngàn đại kiếp, 1 tỷ đại kiếp thì người này cũng có cơ hội đi lên. Ở trong Phật pháp mình không có tình trạng ai đó vĩnh viễn thiên thu thì không. Còn bao giờ thì chỉ có chư Phật biết chứ mình không biết.  Như vậy, mình không thể phán ai là nhất xiển đề được. Tôi chỉ nhắc cho bà con nhớ chữ này để nói ông Đề bà đạt đa. Thời gian ông Đề bà đạt đa sơ phát tâm Bồ đề lâu gấp đôi ngài Xá lợi phất. Ngài Xá lợi phất, ngài Mục kiền liên chỉ sơ phát tâm Bồ đề  cầu đạo giải thoát trong một a tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp. 100 ngàn có nghĩa là 10 lũy thừa 140 con số không. (LTP: 1 triệu là 1,000,000 nghĩa là 10 lũy thừa 6, sau số 1 là 6 con số không.)


10/07/2019 - 07:13 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Trong thời gian sơ phát tâm đến thời gian chứng quả thì ngài Xá lợi phất ngài Mục kiền liên phải mất một trăm ngàn đại kiếp. Trăm ngàn đây là con số lẻ. Riêng vị Phật độc giác thì phải mất hai trăm a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Mà ông Đề bà đạt đa đã tu hai a tăng kỳ rồi đó quý vị biết không. Tu gấp đôi ngài Xá lợi phất, nhưng mà vì sao, ổng chỉ một chút tị hiềm với bồ tát Thích Cả Mâu Ni , chỉ một tị hiềm thôi, trong quá khứ ổng từng oan trái với Ngài trong một lần làm ăn. Chuyện đó nó dài lắm, lười kể mất thời giờ lắm.


Trong một lần làm ăn ổng hiểu lầm Ngài, ổng tưởng Ngài là người gian tham vậy đó, mà thật ra ổng hiểu lầm 100% . Chuyện này không kể không được.


Chuyện ổng với Ngài đi mua đồ cũ, đi buôn đồng nát, bán ve chai đó, thì ổng đi đằng trước Ngài hơi khá xa; ổng đi riêng, Ngài đi riêng thì ổng đi ngang cái nhà đó, thấy hai bà cháu nhà nghèo xơ xác đem ra cái mâm bằng đồng để bán kiếm được vài lít gạo vậy đó. Ổng nhìn cái mâm, ổng gõ gõ, lấy móng tay cạo cạo, ổng biết cái mâm này bằng vàng. Nhưng ổng tham ổng xấu quá đi. Một là nói thiệt, hai là ít ra ổng phải trả khá khá chút, đằng này ổng hỏi hai bà cháu muốn bán cái này bao nhiêu, thì hai bà cháu đưa ra số tiền, ổng bảo mắc quá không đáng giá với cái mâm. Tui tin cái điều đó, ở đời nhiều người xấu lắm, xấu tồi tệ, xấu hèn hạ, xấu gọi là hết bút mực để tả. Có cái loại người đó. Thì ông này quá tệ, tệ hơn vợ thằng Đậu tập 5 nữa. Coi như là ổng nói đủ điều rồi đi, hy vọng làm màu như vậy, để lát nữa trở lại thay vì hai bà cháu đòi 5 đồng lát quay lại mình trả chừng đồng bạc thôi cho nó rẻ. Lúc ổng đi thì Bồ Tát Thích Ca vừa đi tới. Ngài cũng là người bạn đồng phường với ổng. Phường không phải là phường xã mà là cùng nghề buôn bán đồng nát như ổng. Ngài tấp vô Ngài cũng rao ai mua ve chai đồng cắc bạc cắc cầu dao điện bàn ủi hư đồ vậy đó. Hai bà cháu nghe vậy mới đem cái mâm ra, Bồ Tát gõ gõ cạo cạo móng tay lên, Bồ Tát sửng sốt người. Bồ Tát mới bảo: Cụ ơi! Cái mâm này bằng vàng, cháu nói thiệt chứ hết trơn trong người của cháu, quần áo tiền bạc tiền lớn tiền nhỏ luôn 2 cái gánh ve chai này đưa hết cho cụ cũng không có đủ đó." Bà này bả nghe cái bả nói: "Trời ơi, đói quá không có gạo ăn, bây giờ nghe vậy mừng quá. Thôi bây giờ cậu cứ đưa hết cái cậu có là được rồi. Tui mừng lắm, một phần tui thương cậu thật thà, chứ đâu như thằng cha mới hồi nãy chả nói cái này 3 xu 4 đồng 5 hào hà." Bồ Tát nghe như vậy, 

Bồ Tát dốc hết đưa hết chỉ chừa lại một bộ đồ trên người thôi. Bồ Tát lúc đó đổi đời luôn, về bỏ nghề ve chai luôn, nguyên cái mâm vàng mà lên ghế đại gia ngồi coi như đổi đời hẳn. 

BồTát ôm cái mâm đi, Bồ Tát đi ra bến sông Ngài lên đò. Thì Đề bà đạt đa ổng đi một vòng ổng quay lại kiếm hai bà cháu. "Thôi tui nghĩ kỹ rồi hai bà cháu cứ đưa cái mâm ra đây đi, bao nhiêu tôi cũng mua, kệ tội nghiệp thương quá người già trẻ con cơ nhỡ thiệt là cơ hàn đáng thương." Thì bà già bả nghe như vậy bả oải ổng lắm, bả nói: "Tui nghĩ ông gian lắm, ông biết nó là mâm vàng mà ông không chịu nói ra ông trả mắc trả rẻ. Cái ông sau ổng thiệt thà lắm, ổng nói thiệt cho tui biết cái mâm này là mâm bằng vàng, ổng nói bây giờ ổng có đưa hết cho tôi những gì ổng có cũng không đáng nữa. Người ta buôn bán phải như vậy chứ." Bà già làm nguyên cho ổng một bài (mô ran). Ổng nghe xong, ổng liệng hết đồ xuống, ổng tất tả chạy ra bến đò. Tại ổng biết Bồ Tát đi về hướng đó. Ổng ra tới nơi thì đò đã ra nửa sông, ổng kêu ới ới, ổng kêu trong cơn tuyệt vọng. Chứ còn nó vô lý lắm. Nó vô lý là vì sao, kêu lại để làm gì, anh buôn đồng nát, tui cũng buôn đồng nát. Bây giờ anh mua được món đồ đó, mà tui mua hụt thì tui chịu thôi chứ. Nhưng tại vì ổng tiếc của quá, mặc dù ổng biết kêu lại không biết để làm gì, mà ổng cứ kêu. Kêu lại để làm gì, Bồ Tát đâu có giật mối của ổng đâu. Bồ Tát cũng hiểu cái chuyện như vậy. Cho nên ngay chỗ bến sông ổng thề: "Nếu còn kiếp sau thì nhà ngươi đi đến đâu ta cũng không tha. Cái mối này lớn quá mi đã phỏng tay trên của ta. Đời đời kiếp kiếp còn có tái sanh thì mi đi đến đâu, ta cũng không tha."

Chỉ vì cái mâm đó thôi, quý vị, mà đời đời sanh ra gặp Bồ Tát là ổng không ưa. Có một kiếp luân hồi nọ, Bồ Tát làm con của ổng là một vị hoàng tử, ổng làm vua. Ổng vừa nhìn Bồ Tát, ổng vừa nhìn hoàng hậu bồng Bồ Tát là ổng kêu người đến giết liền. Ổng ghét quá ghét đi. Có chỗ này tôi phải làm cái nhân chứng sống cho bà con thấy.


12/07/2019 - 01:54 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Có một vài người ngộ lắm. Trong thời gian tôi đi dạy học, tôi vừa chớm thấy cái mặt của họ là tôi đã thấy ghét rồi. Nó kỳ như vậy đó, nó lạ lắm. Mặc dù họ không có ăn cái gì của cha mình hết, họ không chọc ghẹo gì mình mà mình thấy ghét. Họ mở miệng là mình thấy ghét. Và ngược lại tôi cũng vậy, họ nhìn thấy cái mặt tôi là họ đã ghét. Ở đây Phật dạy rằng, hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một đối tượng vô phương cứu chữa. Đây, nguyên bài kinh chỉ có câu đó thôi. Hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một người vô phương cứu chữa. Chỉ vậy thôi. Và một chuyện nữa, đừng có lấy cái bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử. Ông Đề bà đạt đa chuốc khổ gánh nạn chỉ vì ổng đem cái lòng dạ chật hẹp của ổng mà ổng nhận xét, ổng quan sát Bồ Tát. Đây là một điều rất bậy. Nếu mà huệ căn của chúng ta, cái túc duyên của chúng ta quá mỏng, nó không đủ để thành Thánh thì chí ít chúng ta cũng nên nhớ một điều đó là: C
hính mình là người chịu trách nhiệm toàn bộ những gì mình nói, làm và suy tư.


Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà
Gây ác cho tự thân.


Không có kẻ thù nào nó ghê gớm, nó rùng rợn, nó khủng khiếp cho bằng cái bất thiện của chính bản thân mình. Kinh Pháp Cú dạy: "Kẻ làm các việc ác, đời đời sanh ra bị ác nghiệp xưa chực chờ như kẻ thù rình rập sẵn." Gớm như vậy đó.


Kẻ làm các các việc ác, đời đời kiếp kiếp sanh ra thì cái nghiệp xấu quá khứ nó chực chờ họ như kẻ thù rình rập.

Kẻ làm các hạnh lành đời đời sanh ra được phước báo chờ đón như người thân chờ đón người thân đi xa trở về.

Đây là như vậy. Tôi thích hai câu đó. Hai câu đó rất là quan trọng. Mình sống làm sao mà vừa lọt lòng mẹ là coi như bao nhiêu cái xui rủi bất hạnh nó chực chờ, nó đổ ập xuống đầu mình. Sống ác quá mà. Nhưng mình sống như thế nào mà để cho khi vừa lọt lòng mẹ là bao nhiêu cái may mắn nó chực chờ mình.

Quý vị biết tôi 50 tuổi, tôi khởi dựng Kalama. Tôi chỉ nói tôi đề xướng thôi, tôi không xây cất. Nếu như Kalama thành tựu thì đây là thành tựu duy nhất mà cũng là đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời của tôi. Và chính vì tôi không có một trú xứ như là người ta đồn đại. Ngày hôm qua tôi chỉ nó cho bà con thấy phía sau có bức hình Phật thôi, mà người ta cũng châm chích tôi đủ điều. Lấy thơ của tôi châm chích tôi mới ghê chứ, đủ điều hết. Mà đây không phải là trú xứ của tôi. Các vị có nhìn thấy bàn Phật này không, không phải của tôi. Đây là chỗ tôi tạm trú thôi. Chỉ có khác cái tạm trú mà không có xin giấy phép công an khu vực. Tạm trú đây có nghĩa là khi nào tôi về thì đây là cái chỗ tôi làm việc. Khi tôi đi thì sẽ có người tới lui chăm sóc xử dụng. Chứ còn quý vị thấy hai chậu hoa màu tím không phải là tông màu của tôi. Lan tui rất thích. Đúng, nhưng không có cái chậu lan tím này không phải của tôi, đây là dấu vết cho thấy không phải của tôi, mặc dù chỗ này tôi ở. Tôi về đây là tịnh thất của tôi.


13/07/2019 - 03:22 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Thì lần đầu tiên nếu như tôi làm được Kalama đó là chỗ đầu tiên đàng hoàng. Mặc dù một năm tôi về đó thì tới bây giờ tôi vẫn chưa biết về đó bao nhiêu phần trăm thời gian. Trong khi đó có những đứa bé ngay bấy giờ nó mới chập chững thôi là nó đã có 8 cái vila 15 khu đất vàng đang chờ nó. Các vị biết mà, biết cái đó mà. Các vị thấy rõ ràng. Mà đúng, khi người làm công đức đời đời sinh ra phước cũ chờ đợi như người thân đón đợi người thân. Người làm các điều ác đời đời sanh ra thì bị cái ác nghiệp  xấu quá khứ chực chờ như kẻ thù rình rập. Ở đây cũng vậy, có những người chưa thấy ánh nắng mặt trời là mình đã hiểu ngầm là có bao nhiêu cái khổ nạn đang chực chờ họ. Thí dụ như một bà mẹ lăng loàn trắc nết không ra gì, một người cha nhậu nhẹt bê tha chè chén  bài bạc, một cái đám anh chị của nó không nên thân thì chỉ cần mình thấy mẹ nó cái bụng lúp lúp là mình lo rồi. Trời ơi, sao cái chỗ này mà con chui vô làm gì hả con. Bố không ra bố, mẹ không ra mẹ, anh chị không ra anh chị, nhà giột cột xiêu như thế này mà sao con lại đâm đầu vô chốn này vậy con ơi. Nhưng mà sao, do ác nghiệp xưa nó đẩy vào. Nghĩa là bao nhiêu khổ nạn trần ai khoai củ đang chực chờ nó phía trước, tương lai mịt mù của nó như là cuộc đời chị Dậu nhé. Trong khi đó có biết bao nhiêu đứa trẻ trên hành tinh này, ngay trong lúc nó nằm trong bụng mẹ, ngay trong lúc má của nó chưa chắc là có đậu thai không, chưa có chắc là trai hay gái thì nó đã có một đống gia tài bất động sản chứng khoán trong nhà băng đang chờ nó. Chực chờ nó để nó ra nó làm ông nội thiên hạ. Rõ ràng mình thấy khi người làm các hạnh lành thì đời đời sanh ra các phước nghiệp cũ chờ sẵn họ như người thân đón đợi người thân. Đề bà đạt đa là người tu hành rất nhiều, nhưng cái xui của ổng là ổng bị lạc lối một tí tị thôi quý vị. Ổng lạc lối, ổng đã gieo cái mầm thù oán với một người mà lẽ ra ổng phải thương vô vàn. Nhưng mà vì ổng ghét, bây giờ người đó là Phật ổng vẫn ghét người đó cho bằng được. Ổng ghét cho đến cái ngày cuối cùng, khi mà cận tử hấp hối ổng mới ngộ ra (có một chi tiết phong thần là ổng bị xin hồ, thì khối tử thần nó sụp ổng, tôi không muốn nói nhiều về cái đó) vì là trong duyên cận tử nghiệp của ổng, ổng ngộ ra một thứ, nhiều chuyện lạ lắm quý vị, khi người sắp mất đó cái đầu nó sáng ra, cái huệ căn mình tự nhiên nó rực chiếu ra, cuối cùng ổng hiểu ra. Có nhiều chuyện phải nói đến cuối đời mình mới ngộ ra, tuy nó muộn cũng còn hơn không, phải không quý vị. Thì lúc đó ổng chấp tay con xin lạy Phật, con xin lạy Phât. Nói lạy Phật thì tôi nhớ cái bà đó bã người Bắc mà bã vô trong nhà thờ, bã chấp tay con xin lạy Chúa lạy Phật, con xin hướng lòng về Chúa, hướng lòng về Cha. Thì ông này cũng vậy. Con xin lạy Phật lạy đấng Tối Tôn, không ai có thể hơn Ngài về lòng từ bi và đại trí. Có một truyền thuyết cho rằng, lúc đó ổng khấn: mai này xin chư tăng xài cái bình bát này hãy nhớ hình ảnh mà ổng bị vỡ sọ lúc cận tử, đại khái như vậy.
Trong kinh ghi rằng: một trăm ngàn đại kiếp nữa, ông sẽ trở thành vị Phật độc giác tên là (bút chí ta vi). Vua A xà thế cũng vậy, vua A xà thế lẽ ra đủ duyên chứng sơ quả trong đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng vì chơi thân với Đề bà đạt đa, bị xúi dại nên ổng đã giết cha. Và vì cái nghiệp đó nên ổng đã trể một chuyến đò chứng Thánh trong đời Đức Phật Thích Ca và phải đến hai a tăng kỳ nữa. Có nghĩa là ông Đề bà đạt đa đi xong cái thời gian chẵn còn sót lại cái thời gian lẻ. Còn ông A xà thế là đi xong thời gian lẻ và còn dư cả thời gian chẵn là hai a tăng kỳ nữa ông A xà thế mới sẽ thành Phật độc giác. Khổ như vậy đó.
Tôi xin lỗi, ông A xà thế thành Phật độc giác hiệu là (bút khí ta vi..) Còn ông Đề bà đạt đa trở thành vị Phật độc giác tên là (áp bíc xa rô) bộ xương biết đi. Ở trong kinh nói, lúc ngài thành Phật, do cái nghiệp cũ nên khi thành Phật ngài ốm như bộ xương vậy đó, dị dạng dị tướng vậy đó, mà mỗi lần mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy đó. Đã dị tướng mà còn bị cái khuyết điểm nặng nề. Mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy. Cho nên, Ngài không có muốn trụ thế để gieo cái nghiệp xấu cho chúng sanh nữa. Bởi vì chúng sanh một khi thấy Ngài họ tha hồ phỉ báng. Tha hồ phỉ báng bởi vì đã dị tướng kỳ rồi còn bị cái khuyết điểm kỳ quái kia nữa. Cho nên, Ngài đắc xong, Ngài về núi đúng một tuần thì Ngài tịch. Có nghĩa là Ngài chưa kịp một lần đi khất thực vì không muốn gieo nghiệp xấu cho chúng sanh. Đắc đạo rồi mà chưa kịp một lần đi khất thực chỉ trụ thế một tuần rồi thị tịch luôn trên rừng sâu núi thẳm chứ không đi khất thực một ngày nào hết vì không muốn gieo khổ cho chúng sanh. Chúng sanh nó thấy nó phỉ báng nó coi thường thì coi như tàn đời của nó. Quý vị tưởng tượng đắc đạo rồi mà chỉ vừa đủ thời gian để nhịn đói trong một tuần thôi rồi thì chết. Cho nên hôm nay chúng ta có làm gì thì cũng nhớ dầu là con chó, con heo chớ đừng nói là con người, tôi nói lại nghe, con chó con heo đó mình không biết túc duyên, không biết cái đạo căn của nó là loại gì huống chi con người. Lỡ có hờn giận có ghen tuông có tị hiềm thì ra tay cũng chừa đường nhé. Đừng làm cho nó cạn tàu ráo máng mai này hai đứa có gặp nhau trên đường đời khó mà nhìn nhau. Hai là còn dòng sanh tử mà có tương phùng thì oan gia trái chủ mệt lắm.


Đó là xong bài kinh tiếp theo.

Bài kinh cuối cùng là bài Một Pháp Môn Quyết Trạch.
Bà con cho tôi nói cái này lạc đề một chút, nhưng mà rất là quan trọng.


16/07/2019 - 04:10 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Bài kinh Một Pháp Môn Quyết Trạch là một trong những bài kinh mà sẽ dược chúng tôi đưa vào ở trong cái quyển gọi là "Thiền Môn Nhật Tụng Kalama". Hiện giờ chúng tôi vẫn còn đang phân vân là bao giờ nên đóng khép lại cái bản thảo của quyển này. Cho tới hôm này thí số trang đã lên tới 600 trang rồi thưa quý vị. Và theo tôi nghĩ thì nếu mà nó lên tới 1000 trang thì cũng không phải là quá nhiều. Chúng tôi sẽ sẵn sàng in làm 2 cuốn. Vì sao? Vì đó là Tam Tạng tóm tắt - nội dung trong đó gồm tất cả những bài kinh mà tôi cho rằng khi ghép lại có thể đủ để làm nên cái diện mạo của Phật Giáo. Có rất nhiều những bài kinh mà chúng tôi lấy làm ngạc nhiên là đã không được nhắc đến trong cái sinh hoạt công phu thường ngày - nói chi là đem đi thuyết giảng - rất là hiếm. Lạ lắm. Tôi từng có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời, tức là cách đây mấy chục năm, cùng các quyển mới được biên soạn gần đây của Thái, kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, cho sa di, tôi cũng đã từng cần trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã từng cầm trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh với nội dung cốt lõi, cốt tủy, tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó; mà trong đó lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy về thần quyền. Thí dụ: "Con xin lễ chư Phật 28 chánh biến tri, 1 triệu chánh biến tri", "con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu", "con xin hồi hướng chư thiên, xin chư thiên hộ trì cho con được sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài" ... tùm lum. Tôi rất lấy làm lạ là tại sao kinh điển quá hay mà vì sao minh lại cứ đi mà tụng tới tụng lui mà còn đem ra in mới gớm chứ. Mà những cái đó tôi xin nói rõ, các vị ở trong đây sẽ lấy làm ngạc nhiên là tại sao sư lại chê kinh đó, kinh mà sao ông sư này ổng dám chê? Tôi xin thưa - cái đó không phải kinh, không có trong chánh tạng. Những cái bài mà tôi nói có nội dung kỳ cục là do đời sau. Tôi xin nói thẳng luôn là vào đời nhà Thanh bên Trung Hoa có ông Ngọc Lâm Quốc Sư mà nhiều người Việt Nam đọc cái quyển Thoát Vòng Tục Lụy - quý vị tưởng là ông Ngọc Lâm Quốc Sư này là một nhân vật trong tiểu thuyết, một nhân vật huyền thoại. Không. Đó là một nhân vật lịch sử có thiệt. Quyển sách đó là quyển sách hư cấu. Đúng. Nhưng nhân vật đó là nhân vật có thiệt.


16/07/2019 - 04:25 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được nhà Thanh rất trọng vọng. Vị đó đã biên soạn ra những chương trình công phu cho Phật giáo tại Trung Quốc thời nhà Thanh. Và những kinh kệ, kinh nào kinh nào đó thì được Phật giáo Việt Nam giữ nguyên lại như: tụng chú Đại Bi, tụng chú Lăng Nghiêm gì đó vào kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì đó. Toàn bộ những cái đó phần lớn là do Ngọc Lâm quốc sư bên nhà Thanh sắp đặt mình tha về mình xài. Còn kinh mà lễ bái Tam Bảo bằng tiếng Pali của người Thái , người Campuchia, người Việt Nam, đương nhiên Việt Nam mình là tự biên và Phật giáo Nam tông từ Campuchia về, là Nguyên Yhủy nữa đó thì rất nhiều bài tụng, ngay cả bài này trước bài này sau là đa phần những bài tụng do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia (nghe k rõ........). Ngài đi xuất gia, Ngài giỏi tiếng Pali rồi Ngài biên soạn. Đó là do ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế. Những bài dĩ nhiên Thái Lan, Campuchia họ tự nhận cái tinh thần nhược tiểu, thì tình thần nhược tiểu ấy nó thấm luôn trong cái giới tăng sĩ. Và người ta lại thấy cái đó nó hay. Mà mình thích Trung Quốc thì thấy cái gì Trung Quốc cũng hay. Mình thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay.


16/07/2019 - 05:44 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Nhân vật Ngọc Lâm Quốc Sư là nhân vật có thiệt. Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được triều nhà Thanh rất là trọng vọng và vị đó đã biên soạn những chương trình công phu cho Phật giáo Trung Quốc. Rồi những cái tiết kệ, kinh nào là kinh nào, lại được Phật Giáo Việt Nam đã giữ đúng nguyên như vậy. Thí dụ: tụng chú Đại Bi, tụng chú Lăng Nghiêm v.v... Kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì gì đó. Phần lớn những cái đó là từ cái sắp đặt của ông Ngọc Lâm Quốc Sư bên nhà Thanh Trung Quốc
 - rồi người Việt mình lại tha về mà xài. Còn kinh lễ bái Tam Bảo bằng tiếng Pali mà mình thấy của người Thái, Campuchia và Việt Nam, đương nhiên - Phật giáo Nam Tông ở Việt Nam là từ Campuchia đưa về. Nguyên thủy có rất nhiều bài tụng, cách thức, bài nào trước bài nào sau trong đó, đa phần trong đó là do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pali và ngài mới soạn những cái bài tụng đó cho Phật giáo Thái. Rồi dưới ảnh hưởng chính trị kinh tế của Thái Lan thời bấy giờ, những người Campuchia tự nhận họ là thuộc nước nhược tiểu - và cái tinh thần nhược tiểu đó nó thấm luôn vào giới tăng sĩ và người ta lại thấy mấy bài tụng đó nó hay. Cũng như người Việt mình vậy. Thích Tàu thí cài gì của Tàu cũng hay. Thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay. Mặc cái áo mà có cái lá cờ Mỹ nhỏ xíu bằng cái móng tay cũng hãnh diện. Cuối tuần dắt con đi ăn hamburger, hay ăn pizza, cũng hãnh diện. Thí dụ như vậy. Trong nhà có cái xe máy của Tàu cũng hãnh diện, có xe Honda của Thái ráp cũng hãnh diện. Có nghĩa mình trong cái tâm thức nhược tiểu thì mình cứ hay thờ tùm lum lắm. Quý vị biết không? Lẽ ra kinh điển thì cứ lấy Tam tạng chú giải ra mà đọc, đọc cho tới chết cũng chưa chắc đã hết. Đằng này thì lại vì cái tâm thức nhược tiểu mà Phật giáo Campuchia, Phật giáo Lào, rồi lây đến Phật giáo Việt Nam đã mặc nhiên chấp nhận đem thờ luôn mấy cái bài kinh công phu đó, toàn bộ là của Thái Lan người ta soạn ra. Rồi mình cứ tha về mà mình đọc, mình tưởng đó là hay. Ở đây tôi xin các vị nhớ giùm một điều: lễ Phật, niệm Phật, tin Phật, kính Phật, thờ Phật, lạy Phật ... tất cả đều là cái hay. Nhưng mà hãy nhớ là Phật đã dạy cái gì, Phật đã hành trì cái gì và Phật muốn mình tu cái gì thì phải nhớ giùm cái đó. Chứ không giành quá nhiều thời gian ăn rồi để mà réo gọi mà tán thán hoài. Quý vị hãy mở giùm tôi cái bài kinh nhật tụng mà xem. Xem coi trong đó coi có nội dung tu hành được bao nhiêu? Toàn là cầu, khẩn, nguyện, lạy lục không. Mà hễ tôi nói cái điều này ra là chúng chửi. Nó khổ như vậy đó. Cái khổ của người Việt mình là hễ mình có vấn đề thì được, nhưng mà cái thằng nào, con nào mà nó đụng tới cái mụt ghẻ của mình là mình đau, mà mình đau là mình dộng cho nó chết nó luôn. Đó là một cái dân tộc tính rất đáng buồn của người Việt mình, quý vị thấy được không? Nhiều người hiểu lầm nói là tôi hay bài khích. Không phải vậy. Nói theo đạo là lòng đại bi. Nói theo ngoài đời thì phải nói là do ưu thời mẫn thế, vì cái tâm tình hướng về dân tộc đất nước mà tôi nói. Mà vô tình nó gieo rắc những hiểu lầm rồi đâm tạo ra các rắc rối sau này. Trong khi người ta cứ bình tĩnh lại và nhớ rằng tôi mập béo gì khi tôi chỉ trích những cái này cái kia? Tôi chỉ nói cái sự thật mà. Cho nên tôi liếc thấy bên Làng Mai (ở Paris của thầy Nhất Hạnh) họ cũng có sách nhật tụng riêng. Tôi thấy bên chư tăng Huyền Không họ cũng điều chỉnh lại các nghi thức về Tam Bảo và dĩ nhiên cũng quẩn quanh các nội dung ở Việt Nam nhưng các vị đó họ lại sử dụng thể văn vần (thể thơ - thí dụ lục bát hay song thất lục bát, hay ngũ ngôn ... ) Việt Nam mình thì đa phần tụng kinh văn xuôi. Tôi xin tuyệt đối nhấn mạnh và xin quý vị hiểu giùm là ở đây không hề có cái riêng. Phật Giáo còn tồn tại là vì chư tăng không có thích có cái riêng. Một khi mà chư tăng quá mê cái riêng thì cái chung sẽ bị lãng quên. Cái lá cờ của Kalama hay cái quyển kinh tụng của Kalama hoàn toàn là cái chung. Tôi muốn kéo níu mọi người hãy lìa cái riêng mà trở về với cái chung mà chúng cũng chửi tôi nữa. Khổ quá mà. Khổ quá! Thí dụ tôi đem trích các bài kinh hay thiệt là hay trong chánh tạng, mà tôi cho là cốt lõi tinh hoa của đạo Phật đem về để chị em trong khu xóm sớm hôm công phu tụng với nhau để mà nhớ Phật dạy cái gì và thế là lại bị chúng chửi là tại sao không xài các quyển Hộ Tông của ngài Pháp Tri. Thế có khổ không? Họ tưởng cái đó là cái chung. Tôi lạy các bố. Cái đó không phải là cái chung. Đó là một mãnh vụn riêng tư của một giáo phái bên Campuchia. Cái chung ở đây phải là cái gì trong Tam Tạng chánh điển, là cái gì mà người Nhật, người Anh, người Đức, người Mỹ, người Pháp họ biết tới kìa. Chứ mấy cài bài tụng Pali của riêng Thái lan, Tây, Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Do Thái họ có biết hay không? Dạ thưa, Không!


16/07/2019 - 06:38 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Cái gì mà 26 thế kỷ qua các thế hệ tăng và tục trên toàn cầu đã biết tới, tôi gọi cái đó là cái chung. Còn những cái phần bài tụng soạn mới cách đây hai ba trăm năm tôi xin thưa các vị nên nhớ giùm cái đó. Và khi các vị muốn chửi ai thì làm ơn mình ngó dọc, ngó xuôi, nhìn lên, nhìn xuống giùm một cái nhé. Thì cái quyển nhật tụng Kalama tôi nghĩ có thể lên tới một ngàn trang. Bây giờ thì đã có 600 trang. Nhưng phải 1000 trang mới phỉ, mới hết cái lòng của tôi. Một bên trang là bản tiếng Pali, bên kia là tiếng Việt. Bản Việt thằng Tèo thằng Tí nào dịch cũng được miễn là phải có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Tôi gọi thằng Tèo thằng Tí tôi cố ý, chứ không phải vô tình đâu. Có nghĩa là nếu người dịch là nhân vật vô danh cách mấy cũng được, miễn là có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Kinh Người mù sờ voi cũng phải có bản Pali. Kinh Cái trống Anaka cũng phải có bản Pali.


Cái trống Anaka là sao? Phật dạy là ngày xưa có một cái trống rất là nổi tiếng, gọi là trống Anaka, giống như trống đồng Ngọc Lữ, Đông Sơn của mình vậy. Rồi cái trống đó khi bị hư thì được người ta chấp vá, chấp vá hoài - nhưng cái tên cũ vẫn còn. Ngài tiên đoán sẽ có một ngày lời dạy của Ngài sẽ bị thay đổi, sẽ bị thêm thắt rất là nhiều - nhưng mà trên danh nghĩa lại vẫn được gọi là lời Phật dạy, hay là "Phật ngôn", "Phật giáo", "Phật học" ...


Những bài đó phải được đăng trong đó với phần tiếng Pali và kèm bản dịch tiếng Việt.


Kinh Kalama, kinh Sim Sapa, kinh Vô Ngã, kinh chuyển Pháp Luân, kinh Nhất Dạ Hiền giả, kinh Karimamanda, kinh Thất Giác Chi, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh 12 duyên khởi, và kinh 24 duyên hệ - trong bản dịch mới.


Một điều tôi rất lấy làm tâm đắc là phần 24 duyên hệ. Đây là một bộ phần giáo lý mà tôi cho là đỉnh cao của trí tuệ. Trong kinh nói khi Thế Tôn giảng 24 duyên hệ thì Ngài giống như một kình ngư bơi lội ở một vùng biển sâu rộng nhất của đại dương - chỉ có bài giảng 24 duyên hệ mới làm phỉ được cái trí toàn giác vô ngại của Ngài mà thôi. Thì ở đây cái giáo lý duyên hệ có hai phần: một là phần mẫu đề (từ Đức Phật), hai là phần diễn dịch (từ ngài Xá Lợi Phất). Chúng tôi sẽ có bản dịch mới. Trong quý vị sẽ có người nhảy nhổm lên hỏi là đã gọi là mẫu đề mà sao cần có bản dịch mới? Xin thưa có thấy mới tin. Phải thấy mới tin. Dịch như thế nào để cho một người mò củ khoai củ ấu dưới đồng đem lên đọc vẫn hiểu. Đó là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi.


Kalama sẽ là một sân chơi cho những học giả có lòng cầu đạo là chỗ đó. Nghĩa là 24 duyên hệ phải dịch như thế nào, dùng ngôn ngữ như thế nào mà một người móc củ khoai củ ấu, bán vé số bên lề đường, chỉ cần biết chữ ráp vần đọc vẫn hiểu. Tôi xin giới thiệu nhẹ qua nội của 24 duyên hệ để bà con trong đây biết 24 duyên hệ là cái gì. "Vạn hữu, vạn vật, vạn sự ở đời đều do duyên mà có - không có cái là ngẫu nhiên; cũng không phải do một đấng cao siêu khuất mày khuất mặt tối cao nào sáng tạo mà mọi thứ đều là do các duyên tạo ra." Đó là cái tinh thần gọn của 24 duyên. Thì trong 24 duyên nó nói cái gì?


20/07/2019 - 02:32 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Tôi chỉ lấy ra mấy duyên thôi. Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt, cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Không biết nói vậy có hiểu không ta. Bắt đầu nó hơi chóng mặt rồi đó. Các vị nghe cho kịp nghe. Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay. Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những tốt xấu khác. Cho nên thứ nhất chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai khi hiểu mọi sự đó duyên thì cái lòng của chúng ta có khả năng buông bỏ. Kính thưa quý vị, nhé. Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.


Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là tiền sanh duyên. Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là
 hậu sanh duyên. Như vậy thì có trường hợp a giúp cho b bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao, nhân có sau tức là sao, chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn. Trong room có hiểu không.


Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thú dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. (Ông... nghe k rỏ....) nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là câu sinh duyên. Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là vô hữu duyên. Có nghĩa là:

1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.


Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có a nên b, c, f mới có mặt. Không biết nói thế quý vị có hiểu không ta. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào. Không thay cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào, không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào. Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hỗ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.


1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.


Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên. Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. Sư a, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư. Là tôi hiểu rồi. Hoặc là cô a, cô giúp tôi đi cô bằng vô hữu duyên nghe cô, là tôi hiểu rồi. Nghĩa là em biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn nghe.


Thì cái bài kinh Quyết Trạch này là một trong những bài kinh sẽ được đưa vào trong cái gọi là thiền môn nhật tụng Kalama. Tức là tôi mong rằng cả đời tôi chỉ mong làm được ba chuyện:


1. Bà con không thấy A Tỳ Đàm là đáng sợ.
2. Không thấy thiền quán là khó tu.
3. Không thấy tiếng Pali là khó học.


21/07/2019 - 07:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Thì cho đến bây giờ cái thứ 3 này vẫn chưa có điều kiện, tôi mong cho bà con thấy rằng A Tỳ Đàm không đáng sợ, tuệ quán không khó tu, tiếng Pali không khó học. Chỉ cần Pali, A Tỳ Đàm, tuệ quán và con đường này không phải do tôi vạch ra mà chính là bà Ajahn Naeb, bà là cư sĩ người Thái, bà bỏ ra bà tịch năm 82 tuổi, 86 gì đó tôi quên, nhưng bà biết đạo năm 34 tuổi, từ ngày biết đạo cho đến khi tịch, bà bỏ ra 40 năm học A Tỳ Đàm, dạy A Tỳ Đàm; học Vipasana, học Tứ Niệm Xứ, dạy Tứ Niệm Xứ; học tiếng Pali dạy tiếng Pali. Trong 40 năm cuộc đời bà chỉ làm có 3 việc đó thôi: không để cho người ta thấy A Tỳ Đàm khó học, không để cho người ta thấy tiếng Pali đáng sợ, không để cho người ta thấy Tứ Niệm Xứ khó tu, khó hiểu. Thì một đời tăng sĩ hay cư sĩ nếu làm được 3 việc này thì tôi cho rằng nhắm mắt xuôi tay cũng vui. Tôi mong rằng trong quyển thiền môn nhật tụng  bà con nào không có thời gian đi chùa, không có thời gian đọc kinh điển, hoặc bị cái bịnh kinh, hội chứng sợ kinh có, ở Việt Nam mình có cái hội chứng đó. Có nghĩa là nghe ai mà đúc chuông đúc tượng in kinh thì cũng nhào tới bỏ tiền đồ xăng xái nhưng cầm đến cuốn kinh về lật ra coi đi cô, xem kinh đi anh thì người nào người nấy cái mặt xanh lè như tàu lá, họ rất là sợ. Đây là hội chứng sutta phobia, hội chứng này người ta mới phát hiện ra thôi, là sutta phobia, hội chứng sợ kinh cắn. Đó, hội chứng này chữa bằng cách là đem về Kalama thôi chứ không thể nào khác. Đó là bệnh viện chuyên môn chữa cái gọi là sutta phobia.


(Hết phần giảng " Lời Cảm Hứng")


(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng KTC Hatthisàriputta Con đường đến bờ kia và các Kinh Khác (KTC 6.61-6.63) (3-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

KTC 6.63 Kinh Quyết Trạch (post # 137, p 10)


- [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Rồi, bây giờ mình mới giải thích tại sao có bài kinh Quyết Trạch này. Bài kính Quyết Trạch này nó hay nó hay ác ôn như thế này. Bài kinh này nó hay là nó hay ở chỗ này nè. Tôi giải thích từng chữ nhé. Bây giờ tôi đọc chánh kinh quý vị nghe sẽ thấy cái hội chứng, ở đây ai bị cái đó là biết liền. Hội chứng này nó có những biểu hiện là bệnh nhân dễ bị run cầm cập tái mét, chảy nước bọt, mắt lờ đờ như chó dại.

Này các tỳ kheo! Cần phải biết các dục, cần phải biết các duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.

Này các tỳ kheo! Cần phải biết cảm thọ, cảm thọ duyên khởi, cảm thọ sai biệt, cảm thọ dị thục, cảm thọ đoạn diệt.


Mới nghe tới đây là mình đã thấy hội chứng dễ sợ rồi. Bây giờ còn nửa tiếng đồng hồ nữa thôi thì giảng tới đâu hay tới đó. Chúng ta còn hai ngày trong tuần nữa mà. Rồi, cái thứ nhất phải biết các dục, mình phải có chú giải nó mới sang chứ. Hồi nãy tôi giải bài kinh trước quý vị còn nhớ không. Toàn bộ thế giới này và vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh trong đó. Cái quan trọng là quý vị còn nghe mới được. Cái chỗ này quý vị không nghe thì vô cùng đáng tiếc thật là đáng tiếc mà cũng thiệt là đáng tức. Thì vô lượng vũ trụ và chúng sinh trong đó gom lại chỉ có 6 căn và 6 trần thôi. Nhớ nhé. Và cái sự gặp gỡ của 6 căn và 6 trần được gọi là xúc. Hồi nãy tôi nói rồi, đời sống của chúng ta hay cuộc tu hành của chúng ta nó chỉ đơn giản là lộ trình tiếp xúc của 6 căn và 6 trần thôi. Ngoài ra không là gì hết, không còn gì nữa. Chỉ lộ trình tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần, cho nên tôi đã nói không biết bao nhiêu triệu lần. Tôi nói tu hành là lộ trình làm việc với 6 xúc_không sai. Tu hành là một lộ trình làm việc với 6 tưởng: sắc tưởng, thanh tưởng..._không sai. Một lộ trình tu hành hoặc là đời sống là lộ trình làm việc với 6 tư. Tức là 6 tư có nghĩa là nghiệp  trong lúc 6 căn làm việc đó. Tức là sắc tư, thanh tư, vị tư... Thì lúc đó , trong trường hợp mình nói tới tư là mình chỉ nghĩ đến tầng nghiệp thiện ác thôi. Khi tôi nhìn cái gì 24 duyên hệ  đó, từ khi tôi nhìn nó mà tôi tạo ra các nghiệp thiện ác thì lúc bấy giờ cái tư đó nó đi ra từ nhãn căn. Tôi nghe cái gì đó, có thích có ghét hoặc là tâm lành thì cái đó gọi là tư nhưng tư từ nhĩ căn.


22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Tôi ngửi cái mùi tôi ném cái vị tôi xúc chạm tôi suy tư, bất cứ lúc nào 6 căn tôi làm việc mà tôi có tâm lành hoặc tâm xấu, hoặc khó chịu hoặc dễ chịu. Cái lành cái xấu ấy được gọi là tư. Nhớ nhé. Như vậy toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái, 6 tư đều không sai. Các vị nghe kịp không. Mà tại sao phải xé nó ra như vậy. Bởi vì phải xé ra chúng ta mới thấy được. Ồ thì ra mình là đồ ráp. Đó là điều thứ nhất. Đồ ráp chứ không phải đồ rác, chữ p với chữ c. Thứ hai là phải xé nó ra để mình dễ dàng nhận ra vấn đề. Như ngày hôm qua tôi đã nói rồi.  Có 2 cách giải quyết vấn đề: một là bạch hoá cho nó sáng, rọi sáng nó ra đừng có một góc khuất một góc tù che kín nào hết. Thứ hai là chẻ nhỏ chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.


1. Rọi sáng từng góc khuất
2. Chia nhỏ vấn đề ra.


Đây là hai cách mà được dùng để giải quyết tất cả vấn đề trên toàn thế giới, trong vô lượng kiếp sanh tử. Có một điều là chúng ta làm được bao nhiêu mà thôi.  Hành trình tu hành và chứng thánh cũng chỉ là hành trình thực hiện hai cái này. Một là bạch hoá vấn đề soi rọi mọi góc kín. Hai là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Ví dụ như: một vị tỳ kheo đắp y thì rõ ràng là đang thực hiện hai vấn đề này.  Một là bạch hoá vấn đề. Có nghĩa là kể từ bây giờ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, tâm tham biết là tâm tham, sợ biết là sợ, giận biết là giận, thích biết là thích, tiếc biết là tiếc, thương biết là thương, đó là bạch hoá vấn đề. Và đồng thời đi xuất gia mình cũng chia nhỏ vấn đề. Chia nhỏ là sao? Hồi đó mình hay gom chung lắm, đời tôi thế này đời tôi thế kia, cắm đầu lo sự nghiệp, cắm đầu lo cho mái ấm, cắm đầu lo cho vợ chồng con cái. Rồi bây giờ, mình chia nhỏ nó ra. Khi đi sống hết mình với chuyện đi, ngoài ra không biết chuyện gì nữa hết. Khi sống hết mình với chuyện sống, ngoài ra mình không biết chuyện gì nữa hết. Khi ngồi hết mình với chuyện ngồi, ngoài ra không biết gì nữa hết.  Có nghĩa là chia từng phần từng phần ra để giải quyết. Không biết quý vị có hiểu không. Hello! Các vị có hiểu không.

1. Bạch hoá vấn đề
2. Chia nhỏ vấn đề.


Rồi, thì ở trong kinh này, cái chuyện đầu tiên Ngài nói là chia nhỏ vấn đề ra. Đầu tiên Ngài nói các dục, toàn bộ thế giới này chỉ cần nói đến dục là đủ rồi. Dục là muốn. Thứ nhất là gì ta, dục là thích thú trong cái này cái kia đúng không.

Rồi, thế đầu tiên hiểu đến cái dục là toàn bộ đời sống nói đến chữ dục là đủ rồi. Mà bây giờ mình tu hành trong cái dục là sao ta. Tôi nói gom lại: vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sanh cùng tất cả vấn đề ở trong đó chỉ tập trung vào chữ dục này mà thôi. Không sai. Vì sao? Vì chính cái dục là ước muốn. Chính ước muốn dẫn đến hành động, hành động dẫn đến kết quả và kết quả chính là toàn bộ vũ trụ mà mình nhìn thấy mỗi ngày, đang sống trong đó, sống cùng nó với nó, bên cạnh nó. Quý vị có hiểu không. Tại sao có kẻ sinh ra làm con dòi con bọ, con trùn con dế, con chó con heo. Tại sao sinh ra có kẻ làm ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tước, thầy chùa du đãng, kỹ nữ thương gia. Ở đâu ra vậy. Cũng là nghiệp. Một phần là nghiệp, phần lớn là nghiệp.


Cho nên, cái chuyện đầu tiên là nói đến dục, trước hết là nói về dục. Dục ở đây là gì, dục là muốn này muốn kia. Trong đây Ngài nói dục có 5 loại, 5 thứ trưởng dưỡng. Dục ở đây có nghĩa là cái mình muốn khi mình nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng dục sai biệt là sao. Dục sai biệt có nghĩa là, tôi đã nói nhiều lần, cái thích trong đời này nhiều kiểu lắm. Do tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Nhớ nhe. Tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại chính 3 cái này nó mới khiến cho mình mạnh về cái phiền não nào trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Mạnh về cái thiện nào trong tín, tấn, niệm, định, huệ. Thích nhiều về cái nào trong sắc, thinh, khí, vị, xúc. Các vị trong đây học toán chắc biết cái này. Chỉ cần xê dịch một cái nó sẽ ra một dạng. Dân giỏi toán làm cái này lẹ lắm. Thí dụ như do tiền nghiệp chúng ta phải làm người Việt Nam, chúng ta là nguyên cái room này nè, tổng cộng 50 người.


22/07/2019 - 08:00 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Đều do cái nghiệp gì đó giống nhau nên mình làm người Việt Nam. Nhưng vấn đề tiền nghiệp, mình giống nhau ở chỗ làm người Việt Nam. Nhưng mà sao, người Việt Nam ở miền nào, giới tính ra sao, nam hay nữ hay giới tính giữa. Có loại giới tính giữa nữa đó nghe. Giới tính vô danh đó, anh em..... Cho nên là người Việt Nam mà giới tính nào, vùng miền náo, lớn lên trong gia đình ra sao. Tới khuynh hướng tâm lý, có anh thì thích nhạc, có anh thì thích hoạ vẽ. Anh xài nhiều con mắt anh xài nhiều lỗ tai. Chưa kể trong cái đám anh mà thích con mắt thì có anh thích đi du lịch chụp ảnh, anh thì thích vẽ tranh, anh thì thích trồng hoa, anh thì thích chơi đồ cổ, anh thì thích chơi tiền xưa. Trong cái đám thích cảnh sắc là nó đã có 8 muôn 4 ngàn hạng trong đó rồi. Trong cái đám thích âm thanh nó lại cũng có 8 muôn 4 ngàn, có nghĩa là tôi muốn nói số nhiều đó. Vô số các trường hợp trong đó, nhé. Rồi thích mùi, thích vị, thích xúc, đó rồi thích suy tư. Đề tài thì có người thích văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, triết học. Các vị nghe kịp không. Xin lỗi! Cho nên từ cái chỗ 3 điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại dẫn đến cái chuyện mình thích cái này thích cái kia. Mà chính từ cái thích đó các vị thấy dục trên các sắc, dục trên các thinh, dục trên các xúc. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi phút giây nhớ dùm tâm niệm dùm điều này: những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. Câu thần chú này phải xăm lên người chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai. Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lai cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay vui vui, cuối tuần hay về tôi dành thời gian dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích chưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài ban công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn , thích làm vườn, thích dọn nhà mà chưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng. Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta. Vấn đề kẹt ở đó. Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là cái gì ngược lại cao ráo, ngược lại thông thoáng, ngược lại rộng rãi là trẫm đều ghét hết nghe. Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không.


23/07/2019 - 01:33 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện gian ác để tôi có nhà cao cửa rộng tôi về tôi hầu vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết.  Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping nên Đức nó kêu là like cửa sổ đó, tức là đi nhìn thôi nhé. Thì đó cũng là một cái nghiệp. Bây giờ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét. 


Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm. Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt. Sai biệt nghĩa là nó thô, nó very very.... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc Tây, nhạc Tàu, hay nghe nhạc Ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ quảng, hát bội,  quan họ Bắc Ninh, mái nhì mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.
Tiếp theo, dục dị thục là sao?  Tôi mới nói, mới vừa nói xong, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nước chấm, nào giá, nào ngò gai húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đó chứ không phải ít đâu. Bánh pizzaza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ. Tôi nhớ hồi đó tôi mới qua Mỹ.


23/07/2019 - 03:35 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng, trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại, nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó, lút chút lút chút vậy đó. Ái da. Rồi, cho nên cái dục sai biệt hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum. Tôi đã nói rồi thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang có ổ có tổ chức có quần thể. Không biết có hiểu không ta. Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngả nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh, là vì sao. Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Cho nên, hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bầy đàn của con ong con kiến con mối đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi, nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ làm những loài động vật cũng khéo cực kỳ. Tin tôi đi. Ở đây không biết trong room mình, khổ quá trong room bị cái hội chứng sợ sách đó. Khổ, không biết đọc sách. Chứ có nhiều loài trong thiên nhiên nó khéo cực kỳ, nó khéo mà mình chỉ có lạy nó thôi. Hoặc là do nhiều đời mình rất khéo tay nhưng không tu hành gì hết nên sanh làm cái loài nào đi nữa mình cũng tiếp tục khéo tay. Nhớ nhé. Đó gọi là quả dị thục. Mình thích cái gì thì chính cái đó là quả dị thục, nó sẽ dẫn đến, thích cái gì đó là dục, mà cái quả do nó đem lại gọi là quả dị thục. Dục dị thục. Thích tu thiền định thì về Phạm thiên đó chính là dục dị thục. Thích về các cõi dục thiên thì làm các hạnh lành thập thiện để đời đời sanh ra hưởng quả nhân thiên đẹp trai con nhà giàu, học giỏi, có nhan sắc, có quần là áo lụa, có lộc ăn, có quyền lực, có đời sống tình cảm như ý. Thì tất thảy những thứ này đều là dục dị thục. Có nghĩa là anh có muốn cái này cái nọ và anh có tạo công đức đính kèm. Còn không nữa là giống như bánh xèo không có rau vậy đó, chỉ là cục bột gạo thôi. Mà không có bột nghệ nữa thì thôi không biết lấy gì để ra bánh xèo nữa. Nó chỉ là cục bột gạo vậy thôi. Có người khá khá chút thì có thêm miếng nghệ, khá khá nữa thêm miếng dầu bỏ vào chảo. Nhưng quý vị biết không, cái bánh xèo mà không rau không nhân thì nó kỳ dữ lắm, dù bánh xèo chay đi nữa nó cũng phải có cái tùm bậy tùm bạ bỏ vô cho nó giống người ta nhé. Thì mình thích mà mình không có công đức thì giống như làm báng xèo thiếu gia vị, thiếu nguyên liệu vậy đó. Nó kỳ cục vậy đó, nó kỳ cục dữ lắm.


Rồi, tiếp theo là xúc đoạn diệt. Xúc đoạn diệt là sao? Xúc đoạn diệt nghĩa là từ đồng nghĩa với sự chấm dứt sanh tử. Vì sao? Vì tôi đã nói rồi, sanh tử là sự có mặt của 6 căn, 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần chính là 6 xúc. Cho nên khi nói xúc đoạn diệt cũng có nghĩa là sự vắng mặt của 6 căn, 6 trần. Không biết trong room có hiểu không ta. Hello! Khổ thiệt chứ, các vị có hiểu không? Con đường dẫn đến sự kết thúc 6 xúc chính là con đường Bát Chánh Đạo (tiếng Pali). Đó là đoạn chú giải cô Giọt Mưa mới đưa lên, tôi liếc mắt tôi thấy. Đúng rồi. Có nghĩa là do các dục anh tạo tùm lum nghiệp. Rồi từ đó anh mới có 6 căn, 6 trần. Từ sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần nó làm nên 6 xúc. Đúng chưa.


Rồi, bây giờ nói rằng tu là để diệt trừ 6 xúc đúng không? Đúng.


24/07/2019 - 10:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Có nghĩa là, ý nói gọn của cái gọi là sự biến mất của 6 căn và 6 trần. Mà anh muốn chấm dứt 6 căn và 6 trần thì sao ta. Chuyện đầu tiên là anh phải dẹp 6 ái, anh không còn thích nữa. Khi anh còn thích, các vị ghi dùm tôi câu này: khi ta còn thích trong 6 trần thì đời sau ta tiếp tục có 6 căn. Ghi dùm tôi câu này đi, tôi lười quá, lười rồi, sắp hết giờ rồi. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn có 6 căn. Tôi chờ thử có ai viết không, tôi ghét viết quá. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn, nó bị gào quá chừng, gì mà ép quay phim khổ thiệt. Khi 6 căn còn thích trong 6 trần thì  ta tiếp tục tạo ra 6 căn trong kiếp sau. Thêm vô chữ kiếp sau. Khi kiếp sau ta có 6 căn thì coi như ta có hình hài đúng không, 6 căn là hình hài.  Vì nghiệp tham ái kiếp này mà ta có 6 căn, còn 6 trần của kiếp sau là gì thì tùy thuộc kiếp này ta phước hay tội nhiều. Quý vị hiểu không ta. Chắc phải ghi rồi. Do 6 ái trong 6 trần đời này mà kiếp sau ta có 6 căn mới, còn 6 trần của kiếp sau là bất toại hay như ý thì tùy thuộc phước tội cá nhân. Xong chưa ta. Thí dụ như là thích ăn ngon nhưng mà không có phước thì phải ăn cái món không ra gì. Quý vị hiểu chưa. Quý vị thấy có nhiều người trên hành tinh này cứ đến giờ đói hả chỉ có mì gói thôi.  Đến lúc đói chỉ có như bên châu Phi, bên Ethiopia, Uganda.... Hoặc ngay bên Bắc Hàn của tôi nè, ông Uganda, Somalia... Nhất là châu Phi nó đói nó chỉ có con trùng vỏ cây củ rễ mà nó quơ được. Tức là nó ăn cả những thứ có độc nữa. Quý vị biết không. Nó ăn cả những thứ có độc, cái rễ nào ngọt ngọt chua chua là ăn, con gì mà đưa cái lưng lên trời, ăn vô không cay, không khó nuốt là cứ nuốt. Nướng được là nướng, ăn sống được là ăn sống, các vị có tin không. Con người mình đó, minh khai mà vậy đó. Vì kiếp xưa cũng có 6 căn cũng có đam mê 6 trần nhưng không có cái phước tu tập. Cho nên bây giờ sinh ra cũng có 6 căn nhưng 6 trần của mình nó trục trặc, nó bị thiếu thốn nghiêm trọng, nghiêm trọng. Còn có nhiều người, mỗi người tùy đời sống vui lắm. Có nhiều người kiếp trước họ sống như thế nào đó bây giờ họ sanh ra giàu có mà hưởng không được.  Kẻ thì ăn được mà không có gì ăn, kẻ  được đồ ăn mà không ăn được. Tôi biết nhiều cái cảnh tang thương lắm. Ngày xưa ở Việt Nam nó đói như quỷ vậy đó ăn cái gì cũng ngon mà không có gì để ăn. Lúc đi ra nước ngoài rồi muốn cái gì cũng có  thì bác sĩ bảo cholesterol nghe_nhịn, tiểu đường nghe_nhịn, cao máu nghe_nhịn. Coi như cấm hồi thằng nhỏ chỉ còn rau sống thôi. Mà cái thứ này tôi gặp một tỷ người. Tôi gặp một tỷ người rồi nó đông như vậy đó. Trong đám Việt Nam mình đó rất là nhiều, từ bên Mỹ con cháu toàn bác sĩ kỹ sư không mà bà già thì cứ tới giờ là cơm mà cơm không được gạo Thái, ........., ăn loại gạo tiểu đường á. Ăn rau luộc với nước chấm, nước tương phải pha loãng ra chứ ăn mà nó mặn quá ăn vô chết đó, bị lên máu mà đi luôn. Mà trước nhà thì nó đậu toàn xe Mercedes, Cadillac, Rolls Royce, Lamborghini, Porsche, thứ dữ không, nội nhìn cái dàn xe là mình đã thấy cộng lại cả triệu rồi đó mà bà già  không ....... rau luộc chấm với nước tương pha loãng, các vị nghĩ coi có động trời không. Ăn mà ta nói nghẹn nghẹn, trợn trạo trợn trạo vậy đó. Đủ thứ loại hết trơn, mà là do nguyên thủy là gì. Là kiếp xưa cũng có 6 căn như người ta nhưng không khéo tu tập đấy. Vấn đề là ở chỗ đó cho nên đam mê trong 6 trần mà thiếu công đức đời sau sanh ra  cũng tiếp tục có 6 căn để có thân mạng mắt, tai, mũi lưỡi như người ta vậy đó nhưng mà 6 trần có vấn đề. 6 trần mà không được như ý có nhiều lý do lắm. Một là không có cái để hưởng phải hưởng cái tầm bậy. Còn hai là có cái ngon lành nhưng sao ta,  nhưng cơ thể nó trục trặc. Khổ quá, cơ thể nó trục trặc, coi như cũng xong luôn nghe.


Còn bây giờ là đã đúng 4h chiều, phải xin bà con cho tôi đi nghỉ. Tôi có một cái phước cũng là một cái tội. Phước là tôi có bị tận thế, có bị suy dinh dưỡng cùng cực nhưng mà ngộ lắm khi tôi dạy học, tôi thuyết pháp, tôi rất khoẻ. Cái hơi, cái phổi của tôi nó rất mạnh. Cho nên khi tôi có nghe một người quen nói là nhìn sư lờ đờ, khi mà ngồi giảng nó sẽ bật dậy giống như là, bật dậy giống như là người khoẻ mạnh vậy đó. Nhưng sau khi giảng xong đó, bà con về rồi thì tôi lê lết cái tấm thân tàn lụi đi về phòng nằm thoi thóp. Chuyện đó xảy ra nhiều năm nay rồi nhé. Bây giờ sẽ sửa soạn tôi lê cái thân già về phòng tôi thoi thóp đây. Chúc các vị một ngày vui. Và hẹn gặp lại ngày mai.

(Hết)

Mục lục các bài giảng
Reply
Thế nào là BIẾT???
Nếu nói người Vô Minh là KHÔNG BIẾT thì dám chắc kiếm không ra một người???

Người Vô Minh là người không biết Tứ Diệu Đế???

Nếu người nào THẬT SỰ KHÔNG BIẾT thì người đó có KHỔ không mà phải biết Tứ Diệu Đế???



Thế nào là KHÔNG BIẾT???

Chúng ta là ai??? Nếu chúng ta không có TÊN??? 

Tôi là Lê Thanh Phong??? Lê Thanh Phong là TÊN hay Lê Thanh Phong là TÔI???
Tôi KHÔNG BIẾT tôi là gì? Thì làm sao tôi BIẾT cái gì TÔI học là Phật Pháp???

Phật Pháp cũng là cái TÊN??? Đức Phật cũng là cái TÊN??? 

Có thật chúng ta BIẾT hay là Vô Minh KHÔNG BIẾT????

Vô Minh có phải là Nguyên Nhân chính của Sanh Tử Luân Hồi???

Xin đừng cho là tôi là Thiền Công Án! Khi chúng ta KHÔNG BIẾT chúng ta là AI???

Phương tiện không phải là CỨU CÁNH! TỰ GIÁC mới là CỨU CÁNH.
Reply
Bạn Vô Minh,

Cám ơn bạn đã ghé thăm.

LTP đề nghị bạn đặt những câu hỏi trên trong thread khác để các bạn khác cùng trao đổi với bạn.  Như vậy, bạn sẽ có hứng thú hơn rất nhiều.

LTP còn trong lớp Mẫu giáo không biết gì, nên bạn sẽ bị cụt hứng. LTP tự nhận mình đang HỌC đấy thôi?

Thân chúc bạn thân tâm thường an lạc.

Mến,
LTP  Cheer
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(X) (64) Tiếng Rống Con Sư Tử

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe pháp. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe pháp.

3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này các Tỷ kheo , Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, như vậy là Như Lai lực của Như Lai.... chuyển bánh xe pháp.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... và chuyển bánh xe pháp.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời... Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... và chuyển bánh xe pháp.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh... Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... và chuyển bánh xe pháp.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển bánh xe pháp.

Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực này của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe chánh pháp.

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.

9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.

10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về thiền, về giải thoát, về định, này các Tỷ-kheo; tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của thành tựu về Thiền, về giải thoát, về định; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định.

11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về nhớ đến các đời sống quá khứ, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai, về nhớ đến các đời sống quá khứ; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về nhớ đến các đời sống quá khứ.

12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của các chúng sanh, này các Tỷ-kheo, tùy theo, tùy theo như thật trí hiểu biết của Như Lai về sự sanh diệt của các chúng sanh; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của các chúng sanh.

13. Ở đây, này các Tỷ-kheo nếu có những người khác đến hỏi Như Lai các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc; hiểu biết của Như Lai về sự đoạn diệt các lậu hoặc; tùy theo như vậy, tùy theo như vậy, Như Lai trả lời các câu hỏi liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc.

14. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí này, về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của những thành đạt về Thiền, về giải thoát, về định, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí, nhớ đến các đời sống quá khứ, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không thiền định. Liên hệ đến như thật trí về sự sanh diệt của chúng sanh, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định. Ở đây, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến như thật trí về sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta tuyên bố rằng trí ấy chỉ có đối với người có Thiền định, không phải với người không có thiền định . Như vậy, này các Tỷ-kheo, định là chánh đạo, không định là tà đạo.
 

------------

VII. Phẩm Chư Thiên

(I) (65) Vị Bất Lai

1. - Do không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là sáu?

2. Bất tín, không tàm, không quý, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. Do không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng được quả Bất lai.

3. Do đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng được quả Bất lai. Thế nào là sáu?

4. Bất tín, không tàm, không quý, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận sáu pháp này, có thể chứng được quả Bất lai.
Reply