VietBest
Bài học từ Giải Nobel 2015 - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Khoa Học (https://vietbestforum.com/forum-58.html)
+--- Thread: Bài học từ Giải Nobel 2015 (/thread-6523.html)



Bài học từ Giải Nobel 2015 - Sunnata - 2018-05-23

Những bài học từ Giải Nobel 2015

GIẢI NOBEL HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ NĂM 2015


[Image: nobel-prize-2015-winners.jpg?w=600&h=304]


Giải Nobel Hóa học 2015:

1. Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:

“Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã vinh danh 3 nhà khoa học: giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển,) Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).

Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền. “Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của một tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới.” CNN dẫn lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển”.

2. Bình luận: Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế để giúp các tế bào tạo ra hàng vạn loại Protein trong cơ thể con người. Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900 thì các kỹ sư phải cần đến 3 xe oto tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này. Cơ chế sản xuất ra một Protein lại rất phức tạp: Một đoạn thang xoắn của DNA được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger- một đoạn thang đơn đặc biệt) tiếp hợp với đoạn vừa tách ra này để copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các RIBOXOM nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy DNA là “bản thiết kế gốc” được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt, vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một Chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của Bản thiết kế gốc đó.

Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của DNA. Ngoài ra DNA còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Bản thân cơ chế hoạt động của DNA trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời” mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời” mới biết được.

3. Bạn có thể nghĩ rằng ” những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua “chọn lọc tự nhiên” chăng ? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”…của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu…cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?

Giải Nobel Vật lý 2015

4. Liên quan đến TOE và Định lý bất toàn của Kurt Goedel, xin lại đưa tin về Giải Nobel Vật lý 2015 như sau:

“Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý 2015 cho Takaai Kajita và Arthur B. McDonald với công trình nghiên cứu về hạt neutrino, chứng tỏ hạt này có khối lượng”, người đại diện trao giải Nobel nói trong đoạn video.

Theo Guardian, hạt neutrino không mang điện tích, từ lâu được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Tuy nhiên, giáo sư Kajita ở đại học Tokyo và McDonal ở đại học Queen, đã chứng minh điều ngược lại.

Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm thấy dấu vết của hạt. Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển Trái Đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ Mặt Trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng.

“Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.

Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (The Standard Model) – thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất – được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.


[Image: 2000.jpg?w=338&h=203]
Khám phá về sự dao động của neutrino đã giải quyết một bí mật về khả năng mặt trời tiếp tục sưởi ấm cho trái đất. ảnh của Nasa/SDO/REX/Rex


Neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng bằng khoảng 1 phần triệu khối lượng của electron. Vì số lượng vô cùng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được”.

Bình luận: Mô hình chuẩn từ trước tới nay đã giải thích rất tốt các hiện tượng trong Vật lý hạt, với điều kiện là hạt neutrino phải không có khối lượng. Nay hạt neutrino được phát hiện có khối lượng (dù rất nhỏ), vậy Mô hình chuẩn phải được thay thế bằng một mô hình khác tốt hơn. Chúng ta hãy chờ xem đó là mô hình gì. Khoa học là cuốn sách không có trang cuối cùng.


Tiến sĩ Phạm Chí Thành
viethungpham.com