VietBest
Tạp ghi - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html)



RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-09

(2022-03-08, 11:50 AM)Vân Nương Wrote: Cái vụ mà trong câu mình bold đậm đó chắc chỉ có các vị chân tu, thật đắc đạo mới nghĩ tới quá! Người bình thường, thậm chí những vị sư mới tu, còn rất là..phàm nhân thì làm sao nghĩ tới chuyện đó....Thí dzụ nè...Hồi lúc Lan còn ở dưới Quê bên VN Lan có thấy mấy nhà sư cũng đi làm ruộng, đắp đê, cuốc cỏ trồng rau như người bình thường vậy thôi...Sư không làm thì làm sao có đủ ăn quanh năm và đôi khi nhà Chùa còn phải đem số lúa gạo do sư làm ra để cứu giúp những ai cần giúp khi lâm cảnh hoạn nạn nữa đó anh abc.....Lan còn nghĩ tới vụ mỗi một nhánh cây hay cọng cỏ, cọng rau dù chúng không có máu hay thịt như các động vật và loài người nhưng chúng cũng có sinh mạng vậy......nên khi mình nhổ chúng lên cũng có nghĩa là mình đã tước đi một sinh mạng rồi, nhưng biết làm sao hơn...khi luật tuần hoàn của nhân thế phải thế và mình chỉ biết làm thế mà thôi!

có nhiều vấn đề nêu ra hai ba hôm nay, từ khi bạn Lan mở hàng  Grinning-face-with-smiling-eyes4

mỗi vấn đề tuỳ theo hệ qui chiếu , cái góc nhìn , và nói chung chung theo tổng thể hay nói một cách rốt ráo - cho tới nơi tới chốn .... thì nói cả đời , mấy ngàn năm nay đã tốn biết bao giấy mực , bàn phím , ....

vậy tóm lại

- ý dẫn đầu các pháp
- vô minh nên duyên ra hành
- khi người học trò đã sẳn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện


giờ bàn với bạn chút

- các vị đắc đạo thì tâm họ gọi là tâm vô ký , nếu mình không nuôi dưỡng lòng từ bi thì tới chừng nào mới đắc đạo ... "nếu mình không làm được chuyện lớn thì làm chuyện nhỏ với cái tâm lớn " mẹ Teresa nói vậy . Mình vì muốn ăn ngon mặc đẹp nên mới bương chãi , chọt cái giá vô đất thì có nhằm gì , mình đem máy cày mình ủi cho nó lẹ , thuốc trừ sâu rải tưới hột sen ... miễn sao cho vụ mùa bội thu ... 

- những vị sư mới tu thì cũng như mình cũng còn tham sân si 

- mấy nhà sư đi làm ruộng, đắp đê, cuốc cỏ trồng rau như người bình thường thì tuỳ ... cái này phải bàn giới luật của tăng sĩ hệ phái nào .... và nhiều góc cạnh khác nữa ... các vị này có phạm giới không , giới còn phù hợp không , chuẩn mực đạo đức thay đổi môi trường sống thay đổi ... làm vậy có trái đạo đức xã hội định ra không và có theo quy luật nhân quả nghiệp báo không .... đi tu để làm ruộng hay để làm gì khác ... vv và vvv

- rau cỏ có sinh mạng hay không so sánh với động vật cấp thấp và cấp cao thì cũng còn tuỳ ... nhưng cọng rau bị chặt đứt nó có đau như con gà bị cắt cổ không , và con gà bị cắt cổ nó có biết và có oán giận người giết nó giống như người bị tử hình không ..... một ông tổng thống bị ám sát thì ảnh hưởng của sự việc đó có phải trăm ngàn lần hơn cái anh phó thường dân bị xe đụng chết không

- "khi luật tuần hoàn của nhân thế phải thế và mình chỉ biết làm thế mà thôi! "  --- mình thèm tiết canh nên đi cắt cổ con gà và mở tủ lạnh ra ăn chút gì đủ để nuôi mạng và không để cơ thể quá suy nhược sinh ra bệnh hoạn thì hai hành động cũng không trái với luật tuần hoàn ... tuỳ mình chọn thôi

bạn Lan thấy sao ?

bạn nào muốn bàn gì thì mình bàn tiếp


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-09

(2022-03-09, 03:23 PM)Vo Minh Wrote: TU vì cái gì???

Chắc chắn không phải TU vì muốn Giác Ngộ con số "0"???

chào bạn Vo Minh

bạn khoẻ không ? lâu lâu gặp lại thấy bạn vẫn như xưa


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-03-09

(2022-03-09, 03:44 PM)abc Wrote: có nhiều vấn đề nêu ra hai ba hôm nay, từ khi bạn Lan mở hàng  Grinning-face-with-smiling-eyes4

mỗi vấn đề tuỳ theo hệ qui chiếu , cái góc nhìn , và nói chung chung theo tổng thể hay nói một cách rốt ráo - cho tới nơi tới chốn .... thì nói cả đời , mấy ngàn năm nay đã tốn biết bao giấy mực , bàn phím , ....

vậy tóm lại

- ý dẫn đầu các pháp
- vô minh nên duyên ra hành
- khi người học trò đã sẳn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện


giờ bàn với bạn chút

- các vị đắc đạo thì tâm họ gọi là tâm vô ký , nếu mình không nuôi dưỡng lòng từ bi thì tới chừng nào mới đắc đạo ... "nếu mình không làm được chuyện lớn thì làm chuyện nhỏ với cái tâm lớn " mẹ Teresa nói vậy . Mình vì muốn ăn ngon mặc đẹp nên mới bương chãi , chọt cái giá vô đất thì có nhằm gì , mình đem máy cày mình ủi cho nó lẹ , thuốc trừ sâu rải tưới hột sen ... miễn sao cho vụ mùa bội thu ... 

- những vị sư mới tu thì cũng như mình cũng còn tham sân si 

- mấy nhà sư đi làm ruộng, đắp đê, cuốc cỏ trồng rau như người bình thường thì tuỳ ... cái này phải bàn giới luật của tăng sĩ hệ phái nào .... và nhiều góc cạnh khác nữa ... các vị này có phạm giới không , giới còn phù hợp không , chuẩn mực đạo đức thay đổi môi trường sống thay đổi ... làm vậy có trái đạo đức xã hội định ra không và có theo quy luật nhân quả nghiệp báo không .... đi tu để làm ruộng hay để làm gì khác ... vv và vvv

- rau cỏ có sinh mạng hay không so sánh với động vật cấp thấp và cấp cao thì cũng còn tuỳ ... nhưng cọng rau bị chặt đứt nó có đau như con gà bị cắt cổ không , và con gà bị cắt cổ nó có biết và có oán giận người giết nó giống như người bị tử hình không ..... một ông tổng thống bị ám sát thì ảnh hưởng của sự việc đó có phải trăm ngàn lần hơn cái anh phó thường dân bị xe đụng chết không

- "khi luật tuần hoàn của nhân thế phải thế và mình chỉ biết làm thế mà thôi! "  --- mình thèm tiết canh nên đi cắt cổ con gà và mở tủ lạnh ra ăn chút gì đủ để nuôi mạng và không để cơ thể quá suy nhược sinh ra bệnh hoạn thì hai hành động cũng không trái với luật tuần hoàn ... tuỳ mình chọn thôi

bạn Lan thấy sao ?

bạn nào muốn bàn gì thì mình bàn tiếp

Lan không dám bàn cãi nhiều thêm nữa đâu....Lan chỉ muốn nói thêm một lần nữa là dù là cọng cỏ hay nhánh rau chúng cũng có sinh mạng đó anh....Chúng chỉ khác biệt với loài người và loài vật là không biết rên la, không chảy máu rơi lệ thôi.....Nhưng chúng vẫn phải lìa bỏ cái cuộc sống của chúng để làm thức ăn cho loài người và loài vật....mà khi mình muốn ăn chúng là mình đã "nhẫn tâm' tách chúng ra khỏi cuộc sống rồi, đó cũng là sát sinh thôi!😜😁


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-09

(2022-03-09, 04:36 PM)TTTT Wrote: Lan không dám bàn cãi nhiều thêm nữa đâu....Lan chỉ muốn nói thêm một lần nữa là dù là cọng cỏ hay nhánh rau chúng cũng có sinh mạng đó anh....Chúng chỉ khác biệt với loài người và loài vật là không biết rên la, không chảy máu rơi lệ thôi.....Nhưng chúng vẫn phải lìa bỏ cái cuộc sống của chúng để làm thức ăn cho loài người và loài vật....mà khi mình muốn ăn chúng là mình đã "nhẫn tâm' tách chúng ra khỏi cuộc sống rồi, đó cũng là sát sinh thôi!😜😁

bạn Lan,

có cái gọi là hữu tình và vô tình


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-03-09

(2022-03-09, 07:23 PM)abc Wrote: bạn Lan,

có cái gọi là hữu tình và vô tình

Hai chữ hữu tình, vô tình này phải tùy trường hợp xử dụng thì Lan mới hiểu, còn anh nói khơi khơi như vậy, Lan không biết ý anh muốn nói gì đâu! Shy


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-03-09

(2022-03-08, 11:11 AM)abc Wrote: Tà Tư Duy

Toàn bộ sanh tử đi ra từ 3 cái Tà tư duy:
  1. Dục tư duythích tùm lum trong các Dục.
  2. Sân tư duybất mãn trong các Dục.
  3. Hại tư duy là có lòng tấn công, nhiễu hại, phá hoại, tiêu hủy, xóa sổ đối với người hay vật. Nhiều khi mình giận quá một là mình tấn công người trước mặt; còn không mình bực quá mình đập phá đồ đạc. Thay vì mình trút lên cái kia không được mình trút qua một cái khác.
Một tỳ kheo rốt ráo không có đào đất, đốn cây, nhổ cỏ là như vậy đó. Dĩ nhiên đó là vật vô tri, nhưng anh phải làm sao đó anh mới có cái nhẫn tâm để làm cái chuyện đó.

Các vị nói xài chữ "nhẫn tâm" nghe nặng quá nhưng mà đó là sự thật.

Nếu mà quí vị tu tập Từ Bi Hỷ Xả và Chánh niệm rốt ráo thì các vị thấy cái chuyện mà đào đất, đốt lửa, đốn cây nó cần có một chút nhẫn tâm ở trong đó. Dĩ nhiên người không có tu tập ngồi bàn suông thì mình không có thấy. "Ủa cái đó có gì đâu mà nhẫn tâm?"

Khi các vị có lòng đại Bi với chúng sinh các vị có đành lòng chọt cái giá vô đất không?

Trúng cái con gì ở dưới các vị biết không?

SGN

Thanks-sign-smiley-emoticon


RE: Tạp ghi - anattā - 2022-03-09

Hello chủ thread và các bạn,

Hồi sáng có ghé vào đây và đọc câu tự hỏi của Vo Minh về Tự nhiên, Thiện, và Ác. Định nói vài lời nhưng bận việc rồi không có nói. Giờ vào thì thấy post đó đã được xoá. Tôi nghĩ có lẽ đó là suy nghĩ tự vấn thật sự của Vo Minh.

Tôi góp lời thế này.

Trước hết, bạn Vo Minh cần trình bày theo Vo Minh ý nghĩa chữ Tự Nhiên hay lẽ Tự Nhiên là gì, như thế nào? Biết được ý nghĩa của chữ Tự Nhiên đó ra sao thì mới có thể biết là làm thiện hay không cần làm thiện... hoặc ngược lại.

Xin nói thêm, đức Phật khuyên dạy làm thiện tránh ác chứ không có dạy sống theo cách nào đó mang tên là "tự nhiên".


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-14

· 
TRẠCH PHÁP GIÁC CHI 
 Trạch pháp ở đây là sao?
Trong từng giây phút mình chánh niệm, hít thở vào ra biết rõ, đi đứng nằm ngồi biết rõ.
 Trong giây phút đó, mình đồng thời biết thêm chuyện nữa:
 Tâm tham đang có mặt, tâm sân đang có mặt, mình biết cái này có hại, cái này có lợi, cái này là thiện pháp, cái này là bất thiện pháp, biết rõ. Biết, biết. biết cái này cần phát triển, cái này cần loại trừ. Cái biết đó được gọi là Trạch pháp giác chi. 
Giờ các vị bắt đầu thấy nó quan trọng rồi đó.

-Thất giác chi đầu tiên vô là tỉnh thức, biết mình trước cái đã.
-Thứ hai là biết phân biệt, Vijjaya = Biết phân biệt cái này thiện, cái này bất thiện, cái này phải loại trừ liền, cái này là bủn xỉn nè, cái này là ganh tỵ nè. Cái này là tham thích, cái này là bất mãn, 

Phải có cái trí. Trí ở đâu nó ra?
Trí do 3 nguồn: văn, tư, tu.
-Văn, đầu tiên là phải do học giáo lý, chứ còn không chịu học giáo lý khó lắm. Bởi vì tôi đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều Phật tử, khi không học giáo lý lúc tu tập không biết cái gì thiện cái gì bất thiện, họ không biết. 
Thí dụ, trời nóng mình khó chịu họ hiểu là chuyện đương nhiên.
 Trong kinh nói, không, cái khó chịu, bực bội đó là tâm sân. Họ chỉ hiểu chữ Sân là hờn giận, căm ghét, nóng nảy, ý hướng bạo hành, bạo lực, bạo động,… họ mới gọi đó là sân. Nhưng trong giáo lý mình đâu định nghĩa kỳ cục vậy. 
Sân đó là sân thô rồi, cái mà mình hiểu đó là sân thô.
Còn sân tế, ngay lúc mình nóng nực, khó chịu, mình ăn ngon cắn nhầm lưỡi đó là tâm sân, mình cắn nhầm ớt khó chịu đó là sân, mình đang ăn ngon lành mà nghe cái đùng giật mình đó là sân,…. Sợ cũng là sân, giận cũng là sân, bất mãn, khó chịu… cũng là sân. Phải học mới biết.
Rồi cái Ganh tỵ, bủn xỉn mình không học mình không biết.
Có người họ không học họ thắc mắc chỗ này: Của tôi thì tôi phải giữ lại tôi xài mắc gì tôi cho, cái đó sao gọi là bỏn xẻn được. Nhưng người có học họ biết, cái này là bỏn xẻn. Bởi vì, thí dụ mình đi tu thiền bên Miến Điện, hành lý mình đâu có nhiều, một cục xà bông tắm thôi, có một tuýp kem chống nắng bằng ngón chân cái vậy đó, rồi cái gì cũng chút chút, thuốc cảm thì mình đem theo một hộp đủ xài, bàn chải đem theo chừng vỉ thôi, đâu đem theo nhiều, cái gì cũng chút chút, bây giờ mình qua tới nơi bạn tu của mình bị, mình tính đem ra mình cho, nhưng mình nghĩ bụng “mình cho mốt lấy gì xài?!”. Họ nghĩ suy nghĩ đó là hợp lý, suy nghĩ đó là đúng. 
Giờ hỏi 7 tỷ người trên thế giới suy nghĩ đó đúng không? Mình đi mình không đem theo nhiều, mình đem theo có tý à, rồi giờ mình đem cho người khác, mình lấy gì mình xài. Suy nghĩ đó quá hợp lý đúng không? Nhưng người hành giả có trí, có trạch pháp họ biết, đây là bủn xỉn.
Bây giờ tôi giải thích tại sao lại bủn xỉn. Thử tưởng tượng đi, mình gặp người thân, người máu mủ hoặc người thương, mình quý, mình kính thì mình có toan tính nhiều vậy không? Mình có toan tính là mình đem theo không bao nhiêu, mình phải giữ lại mình xài ? Không. Nhưng đặc biệt người kia họ không phải đối tượng mình thương kính mình mới bắt đầu toan tính.
 Lắt léo nó nằm ngay chỗ đó đó. Mà mình không biết đó là bủn xỉn. Thấy chưa?
Ganh tỵ.
Mình thấy cả trăm hành giả mà mỗi lần gặp bà kia mình không thích, vì bả trẻ hơn mình, bả đẹp hơn mình. Mà mình tự giải thích, cái đó không phải ganh tỵ, tại vì bả nói nhiều tôi khó chịu, bả có tánh hay khoe tôi khó chịu, bả hay la cà với mấy hành giả khác tôi khó chịu, bả có vẻ thân mật thiền sư tôi khó chịu, tôi khó chịu vì bả không có nết. Tôi đâu phải ganh tỵ đâu? Tại tôi ghét cái nét xấu của bả. Thật ra đó là ganh tỵ. Bởi vì, chỉ cần bả già chút, bả xấu chút, bả mập chút bả ốm chút, bả đen chút, bả nghèo chút là mình đâu có khó chịu, mà tại vì đằng này, bả đẹp tí, bả trẻ hơn mình một tí, hình như có vẻ hơi có tiền tí, bả ăn nói hơi dễ thương tí, bả hơi được lòng người chung quanh tí, mình thấy thiền sư hơi chú ý bả tí, mấy cái tí tí tí đó làm mình khó chịu. Mà mình không có ngờ đó là ganh tỵ mà mình cứ nói là tôi ghét nét xấu củ bả.

Cho nên, Trạch pháp giác chi là sao?
- Là biết rất rõ, cái gì thiện bất thiện, biết cái gì là ái, là từ tâm, người không học không biết cái đó.
-Trạch pháp nó không có. Mình không phân biệt được lúc nào là từ tâm lúc nào là tham ái. Có nhiều người mình nhìn họ mình thương liền, nhưng người có trí tuệ họ biết thương này là tham ái hay là từ tâm. Nó khác nhau.

-Từ tâm là sao? 
Từ tâm là trong sáng, nhẹ nhàng, không câu móc. Thí dụ mình gặp ai cũng thoải mái thanh thản, nhưng gặp mặt thì mình mát mẻ mình không có lòng hờn giận căm ghét ai, thấy người ta vui vẻ, khỏe mạnh, tu tập tiến bộ mình mong người ta được vậy hoài không mất. 
Sau khi chia tay rồi, 

-Trong sáng là sao ? là mình không có gợn đục của tình cảm riêng tư. 

-Nhẹ nhàng có nghĩa là sao ? Có nghĩa là họ không là gánh nặng trong lòng mình, họ được như mình muốn thì mình vui, mình tùy hỷ, còn họ không được thì thôi, mình không lấy làm nặng lòng. 

-Còn câu móc là sao ? Là có cái gì riêng tư, móc riêng trong đó. Đó là Từ tâm.

-Ái là sao ? Ái là cũng thích, cũng thương mà nó nặng lắm quý vị. Mình thương người ta mình muốn sở hữu, muốn sống gần người ta, khi người ta không được như mình nghĩ mình nặng nề. Và cái thương đó gắn liền quyền lợi, cảm xúc của mình.
Tôi ví dụ chuyện đơn giản thôi. -Tôi vào trong thiền viện, có 2 cô một cô tôi đối xử bằng tâm từ, thấy cổ biết tu hành, thấy xa quê, tu nữ cũng nghèo, tội nghiệp, hoặc Phật tử đi, tóc tai đầy đủ, mình thấy tội nghiệp. Thấy không biết gì hết trơn tội nghiệp, thấy giúp được gì tôi giúp. Sau khi hết thấy mặt cổ rồi tôi về phòng tôi quên mất tiêu, tôi lo chuyện của tôi. Rồi mai chiều hôm sớm tình cờ gặp nhau ở đâu tôi giúp được gì tôi giúp, trở về tôi quên mất tiêu là từ tâm.

-Còn ái, nghe nè, ái nè. Tôi gặp bả tôi khoái. Tại sao tôi khoái ? Tôi khoái ánh mắt của bả, tôi khoái nụ cười, giọng nói, cái dáng, cái bóng sắc, sắc vóc của bả. Tôi mong được gặp nữa, khi không gặp tôi hơi nhớ nhớ. Và mai này tôi thấy bả thân người khác tôi khó chịu, nói nôm na là tôi ghen. Và bả trở thành gánh nặng trong lòng tôi. Trong khi, nếu tôi thương bả bằng lòng từ thì nó nhẹ lắm. Gặp, cần thì giúp, không cần thì thôi. Khi bả khuất mắt là lòng tôi cực kỳ thanh thản nhẹ nhàng. Đó là từ đó. Còn ái là thích nhưng muốn ở gần người ta, muốn sở hữu người ta, muốn người ta thích trở lại mình, mình muốn người ta đừng nghĩ tới ai. ..

-Trạch pháp, đó là Trạch pháp giác chi. Nhớ nha. Và biết rõ, cái này có hại cho chuyện tu tập của mình, cái này có hại cho chánh niệm của mình, cái này có hại cho định của mình, cái này có hại cho tuệ của mình, cái này có hại cho niềm tin của mình, cái này có hại cho sự tinh tấn của mình, cái này có hại cho tàm quý của mình. Biết rõ như vậy là Trạch pháp giác chi.

Trích bài giảng Kinh Ngọn Lửa 
***Sư Toại Khanh ***


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-03-14

Bài Trạch Pháp này hay quá.

Cheer


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-14

(2022-03-14, 12:10 PM)LeThanhPhong Wrote: Bài Trạch Pháp này hay quá.

Cheer

ban. LTP.

có những cái "lắt léo" mà bình thường mình không nghĩ tới và cho là chuyện nhỏ


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-03-14

(2022-03-14, 05:26 PM)abc Wrote: ban. LTP.

có những cái "lắt léo" mà bình thường mình không nghĩ tới và cho là chuyện nhỏ

Đúng thế. Nhờ bài giảng của Sư Giác Đẳng, LTP mới hiểu 10 kiết sử cột chặt chúng sanh trong vòng luân hồi vững chắc như thế nào.


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-15






RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-18

BỚT THAM và BIẾT ĐỦ.!
Sư phụ hỏi: “Nếu muốn đun ấm nước nhưng phát hiện củi không đủ, con sẽ làm thế nào?”
Một đệ tử nói: “Con sẽ đi tìm”.
Một đệ tử đáp: “Con đi mượn tạm cho nhanh”.
Một đệ tử khác nói: “Là con, con sẽ đi mua”.
Sư phụ mỉm cười hỏi: “Thế sao các con không đổ bớt nước đi?”.
Nếu bạn đang mệt mỏi, nghĩa là tham vọng đã nhiều hơn khả năng, nước nhiều..... hơn củi.
Để Hạnh phúc, hoặc là phải đi kiếm củi nhiều hơn, hoặc là đổ bớt nước.
Kiếm củi chưa chắc sẽ có, nhưng nước thì chắc chắn có thể tự đổ bớt được.

HẠNH PHÚC chính là BỚT THAM & BIẾT ĐỦ


lụm 


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-03-18

Bớt tham thì bớt nước, nhưng bớt rồi uống không đủ thì làm sao hả sư phụ? Suytu


RE: Tạp ghi - abc - 2022-03-18

(2022-03-18, 03:48 PM)TTTT Wrote: Bớt tham thì bớt nước, nhưng bớt rồi uống không đủ thì làm sao hả sư phụ? Suytu

uống không đủ thì đun tiếp mà uống , cái quan trọng là biết đủ , đa số mình đã đủ mà vẫn cảm thấy thiếu